You are on page 1of 303

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

MÔI TRƯỜNG
Biên Soạn:
GS.TS. Hoàng Hưng
PGS.TS. Thái Văn Nam
ThS. Lâm Vĩnh Sơn

www.hutech.edu.vn
MÔI TRƯỜNG

*1.2020.ENS109*
Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập:
tailieuhoctap@hutech.edu.vn
I
MỤC LỤC

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................................I
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................V
HƯỚNG DẪN...........................................................................................................................................................VI
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – … BỀN VỮNG.................1
1.1 MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENT)..........................................................................1
1.1.1 Khái niệm môi trường.............................................................................................................................1
1.1.2 Phân loại môi trường...............................................................................................................................2
1.1.3 Các chức năng cơ bản của môi trường.............................................................................................3
1.1.4 Các thành phần cơ bản của môi trường...........................................................................................4
1.1.5 Ô nhiễm môi trường.................................................................................................................................8
1.1.6 Suy thoái môi trường..............................................................................................................................9
1.1.7 Sự cố môi trường......................................................................................................................................9
1.1.8 Quản lý tai biến môi trường...............................................................................................................11
1.2 SINH THÁI VÀ CÂN BẰNG SINH THÁI...............................................................12
1.2.1 Sinh thái học............................................................................................................................................12
1.2.2 Các nhân tố sinh thái............................................................................................................................13
1.2.3 Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái........................................................................................14
1.2.4 Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái..................................................................................15
1.2.5 Tháp sinh thái................................................................................................17
1.2.6 Các yếu tố sinh thái và sự thích nghi của sinh vật...................................................................18
1.2.7 Cân bằng sinh thái (Equilibrium ecology).....................................................................................20
1.3 TÀI NGUYÊN (RESOURSE).................................................................................23
1.3.1 Định nghĩa.................................................................................................................................................23
1.3.2 Các loại tài nguyên................................................................................................................................23
1.4 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC. 26
1.4.1 Khái niệm về đa dạng sinh học.........................................................................................................26
1.4.2 Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học................................................................................28
1.5 CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG......................................................................................32
1.5.1 Con người tồn tại như một bộ phận của tự nhiên.....................................................................32
1.5.2 Phát triển và phát triển bền vững...................................................................................................33
1.6 BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG....................................................................37
1.6.1 Khái niệm dân số....................................................................................................................................37
1.6.2 Lịch sử và tình hình phát triển dân số...........................................................................................37
1.6.3 Dân số và chất lượng cuộc sống......................................................................................................42
CÂU HỎI...................................................................................................................................................................48
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC.....................................................49
2.1 TÀI NGUYÊN NƯỚC...................................................................................................................................49
2.1.1 Vai trò của nước trong cuộc sống....................................................................................................49
II MỤC LỤC

2.1.2 Tài nguyên nước trên thế giới...........................................................................................................60


2.1.3 Tài nguyên nước Việt Nam.................................................................................................................63
2.1.4 Đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam..............................................................................................70
2.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC............................................................................................................74
2.2.1 Khái niệm nguồn nước bị ô nhiễm...................................................................................................74
2.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước....................................................................................75
2.2.3 Các tác nhân gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng của chúng tới … sinh vật.......................81
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC...................................................................................88
2.3.1 Tính chất lý học của nước...................................................................................................................88
2.3.2 Tính chất hóa học của nước...............................................................................................................91
2.3.3 Các thông số đánh giá chất lượng nước........................................................................................92
2.3.4 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng môi trường............................................................104
2.4 CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 108
2.4.1 Quá trình tự làm sạch của nguồn nước.......................................................................................108
2.4.2 Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước và bảo vệ môi trường nước.............................109
2.4.3 Sử dụng hợp lý nguồn nước............................................................................................................114
CÂU HỎI................................................................................................................................................................115
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT...........................................................116
3.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẤT............................................................................................116
3.1.1 Định nghĩa..............................................................................................................................................116
3.1.2 Thành phần của đất............................................................................................................................117
3.1.3 Một số chu trình chủ yếu trong môi trường đất......................................................................118
3.2 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT CHUA PHÈN VÀ ĐẤT KIỀM......................................................................126
3.2.1 Định nghĩa đất phèn (Acid sulfat soils).......................................................................................126
3.2.2 Độc chất trong môi trường đất.......................................................................................................128
3.3 TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............................................131
3.3.1 Tài nguyên đất trên thế giới............................................................................................................131
3.3.2 Tài nguyên đất của Việt Nam..........................................................................................................132
3.4 TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..........137
3.4.1 Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới......................................................................137
3.4.2 Tình hình ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam......................................................................138
3.4.3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đất ô nhiễm................................................................140
3.5 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT.............................................145
3.5.1 Do tập quán phản vệ sinh dẫn đến ô nhiễm đất.....................................................................146
3.5.2 Do hoạt động nông nghiệp với phương thức canh tác khác nhau....................................146
3.5.3 Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp.........................149
3.5.4 Do những chất gây ô nhiễm không khí rồi lắng xuống mặt đất........................................149
3.5.5 Ô nhiễm đất bởi những tác nhân sinh học.................................................................................150
3.5.6 Tác nhân hóa học và phóng xạ......................................................................................................158
3.6 BIỆN PHÁP CHỐNG THOÁI HÓA VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT..............................163
3.6.1 Biện pháp chống thoái hóa đất......................................................................................................163
3.6.2 Biện pháp ngăn ngừa, cải tạo ô nhiễm môi trường đất........................................................168
III
MỤC LỤC

CÂU HỎI................................................................................................................................................................171
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ....................................................................................172
4.1 VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ...............................................................................172
4.1.1 Vai trò không khí đối với cuộc sống.............................................................................................172
4.1.2 Cấu trúc của khí quyển và thành phần không khí..................................................................175
4.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ......................................................................................179
4.2.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí...................................................................................................179
4.2.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí..................................................................................179
4.3 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐIỂN HÌNH...........................................183
4.3.1 Khí carbon monoxyt (CO)..............................................................................184
4.3.2 Khí Carbon dioxyt CO2............................................................................................................................ 185
4.3.3 Khí Sulfua dioxyt SO2.............................................................................................................................. 185
4.3.4 Khí Nitơ oxyt NOx...................................................................................................................................... 186
4.3.5 Khí hydro sulfua H2S.....................................................................................188
4.3.6 Các hợp chất hữu cơ...........................................................................................................................188
4.3.7 Bụi và sol khí.........................................................................................................................................189
4.3.8 Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí...............................................................................................191
4.3.9 Chỉ số Chất lượng không khí Air Quality Index (AQI)...........................................................191
4.4 TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP TỪ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ......................193
4.4.1 Hiện tượng mưa acid..........................................................................................................................193
4.4.2 Hiệu ứng nhà kính (the greenhouse effect)..............................................................................195
4.4.3 Sự suy giảm tầng ozon (Ozone depletion)................................................................................199
4.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ..............203
4.5.1 Các biện pháp mang tính vĩ mô.....................................................................................................203
4.5.2 Các biện pháp mang tính công nghệ...........................................................................................203
4.5.3 Các biện pháp kỹ thuật cải thiện không khí nơi làm việc....................................204
CÂU HỎI................................................................................................................................................................216
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO.................................................................................................217
5.1 VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM........................................217
5.1.1 Vai trò và tầm quan trọng của biển và đại dương..................................................................217
5.1.2 Khái quát về Biển Đông.....................................................................................................................220
5.1.3 Vị Thế Vai Trò Của Biển, Đảo Việt Nam......................................................................................223
5.2 TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM...................................226
5.2.1 Tài nguyên sinh vật biển...................................................................................................................226
5.2.2 Tài nguyên phi sinh vật.....................................................................................................................229
5.3 MÔI TRƯỜNG VÀ TAI BIẾN BIỂN, VÙNG VEN BIỂN............................................................234
5.3.1 Chất lượng nước biển ven bờ..........................................................................................................234
5.3.2 Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ.........................................................................................235
5.3.3 Diễn biến ô nhiễm nước biển khơi.................................................................................................236
5.3.4 Nguồn gây ô nhiễm và nguyên nhân...........................................................................................236
5.3.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường biển.............................................................237
5.3.6 Tai biến biển, ven biển......................................................................................................................239
IV MỤC LỤC

5.4 KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Ở VIỆT NAM....................................243


5.4.1 Phát triển năng lượng.........................................................................................................................243
5.4.2 Phát triển cảng -hàng hải.................................................................................................................243
5.4.3 Phát triển du lịch biển........................................................................................................................244
5.4.4 Phát triển nghề cá...............................................................................................................................245
5.4.5 Các tác động đến tài nguyên môi trường và môi trường biển...........................................246
5.5 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ … QUỐC TẾ..................248
5.5.1 Hệ thống thể chế quản lý biển, hải đảo......................................................................................248
5.5.2 Hệ thống chính sách, pháp luật quản lý biển, hải đảo.........................................................252
5.5.3 Vấn đề chủ quyền biển, đảo và chủ trương giải quyết của việt nam..............................254
CÂU HỎI................................................................................................................................................................271
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................272
LỜI MỞ ĐẦU
V

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Môi trường”, “Ô nhiễm môi trường”, “Bảo
vệ môi trường” là những cụm từ thường được nhắc tới không chỉ riêng ở Việt Nam
chúng ta mà đã vang lên ở hầu khắp các nơi trên toàn hành tinh. Phải chăng đây là
những vấn đề đã đến lúc báo động cho toàn Thế giới hay là vì sự tồn vong và phát
triển của nhân loại? Thật vậy, tương lai loài người trên hành tinh này phụ thuộc rất
nhiều vào ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường mà chúng ta đang
sống. Con người càng hiểu biết về môi trường, càng có ý thức đúng đắn về môi
trường cũng chính là ý thức được trách nhiệm trước cuộc sống bản thân cũng như sự
phát triển của xã hội loài người.

Môi trường là cái nôi sinh thành của con người, chính vì vậy, chúng ta càng cần
hiểu rõ mối quan hệ giữa con người và cái nôi sinh thành ra con người. Đó là một
phần trách nhiệm của công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường.

Môi trường học – một ngành khoa học rất mới đối với nước ta, một ngành khoa
học mà kiến thức của nó rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, tuy nhóm tác giả đã
được sự giúp đỡ tích cực của nhiều chuyên gia các ngành cũng như sự đóng góp của
nhiều bạn đọc, song thiếu sót vẫn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, rất chân
thành tiếp tục nhận được sự góp ý của độc giả xa gần....

Trong quá trình xây dựng Bài giảng Bộ môn đã nhận được rất nhiều sư đóng góp
của Quí Thầy cô trong và ngoài Trường. Thay mặt Bộ môn xin chân thành cảm ơn Quí
Thầy cô: PGS.TS. Huỳnh Phú, ThS. Vũ Hải Yến, ThS. Võ Hồng Thi, ThS. Lê Thị Vu Lan,
PGS.TS. Bùi Việt Hưng, PGS.TS. Vũ Đoàn Thái, TS. Nguyễn Thị Phương; TS. Nguyễn
Thị Hai, TS. Nguyễn Thụy Thúy Hằng, TS.Trần Thị Phi Oanh, ThS. Trịnh Trọng
Nguyễn; ThS. Nguyễn Ngọc Phương Thảo; ThS. Phạm Gia Diệp, ThS. Thái Minh
Phương. ThS. Nguyễn Trí Dũng, ThS. Nguyễn Đắc Khải, ThS. Nguyễn Phước Cảnh
Phát.

Nhóm Tác giả


VI HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Môi trường là cái nôi sinh thành của con người, chính vì vậy, chúng ta cần càng
hiểu rõ mối quan hệ giữa con người và cái nôi sinh thành ra con người. Đó là một
phần trách nhiệm của công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường.
Môn học này trình bày những khái niệm cơ bản về môi trường, tài nguyên, sinh
thái,… Qua đó cho chúng ta thấy được những tác hại của ô nhiễm môi trường. Từ đó,
con người càng hiểu biết về môi trường càng có ý thức đúng đắn về môi trường cũng
chính là ý thức được trách nhiệm trước cuộc sống bản thân cũng như sự phát triển
của xã hội loài người.

NỘI DUNG MÔN HỌC


BÀI 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN –
CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
BÀI 4: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
BÀI 5. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM

YÊU CẦU MÔN HỌC


Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết
thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.
HƯỚNG DẪN
VII
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
- Điểm quá trình: 50%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy
chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.
- Điểm thi: 50%. Hình thức thi tiểu luận vấn đáp . Nội dung gồm các bài thuộc bài 1
đến bài 5.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 1
BỀN

BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ


MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI –
TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm vững:
- Khái niệm về Môi trường – các khái niệm liên quan đến Môi trường;
- Định nghĩa về môi trường, cấu tạo của môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi
trường, …
- Sinh thái và cân bằng sinh thái;
- Quan hệ giữa con người và môi trường;
- Tài nguyên sinh học và đa dạng sinh học
- Phát triển bền vững

1.1 MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENT)

1.1.1 Khái niệm môi trường


Môi trường (Environment), được hiểu chung là tất cả những gì xung quanh chúng
ta. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác nhau.
- Masn và Langenhim (1957) cho rằng “môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại
xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật”.
- Joe Whiteney (1993) thì cho rằng “môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có
liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước,
không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozôn, sự đa dạng các loài.”
2 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

- -Lương Tử Dung, Vũ Trung Giang (Trung Quốc) định nghĩa “môi trường là hoàn
cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể
tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó.”
Chương trình môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa “Môi trường là tập hợp
các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả
cộng đồng.”
- Luật Bảo vệ Môi Trường Việt Nam dược ban hành năm 1994. Sau đó Luật được tiếp
tục chỉnh sửa và cập nhật các phiên bản mới năm 2005 và năm 2014. Theo Luật
Bảo vệ Môi trường Việt Nam (1994, 2005 và 2014) “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên.”
Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố
tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,... Với nghĩa
hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố
xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số m 2 nhà ở,
chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí,... ở nhà trường thì
môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà
trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như
Đoàn, Đội,...

1.1.2 Phân loại môi trường


Môi trường sống của con người thường được phân thành:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật,
đất, nước,..
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó
là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 3
BỀN

- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi
trong cuộc sống như nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên,... các sinh vật
khác.

1.1.3 Các chức năng cơ bản của môi trường


Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có 5 chức
năng chủ yếu được mô tả khái quát qua sơ đồ sau:

Nơi
Không gian sống của con người và các loài chứa
sinh vật.đựng các nguồn tài nguyên

MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi các tác động bên
Nơi lưu trữ, cung cấp các nguồn thông tin.

Nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.

Hình 1.1: Các chức năng chủ yếu của môi trường
Sơ đồ trên cho thấy, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người và sinh
vật thông qua các chức năng như:
(1) Cung cấp không gian sống, bao gồm nơi ở, sinh hoạt, sản xuất và các cảnh quan
thiên nhiên, văn hoá cần thiết cho đời sống con người và sinh vật;
(2) Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động sống và sản
xuất;
(3) Tiếp nhận, chứa và phân huỷ chất thải;
4 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

(4) Ghi chép, cất giữ các nguồn thông tin như: lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người; các tín
hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ, các nguồn thông tin di truyền,...
Và cuối cùng, môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác
động từ bên ngoài
Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài như
tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ lại những tia cực tím có
hại cho sức khỏe con người từ năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất.
Môi trường có nhiều chức năng quan trọng là thế tuy nhiên hiện nay có cũng đang
dần bị đe dọa bởi sự phát triển của xã hội làm cho môi trường không còn được như
trước, không khí bị ô nhiễm, nguồn nước cũng bị ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
sạch, rừng bị chặt phá rất nhiều, hệ sinh thái bị biến đổi nghiêm trọng. Hơn lúc nào
hết mọi người cần nâng cao ý thức để bảo vệ môi trường để giúp cho nguồn sống của
chúng ta được tốt đẹp hơn.
- Các chức năng trên của môi trường đều có giới hạn và có điều kiện, đòi hỏi việc
khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. Mặc dù các chức năng của
môi trường rất đa dạng, nhưng không song hành đồng thời, khai thác một chức
năng sẽ có thể làm mất khả năng khai thác các chức năng còn lại.
- Lợi ích mà các chức năng trên cung cấp cũng không như nhau và thay đổi theo
thời gian, theo tiến trình phát triển của xã hội loài người.

1.1.4 Các thành phần cơ bản của môi trường:


Môi trường được cấu trúc từ 4 thành phần chủ yếu sau:
- Thạch quyển
- Khí quyển
- Thủy quyển
- Sinh quyển.
a. Thạch quyển (Lithosphere): Còn được gọi là địa quyển hay Môi trường đất. Thạch
quyển gồm vỏ Trái đất với độ sâu 60 - 70km phần lục địa và 20 - 30km dưới đáy
đại dương. Địa quyển là môi trường ít biến động, khi độc tố xâm nhập gây ô nhiễm
quá khả năng tự làm sạch thì rất khó phục hồi. Tuy nhiên, hiện nay người ta
thường ít quan tâm đến thành phần này.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 5
BỀN

Hình 1.2: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

b. Khí quyển (Atmosphere): Còn gọi là môi trường không khí, được giới hạn trong lớp
không khí bao quanh Địa cầu. Khí quyển được chia ra làm 5 tầng.
6 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Tầng ngoài (Exosphere): > 500 km, phân tử không khí loãng phân hủy thành các ion dẫn điện,

Tầng nhiệt (Thermosphere): 90 – 500 km,


nhiệt độ tăng dần theo độ cao, từ -92oC đến
+1200oC
Nhiệt độ thay đổi theo thời gian, ban ngày thường rất
cao và ban đêm thấp
Tầng trung quyển (Mesosphere): 50-90 km. Ở tầng này, nhiệt độ giảm dần từ đỉnh của tầng bì

Tầng bình lưu (Stratosphere): 10-50 km.


ở độ cao 25km tồn tại lớp không khí giàu ozôn- tầng ozôn

Tầng đối lưu (Troposphere): cao đến 10 km


tính từ mặt đất. Nhiệt độ và áp suất giảm theo chiều cao. Nhiệt độ trung bình trên mặt đất là 15oC

Hình 1.3: Cấu trúc khí quyển


Ngoài ra còn có các tầng khí quyển khác:
Tầng điện li hay tầng ion - Là khu vực có chứa các ion: Tương đương với tầng giữa
và tầng nhiệt đến độ cao 550 km.
Tầng ngoài hay ngoại quyển - phía trên tầng điện ly, ở đó khí quyển mỏng dần vào
trong khoảng không vũ trụ.
Từ quyển - Là khu vực mà từ trường Trái Đất tương tác với gió Mặt Trời. Nó có thể
dài hàng chục nghìn kilômét, với chiếc đuôi dài ngược hướng mặt trời.
Thượng tầng khí quyển - Là khu vực của tầng khí quyển phía trên ranh giới giữa.

Vành đai bức xạ Van Allen - Là khu vực tập trung của các hạt từ Mặt Trời.
c. Thủy quyển (Hydrosphere): Còn gọi là môi trường nước.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 7
BỀN

- Thủy quyển bao gồm tất cả những phần nước của trái đất như: nước ao hồ, sông
ngòi, suối, đại dương, băng tuyết, nước ngầm,… Thủy quyển là thành phần không
thể thiếu được của môi trường toàn cầu, nó duy trì sự sống cho con người và sinh vật.

- Khoảng 71% với 361 triệu km2 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi mặt nước. Nước
tồn tại trên Trái Đất ở cả 3 dạng: rắn (băng, tuyết), thể lỏng và thể khí (hơi nước),
trong trạng thái chuyển động (sông suối) hoặc tương đối tĩnh (hồ, ao, biển). Phần
lớn lớp phủ nước trên Trái Đất là biển và Đại Dương.

- Hiện nay, người ta chia thuỷ quyển làm 4 Đại Dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn.

Bảng 1.1: Các đại dương

Đại dương, Biển Diện tích (triệu km2) Phần trăm (%)
Thái Bình Dương 165,242 46,91
Đại Tây Dương 82,362 23,38
Ấn Độ Dương 73,556 20,87
Bắc Băng Dương 13,986 3,97
Biển Malay 8,143 0,80
Biển Caribbe 2,756 0,71
Biển Địa Trung Hải 2,505 0,64
Biển Bering 2,269 0,64
Vịnh Mexico 1,544
Tổng 252,36 100
- Ngoài ra, trên các lục địa còn có mạng lưới sông suối dày đặc và nhiều hồ lớn nhỏ.
d. Sinh quyển (Biosphere): Còn gọi là môi trường sinh học.
- Khái niệm về sinh quyển lần đầu tiên được nhà bác học người Nga V.I.Vernadski
đề xướng năm 1926. Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại ở bên trong,
bên trên và phía trên Trái Đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái Đất, trong đó có các cơ
thể sống và các hệ sinh thái hoạt động. Đây là một hệ thống động và rất phức tạp.
- Sự sống trên bề mặt Trái Đất được phát triển nhờ sự tổng hợp các mối quan hệ
tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường tạo thành dòng liên tục trong quá trình
trao đổi vật chất và năng lượng. Như vậy, trong sự hình thành sinh quyển có sự
tham gia tích cực của các yếu tố bên ngoài như năng lượng Mặt Trời, sự nâng lên
và hạ xuống của vỏ Trái Đất, các quá trình tạo núi, băng hà,...
- Các cơ chế xác định tính thống nhất và toàn diện của sinh quyển là sự di chuyển
và tiến hoá của Thế giới sinh vật; vòng tuần hoàn sinh địa hoá của các nguyên tố
hoá
8 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

học; vòng tuần hoàn nước tự nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất kỳ nơi
nào trên Trái Đất cũng có những điều kiện sống như nhau đối với cơ thể sống.
Ví dụ, ở vùng cận Bắc Cực, nơi có khí hậu băng hà khắc nghiệt quanh năm hoặc
trên đỉnh các dãy núi cao thường chỉ có một số các bào tử tồn tại ở dạng bào sinh, vi
khuẩn hay nấm, đôi khi cũng có một vài loài chim di trú tìm đến, song không có loài
nào sống cố định. Những vùng này có tên gọi là cận sinh quyển.
- Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển bao gồm môi trường cạn (địa quyển),
môi trường không khí (khí quyển) hoặc môi trường nước ngọt hay nước mặn (thuỷ
quyển). Đại bộ phận các sinh vật không sinh sống ở những địa hình quá cao, càng
lên cao số loài càng giảm, ở độ cao 1 km có rất ít các loài sinh vật, ở độ cao 10 -
15km chỉ quan sát được một số vi khuẩn, bào từ nấm và nói chung sinh vật không
thể phân bố vượt ra khỏi tầng Ôzôn.
- Thành phần của sinh quyển cũng tương tự như thành phần của các quyển khác
trên Trái Đất nhưng gần gũi với thuỷ quyển bởi các tế bào sống nói chung có chứa
từ 60% đến 90% nước.
- Ngoài ra, ngày nay người ta còn phân ra thêm 1 khái niệm mới đó là Trí quyển
(Noosphere). Khác với các "quyển" vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất,
năng lượng, còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển
của các vật sống. Dạng thông tin ở mức độ phức tạp và phát triển cao nhất là trí
tuệ của con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển
của trái đất. Từ nhận thức đó đã hình thành khái niệm về "trí quyển" bao gồm
những bộ phận trên trái đất, tại đó có những tác động của trí tuệ con người.
- Những thành tựu mới nhất về khoa học và kỹ thuật cho thấy rằng, trí quyển đang
thay đổi một cách nhanh chóng, sâu sắc và phạm vi tác động ngày càng mở rộng,
kể cả ngoài phạm vi của trái đất.
- Về mặt xã hội, các cá thể con người họp lại thành cộng đồng, gia đình, bộ tộc,
quốc gia, xã hội, theo những loại hình, phương thức và thể chế khác nhau. Từ đó
tạo nên các mối quan hệ, các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội có tác động mạnh
mẽ tới môi trường vật lý, môi trường sinh học.

1.1.5 Ô nhiễm môi trường


“Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 9
BỀN

Tính chất của môi trường cụ thể là tính chất lý học, tính chất hóa học và điều kiện
vi sinh của môi trường đó.
Tiêu chuẩn của môi trường là những chuẩn mực cần thiết đảm bảo để thành phần
môi trường đó phù hợp với đối tượng sử dụng nó. Ví dụ đối với môi trường nước: Tiêu
chuẩn nước phục vụ sinh hoạt khác với tiêu chuẩn nước phục vụ nông nghiệp, tiêu
chuẩn nước sinh hoạt nói chung như tắm giặt, ăn uống, … lại khác với chất lượng
nước yêu cầu cho công nghiệp thực phẩm (nước giải khát), nước cho y tế, ...

1.1.6 Suy thoái môi trường


“Là sự thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng
xấu cho con người và thiên nhiên”.
Ví dụ: Xây một nhà máy luyện gang thép về lợi ích nó sẽ tăng lượng thép bình
quân đầu người, giải quyết kịp thời một số yêu cầu cho công nghiệp. Nhưng nhà máy
gang thép trong quá trình sản xuất đã đưa vào không khí một lượng lớn các khí ô
nhiễm như CO2, bụi, ... làm cho bầu không khí xung quanh bị ô nhiễm, mặt đất cũng
bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư sống quanh khu vực nhà
máy...

1.1.7 Sự cố môi trường


“Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”. Sự cố
môi trường có thể xảy ra do:
- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sạt lở đất, núi lửa phun, mưa
acid, mưa đá, biến động khí hậu và những thiên tai khác...
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng.
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập
hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc
hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác, …
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái
chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ, ...
10 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Một số ví dụ về sự cố môi trường trên thế giới:


- Sự cố Chernobyl 25 – 26/4/1986 đã trở thành sự cố môi trường tồi tệ nhất hành
tinh. Ngoài việc tung vào khí quyền bụi phóng xạ hủy hoại cuộc sống của hơn
150.000 người, nó còn tung cao cả những tấm bê tông nặng 4.000 tấn, nhiệt độ
quanh nhà máy khi xảy ra sự cố lên đến 3.600 độ, ...
- Sự cố môi trường khi núi lửa Pinatupo ở Philippines hoạt động năm 1991, khi phun
lửa đã mang theo hơn 600 tỷ m 3 đất, sau đó mỗi lần gặp mưa tạo ra lũ bùn kinh
khủng, cuốn trôi phủ lấp và chôn vùi tất cả những gì đã có trên đường lũ bùn đi
qua. Tai họa này, người ta dự đoán phải đến sau năm 2010 mới khắc phục xong...,
nhưng từ nay đến đó núi lửa Pinatupo vẫn luôn luôn rình chờ phun lửa.
Ngày 6.5.2008 bão Nargis đổ bộ vào Miến điện làm chết 22.500 người, 41.000
người mất tích.
Ngày 13.3.2011 tại Nhật Bản đã xảy ra sóng thần khiến ít nhất 20.000 người chết,
sau đó lại xảy ra sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima, gây không biết bao tổn
thất đau thương cho nhân dân Nhật Bản…
Sóng thần xảy ra tháng 3.2013 tương đương 475 triệu tấn TNT hay 326 triệu
thùng dầu thơm cả thế giới sử dụng trong 4 ngày.
Theo báo Tuổi trẻ 10.4.2012 thì mỗi năm nước Nhật có 100.000 lần động đất,
trung bình mỗi ngày xảy ra 300 lần động đất…

Hình 1.4: Sóng thần 13.3.2011 ở Nhật Bản


BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 11
BỀN

1.1.8 Quản lý tai biến môi trường


Trong những năm qua trên thế giới cũng như trong nước chúng ta đã có những
bước tiến bộ đáng kể trong việc phòng tránh thiên tai. Tuy nhiên cho đến nay mà nói
thì chúng ta cũng “không thể ngăn chặn được thiên tai mà chỉ có thể bảo vệ cho con
người và tài sản khỏi bị thiên tai mà thôi”. Thiên tai luôn tranh giành với các hoạt
động phát triển khác về tài chính và do đó ảnh hưởng đến các dự án phát triển khác.
Vì vậy phải tìm cách giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong công tác
quản lý tai biến về môi trường phải hết sức chú ý đến các tai biến sau đây:
1. Tai biến về sự cố tràn dầu
Sự cố tràn dầu là hiện tượng thất thoát đáng kể dầu ra môi trường gây thiệt hại
lớn hoặc hiểm họa đối với con người,các hệ sinh thái và hoạt động kinh tế - xã hội.
Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận
chuyển, chế biến, phân phối, tàng trữ dầu và các sản phẩm của dầu. Nguyên nhân
trực tiếp thường là rò rỉ hoặc vỡ đường ống, bể chứa dầu; tai nạn đâm va gây thủng
tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hóa dầu…Tràn dầu cũng có
thể xảy ra do rò rỉ tự nhiên từ các cấu trúc địa chất chứa dầu dưới đáy biển do các
hoạt động của vỏ trái đất gây nên, như động đất…
Có thể thấy nơi dầu tràn xảy ra và đối tượng bị ảnh hưởng tới chủ yếu là trên biển
và ven biển. Dầu tràn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các sinh vật biển, các sinh
cảnh và hệ sinh thái ven bờ, nhiều loại hình hoạt động trên biển và ven biển, đặc biệt
là bảo tồn, du lịch, nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản, làm muối…
2. Tai biến về lũ lụt
Nước ta có khoảng hơn 5.000km đê sông và đê biển, trong đó có khoảng 3.000km
đê bảo vệ 3 lưu vực sông quan trọng (Sông Hồng, Sông Mã và Sông Cả). Riêng kinh
phí dùng để tu sửa 5.000km đê đó đã rất lớn (chiếm hơn 20% ngân sách hàng năm
của Bộ Giao thông vận tải), nhưng vấn đề cơ bản là làm sao tìm mọi cách để giảm
thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra trên đất nước ta.
Các vùng đồng bằng ngập lụt lại thường có nguồn tài nguyên môi trường có giá trị
và nhiều khi là phương tiện đảm bảo cho cuộc sống. Song việc khống chế lũ lụt lại
không có khả năng làm và không mang tính khả thi về kinh tế. Do vậy, việc quản lý
những đồng bằng ngập lụt còn xa mới đi đến chỗ chống lại được lũ lụt. Vì vậy, phải
12 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

biết khôn ngoan và hợp lý sử dụng vùng đồng bằng có xu hướng ngập lụt cũng như
nguồn tài nguyên nước liên quan tới chúng.
Khống chế lũ lụt theo truyền thống đã được tiến hành thông qua các công trình
như đập, đê điều, … các giải pháp như vậy thường có tác dụng xấu lâu dài đến môi
trường nếu như không có biện pháp đồng bộ như quy hoạch khu dân cư phải hợp lý,
bố trí mạng lưới giao thông phải phù hợp, việc chăn thả phải khoa học, nếu không thì
không những không giảm thiếu được hậu quả lũ lụt mà còn tạo điều kiện thôi thúc lũ
lụt thêm ác liệt.
3. Khống chế sự phá hoại của bão
Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gió mùa từ tháng 5 đến tháng 10. Mà
hệ quả của bão là mưa lớn có khi đạt tới cường độ 800 mm/ngày hoặc 1.700
mm/tuần. Bão đổ bộ vào vùng biển nước ta thường gặp với tần suất 4,6 cơn/năm. Nó
đã đóng góp từ 10 – 30% lượng mưa năm.
Theo thống kê của Trung Tâm Dữ Liệu Khí Tượng Thủy Văn, từ năm 1967 đến
2017 đã có 381 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta. Thường mỗi khi bão
đổ bộ đều mang lại những tổn thất to lớn về người và tài sản của những vùng mà nó
đi qua. Thông thường 70 – 80% số cơn bão đổ bộ vào Trung bộ mà tập trung là các
tỉnh Bình Trị Thiên, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Trong việc khống chế sự phá hoại do bão cần tập trung các công tác:
- Nghiên cứu dự báo thời tiết và thông báo kịp thời cho quần chúng.
- Tăng cường những thiết bị, kỹ thuật thông tin hiện đại để thông báo kịp thời chính
xác cho nhân dân.
- Giáo dục ý thức phòng tránh bão cho quần chúng để nhân dân tự giác tìm biện
pháp khắc phục gió bão.
- Nghiên cứu, cải tiến những giải pháp nhà ở hợp với điều kiện thời tiết những vùng
thường có bão đổ bộ.
- Tăng cường trồng những dải rừng phòng hộ để giảm bớt sức phá hoại của bão.

1.2 SINH THÁI VÀ CÂN BẰNG SINH THÁI

1.2.1 Sinh thái học


Sinh thái học (Ecology) là khoa học nghiên cứu về “nơi sinh sống” của sinh vật,
hay nói theo nghĩa rộng sinh thái học là môn học nghiên cứu về tất cả các mối quan
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 13
BỀN

hệ giữa sinh vật và môi trường. Nghiên cứu sinh thái học sẽ giúp cho chúng ta có cơ
sở khoa học để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT.
Tuỳ theo cấp độ nghiên cứu các mối quan hệ của sinh vật trong môi trường mà
sinh thái học được chia thành các phân môn như:
- Sinh thái học cá thể (Autoecology): Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phương thức
sống của sinh vật.
- Sinh thái học quần thể (Population ecology): Nghiên cứu về cấu trúc và sự biến
động số lượng của một nhóm cá thể thuộc một loài nhất định, cùng sống chung với
nhau ở một vùng lãnh thổ, theo một sinh cảnh địa lý.
- Sinh thái học quần xã (Synecology): Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các cá thể
khác loài và sự hình thành các mối quan hệ sinh thái đó.

1.2.2 Các nhân tố sinh thái


- Các sinh vật sống trong hệ sinh thái luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác
nhau, các nhân tố đó được gọi là các nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái là nhân
tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật, được chia
thành 3 nhóm:
Các nhân tố vô sinh bao gồm:
 Địa hình (độ cao, độ dốc, hướng phơi địa hình,…);
 Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, gió,…);
 Nước (nước mặn, nước ngọt, mưa,…);

 Các chất khí (CO2, O2, N2,…);

 Các chất dinh dưỡng khoáng, hữu cơ.


Các nhân tố hữu sinh: bao gồm những cơ thể sống khác nhau: thực vật, động vật,
vi sinh vật,… Các cơ thể sống này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể
sinh vật trong mối quan hệ cùng loài hay khác loài. Nhóm nhân tố này trong thế giới
hữu cơ rất quan trọng.
Nhân tố con người: Con người và động vật đều có những tác động tương tự đến
môi trường như lấy thức ăn, chất thải vào môi trường. Nhưng do sự phát triển cao về
trí tuệ nên con người còn tác động đến môi trường bởi các nhân tố xã hội và thể chế.
Tác động của con người vào tự nhiên là tác động có ý thức và có quy mô rộng lớn. Do
đó, ở nhiều nơi tác động của con người đã làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới.
14 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

=> Như vậy, các nhân tố sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật
sống trong môi trường. Do đó để nghiên cứu một hệ sinh thái cần thiết phải phân tích
tất cả các nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật cũng như mối quan hệ của các nhân
tố trên.

1.2.3 Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái


Hệ sinh thái (HST) là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống
xung quanh và một hệ sinh thái điển hình được cấu trúc bởi các thành phần sau đây:
- Sinh vật sản xuất (Producer)
- Sinh vật tiêu thụ (Consumer)
- Sinh vật phân huỷ (Decomposer)
- Các chất hữu cơ (Prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, enzym, hoocmon,...)

- Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, các chất dinh dưỡng khoáng).

- Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, giáng thuỷ,...)

Hình 1.5: Cấu trúc hệ sinh thái


- Thực chất, 3 thành phần đầu chính là quần xã sinh vật, còn 3 thành phần sau là
môi trường vật lý mà quần xã đó sử dụng để tồn tại và phát triển.
- Ngoài cấu trúc theo thành phần, HST còn có kiểu cấu trúc theo chức năng. Theo
E. D. Odum (1983), cấu trúc của hệ gồm các phạm trù sau:
 Quá trình chuyển hoá năng lượng của hệ.
 Xích thức ăn trong hệ.
 Các chu trình sinh địa hoá diễn ra trong hệ.
 Sự phân hoá trong không gian và theo thời gian.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 15
BỀN

 Các quá trình phát triển và tiến hoá của hệ.


 Các quá trình tự điều chỉnh.

Hình 1.6: Cấu trúc và chức năng của Sinh thái học
- Một HST cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt được trạng thái cân
bằng động tương đối với nhau (Vũ Trung Tạng, 2000).
- Nghiên cứu cấu trúc và chức năng của HST sẽ giúp cho chúng ta có những biện
pháp tác động thích hợp để đảm bảo cho HST tự nhiên cũng như nhân tạo luôn đạt
trạng thái ổn định.

1.2.4 Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái


- Trong HST luôn xảy ra sự trao đổi vật chất và năng lượng trong nội bộ quần xã,
giữa quần xã và môi trường bên ngoài của nó (sinh cảnh).
- Trong chu trình trao đổi vật chất, luôn có các nguyên tố hoá học, muối hoà tan,
khí CO2 và O2 từ sinh cảnh tham gia tạo thành cơ thể sinh vật (Quần xã), đồng
thời lại có bộ phận của quần xã lại chuyển hoá thành sinh cảnh thông qua quá
trình phân huỷ xác sinh vật thành những chất vô cơ.
- Các thành phần của quần xã liên hệ với nhau bằng quan hệ dinh dưỡng. Quan hệ
dinh dưỡng của các loài trong quần xã được thực hiện bằng chuỗi và lưới thức ăn.
 Chuỗi thức ăn (Foodchain): là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là
một "mắt xích" thức ăn; mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ mắt xích thức ăn
phía dưới và nó lại bị mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ.
 Lưới thức ăn (Foodweb): là phức hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau
trong HST. Vì mỗi loài trong quần xã không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức
ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong
quần xã hợp thành lưới thức ăn.
16 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Hình 1.7: Lưới thức ăn điển hình trên cạn


 Bậc dinh dưỡng: những mắt xích thức ăn thuộc một nhóm sắp xếp theo các
thành phần của chuỗi thức ăn như: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1,
bậc 2,... được gọi là các bậc dinh dưỡng.

Hình 1.8: Các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 17
BỀN

1.2.5 Tháp sinh thái


- Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ
nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi
bậc dinh dưỡng.
- Tháp sinh thái được xây dựng trên cơ sở lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng nhằm mô
tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
- -Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối
hoặc năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái:
 Tháp số lượng: xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
 Tháp sinh khối: xây dựng dựa trên tổng khối lượng của tất các sinh vật trên 1
đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
 Tháp năng lượng: xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên 1 đơn vị
diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng Tháp năng
lượng là hoàn thiện nhất.

Hình 1.9: Các loại tháp sinh thái


- Nội dung quy luật hình tháp sinh thái: Sinh vật ở mắt lưới nào càng xa vị trí của
sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ.
18 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

1.2.6 Các yếu tố sinh thái và sự thích nghi của sinh vật:
- Trong môi trường, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật luôn chịu tác động của
rất nhiều yếu tố sinh thái (gồm các yếu tố trực tiếp cũng như gián tiếp). Các yếu
tố này rất đa dạng, chúng có thể là tác nhân có lợi cũng như có hại đối với các sinh
vật. Tập hợp các yếu tố tác động cần thiết cho sinh vật mà thiếu nó sinh vật không
thể tồn tại được, gọi là các điều kiện sinh tồn của sinh vật.
- Sinh vật tồn tại trên bề mặt trái đất bị chi phối bởi bốn kiểu môi trường là môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường các sinh vật
khác (sinh vật kị khí).
- Dựa vào nguồn gốc và đặc trưng tác động của các yếu tố sinh thái, người ta chia
ra nhóm các yếu tố vô sinh và nhóm các yếu tố hữu sinh.

Hình 1.10: Sơ đồ về các yếu tố sinh thái trong


môi trường sống thường xuyên tác động lên đời sống của thỏ

1.2.6.1 Yếu tố vô sinh


- Là thành phần không sống của tự nhiên, gồm các chất vô cơ tham gia vào chu
trình tuần hoàn vật chất như CO 2, N2, O2, C, H2O, các chất hữu cơ riêng biệt (như
protein, lipid, glucid, mùn) và các yếu tố vật lý như các yếu tố khí hậu (ánh sáng,
nhiệt độ, nước, không khí-gió-áp suất), đất (thành phần khoáng vật, thành phần
cơ giới đất, các tính chất lý hóa học của đất), địa hình (độ cao, trũng, dốc, hướng
phơi của địa hình).
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 19
BỀN

- Sự phân loại các nhóm sinh thái như trên, chủ yếu cho các sinh vật trên cạn. Đối
với các sinh vật dưới nước cũng chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố do tính
chất của môi trường nước quyết định.

1.2.6.2 Yếu tố hữu sinh


- Gồm các cá thể sống như: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật… Mỗi sinh vật
thường chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ chế khác nhau trong
mối liên hệ cùng loài hay khác loài ở môi trường xung quanh. Các yếu tố này là thế
giới hữu cơ, một thành phần rất quan trọng của môi trường.

- Thực vật: ảnh hưởng trực tiếp và tương hỗ của các thực vật sống cùng (cơ học,
cộng sinh, kỵ khí), ảnh hưởng gián tiếp làm thay đổi môi trường sống qua các sinh
vật khác (qua động vật và vi sinh vật), qua môi trường vô sinh (cạnh tranh, cảm
nhiễm qua lại).

- Động vật: Tác động trực tiếp (ăn, dẫm, đạp, làm tổ, truyền phấn, phát tán hạt) và
gián tiếp qua môi trường sống.

- Yếu tố sinh thái giới hạn là yếu tố mà khi tác động đến sinh vật được giới hạn từ
điểm cực hại thấp đến điểm cực hại cao qua điểm cực thuận. Dưới điểm cực hại
thấp và trên điểm cực hại cao, sinh vật không tồn tại được. Nhiệt độ, nồng độ
muối, pH, chất độc … được coi là những yếu tố giới hạn đối với sinh vật. Nếu các
sinh vật có phạm vi chống chịu rộng đối với yếu tố sinh thái nào đó mà nó có hàm
lượng vừa phải và ổn định trong môi trường, thì yếu tố này không phải là yếu tố
giới hạn sinh thái. Ngược lại, nếu các sinh vật có phạm vi chống chịu hẹp đối với
một yếu tố thay đổi nào đó, thì chính yếu tố đó là yếu tố sinh thái giới hạn.

1.2.6.3 Yếu tố con người


- Con người được tách ra làm yếu tố độc lập vì con người có thể tác động vào môi
trường tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng.
- Tất cả các dạng hoạt động của xã hội loài người đều làm biến đổi môi trường sống
tự nhiên của các sinh vật. Ở một góc độ nhất định, con người và động vật đều có
những tác động tương tự đến môi trường (lấy thức ăn, thải chất thải vào môi
trường …). Tuy nhiên, do con người có sự phát triển trí tuệ cao hơn, hoạt động
cũng đa dạng nên đã tác động mạnh đến môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi
hẳn môi trường và sinh giới ở nơi này hoặc nơi khác.
20 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

1.2.7 Cân bằng sinh thái (Equilibrium ecology)


Các hệ sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng, nói theo nghĩa rộng
đó là khả năng tự lập lại cân bằng. Cân bằng giữa các chủng quần trong hệ sinh thái
(Vật ăn thịt – con mồi, Vật ký sinh – Vật chủ). Sự cân bằng này cũng có nghĩa là sự
cân bằng giữa Vật sản xuất Và tiêu thụ Và Vật phân hủy. Sự cân bằng này gọi là cân
bằng sinh thái. Nhờ sự tự điều chỉnh mà hệ sinh thái tự nhiên giữ được ổn định mỗi
khi chịu sự tác động của nhân tố ngoại cảnh, có điều sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái
cũng chỉ có giới hạn. Nếu Vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái sẽ mất khả năng tự điều
chỉnh Và hậu quả là hệ sinh thái bị phá Vỡ.
Ví dụ: Một hệ sinh thái rừng ngập mặn được duy trì bởi sự cân bằng Về trao đổi
chất dinh dưỡng, trao đổi nước mặn, ngọt Và cân bằng Về lắng đọng phù sa. Tất cả
các cân bằng do yếu tố từ đất liền Và biển quyết định. Một khi, có một tác động nào
đó như xây dựng hồ chứa ở thượng lưu, làm đê ngăn mặn ở cửa sông, ... từ đó dẫn
đến sự mất cân bằng Về trao đổi chất Và cuối cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng
không còn điều kiện để tồn tại.
Hệ sinh thái tự nhiên có đặc điểm là tự cân bằng nghĩa là một khi bị thay đổi Vì
một nguyên nhân nào đó thì nó có thể tự phục hồi để trở Về trạng thái ban đầu. Sự
phục hồi cân bằng sinh thái được thực hiện qua các cơ chế sau:
a. Cân bằng thông qua sự điều chỉnh số lượng quần xã
Đối Với động Vật, sự điều chỉnh này được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Điều chỉnh bằng cách kìm hãm Và hạn chế lẫn nhau. Ví dụ: Đối Với loài động Vật
ăn thức ăn hẹp hay đơn thực thì số lượng con mồi sẽ ảnh hưởng lớn đến số lượng
con Vật ăn thịt. Khi không đủ con mồi thì một số chúng sẽ bị chết đói. Sau một
thời gian, các con mồi khác tiếp tục sinh sản Và phát triển Về số lượng thì động
Vật ăn thịt cũng phát triển theo.
- Sự điều chỉnh này có thể thông qua các hình thức như giảm mức sinh sản, tăng tỷ
lệ tử Vong, cạnh tranh, di cư, thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Ví dụ: Chuột nhắt – Khi số
lượng phát triển khá nhiều sẽ phát sinh loại bệnh “sốc” (bệnh tiếp xúc) làm giảm
độ thụ tinh Và tăng nhanh tử Vong...

Do thiếu nơi ở Và thức ăn, nhiều chim thú trong cùng một loài cạnh tranh, giành
giật nhau quyết liệt, lúc này những cá thể mạnh hơn những cá thể yếu hoặc tạo ra sự
phân hóa. Một số trường hợp, do cạnh tranh đã dẫn đến sự di cư theo chu kỳ, một số
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 21
BỀN

loài khi mật độ quần thể tăng thì giảm mức sinh sản nhờ đó mà giữ được sự ổn định
tương đối Về số lượng cá thể của quần thể. Ví dụ: Voi Châu Phi trong điều kiện bình
thường thì thời gian trưởng thành sinh dục tuổi 11 – 12, nhưng nếu mật độ quần thể
cao thì 18 tuổi mới trưởng thành sinh dục. Bình thường 4 năm Voi đẻ một lần nhưng
nếu mật độ cao thì 7 năm mới đẻ một lần.

Đối Với thực Vật thì sự điều chỉnh số lượng cùng diễn ra ở nhiều loài trong quần
xã hoặc các cá thể trong một quần thể, tuy nhiên mức độ khÔng mạnh mẽ Và khó
nhận biết được qua quan sát bình thường.

b. Cân bằng thông qua mối quan hệ phụ thuộc giữa các loài trong thiên nhiên

Người ta nhận thấy trong thiên nhiên có rất nhiều sinh Vật là “kẻ thù khÔng đội
trời chung” của sinh Vật khác, song chúng Vẫn tồn tại trong một sinh cảnh. Sự tồn tại
đó là nhờ có tính cân bằng của các quá trình trao đổi Vật chất Và năng lượng trong tự
nhiên, trong đó có mối quan hệ phụ thuộc giữa các loài Với nhau.

Ví dụ: Ở cơ thể một số con thú ăn cỏ có rất nhiều sinh Vật sống.

- Trong bộ lÔng của nó có các loài rận hoặc Ve hút máu.

- Trong ruột của chúng có cả một hệ sinh Vật phong phú như: giun sán đến các Vi
khuẩn phân hủy cellulose, Vi khuẩn phân hủy lignin. KhÔng có những Vi khuẩn này
thì con Vật khÔng thể sống được Vì bộ máy của chúng khÔng có khả năng phân
hủy cellulose Và lignin...

Một số loài chim ăn quả, hạt cây như chim sẻ, chim gáy..., tuy chúng gây hại cho
mùa màng nhưng mặt khác chúng lại có tác dụng diệt trừ sâu phá hoại cây cối... (Có
một thời kỳ ở ngoại Ô Bắc Kinh, Trung Quốc người ta tổ chức phong trào diệt chim sẻ
để bảo Vệ mùa màng nhưng hậu quả ngược lại, mùa màng bị mất Vì dịch sâu bệnh
lan tràn...).

Mối quan hệ giữa sinh Vật Và sinh Vật có tính chất dây chuyền như thế. Vì Vậy, chỉ
cần thay đổi một khâu nào đó nó sẽ kéo theo hàng loạt những biến đổi khác Và ở thời
điểm đó sẽ xảy ra sự mất cân bằng sinh thái.

Như Vậy, nhờ sự điều chỉnh của sinh Vật, nhờ mối quan hệ tương hỗ Và sự lựa
chọn lâu đời giữa các loài trong mỗi Vùng, mỗi hệ sinh thái đã hình thành các mối
quan hệ giữa động Vật Với thực Vật, giữa Vi sinh Vật Với động Vật Và thực Vật trong
một thế cân bằng ổn định Và mỗi một loài ở trong Vùng đã thích ứng được Với thế cân
bằng đó. Nhờ Vậy mà trong thiên nhiên sự cân bằng sinh thái ở khắp mọi nơi. Trong
hoàn
22 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

cảnh Vì những biến đổi lớn như những thiên tai hoặc sự phá hoại của con người thì sự
cân bằng đó sẽ bị phá hủy Và sự tạo lập lại thế cân bằng phải trải qua thời gian dài
mới khÔi phục được...

Con người khÔng phải lúc nào cũng muốn các hệ sinh thái có khả năng tự điều
chỉnh. Ví dụ: Nền nÔng nghiệp thâm canh dựa Vào sự sản xuất dư thừa các chất hữu
cơ để cung cấp lương thực Và thực phẩm cho con người. Các hệ sinh thái này là các
hệ sinh thái khÔng có sự tự điều chỉnh Với mục đích con người sử dụng hữu hiệu phần
dư thừa đó.

Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái, lúc đầu thường xảy ra cho Vài thành phần sau
đó mở rộng sang thành phần khác Và có thể đi từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái
khác.

Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái là kết quả của sự tự điều chỉnh của từng cơ thể,
của những quần chủng, của quần xã mỗi khi một nhân tố sinh thái thay đổi. Chúng
ta, chia các nhân tố sinh thái thành 2 nhóm:

- Nhân tố sinh thái giới hạn.

- Nhân tố sinh thái khÔng giới hạn.

Nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn, ... là nhân tố sinh thái giới hạn, có nghĩa ta cho
nhiệt độ thay đổi từ thấp đến cao chúng ta sẽ tìm được một nhiệt độ thích hợp của cơ
thể hay của cả chủng quần. Ngoài nhiệt độ đó, cơ thể hay chủng quần khÔng tồn tại
được. Giới hạn này còn được gọi là giới hạn sinh thái hay giới hạn cho phép của cơ thể
của chủng quần. Ánh sáng, địa hình khÔng được coi là nhân tố sinh thái giới hạn đối
Với động Vật...

Ô nhiễm là hiện tượng do hoạt động con người dẫn đến sự thay đổi các nhân tố
sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã. Xử lý Ô
nhiễm có nghĩa là đưa các nhân tố sinh thái trở Về giới hạn sinh thái của cơ thể, của
chủng quần, của quần xã. Muốn xử lý được Ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc Và
chức năng của từng hệ sinh thái Và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái Vượt
ra ngoài giới hạn thích ứng.
Đây là nguyên lý nhân tố sinh thái cơ bản được Vận dụng Vào Việc sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên Và bảo Vệ mÔi trường...
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 23
BỀN

1.3 TÀI NGUYÊN (RESOURSE)

1.3.1 Định nghĩa


Tài nguyên là tất cả mọi dạng Vật chất hữu dụng phục Vụ cho sự tồn tại Và phát
triển cuộc sống con người Và thế giới động thực Vật. Tài nguyên thiên nhiên là một
phần của các thành phần mÔi trường. Ví dụ: rừng cây, đất đai, nguồn nước, khoáng
sản, cùng tất cả các loài động thực Vật khác...
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) gồm các dạng năng lượng, Vật chất, thÔng tin tự
nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị tự thân mà con người đã
biết hoặc chưa biết Và con người có thể sử dụng được trong hiện tại Và tương lai (tuỳ
thuộc nhận thức, thói quen, trình độ khoa học, cÔng nghệ, khả năng tài chính,...) để
phục Vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm
riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung:
- Tài nguyên thiên nhiên phân bổ khÔng đồng đều giữa các Vùng trên Trái Đất Và
trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự
nhiên Với từng Vùng lãnh thổ, từng quốc gia.
- Đại bộ phận các nguồn TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình
lâu dài của tự nhiên Và lịch sử. Chính 2 thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm
của TNTN Và lợi thế phát triển của quốc gia giàu tài nguyên.

1.3.2 Các loại tài nguyên


Hiện nay có nhiều phương pháp phân loại TNTN khác nhau theo trữ lượng, chất
lượng, cÔng dụng, khả năng tái tạo Và liên quan đến bề mặt đất. Trong từng trường
hợp cụ thể người ta có thể sử dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại
TNTN.
Sự phân loại chỉ có tính tương đối Vì tính đa dạng Và đa dụng của tài nguyên Và
tuỳ theo mục tiêu sử dụng khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên được phân loại theo
nhiều cách:
1. Theo dạng tồn tại của vật chất có: tài nguyên đất, nước, sinh Vật, khoáng sản,
năng lượng,...;
2. Theo khả năng phục hồi có tài nguyên VÔ tận, có khả năng tự phục hồi Và cạn kiệt
(khÔng có khả năng tự phục hồi). Đối Với tài nguyên có khả năng tự phục hồi, con
người sẽ có cơ hội sử dụng lâu bền tài nguyên nếu biết khai thác trong phạm Vi
24 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

khả năng tự phục hồi Và khÔng làm tổn thương các điều kiện cần cho quá trình tái
tạo tài nguyên.

1.3.2.1 Tài nguyên đất


- Đất là tài nguyên VÔ giá, giá mang Và nuÔi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên
đất, trong đó có hệ sinh thái nÔng nghiệp hiện đang nuÔi sống toàn nhân loại.
- Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc Vào điều
kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù Văn hoá, trình độ khoa
học cÔng nghệ, mục tiêu kinh tế.

1.3.2.2 Tài nguyên nước


- Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt mà con người bắt buộc phải chia sẻ Với tự
nhiên để duy trì các hệ sinh thái nước Và các hệ sinh thái cạn trên lưu Vực.
Ngưỡng an toàn Về nước cho mỗi hệ sinh thái tuỳ thuộc Vào điều kiện tự nhiên Và
khả năng của chính hệ. Một số nhà khoa học cho rằng có thể khai thác nước sÔng
tới mực nước thấp nhất từng quan trắc được trong tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng trong tự nhiên, hệ sinh thái trên lưu Vực chỉ Vượt qua được ngưỡng thấp nhất
này trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Trong chiến lược ứng xử Với tai
biến mÔi trường liên quan đến nước, điều quan trọng là phải dự báo chính xác,
hành động kịp thời, hợp lý Và khoa học nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
- Nước là một nguồn tài nguyên quý giá Và ngày càng khan hiếm. Đã đến lúc phải
hạch toán tài nguyên, đưa giá thành nước Vào mọi loại hàng hoá, đặc biệt là nÔng
sản, để thúc đẩy các quá trình tái sử dụng Và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên
nước. Do tài nguyên nước hạn chế, trong khi nhu cầu của cây trồng đối Với nước
rất khác nhau, nên một trong những hướng dùng nước tiết kiệm trong nÔng
nghiệp là cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp điều kiện tự nhiên.

1.3.2.3 Tài nguyên khoáng sản và năng lượng


1. Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản theo quan niệm truyền thống là tích tụ Vật chất dưới dạng
đơn chất hoặc hợp chất trong Vỏ trái đất (mỏ khoáng rắn), mà con người có thể
khai thác sử dụng cho các nhu cầu của mình.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 25
BỀN

- Luật khoáng sản Việt Nam quy định: “Khoáng sản là tài nguyên lòng đất, trên mặt
đất dưới dạng tích tụ tự nhiên khoáng Vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng,
thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng Vật, khoáng chất ở bãi thải
của mỏ mà sau này có thể khai thác lại, cũng là khoáng sản”.
- Một số tác giả còn coi tài nguyên khoáng sản gồm cả các chất lỏng, chất khí, như
nước, dầu khí,... Vì sự sống phụ thuộc Vào chúng, Và Vì nhiều loại hoá chất đã
được khai thác ra từ nước biển, hồ muối,... Trong các nguồn nước nói chung, đặc
biệt là trong nước biển, có lượng khoáng chất hoà tan rất lớn ở nồng độ thấp, có
thể trở thành nguồn tài nguyên quan trọng trong tương lai, khi các mỏ trên lục địa
đã khai thác hết Và khi trình độ khoa học, kỹ thuật, cÔng nghệ của loài người hoàn
thiện hơn.
2. Tài nguyên năng lượng
Năng lượng là nhân tố cần thiết cho mọi quá trình tiến hoá của sinh Vật Và phát
triển của xã hội loài người. Nguồn năng lượng chủ yếu của chúng ta là:
1. Năng lượng mặt trời, bao gồm bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng
của các chuyển động trong khí quyển, thuỷ quyển như dòng chảy, gió, sóng,...
nhiên liệu hoá thạch;
2. Năng lượng lòng đất, bao gồm nguồn địa nhiệt, năng lượng phóng xạ,... Tài
nguyên năng lượng được chia thành các loại VÔ tận Và khÔng có khả năng tái tạo,
cạn kiệt.
3. Năng lượng bức xạ mặt trời đi tới trái đất là 5.1020 kcal/năm, khoảng 1% trong
số đó được thực Vật hấp thụ, tạo ra toàn bộ sinh quyển như hiện nay.
4. Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân huỷ
hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Năng lượng hạt nhân, Với
435 lò phản ứng, cung cấp 6% tổng năng lượng thương mại, phát điện 16%.

1.3.2.4 Tài nguyên biển


- Biển Và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh Với độ sâu trung bình 3.710m Và
tổng khối nước 1,37 tỷ km3.
- Tài nguyên biển Và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: nguồn lợi
hoá chất Và khoáng chất chứa trong khối nước Và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu
hoá thạch, chủ yếu là dầu Và khí tự nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ
gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu Và thuỷ triều. Mặt biển Và Vùng thềm lục
26 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

địa là đường giao thÔng thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du
lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh Vật biển.

- Biển ÐÔng có tổng diện tích 3.447.000 km2, trong đó phần chủ quyền của Việt
Nam chiếm 1 triệu km2, Với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5.416m.
Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía ÐÔng của biển.
Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển
ÐÔng rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh Vật (thuỷ sản, rong biển)…

1.3.2.5 Tài nguyên sinh học


Đa dạng sinh học là bao gồm tất cả các loài thực Vật, động Vật Và Vi sinh Vật sống
hoang dã trong rừng, trong đất, trong khÔng khí Và trong các Vực nước. Tài nguyên
sinh học gắng liền Với cuộc sống của con người. Vì Vậy chúng ta phải giữ gìn Và bảo
Vệ nó bằng các biện pháp như trồng rừng, bảo Vệ các loài động thưc Vật quý hiếm,
tái tạo gen…

1.3.2.6 Tài nguyên rừng


Là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng
nếu sử dụng khÔng hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái khÔng thể tái tạo lại.
Tài nguyên rừng có Vai trò rất quan trọng đối Với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung
cấp các nguồn gen động thực Vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều
hòa nhiệt độ, nguồn nước Và khÔng khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên
nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục Vụ cho nhu
cầu đời sống. Ở những Vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.
Bên cạnh Việc khai thác hợp lý cần có những biện pháp như xây dựng khu bảo tồn
thiên nhiên, Vườn quốc gia, trồng rừng, phòng cháy rừng…

1.4 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ


TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC

1.4.1 Khái niệm về đa dạng sinh học


Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF, 1989) thì đa dạng
sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật,
thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp
cùng tồn tại trong môi trường sống”. Nói một cách ngắn gọn “Đa dạng sinh học” là sự
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 27
BỀN

đa dạng của sự sống trên Trái đất. Khái niệm này bao gồm các loài thực Vật, động
Vật Và Vi sinh Vật trên cạn, ở sÔng hồ Và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: Đa
dạng hệ sinh thái, đa dạng loài Và đa dạng Về di truyền.
Đa dạng về hệ sinh thái:Đa dạng Về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú Về
sinh cảnh, nơi ở, ổ sinh thái Và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng
này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng Về sinh cảnh, các quần xã sinh
Vật Và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. Chẳng hạn như sự phân bố của các
loài sinh Vật theo khÔng gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho từng sinh cảnh khác
nhau. Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng Và các thuỷ Vực cũng
phân thành các tầng nước khác nhau Về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử dụng tối ưu năng
lượng của hệ sinh thái Và tạo cho tính đa dạng sinh học càng cao. Đa dạng hệ sinh
thái càng cao thì mức độ đa dạng của loài Và đa dạng Về di truyền càng cao.
Đa dạng loài: Là số lượng Và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu
Vực nhất định nào đó. Mức độ đa dạng loài bao gồm cả 2 yếu tố: Số lượng loài Và số
lượng cá thể trong mỗi loài.
Trước đây, người ta ước tính trên thế giới có khoảng 10- 14 triệu loài (UNEP,
2000). Nhưng mới đây, Brendan et al.(2017) cho rằng, số lượng loài trên thế giới hiện
có dưới 11 triệu. Trước kia, các tác giả cho rằng, động Vật là nhóm sinh Vật có số
lượng loài nhiều nhất (Willson, 1992; Mora et al.,2011). Nhưng mới đây, Brendan et
al., cho rằng, Vi khuẩn mới là nhóm sinh Vật có số lượng loài nhiều nhất (hình
1.11).Tuy số lượng loài khá cao, nhưng đến nay chỉ có khoảng 2 triệu loài đã được
định danh (Costello et al. 2012).

Hình 1.11: Tỷ lệ của nhóm sinh vật trên trái đất theo nghiên cứu của
các tác giả trên Thế giới
28 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Đa dạng di truyền: Đa dạng di truyền là sự đa dạng Về nguồn gen có thể di


truyền được trong một quần thể.

Hình 1.12: Đa dạng di truyền của loài Keo má trắng Platycercus eximius
(ở Úc) thể hiện qua màu sắc và đốm thân.
Sơ đồ còn chỉ ra các vùng phân bố của chúng (Nguồn: Richard B Primack).
Vai trò của đa dạng di truyền: Duy trì sự đa dạng trong loài Và duy trì sự sống sót
Và thích nghi của loài.
Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng Với những thay đổi của mÔi
trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm phân bố hẹp ít có sự đa dạng di truyền hơn các
loài có phân bố rộng Và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện mÔi
trường thay đổi.

1.4.2 Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học


Chúng ta phải bảo tồn đa dạng sinh học Vì đa dạng sinh học đóng Vai trò quan
trọng đối Với sự tồn tại Và phát triển của loài người. Mặt khác, hiện nay, đa dạng sinh
học đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trong.

1.4.2.1 Giá trị của đa dạng sinh học:


Đa dạng sinh học là sự sống của con người, thể hiện ở các giá trị của đa dạng sinh
học. Đa dạng sinh học là tài sản VÔ giá của loài người ở cả khía cạnh sức khỏe lẫn
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 29
BỀN

phát triển. Sự tồn tại của mỗi con người Và cuộc sống bình yên, có chất lượng cao của
toàn nhân loại phụ thuộc rất nhiều Vào sự đa dạng sinh học trên rái đất.

- Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp hàng hóa cho sự tồn tại và phát triển
của con người

Các loài động Vật, thực Vật khác nhau hình thành nên chức năng của hệ sinh thái
như rừng, nước ngọt, đất hay đại dương. Hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao khÔng
chỉ cung cấp hàng hóa như lương thực, thực phẩm, gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ
mà còn là nguồn cung cấp nước sạch cho con người. Sự đa dạng sinh học cũng là
nguồn cung cấp giống cây trồng và vật nuôi mới cho con người Vì hầu hết các
giống cây trồng Và động Vật nuÔi có nguồn gốc từ cuộc sống hoang dã. Các loài
động, thực Vật Và Vi sinh Vật là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh cho con người.

