You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN THOÁNG KHÍ ĐẾN


QUÁ TRÌNH Ủ COMPOST TỪ HAI LOẠI CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI VÀ BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM SAU Ủ

Ngành : NÔNG HỌC


Khóa : 2016-2020
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THANH TÂM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019


ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN THOÁNG KHÍ ĐẾN
QUÁ TRÌNH Ủ COMPOST TỪ HAI LOẠI CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI VÀ BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM SAU Ủ

Tác giả

TRẦN THỊ THANH TÂM

Giảng viên hướng dẫn


TS. Nguyễn Thanh Bình

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019

i
MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................ii
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................... 1
Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1
Mục tiêu ............................................................................................................................ 2
Yêu cầu.............................................................................................................................. 2
Giới hạn đề tài ................................................................................................................... 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
1.1 Tổng quan về công nghệ ủ compost ................................................................... 3
1.1.1 Giới thiệu về compost .................................................................................. 3
1.1.2 Lịch sử phát triển.......................................................................................... 3
1.1.3 Tình hình sản xuất compost ở Việt Nam ..................................................... 3
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ compost .............................................. 4
1.1.4.1 Độ ẩm và độ thông thoáng: ................................................................... 4
1.1.4.2 Không khí (O2) ...................................................................................... 4
1.1.4.3 Nhiệt độ ................................................................................................. 5
1.1.4.4 Tỷ lệ C/N ............................................................................................... 5
1.1.4.5 Kích thước nguyên liệu ủ ........................................................................... 5
1.1.4.6 Nguyên liệu ................................................................................................ 6
1.1.4.7 Khái niệm chỉ số hoai mục ......................................................................... 6
1.2 Tổng quan về chất thải rắn trong chăn nuôi............................................................ 6
1.2.1 Sơ lược về chất thải rắn chăn nuôi ................................................................... 6
1.2.2 Các biện pháp xử lý .......................................................................................... 7
1.2.2.1 Phương pháp vật lý ..................................................................................... 7
1.2.2.2 Phương pháp Biogas.................................................................................. 7
1.2.2.3 Phương pháp ủ compost ............................................................................. 8
1.3 Tổng quan về nguồn nguyên liệu ............................................................................ 9
1.3.1 Phân gà .............................................................................................................. 9
1.3.2 Phân heo .......................................................................................................... 10
1.3.3 Mùn cưa và dăm gỗ......................................................................................... 10
ii
1.3.4 Vỏ trấu............................................................................................................. 11
Chƣơng 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................. 12
2.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................ 12
2.2. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................... 12
2.2.1 Nguyên liệu: ............................................................................................... 12
2.2.2 Vật liệu: ...................................................................................................... 12
2.2.3 Thiết bị: ........................................................................................................... 12
2.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 12
2.3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 12
2.3.1.1 Thí nghiệm 1: ........................................................................................... 12
2.3.1.2 Thí nghiệm 2: ........................................................................................... 14
2.3.1.3 Thí nghiệm 3: ........................................................................................... 14
2.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................. 16
2.3.2.1 Chỉ tiêu phân tích mẫu compost: ............................................................ 16
2.3.2.2 Chỉ tiêu về tỷ lệ nảy mầm: ................................................................... 16
2.3.2.3 Chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất: ..................................................... 16
2.3.2.4 Tình hình sâu bệnh hại chính: .................................................................. 16
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 17
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 19

iii
GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề
Nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực nghiên cứu đang được Nhà nước đặc biệt quan
tâm nhằm đảm bảo sự phát triển theo hướng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và bền vững.
Sử dụng phân bón hữu cơ chất lượng cao là nền tảng để phát triển nền nông nghiệp
bền vững đó, giúp cải thiện độ phì nhiêu đất đai, tăng năng suất cây trồng, tăng chất
lượng nông sản và đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường. Theo số liệu báo cáo tại
“Hội nghị phát triển phân bón hữu cơ” tháng 03 năm 2018, Việt Nam cần hơn 200
triệu tấn phân bón hữu cơ để làm nông nghiệp sạch trong khi tổng công suất từ các cơ
sở sản xuất phân bón hữu cơ trong nước mới chỉ đạt 2,5 triệu tấn/năm. Việt Nam có
nhiều thuận lợi về nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ. Cụ thể mỗi năm chúng ta
có 85 triệu tấn từ chất thải chăn nuôi, 60-70 triệu tấn phụ phẩm trồng trọt chưa kể một
số lượng lớn các nguồn chất thải hữu cơ khác từ than bùn, nông sản sau thu hoạch bị
loại bỏ trong quá trình chế biến từ các làng nghề, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. [7]

Thị trường phân bón hữu cơ ở Việt Nam đa dạng với nhiều loại nhãn mác khác
nhau, tuy nhiên các thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào, thông tin về qui trình sản
xuất, các tiêu chuẩn về chất lượng chưa được thể hiện rõ [1]. Mặc dù hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng về phân bón nói chung và phân hữu cơ nói riêng đã được xây dựng
từ những năm 90 của thế kỷ trước, gần đây là Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản
lý phân bón, nhìn chung, chất lượng phân bón hữu cơ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế.

Phân bón hữu cơ được sản xuất theo hai phương thức là ủ truyền thống và sản
xuất công nghiệp. Phương thức ủ truyền thống chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu là
chất thải hay các phế phụ phẩm nông nghiệp tại nông hộ. Phương thức này khó đạt
được tiêu chuẩn chất lượng do người nông dân khó kiểm soát được diễn biến phát sinh
trong quá trình lên men của khối ủ. Dẫn đến thời gian ủ có thể kéo dài, phát sinh mùi
hôi ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm. Việc lựa chọn một công nghệ ủ
đảm bảo tính đơn giản dễ áp dụng với chi phí đầu tư không lớn, thuận tiện trong việc
vận hành hệ thống, giảm công đảo trộn và chi phí tổn hao nhiên liệu là cần thiết [2].

