You are on page 1of 83

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG


---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN


CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN INTIMEX
THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ DIỆP ANH


Lớp : MTE
Khóa : 57
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. CAO TRƯỜNG SƠN


ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
Địa điểm thực tập : NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT
SẮN INTIMEX THANH CHƯƠNG

Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường
và các thầy cô Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Cao Trường
Sơn và cô giáo ThS. Nguyễn Thị Bích Hà là người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, các cô, các chú trong Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày, tháng, , năm 2016
Sinh viên

Phạm Thị Diệp Anh

i
MỤC LỤC

Lời cảm ơn.........................................................................................................i


Mục lục.............................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................iv
Danh mục các bảng...........................................................................................v
Danh mục các hình...........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn.......................................................3
1.1.1. Khái niệm chung về sản xuất sạch hơn...................................................3
1.1.2. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn...........................................................4
1.1.3. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn............................7
1.2. Tổng quan tình hình sản xuất sạch hơn trên thế giới và Việt Nam............8
1.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới..................................8
1.2.2. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam..............................14
1.2.3. Những khó khăn và thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam......19
1.3. Tổng quan tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn của Nhà máy chế biến
tinh bột sắn ở Việt Nam..................................................................................21
1.3.1. Mô tả về ngành tinh bột sắn..................................................................21
1.3.2. Nguồn gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất tinh bột sắn.......................22
1.3.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất tinh bột sắn.........23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................25
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sản xuất của nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex..25

ii
2.3.2. Hiện trạng áp dụng các biện pháp SXSH của nhà máy chế biến tinh
bột sắn Intimex................................................................................................25
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp sản xuất sạch hơn của nhà máy
trên ba khía cạnh.............................................................................................25
2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả SXSH...................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26
2.4.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................26
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................27
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................29
3.1. Giới thiệu về nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương.............29
3.1.1. Vị trí địa lí, hoàn cảnh ra đời của nhà máy...........................................29
3.1.2. Cơ cấu tổ chức nhà máy........................................................................29
3.1.3. Sản phẩm, vùng nguyên liệu, nguyên liệu đầu vào sản xuất, công
suất hoạt động..................................................................................................32
3.1.4. Quy trình sản xuất hiện tại của Nhà máy..............................................33
3.1.5. Các nguồn thải và phương pháp xử lý...................................................38
3.2. Hiện trạng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn................................46
3.2.1. Dây chuyền công nghệ cũ.....................................................................46
3.2.2. Hiện trạng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.............................48
3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp sản xuất sạch hơn...........................56
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trước và sau khi áp dụng SXSH................56
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau khi áp dụng SXSH..................58
3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH...........60
3.4. Đề xuất các giải pháp SXSH trong quá trình sản xuất.............................61
3.4.1. Các giải pháp duy trì tăng hiệu quả sản xuất.........................................61
3.4.2. Các giải pháp đề xuất thêm...................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................65
PHỤ LỤC.......................................................................................................68

iii
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APO Cơ quan năng suất Châu Á


ANZECC Hội đồng Bảo tồn và môi trường Australia và New Zealand
BOD5 Biochemical Oxygen Demand
COD Chemical oxygen demand
DN Doanh nghiệp
GTRT Giảm thiểu rác thải
ISO International Organization for Standardization
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
KSON Kiểm soát ô nhiễm
LHQ Liên hợp quốc
OCDE Oganization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
PGĐ Phó giám đốc
PNON Phòng ngừa ô nhiễm
SS Chất rắn lơ lửng
SXSH Sản xuất sạch hơn
SP Sản phẩm
TNHH Trách nhiệm hữu hạng
UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc
UNIDO Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc
US. EPA US Enviromental Protection Agency.
VNCPC Trung tâm SXSH Việt Nam
WBCSD WorldBusiness Council forr Sustainable Delevopment
WRAP Waste reduction program couple with cost reduction
(giảm chất thải đi đôi với giảm chi phí)

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Một số kết quả nghiên cứu tại Hà Nội............................................16


Bảng 1.2. Một số nghiên cứu điển hình tại Phú Thọ.......................................17
Bảng 1.3. Một số kết quả nghiên cứu điển hình tại Nghệ An.........................18
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu điển hình tại TP. Hồ Chí Minh........................19
Bảng 3.1. Tình hình lao động qua các năm của Nhà máy...............................29
Bảng 3.2. Định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu của Nhà máy......................33
Bảng 3.3. Các loại nguồn thải và biện pháp xử lý của nhà máy.....................39
Bảng 3.4. Các giải pháp sản xuất sạch hơn của Nhà máy...............................49
Bảng 3.5. Nguyên nhiên vật liệu để sản xuất 1000 kg tinh bột sắn trước và. .56
Bảng 3.6. Lợi nhuận thu được từ các giải pháp SXSH...................................59
Bảng 3.7. Bảng so sánh các chỉ tiêu của môi trường trước và sau khi áp dụng
SXSH của nhà máy........................................................................60

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả áp dụng SXSH................26
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy........................................................30
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sản xuất của Nhà máy............................................34
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất sạch hơn................43
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền sản xuất trước SXSH của nhà máy....................47
Hình 3.5. Quy trình công nghệ mới của Nhà máy.........................................54

vii
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam là một nước nông nghiệp vì vậy sản xuất lương thực thực
phẩm là một vấn đề thiết yếu trong cuộc sống người dân. Ngoài hai loại cây
chủ yếu là lúa và ngô thì sắn là một loại cây lương thực quan trọng đứng hàng
thứ 3. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm
thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là
nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Theo Tổng
cục Thống kê năm 2012 thì Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung là vùng
sản xuất sắn nhiều nhất cả nước với 175 nghìn ha và sản lượng khoảng 3 triệu
tấn năm 2012. Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn thứ 2, tập trung chủ yếu ở 4
tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Năm 2012 diện tích sắn của
Tây Nguyên đạt 149,5 ha, năng suất bình quân chỉ 17 tấn/ha, tổng sản lượng
2,5 triệu tấn; vùng Đông Nam Bộ đứng thứ 3 với 96,5 nghìn ha và sản lượng
2,4 triệu tấn. Sắn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sản xuất
tinh bột, sản xuất thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Trong đó thì sản xuất tinh
bột sắn là chiếm phần lớn.
Sản xuất và chế biến sắn đã đem lại cho nước nhà cũng như người dân
nguồn thu nhập không hề nhỏ. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc sản xuất gặp
rất nhiều khó khăn và thách thức như cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất,
công nghệ và trình độ của người quản lý... Từ đó gây ra những thất thoát lãng
phí trong quá trình sản xuất, chất thải không được tận thu triệt để dẫn đến gây
ô nhiễm môi trường.
Sản xuất sạch hơn được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm
tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn. Việc áp
dụng sản xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản

1
xuất mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm
bớt chi phí xử lý môi trường. Do đó Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex
Thanh Chương đã nghiên cứu và áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong hệ
thống sản xuất của mình.
Xuất phát từ lý do trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả áp
dụng sản xuất sạch hơn cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex,
Thanh Chương, Nghệ An” nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch
hơn của nhà máy từ đó đưa ra những vấn đề cần phải cải thiện, khắc phục và
đề xuất ra một số biện pháp sản xuất sạch hơn cải tiến góp phần vào nâng cao
hiệu quả sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn của nhà máy Intimex từ
đó đề xuất các biện pháp quản lý và cải tiến phù hợp góp phần bảo vệ môi
trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.

2
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn.
1.1.1. Khái niệm chung về sản xuất sạch hơn.
Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994):
Sản xuất sạch hơn là áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi
trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ
nhằm làm giảm tất cả các tác động xấu đến môi trường và con người.
Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên
liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối
lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm
tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của các sản phẩm,
từ khi khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi
trường trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ.
Tóm lại, SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay
đổi thái độ. SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự
phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái và hiệu quả kinh tế.
Các khái niệm và thuật ngữ liên quan: công nghệ sạch, phòng ngừa ô
nhiễm, giảm thiểu rác thải, kiểm soát ô nhiễm, năng suất xanh.
Công nghệ sạch: Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp
áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn
và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch. Các
biện pháp kỹ thuật này có thể áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất
hoặc là các áp dụng trong dây chuyền sản xuất nhằm tận dụng phụ phẩm để tránh
thất thoát (OCDE, 1987).

3
Phòng ngừa ô nhiễm: Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNON)
thường được sử dụng thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý thuật ngữ
PNON được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại
trên thế giới.
Giảm thiểu rác thải: Khái niệm về giảm thiểu rác thải được đưa vào năm
1988 bởi Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ. GTRT tập trung vào việc tái chế rác
thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác thải bằng việc áp dụng nguyên
tắc 3P và 3R.
Kiểm soát ô nhiễm: Sự khác nhau cơ bản của KSON và SXSH là vấn
đề thời gian. KSON là một cách tiếp cận từ phía sau, giống như xử lý cuối
đường ống, trong khi sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận từ phía trước, mang
tính chất dự đoán và phòng ngừa.
Năng suất xanh: là thuật ngữ được sử dụng vào năm 1994 bởi Cơ quan
năng suất Châu Á (APO) để nói đến thách thức trong việc đạt được sản xuất bền
vững. giống như SXSH năng suất xanh còn là 1 chiến lược vừa nâng cao năng
suất vừa thân thiện với môi trường co sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với SXSH; đều cùng ý tưởng
cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn (Bộ Công
Thương, 2011).
1.1.2. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn
Đầu tư cho SXSH, ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu việc tiêu thụ tài
nguyên ngay tại nguồn là một cách tiếp cận có hiệu quả hơn so với việc chúng ta
tiếp tục phụ thuộc vào các giải pháp cuối đường ống ngày càng đắt đỏ. Đầu tư ban
đầu cho các lựa chọn SXSH và cho việc lắp đặt các công nghệ kiểm soát ô nhiễm
có thể tương đương nhau nhưng chi phí để duy trì hoạt động của các thiết bị kiểm
soát ô nhiễm sẽ lớn hơn rất là nhiều so với các lựa chọn SXSH. Hơn nữa, lựa chọn
SXSH sẽ tạo ra sự tiết kiệm thông qua việc giảm chi phí cho nguyên liệu thô, năng
lượng, xử lý chất thải cũng như các tuân thủ pháp luật. Các lợi ích của SXSH có
thể là các lợi thế trên thị trường cho các sản phẩm “xanh”.

4
Về kinh tế, nhờ nâng cao hiệu quả bảo toàn được nguyên liệu thô và
năng lượng, giảm chi phí xử lí cuối đường ống, cải thiện được môi trường bên
trong và bên ngoài công ty. Cụ thể là:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất do áp dụng SXSH dẫn đến hiệu quả sản
xuất tốt hơn, nghĩa là có nhiều sản phẩm được tạo ra hơn trên một đơn vị đầu
vào nguyên liệu thô.
- Bảo toàn nguyên liệu và năng lượng thô: do giảm được nguyên liệu thô
và năng lượng đầu vào nên giảm được chi phí đầu vào, đồng thời giảm được
chi phí xử lí. Đây là các yếu tố doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nguồn tài
nguyên ngày càng cạn kiệt, giá cả tăng cao.
- Các cơ hội thị trường mới và tốt hơn: Do nhận thức của người tiêu
dùng về môi trường ngày càng tăng nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể
hiện được sự thân thiện với môi trường trong sản phẩm và quá trình sản xuất
của họ. Do đó khi thực hiện SXSH sẽ nâng cao được hình ảnh của công ty
trong việc bảo vệ môi trường vì vậy người tiêu dùng và các đối tác dễ dàng
chấp nhận các sản phẩm của công ty hơn, có thể mở ra được nhiều cơ hội thị
trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và bán ra thị
trường với giá cao hơn (Bộ Công Thương, 2011).
- Giảm chi phí tổng thể: SXSH giúp tối ưu hóa các quy trình sản xuất và
giảm lượng chất thải phát sinh, do mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và
nước được giảm bớt. Từ đó giảm chi phí đầu vào, đồng thời giảm chi phí xử lý.
- Môi trường làm việc tốt hơn: bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc
thích hợp thông qua thực hành SXSH: công nghệ sản xuất ít rò rỉ chất thải
hơn, quản lý nội vi tốt hơn nên môi trường làm việc sạch sẽ và trong lành
hơn, ít phát sinh ra tai nạn lao động, giảm đáng kể các bệnh nghề nghiệp.
Doanh nghiệp có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý
thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt
được khả năng cạnh tranh (Nguyễn Xuân Hoàn, Võ Đình Long,2014).

5
- Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính: Các cơ quan tài chính ngày
một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang
nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các
khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành
động về SXSH sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của
bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các
nguồn hỗ trợ tài chính (Bộ Công Thương, 2011).
- Thu hồi phế liệu và phế phẩm: tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.
Về môi trường, SXSH mang lại những hiệu quả cụ thể sau:
- Môi trường được cải thiện một cách liên tục: SXSH làm tăng tính hiệu
quả của việc sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu
chất thải, giảm lượng nguyên nhiên liệu độc hại hoặc kém chất lượng được
đưa vào sử dụng, giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và mức độ độc hại
của chất thải. Từ đó, tải lượng chất ô nhiễm giảm đi, chất lượng môi trường
được cải thiện.
- Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ pháp
lý: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở
nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chí này thường yêu cầu
lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH hỗ trợ cho
việc xử lý các dòng thải và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải
một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn (Tổng cục Môi trường, 2009).
Như vậy SXSH mang lại cho doanh nghiệp cũng như xã hội nhiều lợi ích
to lớn và đáng kể. Từ đó góp phần giảm thiểu được các chi phí cũng như
nguyên nhiên liệu đầu vào dẫn đến chi phí đầu tư giảm đáng kể. Hơn nữa khi
áp dụng SXSH còn làm giảm ô nhiễm môi trường bên trong và bên ngoài
công ty.

6
1.1.3. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn
Trong thực tế sản xuất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát
thải các chất ô nhiễm vào trong môi trường: quá trình quản lý người lao động,
nguyên liệu đầu vào, yếu tố khách hàng hay yếu tố công nghệ,…do vậy việc
thay đổi các yếu tố này có thể dẫn đến việc thay đổi quá trình phát thải chất ô
nhiễm vào môi trường.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà
còn là các thay đổi trong quá trình vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các
giải pháp sản xuất sạch hơn có thể chia thành các nhóm sau: Giảm chất thải tại
nguồn, tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ, thay đổi sản phẩm.
1.1.3.1. Giảm chất thải tại nguồn
Trong nhóm giải pháp giảm chất thải tại nguồn bao gồm:
- Quản lý nội vi là một phương pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi
không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định nguyên
nhân và tìm được các giải pháp xử lý.
- Tối ưu hóa quá trình sản xuất để đảm bảo các điều kiện sản xuất được
tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các
thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ...
cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho
quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng xuất tốt nhất.
- Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên
liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu
suất sử dụng cao hơn.
- Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước
kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận
cần thiết trong thiết bị.