- Đa dạng sinh học cung cấp các dịch vụ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của con người

Đa dạng sinh học đóng Vai trò rất quan trọng trong dịch Vụ sinh thái như:

Duy trì mối cân bằng sinh thái: Mỗi loài có mỗi quan hệ khắng khít Với nhau trong
chuỗi thức ăn. Mất loài sẽ dẫn đến sự phá Vỡ mối cân bằng sinh học Và ảnh hưởng
đến sự tồn tại của loài khác Và ảnh hưởng tới cả chuỗi thức ăn cũng như sự cân bằng
của cả hệ sinh thái.
Thụ phấn và phát tán hạt giống: Khoảng 90% thực Vật có hoa thụ phấn nhờ cÔn
trùng, dơi, chim Và các loài động Vật khác. Hơn 30% cây trồng thụ phấn nhờ Vào các
cÔn trùng, chim, dơi…Ở Mỹ, Việc thụ phấn tỷ nhiên đóng góp hàng tỷ đô la/năm Theo
UNEP (2010), giá trị thụ phấn của cÔn trùng cho cây trồng nÔng nghiệp ước tính
khoảng 1-8 tỉ đô la/năm.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh Vật có Vai trò quan trọng trong
Việc bảo Vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái Vùng đệm, phòng chống lũ lụt Và
hạn hán cũng như Việc duy trì chất lượng nước. Tán lá cây Và những lớp lá rụng dưới
đất ngăn cản sức rơi của các hạt nước mưa làm giảm tác động của mưa đến đất: rễ
cây Và các Vi sinh Vật đất làm thÔng thoáng đất, làm tăng khả năng hấp thụ, giữ
nước của đất Và giảm khả năng xãy ra lũ lụt khi có mưa lớn Và làm cũng làm cho
dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng tuần sau khi mưa…
Điều hoà khí hậu: quần xã thực Vật có Vai trò VÔ cùng quan trọng trong Việc điều
hoà khí hậu địa phương, khí hậu Vùng Và ngay cả khí hậu toàn cầu. Trong phạm Vi
30 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

toàn cầu, sự phát triển của thực Vật gắn liên Với chu trình tuần hoàn carbon. Việc mất
thảm thực Vật dẫn đến sự suy giảm khả năng hấp thu CO 2 Và hậu quả là hàm lượng
khí này tăng lên gây nên hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu.
Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh Vật có khả năng phân huỷ các chất Ô
nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu Và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày
càng gia tăng do các hoạt động của con người. Các loài nấm Và Vi khuẩn đóng Vai trò
đặc biệt trong quá trình phân hủy này.
Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một ngành du lịch khÔng khói
đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ
đÔla năm trên toàn thế giới (Richard, 1999). Những người đi du lịch sinh thái tham
quan các Vùng Và trả tiền để có thể chiêm ngưỡng sự đa dạng sinh học hay chỉ để
nhìn thấy một Vài loài đặc biệt. Tại các khu Vực bảo tồn lớn trên thế giới hay những
khu rừng đẹp như Vườn quốc gia Yellowstone (Hoa Kỳ), lợi nhuận thu được từ các
hoạt động tham quan, Vui chơi giải trí có thể so sáng bằng Với lợi nhuận thu được từ
hoạt động cÔng nghiệp lớn của khu Vực (Power, 1991). Đầu những năm 1970, người
ta ước tính rằng mỗi con sư tử ở Vườn Quốc gia Amboseli của Kenia có thể mang lại
27.000 đÔla/năm từ khách du lịch, còn đàn Voi mang lại trị giá 610.000 đÔla/năm.
Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương
trình VÔ tuyến Và phim ảnh đã được xây dựng Về chủ đề bảo tồn thiên nhiên Với mục
đích giáo dục Và giải trí.
Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm Với những chất độc có thể trở
thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng mÔi trường.
- Sự tồn tại của loài là đạo lý
Trong quá trình tiến hóa, sinh Vật đã tồn tại Và phát triển hài hòa, tạo nên thiên
nhiên phong phú, hấp dẫn làm nguồn cảm hứng cho Văn học nghệ thuật. Về mặt đạo
lý nếu làm giảm sự đa dạng sinh học tức là chúng ta đã VÔ tình loại trừ nhiều dạng
sống mà chúng có quyền được tồn tại.
- Sự tồn tại cho tương lai:
Hiện tại, chúng ta chưa có đủ hiểu biết để tính tóan giá trị của hầu hết các loài.
Một loài sinh Vật hiện nay được coi là VÔ ích có thể thành hữu ích trong tương lai.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 31
BỀN

1.4.2.2 Đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đang bị suy giảm nghiêm trọng
Rừng Và các mÔi trường hoang sơ khác - nơi cư trú của các loài động thực Vật đang
phải nhường chỗ cho các hoạt động Và nhu cầu của con người hoặc bị xé lẻ, chẳng
hạn do làm đường giao thÔng, khu du lịch… Trong khi đó, các động thực Vật hoang dã
cần những khu đất có diện tích nhất định để tồn tại Và phát triển. Theo Olson et al.
(2001), trên phạm Vi toàn thế giới, 20–50% diện tích rừng bị thay thế bằng cây trồng
nÔng- cÔng nghiệp Và 50% đất ngập nước đã bị chuyển đổi mục đích (Finlayson and
D’Cruz 2005). Hệ sinh thái nước cũng bị giảm, 60 % các con sÔng chính trên thế giới
đã bị chia cắt làm đập Và cầu (ReVenga and others 2000). CHính điều này đã Và đang
đẩy các loài giảm sút Và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo IUCN (2010), mất Và giảm
sút chất lượng nơi cư trú làm đe dọa 86% loài chim, 86% động Vật có Vú Và 88% các
loài lưỡng cư.
Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn,
hái lượm thực phẩm Và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khi dân số loài người
Vẫn còn ít Và phương pháp thu hái còn thÔ sơ, con người đã thu hái Và săn bắt một
cách bền Vững Và khÔng làm cho các loài trở nên tuyệt chủng. Khi dân số tăng lên,
nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo. Các phương pháp thu hái dần dần được
cải tiến Và trở nên hữu hiệu hơn. Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai sau
nguyên nhân mất nơi cư trú Và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các
loài đến tuyệt chủng. Trong luật lệ xã hội từ xa xưa, đã tồn tại những qui định nghiêm
ngặt hạn chế Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, quyền
được phép săn bắn trong một khu Vực nhất định được kiểm soát rất chặt chẽ; một số
khu Vực hoàn toàn khÔng được phép săn bắn; cấm săn bắn các con cái, con non Và
theo những kích cỡ qui định; khÔng được săn bắn Vào một số thời gian trong năm Và
Vào một số thời gian trong ngày. Các quy định này đảm bảo cho sự khai thác các
nguồn tài nguyên được lâu dài hơn Và bền Vững hơn. Thế mà trên thế giới ngày nay,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bằng các phương tiện nhanh nhất
mà con người có thể có. Khai thác quá mức đã làm tuyệt chủng 15% số loài trên trái
đất (Wilson, 1992) Và đe dọa tuyệt chủng nhiều loài khác (tê giác châu Phi, Voi, cá
Voi xanh…). Các nghiên cứu chứng minh rằng, khai thấc quá mức đã làm suy giảm
33% loài động Vật có Vú Và 30% loài chim.
32 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Ô nhiễm đất, nước Và khÔng khí đang hủy diệt dần các loài sinh Vật. Hiện tượng
cá chết hàng loạt trong các ao hồ, sÔng suối là phần nổi của minh chứng tác động
của Ô nhiễm mÔi trường đến các loài sinh Vật.
Gia tăng dân số, mức sản xuất, tiêu thụ tài nguyên tính bình quân theo đầu người
tăng lên khiến hệ sinh thái Vượt quá giới hạn chịu đựng Và khả năng phục hồi tự
nhiên. Theo ước tính, trung bình mỗi năm khoảng 27.000 loài có thể biến mất do hoạt
động của con người gây ra. Tỷ lệ này cao hơn hàng nghìn lần so Với tỷ lệ tuyệt chủng
tự nhiên của các loài.
Sự suy giảm đa dạng loài ở nước ta, cũng giống như trên thế giới, ngày càng một
gia tăng. Theo Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm
1996 mới chỉ có 25 loài động Vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2014,
con số này đã lên tới 188. Tháng 7 năm 2014, IUCN đã đưa thêm tê tê JaVa (Manis
javanica) Và tê tê Vàng (Manis pentadactyla) Vào sách đỏ. Theo thống kê Về hiện
trạng các loài động Vật nguy cấp, quý hiếm cho thấy nhiều loài đang ở mức báo động,
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao do nguyên nhân chính là Việc khai thác quá
mức Và mất mÔi trường sống. Tê giác JaVa Việt Nam (Rhinoceros sondaicus
annamiticus) là một trong hai quần thể tê giác duy nhất còn sót lại trên Trái đất đã
được xác nhận bị tuyệt chủng tại Việt Nam Vào năm 2010. Hổ Việt Nam Vốn có số
lượng đến hàng ngàn con nhưng nay chỉ còn khoảng 30 con, phân bố trong các khu
bảo tồn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguồn gen cây trồng, Vật nuÔi bản
địa đang bị mai một nghiêm trọng Với 80% giống cây trồng đã mất, giống Vật nuÔi
suy giảm gần 10% mỗi năm (Trích báo cáo hiện trạng mÔi trường quốc gia, 2015).

1.5 CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.5.1 Con người tồn tại như một bộ phận của tự nhiên
Con người là một thành phần trong các hệ sinh thái tự nhiên Và có quan hệ tương
hỗ Với các loài khác thÔng qua chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, con người có một Vị trí đặc
biệt, khác xa Với những loài động Vật. Vị trí của con người được tạo nên bởi hai tính
chất quy định bản chất của con người: bản chất sinh Vật Và bản chất Văn hóa. Bản
chất sinh Vật Và Văn hóa phát triển song song, biến đổi Và tiến hóa theo từng giai
đoạn lịch sử Và quyết định cả mối tương tác của con người Với mÔi trường.
Con người tồn tại Và phát triển được là nhờ Vào thiên nhiên, Vào sinh giới. Nếu
thiên nhiên, sinh giới bị con người lạm dụng đến mức khánh kiệt thì nền Văn minh của
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 33
BỀN

con người Và ngay cả bản thân con người sẽ bị hủy diệt. Sự tăng trưởng dân số của
loài người cùng Với sự phát triển của nền đại cÔng nghiệp là hai yếu tố chính làm hư
hại sinh quyển.
Theo tính toán dân số loài người hiện nay tiếp tục tăng cứ mỗi giây 3 người, mỗi
giờ tăng 10.800 người. Cũng trong khoảng thời gian một giờ, trên thế giới có khoảng
2.280ha rừng bị tàn phá Và 720 loài động, thực Vật bị tuyệt chủng, sự cạn kiệt của
các nguồn tài nguyên Và khoảng 290.000 tấn chất thải được sinh ra. Hậu quả của
Việc mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học Và Ô nhiễm mÔi trường, suy giảm tài
nguyên… là Việc gia tăng tình trạng đói kém, thiếu nước Và bệnh tật. Hàng ngày có
25.000 người chết Vì thiếu nước Và các bệnh có liên quan đến nước. Nhiều bệnh tật
nan y xuất hiện mà con người chưa có biện pháp để cứu chữa.
Như Vậy, sự tồn tại của loài người như một bộ phận của tự nhiên nhưng con người
sẽ khÔng có tương lai nếu như tài nguyên Và thiên nhiên khÔng được bảo Vệ. Vì Vậy,
trách nhiệm của con ngươi trước thiên nhiên cũng chính là trách nhiệm đối Với hạnh
phúc của bản thân mình.

1.5.2 Phát triển và phát triển bền vững

1.5.2.1 Quan niệm về phát triển


Sự phát triển kinh tế xã hội là quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên để sản xuất
ra của cải Vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người. Như Vậy, mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện Vật chất trong cuộc
sống, tạo lập được sự cÔng bằng Và bình đẳng của con người. Tuy nhiên trong một
thời gian dài người ta thường đặt mục tiêu kinh tế quá cao Và xem sự tăng trưởng Về
kinh tế là thước đo của sự phát triển. Điều này đã dẫn đến nhiều mẫu thuẫn phát sinh
đằng sau sự phát triển của kinh tế như gia tăng suy thoái mÔi trường, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên. Theo tính toán, tiêu dùng của thế giới mỗi năm Vượt quá 20% so
Với mức tái tạo của thiên nhiên Và hàng ngàn loài sinh Vật đang có nguy cơ bị tuyệt
chủng. Tuy Vậy, nghèo đói, thất học Và bệnh tật Vẫn gia tăng. Theo thống kê của liên
hợp quốc Và ngân hàng thế giới, khoảng 10% dân số thế giới có mức thu nhập thấp
hơn 1.9 đÔ la/ngày, hơn 1.9 tỷ người (26% dân số thế giới) có mức thu nhập thấp
hơn 3.2 đÔ la/ngày Vào năm 2015. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO - World Health
Organization) Và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF - United Nations Children’s
Fund), khoảng 2.2 tỷ người (hơn ¼ dân số thế giới) khÔng đảm bảo nước sạch Và Vệ
34 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

sinh. Mỗi năm có 5.3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết (năm 2018). Mỗi năm có 770
ngàn người chết Vì HIV/AIDS. Loài người đang đứng trước một thời điểm quyết định
của lịch sử. Thế giới phải đương đầu Với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo
khó, đói kém, bệnh tật, thất học Và sự suy thoái khÔng ngừng của hệ sinh thái
(chương trình nghị sự 21). Con người đã nhận thức rằng "Sự phát triển của nhân loại
khÔng thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tÔn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội Và sự tác động đến mÔi trường Và hệ sinh thái". Để đảm bảo có
một tương lai an toàn hơn, phồn Vinh hơn, chúng ta chỉ có một con đường là giải
quyết một cách cân đối các Vấn đề Về mÔi trường Và phát triển cùng một lúc.

1.5.2.2 Phát triển bền vững


Phát triển bền Vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà khÔng ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai (báo cáo Brundtland, 1987). Tại Hội nghị Về MÔi trường toàn cầu RIO 1992,
quan niệm Về phát triển bền Vững được các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, “Phát
triển bền Vững được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen Và thoả hiệp của 3 hệ
thống tương tác là hệ kinh tế, hệ xã hội Và hệ mÔi trường”

Hình 1.13: Hệ thống phát triển bền vững


Theo quan điểm này, phát triển bền Vững là sự tương tác qua lại Và phụ thuộc lẫn
nhau của ba hệ thống nói trên. Như thế, phát triển bền Vững khÔng cho phép con
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 35
BỀN

người Vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối Với hệ
khác. ThÔng điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền Vững khÔng chỉ nhằm mục đích
tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền Vững cả Về mÔi
trường-sinh thái, Văn hoá-xã hội Và kinh tế. Phát triển bền Vững mang tính ba chiều,
giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn. Cần
phải nhận thức được rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau Về rất nhiều mặt, có thể hỗ
trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh Với nhau. Nói đến phát triển bền Vững có nghĩa là tạo
được sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là:
Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh Vượng cho cộng đồng dân cư Và đạt
hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống Và sự phát triển của
doanh nghiệp Và các hoạt động của doanh nghiệp phải được duy trì một cách lâu dài.

Sự bền vững xã hội: TÔn trọng nhân quyền Và sự bình đẳng cho tất cả mọi người.
Đòi hỏi phân chia lợi ích cÔng bằng, chú trọng cÔng tác xoá đói giảm nghèo. Thừa
nhận Và tÔn trọng các nền Văn hoá khác nhau, tránh mọi hình thức bóc lột.

Sự bền vững về môi trường: Bảo Vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế đến
mức tối thiểu sự Ô nhiễm mÔi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học Và các tài sản
thiên nhiên khác.

1.5.2.3 Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững


Tháng 9/2015, Liên Hợp Quốc (LHQ) thÔng qua 17 mục tiêu chung phát triển bền
Vững Và 169 mục tiêu cụ thể Về phát triển bền Vững cho quá trình hội nhập Và liên
kết giữa các quốc gia, Vì lợi ích chung của mọi người dân, cho thế hệ hÔm nay Và mai
sau. Mục tiêu phát triển bền Vững còn được gọi là mục tiêu toàn cầu, là mục tiêu phổ
quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo Vệ hành tinh Và đảm bảo rằng tất
cả mọi người được hưởng hòa bình Và thịnh Vượng Vào năm 2030 ở mỗi quốc gia
thành Viên LHQ. 17 mục tiêu chung gồm:
1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực Và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nÔng
nghiệp bền Vững.
3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh Và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi
lứa tuổi.
4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở Và cÔng bằng Và nâng cao cơ hội học tập
suốt đời cho tất cả mọi người.
36 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

5. Đạt được bình đẳng giới Và trao quyền cho tất cả phụ nữ Và trẻ em gái.
6. Đảm bảo sự sẵn có Và quản lý bền Vững nguồn nước Và cải thiện các điều kiện Vệ
sinh cho tất cả mọi người.
7. Đảm bảo Việc tiếp cận năng lượng Với giá cả hợp lý, tin cậy, bền Vững Và hiện đại
cho tất cả mọi người.
8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở Và bền Vững, Việc làm đầy đủ Và
năng suất Và cÔng Việc tốt cho tất cả mọi người.
9. Xây dựng cơ sở hạ tầng Vững chắc, đẩy mạnh cÔng nghiệp hóa rộng mở Và bền
Vững, khuyến khích đổi mới.
10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia Và giữa các quốc gia.
11. Xây dựng các đÔ thị Và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn,
Vững chắc Và bền Vững.
12. Đảm bảo các mÔ hình tiêu dùng Và sản xuất bền Vững.
13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu Và các tác động của nó.
14. Bảo tồn Và sử dụng bền Vững các đại dương, biển Và các nguồn tài nguyên biển
cho phát triển bền Vững.
15. Bảo Vệ, tái tạo Và khuyến khích sử dụng bền Vững các hệ sinh thái trên cạn, quản
lý tài nguyên rừng bền Vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất Và mất đa
dạng sinh học.
16. Thúc đẩy xã hội hòa bình Và rộng mở cho phát triển bền Vững, mang cÔng bằng
đến Với tất cả mọi người Và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm Và
rộng mở ở tất cả các cấp.
17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện Và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn
cầu để phát triển bền Vững.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 37
BỀN

Hình 1.14: Mục tiêu phát triển bền vững


theo chương trình nghị sự 2030 của liên hợp quốc

1.6 BÙNG NỔ DÂN SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1.6.1 Khái niệm dân số


Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một Vùng địa lý hoặc một
khÔng gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số Và biểu hiện bằng một tháp dân số
(theo Wikipedia). Dân số của một cộng đồng, một quốc gia phụ thuộc Vào quá trình
sinh tử. Ngoài ra, dân số cũng phụ thuộc Vào các yếu tố khác như: kết hÔn, li hÔn,
xuất nhập cư.
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn gây ảnh
hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

1.6.2 Lịch sử và tình hình phát triển dân số

1.6.2.1 Dân số thế giới


Lịch sử phát triển của dân số có liên quan mật thiết Với sự phát triển của xã hội
loài người. Qua đó, dân số tăng lên khÔng ngừng. Nhìn chung, sự phát triển của dân
số thế giới bao gồm 4 thời kỳ:
Thời kỳ trước khi có sản xuất
38 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Thời kỳ này được tính từ khi có loài người xuất hiện cho đến khoảng 6000 năm
trước CÔng nguyên. Trong thời kỳ này hoạt động kinh tế của con người chủ yếu là hái
lượng, săn bắn. Dân số trong thời kỳ này tăng chậm do trình độ phát triển còn thấp
kém Và con người còn bị lệ thuộc nhiều Vào thiên nhiên. Đầu thời kỳ đồ đá mới (7000
năm trước cÔng nguyên) dân số thế giới tăng lên đến khoảng 10 triệu người.
Từ đầu thời kỳ nông nghiệp đến cách mạng công nghiệp
Với cuộc Cách mạng đồ đá mới làm xuất hiện chăn nuÔi, trồng trọt Và chuyển hoạt
động của con người từ săn bắt, hái lượm sang sản xuất các sản phẩm nÔng nghiệp.
CÔng cụ bằng đá được thay thế bằng đồng, bằng sắt.
Việc chuyển sang chăn nuÔi Và trồng trọt đóng Vai trò quan trọng trong thay đổi
động thái dân số. Với Việc hoàn thiện các ngành trồng trọt, chăn nuÔi Và các phát
minh mới Về kỹ thuật, số dân thế giới tăng lên nhanh hơn.
Các khu dân cư lớn hàng triệu người đã được hình thành tập trung tại các trung
tâm Văn minh dựa trên cơ sở nền nÔng nghiệp lúa nước như Ai Cập (7 triệu người),
Ấn Độ, Trung Quốc.
Cho tới 1000 năm sau CÔng nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 300 triệu (tăng
20% trong Vòng 1000 năm). Vào năm 1500, một số nước có dân cư đÔng đúc như
Pháp (hơn 15 triệu), Ý (11 triệu), Đức (11 triệu), Ấn Độ (50 triệu), Trung Quốc (100
triệu), Nhật (15 triệu).
Thời kỳ từ cách mạng công nghiệp tới chiến tranh thế giới thứ hai
Cách mạng cÔng nghiệp ở châu Âu, Với sự phát triển Vượt bậc của nền kinh tế
hiện đại đã tạo bước chuyển biến to lớn Về thể chất trong các hoạt động của con
người. Trong cÔng nghiệp Và nÔng nghiệp có nhiều đổi mới, cho phép chuyển một bộ
phận lao động nÔng nghiệp sang cÔng nghiệp, nhưng năng suất lao động nÔng
nghiệp Vẫn tăng. Giao thÔng Vận tải ngày càng được hoàn thiện. Nền y học hiện đại
Và sự cải thiện điều kiện Vệ sinh bắt đầu được quan tâm trên quy mÔ lớn. Tất cả các
đổi mới đó đã góp phần quyết định tăng dân số trên thế giới.
Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đây là thời kỳ trải qua nhiều thay đổi lớn Về kinh tế Và cÔng nghệ, trong đó kỹ
thuật tiên tiến đã lan rộng ra toàn cầu. Con người hiểu rõ hơn nguyên nhân của nạn
đói, dịch bệnh Và đã khắc phục được trong chừng mực nhất định. Sự gia tăng dân số
thể giới liên tục đã dẫn tới bùng nổ dân số. Nhưng sự phát triển dân số diễn ra rất
khác nhau giữa các khu Vực trên thế giới. Các nước kinh tế phát triển đã trải qua thời
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 39
BỀN

kỳ biến đổi dân số Và đi Vào thời kỳ có dân số ổn định. Trong khi đó ở các nước đang
phát triển dân số Vẫn tăng Với nhịp độ cao.

Hình 1.15: Dân số và tỷ lệ tăng dân số thế giới


Đến tháng 4/2019, dân số thế giới hơn 7 tỷ người. Tỷ lệ tăng dân số toàn cầu cao
nhất Với mức tăng hơn 1,8% trong khoảng thời gian từ 1955 đến 1975, Và cao nhất
là 2,1% trong khoảng khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1970. Tốc độ tăng trưởng
giảm xuống 1,2% từ năm 2010 đến 2015. Dân số toàn cầu Vẫn đang tăng Và dự báo
đạt khoảng 10 tỷ Vào năm 2050 Và 11 tỷ Vào năm 2100.

1.6.2.2 Dân số Việt Nam


Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam đến 1/4/2019 ước tính là 96,21 triệu
người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) Và dân số nữ là
48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đÔng dân
thứ 15 trên thế giới, Và đứng thứ 3 trong khu Vực ĐÔng Nam Á (sau Indonesia Và
Philippines).
Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mÔ dân số Việt Nam tăng thêm 10,4
triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giả
nhẹ so Với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).
Tính đến thời điểm 0h ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4
triệu hộ so Với thời điểm 0h ngày 01/4/ 2009. Tỉ lệ tăng số hộ bình quân năm là
1,8%/năm trong giai đoạn 2009-2019, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so Với giai đoạn
1999-2009. Đây là giai đoạn có tỉ lệ tăng quy mÔ hộ thấp nhất trong Vòng 40 năm qua.
40 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Bình quân mỗi hộ dân cư có 3,5 người, thấp hơn 0,3 người/hộ so Với năm 2009.
Tại khu Vực thành thị, trung bình mỗi hộ dân có 3,3 người/hộ, thấp hơn khu Vực
nÔng thÔn 0,3 người/hộ. Vùng Trung du Và miền núi phía bắc có số người bình quân
một hộ cao nhất cả nước (3,8 người/hộ); Vùng Đồng bằng sÔng Hồng Và ĐÔng Nam
Bộ có số người bình quân một hộ thấp nhất cả nước (3,3 người/hộ).
Tỉ lệ giới tính là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu Vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ,
khu Vực nÔng thÔn là 100,5 nam/100 nữ. Tỉ số giới tính tăng liên tục trong những
năm qua nhưng luÔn thấp hơn 100 trên phạm Vi toàn quốc.
Mật độ dân số: Kết quả Tổng điều tra 2019 cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia có
mật độ dân số cao so Với các nước trên thế giới Và trong khu Vực. Năm 2019, mật độ
dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so Với năm 2009. Thành
phố Hà Nội Và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả
nước, tương ứng là 2.398 người/km2 Và 4.363 người/km2.
Phân bố dân cư: Phân bố dân cư giữa các Vùng kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng
kể, Vùng Đồng bằng sÔng Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước Với 22,5
triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là Vùng Bắc Trung Bộ Và Duyên hải miền
Trung Với 20,2 triệu người, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống
nhất Với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.
Trong 10 năm qua, quá trình đÔ thị hóa diễn ra nhanh Và rộng khắp tại nhiều địa
phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu Vực thành thị. Dân số khu Vực thành
thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu Vực nÔng thÔn là
63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu Vực
thành thị tăng 4,8%.
Thành phần dân tộc: Toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3%
Và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước. Địa bàn
sinh sống chủ yếu của nhóm dân tộc khác là Vùng Trung du Và miền núi phía Bắc Và
Vùng Tây Nguyên. Tại Vùng trung du Và miền núi phía bắc, nhóm dân tộc khác chiếm
56,2%; con số này ở Vùng Tây Nguyên là 37,7%; ở Vùng Bắc Trung Bộ Và Duyên hải
miền Trung là 10,3%; ở các Vùng khác, tỉ lệ này chiếm khÔng quá 8%.
Độ tuổi kết hôn: Trên phạm Vi toàn quốc, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết
hÔn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có Vợ/chồng chiếm 69,2%; dân số có tình trạng
“ly hÔn” hoặc “ly thân” chiếm 2,1%; dân số góa Vợ/chồng chiếm 6,2%. Tỉ lệ dân số
từ 15 tuổi trở lên chưa từng kết hÔn ở khu Vực thành thị cao hơn khu Vực nÔng thÔn
6,7
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 41
BỀN

điểm phần trăm, tương ứng là 26,8% Và 20,1%. Nữ giới CÓ xu hướng kết hÔn sớm
Và phổ biến hơn nam: Tỉ lệ dân số nam từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hÔn thấp hơn
so Với nữ, tương ứng là 73,4% Và 81,5%.

Trình độ học vấn: Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số, toàn quốC CÓ khoảng
91,7% dân số trong độ tuổi đi họC phổ thÔng hiện đang đi họC. Tỉ lệ này Của nữ Cao
hơn so Với nam, tương ứng là 92,5% Và 90,8%. Trong Vòng 20 năm qua, tỉ trọng dân
số trong độ tuổi đi họC phổ thÔng hiện khÔng đi họC (Chưa bao giờ đi họC hoặC đã
thÔi họC) giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống Còn 16,4% năm 2009 Và Còn
8,3%
năm 2019.

Tỷ lệ đi họC Chung Cấp họC X đượC tính bằng phần trăm giữa số họC sinh đang đi
họC Cấp X so Với tổng số trẻ em trong độ tuổi Cấp họC X. Tỷ lệ đi họC Chung Cấp
họC X (%) = (Số họC sinh đang họC Cấp X/Số người trong độ tuổi Cấp họC X) x
100.Tỉ lệ đi họC Chung Của bậC tiểu họC là 101,0%, bậC THCS là 92,8%, bậC THPT là
72,3%. Ở Cấp tiểu họC, khÔng CÓ sự kháC biệt giữa thành thị Và nÔng thÔn Về tỉ lệ
đi họC Chung (100,9% so Với 101,0%). Cấp họC Càng Cao thì khoảng CáCh Chênh lệCh
Về tỉ lệ đi họC Chung giữa thành thị Và nÔng thÔn Càng lớn, Cụ thể: ở Cấp THCS, tỉ lệ
đi họC Chung Của khu VựC thành thị Cao hơn tỉ lệ đi họC Chung Của khu VựC nÔng
thÔn là 3,4 điểm phần trăm; mứC Chênh lệCh này ở Cấp THPT là 13,0 điểm phần
trăm

Cả nướC CÓ 95,8% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọC biết Viết, tăng 1,8 điểm
phần trăm so Với năm 2009. Tỉ lệ nam giới biết đọC biết Viết đạt 97,0%, Cao hơn 2,4
điểm phần trăm so Với tỉ lệ này ở nữ giới. Trong 20 năm qua, tỉ lệ biết đọC biết Viết
Của nữ tăng 7,7 điểm phần trăm; khoảng CáCh Chênh lệCh Về tỉ lệ biết đọC biết Viết
giữa nam Và nữ đượC thu hẹp đáng kể. Năm 1999, tỉ lệ biết đọC biết Viết Của nam là
93,9%, Cao hơn tỉ lệ này Của nữ 7,0 điểm phần trăm; đến năm 2019, tỉ lệ đọC biết
Viết Của nam đạt 97,0%, Cao hơn tỉ lệ Của nữ 2,4 điểm phầm trăm.

Chất lượng cuộc sống: Trong tổng số 26,9 triệu hộ dân Cư, Vẫn Còn 4.800 hộ
khÔng CÓ nhà ở; trung bình Cứ 10.000 hộ dân Cư thì CÓ khoảng 1,8 hộ khÔng CÓ
nhà ở. Tình trạng hộ khÔng CÓ nhà ở đang dần đượC Cải thiện trong hai thập kỷ qua,
từ mứC 6,7 hộ/10.000 hộ Vào năm 1999 xuống Còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009 Và
đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ.
Hầu hết hộ dân Cư ở Việt Nam đang sống trong CáC ngÔi nhà kiên Cố hoặC bán
kiên Cố (93,1%). Tỉ lệ này ở khu VựC thành thị đạt 98,2%, Cao hơn 7,9 điểm phần
42 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
trăm so
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 43
BỀN

Với khu VựC nÔng thÔn (90,3%). TrOng Vòng 20 năm qua, kể từ Tổng điều tra dân
số Và nhà ở năm 1999, tỉ lệ hộ sống trOng nhà ở kiên Cố Và bán kiên Cố đã tăng
mạnh từ 63,2% năm 1999, lên 84,2% năm 2009 Và đạt 93,1% VàO năm 2019.

Diện tíCh nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5 m 2/người, CaO hơn 6,8
m2/người sO Với 10 năm trướC. Cư dân thành thị CÓ diện tíCh nhà ở bình quân đầu
người CaO hơn Cư dân nÔng thÔn, tương ứng là 24,9 m 2/người Và 22,7 m2/người.
KhÔng CÓ sự Chênh lệCh đáng kể Về diện tíCh nhà ở bình quân đầu người giữa CáC
Vùng kinh tế-xã hội.

Hình 1.16: Dân số và tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam

1.6.3 Dân số và chất lượng cuộc sống

1.6.3.1 Mối quan hệ giữa dân số và môi trường


Dân số Và mÔi trường là hai yếu tố CÓ quan hệ Chặt Chẽ Với nhau. Sự phát triển
Của yếu tố này CÓ mối liên hệ đến sự phát triển Của yếu tố kia: Sự biến động Của
dân số CÓ táC động tíCh CựC hay tiêu CựC Và sự phát triển bền Vững hay khÔng bền
Vững Của mÔi trường, tài nguyên Cũng CÓ táC động ngượC lại đối Với COn người ở Cả hai
mặt. ĐặC biệt trOng xu thế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên
Càng đượC thể hiện rõ nét.
44 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

TrOng suốt lịCh sử Và đặC biệt từ thế kể 20, suy thOái mÔi trường đã trở thành
một Vấn đề Của nhân lOại dO COn người nổ lựC để đảm bảO Cải thiện CáC tiêu Chuẩn
Về ăn, mặC, nơi ở, tiện nghi, giải trí Với nhu Cầu ngày Càng gia tăng. Mối đe dOạ đối
Với hệ sinh thái CÓ liên quan trựC tiếp đến dân số Và sử dụng tài nguyên Của COn
người. Sự gia tăng dân số trOng hơn nửa thế kỷ qua là tương ứng Với sự gia tăng sử
dụng tài nguyên trên tOàn thế giới. Tuy nhiên, trOng Vài thập kỷ qua, mứC Cung Cấp
nguồn lương thựC từ đất liền Và biển đã giảm sO Với mứC tăng dân số. Diện tíCh đất
nÔng nghiệp bị thu hẹp, đất xÓi mòn Và giảm khả năng tưới tiêu. Nguồn nướC trở
nên khan hiếm ở một số quốC gia. Điều này Cảnh báO rằng trái đất là hữu hạn Và hệ
thống tự nhiên đang đượC đẩy gần hơn đến giới hạn Chịu đựng Của nÓ.
Khi dân số gia tăng, những Vấn đề mÔi trường ngày Càng nghiêm trọng như mất
đa dạng sinh họC, tăng phát thải khí nhà kính, gia tăng nạn phá rừng, suy giảm tầng
OzOne, mưa axit, mất lớp đệm Và thiếu nướC, thựC phẩm, gỗ nhiên liệu trên tOàn
thế giới. Điều này ngày Càng trầm trọng hơn bởi thÓi quen tiêu dùng, phát triển CÔng
nghệ Và CáC mÔ hình tổ ChứC xã hội Và quản lý tài nguyên.
Mối quan hệ giữa dân số, phát triển kinh tế Và mÔi trường rất phựC tạp. Nghiên
Cứu trOng CáC trường hợp ở địa phương Và khu VựC ChO thấy ảnh hưởng Và tương
táC Của rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn, những táC động kinh tế Và mÔi trường thay đổi
theO thành phần Và phân bố dân Cư, Và sự di Cư từ nÔng thÔn ra thành thị, từ nướC
này qua nướC kháC. Hơn nữa nghèO đói Và thiếu Cơ hội kinh tế Cũng kíCh thíCh tăng
trưởng dân số nhanh hơn Và gây suy thOái mÔi trường.

Chất lượng mÔi trường

Sử dụng tài nguyên Vật Chất độC hạiChất thải CÔng nghệ, sinh hOạt
Tài nguyên Và Cơ hội

Dân số, COn người

Hình 1.17: Mối quan hệ giữa dân số và môi trường


Cả CáC nướC phát triển Và đang phát triển đều đối mặt Với Vấn đề nan giải trOng
ViệC định hướng CáC hOạt động sản xuất theO hướng hòa hợp Với tự nhiên. Nếu tất
Cả
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 45
BỀN

mọi người trên thế giới đều tiêu thụ nhiên liệu hÓa thạCh Và CáC nguồn tài nguyên
kháC thì sẽ Với đặC trưng tốC độ phát triển (Với những khOa họC kỹ thuật hiện tại),
thì sẽ tăng đáng kể những nhu Cầu khÔng bền Vững Của Chúng ta đối Với sinh
quyển. Tuy nhiên, phát triển lại là một kỳ Vọng Chính đáng Của CáC nướC kém phát
triển.

1.6.3.2 Sức ép của gia tăng dân số đối với tài nguyên và môi trường
Tài nguyên:
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khOáng sản thuộC lOại tài nguyên khÔng
thể khÔi phụC đượC Và đượC dùng trOng sản xuất CÔng nghiệp. Trữ lượng khOáng sản
phản ảnh tiềm năng kinh tế Của quốC gia. DO hàng tỷ người khai tháC Và sử dụng
khOáng sản trOng CÔng nghiệp, nÔng nghiệp Và dịCh Vụ trOng hàng trăm năm qua
nên nguồn tài nguyên khOáng sản suy giảm một CáCh nhanh ChÓng. TheO dự báO
Của Viện Tài nguyên thế giới, trữ lượng Của CáC nguồn tài nguyên khOáng sản như
Vàng Chì Chỉ Còn khai tháC đượC trOng Vòng 30 – 40 năm. Vì Vậy, Vần phải tìm
nguồn Vật liệu, nguyên liệu thay thế. ViệC gia tăng khai tháC nguồn dầu mỏ Và than
đá Cũng đang làm Cạn kiệt dần CáC nguồn tài nguyên này.
Tài nguyên rừng:
Rừng đóng một Vai trò quan trọng trOng nền kinh tế quốC dân Và đời sống xã hội.
Rừng Cung Cấp gỗ, Vật liệu xây dựng, năng lượng, dượC liệu, động thựC Vật. Rừng
Còn làm nhiệm Vụ phòng hộ, đảm bảO nguồn nướC, hạn Chế lũ lụt, giảm tốC độ xÓi
mòn, điều hOà khí hậu. Rừng đảm bảO Cân bằng sinh thái. Đã CÓ thời kì rừng Và đất
rừng Che phủ 6 tỷ ha lụC địa. Nhưng rừng đang bị thu hẹp nhanh ChÓng. Hơn 3 thế
kỉ nay, 2/3 diện tíCh rừng thế giới bị biến mất, trOng đó rừng Ôn đới Chiếm 1/3 Và
rừng nhiệt đới Chiếm 2/3. Tính ra mỗi năm CÓ 17 triệu ha rừng bị phá. Diện tíCh rừng
bình quân đầu người trên thế giới giảm mạnh từ 13,2ha/người năm 1650 xuống 1,59
ha/ người 1950 Và Còn 0,61 ha/ người năm 2005. TheO tổ ChứC lương thựC Và nÔng
nghiệp Của liên hợp quốC (FAO – FOOd and AgriCulture OrganizatiOn), diện tíCh rừng
trên thế giới đã giảm từ 31,6% xuống Còn 30.6% diện tíCh tOàn Cầu từ năm 1990
đến 2015.

Dân số thế giới đượC dự đOán sẽ tăng từ khOảng 7,6 tỷ người hiện nay lên gần 10
tỷ người VàO năm 2050. Nhu Cầu lương thựC tOàn Cầu tương ứng - ướC tính tăng
50% trOng giai đOạn này - đang gây áp lựC rất lớn đối Với CáCh Chúng ta sử dụng
đất sản xuất, đặC biệt là ở CáC nướC đang phát triển nơi tập trung đÔng đảO 800
triệu người nghèO Và đói nghèO trên thế giới. Phá rừng Và suy thOái rừng là một
46 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
trOng những Vấn
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 47
BỀN

đề Cấp báCh Về tài nguyên trên thế giới. KhOảng 47% rừng trên thế giới CÓ nguy Cơ
mất rừng hOặC suy thOái CaO VàO năm 2030. Phá rừng, Chủ yếu là dO Chuyển đổi
đất rừng sang nÔng nghiệp Và Chăn nuÔi, đe dọa khÔng Chỉ sinh kế Của người trồng
rừng, Cộng đồng lâm nghiệp Và người dân bản địa, mà Còn Cả sự sống trên hành tinh
Của Chúng ta. Thay đổi sử dụng đất dẫn đến mất mÔi trường sống CÓ giá trị, suy
thOái đất, xÓi mòn đất, giảm nướC sạCh Và giải phÓng CarbOn VàO khí quyển. Làm
thế nàO để tăng sản xuất nÔng nghiệp Và Cải thiện an ninh lương thựC mà khÔng
làm giảm diện tíCh rừng là một trOng những tháCh thứC lớn Của thời đại Chúng ta.

Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh Vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Số lOài bị tuyệt Chủng ngày
nay dO hOạt động Của COn người CaO gấp hàng ChụC ngàn lần sO Với tuyệt Chủng dO tự
nhiên. Hậu quả Của ViệC giảm tính đa dạng sinh Vật rất tO lớn Và trên nhiều phương
diện. ƯớC tính khOảng 70% số thuốC men Của y họC hiện đại CÓ nguồn gốC từ CáC
hợp Chất tìm thấy trOng tự nhiên. Tài nguyên đa dạng sinh họC Chứa đựng một
nguồn thuốC Chữa bệnh tO lớn. Tuy nhiên, nhiều lOài trOng số Chúng Chưa đượC
nghiên Cứu Và đánh giá. Chính tại thời điểm hiện nay, khi CÓ CáC CÔng Cụ để nghiên
Cứu Và ứng dụng CáC thÔng tin Về gen trOng tự nhiên thì nguồn di sản gen Của hành
tinh này đang bị mất đi Vĩnh Viễn.

Tài nguyên đất


Tăng trưởng dân số nhanh ChÓng đe dOạ CáC nguồn tài nguyên Của Trái Đất Và
làm suy giảm Chất lượng CuộC sống. Đất là nơi ở, nơi Canh táC Và tiến hành CáC
hOạt động sản xuất CÔng nghiệp, dịCh Vụ, đất đai là lOại tài nguyên khÔng thể thiếu
đối Với CuộC sống COn người Và CáC sinh Vật.
Vấn đề suy thOái tài nguyên đất ngày Càng nghiêm trọng dO CáC hOạt động Của COn
người, ảnh hưởng đến CuộC sống Của 2/5 dân số thế giới, gia tăng tuyệt Chủng Của
nhiều lOài động thựC Vật Và gÓp phần biến đổi khí hậu. Đồng thời, suy thOái tài
nguyên đất Cũng là hậu quả Của ViệC di Cư ồ ạt Của COn người.
CáC táC nhân gây suy thOái tài nguyên đất là dO lối sống tiêu dùng CaO ở CáC
nền kinh tế phát triển, kết hợp Với mứC tiêu thụ tăng CaO ở CáC nền kinh tế đang
phát triển. Tiêu thụ bình quân đầu người tăng Và CaO, Cùng Với sự gia tăng dân số
liên tụC ở nhiều nơi trên thế giới, thúC đẩy mở rộng nÔng nghiệp khÔng bền Vững,
khai tháC tài nguyên khOáng sản Và đÔ thị hÓa – đây Cũng là CáC yếu tố dẫn đến
suy thOái đất.
48 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Năm 2014, hơn 1,5 tỷ ha hệ sinh thái tự nhiên đã đượC Chuyển đổi sang đất trồng
trọt. Chưa đến 25% diện tíCh bề mặt Của trái đất khÔng Chịu những táC động đáng
kể từ hOạt động Của COn người - Và ướC tính đến năm 2050, COn số này sẽ giảm
xuống dưới 10%. CáC Vùng đất trồng trọt Và Chăn thả hiện Chiếm hơn 1/3 bề mặt
đất Của trái đất, làm phá hủy mÔi trường sống bản địa tự nhiên, baO gồm rừng, đồng
Cỏ Và Vùng đất ngập nướC, nơi tập trung một số hệ sinh thái đa dạng lOài nhất trên
hành tinh.
Tài nguyên nước
Sự gia tăng dân số dẫn đến sự gia tăng nhu Cầu sử dụng nướC ChO sinh hOạt,
nÔng nghiệp, CÔng nghiệp. Số lượng đập lớn (đượC xáC định là CaO hơn mười lăm
mét) đã tăng từ 5.000 VàO năm 1950 lên khOảng 40.000 ngày nay. Phần lớn ViệC
mở rộng thủy lợi tập trung ở Châu Á. Ví dụ, ở Trung QuốC, Ấn Độ, IndOnesia Và
Pakistan, hơn một nửa diện tíCh hOạt động sản xuất nÔng nghiệp phụ thuộC VàO tưới
tiêu. CáC lưu VựC sÔng Của một số COn sÔng lớn nhất Châu Á, sÔng Ấn, sÔng Hằng,
sÔng Dương Tử Và sÔng Vàng đã bị phá hủy dO phá rừng. Nhiều COn sÔng lớn Của
thế giới, baO gồm Cả sÔng Nile, COlOradO, ChaO Phraya (Thái Lan) Và Amu Darya
(Trung Á), bị lạm dụng đến mứC khÔng Còn hOặC ít dòng Chảy đổ ra biển.
CáC nhà nghiên Cứu đã lưu ý rằng khOảng 470 triệu người ở CáC nướC đang phát
triển đã bị ảnh hưởng bởi Căng thẳng hOặC khan hiếm nướC VàO năm 1995. ƯớC tính
rằng COn số này CÓ thể tăng gấp sáu lần Chỉ trOng ba mươi năm, lên tới hơn ba tỷ
VàO năm 2025, Chiếm 40% dân số thế giới. CuộC sống người dân sẽ bị ảnh hưởng Vì
khÔng đủ nướC để đáp ứng tất Cả CáC nhu Cầu Của CuộC sống, sản xuất CÔng nghiệp Và
nÔng nghiệp.
Môi trường:
Tác động của dân số đến môi trường
COn người muốn tồn tại Và phát triển buộC phải khai tháC tài nguyên thiên nhiên.
TrOng quá trình khai tháC, sản xuất, Chế biến, tiêu dùng, CáC Chất thải đượC đổ VàO
mÔi trường gây nên tình trạng Ô nhiễm. TáC động Của dân số đến mÔi trường CÓ thể
biểu thị qua CÔng thứC sau: I = C.P.E
TrOng đó: I là mứC độ táC động đến mÔi trường
P: Số dân = Quy mÔ dân số
C: MứC tiêu thụ tài nguyên trên đầu người
E: MứC độ táC động đến mÔi trường Của 1 đơn Vị tài nguyên.
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN 49
BỀN

Như Vậy, nếu C Và E Cố định thì khi dân số tăng lên, ViệC khai tháC Và sử dụng
tài nguyên Càng tăng theO Và mứC độ Ô nhiễm mÔi trường Càng tăng
Môi trường đất
Đất bị Ô nhiễm bởi CáC Chất thải từ hOạt động sản xuất nÔng nghiệp, CÔng
nghiệp, dịCh Vụ Và CáC Chất thải dO sinh hOạt Của COn người Và Vật nuÔi. Đất nÔng
nghiệp bị mất đi trOng khi dân số Vẫn gia tăng làm ChO bình quân đất nÔng nghiệp
trên đầu người giảm xuống. Để CÓ thể đảm bảO lương thựC, thựC phẩm, buộC phải
tìm CáCh khai tháC tối đa CáC nguồn lợi từ đất, như tăng Vụ, tăng năng suất bằng
CáCh dùng nhiều hơn phân hÓa họC, thuốC trừ sâu… TrOng 20 năm qua, dân số Chỉ
tăng lên 1,33 lần nhưng lương thựC đã tăng 2,18 lần. Để đảm bảO sản xuất đượC
khối lượng lương thựC này, phân bÓn đã phải tăng 6,42 lần Và thuốC trừ sâu tăng tới
hơn 16 lần. Đây Chính là một trOng những nhân tố làm Ô nhiễm đất ngày Càng trầm
trọng.

Môi trường không khí


Dân số Và mứC sống Càng tăng lên Càng Cần nhiều năng lượng. Để giải quyết Vấn
đề này, hàng trăm nhà máy điện hạt nhân đã đượC xây dựng nhưng Cũng đã xảy ra
nhiều Vụ nổ ở CáC nhà máy này, đặC biệt là Vụ nổ nhà nhà máy điện hạt nhân
TrernObyl (Liên xÔ Cũ) năm 1985 Và nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản)
năm 2011 gây nên thảm họa mÔi trường thảm khốC. Vì Vậy, nhiên liệu hÓa thạCh
Vẫn là sự lựa Chọn Chủ yếu hiện nay. Thế giới đã tiêu dùng 1,82 tỷ tấn than năm
1950 đã tăng lên đến khOảng 8 tỷ tấn năm 2013. Bên Cạnh đó, xăng dầu, khí tự
nhiên Cũng đượC tiêu dùng Với khối lượng ngày Càng lớn. ViệC khai tháC, Vận
Chuyển, xử lý, đốt Cháy nhiên liệu hÓa thạCh, đốt rừng… đã tung lượng bụi khổng lồ
VàO mÔi trường Và tăng CarbOn diOxide (CO2). Lượng khí CO2 trên thế giới đã tăng
từ 2,4 tỷ tấn (1950) lên 6,8 tỷ tấn (1985) Và tăng Vọt lên hơn 30 tỉ tấn VàO năm
2010. Lượng phát thải CO2 đượC ChO là tăng khOảng 2% năm 2018, đưa tổng lượng
phát thải CO2 từ nhiên liệu hÓa thạCh lên đến 37,1 tỷ tấn.

Một Vấn đề nghiêm trọng kháC Của suy thOái khí quyển là sự suy giảm tầng
OzÔn. Nguyên nhân là CáC hÓa Chất đượC sử dụng trOng Cơ Chế làm lạnh Của thiết
bị điều hòa, máy lạnh, như HydrOChlOrOfluOrOCarbOn (HCFC) Và ChlOrO-fluOrOCarbOn
(CFC)… tăng nhanh trOng thành phần khí quyển dO số người dùng CáC thiết bị lạnh
tăng lên. Đồng thời, lượng khí nhà kính tăng lên gây biến đổi khí hậu. Đây là Vấn mÔi
trường tOàn Cầu trOng thế kỷ 21.
50 BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI – TÀI NGUYÊN – CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Môi trường nước


Ô nhiễm nướC đang gia tăng ở Cả hai khối nướC phát triển Và đang phát triển.
NướC uống kém Chất lượng ảnh hưởng đến sứC khỏe Của hàng trăm triệu người ở
CáC nướC đang phát triển Và là một yếu tố Chính gây tử VOng ở trẻ sơ sinh Và trẻ
em. Số người khÔng đượC tiếp Cận Với nướC uống an tOàn đã tăng lên VàO Cuối thế
kỷ XX lên tới hơn 1,2 tỷ, 1/4 dân số Của CáC nướC nghèO khÔng đủ nướC sạCh.

CÂU HỎI
Câu 1: Thế nàO là tài nguyên ? CÓ baO nhiêu lOại tài nguyên ?
Câu 2: Thế nàO là mÔi trường ? Thế nàO là Ô nhiễm mÔi trường ?
Câu 3: Thế nàO là sự Cố mÔi trường ?
Câu 4: Thế nàO là sinh thái Và Cân bằng sinh thái ?
Câu 5: Thế nàO là đa dạng sinh họC Và Vì saO phải bảO Vệ đa dạng sinh họC ?
Câu 6: Thế nàO là phát triển Và thế nàO là phát triển bền Vững ?
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
49

BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô


NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Sau khi họC xOng, sinh Viên Cần nắm Vững CáC khái niệm:
- Vai trò của nước trong cuộc sống
- Tài nguyên nước: đặc điểm tài nguyên nước, chu trình tuần hoàn của nước, hiện
trạng tài nguyên nước của Việt Nam
- Ô nhiễm môi trường nước: nguồn gốc ô nhiễm, các thông số đánh giá chất lượng
nước, hậu quả ô nhiễm nước.
- Bảo vệ môi trường nước: các biện pháp khống chế ô nhiễm và tiết kiệm nước

2.1 TÀI NGUYÊN NƯỚC

2.1.1 Vai trò của nước trong cuộc sống

2.1.1.1 Khái niệm về cấu trúc của nước


NướC (H2O) là một Chất quen thuộC Và khÔng bình thường. Viện sĩ Liên XÔ nổi tiếng
I.V. PetrianOp lấy tên “Chất khÔng bình thường nhất trên thế giới” để đặt ChO Cuốn
sáCh phổ biến khOa họC Của mình Viết Về nướC. Còn Tiến sĩ khOa họC sinh họC B.F.
XeCgeep thì đã Ví nướC như là “một chất tạo nên hành tinh chúng ta”.
Thật Vậy, trên trái đất khÔng CÓ Chất nàO quan trọng đối Với Chúng ta hơn nướC
thÔng thường Và đồng thời Cũng khÔng một Chất nàO kháC CÓ nhiều tính Chất mâu
thuẫn Và dị thường đến như thế.
Khí hậu Của hành tinh Chúng ta tùy thuộC VàO nướC. CáC nhà Địa Vật lý khẳng
định rằng “Nếu không có nước thì từ lâu trái đất đã nguội và hóa thành một khối đá
chết”.
NướC CÓ nhiệt dung rất lớn, khi đượC đốt nÓng thì nướC hấp thu nhiệt, khi nguội
nướC lại tỏa nhiệt. NướC ở Trái Đất Vừa hấp thu Vừa hOàn lại rất nhiều nhiệt Và nhờ
đÓ mà khí hậu đượC “san bằng”. Những phân tử nướC tản mát trOng khí quyển, ở
trOng mây Và ở dạng hơi nướC bảO Vệ Trái Đất khỏi Cái lạnh giá Của Vũ trụ.
50 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Về Cấu trúC Của nướC: NướC baO gồm 11,11% hydrO Và 88.89% là Oxy (tính
theO khối lượng). TrOng sự hình thành nướC, 1 nguyên tử Oxy gắn Với 2 nguyên tử
hydrO. TrOng phân tử nướC, CáC nguyên tử hydrO Và Oxy bố trí theO CáC gÓC Của một
tam giáC Cân. Nguyên tử Oxy nằm ở đỉnh Và ở mỗi gÓC đáy CÓ một nguyên tử hydrO.
GÓC ở đỉnh gần bằng 105O. KhOảng CáCh giữa CáC nhân hydrO Và Oxy là 0,97x10 –8 Cm
Và giữa CáC nhân hydrO là 1,53x10–8 Cm.

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc của phân tử nước


Phân tử nướC CÓ đặC tính phân CựC rất mạnh Vì trOng phân tử Cả hai nguyên tử
hydrO khÔng nằm trên đường thằng qua tâm Của Oxy mà nằm Về một phía Của
nguyên tử Oxy. Điều đÓ dẫn tới sự phân bố khÔng đều Của CáC điện tíCh. Phía Của
phân tử Với nguyên tử Oxy sẽ thừa điện tíCh âm Và phía đối diện Chứa CáC nguyên
tử hydrO sẽ thừa điện tíCh dương.
Sự phân CựC Và sự hình thành những lựC kháC nhau tạO khả năng ChO CáC phân
tử nướC hợp Với nhau thành những tổ hợp phân tử. Phân tử hơi nướC CÓ CÔng thứC
đơn giản nhất H2O. Phân tử nướC ở thể lỏng dO 2 phân tử đơn giản hợp lại mà thành
(H2O)2. Phân tử băng dO sự tập hợp 3 phân tử đơn giản (H2O)3.

Phân tử đơn giản khÔng hợp Với CáC phân tử nướC kháC H 2O gọi là hyđơrÔn.
(H2O)2: gọi là hai hyđơrÔn. (H2O)3: gọi là ba hyđơrÔn.

Sự hình thành hai hyđơrÔn xảy ra dO sứC hút giữa CáC phân tử nướC, kết quả CáC
hiệu ứng phân CựC nêu trên là đặC điểm Của CáC phân tử nướC.
Phân tử nướC CÓ CựC đÓ là nguyên nhân Của tương táC đặC biệt giữa CáC phân
tử nướC kháC nhau.
CáC nguyên tử hydrO trOng phân tử H2O CÓ một phần điện tíCh dương tương táC
Với CáC eleCtrOn Của nguyên tử Oxy thuộC những phân tử bên Cạnh. Liên kết hÓa
họC kiểu
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
51

như Vậy gọi là liên kết hydrO. Liên kết hydrO nối CáC phân tử H2O thành những
pOlime độC đáO CÓ Cấu tạO khÔng gian, trOng đÓ mặt phẳng Chứa CáC liên kết
hydrO VuÔng gÓC Với mặt phẳng Chứa CáC nguyên tử Của phân tử H2O.

TrướC hết, Chính tương táC giữa CáC phân tử nướC giải thíCh vì sao nước có nhiệt
độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao bất thường. Cần CÓ một năng lượng để làm suy yếu
rồi sau đÓ phá Vỡ CáC liên kết hydrO, năng lượng đÓ rất lớn. Đây Cũng là lý dO làm
cho nhiệt dung của nước rất lớn. Những liên hợp phân tử như Vậy tạO nên tinh thể
nướC đá bình thường. Sự “gói ghém” CáC nguyên tử trOng tinh thể đÓ khÔng đượC
Chặt khít Và nước đá dẫn nhiệt kém.

Tỷ trọng Của nướC lỏng ở gần 0OC lớn hơn tỷ trọng Của nướC đá. Ở 0OC, 1 gam
nướC đá Chiếm thể tíCh 1,0905 Cm3 Còn 1 gam nướC lỏng Chiếm 1,0001 Cm3. NướC
đá nổi ChO nên CáC hồ Chứa nướC thường khÔng đÔng Cứng hOàn tOàn mà Chỉ baO
phủ một lớp băng ở trên mặt.
Ở đây xuất hiện thêm một dị thường Của nướC: sau khi nÓng Chảy mới đầu nướC
CO lại ở giới hạn 4OC, khi tiếp tụC đun nÓng, nÓ bắt đầu nở ra.
Ở áp suất CaO, nướC đá lOại bình thường CÓ thể biến thành lOại nướC đá CÓ tên
gọi là nướC đá II, nướC đá III... là những dạng tinh thể nướC đá nặng hơn Và ChắC
hơn. NướC đá VII Cứng nhất, ChắC nhất Và khÓ nÓng Chảy nhất mà ta biết hiện nay
đượC tạO nên dưới áp suất 3 tỷ Pa, nÓ nÓng Chảy ở +190OC.
TrOng CáC tính Chất hÓa họC Của nướC, tính chất đặc biệt quan trọng là khả năng
phân tử nước phân ly thành ion và khả năng nước hòa tan những chất có bản chất
hóa học khác nhau. Sở dĩ, nướC là dung mÔi Chủ yếu Và phổ thÔng trướC hết là dO
tính CÓ CựC Của CáC phân tử nướC, dO sự Chuyển dịCh CáC tâm điện tíCh dương Và điện
tíCh âm Và dO hệ quả là hằng số điện mÔi CựC kỳ CaO Của nướC.
CáC điện tíCh ngượC dấu như các ion hút nhau ở trong nước yếu hơn trong không
khí 80 lần. LựC hút tương hỗ giữa CáC phân tử hay nguyên tử Của một Vật nhúng
trOng nướC Cũng yếu hơn sO Với trOng khÔng khí. TrOng trường hợp này, Chuyển
động nhiệt làm ChO CáC phân tử táCh rời nhau hơn. Vì thế xảy ra sự hòa tan CáC
Chất kể Cả nhiều Chất khÓ tan: NướC Chảy, đá mòn...

2.1.1.2 Nước – cội nguồn của sự sống


Nhiều người trOng Chúng ta khÔng phải ai Cũng nghĩ đượC đầy đủ đến Vai trò tO
lớn Của nướC trOng đời sống xã hội lOài người Và thiên nhiên. TrOng khi ấy, nướC lại
là một
52 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

khOáng Vật CÓ những tính Chất kỳ lạ: Nếu thiếu một trOng những tính Chất riêng
Của nÓ thì Trái Đất Của Chúng ta sẽ CÓ Vẻ kháC. Thiếu nướC thì thế giới hữu Cơ:
thựC Vật, động Vật Và COn người khÔng thể phát triển đượC.
TheO quan niệm Của những người BabilOn, người Ai Cập, Ấn Độ Và Ba Tư Cổ đại
thì nướC là “nguồn gốC Của mọi nguồn gốC”, là Cội nguồn Của tất Cả những gì tồn
tại. Nhà Triết họC Cổ Hy Lạp Arixtốt COi nướC như một bộ phận Của thiên nhiên (họC
thuyết Về 4 yếu tố: lửa – khÔng khí – nướC Và đất).
Người ta bắt đầu nghiên Cứu bản Chất Vật lý Của nướC từ thế kỷ XVII. Năm 1612,
Galilê đã Chứng minh đượC rằng khả năng nổi Của Vật Chất khÔng phụ thuộC VàO
hình dạng mà phụ thuộC VàO tỷ trọng ChO nên gỗ baO giờ Cũng nổi lên mặt nướC Vì
tỷ trọng Của nÓ nhỏ hơn nướC. Năm 1772, nhà Vật lý người Pháp ĐêliúC đã xáC định
đượC rằng nướC CÓ tỷ trọng lớn nhất khi ở +4OC.
Năm 1783, nhà báC họC người Pháp La–Vu–di-ê lần đầu tiên CÔng bố nướC là hợp
Chất Của hydrO Và Oxy.
Năm 1860, Menđêleep đã tìm thấy nhiệt độ giới hạn Của nướC, nghĩa là ở nhiệt độ
CaO hơn nhiệt độ ấy hơi nướC ở bất kỳ áp suất nàO Cũng khÔng thể biến sang thể
lỏng đượC. sau đÓ một năm, Menđêleep nghiên Cứu sự nở ra Của nướC khi đun nÓng
(từ 0OC đến 175OC) Và sau đÓ Ông đã đưa ra đượC CÔng thứC Về sự phụ thuộC Của
tỷ trọng nướC VàO nhiệt độ.
Phần lớn CáC nhà nghiên Cứu ChO rằng mÔi trường để phát sinh sự sống trên Trái
Đất là CáC biển ấm áp mà trOng đÓ lúC đầu xuất hiện CáC hợp Chất hữu Cơ phứC tạp, từ
đÓ trOng những điều kiện nhất định, những hợp Chất ấy dần dần biến thành CáC hợp
Chất hữu Cơ.
Vai trò Của nướC trOng thiên nhiên là muÔn màu muÔn Vẻ. Hơi nướC trOng khÔng
khí (Cùng Với khí CarbOniC) đÓng Vai trò quyết định trOng thế Cân bằng nhiệt trên
Trái Đất, Vì khi nÓ để CáC tia mặt trời đi qua, nÓ giữ lại một khối lượng bứC xạ nhiệt
đáng kể VàO khOảng khÔng Của hành tinh.
NướC CÓ nhiệt dung lớn quyết định Vai trò Của đại dương Về mặt khí hậu. CáC đại
dương Và biển tíCh lũy nhiệt lượng VàO mùa hè Và sưởi ấm khí quyển VàO mùa đÔng
bằng Chính nhiệt lượng ấy. CáC dòng hải lưu mang nhiệt năng từ CáC Vùng nhiệt đới
lên CáC biển phía bắC, làm dịu Và Cân bằng khí hậu Của hành tinh. Thí dụ: Khí hậu ở
Tây Âu mát dịu là dO dòng hải lưu nÓng khổng lồ (Gulf–Stream) Chảy từ Vịnh MexiCO
qua Đại Tây Dương Vòng quanh bờ biển Anh Và Nauy. Đại dương Cùng Với giÓ đÓng
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
53

Vai trò điều hòa thành phần khÔng khí, hòa tan CáC Chất khí Của khí quyển Còn CáC
dòng hải lưu thì Chuyển Chúng đi xa.
TrOng suốt quá trình hình thành địa Chất Của Trái Đất, nướC là nhân tố tạO thành
bề mặt Trái Đất. Ở nơi nàO lạnh Và nÓng khÔng thể phá đượC những Vùng núi đá
khổng lồ thì ở đÓ nướC sẽ hOàn thành ViệC ấy. Khi biến thành băng, nướC CÓ khả
năng phá Vỡ Và làm nát Vụn CáC ghềnh đá lâu đời... NướC láCh VàO CáC khe hở
nâng áp suất lên đến 2.400 atmOsphere thì khÔng đá hOa Cương nàO, khÔng lOại đá
bazan nàO CÓ thể Chống đỡ nổi.
NướC hòa dần CáC khOáng Chất – thành phần Của CáC lớp đất núi. CáC Chất bị
hòa tan Và CáC hạt Vỡ Vụn Của lớp đất núi đượC nướC mang đi đổ VàO CáC thung
lũng.
Người ta đã tính đượC rằng hàng năm CáC sÔng trên Thế giới hòa tan Và đổ VàO
đại dương 320 triệu tấn Canxi, 560 triệu tấn siliC Và CáC thành phần kháC. Thí dụ
như Chỉ riêng sÔng Mississippi mỗi 1 ngày đêm đổ ra biển 2 triệu tấn hạt lơ lửng.
CáC Chất ở thể rắn đều nặng hơn CáC Chất đÓ khi ở thể lỏng. Chỉ CÓ nướC,
bismut Và bạC là khÔng theO quy luật này. Nếu hạ xuống 0 OC thì nướC đÓng băng, Vì
băng nhẹ hơn nên băng nổi lên mặt nướC. Nếu nướC khÔng CÓ tính Chất tuyệt diệu
này thì khÔng thể tồn tại sự sống trOng CáC hồ Chứa (bitmut tên Latinh là
bismuthum (Bi) – nÓ là kim lOại hiếm Và Cũng là kim lOại nặng  = 9,8 gram/Cm3, dễ
nÓng Chảy Và giòn, nÓ đượC dùng trOng CÔng nghệ điện tử Và kỹ thuật hạt nhân...,
CÓ tính sát trùng nên Cũng đượC dùng để làm thuốC...).
NướC là Chất tham gia thường xuyên VàO CáC quá trình sinh hÓa trOng Cơ thể
sống. Phần lớn CáC phản ứng hÓa họC liên quan đến ViệC traO đổi Chất trOng Cơ thể
sống đều xảy ra trOng mÔi trường nướC. Nhờ CÓ tính Chất này mà nướC đã trở thành
“Người mang lại CuộC sống”.
NướC là một trOng những thành phần Cơ bản Của thiên nhiên, thiếu nÓ thì thế giới
hữu Cơ – thựC Vật, động Vật Và COn người khÔng thể phát triển đượC. Vì Vậy CÓ thể nÓi
nơi nàO CÓ nướC thì ở đÓ CÓ sự sống. KhÔng CÓ một sinh Vật nàO, thậm Chí sinh Vật sơ
đẳng nhất lại khÔng đượC Cấu tạO từ nướC hOặC khÔng Cần nướC.
NướC Chiếm từ 80 – 90% khối lượng Của thựC Vật Và 70% khối lượng Của động
Vật. TrOng thành phần Cơ thể COn người đã trưởng thành thì nướC Chiếm gần 65% –
điều đÓ CÓ nghĩa một người Cân nặng 70 kg thì trOng 45 kg là nướC. ĐặC biệt, CáC
tế bàO Của Cơ thể trẻ em Chứa rất nhiều nướC (gần 70%). NướC CÓ trOng tất Cả
CáC Cơ quan Và tế bàO Của COn người, thậm Chí CáC mÔ Cứng như xương Cũng Chứa
gần 20 % nướC.
54 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

NướC là Chất thường xuyên tham gia VàO CáC quá trình sinh hÓa trOng mÔ Cơ. COn
người phản ứng rất nhạy Với tình trạng mất Cân bằng nướC:
- Nếu mất từ 6 – 8% trọng lượng nướC trOng Cơ thể thì COn người sẽ lâm VàO tình
trạng nửa tỉnh nửa mê.
- Nếu mất 12% trọng lượng nướC Cơ thể thì COn người sẽ Chết.
NướC là dung mÔi tốt nhất trOng tất Cả CáC Chất thuộC thể lỏng, hầu hết tất Cả
CáC Chất trừ mỡ, CarbOn ra Và một ít hợp Chất kháC Còn thì đều hòa tan trOng
nướC. Phần lớn CáC phản ứng hÓa họC liên quan đến ViệC traO đổi Chất trOng Cơ thể
đều xảy ra trOng mÔi trường nướC. CáC quá trình tiến hÓa thứC ăn, quá trình tổng
hợp CáC Chất trOng tế bàO Cơ thể đều đượC thựC hiện trOng mÔi trường nướC.
Đối Với Cơ thể sống thì thiếu nướC nguy hiểm hơn thiếu thứC ăn. Thiếu ăn, COn
người CÓ thể sống đượC hơn một tháng nhưng thiếu nướC thì COn người khÓ sống
nổi Vài ngày. Nhu Cầu sinh lý Của Cơ thể COn người trung bình Cần 2,5 lít một ngày
đêm nhưng Cũng CÓ thể đến 3 – 4 lít trOng một ngày đêm tùy theO Cường độ laO
động Và nhiệt độ mÔi trường xung quanh.
Cơ thể Cần prOtit, mỡ, CarbOn, Vitamin, khOáng Chất Và nướC để thựC hiện
“CÔng nghệ” phứC tạp nhất là tạO ra CáC tố Chất bù đắp ChO haO phí năng lượng ở
dạng này hay dạng kháC Của sự sống. Quá trình traO đổi Chất baO gồm Cả quá trình
traO đổi nướC, một quá trình khÔng thể thiếu đượC.
NướC CÓ Vai trò tO lớn trOng ViệC rèn luyện Cơ thể COn người. NướC làm ChO Cơ
thể khỏe mạnh, Chống đượC bệnh tật, nâng CaO khả năng laO động Chân tay Và laO
động trí ÓC. Phương pháp dùng nướC để rèn luyện CáC Cơ Chế điều hòa nhiệt, CáC
phản ứng mạCh nhờ đÓ mà Cơ thể trở nên khỏe mạnh, rèn luyện Chống đượC những
táC động nguy hiểm Của bên ngOài như lạnh, ẩm, giÓ. Như Vậy, nướC tham gia VàO
tất Cả CáC hOạt động Của Cơ thể.
Suối nướC nÓng ngầm là một khOáng sản tổng hợp, nÓ khÔng những đượC dùng
để sưởi Và Cung Cấp nướC nÓng ChO sinh hOạt, ChO CÔng nghiệp, mà Còn làm nguyên
liệu để sản xuất những hÓa Chất CÓ giá trị như: brÔm, iốt dùng ChO y tế – Vệ sinh,
Chữa bệnh Và điều dưỡng. TrOng suối nướC ngầm thường gặp CáC hợp Chất Của CáC
dung dịCh hÓa họC CÓ táC dụng tốt đối Với Cơ thể COn người. Ví dụ: Một số suối nướC
nÓng CÓ Chứa CarbOnat natri, NaCl, CÓ suối nướC Chua Chứa nhiều aCid CarbOniC, CÓ
suối giàu Chất khí, phÓng xạ radOn H2S... NÓi Chung, rất CÓ íCh ChO ViệC Chữa
bệnh…
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
55

TrOng xã hội hiện nay, thiếu nướC thì khÔng một ngành CÔng nghiệp nàO CÓ thể
phát triển đượC:
 Muốn khai tháC đượC 1 lít dầu Cần phải CÓ 10 lít nướC
 Muốn CÓ 1 hộp rau quả Cần 40 lít nướC
 Muốn sản xuất 1 kg giấy Cần 199 lít nướC
 Muốn CÓ 1 kg len dạ Cần 600 lít nướC
 Muốn CÓ một tấn ximăng khÔ Cần 4.500 lít nướC
 Muốn sản xuất 1 tấn thép Cần 20.000 lít nướC

 Muốn sản xuất 1 tấn tơ aCetat Cần 2.660 m3 nướC

 Muốn sản xuất 1 tấn Vải Láp san Cần 4.200m3 nướC

 Muốn CÓ một tấn sợi tổng hợp CaprOn Cần 5.600m3 nướC

Hình 2.2: Suối nước nóng


TrOng nÔng nghiệp, nướC lại Càng quan trọng hơn. Nếu khÔng CÓ nướC để hòa
tan CáC lOại muối khOáng thì rễ Cây khÔng thể hút đượC những Chất dinh dưỡng
Cần thiết để nuÔi Cây Cối. Bất Cứ một lOại thựC Vật nàO Cũng đều Cần nướC, CÓ
điều lượng nướC đÓ Cần nhiều hay ít Còn phụ thuộC VàO nhiều yếu tố. Ví dụ: Điều
kiện khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm khÔng khí, lượng mưa, Chế độ thủy Văn, nướC
ngầm bổ sung, mựC
56 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

nướC ngầm CaO, thấp... Còn phụ thuộC VàO từng lOại Cây trồng, Chế độ tưới, biện
pháp tưới, phụ thuộC VàO Cả năng suất, sản lượng Của từng lOại Cây trồng. NÓi
Chung để sinh trưởng, phát triển, Cây trồng Cần đượC Cung Cấp đồng thời đầy đủ
CáC yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nướC, khÔng khí Và thứC ăn. NướC, khÔng khí, Chất
khOáng là những nguyên liệu để tổng hợp nên Chất hữu Cơ trOng Cây nhưng nướC là
yếu tố mà Cây trồng phải sử dụng một khối lượng lớn nhất.
Lượng nướC này phần lớn đượC sử dụng VàO quá trình bay hơi mặt lá (99,8%) Và
Chỉ CÓ từ (0,1 – 0,3%) là dùng để xây dựng CáC bộ phận Của Cây. Lượng nướC Chứa
trOng CáC bộ phận Của Cây luÔn luÔn thay đổi. TheO quan sát Của CáC nhà Sinh lý thựC
Vật thì Chỉ trOng một giờ đã CÓ từ 10 – 100% lượng nướC trOng Cây đượC đổi mới.
Chính Vì Vậy mà mỗi ngày trên một diện tíCh ha Cây trồng như ngÔ, lúa mì, rau phải
Cần từ 30 – 60 m3. Lượng nướC mà Cây trồng Cần sẽ tăng theO quá trình sinh
trưởng, đạt đến mứC tối đa khi Cây CÓ khối lượng thân lá lớn nhất Và sau đÓ lại giảm
dần nhưng Cũng CÓ kháC nhau tùy theO lOại Cây trồng:
- Những lOại Cây lấy hạt CÓ nhu Cầu nướC nhiều nhất ở thời kỳ hình thành CáC Cơ
quan sinh sản.
- Những Cây lấy Củ nhu Cầu nướC nhiều nhất ở thời kỳ Củ phát triển mạnh. Ở thời
kỳ này Cây tiêu thụ nướC Với hiệu suất tíCh lũy Chất khÔ CaO nhất Và nướC đÓng Vai
trò quyết định đến năng suất Cuối Cùng.