1
Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của điều kiện thoáng khí đến quá
trình ủ compost từ hai loại chất thải chăn nuôi và bước đầu đánh giá chất lượng sản
phẩm sau ủ” được đề xuất thực hiện.

Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là nhằm i) xác định điều kiện thoáng khí phù hợp cho các
công thức phối trộn nguyên liệu ủ và ii) đánh giá sơ bộ chất lượng phân bón sau ủ.

Yêu cầu
Bố trí một (01) thí nghiệm ủ compost qui mô pilot và hai (02) phép thử đánh giá
chất lượng phân bón sau ủ.

Thí nghiệm 1: yêu cầu theo dõi, thu thập các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học của
compost trước, trong và sau khi ủ. Thí nghiệm 2: yêu cầu tính tỷ lệ nảy mầm của hạt
cải trên đĩa petri có dịch trích từ compost với thời gian ủ và nồng độ pha loãng khác
nhau. Thí nghiệm 3: yêu cầu bố trí thí nghiệm nhà trồng cây trong nhà lưới, theo dõi
các tiêu sinh trưởng và cân khối lượng tươi sau thu hoạch. Theo dõi và ghi nhận tình
hình sâu bệnh hại trong quá trình thí nghiệm.

Số liệu được phân tích và xử lý thống kê.

Giới hạn đề tài


Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08/2019 đến tháng 11/2019. Nghiên cứu
chỉ áp dụng trên hai loại chất thải chăn nuôi phổ biến: phân gà và phân heo. Đánh giá
chất lượng phân compost sau ủ chưa áp dụng trên qui mô đồng ruộng.

2
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Tổng quan về công nghệ ủ compost
1.1.1 Giới thiệu về compost
Ủ compost được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất thải hữu
cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm soát của con
người, sản phẩm giống như mùn được gọi là compost. Quá trình diễn ra chủ yếu giống
như phân hủy trong tự nhiên, nhưng được tăng cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các
điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật [3].
1.1.2 Lịch sử phát triển
Lịch sử quá trình ủ compost đã có từ rất lâu, ngay từ khi khai sinh của nông
nghiệp hàng nghìn năm trước Công nguyên, ghi nhận tại Ai Cập từ 3.000 năm trước
Công nguyên như là một quá trình xử lý chất thải nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
Người Trung Quốc đã ủ chất thải từ cách đây 4.000 năm, người Nhật đã sử dụng
compost làm phân bón trong nông nghiệp từ nhiều thế kỷ.
Tuy nhiên đến năm 1943, quá trình ủ compost mới được nghiên cứu một cách
khoa học và báo cáo bởi Giáo sư người Anh, Sir Albert Howard thực hiện tại Ấn Độ.
Đến nay đã có nhiều tài liệu viết về quá trình ủ compost và nhiều mô hình công nghệ ủ
compost quy mô lớn được phát triển trên thế giới [4, 5].
Ngày nay, ủ compost là một trong những phương pháp được ứng dụng để tái
chế/xử lý nguồn chất thải hữu cơ bao gồm nhiều công đoạn, các quy trình được giám
sát chặt chẽ với các thông số đầu vào được kiểm tra như nhiệt độ, ẩm độ, không khí,
carbon và nitơ… Phương pháp ủ compost được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
theo trạng thái ủ compost (tĩnh hay động), theo phương pháp thông khí (thổi khí cưỡng
bức hay thông khí tự nhiên), theo cấu tạo của hệ thống (kín hay mở, kiểu ngang hay
quay)… trong đó, mỗi phương pháp ủ compost đều có một ưu, nhược điểm riêng.

1.1.3 Tình hình sản xuất compost ở Việt Nam


Ở Việt Nam, công nghệ ủ compost hiện đại được giới thiệu từ thập niên 80 của
thế kỷ 19 [6]. Điểm qua một số mô hình công nghệ quy mô lớn ở Việt Nam như : năm
3
2002, dự án xử lý rác sinh hoạt thành compost tại Cầu Diễn, Thành phố Hà Nội với
công suất thiết kế 2.000 tấn/ngày áp dụng công nghệ của Tây Ban Nha ; năm 2004, dự
án xử lý rác thải của công ty cổ phần đầu tư – phát triển Tâm Sinh Nghĩa tại Thủy
Phương, Thành phố Huế áp dụng công nghệ Anh Sinh (ASC) ; Năm 2012, dự án sản
xuất phân bón compost tại Bình Dương xử lý chât thải rắn với công suất 420 tấn/ngày
áp dụng công nghệ của Phần Lan ; và gần đây năm 2018, dự án khu xử lý chất thải
Quang Trung tại Biên Hòa, Đồng Nai áp dụng công nghệ vi sinh học hiếu khí với dây
chuyền máy móc nhập khẩu từ Châu Âu… Nhìn chung, các cơ sở sản xuất theo
phương thức công nghiệp trong nước hiện nay đầu tư trang bị công nghệ sản xuất đơn
giản hơn, mức đầu tư thấp hơn so với các công nghệ của các cơ sở sản xuất phân bón
vô cơ với công suất tương đương (theo Báo cáo tại hội nghị Phát triển phân bón hữu
cơ ngày 9/3/2018) [7].