7
- Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu
quả hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH
khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết
kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
1.1.3.2. Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực
sản xuất hoặc bán ra như một sản phẩm phụ. Từ đó giảm lượng nguyên liệu
cũng như lượng chất thải ra ngoài môi trường.
1.1.3.3. Thay đổi sản phẩm
Bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, cải tiến bao gói
sản phẩm để có sản phẩm chất lượng tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường.
Trong các giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số
giải pháp cải tiến trong quy trình sản xuất thường là những giải pháp không
tốn hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không hề nhỏ, có
thể thực hiện ngay và thường xuyên; các giải pháp còn lại tùy theo trường hợp
cụ thể có thể đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn hoặc gặp những hạn chế về công
nghệ và khả năng thực hiện, vì vậy việc thực hiện sẽ có thể chậm hơn.
Tuy nhiên trên thực tế để mang lại hiệu quả to lớn cho việc áp dụng
quy trình sản xuất SXSH vào sản xuất thường được các doanh nghiệp áp dụng
đồng loạt nhiều giải pháp vào từng quy trình sản xuất ( US EPA 1988.)
1.2. Tổng quan tình hình sản xuất sạch hơn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới
Vào năm 1989, UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn”
nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH
trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hội nghị chuyên đề
đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau
đó các hội nghị tiếp theo đã được tổ chức cứ 2 năm một: tại Paris (Pháp,
1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc,

8
1998); Montreal (Canada, 2000), Prague (CH Séc, 2002),… Năm 1998, thuật
ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất
sạch hơn" (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP
(Khoa Môi trường – ĐH Khoa học Huế, 2012). Nhìn chung các nước công
nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch,… khái
niệm SXSH được biết đến từ năm 1985. Các nước châu Á như Ấn Độ,
Singapore, Thái Lan,… thực hiện từ năm 1993 đến nay.
Chương trình WRAP (Waste reduction program couple with cost
reduction – giảm chất thải đi đôi với giảm chi phí) đã cắt giảm phát thải 58
chất gây ô nhiễm xuống hơn một nửa vào năm 1995 và đang tiếp tục giảm
thiểu nhiều hơn.Ở Newzealand các Công ty đã tiết kiệm được từ 50 – 100%
chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và nơi nào táu sử dụng chất thải
còn thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ
vài ngày hoặc vài tuần.
Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành hai loại hình chính,
loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công
nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về
giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu
đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau sử dụng. Hình thức SXSH
phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng
lượng, với mục tiêu làm giảm lượng phát thải khí nhà kính. Hiện nay, đã có
190 công nghệ SXSH của Nhật Bản được Trung tâm Công nghệ môi trường
Liên Hiệp quốc xây dựng thành một cơ sở dữ liệu có thể chuyển giao vào
các nước đang phát triển (được Ủy ban Xúc tiến công nghệ SXSH của
Trung tâm Môi trường toàn cầu đánh giá và tổng hợp). Công nghệ SXSH
được chia thành công nghệ cho các loại hình công nghiệp khác nhau như
ngành Dệt, ngành Hóa chất, ngành Chế biến thực phẩm; các loại hình công

9
nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hóa quy trình,
cải tiến kiểm soát quá trình (Trung tâm sản xuất sạch hơn, 2000).
Tại Australia, một chiến lược của Hội đồng Bảo tồn và môi trường
Australia và New Zealand (ANZECC) đã được xây dựng để thúc đẩy SXSH. Đã
có nhiều cuộc thảo luận với các bên liên quan chính như Chính phủ, doanh
nghiệp công nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và một loạt
các tài liệu cơ sở đã được chuẩn bị. Chính phủ liên bang đang triển khai chương
trình SXSH hầu hết các bang đều có chương trình SXSH với sự hỗ trợ của chính
quyền, các hoạt động khá thành công. Các nhóm, đội SXSH đã tiến hành các
chương trình trình diễn bao gồm 10 Công ty trên khắp đất nước và hiện đã có kết
quả, tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và nâng cao nhận thức
cộng đồng, làm việc với các ngành Công nghiệp để thúc đẩy SXSH.
Ở khu vực châu Mỹ La Tinh, UNIDO đã phát triển thành công một
chương trình SXSH cho vùng Mỹ La Tinh và Caribe. Chương trình được bắt
đầu vào năm 2002 ở 12 quốc gia với sự tham gia của Bolivia, Brazil,
Colombia, Costa Rica, Cuba, Ecuado, El Salvado, Gruatemala, Honduras,
Mexico, Nicaragua, và Peru. Chương trình nhằm mục tiêu tạo ra một cơ chế
hiệu quả làm thuận lợi hơn cho các hoạt động hợp tác giữa các trung tâm
SXSH, đảm bảo sự trao đổi kinh nghiệm và bí quyết sản xuất trong SXSH
cũng như các công nghệ thân thiện với môi trường. (Khoa Môi trường – ĐH
Khoa học Huế, 2012).
Các nước Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng
đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch. Ở Lithuania, vào
những năm 1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai sản xuất sạch, con số này
đã tăng lên 35% vào những năm 1990. Ở cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên
cứu áp dụng sản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã
giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại.

10
Nước thải đã giảm 12.000 m3 một năm và lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4
tỷ đô la Mỹ hàng năm. (Khoa Môi trường – ĐH Khoa học Huế, 2012).
Ở khu vực châu Phi, với sự giúp đỡ của các chương trình UNEP, 4 lĩnh
vực tiêu thụ và sản xuất bền vững cho khu vực đã được xác định và các hành
động cụ thể đã được bắt đầu. Các lĩnh vực ưu tiên đó chính là năng lượng,
nước và vệ sinh; sự phát triền đô thị và nơi cư trú; và công nghiệp dựa vào
năng lượng tái tạo. Các biện pháp SXSH và các trung tâm SXSH là nhân tố
chủ chốt trong việc thực thi kỹ thuật tại các khu vực. Một khía cạnh quan
trọng khác đối với khu vực này đó là sự hợp tác chặt chẽ với 2 đối tác quan
trọng đó là African Roundtable on SCP và Marrakech Task Force on
Cooperation for Africa, những tổ chức hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình
khung 10 năm của châu Phi (African 10YFP). (Khoa Môi trường – ĐH Khoa
học Huế, 2012).
Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở cả các nước đang phát
triển như Trung Quốc, Ấn Độ, CH Séc, Tanzania, Mêhicô, v.v... và đang
được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi
trường công nghiệp. Một số kết quả áp dụng SXSH tiêu biểu:
- Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệp tại 51 công ty trong 11 ngành
công nghiệp cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15 – 31% và có hiệu
quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống (Khoa Môi trường – ĐH
Khoa học Huế, 2012).
- Tại Hy Lạp: Công Ty Germanakos SA thuộc ngành Thuộc da, sản xuất
các loại da thuộc chất lượng từ trâu bò. Công ty đã tiến hành SXSH với vốn
đầu tư ban đầu 40.000 USD nhưng mang lại lợi ích kinh tế lớn, tiết kiệm được
khoảng 193.000 USD/năm và hoàn vốn sau 11 tháng.
- Một nhà máy ở Indonexia bằng việc áp SXSH đã tiết kiệm 35.000 USD
một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư không đến một năm (Khoa Môi
trường – ĐH Khoa học Huế, 2012).

11
- Tại Ba Lan: Công ty FSM Sosnowiec là một công ty thuộc ngành Mạ
điện, chuyên sản xuất các loại đèn, khóa, cửa ô tô. Với tổng vốn đầu tư cho
các giải pháp SXSH là 36.000 USD mang lại hiệu quả kinh tế tiết kiệm được
193.000 USD/năm, với thời gian hoàn vốn sau 2 tháng.
- Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên
danh Hero Honda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi áp
dụng SXSH đã giảm được hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu
thụ, giảm 10% lượng hơi nước tiêu thụ,… Với tổng số tiền tiết kiệm trên
500.000 USD (Khoa Môi trường – ĐH Khoa học Huế, 2012).
- Tại Bangladesh:
+ Abul Khải steel Products Ltd (AKSP) là một nhà máy hoàn thiện kim
loại lớn tại Bangladesh, mà sản xuất một loạt các sản phẩm thép, chẳng hạn
như CR cuộn nguội, mạ kẽm thép (GS) và tấm mạ sắt (CGI) tấm lợp. Công ty
tiến hành SXSH tiết kiệm được 249.000 USD/năm, tiết kiệm điện 48MWH
điện/năm, tiết kiệm gas tự nhiên là 66.360 NM3, giảm phát thải khí nhà kính
khoảng 163 tấn CO2 (UNEP, 2006a).
+ TK Chemical Complex Limited là một công ty tư nhân, nhà máy giấy
hạt trung nằm trong Chor Khyderpur gần Chittagong và sản xuất giấy văn
phòng cung cấp cho thị trường Bangladesh. Sau khi tham gia dự án Giảm phát
khí nhà kính trong các ngành công nghiệp ở châu Á và Thái Bình Dương
(GERIAP) công ty đã tiết kiệm được khoảng 2.600 USD hàng năm, hoàn vốn
ngay lập tức, tiết kiệm được 20.000 lít nhiên liệu thải dầu mỗi năm và khí nhà
kính hàng năm giảm được 53 tấn CO2 (UNEP, 2006a).
- Ở Trung Quốc:
+ Công ty TNHH Sắt & thép Thạch Gia Trung (Shijiazhuang Iron & Steel
company limited) nằm trong Thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh
Hà Bắc ở Trung Quốc. Nó là một doanh nghiệp thuộc sở hữu lớn của nhà
nước, sản xuất tròn kết cấu chất lượng. Công ty đã áp dụng thành công các

12
giải pháp tiết kiệm nước và tái chế với vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.17 triệu
USD. Tiết kiệm khoảng 1.390.000 USD/năm, thời gian hoàn vốn kết hợp là
10 tháng, đồng thời giảm 271 tấn CO2/năm (UNEP, 2006b).
+ Công ty TNHH Hóa chất công nghiệp An Huy Liquan sản xuất các loại
hóa chất như Amoniac, phân đạm, hydrogen peroxide, axit amoni cacbonat,
methanol, lưu huỳnh,… và sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Công ty đã đầu tư
cho SXSH khoảng 686.000 USD. Giảm 35.883 than tấn/năm, giảm 42.000 kWh
điện/năm. Tương đương, tiết kiệm hàng năm là 1.326.000 USD, hoàn vốn sau 6
tháng. Đồng thời, giảm phát thải khí nhà kính 54.307 tấn/năm, giảm các chất ô
nhiễm trong khí quyển khác như SO2 (5 tấn/năm), NOx(196,7 tấn/năm), CO
(8,2 tấn/năm) và PM10(216 tấn/năm) (UNEP, 2006b).
- Ở Thái Lan:
+ Công ty TNHH Hóa chất Á Châu nằm trong Bangpakong ở Thái Lan,
sản xuất các loại sản phẩm bao gồm đồng sulphate, oxit đồng, đồng clorua và
các loại khác với tổng sản lượng khoảng 6.000 tấn mỗi năm. Công ty tham gia
vào dự án GERIAP để tăng năng lực của mình trong áp dụng các phương
pháp hiệu quả năng lượng. Công ty đã đầu tư khoảng 72.753 USD và tiết
kiệm được 20.232 USD hàng năm với thời gian hoàn vốn là 3,5 năm, giảm
phát thải 288 tấn CO2 (UNEP, 2006c).
+Công ty Siam White Cement Com, Ltd ở Saraburi, Thailand là nơi sản
xuất xi măng trắng lớn nhất Thái Lan với công suất 160.000 tấn xi măng
trắng. Vốn đầu tư cho dự án GERIP khoảng 78.750 USD. Lợi ích mà công ty
thu được: tiết kiệm hàng năm 58.931 USD, thời gian hoàn vốn 1,3 năm, tiết
kiệm 962,642 kWh điện/năm, giảm 595 tấn CO2 (UNEP,2006c).
Từ các kết quả trên ta thấy SXSH đã và đang được áp dụng thành công ở
trên khắp các nước khác nhau trên thế giới và ở mọi ngành công nghiệp khác
nhau. SXSH không chỉ đem lại các lợi ích to lớn về kinh tế mà còn đem lại
các lợi ích rất đáng kể về môi trường.

13
1.2.2. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công
nghiệp ở nước ta năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ: “SXSH trong
công nghiệp giấy” và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” do UNEP
tại Bangkok và CIDA – IDRC (Canada) tài trợ. Hai dự án này mới dừng lại ở
mức giới thiệu khái niệm và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải. Tiếp
theo đó, các khái niệm về hiệu quả sinh thái, phòng ngừa ô nhiễm, năng xuất
xanh cũng được giới thiệu vào nước ta. Mặc dù tên gọi khác nhau, song bản
chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: “nâng cao
hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo
thành chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi
vào môi trường. Vào ngày 22/09/1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT (trước
đây) Chu Tuấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết
của chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững.
Năm 1998, Trung tâm SXSH Việt Nam (VNCPC) được thành lập theo
khuôn khổ dự án US/VIE/96/063 do Chính phủ Thụy Sĩ (thông qua Cục Kinh
tế Liên bang Thụy Sĩ – SECO) tài trợ. Dự án này do Tổ chức Phát triển Liên
hợp quốc (UNIDO) điều hành và Trường Đại học Bách Khoa (trực tiếp là
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường) thực hiện. VNCPC hiện là thành
viên chính thức trong mạng lưới toàn cầu của UNIDO – UNEP về “Hiệu quả
tài nguyên và Sản xuất sạch hơn” (RECP), liên tục nỗ lực để xây dựng một
nền sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP) ở Việt Nam và khu vực (Trung tâm
Sản xuất sạch hơn, 2013)
Qua quá trình triển khai thành công đánh giá SXSH tại khoảng 300
doanh nghiệp trên cả nước, những kết quả thu được đã khẳng định SXSH
hoàn toàn có thể được áp dụng thành công ở các doanh nghiệp Việt Nam và
mang lại hiệu quả về kinh tế và môi trường cho bản thân doanh nghiệp cũng
như cộng đồng.

14
Trong suốt những năm qua, VNCPC đã đào tạo va xây dựng một mạng
lưới các chuyên gia nòng cốt về SXSH trên cả nước để thực hiện kế hoạch
này về bảo vệ môi trường. Các hoạt động của VNCPC được quản lý tích hợp
theo ISO 9001 và 14001 (chất lượng kết hợp môi trường) do tổ chức hàng đầu
thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận SGS
của Thụy Sĩ cấp chứng chỉ và đánh giá giám sát từ năm 2002 đến nay (Trung
tâm Sản xuất sạch hơn, 2010).
Mục tiêu của nước ta hiện nay là phấn đấu gia đoạn 2016 – 2020 có
90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng
SXSH trong công nghiệp, 90% các sở Công Thương có cán bộ chuyên trách
đủ năng lực hướng dẫn SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, phát triển
mạng lưới chuyên gia tư vấn, giảng viên, cán bộ hỗ trợ SXSH có đủ năng lực,
đáp ứng nhu cầu tư vấn, đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp
và các đối tượng liên quan trong giai đoạn này (Bộ Công Thương, 2013)
Thực tiễn áp dụng SXSH trong hơn 15 năm qua ở nước ta đã góp phần
mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường to lớn không chỉ cho doanh nghiệp mà
còn cho xã hội. Song để hiện thực hóa các tiềm năng đó ở mức cao, các doanh
nghiệp cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ theo hướng phát triển bền vững. Hiệu
quả SXSH mang lại cho các doanh nghiệp trên các tỉnh thành nước ta như:
Tại thành phố Hà Nội là một trong 10 tỉnh miền Bắc đã được khảo sát
hiện trạng hiểu biết và áp dụng sản xuất hơn từ năm 2009. Trong năm 2010
Hà Nội đã tổ chức 2 buổi hội thảo phổ biến về SXSH, thu hút được 300 đại
biểu đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; tổ chức 5 lớp tập huấn
cho 350 học viên là cán bộ quản lý nhà nước, đại diện các doanh nghiệp
ngành thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt may da giày, kim cơ khí, đồng thời
tổ chức các lớp tham quan thực tế cho các học viên tại các mô hình áp dụng
SXSH thí điểm; phát 6000 tờ rơi tuyên truyền về SXSH… ( Bộ Công
Thương, 2011b). Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình tại Hà Nội:

15
Bảng 1.1: Một số kết quả nghiên cứu tại Hà Nội
Công ty Vấn đề Giải pháp Lợi ích MT Lợi ích kinh tế
Công ty Thất thoát -Quản lí nội Giảm 2.300 tấn Giảm 15-20% lượng
đèn phích nguyên vi khí thải điện tiêu thụ còn
nước nhiên liệu -Thay đổi CO2/năm 170 lít dầu/tấn sản
Rạng thiết bị phẩm ~864000 lít
Đông -Thay đổi dầu FO/năm (Lan
công nghệ Phương, 2011)
3
Công ty Giảm tiêu Tối ưu hóa Giảm 225.000m Tiết kiệm 45 triệu
Cổ phần thụ nước và QTSX Giảm tiêu thụ VNĐ/năm
bia rượu nước thải -Bổ sung 151 nước/11 cồn Thu hồi vốn sau 3.5
Sài Gòn- thiêt bị tháng
Đồng Giảm 3.300 m3
Xuân Cải thiện -Thay đổi nước thải/năm Tiết kiệm 550 triệu
năng suất công nghệ Giảm tỷ lệ chai VNĐ/năm
rửa chai vỡ Thu hồi vốn sau 3
Giảm lượng năm
Tổn thất -Bổ sung nước thải phát Tiết kiệm 84 triệu
bia tại khâu thiêt bị sinh từ 21.000l VNĐ/năm (Bộ
bão hòa - Thay đổi bia/năm Công Thương,
công nghệ 2010b)
Tại Phú Thọ: Sở Công Thương Phú Thọ là một trong năm tỉnh mục tiêu
được CPI hỗ trợ triển khai SXSH. Sở bắt đầu thực hiện các hoạt động lien quan
đến SXSH từ năm 2007. Hiện nay đã có các cán bộ được đào tạo chuyên sâu về
SXSH đủ năng lực DN áp dụng SXSH vào sản xuất. Nếu năm 2007 số DN được
tiếp cận SXSH của Phú Thọ chỉ gần 30 DN thì đến năm 2010, con số này đã đạt
gần 450 DN, gần hết số DN đang hoạt động tại Phú Thọ (Mai Hương, 2010).
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu điển hình tại Phú Thọ

16
Công ty Vấn đề Giải pháp Lợi ích MT Lợi ích kinh tế
Nhà máy Thất thoát Quản lí nội vi Giảm phát thải Tiết kiệm 212 triệu
Chè nguyên liệu 30 tấn bụi/năm VNĐ/năm
Ngọc -Quản lí nội
Lập Phú Giảm tiêu vi. Giảm phát thải Tiết kiệm 100 triệu
Thọ thụ than -Kiểm soát 275 tấn VNĐ/năm (Bộ Công
QTSX CO2/năm Thương, 2010a)
Tổng -Thất thoát -Quản lí nội vi Giảm mức -Tiết kiệm 30% năng
Công ty nguyên -Cải tiến thiết dung clo còn lượng điện, tiêt kiệm
Giấy nhiên liệu bị 20kg/tấn bột 1,6 tỷ đồng/năm
Việt -Lượng (Bảo Ngọc, 2011)
thành phẩm
Nam nước thải
giảm ô nhiễm
gây ô nhiễm
môi trường
lớn

Tại Thanh Hóa: Công ty cổ phần bia Thanh Hóa tiến hành nghiên cứu áp
dụng SXSH năm 2011 đã xác định được các nguyên nhân thất thoát nguyên liệu,
nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các giải
pháp quản lí nội vi, bổ sung thiết bị giúp công ty giảm được 96000 lít nước thải/

năm giảm được 16,08 kg BOD; 24 kg COD; 12,984 kg SS; 53052x105 MPN

coliform xả vào môi trường. Đồng thời, tiết kiệm được 2343,72 triệu đồng/ năm,
thời gian hoàn vốn là 3,3 năm ( Hồ Thị Lam Trà và cs, 2014)
Tại Quảng Nam: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Hưng là
một công ty tư nhân thành lập từ năm 2005, chuyên sản xuất và gia công các
sản phẩm dệt làng nghề các loai theo nhu cầu của thị trường. Vấn đề đặt ra
với công ty là các ô nhiễm của quá trình sản xuất là nhiệt độ, khói và bụi thải
lò hơi, bụi bông, nước thải có BOD và các hóa chất dư cao. Công ty đã tiến
hành nghiên cứu áp dụng SXSH và đạt được nhiều lợi ích như giảm phát thải

17
bụi trong khói thải, giảm phát thải 814 tấn CO2/năm, tiết kiệm 376.8 triệu
VNĐ/năm (Bộ Công Thương, 2011a).
Tại Nghệ An: Là một trong 5 tỉnh mục tiêu của chương trình SXSH của
Bộ Công thương. Một số kết quả nghiên cứu điển hình trên địa bàn gần đây
được thể hiện ở bảng 1.3:
Bảng 1.3. Một số kết quả nghiên cứu điển hình tại Nghệ An
Công ty Vấn đề Giải pháp Lợi ích MT Lợi ích kinh tế
Công ty -Thất thoát -Quản lí Giảm ô nhiễm Tiết kiệm 6,1 tỷ đồng
cổ phần nguyên liệu nội vi SO2, giảm ô sau 2 năm triển khai
mía -Lượng chất -Bổ sung nhiễm nguồn áp dụng (Việt Hùng,
đường thải rắn nước thiêt bị nước 2012)
sông Con thải lớn

Giảm 33 tấn Tiết kiệm 34 triệu


Công ty -Thất thoát -Quản lí muối nguyên đồng/năm
cổ phần nguyên liệu nội vi liệu, tương ứng
Muối và -Ô nhiễm -Cải tiến 33 tấn chất thải
Thương môi trường thiết bị rắn hàng năm
Giảm phát thải Tiết kiệm 2 triệu
mại Nghệ do nước thải
1,1 tấn CO2 đồng/năm
An
hàng năm
Giảm phát thải Tiết kiệm 17,7 triệu
35.500m3 nước đồng/năm (Bộ Công
hàng năm Thương, 2012)

Thành phố Hồ Chí Minh: Gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh mới có các
nghiên cứu điển hình như:
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu điển hình tại TP. Hồ Chí Minh
Công ty Vấn đề Giải pháp Lợi ích MT Lợi ích kinh tế

18
Công ty -Tiêu hao -Cải tiến thiết Giảm phát thải -Giảm 575.271 kWh
cổ phần điện năng lớn bị khí nhà kính điện/năm
Nhựa -Thất thoát -Thay đổi công ~343.437 kg -Tái sử dụng được 30-
Tân nguyên nhiên nghệ CO2/năm 40% phế liệu nhựa
Phú liệu

Công ty -Thất thoát -Quản lí nội vi Giảm thải ra -Tiết kiệm được gần 13
Dêt nguyên liệu -Bổ sung thiết môi trường trên tỷ đồng về điện và dầu
may -Gây ô nhiễm bị 10.000 tấn CO2 FO
Thành nguồn nước -Giá dầu ra của thành
Công phẩm giảm được 10%
(Mã phượng, 2011)

Nhìn chung, tiềm năng SXSH ở nước ta trong tất các ngành là rất lớn.
Việc áp dụng SXSH của nước ta rất được nhà nước quan tâm, được tạo điều
kiện và khuyến khích áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Do vậy, việc áp
dụng SXSH của các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn và chiến lược SXSH sẽ
càng hiệu quả.
1.2.3. Những khó khăn và thách thức trong việc áp dụng
SXSH ở Việt Nam.
Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam, mặc dù SXSH có
nhiều ưu việt song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để
trong các hoạt động công nghiệp cũng như dịch vụ. Nguyên do có thể là:
- Thói quen trong cách ứng xử trong giới doanh nghiệp đã được hình
thành hàng trăm năm nay.
- Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Các rào cản về tài chính.
- Thiếu chính sách và các cam kết, hỗ trợ của chính phủ.

19
Ở Việt nam, mặc dù đã xây dựng được một nguồn lực đánh giá và thực
hiện SXSH cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận
mang tính chất tự nguyện, SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh
nghiệp. Bài học rút ra từ các doanh nghiệp đã tham gia thực hiện SXSH trong
thời gian vừa qua cho thấy:
Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách
phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường, các cấp lãnh
đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi.
Thiếu các chuyên gia về SXSH ở các ngành cũng như các thông tin kỹ
thuật. Đồng thời cũng thiếu cả phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả
SXSH, thiếu nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo
hướng SXSH.
Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp
do vậy đánh giá SXSH chưa thành nhu cầu thực sự, chưa có thể chế và tổ
chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
Bên cạnh đó, khảo sát của Trung tâm SXSH Việt Nam về thực tế đầu tư
triển khai cho các giải pháp SXSH năm 2003 đã rút ra được một số bài học đối
với việc duy trì SXSH tại các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là:
Phần lớn các giải pháp SXSH được thực hiện (thường là giải pháp có chi
phí thấp) dùng tiền nội bộ, không muốn vay vốn các ngân hàng để đầu tư cho
giải pháp có chi phí lớn hơn vì lãi suất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục
cho vay rườm rà, phức tạp.
Hầu hết các đơn vị trình diễn SXSH trong các dự án khác nhau đều chỉ
phân tích lợi ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo dõi lợi
ích của các năm tiếp theo.

20
Phân tích lợi ích ở đây với chỉ về mặt tài chính thuần túy của công ty mà
chưa tính đến lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng
phúc lợi xã hội nhờ cải thiện môi trường làm việc và chất lượng môi trường
nói chung. Lợi ích về mặt kinh tế của các giải pháp chưa tính đến lợi ích do
giảm chi phí xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa được tính vào gia
thành sản xuất.
Có rất nhiều giải pháp SXSH làm giảm nước tiêu thụ nhưng lợi ích kinh tế
của các giải pháp này chưa được xác định rõ ràng do hầu hết các doanh
nghiệp tự khai thác nước ngầm và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu đặc
biệt này.
Tiềm năng thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn do
hầu hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều
lần nên thiết bị không đồng bộ, chắp vá bố trí mặt bằng không hợp lý và quản
lý lỏng lẻo, chồng chéo.
1.3. Tổng quan tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn của Nhà máy chế
biến tinh bột sắn ở Việt Nam.
1.3.1. Mô tả về ngành tinh bột sắn.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tất cả sản phẩm do
củ sắn mang lại có ý nghĩa quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Trước
đây, củ sắn chỉ biết đến là một loại cây lương thực thì nay nó được chú trọng
và được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp như sản xuất bánh
kẹo, sản xuất mì chính, cồn, sản xuất thuốc trong ngành y. Với những ứng dụng
rộng rãi đó giúp cho cây sắn đã và đang chuyển dịch thành một loại cây công
nghiệp ngắn ngày, góp phần tăng thụ nhập cho người trồng và chế biến sắn.
Sắn là loại cây trồng thích hợp với thời tiết khô hạn và chịu sâu bệnh
tốt. Nên dễ dàng cho quá trình chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp, cho năng suất
cao và ổn định. Do đó cây sắn được trồng nhiều ở các khu vực trên thế giới, với
tổng diện tích khoảng trên 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi.

21
Ở việt Nam sắn được trồng ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Nam
trung bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Nam. Trước đây cây sắn được trồng
chỉ để cung cấp lương thực cho người dân miền núi. Thế nhưng hiện nay nó đã
trở thành sản phẩm hàng hoá mang lại thu nhập cho người nông dân, hiện nay
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có sản lượng sắn xuất khẩu khá
cao trên thế giới. Từ cây lương thực chống đói, cây sắn Việt Nam đã có khối
lượng xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới và trở thành cây xóa đói giảm nghèo của bà
con nông dân. Việt Nam có 41 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã và đang xây
dựng với tổng công suất thiết kế khoảng 3130 tấn bột/ngày.
Nhu cầu của thế giới đối với tinh bột sắn ngày càng tăng, nhất là tại các
thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, bên cạnh các thị
trường tiêu thụ sắn khô truyền thống là EU và Mỹ. Trong đó sắn khô chủ yếu
làm lương thực (58%) và thức ăn gia súc (28%). Tinh bột sắn nhiều công
dụng hơn, ngoài việc làm thực phẩm trực tiếp còn là nguyên liệu không thể
thiếu trong nhiều ngành công nghiệp lớn như để làm hồ, in, định hình và hoàn
tất trong công nghiệp dệt, làm bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp
giấy. Đồng thời tinh bột sắn còn dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mỳ chính,
sản xuất men và công nghệ lên men vi sinh và chế biến các thực phẩm khác
như bánh phở, hủ tiếu, mỳ sợi,…
1.3.2. Nguồn gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất tinh bột sắn
Khi nhà máy sản xuất tinh bột sắn từ củ sắn tươi hoạt động sẽ tạo nên các
nguồn gây ô nhiễm đến môi trường như sau:
* Ô nhiễm môi trường không khí.
Không khí xung quanh khu vực xây dựng nhà máy sẽ có nguy cơ ô
nhiễm bao gồm:
- Do các tác nhân vật lý như: tiếng ồn, độ rung, nhiệt năng dư thừa của
quá trình sấy.
- Bụi và khí thải do các phương tiện giao thông vào, ra chuyên chở
nguyên liệu, sản phẩm, nhiên liệu phục vụ sản xuất.

22
- Bụi cực nhỏ của sản phẩm của công đoạn làm khô đóng bao, vận
chuyển ( vào kho hoặc xuất bán).
- Mùi hôi do sự lên men và phân hủy hảo khí các chất hữu cơ trong nước
thải, bã sắn tồn dư trong các xưởng và sau sản xuất mỗi ca, mỗi ngày
do không làm vệ sinh triệt để và kịp thời.
* Ô nhiễm môi trường nước.
Nước tự nhiên, kể cả nước ngầm bị nguy cơ ô nhiễm do các lý do sau:
- Nước thải ra từ công đoạn rửa củ, bóc vỏ gỗ chứa nhiều bùn, cát, mảnh
vỏ sắn.
- Nước thải trong quá trình làm nhỏ củ sắn, tách bã thô và xơ mịn, phân
ly và cô đặc dịch sữa tinh bột, chứa nhiều tinh bột.
- Nước thải sau quá trình tinh lọc có chứa các chất hữu cơ ( BOD), các
chất lơ lửng dạng huyền phù (SS), các dịch bào Tamin, men và nhiều
hợp chất vi lượng hòa tan với nước với nồng độ cao. Ngoài ra còn có
lượng axit HCN có trong nước thải.
- Trong quá trình sản xuất, HCN hòa tan trong nước rửa bã, HCN là độc
tố có trong vỏ sắn. Khi chưa đào, trong củ sắn không có HCN tự do mà
ở dạng liên kết glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học là
C10H17NO6. Sau khi đào, dưới tác dụng của enzym xyanoaza hoặc
trong môi trường axit thì phazeolutanin phân hủy tạo thành glucoza,
axeton và axit xyanuahydric. Axit này gây độc toàn thân cho người.
Ô nhiễm môi trường do tác động của chất thải rắn.
- Chất thải rắn chủ yếu là vỏ củ sắn, xơ bã và các mảnh vụn của củ sắn
- Cặn lắng dạng bùn từ các hệ thống dẫn và xử lý nước thải.
1.3.3. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất tinh bột sắn
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ và quản lý môi trường của
Việt Nam đã được quan tâm và quản lý nghiêm khắc hơn và đặc biệt là từ khi
Nghị định 64 của Thủ tướng chính phủ ra đời thì hàng loạt các doanh nghiệp

23
Việt Nạm có vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải đóng cửa. Vì thể
hàng loạt các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp sản xuất giấy phải thay đổi
trang thiết bị tìm ra hướng sản xuất mới nhằm cải thiện chất lượng môi trường.
Năm 2007, Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam đã thành lập đội
SXSH để đánh giá toàn bộ dây chuyền sản xuất tinh bột. Trong giai đoạn đầu (từ
tháng 6/2007-01/2008) công ty đã đưa ra các giải pháp không tốn chi phí và chi
phí thấp: giảm tiêu thụ nguyên liệu, giảm tiêu thị điện, giảm tiêu thụ than. Trong
giai đoạn từ tháng 1/2008-9/2009 công ty đã triển khai các giải pháp đầu tư lớn:
lắp đặt máy vắt bã liên hoàn, xây dựng xưởng sản xuất phân vi sinh. Giải pháp
cũng đã giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong nước và khí thải
phát sinh. (Trung tâm sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, 2011)
Năm 2008, Nhà máy Tinh bột sắn Intimex Thanh Chương đã thành lập
đội sản xuất sạch hơn để tiến hành đánh giá SXSH toàn bộ dây chuyền sản xuất
tinh bột. Sau khi tiến hành đánh giá SXSH, xác định các giải pháp cải tiến, Nhà
máy đã thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi không tốn chi phí và chi phí
thấp và các giải pháp đầu tư lớn cho xây dựng phân xưởng sản xuất phân vi sinh
từ vỏ, cùi sắn; xây dựng hệ thống sấy vắt bã liên hoàn; và xây dựng hệ thống xử
lý nước thải biogas để phát điện nhằm tiết kiệm năng lượng và giải quyết vấn đề
ô nhiễm do nước thải.(Trung tâm sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, 2011)
Năm 2008, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành đã thực hiện
đánh giá SXSH. Sau khi tiến hành đánh giá SXSH, xác định các giải pháp cải
tiến, công ty đã thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi không tốn chi phí và
chi phí thấp. Từ tháng 10/2008 công ty đã chủ động thực hiện các giải pháp
đầu tư lớn cho việc sử dụng lượng vỏ và cùi thải để làm nguyên liệu cho phân
vi sinh, lắp đặt thiết bị tách bã đồng thời có hệ thống sấy để chế biến thức ăn
chăn nuôi (Trung tâm sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, 2011).