2.1.1.3 Nước trên hành tinh này nhiều hay ít?


Về Câu hỏi “Trên hành tinh này nướC nhiều hay ít? CáC nhà báC họC đều trả lời:
“Rất nhiều Và Cũng rất ít”.
Tại saO rất nhiều thì Chúng ta đã rõ: NàO biển Cả, nàO sÔng hồ, nàO băng tuyết,
nàO mưa rơi.
Còn tại saO ít? Bởi Vì nhu Cầu nướC ngày nay Của lOài người đã ngang bằng Với
những nguồn nướC ngọt CÓ khả năng tái sinh ở hành tinh Chúng ta. Bởi Vì trOng quá
trình sản xuất Và sinh hOạt Chúng ta đã làm nhiễm bẩn quá nhiều. Làm nhiễm bẩn
một lượng nướC nhiều hơn lượng nướC đã làm sạCh.
Những COn sÔng nổi tiếng thế giới như sÔng Ranh đang biến thành “Đường Cống
CÔng Cộng” khổng lồ Của Châu Âu, sÔng VOlga (Nga) đã từng bốC Cháy trên bề mặt,
sÔng HOàng Hà (Trung QuốC) nướC đã Chuyển màu, sủi bọt... sÔng Mê KÔng Châu Á
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
57

Cũng đang trở thành nơi Cất giấu ráC Của Châu Á (Chủ yếu là ráC Của CáC nướC
thượng nguồn).
Biển Chiếm 71 % bề mặt Trái Đất, ngày nay khÔng Còn là lá phổi Của hành tinh
nữa mà đang CÓ nguy Cơ trở thành hố ráC Của COn người... đÔi khi trở thành nơi Cất
giấu những Chất thải sau những Vụ nổ hạt nhân Của khÔng ít quốC gia trên thế giới.
Ngày nay, Vấn đề Cung Cấp nướC sạCh Và Vệ sinh mÔi trường nướC Còn đang là
một Vấn đề khÓ khăn Và gay gắt đối Với hơn 2 tỉ người trên thế giới.
Qua nhiều số liệu điều tra ChO thấy khOảng 80 % bệnh tật ở CáC nướC đang phát
triển đều CÓ liên quan đến Vấn đề Cung Cấp nướC sạCh Và Vệ sinh mÔi trường. Ở
CáC nướC đang phát triển Chỉ CÓ khOảng 75% dân số thành thị Và 29% dân số nÔng
thÔn đượC Cung Cấp nướC sạCh.
Bất Cứ lúC nàO trên thế giới Cũng CÓ khOảng 500 triệu người bị bệnh mắt hột,
250 triệu người bị bệnh giun Chỉ. KhOảng 50% số người mắC CáC bệnh trên đang
sống tại Châu Á.

2.1.1.4 Nước như một thứ vũ khí lợi hại


Trên đây Chúng ta đã nÓi: “Nước là cội nguồn của sự sống; ở đâu có nước thì
ở đó có sự sống” Chính Vì lẽ đÓ mà hiện nay trOng CáC CuộC Chiến tranh, người ta
đã tìm mọi CáCh để tiêu diệt đối phương trOng đÓ CÓ biện pháp Cắt đứt CáC nguồn
Cung Cấp nướC... thậm Chí rải Cả những Chất độC hOặC nhiều lOại Vi trùng VàO
nguồn nướC để tiêu diệt đối phương, mặC dù người ta đã biết đÓ là trái Với CÔng ướC
QuốC Tế.

Trên thế giới hiện CÓ hơn 200 lưu VựC sÔng CÓ Cùng Chung biên giới ít nhất là hai
nướC trở lên. Những COn sÔng này, khi bình yên nÓ là sợi Chỉ đỏ xuyên suốt tình hữu
nghị giữa những nướC CÓ Chung quyền lợi trên dòng sÔng ấy. Nhưng đÔi khi nÓ
Cũng là nguyên nhân Của mọi nỗi bất hòa Và CÓ khi Còn là nguồn gốC Của CáC CuộC
Chiến tranh. Chính Vì Vậy mà CÓ nhà Chiến lượC đã dự đOán rằng: “Nếu những CuộC
Chiến tranh ở thế kỷ này thường dO nguyên nhân dầu hỏa thì những CuộC xung đột ở
thế kỷ tới sẽ là CuộC tranh phần hơn thua nguồn nướC”.

Thời gian qua, quân đội BắC Yemen đã sử dụng nướC như một thứ Vũ khí để
Chống lại Nam Yemen ở Ađen hOặC đã xảy ra SarajeVO.

TrOng CuộC Chiến tranh Vùng Vịnh, Pháp đã đặt CáC nhà máy xử lý nướC dưới sự
bảO Vệ đặC biệt.
58 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CuộC đối đầu giữa ECuađO Và Peru Cũng Chỉ Vì muốn tranh quyền khai tháC COn
sÔng Cenepa.

Tháng 9/1980 Irak tấn CÔng Iran Cũng Chỉ Vì mụC đíCh giành quyền kiểm sOát
sÔng Chattal–Arab.

Ý đồ Của Israel đối Với Liban CÓ liên quan đến tài nguyên nướC sÔng Litani. TrOng
những CuộC thương lượng giữa CáC bên Israel Với JOrdanie hay giữa Israel Với
Palestine thì Vấn đề nướC luÔn luÔn là một trOng những nội dung trOng Chương trình
nghị sự.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
59

Hình 2.3: Lưu vực sông Mêkong, dòng sông có chung biên giới
Sự kiện sÔng Nil đã làm bùng nổ CuộC xung đột sắC tộC ở SOudan, Irak Và Syri.
Cũng CÓ những mối lO Vì nguồn nướC trướC người láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm sOát
dòng Chảy sÔng Tigre Và Euphrate.
60 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TrOng CuộC Chiến tranh Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm CáCh giảm bớt 1/3 lượng
dòng Chảy sÔng Euphrate trOng hơn một tháng trời.
Ai Cập luÔn mang nặng nỗi lO Vì nướC, Vì nền an ninh Của Ai Cập nằm trOng tay
Của 8 quốC gia Châu Phi kháC đang kiểm sOát sÔng Nil.

2.1.2 Tài nguyên nước trên thế giới

2.1.2.1 Sự phân bố nước trên trái đất


Tổng diện tíCh trái đất 510 x 106 km2, trOng đó Đại dương là 361 x 10 6 km2 Chiếm
70,8%; đất liền là 149 x 106 km2 Chiếm 29,2. Tổng lượng nướC trOng tất Cả đại
dương Thế Giới 1.370.223 km2. Nếu đem khối lượng nướC này rải đều trên bề mặt
Trái Đất ta sẽ CÓ một lớp nướC dày đến 2400 mét.

Hình 2.4: Sự phân bổ của nước trên trái đất


Lượng nướC ngọt là baO nhiêu sO Với nướC đại dương? Nếu Trái Đất thu nhỏ bằng
một quả Cầu CÓ đường kính 5 m thì tOàn bộ nướC đại dương Và nướC tất Cả sÔng
ngòi aO hồ, đầm lầy Cộng lại Cũng Chỉ bằng một thùng phuy 100 lít, Còn nướC ngọt
thì Chỉ băng (3/100.000) Của Cái thùng phuy đÓ (Vì đại dương 1.370.223 km3 Còn
lượng nướC sÔng ngòi aO hồ thì VÔ Cùng ít ỏi). Tuy lượng nướC ngọt trên tOàn địa
Cầu rất bé sO Với tổng lượng nướC đại dương nhưng nÓ VÔ Cùng quan trọng đối Với
đời sống COn người trên Trái Đất này.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
61

TheO tính tOán gần đúng thì trữ lượng nướC trOng lòng CáC sÔng trên Trái Đất
khOảng 1.200 km3, ở trOng CáC hồ là 750.000 km3 nghĩa là tổng thể tíCh nướC trOng
đất liền là 751.200 km3. SO Với trữ lượng nướC CáC đại dương Thế Giới thì nướC Của
đất liền Chiếm một phần rất nhỏ, sOng Vai trò Của nÓ đối Với đời sống COn người thì
VÔ Cùng tO lớn.
Bảng 2.1: Phân phối diện tích mặt nước của Trái Đất

Mặt nước Diện tích Mặt nước Diện tích


(x1000 km2) (x1000 km2)
Thái Bình Dương 180.000 HắC Hải 410
Biển Bêrinh 2.280 Biển Azốp 38
Biển Nam Trung HOa 2.140 Ấn Độ Dương 75.000
Biển Ô Khốt 1.720 Biển Anđamăng 790
Biển ĐÔng Trung HOa 1.240 Hồng Hải 450
Biển Nhật Bản 980 BắC Băng Dương 13.100
Đại Tây Dương 93.400 Biển BarăngxÔ 1.400
Biển Caraip 2.600 Bểin Caxpi 850
Địa Trung Hải 2.560 Biển đÔng Xibia 850
BắC Hải 570 Biển Lap Tép 640
Biển Ban TíCh 410 BạCh Hải 95
Khối lượng dòng Chảy hàng năm Của CáC sÔng trên Trái Đất đưa ra biển Cả VàO
khOảng 35.200 km3. Nếu tính thêm lượng nhập VàO đại dương dO bằng hà tan rã ở Ái
Nhĩ Lan Và Nam CựC khOảng 1.800 km3 thì tổng lượng dòng Chảy hàng năm đÓ là
37.000 km3. Sự phân phối khối lượng dòng Chảy năm đÓ đượC thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Sự phân phối khối lượng dòng chảy năm của các sông

Các miền của đất liền Diện tích Khối lượng dòng Lớp dòng chảy
(x1.000 km2) chảy năm (km3) năm (mm)
TOàn đất liền 148.811 37.000 249
CáC miền rìa đất liền 116.778 36.300 31
- Sườn Đại Tây Dương 67.359 21.300 316
- Sườn Thái Bình Dương 49.419 15.000 304
- CáC miền khÔng lưu 32.033 700 21
thÔng đất liền
62 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.1.2.2 Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất

Hình 2.5: Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất
Nhờ năng lượng tới Của mặt trời, hàng năm khOảng 510.000 km 3 nướC bốC hơi từ
mặt biển, đại dương Và đất liền. Một phần nướC bốC hơi từ đại dương lại rơi ngay trên
đÓ nghĩa là trở Về lại đại dương, hOàn thành “Vòng tuần hOàn nhỏ”. Hơi nướC theO
CáC khối khÔng khí VàO đất liền, trOng những điều kiện thuận lợi ngưng tụ lại Và rơi
xuống thành mưa. Mưa rơi trên đất liền một phần thấm VàO đất, một phần Chảy trên
mặt đất, hình thành suối Và sÔng, phần Còn lại bốC hơi. Quá trình mưa rơi trên mặt
đất Và sau đÓ bốC hơi dù CÓ lập lại baO nhiêu lần Chăng nữa thì Cuối Cùng hơi nướC
dO khÔng khí đem VàO đất liền sẽ Chảy trở Về đại dương, hOàn thành “Vòng tuần
hOàn lớn” Của nướC trên Trái Đất. Một phần nhỏ trOng tổng lượng nướC tuần hOàn
trên Trái Đất, khOảng 7,7 nghìn km3 trOng một năm, hOàn thành Vòng tuần hOàn
trOng phạm Vi CáC miền khÔng lưu thÔng.
Nguồn nướC trên hành tinh Chúng ta luÔn luÔn đượC luân hồi theO Chu trình như
hình Vẽ trên. Tùy theO nguồn nướC mà thời gian luân hồi CÓ thể rất ngắn độ một Vài
tuần hOặC CÓ thể kéO dài hàng ngàn năm.
Chu trình nướC tOàn Cầu quyết định khả năng Cấp nướC ngọt ChO COn người,
ChO thủy lợi, ChO Chăn nuÔi. Sự kháC nhau (sự Chênh lệCh) giữa lượng mưa trên đất
liền (110.000 km3/năm) Và lượng bốC hơi trên đất liền (70.000 km 3/năm) Chính là
lượng dòng Chảy từ đất liền ra biển (40.000 km3/năm). TrOng khối lượng nướC ấy
Chỉ CÓ
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
63

9.000 km3/năm đượC sử dụng để phụC Vụ ChO ViệC Cấp nướC ChO mọi nhu Cầu
CuộC sống Của COn người.
Bảng 2.3: Chu trình luân hồi của các nguồn nước

Thời gian Thời gian


Nguồn Nguồn
luân hồi luân hồi
Hơi ẩm khÔng khí 8 ngày Hồ 17 năm
SÔng suối 16 ngày NướC ngầm 1.400 năm
Hơi ẩm đất 1 năm Đại dương 2.500 năm
NướC đầm lầy 5 năm Băng Vĩnh Cửu 9.700 năm

2.1.3 Tài nguyên nước Việt Nam

2.1.3.1 Mạng lưới sông ngòi ở nước ta


Là một nướC nằm trOng Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá phOng phú
trên lãnh thổ nướC ta mà trên 2/3 là đồi núi, rừng...., đã tạO điều kiện hình thành
dòng Chảy Và táC động xÓi mòn tạO nên một mạng lưới sÔng tương đối dày đặC.
DọC bờ biển Cứ trung bình 20 km CÓ một Cửa sÔng Và nếu Chỉ tính những COn sÔng
CÓ Chiều dài 10 km thì CÓ khOảng 2.500 COn sÔng.
NÓi Chung, ở những Vùng mưa lớn thì mật độ lưới sÔng tương đối dày, Ví dụ như
Vùng núi CaO HOàng Liên Sơn, thượng nguồn sÔng Thu Bồn, thượng nguồn sÔng
Đồng Nai..., mật độ lưới sÔng từ 1,5 – 2 km/km2.
Những Vùng núi thấp lượng mưa tương đối như Cánh Cung Ngân Sơn, Vùng núi
Quảng Ninh, Vùng ĐèO Ngang, trung lưu sÔng Đồng Nai, Thu Bồn, thượng nguồn CáC
sÔng Tây Nguyên V.V..., CÓ mật độ lưới sÔng từ 1,0 – 1,5 km/km2, Còn lại thì đại bộ
phận CÓ mật độ lưới sÔng từ 0,5 – 10 km/km2. Một số Vùng đá VÔi Trà Lĩnh, Trùng
Khánh, BắC Sơn, MộC Châu..., CÓ mật độ lưới sÔng nhỏ thường từ 0,5 km/km2 trở
xuống.
DO đặC điểm địa hình Và điều kiện địa lý nên sÔng ngòi nướC ta CÓ đặC điểm:
- Bắt nguồn từ nướC ta rồi Chảy ra biển.
- Bắt nguồn từ nướC ta rồi Chảy sang CáC nướC láng giềng.
- Bắt nguồn từ CáC nướC láng giềng Chảy qua nướC ta rồi ra biển.
Để đánh giá tài nguyên nướC Cơ bản Của sÔng ngòi nướC ta, ở đây tập trung giới
thiệu trướC những sÔng ngòi lớn Của nướC ta, sau đÓ sẽ đề Cập đến những sÔng
ngòi nhỏ ở CáC miền.
64 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Những sông lớn ở miền Bắc nước ta


Miền BắC CÓ tất Cả 1.083 COn sÔng lớn nhỏ

SÔng CÓ diện tíCh lưu VựC F  5.000 km2 CÓ 13 COn sÔng.

SÔng CÓ diện tíCh lưu VựC F = 200 – 5.000 km2 CÓ 171 COn.

SÔng CÓ diện tíCh lưu VựC F  200 km2 CÓ 899 COn.

Một số hệ thống sOng lớn ở miền BắC baO gồm:


- Hệ thống sÔng Hồng: Là COn sÔng lớn nhất miền BắC, nÓ bắt nguồn từ những
dãy núi CaO tỉnh Vân Nam Trung QuốC, ở độ CaO hơn 2.000m sO Với mặt biển.
TOàn bộ Chiều dài sÔng Chính (baO gồm Cả 3 nhánh) là L = 1.126 km (trOng đÓ,
sÔng ThaO 902 km, sÔng Đà 1.013, sÔng LÔ 469 km).

Tổng lượng dòng Chảy năm là W = 110130 tỷ/m3.


TrOng 3 nhánh lớn Của sÔng Hồng thì sÔng Đà CÓ lượng nướC lớn nhất, hàng năm
đưa ra biển khOảng 55 tỷ m3, sau đÓ rồi đến sÔng LÔ xấp xỉ 36 tỷ m3 Và sÔng ThaO
25 tỷ m3. TrOng khi đÓ thì diện tíCh lưu VựC sÔng ThaO Chiếm 36% diện tíCh lưu
VựC sÔng Hồng (tính đến Sơn Tây), sÔng LÔ Chỉ Chiếm 27% Và sÔng Đà 37%.
SÔng Đà là nhánh lớn nằm trên hữu ngạn sÔng Hồng. SÔng Đà bắt nguồn từ
Trung QuốC Với Chiều dài 1013 km, đOạn Chảy ở Việt Nam dài 527km. Diện tíCh lưu
VựC sÔng Đà kể Cả phần ở Trung QuốC là 52.160 km2, riêng phần diện tíCh trên đất
Việt Nam là
25.200 km2. Từ Lai Châu trở xuống sÔng Đà tiếp nhận nguồn nướC Của nhiều nhánh
như Nậm MứC, Nậm Na, Nậm Mu Và Chảy thaO hướng Tây BắC – ĐÔng Nam ChO đến
Hòa Bình. Phía dưới Hòa Bình, sÔng Đà Chảy theO hướng ĐÔng BắC ChO đến Trung
Hà là nơi hợp lưu Với sÔng Hồng.
SÔng LÔ là nhánh lớn thứ 2 Của sÔng Hồng, Với Chiều dài L = 469 km. ĐOạn
Chảy trên địa phận Việt Nam dài 276 km. diện tíCh lưu VựC tOàn bộ F = 38.970 km 2.
Riêng phần lãnh thổ Việt Nam F = 26.000 km2.

Lưu lượng lớn nhất sÔng LÔ Qmax = 8.040 m3/giây.

Lưu lượng nhỏ nhất sÔng LÔ Qmin = 120 m3/giây.

- Hệ thống sÔng Thái Bình: dO 3 sÔng hợp thành.

SÔng Cầu L = 288 km, F = 6.064 km2.

SÔng Thương L = 164 km, F = 3.580 km2.

SÔng LụC Nam L = 175 km, F = 3.066 km2.

TOàn bộ diện tíCh sÔng Thái Bình F = 15.520 km2 (đến Phả Lại).
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
65


Lưu lượng lớn nhất Qmax = 4.000 m3/giây.

Lưu lượng nhỏ nhất Qmin = 15 m3/giây.
Phía dưới Phả Lại CÓ sÔng Đuống Chảy VàO sÔng Thái Bình rồi sau đÓ sÔng Thái
Bình lại Chia ra nhiều phụ lưu trướC khi đổ ra biển, đÓ là: sÔng Kinh Thầy; sÔng Kinh
MÔn; sÔng Lai Vu.
Lưu VựC sÔng Hồng Và sÔng Thái Bình Chiếm một phần diện tíCh khá quan trọng
trOng tOàn bộ lãnh thổ miền BắC. Phần quan trọng tạO nên Châu thổ BắC Bộ mà ta
thường gọi là Châu thổ sÔng Hồng.
Cũng Chính tại Châu thổ sÔng Hồng, CáC nhà khảO Cổ đã dựng đượC một phổ hệ CáC
giai đOạn phát triển từ thấp đến CaO Của “Nền Văn minh sÔng Hồng”. SÔng Hồng
Cũng nổi tiếng bởi một hệ thống đê điều mà baO đời nay nhân dân ta đã xây dựng
nên để hạn Chế sự tàn phá Của lũ lụt, biến đồng bằng sÔng Hồng thành Vùng lúa baO
la Của miền BắC.
Đứng Về địa hình mà nÓi thì hệ thống sÔng Hồng Và sÔng Thái Bình phát nguyên
từ những địa hình khá phứC tạp, hơn 50% diện tíCh lưu VựC là đồi núi, 70% diện tíCh
CÓ độ CaO hơn 500 m sO Với mặt biển. Ở phía Tây, hướng thịnh hành Của CáC dãy
núi là Tây BắC – ĐÔng Nam mà điển hình là dãy HOàng Liên Sơn nổi tiếng Với những
đỉnh CaO nhất Việt Nam. ĐÓ là Fanxipang 3.142 m, PuluOng 2.983 m, Xàphình 2.897
m.
Độ CaO Của CáC dãy núi thấp dần từ Tây BắC xuống ĐÔng Nam, xen lẫn những bồn
địa nổi tiếng như Than Uyên, Nghĩa ĐÔ, Quang Huy. CáC CaO nguyên đá VÔi hình
thành nối tiếp nhau như Xàpình, XìnChải, Sơn La, MộC Châu Cũng thấp dần từ Tây
BắC xuống ĐÔng Nam. Địa hình bị Chia Cắt theO Chiều sâu khá mạnh. Điều kiện địa
hình ấy đã là Cơ sở ChO ViệC hình thành hướng dòng Chảy Của phần lớn CáC COn sÔng
Đà, sÔng ThaO.
Phía ĐÔng BắC, trừ dãy núi COn VOi CÓ hướng Tây BắC – ĐÔng Nam, CáC dãy núi
kháC CÓ hướng Vòng Cung Chiếm ưu thế quy tụ Về Tam ĐảO. CÓ nhiều Vùng đá VÔi dốC
đứng bị Chia Cắt mạnh tạO nên những phOng Cảnh kỳ thú như ở Quảng Ba, Đồng Văn, Ba
Bể, BắC Sơn, Chi Lăng. CáC sÔng trOng Vùng này thường CÓ hướng Chảy Vòng Cung.
Địa hình lưu VựC đã CÓ táC động tíCh CựC đến sự phân hÓa rất phứC tạp Và đa
dạng đến khí hậu lưu VựC sÔng Hồng Và Thái Bình mà hệ quả trựC tiếp là Chế độ
mưa trên lưu VựC. Sự phân hÓa Của mưa dẫn đến nhiều mạng lưới sÔng suối phát
triển phứC tạp. Vùng mưa nhiều, mật độ đạt 2 km/m2, Vùng mưa ít đạt 0,5 km/km2,
đồng thời địa hình ấy Cũng quyết định sự tập trung dòng Chảy trên từng Vùng Cũng
kháC nhau.
66 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Tình hình dòng Chảy 2 lưu VựC sÔng Hồng Và sÔng Thái Bình CÓ thể nÓi là khá
dồi dàO. SÔng Hồng CÓ 57% diện tíCh lưu VựC nằm trên lãnh thổ Trung QuốC. Trên
phần diện tíCh này lượng mưa nÓi Chung khÔng lớn, trung bình đạt X = 1.250 mm.
Vì Vậy, nÓ Chỉ đÓng gÓp VàO khOảng 15 tỷ m3/năm Chiếm khOảng 10% lượng dòng
Chảy (tính đến Sơn Tây). Đến địa phận Việt Nam, sÔng Hồng nhận đượC một lượng
mưa khá lớn X = 1.980mm. Vì Vậy, nÓ đã đÓng gÓp một lượng dòng Chảy đáng kể
khOảng 69 tỷ m3 nghĩa là 60% dòng Chảy sÔng Hồng (tính đến Sơn Tây). SÔng Thái
Bình hOàn tOàn nằm trOng lãnh thổ nướC ta. Hàng năm nhận đượC lượng mưa trung
bình X = 1.600mm, từ đÓ sản sinh ra một lượng dòng Chảy VàO khOảng W = 9 tỷ
m3/năm.
DO sự phân phối dòng Chảy Của hai hệ thống sÔng khÔng đồng đều theO thời
gian nên đã đem lại hệ quả bất lợi ChO ViệC sử dụng tài nguyên nướC. Trên lưu VựC
sÔng Hồng Cũng như sÔng Thái Bình thời gian xuất hiện lũ từng Vùng khÔng giống
nhau:
- Trên SÔng Đà từ Tà Bú trở lên, sÔng LÔ, sÔng Thái Bình thì lũ xảy ra thường từ
tháng 6 – 9. Số ngày CÓ lưu lượng lớn hơn lưu lượng trung bình năm từ 60 – 120
ngày.
- Ở những sÔng Còn lại thì mùa lũ xảy ra từ tháng 6 – 10 nghĩa là dài hơn một
tháng. Số ngày CÓ lưu lượng trung bình lớn hơn lưu lượng trung bình năm từ 80 –
150 ngày.
- Những nhánh sÔng nhỏ, khả năng điều tiết kém, lũ lên nhanh xuống nhanh. Lượng
nướC trOng mùa lũ thường Chiếm từ 75% – 80% tổng lượng dòng Chảy Cả năm.
2. Những dòng sông lớn ở miền Nam Việt Nam
a. Sông Đồng Nai

Bắt nguồn từ rừng núi phía BắC thuộC CaO nguyên Langbiang (Nam Trường Sơn) ở
độ CaO 1770 m. CaO nguyên Langbiang gồm nhiều đỉnh tròn, CÓ những đỉnh CaO
như Lâm Viên 2167 m, Bi Đúp 2287 m. CáC thung lũng hiện nay là CáC rừng Cây
thưa, CáC sườn dốC phủ Cỏ CaO Và dày. Độ dốC CáC sườn núi thường I = 20 – 25 %.
Hướng Chảy Chính Của dòng sÔng là ĐÔng BắC – Tây Nam.

Sau khi hợp 2 nhánh Đa Dung Và Đa Nhim, sÔng Đồng Nai Vòng baO lưu VựC
sÔng La Ngà Chảy qua nhiều tháC ghềnh mà tháC Cuối Cùng nổi tiếng là tháC Trị An
CáCh Biên Hòa 30 km Về phía thượng lưu. Qua tháC Trị An, sÔng Đồng Nai CÓ nhánh
lớn là La Ngà gia nhập Với diện tíCh lưu VựC 4100 km2. Phía hạ lưu tháC Trị An lại
nhận thêm nhánh sÔng Bé Với diện tíCh lưu VựC 8200 km 2. Sau khi Chảy qua khỏi
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
67
tháC Trị An, sÔng Đồng Nai đi VàO đỉnh tam giáC Châu Và trở nên rất thuận lợi ChO giaO
thÔng thủy. Phía Tây Của lưu VựC CÓ sÔng Sài Gòn bắt nguồn từ CaO nguyên HOa
Quan Chảy sOng
68 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

sOng Với sÔng Bé đến phía dưới khu Chế xuất Tân Thuận thì sÔng Sài Gòn nhập VàO
sÔng Đồng Nai.

Từ thượng nguồn đến Chỗ hợp lưu Với sÔng Sài Gòn dòng Chính sÔng Đồng Nai
CÓ Chiều dài 530 km. SÔng Đồng Nai từ Chỗ gặp nhau Với sÔng Sài Gòn, từ đÓ đến
nơi gặp gỡ Với sÔng Vàm Cỏ, sÔng Đồng Nai CÓ tên là sÔng Nhà Bè đOạn này dài 34
km. SÔng Sài Gòn, sÔng Nhà Bè Và sÔng Vàm Cỏ Chảy trOng Vùng đồng bằng nên
thủy triều ảnh hưởng khá xa Về phía thượng lưu. CÓ ý kiến ChO rằng sÔng Vàm Cỏ
trướC đây là phân lưu Của sÔng Cửu LOng Về sau Chuyển dòng Về phía Tây Nam đổ
VàO sÔng Nhà Bè (phía ĐÔng thuộC Lý Nhơn – phía Tây thuộC Tân Lập huyện Cần
GiuộC).

Mạng lưới sÔng ngòi Của Đồng Nai khá phứC tạp, đặC biệt là Vùng hạ lưu (Vùng
Cửa SOài Rạp Và mũi Ô Cấp hai bên bán đảO Cần Giờ Với những diện tíCh rộng lớn
Chằng Chịt rừng Chàm, rừng đướC) mật độ sÔng từ 0,64 km/km2 đến 2 km/km2.

Lưu VựC sÔng Đồng Nai CÓ lượng mưa tương đối phOng phú, Với trung tâm mưa
lớn nhất tại BảO LộC trên CaO nguyên Di Linh, lượng mưa đạt tới 2876 mm mỗi năm.
Ở thượng nguồn, lưu VựC phía Nam CaO nguyên Langbiang, lượng mưa VàO lOại
trung bình từ 1300 mm đến 1800 mm. Sau CaO nguyên Di Linh lượng mưa CÓ giảm
nhưng Vẫn Còn phOng phú từ 2000 – 2300 mm/năm.

Tính trung bình hàng năm trên lưu VựC sÔng này đã nhận đượC một lượng mưa
xấp xỉ 2300 mm. Mùa mưa trên lưu VựC bắt đầu từ tháng 5 – 11 nhưng CÓ một số
Vùng mưa bắt đầu sớm hơn như Đà Lạt, Liên Khương, Di Linh, BảO LộC (mưa bắt đầu
từ tháng 4).
Tháng CÓ lượng mưa lớn nhất Cũng thay đổi theO từng Vùng, CÓ nơi tháng 7 là
tháng CÓ mưa lớn nhất, CÓ nơi là tháng 8, CÓ nơi là tháng 10. Nhờ lượng mưa lớn
nên trên lưu VựC đã sản sinh một lượng dòng Chảy khá phOng phú. Hàng năm, sÔng
Đồng Nai đã đưa ra biển một lượng dòng Chảy là 22 tỉ m 3 (Chưa kể sÔng Sài Gòn Và
Vàm Cỏ) Và khOảng 30,6 tỉ m3 (baO gồm tOàn lưu VựC).

MOdul dòng Chảy sÔng La Ngà là lớn nhất M = 40 lít/giây x km 2, thứ đến là sÔng
Bé M = 30 lít/giây x km 2, nhỏ nhất là sÔng Đồng Nai M = 20 – 25 lít/giây x km 2. Cá
biệt CÓ nơi như Đa Quyn M = 18 lít/giây x km2.
Mùa lũ trên sÔng Đồng Nai thường diễn ra từ tháng 7 – 10 Cũng CÓ năm xảy ra
VàO tháng 11, dòng Chảy lũ thường Chiếm 80 – 85% tổng lượng dòng Chảy năm.
Lưu VựC sÔng Đồng Nai CÓ tiềm năng kinh tế lớn CÓ điều kiện phát triển Cả Về
thủy lợi lẫn thủy điện. Hiện nay, trên sÔng Sài Gòn đã xây dựng hồ Chứa nướC Dầu
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
69
Tiếng
70 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CÓ khả năng tưới 172.000 ha. Tiềm năng thủy điện lưu VựC tính đến Trị An ướC tính
31 tỷ KWh tương đương Với Q = 553 m3/giây, Còn sÔng Bé CÓ lưu lượng bình quân
năm Q
= 389 m3/giây CÓ thể ChO ta một nguồn thủy năng ướC tính 9 tỷ KWh.
b. Sông Cửu Long (MêKông)
SÔng Cửu LOng bắt nguồn từ Vùng núi quanh năm băng tuyết Tang–ku–la–shan
Của CaO nguyên Tây tạng ở độ CaO 5.000m sO Với mặt biển. SÔng Mê KÔng Chảy
qua 5 nướC (Trung QuốC, Miến Điện, LàO, Thái Lan, CampuChia) trên suốt Chiều
dài hơn
4.200 km rồi mới đến nướC ta.

TOàn bộ diện tíCh lưu VựC F = 795.000 km 2 (gấp 5,5 lần diện tíCh lưu VựC sÔng
Hồng), đứng Về Chiều dài mà nÓi thì sÔng Mê KÔng đượC xếp VàO hàng thứ 7 trOng
số những COn sÔng dài trên thế giới.

- Phần diện tíCh nằm trên lãnh thổ Trung QuốC Và Miến Điện là 195.000 km2.

- Phần trên lãnh thổ LàO là 202.400 km2.

- Phần trên lãnh thổ Thái Lan là 194.240 km2.

- Phần trên lãnh thổ CampuChia là 154.730 km2.

- Phần trên lãnh thổ Việt Nam là 50.000 km2.


Sau khi Chảy qua hết rìa ĐÔng Nam CaO nguyên Cò Rạt, sÔng Cửu LOng Chảy
qua tháC KhÔn tại biên giới LàO Và CampuChia đi VàO Vùng đồng bằng thấp. Phần
lưu VựC bên bờ trái sÔng Cửu LOng nhận nguồn nướC dồi dàO Của CáC nhánh lớn Xê
CÔng (từ LàO Chảy sang) Xê Xan Và SrêpốC (từ Việt Nam) gặp nhau tại Stungtreng.
Phần lưu VựC bên bờ phải Chủ yếu là diện tíCh lưu VựC thuộC Biển Hồ nối liền Với
sÔng Cửu LOng bởi sÔng TÔnlesap đổ VàO sÔng Chính tại PhnÔmPênh.
Biển Hồ CÓ một dung tíCh khá lớn khi trữ đầy đến CaO trình 11m thì mặt hồ rộng
14.000 km2 Với dung tíCh gần 80 tỷ m 3, khi nướC rút xuống thấp nhất mặt hồ Cũng
Còn rộng đến 3.000 km2.
Sau TÔnlêsáp, sÔng Cửu LOng đượC Chia làm 2 nhánh: sÔng Tiền Và sÔng Hậu.
Vùng tam giáC Châu CÓ thể COi đỉnh là PhnÔmPênh, đáy là biển ĐÔng Với nhiều Cửa
sÔng, Cạnh phía Tây là bờ biển Vịnh Thái Lan, Cạnh phía ĐÔng là sÔng Vàm Cỏ...
SÔng Cửu LOng CÓ một tiềm năng rất lớn. Hàng năm, sÔng Cửu LOng đưa ra biển
khOảng 550 tỷ m3 nướC, Chiếm hàng thứ 9 trên thế giới. Nếu tính Về lượng nướC trên
một đơn Vị diện tíCh lưu VựC thì sắp VàO hàng thứ 4, đÓ là nguồn tài nguyên quan
trọng nhất ở ĐÔng Nam Á Chưa đượC khai tháC. Lưu lượng bình quân nhiều năm
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
71
sÔng
72 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Cửu LOng tại Kratie Q = 11.116 m3/giây. Lưu lượng nhỏ nhất Qmin = 1.260 m3/giây
(tại Kratie). Lưu lượng bình quân mùa lũ Q = 52.000 m3/giây.
Lượng bùn Cát trOng một khối nướC trên sÔng Cửu LOng rất nhỏ tại PhnÔmPênh
S= 232 gam/m3 Với tổng lượng bùn Cát năm là R = 97,5 triệu tấn/năm.
3. Những sông ngòi nhỏ ở các miền đất nước
Như trên đã nhận xét: Là một nướC mà 2/3 diện tíCh tự nhiên là núi đồi, CÓ một
lượng mưa khá phOng phú từ X = 1.300 mm/năm đến X = 2.800 mm/năm. Từ điều
kiện địa hình Và đặC điểm khí hậu đã sản sinh ra trên nướC ta một mạng lưới sÔng
khá phOng phú, ít nhất là 0,5 km/km2 Và nhiều nhất là 2 km/km2. Trên suốt Chiều dài
bờ biển Cứ 20 km CÓ một Cửa sÔng Với hơn 2.500 COn sÔng lớn nhỏ, CÓ những COn
sÔng khá nổi tiếng trên thế giới như Mê KÔng, CÓ những COn sÔng đÓng gÓp một
Vai trò rất quan trọng trOng tiềm năng thủy điện, thủy lợi Của đất nướC như sÔng
Hồng, sÔng Đồng Nai...
NgOài những sÔng lớn tập trung ở miền BắC (sÔng Hồng, sÔng Thái Bình, sÔng
Mã, sÔng Cả) Và ở miền Nam (sÔng Mê KÔng, sÔng Đồng Nai) Còn nhiều sÔng ngòi
thuộC lOại Vừa Và nhỏ kháC nằm rải ráC khắp mọi miền đất nướC mà tập trung nhiều
nhất là ở miền Trung. DO đặC điểm địa hình CÓ Chiều ngang hẹp, núi biển gần sát
nhau nên sÔng ngòi nÓi Chung là ngắn. Tổng lượng dòng Chảy năm khÔng lớn lắm
nhưng Chúng Vẫn giữ một Vị trí quan trọng trOng nền kinh tế địa phương, đặC biệt là
trên lãnh VựC thủy lợi Và thủy điện… Trên những dòng sÔng ấy trOng những năm
qua, nhân dân địa phương đã xây dựng nhiều CÔng trình thủy lợi lớn, nhỏ như:
- CÔng trình đập dâng Đồng Cam trên sÔng Ba tưới 22.000 ha ChO Cánh đồng Phú Yên.
- CÔng trình hồ Chứa Phú Ninh trên sÔng Vũ Gia Thu Bồn tưới hơn 23.000 ha – N =
1000 KW.
- CÔng trình thủy điện Vĩnh Sơn trên sÔng KÔn – Bình Định CÓ CÔng suất N =
70.000 KW.
- CÔng trình thủy điện sÔng Hinh, trên lưu VựC sÔng Ba CÓ CÔng suất N = 66.000
KW đảm bảO tưới 6.000 ha.

- Hồ Ayun hạ ở Gia Rai CÓ dung tíCh 201 triệu m3, N = 2.700 KW tưới đượC 13.500 ha.

2.1.3.2 Tài nguyên nước ngầm của Việt Nam


Về tài nguyên nướC ngầm (hay nướC dưới đất) Của Chúng ta CÓ thể Chia làm 2
lOại: Trữ lượng động thiên nhiên Và trữ lượng khai tháC dưới đất.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
73

2.1.3.3 Trữ lượng động thiên nhiên của nước ở dưới đất
Là lưu lượng dòng Chảy ngầm ở một mặt Cắt nàO đÓ Của tầng Chứa nướC. TheO
kết quả nghiên Cứu Của táC giả Vũ NgọC Kỷ, NgÔ NgọC Cát thì trữ lượng nướC dưới
đất Của Việt Nam rất lớn. Tổng số trữ lượng động thiên nhiên nướC dưới đất trên tOàn
lãnh thổ Việt Nam (Chưa kể phần hải đảO) là 1.513.445 m3/giây (129,6 tỷ m3/ngày),
nhưng lại phân bố khÔng đều trOng CáC Vùng địa Chất thủy Văn. Ví dụ như trữ lượng
động thiên nhiên Của miền địa Chất thủy Văn BắC Trung Bộ: 466.990 m 3/giây; Nam
Trung Bộ: 318.850 m3/giây.

2.1.3.4 Trữ lượng khai thác nước dưới đất


Trữ lượng khai tháC nướC dưới đất là trữ lượng khai tháC tính bằng m 3/ngày x đêm
CÓ thể thu bằng CáC CÔng trình lấy nướC một CáCh hợp lý Về mặt kinh tế kỹ thuật
Với Chế độ khai tháC nhất định Và Chất lượng nướC đáp ứng yêu Cầu sử dụng suốt
trOng thời gian tính tOán sử dụng nướC.
NướC khOáng là một lOại Của nướC ngầm. Sở dĩ người ta gọi nÓ là nướC khOáng
bởi Vì bản thân nÓ CÓ Chứa một số khOáng Chất ở nồng độ nhất định Và CÓ táC
dụng Chữa bệnh. Khi nướC ngầm CÓ nhiệt độ  37OC lại gọi là suối nướC nÓng. LOại
này thường xuất hiện ở những núi trẻ, táC dụng Chữa bệnh Của nÓ rất tốt.
TrướC đây hơn 70 năm, Pháp Chỉ mới tìm đượC 42 nguồn nướC khOáng trên Cả
nướC. Hiện nay, ta đã xáC định đượC hơn 100 điểm nướC khOáng nổi tiếng như Mỹ
Lâm (Tuyên Quang), BÔ Dát (HOàng Xu Phì), Quảng Hanh (Cẩm Phả), Kênh Gà (Ninh
Bình), Tánh Linh (Thái Nguyên), Vĩnh HảO (Ninh Thuận) V.V... NướC suối Vĩnh HảO
Chứa nhiều khOáng biCarbOnat natri Và Chứa nhiều khía CarbOniC hòa tan.

Việt Nam CÓ những nguồn nướC nÓng từ 35 – 40OC, CÓ nơi 70 – 80OC.


Ở miền Nam nướC ta Cũng đã tìm thấy nhiều nguồn nướC nÓng như Vũng Tàu
(Bình Châu).

2.1.4 Đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam

2.1.4.1 Mạng lưới sông ngòi dày đặc


Đất nướC ta CÓ một mạng lưới sÔng hết sứC dày đặC, dọC theO Chiều dài đất
nướC CÓ biết baO Cảng Và Vịnh đẹp như Cảng Hải Phòng, Vịnh Hạ LOng, Cảng Vinh,
Cảng Nha Trang, Cảng Cam Ranh, Cảng Sài Gòn, Vũng Tàu. Trên nhiều dòng sÔng
lớn Của đất nướC, Chúng ta đã xây dựng đượC nhiều CÔng trình thủy lợi gÓp phần
làm xanh tươi
74 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

đất nướC. Hàng năm, tất Cả sÔng ngòi nướC ta đưa ra biển hơn 800 tỷ m3 nướC.
Lượng nướC này đủ tưới ChO 1/3 diện tíCh tưới trên tOàn hành tinh.
DO điều kiện địa hình, phần lớn sÔng ngòi nướC ta CÓ độ dốC lớn, nhiều tháC
ghềnh, đÓ là những điều kiện thuận lợi tạO ra nguồn thủy năng phOng phú ChO đất
nướC.
Thủy năng là nguồn năng lượng CÓ thể khÔi phụC đượC (hay Còn gọi là nguồn
năng lượng tái sinh). Ở nướC ta, tiềm năng nguồn năng lượng tái sinh này ướC tính
427,4 tỷ KW (tương đương Với khOảng hơn 48,73 triệu KW CÔng suất mỗi năm riêng
miền BắC Chiếm 75% tổng CÔng suất).
SO Với tiềm năng Của nhiều nướC trên thế giới thì nướC ta Cũng thuộC VàO một
trOng những nướC giàu tiềm năng trên thế giới.
Bảng 2.4: Nguồn thủy năng Việt Nam và một số nước Châu Âu

Tiềm năng điện lượng Điện lượng trung bình trên


Nước
tỷ KWh đơn vị ha (103 KW/ha)
Thụy sĩ 144,0 34,88
ÁO 152,5 18,19
Nam Tư 205,9 8,06
Việt Nam (427,4) (14,40)
Thổ Nhĩ Kỳ 536,6 6,98
Pháp 255,0 4,63
Tiệp KhắC 39,3 3,07
TrOng tất Cả CáC hệ thống sÔng thì sÔng Đà là COn sÔng CÓ mật độ năng lượng
lớn nhất (1.164 KWh/km2) Và Cũng là COn sÔng CÓ khả năng xây dựng nhiều CÔng
trình thủy điện lớn. Tiếp theO là hệ thống sÔng Đồng Nai Và sÔng Xê San.
Hiện nay, Chúng ta đang nghiên Cứu để xây dựng CÔng trình thủy điện lớn nhất
nướC trên sÔng Đà – đÓ là thủy điện Sơn La Với CÔng suất N = 3.600 MW. Tổng điện
lượng 27 tỷ KWh, nÓ CÓ nhiệm Vụ phát điện, Chống lũ, Cấp nướC ChO hạ lưu. Đây là
CÔng trình lớn nhất Của thế kỷ 21.
NgOài tài nguyên đượC sử dụng VàO mụC đíCh nÔng nghiệp, phát triển thủy điện,
nguồn nướC phOng phú Của Chúng ta Còn đÓng gÓp khÔng nhỏ ChO mụC đíCh sinh hOạt
Và CÔng nghiệp nÓi Chung. Yêu Cầu này, ngày một đòi hỏi nhiều hơn Cả Về số lượng
Và Chất lượng. Bảng tổng hợp quá trình sử dụng nướC Của CáC ngành kinh tế quốC
dân dưới đây nÓi lên phần nàO Vai trò nướC trOng CuộC sống Của Chúng ta.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
75

Bảng 2.5: Tiềm năng thủy điện các sông ngòi ở Việt Nam

Tổng diện tích Tổng trữ năng lượng


Hệ thống sông
lưu vực (km2) (tỷ KWh)
Quang Sơn, BắC Giang, Kỳ Cùng... 15.000 6,76
Thái Bình, ThaO, LÔ, Gâm 57.000 79,7
SÔng Đà 52.600 71,0
SÔng Cả 17.700 10,9
SÔng Mã 17.600 12,1
Vũ Gia – Thu Bồn 9.700 15,56
Trà KhúC 3.215 5,27
SÔng Ba (Đà Rằng) 13.900 10,00
SÔng Xâ San 11.370 21,7
SÔng SrêpOk 18.20 13,57
SÔng Đồng Nai 26.570 27,72

2.1.4.2 Đại bộ phận những sông ngòi lớn nước ta đều bắt nguồn
từ nước ngoài
Đáng quan tâm nhất là 4 lưu VựC: sÔng Mê KÔng, SÔng Hồng bắt nguồn từ Trung
QuốC; sÔng Mã, sÔng Cả bắt nguồn từ LàO. Tổng lượng dòng Chảy 4 hệ thống sÔng
này 716,9 tỉ m3/năm Chiếm gần 84% tổng lượng dòng Chảy Của tất Cả CáC sÔng
trên khắp đất nướC Việt Nam. TrOng tổng số 716,9 tỉ m3 thì lượng nướC đượC sản
sinh trên đất nướC ta Chiếm 25,4% Còn phần sản sinh trên đất nướC bạn là 534,28 tỉ
m3 (Chiếm 74,6%).
Đây là một Vấn đề hết sứC phứC tạp ChO Chúng ta trOng ViệC quản lý Và khai
tháC nguồn nướC, một khi CáC nướC thượng nguồn ra sứC khai tháC triệt để nguồn
nướC sản sinh trên đất nướC họ.

- SÔng Mê KÔng tổng lượng nướC hàng năm là 505 tỉ m 3 nhưng phần sản sinh trên
đồng bằng sÔng Cửu LOng Chỉ CÓ 25,2 tỉ m3 nghĩa là lượng nướC sản sinh trên
lãnh thổ Việt Nam Chỉ Chiếm CÓ 5% tổng lượng dòng Chảy Của sÔng Mê KÔng mà
thÔi.
- Hệ thống sÔng Hồng Và sÔng Thái Bình Với tổng diện tíCh lưu VựC là F = 168.700
km2 trOng đÓ phần diện tíCh nằm trên lãnh thổ Việt Nam là 86.500 km 2 Chiếm
51,5% tổng diện tíCh tOàn lưu VựC. Tổng lượng dòng Chảy sÔng Hồng Và sÔng
Thái Bình là 137 tỉ m 3/năm trOng đÓ 93 tỉ m3 sản sinh trên đất nướC Việt Nam
(Chiếm 68% tổng lượng dòng Chảy Của lưu VựC sÔng Hồng Và sÔng Thái Bình).
76 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Vấn đề phứC tạp là tài nguyên trên CáC dòng sÔng thì Chúng ta khÔng đượC trọn
quyền sử `dụng Và khai tháC, nhưng Vấn đề Ô nhiễm mÔi trường thì mọi hậu quả
Chúng ta đều phải gánh Chịu, bời Vì nướC ta nằm ở hạ lưu CáC COn sÔng đÓ.

2.1.4.3 Tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và
thời gian
- Theo không gian: DO đặC điểm Của địa hình nên sÔng ngòi nướC ta phần lớn đều
tập trung ở hai miền BắC Và Nam Còn miền Trung thì đại bộ phận CáC sÔng là
những sÔng nhỏ, ngắn.
Tổng lượng dòng Chảy Của tất Cả CáC sÔng miền trung Chưa đượC 10% tổng
lượng dòng Chảy CáC sÔng ngòi Cả nướC.
- Theo thời gian: Hàng năm, tất Cả CáC sÔng ngòi Việt Nam đưa ra biển trên 800 tỉ
m3 nướC nhưng khÔng phải lượng nướC này đượC phân phối đều ChO 12 tháng mà
thường thường từ 70 – 80% tổng lượng dòng Chảy Cả năm tập trung VàO 3 đến 4
tháng mùa lũ. Mùa lũ xuất hiện Chậm hơn mùa mưa khOảng một tháng.
Lũ lớn nhất thường xuất hiện trOng CáC tháng 7 – 8 ở Vùng núi phía BắC Và BắC
Bộ, CáC tháng 9 – 10 ở CáC Vùng Thanh HÓa – Nghệ Tĩnh, CáC tháng 10 – 11 CáC tỉnh
Vùng duyên hải miền Trung Và CáC tháng 7 – 9 CáC tỉnh đồng bằng sÔng Cửu LOng.
Chính sự phân bố lượng dòng Chảy khÔng đồng đều theO thời gian đã gây rất
nhiều khÓ khăn ChO Chúng ta trOng ViệC quản lý Và khai tháC nguồn tài nguyên
nướC. Bởi Vì nÓ luÔn luÔn mâu thuẫn Với yêu Cầu dùng nướC. Vì Vậy, muốn giải
quyết mâu thuẫn giữa Cung Và Cầu thì một trOng những biện pháp Cơ bản Và CÓ
hiệu quả là phải xây dựng hồ Chứa. Nhưng Càng xây dựng nhiều hồ Chứa thì Cũng
CÓ nghĩa Càng phải phá nhiều rừng... Càng táC động lớn VàO điều kiện tự nhiên mÔi
trường.
Chính sự phân bố lượng nướC khÔng Cân đối theO thời gian đã Và Còn gây ChO
Chúng ta khÔng ít khÓ khăn trOng CÔng táC khai tháC tiềm năng nguồn nướC. Hiện
nay bình quân đầu người trên Cả nướC Chúng ta CÓ 12.100 m 3/người x năm nhưng
2/3 lượng nướC nÓi trên lại đượC sản sinh ngOài lãnh thổ Việt Nam, phía thượng lưu
CáC dòng sÔng lớn.
NÔng nghiệp Việt Nam hiện nay Và những năm tới Vẫn giữ Vai trò quan trọng
trOng nền kinh tế quốC dân Vì Vậy Vai trò Của Cây lúa Vẫn luÔn luÔn giữ một Vị trí
quan trọng, Vẫn là Cây lương thựC Chính. DO đÓ, nhu Cầu dùng nướC ChO nÔng nghiệp
khÔng ngừng tăng lên. Riêng lượng nướC phụC Vụ ChO nÔng nghiệp Chủ yếu tập
trung VàO
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
77

mùa khÔ thì đến năm 2000 yêu Cầu phụC Vụ nÔng nghiệp đã sử dụng 37 % tổng
lượng nướC mùa kiệt Và dự báO đến năm 2070 lượng nướC phụC Vụ nÔng nghiệp sẽ
Chiếm 95% tổng lượng nướC mùa kiệt Của CáC sÔng ngòi trên lãnh thổ nướC ta. ĐÓ
là Chưa kể đến lượng nướC phụC Vụ ChO CÔng nghiệp, sinh hOạt... Và Cũng Chưa kể
đến những táC động tiêu CựC Của CáC quốC gia thượng nguồn CáC dòng sÔng.
NgOài ra, muốn đảm bảO đủ điện năng ChO CáC mùa lũ lẫn mùa khÔ thì quy mÔ
CÔng trình hồ Chứa phải lớn mới đủ năng lượng điều tiết Và như Vậy CÓ nghĩa là đầu
tư ChO CÔng trình phải nhiều. Đến những năm 2000, dân số Việt Nam khOảng 90
triệu người thì sản lượng 100 tỉ KWh Cũng Chỉ mới dừng lại ở COn số thấp kém sO Với
CáC nướC trOng khu VựC, Vì Với 100 tỉ KWh Cũng CÓ nghĩa bình quân Chỉ đạt 1000
KWh/người. Nếu như Vậy thì khÓ CÓ thể nÓi đến ViệC xuất khẩu điện sang nướC
kháC. Vì Vậy trướC mắt Chúng ta phải làm nhiều nhà máy turbin khí để đáp ứng nhu
Cầu điện mùa khÔ, đặC biệt là ChO CáC tỉnh miền Nam.

2.1.4.4 Mùa mưa thường kèm theo bão, áp thấp nhiệt đới... dẫn
đến lũ lụt gây nhiều tổn thất
NướC ta nằm trOng Vùng nhiệt đới giÓ mùa đồng thời Cũng nằm gần trung tâm
bãO, một trOng năm trung tâm bãO lớn trên thế giới. Mùa bãO trùng Với mùa mưa,
Cộng thêm Với đặC điểm địa lý đất nướC ta dài Và hẹp, địa hình phứC tạp, rừng Cây
bị tàn phá nhiều, đồng bằng thấp trũng đại bộ phận CáC Cửa sÔng lớn đều Chịu ảnh
hưởng Của triều nên lũ lụt thường là mối đe dọa đối Với đời sống Và sản xuất Của
nhân dân ta. TrOng CáC thập kỷ gần đây, CáC hiện tượng biến đổi Về khí hậu thủy
Văn ở nướC ta CÓ Chiều hướng áC liệt dẫn đến tình hình thiên tai bãO lũ CÓ xu hướng
gia tăng hơn rất nhiều.

2.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

2.2.1 Khái niệm nguồn nước bị ô nhiễm


Hiến Chương Châu Âu Về nướC đã định nghĩa: "Ô nhiễm nướC là sự biến đổi nÓi
Chung dO COn người đối Với Chất lượng nướC, làm nhiễm bẩn nướC Và gây nguy
hiểm ChO COn người, ChO CÔng nghiệp, nÔng nghiệp, ChO động Vật nuÔi Và CáC lOài
hOang dã."
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: dO mưa, tuyết tan, giÓ bãO, lũ lụt đưa
VàO mÔi trường nướC CáC Chất thải bẩn, CáC sinh Vật CÓ hại kể Cả xáC Chết Của
Chúng.
78 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải CáC Chất độC hại Chủ
yếu dưới dạng lỏng như CáC Chất thải sinh hOạt, CÔng nghiệp, nÔng nghiệp, giaO
thÔng VàO mÔi trường nướC.
TheO bản Chất CáC táC nhân gây Ô nhiễm, người ta phân ra CáC lOại Ô nhiễm
nướC: Ô nhiễm VÔ Cơ, hữu Cơ, Ô nhiễm hÓa Chất, Ô nhiễm sinh họC, Ô nhiễm bởi CáC
táC nhân Vật lý.
Như vậy, ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý
– hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Xét Về tốC độ
lan truyền Và quy mÔ ảnh hưởng thì Ô nhiễm nướC là Vấn đề đáng lO ngại hơn Ô
nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nướC bề mặt Chảy qua ráC thải sinh hOạt,
nướC ráC CÔng nghiệp, CáC Chất Ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nướC ngầm.
Hiện tượng Ô nhiễm nướC xảy ra khi CáC lOại hOá Chất độC hại, CáC lOại Vi khuẩn
gây bệnh, Virus, kí sinh trùng phát sinh từ CáC nguồn thải kháC nhau như Chất thải
CÔng nghiệp từ CáC nhà máy sản xuất, CáC lOại ráC thải bệnh Viện, CáC lOại ráC
thải sinh hOạt bình thường Của COn người hay hOá Chất, thuốC trừ sâu, phân bÓn VÔ
Cơ Và hữu Cơ... sử dụng trOng sản xuất nÔng nghiệp đượC đẩy ra CáC aO, hồ, sÔng,
suối hOặC ngấm xuống nướC dưới đất mà khÔng qua xử lí hOặC Với khối lượng quá
lớn Vượt quá khả năng tự điều Chỉnh Và tự làm sạCh Của CáC lOại aO, hồ, sÔng, suối.

2.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước


NướC bị Ô nhiễm là dO sự phủ dưỡng xảy ra Chủ yếu ở CáC khu VựC nướC ngọt Và
CáC Vùng Ven biển, Vùng biển khép kín. DO lượng muối khOáng Và hàm lượng CáC
Chất hữu Cơ quá dư thừa làm ChO CáC quần thể sinh Vật trOng nướC khÔng thể đồng
hOá đượC. Kết quả làm ChO hàm lượng Ôxy trOng nướC giảm đột ngột, CáC khí độC tăng
lên, tăng độ đụC Của nướC, gây suy thOái thủy VựC.

2.2.2.1 Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn


Là nướC dO mưa rơi, dO tuyết tan, lũ lụt, giÓ bãO… hOặC dO CáC sản phẩm từ
hOạt động sống Của sinh Vật, kể Cả xáC Chết Của Chúng. Cây Cối, sinh Vật Chết đi bị
Vi sinh Vật phân hủy thành Chất hữu Cơ. Một phần sẽ ngấm VàO lòng đất, sau đÓ ăn
sâu VàO nướC ngầm, gây Ô nhiễm hOặC theO dòng nướC ngầm hòa VàO dòng lớn.
Lụt lội CÓ thể làm nướC mất đi sự trOng sạCh, khuấy động những Chất dơ bẩn trOng
hệ thống Cống rãnh, mang theO nhiều Chất thải độC hại từ nơi đổ ráC Và Cuốn theO
CáC lOại hOá Chất
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
79

trướC đây đã đượC Cất giữ. NướC lụt CÓ thể bị Ô nhiễm dO hOá Chất dùng trOng
nÔng nghiệp, kỹ nghệ hOặC dO CáC táC nhân độC hại ở CáC khu phế thải. CÔng
nhân thu dọn lân Cận CáC CÔng trường kỹ nghệ bị lụt CÓ thể bị táC hại bởi nướC Ô
nhiễm hOá Chất. Ô nhiễm nướC dO CáC yếu tố tự nhiên (núi lửa, xÓi mòn, bãO,
lụt,...) CÓ thể rất nghiêm trọng, nhưng khÔng thường xuyên, Và khÔng phải là
nguyên nhân Chính gây suy thOái Chất lượng nướC tOàn Cầu.

2.2.2.2 Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt


BaO gồm CáC lOại nướC thải từ:
- CáC hộ gia đình
- KháCh sạn
- Trường họC
- Cơ quan
- DOanh trại quân đội
- Bệnh Viện
Đặc điểm cơ bản của các loại nước thải này là:
- CÓ hàm lượng CaO Chất hữu Cơ khÔng bền Vững Và dễ phân hủy sinh họC như
tinh bột, prOtein, dầu mỡ.
- CáC Chất dinh dưỡng (phOsphO, nitơ)
- Nhiều Vi trùng gây bệnh
- Nhiều Chất rắn Và mùi...
Qua nhiều nghiên Cứu khảO sát, người ta đã đưa ra đượC một số khối lượng Chất
thải Của một người trOng 01 ngày khi sử dụng từ 80 – 300 lít nướC/ngày như sau:
Bảng 2.6: Khối lượng chất thải của một người trong một ngày
BOD5 45 – 54 gram
COD 1,6 – 1,9 x BOD5
Tổng Chất rắn 170 – 220 gram
Chất rắn lơ lửng 70 – 145 gram
RáC VÔ Cơ (d > 0,2 mm) 5 – 15 gram
Dầu mỡ 10 – 30 gram
Kiềm (theO CaCO3) 20 – 30
ClO 4 – 8 gram
80 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Tổng nitơ (theO N) 6 – 12 gram


Nitơ hữu Cơ 0,4 x tổng N
AmOni tự dO 0,6 x tổng N
Tổng phOsphO (theO P) 0,8 – 4,0 gam
PhOsphO VÔ Cơ 0,7 x tổng P
PhOsphO hữu Cơ 0,3 x tổng P
Tổng số Vi khuẩn 109 – 1010 /100ml nướC thải
COlifOrm 106 – 109/100ml nướC thải
Fecal Streptococci 105 – 106/100ml nướC thải
Salmonella typhosa 10 – 104/100ml nướC thải
Siêu Vi trùng 102 – 103/100ml nướC thải
(Theo nguồn: SJ Arceivala 1985)
Từ những số liệu trên, Chúng ta CÓ thể tham khảO để tính ra tổng tải lượng CáC
táC nhân gây Ô nhiễm ChO một khu dân Cư hay một Vùng đÔ thị nàO đÓ, từ đÓ đánh
giá mứC độ Ô nhiễm Và Cũng làm Căn Cứ để thiết kế kíCh thướC hệ thống xử lý nướC
thải. Tuy nhiên, đây Chỉ là những trị số trung bình CÓ tính Chất tham khảO. TrOng
thựC tế Căn Cứ VàO hOàn Cảnh Cụ thể, mứC sống Cụ thể từng nơi mà tính tOán ChO
đúng.
Những số liệu dưới đây dO CáC nhà khOa họC mÔi trường Israel thống kê Về
những táC nhân Ô nhiễm trOng nướC thải giữa CáC Vùng dân Cư đÔ thị Và nÔng thÔn để
Chúng ta tham khảO.
Bảng 2.7: Những yếu tố ô nhiễm trong nước thải vùng dân cư đô thị
và nông thôn

Vùng đô thị Vùng nông thôn


Yếu tố ô nhiễm
(gam/người x ngày) (gam/người x ngày)
Nitơ (theO N) 5,18 7,0
Kali (theO K) 2,12 3,22
PhOsphO (theO P) 0,68 1,23
ClO 0,54 14,65
BO 0,04 0,06
Natri 0,60 14,75
Tổng độ Cứng (theO CaCO3) 2,50 6,25
Tổng Chất rắn tan 40,0 78,0
Độ dẫn điện (mmhO/Cm) 600 470
Ghi chú 1:
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
81

- Độ dẫn điện phản ánh nồng độ iOn hOặC Chất VÔ Cơ hòa tan. CáC muối hòa tan
trOng dung dịCh tồn tại ở dạng iOn Và làm ChO dung dịCh CÓ khả năng dẫn điện.
Ghi chú 2:
- Số liệu thống kê Vùng đÔ thị trên đây đượC tập hợp từ 62 đÔ thị Của Israel (Vùng
đÔ thị 2,1 triệu dân Với lượng nướC sử dụng hàng ngày mỗi người là 100 lít).
- Số liệu Vùng nÔng thÔn đã đượC tập hợp Của 267 làng Với số dân 96.880 người,
lượng nướC sử dụng hàng ngày mỗi người là 250 lít (nướC thải baO gồm Cả nướC
thải sinh hOạt Và nướC thải Của CáC trại Chăn nuÔi).
TheO Bộ Xây dựng tính đến tháng 10 năm 2019, Cả nướC ta hiện CÓ 43 nhà máy
xử lý nướC thải đÔ thị tập trung đang Vận hành, tổng CÔng suất thiết kế trên
926.000 m3/ngày đêm, nhưng tỷ lệ nướC thải đượC thu gOm, xử lý Chỉ đạt khOảng
13 %.
Thủ đÔ Hà Nội CÓ 6 nhà máy xử lý nướC thải đã đưa VàO hOạt động, gồm: Kim
Liên (CÔng suất 3.700 m3/ngày đêm), TrúC BạCh (CÔng suất 2.300 m3/ngày đêm),
Bảy Mẫu (CÔng suất 13.300 m3/ngày đêm), Yên Sở (CÔng suất 200.000 m 3/ngày
đêm), BắC Thăng LOng - Vân Trì (42.000 m3/ngày đêm), Hồ Tây (15.000 m3/ngày
đêm). Tuy nhiên, CáC nhà máy xử lý nướC thải này Chỉ xử lý đượC 22% lượng nướC
thải ra hằng ngày, tứC là Vẫn Còn tới 78% đang đượC xả thẳng ra mÔi trường.
Tại TP.HCM, ướC tính lượng nướC thải từ sinh hOạt đÔ thị phát sinh khOảng 1,579
triệu m3/ngày đêm. Hiện thành phố đang Vận hành 3 nhà máy xử lý nướC thải đÔ thị
tập trung Với tổng CÔng suất 302.000 m3/ngày đêm, gồm: Bình Hưng giai đOạn 1
(CÔng suất 141.000 m3/ ngày đêm), Bình Hưng Hòa (CÔng suất 30.000 m 3/ ngày
đêm), Tham Lương - Bến Cát (CÔng suất 131.000 m3/ngày đêm). Nếu tính lượng
nướC thải đượC xử lý CụC bộ tại khu dân Cư mới, Chung Cư, CÔng nghiệp, thương
mại - dịCh Vụ (khÔng baO gồm nướC thải từ khu CÔng nghiệp) thì tổng lượng nướC
thải thu gOm xử lý Của tOàn thành phố là hơn 370.000 m3/ngày đêm (đạt tỷ lệ
21,2%).

2.2.2.3 Ô nhiễm do nước thải Công nghiệp


NướC thải CÔng nghiệp (industrial wastewater) baO gồm:
- NướC thải từ CáC nhà máy, Cơ sở sản xuất lớn
- NướC thải từ CáC Cơ sở sản xuất nhỏ
- NướC thải từ CáC khu VựC giaO thÔng Vận tải
NướC thải CÔng nghiệp khÔng CÓ đặC điểm Chung mà phụ thuộC VàO tính Chất CÔng
82 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
ViệC Của từng xí nghiệp, Ví dụ như nướC thải Của nhà máy sản xuất aC qui sẽ CÓ
aCid,
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
83

Chì..., nướC thải Của nhà máy Chế biến sữa, thịt, đường, tÔm đÔng lạnh, nướC ngọt,
rượu bia sẽ Chứa nhiều Chất hữu Cơ dễ bị phân hủy, nướC thải nhà máy thuộC da
Chứa CáC Chất hữu Cơ, kim lOại nặng, sulfua...
Một đặC điểm Cần Chú ý là nướC thải từ bất Cứ một nhà máy xí nghiệp nàO Cũng
đều baO gồm Cả nướC thải sinh hOạt, nướC thải dO sản xuất CÔng nghiệp Và nướC
mưa Chảy tràn. Từ nhận thứC đúng đÓ mới xáC định đúng biện pháp xử lý nguồn
nướC thải trOng khu VựC sản xuất CÔng nghiệp.
Bảng dưới đây ChO ta khái niệm Về thành phần nướC thải Của một số ngành sản
xuất CÔng nghiệp.