Xét ở qui mô sản xuất nhỏ hơn trong số các công nghệ ủ compost hiện đại, phương
pháp ủ hiếu khí giản lược được cho là phù hợp ở các quốc gia đang phát triển do có
nhiều ưu điểm như: ứng dụng công nghệ cao nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản dễ áp
dụng với chi phí đầu tư không lớn, thuận tiện trong việc vận hành hệ thống, giảm công
đảo trộn và chi phi phí tổn hao nhiên liệu [2].

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ compost

1.1.4.1 Độ ẩm và độ thông thoáng:


Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ nằm trong khoảng từ 50-60%. Quá trình phân hủy
sẽ ngừng lại khi độ ẩm xuống đến 15%. Tuy nhiên, khi độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng
đến sự sự thông thoáng, tức điều kiện hiếm khí làm ức chế các vi sinh vật hiếu khí [8].

1.1.4.2 Không khí (O2)


Oxy là nguyên tố rất quan trọng trong ủ compost. Thiếu oxy làm cho phân huỷ
chất hữu cơ chậm lại, sự phát nhiệt của đống ủ sẽ giảm xuống. Do đó điều kiện yếm
khí là điều không mong muốn trong ủ phân hữu cơ [9]. Trong môi trường ẩm độ quá
cao dễ tạo điều kiện yếm khí, làm giảm tốc độ phân huỷ chất hữu cơ, tạo ra nhiều hợp
chất hữu cơ trung gian có hại cho cây trồng. Ẩm độ cao dẫn đến các khoảng trống
trong đống ủ bị lắp đầy nước, làm giảm trao đổi khí, giảm cung cấp oxy, tăng tính giữ

4
nhiệt của đống ủ. Sự trao đổi hay khuếch tán không khí trong ủ phân hữu cơ bị ảnh
hưởng bởi hình dáng, kích thước của đống ủ. Thiết kế nơi ủ để tạo sự đối lưu tốt hoặc
sử dụng thêm hệ thống quạt để tăng sự đối lưu là yếu tố rất quan trọng. Sự thông
thoáng của đống ủ được đánh giá theo hàm lượng O 2. Có nhiều ý kiến khác nhau về
vấn đề này. Willson và cộng sự (1980) cho rằng hàm lượng oxy trong không khí đống
ủ đạt 5% là thoáng khí [10]. Trong khi đó Suler và Finstein (1977) (dẫn theo Blain
Metting, 1995) cho là 10% [9]. De Bertordi và cộng sự (1988) thấy rằng hoạt động của
vi sinh vật tối ưu nhất khi nồng độ oxy đạt 15-20% (dẫn theo Lê Hoàng Việt, 2004)
[11].

1.1.4.3 Nhiệt độ
Nhiệt sinh ra trong đống ủ là do hoạt động phân huỷ chất hữu cơ của vi sinh
vật. Sự gia tăng nhiệt trong đống ủ sẽ giúp chất hữu cơ nhanh hoai mục hơn. Tuy
nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao có thể làm vô hiệu quá hoạt động phân huỷ của một số
enzym do vi sinh vật tiết ra để xúc tác cho phản ứng phân huỷ chất hữu cơ (Atlas
vàBartha,1981). Nhiệt độ đống ủ cao chứng tỏ quá trình diễn ra tốt, có thể diệt được
các mầm bệnh trong phân. Thường nhiệt độ tăng 45-60°C trong đó 4-6 ngày. Nếu
nhiệt độ trên 70°C sẽ ức chế, thậm chí tiêu diệt các vi sinh vật có lợi. Nhiệt độ đống ủ
thấp là do các nguyên nhân như đống ủ quá nhiều nước, thiếu nitrogen, kích thước
đống ủ quá nhỏ không đủ oxy hoặc thông thoáng thấp [12].

1.1.4.4 Tỷ lệ C/N
Tỉ lệ C/N rất quan trọng, tỉ lệ này tốt nhất nằm trong khoảng 25-30/l để thúc
đẩy quá trình ủ. Theo Biddlestone và ctv (1978) nếu tỉ lệ C/N dưới 25/l thì lượng nitơ
sẽ bị thất thoát dưới dạng amoniac. Nếu tỉ lệ này cao hơn thì đòi hỏi phải có quá trình
oxi hóa carbon thừa và trải qua nhiều chu kỳ biến đổi để đạt được tỉ lệ C/N sau cùng là
10/1. [13]

1.1.4.5 Kích thƣớc nguyên liệu ủ


Kích thước nhỏ làm tăng độ bám của vi sinh vật và diện tích tiếp xúc, nhưng
cần lưu ý đến độ xốp của đống ủ [12].

5
1.1.4.6 Nguyên liệu
Những nguyên liệu ủ phân hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật do đó chúng chứa
nhiều dưỡng chất vi lượng và đa lượng thiết yếu cho cây trồng. Với một lượng đạm bổ
sung đáng kể, hầu hết những dinh dưỡng khoáng hiện diện trong phân hữu cơ sẽ được
duy trì trong suốt quá trình ủ nếu đống ủ được quản lý các điều kiện ủ tốt. Tuy nhiên,
có sự thay đổi đáng kể đối với lượng dưỡng chất trong phân hữu cơ do việc sử dụng
các nguồn nguyên liệu ủ khác nhau. Những loại phân hữu cơ được ủ từ những nguyên
liệu khác nhau sẽ có lượng dưỡng chất khác nhau (trích dẫn Lê Thị Thanh Chi, 2008).
[10].

1.1.4.7 Khái niệm chỉ số hoai mục


Chỉ số hoai mục là một tiêu chí chung dùng để đánh giá chất lượng các loại
Compost sau ủ. Thuật ngữ ổn định và hoai mục dùng để mô tả mức độ phân hủy các
hợp chất hữu cơ trong compost. Độ ổn định liên quan đến hoạt động của vi sinh vật,
trong khi độ hoai mục phản ánh chất lượng của compost dựa trên các khảo nghiệm
đồng ruộng [14].