24
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Hiệu quả của các biện pháp sản xuất sạch hơn cho quy trình sản xuất
tinh bột sắn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Quy trình sản xuất tinh bột sắn của Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương, Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: 5 tháng (1/2016 – 5/2016)
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng SXSH cho quá trình sản
xuất tinh bột sắn tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sản xuất của nhà máy chế biến tinh bột sắn
Intimex
Bao gồm nghiên cứu quy trình sản xuất của nhà máy trước và sau khi
áp dụng SXSH, hệ thống xử lý nước thải,…
2.3.2. Hiện trạng áp dụng các biện pháp SXSH của nhà máy chế biến tinh
bột sắn Intimex
Tìm hiểu xem nhà máy đang thực hiện các giải pháp SXSH nào từ đó
đánh giá hiệu quả các giải pháp đấy mang lại.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp sản xuất sạch hơn của nhà máy
trên ba khía cạnh
- Kinh tế
- Kỹ thuật
- Môi trường
2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả SXSH

25
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu của tôi được tiến hành theo hình 2.1 sau:

Hình 2.1. Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả áp dụng SXSH
Trước khi thực hiện các giải pháp SXSH Nhà máy có lượng nguyên
nhiên liệu cho quá trình sản xuất và thất thoát ra bên ngoài trong quá trình
hoạt động, điều đó làm lãng phí nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào. Bên cạnh
đó thì lượng chất thải ra ngoài lớn và không được xử lý làm ảnh hưởng đến
con người và môi trường xung quanh. Bằng các giải pháp SXSH mà nhà máy
đã áp dụng vào năm 2009 đã giải quyết được vấn đề nguyên nhiên liệu đầu
vào, kiểm soát được quá trình sản xuất dẫn đến lượng nguyên liệu thất thoát ít

26
và lượng chất thải ra môi trường giảm đáng kể. Chính vì điều đó tôi tiến hành
tiếp cận đề tài của mình theo hướng trên.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập các tài liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo,
bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan đến đề tài, bao gồm:
Thu thập thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
thu thập các thông tin chung về công ty, các tài liệu về sản xuất và hoạt động
kiểm toán môi trường gồm:
+ Bản đồ thiết kế, sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+Báo cáo hoạt động sản xuất.
+ Báo cáo đánh giá sản xuất sạch hơn
Thu thập các thông tin liên quan đến ngành chế biến tinh bột sắn, các
thông tin về ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành này.
* Thu thập số liệu sơ cấp:
- Phương pháp khảo sát thực địa: Để có thêm hiểu biết về quy trình sản
xuất cũng như quá trình vận hành của Nhà máy tôi tiến hành tham quan khảo
sát khu vực sản xuất, khu xử lý nước thải và xung quanh nhà máy. Từ đó thu
thập những thông tin và hình ảnh trực quan của cơ sở sản xuất.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Lập bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng
vấn người chủ chốt của nhà máy nhằm thu thập các thông tin liên quan đến
quy mô, quy trình vận hành sản xuất thực tế, nguyên vật liệu cho mỗi công
đoạn sản xuất, các chất thải phát sinh và cách thức quản lý, xử lý chất thải,
những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất.

27
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
* phương pháp tính toán cân bằng vật chất
Dựa vào yếu tố đầu vào, đầu ra để tính toán cân bằng vật chất và sơ đồ
dòng cho từng công đoạn và cho cả quy trình sản xuất trong vòng 1 năm để
xác định khâu lãng phí và kém hiệu quả trong quy trình sản xuất.
- Phương trình cân bằng vật chất:
 vật chất vào =  vật chất ra +  tổn thất
- Phương trình cân bằng năng lượng:
 năng lương vào =  năng lượng ra +  năng lượng tổn thất
* Phương pháp đánh giá hiệu quả
Hiệu quả của các giải pháp SXSH được đánh giá theo ba khía cạnh:
Kinh tế, kỹ thuật và môi trường, trong đó:
 Kinh tế: Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: NPV (Dòng tiền), IRR ( tỷ
số hoàn vốn nội tại), r (Thời gian hoàn vốn) và một số chỉ tiêu khác.
 Môi trường: Đánh giá dựa vào các tiêu chí: loại bỏ được việc sử
dụng các hóa chất độc hại và nhiên liệu hóa thạch, so sánh các chỉ
tiêu trong nước thải trước và sau khi SXSH.
 Kỹ thuật: Để đánh giá về mặt kĩ thuật tôi tiến hành so sánh các điểm
khác biệt giữa 2 công nghệ trước SXSH và sau khi SXSH của nhà
máy về các tiêu chí: định mức sử dụng nguyên nhiên liệu, thiết bị,
sản phẩm.
* Xử lý thống kê:
Các dữ liệu của đề tài sẽ được phân tích thống kê mô tả và kiểm định
giả thuyết bằng phần mềm excel 2010.

Chương 3

28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu về nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex
Thanh Chương
3.1.1. Vị trí địa lí, hoàn cảnh ra đời của nhà máy
Nhà máy tinh bột sắn Intimex Thanh Chương trực thuộc Công ty Cổ phần
Intimex Việt Nam được xây dựng nằm trên mặt bằng của khu đất đồi có diện
tích 26,5 ha thuộc xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được
thành lập theo quyết định số 520/CT-HC ngày 30/4/2004 của tổng giám đốc
công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ Việt Nam. Nhà máy tinh bột sắn
Intimex là Nhà máy chuyên chế biến sắn củ tươi thành tinh bột sắn. Đặc thù của
Nhà máy là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm như Tinh bột sắn, phân bón hữu cơ
vi sinh và các chế phẩm phụ thu hồi từ tinh bột sắn như thức ăn chăn nuôi.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức nhà máy
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương có hệ thống nguồn
nhân lực rất dồi dào. Trong đó đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên có trình độ đại
học, cao đẳng,… chiếm 19%. Hiện nay Nhà máy có số lao động là 240 người.
Bảng 3.1. Tình hình lao động qua các năm của Nhà máy
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Chỉ tiêu Số người Số người Số người Số người Số người
Trình độ đại học 30 30 30 31 31
Trình độ cao đẳng 13 13 13 14 15
Trình độ trung cấp 91 91 91 92 95
Lao động phổ thông 83 85 90 94 99
Tổng cộng 217 219 224 231 240

Nhà máy tinh bột sắn Intimex có hệ thống tổ chức tương đối gọn nhẹ và
có quan hệ gắn bó với nhau, khái quát theo hình 3.1:

29
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy
- Giám đốc Nhà máy: là người đứng đầu Nhà máy, chịu trách nhiệm chỉ
đạo toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh, là người đại diện ký kết hợp đồng
kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệu chính trước Nhà nước và pháp luật.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách sản
xuất và điều hành các công tác kỹ thuật, điều hành văn phòng sản xuất, chỉ
đạo các phân xưởng, báo cáo với giám đốc về tình hình vật tư, tiền vốn, tình
hình về trang bị máy móc thiết bị cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ cán
bộ công nhân viên trong quá trình sản xuất. Phó giám đốc kỹ thuật còn phải
có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về tình hình quản lý và sử dụng vật
tư, cũng như tình hình máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách
về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc tổ chức hoạt
động kinh doanh của Nhà máy, đồng thời có nhiệm vụ tham mưu cho Giám
đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn,

30
việc ký kết hợp đồng kinh tế, cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất, quản lý
kho hàng bến bãi và việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
- Phòng kế hoạch nông vụ: Có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc
về công tác thu mua nguyên liệu sắn củ tươi, đầu tư trồng mới mở rộng vùng
nguyên liệu, thu hồi công nợ đầu tư trồng mới, bán phân bón cho bà con nông
dân và có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu trong tương lai.
- Phòng kinh doanh: có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về tồn
trữ hàng tinh bột sắn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu tinh bột sắn và bán nội
địa, có chiến lược đầu tư mở rộng nhà máy.
- Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về
công tác tổ chức cán bộ, quản lý về lao động, tuyển sinh đào tạo kỹ thuật, giải
quyết các chính sách chế độ và tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt do vi phạm
nội quy cho công nhân, đảm bảo đời sống cho người lao động và bố trí lao
động sao cho phù hợp với trình độ và tình hình sản xuất.
- Phòng tài chính – Kế toán: Thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nhà máy, phản ánh một cách chính xác
và toàn diện về kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mà nhà máy đạt
được, cung cấp những thông tin cần thiết cho lãnh đạo, các bộ phận có liên
quan, giúp cho các nhà quản lý đề ra biện pháp tổ chức sản xuất kinh doanh
thích hợp.
- Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được
giao, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. Đây là bộ phận nòng cốt trong công
đoạn tạo ra sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật – KCS: Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, chất
lượng nguyên liệu, phụ tùng vật tư thay thế, kiểm tra quy trình sản xuất, nước
thải của Nhà máy.
3.1.3. Sản phẩm, vùng nguyên liệu, nguyên liệu đầu vào sản xuất, công
suất hoạt động

31
* Sản phẩm
Sản phẩm là các loại bao gói có định lượng 50kg.
* Vùng nguyên liệu của Nhà máy
Đến giai đoạn hiện nay, vùng nguyên liệu Nhà máy khai thác tương đối
ổn định và ngày càng mở rộng, ngoài một số vùng truyền thống Nhà máy tiếp
tục khai thác đến các vùng có tiềm năng về nguồn nguyên liệu, đặc biệt năm
nay Nhà máy đã mở rộng địa bàn đầu tư lên huyện Kỳ Sơn . Cụ thể các vùng
nguyên liệu Nhà máy khai thác:
- Huyện Thanh Chương.
- Huyện Nam Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc.
- Huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế phong.
- Huyện Tân Kỳ.
- Huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương dương ,Kỳ Sơn.
- Huyện Quỳnh Lưu
* Nguyên liệu đầu vào sản xuất
Nguồn nguyên liệu chính của Nhà máy là sắn tươi chủ yếu được hình
thành từ hai phương thức. Mua ngoài từ các hộ nông dân trồng sắn và phương
thức đầu tư vùng nguyên liệu của Nhà máy là tự tổ chức thuê đất và thuê nhân
công để trồng sắn nguyên liệu cho Nhà máy và tự tổ chức thu hoạch đưa về
Nhà máy. Nguồn nước được Nhà máy sử dụng cho quá trình sản xuất được
lấy từ sông Rào Gang và trước khi đưa vào quá trình sản xuất được xử lý qua
bằng phèn chua. Ngoài ra các nguyên liệu khác như bao bì đựng tinh bột sắn,
phèn chua, lưu huỳnh, chỉ khâu bao bì,… được mua tại các nhà cung cấp.
Các loại nguyên liệu sản xuất của Nhà máy được tính toán dựa trên định
mức sử dụng để sản xuất ra một tấn thành phẩm.

Bảng 3.2. Định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu của Nhà máy

32
I. Giai đoạn công suất Nhà máy 60 tấn SP/ngày

Đầu vào Đơn vị Định mức


Sắn củ tươi Tấn/tấn SP 4,41
Nước m3/tấn SP 27
Phèn chua kg/tấn SP 1
Lưu huỳnh kg/tấn SP 0,5
Điện Kwh/tấn SP 210
II. Giai đoạn công suất Nhà máy 120 tấn SP/ngày
Sắn củ tươi Tấn/tấn SP 4,3
Nước m3/tấn SP 24
Phèn chua kg/tấn SP 0,71
Lưu huỳnh kg/tấn SP 0,37
Điện Kwh/tấn SP 200
III. Giai đoạn công suất Nhà máy 180 tấn SP/ngày
Sắn củ tươi Tấn/tấn SP 3,9 – 4,2
Nước m3/tấn SP 21
Phèn chua kg/tấn SP 0,3
Lưu huỳnh kg/tấn SP 0,2
Điện Kwh/tấn SP 185
* Quy mô, công suất
Quy mô, công suất thiết kế 200 tấn/ngày. Do các dây chuyền sản xuất
đều là các máy móc thiết bị đã được đầu tư từ đầu dự án hiện đã qua sử dụng
và tu sửa nên làm thất thoát bột quá trình vận hành không được đảm bảo tuyệt
đối. Vì vậy công suất hoạt động hiện tại chỉ đạt 180 tấn/ngày.

3.1.4. Quy trình sản xuất hiện tại của Nhà máy
Quy trình sản xuất Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex được sản xuất
theo hình 3.2 sau:

33
Nhập nguyên liệu

Đường đi của nguyên liệu chính


Chặt cùi 1 Đường đi của bã, nước hồi lưu

Bóc vỏ

Rửa

Chặt cùi 2

Băm

Nghiền

Trích ly cấp 1 (100 m) Trích ly cấp 3 Trích ly cấp 4 Bã thải


(120 m) (150 m)

Trích ly cấp 2 (80 m)

Sàng cong (75 m)

Phân ly cấp 1
Nước thải

Phân ly cấp 2

Ly tâm

Sấy

Làm nguội

Rây Đóng gói

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sản xuất của Nhà máy

34
Giải thích quy trình:
Nhìn vào hình trên ta thấy quy trình sản xuất của nhà máy được chia
thành 6 công đoạn chính bao gồm: nạp liệu – nghiền, trích ly, tách dịch bào
và cô đặc sữa, ly tâm tách nước, sấy và làm nguội, đóng bao.
* Nạp liệu - nghiền
Sắn sau khi được thu hoạch được các xe vận tải đưa về nhà máy. Được
đưa qua bộ phận cân để xác định khối lượng trước khi đưa vào bãi tập trung
nguyên liệu. Sau khi vào bãi thì nhân viên KCS tiến hàng lấy mẫu để xác định
hàm lượng tinh bột nhằm tính giá thành sản phẩm của nguyên liệu.
Sau đó nguyên liệu được các xe xúc lật đưa sắn vào máy bóc vỏ nhờ vào
băng tải 1. Trên đường đi của băng tải 1 có bố trí công nhân nhặt tạp chất và gốc
củ sắn còn sót khi thu hoạch. Sau khi đã làm sạch sơ bộ, sắn được đưa vào lồng
bóc vỏ nhằm bóc vỏ lụa. Kết thúc quá trình này má võ gỗ, đất cát tạp chất rơi ra
ngoài qua khe hẹp giữa các thanh còn sắn tiếp tục đi qua thiết bị rửa.
Bể rửa được chia làm 4 ngăn. Nước rửa cũng được lấy từ nước hồi lưu
của máy phân ly. Tại đây dưới tác dụng của cánh khuấy làm cho sắn bị đảo
trộn, tăng ma sát giữa sắn với sắn, sắn với cánh khuấy và thân thiết bị nên vỏ
gốc tiếp tục bị tách ra. Cuối công đoạn rửa có phun nước sạch để rửa trước
khi vào máy chặt. Tạp chất theo ống dẫn ra ngoài hệ thống xử lý nước thải.
Nguyên liệu sau khi qua máy rửa củ thì bề mặt không còn dính đất và loại bỏ
được 70 – 80% lớp vỏ bên ngoài, đồng thời giảm bớt hàm lượng HCN có
trong củ sắn.
Sau khi ra khỉ bể rửa thì sắn được băng tải 2 đưa lên máy băm. Trên
đường đi có bố trí công nhân làm sạch lần nữa, nhằm loại bỏ tạp chất như kim
loại, cồi, đá sót lại tạo điều kiện cho máy băm và máy mài hoạt động tốt. Sắn
được đổ vào họng của máy băm, tại đây sắn được băm nhỏ với kích thước
khoảng 1-2cm bởi hệ thống các dao động và dao tĩnh.