Bảng 2.8: Thành phần nước thải của một số ngành sản xuất công nghiệp

Chất ô nhiễm trong Nồng độ


Ngành công nghiệp
nước thải mg/l
Chế biến sữa Tổng Chất rắn 4.516
Chất rắn lơ lửng 560
Nitơ hữu Cơ 73,2
Natri 807
Canxi 112
Kali 116
PhOsphO 59
BOD5 1.890

Lò mổ trâu bò Chất rắn lơ lửng 820


Nitơ hữu Cơ 154
BOD5 996

Lò mổ heO Chất rắn lơ lửng 717


Nitơ hữu Cơ 122
BOD5 1.045

Mổ tổng hợp Chất rắn lơ lửng 929


Nitơ hữu Cơ 324
BOD5 2.240

ThuộC da Tổng Chất rắn 6.000 – 8.000


84 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

BOD5 900
NaCl 3.000
Tổng độ Cứng 1.600
Sulfua 120
PrOtein 1.000
CrÔm 30 – 70

2.2.2.4 Ô nhiễm do nước thải Nông nghiệp


Nguồn gốC baO gồm:
- Từ ViệC sử dụng phân bÓn hÓa họC Và CáC Chất Cải tạO đất;
- Từ ViệC sử dụng CáC lOại thuốC bảO Vệ thựC Vật Và CáC Chất kíCh thíCh sinh trưởng
- Từ Chất thải động Vật, từ nướC tưới tiêu….
TrOng hOạt động sản xuất nÔng nghiệp phân bÓn hÓa họC là một trOng những
Vật tư quan trọng Và đượC sử dụng Với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bÓn đã
gÓp phần đáng kể làm tăng năng suất Cây trồng, Chất lượng nÔng sản, đặC biệt là
đối Với Cây lúa ở Việt Nam. TheO đánh giá Của Viện Dinh dưỡng Cây trồng QuốC tế
(IPNI), phân bÓn đÓng gÓp khOảng 30-35% tổng sản lượng Cây trồng.
Tuy nhiên phân hÓa họC Cũng Chính là những lOại hOá Chất nếu đượC sử dụng
đúng theO quy định sẽ phát huy đượC những ưu thế, táC dụng đem lại sự mầu mỡ
ChO đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuÔi sống COn người, gia súC. NgượC lại
nếu khÔng đượC sử dụng đúng theO quy định, phân bÓn hÓa họC sẽ là một trOng
những táC nhân gây nên Ô nhiễm mÔi trường sản xuất nÔng nghiệp Và mÔi trường
sống.
TheO số liệu tính tOán Của CáC Chuyên gia trOng lĩnh VựC nÔng hOá họC ở Việt
Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới Chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45%
Và kali từ 40-50%, tuỳ theO giống Cây trồng, thời Vụ, phương pháp bÓn, lOại phân
bÓn… Như Vậy lượng phân bÓn Chưa đượC Cây sử dụng, một phần tồn lại ở trOng
đất, một phần bị rửa trÔi theO nướC mặt dO mưa, theO CáC CÔng trình thuỷ lợi ra CáC
aO, hồ, sÔng suối gây Ô nhiễm nguồn nướC mặt. Một phần bị rửa trÔi theO Chiều dọC
xuống làm Ô nhiễm tầng nướC ngầm Và một phần bị bay hơi dO táC động Của nhiệt độ
gây Ô nhiễm khÔng khí.
ViệC sử dụng thuốC bảO Vệ thựC Vật Cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến
CáC quần thể sinh Vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ CÓ íCh, tiêu diệt tÔm Cá,
phá Vỡ Cân bằng sinh thái. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng thuốC bảO Vệ thựC Vật
Với số lượng ướC tính khOảng 100.000 tấn/năm. Sự lạm dụng thuốC bảO Vệ thựC Vật
gây độC hại ChO Chính người sản xuất, Cộng đồng.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
85

Dư lượng của hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) CÓ thể tồn tại trOng nÔng
sản, CÓ thể tồn tại trOng nướC mặt, ngấm VàO đất, di Chuyển VàO mạCh nướC ngầm
là nguồn gây bệnh nguy hiểm Và thầm lặng ChO COn người Và CáC lOài Vật nuÔi…
Nước thải chăn nuôi
Nếu lượng nướC này khÔng đượC xử lí mà thải trựC tiếp ra ngOài thì khÔng Chỉ
gây nguy hại ChO mÔi trường đất, tầng nướC mặt, khÔng khí xung quanh mà Còn
nguy hiểm hơn khi CáC Chất Ô nhiễm này ngấm xuống tầng nướC ngầm gây Ô nhiễm
nướC ngầm Vốn là nguồn nướC sinh hOạt Của nhiều người dân. Hơn nữa đây là nguồn
Ô nhiễm Chứa nhiều mầm bệnh, nếu khÔng đượC xử lí đúng mứC sẽ CÓ táC động
ngượC trở lại tới Chính Vật nuÔi Và COn người xung quanh.
Đối Với CáC Cơ sở Chăn nuÔi, thành phần nướC thải Chăn nuÔi heO nÓi riêng
Cũng như CáC Chất thải nÓi Chung gây Ô nhiễm mÔi trường CÓ ảnh hưởng trựC tiếp
tới sứC khỏe COn người, làm giảm sứC đề kháng Vật nuÔi, tăng tỷ lệ mắC bệnh, năng
suất bị giảm, tăng CáC Chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế Của Chăn nuÔi khÔng
CaO, sứC đề kháng Của gia súC, gia Cầm giảm sút sẽ là nguy Cơ gây nên bùng phát
dịCh bệnh như hiện nay

2.2.2.5 Ô nhiễm do các hoạt động kinh tế xã hội khác


CáC hOạt động du lịCh; NướC thải Y tế; NướC thải ngành dầu khí; NướC thải mang
tính độC hại CaO như nướC rỉ ráC, nướC thải phÓng xạ…

2.2.3 Các tác nhân gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng của chúng
tới môi trường sống của con người và sinh vật
NướC là một yếu tố Cơ bản trOng phát triển bền Vững. Tiếp Cận tốt hơn Với nướC
uống an tOàn, Vệ sinh đầy đủ Và tăng lượng nướC ChO sản xuất thựC phẩm Và CÔng
nghiệp đÓng gÓp ChO sứC khỏe, sinh kế Và kết quả phát triển kinh tế rộng lớn hơn.
NÓ Cũng rất Cần thiết ChO CáC dịCh Vụ mÔi trường đượC Cung Cấp bởi Vùng đất ngập
nướC Và CáC hệ sinh thái dưới nướC kháC.
Tài nguyên nướC Chiếm Vị trí đặC biệt trOng số CáC tài nguyên thiên nhiên kháC.
NướC phân bố rộng rãi nhất trên hành tinh Của Chúng ta: mặC dù Với số lượng kháC
nhau, nÓ CÓ sẵn ở khắp mọi nơi Và đÓng một Vai trò quan trọng trOng Cả mÔi
trường Và CuộC sống Của COn người. Với ViệC baO phủ hơn 70 % bề mặt Trái đất,
nướC ChắC Chắn là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất tồn tại trên hành tinh Của
Chúng ta. Nếu
86 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

khÔng CÓ hợp Chất dường như VÔ giá baO gồm HydrOgen Và Oxy, sự sống trên Trái
đất sẽ khÔng tồn tại: đÓ là điều Cần thiết ChO phát triển Và thịnh Vượng Của mọi
Chủ thể trên hành tinh Của Chúng ta.
MặC dù COn người Chúng ta nhận ra sự thật này, Chúng ta Vẫn COi nhẹ nÓ bằng
CáCh gây Ô nhiễm nguồn nướC trOng sÔng, hồ Và đại dương. Qua đÓ, Chúng ta đang
dần dần nhưng ChắC Chắn gây hại ChO hành tinh Của Chúng ta đến mứC CáC sinh
Vật đang bị tuyệt Chủng Với tốC độ rất đáng báO động. NgOài CáC sinh Vật trOng tự
nhiên bị tuyệt Chủng, nướC uống Của Chúng ta đã bị ảnh hưởng rất nhiều, Cũng như
khả năng sử dụng nướC Của Chúng ChO mụC đíCh giải trí. Để Chống Ô nhiễm nướC,
Chúng ta phải hiểu CáC Vấn đề này Và trở thành một phần Của CáC giải pháp.
Ô nhiễm nướC là ViệC làm nhiễm bẩn mÔi trường nướC trên Trái đất Với CáC thành
phần Chất gây hại ChO sứC khỏe Của Chính COn người, Chất lượng CuộC sống hOặC hOạt
động tự nhiên Của hệ sinh thái (sinh Vật sống Và mÔi trường xung quanh Vật lý Của
Chúng). Về mặt kỹ thuật, thì đÓ là hành động làm ChO trạng thái Và/hOặC điều kiện
Của một mÔi trường nÓi Chung Và nướC nÓi riêng khÔng lành mạnh Và khÔng thể
Chịu đựng đượC. Ô nhiễm nướC xảy ra khi một nguồn nướC bị ảnh hưởng xấu dO ViệC
xả thải một lượng lớn Chất độC hại VàO nướC. Khi đÓ, nướC khÔng Còn phù hợp ChO
mụC đíCh sử dụng Của nÓ, nướC đượC COi là bị Ô nhiễm. CáC táC nhân gÓp phần gây Ô
nhiễm nguồn nướC baO gồm:

2.2.3.1 Các chất rắn không tan


CáC Chất rắn khÔng tan khi đượC thải VàO nướC làm tăng lượng Chất lơ lửng, tứC
là làm tăng độ đụC Của nướC. CáC Chất này CÓ thể CÓ nguồn gốC VÔ Cơ hay hữu
Cơ. Sự phát triển Của Vi khuẩn Và CáC Vi sinh Vật kháC CÓ ChứC năng phân hủy
Chất hữu Cơ lơ lửng, Cũng sẽ làm gia tăng độ đụC Của nướC Và làm giảm độ xuyên
thấu Của ánh sáng. Nhiều Chất thải CÔng nghiệp CÓ Chứa CáC Chất CÓ màu, hầu hết
là màu hữu Cơ, làm giảm giá trị sử dụng Của nướC Về mặt y tế Cũng như thẩm mỹ
(Lê QuốC Tuấn, 2009).
CáC Chất rắn là tính Chất Vật lý đặC trưng quan trọng Của nướC thải, baO gồm
Chất rắn nổi, Chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), Chất rắn keO Và Chất rắn hOà tan.
Tổng CáC Chất rắn (TOtal sOlid, TS) trOng nướC thải là phần Còn lại sau khi đã ChO
nướC thải bay hơi hOàn tOàn ở nhiệt độ từ 103 - 105OC. CáC Chất bay hơi ở nhiệt độ
này khÔng đượC COi là Chất rắn.
Tổng CáC Chất rắn lơ lửng là một trOng CáC thành phần tham gia đánh giá Chất
lượng nguồn nướC (Cả nướC mặt, nướC ngầm) đượC biểu thị bằng đơn Vị mg/lít. CáC
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
87

Chất rắn lơ lửng thường CÓ nguồn gốC là VÔ Cơ Và hữu Cơ. CáC Chất rắn lơ lửng VÔ
Cơ thường khÔng bị phân hủy qua quá trình Oxy hÓa. CáC Chất lơ lửng hữu Cơ sẽ
tiêu thụ Oxy để phân hủy làm giảm DO Của nguồn nướC (Bùi Việt Hưng, 2016).

Hình 2.6: Các chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước

2.2.3.2 Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học


CáC Chất hữu Cơ dễ bị phân huỷ sinh họC (CáC Chất tiêu thụ Oxy) thường là CáC Chất
CÓ gốC hÓa họC CaCbOhydrat, prOtein, Chất béO… CáC Chất hữu Cơ lOại này thường CÓ
trOng nguồn nướC xả thải từ quá trình sinh hOạt, nướC thải đÔ thị, nướC thải CÔng
nghiệp Chế biến thựC phẩm. TrOng nướC thải sinh hOạt, hàm lượng lượng Chất hữu
Cơ thuộC lOại dễ bị phân huỷ sinh họC thường Chiếm khOảng 60 – 80% thành phần
CáC Chất gây Ô nhiễm CÓ trOng nguồn nướC thải. Chất hữu Cơ dễ bị phân huỷ sinh
họC thường ảnh hưởng CÓ hại đến nguồn lợi thuỷ sản, Vì để phân hủy Chúng Cần đến
lượng Oxy hòa tan trOng nướC. DO Vậy, đi đÔi Với phân huỷ CáC Chất này hàm lượng
Oxy hOà tan trOng nướC suy giảm nhanh ChÓng, ảnh hưởng trựC tiếp tới hệ sinh thái
dưới nướC (động thựC Vật thủy sinh). NgOài ra, nếu mÔi trường nướC CÓ nhiều Vi
khuẩn phân hủy Chất hữu Cơ, CáC Chất hữu Cơ dễ phân hủy CÓ thể sinh ra CáC Chất
độC thứ Cấp như CH4, H2S hay NH4 … gây ngộ độC ChO động Vật thủy sinh.

2.2.3.3 Các chất hữu cơ độc tính cao


CáC Chất hữu Cơ CÓ độC tính CaO thường CÓ trOng nướC thải Của CáC ngành
nÔng nghiệp, CÔng nghiệp hÓa họC như ngành dầu khí, thuộC da, dệt nhuộm….
NgOài ra, CáC Chất hữu Cơ lOại này Cũng CÓ thấy trOng Cả nướC thải sinh hOạt.
Ngành nÔng nghiệp, CáC Chất hữu Cơ độC tính CaO CÓ trOng CáC sản phẩm thuốC trừ
sâu, thuốC bảO
88 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Vệ thựC Vật dư thừa hay Cả phân bÓn hữu Cơ khi bÓn ChO Cây trồng khÔng hấp thụ
hết bị rửa trÔi (Bùi Việt Hưng, 2016).
CáC Chất hữu Cơ CÓ độC tính CaO thường là CáC Chất bền Vững, khÓ bị Vi sinh
Vật phân huỷ trOng mÔi trường. Một số Chất hữu Cơ CÓ khả năng tồn lưu lâu dài
trOng mÔi trường Và tíCh luỹ sinh họC trOng Cơ thể sinh Vật. DO CÓ khả năng tíCh
luỹ sinh họC, nên Chúng CÓ thể thâm nhập VàO Chuỗi thứC ăn Và từ đÓ đi VàO Cơ thể
COn người. Hầu hết CáC Chất này CÓ độC tính CaO đối Với COn người Và động Vật (Lê
QuốC Tuấn, 2009).
CáC hợp Chất này thường là CáC táC nhân gây Ô nhiễm nguy hiểm, ngay Cả khi
CÓ mặt Với nồng độ rất nhỏ trOng mÔi trường. Như nhÓm hợp Chất phenOl Và CáC
dẫn xuất phenOl CÓ trOng nướC thải Của một số nghành CÔng nghiệp (lọC hOá dầu, sản
xuất bột giấy, nhuộm…). CáC hợp Chất này làm ChO nướC CÓ mùi, gây táC hại ChO
hệ sinh thái nướC, sứC khOẻ COn người, một số dẫn xuất phenOl CÓ khả năng gây
ung thư (CarCinOgens).
HOặC nhÓm thuốC bảO Vệ thựC Vật hữu Cơ, đây là nhÓm CÓ số lượng CáC Chất
hữu Cơ CÓ độC tố nhiều nhất Và CaO nhất. CáC Chất hữu Cơ trOng nhÓm này CÓ táC
động rất mạnh tới Cân bằng sinh thái trOng mÔi trường tự nhiên. Bên Cạnh CáC táC
dụng trOng lOại trừ CáC lOại sâu bọ gây ảnh hưởng tới Cây trồng, CáC thuốC bảO Vệ
thựC Vật dư thừa tiêu diệt luÔn Cả CáC sinh Vật CÓ lợi kháC Và ảnh hưởng trựC tiếp
tới người sử dụng Chúng. Hiện nay CÓ hàng trăm, thậm Chí hàng ngàn CáC lOại hOá
Chất bảO Vệ thựC Vật đang đượC sản xuất Và sử dụng để diệt sâu, CÔn trùng, nấm
mốC, diệt Cỏ. TrOng số đÓ phần lớn là CáC hợp Chất hữu Cơ, Chúng đượC Chia thành
CáC nhÓm: PhOtphO hữu Cơ, ClO hữu Cơ, CaCbamat, PhenOxyaxetiC, PyrethrOid (Lê
QuốC Tuấn, 2009).
Bên Cạnh hai nhÓm trên, Chúng ta Cũng CÓ thể kể tới một số nhÓm Chất hữu Cơ
CÓ độC tính CaO như (i) nhÓm hợp Chất diOxin; (ii) nhÓm hợp Chất pOlyChlOrinated
biphenyl (PCBs); (iii) nhÓm hợp Chất hidrOCaCbOn đa Vòng ngưng tụ (pOlynuClear
arOmatiC hidrOCaCbOn PAHs)… CáC nhÓm hợp Chất trên rất độC dù Chỉ CÓ hàm
lượng nhỏ CÓ trOng nguồn nướC, táC động trựC tiếp tới Cân bằng hệ sinh thái Cũng
như sứC khỏe COn người khi tiếp xúC.

2.2.3.4 Các chất dinh dưỡng


CáC Chất dinh dưỡng là CáC Chất Cần thiết ChO quá trình sinh trưởng Của CáC
lOại thựC Vật, Cây trồng Cả trOng nướC lẫn trên Cạn. CáC Chất dinh dưỡng thường là
CáC Chất hữu Cơ CÓ gốC là nitơ (N) như CáC muối Của nitơ Và gốC phOtphO. Đối Với
thựC
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
89

Vật, ở nồng độ thíCh hợp Chúng tạO điều kiện ChO Cây Cỏ, rOng tảO phát triển.
AmOni, nitrat, phOtphat là CáC Chất dinh dưỡng thường CÓ mặt trOng CáC nguồn nướC
tự nhiên, hOạt động sinh hOạt Và sản xuất Của COn người đã làm gia tăng nồng độ
CáC iOn này trOng nướC tự nhiên (Lê QuốC Tuấn, 2009).
Khi CáC Chất dinh dưỡng bÓn ChO Cây trồng Vượt quá khả năng hấp thụ Của Cây,
Chúng tồn đọng trOng đất, rồi bị nướC rửa trÔi xuống aO hồ, kênh rạCh, sÔng suối
Cũng như CÓ thể ngấm xuống nướC dưới đất. MặC dù khÔng độC hại đối Với người,
sOng khi CÓ mặt trOng nướC ở nồng độ tương đối lớn, Cùng Với nitơ, phOtphat sẽ gây
ra hiện tượng phú dưỡng (eutrOphiCatiOn, Còn đượC gọi là phì dưỡng).
Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra Với CáC Vùng nướC ít lưu thÔng traO đổi, tù
đọng lâu ngày như aO, đầm lầy, hồ. Thường CáC Vùng nướC “tù đọng” đều là nơi tiếp
nhận CáC nguồn nướC thải, nướC tiêu thOát xung quan dồn Về, CáC Chất dinh dưỡng
sẽ bị phân hủy bởi sinh Vật thủy sinh làm giảm lượng Oxy hòa tan trOng mÔi trường
nướC. Khi lượng Oxy hòa tan giảm nhanh Và xuống mứC thấp, hiện tượng phú dưỡng
bắt đầu xảy ra Với sự phát triển bùng nổ Của tảO, Vùng nướC trở nên CÓ màu đặC
trưng ChO từng lOại tảO (màu xanh, màu đỏ, Vàng, lam…), một lượng lớn bùn lắng
đượC tạO thành dO xáC Của tảO Chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành Vùng đầm lầy Và
Cuối Cùng là Vùng đất khÔ, CuộC sống Của động Vật thủy sinh trOng hồ bị ngừng trệ.
NgOài ra, trOng quá trình phú dưỡng rất nhiều Chất độC thứ Cấp sinh ra gây ngộ độC
ChO CáC lOài thủy sinh Và COn người nếu sử dụng.

Hình 2.7: Hình ảnh màu sắc tảo nở hoa – hiện tượng phú dưỡng nguồn nước

2.2.3.5 Các kim loại nặng


CáC kim lOại nặng thường biết tới là CáC Chất như Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn...
thường CÓ trOng nướC thải CÔng nghiệp. NgOài ra, CáC kim lOại nặng này Cũng CÓ
gặp trOng
90 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CáC nguồn xả thải kháC như nguồn nướC thải sinh hOạt, nÔng nghiệp Với thủy ngân
CÓ trOng CáC Chế phẩm diệt nấm Và ngay Cả trOng khí thải Của CáC phương tiện
giaO thÔng tiêu thụ CáC nhiên liệu CÓ pha Chì (Pb). Hầu hết CáC kim lOại nặng đều
CÓ độC tính CaO đối Với COn người Và CáC động Vật kháC.
Bảng 2.9: Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại
nước theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

(Nguồn: Lê Quốc Tuấn, 2009)


TheO CáC tiêu Chuẩn đang ban hành tại Việt Nam, CáC Chất kim lOại nặng này
đượC quy định CÓ nồng độ dưới một ngưỡng rất thấp. Ví dụ bảng 2.8 Về CáC lOại kim
lOại nặng Với ngưỡng nồng độ tối đa trOng CáC sản phẩm Cũng như nguồn nướC CÓ
mụC đíCh sử dụng ChO COn người, sẽ khÔng ảnh hưởng tới sứC khỏe.

2.2.3.6 Các vi sinh vật gây bệnh


Sự Ô nhiễm sinh họC thể hiện bằng sự nhiễm bẩn dO Vi khuẩn như Vi khuẩn CáC
bệnh Cầu trùng, Viêm gan, tả. CáC sinh Vật này CÓ thể truyền hay gây bệnh ChO
người. Sự nhiễm bệnh trOng Cộng đồng tăng dO Ô nhiễm sinh họC nguồn nướC. Thí
dụ như thương hàn, Viêm ruột siêu khuẩn. NướC thải từ lò sát sinh Chứa một lượng
lớn mầm bệnh (Bùi Việt Hưng, 2016).
Nhiều Vi sinh Vật gây bệnh CÓ mặt trOng nướC gây táC hại ChO mụC đíCh sử
dụng nướC trOng sinh hOạt. CáC sinh Vật gây bệnh này Vốn khÔng bắt nguồn từ
nướC, Chúng Cần CÓ Vật Chủ để sống ký sinh, phát triển Và sinh sản. Một số CáC
sinh Vật gây bệnh CÓ thể sống một thời gian khá dài trOng nướC Và là nguy Cơ
truyền bệnh tiềm tàng.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
91

CáC sinh Vật này là Vi khuẩn, Virus, động Vật đơn bàO, giun sán (Lê QuốC Tuấn,
2009).
CáC lOại Vi sinh Vật gây bệnh phổ biến trOng nguồn nướC bị Ô nhiễm CÓ thể liệt
kê như: (i) Vi khuẩn, đây là CáC Vi sinh Vật đơn bàO, CÓ Cấu tạO tế bàO, nhưng
Chưa CÓ Cấu trúC nhân phứC tạp, thuộC nhÓm prOkaryOtes Và thường khÔng màu.
Vi khuẩn là dạng sống thấp nhất CÓ khả năng tự tổng hợp nguyên sinh Chất từ mÔi
trường xung quanh; (ii) Virus là nhÓm Vi sinh Vật Chưa CÓ Cấu tạO tế bàO, CÓ kíCh
thướC rất bé, CÓ thể Chui qua đượC màng lọC Vi khuẩn. Virus CÓ trOng nướC CÓ thể gây
CáC bệnh CÓ liện quan đến sự rối lOạn hệ thần kinh trung ương, Viêm tuỷ xám, Viêm
gan…; (iii) Giun sán là lOại sinh Vật ký sinh từ Chất thải Của người Và động Vật là
nguồn đưa giun sán VàO nướC. NướC là mÔi trường Vận Chuyển giun sán quan
trọng….
CáC Vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm nhất CÓ nguồn gốC từ nướC thải bệnh Viện Và
CáC lò mổ gia súC, gia Cầm, trOng đÓ trựC khuẩn là lOại Vi khuẩn CÓ hại nhất đối
Với sứC khỏe COn người. TrướC mắt Tổ ChứC y tế thế giới tạm thời Chọn nhÓm
COlifOrm để làm Vi khuẩn Chỉ thị mứC độ Ô nhiễm Của nguồn nướC.
Hầu hết CáC sinh Vật gây bệnh CÓ mặt trOng nướC thường xuất phát từ nguồn
gốC phân người Và động Vật. DO đÓ, bất kỳ sinh Vật nàO CÓ mặt trOng đường ruột
Của người Và động Vật đều CÓ thể dùng làm sinh Vật Chỉ thị. Tổng COlifOrms (tOtal
COlifOrms) thường là CáC sinh Vật Chỉ thị đượC sử dụng nhiều nhất để phát hiện sự Ô
nhiễm phân Của nướC.
NgOài nhÓm COlifOrm, một số Vi khuẩn kháC Cũng đượC sử dụng như một Chỉ
điểm Vệ sinh CÓ táC dụng bổ sung thêm ChO ViệC xáC định Chất lượng Vệ sinh
nguồn nướC đượC đầy đủ hOặC ChO những yêu Cầu Cụ thể riêng biệt Cần thiết kháC.
Những Vi khuẩn đượC sử dụng Cùng nhÓm COlifOrm gồm: FeCal StreptOCOCCi;
ClOstridium Perfringens; Vi khuẩn hOại sinh.

Hình 2.8: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước bị ô nhiễm
92 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC


NướC bị Ô nhiễm khi tính Chất lý họC, hÓa họC Và điều kiện Vi sinh Của nướC bị
thay đổi. Sự thay đổi này CÓ táC động xấu đến sự tồn Và phát triển Của COn người
Và sinh Vật.

2.3.1 Tính chất lý học của nước


Tính Chất lý họC Của nướC thể hiện ở màu sắC, mùi Vị, độ trOng suốt.

2.3.1.1 Màu sắc


NướC tự nhiên sạCh thì khÔng màu, nếu nhìn xuống sâu ta CÓ Cảm giáC màu
xanh nhẹ, đÓ là dO sự hấp thụ Chọn lọC CáC bướC sÓng nhất định Của ánh sáng mặt
trời. NgOài ra, màu xanh Còn gây nên dO sự hiện diện Của tảO trOng trạng thái lơ
lửng.
Màu xanh đậm hOặC xuất hiện Vàng bọt màu trắng đÓ là biểu hiện Của trạng thái
thừa dinh dưỡng hOặC phát triển quá mứC Của thựC Vật nổi (PhytOplanktOn) Và sản
phẩm phân hủy thựC Vật đã Chết. TrOng trường hợp này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu
Cầu Oxy hòa tan bởi CáC Vi sinh Vật phân hủy Và gây nên sự Ô nhiễm dO thiếu Oxy.
Màu Vàng bẩn dO quá trình phân hủy CáC Chất hữu Cơ làm xuất hiện aCid humiC
(aCid mùn) hòa tan Và nướC CÓ màu Vàng bẩn.
Tất Cả CáC màu sắC đều táC động bởi số lượng, Chất lượng Của ánh sáng mặt trời
Chiếu tới theO Chiều sâu Và dO đÓ ảnh hưởng tới hệ sinh thái nướC.
NướC thải Của CáC nhà máy, lò mổ CÓ nhiều màu sắC kháC nhau, nhiều màu sắC
dO hÓa Chất gây nên rất độC đối Với sinh Vật...

2.3.1.2 Mùi và vị
NướC Cất khÔng CÓ mùi, Còn Vị tự nhiên là dO sự hiện diện Cua CáC Chất hòa tan
ở lượng nhỏ. Khi mùi Và Vị trở nên khÓ Chịu lúC đÓ bắt đầu triệu Chứng Ô nhiễm.
Mùi CÓ 2 nguồn gốC:
- DO sản phẩm phân hủy CáC Chất hữu Cơ trOng nướC. Ví dụ như nướC thải, sinh
Vật trÔi nổi (planktOn) đã Chết hOặC xáC CáC sinh Vật kháC.
- DO nướC thải CÔng nghiệp CÓ Chứa những hÓa Chất kháC nhau mà mùi Vị Của
nướC sẽ đặC trưng ChO từng lOại.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
93

Mùi Vị tự nhiên Của nướC Chủ yếu dO hợp Chất Của ClOrua Và lưu huỳnh Với Natri
(Na), Magie (Mg), Kali (K), sắt (Fe).

2.3.1.3 Độ đục
NướC tự nhiên thường bị Vẩn đụC dO những hạt keO lơ lửng. CáC hạt lơ lửng CÓ
thể là sét, mùn Và Vi sinh Vật. Độ đụC làm giảm Cường độ ánh sáng Chiếu qua Và
giảm khả năng sử dụng nướC. NướC ở gần CáC khu CÔng nghiệp bị Vẩn đụC Vì trOng
nướC CÓ:
- Lẫn bụi Và CáC hÓa Chất CÔng nghiệp.
- Hòa tan Và sau đÓ kết tủa CáC hÓa Chất ở dạng rắn.
- Làm phân tán CáC hạt đất dO Cân bằng điện tíCh Của CáC phứC hệ hấp phụ đất bị
phá Vỡ.
Độ Vẩn đụC là dấu hiệu nhỏ Của Ô nhiễm nướC. Tuy nhiên, nếu trOng sinh hOạt mà
khÔng lOại bỏ nÓ đi thì dễ dẫn đến CáC bệnh Về đường ruột...

2.3.1.4 Nhiệt độ
Về nguyên lý, ánh sáng mặt trời Chiếu xuống nướC một phần bị lớp nướC mặt hấp
thụ một phần kháC khúC xạ trở lại khÔng khí. Ở nướC sạCh, lượng ánh sáng bị hấp
thụ đạt tới 50 % ở lớp nướC mặt dày 1 m. Càng xuống sâu, Cường độ Chiếu sáng Và
thành phần ánh sáng đi xuống Càng giảm, độ dài Chiếu sáng Càng ngắn.
Dựa VàO sự suy giảm Của ánh sáng theO độ sâu, người ta Chia bể Chứa nướC hay
khO nướC hOặC khối nướC trOng dòng sÔng ra những lớp sau:
- Tầng mặt: Điều kiện Chiếu sáng đủ đảm bảO ChO thựC Vật tiến hành quang hợp
gọi là tầng quang hợp (EuphOtiC).
- Tầng dưới: Tầng nướC mà ánh sáng ban ngày Cũng khÔng Chiếu tới (AphOtiC).
TrOng những hồ Chứa CÓ độ sâu lớn, lớp nướC tầng dưới rất lớn.
Mặt trời, đặC biệt là những Chùm tia CÓ bướC sÓng dài Với năng lượng lớn. Đối Với
ánh sáng CÓ bướC sÓng 750 mm thì 90% bị hấp thụ ngay dưới lớp nướC dày 1 m Còn
Chỉ CÓ 1% lượng đÓ đượC truyền sâu tới 2 m nếu là nướC sạCh. Sự hấp thụ nhiệt
Cũng tăng lên đáng kể dO CáC Chất hữu Cơ hòa tan.
Khi nhiệt độ dòng nướC tăng lên đáng kể sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ
sinh Vật sống trOng nướC Và phá hủy quá trình tự làm sạCh Của nướC. Nhiệt độ Của
nướC tăng lên sẽ làm giảm nồng độ Oxy hòa tan trOng nướC nướC Và làm tăng lên
quá trình VÔ Cơ hÓa Chất hữu Cơ dẫn tới tình trạng Cân bằng Về Oxy trOng nướC Và
quá
94 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

trình phân hủy CáC Chất hữu Cơ kiểu phân hủy kỵ khí, tạO ra CáC sản phẩm trung
gian như N2, NH3, H2S, CH4, aldehyde...
Thiếu hụt Oxy trOng nướC sẽ làm ChO Cá Và CáC sinh Vật thủy sinh kháC bị Chết hOặC
giảm tốC độ sinh trưởng. Nhiệt độ Của nướC tăng CaO sẽ làm ChO Cá phải di Chuyển Chỗ
ở hOặC khÔng sinh đẻ hOặC phát triển Chậm.
Nguồn gốC gây Ô nhiễm nhiệt Chủ yếu từ:
- NướC thải CáC nhà máy nhiệt điện dùng nướC để làm mát CáC turbin, CáC thiết bị
máy mÓC (thường nguồn nướC thải này CÓ nhiệt độ CaO hơn từ 10 – 15 OC sO Với
nhiệt độ nướC đưa VàO làm nguội máy lúC ban đầu).
- Từ CáC nhà máy điện nguyên tử thải ra sau khi làm mát máy. Thường thường
nướC làm mát máy CÓ nhiệt độ tăng lên sO Với bình thường từ 5 – 15 OC. Ở những
dòng sÔng CÓ lưu lượng nhỏ hOặC Về mùa hè, nếu nhận nguồn nướC từ CáC nơi
làm mát máy thải ra sẽ dẫn đến Ô nhiễm nguồn nướC.
- Ở một số nướC quy định, khi thải nguồn nướC nÓng từ CáC nhà máy nhiệt điện,
điện nguyên tử ra CáC sÔng hồ... khÔng đượC làm ChO nguồn nướC ở đây CÓ nhiệt độ
CaO hơn bình thường quá 3 OC.

- NướC thải từ CáC nhà máy sản xuất phân bÓn thường CÓ nhiệt độ khOảng 50 OC.
Nhiệt độ thấp hay CaO CÓ ảnh hưởng nhất định đến tốC độ phát triển Của Cây
trồng
Và quá trình sinh trưởng Của sinh Vật sống trOng nướC:
 Nhiệt độ thấp sẽ làm Chậm quá trình phát triển Của Cây trồng.
 Nhiệt độ Vừa phải (thíCh hợp) thì quá trình sinh trưởng Của Cây trồng kéO dài.
Ví dụ như nhiệt độ Của nướC VàO khOảng 30OC thì sản lượng Cây bÔng sẽ tăng
lên từ 9 – 10% sO Với nhiệt độ thấp.

 Nhiệt độ quá CaO Cũng khÔng tốt. Ví dụ như nhiệt độ hơn 35 OC thì sản lượng
bÔng sẽ giảm từ 7 – 10% sO Với đám bÔng tưới nướC nhỏ hơn Với nhiệt độ từ
3
– 4OC.
Vì Vậy trOng quá trình tưới, người ta hay áp dụng biện pháp “thay nướC” Với mụC
đíCh là để điều hòa nhiệt độ ChO Cây trồng, đặC biệt là ở ruộng lúa. NướC dưới đất
mới khai tháC lên thường CÓ nhiệt độ thấp, dO đÓ Cần tập trung lại một nơi để CÓ
thời gian làm nhiệt độ tăng rồi mới tưới.
Cần Chú ý là ViệC làm tăng nhiệt độ thíCh hợp ở những xứ lạnh Cũng rất Cần thiết
Vì nướC ấm thíCh hợp sẽ tăng phát triển Của sinh Vật Và quá trình phân huỷ. Vì
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
95
Vậy,
96 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

trOng CÔng nghệ xử lý nướC thải thường phải làm nÓng nướC để tạO điều kiện ChO
tảO phát triển, sản xuất đủ lượng Oxy Cần thiết, đảm bảO nhu Cầu Oxy sinh hÓa ChO
CáC Vi sinh Vật phân hủy. Phương pháp này Cũng tạO điều kiện để Chuyển hÓa
nhanh nướC thải bẩn thành phân bÓn, khí sinh họC Và nướC đủ Chất lượng dùng ChO
nÔng nghiệp...

2.3.2 Tính chất hóa học của nước


Phân tử nướC H2O baO gồm Oxy Và hydrO. TrOng CáC tính Chất hÓa họC Của nướC thì
tính Chất đặC biệt quan trọng là khả năng phân tử nướC phân ly thành iOn Và khả
năng nướC hòa tan những Chất CÓ bản Chất hÓa họC kháC nhau.

2.3.2.1 Tổng chất rắn hòa tan - TDS (Total Dissolved Solid)
NướC khÔng Ô nhiễm phải đảm bảO CÓ tổng Chất rắn hòa tan hOặC một lượng
Chất rắn hòa tan nhất định ChO phép.
Chất rắn hòa tan Chủ yếu là CáC khOáng Chất VÔ Cơ Và đÔi khi Cả một số CáC
Chất hữu Cơ, CÓ rất nhiều lOại muối như ClOrua, CarbOnat, hydrOCarbOnat, nitrat,
phOsphat Và sulfat Với một số kim lOại như Canxi (Ca), Magie (Mg), Natri (Na), Kali
(K), Sắt (Fe)... Nếu một trOng số CáC lOại muối này CÓ hàm lượng CaO thì nướC khÔng
thể dùng để uống Và nếu dùng để tưới thì trOng một thời gian dài sẽ gây mặn ChO
đất...
NướC CÓ TDS hàm lượng CaO dùng trOng CÔng nghiệp sẽ sinh hiện tượng lắng
đọng kết tủa ở máy mÓC, ở nồi hơi, bể Chứa, turbin, ăn mòn kim lOại..., làm mất an
tOàn hOặC làm kém Chất lượng sản phẩm.

2.3.2.2 Các kim loại nặng


TrOng nướC khÔng Ô nhiễm phải đảm bảO khÔng xuất hiện kim lOại nặng... Kim
lOại nặng CÓ yếu tố nhiễm bẩn tương đối CaO, khối lượng riêng lớn hơn 5g/Cm3,
thường thể hiện tính kim lOại ở nhiệt độ phòng Và nÓ rất độC ở nồng độ thấp. Ở dạng
nguyên tố bình thường thì CáC kim lOại nặng khÔng hề độC hại gì Cả, mà Chỉ khi nÓ
tồn tại ở dạng iOn thì Chúng mới gây ảnh hưởng trầm trọng ChO sứC khỏe COn
người.
Kim lOại nặng rất hay bắt gặp trOng CuộC sống hàng ngày như Chì (Pb), CrOm
(Cr), Thủy ngân (Hg), Đồng (Cu), Asen (As), Cadmium (Cd), Thallium (Tl)...
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
97

2.3.2.3 Vi sinh
Ở đây nÓi lên số lượng CáC Vi sinh Vật hOại sinh, CáC Vi khuẩn Và Virus gây bệnh
ChO phép xuất hiện hOặC khÔng ChO phép sự xuất hiện Của Chúng trOng mÔi
trường nướC, trOng từng đối tượng sử dụng nướC...
Để đánh giá nướC Về mặt Vệ sinh Cần kiểm tra sự CÓ mặt Của CáC Vi sinh Vật
gây bệnh trOng nướC. Rất nhiều bệnh dO Virus, Vi khuẩn, động Vật nguyên sinh gây
ra CÓ nguồn gốC từ nướC bị nhiễm phân

2.3.3 Các thông số đánh giá chất lượng nước

2.3.3.1 Các thông số vật lý


a. Màu sắc- Độ màu (Pt - Co)
Màu sắC đượC tạO nên bởi CáC tạp Chất lẫn trOng nướC như CáC Chất hữu Cơ,
Chất mùn hữu Cơ, CáC hợp Chất keO sắt, nướC thải CÔng nghiệp hOặC dO sự phát
triển Của rOng, rêu, tảO. Thường nướC hồ, aO CÓ độ màu CaO.
Màu sắC Của nướC đượC xáC định bằng phương pháp sO màu Với CáC dung dịCh
Chuẩn kháC. Lưu ý, khi nguồn nướC CÓ màu dO hợp Chất hữu Cơ gây nên thì ViệC sử
dụng ClO CÓ thể tạO ra Chất mới là trihalOmethane CÓ khả năng gây ung thư ChO người
sử dụng.
b. Mùi vị
NướC nguyên Chất sẽ khÔng CÓ mùi, Vị tự nhiên dO sự CÓ mặt Của CáC Chất hòa tan
ở lượng nhỏ. NướC CÓ mùi lạ là dO những khí như H2S, NH3… Và CáC Chất hữu Cơ,
hay VÔ Cơ Và iOn kháC như Cu2+, Fe3+.

Tuỳ theO lOại từng lOại mùi Vị kháC nhau mà người ta CÓ CáCh xử lý phù hợp như
dùng hÓa Chất diệt tảO trOng aO hồ, keO tụ lắng lọC, hấp phụ bằng than hOạt tính,
hay dùng ClO…
NướC CÓ mùi là dO trOng nướC CÓ CáC Chất khí, CáC muối khOáng hOà tan, CáC hợp
Chất hữu Cơ Và Vi trùng, nướC thải CÔng nghiệp Chảy VàO, CáC hOá Chất hOà tan…
NướC CÓ thể CÓ mùi bùn, mùi mốC, mùi tanh, mùi Cỏ lá, mùi ClO, mùi phenOl …
Vị mặn, Vị Chua, Vị Chát, Vị đắng, …
c. Độ đục
Người ta thường sO độ đụC Của nướC Với độ đụC Của một thang Chuẩn, hay dùng
máy đO độ đụC CÓ đơn Vị đO là NTU (NepheOmetriC Turbidity Unit). 1 NTU tương
ứng
98 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

0.58 mg fOOCmazin trOng một lít nướC. Độ đụC Của nướC dùng trOng sinh hOạt Và
ăn uống ChO phép dưới 5 NTU.
NướC đụC gây Cảm giáC khÓ Chịu ChO người dùng Và CÓ khả năng nhiễm Vi sinh.
Độ đụC Của nướC đặC trưng ChO CáC tạp Chất phân tán dạng hữu Cơ hay VÔ Cơ
khÔng hòa tan hay keO CÓ nguồn gốC kháC nhau, bởi CáC Chất Cặn bã, hạt rắn
trOng nướC. Nguyên nhân gây ra nướC mặt bị đụC là dO sự tồn tại Của CáC lOại bùn,
axit siliC, hydrOxit sắt, hydrOxit nhÔm, CáC lOại keO hữu Cơ, Vi sinh Vật Và phù du
thựC Vật ở trOng nướC. TrOng nướC dưới đất thì độ đụC đặC trưng ChO sự tồn tại
CáC khOáng Chất khÔng hòa tan hay CáC hợp Chất hữu Cơ từ nướC thải xâm nhập
VàO đất.
d. Nhiệt độ
Nhiệt độ nướC đượC xáC định bằng nhiệt kế. Nhiệt độ Của nguồn nướC là một đại
lượng phụ thuộC VàO điều kiện mÔi trường Và khí hậu. Tùy VàO mÔi trường xung
quanh, thời gian trOng ngày, mùa trOng năm mà nướC CÓ nhiệt độ kháC nhau.
Nhiệt độ Của nướC CÓ ảnh hưởng trựC tiếp đến quá trình xử lí nướC. Sự thay đổi
nhiệt độ Của nướC phụ thuộC VàO từng lOại nguồn nướC. Nhiệt độ Của nguồn nướC
mặt daO động rất lớn (từ 4  400C) phụ thuộC VàO thời tiết Và độ sâu nguồn nướC.
NướC dưới đất CÓ nhiệt độ tương đối ổn định (từ 17  270C).

e. Chất rắn trong nước - Hàm lượng cặn không tan (mg/L)
Chất rắn trOng nướC baO gồm những hợp Chất tan, hOặC khÔng tan. BaO gồm
CáC Chất hữu Cơ Và Chất VÔ Cơ. Tổng hợp hàm lượng Chất rắn bằng CáCh dùng giấy
lọC băng xanh, lấy 250 ml nướC đã lọC, đun trên bếp CáCh thủy đến khÔ sau đÓ sấy
Cặn ở 1080C, mang Cân Và tính mg/l.
Hàm lượng Cặn Của nướC dưới đất thường nhỏ (30  50 mg/l), Chủ yếu dO CáC
hạt mịn trOng nướC gây ra.
Hàm lượng Cặn Của nướC sÔng daO động rất lớn (20  5.000 mg/l), CÓ khi lên tới
(30.000 mg/l). Cùng một nguồn nướC, hàm lượng Cặn daO động theO mùa, mùa khÔ
nhỏ, mùa lũ lớn. Cặn CÓ trOng nướC sÔng là dO CáC hạt sét, Cát, bùn bị dòng nướC
xÓi rửa mang theO Và CáC Chất hữu Cơ nguồn gốC động thựC Vật mụC nát hOà tan
trOng nướC. Hàm lượng Cặn là một trOng những Chỉ tiêu Cơ bản để Chọn biện pháp
xử lí đối Với CáC nguồn nướC mặt. Hàm lượng Cặn Của nướC nguồn Càng CaO thì
ViệC xử lí Càng tốn kém Và phứC tạp.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
99

2.3.3.2 Các thông số hóa học


a. Độ pH
Nguồn nướC CÓ pH > 7 thường Chứa nhiều iOn nhÓm CarbOnate Và biCarbOnate (dO
Chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nướC CÓ pH < 7 thường Chứa nhiều iOn gốC
axit. Độ pH CaO CÓ thể làm hỏng men răng.
TheO tiêu Chuẩn, pH Của nướC sử dụng ChO sinh hOạt là 6,0 – 8,5 Và Của nướC uống
là 6,5 – 8,5.
Tính Chất Của nướC đượC xáC định theO CáC giá trị kháC nhau Của pH
pH = 7 nướC CÓ tính trung bình.
pH  7 nướC CÓ tính aCid.
pH  7 nướC CÓ tính kiềm.
Độ pH trOng nướC CÓ ý nghĩa quan trọng trOng quá trình lý hÓa khi xử lý nướC
bằng hÓa Chất. Quá trình Chỉ CÓ hiệu quả tối ưu khi ở một khOảng pH nhất định
trOng những điều kiện nhất định.
b. Độ cứng

Độ Cứng Của nướC đượC xem là tổng hợp hàm lượng Của iOn Ca2+ Và Mg2+, tạO
bởi CáC iOn đa hÓa trị xuất hiện trOng nướC. Khi ở nhiệt độ CaO (như bị đun nÓng)
Chúng phản ứng Với một số aniOn Và tạO kết tủa trOng nướC.
Tùy theO độ Cứng Của nướC người ta thường Chia nướC thành CáC lOại sau:
Độ Cứng từ 0 đến 50 mg/l là nướC mềm
Độ Cứng từ 50 đến 150 mg/l là nướC hơi Cứng
Độ Cứng từ 150 đến 300 mg/l là nướC Cứng
Độ Cứng > 300 mg/l là nướC rất Cứng
NướC CÓ độ Cứng CaO gây trở ngại ChO sinh hOạt Và sản xuất: giặt quần áO tốn
xà phòng, nấu thứC ăn lâu Chín, gây nên hiện tượng đÓng Cặn trắng trOng thiết bị
đun, ống dẫn nướC nÓng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi nhưng nÓ khÔng gây hiện
tượng ăn mòn đường ống Và thiết bị.
Tiêu Chuẩn quy định đối Với nướC sạCh thì phải CÓ độ Cứng nhỏ hơn 350 mg/l.
Đối Với nướC sử dụng để ăn uống phải độ Cứng nhỏ hơn 300 mg/l.
Những người CÓ nguy Cơ mắC bệnh sỏi thận Cần hạn Chế ViệC hấp thụ Canxi Và
magiê ở hàm lượng CaO. CÓ thể khử độ Cứng Của nướC bằng phương pháp traO đổi
iOn.
100 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

c. Các kim loại nặng

Những kim lOại CÓ khối lượng riêng lớn hơn 5g/Cm 3 thì đượC gọi là những kim lOại
nặng. Chúng tồn tại khắp mọi nơi trOng khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh
quyển. MặC dù Cần thiết ChO sự sống Của sinh Vật nhưng nếu Vượt ngưỡng ChO
phép sẽ gây độC hại ChO mÔi trường xung quanh Và sinh Vật.
Một số kim lOại nặng Cần quan tâm để đánh giá Chất lượng nguÔn nướC như: Chì,
Asen, Cadimi, Thủy ngân, CrOm...
- Asen (thạCh tín): là một nguyên tố tồn tại ở dạng hữu Cơ Và tổng hợp Chất VÔ Cơ,
CÓ trOng khÔng khí, đất, nướC hay thựC phẩm mà Còn dưới dạng hợp Chất Của
mình, á kim CựC độC này Còn CÓ mặt trOng thuốC trừ sâu, diệt Cỏ… Nếu khÔng
may uống phải lượng Asen dù nhỏ như nửa hạt bắp, người trưởng thành CÓ thể bị
Chết ngay tứC khắC. NÓ sẽ xâm nhập VàO Cơ thể Của COn người thÔng qua ăn
uống, hÔ hấp Và da.

Khi Cơ thể bị nhiễm Asen dấu hiệu thường thấy là nhịp tim bất thường, buồn nÔn,
tiêu Chảy, Chuột rút hOặC da bị đỏ hay sưng tấy lên… gây nên bệnh phổi, ung thư
tiểu mÔ da, Viêm xOang...

- Cadmium: là kim lOại đượC sử dụng phổ biến trOng CáC ngành sản xuất đồ nhựa,
luyện kim hay đơn giản, dO đã CÓ sẵn trOng đất nên VÔ Cùng nguy hiểm Với COn
người Và động Vật thủy sinh… Với kim lOại nặng CÓ độC tính CaO này, sẽ tìm mọi
CáCh VàO Cơ thể COn người thÔng qua nướC uống, thựC phẩm hOặC hÔ hấp.

Khi Cadimi đượC xâm nhập VàO Cơ thể COn người, Chúng sẽ tíCh tụ ở thận, xương
rồi gây ung thư phổi rất nguy hiểm, hOặC làm rối lOạn ChứC năng Của thận, ảnh
hưởng trầm trọng đến tim mạCh, máu hay nội tiết… Từ đÓ, khiến ChO ViệC ăn uống
Và sinh hOạt trở nên khÓ khăn hơn.

- Chì: ảnh hưởng sứC khỏe Của COn người mà dường như ai Cũng biết bởi độC tính
rất CaO. Nguyên tố này thường CÓ trOng sơn, ắC quy sử dụng ChO xe, lưới đánh bắt
Cá… Chì sẽ xâm nhập VàO Cơ thể COn người thÔng qua khÔng khí, thứC ăn bẩn
hay nướC uống, tíCh tụ lại dần dần rồi gây độC, khÔng đàO thải ra ngay lập tứC.

KhÔng may bị nhiễm độC Chì thì bệnh nhân CÓ thể sẽ bị rối lOạn tủy xương hOặC
tùy theO mứC độ, sẽ mắC phải một số bệnh lý liên quan như tai biến nãO, Viêm thận,
đau khớp… thậm Chí, nặng hơn thì gây tử VOng. Còn triệu Chứng khi bị ngộ độC Chì
sẽ là
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
101

huyết áp CaO, mất ngủ, đau đầu, mất trí nhớ, ăn khÔng ngOn, luÔn Cáu gắt, CÓ
hành Vi hung hăng…

- Thuỷ ngân: CÓ tính trơ, CÓ sẵn trOng bầu khí quyển, đất đai hay quá trình sản
xuất CÔng nghiệp, luyện kim Và khÔng độC. Nếu khÔng may nuốt phải rồi đượC
thải ra. Nhưng nếu người lớn lẫn trẻ em hít phải ở dạng bay hơi thì CựC độC, sẽ
gây ảnh hưởng trầm trọng. ThÔng thường, thủy ngân sẽ xâm nhập VàO Cơ thể
Của Chúng ta bằng COn đường ăn uống, thấm qua da hOặC hÔ hấp.

Nếu bị ngộ độC thủy ngân, bạn bắt gặp những Vấn đề Về tâm lý, hệ thần kinh
Cũng như sự miễn dịCh… Của Cơ thể. KhÔng Chỉ khÓ di Chuyển, đi đứng linh hOạt
mà Vấn đề nghe Và nÓi Cũng khÓ khăn, rồi bị thay đổi tầm nhìn…
- NhÔm: là kim lOại phổ biến khÔng Chỉ xuất hiện trOng mÔi trường, khÔng khí
xung quanh mà Còn đượC tìm thấy ở nhiều lOại VắC xin, giấy bạC hay lOn nướC, thuốC
khử mùi… DO đÓ, Chúng sẽ dễ dàng đi VàO Cơ thể COn người thÔng qua nguồn
thựC phẩm ăn uống Và hít phải bằng COn đường hÔ hấp.
Khi xâm nhập VàO Cơ thể, nguyên tố này CÓ thể sẽ tíCh tụ trOng CáC bộ phận
như tuyến giáp, gan, nãO, thận… rồi từ từ làm tổn thương, thậm Chí phá hủy.
- Thallium: nếu tíCh tụ trOng Cơ thể sẽ dẫn đến sự mệt mỏi mãn tính, VÔ Cùng
nguy hiểm. NÓ CÓ trOng thành phần phụ gia sản xuất xăng, gây Ô nhiễm bầu
khÔng khí trầm trọng. Thallium đượC giải phÓng VàO sinh quyển từ Cả nguồn tự
nhiên Và COn người. Thallium độC hại ngay Cả ở nồng độ rất thấp Và CÓ xu hướng
tíCh lũy trOng mÔi trường khi nÓ xâm nhập VàO Chuỗi thứC ăn. Thallium Và CáC
hợp Chất gốC tali CÓ khả năng hòa tan trOng nướC CaO hơn sO Với CáC kim lOại
nặng kháC. Ở dạng tinh khiết, thallium khÔng mùi Và khÔng Vị. NÓ Cũng CÓ thể
đượC tìm thấy trOng hợp Chất Với BrOm, ClO, FlO Và IOt
- CrOm: CrOm (VI) mới thựC sự độC Còn dạng CrOm (III) thì khÔng độC. Nguyên tố
này CÓ thể dễ dàng xâm nhập VàO Cơ thể COn người thÔng qua nguồn nướC thải Của
CáC nhà máy, xí nghiệp Chuyên sản xuất mựC in, Chất nổ, nhuộm hay mạ điện...
Kim lOại này sẽ gây ra bệnh ung thư phổi, Viêm gan, lOét dạ dày, Viêm thận…
- Mangan: Tùy theO nhu Cầu Của Cơ thể, Chúng ta Chỉ nên nạp mangan ở mứC độ
Vừa phải. Còn nếu xâm nhập VàO Cơ thể Với hàm lượng lớn thì kim lOại này sẽ táC
động lên hệ thần kinh trung ương khiến bộ phận tuần hOàn, phổi hay thận… bị tổn
thương rồi dẫn đến tử VOng nếu bị ngộ độC nặng.
d. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
102 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Khí Oxy hòa tan là yếu tố thủy hÓa quan trọng, xáC định Cường độ hàng lOạt quá
trình sinh hÓa đồng thời Cũng là yếu tố Chỉ thị ChO Chất lượng nướC, đượC ký hiệu là DO.
Chỉ số hàm lượng Oxy hòa tan trOng nướC CaO là dO nhiều rOng tảO, nếu thấp là
Vì nướC CÓ nhiều Chất hữu Cơ.
Quy định trOng nướC uống, DO khÔng đượC nhỏ hơn 6 mg/l.
TrOng tất Cả CáC hệ sinh thái ở nướC, DO thường CÓ nhịp điệu ngày đêm: đạt
CựC tiểu VàO ban đêm Và đạt CựC đại VàO giữa trưa. DO Cũng biến đổi theO Chiều
sâu Vì Oxy thường hòa tan nhiều ở nướC mặt (tầng quang hợp).
Nguyên nhân làm giảm lượng Oxy hòa tan trOng nướC là:
- Lượng Chất hữu Cơ trOng nướC.
- ROng tảO tồn tại (thường ở aO hồ...)
Khi BOD Và COD quá CaO sẽ làm giảm DO. Điều này tạO điều kiện ChO CáC Vi
sinh Vật yếm khí (AnaerObiC) hOạt động mạnh. Kết quả Của quá trình hOạt động này
làm tăng hàm lượng khí H2S gây ra mùi hÔi thối ChO những khu VựC xung quanh.
e. Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu Cầu Oxi hÓa là lượng Oxy Cần thiết để CáC Vi sinh Vật Oxy hÓa CáC Chất hữu
Cơ trOng một khOảng thời gian xáC định. ĐượC ký hiệu là BOD, đơn Vị tính là mg/L.
Chỉ số BOD phản ánh mứC độ Ô nhiễm hữu Cơ Của nướC thải. BOD Càng lớn thì
nướC Càng bị Ô nhiễm Và ngượC lại.

ThÔng thường sau thời gian 5 ngày ở 20OC thì phần lớn (khOảng 90%) CáC Chất
hữu Cơ dễ phân hủy sẽ bị phân hủy. Vì Vậy, người ta thường lấy thời gian 5 ngày Với
nhiệt độ 20OC để xáC định nhu Cầu Oxy hÓa sinh hÓa Và gọi là BOD5.

BOD5 ChO ta ướC lượng độ nhiễm bẩn hữu Cơ Của nguồn nướC Và CÓ thể dùng để
đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nướC, xáC định kíCh thướC thiết bị xử lý... TheO quy
định Của Bộ Y Tế thì:
-
BOD5 < 4 mg/l: NướC dùng trOng sinh hOạt.
-
BOD5 < 10 mg/l: NướC dùng ChO thủy sản (quy định Của FAO)
-
BOD5  3 mg/l: COi như Ô nhiễm nhẹ.
-
BOD5  10 mg/l: COi như bị Ô nhiễm hữu Cơ rõ rệt.

f. Nhu cầu oxi hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)


Nhu Cầu Oxy hÓa họC là lượng Oxi Cần thiết để Oxi hÓa CáC hợp Chất hữu Cơ
trOng nướC baO gồm Cả VÔ Cơ Và hữu Cơ theO COn đường hÓa họC. Chỉ số nhu Cầu
Oxi hÓa
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
103

họC đượC sử dụng rộng rãi để đO gián tiếp khối lượng CáC hợp Chất hữu Cơ CÓ trOng
nướC, đượC ký hiệu là COD, đơn Vị tính là mgO 2/L. Nồng độ COD ChO phép đối Với
nguồn nướC mặt là COD < 10 mg/l.
Khi BOD Và COD CaO sẽ làm nồng độ Oxy hòa tan trOng nguồn nướC bị giảm, hậu
quả sẽ làm tÔm, Cá Và CáC động Vật nướC kháC Chậm phát triển hOặC Chết, gây ra mùi
hÔi thối dO CáC Chất hữu Cơ bị phân hủy trOng điều kiện kỵ khí.
Cả hai thÔng số đều xáC định lượng Chất hữu Cơ CÓ khả năng bị Oxy hÓa CÓ
trOng nguồn nướC sinh hOạt nÓi Chung nhưng Chúng kháC nhau Về ý nghĩa:
- BOD Chỉ thể hiện lượng Chất hữu Cơ dễ phân hủy sinh họC nghĩa là CáC Chất hữu
Cơ CÓ thể Oxy hÓa nhờ Vai trò Của Vi sinh Vật.
- COD thể hiện tOàn bộ CáC Chất hữu Cơ CÓ thể bị Oxy hÓa bằng táC nhân hÓa họC.
Bởi Vì COD biểu thị Cả lượng CáC Chất hữu Cơ khÔng thể bị Oxy hÓa bằng Vi sinh
Vật dO đÓ CÓ giá trị CaO hơn BOD. ChO nên tỷ số giữa COD Và BOD (COD/BOD) > 1.
Tỷ số giữa COD Và BOD (COD/BOD) Càng CaO nếu trOng nguồn nướC CÓ CáC Chất độC
ứC Chế Vi sinh Vật. Khi đÓ giá trị BOD đO đượC sẽ rất thấp hOặC bằng khÔng nhưng
giá trị COD lại rất CaO, dO đÓ khÔng thể từ COD tính ra BOD hOặC ngượC lại. Chỉ khi
nàO thành phần Của một nguồn nướC tự nhiên hOặC nướC thải khÔng Chứa Chất độC
Và ổn định ta mới CÓ thể xáC định qua thựC nghiệm đượC một hệ số Chuyển đổi từ
COD thành BOD hOặC ngượC lại...
Bảng 2.10: Trị số COD và BOD trung bình
trong nước thải công nghiệp ở nước Anh
Ngành công nghiệp COD (mg/l) BOD (mg/l) COD/BOD
HÓa Chất 1.500 580 2,58
ThựC phẩm 3.970 2.242,2 1,77
Dệt 1.303 592 2,20
Giấy 991 588 1,69
Bột giặt 5.790 2.640 2,19
HÓa dầu 3.844 1.745 2,20
CaO su 388 119 2,59
g. Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy
CáC hợp Chất hữu Cơ khÓ phân hủy gồm CáC lOại sau:
- Hợp Chất phenOl: CÓ nguồn gốC từ nướC thải CÔng nghiệp, bột giấy, lọC dầu.
LOại Chất này gây độC Với sinh Vật nướC.
104 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Hợp Chất bảO Vệ thựC Vật: CÓ nguồn gốC từ CáC lOại thuốC bảO Vệ thựC Vật,
thuốC diệt Cỏ, thuốC trừ sâu, thuốC tăng trưởng…
- Chất tẩy rửa: làm giảm sứC Căng bề mặt nướC, tạO nhũ tương, huyền phù, khi
Vượt quá tiêu Chuẩn ChO phép thì làm Ô nhiễm mÔi trường nướC.
h. Các hợp chất Nitơ
Quá trình phân hủy CáC Chất hữu Cơ tạO ra amOniaC, nitrit, nitrat trOng tự nhiên,
trOng CáC Chất thải, trOng CáC nguồn phân bÓn mà COn người trựC tiếp hay gián
tiếp đưa VàO nguồn nướC. DO đÓ, CáC hợp Chất này thường đượC xem là những Chất
Chỉ thị dùng để nhận biết mứC độ nhiễm bẩn Của nguồn nướC.
Tùy theO mứC độ CÓ mặt Của từng lOại hợp Chất nitơ mà ta CÓ thể biết mứC độ
Và thời gian nguồn nướC bị Ô nhiễm.
Khi nướC mới bị Ô nhiễm dO phân bÓn hay nướC thải, trOng nguồn gây Ô nhiễm
Chủ yếu là NH4 (nướC nguy hiểm). TrOng nướC bề mặt tự nhiên Của Vùng khÔng Ô
nhiễm, amOniaC Chỉ CÓ ở nồng độ Vết (dưới 0,05 mg/l). TrOng nguồn nướC CÓ độ pH
+
aCid hOặC trung tính, amOniaC tồn tại ở dạng iOn amOniaC (NH 4 ); nguồn nướC CÓ
pH kiềm thì amOniaC tồn tại Chủ yếu ở dạng khí NH3.

NướC Chứa Chủ yếu NO2- thì nguồn nướC đã bị Ô nhiễm một thời gian dài hơn
(nướC ít nguy hiểm hơn).

NướC Chứa Chủ yếu là NO3- thì quá trình Oxy hÓa đã kết thúC (nướC ít nguy
hiểm). Nitrat là sản phẩm Cuối Cùng Của sự phân huỷ CáC Chất Chứa nitơ CÓ trOng
Chất thải Của người Và động Vật. TrOng nướC tự nhiên CÓ nồng độ nitrat thường <5
mg/l. Ở Vùng bị Ô nhiễm dO Chất thải, phân bÓn, nồng độ nitrat CaO là mÔi trường
dinh dưỡng tốt ChO phát triển tảO, rOng, gây ảnh hưởng đến Chất lượng nướC sinh
hOạt Và thuỷ sản. Nếu dùng nướC uống CÓ hàm lượng nitrat CaO CÓ thể ảnh hưởng
đến máu, thường gây bệnh xanh xaO ở trẻ em Và CÓ thể dẫn đến tử VOng.
i. Các hợp chất photpho
TrOng nướC tự nhiên CáC hợp Chất thường gặp nhất là phOtphat, khi nguồn nướC
bị nhiễm bẩn bởi ráC Và hợp Chất hữu Cơ trOng quá trình phân hủy, giải phÓng iOn
PO43- CÓ thể tồn tại dưới dạng H2PO4-, HPO42-, PO43-.

IOn PhOtphat PO43- khÔng thuộC lOại độC hại đối Với COn người nhưng sự tồn tại
Của Chất này Với hàm lượng CaO trOng nướC sẽ gây Cản trở ChO quá trình xử lý, đặC
biệt là hOạt động Của CáC bể lắng.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
105

PhOsphat là Chất dinh dưỡng ChO sự phát triển rOng tảO. Nồng độ phOsphat
trOng nguồn nướC khÔng bị Ô nhiễm thường <0,01 mg/l. Nguồn phOsphat đưa VàO
mÔi trường là phân người, phân súC Vật Và nướC thải một số ngành CÔng nghiệp sản
xuất phân lân, CÔng nghiệp thựC phẩm Và trOng nướC Chảy từ đồng ruộng.
PhOsphat khÔng thuộC lOại độC hại đối Với người.

Đối Với những nguồn nướC CÓ hàm lượng Chất hữu Cơ CaO, nitrat, phOtphat CaO, CáC
bÔng Cặn tạO thành đám nổi trên mặt nướC, nhất là lúC trời nắng trOng ngày.

j. Clorua (Cl-)

ClOrua làm ChO nướC CÓ Vị mặn, iOn này thâm nhập VàO nướC qua sự hòa tan
CáC muối khOáng hay bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn CáC tầng Chứa nướC
dưới đất hay ở CáC đOạn sÔng gần biển. ViệC dùng nướC CÓ hàm lượng ClOrua CaO CÓ
thể gây ra CáC bệnh Về thận ChO COn người. NgOài ra nướC CÓ Chứa nhiều ClOrua CÓ
tính xâm thựC đối Với bêtÔng.

k. Xyanua

Xyanua (CN-) đi VàO trOng nướC, khÔng khí Và đất là kết quả Của những quá
trình tự nhiên Và hOạt động CÔng nghiệp Của COn người. Phần lớn lượng xyanua CÓ
trOng nướC Và đất xuất phát từ những quá trình CÔng nghiệp. Nguồn thải Chính Của
xyanua VàO trOng nướC là nguồn thải từ quá trình khai tháC mỏ, CÔng nghiệp hOá Chất
hữu Cơ, những CÔng ViệC liên quan đến sắt Và thép; đặC biệt trOng CÔng nghiệp
luyện thép,

Tiếp xúC Với một lượng lớn xyanua CÓ thể gây tổn thương ChO nãO Và tim mạCh,
nếu tiếp xúC ở liều lượng thấp CÓ thể gây những hậu quả như khÓ thở, đau tim, nÔn
mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. Chỉ Cần 50 – 200 mg xyanua
hOặC hít phải 0,2 % khí xyanua CÓ thể giết Chết ngay lập tứC một người trưởng
thành.

l. Các ion sắt và mangan

Sắt tồn tại trOng nướC dưới dạng sắt (II) hOặC sắt (III).

NướC ngầm, sắt thường tồn tại dưới dạng sắt (II) hOà tan Của CáC muối biCaCbOnat,
sunfat, ClOrua, đÔi khi dưới dạng keO Của axit humiC hOặC keO siliC. Khi tiếp xúC
Với Oxy hOặC CáC Chất Oxy hOá, sắt (II) bị Oxy hOá thành sắt (III) Và kết tủa bÔng
Cặn Fe(OH)3 CÓ màu nâu đỏ. NướC dưới đất thường CÓ hàm lượng sắt CaO, đÔi khi
lên tới 30 mg/L hOặC CÓ thể Còn CaO hơn nữa.

NướC mặt Chứa sắt (III) ở dạng keO hữu Cơ hOặC Cặn huyền phù, thường CÓ
106 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
hàm lượng khÔng CaO Và CÓ thể khử sắt kết hợp Với CÔng nghệ khử đụC.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
107

ViệC tiến hành khử sắt Chủ yếu đối Với CáC nguồn nướC ngầm. Khi trOng nướC CÓ
hàm lượng sắt > 0,5 mg/L, nướC CÓ mùi tanh khÓ Chịu, làm Vàng quần áO khi giặt,
làm hư hỏng sản phẩm Của ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp Và làm giảm tiết diện
Vận Chuyển nướC Của đường ống.
Mangan thường đượC gặp trOng nướC nguồn ở dạng mangan (II), nhưng Với hàm
lượng nhỏ hơn sắt rất nhiều. Tuy Vậy Với hàm lượng mangan > 0,05 mg/L đã gây ra
CáC táC hại ChO ViệC sử dụng Và Vận Chuyển nướC như sắt. CÔng nghệ khử mangan
thường kết hợp Với khử sắt trOng nướC.
m. Các chất khí hòa tan (mg/L)
CáC Chất khí hOà tan như O2, CO2, H2S trOng nướC thiên nhiên daO động rất lớn.

Khí H2S là sản phẩm Của quá trình phân huỷ CáC Chất hữu Cơ, phân ráC. Khi
trOng nướC CÓ H2S làm nướC CÓ mùi trứng thối khÓ Chịu Và ăn mòn kim lOại.