1.2 Tổng quan về chất thải rắn trong chăn nuôi

1.2.1 Sơ lƣợc về chất thải rắn chăn nuôi


Chất thải chăn nuôi đặc biệt là phân và nước tiểu, ngay khi thải ra thì khả năng
gây ô nhiễm thấp, khả năng này chỉ tăng khi phân và nước tiểu bị để lâu trong môi
trường bên ngoài. Do đó để hạn chế khả năng gây ô nhiễm của chất thải cần phải quản
lý và xử lý chất thải chăn nuôi ngay từ lúc mới thải ra môi trường. Phân và nước tiểu
gia súc thải ra phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi chuồng trại chăn nuôi càng
sớm càng tốt để tránh vấy bẩn ra chuồng trại và gia súc, đồng thời tránh tạo mùi hôi
thối trong chuồng nuôi làm thu hút ruồi muỗi tới.

Việc thu gom và chuyển phân ra khỏi chuồng sớm cũng tạo thuận lợi cho việc
dọn rửa chuồng trại và từ đó có thể tiết kiệm điện nước. Tùy theo tình trạng của phân
và điều kiện chăn nuôi để có thể áp dụng kỹ thuật thu gom hoặc bằng cách hốt phân
rắn hay xịt rửa cho phân trôi theo dòng chảy vào những thời điểm nhất định trong
ngày. Việc thu gom vận chuyển chất thải có thể dùng nước bơm xịt, hay thùng chứa,
6
sọt, bao. Nơi lưu trữ phân phải là hố chứa, bể lắng, thùng đựng được đậy kín để xử lý.
Khu vực lưu trữ phân phải cách biệt với chuồng trại chăn nuôi để tránh ảnh hưởng đến
sức khỏe gia súc. Việc xử lý chất thải chăn nuôi lại càng quan trọng trong điều kiện
chăn nuôi chật hẹp nhất là khi khu vực chăn nuôi còn nằm trong khu dân cư cũng như
trong cùng một khuôn viên có con người sinh sống. Trong điều kiện này hệ thống xử
lý chất thải chăn nuôi phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có thiết bị
xử lý chất thải dạng rắn và lỏng ở công đoạn cuối cùng sau khi được thải vào môi
trường [13].

1.2.2 Các biện pháp xử lý

1.2.2.1 Phƣơng pháp vật lý


Các phương pháp vật lý thường được dùng để tách chất thải rắn ra khỏi chất
thải lỏng để xử lý theo các cách khác nhau. Chất thải rắn sau khi tách có thể được xử
lý bằng phương pháp ủ hay đốt trước khi làm phân bón. Đốt chất thải rắn, phương
pháp này có độ an toàn vệ sinh dịch bệnh cao nhất, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi
khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản chỉ cần đào một hố, lót rơm hay mùn cưa ở
dưới đáy. Sau đó để xác động vật, phân hay chất thải rắn khác lên, tiếp theo đậy lại
bằng gỗ rồi đổ nhiên liệu lên và đốt. Tuy nhiên phương pháp này gây ra ô nhiễm môi
trường không khí [13].

1.2.2.2 Phƣơng pháp Biogas

Theo thống kê của Trung tâm Hợp tác Công nghệ Môi trường, đến năm 2012 đã
có khoảng 500.000 hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình được lắp đặt, hầu hết có thể
tích nhỏ dưới 10 m3, số hầm biogas thương mại với thể tích từ 100 - 200 m3 chưa đến
100 hầm (Swedish Centec Vietnam, 2012) [15]

Là quá trình mà qua đó các chất hữu cơ như rơm rạ, phân người, phân gia súc,
rác thải, bùn, nước thải sinh hoạt và các chất lỏng hữu cơ,được phân hủy bởi một khối
lượng lớn các vi khuẩn khác nhau, có chức năng khác nhau trong điều kiện yếm khí.
Sự tạo thành khí sinh học là một quá trình lên men phức tạp xảy ra rất nhiều phản ứng
và cuối cùng tạo khí CH4, CO2 và một số chất khác. Quá trình này được thực hiện theo
nguyên tắc phân huỷ kỵ khí, dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí đã phân huỷ từ
7
những chất hữu cơ dạng phức tạp chuyển thành dạng đơn giản, một lượng đáng kể
chuyển thành khí và dạng chất hoà tan. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng hệ thống biogas
đòi hỏi phải đảm bảo nhiều yếu tố kỹ thuật mới vận hành hiệu quả như nhiệt độ, tỉ lệ
C/N, và kinh phí đầu tư ban đầu thường cao so với biện pháp ủ nên biện pháp này
chưa được phổ biến nhiều ở nông thôn Việt Nam.