35
Băm xong sắn được đưa xuống thùng phân phối. Bên trong thùng có
các cánh khuấy để đưa sắn xuống họng máy nghiền, dưới tác dụng của các
lưỡi dao hình răng cưa gắn trên trục và có bổ sung thêm nước để phá vỡ và xé
nhỏ cấu trúc tế bào chứa tinh bột làm mịn sắn, giúp cho tinh bột thoát ra triệt
để, nước được bổ sung lấy từ thùng chứa sữa hồi lưu. Sản phẩm sau khi
nghiền được chứa ở thùng chứa rồi bơm qua bộ phận trích ly.
* Trích ly
Hỗn hợp sau khi mài sẽ được bơm hút qua bộ phận trích ly thô gồm 16
máy trích ly chia làm 4 cụm. Dịch sữa dưới tác dụng của lực ly tâm, phần
dịch có kích thước nhỏ hơn lỗ lưới sẽ lọt qua lưới theo đường ống xuống các
thùng chứa sữa. Trong quá trình còn bổ sung thêm một lượng H 2SO3 nhằm
chống sự oxy hóa các hợp chất polyphenol đồng thời còn đình chỉ hoạt động
các vi sinh vật có trong dịch tinh bột. Tốc độ quay của máy trích ly là 1200
vòng/phút. Sau công đoạn này lượng xơ bã được tách bỏ hoàn toàn ra khỏi
sữa bột.
* Tách dịch bào và cô đặc sữa
Dịch sữa sau khi ra khỏi máy trích ly về thùng chứa được bơm cao áp vào
sàng cong để tách các tạp chất có kích thước lớn hơn hạt tinh bột sau đó được
bơm vào hệ thống phân ly.
Dịch sữa trước khi vào máy phân ly cấp 1 thì dịch sữa được đi qua hệ
thống lắng bằng cyclone để tách các tạp chất như cát, sỏi,… Rồi tiếp tục qua
bình lọc để loại bỏ các thành phần xơ còn sót trong quá trình trích ly. Khi dịch
sữa vào máy phân ly, dưới tốc độ quay rất lớn của hệ thống đĩa vào khoảng
4.500 – 5.000 vòng/phút. Do sự chênh lệch về khối lượng, các hạt tinh bột có
khối lượng lớn hơn nhân lực ly tâm văng ra thành máy và theo các pét phun ra
ngoài. Các thành phần có khối lượng nhỏ như dịch bào, protein di chuyển vào
trong trục theo đường ống đi ra ngoài. Quá trình phân ly tốt khi được bổ sung
thêm nước. Sản phẩm sau khi phân ly sẽ di chuyển xuống phía dưới theo các

36
pét phun ra ngoài và được chứa ở thùng sữa. Nồng độ của dịch sữa lúc này
đạt khoảng 9 – 10o Bolme. Tiếp đó nhờ bơm để bơm vào máy phân ly cấp 2.
Dịch sữa sau khi qua máy phân ly cấp 2 sẽ được chứa ở thùng, có nông độ 18-
20o Bolme. Thành phần chủ yếu của dịch sữa cuối này là tinh bột, nước và
một phần rất nhỏ là dịch bào, protein còn sót lại.
* Ly tâm tách nước
Khi cô đặc sữa bột xong. Lúc này sữa bột có nồng độ từ 18-20 0 Bolme, được
bơm cấp cho hệ thống máy ly tâm nhằm tách một phần nước tự do. Do nồng độ
dịch sữa có lượng tinh bột lớn nên rất dễ lắng. Do đó, bơm cấp sữa cho máy ly
tâm phải hoạt động liên tục để tránh hiện tượng sa lắng bột gây tắc đường ống.
Quá trình ly tâm diễn ra theo tuần tự: nạp sữa, sau khi đầy sữa, đóng van
cấp sữa, khi độ ẩm của bột còn lại khoảng 36-40% thì tiến hành cào bột. Dịch sữa
sau khi ly tâm mà vẫn còn lẫn một số dịch bào chưa được tách hết thì được bơm
ngược trở lại để tiếp tục phân ly.
* Sấy và làm nguội
Bột ẩm sau khi ly tâm có độ ẩm từ 32-35%, được băng tải đưa đến
thùng phân phối, thùng phân phối định lượng cho quá trình sấy. Thùng có lắp
một vít đánh tơi để tránh hiện tượng vón cục. Hệ thống sấy gồm có lò sấy, đầu
đốt, tháp sấy, các cyclone thu hồi bột, quạt hút và đẩy, máy vẩy bột, vít tải.
Quá trình sấy diễn ra trong vài giây để đảm bảo tinh bột không bị vón và
không bị cháy.
Sau khi bột được sấy được đưa chuyển đến hệ thống làm nguội. Không
khí trộn lẫn hơi nước, bột khô đi vào 2 cyclone khí nóng mắc song song. Dưới
tác dụng của lực ly tâm bột được lắng trên thành rồi rơi xuống đáy cyclone.
Phần không khí mang một số phần tử nhỏ cùng hơi nước đi vào ống giữa
cyclone và đi ra ngoài. Nhiệt độ của bột nguội dần. Bột được thu hồi ở đáy
nón cyclone.

37
* Đóng bao
Bột được các máy rây sàng lại, rơi xuống thùng chứa. Dưới thùng có
lắp vít phân phối để cung cấp cho các máy đóng bao khác nhau. Có hai máy
đóng bao. Máy đóng bao tự động với khối lượng mỗi bao là 50Kg và máy
đóng bao thủ công.
3.1.5. Các nguồn thải và phương pháp xử lý
Trong quá trình hoạt động nhà máy đã phát sinh ra các loại nguồn thải
chính và các biện pháp xử lý tương ứng được chỉ ra trong bảng 3.3:

38
Bảng 3.3. Các loại nguồn thải và biện pháp xử lý của nhà máy
Loại hình Nguồn gốc Thành phần Biện pháp xử lý
chất thải
Phát sinh từ hoạt động của 280 cán Chất thải hữu cơ, giấy vụn Được phân loại ngay từ đầu, vận
Sinh hoạt bộ, công nhân viên của nhà máy. các loại, nilon,nhựa,… chuyển đi chôn lấp theo đúng
quy định.

Phát sinh từ hoạt động bóc vỏ, nghiền, Vỏ sắn, xơ và bã sắn, bùn Được làm thức ăn gia súc hoặc
Sản xuất tách bã và mủ, hệ thống xử lý nước lắng sinh ra từ hệ thống xử phân vi sinh còn bao bì phế thải
Chất thải
thải. lý nước thải, bao bì phế được thu gom và bán tái chế.
rắn
thải
Quá trình bảo dưỡng, thay dầu các Dầu thải, giẻ lau dính dầu, Lưu giữ tại kho chứa CTNH.
Chất thải loại phương tiện vận tải và các máy bóng đèn neon, bông băng Sau đó được vận chuyển và xử
nguy hại móc, từ các đèn phục vụ chiếu sáng kim tiêm,… lý theo đúng quy định.
cho sinh hoạt và sản xuất, hoạt động
khám, chữa bệnh của phòng y tế.
Phát sinh từ nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà SS, BOD, COD, N, P và Được thu gom và xử lý sơ bộ
Sinh hoạt bếp. các vi sinh vật. bằng các hệ thống bể tự hoại.
Sau đó được đưa vào hệ thống
thoát nước chung của nhà máy.

39
Nước mưa BOD, COD, SS, dầu mỡ Xây dựng hệ thống mương thoát
chảy tràn và các tạp chất khác. nước mưa chảy tràn.
Nước thải

Chủ yếu phát sinh từ công đoạn rửa, Chất lơ lửng, chất hữu cơ Tuần hoàn lại từ quá trình trích
Nước thải nghiền, phân ly, ngoài ra còn một cao, pH thấp, ngoài ra còn ly cho quá trình rửa phần còn lại
sản xuất lượng nước rửa máy móc thiết bị, vệ có các chất khó hoặc chậm được đưa vào hệ thống xử lý
sinh nhà xưởng. chuyển hóa như: mủ, xơ nước thải.
sắn, pectin,…
Khí thải Phát sinh từ các thông sử dụng trong CO2, CO, SO2, Bụi. Sử dụng vòi phun để tưới ẩm
giao thông khu vực trên tuyến đường nội bộ của nhà
Khí thải máy.
Khí lò hơi Quá trình đốt than CO2, SO2, bụi.
Khí nóng Quá trình làm nguội sản phẩm
Tiếng ồn Do hoạt động của các loại máy móc Trồng cây xanh xung quang khu
thiết bị phục vụ sản xuất vực sản xuất.

40
* Chất thải rắn
Qua bảng 3.3, ta thấy các loại chất thải rắn bao gồm 3 loại chính là chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại trong đó thì
lượng chất thải rắn sản xuất chiếm phần lớn.
Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt
của cán bộ, công nhân viên của nhà máy. Thành phần chủ yếu gồm các chất
thải hữu cơ, giấy vụn các loại, nilon, nhựa,…Tổng khối lượng chất thải sinh
hoạt hàng ngày phát sinh ước tính khoảng 96kg/ ngày.
Chất thải rắn sản xuất bao gồm: vỏ, cùi sắn, xơ, bã sắn, bao bì phế thải
được phát sinh trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có
lượng bùn lắng được sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải.
Với công suất 180 tấn/ngày của Nhà máy thì lượng chất thải sinh ra
trong 1 ngày của nhà máy rất lớn. Mỗi ngày trung bình Nhà máy thải ra
13.800 kg vỏ gỗ, 2.300kg vỏ củ và khoảng 24.700 kg bã thải. Với lượng chất
thải sinh ra rất lớn như thế này nếu không được thu gom và xử lý thì quá trình
phân hủy các chất hữu cơ sẽ sinh ra các khí SO 2, H2S,… gây mùi hôi thối và
làm ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra còn có chất thải nguy hại bao gồm: dầu thải, giẻ lau dính dầu,
bóng đèn neon, bông băng kim tiêm,... Nguồn thải này có khối lượng không
đáng kể.
Với một lượng lớn chất thải rắn như thế này, Nhà máy cần có biện pháp
giảm thiểu tại nguồn, thu gom và xử lý phù hợp đối với từng loại chất thải để
không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
* Nước thải
Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất
hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Lượng
thải trung bình khoảng 30m3/ngày.Thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt
và xử lý sơ bộ bằng các hệ thống bể tự hoại.

41
Nước mưa chảy tràn:Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy
tràn bao gồm: BOD, COD, SS, dầu mỡ và các tạp chất khác.Thành phần các
chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn bao gồm: BOD, COD, SS, dầu mỡ và
các tạp chất khác
Nước thải sản xuất: được sử dụng nhiều nhất ở công đoạn rửa và ly tâm
tách bã. Lượng nước thải ra môi trường chiếm khoảng 80-90% lượng nước sử
dụng. Thành phần chủ yếu của nước thải sản xuất: Chất lơ lửng, chất hữu cơ
cao, pH thấp, ngoài ra còn có các chất khó hoặc chậm chuyển hóa như: mủ,
xơ sắn, pectin,… nước thải được sinh ra từ các quá trình:
- Bóc vỏ, nghiền, ép bã: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alcaloid,
protein, xenluloza, pectin,đường, tinh bột,…Đây là nguồn chính gây ô nhiễm
nước thải thường dao động trong khoảng 20-25 m 3/tấn nguyên liệu chứa SS,
BOD, COD rất cao.
- Lắng trích ly: chứa tinh bột, xen luloza, protein thực vật, ligin, cyanua
do đó có SS, BOD, COD rất cao, pH thấp.
- Rửa máy móc, thiết bị nhà xưởng: có chứa dầu máy, SS, COD.
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất kéo theo các chất cặn bã,
rác thải, bụi.
Chất lượng nước thải của nhà máy từ quá trình sản xuất có pH dao động
từ 3,5-5,5 BOD dao động từ 7.400 – 11.000 mg/l, COD từ 13.000- 17.000
mg/l, SS từ 1.200-2.600 mg/l, CN- từ 3,5-5,8 mg/l, SO42- từ 79-99 mg/l. Điều
này cho thấy chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn môi trường theo QCVN
40:2011/BTNMT. Vì vậy xử lý nước thải là một việc làm không thể thiếu đối
với doanh nghiệp này. Cũng từ đây mà Nhà máy đã áp dụng các biện pháp xử
lý nước thải sau:
Nước thải từ các quá trình sản xuất được tuần hoàn lại một phần còn lại
được đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

42
Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy được thiết kế với nhiều phương
pháp kết hợp với nhau như: phương pháp cơ học, hóa lý và sinh học.
Do đặc tính ô nhiễm của dòng thải khác nhau nên hiện nay nước thải của
Nhà máy được phân thành 2 luồng.
- Nước thải 1 (Nước thải từ quá trình chế biến tinh bột).
- Nước thải 2 (Nước rửa củ và nước vệ sinh).
Có thể mô tả hệ thống xử lý nước thải bằng hình dưới đây:
Khí
Biogas

Song chắn rác


2 bể Bể điều Bể trộn Bể
Nước thải 1
lắng cát hòa hóa chất UASB

Song chắn rác


Hồ yếm Khí
Nước thải 2 2 bể khí Biogas
lắng cát

Hồ sinh
học 1

Hồ sinh
học 2

Hồ
hiếu khí

Sông Hồ sinh Hồ sinh Hồ sinh Hồ sinh


học 4
Rào Gang học 7 học 6 học 5

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất sạch hơn

43
* Song chắn rác
Song chắn rác nhằm giữ lại các chất rắn thô như: vỏ sắn, cùi sắn, lá cây,..
trước khi đưa vào hệ thống xử lý.
* Bể lắng cát:
Thường được thiết kế để tách các chất vô cơ không tan ra khỏi nước thải
như đất, cát, bùn rửa củ, một số chất thải nổi và bọt thải sinh ra bởi nhà máy,
giúp cho hệ thống đường ống không bị tắc nghẽn và các bơm nước thải không
bị cát, sỏi bào mòn. Nước thải sau bể lắng được đưa vào bể điều hòa.
* Bể điều hòa:
Nước thải sau khi qua bể lắng được đưa vào bể điều hòa tại đây xảy ra
quá trình phân hủy Hydro và axit hóa, tạo ra các axit hữu cơ làm cho pH giảm
(4-4,5). Bể điều hòa này được khuấy nhẹ (bởi máy khuấy chìm). Nước thải
tinh bột sắn có pH thấp, muốn xử lý tốt bằng phương pháp sinh học ta cần
tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH nằm trong khoảng 6,5-8,5. Quá trình
trung hòa có thể thực hiện bằng cách trộn dòng thải có tính axit với dòng thải
có tính kiềm hoặc bổ sung các hóa chất: NaOH, NaHCO3, Ca(OH)2,…
* Bể UASB:
Nước thải vào hệ thống bể UASB thông qua hệ thống phân phối ở đáy
bể. Trong bể UASB có lắp một thiết bị" tách 3 pha" ở phía trên. Nước thải
dâng lên xuyên qua một đệm bùn kỵ khí có hoạt tính Mêtan đã được nuôi cấy
phát triển ( gọi là đệm bùn) và thiết bị " tách 3 pha" bên trong đặt ở trên đỉnh
bể UASB, thiết bị này làm cho hỗn hợp nước thải sẽ tách ra thành nước sạch,
khí sinh học và bùn. Bùn được hoàn lưu trở lại bể UASB để có sự khuấy trộn
đều trong đệm bùn và khống chế tốc độ dòng chảy thích hợp. Nước thải sau
khi xử lý qua bể UASB lượng COD, BOD thấp và sẽ được xứ lý hết qua bể
Aerotank.