Khí O2 hOà tan trOng nướC phụ thuộC VàO nhiệt độ, áp suất, đặC tính Của nguồn
nướC. CáC nguồn nướC mặt thường CÓ hàm lượng Oxy hOà tan CaO dO CÓ bề mặt
thOáng tiếp xúC trựC tiếp Với khÔng khí. NướC dưới đất CÓ hàm lượng Oxy hOà tan
rất thấp hOặC khÔng CÓ, dO CáC phản ứng Oxy hOá khử xảy ra trOng lòng đất đã
tiêu haO hết Oxy.
Khí CO2 hOà tan đÓng Vai trò quyết định trOng sự ổn định Của nướC thiên nhiên.
TrOng kỹ thuật xử lý nướC, sự ổn định Của nướC CÓ Vai trò rất quan trọng. ViệC đánh
giá độ ổn định trOng sự ổn định nướC đượC thựC hiện bằng CáCh xáC định hàm lượng
CO2 Cân bằng Và CO2 tự dO. Lượng CO2 Cân bằng là lượng CO2 đúng bằng lượng iOn
HCO -3 Cùng tồn tại trOng nướC. Nếu trOng nướC CÓ lượng CO2hOà tan Vượt quá lượng
CO2 Cân bằng, thì nướC mất ổn định Và sẽ gây ăn mòn bêtÔng.

2.3.3.3 Các thông số sinh học


TrOng nguồn nướC thiên nhiên CÓ rất nhiều lOại Vi trùng, siêu Vi trùng, rOng rêu
Và CáC lOài thủy Vi sinh kháC. Tùy theO tính Chất Và số lượng mà CáC lOại Vi sinh
này CÓ thể CÓ lợi hOặC CÓ hại ChO COn người.
Tổ ChứC y tế thế giới tạm thời Chọn nhÓm COlifOrm để làm Vi khuẩn Chỉ thị mứC
độ Ô nhiễm Của nguồn nướC. Vi khuẩn nhÓm COlifOrm (Coliform, Fecal coliform,
Fecal Streptococci, Escherichia Coli …) CÓ mặt trOng ruột nOn Và phân Của động Vật
máu nÓng, trOng phân người, động Vật Và Cả mÔi trường đất, nướC, rau quả. Qua
COn đường tiêu hOá mà Chúng xâm nhập VàO mÔi trường Và phát triển mạnh nếu
CÓ điều
108 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

kiện nhiệt độ thuận lợi. TrOng Chất thải Của COn người Và động Vật CÓ sự tồn tại
Của Vi khuẩn E. Coli. Số lượng E. Coli Càng nhiều thì nướC Càng bẩn Và ngượC lại. Sự
hiện diện Của E. Coli trOng nướC, trOng thựC phẩm... là dấu hiệu Của sự nhiễm phân.
CáC Vi khuẩn xâm nhập tế bàO biểu mÔ ống tiêu hÓa nhân lên ở đÓ sinh ra là một
lOại độC tố đường ruột (EnterOtOxin). ĐộC tố đường ruột là một trOng những nguyên
nhân Chính gây bệnh tiêu Chảy trẻ em ở CáC nướC đang phát triển, gây tiêu Chảy thể
tả ở trẻ em Và người lớn (thường là kháCh du lịCh) trOng những Vùng CÓ ít nhiều lưu
hành dịCh tả.

2.3.3.4 Chỉ số chất lượng nước (WQI: Water Quality Index)


Những báO CáO đánh giá Chất lượng nướC truyền thống thường baO gồm CáC
tÓm tắt thống kê phứC tạp theO thành phần Chất lượng nướC Cũng như theO nguồn
nướC. Dạng thÔng tin như Vậy Chỉ CÓ giá trị đối Với CáC Chuyên gia Về Chất lượng
nướC, nhưng CÓ thể khÔng CÓ ý nghĩa đối Với người dân, CáC nhà quản lý hay CáC
nhà làm luật, những người Cần CáC thÔng tin ngắn gọn, súC tíCh Về nguồn nướC. DO
Vậy, người ta đã sử dụng Chỉ số Chất lượng nướC (Water Quality Index-WQI) trOng
CÔng táC đánh giá Chất lượng nướC. WQI là là một phương tiện CÓ khả năng tập hợp
một lượng lớn CáC số liệu, thÔng tin Về Chất lượng nướC, đơn giản hÓa CáC số liệu
Chất lượng nướC, để Cung Cấp thÔng tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng ChO CáC Cơ
quan quản lý tài nguyên nướC, mÔi trường Và CÔng Chúng...
Chỉ số chất lượng nước (WQI) là một Chỉ số đượC tính tOán từ CáC thÔng số
quan trắC Chất lượng nướC, dùng để mÔ tả định lượng Về Chất lượng nướC Và khả
năng sử dụng nguồn nướC đÓ; đượC biểu diễn qua 1 thang điểm. (TheO quyết định
số 879/QĐ-TCMT- Luật BảO Vệ MÔi Trường)
Chỉ số Chất lượng nướC đượC tính theO thang điểm (khOảng giá trị WQI) tương
ứng Với biểu tượng Và CáC màu sắC để đánh giá Chất lượng nướC đáp ứng ChO nhu
Cầu sử dụng, Cụ thể như sau:
Bảng 2.11: Thang điểm đánh giá VN WQI

Khoảng giá trị WQI Chất lượng nước Màu sắc Mã màu RBG
91 - 100 Rất tốt Xanh nướC biển 51;51;255
76 - 90 Tốt Xanh lá Cây 0;228;0
51 - 75 Trung bình Vàng 255;255;0
26 - 50 Xấu Da Cam 255;126;0
10 - 25 Kém Đỏ 255;0;0
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
109

< 10 Ô nhiễm rất nặng Nâu 126;0;35


Mục đích của việc sử dụng WQI
- Đánh giá nhanh Chất lượng nướC mặt lụC địa một CáCh tổng quát;
- CÓ thể sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân Vùng Chất lượng
nướC;
- Cung Cấp thÔng tin mÔi trường ChO Cộng đồng một CáCh đơn giản, dễ hiểu, trựC
quan;
- Nâng CaO nhận thứC Về mÔi trường.
Cách tính Chỉ số chất lượng nước
Chỉ số Chất lượng nướC WQI đượC tính tOán trên 05 nhÓm thÔng số, baO gồm CáC
thÔng số sau đây:
- NhÓm I : thÔng số pH
- NhÓm II (nhÓm thÔng số thuốC bảO Vệ thựC Vật): baO gồm CáC thÔng số Aldrin,
BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE), HeptaChlOr &
HeptaChlOrepOxide.
- NhÓm III (nhÓm thÔng số kim lOại nặng): baO gồm CáC thÔng số As, Cd, Pb,
Cr6+, Cu, Zn, Hg.
- NhÓm IV (nhÓm thÔng số hữu Cơ Và dinh dưỡng): baO gồm CáC thÔng số DO,
BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4
- NhÓm V (nhÓm thÔng số Vi sinh): baO gồm CáC thÔng số COlifOrm, E.COli.
Bảng 2.12: Các mức VN_WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng

Khoảng Chất lượng


Phù hợp với mục đích sử dụng
giá trị WQI nước
91 - 100 Rất tốt Sử dụng tốt ChO mụC đíCh Cấp nướC sinh hOạt
Sử dụng ChO mụC đíCh Cấp nướC sinh hOạt nhưng
76 - 90 Tốt
Cần CáC biện pháp xử lý phù hợp
Sử dụng ChO mụC đíCh tưới tiêu Và CáC mụC đíCh
51 - 75 Trung bình
tương đương kháC
Sử dụng ChO giaO thÔng thủy Và CáC mụC đíCh
26 - 50 Kém
tương đương kháC
NướC Ô nhiễm nặng, Cần CáC biện pháp xử lý
10 - 25 Ô nhiễm nặng
trOng tương lai
110 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

< 10 Ô nhiễm rất nặng NướC nhiễm độC, Cần CÓ biện pháp khắC phụC, xử lý

Hình 2.9: Ví dụ về chỉ số WQI của lưu vực


Sông Mã - Sông Hồng - Sông Nhuệ - Sông Đáy - Sông Cầu

2.3.4 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng môi trường

2.3.4.1 Các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng


1. Quy chuẩn kỹ thuật
Quy Chuẩn kỹ thuật là quy định Về mứC giới hạn Của đặC tính kỹ thuật Và yêu
Cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hOá, dịCh Vụ, quá trình, mÔi trường Và CáC đối
tượng kháC trOng hOạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảO an tOàn, Vệ
sinh, sứC khOẻ COn người; bảO Vệ động Vật, thựC Vật, mÔi trường; bảO Vệ lợi íCh
Và an ninh quốC gia, quyền lợi người tiêu dùng Và CáC yêu Cầu thiết yếu kháC.
Quy Chuẩn kỹ thuật quy định mứC giới hạn Của đặC tính kỹ thuật Và yêu Cầu
quản lý. Quy Chuẩn kỹ thuật giới hạn phạm Vi liên quan đến an tOàn, sứC khOẻ, mÔi
trường, quyền lợi người tiêu dùng, an ninh Và lợi íCh quốC gia.
Quy Chuẩn kỹ thuật quốC gia (QCVN) dO CáC Bộ quản lý Chuyên ngành tổ ChứC
xây dựng, ban hành để áp dụng ChO CáC lĩnh VựC đượC phân CÔng quản lý sau khi
tham khảO ý kiến Của Bộ KhOa họC Và CÔng nghệ.
2. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
111

Tiêu Chuẩn quốC gia là quy định Về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hOá, dịCh Vụ, quá trình, mÔi trường Và
CáC đối tượng kháC trOng hOạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng CaO Chất lượng Và
hiệu quả Của CáC đối tượng này.
Tiêu Chuẩn quốC gia dO một tổ ChứC CÔng bố dưới dạng Văn bản để tự nguyện áp
dụng. Tiêu Chuẩn (TCVN) dO Bộ KhOa họC Và CÔng nghệ CÔng bố. Viện Tiêu Chuẩn
Chất lượng Việt Nam giữ bản quyền TCVN.
TCVN baO gồm tiêu Chuẩn Cơ bản, tiêu Chuẩn thuật ngữ, tiêu Chuẩn yêu Cầu kỹ
thuật, tiêu Chuẩn phương pháp thử Và lấy mẫu, tiêu Chuẩn ghi nhãn, baO gÓi, Vận
Chuyển Và bảO quản; thuộC CáC lĩnh VựC như Cơ khí, luyện kim, giaO thÔng Vận tải,
xây dựng, hÓa Chất, dầu khí, khOáng sản, nÔng nghiệp, thựC phẩm, hàng tiêu dùng,
mÔi trường, an tOàn, điện, điện tử, CÔng nghệ thÔng tin...

2.3.4.2 Các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mứC giới hạn Của CáC thÔng số Về Chất lượng
mÔi trường xung quanh, hàm lượng Của CáC Chất gây Ô nhiễm CÓ trOng Chất thải,
CáC yêu Cầu kỹ thuật Và quản lý đượC Cơ quan nhà nướC CÓ thẩm quyền ban hành
dưới dạng Văn bản bắt buộC áp dụng để bảO Vệ mÔi trường.

TheO Điều 113- Luật BVMT 2014, hệ thống quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường baO
gồm:

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh gồm:

a. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường đối Với đất;

b. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường đối Với nướC mặt Và nướC dưới đất;

C. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường đối Với nướC biển;

d. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường đối Với khÔng khí;

e. đ) NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường đối Với âm thanh, ánh sáng, bứC xạ;

f. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường đối Với tiếng ồn, độ rung.

2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải gồm:

a. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật Về nướC thải CÔng nghiệp, dịCh Vụ, nướC thải từ Chăn
nuÔi, nuÔi trồng thủy sản, nướC thải sinh hOạt, phương tiện giaO thÔng Và hOạt
động kháC;

b. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật Về khí thải Của CáC nguồn di động Và Cố định;
112 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

C. NhÓm quy Chuẩn kỹ thuật Về Chất thải nguy hại.

3. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác.

Tiêu chuẩn môi trường là mứC giới hạn Của CáC thÔng số Về Chất lượng mÔi
trường xung quanh, hàm lượng Của CáC Chất gây Ô nhiễm CÓ trOng Chất thải, CáC
yêu Cầu kỹ thuật Và quản lý đượC CáC Cơ quan nhà nướC Và CáC tổ ChứC CÔng bố
dưới dạng Văn bản tự nguyện áp dụng để bảO Vệ mÔi trường.

Tiêu Chuẩn mÔi trường gồm (Điều 119-Luật BVMT 2014.)

1. Tiêu Chuẩn mÔi trường gồm tiêu Chuẩn Chất lượng mÔi trường xung quanh,
tiêu Chuẩn Về Chất thải Và CáC tiêu Chuẩn mÔi trường kháC.
2. TOàn bộ hOặC một phần tiêu Chuẩn mÔi trường trở thành bắt buộC áp dụng khi
đượC Viện dẫn trOng Văn bản quy phạm pháp luật, quy Chuẩn kỹ thuật mÔi trường.
3. Tiêu Chuẩn Cơ sở áp dụng trOng phạm Vi quản lý Của tổ ChứC CÔng bố tiêu
Chuẩn.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (đã ban hành và còn
hiệu lực)
 Về chất lượng nước:
1. QCVN 08:2008/BTNMT - QC kỹ thuật QG Về Chất lượng nướC mặt;
2. QCVN 09:2008/BTNMT - QCKTQG Về Chất lượng nướC ngầm;
3. QCVN 10:2008/BTNMT - QCKTQG Về Chất lượng nướC biển Ven bờ;
4. QCVN 11:2008/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải CÔng nghiệp Chế biến thủy sản;
5. QCVN 12:2008/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải CÔng nghiệp giấy Và bột giấy;
6. QCVN 13:2008/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải CÔng nghiệp dệt may;
7. QCVN 14:2008/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải sinh hOạt;
8. QCVN 15:2008/BTNMT - QCKTQG Về dư lượng hÓa Chất bảO Vệ thựC Vật trOng đất.
 Về chất lượng trầm tích:
- QCVN 43:2017/BTNMT- QC kỹ thuật quốC gia Về Chất lượng trầm tíCh.
Quy chuẩn thải là CáC giới hạn ChO phép Về hàm lượng đối Với CáC Chất gây Ô
nhiễm CÓ trOng nướC thải, khí thải, Chất thải rắn thải ra mÔi trường. Quy Chuẩn thải
liên quan trựC tiếp Với quy Chuẩn Chất lượng mÔi trường xung quanh, nơi tiếp nhận
nguồn thải Và CÓ mụC đíCh bảO Vệ mÔi trường nơi tiếp nhận nguồn thải khÔng bị Ô
nhiễm.
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
113

Tiêu chuẩn thải: Là lượng thải tối đa ChO phép từ nguồn. Một số tiêu Chuẩn thải
như tốC độ thải (kg/h), hàm lượng thải (phần triệu nhu Cầu Ôxy sinh họC-hOặC BOD
trOng nướC), tổng lượng thải, lượng Chất thải trên mỗi đơn Vị đầu ra (CO2/kwh),
lượng Chất thải ChO mỗi đơn Vị đầu VàO (lượng sulphur/tấn than), tỷlệ phần trăm
Chất gây Ô nhiễm đượC lOại bỏ (60 % Chất thải đượC lOại bỏ trướC khi thải). Đối Với
tiêu Chuẩn thải, mứC độ khắt khe, linh hOạt trOng quá trình ra quyết định Với Chủ
thể gây Ô nhiễm CaO hơn. Như Vậy, tiêu Chuẩn thải là quy định giới hạn mang tính
pháp lý Về lượng Chất thải tối đa mà một dOanh nghiệp đượC phép thải VàO mÔi
trường. Nếu dOanh nghiệp nàO thải quá giới hạn ChO phép sẽ bị phạt hành Chính
hOặC truy Cứu tráCh nhiệm hình sự tuỳ theO mứC độ Vi phạm. Tiêu Chuẩn thải Chỉ
quy định mứC thải đối Với tất Cả CáC Chủ thể gây Ô nhiễm nhưng khÔng quy định
CÔng nghệ đượC sử dụng để đạt đượC mứC Chuẩn đÓ.
Quy Chuẩn Việt Nam (QCVN) Về nướC thải qui định Chi tiết giá trị giới hạn CáC
thÔng số Và nồng độ Của CáC Chất Ô nhiễm trOng nướC thải theO tải lượng Và lưu lượng
Của nướC. TrOng tiêu Chuẩn này, nướC thải CÔng nghiệp đượC hiểu là CáC lOại dung
dịCh thải hOặC nướC thải dO qua trình sản xuất, Chế biến, kinh dOanh... Của CáC
lOại hình CÔng nghiệp thải ra.
CáC quy Chuẩn Về nướC thải trOng Bộ quy Chuẩn mÔi trường Việt Nam - QCVN.
1. QCVN 29:2010/BTNMT- QCKTQG Về nướC thải Của khO Và Cửa hàng xăng dầu
2. QCVN 28:2010/BTNMT- QCKTQG Về nướC thải y tế
3. QCVN 09:2008/BTNMT- QCKTQG Về Chất lượng nướC ngầm
4. QCVN 10:2008/BTNMT- QCKTQG Về Chất lượng nướC biển Ven bờ
5. QCVN 14:2008/BTNMT- QCKTQG Về nướC thải sinh hOạt
6. QCVN 38:2011/BTNMT- QCKTQG Về Chất lượng nướC mặt bảO Vệ đời sống thủy
sinh
7. QCVN 39:2011/BTNMT QCKTQG Về Chất lượng nướC dùng ChO tưới tiêu
QCVN riêng cho một số ngành CN:
1. QCVN 62-MT:2016/BTNMT- QCKTQG Về nướC thải Chăn nuÔi CÓ hiệu lựC thi hành
từ ngày 15/06/2016
2. QCVN 11-MT:2015/BTNMT-QCKTQG Về nướC thải CN Chế biến thuỷ sản (thay thế
QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015)
114 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3. QCVN 01-MT:2015/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải sơ Chế CaO su thiên nhiên


(thay thế QCVN 01:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
4. QCVN 12-MT:2015/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải CN giấy Và bột giấy (thay thế
QCVN 12:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
5. QCVN 13-MT:2015/BTNMT - QCKTQG Về nướC thải CN dệt nhuộm (thay thế QCVN
13:2008/BTNMT từ ngày 01/06/2015)
6. QCVN 40:2011/BTNMT- QCKTQG Về nướC thải CN (thay thế TCVN 5945:2005)

2.4 CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM NƯỚC VÀ


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

2.4.1 Quá trình tự làm sạch của nguồn nước


CáC aO hồ, sÔng suối luÔn bị làm bẩn Với CáC mứC độ kháC nhau dO ráC Và nướC
thải Của COn người. ViệC tự làm sạCh CáC nguồn nướC này CÓ một ý nghĩa rất tO
lớn. Nhờ CáC quá trình này, CáC Chất bẩn thường xuyên đượC lOại khỏi mÔi trường
nướC. Khả năng tự làm sạCh tứC là khả năng mà VựC nướC đÓ khi bị Ô nhiễm trOng
một giới hạn nhất định thì sau một thời gian lại phụC hồi đượC như trạng thái trướC
lúC Ô nhiễm. Khả năng này kháC nhau tùy từng lOại VựC nướC, ở sÔng thì lớn hơn ở
hồ dO yếu tố Cơ bản để quá trình tự làm sạCh CÓ thể xảy ra là CÓ đủ Oxy hòa tan,
đủ sự đối lưu Cũng như sự pha lOãng CáC Chất.

Hình 2.10: Diễn biến quá trình tự làm sạch của nguồn nước
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
115

Ở Chỗ nướC thải đổ ra, nướC Còn đụC, CÓ rất nhiều ráC Cặn bẩn Của thứC ăn, thường
tụ tập nhiều lOài Cá kháC nhau. Chúng sẽ nhặt nhạnh CáC mẩu thứC ăn lớn Và ráC
thải. CáC động Vật bậC thấp mà trướC hết là CáC ấu trùng Của CÔn trùng, giun Và
nguyên sinh động Vật CÓ Vai trò lớn hơn một Chút, Chúng CÓ thể sử dụng CáC hạt
nhỏ Và CựC nhỏ Của thứC ăn. SOng Vi khuẩn Và nắm giữ Vai trò quyết định hơn Cả.
Chúng CÓ thể sử dụng CáC hợp Chất hữu Cơ tồn tại ở thể rắn Cũng như hOà tan
trOng dung dịCh nướC, Và phân giải Chúng đến muối VÔ Cơ, CO2 Và H2O trOng những
trường hợp thuận lợi nhất Của mÔi trường.

ThÔng thường, Chất đạm, đường Và tinh bột đượC phân giải nhanh nhất. CáC Chất
như xơ, mỡ, sáp bị phân giải Chậm hơn nhiều, Và sự phân giải xảy ra khÔng hOàn
tOàn. DO Vậy quần thể Vi sinh Vật Cũng thay đổi tuỳ theO tiến độ Của sự tự làm sạCh
Và Chất Chiếm ưu thế hiện diện trOng thành phần nướC thải.
Tuy nhiên, quá trình tự làm sạCh nguồn nướC một CáCh tự nhiên nÓi trên Chỉ xảy
ra ở những địa điểm mà thành phần Và khối lượng CáC Chất Ô nhiễm Còn phù hợp
Với khả năng tự làm sạCh Của CáC thuỷ VựC. ThựC tế hiện nay, CáC thuỷ VựC đã Và
đang phải Chứa quá nhiều nướC thải Và ráC thải sO Với khả năng tự làm sạCh Của
nÓ, ngay Cả ở những điều kiện mÔi trường thuận lợi nhất.

2.4.2 Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước và bảo vệ môi
trường nước

2.4.2.1 Điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn


NướC trOng tự nhiên rất đa dạng Về thành phần hÓa họC, Về sự phân bố CáC Chất
hữu Cơ, Chất VÔ Cơ Và Vi sinh Vật. ĐặC điểm này Cùng Với CáC yếu tố khí hậu thủy
Văn tạO nên sự hình thành hệ thống thủy sinh Vật đặC trưng ChO CáC Vùng sinh thái.
Dưới táC động Của COn người, thành phần Và tính Chất Của nướC thiên nhiên CÓ thể
bị thay đổi, dẫn đến sự mất Cân bằng sinh thái.
Để đảm bảO Chất lượng nướC theO yêu Cầu sử dụng, người ta Chia nguồn nướC
theO 2 nhÓm sử dụng Chính:
- Nguồn nướC lOại A: phụC Vụ ChO mụC đíCh làm nguồn Cung Cấp nướC ăn uống
Và sinh hOạt
- Nguồn nướC lOại B: phụC Vụ ChO CáC mụC đíCh sản xuất hOặC Vui Chơi giải trí
116 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Sau khi tiếp nhận nướC thải, tại một điểm nhất định nàO đÓ, Chất lượng nướC phải
đáp ứng yêu Cầu Về tiêu Chuẩn sử dụng. Điểm này thường ở phía trướC điểm lấy
nướC sử dụng Với một khOảng CáCh an tOàn gọi là khOảng CáCh ly Vệ sinh. Điểm
này đượC gọi là điểm kiểm tra Chất lượng nướC nguồn.
Trên nguyên tắC nồng độ giới hạn ChO phép Của CáC Chất Ô nhiễm trOng nướC
thải trướC khi xả ra nguồn phải đáp ứng hai điều kiện, baO gồm 1) nướC thải sau khi
pha lOãng, xáO trộn Và làm sạCh trOng nguồn nướC, tính đến điểm kiểm tra thì
khÔng đượC làm ChO nướC nguồn CÓ nồng độ Chất Ô nhiễm Vượt quá giá trị quy định
theO mụC đíCh sử dụng Và 2) nướC thải sau khi xả ra nguồn khÔng đượC làm Ô nhiễm
thủy VựC hạ lưu miệng xả. Để bảO Vệ nguồn nướC hiệu quả, tất Cả CáC tính tOán
kiểm tra CáC Chỉ tiêu mÔi trường Của nguồn nướC phải đượC thựC hiện trOng điều kiện
xáO trộn nướC thải Với nướC nguồn là yếu nhất. TrOng trường hợp này, khi Chất lượng
nướC nguồn đảm bảO thì trOng CáC trường hợp kháC, Với mứC độ tự làm sạCh CaO hơn,
Chất lượng nướC ChắC Chắn sẽ đảm bảO yêu Cầu sử dụng. Để Chất lượng nướC tại
điểm sử dụng đảm bảO yêu Cầu, ViệC xả nướC thải ra nguồn Cần đượC kiểm sOát
Chặt Chẽ, đồng thời phải CÓ CáC biện pháp tăng Cường tự làm sạCh nguồn nướC. Sơ
đồ hình tổng hợp CáC biện pháp CÓ thể áp dụng đồng thời để bảO Vệ nguồn nướC.

2.4.2.2 Xử lý nước thải


Xử lý nướC thải (XLNT) là một trOng những ViệC Cần phải làm đầu tiên để bảO Vệ
nguồn nướC. Bản Chất Của XLNT là lOại bỏ hay hạn Chế những thành phần gây Ô
nhiễm CÓ trOng nướC thải, để khi thải ra sÔng, hồ, nướC thải Chỉ làm nhiễm bẩn
nguồn nướC ở mứC thấp nhất.
DO nướC đượC sử dụng VàO nhiều mụC đíCh kháC nhau, nên yêu Cầu Về Chất
lượng, mứC độ Và biện pháp xử lý Cũng kháC nhau. ThÔng thường, nướC thải đượC
xử lý theO 3 mứC độ sau:
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
117

CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

HẠN CHẾ XẢ THẢI VÀO SÔNG HỒ: TĂNG CƯỜNG TỰ LÀM SẠCH:
Áp dụng CÔng nghệ sạCh Và sạCh hơn trOng XáO
sản xuất
trộn tại Cống xả thải
Xử lý nướC thải Pha lOãng nướC thải bằng nướC sạCh hay ít Ô
Tuần hOàn Và tái sử dụng nướC thải (đã xửLàm
lý) giàu Oxy ChO nguồn nướC
Quy hOạCh Cống xả hợp lý NuÔi trồng thủy sinh
118 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Xử lý sơ bộ (xử lý bậC I)
- Xử lý sinh họC (xử lý bậC II)
- Xử lý triệt để (xử lý bậC III)
TheO bản Chất quá trình làm sạCh, người ta Chia ra CáC phương pháp xử lý Cơ
họC, hÓa họC, sinh họC… DO nướC thải Chứa nhiều tạp Chất khÔng hòa tan Và nhiều
lOại Vi sinh Vật gây bệnh, nên nướC thải Cần phải đượC táCh Cặn Và khử trùng trướC
khi xả VàO nguồn. CáC mứC độ XLNT đượC nêu trOng hình dưới đây.
Xử lý sơ bộ nướC thải: áp dụng CáC phương pháp Cơ họC để lOại bỏ CáC Chất rắn
Cỡ lớn như ráC, Cát, sỉ, bùn, Cặn… Đây là mứC độ bắt buộC đối Với tất Cả CáC dây
Chuyền CÔng nghệ XLNT. Hàm lượng Cặn lơ lửng trOng nướC thải sau xử lý giai đOạn
này phải nhỏ hơn 150 mg/L trướC khi qua bướC xử lý sinh họC tiếp theO.
Xử lý sinh họC: bướC này Chủ yếu là xử lý CáC Chất hữu Cơ dễ phân hủy để khi xả
nướC thải ra nguồn thì khÔng gây thiếu hụt Oxy hòa tan trOng nướC.
Xử lý triệt để: lOại bỏ CáC hợp Chất Của Nitơ Và PhOsphO trOng nướC thải, nhằm
giảm bớt sự phú dưỡng hÓa nguồn nướC mặt.

Hình 2.11: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt


tiêu biểu được áp dụng hiện nay
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
119

Xử lý bùn Cặn trOng nướC thải: CáC Chất khÔng tan trOng nướC thải như ráC, Cặn
lắng, dầu mỡ… đượC giữ lại trOng CáC bể lắng đợt một CÓ lượng Chất hữu Cơ lớn, kết
hợp Với bùn (sinh khối Vi sinh Vật dư) trOng CáC bể lắng đợt hai, đượC xử lý theO
CáC bướC táCh nướC sơ bộ rồi phân hủy trOng CáC điều kiện kỵ khí hOặC hiếu khí Và
làm khÔ. Bùn Cặn sau khi đã xử lý theO CáCh này CÓ thể đượC sử dụng làm phân
bÓn.

2.4.2.3 Tuần hoàn và tái sử dụng nước thải sau xử lý


Đây là quá trình dùng lại nướC thải sau khi xử lý. CáC lOại nướC thải quy ướC sạCh
thường đượC xử lý sơ bộ, sau đÓ dùng lại trOng hệ thống Cấp nướC tuần hOàn. NướC
Cấp đượC bổ sung thêm VàO phần nướC haO hụt trOng quá trình sản xuất Và để giảm
lượng muối hòa tan dO bay hơi nướC trOng quá trình làm nguội Và giải nhiệt.

Hình 2.12: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống cấp nước tuần hoàn


Q: lượng nướC sử dụng; Qth: lượng nướC tuần hOàn; Qbs: lượng nướC Cấp bổ
sung; Qs: lượng nướC tham gia VàO sản phẩm; Qm: lượng nướC mất mát;
Qh: lượng nướC ở dạng hơi ngưng tụ; Qt: lượng nướC thải xả ra nguồn

2.4.2.4 Tăng cường quá trình tự làm sạch của nước


CÓ thể COi nguồn nướC là CÔng trình xử lý nướC thải kế tiếp trOng điều kiện tự
nhiên. NÓ đảm bảO ChO Chu trình nướC diễn ra ổn định trên tOàn Cầu. Nhưng dO
yêu Cầu sử dụng nướC ngày Càng tăng, lượng nướC thải xả VàO sÔng hồ Cũng ngày
Càng lớn. Vì thế,
120 BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

ngOài ViệC hạn Chế xả thải ra nguồn, Cũng Cần Chú ý tới biện pháp tăng Cường khả
năng tự làm sạCh Của nướC. Một số biện pháp thường đượC áp dụng baO gồm:
- Dùng CáC Cống xả CÓ miệng xả phân tán Với mụC đíCh tăng Cường pha lOãng
nướC thải Với nướC nguồn bằng khuyếCh tán rối, hạn Chế Cặn tíCh tụ tại đầu ống
xả. Khả năng pha lOãng nướC thải trOng dòng Chảy lúC này đượC tăng lên rõ rệt.
- Tăng Cường pha lOãng nướC thải Với nướC sÔng hồ bằng CáCh bổ sung nướC sạCh từ
CáC nguồn kháC đượC lấy từ hồ Chứa, từ sÔng kháC hay từ hạ lưu sÔng, nơi Chất
lượng nướC đã đượC phụC hồi. ViệC bổ sung nướC sạCh ChO dòng Chảy nhiễm bẩn CÓ
táC dụng pha lOãng, gÓp phần thau rửa sÔng hồ, Cung Cấp thêm Oxy để Chuyển
hÓa Chất bẩn.
- Cung Cấp (làm giàu) Oxy ChO nguồn nướC mặt bị nhiễm bẩn CÓ nhiều mụC đíCh:
 Giảm sự phân tầng nhiệt độ, giảm tầng kỵ khí trOng nướC
 Làm bay hơi CáC Chất bẩn dễ bay hơi trOng nướC như CáC aCid hữu Cơ, phenOl…
 Tăng Cường khả năng quang hợp Của thựC Vật nướC, nhất là thựC Vật tầng sâu
 Tăng Cường quá trình phân hủy CáC Chất hữu Cơ trOng nướC (giảm BOD).
 Tăng Cường quá trình diệt CáC Vi sinh Vật gây bệnh

2.4.3 Sử dụng hợp lý nguồn nước


DO nhu Cầu dùng nướC ngày Càng tăng mà nguồn nướC sạCh trên Trái Đất bị áp
lựC từ hai hướng: sử dụng ChO CáC hOạt động kinh tế, xã hội Của COn người, dùng
để pha lOãng Và làm sạCh nướC thải trOng CáC thủy VựC. Vì Vậy Cần CÓ Chiến lượC Và
biện pháp sử dụng hợp lý nguồn nướC dự trữ. ĐÓ Chính là sự điều hòa khối lượng Và
Chất lượng nướC tiêu thụ giữa CáC thành phần dùng nướC một CáCh tối ưu.
- Sử dụng nướC thải sinh hOạt Và nướC thải một số ngành CÔng nghiệp trOng trồng
trọt Và Chăn nuÔi
CÓ thể thựC hiện tiết kiệm nướC bằng CáCh Cải tiến hệ thống tưới nướC, làm giảm
mứC tiêu thụ nướC tính trên một đơn Vị sinh khối thựC Vật Và động Vật thu hOạCh.
- Xây dựng CáC hồ Và bể Chứa nướC
ViệC xây dưng CáC hồ Và bể Chứa gÓp phần điều Chỉnh dòng Chảy Của sÔng,
phân bố lại lượng nướC trOng khÔng gian Và thời gian, điều Chỉnh lũ, Cung Cấp nướC
tưới ruộng, nuÔi Cá Và sinh hOạt Của COn người. Hồ Chứa nướC gÓp phần Cải tạO
khí hậu khu VựC, là nơi nuÔi Cá, du liCh Và giaO thÔng thủy. Tuy Vậy, hồ Chứa Cũng
CÓ những
BÀI 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
121

ảnh hưởng khÔng mOng muốn như làm ngập nhiều Vùng đất đai nÔng nghiệp màu
mỡ, làm xÓi lở Và nhiễm mặn trở lại CáC Vùng Cửa sÔng, giảm lượng phù sa Chuyển
Về đồng bằng, tăng tần xuất Và Cường độ động đất…
- BảO Vệ trữ lượng nướC trOng quá trình khai tháC
ViệC bảO Vệ tài nguyên nướC phải bắt đầu ngay từ khi đưa nướC VàO trạm Cấp
nướC hay ở bất Cứ nơi nàO Cần đến CáC quy trình kỹ thuật để giải quyết Vấn đề tiêu
thụ nướC hợp lý, làm saO để khÔng Còn nướC thải bẩn xả VàO sÔng hồ Và CáC
nguồn nướC mặt kháC.

CÂU HỎI
Câu 1: Vai trò Của nướC trOng CuộC sống
Câu 2: ĐặC điểm Của tài nguyên nướC trên Thế giới
Câu 3: Nêu những điểm đặC trưng nhất Của tài nguyên nướC Việt Nam
Câu 4: Thế nàO là nướC bị Ô nhiễm? Nêu những nguyên nhân CÓ thể khiến nướC bị Ô
nhiễm
Câu 5: Những Chỉ tiêu Cơ bản nàO dùng để đánh giá nguồn nướC bị Ô nhiễm là gì?
Câu 6: Quá trình tự làm sạCh Của nướC là gì?
Câu 7: CáC biện pháp đã Và đang đượC áp dụng để bảO Vệ nguồn nướC Của Chúng ta
là gì?
116 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô


NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Sau khi họC xOng bài này, sinh Viên Cần nắm Vững:
- Những khái niệm cơ bản về đất;
- Tài nguyên đất trên thế giới và tại Việt Nam;
- Các loại suy thoái, ô nhiễm và tác nhân;
- Biện pháp ngăn ngừa, cải tạo đất suy thoái, ô nhiễm.

3.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẤT


Đất ở Chung quanh ta, đất ở khắp mọi nơi trên hành tinh này, ngay Cả dưới Chân
ta Cũng CÓ đất. Đất đã từng nuÔi sống ta tự baO đời. NÓ gắn bÓ Với ta từ lúC mới sinh
ChO tới khi nhắm mắt Cũng nằm Cùng Với đất. Nhưng để hiểu tường tận Về đất thì đã
mấy ai hiểu hết.

3.1.1 Định nghĩa


“Đất là Vật thể thiên nhiên Cấu tạO lâu đời dO kết quả Của quá trình hOạt động
tổng hợp Của 5 yếu tố hình thành gồm: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh Vật Và thời
gian” (ĐaCutraep, 1879).
Đây là định nghĩa đầu tiên khá hOàn Chỉnh nhất Về đất. CáC lOại đá Cấu tạO nên
Vỏ quả đất dưới táC động Của khí hậu, sinh Vật Và địa hình, trải qua thời gian nhất
định dần dần bị phá hủy, Vụn nát rồi sinh ra đất. Sau này, nhiều nhà khOa họC ChO
rằng Cần bổ sung thêm một yếu tố kháC đặC biệt quan trọng là Vai trò COn người.
Chính COn người khi táC động VàO đất đã làm thay đổi khá nhiều tính Chất Của đất đÔi
khi Còn tạO hẳn một lOại đất mới Chưa từng CÓ trOng tự nhiên Ví dụ đất trồng lúa nướC.
Trên quan điểm sinh thái họC Và mÔi trường thì Winkle (1968) đã xem xét như
một Vật thể sống Vì trOng nÓ CÓ Chứa nhiều sinh Vật như Vi khuẩn, nấm, tảO, thựC
Vật, động Vật... Vì Vậy, đất đai Cũng tuân thủ những quy luật sống đÓ là phát sinh,
phát
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
117

triển, thOái hÓa, già Cỗi. Vì Vậy, tuỳ thuộC VàO thái độ Của COn người đối Với đất mà
đất CÓ thể trở thành phì nhiêu hơn, ChO năng suất Cây trồng CaO hơn..., đồng thời
ngượC lại Cũng sẽ làm ChO đất thOái hÓa, bạC màu, đưa đến năng suất Cây trồng
giảm thấp hOặC khÔng Còn khả năng Canh táC nữa, ...
CáC nhà sinh thái họC Còn ChO rằng: Đất là “Vật mang” (Carier) Của tất Cả hệ
sinh thái tồn tại trên trái đất. Như Vậy, đất luÔn mang trên mình nÓ CáC hệ sinh thái
Và CáC hệ sinh thái này Chỉ bền Vững khi “Vật mang” bền Vững... COn người táC
động VàO đất Cũng Chính là táC động VàO tất Cả hệ sinh thái mà đất đã “mang” trên
mình nÓ.
Một Vật mang CÓ tính Chất đặC thù độC đáO Của độ phì nhiêu nên đất là Cơ sở
Cần thiết, Vững ChắC giúp ChO CáC hệ sinh thái tồn tại Và phát triển. Vì Vậy, xét
ChO Cùng thì CuộC sống Của COn người Cũng phụ thuộC VàO tính Chất độC đáO này Của
đất.

3.1.2 Thành phần của đất


Đất Chứa khÔng khí, nướC, Chất rắn. Chất rắn là thành phần Chính Chiếm 50%
khối lượng đất Và đượC Chia ra làm 2 lOại: CáC Chất VÔ Cơ (95%) CáC Chất hữu Cơ
(5%).
A. Các chất vô cơ là thành phần Chủ yếu Của đất, tỷ lệ phần trăm sO Với khối lượng
khÔ kiệt Của đất thường Chiếm là 97 – 98%.
Bốn nguyên tố đầu là: O, Si, Al, Fe đã Chiếm tới 93% khối lượng đất.
Năm nguyên tố Cuối Cùng là H, C, S, P, N rất Cần ChO Cây trồng nhưng trOng đá
Chỉ CÓ 0,5% Còn trOng đất thì tỷ lệ Của Chúng lại CaO hơn. Ví dụ: C trOng đất CaO
hơn trOng đá 20 lần Và N CaO hơn 10 lần. Chính Vì Vây mà đất nuÔi sống đượC Cây
trồng.
B. Các chất hữu cơ Của đất Chỉ Chiếm CÓ Vài phần trăm khối lượng đất nhưng lại là
bộ phận quan trọng nhất Của đất. Nguồn gốC CáC Chất hữu Cơ Của đất là dO xáC CáC
lOài sinh Vật sống trOng đất tạO nên. TrOng CáC lOại này, Cây xanh CÓ một sinh khối
lớn nhất, Chúng lấy thứC ăn từ trOng nướC Và đất. Nhờ CO 2 trOng khí quyển Và
năng lượng mặt trời Chúng tạO ra Chất hữu Cơ. Ngay khi đang sống Chúng Cũng
đã trả lại ChO đất Cành, lá, quả rụng, rễ Chết. CáC Chất hữu Cơ này sẽ biến đổi
dưới táC dụng Của khÔng khí, nướC, nhiệt độ, Vi sinh Vật theO 2 quá trình: quá
trình khoáng hóa và quá trình mùn hóa.
- Quá trình khoáng hóa là quá trình phá hủy các chất hữu cơ để chúng biến thành
những hợp chất vô cơ đơn giản như các loại muối khoáng H2O, CO2, NO3-, SO42-...
118 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- Quá trình mùn hóa là quá trình tổng hợp các chất kể cả vô cơ và hữu cơ để hình
thành một hợp chất cao phân tử màu đen gọi là mùn.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
119

CáC Chất hữu Cơ nÓi Chung Và mùn nÓi riêng CÓ ảnh hưởng tới đất Và Cây trồng:
Mùn Chứa nhiều Chất dinh dưỡng đặC biệt là Nitơ rất Cần thiết ChO Cây trồng, mùn
CÓ táC dụng kíCh thíCh ChO Cây trồng. Đây là điểm kháC hẳn giữa CáC Chất hữu Cơ,
Chất mùn Với phân hÓa họC.
Mùn làm ChO đất tơi xốp CÓ Cấu trúC giữ ẩm Và giữ phân, dO đÓ Cần tìm nhiều
biện pháp để nâng CaO lượng mùn Của đất.
Bảng 3.1: Hàm lượng trung bình các nguyên tố hóa học trong đất và đá
(% trọng lượng – theo Vinogracop – 1950)

Nguyên tố Đá Đất


O 47,2 49,0
Si 27,6 33,0
Al 8,8 7,13
Fe 5,1 3,80
Ca 3,6 1,37
Na 2,64 0,63
K 2,60 1,36
Mg 2,10 0,60
Ti 0,60 0,46
H 0,15
CaCbOn 0,10
S (Lưu huỳnh) 0,09 2,0
P (PhOsphOriC) 0,08 0,08
Nitơ 0,01 0,1

3.1.3 Một số chu trình chủ yếu trong môi trường đất

3.1.3.1 Chu trình carbon


CarbOn CÓ nhiều trOng thiên nhiên Và đa dạng. Hàm lượng CarbOn trOng Vỏ trái
đất là 2.3 x 10–2 % Về khối lượng. CarbOn là hợp phần Chủ yếu Của thế giới thựC Vật
Và động Vật. Tất Cả những nguyên liệu nằm dưới đất như dầu mỏ, khí đốt, than bùn,
đá phiến Cháy đều đượC Cấu tạO trên Cơ sở CarbOn nhất là than đá giàu CarbOn.
Phần lớn CarbOn tập trung trOng CáC khOáng Vật như đá VÔi CaCO3 Và đOlOmit
CaMa(CO3)2 đều là những muối CÓ kim lOại kiềm thổ Với aCid CarbOniC H2CO3.

CarbOn là một trOng những nguyên tố quan trọng nhất đối Với sự sống: Sự sống ở
hành tinh Chúng ta dựa trên Cơ sở CarbOn. Chu trình CarbOn từ khí quyển đi vào
120 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

thực vật, từ thực vật đi vào động vật, từ động vật đi vào các môi trường
thành phần đất, nước, không khí (PrOCOfiep. M.A).
Sự tíCh lũy Của CarbOn trOng Vỏ trái đất CÓ liên quan tới sự tíCh lũy Của nhiều
nguyên tố kháC kết tủa ở dạng CarbOnat khÔng tan V.V... Khí CO 2 Và aCid H2CO3 CÓ
một Vai trò địa hÓa họC quan trọng ở trOng Vỏ trái đất. HOạt động Của núi lửa giải
phÓng một lượng khổng lồ CO2, trOng lịCh sử Của trái đất đây là nguồn CarbOn Chủ
yếu ChO sinh quyển.

Số lượng hợp Chất VÔ Cơ Của CarbOn rất ít sO Với số lượng hợp Chất hữu Cơ...
Nguồn CarbOn CÓ thể từ khí CO2 Và CO2 hòa tan trOng nướC để tạO thành H2CO3.
ThựC Vật lấy CaCbOn này để quang hợp tạO ra CarbOn ở dạng PrOtit. CarbOn lại Chuyển
dạng sang Cơ thể động Vật Và người. Mặt kháC, sinh Vật hÔ hấp thải khí CO 2 VàO
khÔng khí Của đất Và khí quyển. NgOài ra, khi động thựC Vật Chết đi, nhờ hOạt động
Của Vi sinh Vật phân giải Chất hữu Cơ sẽ tạO ra CáC dạng CarbOn trOng hợp Chất
bán phân giải, CáC hợp Chất trung gian, hợp Chất mùn Và CarbOn hữu Cơ khÔng
đạm Và Cuối Cùng tạO ra CO2 Và H2O.
TrOng Chu trình tuần hOàn tự nhiên CarbOn CÓ Chu trình kín nhưng Cũng CÓ Chu
trình khÔng kín. Ví dụ: ThựC Vật Và động Vật Chết đi (Chủ yếu là thựC Vật) trOng
điều kiện yếm khí, độ ẩm mÔi trường đất CaO (hOặC ngập nướC) CÓ thể khÔng bị
phân giải hOàn tOàn thành CO2 Và H2O mà trở thành Chất hữu Cơ bán phân giải dạng
mùn thÔ Và than bùn tạO nên đầm lầy than bùn. Chu trình CarbOn bị ngưng một thời
gian ChO đến khi nàO bị đốt Cháy hOàn tOàn hay đủ Oxy Và Vi khuẩn để khOáng hÓa
thành CO2. TrOng mÔi trường đất ngập nướC thường xuyên thì sự tíCh đọng CáC
động Vật Chứa Ca Cũng lại tạO ra CaCO3 làm Chu trình khÔng kín. Chu trình hÓa than
đá Cũng Cậy, Chờ ChO đến khi Chúng bị đốt Cháy CarbOn mới trở Về Chu trình kín.

3.1.3.2 Chu trình nitơ (N)


Tên Latinh Của nitơ là NitrOgenium – khối lượng nguyên tử 14,0067.
Nitơ là khí khÔng màu, khÔng mùi, khÔng Vị. NÓ là một trOng những nguyên tố
phổ biến nhất Và là thành phần Chủ yếu Của khí quyển trái đất (4 x 1015 tấn).
Tên Của nitơ là Azốt CÓ nguồn gốC Hy Lạp dO nhà hÓa họC Pháp A. LaVOisier đưa
ra Cuối thế kỷ 18.
Azốt có nghĩa là không duy trì sự sống. A CÓ nghĩa là phủ định Của ZOe nghĩa
là sự sống. Chính A. LaVOisier đã ChO là như Vậy. CáC nhà khOa họC Cùng thời Với
Ông
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
121

Cũng ChO là như Vậy. TrOng đÓ, nhà hÓa họC kiêm thầy thuốC người SCOtland tên là D.
RutherfOrd đã táCh đượC nitơ từ khÔng khí sớm hơn sO Với CáC nhà khOa họC kháC.

Hình 3.1: Sấm sét - Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên


ThựC Chất Của nitơ – theO Chữ Azốt CÓ phải đúng Với nghĩa Của nÓ khÔng? Quả thật
kháC Với Oxy, nitơ khÔng duy trì sự hÔ hấp Và sự Cháy, nhưng COn người khÔng thể
thở thường xuyên bằng Oxy nguyên Chất. Ngay đối Với những người bệnh Cũng Chỉ
ChO thở Oxy nguyên Chất trOng thời gian ngắn mà thÔi. Trên tất Cả CáC trạm quỹ
đạO Của Liên XÔ (Cũ), trên CáC COn tàu Vũ trụ “Liên Hợp” Và “Phương ĐÔng” CáC
nhà du hành thở khÔng khí khí quyển quen thuộC Chứa gần 4/5 nitơ. Tất nhiên, nitơ
khÔng đơn thuần là Chất pha lOãng trung tính đối Với Oxy. Chính hỗn hợp nitơ Với
Oxy là thíCh hợp nhất ChO sự hÔ hấp Của đa số dân Cư trên hành tinh Chúng ta.
Gọi nitơ là nguyên tố khÔng duy trì sự sống liệu CÓ đúng khÔng? Khi bÓn CáC
phân VÔ Cơ, người ta đã bổ sung Chất gì ChO thựC Vật? TrướC hết là những hợp Chất
nitơ, kali Và phốtphO. Nitơ CÓ trOng VÔ số CáC hợp Chất hữu Cơ, trOng đÓ CÓ những
Chất quan trọng đối Với đời sống như prOtein Và aCid amin. Tính trơ tương đối Của
nitơ là hết sứC CÓ íCh ChO COn người. Giả sử nitơ dễ tham gia phản ứng hÓa họC
hơn thì khí quyển trái đất sẽ khÔng thể tồn tại ở dạng như hiện nay Của nÓ. Một Chất
Oxi hÓa mạnh như Oxy sẽ phản ứng Với nitơ tạO nên CáC Oxit CÓ tính độC hại Của
nitơ. Nhưng nếu nitơ thựC sự là khí trơ – như heli Chẳng hạn – thì lúC bấy giờ CáC
ngành sản xuất hÓa họC Cũng như CáC Vi sinh Vật Vạn năng sẽ khÔng thể liên kết
nitơ khí quyển Và thỏa mãn nhu Cầu nitơ liên kết ChO mọi sinh Vật, sẽ khÔng CÓ
amOniaC, aCid nitriC Cần thiết để sản xuất nhiều Chất, quan trọng nhất sẽ khÔng CÓ
phân bÓn. Sẽ không có cả
122 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

sự sống trên trái đất vì nitơ có mặt trong thành phần mọi cơ thể. Nitơ chiếm gần 3%
khối lượng cơ thể con người.

TrOng mÔi trường đất, nitơ Chuyển hÓa theO CáC Chu trình sau đây:

a. Không khí: Khí quyển Chứa 78% là nitơ, nÓ Cung Cấp nitơ qua sấm Chớp trOng
mưa dÔng. Ở Việt Nam ta CÓ Câu”:

“Lúa chiêm đứng nép đầu bờ


Nghe vang tiếng sấm mở cờ mà
lên”

Mưa dÔng ngOài táC dụng đem lại một lượng mưa đáng kể, nÓ Còn CÓ táC dụng
đặC hiệu tạO thành CáC lOại muối nitơ thiên nhiên rơi theO nướC mưa xuống đất.
TrOng một Cơn dÔng nhiệt CÓ từ Vài ngàn lần đến hàng Vạn lần phÓng điện. Khi
phÓng điện thì khÔng khí bị nung nÓng lên hàng Vạn độ, tạO ra CáC Chất nitơ (thành
phần khí Chiếm 78% trOng khÔng khí). Oxy Và hydrO trOng khÔng khí kết hợp Với
nhau tạO thành nitrat (NO3) Và amOniaC (NH3) đÓ là những lOại phân bÓn rất tốt
ChO Cây trồng.

N2 + O2  2NO (quá trình quang hOá)

2NO + O2  2NO2

2NO2 + H2O  HNO3 + HNO2

Ở miền Nam nướC ta, hàng năm nhận đượC 30 – 100kg/ha (phâm đạm nguyên
Chất) từ mưa dÔng.
CÓ thể nÓi, Nam Bộ là một trOng những nơi CÓ số ngày mưa dÔng nhiều nhất
nướC, từ 120 – 140 ngày/năm. Số ngày mưa dÔng Và thời gian mưa ở một số Vùng:
Đồng bằng BắC Bộ Và Vùng núi phía bắC 100 ngày (từ tháng 2 đến tháng 11).
Tây Nguyên 60 ngày (tháng 2 – 11).
Trung Trung Bộ 45 ngày (tháng 3 – 10)
BắC Trung Bộ 95 ngày (tháng 3 – 10)
Nam Trung Bộ 40 ngày (tháng 1 – 11).
b. Con đường quang hợp
Tất Cả CáC sinh Vật trên hành tinh Chúng ta Chia thành giới thựC Vật Và giới động
Vật, sự kháC nhau giữa Chúng là ở Chỗ Chúng thu năng lượng Cần thiết để duy trì sự
sống bằng CáC CáCh kháC nhau.
- Để thu năng lượng, động Vật dùng CáC phản ứng phát nhiệt (quá trình xảy ra kèm
theO tỏa nhiệt) dO Oxy hÓa CáC Chất hữu Cơ bằng Oxy.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
123

- ThựC Vật Và Chỉ CÓ thựC Vật mới CÓ khả năng hấp thụ trựC tiếp năng lượng Của
CáC daO động điện từ, trướC hết là Của ánh sáng mặt trời. Nhờ năng lượng này
mà Chúng CÓ thể Chuyển hÓa CáC Chất VÔ Cơ, đặC biệt là nướC Và khí CarbOniC
thành CáC Chất hữu Cơ như Hydrat CarbOn. Quá trình quang hÓa này dO
ClOrOphin (Chất màu Của lá Và CáC bộ phận kháC CÓ màu xanh lá Cây Của thựC
Vật) thÔng qua hấp thu năng lượng ánh sáng, Chuyển nÓ thành năng lượng Của
liên kết hÓa họC Của CáC Chất hữu Cơ gọi là sự quang hợp.
Cuối thế kỉ 19, nhà tự nhiên họC người Nga K. A. Timiriadep đã Chỉ ra Vai trò rất
tO lớn Của ClOrOphin trOng quá trình xuất hiện Và phát triển sự sống trên trái đất.
Chẳng hạn: Khi Chúng ta thu hOạCh đượC 40 tạ lúa mạCh từ 1 heCta thì Cây lúa
mạCh trên Cánh đồng đÓ trOng mùa hè đã đồng hÓa 20 tấn khí CO 2 Và 7,3 tấn nướC
Và thải ra bầu khí quyền bên ngOài 13 tấn Oxy, khi đÓ đã sử dụng từ 2  20% năng
lượng Của ánh sáng mặt trời Chiếu xuống diện tíCh nÓi trên, đồng thời thựC Vật Cũng
Chuyển CáC hợp Chất Của nitơ, phốtphO Và CáC hợp Chất khOáng kháC thành dạng mà
COn người CÓ thể đồng hÓa đượC nghĩa là đã tổng hợp nên CáC aCid amin, CáC bazơ
Chứa nitơ, CáC este phOsphat Và tất Cả CáC Chất mà thiếu Chúng COn người Và CáC
động Vật khÔng thể tồn tại đượC.
Quang hợp là một quá trình hÓa họC phứC tạp, nhiều giai đOạn mà ngOài
ClOrOphin Còn CÓ nhiều Chất VÔ Cơ Và hữu Cơ kháC tham gia phản ứng.

Hàng năm, thựC Vật Cung Cấp ChO mÔi trường xung quanh 145 tỷ tấn Oxy, tíCh
lũy đượC trên 100 tỷ tấn CáC Chất hữu Cơ Và dự trữ gần 3 x 1020 (J).

Đối Với mÔi trường đất thì COn đường thứ 2 để nitơ đi VàO mÔi trường đất là
quang hợp Cây xanh để tạO ra prOtein, sau đÓ động Vật Và người lấy nitơ Của thựC
Vật để tạO ra nitơ ChO mình. Thế rồi, sau khi thựC Vật Và động Vật Chết đi lại trả lại
nitơ ChO mÔi trường đất. Quá trình phân giải nitơ để tạO ra nitơ đơn giản thÔng qua
Vi sinh Vật háO khí azOtObazteria Và Vi sinh Vật yếm khí ClOsdium để tạO ra NH3.

Bản thân Vi sinh Vật, động Vật, thựC Vật trOng đất Chết đi Cũng Cung Cấp nitơ
prOtein ChO mÔi trường đất.

c. Nguồn từ các vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần

Người ta tính riêng xáC Vi sinh Vật hOạt động trOng mÔi trường đất đã Cung Cấp
ChO Chu trình 25kg/ha.năm.

Nguồn thứ 3 là CáC Vi khuẩn Cộng sinh trOng nốt sần Cây họ đậu nhờ CÓ Chất
xúC táC đặC hiệu MO, CáC Vi khuẩn RhizObium Cố định nitơ khí trời thành nitơ trOng
Cơ thể
124 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

thựC Vật, sau khi CáC nốt sần bị già thì nitơ đượC phÓng thíCh ra mÔi trường đất,
lượng nitơ này CÓ thể lên đến 150 – 400kg/ha.năm Với Cây TrifOlium (Cỏ ba lá).
NgOài RhizObium CáC Vi khuẩn kháC Cũng CÓ thể Cộng sinh Với Cây thuộC họ Cà phê
tạO đốm màu đen. CáC xạ khuẩn Cũng CÓ khả năng Cố định nitơ. TrOng họ
RhizObium CÓ CáC Vi sinh Vật R. JapOniCum, R. TrOphili,... trOng Cây Chủ đậu nành,
đinh hương, hành tỏi, Cỏ đinh lăng, đậu xanh,... CáC Vi khuẩn này Chuyển hÓa nitơ
theO dạng:

N2 + 8H+ + 6e–  2NH + 4 PrOtein thựC Vật

TrOng khÔng khí dưới đất TrOng nốt sần rễ thựC Vật

d. Trong môi trường đất, Cây khÓ hấp thụ nitơ qua dạng NO 2-, NO -3. Vì Vậy, Vẫn tồn
tại thường xuyên một quá trình amOn hÓa:
- - +
N  NO 2
 NO 3
 NH 4

3.1.3.3 Chu trình lưu huỳnh (S)


Lưu huỳnh (Tên Latinh là sulgur)
Lưu huỳnh là nguyên tố hÓa họC khá phổ biến ở hành tinh Chúng ta, nÓ Chiếm
4,7 x 10–2 % tổng khối lượng Vỏ trái đất. Người ta CÓ gặp lưu huỳnh tự sinh nhưng
phần lớn trữ lượng Của lưu huỳnh ở dạng những hợp Chất sulfua Và sulfat. Những hợp
Chất Chủ yếu trOng CáC hợp Chất đÓ là pirit FeS 2, sfalerit ZnS, ChanCOpirit FeCuS 2,
thạCh CaO CaSO4.2H2O.

Người ta giả định rằng phần lớn lưu huỳnh Của trái đất tập trung ở dạng sulfua
(muối Của aCid sulfuhidriC) khÔng phải ở Vỏ trái đất mà ở dưới sâu đến 1.200 – 3000
km. Người ta khai tháC lưu huỳnh tự sinh từ CáC mỏ nằm khÔng sâu lắm dưới đất.
TrOng mÔi trường đất lưu huỳnh CÓ mặt ở dạng SO 2 , SO 2 hay SO2. Chúng đượC
4 3

tạO thạnh dO núi lửa phun lên, là trầm tíCh Của biển Và CáC dạng mẫu Chất Chứa
pyrit (FeS2, FeS2n, FeS2n+1, CuFeS2) từ Chất thải Của sản xuất CÔng nghiệp, nÔng
nghiệp, giaO thÔng Vận tải..., bay VàO khÔng khí sau đÓ theO mưa thấm VàO đất.

Rễ thựC Vật hấp thụ S để tổng hợp CáC aCid amin Chứa lưu huỳnh như xistin,
methiOnin.
ThựC Vật tíCh lũy S VàO Cơ thể nÓ, đặC biệt là thựC Vật rừng ngập mặn Và thựC
Vật rừng Chịu mặn tíCh lũy rất CaO lưu huỳnh. Động Vật ăn thựC Vật tíCh lũy S Và
người ăn thựC Vật, động Vật lại tíCh lũy S. Sau khi Chết đi, động Vật, thựC Vật Và
người trả lại lưu huỳnh ChO đất...
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
125

Một phần kháC S biến thành SO2 bay ra khỏi mặt đất VàO khÔng khí theO dạng H2S
hay SO2.

Ngày nay, hOạt động CÔng nghiệp phát triển, COn người từ nguồn nướC thải CÔng
nghiệp Cung Cấp ChO đất từ 100  250kg/ha.năm.
TrOng mÔi trường đất CáC Chu trình phụ đượC thể hiện thÔng qua CáC quá trình
sulfat hÓa Và phản ứng sulfat hÓa nhất thiết phải CÓ sự tham gia Của Vi sinh Vật.
H2S + O2  2H2S + S2 + 125 KCalO
S2 + 3O2  2H2SO4 + 294 KCalO
FeS2 + 7O2  2FeSO4 + 2H2SO4 + Q.
Lưu huỳnh CÓ thể bị trÔi ra biển, ở đây Chúng đượC CáC sinh Vật hấp thụ hOặC
trầm tíCh lại để rồi thÔng qua hải sản Và thựC Vật Ven biển mà Chu trình S lại tiếp
tụC...

3.1.3.4 Chu trình phosphor (P)


PhOsphO (tên Latinh là PhOsphOre) đượC táC giả Bran (H.Brandt) ở HambOurg
tìm ra năm 1669 từ ViệC Chưng Cất bã rắn thu đượC khi CÔ Cạn nướC tiểu. Brandt
phát hiện sự phát quang màu lụC nhạt Của Chất lắng xuống trOng bình Cầu. ĐÓ
Chính là nguồn gốC Của phOsphOrus.
TrOng động Vật phOsphO CÓ trOng xương, Cơ bắp, mÔ nãO Và dây thần kinh.
TrOng Cơ thể người lớn CÓ gần 4,5 kg phOsphO. PhOsphO là nguyên tố khá phổ biến,
trOng tự nhiên Chiếm 9,3 x 10–2% khối lượng Vỏ trái đất. Những khOáng Vật quan
trọng nhất Của phOsphO là:

- PhOsphat Canxi Ca3(PO4)2.

- Apatit: FlOapatit 3Ca3(PO4)2 CaF2

- HidrOOapatit 3 Ca3(PO4)2 Ca(OH)2.

KhOáng Vật apatit đượC đặt tên như Vậy (chữ Hy Lạp Apate nghĩa là sự lừa
dối) là Vì màu Của nÓ luÔn thay đổi làm ChO người ta dễ nhận nhầm Với khOáng Vật
kháC. NÓ CÓ nhiều màu trắng, đỏ, nâu, tím, đen.
PhOsphO trắng CÓ hOạt tính CaO, rất độC, gây bỏng khÓ lành.

Khi đun nÓng đến 250 – 300 OC (trOng điều kiện khÔng CÓ khÔng khí) phOsphO
trắng biến thành phOsphO đỏ dùng để làm diêm, quẹt.
TrOng CáC lOại phân khOáng CÓ hợp Chất Của phOsphO. Phân lân rất Cần ChO
Cây lúa, Cây CÔng nghiệp Và Cây CÓ quả. Hàng năm lượng phOsphOriC khai tháC
trên thế giới hơn 100 triệu tấn nhưng Chưa đủ để ChO nÔng nghiệp...
126 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Phân lân khOáng Chất đầu tiên là supephOphat đơn gồm hỗn hợp Của
dihidrOphOphat Và Canxi sulfat Ca(H 2PO4)2CaSO4 đượC nhà HÓa họC người Anh Lauz
tìm ra năm 1839.
Hàm lượng phOsphO trOng phân bÓn đượC tính bằng phần trăm phOsphO (V) Oxit
P2O5. TrOng supephOphat đơn hàm lượng phOsphO khÔng lớn 14 – 20%.
SupephOsphat kép tạO nên khi ChO aCid phOtphOriC táC dụng Với Canxi phOtphat:
Ca(H2PO4)2 + 4H3PO4  3 Ca(H2PO4)2

Đây là lOại phân lân đậm đặC hơn nhiều. Hàm lượng phOsphO trOng đÓ CÓ từ 40
– 50% P2O5.

Những khOáng Vật Chứa phOsphO quan trọng đối Với ngành CÔng nghiệp phân
khOáng là hydrOxOapatit Và phOtphOriC đều là Canxi OrthOphOtphat CÓ lẫn nhiều
tạp Chất đÔi khi khÓ táCh ra. TrOng thành phần Của khOáng Vật Chứa phOsphO
thường có urani, liti, các đất hiếm và nhiều kim loại có giá trị khác.
TrOng những hợp Chất điều Chế nhân tạO Của phOsphO CÓ ý nghĩa đặC biệt quan
trọng là thiOphOt, ClOrOphOt Và những thuốC trừ sâu Cơ – phOtphO kháC. Những
Chất đÓ thường CÓ táC dụng baO Vây những enzim quan trọng đối Với sự sống.
TrOng nÔng nghiệp Và trOng kỹ thuật người ta dùng rộng rãi những lOại hợp Chất
hữu Cơ – phOtphO kháC nhau. Những hợp Chất đÓ dùng để Chiết CáC kim lOại CÓ giá trị,
để ổn định những Chất dẻO Và làm ChO Chất dẻO khÔng Cháy, để Chế một số dượC
phẩm. Người ta Còn dùng những Chất Cơ – phOtphO để làm Chất hÓa dẻO, Chất hOạt
động bề mặt, Chất xúC táC Của một số phản ứng hÓa họC. Phospho trắng rất độc
bởi Vậy người ta thường để nÓ dưới nướC hOặC đựng trOng bình kín bằng kim lOại...
TrOng mÔi trường đất phOsphO CÓ đượC CÓ thể từ xáC bã hữu Cơ Và Vật Chất khÔng
hữu Cơ. P từ trOng thựC Vật, từ trOng xương động Vật, người... Nguồn VÔ Cơ CÓ thể
từ CáC trầm tíCh Apatit, muối...
Một phần phOsphO bị giữ Chặt bởi CáC iOn Của Ca, Al, Fe tạO thành: CaPO4,
AlPO4, FePO4 trOng mÔi trường đất...

Một phần phOsphO đượC phân hủy tạO ra CáC HPO 3–2, H2PO3, PO4–3 đượC hấp thụ
VàO rễ thựC Vật Và Vi sinh Vật. Để rồi Chúng lại tạO ra CáC aCid amin Chứa P Và
enzim phOtphatase, Chuyển CáC liên kết CÓ năng lượng CaO thành năng lượng ChO Cơ
thể ATP
 ADP Và giải phÓng năng lượng... P tíCh lũy trOng hạt Và quả rất nhiều.

Khi động Vật ăn thựC Vật, P lại biến thành Chất liệu Của xương Của CáC liên kết,
Cơ bắp, mÔ nãO Và dây thần kinh...
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
127

Khi Chết đi động Vật, thựC Vật, Cũng như COn người biến P trOng Cơ thể thành P
trOng đất.
Một phần P đi VàO Chu trình nướC đại dương. Ở đây, Chúng làm thứC ăn ChO phù
du, Cá tÔm ăn phù du lại trả ChO người ăn Cá rồi Cùng khi Chết đi người ta trả lại
ChO P ChO đất.

Một phần nhỏ P trầm tíCh đáy biển, một phần nhỏ nhờ thựC Vật rừng ngập mặn
tiêu phụ P rồi trả lại ChO đất.
Hàng năm, COn người đã khai tháC hơn 100 triệu tấn phOsphOriC để làm phân
bÓn nhưng qua CáC Chu trình lớn hơn COn người Và động thựC Vật Chỉ trả lại ChO
đất CÓ
60.000 tấn. Rõ ràng lượng P trOng thiên nhiên bị Cạn kiệt biết Chừng nàO.

3.2 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT CHUA PHÈN VÀ ĐẤT KIỀM


Đất thuộC dạng Chua, phèn hay trung tính đặC trưng bởi nồng độ iOn [H+] hOặC

[OH–]. Khi pH: > 7,0 biểu hiện tính kiềm

= 7,0 trung tính.


< 7,0 Chua.

3.2.1 Định nghĩa đất phèn (Acid sulfat soils)


Đất phèn dùng để Chỉ tOàn bộ CáC Vật liệu Và đất mà kết quả Của CáC quá trình
hình thành đất đã, đang sản sinh ra một lượng aCid sulfuriC CÓ ảnh hưởng lâu dài
đến những đặC tính Chủ yếu Của đất.
Đất phèn là tên gọi Chung ChO những lOại đất CÓ Chứa hợp Chất Của S Vượt quá
mứC bình thường, đất CÓ phản ứng từ Chua đến rất Chua.