1.2.2.3 Phƣơng pháp ủ compost


Một trong những phương pháp xử lý phân gia súc để bón ruộng là phương pháp
ủ phân. Phương pháp này vừa đơn giản vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Phân sau khi xử lý
sẽ bị hoai mục bón cho cây sẽ nhanh tốt và đặc biệt là phân gần như không còn mùi
hôi nhất là sau khi đã được ủ lâu. Cả chất rắn và chất thải rắn sau khi tách khỏi chất
thải lỏng đều có thể ủ. Phương pháp này dựa trên quá trình phân hủy các chất hữu cơ
có trong phân dưới tác dụng của vi sinh vật có trong phân. Tính chất và giá trị của
phân bón phụ thuộc vào quá trình ủ phân, phương pháp ủ và kiểu ủ. Xử lý chất thải
hữu cơ bằng phương pháp ủ nhằm cung cấp phân bón cho cây trồng, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm cho con người và hạn chế sự lây lan của một số bệnh hại nguy
hiểm. Phương pháp ủ phân có thể xử lý được một lượng phân lớn, có thể áp dụng với
chăn nuôi công nghiệp. Trong khi ủ phân, các vi sinh vật sẽ tiến hành phân hủy các
chất cellulose, glucose, protein, lipit có trong thành phần của phân chuồng. Trong khi
ủ có hai quá trình xảy ra đó là quá trình phá vỡ các hợp chất không chứa N và quá
trình khoáng hóa các hợp chất có chứa N. Chính do sự phân hủy này mà thành phần
phân chuồng thay đổi, có nhiều loại khí như H2, CH4, CO2, NH3 và hơi nước thoát ra
làm cho đống phân ngày càng giảm khối lượng.

Quá trình ủ phân gồm có 4 giai đoạn biến đổi:

- Giai đoạn phân tươi

- Giai đoạn phân hoai dang dở

- Giai đoạn phân hoai

- Giai đoạn phân chuyển sang dạng mùn

8
Khi ủ phân cần trộn thêm Super lân để giữ NH 3. Trong thực tiễn cũng có thể
dùng tro trấu độn với phân chuồng vì trong tro tro trấu có chứa SiO2 có khả năng giữ
NH3. Thông thường sự phân hủy hoàn toàn xảy ra trong thời gian từ 40-60 ngày. Để
tăng hiệu quả ủ phân và rút ngắn thời gian người ta có thể bổ sung các chất hữu cơ để
tăng cường hoạt động của vi sinh vật hoặc bổ sung trực tiếp các vi sinh vật khi ủ phân.
Quá trình ủ phân kích thích các vi sinh vật hoạt động làm nhiệt độ tăng đáng kể đạt
khoảng 45- 70°C sau 4- 5 ngày đầu vào thời điểm phân có độ axit với pH từ 4- 4,5. Ở
nhiệt độ và pH này các vi sinh vật gây bệnh hầu hết kém chịu nhiệt sẽ dễ dàng bị tiêu
diệt và các ký sinh trùng hay những hạt cỏ dại cũng bị phá hủy. Quá trình ủ còn làm
cho một lượng lớn hơi nước và khí CO2 thoát ra môi trường. Sự thoát khí nhiều hay ít
còn phụ thuộc vào diện tích đống ủ. Khi quá trình ủ kết thúc hợp chất hữu cơ bị phân
hủy, phân trở nên xốp, màu nâu sẫm không có mùi khó ngửi. Quá trình ủ phân có thể
được thực hiện trên quy mô công nghiệp tại các trại chăn nuôi lớn. Phân sau khi ủ có
thể được đóng gói bán ra thị trường. Ở quy mô gia đình phương pháp ủ phân vẫn được
sử dụng rộng rãi nhằm tận thu nguồn phân và rác hữu cơ có sẵn để làm phân bón trong
vườn [13].

1.3 Tổng quan về nguồn nguyên liệu

1.3.1 Phân gà
Tháng 3 năm 2018, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), số
lượng đàn gia cầm cả nước đạt 409 triệu con. Đến tháng 3 năm 2019 tăng 6,5% so với
cùng kì năm ngoái. Trung bình mỗi con gà sẽ thải ra 40kg/năm.

Các trại gà lớn đều có hợp đồng với các công ty sản xuất phân bón để bán khi
phân mới xử lý sơ bộ. Cách phổ thông là bên mua mang trấu, vi sinh khử mùi, khử
ruồi rắc dưới các chuồng gà mục đích cho phân dễ khô, bớt mùi để dễ vận chuyển. Sau
đó mang về tiếp tục xử lý bằng vi sinh vật (có đảo trộn) nhằm nhanh hoai. Tiếp tục
phối trộn với các nguyên liệu hữu cơ khác (chủ yếu than bùn) và bổ sung thêm đa,
trung, vi lượng thành hữu cơ sinh học hoặc thêm một lần vi sinh vật để thành hữu cơ vi
sinh. Thành phần một số dich dưỡng trong phân gà được liệt kê trong Bảng 2.1.

9
1.3.2 Phân heo
Tại các quốc gia chăn nuôi phát triển như Mỹ, ngành chăn nuôi heo vẫn gây ra
ô nhiễm nặng nề. Bang Bắc Caronina trở thành trung tâm nuôi heo nhiều nhất nước
này, khoảng 10 triệu con heo được nuôi tại các trang trại khổng lồ. Bên cạnh các trang
trại là các bể chứa phân heo, mỗi bể chứa là chục triệu mét khối hỗn hợp phân và nước
tiểu heo. Phân tràn ra được sử dụng cho các cánh đồng như một loại phân bón. Tuy
nhiên, phân tràn ra làm ảnh hưởng đến các gia đình lân cận

Năm 2019, tổng đàn heo nước ta là 28,5 triệu con, tăng 2,5% so với năm 2018
(Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn). Theo Lochr (1984), lượng phân thải
ra hàng ngày bằng 6-8% khối lượng cơ thể heo. Hill và Tollner (1982), lượng phân
thải ra trong một ngày đêm của heo có khối lượng dưới 10kg là 0,5 – 1kg, từ 15 –
40kg là 1 – 3kg phân, từ 45 – 100 kg là 3 – 5 kg (Lê Thanh Hải, 1997)[16]. Theo
Vincent Porphyre, Nguyễn Quế Côi, 2006, heo nái ngoại thải từ 0,94 đến 1,79
kg/ngày, heo thịt từ 0,6-1,0 kg/ngày tuỳ theo các mùa khác nhau. Như vậy lượng chất
thải rắn biến động rất lớn và còn phụ thuộc vào cả mùa vụ trong năm.[17]Thành phần
một số dich dưỡng trong phân gà được liệt kê trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của phân gà và phân heo