44
* Bể Aerotank:
Máy khuấy sục nước được lắp vào bể Aerotank, oxy có trong không khí
sẽ được hoà tan vào nước thải trong quá trình sục này. Một phần bùn hoạt tính
được tuần hoàn trở lại để đảm bảo duy trì vi sinh vật trong bể Aerotank.
* Hồ yếm khí thu hồi Biogas:
Là hồ được phủ kín toàn bộ bề mặt tạo thành một bề kín và nước thải
trong bể được xử lý theo công nghệ kỵ khí. Nhờ quá trình phân hủy của các vi
sinh vật kỵ khí trong bể, các chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy sinh ra
khí metan và lượng khí này thu lại theo hệ thống đường ống dẫn vào Nhà máy
làm nhiên liệu cung cấp cho lò hơi. Nước thải vào hồ yếm khí bao gồm nước
thải rửa củ, nước thải ra từ bể UASB. Thành phần sinh biogas trong hồ yếm khí
chủ yếu là rác, vỏ lụa,vụn sắn và một phần COD chưa xử lý hết tại bể UASB.
* Các hồ sinh học:
Nước thải sau khi qua hồ yếm khí sẽ cho ra hệ thống các hồ sinh học có
nuôi bèo tây để hút các chất dinh dưỡng, lắng lọc các chất lơ lửng và oxi hóa
các chất còn lại trong nước thải giúp cho nước thải đầu ra đạt chất lượng tốt
hơn. Nước trong các hồ di chuyển theo đường gấp khúc và qua nhiều hồ nên
giúp kéo dài được thời gian lắng lọc của nước.
* Thu hồi khí biogas:
Khí biogas sinh ra từ hồ yếm khí và bể UASB sẽ được thu hồi vào đường
ống thu khí chung của hệ thống. Khí thu được sẽ theo đường ống chính vào lò
hơi đốt để sấy tinh bột, từ đường ống gas chính được lắp thêm đường ống gas
phụ cung cấp cho nồi hơi, đốt để gia nhiệt cho hệ thống xử lý nước thải. Trước
khi sử dụng thì khí biogas phải được cho qua hệ thống tách cặn và lắng nước.
Nước thải sau khi được xử lý được đổ sông Rào Gang
Nhìn chung đây là hệ thống xử lý đạt hiệu quả tương đối cao (75-85%)
các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, pH,…

45
* Khí thải
Bên cạnh khí thải lò hơi, một vấn đề khí thải khác của nhà máy sản xuất
tinh bột sắn là mùi hôi. Mùi hôi được hình thành do sự phân hủy của tinh bột
sắn và các chất hữu cơ. Các chất này có trong bã thải, lưu đọng trong các thiết
bị sản xuất và khu vực nhà xưởng. Nước thải lưu trữ trong hồ bị phân hủy
yếm khí cũng gây ra mùi hôi thối và khó chịu đối với công nhân làm việc
trong phân xưởng và người dân các khu vực lân cận.
Các nguồn phát sinh ra khí thải gồm:
- Bã thải rắn, hồ xử lý nước thải yếm khí sinh ra khí: CH4, H2S.
- Lò hơi, phương tiện chuyên chở: sinh khí NOx, SOx, CO, CO2, HC.
- Khu vực sấy và đóng bao sinh ra nhiều bụi.
- Kho chứa nguyên liệu sắn củ có nhiều bụi đất cát, vi sinh vật.
- Bãi nhập nguyên liệu, than, dây chuyền nạp liệu, kho chứa nguyên liệu
có bụi đất cát.
Các loại hình chất thải này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến các thiết bị như sự có mặt của SOx, NOx trong không khí nóng
ẩm làm tăng cường ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công
trình xây dựng.
3.2. Hiện trạng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn
3.2.1. Dây chuyền công nghệ cũ
Từ năm 2008 trở lại trước (trước khi áp dụng SXSH) Nhà máy chế biến
tinh bột sắn Intimex Thanh Chương sản xuất theo quy trình công nghệ được
thể hiện tại hình 3.4:

46
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền sản xuất trước SXSH của nhà máy.
Thuyết minh quy trình:
Nguyên liệu sau khi nhập được chuyển đến bộ phận tiếp nhận. Tại đây
nguyên liệu được các nhân viên cân và kiểm tra hàm lượng tinh bột sau đó
đem đến máy bóc vỏ. Nguyên liệu sau khi ra khỏi máy bóc vỏ được loại bỏ
một lượng lớn các tạp chất đất, cát, vỏ gỗ bên ngoài sau đó được trực tiếp đưa
vào bồn rửa củ. Nước thải sau quá trình rửa đưa ra hồ chứa nước thải số 1 rồi

47
được đưa ra nhà máy xử lý nước thải. Sắn sau khi được rửa sạch sẽ được vào
máy nghiền. Để máy nghiền hoạt động tốt người ta bổ sung thêm nước sạch.
Sản phẩm sau quá trình nghiền là hốn hợp bã và dịch chứa tinh bột. Sau đó
hỗn hợp này được đưa vào cụm tách bã số 1 và cụm tách bã số 2. Nước thải
sau quá trình tách bã được dẫn đến nhà máy xử lý nước thải để xử lý còn bã
được đưa về sân chứa bã. Lượng bã sắn này được đóng gói và bán cho các cơ
sở làm thức ăn chăn nuôi. Dịch sữa sau khi được tách bã được đựng trong
thùng đựng dịch liệu và sau đó được đưa vào máy li tâm tách mủ số 1. Tại đây
mủ và một phần bã còn trong dịch được tách ra khỏi dịch sau đó dịch này
được đựng trong thùng chứa số 1. Dịch trong thùng chứa số 1 tiếp tục được
đưa vào máy li tâm tách mủ số 2, dịch sau khi được tách mủ được đưa đến
máy tách nước và sấy thành phẩm. Nước thải sau máy li tâm tách mủ số 2
được đưa vào nhà máy xử lý nước thải để xử lý còn nước thải sau quá trình
tách nước được quay trở lại thùng chứa số 1. Sau đó tinh bột được sấy khô
làm nguội và đóng bao bảo quản.
3.2.2. Hiện trạng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn
Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến năm 2008 Nhà máy đã hoạt động
theo dây chuyền công nghệ cũ với các loại máy móc thiết bị hoạt động xuống
cấp lạc hậu dấn đến tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu đồng thời gây ra ô
nhiễm môi trường. Nhận thấy được nhiều vẫn đề bất cập như vậy từ năm
2009 Nhà máy đã áp dụng các giải pháp SXSH vào trong quá trình sản xuất.
Các giải pháp SXSH được thể hiện ở bảng 3.4:

48
Bảng 3.4. Các giải pháp sản xuất sạch hơn của Nhà máy
Giải pháp Thời gian áp dụng Phạm vi áp dụng
Quản lý nội vi 2009 Công đoạn nhập nguyên liệu đầu
vào quá trình sản xuất
Thay đổi nhiên liệu 2010 Nhiên liệu đốt lò hơi

2009 Dây chuyền sản xuất 120 tấn/ngày


Thay đổi công
2012 Dây chuyền sản xuất 180 tấn/ngày
nghệ
2009 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải

2009 Tái sử dụng lại nước từ quá trình


tách chiết cho quá trình rửa
2010 Xây dựng phân xưởng sản xuất
phân vi sinh từ vỏ, cùi sắn
Tuần hoàn tận thu 2010 Xây dựng hệ thống sấy vắt bã liên
và tái sử dụng hoàn
2010 Xây dựng hệ thống biogas để phát
điện

* Giải pháp quản lý nội vi


Từ năm 2009 nhà máy đã áp dụng các giải pháp SXSH nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cụ thể là
kiểm soát lượng tạp chất như đất, cát,… lẫn vào trong sắn nguyên liệu, loại
bỏ bớt lượng tạp chất bẩn bám vào vỏ củ trước khi cho vào hệ thống rửa, bóc
vỏ. Nhờ đó mà lượng nước rửa giảm đi đáng kể đồng thời cũng bảo vệ được
máy móc thiết bị tốt hơn. Ngoài ra Nhà máy còn lắp đặt các đồng hồ đo
nước tại các vị trí sản xuất để kiểm soát lượng nước sử dụng.

* Giải pháp thay đổi nguyên liệu lò hơi

49
Trước khi thực hiện giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí
kết hợp thu hồi meetan thì nhiên liệu đốt chính được sư dụng để cung cấp
nhiệt cho hoạt động của nồi hơi phục vụ cho mục đích sấy khô của nhà máy là
than với công nghệ cũ và lạc hậu gây nên tổn thất nhiều năng lượng , tiêu tốn
nhiều nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường.
Trong giai đoạn 2 ( từ tháng 10/2009) thực hiện sản xuất sạch hơn nhà
máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cộng với hệ thống Biogas. Hiện
nay Nhà máy đang sử dụng lò hơi đốt bằng khí biogas của Đan Mạch thay thế
lò đốt hoàn toàn bằng than như trước đây. Với giải pháp này vừa mang lại
hiệu quả kinh tế vừa tăng hiểu quả xử lý nước thải và tăng chất lượng môi
trường cho nhà máy.
* Giải pháp thay đổi công nghệ
Từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay Nhà máy đã 2 lần thay đổi công
suất nâng công suất từ 60 tấn SP/ngày lên đến 120 tấn SP/ngày vào năm 2009
và nâng công suất từ 120 tấn SP/ngày lên 180 tấn SP/ ngày vào năm 2012. Từ
năm 2012 Nhà máy đã áp dụng dây chuyền sản xuất của liên doanh Thái-Đức
với các máy móc thiết bị hoạt động êm dịu, độ bền cao và hiệu suất thu hồi
tinh bột lớn thay cho các thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc và trong nước như
trước đây với hệ thống thu hồi tinh bột không cao gây ra thất thoát nhiều
nguyên nhiên liệu.
Hiệu quả mà giải pháp thay đổi công nghệ mang lại: chất lượng sản
phẩm được nâng cao thể hiện thông qua các chỉ tiêu: độ trắng, tạp chất xơ,
hàm lượng tinh bột,…
Việc thay đổi công nghệ đã tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu sắn tươi
đầu vào. Bên cạnh đó việc thay đổi các máy thiết bị công nghệ đã cũ, hoạt
động kém chất lượng gây tốn kém về điện cũng như nước giúp công ty mang
lại lợi ích kinh tế nhiều hơn. Vấn đề môi trường được cải thiện.
Hệ thống xử lý nước thải

50
Thực trạng tình hình khi chưa tiến hành SXSH: Nước thải của nhà máy
chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, từ quá trình sản xuất
tinh bột sắn xả ra từ hai nguồn:
- Nước thải từ quá trình rửa củ.
- Nước thải từ quá trình chế biến tinh bột
Trong đó nước thải từ quá trình rửa củ bị nhiễm bẩn chủ yếu đất, cát và
hàm lượng chất hữu cơ cao.
Trong khi đó nước thải từ quá trình chế biến tinh bột có hàm lượng chất
hữu cơ và vô cơ rất cao thể hiện qua hàm lượng chất rắ lơ lửng (SS), các chất
dinh dưỡng chứa N, P, K, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh hóa học (BOD), nhu
cầu oxy hóa học (COD), độ màu,… với nồng độ rất cao, vượt nhiều lần so với
tiêu chuẩn môi trường. Nước thải được sinh ra từ các công đoạn sản xuất
chính sau đây:
+ Bóc vỏ, mài củ, ép bã: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alcaloid, antoxian,
protein, xenluliza, pectin, đường và tinh bột. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm
nước thải.
+ Lắng trích ly: chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin và cyanua.
Đặc biệt trong nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn chứa axit
HCN là một dạng axit có trong vỏ sắn. Khi chưa được đào lên, trong củ sắn
không có HCN ở dạng tự do mà ở dạng glucozit. Sau khi được đào lên trong
môi trường axit sẽ bị phân hủy tạo thành axit xyanuahydric. Axt này gây độc
toàn thân cho người. Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng
buồn nôn. Nồng độ HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, hoa mắt, co
giật, tim ngừng đập và tử vong.
Trong sản xuất, HCN tồn tại trong nước thải phản ứng với với sắt tạo
thành sắt cyanua có màu xám. Nếu không được tách nhanh, HCN sẽ ảnh
hưởng tới màu của tinh bột và màu của nước thải.

51
Trước khi chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì vấn đề nước thải
là một vấn đề nhức nhối. Do hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải rất là cao
cho nên nếu không xử lý kịp thời sẽ phân hủy gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng
đến con người và môi trường xung quanh nhà máy. Để giải quyết vấn đề đó từ
năm 2009 nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải kết hợp với hệ
thống Biogas thì tình trạng ô nhiễm do nước thải đã được cải thiện đáng kể.
Từ khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nhà máy đã nghiêm túc thực hiện
các cam kết trong lĩnh vực bảo vệ môi trường về mặt pháp lý cũng như đảm
bảo chất lượng nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn.
* Giải pháp tuần hoàn tận thu và tái sử dụng
- Tái sử dụng lại nước từ quá trình tách chiết cho quá trình rửa
Để sản xuất 1 tấn sản phẩm nhà máy cần phải dùng đến 24m 3 nước vì
thế lượng nước cần cho quá trình sản xuất là rất lớn. Từ năm 2009 Nhà máy
tinh bột sắn Intimex đã thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước như: tái sử
dụng nước của quá trình rửa chứa ít tạp chất và tuần hoàn lại một phần lượng
nước từ quá trình ly tâm tách nước cho quá trình rửa. Ngoài ra thì nhà máy
còn sử dụng hệ thống vòi phun để vệ sinh rửa máy móc thiết bị. Nhờ vào giải
pháp này mà nhà máy đã tiết kiệm được 15% tổng lượng nước sử dụng mỗi
năm.
- Xây dựng phân xưởng sản xuất phân vi sinh từ vỏ, cùi sắn
Hàng năm Nhà máy nhập hàng trăm nghìn tấn sắn tươi do vậy lượng cùi
sắn và vỏ sắn thải ra rất là lớn. Lượng cùi sắn và vỏ săn này có hàm lượng
chất hữu cơ rất là cao nên nếu không đươc xử lý sẽ rất nhanh bị phân hủy gây
ra mùi thối không những trong khu vực nhà máy mà còn cả khu vực xung
quanh. Tận dụng nguồn thải có chất hữu cơ cao này từ năm 2010 Nhà máy đã
tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ
và cùi thải. Từ việc đầu tư cho hệ thống này đã đem lại cho Nhà máy nhiều
lợi ích về kinh tế cũng như về môi trường.