Hình 3.2: Hình ảnh về đất phèn ở Việt nam


128 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Việt Nam Chúng ta CÓ khOảng 2 triêu ha đất phèn. TrOng đÓ ĐBSCL Chiếm 86%,
sau đÓ là ĐNB rồi đến đồng bằng sÔng Hồng.

3.2.1.1 Nguyên nhân gây chua trong môi trường đất:


- DO đặC tính từng lOại đất:
 Đất phèn Chua.
 Đất bazan ít Chua.

 Đất nhiều CaCO3 khÔng Chua.

Ví dụ: Đất phèn chua bởi chứa nhiều acid sulfuric (H2SO4) do:

2S + 3O2 + 2H2O  H2SO4 + Q nhiệt lượng

- DO thựC Vật lấy dinh dưỡng K+, Ca2+, Mg2+, Na+ trOng mÔi trường đất Chỉ Còn lại
lại H+.

- DO mưa nhiều nên iOn kiềm Và kiềm thổ, OH– bị rửa trÔi Còn lại Al3+, Fe2+, H+.
- DO CáC Chất hữu Cơ bị phân giải trOng mÔi trường yếm khí tạO ra nhiều aCid hữu Cơ.
- DO tốC độ phân li Của aCid hữu Cơ, VÔ Cơ Và bazơ làm ChO mÔi trường đất tạO
ra nhiều hay ít H+ hOặC OH–.

- DO quá nhiều Al3+ Và Fe2+ trOng mÔi trường đất.


Độ Chua trOng mÔi trường đất thường Chia ra làm hai lOại là độ Chua trung tính
Và độ Chua tiềm tàng. TrOng Chua tiềm tàng lại Chia ra Chua traO đổi Và Chua thủy
phân.
- Độ Chua hOạt tính (độ Chua hiện pH H O ): TạO nên bởi lượng iOn H+ CÓ sẵn trOng
tại,
2
dung dịCh đất. Muốn đO độ Chua này người ta phải Chiết rút dung dịCh bằng nướC
Cất, tỷ lệ giữa đất Và nướC là 1: 1,25. Sử dụng máy pH meter để xáC pH H O .
định
2

MÔi trường đất Vùng nhiệt đới nÓi Chung là Việt Nam nÓi riêng (theO tiến sĩ Lê Huy
Bá) đều pH H O = 4,5 – 5,5 thậm Chí ở đất phèn pH H = 2 – 4,5, Còn phù sa sÔng
O
Chua
2 2
Hồng
pH H O = 7,0.
2

- Độ chua tiềm tàng: Trên bề mặt hạt keO đất thường CÓ thêm H +, Và Al3+ nếu ChO
táC dụng một muối VàO keO đất thì H + Và Al3+ sẽ bị giải phÓng VàO dung dịCh
đất. Nếu dùng muối kháC nhau để táC dụng VàO keO đất thì sẽ tạO ra độ Chua
traO đổi hOặC độ Chua thủy phân.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
129
 Độ chua trao đổi (pHKCl): Là độ Chua sinh ra trOng mÔi trường đất khi dùng
muối trung tính Ví dụ KCl, NaCl táC động VàO keO đất để giải phÓng VàO dung
130 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

dịCh đất thêm một lượng H+ Và Al3+. CáC CatiOn mới này Cùng Với CatiOn H+
Và Al3+ CÓ sẵn trOng dung dịCh đất sẽ tạO nên độ Chua traO đổi.

Độ chua thủy phân (pHCH3COONa): Là độ Chua sinh ra trOng mÔi trường đất khi
dùng một muối Của một aCid yếu Và bazơ mạnh. Ví dụ: NatriaCetat (mạnh hơn
muối trung tính) để đẩy gần hết CáC CatiOn H+ Và Al3+ trên bề mặt hạt keO
VàO dung dịCh đất. CáC CatiOn mới sinh ra Cùng Với CatiOn H + Và Al3+ CÓ sẵn
(hOạt tính) trOng dung dịCh đã tạO nên độ Chua rất lớn, nhiều lần hơn độ Chua
traO đổi Và độ Chua hOạt tính.

3.2.1.2 Những phản ứng kiềm trong đất


Nhờ CÓ OH- trOng dung dịCh nên tính kiềm trOng đất CaO pH > 7,0.
Phản ứng kiềm ở mÔi trường đất tại Việt Nam rất ít thấy.
Nguyên nhân mà mÔi trường đất tăng thêm OH- Vì:

- Chứa nhiều CatiOn K+ Và Na+ để khi kết hợp Với nướC thành KOH Và NaOH.

- Đất mặn Chứa nhiều muối Na+ dạng hấp thụ để tạO ra NaOH.

- Đất giàu CatiOn kiềm thổ Ca2+, Mg2+ ở những Vùng đất đá VÔi hOặC đất CÓ trầm
tíCh Vỏ sò, ...

3.2.2 Độc chất trong môi trường đất

3.2.2.1 Độc chất trong đất nói chung


TrOng mÔi trường đất một số độC Chất sau đây thường gặp khi xảy ra hiện tượng
ngộ độC ChO thựC Vật, đÓ là: H2S, CH4, N2, CuSO4, Pb, Hg Và CáC hợp Chất dầu
mỏ... NgOài ra, Còn một số Chất độC thuộC dạng độC Chất theO nồng độ Với hàm
lượng nhỏ, Chúng khÔng độC, thậm Chí CÓ khi Còn là dinh dưỡng ChO thựC Vật. Ví
dụ:

- Nitơ là dinh dưỡng Cần thiết ChO thựC Vật nhưng khi khi NH + Vượt qua giới hạn
1/500 là độC hOặC Zn là nguyên tố Vi lượng Cần thiết ChO quả Và hạt Của thựC
Vật nhưng khi Vượt quá 0,78% là độC.

- Ba+2 Vượt quá 1/5000 thì độC.

- Mg+2 Vượt quá 1/4000 thì độC.

- Nồng độ Fe+2, Mn+2, Al+3 khi Vượt quá 1/4000 đều độC ChO thựC Vật.

- Al+3 CÓ tính độC khi pH > 9.

- H2S rất độC khi pH < 5 (trOng ruộng lúa ngập nướC yếm khí lâu ngày).
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
131

- FeS bám quanh rễ làm rễ rụng mất lÔng hút, ChÓp rễ bị đen.

- TrOng đất Chua feralit trên CáC Vùng đồi núi Và trung du thì Al+3 gây độC.

- TrOng đất kiềm thì OH– lại là aniOn gây độC.


- Những aCid hữu Cơ hình thành trOng quá trình phân giải xáC bã động thựC Vật
trOng điều kiện yếm khí Cũng gây nên độC Và Chua ChO mÔi trường đất, Ví dụ:
CáC aCid laCtiC, limOniC, aCetiC...
- TrOng mÔi trường đất, những nguyên tố Vi lượng như: B, MO, Zn, Cu, CO, N đều
là những nguyên tố rất Cần thiết ChO hOạt động Và Cấu tạO Của sinh Vật, nhưng
khi Vượt quá giới hạn Vi lượng thì Chúng Cũng trở nên độC Chẳng hạn như đồng
(Cu) > 100 ppm, kẽm (Zn) > 0,78% rất độC ChO Cây trồng.

3.2.2.2 Độc chất trong đất phèn


TrOng đất phèn tồn tại một số độC tố Chủ yếu sau đây: Al3+, Fe2+, Fe3+, SO
4
2-
, Cl–,
2-
H+. Khi đất phèn CÓ pH thấp thì Al3+, Fe2+, SO4 mang theO một hOạt tính độC

rất lớn.

* Al3+ CÓ trOng đất phèn nồng độ 150 – 300 ppm. ĐÓ là CáC CatiOn độC nhất trOng
số CáC độC Chất. Al3+ làm kết tủa CáC keO sắt Và CáC Chất lơ lửng trOng nướC nên nướC
phèn Càng trOng, dO đÓ Càng nhiều Al 3+ Càng độC, người nÔng dân quen gọi nÓ là
“phèn lạnh”.
TrOng dung dịCh đất ở thựC địa:

Al3+ = 500 ppm gây độC ChO Cây lúa nhất là thời kì 3

lá. Al3+ = 800 ppm gây Chết.

Al3+  1000 ppm Cây lúa Chết rất nhanh – nhanh như khi bị nướC sÔi luộC Chín,
nhưng trOng dung dịCh dinh dưỡng (in VitrO) thì ngưỡng tới hạn Chịu độC này Chỉ CÓ
135 ppm.

Cây lúa ngộ độC Al3+ thì rễ khÔng bị đen nhưng mất hết lÔng hút, rễ ngắn nhất là
trọng lượng rễ bị ảnh hưởng lớn. TrOng đất Al CÓ thể ở dạng Al 2(SO4)3. TrOng dung
dịCh Al3+ đượC giải phÓng từ CáC lớp alumin siliCat khi pH thấp.

TrOng đất phèn hOạt tính thì Al3+ xuất hiện nhiều.

TrOng đất phèn tiềm tàng thì Al3+ Vẫn Chưa xuất hiện mà Chỉ xuất hiện ở dạng keO

đất. Khi pH giảm từ 6 – 2,95 thì Al3+ tăng rất CaO.

Nhưng khi pH < 2,95 thì Al3+ khÔng tăng nữa.

Khi pH > 6,0 thì Al3+ = 0


132 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

* Fe2+ trOng mÔi trường đất phèn thường xuất hiện trướC Al3+.
TrOng đất yếm khí Chúng CÓ thể ở dạng FeSO4 khÔng màu hay Fe(OH)2.

TrOng dung dịCh Fe2+ là CatiOn linh động CÓ thể kết hợp H2S – FeS bám VàO rễ
làm ngộ độC Cây.

Khi nồng độ Fe2+ > 600 bắt đầu CÓ ảnh hưởng đến

Cây. Khi nồng độ Fe2+ > 1000 ppm sẽ ngộ độC đến
Cây lúa.

Tuy nhiên Fe2+ dễ bị Oxy hÓa thành Fe3+ CÓ màu Vàng đỏ nâu, mà Fe3+ CÓ độ hòa
tan thấp nên ít ngộ độC.

Những đất màu Fe gọi là đất “phèn nóng”. Tuy khÔng độC bằng Al3+ nhưng Fe
lại gây độC ChO Cây nOn, bộ phận rễ bị đen, ChÓp rễ bị Vẹt...

* H+ là một CatiOn gây độC thÔng qua pH mÔi trường thấp Và làm ChO độ hòa
tan Chuyển hÓa dinh dưỡng kém.

* Fe3+ ít CÓ táC dụng độC hÓa tính mà Chủ yếu là sự bám dính Của nÓ quanh rễ
làm khả năng traO đổi Chất Của thựC Vật bị hạn Chế. Fe 3+ bám VàO da người rất khÓ
tẩy rửa.
Đối Với người Và động Vật nÓi Chung, sống trOng mÔi trường đất phèn dễ sinh
bệnh như: LãO hÓa Vì tắm giặt, ăn uống nhiễm quá nhiều Al 3+, Fe3+, pH thấp làm
ngăn trở lại hấp thụ Canxi dẫn đến thiếu Canxi. ĐộC Chất bám VàO da, làm bịt lỗ
Chân lÔng, làm giảm sự hÔ hấp Của ếCh nhái, làm nổ mắt Cá...

3.2.2.3 Chất độc trong đất mặn


DO điều kiện địa hình nên hầu hết hạ lưu CáC sÔng ngòi ở nướC ta đều Chịu ảnh
hưởng thủy triều, CÓ thể là nhật triều hOặC bán nhật triều khÔng đều. Tùy theO
Cường độ triều Và táC động Của nướC sÔng đổ Về làm ChO phạm Vi ảnh hưởng triều
Cũng như ranh giới mặn tiến sâu VàO đất liền CÓ lúC bị đẩy lùi ra Cửa biển. Vì Vậy,
hầu hết CáC Cánh đồng Ven Cửa sÔng bị ảnh hưởng triều luÔn luÔn Chịu ảnh hưởng
Của nướC mặn xâm nhập VàO dẫn đến sự giảm sút năng xuất Và sản lượng, đÔi khi
phải bỏ hOang hOặC thay đổi những Cơ Cấu Cây trồng kháC phù hợp Với mứC độ
Chịu mặn.
TrOng đất mặn CÓ hàm lượng muối NaCl, BaCl 2, Na2SO4, MgSO4 CaO gây ngộ độC
ChO thựC Vật những lOại khÔng Chịu mặn. Ví dụ đối Với những Cây khÔng Chịu mặn
thì khi BaCl2,
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
133

Na2SO4, MgSO4 đạt đến 0,5 – 1% là nhiều Cây khÔng sống đượC. MgSO 4 > 1% là
hầu hết đều Chết. Cây lúa khi độ mặn lớn hơn 1% sẽ kém phát triển, lớn hơn 4% lúa
sẽ Chết.
Chỉ CÓ những lOại Cây COn Chịu mặn mới sống đượC ở độ mặn lớn hơn 12%. TáC
hại Của mặn Chủ yếu là nồng độ dung dịCh CaO gây nên hạn sinh lý ChO Cây. Mặt
kháC, CáC CatiOn Na+ trOng điều kiện bình thường là dinh dưỡng nhưng khi Na + lớn
hơn 15meq/100 thì lại CÓ hại ChO Cây trồng.

3.3 TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

3.3.1 Tài nguyên đất trên thế giới


CÓ thể nÓi quả đất hay tài nguyên đất trên hành tinh là nguồn năng lượng Và là
mÔi trường quyết định sự tồn tại Và phát triển Của lOài người.

Tổng diện tíCh Của Trái Đất 510 triệu km2 thì đại dương đã Chiếm 361 triệu km2
CÓ nghĩa là đại dương Và biển Cả Chiếm phần lớn diện tíCh hành tinh (70,8%). Còn
đất liền – nguồn năng lượng lớn laO Của lOài người thì Chỉ CÓ 149 triệu km2 tứC Chỉ
Chiếm 29,2% diện tíCh hành tinh. Nhưng đất liền lại phân bổ Chủ yếu ở BắC Bán Cầu,
ở đÓ đất liền Chiếm 39% bề mặt, Nam Bán Cầu Chỉ Chiếm 19%.
Bảng 3.2: Mô tả sự phân phối diện tích đất liền của Trái Đất

ĐẤT LIỀN DIỆN TÍCH (1.000km2)


Châu Âu 9.671
Châu Á 42.275
Châu Phi 29.813
Châu ÚC 7.965
Nam Mỹ 17.976
BắC Mỹ 20.443
Quần đảO Ai Nhĩ Lan Và Canada 3.882
Quần đảO Mã Lai 2.621
Châu Nam CựC 14.165
Chúng ta biết rằng, Cả thế giới hiện giờ CÓ khOảng 14.477 x 106 ha đất. TrOng
đÓ, theO số liệu thống kê VàO năm 2000, CÓ 37% tổng diện tíCh phụC Vụ ChO mụC
đíCh nÔng nghiệp, 30% là đất rừng Và phần Còn lại là CáC trảng Cỏ, đất trống Và đất
CÓ mụC đíCh dân sinh. Hiện nay, tài nguyên đất trên thế giới đang đối mặt Với
nguy Cơ
134 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

suy thOái một CáC trầm trọng, Ví dụ, hàng năm bề mặt trái đất mất từ 0,90 đến
0,95mm đất dO ảnh hưởng Của xÓi mòn.

3.3.2 Tài nguyên đất của Việt Nam


Chúng ta CÓ 2 tiếng “Tổ QuốC” – mà Tổ QuốC Cũng CÓ nghĩa là “Đất – NướC” điều
ấy Càng nÓi lên rằng Chúng ta gắn liền Với đất biết Chừng nàO. Với diện tíCh tự nhiên
là 33.168.855 ha, nướC ta đượC sắp hàng thứ 65 trOng số 200 nướC CÓ mặt trên
hành tinh này. Tuy nhiên, dO dân số quá đÔng gần 100 triệu người nên diện tíCh đất
bình quân đầu người quá nhỏ.
TheO số liệu thống kê đất đai tOàn quốC năm 2016, tổng diện tíCh đất nÔng
nghiệp Của Việt Nam là hơn 27 triệu ha, trOng đÓ diện tíCh đất lâm nghiệp Chiếm
gần 52%, Còn lại là đất trồng Cây hàng năm, đất nuÔi trồng thủy sản Và đất trồng
Cây CÔng nghiệp lâu năm. Diện tíCh đất trồng Cây hàng năm, baO gồm Cả đất trồng
lúa là hơn
6.9 triệu ha. Một báO CáO Của Ngân hàng thế giới năm 2016 ChO thấy diện tíCh
Canh táC bình quân mỗi laO động nÔng nghiệp Của Việt Nam Chỉ đạt 0.34 ha, Chỉ
bằng khOảng một nửa (0.6 – 0.8 lần) sO Với Campu-Chia, Myanmar hay Phi-lip-pin.
Cơ Cấu hộ nÔng nghiệp Việt Nam giống Với In-đÔ-nê-xi-a nhất. Tại In-đÔnê-xi-a,
khOảng 30% hộ nÔng dân CÓ dưới 0,2 ha, 26% CÓ từ 0,2 đến 0,5 ha, 18% CÓ từ
0,5 đến 1 ha, 15% CÓ từ 1 đến 2 ha Và 12% CÓ trên 2 ha đất nÔng nghiệp. Trên nền
bứC tranh Chung đÓ Của Cả nướC là CáC Vùng Với CáC đặC điểm kháC nhau. Ví dụ,
tại Vùng đồng bằng sÔng Hồng VàO thời điểm 2011, 97% số hộ CÓ diện tíCh đất dưới
0,5 ha Và diện tíCh này lại baO gồm nhiều mảnh (3-7 mảnh) CÓ quy mÔ Và Chất
lượng đất gần như nhau. Chỉ CÓ 0,1% số hộ CÓ diện tíCh đất trên 2 ha tại Vùng đồng
bằng sÔng Hồng. Tại Vùng Tây Nguyên, 23% số hộ CÓ từ 2 ha trở lên trOng khi số hộ
CÓ dưới 0,5 ha Chỉ Chiếm 21%. Tất nhiên Chất lượng đất kháC nhau dO phụ thuộC
VàO điều kiện thổ nhưỡng, độ CaO, khOảng CáCh tới nguồn nướC. Tại Vùng đồng
bằng sÔng Cửu LOng, trên 10% số hộ CÓ từ 2 ha đất trở lên; tại ĐÔng Nam Bộ tỷ lệ
này là 23%. TrướC năm 1981, năng suất nÔng nghiệp Của Chúng ta đạt rất thấp dO
những sai lầm trOng CáC Chính sáCh nÔng nghiệp như nÓng Vội hợp táC hÓa, “Tự
túC lương thựC bằng mọi giá”.
Đất rừng bị tàn phá để làm nương rẫy, phá rừng ngập mặn để trồng lúa, nuÔi
tÔm..., từ đÓ làm ChO nguồn nướC bị Cạn kiệt, sinh thái rừng mất Cân bằng...

Châu thổ sÔng MêKÔng baO phủ một diện tíCh 49.520km2, trOng đÓ CÓ
39.000km2 nằm trOng lãnh thổ Việt Nam. ĐÓ là một khu VựC sản xuất lúa lớn nhất
Của đất nướC Và hiện đang Cung Cấp hơn 45% tổng sản lượng thÓC ChO Cả nướC. Ở
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
135
đây CÓ một tiềm
136 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

năng rất lớn để phát triển hơn nữa nếu CÓ thể khắC phụC đượC những hạn Chế Về
đất Và nướC.
Những diện tíCh đang trồng lúa hiện nay ở đồng bằng sÔng Cửu LOng ướC tính
VàO khOảng 2 triệu ha, Còn CÓ thể mở rộng tới 2,4 triệu ha nhưng hàng năm CÓ
khOảng từ 1 triệu đến 1,2 triệu ha bị ngập nướC trOng khOảng từ 2 – 4 tháng.
KhOảng 40% diện tíCh Vùng Châu thổ nằm trOng lãnh thổ Việt Nam là đất Chua
phèn nặng, nhẹ kháC nhau. Nếu CÓ thể ngăn Chặn sự xâm nhập Của nướC biển thì
CÓ đến 703.500 ha đất mặn CÓ thể trở thành đất phì nhiêu. SOng đồng thời sự xâm
nhập Của nướC mặn lại khống Chế đượC sự axid hÓa bề mặt CáC đất Chua mặn Và
Cung Cấp nơi Cư trú tốt ChO tÔm. DO Vậy, ViệC ngăn Chặn sự xâm nhập Của nướC
mặn Cần phải đượC tiến hành trên Cơ sở mềm dẻO...
Cần phải nghiên Cứu Về quản lý CáC Vùng đất mặn – Chua – phèn, tìm ra một mÔ
hình hợp lý Về sinh thái Của ViệC sử dụng đất (NÔng – Ngư – Lâm) trOng Vùng đất
mặn – Chua phèn Của Vùng Châu thổ này. Đồng thời tìm ra một giải pháp ChO nạn
hiếm nướC uống trOng khOảng 3 đến 4 tháng Của một năm...
NướC ta CÓ hơn 33 triệu ha đất tự nhiên, đượC Chia thành 12 nhÓm Và 64 đơn Vị.
Bảng 3.3: Các nhóm đất chính ở Việt Nam

STT NHÓM ĐẤT DIỆN TÍCH (ha) TỶ LỆ (%)


1 Đất Cát biển 462.000 1,40
2 Đất mặn 1.955.300 5,93
3 Đất phèn 1.702.500 5,16
4 Đất lầy Và đất than bùn 182.300 0,56
5 Đất phù sa 3.122.700 9,47
6 Đất xám bạC màu 3.238.000 9,82
7 Đất xám nâu Vùng bán khÔ hạn 194.700 0,56
8 Đất đen 364.200 1,10
9 Đất đỏ Vàng (đất feralit) 16.507.700 50,04
10 Đất mùn Vàng đỏ trên núi 3.688.000 11,18
11 Đất mùn trên núi CaO 163.200 0,49
12 Đất xÓi mòn trơ sỏi đá 440.800 1,35
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
137

Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam

% diện tích % diện tích


đã sử dụng chưa sử dụng
Vùng
So với DT So với cả So với cả
So với DT
tự nhiên nước nước tự nhiên
Trung du miền núi BắC Bộ 34,13 18,84 65,87 43,28
Đồng bằng BắC Bộ 77,24 7,40 22,76 2,64
Khu IV Cũ 51,83 15,60 48,17 16l24
Duyên hải miền Trung 48,35 12,20 51,65 15,86
Tây nguyên 69,89 21,30 30,15 11,23
ĐÔng Nam Bộ 66,89 8,60 33,11 5,21
Đồng bằng SÔng Cửu LOng 80,15 14,70 19,85 5,26
Cả nướC 55,00 45,00
Đất bằng CÓ khOảng hơn 7 triệu ha.
- Đất dốC CÓ khOảng hơn 25 triệu ha.

TrOng 7 triệu ha đất bằng thì:

 2,1 triệu ha là đất phèn.

 1 triệu ha là đất nhiễm mặn

 0,2 triệu ha lầy úng.

 0,5 triệu ha là đất Cát.

TrOng 25 triệu ha đất dốC

thì:

 0,5 triệu ha bị xÓi mòn trơ sỏi đá.

 2,5 triệu ha đất xám bạC màu.

 10 triệu ha đất bị thOái hÓa sản xuất khÔng hiệu quả.

Việt Nam CÓ khOảng 2 triệu ha đất phèn là một trOng những nướC CÓ diện tíCh
đất phèn lớn nhất thế giới. Đồng bằng sÔng Cửu LOng CÓ khOảng 1 triệu ha đất phèn
Và trở thành một Vùng đất phèn nổi tiếng Cả nướC (diện tíCh đất tự nhiên Đồng Tháp
Mười là 653.000 ha thì đất phèn đã Chiếm 400.000 ha tứC là 61,2% trOng đÓ đất
phèn nặng đã Chiếm hơn 1/2).

Về Vấn đề quy hOạCh sử dụng đất Cả nướC đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Cần
nắm rõ một số quan điểm, nhận thứC Và định hướng Cụ thể như sau:
138 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Quy hOạCh sử dụng đất là bản “tổng phổ” Của phát triển Và tái Cơ Cấu nền kinh
tế, trOng đÓ phản ánh Cụ thể CáC ý tưởng Về tương lai Của CáC ngành, CáC Cấp
một CáCh Cân đối Và nhịp nhàng; thÔng qua những trình tự hành Chính pháp lý
nhất định để trở thành quy Chế xã hội, mọi người đều CÓ quyền Và nghĩa Vụ thựC
hiện. Quá trình tổ ChứC, thành lập. thựC hiện, điều Chỉnh quy hOạCh là quá trình
huy động mọi nguồn lựC xã hội VàO phát triển sản xuất Và sự nghiệp CÔng Cộng
theO phương thứC dân Chủ, nên đÓ Cũng là quá trình xây dựng Và Củng Cố Chính
quyền dân Chủ nhân dân. DO đÓ, quy hOạCh sử dụng đất Vừa là phương thứC để
phát triển Vừa là CÔng Cụ để xây dựng Và Củng Cố nhà nướC.

- BảO Vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặC dụng, khu bảO
tồn thiên nhiên Và đất di tíCh danh lam thắng Cảnh để bảO đảm an ninh lương
thựC quốC gia, bảO Vệ Cảnh quan mÔi trường, đa dạng sinh họC Và phát triển bền
Vững.

- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất ChO lĩnh VựC phát triển kết Cấu hạ tầng xã hội: Văn hÓa,
y tế, giáO dụC, thể dụC thể thaO... để nâng CaO Chất lượng đời sống Của nhân
dân phù hợp Với tiêu Chí Của một nướC CÔng nghiệp theO hướng hiện đại CÓ trình
độ phát triển trOng hòa bình.
- Chú ý Cân đối quỹ đất để đáp ứng nhu Cầu xây dựng CáC đÔ thị, khu CÔng 79
nghiệp, dịCh Vụ, khi kinh tế Và kết Cấu hạ tầng theO hướng Văn minh hiện đại,
đáp ứng quá trình CÔng nghiệp hÓa, hiện đại hÓa đất nướC. KhÔng bố trí CáC khu
đÔ thị, khu dân Cư nÔng thÔn, khu CÔng nghiệp bám sát CáC trụC đường CaO
tốC, quốC lộ. Quy hOạCh sử dụng đất làm mặt bằng ChO sản xuất kinh dOanh,
CÔng nghiệp, dịCh Vụ, hệ thống giaO thÔng... theO hướng tăng Cường khai tháC
khÔng gian bên trên Và bên dưới mặt đất, nâng CaO hệ số sử dụng đất khÔng
những trOng nÔng nghiệp mà Cả trOng xây dựng.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng ChO miền núi, biên giới, hải đảO, Vùng Tây
Nguyên, Tây BắC, Tây Nam tạO điều kiện thu hút nguồn lựC để khai tháC hiệu quả
quỹ đất, giảm áp lựC ChO ViệC Chuyển mụC đíCh sử dụng đất Canh táC tại CáC
Vùng đồng bằng sÔng Hồng, đồng bằng sÔng Cửu LOng Và đồng bằng Ven biển.
- Đến năm 2030 dân số Cả nướC dự báO sẽ là 110 - 115 triệu người trOng đÓ 55%
dân số sống ở khu VựC đÔ thị, khi đÓ nướC ta đã hOàn thành mụC tiêu quốC gia
Về CÔng nghiệp hÓa, hiện đại hÓa Và trở thành một nướC CÔng nghiệp hiện đại,
Với một nền kinh tế thị trường theO định hướng xã hội Chủ nghĩa, đứng VàO hàng
CáC nướC phát triển Và trở thành một nền kinh tế Cầu nối trOng khu VựC. Nguồn
lựC COn
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
139

người, năng lựC khOa họC Và CÔng nghệ, kết Cấu hạ tầng, tiềm lựC kinh tế, quốC
phòng an ninh đượC tăng Cường, đi VàO thế ổn định, Vị thế nướC ta trên trường
quốC tế đượC nâng CaO. Một xã hội Vững ChắC bằng phát triển nguồn lựC nội
sinh, dân giàu, nướC mạnh, xã hội CÔng bằng, dân Chủ Văn minh; liên kết hòa
nhập sâu Về kinh tế Và CÔng nghệ; giaO lưu rộng Về Văn hÓa thÔng tin Với thế
giới. Tuy nhiên, từ nay đến đÓ, Chúng ta đang đứng trướC những thời Cơ Và tháCh
thứC lớn mà Chủ yếu là:
- Dân số đang VàO thời kỳ “Vàng” Và tiếp tụC gia tăng kéO theO nhu Cầu lớn Về đất
làm nhà ở, đất sản xuất tăng theO trOng khi quỹ đất đai rất bị hạn Chế - Quá trình
hội nhập kinh tế quốC tế Và tái Cơ Cấu nền kinh tế theO hướng CÔng nghiệp hÓa,
hiện đại hÓa sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn ngày Càng gay gắt giữa ViệC bảO Vệ diện
tíCh đất nÔng nghiệp mà đặC biệt là đất trồng lúa Với ViệC phát triển đÔ thị, CÔng
nghiệp, dịCh Vụ, xây dựng Cơ sở hạ tầng...
- TáC động Của biến đổi khí hậu Và nướC biển dâng tạO ra CáC hiện tượng thời tiết
CựC đOan như bãO lũ, hạn hán... dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn, hOang mạC
hÓa Và thOái hÓa đất làm thu hẹp diện tíCh đất mặt nhất là đất nÔng nghiệp, đất
trồng lúa. Nếu tận dụng đượC thời Cơ Và Vượt qua đượC những thử tháCh trên đây
thì CÓ thể hi Vọng đến năm 2030 sẽ CÓ khOảng 98% diện tíCh đất tự nhiên đượC
khai tháC đưa VàO sử dụng trOng đÓ, 78% sử dụng ChO mụC đíCh nÔng nghiệp
Và 13% sử dụng ChO mụC đíCh phi nÔng nghiệp Với những định hướng lớn sau
đây:
- Đất trồng lúa: Quỹ đất lúa hiện nay CÓ khOảng 4.1 triệu ha Với năng suất bình
quân Chỉ bằng 75 - 77% Của Hàn QuốC, Nhật Bản, Trung QuốC. TrOng Vòng 20
năm tới để đáp ứng mụC tiêu phát triển Và đột phá trOng xây dựng kết Cấu hạ
tầng, đất trồng lúa sẽ phải tiếp tụC Chuyển sang mụC đíCh phi nÔng nghiệp
khOảng 80 450 - 500 nghìn ha; nếu muốn đến năm 2030 CÓ đượC 46 - 49 triệu
tấn lương thựC trOng đÓ CÓ 43 - 44 triệu tấn lúa để đạt mứC bình quân trên
350kg/người/năm ChO 110 - 115 triệu dân, thì phải CÓ ít nhất là 3,8 triệu ha đất
trồng lúa Với hệ số sử dụng đất là 1,95 Và năng suất phải đạt 62 tạ/ha tương
đương Với năng suất lúa Của Nhật Bản hiện nay, nghĩa là trOng 20 năm tới Còn
phải khai hOang, phụC hÓa, xây dựng Cơ sở hạ tầng Chuyển đổi mụC đíCh sử
dụng để khai tháC thêm 250 - 300 nghìn ha đất trồng lúa.
- Đất lâm nghiệp: BảO Vệ Và phát triển tài nguyên rừng, đất rừng là nhiệm Vụ hàng
đầu trOng ViệC bảO Vệ tài nguyên thiên nhiên Và mÔi trường. Phải đẩy nhanh
ViệC trồng Và khOanh nuÔi rừng, phủ xanh Và sử dụng hết đất trống đồi núi
trọC gắn
140 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

liền Với định Canh, định Cư, ổn định đời sống Của đồng bàO dân tộC. Mọi đất rừng
đều CÓ người làm Chủ trựC tiếp (đặC dụng, phòng hộ, kinh tế). Kết hợp lâm
nghiệp Với nÔng nghiệp, gắn liền Với CÔng nghiệp khai tháC Và Chế biến, kinh
dOanh tổng hợp đất rừng. Phấn đấu đến năm 2030 khOanh nuÔi, tái sinh Và trồng
mới thêm đượC 2 - 2,5 triệu ha để CÓ độ Che phủ rừng khOảng 51% Với 17 triệu
ha rừng.
- Đất CÔng nghiệp: Sẽ Cơ bản ổn định ở mứC 350 - 400 nghìn ha sO Với 82 nghìn
ha hiện nay phân bố hợp lý trên tOàn lãnh thổ ChO CÔng nghiệp Chế biến, Chế táC,
CÔng nghệ CaO, năng lượng, khai khOáng, luyện kim, hÓa Chất, quốC phòng...
Đến năm 2020 sẽ CÓ 468 khu CÔng nghiệp, trOng đÓ CÓ 108 khu CÔng nghiệp thuộC
15 khu kinh tế Ven biển Và 30 khu kinh tế Cửa khẩu Với diện tíCh 187 nghìn ha để
đưa tỷ trọng GDP CÔng nghiệp Của Cả nướC từ gần 40% hiện nay lên 60% VàO năm
2020.
- Đất đÔ thị: Sẽ mở rộng ra đến khOảng 2 triệu ha để đảm bảO đời sống ChO 55%
dân số Cả nướC Với Chất lượng CaO phát triển theO mÔ hình mạng lưới, CÓ sự liên
kết theO Cấp bậC Của từng lOại đÔ thị, CÓ Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; CÓ Vị thế
xứng đáng Và tính Cạnh tranh CaO trOng khu VựC Và quốC tế. KhÔng gian đÔ thị
đượC phân bố hợp lý giữa CáC Vùng miền đồng thời tạO ra CáC trụC, hành lang Và
CựC tăng trưởng CÓ táC dụng đầu tàu. Đến năm 2020 dự tính sẽ CÓ 950 đÔ thị Và
mứC độ đÔ thị hÓa đạt 45% Với diện tíCh khOảng 1,7 triệu ha.
- Đất xây dựng Cơ sở hạ tầng: Cần khOảng 1,8 - 2 triệu ha để xây dựng CáC CÔng
trình giaO thÔng, thủy lợi, năng lượng, Văn hÓa, y tế, thể dụC thể thaO, giáO dụC -
đàO tạO khi đất nướC trở thành một nướC CÔng nghiệp phát triển. Đến năm 2020
diện tíCh Chiếm đất Của nhiệm Vụ này là 1,4 triệu ha tăng 0,3 triệu ha sO Với năm
2008.
Chúng ta Cần nhận thứC đúng đắn rằng: Đất là yếu tố quan trọng hợp thành Của
mÔi trường mà Chúng ta đang sống. Bởi Vậy, ViệC sử dụng tài nguyên đất hợp lý
trOng CáC ngành kinh tế quốC dân, trOng nÔng nghiệp khi khai tháC đất, bảO Vệ Và
bồi dưỡng đất bằng CáCh sử dụng CáC nguồn phân bÓn hợp lý, Cân đối Và kịp thời,
đÓ là Chiến lượC rất CÓ ý nghĩa trOng ViệC bảO Vệ mÔi trường...

3.4 TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRÊN THẾ


GIỚI VÀ VIỆT NAM

3.4.1 Tình hình ô nhiễm môi trường đất trên thế giới
Năm 2016, Tổ ChứC Lương thựC Và NÔng nghiệp Liên Hợp QuốC tiết lộ rằng 75 tỷ
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
141
tấn đất trên khắp thế giới bị mất hàng năm, dẫn đến mất hàng trăm tỷ đÔ la trOng
142 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

sản xuất nÔng nghiệp. NgOài ra, 95% thựC phẩm đượC sản xuất trOng đất trên tOàn
Cầu, nhấn mạnh Ô nhiễm là mối quan tâm Ô nhiễm đất Chính.
TheO Bộ BảO Vệ MÔi trường Trung QuốC, 16,1% đất đai Của Trung QuốC Và
19,4% đất nÔng nghiệp đượC xáC định Ô nhiễm (CCICED, 2015). CáC Chất gây Ô nhiễm
Chính là CáC kim lOại nặng như Cadmium, Chì, niken Và asen. CáC khu VựC bị ảnh hưởng
Chủ yếu baO gồm Vành đai CÔng nghiệp Của đất nướC dọC theO bờ biển phía đÔng Cũng
như CáC tỉnh nội địa ở miền trung Và miền tây Trung QuốC. CáC Chuyên gia ChO biết
CáC nguồn Chính Của lOại Ô nhiễm này là Chất thải CÔng nghiệp thấm từ CáC nhà
máy Và CáC hOạt động nÔng nghiệp như sử dụng phân bÓn Và sử dụng nướC bị Ô
nhiễm để tưới. Nghiên Cứu ChO thấy 41% Ô nhiễm đất Của Trung QuốC là dO sản
xuất hÓa Chất. Ô nhiễm đất đã táC động đến Cả nÔng nghiệp Và sứC khỏe Của mọi
người. Nhiều "làng ung thư" ở Trung QuốC đã đượC phát hiện Với tỷ lệ mắC ung thư
CựC kỳ CaO dO Ô nhiễm.
CÓ khOảng 3 triệu địa điểm CÓ khả năng bị Ô nhiễm trOng Khu VựC Kinh tế Châu
Âu Và CáC quốC gia hợp táC ở Tây Balkan (EEA-39) (EEA, 2014). Chất thải CÔng
nghiệp Và đÔ thị đÓng gÓp nhiều nhất VàO Ô nhiễm đất (38%), tiếp theO là ngành
thương mại (34%). Dầu khOáng Và kim lOại nặng là những Chất gây Ô nhiễm Chính
đÓng gÓp khOảng 60% VàO Ô nhiễm đất. Về ngân sáCh, ViệC quản lý CáC Vị trí bị Ô
nhiễm ướC tính trị giá khOảng 6 tỷ EurO mỗi năm.
NgOài ra, hơn 1.300 địa điểm bị Ô nhiễm hOặC Ô nhiễm ở HOa Kỳ (HOa Kỳ) đượC
đưa VàO danh sáCh ưu tiên quốC gia siêu tốC (US EPA, 2013), 80.000 Vị trí bị Ô
nhiễm đượC ướC tính là trên tOàn nướC ÚC (DECA, 2010).

3.4.2 Tình hình ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mÔi trường đất Cũng đang phải Chịu táC động từ nhiều nguồn gây Ô
nhiễm.
Phân bÓn hÓa họC, thuốC bảO Vệ thựC Vật (BVTV) trOng nÔng nghiệp đượC sử
dụng phổ biến ở tất Cả CáC Vùng nÔng thÔn Và CÓ xu hướng tăng qua CáC năm.
Cùng Với đÓ là ViệC sử dụng phân bÓn tùy tiện hOặC khÔng tuân thủ quy trình kỹ
thuật Vẫn Chưa đượC quản lý, kiểm sOát...
TheO kết quả nghiên Cứu, Cây trồng hấp thụ trung bình khOảng 40 - 50% lượng
phân bÓn (hấp thụ phân đạm khOảng 30 - 45%, phân lân 40 - 45%, phân kali 50 -
60%). Lượng phân bÓn Còn lại đượC thải ra mÔi trường.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
143

Kết quả đánh giá Chất lượng đất ở nhiều Vùng Canh táC trOng Cả nướC ChO thấy,
hệ quả Của ViệC sử dụng phân bÓn khÔng hợp lý là đất bị Chua hÓa. Kết Cấu đất suy
giảm, CÓ sự tíCh đọng hàm lượng CáC Chất Nitrat, AmOni Và một số kim lOại nặng.
Một trOng những táC nhân gây Ô nhiễm đất thường dO Chất thải từ hOạt động
CÔng nghiệp, xây dựng Và sinh hOạt. MÔi trường đất Chịu táC động dO CáC Chất Ô
nhiễm từ hOạt động CÔng nghiệp, xây dựng Và sinh họat thể hiện rõ nhất ở CáC Vùng
Ven CáC đÔ thị lớn như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hOặC CáC Vùng tập trung hOạt
động sản xuất CÔng nghiệp, khai khOáng như: Thái Nguyên, Đồng Nai…
Trên tOàn bộ lưu VựC hệ thống sÔng Đồng Nai CÓ 114 KCN đang hOạt động tập
trung ở 4 địa phương: Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Chỉ
CÓ 79/114 KCN CÓ hệ thống xử lý nướC thải. Sự gia tăng nướC thải từ CáC KCN CáC
tỉnh phía Nam trOng những năm gần đây là rất lớn. TheO thống kê mới nhất từ Sở
TN&MT TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày CáC KCN trên địa bàn thải ra 6.700 tấn Chất thải
rắn. TrOng đÓ CÓ 1.500 - 2.000 tấn Chất thải rắn CÔng nghiệp Và nguy hại. Chính
điều này đã Và đang làm ChO mÔi trường đất ngày Càng Ô nhiễm.
Tại CáC khu VựC Chịu táC động Của nướC thải Chất thải làng nghề đặC biệt làng
nghề tái Chế, Chất lượng đất bị suy giảm. CáC điều tra ChO thấy CáC mẫu đất bị táC
động bởi hOạt động tái Chế sắt Của làng nghề tái Chế Châu Khê - BắC Ninh CÓ hàm
lượng kim lOại nặng trOng Vùng xấp xỉ hOặC Vượt ngưỡng ChO phé 1,2 - 1,4 lần sO
Với QCVN 03:2008/BTNMT đối Với đất nÔng nghiệp.
Bên Cạnh đÓ, mÔi trường đất Của Việt Nam Còn bị táC động bởi CáC điểm Ô
nhiễm Chất độC hÓa họC tồn lưu dO hậu quả Của Chiến tranh để lại. TheO danh mụC
điểm tồn lưu hÓa Chất BVTV gây Ô nhiễm mÔi trường nghiêm trọng Và đặC biệt
nghiêm trọng, hiện nay, tOàn quốC CÓ 240 điểm tồn lưu hÓa Chất BVTV tại 15
tỉnh/thành.
Đất bị nhiễm CáC lOại hợp Chất CÓ hàm lượng CáC Chất độC CaO, thời gian tồn
lưu trOng mÔi trường lâu, khÓ phân huỷ, khÓ xử lý hOặC Cải tạO. Tại CáC điểm tồn
lưu hÓa Chất BVTV thuộC lOại Ô nhiễm mÔi trường nghiêm trọng CáC Chất tồn lưu Chủ
yếu gồm: Lindan Vượt từ 37,4 đến 3.458 lần, DDT Vượt từ 1,3 đến 9.057,8 lần, Aldrin
Vượt 218,9 lần, DD Vượt 98,4 lần... sO Với QCVN 15:2008.
144 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.4.3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đất ô nhiễm

3.4.3.1 Tiêu chuẩn


QCVN 15:2008/BTNMT là qui Chuẩn Việt Nam qui định giới hạn tối đa ChO phép Của
dư lượng hÓa Chất bảO Vệ thựC Vật trOng đất
Bảng 3.5: Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
trong đất
(Đơn Vị tính: mg/kg đất khÔ)

Tên hoạt chất Giới hạn Mục đích


Tên thương phẩm
STT (công chức tối đa sử dụng
thông dụng
hóa học) cho phép chính
Atra 500 SC, Atranex 80 WP,
CO-CO 50 50 WP, Fezprim
500 FW, Gesaprim 80
1 Atrazine (C8H14ClN5) 0,10 Trừ Cỏ
WP/BHN, 500 FW/DD,
Maizine 80 WP, Mizin 50 WP,
80 WP, Sanazine 500 SC
BenthiOCarb
2 Saturn 50 EC, Saturn 6 H 0,10 Trừ Cỏ
(C16H16ClNOS)
Cypermethrin AntibOrer 10 EC, CelCide BảO quản
3 0,10
(C22H19Cl2NO3) 10 EC lâm sản
Alfatap 95 SP, Cardan 95 SP,
Cartap Mapan 95 SP, 10 G, Padan
4 0,05 Trừ sâu
(C7H15N3O2S2) 50 SP, 95 SP, 4G, 10 G,
ViCarp 95 BHN, 4 H …
DipOxim 80 BHN, VilapOn
5 DalapOn (C3H4Cl2O2) 0,10 Trừ Cỏ
80 BTN
AgrOzinOn 60 EC, AzinOn 50
DiazinOn EC, CazinOn 10 H; 40ND;
6 0,05 Trừ sâu
(C12H21N2O3PS) 50ND; Diazan 10 H; 40EC:
50ND; 60 EC …
DimethOate
7 DimethOate 0,05 Trừ sâu
(C5H12NO3SP2)
Anba 50 EC, Bassan 50 EC,
FenObuCarb
8 DibaCide 50 EC, FOrCin 50 0,05 Trừ sâu
(C12H17NO2)
EC, Pasha 50 EC …
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
145

Tên hoạt chất Giới hạn Mục đích


Tên thương phẩm
STT (công chức tối đa sử dụng
thông dụng
hóa học) cho phép chính
FenOxaprOp - ethyl Whip'S 7.5 EW, 6.9 EC; Web
9 0,10 Trừ Cỏ
(C16H12ClNO5) 7.5 SC
CantOCidin 20 EC, EnCOfenVa
FenValerate 20 EC, Fantasy 20 EC,
10 0,05 Trừ sâu
(C25H22ClNO3) PyValerate 20 EC, SumiCidin
10 EC, 20 EC.
ĐạO Ôn linh 40 EC, CasO One
IsOprOthiOlane 40 EC, Fuan 40 EC, Fuji -
11 0,05 Diệt nấm
(C12H18O4S2) One 40 EC, 40 WP, Fuzin 40
EC …
MetOlaChlOr Dual 720 EC/ND, Dual GOld
12 0,10 Trừ Cỏ
(C15H22ClNO2) ®960 ND
13 MPCA (C9H9ClO3) AgrOxOne 80 WP 0,10 Trừ Cỏ
PretilaChlOr ACOfit 300 EC, SOfit 300
14 0,10 Trừ Cỏ
(C17H26ClNO2) EC/ND, BigsOn-fit 300EC

GesatOp 80 WP/BHM,
Simazine
15 500 FW/DD, Sipazine 80 0,10 Trừ Cỏ
(C7H12ClN5)
WP, Visimaz 80 BTN …
TriChlOrfOn (C4- ĐịCh BáCh Trùng 90
16 0,05 Trừ sâu
H8Cl3O4P) SP, SunChlOrfOn 90 SP
A.K 720 DD, Amine 720 DD,
AnCO 720 DD, CantOsin 80
17 2,4-D(C8H6Cl2O3) WP, DesOrmOne 60 EC, 70 0,10 Trừ Cỏ
EC, CO BrOad 80 WP,
Sanaphen 600 SL, 720 SL …
18 Aldrin (C12H8Cl6) Aldrex, Aldrite 0,01 Cấm sử dụng
Captan Captane 75 WP, Merpan 75
19 0,01 Cấm sử dụng
(C9H8Cl3NO2S) WP …
CaptafOl DifOlatal 80 WP, FlOCid 80 WP
20 0,01 Cấm sử dụng
(C10H9Cl4NO2S) …
ChlOrdimefOrm
21 ChlOrdimefOrm 0,01 Cấm sử dụng
(C10H13ClN2)
ChlOrdane ChlOrOtOx, OCtaChlOr,
22 0,01 Cấm sử dụng
(C10H6Cl8) PentiChlOr
146 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Tên hoạt chất Giới hạn Mục đích


Tên thương phẩm
STT (công chức tối đa sử dụng
thông dụng
hóa học) cho phép chính
NeOCid, PentaChlOrin,
23 DDT (C14H9Cl5) 0,01 Cấm sử dụng
ChlOrOphenOthane…
24 Dieldrin (C12H8Cl6O) Dieldrex, Dieldrite, OCtalOx 0,01 Cấm sử dụng
CyClOdan 35EC, EndOsOl
EndOsulfan 35EC, TigiOdan 35ND,
25 0,01 Cấm sử dụng
(C9H6Cl6O3S) ThasOdant 35EC, ThiOdOl
35ND…
26 Endrin (C12H8Cl6O) Hexadrin… 0,01 Cấm sử dụng
HeptaChlOr
27 Drimex, Heptamul, HeptOx… 0,01 Cấm sử dụng
(C10H5Cl7)
HexaChlOrObenzene
28 AntiCariC, HCB… 0,01 Cấm sử dụng
(C6Cl6)
IsObenzen
29 IsObenzen 0,01 Cấm sử dụng
(C9H4OC18)
30 IsOdrin (C12H8Cl6) IsOdrin 0,01 Cấm sử dụng
31 Lindane (C6H6Cl6) Lindane 0,01 Cấm sử dụng
MethamidOphOs
32 MOnitOr (MethamidOphOs) 0,01 Cấm sử dụng
(C2H8NO2PS)
MOnOCrOtOphOs
33 MOnOCrOtOphOs 0,01 Cấm sử dụng
(C7H14NO5P)
Methyl ParathiOn
34 Methyl ParathiOn 0,01 Cấm sử dụng
(C8H10NO5PS)
SOdium
PentaChlOrOphenate COpas NAP 90 G, PMD4 90
35 0,01 Cấm sử dụng
mOnOhydrate bột, PBB 100 bột
C5Cl5ONa.H2O
ParathiOn Ethyl AlkexOn, OrthOphOs,
36 0,01 Cấm sử dụng
(C7H14NO5P) ThiOpphOs …
PentaChlOrOphenOl
37 CMM7 dầu lỏng 0,01 Cấm sử dụng
(C6HCl5IO)
PhOsphamidOn
38 DimeCrOn 50 SCW/DD… 0,01 Cấm sử dụng
(C10H19ClNO5P)
39 POlyChlOrOCamphene TOxaphene, CampheChlOr, 0,01 Cấm sử dụng
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
147

Tên hoạt chất Giới hạn Mục đích


Tên thương phẩm
STT (công chức tối đa sử dụng
thông dụng
hóa học) cho phép chính
C10H10Cl8 StrObane …
QCVN 03-MT:2015/BTNMT - quy Chuẩn kỹ thuật quốC gia Về giới hạn ChO phép
Của một số kim lOại nặng trOng đất.

Bảng 3.6: Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong
tầng đất mặt (Đơn vị tính: mg/kg đất khô)

Đất Đất Đất Đất


Đất
STT Thông số nông lâm công thương mại,
dân sinh
nghiệp nghiệp nghiệp dịch vụ
1 Asen (As) 15 20 15 25 20
2 Cadimi (Cd) 1,5 3 2 10 5
3 Chì (Pb) 70 100 70 300 200
4 CrOm (Cr) 150 200 200 250 250
5 Đồng (Cu) 100 150 100 300 200
6 Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300

3.4.3.2 Phương pháp đánh giá đất ô nhiễm


 Xét nghiệm hoá học

Hiện nay Chưa tìm đượC một Chất hÓa họC đặC biệt nàO CÓ thể xáC định tình
trạng Của một mẫu đất bị Ô nhiễm Vì Cấu tạO Của đất rất kháC nhau (mẫu đất mặn
CÓ nhiều Cl-, nếu đất đen CÓ nhiều mùn đen Và thường CÓ nhiều Chất đạm). CáC tỷ
lệ này nếu thấy ở mẫu đất kháC thường Chứng tỏ đất bị nhiễm bẩn.

Những Chỉ dấu hÓa họC Chứng tỏ rằng Chất bẩn đưa VàO đất đã đượC CáC Vi
khuẩn phân hủy Và tổng hợp thành những hợp Chất hữu Cơ. Sự tạO thành Chất đạm
(N) Và CarbOn hữu Cơ (C) CÓ liên quan tới sự tổng hợp Của Vi khuẩn. Những Chất
hữu Cơ đưa VàO đất sẽ làm tăng dự trữ những Chất hòa tan trOng nướC (Chuẩn độ
bằng permanganat kali tứC KMnO4 (thuốC tím) Và làm tỷ số C/N, CO 2 Của đất, BOD5
Cũng thay đổi.

Sự phát triển Của quá trình thối rữa trOng đất làm tăng nồng độ amOniaC (NH3)
đất mới bị nhiễm bẩn. Sau đÓ amOniaC (NH3) bị Oxy hÓa: NH4+  NO2-  NO3-.
148 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nhiều
NO  đất đang bị nhiễm bẩn.
2

Nhiều
NO  đất đã đượC VÔ Cơ hÓa (mứC độ khOáng hÓa CaO).
3

Nitơ anbumin baO gồm Cả nitơ Của mùn trOng đất khÔng bị nhiễm
bẩn. Khi Chỉ số Vệ sinh < 0,7 Nhiễm bẩn nặng.
0,7 – 0,85 Nhiễm bẩn Vừa.
0,85 – 0,98 Nhiễm bẩn yếu
> 0,98 Đất sạCh.
Khi đất nhiễm bẩn thì Vi sinh Vật hOạt động yếu, nitơ hữu Cơ tăng Và Chỉ số Vệ sinh
giảm.

Dùng định lượng ClOrua (Cl-) để đánh giá tình trạng Vệ sinh Của đất.
- Ít muối ClOrua: Đất sạCh.
- Dự trữ ClOrua tăng: Nhiễm bẩn.
- Rửa sạCh ClOrua: Đất tự làm sạCh.
Đất đượC tự làm sạCh trOng Vòng từ 1 – 2 năm. Dĩ nhiên, CáC yếu tố như độ nhiễm
bẩn, lOại đất, điều kiện khí hậu đều ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạCh.
 Xét nghiệm vi sinh vật
Bảng 3.7: Chỉ số vi khuẩn do Michouskin đề xuất

Số vi khuẩn (triệu con/gam đất)


Loại đất
Đất không bẩn Đất bẩn
Đất ruộng 1 – 2,5 2,5
Đất Vườn 1 – 2,5 2,5
Quanh nhà ở 2,5 2,5
Đường đi Và CáC nơi kháC – 10,0
Bảng 3.8: Đánh giá tình trạng vệ sinh của đất theo chuẩn độ Coli aerogens và
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
149

Bact perfringens

Độ chuẩn Độ chuẩn
Đất nhiễm bẩn
Coli aerogens Bact perfringens
Nặng 0,001 trở lên 0,0001 trở lên
Vừa 0,001 – 0,01 0,0001 – 0,001
Nhẹ 0,01 – 0,1 0,001 – 0,10
SạCh 1,0 trở lên 0,10 trở lên
NgOài ra, CÓ thể nhận định bằng CáCh xáC định số lượng trứng giun. Phương pháp
này rất nhạy Và Chính xáC để làm Cơ sở nhận định tình hình Vệ sinh Của đất.
Số trứng giun trOng 1kg đất Tiêu Chuẩn đất
< 100 Đất sạCh
100 – 300 Đất hơi bẩn.
> 300 Đất rất bẩn.
Tóm lại: Đất là một thành phần của hệ sinh thái hoàn chỉnh trên đó người ta khai
thác từ đất các yếu tố vô cơ để tổng hợp thành các chất dinh dưỡng của cây trồng.
Chúng ta thường xuyên tác động đến đất và tác động đó thường là tiêu cực nên
phải bảo vệ đất khỏi bị hủy hoại nghiêm trọng cũng như khỏi bị ô nhiễm bởi những
chất thải bỏ rắn và lỏng mà sinh vật thải ra trên mặt đất ngày càng nhiều, nó làm đảo
lộn các chu trình sinh quyển lớn dẫn tới sự mất cân bằng của các hệ sinh thái trên
mặt đất.

3.5 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI


TRƯỜNG ĐẤT
Ô nhiễm đất nÓi Chung là dO những tập quán phản Vệ sinh Của COn người, dO
hOạt động trOng CÔng nghiệp, nÔng nghiệp, giaO thÔng Vận tải, du lịCh…. Với nhiều
hình thứC, phương thứC hOạt động kháC nhau Và dO CáCh tập tụC, tập quán thải bỏ
khÔng hợp lý CáC Chất Cặn bã đặC Và lỏng VàO đất. TrOng những thập niên gần đây
Cùng Với sự phát triển Của CÔng nghiệp hÓa hiện đại hÓa, sự phát triển khOa họC Về
kỹ thuật Cùng Với sự bùng nổ dân số trên Thế Giới đã khiến ChO COn người Can
thiệp, táC động mạnh mẽ đến mÔi trường đất làm ChO diện tíCh sử dụng trên mặt
đất khÔng những bị thu hẹp mà Còn làm ChO mÔi trường đất bị Ô nhiễm, thOái hÓa
đất diễn ra trên diện rộng đã dẫn đến nguồn tài nguyên đất nhanh ChÓng bị Cạn kiệt,
đồng thời Còn dẫn đến những hệ lụy trOng CuộC sống như CáC biểu hiện Về thời tiết
CựC đOan mưa trái
150 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

mùa, lũ lụt, hạn hán kéO dài, nhiệt độ CaO bất thường diễn ra khá thường xuyên Và
Cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến mÔi trường đất,... để rồi từ đÓ dẫn đến bệnh tật ChO
COn người Và động Vật theO COn đường từ đất hOặC từ đất sang nướC hay đất
Chuyển VàO khÔng khí để đến Với COn người...
Ô nhiễm đất Còn dO những Chất gây Ô nhiễm trOng mÔi trường nướC, khÔng khí
lắng xuống đọng mặt đất.
Ô nhiễm đất liên quan Chặt Chẽ Với sự xuất hiện Cuối Cùng Của CáC dòng Chất
đượC thải ra trOng quá trình tái tuần hOàn tự nhiên Của CáC Chất Cặn bã.
Hiện tượng Ô nhiễm mÔi trường đất xảy ra là hậu quả Của CáC hOạt động dO COn
người làm thay đổi CáC nhân tố sinh thái Vượt qua giới hạn sinh thái.
MÔi trường đất là nơi Cư trú Của COn người Và những sinh Vật kháC. DO đÓ, khi
mÔi trường đất bị Ô nhiễm là rất đáng lO ngại Và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ô
nhiễm đất nÓi Chung CÓ thể từ những nguyên nhân sau:

3.5.1 Do tập quán phản vệ sinh dẫn đến ô nhiễm đất


Chúng ta biết rằng: phân, ráC là mầm mống Của bệnh tật. TrOng phân người
Chứa rất nhiều Vi khuẩn đường ruột, Vi rút bại liệt, uốn Ván, hOại thư sình hơi, trứng
giun sán... Còn ráC là nơi ẩn nấp Và hOạt động Của Chuột, là khu trú Của nhiều mầm
bệnh...
TrOng nhân dân Chúng ta nhất là những Vùng nÔng thÔn hOặC miền núi thường
CÓ thÓi quen phÓng uế bừa bãi Cũng như Vứt ráC ra đường khÔng đúng nơi quy
định. Thậm Chí ngay Cả thành phố Cũng Còn những tập quán lạC hậu này, người ta
Vứt ráC, Vứt Cả súC Vật Chết ra đường như mèO, Chuột Chết... người Và xe Cộ dẫm
lên Cả xáC Chết súC Vật... làm ChO mặt đất trở nên bẩn thỉu.
Mỗi người dân một ngày thải 0,5 kg Chất thải baO gồm Cả ráC. Nếu dân số nướC
ta là 100 triệu. Rõ ràng, mỗi ngày Chúng ta phải xử lý 50.000 tấn Chất thải, nếu số
Chất thải này khÔng CÓ CáCh xử lý kịp thời thì mặt đất sẽ ngày Càng bị Ô nhiễm
nghiêm trọng,...

3.5.2 Do hoạt động nông nghiệp với phương thức canh tác khác
nhau
Ở đây Chủ yếu là ViệC sử dụng nguồn phân bÓn Và thuốC trừ sâu diệt Cỏ,...
khÔng hợp lý dẫn đến mÔi trường đất bị Ô nhiễm.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
151

3.5.2.1 Dùng chất thải súc vật


Dùng Chất thải súC Vật như phân Và nướC tiểu Của trâu, bò, heO, Cừu, ngựa,
phân gà, phân Chim để bÓn ruộng, để trồng trọt, CÓ thể nÓi đÓ là một thÓi quen
Của nÔng dân ta Vì nÓ rất CÓ íCh ChO độ phì nhiêu Của đất.
Bởi Vì 1000kg phân gia súC sẽ ChO ta: 5kg N, 3,5kg P, 4,1kg K, 2,8kg Ca, 1,1kg
Mg.
Tuy nhiên, hầu hết CáC Chất dinh dưỡng này đều ở dạng khÓ tiêu ChO thựC Vật
(điều này phụ thuộC VàO quan hệ mùn hÓa Và khOáng hÓa). Mặt kháC, trOng phân
gia súC Chứa nhiều Vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E.COli. Ví dụ:
- Phân gà Chứa nhiều Vi trùng salmonella
- Phân heO Chứa nhiều mycobacterium tuberculois.
Hầu hết, phân gia súC Chứa nhiều trùng giun sán. Như Vậy, nếu đem phân súC
Vật Chưa đượC xử lý mà bÓn ChO đất rõ ràng bên Cái lợi Còn CÓ Cái hại đÓ là làm ChO
đất bị Ô nhiễm.

3.5.2.2 Dùng phân bắc


Dùng phân bắC để tưới bÓn ChO CáC ruộng rau, nhất là hòa phân VàO nướC để
tưới. CáCh bÓn này, khÔng những làm Ô nhiễm mÔi trường đất mà Còn dẫn đến mÔi
trường nướC Và khÔng khí Cũng bị Ô nhiễm.

Phân hữu Cơ nếu ủ đúng kỹ thuật trướC khi bÓn Và bÓn đúng tiêu Chuẩn thì mÔi
trường đất khÔng bị Ô nhiễm, nhưng nếu dùng phân bắC bÓn trựC tiếp ChO đất thì rõ
ràng tạO điều kiện thuận lợi ChO CáC lOại sâu bọ, giun sán, Vi trùng... sinh sÔi nảy
nở... BÓn nhiều phân hữu Cơ (phân bÓn) trOng điều kiện yếm khí thì nÓ dễ dàng lam
ChO đất trở nên Chua Và đất sẽ Chứa nhiều độC tố như H2S, CH4, CO2...

Chủ yếu là phân Chuồng, phân bắC là nguồn dinh dưỡng quan trọng, CÓ táC dụng
phụC hồi độ phì nhiều ChO đất. Tuy nhiên, sử dụng phân hữu Cơ sẽ gây ảnh hưởng
xấu Về mặt Vệ sinh nếu khÔng tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật Vì ngOài CáC Vi sinh
Vật gây bệnh Cũng CÓ nhiều hOá Chất bị phân giải đang tồn tại ở dạng độC hại. Vấn
đề này liên quan Chặt Chẽ đến ViệC quản lý Và xử lý phân trướC khi sử dụng Của
người nÔng dân nướC ta.

Điều tra ở Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội trOng những năm qua ChO thấy: Vùng trồng
lúa 90% hộ dân CÓ hố tiêu dạng Cũ, trOng đÓ gần 60% số hộ sử dụng phân bắC
Chưa
152 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

xử lý tưới bÓn ChO Cây trồng. Điều tra ở Phú Thọ năm 2005, Điện Biên năm 2006
Cũng thấy khOảng 70 - 80% số hộ sử dụng phân bắC, thậm Chí Chưa xử lý trOng
Canh táC nÔng nghiệp. Hơn 80% số hộ trồng rau ở nÔng thÔn dùng phân tươi bÓn
rau.

3.5.2.3 Bón phân hóa học


NgOài phân bắC (phân hữu Cơ) dO Chưa hiểu hết táC dụng lâu dài Của ViệC bÓn phân
hÓa họC ChO nên muốn nhanh ChÓng đạt đượC năng suất, sản lượng CaO, người
nÔng dân thường sử dụng một lượng phân VÔ Cơ quá lớn (N, P, K).
Nitơ (N), lân (P2O5) Và kali (K2O). Ở đây đáng Chú ý nhất là lOại phân đạm (N) –
một lOại phân mang lại hiệu quả rõ rệt nhất ChO năng suất Cây trồng nhưng Cũng
gây Ô nhiễm mÔi trường đất rất lớn. Ta biết rằng Cây Chỉ sử dụng CÓ hiệu quả tối đa
30% lượng phân đạm đượC bÓn VàO đất Còn lại một phần bị nướC Cuốn trÔi, một

phần Còn lại thấm VàO đất... từ đÓ làm ChO nguồn nướC ngầm Cũng bị Ô nhiễm
3 NO
(nitrát). TrOng đất bÓn nhiều phân đạm sẽ tồn tại HNO3 làm ChO đất trở nên Chua.

NgOài phân đạm (N) Còn CÓ phân lân (P) Cũng là yếu tố Cần thiết ChO rau, hOa
quả nhưng lân nhiều Cũng làm ChO đất trở nên Chua. Ví dụ: phân super lân thường
CÓ 5% aCid tự dO, riêng lượng aCid tự dO H2SO4, này Cũng làm ChO đất Chua thêm.
NÓi Chung, 60 – 70% lượng phân bÓn Cây khÔng sử dụng hòa tan thấm xuống
mạCh nướC ngầm gây hại ChO người Và động Vật sử dụng nguồn nướC đÓ, CáC nhà
mÔi trường gọi là hiện tượng phú dưỡng hÓa (EutrOphiCatiOn).
Đất tíCh lũy nhiều phân bÓn dạng hÓa Chất Cũng sẽ làm ChO tính Chất Cơ lý Của
đất thay đổi xấu, đất khÔng Còn tơi xốp mà trở nên Chai Cứng, tính thÔng khí kém,
Vi sinh Vật ít đi Vì hÓa Chất hủy diệt Chúng.

3.5.2.4 Sử dụng nguồn nước thải của thành phố để tưới


NgOài ViệC dùng phân hÓa họC, nÔng dân ta Vẫn CÓ tập quán dùng nguồn nướC
thải thành phố để tưới. Dùng nướC thải Chưa qua xử lý để tưới sẽ làm ChO đất ngày
Càng tíCh lũy nhiều hÓa Chất độC hại baO gồm Cả những kim lOại nặng như Pb (Chì),
As (arsen), Cd (Cadimi)... Ví dụ dưới đây Về thành phần Của nướC Và đất dO dùng
nướC thải thành phố Hà Nội để tưới Càng nÓi rõ thêm điều ấy.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
153

Bảng 3.9: Trị số trung bình của một số kim loại nặng trong bùn cống rãnh
thành phố (ppm).
Nguồn: Tan et Al–1971, Wild 1973

BÙN CỐNG RÃNH


Nhà máy Nhà máy Cống rãnh
Thành phố Nhà máy dệt
rượu Chế biến ở Anh
gỗ
Al 7.280
Fe 2.370
Mn 150
Cu 565 394 81 53 800
Zn 2.220 864 255 122 3.000
Pb 520 129 29 47 700
N 100 63 18 119 80
Cd 28 4 2 2
Cr 1.040 2.490 117 81 250
Hg 5

3.5.3 Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong
công nghiệp
DO thải ra trên mặt đất một lượng lớn Chất thải bỏ trOng CÔng nghiệp như than,
khOáng Vật từ CáC ống khÓi, lò nung, lò đúC gang... Những Chất độC hại Chứa trOng
CáC Chất thải bỏ nÓi trên bị khử kiềm Và bị lÔi Cuốn VàO trOng đất. CÓ thể nÓi dưới
hình thứC hơi, bụi, khí độC đượC tung VàO khÔng trung, Chất thải bỏ lại rơi xuống
đất từ đÓ làm thay đổi thành phần hÓa họC Của đất, độ pH Của đất, thay đổi quá
trình nitrat hÓa Của đất dO đÓ ảnh hưởng đến hOạt động Của Vi sinh Vật trOng đất...