Thành phần Phân gà Phân heo

Ẩm độ (%) 27,76 75,05

Tổng N (%) 1,56 0,05

Tổng P (%) 1,58 0,38

Tổng K (%) 0,9 0,46

(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2013)

1.3.3 Mùn cƣa và dăm gỗ


Việt Nam là nước có ngành sản xuất, chế biến gỗ khá phát triển, theo đó hàng
năm cũng sẽ có một lượng lớn mùn cưa, dăm bào. Sản lượng lớn nhất, tập trung và chỉ

10
riêng đối với đồng bằng sông Cửu Long hằng năm lượng mùn cưa, dăm bào trên 2,5
triệu tấn. Những phế phẩm này hiện chưa được quan tâm, tận dụng để sử dụng.

1.3.4 Vỏ trấu

Năm 2011, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản
lượng gạo Việt Nam là 42 triệu tấn. Trong số đó, sản lượng trấu thu gom được khoảng
4-5 triệu tấn, phần còn lại không thu gom được bị thải ra ngoài môi trường.

Theo Nguyễn Bá Tuấn (2012) [19], trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ
dễ bay hơi cháy trong quá trình đốt và 25% còn lại chuyển thành tro. Chất hữu cơ chứa
chủ yếu là xellulose, ligin và hemi-xellulose, ngoài ra có thêm thành phần khác như
hợp chất chứa nitơ và vô cơ. Ligin chiếm khoảng 25 - 30% và xellulose chiếm khoảng
35 - 40%.

11
Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm


Thời gian thực hiện từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020.
Địa điểm thực hiện: Trại thực nghiệm Khoa Nông Học và phòng thí nghiệm Bộ
môn Nông hóa – Thổ nhưỡng, Khoa nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.

2.2. Vật liệu thí nghiệm

2.2.1 Nguyên liệu:


Phân gà, phân heo, bã mía, dăm gỗ. Phân gà, heo được cung cấp bởi Công ty
Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam. Bã mía, dăm gỗ và tro trấu lần lượt được thu thập từ
cơ sở ép nước mía, các xưởng gỗ và các xưởng máy gạo trong khu vực.

2.2.2 Vật liệu:


Thùng ủ gỗ ván ép có thể tích 94 dm3 (dài 41,5cm × rộng 43,5 cm × cao 52,0
cm), đĩa petri nhựa (đường kính Ø 10cm), khay nhựa trồng cây (dài 68 cm × rộng 43
cm × cao 16 cm), hạt giống cải ngọt (Brassica integrifolia).

2.2.3 Thiết bị:


Hệ thống thổi và dẫn khí; các sensor (đầu dò) đo nhiệt độ, thiết bị lưu trữ dữ
liệu.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

2.3.1.1 Thí nghiệm 1:


Mô tả: Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm 4
nghiệm thức và 2 lần lặp lại. Các nghiệm thức là sự kết hợp giữa 2 nguồn nguyên liệu
ủ (phân gà, phân heo) kết hợp với 2 phương thức ủ (truyền thống, cải tiến). Thời gian ủ

12
dự kiến: 40 ngày. Các nghiệm thức được ký hiệu lần lượt là NT1, NT2, NT3 và NT4,
với tỷ lệ phối trộn (theo thể tích) và phương thức ủ như sau:
- NT1 (ĐC1): 80% phân heo nái+20% vỏ trấu ủ theo phương thức truyền thống (PTTT)
- NT2 (ĐC2): 40% phân heo hậu bị+40% phân gà hậu bị+20% dăm gỗ ủ theo PTTT
- NT3: 80% phân heo nái+20% vỏ trấu ủ theo phương thức cải tiến (PTCT)
- NT4: 40% phân heo hậu bị +40% phân gà hậu bị+20% dăm gỗ ủ theo PTCT.
Đối với phương thức ủ truyền thống: Bổ sung thêm Urea (tỷ lệ 1% khối lượng), super
lân (3%), chế phẩm Trichoderma (0,5‰) tiến hành đảo trộn hỗn hợp 1 tuần 1 lần.
Đối với phương thức ủ cải tiến: Không bổ sung khoáng cũng như chế phẩm vi sinh,
không đảo trộn, thay vào đó, không khí được dẫn vào thùng ủ qua hai ống nhựa PCV
đục lỗ nối với máy thổi khí gắn ngoài. Dăm gỗ được sàng lọc và thu hồi vào cuối qui
trình ủ. Sơ đồ hệ thống cho phương thức ủ compost hiếu khí (phương thức cải tiến)
được mô tả trong Hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống ủ compost hiếu khí cải tiến. 1. Mặt trước thùng ủ; 2. Nắp
đậy; 3. Mặt đáy thùng ủ; 4. Ống dẫn khí PVC Ø 21mm; 5. Lỗ thoát nước; 6. Sensor
nhiệt độ; 7. Máy thổi khí; 8. Thiết bị lưu trữ dữ liệu.