52
- Xây dựng hệ thống sấy vắt bã liên hoàn
Bã sắn sau khi ra khỏi máy trích ly vẫn còn một lượng nước rất lớn.
Lượng bã sắn này sau khi ra khỏi quy trình sản xuất sẽ được đóng bao và bán
cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên mỗi ngày Nhà máy sản xuất ra hàng trăm tấn
tinh bột sắn nên lượng bã thải rất là lớn trong khi đó lượng bán ra lại ít dẫn
đến việc tồn đọng bã sắn là điều không thể tránh khỏi. Một khi lượng bã sắn
không được tiêu thụ sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường do
nước trong bã sắn chảy ra. Chính vì điều này mà năm 2010 Nhà máy đã tiến
hành xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống sấy vắt bã liên hoàn. Lượng bã
thải sau khi sản xuất được đưa vào hệ thống vắt bã tại đây bã được nén ép trở
về dạng ẩm sau đó được sấy khô khi đạt độ ẩm từ 13-15% thì được đóng bao
và bán làm thức ăn chăn nuôi. Còn lượng nước được ép ra từ bã được đưa về
hệ thống tách nước để thu hồi tinh bột.
- Tận thu tinh bột từ bã sắn
Bã sắn chiếm 40% nguyên liệu sắn tươi, sau khi ly tâm bã sắn còn chứa 7%
lượng tinh bột. Do đó Nhà máy đã tiến hành tận thu lượng tinh bột còn sót lại trong
bã sắn bằng cách dùng nước sạch thu hồi bằng cách rửa bã và ly tâm tách nước.
- Xây dựng hệ thống biogas để phát điện
Nước thải ngành tinh bột sắn có hàm lượng hữu cơ cao, có thể áp dụng
xử lý yếm khí để sinh ra khí biogas. Khí từ hệ thống xử lý nước thải yếm khí
thường chứa khoảng 60% khí metan CH 4. Do đó nhà máy đã tận dụng thu hồi
và sử dụng khí gas này làm nhiên liệu cho lò hơi để phục vụ quá trình sản
xuất cụ thể trong quá trình sấy sản phẩm. Lượng gas dư thừa còn dùng để
chạy máy phát sản xuất điện. Chính nhờ việc thực hiện giải pháp này đã làm
cho nhà máy tiết kiệm được một lượng lớn than và dầu trong sản xuất.
3.2.3. Quy trình công nghệ mới của Nhà máy
Sau khi áp dụng các giải pháp SXSH quy trình sản xuất của Nhà máy
được thể hiện trong hình 3.5

53
Hình 3.5. Quy trình công nghệ mới của Nhà máy

54
Thuyết minh quy trình:
Xe chở sắn vào nhà máy được cho qua trạm cân ở trước phòng KCS để
cân khối lượng nguyên liệu. Sau khi đi qua trạm cân, sắn sẽ được tập trung ở
bãi chứa nguyên liệu. Sau khi vào bãi thì nhân viên KCS tiến hành lấy mẫu để
xác định hàm lượng tinh bột nhằm tính giá thành sản phẩm của nguyên liệu.
Sau đó nguyên liệu được các xe xúc đưa vào phễu nạp liệu, sắn từ phễu
sẽ được băng tải chuyền đến máy chặt cùi sau đó được chuyển vào máy bóc
vỏ. Tại đây vỏ gỗ và các lớp đất cát bẩn bám bên ngoài củ sắn sẽ được loại bỏ
đáng kể. Sau khi chặt cùi và bóc vỏ sắn tiếp tục qua buồng rửa.
Sắn sau khi qua buồng rửa lớp vỏ lụa và bùn đất đã được làm sạch và
theo hệ thống băng tải đến máy băm rồi tiếp tục tới máy nghiền. Sắn sau khi
ra khỏi máy nghiền trở thành hỗn hợp dịch sữa gồm: bã, bột và nước chảy vào
các thùng chứa.
Dịch sữa sẽ được phân phối vào các máy tách bã, bã được vận chuyển đến
máy vắt bã liên hoàn. Tại đây bã sắn được nén ép ép hết lượng nước có trong bã
thải đến khi đạt độ ẩm 13-15% thì sấy khô và đóng bao để bán làm thức ăn chăn
nuôi còn nước sẽ được đưa về hệ thống tách nước để thu hồi tinh bột.
Dịch sữa sau khi tách bã sẽ được bơm vào thiết bị trích ly tách mủ. Nước
thải mủ sẽ theo hệ thống ống dẫn ra ngoài mương xử lý nước thải. Dịch sữa sau
khi qua thiết bị trích ly tách mủ sẽ được cho vào bồn khấy để phân ly, sau đó cho
vào thiết bị ly tâm tách nước. Tại đây tinh bột được tách ra khỏi dịch sữa.
Tinh bột ẩm tiếp tục cho vào hệ thống sấy và hệ thống làm nguội, sau đó
sẽ được quạt hút trong đường ống và rơi xuống ở các vít gom, tiếp tục đưa
xuống bộ phận rây để loại bỏ bột không đạt tiêu chuẩn rồi đóng gói sản phẩm.

55
3.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp sản xuất sạch hơn
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trước và sau khi áp dụng SXSH
Định mức nguyên nhiên liệu để sản xuất ra 1000kg sản phẩm trước và
sau khi áp dụng SXSH được thể hiện ở bảng 3.5:
Bảng 3.5. Nguyên nhiên vật liệu để sản xuất 1000 kg tinh bột sắn trước và
sau khi thực hiện các giải pháp SXSH

Nguyên Tăng(+)
Đơn vị Trước SXSH Sau SXSH
nhiên liệu giảm(-)
Sắn tươi kg 4410 4100 -
Điện kWh 210 185 -
Nước m3 27 21 -
Phèn chua kg 1 0,3 -
Lưu huỳnh kg 0,5 0,2 -
Than đá kg 40 10 -
Chỉ khâu bì kg 0,4 0,4 0
Bao bì cái 20 20 0

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy sau khi áp dụng SXSH thì định mức của các
loại nguyên, nhiên liệu sau SXSH đều giảm so với trước SXSH. Đối với
nguyên liệu sắn tươi giảm từ 4410 kg/tấn SP xuống còn 4100 kg/tấn SP. Do
tận thu được lượng khí biogas nên lượng than đá sử dụng giảm đi đáng kể từ
40 kg/tấn SP xuống còn 10 kg/tấn nên giảm được một lượng lớn khí thải và
lượng xỉ than thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó các loại hóa chất sử dụng
trong công đoạn sản xuất cũng được sử dụng hiệu quả hơn lượng sử dụng
được giảm đi từ 1 kg/ 1 tấn sản phẩm xuống còn 0,3 kg/ 1 tấn sản phẩm đối
với phèn chua và 0,5 kg/ 1 tấn sản phẩm xuống còn 0,2 kg/ 1 tấn sản phẩm
đối lưu huỳnh. Nhu cầu sử dụng điện và nước để sản xuất 1 tấn sản phẩm sau
SXSH đều giảm so với trước SXSH.

56
Việc tiết kiệm được các loại nguyên, nhiên liệu vừa mang lại hiệu quả
kinh tế vừa mang lại hiệu quả môi trường cho Nhà máy.
* Những tồn tại của dây chuyền sản xuất cũ
- Trang thiết bị
Các thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc, thiết bị hoạt động xuống cấp, lạc
hậu, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, hiệu suất thu hồi tinh bột không cao.
Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học, lắng và sinh học.
- Chất lượng sản phẩm.
-Từ tình trạng thiết bị ảnh hưởng lớn tới công nghệ sản xuất và chất
lượng sản phẩm dẫn đến chất lượng sản phẩm nổi lên một số vấn đề như sau:
+Độ trắng của tinh bột còn thấp.
+Tạp chất trong tinh bột còn nhiều.
+Hàm lượng tinh bột còn thấp.
- Tiêu hao nguyên vật liệu:
Sử dụng nguyên nhiên liệu hóa chất với định mức lớn như: sắn củ, phèn
chua, lưu huỳnh, điện, nước, than đá,…
Các tồn tại trên dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao do chi phí cho nguyên
liệu đầu vào lớn và hiệu suất thu hồi tinh bột không cao. Ngoài ra còn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh do hệ thống xử lý nước thải
xử lý chưa triệt để.
* Ưu điểm của dây chuyền sản xuất mới
Sau khi thay đổi dây chuyền sản xuất có nguồn gốc từ liên doanh Thái –
Đức thì toàn bộ tồn tại của dây chuyền cũ đã không còn.
- Trang thiết bị: các thiết bị được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Thái
Lan và cộng hòa liên bang Đức với máy móc hoạt động êm dịu, độ bền cao,
hiệu suất thu hồi tinh bột cao. Ngoài ra Nhà máy còn đầu tư các thiết bị máy
vắt bã liên hoàn để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết bị sản xuất phân vi sinh
và hệ thống biogas được nhập khẩu từ Đan Mạch. Nhờ các trang thiết bị trên

57
mà Nhà máy đã tận thu được lượng tinh bột còn sót lại trong bã sắn và tận
dụng được khí biogas để cung cấp cho hệ thống phơi sấy.
- Chất lượng sản phẩm tinh bột được nâng cao thể hiện qua các chỉ tiêu:
+pH: 5-7.
+Độ ẩm : Max 12%.
+Độ trắng: Max 40 ppm.
+Tạp chất xơ: Min 96%.
+Hàm lượng tinh bột: Min 96%.
+Độ dẻo: 700 BU.
+Độ tro: Max 0,1%.
- Về công suất: hiện tại Nhà máy đang sản xuất với dây chuyền 180 tấn
SP/ ngày trước khi áp dụng SXSH với công suất 60 tấn SP/ ngày với dây
chuyền công nghệ lạc hậu hiệu quả thu hồi tinh bột không cao dẫn đến thất
thoát nguyên liệu làm ô nhiễm môi trường.
- Năng lượng điện: việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người công
nhân trong quá trình vận hành, sử dụng tiết kiệ điện và thay thế các thiết bị
tiết kiệm điện đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trước và sau khi áp dụng SXSH
Từ khi áp dụng các giải pháp SXSH Nhà máy đã thu lại lợi nhuận từ các
giải pháp:
Tái sử dụng lại nước từ quá trình tách chiết cho quá trình rửa. Để sản
xuất 1 tấn sản phẩm thì Nhà máy cần 24 m 3 nước. Như vậy năm 2015 nhà
máy sản xuất ra đượ 36.512 tấn sản phẩm thì cần 876.288 m 3 nước. Nhờ quá
trình tái sử dụng nước nhà máy đã tiết kiệm được 15% lượng nước sử dụng.
Như vậy qua giải pháp này Nhà máy đã tiết kiệm đươc: 876.288*15%*2000 =
262.886.400 (đồng).
Tận thu tinh bột từ bã sắn. Bã sắn chiếm 20% nguyên liệu sắn tươi, sau
khi ly tâm bã sắn còn chứa 7% lượng tinh bột trong bã sắn. Trong 7% lượng

58
tinh bột này thì nhà máy chỉ thu lại được 5%. Do đó trong năm 2015 nhà máy
đã chế biến 142.397 tấn sắn tươi. Như vậy lượng tinh bột được thu hồi lại:
142.397*20%*7%*5% = 99,7 (tấn)
Giá cho 1 tấn tinh bột sắn hiện nay là 12 triệu đồng/ tấn. Do đó nhà máy tận thu
lượng tinh bột đã tiết kiệm được: 99,7*12.000.000 = 1.196.400.000 (đồng)
Xây dựng phân xưởng sản xuất phân vi sinh từ vỏ và cùi sắn. Hàng
năm công ty sản xuất được 1200 tấn phân vi sinh với giá 800.000 đồng/ tấn
thì lợi nhuận thu được trong 1 năm là: 1200*800.000 = 960.000.000 (đồng)
Thiết bị vắt bã liên hoàn để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Mỗi năm nhà
máy đã tận dụng bã sắn thu được trong quá trình sản xuất để vắt ép sấy khô
tạo nên thức ăn khô bán cho các hộ chăn nuôi. Trung bình mỗi năm nhà máy
sản xuất ra được 3000 tấn thức ăn chăn nuôi dạng khô mỗi tấn thức ăn dạng
khô bán ra thị trường với giá 1.200.000 đồng/ tấn. Như vậy lợi nhuận nhà
máy thu được từ giải pháp này là: 3000*1.200.000 = 3.600.000.000 (đồng)
Thay hệ thống sấy từ than đá và dầu sang bằng khí biogas nhà máy đã
tiết kiệm được: 30*1300 * 36.512,2 = 1.423.975.800(đồng)
Tổng lợi nhuận mà nhà máy thu được trong một năm được thể hiện
trong bảng 3.6:
Bảng 3.6. Lợi nhuận thu được từ các giải pháp SXSH
Giải pháp Lợi nhuận trên Tổng lợi nhuận
năm (đồng/năm) (đồng/năm)
Hệ thống tuần hoàn nước 262.886.400 7.443.262.200

Thu hồi tinh bột từ bã sắn 1.196.400.000


Sản xuất phân vi sinh từ vỏ và cùi sắn 960.000.000
Sản xuất thức ăn chăn nuôi từ bã sắn 3.600.000.000
Thay đổi hệ thống sấy bằng gas 1.423.975.800

3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH

59
Từ việc sử dụng tuần hoàn lượng nước sử dụng mà hàng năm Nhà máy
đã tiết kiệm được 15% lượng nước sử dụng dẫn đến lượng nước thải ra ngoài
môi trường cũng giảm đáng kể từ đó giảm được chi phí xử lý nước thải. Bên
cạnh đó thì việc xây dựng xưởng sản xuất phân vi sinh từ vỏ và cùi sắn, thiết
bị vắt bã liên hoàn cũng đã giải quyết được vấn đề chất thải rắn tồn đọng
trong Nhà máy chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Nhà máy đã
giảm thiểu được việc xả thải ra ngoài môi trường.
So sánh các chỉ tiêu của môi trường nước trước và sau khi áp dụng
SXSH trong các đợt phân tích của Nhà máy được thể hiện trong bảng 3.7:
Bảng 3.7. Bảng so sánh các chỉ tiêu của môi trường trước và sau
khi
áp dụng SXSH của nhà máy

QCVN
Các chỉ Trước
Đơn vị Sau SXSH 40:2011/BTNMT
tiêu SXSH
(Cột B)
pH 3,8 – 5,2 6,24 5,5 – 9
Độ màu Pt – Co 180 18,0 150
TSS mg/l 446 32,5 100
BOD5 mg/l 650 38 50
COD mg/l 570 55,2 150
Tổng N mg/l 9 1,77 6
Tổng P mg/l 50 5,32 40
CN- mg/l 3 0,01 0,1
Coliform MPN/100ml 9000 3400 5000

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy các thông số đánh giá chất lượng nước thải
của nhà máy trước khi áp dụng SXSH các chỉ tiêu như BOD cao gấp 12,6 lần,

60
COD cao gấp 7,1 lần, TSS cao gấp 4,46 lần, tổng N cao gấp 1,5 lần, tổng P
cao gấp 1,25 lần, CN- cao gấp 30 lần, Coliform cao gấp 1,8 lần so với giới
hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B). Điều đó cho thấy Nhà
máy đã gây ra ô nhiễm rất nghiêm trọng cho môi trường xung quanh trong
thời gian đó.
Từ khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải Nhà máy đã nghiêm túc thực
hiện các cam kết trong lĩnh vực bảo vệ môi trường về mặt pháp lý cũng như
đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn. Chất lượng nước
thải sau hệ thống xử lý là vấn đề quan tâm rất lớn của Nhà máy, trong một
năm Nhà máy thường xuyên quan trắc các chỉ tiêu đặc trưng của ngành chế
biến tinh bột sắn để theo dõi, đánh giá chất lượng nước đầu ra từ đó đưa ra
các giải pháp để khắc phục. Kết quả phân tích chất lượng nước của Nhà máy
vào đợt 4 năm 2015 cho thấy tất cả hầu hết các thông số đều dưới ngưỡng cho
phép của QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B). Điều đó có nghĩa là nước thải
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương đã được xử lý đạt hiệu
quả trước khi xả ra môi trường và không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước
ở khu vực này.
Như vậy việc áp dụng SXSH đem lại rất nhiều lợi ích về môi trường.
3.4. Đề xuất các giải pháp SXSH trong quá trình sản xuất
3.4.1. Các giải pháp duy trì tăng hiệu quả sản xuất
- Lưu trữ nguyên liệu trong điều kiện khô ráo có mái che.
-Loại bỏ hết đất, cát, chất trơ ra khỏi dung dịch sữa ở các công đoạn trước
để trước khi đưa vào công đoạn phân ly và ly tâm tách nước làm giảm sự mài
mòn và làm thủng thiết bị.
- Lắp đặt các đồng hồ đo nước tại vị trí sản xuất.
- Xem xét lại hệ thống tách bã để hạn chế lượng tinh bột lẫn vào trong bã.
- Khi tiến hành rửa thiết bị phải tăng áp lực để quả trình rửa đạt hiệu quả
và tiết kiệm nước.