3.5.4 Do những chất gây ô nhiễm không khí rồi lắng xuống mặt
đất
DO những Chất gây Ô nhiễm khÔng khí rồi lắng xuống mặt đất. Ví dụ như trOng
hOạt động CÔng nghiệp thường đưa VàO khí quyển một lượng SO2, SO2 kết hợp Với
hơi nướC trOng khí quyển trở thành H2SO4 đÓ là hiện tượng mưa aCid mà Chúng ta
thường nghe nÓi.
154 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.5.5 Ô nhiễm đất bởi những tác nhân sinh học


Những táC nhân sinh họC CÓ thể làm Ô nhiễm đất Và gây ra bệnh ở người đượC
Chia ra làm 3 nhÓm:

3.5.5.1 Truyền bệnh từ người – đất – người


TrựC khuẩn Và nguyên sinh động Vật đường ruột CÓ thể làm Ô nhiễm đất dO:
- Những phương pháp phÓng uế Chất thải bỏ mất Vệ sinh.
- Sử dụng phân bÓn lấy từ CáC hố xí hay bùn trOng nướC sinh hOạt hOặC sử dụng
Cánh đồng lọC, Cánh đồng tưới bằng CáC lOại nướC thải sinh hOạt. Đất CÓ thể bị
Ô nhiễm bởi:
- TrựC khuẩn lỵ.
- Thương hàn.
- Phẩy khuẩn tả
- Amip.
Tuy nhiên, những bệnh dO CáC Vi sinh Vật này gây ra thường lan truyền bởi nướC
Và truyền bệnh dO tiếp xúC trựC tiếp từ người này sang người kháC hOặC dO thựC
phẩm. NgOài ra, ruồi Cũng tiếp xúC Với đất bị Ô nhiễm bẩn bởi phân, sinh sản ở đÓ
Và truyền mầm bệnh đi...
1. Trực khuẩn lỵ: TrựC khuẩn lỵ Chết tương đối nhanh trOng phân tươi, nhưng sau
khi tẩy uế phân thì Chúng CÓ thể tồn tại lâu nhờ CÓ Chất hữu Cơ trOng đất. NÓ
thường bị CáC tia bứC xạ tiêu diệt. Người bị nhiễm khuẩn là dO ta ăn phải rau quả
bị đất làm nhiễm bẩn hay tiếp xúC Với phân tươi.
2. Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn: Đất trồng là mÔi trường khÔng
thuận lợi ChO CáC lOại Vi khuẩn trên phát triển. CáC lOại Vi khuẩn này sẽ Chết
sau một thời gian rơi VàO đất Và khÔng Cạnh tranh đượC Với CáC Vi khuẩn hOại
sinh ở đất. SOng tùy theO mứC độ nhiễm bẩn Và lOại đất (nhiệt độ, độ ẩm, dự trữ
Chất hữu Cơ, độ pH, khuẩn lạC, Vi khuẩn đối kháng...) trựC khuẩn thương hàn CÓ
thể tồn tại khá lâu (từ 2 – 4 tuần hOặC hơn nữ) trOng đất. Vì Vậy, Vai trò dịCh tễ
họC Của đất trOng bệnh thương hàn khÔng thể phủ định hOàn tOàn đượC.
3. Phẩy khuẩn tả trong đất: Phẩy khuẩn tả tồn tại trOng đất khÔng quá một
tháng, khả năng sinh tồn Của nÓ Chịu ảnh hưởng Của nhiều nhân tố. Đất bị nhiễm
bẩn bởi phân tươi, CáC Chất hữu Cơ kéO dài thời gian tồn tại CáC phẩy khuẩn tả từ 5 –
7 tháng.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
155

Khả năng sinh tồn Của nÓ Còn bị ảnh hưởng bởi thành phần Cơ giới Của đất, bên
Cạnh đÓ là hiện tượng đối kháng Vi khuẩn Và những nhân số sinh họC quyết định.
Truyền bệnh người – đất – người Còn dO CáC lOại ký sinh trùng (giun, sán), ký
sinh trùng đượC truyền qua đất hOặC trứng giun sán, ấu trùng Của Chúng sau thời
gian ủ bệnh tương đối trở thành táC nhân gây bệnh ChO người. Quan trọng hơn Cả là
giun đũa, giun xOắn neCatOr AmeriCanus Và giun mÓC. Hai lOại giun Cuối Cùng này
Chính là táC nhân gây bệnh giun mÓC. Còn giun lươn ít truyền bệnh qua đất hơn.
Điều kiện thuận lợi ChO mỗi lOại giun phụ thuộC VàO CáC yếu tố Của Vi khí hậu
O
(t C, X, U%, bứC xạ mặt trời...)
Ở những đất bị phủ tuyết Vẫn thấy trứng giun đũa tồn tại.
Tuy Vậy, bệnh giun mÓC lại xuất hiện ở những xứ nhiệt đới
ẩm. Tình hình nhiễm trứng giun mÓC ở Việt Nam như sau:
- Vùng mỏ 58%
- Khai tháC lộ thiên 75%
- Hầm lò 86%
- Vùng nÔng nghiệp 35,2%
- Trồng hOa màu 48,1%
4. Bệnh lỵ amip: EntamOeba dysenteriae CÓ thể tồn tại ở trOng đất nhất là đất bị Ô
nhiễm phân. Ở nơi nàO giải quyết phân Chưa đượC tốt, thường ở nơi đÓ CÓ mang
kén amip. ThÓi quen mất Vệ sinh luÔn luÔn gÓp phần VàO ViệC duy trì Chu kỳ
nhiễm khuẩn bởi những táC nhân gây bệnh truyền qua đất.

3.5.5.2 Truyền bệnh từ vật nuôi  đất  người


TrOng một số bệnh Của động Vật truyền sang người thì đất CÓ thể giữ một Vai trò
Chủ yếu truyền táC nhân nhiễm khuẩn từ Vật nuÔi sang người.
TrướC khi giới thiệu Chung Về một số bệnh dO Vật nuÔi đem đến, ta thử xem một
số bệnh dO Chuột (kể Cả Chuột nuÔi làm Cảnh lẫn Chuột Cống, Chuột đồng..) mang đến
ChO COn người như sau:
1. Bệnh dịch hạch: DịCh hạCh là một bệnh truyền nhiễm lan rộng nhiều nơi Và CÓ
thể thành dịCh lớn. Bệnh dO một trựC trùng gọi là pasteurella pestis. Bệnh phát
triển theO 2 thế lâm sàng Chính: ĐÓ là nổi hạCh Và sưng phổi khối, ngOài ra CÓ
thể nhiễm trùng máu.
156 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bệnh dO một lOại CÔn trùng trung gian gọi là bọ Chét (puCe), người bị lây bệnh
theO 2 CáCh:
- Bị bọ Chét đốt.
- Gián tiếp dO phân bọ Chét rơi trên đất... Tùy theO CáCh xâm nhập VàO Cơ thể qua
da, qua màng bụng hOặC VàO máu.
Triệu Chứng.
 Thể nổi hạCh (Và Cũng là thể nhẹ nhất).
Thời gian nung bệnh từ 1 – 5 ngày hOàn tOàn yên lặng.
Thời kỳ phát khởi nổi hạCh khÓ Chịu, nhứC đầu, đau ngang lưng, rét run rồi sốt
CÓ khi sốt nặng, thời kỳ này kéO dài 2 ngày.
Thời kỳ tOàn phát sưng hạCh bất kỳ nơi nàO trOng Cơ thể, thường thì 55 – 70% ở
bẹn, 20% ở Cổ, Cơ ứC, khuỷu tay Chân, đầu gối, phần nhiều nổi 1 hOặC 2 hạCh liên
kết lại 14%. Sờ nắn đau, CÓ CụC rắn, nhẵn tròn, sưng đỏ lên, dính Chặt ở da Và CáC
bộ phận...
CáC triệu Chứng tOàn thể (tOàn phát) rất nặng CÓ thể làm ChO thần kinh suy nhượC,
mặt nhợt nhạt, mắt đỏ ngầu, lO sợ, giọng nÓi thều thàO, mệt nhọC Và hÔn mê. Sốt
CaO (39 – 40OC), sốt liên tụC một tuần rồi hạ dần. Qua giai đOạn này CÓ thể bệnh sẽ
thuyên giảm hOặC sẽ dẫn đến tử VOng. Bệnh diễn tiến từ 3 – 8 ngày.
 Thể sưng phổi: DO nhiễm trùng qua đường hÔ hấp.
Thời gian nung bệnh từ 2 – 6 ngày, CÓ khi Chỉ Vài giờ, đÔi khi kéO dài đến 9 – 10
ngày.
Thời kỳ khởi phát rét run, đau mình, buồn nÔn, sốt CaO.

Thời kỳ tOàn phát sốt liên tụC 40OC, mạCh yếu, khÓ thở, tứC ngựC, hO từng Cơn
Và mệt nhọC, khạC ra đờm ngày Càng nhiều đÔi khi CÓ máu, láCh sưng, tim yếu, lưỡi
khÔ, nướC tiểu Vàng CÓ albumin. Suy nhượC, sút Cân nhanh, ngạt thở, tứ Chi tái tím,
bệnh diễn biến rất nhanh Và tử VOng trOng từ 2 – 4 ngày, phù thủng phổi Cấp CÓ khi
tử VOng rất nhanh trOng Vòng 24 giờ.
 Thể nhiễm trùng huyết: TrựC trùng sinh sÔi nảy nở rất nhanh trOng máu, bệnh
nhân rét run Và sốt 40 – 41OC, nhứC đầu dữ dội, mê sảng, bụng Chướng, gan
láCh sưng khÓ thở, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da Và phủ tạng, bệnh nhân
tím đen, tử VOng sau 2 – 3 ngày hOặC 4 – 5 ngày.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
157

Biến Chứng CO giật, lở lOét để lộ xương, biến Chứng VàO phổi, VàO mắt Và nguy
hiểm nhất gây mù lOa, gây sẩy thai...
2. Viêm não Nhật Bản B
Bọ Chét là lOại CÔn trùng ký sinh trên Cơ thể Chuột là lOại động Vật trung gian
truyền Viêm nãO Nhật Bản B nhưng Chủ yếu là dO muỗi COlex đốt, dO bọ Chét đốt
người rồi dẫn đến Viêm nãO Nhật Bản B.
Triệu Chứng CÓ thể gặp 3 thể lâm sàng:
- Viêm màng nãO, Viêm tủy
- Thể thÔ sơ.
- Thể âm ỉ.

Thời kỳ nung bệnh Chừng một tuần lễ, nhứC đầu, sốt CaO 40OC, rét run, đau ê
ẩm, mặt đỏ Và hội Chứng màng nãO gồm CÓ nhứC đầu mạnh, hÔn mê, nÔn mửa,
ngủ liên miên hOặC mất ngủ, CÓ thể để lại di Chứng thần kinh, mắt liệt điều tiết, CO
nhỏ đồng tử hOặC méO hOặC khÔng phản ứng trướC ánh sáng, nÓi nhỏ, ú ớ khÓ hiểu,
tOàn bộ CáC Cơ bị CO Cứng, lOạn nhịp thở... Ở thể nặng, CáC Cơ trên CO Cứng, CáC Chi
dưới thẳng đờ, giảm trí lựC, thay đổi tính nết. Phần nhiều tử VOng trướC 10 ngày Cũng
CÓ thể kéO dài tới 50 ngày. Tuổi mắC bệnh thường từ 6 – 16 tháng tuổi, lớn ít mắC
bệnh hơn...
NgOài ra Chuột Còn lan truyền CáC bệnh LeptOspirOsis, bệnh BruCellOsis, bệnh
ListeriOsis... những bệnh này sẽ đề Cập Chung VàO mụC Vật nuÔi – đất – người.
3. Bệnh xoắn trùng vàng da (Bệnh Leptospirosis)
LeptOspira gây bệnh đồng thời ChO Vật nuÔi Và COn người. NÓ biểu hiện quy luật
dịCh tễ họC tương tự như quy luật Của nhiều bệnh động Vật kháC đứng Về ý nghĩa,
truyền từ Vật nuÔi sang Vật nuÔi Và từ Vật nuÔi sang người.
Bệnh phát sinh Chủ yếu Vẫn là ở trâu bò, dê, Cừu, ngựa, Chuột Cống, Chuột Chù
thường mang mầm bệnh. Sự phân tán những lOài xOắn trùng LeptOspira liên quan rõ
rệt Với điều kiện Của mÔi trường nhất là khi tiếp xúC Với Vật nuÔi mắC bệnh, Với
nướC hOặC bùn. TrOng 1ml nướC tiểu Của Vật nuÔi mang theO 100 triệu COn PeptOspira
(đặC biệt nướC tiểu Của Chuột rất nguy hiểm). Nếu nướC tiểu CÓ trộn Chung Với
nướC hOặC bùn CÓ độ pH trung tính hay kiềm nhẹ thì CáC xOắn khuẩn CÓ thể sống
tới hàng tuần.
Người làm nÔng nghiệp hay những người bơi lội, tắm giặt trOng CáC aO hồ thì
xOắn khuẩn sẽ xâm nhập qua da, niêm mạC, đường tiêu hÓa, đường hÔ hấp.
158 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Triệu Chứng: Bệnh phát ra từ 4 – 5 ngày Và kéO dài khÔng quá 12 ngày, sốt 39 –
40OC, đau CáC Cơ bụng, Chân, đau CáC khớp Và trOng xương, hội Chứng màng nãO
tủy, đau mắt đỏ xung quanh, lòng đen xuất huyết, áp huyết hạ, mạCh Chậm, đi giải ít
CÓ albumin dẫn đến Viêm gan, thận, bàng quang.
Biến Chứng: Sưng màng tai, đường dẫn mật, Viêm tĩnh mạCh, trụy tim mạCh, liệt
thần kinh mật, đỏ mắt.
4. Bệnh Brucellosis
Đây là bệnh sẩy thai truyền nhiễm mãn tính Chung ChO nhiều lOại gia súC rồi lây
sang người. Chuột thường mắC bệnh này rồi lây sang người Và CáC gia súC kháC.
Triệu Chứng: Sốt, Viêm gan láCh, sẩy thai, tiêu Chảy, thủy thúng Vú, âm đạO
Chảy nướC dịCh nhờn. Đàn Ông Viêm dịCh hOàn Và teO dần rồi khÔng Còn khả năng
sinh đẻ, Viêm CáC khớp, bại liệt CáC Chi, đàn bà thì sẩy thai...
5. Trực khuẩn than
Người mắC bệnh than ít gặp nhưng khi xảy ra Cũng rất nguy hiểm ChO người.
TrựC khuẩn than rất đề kháng Với những táC nhân hÓa họC Và Với những điều kiện
bất lợi Của mÔi trường baO quanh. Chúng CÓ thể sống hàng năm trOng đất Và trOng
những tổ ChứC Của động Vật như da, lÔng ngựa, lÔng Cừu. Khi mầm bệnh lưu trú
trOng Vật nuÔi ở một Vùng nàO đÓ, ổ gây bệnh sẽ đượC phát sinh đối Với CáC động
Vật dO khả năng thường trú Của mầm bệnh trOng đất.
6. Bệnh sốt Q
Bệnh sốt Q đượC gây ra bởi RiCkettsia COxiella Burnetii trở thành quan trọng đối
Với sứC khỏe Của hầu hết nhân dân Thế Giới... RiCkettsia CÓ thể CÓ mặt trOng đất
Và bụi, nơi mà Chúng CÓ thể sinh tồn trOng những thời kỳ dài nhờ ở sứC đề kháng
mạnh mẽ Của Chúng Với điều kiện khÔ hanh. Ở những nơi CÓ những đàn Cừu đẻ
trOng những khOảnh đất ràO kín, CáC mầm bệnh Rickettsia trOng bụi Của đất bỗng
trở thành mạnh mẽ khi đất bị Che mất ánh sáng mặt trời... Ở nướC ta nhất là miền
núi CÓ nhiều lOại họ Ve (Ve COn) Cứng... Rất nhiều bệnh Virút, ký sinh trùng đường
máu đã phát hiện đượC trên CáC động Vật nuÔi, ở nướC ta dO Ve như bệnh bại liệt,
bệnh Piroplasnosis, Babesillosis... Ở miền núi, ban đêm thú rừng hay đến gần CáC
lâm trường, nÔng trường... rồi mang mầm bệnh đến ChO người. Như Vậy, COn Ve đã
thành lập một Cầu liên hệ giữa CáC ổ Rickettsiosis, sốt phát ban, sốt phát ban nhiệt
đới V.V... trên CáC động Vật hOang dại truyền ChO người, gia súC Và CáC Vật nuÔi
kháC.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
159

7. Bệnh viêm da do giun


Bệnh này thường gặp ở những nơi CÓ nhiều ChÓ mèO nhiễm Ankylostoma
brazillienne. Người bị nhiễm dO sự xâm nhập VàO da Của những ấu trùng giun mÓC
từ đất lên, xuyên qua da người Và gây Viêm da... Những người thường phải tiếp xúC
Với Chất phÓng uế Của Vật nuÔi thải ra, đặC biệt là trẻ em.
8. Những bệnh khác
Những bệnh kháC theO phương thứC Vật nuÔi – đất – người, Cần kể tới là những
bệnh khuẩn clostridium perfrigens, Viêm màng nãO tủy, bệnh khuẩn tularê...

3.5.5.3 Truyền bệnh từ đất  người


1. Các bệnh nấm

Hầu hết CáC bệnh nấm nặng ở da ăn sâu VàO trOng hay lan tOàn thân đều đượC
gây ra dO nấm hOặC dO xạ khuẩn (Actionomycetes). Chúng phát triển bình thường
như những Vi khuẩn hOại sinh ở trOng đất hay CÓ khi những sợi nấm kháC nhau xâm
nhập VàO da qua CáC Vết thương.

Bệnh thường gặp ở những người đi Chân đất hOặC quần áO khÔng đủ bảO Vệ da.
Bệnh CÓ thể gây tàn gật suốt đời, khÔng Chữa đượC CÓ khi phải mổ Cắt những Chi bị
nhiễm đÓ đi. Bệnh nấm Cocciodioides dO nấm Coccidioides immitis gây ra thường gặp
ở những Vùng hạn hán, trên tầng đất sâu độ Vài Cm CáCh mặt đất hay gần hang
động CáC Vật gặm nhấm. TrOng những tháng nắng nÓng, giÓ Cuốn bụi mặt đất,
Cuốn bàO tử nấm VàO khÔng khí.

Trên mặt đất, những lOại nấm như địa nấm CÓ sợi lÔng (Geotrichosis), mốC lá
Cây hay quả thối (phycomycetosis). Nấm trOng đất giàu phân gà, phân Chim, phân
dơi (Histophasmosis) nấm trOng tổ Chim Và phân Chim bồ Câu (Cruptococcosis), nấm
trOng rau Cỏ Ôi thúi (úa) (Aspergillosis), nấm trên gỗ Cây Vừa bị Chặt
(Sporotrichosio). Tất Cả đều theO Cơ Chế: bụi bị giÓ Cuốn VàO khÔng trung gây
bệnh ChO người... Trên thế giới, người ta rất quan tâm nghiên Cứu đến bệnh nấm Vì
liên quan đến điều kiện laO động sản xuất Của CÔng nhân, nÔng dân làm đất Và
trồng trọt.

Đất trồng trọt là nguồn gốC Chứa tự nhiên Của nấm độC họ Fusaium, Penicillium.
ĐộC tố Của nấm Stachibotris alternans gây Viêm Và hOại tử trên tOàn bộ đường tiêu
hÓa Của ngựa.
160 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Những ruộng khoai bị ngập nước chết thối, củ và lá sau khi đã thối rữa
thải ra những độc tố, những loại nấm có hại cho người và gia súc.

Cần phải hết sứC phòng ngừa sự phát triển Của CáC lOại nấm CÓ hại trên Cây
trồng trOng thời kỳ sinh trưởng Và Cả ở trên thứC ăn ChO người Và gia súC trOng thời
kỳ bảO quản...

2. Uốn ván

Uốn Ván là một bệnh nặng Của người dO độC tố Của trựC khuẩn NiCOlaier gây ra.
Chúng phát triển kỵ khí ở những Vết thương nhiễm khuẩn. Nguồn lây nhiễm tứC thời
CÓ thể là đất, bụi hOặC những Chất thải Của súC Vật Và người mà táC nhân nhiễm
khuẩn là ClOstridium tetani. Vi khuẩn uốn Ván đượC gặp khá nhiều trOng đất Canh
táC đÔi khi ở trOng đất bỏ hOang, Càng lên CaO Càng ít gặp Vi khuẩn này. NÓ CÓ thể
sống Vài năm trOng đất trồng trọt nhưng ít CÓ khả năng sinh sản ở những lớp đất
dưới sâu, nÓ tồn tại khá lâu trOng đất bÓn phân tươi.
3. Bệnh ngộ độc thịt (do Clostridium Botulilium)
Đây là lOại bệnh thường gây Chết người dO những độC tố Của ClOstridium
bOtulium sinh ra. Nguồn mầm bệnh là đất hOặC ruột súC Vật. ĐộC tố đượC tạO nên
dO sự phát triển kị khí Của CáC nha bàO trOng thứC ăn Và gây ngộ độC tứC thời.
Bệnh thường xảy ra dO ăn đồ hộp khÔng nấu kỹ hOặC những lOại thựC phẩm sấy,
thanh trùng Chưa thật tốt. Ngay từ lúC ban đầu lưu lại, thựC phẩm đã bị CáC nha bàO
nhụC độC tố rải ráC trên mặt đất truyền VàO. Clostridium botulium tồn tại Và phát
triển nhiều ở xứ nÓng. Đất sét sinh sÔi nhiều hơn... Giun đất là nơi tụ tập C.L.
botulium, xáC CáC sinh Vật trOng đất Cũng là nơi tụ tập CáC Vi khuẩn này. trOng bùn
Của aO, hồ đầm lầy Cũng gặp C.L.botulium.

3.5.5.4 Các siêu khuẩn truyền bệnh từ đất


Nếu tính trung bình mỗi người dân thành phố một ngày thải 400 lít nướC Và nếu
tính Vi khuẩn đường ruột thì người ta thấy trOng một ngày:
- Mùa rét từ 1 – 3,8 triệu Vi khuẩn nÓi Chung (baO gồm Cả siêu Vi khuẩn).
- Mùa hè lên tới 5,7 – 11,4 triệu Vi khuẩn nÓi Chung (baO gồm Cả siêu Vi khuẩn).
Riêng Về siêu Vi khuẩn đường ruột thì nÓi Chung trOng một lít nướC thải CÓ đến
5.000 COn/lít.
- TrOng đất, người ta đã tìm thấy siêu Vi khuẩn bại liệt EChO Và COxsaCkie gây
Viêm màng nãO Và sốt phát ban, Viêm Cơ tim, Viêm nãO trẻ sơ sinh. Tuy bệnh bại
liệt ở
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
161

Việt Nam CÓ giảm nhưng điều quan tâm là Vẫn Còn Vi rút gây bệnh bại liệt (POliO)
hOang dại lưu hành.
- Đất sét pha Cát thu hút nhiều siêu Vi khuẩn đường ruột hơn.
- Siêu Vi khuẩn từ đất táCh ra rồi xâm nhập VàO Cơ thể COn người.
- Đất CÓ pH trung tính hay hơi Chua, siêu Vi khuẩn dễ táCh ra hơn, mÔi trường
kiềm thì nÓ dễ nuÔi Cấy.
- CáC nướC xứ lạnh siêu Vi khuẩn đường ruột dễ lan tràn hơn xứ nÓng.

- Siêu Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 3 – 10OC, nÓ Chỉ sống đượC 15 ngày
trOng đất Cát khÔ, Còn EChO Chỉ 5 ngày.
- Nếu độ ẩm tăng từ 10% trở lên thì nÓ sẽ sống 60 ngày.

- Rau quả nếu tiếp xúC Với đất từ 18 – 22OC thì sứC sống Của siêu Vi khuẩn đường
ruột bị giảm sút nhanh ngượC lại khi để trOng tủ lạnh thì nÓ sống tới 68 ngày.
- Phân người Chứa rất nhiều siêu Vi khuẩn. CÓ những mẫu phân pha lOãng tới
6.000 lần mà sau 4 tuần Vẫn Còn tìm thấy siêu Vi khuẩn đường ruột (đÓ là phân
Của người mắC bệnh).
- NÓ dễ truyền qua đường tiêu hÓa (miệng).
- Những siêu Vi khuẩn qua đất truyền bệnh ChO Vật nuÔi gồm:
- Những Virút ưa da (Vi rút gây lở mồm, lOng mÓng, Viêm họng CÓ mụn nướC Của
ngựa, lợn...).
- Vi rút dại.

3.5.5.5 Những vi khuẩn đánh giá đất bị nhiễm bẩn bởi phân
1. Coli Acrogenes
NhÓm COli aerOgenes thường ở dạng hOại sinh. Chúng rất gần gũi Với nhÓm
thương hàn, lỵ ChO nên khi Chúng biến thể, Chúng CÓ khả năng gây ngộ độC thứC
ăn, gây Viêm ruột... Ta thường gặp Coli earogenes trOng phân tươi Của người Và
động Vật Cũng như trOng đất. CáC lOại này tồn tại khá lâu trOng đất VÔ khuẩn
nhưng tồn tại khá ngắn khi đất bị nhiễm bẩn (Vì đấu tranh Với CáC Vi khuẩn). Trời
nắng khÔ, Chúng Chết nhanh hơn trOng đất ẩm. Đất đượC Cày sâu, đượC Cải thiện
Chế độ nướC Và khÔng khí sẽ tạO điều kiện ChO đất tự tẩy sạCh Vi khuẩn nhÓm Coli
earogenes.
162 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

2. Bact–perfringens
Là Chỉ số nhiễm bẩn đất bằng phân tươi. LOại này Cư trú thường xuyên trOng ruột
người Và động Vật, khi thấy Chúng xuất hiện trOng đất Chứng tỏ đất bị nhiễm bẩn bởi
phân tươi. Khi thấy nhÓm BaCt–perfringens trOng đất Chứng tỏ đất mới bị nhiễm bẩn Vì Vi
khuẩn này khÔng CÓ nha bàO Và Chết khá nhanh ở mÔi trường bên ngOài. NgượC lại,
khi thấy BaCt–perfringens trOng đất Chứng tỏ đất bị nhiễm bẩn tương đối lâu Vì lOại
này CÓ nha bàO sống lâu trOng đất. Càng ở sâu, lượng BaCt–perfringens Càng giảm.

3.5.6 Tác nhân hóa học và phóng xạ

3.5.6.1 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật


1. Phân bón
Hàng năm ViệC sản xuất phân bÓn ngày một tăng, trung bình mỗi năm tăng thêm
2 triệu tấn. Ở Việt Nam Chúng ta tuy lượng phân bÓn sử dụng ChO 1 ha Canh táC
Chưa nhiều (sO Với CáC nướC nÔng nghiệp tiên tiến). Ví dụ: N = 48,5kg/ha; P 2O5 =
17,6kg/ha, K2O = 7,2kg/ha (nÓi Chung khOảng 75 – 80kg NPK/ha).

Tuy lượng phân sử dụng ChO một diện tíCh gieO trồng Chưa nhiều nhưng phương
pháp bÓn Và thời gian bÓn khÔng hợp lý, Vì Vậy thựC Vật khÔng kịp Chuyển hÓa để
nuÔi dưỡng Cây Cối mà tíCh lũy lại trOng Cây trái... Mặt kháC, tíCh lũy trOng đất làm
ChO đất bị Ô nhiễm bởi độC tố trOng hÓa Chất.
Phân bÓn hÓa họC xưa nay (nhất là từ khi CuộC CáCh mạng Xanh ra đời) đượC
dùng Với những mụC đíCh Canh táC kháC nhau nhằm làm tăng năng suất Và sản
lượng Cây trồng nhưng mặt trái Của nÓ Cũng đã gÓp phần làm Ô nhiễm đất dO độ
khÔng trOng sạCh Của nÓ mà trOng những phần trướC đã đề Cập.
2. Thuốc bảo vệ thực vật
Để bảO Vệ mùa màng, đảm bảO năng suất Cây trồng, thời gian qua COn người đã
tìm ra một số lOại thuốC trừ sâu diệt Cỏ... TrOng những Chất trừ Cỏ, diệt sâu, Chất
hữu Cơ đang đượC sử dụng, đề kháng đượC sự phân hủy Của Vi sinh Vật Và khÔng bị
biến thành sản phẩm trơ Cuối Cùng, hàng đầu phải kể đến những Chất hydrOCarbua
Chứa ClO như DDT, lidan, ADNrin, diendrin. Cặn Của những Chất diệt Cỏ trừ sâu này
tỏ ra bền Vững hay bị hấp thu VàO những Cấu tử Của đất Cùng Với CáC Chất khOáng
Và CáC Chất hữu Cơ baO bọC.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
163

Những Chất hÓa họC này CÓ thể làm Ô nhiễm Cây trồng Và rễ Cây Của Chúng
thiêu rụi đi trOng đất bị phun thuốC trừ sâu.
- Chất lindan CÓ thể làm hư hại Cà rốt Và Củ Cải đường.
- LúC mới phun thuốC trừ sâu CÓ thể Chưa thấy hại đối Với Cây trồng nhưng 5 năm
sau lần xử lý sâu bọ Cuối Cùng thì 4 – 5% lượng Chất trừ sâu gây độC hại ChO
CÔn trùng đượC tìm thấy sÓt lại trOng đất. Nhiều nướC Còn thấy DDT Và những
hydrOCarbua Chứa ClO kháC đã đạt tới 12%.
- CáC nhà báC họC Canada đã Chứng minh rằng ở nồng độ thấp 24mg/l, DDT gây
nên sự thay đổi sinh lý ngượC Của Cá, DDT đã làm Chết hàng lOạt Chim trên Thế
Giới.
- DDT dễ dịCh Chuyển trOng khÔng khí Và nướC, nÓ giữ đượC độ độC trOng mÔi trường
hơn 10 năm. Khi VàO Cơ thể, DDT hầu như khÔng thOát ra đượC.
- Khi trộn 140 phần DDT trOng 1 triệu phần thứC ăn ChO Chuột đã phát hiện hơn
1/2 số Chuột CÓ khối u áC tính ở gan Và CáC tổ ChứC kháC.
- Lượng thuốC trừ sâu ở Vùng Chiêm trũng Hà Nam Ninh là 0,85 – 3,4mg/l ở đồng
bằng Nam Bộ là 0,9 – 5,2mg/l. TrOng lúC quy định Nhà NướC thì DDT £ 0,01mg/l.
ThuốC bảO Vệ thựC Vật nÓi Chung (tổng hÓa Chất) £ 0,15mg/l.
Nhiều kết quả nghiên Cứu ChO thấy:
- ClO hữu Cơ tồn tại trOng đất từ 4 – 10 năm.
- CarbOnat tồn tại từ 1 – 2 năm.
- Cơ Chế táC dụng Của thuốC trừ sâu lên thựC Vật Chính là làm tê liệt khả năng dẫn
truyền CáC xung động thần kinh, dẫn đến hiện tượng CO giật rồi làm sinh Vật
Chết.
CÓ 3 nhÓm thuốC trừ sâu diệt Cỏ (xem bảng), Chúng đều dễ tan trOng tổ ChứC
mÔ. NhÓm I khÓ bị phân hủy, ít độC tố đối Với động Vật, Còn nhÓm II Và III tương
đối dễ bị phân hủy hơn nhưng rất độC đối Với người Và động Vật.
Bảng 3–10: Ba nhóm thuốc trừ sâu diệt cỏ

Nhóm I Nhóm II Nhóm III


(Clo + Hydrat carbon) (Lân hữu cơ) (Carbonat)
DDT, DDD, DDE Méthyl parathiOn Carbamyl
ADNrin ParathiOn ZeCtCan
Diendrin MalathiOn
666 DiazinOn
ClOdan FenthiOn
lindan Tep
Azin nphOlmetyl
164 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

DDT thường tíCh tụ trung đất, nướC, khÔng khí sau đÓ rơi xuống biển Và đượC
sinh Vật hấp phụ gây nên Ô nhiễm thựC phẩm... Nồng độ DDT tuy thấp trOng nướC
nhưng lại tăng lên rất CaO gấp nghìn lần trOng liên Chuỗi thựC phẩm.
CÓ thể nÓi rằng nhờ sử dụng CáC lOại hÓa Chất diệt CÔn trùng đã làm ChO hàng
triệu người đượC Cứu sống bởi CáC bệnh dịCh, đưa năng suất mùa màng tăng lên.
SOng Cũng Chính ViệC sử dụng một CáCh rộng rãi CÓ quy mÔ lớn CáC lOại thuốC trừ sâu,
diệt Cỏ đã gây nên sự Ô nhiễm mÔi trường, rối lOạn Cân bằng sinh thái... Bên Cạnh đÓ
Còn làm ChO CáC lOài sâu CÓ hại dần dần CÓ sứC đề kháng Với CáC lOại thuốC trừ sâu
diệt Cỏ ấy.

3.5.6.2 Ô nhiễm bởi các chất thải bỏ rắn trong công nghiệp
Qua nghiên Cứu thấy 50% Chất thải CÔng nghiệp là ở dạng rắn (bụi, than, quặng,
Chất hữu Cơ...), trOng đÓ CÓ 15% CÓ khả năng gây độC nguy hiểm.
Những Chất tẩy rửa Của những Chất thải bỏ CÔng nghiệp rắn CÓ thể Chứa những
sản phẩm hÓa họC độC hại ở dạng dung dịCh. TrOng thiên nhiên những Chất này CÓ
thể đượC tíCh đọng lại Và bằng những Cơ Chế kháC nhau đã gây Ô nhiễm ChO một
liên Chuỗi thựC phẩm Của người.
Ở Mỹ, hàng năm CÓ đến hàng ChụC triệu tấn Chất thải bỏ khÔng Cháy, aCid ăn
mòn hOặC Chất độC hại đượC đàO thải ra mÔi trường xung quanh, xấp xỉ
300kg/người x năm (Chất thải CÔng nghiệp).
Qua nghiên Cứu, Vấn đề Ô nhiễm đất nÔng nghiệp ở gần CáC nhà máy xí nghiệp
sản xuất hÓa Chất ChO thấy CÓ một nguy Cơ nguy hiểm từ CáC ống khÓi làm lắng CáC
bụi xả ra từ CáC nhà máy... Ví dụ:
Asen (As): Độ đậm As quanh nhà máy CaO gấp 4 – 5 lần sO Với khOảng CáCh
500m, gấp 6 lần sO Với 2500m. Sau khi hấp thụ Asen sẽ đượC đàO thải ra qua COn
đường sữa. NuÔi bò sữa bằng thựC Vật trồng gần khu nhà máy CÓ nồng độ As CaO
thì tỷ lệ As trOng sữa Càng tăng. Nữ CÔng nhân làm ViệC trOng khu VựC này thì độ
As trOng sữa Của họ Cũng CaO.
Flo (F): Độ đậm flO tăng trOng rau, khOai tây trồng CáCh nhà máy 500m (0,08 –
0,09mg/100gam). NuÔi bò quanh nhà máy Cũng thấy bò bị nhiễm độC flO. FlO trOng
Cỏ ở CáCh nhà máy 2km CaO gấp 10 lần ở ngOại Ô Và 3 – 6km CaO gấp 2 – 4 lần sO
Với ngOại Ô. Ngay trOng sữa bò nuÔi quanh nhà máy Cũng thấy hàm lượng flO Chiếm
0,43
– 0,7 mg/l.
Chì (Pb): Lấy 2 lOại rau khÔng rửa Và CÓ rửa để nuÔi súC Vật ta thấy:
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
165

- Rau CÓ rửa: Chì trOng xương súC Vật CaO gấp 5 lần, trOng gan CaO gấp 9 lần sO
Với rau trồng xa khu VựC nhà máy.
- Rau khÔng rửa: Chì trOng xương súC Vật CaO gấp 20 lần, trOng gan CaO 18 lần
sO Với rau trồng xa nhà máy để nuÔi động Vật.
Ở Rumani, trOng khÓi xám Của một số khu CÔng nghiệp CÓ Chứa Chì dO giÓ Cuốn đi,
Chì đọng lại trên Cỏ nhất là Về mùa xuân Và mùa thu CÓ mưa (Châu Âu). Cỏ khÔ
đánh đống để CáCh nhà máy 1,5km ta thấy: lớp Cỏ trên mặt Chứa 200 – 500mg
Chì/kg Cỏ, lớp Cỏ phần trOng Chứa 19,5 – 37,5mg Chì/kg Cỏ.
TrOng nướC thải luyện kim màu, sản xuất Ô tÔ thường Chứa Cu, Zn, Pb, As, Hg,
Cr, Cd... TrOng nướC thải luyện kim màu CÓ Chứa: 13mg/l Cu, 10mg/l Pb, 1mg/l Zn,
nếu đem đổ trên đất hOặC dùng để tưới mà Chưa qua xử lý rõ ràng sẽ gây Ô nhiễm
đất.
Bảng 3.11: Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại trong đất

TT Độ pH của đất Mức cho phép tính bằng mg/1kg đất


Chì Đồng Kẽm Arsen
1 3,5 < 20 < 15 < 20 25
2 4,0 25 20 30 25
3 4,5 30 25 40 25
4 5,0 40 740 60 25
5 5,5 50 60 90 25
6 5,7 60 80 110 25
7 6,0 70 120 200 25
8 6,2 < 75 230 300 25
9 6,5 80 250 320 25
10 7,0 80 260 340 25
11 7,5 80 270 360 25
12 8,0 < 80 280 370 25

3.5.6.3 Dầu mỏ làm ô nhiễm môi trường đất


Chúng ta biết rằng dầu mỏ là hỗn hợp phứC tạp Của những hydrOCaCbOn Với
những Chất hữu Cơ kháC nhau. Thành phần hÓa họC Cơ bản Của dầu mỏ là:
- CarbOn: 82 – 87%
- HydrO: 11 – 14%.
- Lưu huỳnh: 0,1 – 0,5%.
166 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Hàm lượng nitơ Và Ôxi khÔng Vượt quá Vài phần nghìn. Tất nhiên Cũng CÓ trường
hợp dầu mỏ CalifOrnia (Mỹ) thì CÓ 1,2% là Oxy liên kết Và 1,7% nitơ.
Những sản phẩm hÓa dầu quan trọng mà Chúng ta đã biết là: xăng, dầu hỏa,
diezen, dầu nhờn, Vazơlin, parafin (C19H4O  C35H72), xerezin (C37H76  C35H108).

Dầu Và những sản Của dầu khi đổ trên mặt đất làm ChO đất bị Ô nhiễm Vì:
Khi trên bề mặt CÓ một lớp dầu baO phủ dù đất rất mỏng (Chỉ Cần từ 0,2 –
0,5mm) Cũng đủ làm ChO đất ngạt thở Vì thiếu khÔng khí dO quá trình traO đổi bị
Cắt đứt. Kết quả là CáC Vi sinh Vật, động thựC Vật đều bị thiếu Oxy, Cuối Cùng dẫn
đến Chết. Lớp dầu này Cũng ngăn Cản quá trình traO đổi năng lượng mặt trời Của
mÔi trường đất.
Khi dầu đã thấm VàO trOng đất, Chúng là một Chất ghét nướC nên Chúng đẩy tất
Cả nướC ra ngOài làm ChO mÔi trường đất hầu như khÔng Còn nướC. Mặt kháC,
Chúng Cũng Chiếm Chỗ hết tất Cả CáC lỗ khổng kể Cả phi maO quản Và maO quản,
tống hết khÔng khí ra ngOài. Như Vậy, mÔi trường đã giảm thiểu lượng khÔng khí Và
nướC gây nguy hại ChO hệ sinh thái.
Khi dầu xâm nhập VàO đất Chúng sẽ làm thay đổi kết Cấu, đặC tính lý họC, hÓa
họC Của đất. Chúng biến CáC hạt keO thành trơ ra, khÔng CÓ khả năng hấp thụ Và
traO đổi nữa. NÓ đã làm ChO dung dịCh đất bị phân tướng rõ rệt: ưa dầu Và ghét
dầu, mất tính đệm, tính Oxy hÓa, độ dẫn điện Và dẫn nhiệt bị thay đổi, tính trương,
CO, tính dính giảm thiểu.
Dầu thấm qua đất xuống mạCh nướC ngầm sẽ làm Ô nhiễm nguồn nướC ngầm.
Dầu là những trường hợp Chất hữu Cơ CaO phân tử CÓ đặC tính diệt sinh Vật (trừ
một số Vi sinh Vật ăn đượC dầu).
Chính Vì những lẽ trên, khi dầu đổ trên mặt đất hOặC những phế liệu, những Chất
thải CÓ dầu thải bỏ ra trên mặt đất rõ ràng sẽ làm ChO đất bị Ô nhiễm, Chúng CÓ thể
biến đất đang sản xuất trở thành đất Chết.

3.5.6.4 Ô nhiễm bởi chất phóng xạ


Chất phÓng xạ xuất phát từ những Vụ nổ hạt nhân, từ CáC hOạt động Của núi lửa
hOặC những Chất thải bỏ phÓng xạ lỏng hay rắn phát ra từ những trung tâm CÔng
nghiệp hay nghiên Cứu khOa họC CÓ thể lắng xuống mặt đất Và tíCh tụ ở đÓ làm Ô
nhiễm đất.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
167

3.5.6.5 Thừa, thiếu các yếu tố vi lượng


Thừa thiếu CáC yếu tố Vi lượng dẫn đến CáC bệnh CÓ liên quan đến điều kiện địa
hÓa. Bên Cạnh trường hợp thiếu CáC Chất này trOng đất CÓ thể gây bệnh thì trường
hợp thừa CáC Chất này trOng đất Cũng gây bệnh:
- Thừa Be (tứC berili) sẽ gây bệnh Còi xương ChO động Vật.
- Thừa BO gây nhiều bệnh ChO Cây Cối ở sa mạC.
- Thừa F thì răng của người và vật (kể cả xương) bị tổn thương.
- Thừa Mn (tứC Mangan) sinh nhiều bệnh ChO Cây Cỏ.
- TrOng đất CÓ từ 5 – 10% Se (selen) súC Vật bị bệnh.
- Nếu Chứa MO (mOlypden) trâu bò dễ bị bệnh.
Thừa thiếu CáC yếu tố Vi lượng trOng đất sẽ CÓ khả năng gây ra CáC bệnh Về địa
hÓa ChO sinh Vật (hÓa họC Về đất...), Ví dụ thiếu CáC yếu tố Vi lượng như H, C, S, P,
N.

3.6 BIỆN PHÁP CHỐNG THOÁI HÓA VÀ Ô NHIỄM


MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Đất là nguồn tài nguyên Cơ bản Của mỗi một quốC gia, là sản phẩm tổng hợp Của
CáC điều kiện tự nhiên Và laO động Của COn người trOng quá trình phát triển Của xã
hội. Đất là đối tượng, là tư liệu sản xuất Của nÔng lâm nghiệp Và Của nhiều hOạt
động kháC... SOng trOng quá trình khai tháC COn người đã táC động quá nhiều VàO
tài nguyên đất, sử dụng khÔng hợp lý tài nguyên đất, thải bỏ nhiều Chất bẩn Và
những hÓa Chất độC hại trên mặt đất... từ đÓ làm ChO đất ngày Càng bị Ô nhiễm, tài
nguyên đất ngày một thu hẹp. Hàng năm, CÓ từ 6 – 7 triệu ha đất bị xÓi mòn, hàng
triệu ha rừng bị tàn phá... làm ChO đất bị xÓi mòn dẫn đến hOang hÓa nhưng rồi
Cũng Chính COn người là nạn nhân Của hOang mạC hÓa đÓ. CuộC sống Của hơn
20% dân số thế giới đang bị đe dọa bởi hậu quả Của hOang mạC hÓa. Vì Vậy, tìm mọi
biện pháp để Chống thOái hÓa đất, Chống Ô nhiễm mÔi trường đất là một trOng
những nhiệm Vụ VÔ Cùng Cấp báCh Của lOài người trên hành tinh này.

3.6.1 Biện pháp chống thoái hóa đất

3.6.1.1 Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất


- DO Chặt phá rừng bừa bãi, khai tháC quá mứC tài nguyên rừng.
- DO nạn du Canh, du Cư đã dẫn đến diện tíCh rừng bị thu hẹp.
168 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- DO sử dụng CáC biện pháp tưới tiêu thiếu hợp lý dẫn đến mặn hÓa, Chua phèn..
gley hÓa.
- Sử dụng phân bÓn khÔng đúng kỹ thuật đã làm ChO đất bị Chua hÓa, phèn, mặn.
- Thải bỏ khÔng hợp lý những Chất thải bỏ rắn hOặC lỏng làm ChO đất bị Ô nhiễm,
thOái hÓa.
- Sử dụng khÔng hợp lý CáC thuốC bảO Vệ thựC Vật làm ChO mặt đất Càng ngày
Càng bị Ô nhiễm, đất bị thOái hÓa dần.

3.6.1.2 Hậu quả


a. Xói mòn
Rừng bị tàn phá dẫn đến lớp phủ thựC Vật bị Cạn kiệt, dưới táC dụng Của mưa,
đặC biệt nướC ta là một nướC nhiệt đới nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm
phần lớn từ 1.300mm đến 3.000mm. TrOng lịCh sử Cũng CÓ nơi, CÓ năm lượng mưa
năm đạt đến 4.000mm – 5.000mm, Ví dụ như Phú QuốC 4.004mm, BảO LộC
3.272mm, Quảng Ngãi 3.305mm, Huế 4.349mm. Lượng mưa ngày lớn nhất trOng
lịCh sử ghi lại CÓ nơi đạt đến
300 hOặC 500mm, Ví dụ như Huế 433mm/ngày, Quảng ngãi 490mm/ngày... Lượng
mưa lớn, Cường độ lớn, thảm thựC Vật bị hủy diệt từ đÓ tốC độ xÓi mòn Càng lớn.
Chúng ta CÓ thể lấy CÔng thứC sau đây để mÔ tả lượng xâm thựC trên lưu VựC như
sau:

G = A  L1,5 (I – K)1,5  i0,75 [3–1]


Ở đây: G: Lượng đất bị Cuốn trÔi dO mưa.
A: Hệ số kinh nghiệm
L: Chiều dài sườn
dốC. I: Cường độ
mưa.
K: Hệ số thấm Của đất
i: Độ dốC mặt đất.
Từ CÔng thứC trên đây ta thấy rằng: Khối lượng đất bị bàO mòn trên mặt đất tỷ lệ
thuận Với Cường độ mưa, Với độ dốC lưu VựC Cũng như Chiều dài sườn dốC. Vì Vậy,
mưa Càng nhiều mà Cây rừng bị tàn phá, độ dốC mặt đất Càng lớn, Càng làm ChO
lượng xÓi mòn Càng lớn. TheO tài liệu Của Bộ NÔng nghiệp Việt Nam thì ở CáC Vùng
núi phía BắC nơi Cây rừng bị tàn phá nhiều. Nếu mỗi năm mặt đất bị bàO mòn
1Cm/năm x ha CÓ nghĩa mỗi năm mất đi 100m3 đất (tương đương Với 200 tấn) Cũng
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
169
CÓ nghĩa gần
170 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

bằng 6 tấn mùn (tương đương 100 tấn phân Chuồng) Và 300kg nitơ (tương đương
40kg sulfat đạm/ha).
TheO số liệu thống kê Chưa đầy đủ thì hiện nay Chúng ta CÓ khOảng từ 6 – 7 triệu
ha đất trồng đồi trọC, đặC biệt nghiêm trọng là CÓ 440.800 ha đã hOàn tOàn bị xÓi
mòn trơ sỏi đá, khÔng CÓ khả năng trồng trọt (Chiếm 1,35% diện tíCh tự nhiên Cả
nướC).
Ta Chỉ lấy một Ví dụ thựC tế Của nhà máy giấy Bãi Bằng, Vĩnh Phú trOng gần 10
năm đã Chặt 85.590 ha rừng bồ đề, mỡ Và tre nứa để làm giấy.
Riêng lưu VựC sÔng Hồng, để xây dựng những CÔng trình thủy điện lớn như sÔng
Đà (Hòa Bình). TháC Bà trên sÔng Chảy. Chúng ta đã phải Chặt phá hàng triệu ha
rừng đầu nguồn, từ đÓ Cũng đã gÓp phần làm ChO Cường độ thOái hÓa, bàO mòn
mặt đất trên lưu VựC đầu nguồn ngày một tăng...
Hàng năm, lượng đất bị xÓi mòn này mang VàO CáC hồ Chứa làm ChO hồ Chứa
ngày Càng bồi đầy, một phần lớn đưa ra CáC Cửa sÔng làm thay đổi luồng lạCh, bồi
đắp CáC Cửa biển ảnh hưởng khÔng ít đến CáC hOạt động giaO thÔng sÔng biển...
Riêng sÔng Hồng, lượng xÓi mòn hàng năm đưa ra biển ướC tính hơn 120 triệu tấn,
CÓ năm như 1971 sÔng Hồng đã đổ ra biển 202 triệu tấn bùn Cát.
Qua số liệu nghiên Cứu nhiều năm Của tổng CụC khí tượng thủy Văn Việt Nam thì
khOảng 70% diện tíCh lưu VựC CáC sÔng ngòi nướC ta CÓ MOdul xâm thựC VàO
khOảng 150 tấn/km2 x năm.

b. Sản sinh lũ quét, lũ bùn đá:


NướC mưa sau khi rơi xuống đất, qua thẩm thấu, khắC phụC sứC Cản Của Cây Cối,
lớp phủ thựC Vật trên mặt đất rồi hình thành dòng Chảy, từ đÓ tập trung ra khe suối
rồi từ khe suối đổ ra sÔng để tạO thành lũ trên CáC dòng sÔng. Lũ quét dẫn đến
những hậu quả hết sứC nghiêm trọng: nhà Cửa ruộng Vườn bị tàn phá, người bị lũ
Cuốn trÔi..
Ở Việt Nam ta, đặC biệt là CáC tỉnh miền núi phía BắC như Sơn La, Lai Châu... ở
CáC tỉnh duyên hải miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên... TrOng những năm gần đây
dO hậu quả Của nạn phá rừng nên lũ quét xảy ra hầu như đã trở thành phổ biến. ĐÓ
là một tai họa mà trướC đây những nơi này Chưa từng CÓ baO giờ.
Lũ quét Chuyển động Với một tốC độ lớn nên phá hủy Và mang đi những Vật Chất
sẵn CÓ trên đường Chúng Chuyển động mà trướC nhất là bàO mòn, rồi mang đi Cả
bùn Cát CÓ lúC là sỏi đá.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
171

Nếu Cây Cối bị tàn phá mà độ dốC lưu VựC Càng lớn thì lượng bùn Cát mang đi Càng
nhiều bởi Vì theO CÔng thứC kinh nghiệm Của nhiều nhà khOa họC Thủy lợi thì:

SO    104 I [3–2]

Ở đây: SO: Lượng ngậm Cát hay độ đụC bình quân năm Của dòng Chảy.

a: Hệ số kinh nghiệm phụ thuộC VàO độ Che phủ thảm thựC Vật Và một số
nhân tố kháC.
I: Độ dốC lưu VựC.
c. Sự xuất hiện quá trình laterit và gley hóa.
 Laterit thường gọi là đá Ong hay kết VOn đá Ong. Quá trình laterit Còn gọi là quá
trình kết VOn đá Ong.
NướC ta nÓi riêng Và CáC nướC nhiệt đới nÓi Chung dO mưa nhiều, Cường độ mưa
thường lớn, nếu lớp phủ thựC Vật bị tàn phá thì táC dụng xÓi mòn sẽ dẫn đến quá
trình rửa trÔi Và tíCh tụ CáC CatiOn Fe+2, Al+3, Fe+3, Mn+6. CáC CatiOn này CÓ sẵn
trOng mÔi trường nhiệt đới, dưới táC dụng Của mưa Và thấm... Chúng CÓ Cơ hội tập
trung lại một Chỗ trOng đất Với mật độ CaO. CatiOn này hấp phụ VàO một nhÓm
mang điện âm (như hạt keO sét hOặC Oxit sắt) hOặC một táC nhân kháC CÓ táC
dụng kết dính như Cimen giữa CáC CatiOn đÓ để tạO nên những liên kết tương đối
bền Vững Khi nhiệt độ mÔi trường lên CaO, độ ẩm giảm thấp, CáC liên kết này sẽ mất
nướC đồng thời tạO nên những Oxit kim lOại Cứng ChắC... Tùy mÔi trường sinh thái
mà Chúng CÓ thể tạO nên CáC lOại đá Ong hay đá kết VOn thường.
CáC hạt kết VOn Và đá Ong là biểu hiện Cụ thể quá trình thOái hÓa đất. NgượC lại,
khi đã hình thành đá Ong hOặC kết VOn thì sẽ ảnh hưởng xấu đến mÔi trường sinh
thái bởi Vì Chúng:
- Làm tính Chất Cơ lý Của đất giảm sút, giữ ẩm kém, hút Và giữ nướC yếu.
- Càng CÓ điều kiện để rửa trÔi Và xÓi mòn mạnh mẽ hơn Vì lớp phủ thựC Vật
khÔng phát triển đượC.
- NghèO dinh dưỡng ChO thựC Vật Và Vi sinh Vật...
- Khi đá tổ Ong xuất hiện ở tầng mặt thì khÔng CÓ một lOài thựC Vật Và Vi sinh Vật
nàO phát triển nổi, đất trở nên gần như đất Chết...
(TheO Tiến sĩ Lê Huy Bá thì Vùng đất đồi núi miền ĐÔng Và Tây Nguyên đã CÓ kết
VOn Và đá Ong Chiếm 15% diện tíCh tự nhiên).
 Quá trình gley hÓa:
172 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Như trên đã phân tíCh một trOng những nguyên nhân dẫn đến thOái hÓa đất là dO
CáC biện pháp tưới tiêu thiếu hợp lý. Ở đất, ta thường thấy ViệC tíCh nướC trOng CáC
hồ Chứa thường dẫn đến một hiện tượng là ở phía hạ lưu CáC CÔng trình (hạ lưu CáC
đập Chính, đập phụ...) thường dẫn đến lầy, thụt dO thấm từ thượng lưu hồ Chứa
xuống một phần diện tíCh đất phía hạ lưu đập, nhất là những Vùng trũng thường
xuyên bị ngập. Khi đất ngập nướC lâu ngày mà bản thân đất lại Chứa nhiều Chất hữu
Cơ nên dễ bị phân giải Và tạO nên quá trình gley hÓa. Bản Chất quá trình gley hÓa là
khử sắt xảy ra khi phân giải Chất hữu Cơ trOng mÔi trường yếm khí CÓ Cả sự tham
gia Của Vi khuẩn yếm khí, đây là quá trình khử sinh Vật mà Chất tham gia là xáC hữu
Cơ Cùng Với sắt Và Vi sinh Vật.
Giai đOạn đầu Của quá trình gley khi đất ngập nướC là làm mất Oxy nhanh ChÓng
dO sự hÔ hấp Của Vi sinh Vật háO khí. Sau đÓ là quá trình khử nitrát ( NO  ). Đây là
3

quá trình Vi sinh Vật sử dụng nitrát như một Chất nhận điện tử thay ChO Oxy (gọi là
sự hÔ hấp yếm khí). TrOng quá trình này: NO3  NO2, NO, NO2 Và N2.

Kết thúC giai đOạn này là tiếp tụC giai đOạn hình thành khí metan (CH 4), bởi Vì đã
CÓ sự Chuyển hÓa gốC Methyl Của aCid aCetiC Và một phần từ gốC CO3. Đồng thời
Với nÓ là quá trình khử Fe3+  Fe2+ sự khử sắt là kết quả lên men hÔ hấp Của Vi sinh
Vật.

Kết quả Của quá trình sản sinh ra CH4, H2, H2S aCid hữu Cơ Và CáC aCid amùn.
CáC hệ Vi sinh Vật mà Chủ yếu là baCteria, sau đÓ là fungi Và aCtinOmiCetes tham
gia mạnh VàO quá trình này. TrOng CáC baCetria thì nhÓm ClOstridium là nhÓm khử
sắt đÓng Vai trò quan trọng. Hợp Chất Fe(CHO3)2 sẽ xuất hiện Và dễ dàng xảy
ra phản ứng

Fe(CHO3)2 phân ly thành Fe2+ Và HCO . Sắt Cùng Với siliCát Và khOáng sét tái tổng
3

hợp ra siliCat thứ sinh CÓ hÓa trị 2. KhOáng này CÓ màu xanh xám, xanh lơ hay
xanh thẫm. Quá trình gley đã hOàn thành, sản phẩm Cuối Cùng là FeS Và H 2S. Sự CÓ
mặt Của Chất hữu Cơ dễ thối rữa Với Fe Và Vi sinh Vật Cùng Với sự hÔ hấp Của

Chúng đã tạO ra FeS Và H2S, trOng đÓ lượng FeS nhiều hơn H 2S (dấu hiệu dễ nhận
biết Của gley là màu đất xám xanh hOặC xám đen, mùi tanh nồng khÓ Chịu hOặC hÔi
hÔi...).

NgOài một Vài lợi íCh Về sự phân giải hữu Cơ Còn thì quá trình gley đã gây hủy
hOại mÔi trường đất Vì:
-
Mất đạm dO khử nitrát thành N2 bay đi.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
173
-
TạO phản ứng mÔi trường Chua hơn Vì nhÓm aCid hữu Cơ Và phân giải yếm khí.
174 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

- Sản sinh độC Chất H2S làm ngộ độC rễ thựC Vật nhất là rễ lúa, giết Chết động Vật
Và một số Vi sinh Vật háO khí trOng mÔi trường đất.

- Quá trình giải phÓng CáC Chất khí CH4, NO2, NO, CO2... gÓp phần phát huy hiệu
ứng nhà kính...

3.6.2 Biện pháp ngăn ngừa, cải tạo ô nhiễm môi trường đất

3.6.2.1 Nguồn gây ô nhiễm đất từ nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Kiểm sOát khÔng để nướC thải CÓ thành phần độC hại Chảy VàO mÔi trường đất
gây Ô nhiễm đất. Những nguồn nướC này phải đượC xử lí trướC khi thải ra mÔi
trường đất.
KhÔng dùng nướC thải để tưới nếu nướC thải CÓ CáC yếu tố độC hại. Chỉ dùng
nướC thải đã qua xử lí đảm bảO yêu Cầu Chất lượng nướC tưới.

3.6.2.2 Quản lí chặt chẽ rác thải và xử lí rác thải


Quản lí ráC thải là một quá trình tổng hợp gồm nhiều khâu như thu gOm, Vận
Chuyển, tập trung, ChÔn lấp hOặC xử lí Chế biến ráC thải. Quản lí Chặt Chẽ ráC thải
Và CáC Chất phế thải sinh hOạt Và CÔng nghiệp là VÔ Cùng quan trọng để giảm
nguồn gây Ô nhiễm đất.
HOàn thiện quy định Về quản lý Chất thải. Cần phải xây dựng khung pháp lý đầy
đủ ChO Vấn đề quản lý Chất thải. Quản lý Chất thải Cần đề CaO CáC biện pháp giảm
thiểu, tái Chế, tái sử dụng Chất thải Và gắn Chúng Với CáC biện pháp hỗ trợ Cần thiết
Về tài Chính, kỹ thuật Cũng như Chế tài nghiêm minh xử lý Vi phạm
Tổ ChứC thu gOm Và Vận Chuyển ráC thải Về nơi tập trung để ChÔn lấp Và xử lí.
Bãi ChÔn lấp phải đảm bảO tiêu Chuẩn mÔi trường nướC thải từ bãi ChÔn lấp phải
đượC tập trung để xử lí khÔng để thấm xuống đất hOặC Chảy ra Vùng đất xung
quanh.
Tăng Cường ViệC phân lOại Và xử lí ráC thải, tái Chế Và sử dụng lại ráC thải để
Vừa hạn Chế Ô nhiễm mÔi trường đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế (làm nguyên
liệu, làm phân bÓn hữu Cơ, …).

3.6.2.3 Quản lí chặt chẽ và sử dụng hợp lí phân bón và thuốc


trừ sâu trong nông nghiệp
Quản lí Chặt Chẽ Và sử dụng hợp lí phân bÓn Và thuốC trừ sâu trOng nÔng nghiệp CÓ
thể giảm đượC Ô nhiễm đất Và nướC dO phân hÓa họC Và thuốC trừ sâu gây nên.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
175

Hạn Chế khÔng sử dụng quá mứC phân bÓn hÓa họC Và CáC lOại thuốC trừ sâu
độC hại Và khÓ phân hủy trOng mÔi trường.
Tăng Cường sử dụng phân hữu Cơ, CáC Chế phẩm thuốC trừ sâu CÓ nguồn gốC
sinh họC khÔng gây độC hại đối Với mÔi trường.
Tưới tiêu hợp lí để hạn Chế những ảnh hưởng xấu tới Chất lượng đất như thay đổi
Cấu trúC đất, làm mặn hÓa đất dO tưới nướC.
Kiểm sOát Ô nhiễm khÔng khí để hạn Chế mưa axit xảy ra Và lan rộng gây nên hiện
tượng axit hÓa Của đất.

3.6.2.4 Các chính sách và chương trình quốc gia


Hạn Chế, tiến tới Chấm dứt du Canh, đốt rừng làm rẫy. CÓ Chính sáCh khuyến
lâm, khuyến nÔng giúp ChO người dân khÔng đốt phá rừng mà tíCh CựC tham gia
bảO Vệ rừng, trồng rừng sử dụng đất bền Vững (trồng Cây lâu năm, Cây đặC sản Và
phát triển Chăn nuÔi đại gia súC, …).
Nhà nướC kí kết Và thựC hiện CáC hợp đồng bảO Vệ rừng Và phát triển Vốn rừng
Với từng hộ gia đình nÔng dân Và từng địa phương.
ThựC hiện giaO đất, giaO rừng, giaO quyền sử dụng đất ổn định lâu dài ChO dân,
làm ChO mỗi mảnh đất đều CÓ Chủ thựC sự.
Đẩy mạnh hOạt động thanh tra, kiểm tra Và xử lý Vi phạm pháp luật BVMT trOng
quá trình sử dụng đất. HOạt động thanh tra, kiểm tra Cần phải đượC quy định rõ Về
ChứC năng, thẩm quyền, đồng thời, CáC quy định Về Vi phạm hành Chính Về lĩnh VựC
BVMT Cũng Cần phải bám sát Với thựC tiễn, phù hợp Với trình độ phát triển Về kinh
tế, kỹ thuật khu VựC nÔng thÔn để ViệC xử lý CÓ thể dễ dàng triển khai Và đảm bảO
tính giáO dụC, răn đe đối Với người Vi phạm.
ThựC hiện nghiêm Chỉnh Luật đất đai, Luật BảO Vệ Và phát triển bền Vững rừng
Và Luật BảO Vệ mÔi trường.
Tiến hành xây dựng CáC báO CáO đánh giá táC động mÔi trường ChO CáC dự án
quy hOạCh phát triển kinh tế - xã hội Của Vùng, CáC quy hOạCh tổng thể Về kinh tế
CáC ngành, hàng Của nÔng nghiệp (tổng quan Cây lương thựC, đậu đỗ, CaO su, Cà
phê, Chè, hồ tiêu, Chăn nuÔi, …) Và CáC dự án Chuyển đổi Cơ Cấu Cây trồng trên quy
mÔ lớn.
Quản lí sử dụng đất theO kế hOạCh Và quy hOạCh.
Áp dụng hệ thống nÔng nghiệp Và hệ thống nÔng lâm kết hợp trên đất dốC.
176 BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.6.2.5 Chương trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ


Quy hOạCh sử dụng đất dựa trên đánh giá đất Chi tiết tới Cấp tỉnh Và Cấp huyện,
trOng đÓ ViệC phân tíCh ảnh hưởng mÔi trường đượC đặC biệt Chú ý.
Nghiên Cứu CáC mÔ hình Chống xÓi mòn trên đất dốC tại CáC Vùng sinh thái
nÔng nghiệp, tập trung VàO CáC biện pháp bảO Vệ đất kết hợp Với hệ thống Cây
trồng thíCh hợp tại CáC Vùng. Xây dựng CáC mÔ hình trình diễn Về bảO Vệ đất Chống
xÓi mòn.
Quản lí tốt CáC lưu VựC sÔng để bảO Vệ tài nguyên đất Và nướC, phát triển thủy
lợi Và giữ Cân bằng sinh thái Và táC động lẫn nhau giữa Vùng đồng bằng Và miền núi.
Nghiên Cứu sử dụng hợp lí Và nâng CaO độ phì Của CáC lOại đất tầng mỏng, đất
CÓ thành phần Cơ giới nhẹ.
Nghiên Cứu CáC mÔ hình Canh táC Và nuÔi trồng thủy sản tổng hợp tại CáC Vùng đất
mặn.
Nghiên Cứu CáC mÔ hình sử dụng đất Cát Và đất Vùng khÔ hạn.
Lập bản đồ Và phân Vùng CáC khu VựC dễ bị xÓi lở Và lũ
quét.
Nghiên Cứu Ô nhiễm đất dO sử dụng quá mứC phân bÓn, thuốC trừ sâu, nướC thải
Và ráC thải làng nghề Và xây dựng CáC mÔ hình xử lí nướC thải ráC thải nÔng thÔn.
Điều tra đánh giá CáC khu VựC bị Ô nhiễm nặng dO Chất độC hÓa họC Và Chất
thải CÔng nghiệp để làm Cơ sở ChO CÔng táC tái định Cư, mở rộng khu dân Cư.
BÀI 3: TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
177

CÂU HỎI
Câu 1: Những khái niệm Về đất. (BaO gồm định nghĩa Và CáC thành phần Của đất).
Câu 2: Một số Chu trình Chủ yếu trOng mơi trường đất.
Câu 3: Khái niệm Về đất Chua phèn Và đất kiềm.
Câu 4: ĐộC Chất trOng mÔi trường đất. (Chú ý độC Chất trOng mÔi trường đất phèn,
đất nhiểm mặn).
Câu 5: Tài nguyên đất trên thế giới nÓi Chung Và Việt nam nÓi riêng.
Câu 6: Những nguyên nhân Cơ bản dẫn đến Ô nhiểm mÔi trường đất.
Câu 7: Ô nhiễm đất bởi những táC nhân sinh họC là gì? Chú ý những táC nhân sinh
họC dẫn đến Ô nhiễm đất rồi từ đÓ gây ra bệnh tật ChO người.
Câu 8: Ô nhiễm đất bởi táC nhân hÓa họC Và phÓng xạ (BaO gồm: phân bÓn Và thuốC
bảO Vệ thựC Vật, Ô nhiễm đất bởi những Chất thải rắn trOng CÔng nghiệp, dầu mỏ
làm Ô nhiễm mÔi trường đất như thế nàO? Những tia phÓng xạ CÓ lợi íCh Và táC hại
gì ChO COn người Cũng như hậu quả Của ViệC thừa hOặC thiếu CáC yếu tố Vi lượng
sẽ dẫn đến những bệnh tật gì?
Câu 9: Trình bày CáC biện pháp phòng Chống thOái hÓa mÔi trường đất.
172 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Sau khi họC xOng bài này, sinh Viên Cần nắm Vững:
- Vai trò của không khí;
- Ô nhiễm không khí;
- Các chất gây ô nhiễm không khí điển hình và tác hại của chúng;
- Tác động tổng hợp của ô nhiễm không khí trên quy mô toàn cầu;
- Giới thiệu một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí đang được áp dụng

4.1 VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ

4.1.1 Vai trò không khí đối với cuộc sống


KhÔng khí ở xung quanh Chúng ta, nhưng Chúng ta khÔng thể nhìn thấy nÓ.
Những ảnh hưởng CÓ thể quan sát đượC Của khÔng khí CÓ thể đượC nhìn thấy trOng
thiên nhiên, thÔng qua sự lắC lư Của thựC Vật Và Cây trồng. KhÔng khí khi di Chuyển
Với một tốC độ Và áp suất đượC gọi là một làn giÓ. MặC dù Chúng ta khÔng thể nhìn
thấy khÔng khí bằng mắt thường, Chúng ta Vẫn CÓ thể Cảm thấy nÓ ở xung quanh
Chúng ta mọi lúC, Chúng ta Cũng biết ChắC Chắn rằng nếu khÔng CÓ khÔng khí,
Chính sự sống sẽ khÔng tồn tại.
Vậy Chính xáC khÔng khí là gì? KhÔng khí là một hỗn hợp gồm rất nhiều lOại khí
kháC nhau. KhÔng khí trOng bầu khí quyển đượC tạO thành từ 78% khí NitO, 21%
khí Oxy Và một lượng nhỏ CáC khí kháC như DiOxyt CarbOn (CO2), NeOn, Và HydrO
(H2).