Quy mô thí nghiệm:

- Tổng số thùng thí nghiệm: 4 × 2 = 8 thùng

- Thể tích thùng thí nghiệm: 94 dm3 (dài 41,5cm × rộng 43,5 cm × cao 52,0 cm)

- Khoảng cách giữa các thùng: 28cm

13
2.3.1.2 Thí nghiệm 2:
Mô tả: Song song với thời gian thực hiện thí nghiệm 1 tiến hành lấy dịch chiết từ các
mẫu compost ở bốn (04) thời điểm khác nhau (10, 20, 30 và 40 ngày sau ủ). Sau đó,
dịch chiết được pha loãng thành bốn (04) tỷ lệ (25%, 50%, 75% và 100%). Tỷ lệ thể
tích giữa dung dịch gốc và nước cất được mô tả trong Bảng 3.1. Các mẫu được bảo
quản ở nhiệt độ –5°C cho đến khi tiến hành phép thử đồng loạt về tỷ lệ nảy mầm của
hạt cải ngọt trên đĩa petri.
Bảng 3.1: Ký hiệu các nghiệm thức và thể tích các dung dịch pha loãng:
NT Tỷ lệ pha loãng Thể tích dung dịch gốc Thể tích nước cất
(%) (ml) (ml)
1 (ĐC) 0 0 100
2 25 25 75
3 50 50 50
4 75 75 25
5 100 100 0

Các bước tiến hành:


Bước 1: Chiết dung dịch gốc từ các mẫu compost với các thời gian ủ khác nhau. Tỷ lệ
chiết giữa compost: nước cất là 1:2 (trọng lượng:thể tích); lắc đều trong thời gian 6 giờ
ở nhiệt độ phòng.
Bước 2: Pha loãng dung dịch gốc với nước cất theo các tỷ lệ ở Bảng 3.1:
Bước 3: Cho 5ml dịch đã pha loãng ở trên vào các đĩa petri có lót sẵn một miếng giấy
có khả năng thấm nước (03 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức).
Bước 4: Cho 10 hạt giống vào các đĩa petri đã chuẩn bị sẵn
Bước 5: Đặt tất cả đĩa petri vào máy ủ (incubator) thiết lập ở nhiệt độ 25°C trong thời
gian 72 giờ.
Bước 6: Đếm số lượng hạt giống nảy mầm và đo chiều dài rễ.

2.3.1.3 Thí nghiệm 3:


Mô tả: Kết thúc thí nghiệm 1 và 2, chọn hai (02) công thức ủ đạt tiêu chuẩn chất lượng
về phân hữu cơ truyền thống (từ TN1), có tỷ lệ nảy mầm > 80% (từ TN2) để đánh giá

14
ảnh hưởng của liều lượng và loại phân bón đến năng suất cây cải ngọt trồng trong
chậu. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố với 3 lần nhắc
lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được mô tả trong Hình 3.2
Yếu tố A: bốn loại phân bón khác nhau:
A1, A2 là hai loại phân hữu cơ đạt chất lượng từ thí nghiệm 1
A3 (ĐC1): phân bón hữu cơ thương mại
A4 (ĐC2): phân bón hóa học thương mại
Yếu tố B: hai liều lượng bón
B1: liều lượng bón 200 g phân hữu cơ/chậu hoặc phân hóa học tương đương(1)
B2: liều lượng bón 400 g phân hữu cơ/chậu hoặc phân hóa học tương đương(1)
(1)
Lượng phân bón hóa học được tính toán cung cấp Nts, P2O5ts, K2Ots có hàm lượng
tương đương trong phân bón hữu cơ.
Hàng bảo vệ
A1B2 A2B2 A4B2 A2B1 A4B2 A2B2
Hàng bảo vệ

Hàng bảo vệ
A4B2 A1B2 A4B2 A4B2 A1B2 A2B1
A3B1 A4B2 A2B2 A1B1 A3B1 A3B1
A3B1 A1B1 A3B1 A1B1 A3B1 A2B1
Hàng bảo vệ
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Quy mô thí nghiệm:
- Mật độ gieo: 5 gram hạt giống/m2
- Số nghiệm thức: 4×2 = 8
- Số ô cơ sở: 8 nghiệm thức × 3 lần lặp lại= 24 ô cơ sở.
- Tổng số chậu: 5 chậu/ô cơ sở × 24 ô cơ sở = 120 chậu.
- Kích thước chậu: dài 68 cm × rộng 43 cm × cao 16 cm
- Khoảng cách giữa các chậu: 15 cm
- Khoảng cách giữa các ô cơ sở: 40 cm

15
2.3.2 Chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
2.3.2.1 Chỉ tiêu phân tích mẫu compost:
- Nhiệt độ được theo dõi liên tục trong thời gian thực hiện.
- Tại các thời điểm bắt đầu ủ, 10, 20, 30 và 40 ngày sau ủ, lấy ngẫu nhiên 100
gram tại 03 vị trí (đáy, giữa và phía trên khối ủ), mỗi vị trí chọn 5 điểm theo đường
chéo góc sau đó trộn kỹ và lấy 03 mẫu đại diện. Tiến hành xử lý mẫu phân tích các chỉ
tiêu về độ ẩm (TCVN 9297:2012), pHH2O (TCVN 6492:2011), hàm lượng chất hữu cơ
(TCVN 9294:2012), tỷ lệ C/N (C: TCVN 9294:2012; N: TCVN: 8557:2010), đạm dễ
tiêu NH4+ và NO3─ (TCVN 5255 : 2009). Sản phẩm sau ủ phân tích thêm một số yếu
tố hạn chế trong phân bón như vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn E.coli.
- Độ sụt giảm về thể tích được đo một lần vào cuối quá trình ủ.