61
3.4.2. Các giải pháp đề xuất thêm
- Xây dựng hệ thống tách, thu hồi và xử lý mủ:
Mủ sắn sinh ra trong quá trình sản xuất tinh bột sắn ở dạng ướt, có mùi
khó chịu do quá trình phâ hủy sinh học của các chất hữu cơ. Do đó mủ cần
được tách ra nhanh chóng khỏi dây chuyền sản xuất và làm khô để giảm thiểu
mùi. Có thể sử dụng mủ với các mục đích:
+ Làm phân bón: Mủ có chứa thành phần N, P, K và các chất khoáng phù hợp.
+ Sản xuất cồn và glucodextrin 15 cũng mang lại lợi ích kinh tế.
- Cải tiến thiết bị khuấy trộn khi rửa. Thay vì dùng mái chèo đảo trộn sắn
trong khi rửa, có thể dùng khí nén để tăng đảo trộn và giảm lượng sắn bị vỡ ra
đi vào dòng thải. Giải pháp này giúp giảm hao phí tinh bột hòa vào nước thải.
Ngoài các đề xuất được nêu trên thì các giải pháp Nhà máy đã và đang áp
dụng như: phân xưởng sản xuất phân vi sinh, hệ thống sấy vắt bã liên hoàn và
hệ thống biogas đã mang lại nhiều mặt tích cực về mặt kinh tế cũng như về
mặt môi trường cho Nhà máy. Vì vậy đề nghị Nhà máy tiếp tục duy trù, phát
huy và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các giải pháp SXSH.

62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu thu được tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương trực thuộc Công
ty Cổ phần Intimex Việt Nam. Được xây dựng trên xã Thanh Ngọc huyện
Thanh Chương tỉnh Nghệ An có diện tích 26,5 ha cùng với 240 cán bộ công
nhân viên. Nhà máy bắt đầu hoạt động từ năm 2004 đến năm 2009 bắt đầu áp
dụng các giải pháp SXSH trong quy trình sản xuất của mình.
Từ cuối năm 2008 đầu năm 2009 cho đến nay Nhà máy đã tiến hành
nghiên cứu và thực hiện 9 giải pháp SXSH bao gồm: quản lý nội vi, thay đổi
đổi nhiên liệu đốt lò hơi, thay đổi dây chuyền sản xuất, tuần hoàn tái sử dụng
nước, tận dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi, vỏ cùi sắn làm phân vi sinh và
tận dụng khí biogas để phát điện. Nhiều giải pháp đã mang lại cho Nhà máy
nguồn lợi nhuận rất lớn cũng như giải quyết được các chất thải tồn đọng như
xưởng sản xuất phân vi sinh từ vỏ, cùi sắn và hệ thống máy vắt bã liên hoàn
làm thức ăn chăn nuôi.
Từ việc thực hiện các giải pháp SXSH đã mang lại cho Nhà máy nhiều
lợi ích về các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, môi trường cụ thể:
- Kinh tế:
So với năm 2008 (khi chưa thực hiện SXSH) thì năm 2015 sản lượng tinh
bột sắn đạt 36.512,2 tấn/ năm gấp 1,6 lần với 21.780 tấn/năm năm 2008,
doanh thu, lợi nhuận, thu nộp ngân sách, thu nhập bình quân đều tăng.
Lợi ích kinh tế thu được từ việc tuần hoàn nước là 262.886.400 VNĐ, tận
thu tinh bột 1.196.400.000 VNĐ, hệ thống phân vi sinh 960.000.000 VNĐ,
thức ăn chăn nuôi dạng khô 3.600.000.000 VNĐ, thay đổi hệ thống sấy là
1.423.975.800 VNĐ như vậy lợi ích kinh tế đạt được gần 7,5 tỷ VNĐ.

63
- Kỹ thuật:
Việc thay đổi dây chuyền công nghệ mới đã đáp ứng được nhu cầu về sản
xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mang lại lợi nhuận, giảm
định mức, giảm thất thoát nguyên nhiên liệu.
Nhà máy đã tiến hành thu hồi triệt để lượng tinh bột còn sót lại trong bã
sắn và tận dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi dạng khô còn vỏ và cùi thải thì
được sử dụng làm phân vi sinh.
Về việc tuần hoàn và tái sử dụng nước rất hiệu quả, giảm sử dụng tài
nguyên nước từ 27 m3 nước xuống còn 21m3 nước/ tấn SP
- Môi trường:
Lượng nước thải mỗi năm nhờ quá trình tuần hoàn nên giảm đáng kể, các
chỉ tiêu trong nước thải giảm như: BOD giảm 612 mg/l, COD giảm 514,8
mg/l, TSS giảm 413,5 mg/l, CN - giảm 2,99 mg/l, pH tăng 1,7. Như vậy các
chỉ tiêu trong nước thải đã được xử lý đạt được dưới mức tiêu chuẩn cho phép
trước khi xả ra môi trường.
Kiến nghị
Trong quá trình làm khóa luận này tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đề nghị Nhà máy tiếp tục duy trì các giải pháp SXSH.
- Thường xuyên thực hiện các cuộc đánh giá SXSH mới từ đó nghiên cứu
và đưa ra các cơ hội cải tiến.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Bộ Công Thương, ( 2010), Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan
Mạch về môi trường hợp phần sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp.
2. Bộ Công Thương, ( 2011), Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong
ngành công nghiệp.
3. Bộ Công thương, (2013), Việt Nam: quyết định 4135//QĐ-BCT phê duyệt
các Đề án thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến
năm 2020.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), QCVN 40:2011/BTNMT: Quy
chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
5. Nguyễn Xuân Hoàn, Võ Đình Long (2014), Sản xuất sạch hơn, NXB
Khoa học kĩ thuật.

6. Hồ Thị Lam Trà, Đồng Thị Thùy Dung, Cao Trường Sơn (2014),
“Nghiên cứu xây dựng khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn được tiến hành tại Công ty cổ phần bia Thanh Hóa”. Tạp chí khoa
học công nghệ, số 4,5&6.
7. Khoa môi trường – ĐH Khoa học Huế (2012), Giáo trình sản xuất sạch
hơn, NXB Đại học Huế.
8. Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex Thanh Chương (2014), Báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
9. Tổng cục môi trường, (2009), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009
10. Trung tâm sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, (2010), Báo cáo năm 2010.
11. Trung tâm sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, (2011), Báo cáo năm 2011.
12. Trung tâm sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, (2013), Báo cáo năm 2013.

65
Tài liệu Tiếng Anh
13. Centres, ( 1995), Cleaner Production Assessment Manual Draft.
14. OCDE, ( 1987), Oganiation for Economic Co-operation and Development.
15. UNEP, ( 1994), Cleaner Production Worlwide.
16. US EPA, ( 1988), Waste Minimization Opportunity Assessment
17. UNEP (1994) Energy Efficiency Guide for Indusy in Asia
http://www.energyefficiencyasia.org
18. UNEP (2006a) Company case studies – Banglasdesh,
https://www.energyefficiencyasia.org/tools/campanycasestudies/tools_co
mpanycasestudies_bangladesh.html
19. UNEP (2006b) Company case studies – China,
https://www.energyefficiencyasia.org/tools/campanycasestudies/tools_co
mpanycasestudies_china.html
20. UNEP (2006c) Company case studies – Thailand,
https://www.energyefficiencyasia.org/tools/campanycasestudies/tools_co
mpanycasestudies_thai.html
Tài liệu mạng Tiếng Việt
21. Bộ Công Thương (2011a), Giới thiệu về sản xuất sạch hơn,
http://www.sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/Gioi-
thieu-ve-San-xuat-sach-hon-885.aspx, ngày 13/1/2016.
22. Bộ Công Thương (2011b), Sản xuất sạch hơn tại Hà Nội,
http://www.sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/San-
xuat-sach-hon-tai-Ha-Noi-942.aspx, ngày 14/1/2016
23. Bộ Công Thương (2011c), Sản xuất sạch hơn trên toàn quốc,
http://www.sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2016/San-
xuat-sach-hon-tren-toan-quoc-874.aspx, ngày 12/1/2016

66
24. Viết Hùng (2012), Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp,
http://www.tinmoitruong.vn/doanh-nghiep-xanh/san-xuat-sach-hon-trong-
cong-nghiep_37_11231_1.html, ngày 15/1/2016
25. Mai Hương ( 2011), Phú Thọ: 450 DN quan tâm tới sản xuất sạch hơn,
http://danviet.vn/tin-tuc/phu-tho-450-dn-quan-tam-toi-san-xuat-sach-hon-
43265.html, ngày 16/1/2016
26. Bảo Ngọc (2011), Nâng cao uy tín nhờ sản xuất sạch hơn,
http://ven.vn/vi-VN/vi/chuyen-muc-tin-tuc/cong-nghiep/san-xuat-sach-
hon/nang-cao-uy-tin-nho-san-xuat-sach-hon_t114c424n5930, ngày
15/1/2016.
27. Lan Phương (2011), Lợi gần 700 triệu đồng nhờ sản xuất sạch hơn,
http://ven.vn/vi-VN/vi/chuyen-muc-tin-tuc/cong-nghiep/san-xuat-sach-
hon/loi-gan-700-trieu-dong-nho-san-xuat-sach-hon_t114c424n279, ngày
15/1/2016.
28. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành tinh bột sắn,
http://demo.hpnet.vn/Images/Documents/Tai%20lieu%20huong%20dan
%20SXSH%20nganh%20Tinh%20bot%20san.pdf

67
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng điều tra các công đoạn, định mức nguyên liệu đầu vào
đầu ra, định mức sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex
Thanh Chương.

Phụ lục 2: Một số hình ảnh về máy móc thiết bị, nguyên liệu của nhà máy

Hình 1: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hình 2: Sản phẩm phân vi sinh

Intimex Thanh chương

Hình 3: Dây chuyền sản xuất của Hình 4: Dây chuyền sản xuất của nhà máy

Nhà máy

68
Hình 5: Bãi tập trung nguyên liệu Hình 6: Bãi tập trung thu mua nguyên liệu

Hình 7: Khu vực sản xuất

Hình 8: Khu vực đóng bao

69
BẢNG ĐIỀU TRA CÁC CÔNG ĐOẠN, NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO ĐẦU RA, ĐỊNH MỨC SẢN XUẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN INTIMEX THANH CHƯƠNG

Bảng 1: Cân bằng vật chất cho các công đoạn sản xuất tinh bột sắn trước SXSH của Nhà máy

Công Đầu vào Đầu ra


đoạn Sản phẩm Dòng thải
Lượng Đơn Lượng Đơn Chất thải rắn (Kg) Chất thải lỏng Khí thải
vị vị
Nạp Sắn tươi 4410 Kg Sắn tươi 4300 kg Đất cát: 80   Bụi ,CO2
liệu Điện 5 KWh Tạp chất, rác: 30  
Bóc vỏ Sắn tươi 4300 Kg Sắn được 4150 kg Vỏ sắn: 40   Bụi ,CO2
bóc vỏ Tạp chất  
Gốc củ sắn: 45  
Đất, cát: 65  
Điện 8 KWh    
Rửa Sắn 4150 Kg Sắn 4100 kg Vỏ sắn: 10 Nước thải chứa  
Nước 20 m3 Đất cát: 40 tạp chất:
Điện 15 KWh   16 m3
Băm Sắn củ 4100 Kg Mẩu sắn 4100 Kg Tạp chất    
Điện 20 KWh (1-2cm) Đất, cát, cồi    
Nghiền Mẩu sắn 4100 Kg Dịch sữa 19 m3 Xơ Mủ 0,03 m3  
Điện 55 KWh

70
Nước 5 m3  
 
Trích Dịch sữa 19 m3 Dịch sữa 16 m3 Bã, Xơ: 2750 mủ 0,17 m3  
ly H2SO3 2,8 m3 bột H2SO3 thừa
Điện 45 KWh  
Phân ly Dịch sữa bột 12 m3 Dịch sữa 9 m3 mủ: 3 m3  Mủ 0,17 m3  
  Nước 2 m3 Protein 0,16 m3  
  Điện 12 KWh
Ly tâm Sữa được cô 9 m3 Tinh bột 1600 Kg   Nước 4 m3  
tách đặc ẩm    
nước Điện 9 KWh
Sấy Bột ẩm 1600 Kg Bột khô 1000 kg     Không khí
Than đá 40 lít     nóng: 180oC
Điện 30 KWh Xỉ than đá: 36  
Làm Bột nóng 1000 Tấn Bột nguội 1000 kg     Bột mịn
nguội Điện 5 KWh      
Đóng Bột nguội 1000 Kg Sản phẩm 1000 kg Bao bì   Bột mịn
bao Bao bì 20 Cái nhãn mác thừa  
Chỉ khâu bì 0,4  Kg  
Điện 6 KWh  

Bảng 2: Cân bằng vật chất cho các công đoạn sản xuất tinh bột sắn sau SXSH của Nhà máy

71
Công Đầu vào Đầu ra
đoạn Sản phẩm Dòng thải
Lượng Đơn Lượng Đơn vị Chất thải rắn (kg) Chất thải lỏng Khí thải
vị
Nạp Sắn tươi 4000 Kg Sắn tươi 3960 Kg Đất cát: 30   Bụi ,CO2
liệu Điện 4 KWh Tạp chất, rác: 10  
Bóc vỏ Sắn tươi 3960 Kg Sắn được 3900 Kg Vỏ sắn: 10   Bụi ,CO2
bóc vỏ Tạp chất  
Gốc củ sắn: 10
 
Điện 5 KWh  Đất, cát: 40  
 
Rửa Sắn 3900 Kg Sắn 3850 Kg Vỏ sắn: 10 Nước thải chứa  
Nước 15 m3 Đất cát: 40 tạp chất
Điện 10 KWh  
12 m3
Băm Sắn củ 3850 Kg Mẩu sắn 3850 Kg Tạp chất    
Điện 15 KWh (1-2cm) Đất, cát, cùi    
   
3
Nghiền Mẩu sắn 3850 Kg Dịch sữa 18 m Xơ Mủ 0,02 m3  
Điện 50 KWh  
Nước 4 m3
 

72
Trích ly Dịch sữa 18 m3 Dịch sữa 15 m3 Bã, Xơ: 2500 mủ 0,15 m3  
H2SO3 2 m3 bột H2SO3 thừa
Diện 40 KWh  
Sàng Dịch sữa 15 m3 Dich sữa 10 m3 Tạp chất    
cong bột bột được          
loại bỏ
tạp chất
Điện 15    
Phân ly Dịch sữa 10 m3 Dịch sữa 8 m3 mủ: 3 m3    
bột  
3
  Nước 2 m Dịch bào
  Điện 10 KWh Protein
Ly tâm Sữa được 7 m3 Tinh bột 1500 Kg   Nước 3 m3  
tách cô đặc ẩm    
Điện 8 KWh
nước
Sấy Bột ẩm 1500 Kg Bột khô 1000 Kg     Không khí
    nóng
Điện 18 KWh Bột mịn
 
Khí Biogas 100 m3 CO2, SO2
Than đá 10 Kg Xỉ than đá 2
 
Làm Bột nóng 1000 Tấn Bột nguội 1000 Kg     Bột mịn

73
nguội Điện 5 KWh      
Đóng Bột nguội 1000 Kg Sản phẩm 1000 Kg Bao bì   Bột mịn
bao Bao bì 20 Cái nhãn mác thừa  
Chỉ khâu bì 0,4 Kg
 
Điện 5 KWh
 

74
Bảng 3: Định mức sản xuất của nhà máy từ năm 2007-2015

Vụ Sắn tươi (tấn) Bột nhập kho (tấn)


2007-2008 93.845 21.870
2010-2011 119.463,2 27.782
2011-2012 160.889,4 39.341.3
2012-2013 145.636,1 35.263,2
2013-1014 137.895,8 34.910,4
2014-2015 142.397 36.512,2

Bảng 4: Định mức sản xuất các tháng trong năm vụ 2007-2008 và
vụ 2014-2015

Vụ 2014-2015 Vụ 2007-2008
Sắn tươi Bột nhập kho Sắn tươi Bột nhập kho
Tháng
(tấn) (tấn) (tấn) (tấn)
Tháng 10 7.730,8 1.892,3 5.659,6 1.287,3
Tháng 11 29.453,4 7.792,6 19.758,3 4.470,8
Tháng 12 33.538,7 8.670,3 23.683,7 5.745,5
Tháng 1 30.719,2 7.883,7 21.895,2 5.186,2
Tháng 2 12.697 3.178.8 7.086,5 1.687,3
Tháng 3 17.672,7 4.309,5 9.568,7 2.144,7
Tháng 4 10.585,2 2.585 6193 1.348,2

75

You might also like