2.3.2.2 Chỉ tiêu về tỷ lệ nảy mầm:


Tỷ lệ nảy mầm (Gi) được tính toán dựa trên công thức đề xuất bởi Amalia và
Mona [18].
Gi = G/G0 x L/L0 x100
Trong đó, G0 và L0 lần lượt là phần trăm tỷ lệ nảy mầm và chiều dài rễ ở
nghiệm thức đối chứng với 100% nước cất.
2.3.2.3 Chỉ tiêu về sinh trƣởng và năng suất:
Mỗi nghiệm thức chọn ngẫu nhiên 5 cây cố định để theo dõi về chiều cao cây
(cm), số lá (lá/cây) sau 5, 10, 15, 20, 25 và 30 ngày sau gieo (NSG). Sau 30 NSG, tiến
hành thu hoạch một lần và cân khối lượng tươi (lá và rễ) theo từng nghiệm thức.
Năng suất lý thuyết (kg/m2) = khối lượng trung bình mỗi cây (g)× số cây /m2 ×
1/1000.
Năng suất thực thu (kg/m2) = (khối lượng tươi trong mỗi ô cơ sở, g)/diện tích ô
cơ sở, m2) × 1/1000

2.3.2.4 Tình hình sâu bệnh hại chính:


- Tỷ lệ sâu hại (%) = (Số cây bị sâu hại / tổng số cây theo dõi) × 100
- Tỷ lệ bệnh hại (%) = (Số cây bị bệnh hại / tổng số cây theo dõi) × 100

16
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích ANOVA, xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng LSD bằng
phần mềm Excel tích hợp sẵn Macro DSAASTAT.

17
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Th.8 Th.9 Th.10 Th.11 Th.12 Th.1 Th.2


1, 3, 1, 3, 1, 3, 1, 3, 1, 3, 1, 3, 1,
Nội dung thực hiện Tuần
2 4 2 4 2 4 2 4 2 4 2 4 2
Chuẩn bị nguyên vật liệu cho
TN1,TN2
Phân tích nguyên liệu đầu vào
hí nghiệm ủ compo t đợt
1)
Lấy mẫu chuẩn bị cho TN2
Chuẩn bị vật liệu cho TN2
hí nghiệm i m tra t lệ
nảy m m
Chuẩn bị vật liệu cho TN3
hí nghiệm thí nghiệm
trồng trong ch u
Phân tích, xử lý số liệu
Viết báo cáo
Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

19

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quynh, H.T.; Kazuto, S. Title “Organic Fertilizers” in Vietnam’s Markets:
Nutrient Composition and Efficacy of Their Application. Sustainability; 10, 2437.
[2] Nguyen Thanh-Binh and Kazuto Shima. 2019. Composting of sewage sludge with
a simple aeration method and its utilization as a soil fertilizer. Environmental
Management; 63 (4): 455–465.
[3] National Engineering Handbook. Composting.
https://www.nrcs.usda.gov/Internet/FSE_DOCUMENTS/nrcs143_022229.pdf
[4] https://nepis.epa.gov/Exe/ZyPURL.cgi?Dockey=10000LSU.TXT
[5] https://www.ctc-n.org/sites/www.ctc-n.org/files/UNFCCC_docs/ref15x07_35.pdf
[6] Bui Hai An. 2012. Composting in Vietnam: present and future vision. Training
course on environmentally friendly fertilizer production, application and
demonstration for developing countries.
[7] Báo cáo tại hội nghị “ Phát triển phân bón hữu cơ” ngày 9/3/2018. 2018.
https://infonet.vn/phat-trien-phan-bon-huu-co-doanh-nghiep-tich-cuc-vao-cuoc-
post262850.info
[8] Bùi Xuân An. 2004. Tổng quan về composting. Khoa công nghệ môi trường Đại
học nông lâm T.p Hồ Chí Minh.
[9] Blain M. 1995. Soil microbial ecology In composting as a process based on the
control of Ecology selective factor. pp 515-537.
[10] Lê Thị Thanh Chi. 2008. Hiệu quả của phân hữu cơ từ chất thải hầm ủ biogas
trong cải thiện độ phì nhiêu của đất. Luận văn thạc sĩ. Khoa NN &SHUD. ĐHCT.
[11] Lê Hoàng Việt. 2004. Đánh giá khả năng sử dụng nƣớc ép lục bình để sản xuất
biogas. Tạp chí Nghiên cứu khoa học Trường Đại Học Cần Thơ, tr.74-82.
[12] Atlas R.M And Bartha R. 1981. Microbial ecology: Fundametals and Application
Reading, Ma:Addison-Wesley publishing Company.
[13] Bùi Hữu Đoàn. 2011. Bài giảng “ Quản lí chất thải chăn nuôi”. Nhà xuất bản
nông nghiệp Hà Nội.

[14] Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Thị Quỳnh, Syoko Oshiro và Kazuto Shima. 2015.
Đánh giá chất lượng compost sản xuất từ bùn thải thông qua chỉ số hoai mục và năng

19
suất sinh khối cỏ Ý (Lolium multiflorum L.). ạp chí phát tri n hoa học và công
nghệ; 18 (SK3): 53–65.

[15] Swedish Centec Vietnam, 2012. Summary: Market Brief on Biogas in Vietnam.
[16] Lê Thanh Hải, 1997. Những vấn đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất heo hướng
nạc. NXB Nông nghiệp.
[17] Vincent Porphyre, Nguyễn Quế Côi, 2006. Thâm canh chăn nuôi lợn, quản lý
chất thải và bảo vệ mô trường, NXB Prise.
[18] Amalia C.M. and Mona. E.P. 2011. Seed germination bioassay for toxicity
evaluation of different composting biodegradable materials. Romanian
Biotechnological Letters; 16 (1) 121-129.
[19] Nguyễn Bá Tuấn (2012), “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích quang
học để đánh giá khả năng hấp thụ Cr(VI) và Cr(III) của vỏ trấu biến tính”, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Hóa phân tích; Mã số: 60.44.29, Trường Đại học Khoa học tự
nhiên.

19
20

You might also like