COn người Cần khÔng khí để thở, Và nhiều lOài động – thựC Vật kể Cả trên Cạn Và
dưới nướC Cũng Vậy. Hít thở là một phần Của quá trình hÔ hấp. TheO đÓ, một sinh
Vật sống sẽ lấy Oxy từ khÔng khí Và thải ra CarbOn diOxyt. Quá trình này Cung Cấp
ChO động Vật Và thựC Vật năng lượng để ăn, sinh trưởng Và phát triển.
Chúng ta sử dụng Oxy mọi lúC nhưng nÓ Vẫn khÔng Cạn kiệt Vì Cây trả lại Oxy
này ChO khí quyển trOng quá trình quang hợp. CáC nhà máy Cũng tiêu thụ Oxy
nhưng mứC tiêu thụ Của Chúng rất ít sO Với sản xuất Của Chúng. Động Vật Và thựC
Vật phụ thuộC
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
173

lẫn nhau để sinh tồn, thựC Vật tạO ra Oxy Và động Vật tạO ra CarbOn diOxide theO
quy trình, dO đÓ Chúng tồn tại Với nhau tạO thành một hệ sinh thái Của riêng Chúng.
Tuy nhiên, dO những táC động Của COn người tạO ra ChO mÔi trường Và hệ sinh thái
thÔng qua CáC hOạt động phá rừng Và CáC nhà máy thải khÓi bụi, CáC thành phần
hÓa họC kháC VàO khÔng khí, dO đÓ gây Ô nhiễm khÔng khí. Điều này đượC gọi là Ô
nhiễm khÔng khí.
KhÔng khí CÓ rất nhiều CÔng dụng kháC nhau làm ChO nÓ trở thành một nhu Cầu
thiết yếu Và quan trọng trOng CuộC sống hàng ngày Của Chúng ta, khÔng CÓ khÔng
khí Trái đất sẽ giống như CáC hành tinh VÔ hồn kháC trOng hệ mặt trời Của Chúng
ta, sẽ khÔng CÓ bất kỳ thựC Vật, động Vật hay sinh Vật nàO. KhÔng CÓ khÔng khí; CuộC
sống sẽ Chấm dứt tồn tại.
CÓ thể nhận biết Vai trò Của khÔng khí thÔng qua một số ChứC năng sau:
1. Nguồn Cung Cấp năng lượng thiết yếu: như đã traO đổi ở trên, tất Cả CáC sinh
Vật đều Cần Oxy ChO sự sinh trưởng Và phát triển. KhÔng khí là nơi Cung Cấp
nguồn Oxy khổng lồ ChO CáC quá trình này.
2. Là phương tiện truyền âm thanh: Chúng ta CÓ thể nghe tiếng nÓi, tiếng khÓC,
tiếng ồn,… Chỉ khi CÓ sự hiện diện Của khÔng khí. Bởi Vì khÔng khí là một Chất
truyền dẫn tốt Của âm thanh. Nếu khÔng CÓ khÔng khí, Chúng ta CÓ thể sẽ
khÔng nghe đượC âm thanh.
3. Hỗ trợ Vòng tuần hOàn nướC: Chu trình nướC là một hiện tương trOng đÓ nướC từ
đất liền, sÔng hồ Và đại dương bốC hơi dO sứC nÓng Của mặt trời hình thành CáC
đám mây. Những đám mây này di Chuyển trên bề mặt đất, nhận hơi lạnh từ
khÔng khí Và hình thành CáC Cơn mưa. NướC mưa này lại quay Về sÔng hồ Và
đại dương. Như Vậy, khÔng khí giúp di Chuyển CáC đám mây Về phía đất liền,
giảm nhiệt độ Và hình thành mưa.
4. Giúp duy trì nhiệt độ đất liền: VàO mùa hè, khi CÓ nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt
độ Của mặt đất tăng nhanh nhưng trên mặt biển Và đại dương thì tăng Chậm hơn
(Vì bề mặt Chất rắn bị nÓng nhanh hơn bề mặt Chất lỏng). Vì Vậy khÔng khí
nÓng trên bề mặt trái đất di Chuyển lên trên, hơi lạnh từ đại dương di Chuyển
VàO phía dưới làm giảm sự tăng nhiệt độ.
5. Giúp Vận Chuyển: Vận tải hàng khÔng bằng máy bay Và máy bay trựC thăng đã
đượC sử dụng rộng rãi. Ngay Cả Với Chim Và CÔn trùng thì khÔng khí là phương
thứC Vận Chuyển Chính.
174 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

6. Giúp Cân bằng độ ẩm: Đất bị ướt dO mưa sẽ đượC làm khÔ bằng nhiệt Và khÔng
khí. KhÔng khí trên bề mặt ẩm ướt sẽ lập tứC bị ẩm theO. Vì Vậy CáC lớp khÔng
khí ẩm này đượC thay thế bằng lớp khÔng khí ít ẩm hOặC khÔ hơn. Lớp khÔ mới
trên bề mặt Chiếm độ ẩm từ bề mặt ẩm ướt Và Chu kỳ tiếp tụC ChO đến khi bề
mặt khÔ. DO đÓ khÔng khí giúp làm khÔ bằng CáCh duy trì độ ẩm. Ngay Cả quần
áO Của Chúng ta khi giặt Cũng đượC sấy khÔ theO CáCh tương tự.
7. Giúp giảm ma sát trên bánh xe: kể từ khi ÔtÔ xuất hiện, bánh xe Của nÓ Chứa
đầy khÔng khí bên trOng. Với sự tiến bộ Của CÔng nghệ Chúng ta CÓ CáC ống tự
hàn hOặC CáC bánh xe khÔng ruột,… nhưng Chúng khÔng phải là bánh xe khÔng
ruột mà dO khÔng khí bên trOng làm Căng bánh xe giúp giảm ma sát. ViệC giảm
ma sát ChO phép xe di Chuyển nhanh hơn.
8. Giảm thiểu Ô nhiễm khÔng khí: CuộC sống hiện tại thải ra rất nhiều Chất gây Ô
nhiễm khÔng khí. KhÔng khí giúp giảm Ô nhiễm khÔng khí, Ô nhiễm âm thanh.
Nhờ CÓ khÔng khí CáC Chất Ô nhiễm đượC di Chuyển Và phát tán ra xung quanh làm
giảm nồng độ Chất Ô nhiễm tại 1 khu VựC nhất định.
9. Năng lượng giÓ: Năng lượng giÓ là một ứng dụng quan trọng kháC Của khÔng
khí. Luồng khí ở tốC độ CaO đượC gọi là giÓ. GiÓ đượC sử dụng để tạO ra năng
lượng bằng CáCh lắp đặt CáC tuabin giÓ.
Những tuabin này quay dưới táC động Của giÓ Và tạO ra năng lượng điện. Năng
lượng điện này khÔng gây Ô nhiễm Và CÓ thể đượC tạO ra ở bất kỳ nơi nàO trên trái
đất để sử dụng trOng nướC. Vì Vậy, bên Cạnh ánh sáng mặt trời, thậm Chí giÓ là
nguồn tài nguyên miễn phí ChO ViệC tạO ra năng lượng.
10. Duy trì Và bảO Vệ sự sống trên trái đất: Nhờ CÓ khí quyển hấp thụ mà hầu hết
CáC tia Vũ trụ Và phần lớn bứC xạ điện từ Của mặt trời khÔng tới đượC mặt đất.
Khi nguồn nướC bị nhiễm khuẩn, Chúng ta CÓ thể đun sÔi hay nấu Chín nhưng khi
khÔng khí bị Ô nhiễm thì ViệC xử lý nÓ rất phứC tạp. Trên thựC tế rất khÓ sản xuất
ra khÔng khí sạCh, Và ta Cũng khÔng thể mua bán hay Vay mượn khÔng khí. Vì Vậy
gìn giữ bầu khÔng khí trOng lành là một Vấn đề rất quan trọng. DO tính Chất lưu
động Của khÔng khí nên Ô nhiễm khÔng khí ngày nay đã trở thành Vấn đề mang tính
tOàn Cầu.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
175

4.1.2 Cấu trúc của khí quyển và thành phần không khí

4.1.2.1 Cấu trúc của khí quyển

Hình 4.1: Cấu trúc các tầng của khí quyển (phần trong)
Cấu trúC Của khí quyển CÓ thể Chia thành hai phần: Phần trOng baO gồm CáC
tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu Và tầng nhiệt, ở độ CaO đến khOảng
500km. Phần ngOài Còn gọi là tầng điện li, ra đến Vũ trụ baO la. Mỗi tầng đượC đặC
trưng bởi thành phần, CáC quá trình Cũng như sự kháC nhau Về nhiệt độ theO Chiều
CaO. Mỗi tầng đượC CáCh nhau bởi một lớp mỏng gọi là lớp tạm dừng, đánh dấu sự
nghịCh Chuyển Của nhiệt độ (hình 4.1).
a. Tầng đối lưu: là tầng thấp nhất Của khí quyển, từ bề mặt trái đất đến độ CaO
khOảng 11 km (7 – 8 km ở hai CựC Và 16 – 18 km ở Vùng xíCh đạO). Tầng này
Chứa tới 70% khối lượng Của khí quyển Và hầu như tOàn bộ hơi nướC. KhÔng khí
trOng tầng đối lưu là khÔng đồng nhất Về mật độ Và nhiệt độ. Mật độ khÔng khí
giảm rất nhanh theO độ CaO (theO hàm số mũ), Vì Vậy Càng lên CaO, áp suất
Càng giảm. Nhiệt độ Cũng giảm theO Chiều CaO, thay đổi từ +250C đến -560C,
ướC tính
176 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Cứ lên CaO 100 m thì nhiệt độ giảm 0,60C. KhÔng khí ở gần mặt đất bị đốt nÓng
bởi bứC xạ từ trái đất, thu nhiệt, giãn nở, khÔng ngừng bốC lên CaO Còn lớp
khÔng khí lạnh ở bên trên Chìm xuống, mặt kháC bứC xạ Của mặt trời xuống trái
đất khÔng đều nhau sẽ dẫn đến sự kháC nhau Về nhiệt độ Và áp suất ở mọi nơi.
Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nướC, bụi Và CáC hiện tượng thời tiết
Chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bãO...

Phần trên Cùng Của tầng đối lưu CÓ nhiệt độ thấp nhất (VàO khOảng 560C) đượC
gọi là đỉnh tầng đối lưu hOặC lớp dừng (trOpOpause), đánh dấu sự kết thúC xu hướng
giảm nhiệt theO độ CaO trOng tầng đối lưu, Và bắt đầu CÓ sự tăng nhiệt độ.

b. Tầng bình lưu: ở độ CaO từ 11 km đến 50 km, trOng tầng này nhiệt độ lại tăng
theO Chiều CaO từ -560C đến -20C. Tầng này tập trung khá nhiều lượng khí OzOn
gọi là tầng OzOn, nÓ hấp thụ mạnh CáC tia tử ngOại Của Mặt Trời trOng Vùng 220
– 330 nm. KhÔng khí ở tầng bình lưu lOãng hơn, ít Chứa bụi Và CáC hiện tượng
thời tiết.

c. Tầng trung lưu (trung gian): ở độ CaO từ 50 km đến 85 km, nhiệt độ trOng
tầng trung gian lại giảm theO Chiều CaO từ -20C đến -920C.

d. Tầng nhiệt: Tầng này từ khOảng 85 km trở lên, khÔng khí CựC lOãng. Nhiệt độ
trOng tầng này tăng từ 920C đến 12000C.

Tiếp theO là phần ngOài hay tầng điện ly để Chuyển tiếp ra khOảng khÔng Vũ trụ.
Giới hạn trên Của khí quyển Và đOạn Chuyển tiếp VàO Vũ trụ rất khÓ xáC định, ChO
tới nay, người ta mới ướC đOán khOảng 500  1000 km.

NgOài ra, hOạt động Của COn người gắn liền Với CáC tầng khÔng sau đây (hình 4.2):

- Tầng mây: CáCh mặt đất 250m Và CaO hơn.

- Tầng giÔng tố: CáCh mặt đất khOảng 5.000 m, thường xảy ra hiện tượng ElninO
Và Lanina. Khi xuất hiện ElninO thì mưa ít, nắng hạn, bãO ít, khí áp tăng, nhiệt độ
tăng. Khi xảy ra Lanina thì khí áp hạ, nhiệt độ thấp.
- Tầng hàng khÔng: CáCh mặt đất 10 đến 12 km.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
177

Hình 4.2: Sự phân bổ các tầng không khí theo độ cao


- Tầng OzOne: CáCh mặt đất 20 - 30 km.
- Tầng saO băng (MeteOr): CáCh mặt đất 40 - 100 km.
- Tầng hOạt động CáC tàu Vũ trụ: CáCh mặt đất khOảng 200 km.
- Tầng hOạt động Vệ tinh khí tượng: CáCh mặt đất khOảng 1000 km.

4.1.2.2 Thành phần của không khí


Thành phần Của khÔng khí sạCh, khÔ, COi như khÔng Ô nhiễm, đượC tính theO tỉ
lệ phần trăm thể tíCh Chủ yếu là Nitơ 78,90 % Và Oxy 20,94 % Và một số đơn Chất,
hợp Chất kháC đượC trình bày trOng bảng 4.1. MÔi trường khÔng khí baO quanh COn
người
178 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

là khÔng khí ẩm baO gồm khÔng khí khÔ, hơi nướC Và Còn Chứa nhiều bụi, kể Cả CáC
hạt lơ lửng.
Bảng 4.1: Thành phần không khí khô không bị ô nhiễm
Công thức Tỉ lệ theo Tổng trọng lượng trong
Loại khí
phân tử thể tích (%) khí quyển (triệu tấn)
Nitơ N2 78,09 3.850.000.000
Oxy O2 20,94 1.180.000.000
ArgOn Ar 0,93 65.000.000
CarbOn diOxyt CO2 0,032 2.500.000
NeOn Ne 18 ppm 64.000
Heli He 5,2 ppm 3.700
Metan CH4 13 ppm 3.700
KriptOn Kr 10 ppm 15.000
HidrO H2 0,5 ppm 180
Nitơ Oxyt N2O 0,25 ppm 1.900
CarbOn mOnOxyt CO 0,10 ppm 500
OzOn O3 0,02 ppm 200
Sulfua diOxyt SO2 0,001 ppm 11
Nitơ diOxyt NO2 0,001 ppm 8
Oxy, CarbOn diOxyt, OzOn Và nitơ là bốn nhân tố sinh thái quan trọng Của khí
quyển.
NgOài CáC Cấu tử Chính, khÔng khí Còn Chứa nhiều Cấu tử kháC (phân tử, gốC tự dO)
Với hàm lượng thấp, CáC hạt bụi. KhÔng khí ẩm CÓ thể Chứa đến 4 % hơi nướC.
Ở CáC tầng khí quyển CaO hơn 80 km, thành phần CáC Cấu tử Chính CÓ thay đổi,
nhưng tỷ lệ giữa Chúng thay đổi khÔng đáng kể.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng thành phần đượC nêu ở trên là thành phần lý
tưởng Của khÔng khí, duy trì sự Cân bằng tốt trOng tự nhiên. Ở những nơi CÓ thành
phần khÔng khí này thay đổi, Cân bằng khí quyển Của thiên nhiên CÓ thể bị lệCh. Ví
dụ, trOng một khu VựC CÔng nghiệp, thành phần Của khÔng khí CÓ thể kháC nhau đáng
kể. CÓ thể CÓ một lượng lớn khí độC hại phát ra từ CáC ống khÓi CÔng nghiệp CÓ
thể làm tăng lượng CarbOn diOxide trOng khÔng khí, khiến nÓ gây hại ChO bất kỳ ai
hít phải khÔng khí như Vậy.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
179

4.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

4.2.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí


Ô nhiễm khÔng khí CÓ thể đượC định nghĩa là sự thay đổi Chất lượng khÔng khí
CÓ thể đượC đặC trưng bằng CáC phép đO CáC Chất Ô nhiễm hÓa họC, sinh họC hOặC
Vật lý trOng khÔng khí. DO đÓ, Ô nhiễm khÔng khí CÓ nghĩa là sự hiện diện khÔng
mOng muốn Của tạp Chất hOặC sự gia tăng bất thường trOng tỷ lệ Của một số thành
phần Của khí quyển.

4.2.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

4.2.2.1 Nguyên nhân tự nhiên


CáC dạng Ô nhiễm tự nhiên là những dạng xuất phát từ CáC hiện tượng tự nhiên.
CÓ nghĩa là Chúng đượC gây ra bởi CáC hOạt động định kỳ khÔng phải dO COn người
tạO ra hOặC kết quả từ hOạt động Của COn người. Hơn nữa, những nguồn gây Ô
nhiễm này phải tuân theO Chu kỳ tự nhiên, phổ biến hơn trOng những điều kiện nhất
định Và ít phổ biến hơn dưới những điều kiện kháC. Là một phần Của biến đổi khí hậu
tự nhiên Của Trái đất, Cũng CÓ nghĩa là Chúng bền Vững trOng thời gian dài.
a. Bụi và cháy rừng
TrOng CáC khu VựC rộng lớn CÓ ít hOặC khÔng CÓ thảm thựC Vật Và đặC biệt khÔ dO
thiếu mưa, giÓ CÓ thể tự nhiên tạO ra CáC Cơn bãO bụi. Vật Chất hạt này, khi đượC
thêm VàO khÔng khí, CÓ thể CÓ táC dụng làm ấm tự nhiên Và Cũng CÓ thể gây nguy
hiểm ChO sứC khỏe Của CáC sinh Vật sống. Vật Chất hạt, khi phân tán VàO CáC khu VựC
CÓ thảm thựC Vật tự nhiên, Cũng CÓ thể là một trở ngại tự nhiên ChO quang hợp.
Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở những khu VựC nhiều Cây Cối khi thời
gian khÔ hạn kéO dài, thường là dO thay đổi mùa Và thiếu lượng mưa. KhÓi Và
CarbOn mOnOxide gây ra bởi CáC đám Cháy này gÓp phần VàO mứC độ CarbOn trOng
khí quyển, làm tăng sự nÓng lên Của trái đất hơn bằng CáCh gây ra Hiệu ứng nhà
kính.
b. Động vật và thực vật
Sự phân hủy tự nhiên CáC Chất hữu Cơ, CáC xáC động thựC Vật (đặC biệt là gia
súC) là một nguyên nhân kháC gây Ô nhiễm khÔng khí tự nhiên, dẫn đến ViệC giải
phÓng khí mê-tan, một lOại khí nhà kính kháC.
180 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Ở một số Vùng trên thế giới, thảm thựC Vật - như Cây dương, Cây sồi Và Cây liễu
- phát ra một lượng đáng kể CáC hợp Chất hữu Cơ dễ bay hơi (VOC) VàO những ngày
ấm áp hơn. Những Chất này phản ứng Với CáC Chất gây Ô nhiễm dO COn người tạO
ra như CáC Oxit nitơ, lưu huỳnh điÔxit Và CáC hợp Chất CarbOn để tạO ra CáC mối
nguy hiểm theO mùa.
c. Hoạt động của núi lửa
CáC Vụ phun tràO núi lửa là một nguồn Ô nhiễm khÔng khí tự nhiên Chính. Khi một
Vụ phun tràO xảy ra, nÓ tạO ra một lượng lớn CáC sản phẩm lưu huỳnh, ClO Và trO, đượC
thải VàO khí quyển Và CÓ thể bị giÓ thổi lên để phát tán trên CáC khu VựC rộng lớn.
d. Các dạng khác
Sự phát tán phấn hOa, bụi muối biển, bụi phÓng xạ trOng tự nhiên… đều là CáC
táC nhân khÔng CÓ lợi ChO CuộC sống Của COn người Và sinh Vật.
MặC dầu tổng khối lượng khí thải dO tự nhiên tạO ra là rất lớn, nhưng nÓ thường
phân bố đồng đều trOng khÔng gian nên nồng độ Của nÓ khÔng CaO, Vì thế sự ảnh
hưởng Của Chúng đối Với CuộC sống COn người nÓi Chung là khÔng lớn, kháC hẳn Với sự
táC động từ nguồn nhân tạO.

4.2.2.2 Nguồn ô nhiễm nhân tạo


a. Đốt nhiên liệu hóa thạch
Sulfur diOxide (SO2) phát ra từ quá trình đốt Cháy nhiên liệu hÓa thạCh như than,
dầu mỏ Và CáC Chất dễ Cháy kháC trOng nhà máy là một trOng những nguyên nhân
Chính gây Ô nhiễm khÔng khí. Ô nhiễm phát ra từ CáC phương tiện giaO thÔng gây
ra một lượng Ô nhiễm lớn. Chúng ta sử dụng nÓ để đáp ứng nhu Cầu Vận Chuyển Cơ
bản hàng ngày.
Nhưng, ViệC lạm dụng Chúng đang giết Chết mÔi trường Của Chúng ta Vì CáC lOại khí
nguy hiểm đang gây Ô nhiễm mÔi trường. CarbOn MOnOxide (khí CO) gây ra bởi quá
trình đốt Cháy khÔng đúng hOặC khÔng hOàn tOàn Và thường đượC phát ra từ CáC
phương tiện giaO thÔng là một Chất gây Ô nhiễm Chính kháC Cùng Với NitrOgen
Oxide, đượC sản xuất từ Cả quá trình tự nhiên Và nhân tạO.
b. Hoạt động nông nghiệp
AmOniaC là sản phẩm phụ rất phổ biến từ CáC hOạt động liên quan đến nÔng
nghiệp Và là một trOng những lOại khí độC hại nhất trOng khí quyển. Sử dụng thuốC
trừ sâu, thuốC bảO Vệ thựC Vật Và phân bÓn trOng CáC hOạt động nÔng nghiệp đã
phát
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
181

triển khá nhiều. Chúng phát ra CáC hÓa Chất độC hại VàO khÔng khí Và Cũng CÓ thể gây
Ô nhiễm nướC.
c. Hoạt động công nghiệp
CáC ngành CÔng nghiệp sản xuất phát thải một lượng lớn CarbOn mOnOxide,
hydrOCarbOn, CáC hợp Chất hữu Cơ Và hÓa Chất VàO khÔng khí dO đÓ làm suy giảm
Chất lượng khÔng khí. CáC ngành CÔng nghiệp sản xuất CÓ ở mọi nơi trên trái đất Và
khÔng CÓ khu VựC nàO khÔng bị ảnh hưởng bởi nÓ.
- Nhà máy nhiệt điện: thường dùng than Và dầu để Chuyển nhiệt năng thành điện
năng nên trOng quá trình Cháy thường sinh ra nhiều khí độC Và tạO ra một lượng
trO bụi lớn. CáC bãi than hay băng tải Của nhà máy đều là CáC nguồn sinh thành
Ô nhiễm.
- Nhà máy hÓa Chất: thường sinh ra nhiều lOại Chất độC hại ở thể khí Và rắn. CáC
Chất này khi phát tán trOng mÔi trường CÓ thể phản ứng Với nhau tạO thành CáC
Chất Ô nhiễm thứ Cấp nguy hại Với mÔi trường.

- Nhà máy luyện kim: CáC Chất Ô nhiễm sinh ra gồm nhiều khí độC (CO 2, NOx, SO2,
H2S, HF…) Và bụi Với CáC kíCh Cỡ kháC nhau dO quá trình Cháy nhiên liệu, quá
trình tuyển quặng, đập, nghiền…

- Nhà máy Vật liệu xây dựng: CáC nhà máy sản xuất xi măng, gạCh, VÔi, bê tÔng…
thường sinh thành nhiều khÓi, bụi, đất đá Và CáC khí CO, SO2, NOx…

d. Hoạt động khai khoáng


Khai khOáng là một quá trình trOng đÓ CáC khOáng Chất dưới trái đất đượC khai
tháC bằng thiết bị lớn. TrOng quá trình này bụi Và hÓa Chất đượC thải ra trOng
khÔng khí gây Ô nhiễm khÔng khí lớn. Đây là một trOng những lý dO làm ChO sứC
khỏe xấu Của CÔng nhân Và người dân khu VựC gần đÓ ngày Càng xấu đi.
e. Từ hoạt động sinh hoạt
Hằng ngày COn người đã sử dụng một khối lượng khá lớn CáC nhiên liệu đốt như
than, Củi, dầu, khí đốt để đun nấu Và phụC Vụ ChO CáC mụC đíCh kháC. CáC khí
này, trOng quá trình Cháy đã tiêu thụ Oxy Và tạO ra khÓi bụi, khí CO, CO 2, SO2… tập
trung trOng khÔng gian nhỏ hẹp (nhà bếp) Với nồng độ lớn.

NgOài ra, CáC hOạt động sinh hOạt Của COn người tạO ra ráC thải như CáC thứC
ăn thừa là mÔi trường thuận lợi ChO CáC Vi sinh Vật phân hủy phát triển, tạO ra mùi
hÔi Và CáC Vi trùng gây bệnh CÓ thể phát tán VàO khÔng khí theO giÓ.
182 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

f. Từ chất thải
Đốt Cháy Chất thải hữu Cơ trOng CáC bãi ChÔn lấp thải ra CáC Chất độC hại,
furan, metan Và CáC hạt nhỏ như bụi than VàO khí quyển. Trên tOàn Cầu, ướC tính
40% Chất thải đượC đốt CÔng khai. Vấn đề nghiêm trọng nhất ở CáC khu VựC đÔ thị
hÓa Và CáC nướC đang phát triển. Đốt Cháy Chất thải nÔng nghiệp Và đÔ thị đượC
thựC hiện ở 166 trên 193 quốC gia.
Cải thiện ViệC thu gOm, phân lOại Và xử lý Chất thải rắn làm giảm lượng Chất thải
đượC đốt hOặC ChÔn lấp. TáCh Chất thải hữu Cơ Và biến nÓ thành phân trộn hOặC
năng lượng sinh họC giúp Cải thiện độ phì Của đất Và Cung Cấp một nguồn năng
lượng thay thế. Giảm một phần ba Của tất Cả thựC phẩm bị mất hOặC lãng phí Cũng
CÓ thể Cải thiện Chất lượng khÔng khí.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
183

4.3 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐIỂN HÌNH

Hình 4.3: Các khí ô nhiễm điển hình và tác động của chúng
CÓ thể nÓi CáC Chất Ô nhiễm trOng mÔi trường tồn tại ở rất nhiều dạng kháC nhau,
nhưng CÓ thể xếp thành hai lOại Chính sau:
-
Khí: SOx, NOx, COx, H2S Và CáC khí độC
-
Rắn: trO, bụi, khÓi Và sOl khí
184 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Hình 4.3 trình bày Về CáC khí Ô nhiễm điển hình Cũng như nguồn gốC Và táC động
Của Chúng

4.3.1 Khí carbon monoxyt (CO)


CO trOng điều kiện bình thường là một Chất khí khÔng màu, khÔng mùi Và khÔng
Vị. CO khÔng tan trOng nướC. CáC quá trình tạO thành CO Chính là:
- Đốt Cháy nhiên liệu hay hợp Chất CÓ Chứa CarbOn khÔng hOàn tOàn (Chiếm
phần Chủ đạO sinh thành CO):
2C + O2  2CO

- Phản ứng giữa CO2 Với Vật liệu Chứa CarbOn ở nhiệt độ CaO:

CO2 + C  2CO

- Phản ứng phân hủy CO2 ở nhiệt độ CaO:

CO2  CO + O

Nồng độ nền Của CO trOng khí quyển thường nhỏ hơn 0,1 ppm. Nồng độ CO CÓ
thể tăng lên 2  20 ppm ở CáC Vùng đÔ thị. TrOng một số trường hợp đặC biệt, như ở
CáC đường giaO thÔng Chật hẹp, kém thÔng khí (đường hầm), nồng độ CO CÓ thể
tăng đến trên 100 ppm.
CO Cũng CÓ thể đượC tạO thành từ CáC quá trình sinh họC (trOng đất liền Và
ngOài đại dương).
CO khÔng độC đối Với thựC Vật Vì Cây xanh CÓ thể Chuyển hÓa CO thành CO2 Và
sử dụng nÓ trOng quá trình quang hợp. Vì Vậy thảm thựC Vật đượC xem là táC nhân
tự nhiên CÓ táC dụng làm giảm Ô nhiễm CO (Ví dụ Cây họ đậu CÓ khả năng hấp thụ
CO từ 12 – 120 kg/m2 x ngày).
Nồng độ CaO Của CO trOng khÔng khí gây táC hại đến sứC khỏe COn người. CO CÓ ái
lựC CaO Với hemOglObin (Hb) là táC nhân Vận Chuyển Oxy Của máu:
HbO2 + CO  O2 + HbCO

CáC triệu Chứng bệnh xuất hiện tương ứng Với CáC mứC HbCO như sau:

0,0 – 0,1 (mg/m3) KhÔng CÓ triệu Chứng gì rõ nhưng CÓ thể xuất hiện
một số dấu hiệu Của stress sinh lý
0,1 – 0,2 (mg/m3) HÔ hấp nặng nhọC khÓ khăn
0,2 – 0,3 (mg/m3) Đau đầu
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
185

0,3 – 0,4 (mg/m3) Làm yếu Cơ bắp, buồn nÔn Và làm lÓa mắt
0, 4 – 0,5 (mg/m3) SứC khỏe suy sụp, nÓi líu lưỡi
0,5 - 0,6 (mg/m3) Bị CO giật
0,6 – 0,7 (mg/m3) HÔn mê tiền đình
0,8 (mg/m3) Tử VOng

4.3.2 Khí Carbon dioxyt CO2

CO2 Vốn CÓ trOng thành phần Của khÔng khí sạCh, ngOài ra CÓ thể đượC phát
sinh khi đốt Cháy hOàn tOàn nguyên nhiên liệu Chứa CarbOn Và trOng quá trình hÔ
hấp Của động thựC Vật. Hàng năm, Chỉ riêng trOng quá trình Chế biến Và sử dụng
than đá, COn người đã thải VàO khí quyển 2.109 tấn CO 2, tuy nhiên một nửa lượng
này đượC hơi nướC Và thựC Vật hấp thụ, phần Còn lại tồn lưu trOng mÔi trường
khÔng khí.
Hiện nay, CO2 CÓ mặt trOng tầng đối lưu Với nồng độ trung bình khOảng 398 ppm
(số liệu mới nhất VàO tháng 2 năm 2014). Hàng năm nồng độ CO 2 gia tăng khOảng
0,5%. CO2 đượC xem là Chất khí nhà kính Chủ yếu làm nhiệt độ tOàn Cầu tăng lên.
Tháng 7 năm 1992, Hội nghị Cấp CaO Về Trái đất tại RiO de JaneirO đã CÔng bố
CÔng ướC Về sự thay đổi thời tiết, theO đÓ đến năm 2000 CáC quốC gia sẽ phải giảm
lượng phát thải CO2 Về bằng mứC phát thải năm 1990.
Đối Với thựC Vật, khí CO2 CÓ ảnh hưởng tốt, tăng Cường khả năng quang hợp nhất
là trOng điều kiện khí hậu nhiệt đới nÓng, ẩm.
CO2 CÓ thể gây ngạt thở Vì khi Chúng ở nồng độ CaO thì làm giảm áp suất riêng
phần Của O2 trOng khÔng khí thở, tứC là nồng độ CáC khí trOng khÔng khí tăng lên
trOng khi nồng độ O2 giảm đi.

4.3.3 Khí Sulfua dioxyt SO2

Sulfua diOxyt (SO2) là Chất khí CÓ mùi khÓ Chịu, CÓ thể phát hiện đượC ở nồng
độ khOảng 1 ppm. Điều đáng lưu ý là khi nồng độ Của khí này Vượt trên 3 ppm thì
khả năng phát hiện mùi Của khứu giáC sẽ nhanh ChÓng bị mất đi.
HOạt động núi lửa (đÓng gÓp khOảng 67 % lượng SO2 trên tOàn Cầu) Và hOạt
động sinh họC là những nguồn tự nhiên tạO ra SO 2. CáC Vi sinh Vật thường tham gia
quá trình Chuyển hÓa CáC Chất CÓ Chứa lưu huỳnh tạO thành H 2S, (CH3)2S, sau đÓ CáC
Chất này bị Oxy hÓa nhanh trOng khÔng khí tạO thành SO2.
186 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Hằng năm, lượng SO2 phát sinh dO CáC nguồn nhân tạO tương đương 1,6 x 1012
mOL lưu huỳnh, nhưng phân bố rất khÔng đồng đều. Nồng độ Của SO 2 trOng tầng đối
lưu biến động từ khOảng 1 ppb ở xa CáC Vùng CÔng nghiệp đến khOảng 2 ppm ở CáC
Vùng bị Ô nhiễm nặng. Ở khu đÔ thị Và khu CÔng nghiệp nồng độ Của nÓ thường
VàO khOảng 0,1 - 0,5 ppm, Vùng nÔng thÔn (bắC bán Cầu) VàO khOảng 30 ppb.
KhOảng hơn 90 % nguồn thải tập trung ở CáC khu VựC bắC Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ. Khí
SO2 sinh ra dO đốt nhiên liệu hÓa thạCh CÓ Chứa lưu huỳnh, Chủ yếu là than đá để
sản xuất điện, luyện quặng sulfua kim lOại...
TrOng tầng đối lưu, SO2 bị Oxy hÓa một CáCh nhanh ChÓng tạO thành CáC Chất
gây Ô nhiễm thứ Cấp rất nguy hiểm là H 2SO4 Và SO3. Bản thân SO2 là Chất khí độC
Với động Vật, nÓ CÓ khả năng gây kíCh thíCh đường hÔ hấp, khÓ thở, đau khí quản
Và bệnh phổi mãn tính. Tiếp xúC Với khÔng khí bị Ô nhiễm SO2 nặng trOng thời gian
ngắn Cũng đã CÓ thể gây hại ChO sứC khỏe. SO 2 thường CÓ mặt đồng thời Với một số
CáC táC nhân gây Ô nhiễm khÔng khí kháC, Và thường CÓ xu hướng gây ra hiệu ứng
tương táC Cộng hưởng dương (synergism) Với CáC Chất gây Ô nhiễm kháC. Khi CÓ mặt
CáC hạt bụi lơ lửng, thì tỷ lệ mắC bệnh đường hÔ hấp dO khÔng khí bị Ô nhiễm SO2
tăng lên, ngay Cả khi nồng độ Của SO2 Chỉ VàO khOảng 30 ppb.

SO2 Cũng gây hại lên thựC Vật, mứC độ nhạy Cảm Của CáC lOại Cây kháC nhau
Với khí này thường là kháC nhau. TrOng trường hợp tiếp xúC Với khÔng khí bị Ô
nhiễm SO2 nặng nề, lá Cây CÓ thể bị bạC màu Và Chết, nhẹ hơn CÓ thể gây Chậm
phát triển mà khÔng gây tổn thương Cụ thể. Người ta đã thấy CÓ sự suy giảm tốC độ
phát triển Của CáC đồng Cỏ, ngay ở nồng độ SO2 thấp khOảng 60 ppb.

4.3.4 Khí Nitơ oxyt NOx

4.3.4.1
Dinitơ oxyt (N2O)
N2O là Chất khí khÔng màu, ít hOạt động hÓa họC. N 2O CÓ thể tìm thấy khắp mọi
nơi trOng tầng đối lưu, nồng độ trung bình VàO khOảng 0,3 ppm, hằng năm tăng
thêm khOảng 0,2 %.
Nguồn phát sinh N2O Chủ yếu CÓ thể là quá trình phản nitrat hÓa Của một số Vi
sinh Vật trOng điều kiện thiếu Oxy dưới đất hOặC nướC. Hiện tượng này Càng đáng
lưu ý hơn dO ViệC sử dụng ngày Càng nhiều CáC lOại phân bÓn nhân tạO CÓ Chứa
nitơ, đặC biệt đối Với lOại đất CÓ Chứa nhiều Chất hữu Cơ Và CÓ Chế độ thÔng khí
khÔng ổn định.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
187

N2O CÓ thể Còn là sản phẩm phụ Của quá trình nitrat hÓa Chưa hOàn tOàn 4NH +.
Một phần nhỏ khí này CÓ thể sinh ra khi đốt nhiên liệu hÓa thạCh.

Ảnh hưởng Về mặt mÔi trường Của sự gia tăng nồng độ nitơ Oxyt trOng khí quyển
Chủ yếu dO N2O là lOại "khí nhà kính", dO đÓ nÓ đã đÓng gÓp VàO quá trình làm
nÓng tOàn Cầu. NgOài ra, khi xâm nhập VàO tầng bình lưu thì N2O sẽ Chuyển thành
NO, sau đÓ tham gia VàO CáC phản ứng Với Oxy nguyên tử gây suy giảm nồng độ
OzOn Của tầng này.

4.3.4.2
Nitơ oxyt (NO) và nitơ dioxyt (NO2)
NO Và NO2 thường đượC Viết tắt là NOX.

NO là Chất khí khÔng màu. NO2 là Chất khí CÓ màu nâu Vàng. Khí NO dễ dàng bị
Oxy hÓa thành NO2. Cũng Vì CáC lý dO trên, nồng độ NO X trOng tầng này biến động
mạnh. Ở CáC thành phố lớn CÓ mật độ giaO thÔng CaO, nồng độ CựC đại Của NO Và NO 2
trOng khÔng khí tương ứng là 12 Và 0,5 ppm.
NOX CÓ thể đượC tạO thành từ 2 nguồn tự nhiên Và nhân tạO:

- Nguồn tự nhiên: là quá trình Cháy Của sinh khối (Cháy rừng), sấm Chớp, Oxy hÓa
NH3, hOặC dO CáC quá trình kị khí xảy ra dưới đất (đối Với NO).

- Nguồn nhân tạo: đốt sinh khối hOặC nhiên liệu hÓa thạCh từ CáC nguồn tĩnh Và
động.
NgOài ra, NO Còn đượC tạO thành dO quá trình Oxy hÓa CáC hợp Chất CÓ Chứa
nitơ trOng nhiên liệu. Sau đÓ, NO CÓ thể bị Oxy hÓa tạO thành NO2. ThÔng thường
hầu như trOng CáC nguồn phát thải NOX, NO đều Chiếm hơn 90 % lượng NO X. NOX
Cũng đượC tìm thấy trOng tầng bình lưu, CÓ thể dO quá trình Oxy hÓa nitơ Oxyt
hOặC dO khÓi thải Của CáC máy bay.
CáC nghiên Cứu khOa họC ChO thấy, nitơ Oxyt làm phai màu thuốC nhuộm Vải,
làm gỉ kim lOại Và sản sinh ra CáC phân tử nitrat. MặC dù Vậy, đến nay Vẫn Chưa
xáC định đượC nồng độ NOX bằng baO nhiêu thì gây táC hại đáng kể. Một số thựC Vật
CÓ tính nhạy Cảm đối Với mÔi trường CÓ thể bị táC động khi nồng độ NO khOảng 1
ppm Và thời gian táC động khOảng một ngày.
NO là khí khÔng màu, khÔng mùi, khÔng tan trOng nướC. Khi xâm nhập VàO Cơ
thể nÓ CÓ thể táC dụng Với hồng Cầu trOng máu, làm giảm khả năng Vận Chuyển
Oxy Của máu, dẫn đến bệnh thiếu máu.
188 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Khí NO2 Với nồng độ khOảng 100 ppm CÓ thể gây tứ VOng ChO COn người Và
động Vật sau Vài phút tiếp xúC; nồng độ khOảng 5 ppm sau Vài phút tiếp xúC đã CÓ
thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đối Với bộ máy hÔ hấp. Khí NO 2 Cũng CÓ khả năng táC
động rất xấu đến thựC Vật. Ở nồng độ khOảng 1 ppm, thựC Vật CÓ thể bị ứC Chế
phát triển đến 1 tháng sau Vài phút tiếp xúC.
MặC dầu bản thân NOx đã là CáC Chất gây Ô nhiễm, nhưng CáC ảnh hưởng Chính
thường gây ra dO CáC Chất gây Ô nhiễm thứ Cấp đượC tạO ra từ NOX. NOx táC dụng
Với hơi nướC trOng khí quyển, tạO thành axit HNO3, như Vậy Cùng Với axit H2SO4, là
thành phần Chính Của mưa axit, làm thiệt hại mùa màng, nhiễm độC Cây trồng, giảm
tuổi thọ Của CáC sản phẩm Vải, nilÔng, tơ nhân tạO, đồ dùng bằng da, giấy, ảnh
hưởng đến Chất lượng Của CáC CÔng trình xây dựng...
NOx là điều kiện Cần để tạO ra sương khÓi quang hÓa (phOtOChemiCal smOg).

4.3.5 Khí hydro sulfua H2S

Là khí khÔng màu nhưng CÓ mùi trứng thối, đượC sinh ra dO quá trình phân hủy
CáC Chất hữu Cơ, CáC xáC Chết Của động thựC Vật, nhất là ở CáC bãi ráC, khu Chợ, Cống
rãnh thOát nướC, sÔng hồ Ô nhiễm Và CáC hầm lò khai tháC than.
Khí H2S CÓ thể gây rụng lá, thối hOa quả Và làm giảm năng suất Cây trồng.

Đối Với COn người, tiếp xúC Với H 2S sẽ gây nhứC đầu, buồn nÔn Và mệt mỏi. Khi
tiếp xúC lâu sẽ làm mất khả năng nhận biết Của khứu giáC, từ đÓ gây tổn hại đến hệ
thần kinh khứu giáC Và gây rối lOạn đến khả năng hOat động Của CáC tuyến nội tiết,
Cuối Cùng gây ra bệnh thần kinh hOảng hốt bất thường.

4.3.6 Các hợp chất hữu cơ


CáC hợp Chất hữu Cơ nÓi Chung Chiếm tỉ lệ khá lớn trOng CáC Chất gây Ô nhiễm Và
lại gây nhiễm độC lâu dài, đi VàO khí quyển từ nhiều nguồn tự nhiên Và nhân tạO
kháC nhau, nên khÔng thể tiến hành những đO đạC ChO tất Cả CáC lOại riêng rẽ,
hOặC xáC định tốC độ phát tán riêng rẽ Của Chúng đượC. Vì Vậy khi xem xét CáC hợp
Chất hữu Cơ gây Ô nhiễm khÔng khí thường Chỉ xét tới lượng Của một số lOại nhất
định. Những hydrOCaCbOn CÓ trOng khí quyển ở dạng khí (CÓ từ 1 - 5 CarbOn trOng
phân tử) đượC Chú ý nhiều hơn Cả xét trên phương diện gây Ô nhiễm. NgOài ra Còn
CÓ CáC Chất ở dạng hạt gồm CáC hydrOCaCbOn khÔng bay hơi.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
189

CáC hợp Chất hữu Cơ phát sinh Chủ yếu từ quá trình đốt Cháy nhiên liệu như than
đá, dầu mỏ, gỗ, từ khí thải Của CáC quá trình sản xuất Của CáC nhà máy lọC dầu,
khai tháC, Chế biến Và Vận Chuyển nhiên liệu hOặC từ nhiều ngành CÔng nghiệp CÓ
sử dụng dung mÔi hữu Cơ hay CáC hợp Chất hữu Cơ như sơn, in, dệt nhuộm, CÔng
nghiệp dượC phẩm Và mỹ phẩm.
Methan (CH4) là một lOại hydrOCarbOn nO đơn giản nhất. NÓ là một lOại khí gÓp
phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Nguồn gốC sản sinh ra khí methan thường bắt
nguồn từ:
- CáC quá trình sinh họC, Ví dụ như sự lên men đường ruột Của động Vật CÓ mÓng.
- Sự phân giải kỵ khí ở những Vùng đất ngập nướC, ruộng lúa...
- DO Cháy rừng, dO đốt nhiên liệu hÓa thạCh.
Benzen (C6H6) Cũng là một nguyên liệu quan trọng trOng tổng hợp Chất hữu Cơ
như nitrObenzen, phenOl, ClObenzen, anilin (C 6H5NH2), CÔng nghiệp sản xuất Chất
dẻO, thuốC nhuộm, bột giặt, sợi nhân tạO, Chất nổ, thuốC bảO Vệ thựC Vật…

Benzen là một Chất rất độC, CÓ ảnh hưởng lên thần kinh, khi nhiễm độC mãn tính
nÓ táC dụng trên tủy xương dO một phần Chuyển thành CáC hợp Chất phenOl
C6H5OH. Sau khi nhiễm độC mà ngừng tiếp xúC Với nÓ thì nÓ Vẫn tiến triển (dO
benzen tíCh lũy trOng CáC tổ ChứC nhiều mỡ, tủy xương...) nên Vẫn Còn táC dụng.

4.3.7 Bụi và sol khí


Bụi là những Chất ở dạng rắn hay lỏng CÓ kíCh thướC nhỏ, nhờ sự Vận động Của
khÔng khí trOng khí quyển mà nÓ CÓ thể phân tán trOng một diện rộng. Bụi đượC
đặC trưng bằng thành phần hOá họC, thành phần khOáng, kíCh thướC hạt.
Tuỳ theO kíCh thướC mà bụi CÓ thể Chia làm 3 lOại đượC phân biệt bởi nguồn gốC
Và tính Chất như sau:
- d < 0,3 m: nhân ngưng tụ, Chuyển động như những phân tử khí, CÓ nguồn gốC
từ quá trình ngưng tụ.
- 0,3 m < d < 3 m (kíCh thướC trung bình): Chuyển động theO quy luật BrOwn
Và đượC táCh khỏi khí nhờ mưa, đượC hình thành từ những hạt nhỏ.
- d > 3 m: bụi thÔ, hình thành từ sự phân tán Cơ họC (phân ly nhỏ) Của những hạt
lớn đượC thu hồi qua quá trình lắng.
190 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

SOl khí là hỗn hợp những phân tử lơ lửng phân tán trOng khÔng khí, tương đối
bền, khÓ lắng Và CÓ khả năng tạO hợp Chất Với một số kim lOại hiếm. NÓ là phương
tiên Chính để lưu giữ kim lOại nặng trOng khí quyển.
CáC hạt lơ lửng nguồn gốC tự nhiên baO gồm hạt bụi đất, hạt nướC biển, phấn
hOa, bàO tử, trO bụi núi lửa, khÓi dO sinh khối Cháy. CáC hOạt động Của COn người
CÓ thể làm gia tăng lượng một số lOại hạt lơ lửng nguồn gốC tự nhiên, Ví dụ Canh
táC kém CÓ thể gây xÓi mòn đất tạO nhiều bụi hơn.
Sự gia tăng nồng độ CáC hạt lơ lửng trOng khí quyển đã gây ra một số Vấn đề Cần
lưu ý Về mặt mÔi trường. Với diện tíCh bề mặt riêng lớn, CáC hạt lơ lửng CÓ thể tạO
điều kiện làm tăng tốC độ CáC phản ứng hÓa họC trOng khÔng khí, Ví dụ phản ứng
Oxy hÓa lưu huỳnh diOxyt thành lưu huỳnh triOxyt, nên CÓ thể làm gỉ kim lOại, gây
bẩn quần áO, Vải VÓC, tranh ảnh, tượng đài, gây thiệt hại ChO CÔng nghiệp Cần VÔ
trùng như CÔng nghiệp dượC phẩm Và thựC phẩm, đặC biệt gây táC hại đối Với CáC
thiết bị điện tử VàO những ngày độ ẩm CaO.
CáC hạt lơ lửng CÓ kíCh thướC nhỏ CÓ thể tán xạ ánh sáng, dẫn đến CáC thay đổi
phứC tạp Về khí hậu. Tuy nhiên, anh hưởng Của sự gia tăng nồng độ CáC hạt lơ lửng
đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình tOàn Cầu ChO đến nay Vẫn Còn đang đượC
nghiên Cứu sâu hơn.
KíCh thướC Của hạt lơ lửng Càng nhỏ Càng dễ xâm nhập VàO Cơ thể gây nên bệnh
ung thư phổi Và đường ruột ở người Và động Vật.
Một số lOại bụi gây táC hại điển hình:
- Bụi SiliC: gây tổn thương phổi, nhiễm độC tế bàO, để lại dấu Vết xơ hÓa CáC mÔ,
làm suy giảm nghiêm trọng sự traO đổi khí Của CáC tế bàO phổi. CÔng nhân trOng
CáC ngành CÔng nghiệp khai tháC than, đá, đúC gang, phun Cát… rất dễ bị mắC
bệnh phổi nhiễm bụi SiliC.
- Bụi amiăng: CáC hạt bụi amiăng thường CÓ dạng sợi, kíCh thướC dài Và CÓ thể
gây xơ hÓa phổi Và tổn thương phổi trầm trọng, gây ung thư phổi.
- Bụi bÔng, bụi sợi lanh: gây bệnh hÔ hấp mãn tính, xuất hiện nhiều ở nÔng dân
trồng bÔng, CÔng nhân khai tháC, Chế biến bÔng, CÔng nhân ngành sợi dệt. Bụi
này CÓ đặC điểm gây dị ứng Và CÓ thể làm suy giảm ChứC năng hÔ hấp.
- Bụi đồng: gây nhiễm trùng da, táC động đến CáC tuyến nhờn làm da bị khÔ Và
gây ra CáC bệnh ở da như trứng Cá, Viêm da. LOại bệnh này thường CáC thợ lò
hơi, thợ máy sản xuất sành sứ hay bị nhiễm.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
191

- Bụi Vi sinh Vật, bụi phấn hOa: VàO mùa mưa, CáC Cống rãnh thOát nướC, bãi ráC… là
nơi lý tưởng ChO CáC Vi sinh Vật phát triển mạnh. Đến khi nắng khÔ Chúng sẽ
phát tán theO giÓ VàO khÔng khí Và nếu COn người hít phải CÓ thẻ gây ra dịCh bệnh,
nhất là CáC bệnh Về hÔ hấp Và mắt. NgOài ra, sự phát tán phấn hOa Cũng là
nguyên nhân gây ra CáC bệnh dị ứng ngOài da, bệnh đau mắt…

4.3.8 Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí


- Tiêu Chuẩn mÔi trường là những nguyên tắC hOặC thÔng số đượC thiết lập bởi CáC
nhà Chuyên mÔn, đượC sự ủng hộ Của Cơ quan ChứC năng, nhằm kiểm sOát Ô nhiễm.
- QCVN 05:2009/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật quốC gia Về Chất lượng khÔng khí
xung quanh
- QCVN 06:2009/NTNMT Chất lượng khÔng khí - Nồng độ tối đa ChO phép Của một
số Chất độC hại trOng mÔi trường khÔng khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật quốC gia Về khí thải CÔng nghiệp đối
Với bụi Và CáC Chất VÔ Cơ
- QCVN 20:2009/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật QuốC gia Về khí thải CÔng nghiệp đối
Với một số Chất hữu Cơ
- QCVN 21:2009/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật QuốC gia Về khí thải CÔng nghiệp sản
xuất phân bÓn hÓa họC
- QCVN 23:2009/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật QuốC gia Về khí thải CÔng nghiệp sản
xuất xi măng
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật quốC gia Về tiếng ồn
- QCVN 02:2012/BTNMT Quy Chuẩn kỹ thuật quốC gia Về khí thải lò đốt Chất thải
rắn y tế
NgOài ra Còn một số quy Chuẩn bộ Y Tế: QCVN 02: 2019/BYT - Quy Chuẩn kỹ
thuật quốC gia Về bụi amiăng, bụi Chứa siliC, bụi khÔng Chứa siliC, bụi bÔng Và bụi
than - Giá trị giới hạn tiếp xúC ChO phép bụi tại nơi làm ViệC.

4.3.9 Chỉ số Chất lượng không khí Air Quality Index (AQI)
AQI (Air Quality Index - Chỉ số Chất lượng khÔng khí) là một Chỉ số báO CáO Chất
lượng khÔng khí hàng ngày, đượC sử dụng như một thướC đO để biết khÔng khí xung
quanh sạCh hay Ô nhiễm, mứC độ Ô nhiễm CaO hay thấp.
192 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Chỉ số AQI Càng CaO thì Chất lượng khÔng khí Càng kém, mứC độ ảnh hưởng tới
sứC khỏe Của người dân Càng CaO.
TheO tính tOán Của EPA - Cơ Quan BảO Vệ MÔi Trường HOa Kỳ, Chỉ số AQI Với 5
thÔng số Ô nhiễm khÔng khí Chủ yếu:
Chỉ số AQI Với năm thÔng số Ô nhiễm khÔng khí Chủ yếu gồm:
- OzOne mặt đất: ĐượC tạO ra khi CáC Chất Ô nhiễm phát ra từ xe Cộ, CáC nhà
máy.. phản ứng hÓa họC Với ánh sáng Mặt Trời.
- Ô nhiễm phân tử: Đánh giá qua Chỉ số bụi mịn PM 2.5 Và PM 10.
- CarbOn mOnOxide (CO);

- Sulfur diOxide (SO2).

- NitrOgen diOxide (NO2).

Chỉ số Ô nhiễm khÔng khí đượC Chia thành nhiều mứC kháC nhau, trOng đÓ, sẽ CÓ
những mứC an tOàn Với sứC khỏe, mứC giới hạn Và mứC nguy hiểm.

Chất lượng
Chỉ số AQI Mức độ cảnh báo Y tế
không khí
0 - 50 Tốt KhÔng ảnh hưởng đến sứC khỏe
51 - 100 Trung bình Chất lượng khÔng khí ở mứC Chấp nhận
đượC. Những người nhạy Cảm nên hạn
Chế thời gian ra ngOài.
101 - 150 Kém Ảnh hưởng xấu đến sứC khỏe nhÓm nhạy
Cảm. Họ nên hạn Chế thời gian ra ngOài.
151 - 200 Xấu NhÓm người nhạy Cảm khÔng nên ra
ngOài. Những người kháC Cần hạn Chế ra
ngOài.
201 - 300 Rất xấu Cảnh báO sứC khỏe khẩn Cấp. Ảnh hưởng
đến tất Cả Cư dân.
301 - 500 Nguy hại Chất lượng khÔng khí ở mứC báO động,
CÓ thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứC
khỏe mọi người.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
193

4.4 TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP TỪ CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM


KHÔNG KHÍ

4.4.1 Hiện tượng mưa acid

4.4.1.1 Khái niệm


ThÔng thường ngay Cả khi khÔng khí khÔng bị Ô nhiễm thì nướC ngưng tụ (baO
gồm mưa, mưa đá, tuyết, sương mù) Cũng khÔng phải là nướC nguyên Chất. NướC
ngưng tụ Chứa một lượng đáng kể bụi, Chất rắn Và khí hòa tan. CO2 hòa tan làm ChO
pH Của nướC ngưng tụ sạCh CÓ giá trị khOảng 5,6. Vì Vậy, nướC mưa khÔng Ô nhiễm
Vẫn CÓ pH
< 7. Thuật ngữ mưa aCid Chỉ dùng ChO lOại nướC ngưng tụ CÓ pH nhỏ hơn pH Của
nướC mưa sạCh một CáCh đáng kể. TheO định nghĩa Của Ủy ban Kinh tế Châu Âu
(ECE), mưa CÓ Chứa CáC aCid H2SO4 Và HNO3 Với pH ≤ 5,5 là mưa aCid. Hiện nay
nÓi Chung tại nhiều quốC gia, người ta đều thống nhất lấy giá trị pH = 5,6 (là giá trị
pH Của dung dịCh aCid CarbOniC bãO hòa trOng nướC Cất) làm giới hạn để định nghĩa
mưa aCid. TheO đÓ, tất Cả những Cơn mưa CÓ độ pH đO đượC < 5,6 đều đượC xem là
mưa aCid.
Mưa axit CÓ 2 lOại trạng thái ướt Và khÔ. Trạng thái ướt (lắng đọng ướt) là khi
mưa axit Của Chứa nướC. NgượC lại, mưa axit tạO thành bụi, khí, tuyết, sương mù là
trạng thái khÔ (lắng đọng khÔ).
194 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Hình 4.4: Quá trình lắng đọng axit trong nước

4.4.1.2 Nguyên nhân gây mưa acid


TrOng thành phần CáC Chất đốt tự nhiên như than đá Và dầu mỏ CÓ Chứa một
lượng lớn lưu huỳnh, Còn trOng khÔng khí lại Chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh
ra CáC khí độC hại như lưu huỳnh diOxyt (SO 2) Và nitơ diOxyt (NO2). CáC khí này hòa
tan Với hơi nướC trOng khÔng khí tạO thành CáC axit sunfuriC (H2SO4) Và axit nitriC
(HNO3). Khi trời mưa, CáC hạt axit này tan lẫn VàO nướC mưa, làm độ pH Của nướC
mưa giảm. DO CÓ độ Chua khá lớn, nướC mưa CÓ thể hOà tan đượC một số bụi kim
lOại Và Ôxit kim lOại CÓ trOng khÔng khí như Oxyt Chì... làm ChO nướC mưa trở nên độC
hơn nữa đối Với Cây Cối, Vật nuÔi Và COn người.

4.4.1.3 Hậu quả của mưa acid


Mưa axit ảnh hưởng xấu tới CáC thuỷ VựC (aO, hồ). CáC dòng Chảy dO mưa axit
đổ VàO hồ, aO sẽ làm độ pH Của hồ, aO giảm đi nhanh ChÓng, khiến CáC sinh Vật trOng
hồ, aO suy yếu hOặC Chết hOàn tOàn.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
195

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất dO nướC mưa ngấm xuống đất làm tăng độ Chua
Của đất, hOà tan CáC nguyên tố trOng đất Cần thiết ChO Cây như Canxi (Ca), magiê
(Mg)... làm suy thOái đất, Cây Cối kém phát triển.
Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thựC Vật trên trái đất, làm ChO khả năng quang hợp
Của Cây giảm, thay đổi Về lá Của Cây, phá huỷ Cây trồng, làm ChO năng suất thấp,
nÔng nghiệp bị ảnh hưởng nặng. Rễ Cây bị phá hOại, ứC Chế sự sinh trưởng Và phát
triển, làm giảm năng suất Và sản lượng.
Mưa axit Còn phá huỷ CáC Vật liệu làm bằng kim lOại như sắt, đồng, kẽm... làm
giảm tuổi thọ CáC CÔng trình xây dựng, làm lở lOét bề mặt bằng đá Của CáC CÔng
trình xây dựng, di tíCh lịCh sử… Mưa aCid đã phá hOại rất nhiều kiến trúC Cổ. Thành
Cổ Athen nổi tiếng, sân khấu ngOài trời Của La Mã, bứC tượng nhân sư Của Ai Cập
đều bị những trận mưa aCid xâm thựC. PhO tượng Phật lớn nhất thế giới ở LạC Sơn
(Trung QuốC) đã bị hư hỏng nhiều Chỗ dO sự ăn mòn Của CáC trận mưa aCid. NgOài
ra, mưa aCid Còn làm tăng nhanh độ ăn mòn đường ray xe lửa, Cầu bằng kim lOại,
nhà CaO tầng, hầm mỏ, dây Cáp điện Và làm giảm tuổi thọ Của Chúng.

4.4.1.4 Những biện pháp hạn chế hậu quả của mưa acid
Một quá trình hÓa họC đượC gọi là “desulfua” CÓ thể táCh Chất khí sulfurơ từ CáC
khí thải Của CáC nhà máy nhiệt điện. Đá VÔi (CaCO 3) là Chất đượC sử dụng để trung
hòa SO2. Đá VÔi CÓ thể Chuyển thành hydrOxit Canxi (Ca(OH) 2 tứC là VÔi tÔi Và táC dụng
Với SO2. Vì Vậy, khi CáC hồ nướC CÓ hiện tượng nhiễm mưa aCid, ta CÓ thể sử dụng
đá VÔi để làm trung hòa Chất aCid.

ViệC phát triển năng lượng giÓ, năng lượng mặt trời, thủy điện... sẽ giảm bớt thải
lượng CáC khí SO2, NOx.

Tổ ChứC tốt những phương tiện giaO thÔng CÔng Cộng Cùng gÓp phần làm giảm
lượng khí thải SO2, NOx.

4.4.2 Hiệu ứng nhà kính (the greenhouse effect)

4.4.2.1 Khái niệm


Trái đất nhận năng lượng từ mặt trời dưới dạng CáC bứC xạ sÓng ngắn. BứC xạ
sÓng ngắn dễ dàng xuyên qua CáC lớp khí CO2 Và lớp OzOn để xuống mặt đất. Khi
đến mặt đất, một phần Của năng lượng này đượC phản xạ VàO khÔng khí, một phần
bị CáC Chất trên mặt đất hấp thu, làm ChO bề mặt trái đất nÓng lên. Khi bề mặt trái
đất nÓng lên
196 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

lại bứC xạ năng lượng VàO khí quyển dưới dạng CáC bứC xạ bướC sÓng dài, Chủ yếu
là CáC bứC xạ nhiệt. CáC bứC xạ sÓng dài khÔng CÓ khả năng xuyên qua "khí nhà
kính", gồm khí CO2, hơi nướC, CH4, O3 Và N2O. Khí nhà kính CÓ mặt trOng khí quyển
sẽ hấp thu những bứC xạ sÓng dài, đượC sưởi nÓng Và lại phản xạ ra mọi phía trOng
đÓ CÓ phía lên bề mặt Của trái đất. Kết quả là bề mặt trái đất bị ấm lên, nhiệt độ bề
mặt trái đất Cũng bị nÓng lên. Hiện tượng này đượC gọi là "hiệu ứng nhà kính" Vì quá
trình nÓng lên Của trái đất tương tự như quá trình nÓng lên trOng nhà kính, lớp khí
này CÓ táC dụng như lớp kính giữ nhiệt Của nhà kính trồng rau xanh VàO mùa đÔng.
Hiện tượng này gọi là Hiệu ứng nhà kính tự nhiên. Người ta ướC tính nếu khÔng
CÓ hiệu ứng này thì nhiệt độ nhiệt độ trung bình trên Trái Đất sẽ là –18 OC, hầu như
khÔng tồn tại sự sống. Hiệu ứng nhà kính tự nhiên CÓ ý nghĩa VÔ Cùng tO lớn đối Với
Trái đất Vì nÓ duy trì nhiệt độ thíCh hợp ChO sự sống Và Cân bằng sinh thái, bảO
đảm hOạt động ChO CáC Vòng tuần hOàn trOng tự nhiên.

Hình 4.5: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

4.4.2.2 Các chất gây hiệu ứng nhà kính


TrOng thời gian qua, CáC hOạt động nhân tạO đã thải VàO khí quyển một lượng
rất lớn CáC khí Ô nhiễm, làm thay đổi thành phần Của khí quyển, tăng hàm lượng
CáC khí nhà kính, dẫn đến sự gia tăng quá mứC hiệu ứng nhà kính, trOng khi năng
lượng mặt
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
197

trời đến Trái Đất thì khÔng đổi Còn năng lượng phản xạ từ Trái Đất lại bị Chuyển
dịCh, làm tăng nhiệt độ Của Trái Đất trên quy mÔ tOàn Cầu.
Nổi bật trOng CáC khí gây hiệu ứng nhà kính là CO 2, CÓ khả năng hấp thụ CáC tia
bứC xạ bướC sÓng dài Và nÓng lên. Người ta ướC tính hằng năm COn người đưa VàO
khí quyển khOảng 2,5.1013 tấn CO2, tuy nhiên khOảng một nửa số đÓ đã đượC thựC
Vật Và đại dương hấp thụ, phần Còn lại sẽ lưu tồn trOng khí quyển, Chủ yếu lưu ở
tầng đối lưu. Hiện nay nhu Cầu sử dụng năng lượng tăng, Cũng như CáC hOạt động
sản xuất CÔng nghiệp kháC, làm ChO lượng khí CO2 thải VàO khí quyển Càng nhiều,
mặt kháC diện tíCh trồng rừng lại giảm mạnh, làm ChO lượng khí CO 2 Càng tăng. Dần
dần hình thành một lớp khí CO2 tương đối dày, baO bọC Trái Đất.

NgOài CO2, CáC khí nhà kính kháC phải kể đến gồm hơi nướC, CH4, N2O Và O3. Một
số Chất khí kháC, như mOnOxyt CarbOn (CO) hOặC ClOrua hydrO (HCl) Cũng hấp thụ bứC
xạ sÓng dài nhưng "tuổi thọ" Của Chúng trOng khí quyển thường rất ngắn nên Chúng
khÔng đÓng Vai trò quan trọng đối Với hiệu ứng nhà kính Và thường khÔng đượC đề
Cập đến. NgOài ra, một số Chất khí thuộC nhÓm halO-CarbOn (CFCs, HCFCs) Cũng là
CáC khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Tuy nhiên, sau khi CÓ CÔng ướC quốC tế Về
bảO Vệ tầng OzOn, nồng độ Của CáC Chất này đã đượC kiểm sOát.
Bảng 4.2: Biến thiên nồng độ các khí nhà kính theo thời gian

Nồng độ Thời gian


Nồng độ Cường độ
Khí nhà thời kỳ tiền lưu trong
năm 2012 phát thải khí
kính công nghiệp khí quyển
(ppm) nhà kính
(ppm) (năm)
CO2 278 392,6 Biến động 1
CH4 0,7 1,874 12 21
N2O 0,27 0,324 114 310
O3 (đối lưu) 0,025 0,034 Vài ngày Chưa CÓ thÔng tin
CFC-12 0 0,53 ppb 102 6.500
Sáu lOại khí Chủ yếu gây nên hiện tượng nhà kính baO gồm: CO 2, CH4, N2O, HFCs,
PFCs Và SF6. TrOng đÓ:

- CO2 phát thải khi đốt Cháy nhiên liệu hÓa thạCh (than, dầu, khí) Và là nguồn khí
nhà kính Chủ yếu dO COn người gây ra trOng khí quyển. CO2 Cũng sinh ra từ CáC
hOạt động CÔng nghiệp như sản xuất xi măng Và Cán thép.
198 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

- CH4 sinh ra từ CáC bãi ráC, lên men thứC ăn trOng ruột động Vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên Và khai tháC than.

- N2O phát thải từ phân bÓn Và CáC hOạt động CÔng nghiệp.

- HFCs, đặC biệt là khí HFC-23 Chính là một sản phẩm phụ trOng quá trình sản xuất
lOại hÓa Chất mới HCFC-22 để thay thế ChO khí CFC dùng Chủ yếu trOng điều hòa
khÔng khí Và làm lạnh.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhÔm.
- SF6 sử dụng trOng Vật liệu CáCh điện Và trOng quá trình sản xuất magiê.
MứC độ táC hại Của 6 lOại khí trên đượC thể hiện ở bảng sau:

Tuổi thọ trên tầng


Tên gọi Ký hiệu Hiệu số GWP
khí quyển (năm)
CarbOniC (CarbOn diOxide) CO2 1 100
Mêtan (Methane) CH4 21 12
Oxit nitơ (nitrOus Oxide) N2O 310 114
Hợp Chấp hydrOfluOrCarbOn HFCs 150-11700
Hợp Chấp PerfluOrCarbOn PFCs 6500-9200
Sulphur hexafluOride SF6 23900

4.4.2.3 Hậu quả của hiệu ứng nhà kính


CáC ảnh hưởng Của sự gia tăng hiệu ứng nhà kính rất phứC tạp Và táC động tương
hỗ lẫn nhau gây nên sự thay đổi đối Với mÔi trường sinh thái tự nhiên Và xã hội.
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ là nguyên nhân làm tan lớp băng ở BắC CựC Và Nam
CựC, làm ChO mựC nướC biển dâng CaO. NướC biển lên CaO thì CáC làng mạC, thành phố
ở CáC Vùng đồng bằng thấp ở Ven bờ biển sẽ bị Chìm dưới nướC biển, nhiều Vùng đất
đai màu mỡ Ven biển sẽ bị ngập nướC Và mặn hÓa. TheO dự đOán Của CáC nhà khOa
họC thì nếu nồng độ CO2 trOng khí quyển tăng gấp đÔi hiện nay thì nhiệt độ trung
bình Của Trái Đất tăng lên khOảng 3,6 0C Và trOng Vòng 30 năm tới nếu khÔng ngăn
Chặn đượC sự gia tăng hiệu ứng nhà kính liên tụC này thì mựC nướC biển tăng lên
khOảng 1,5 - 3,5 m.
Nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến sự tăng tốC độ bốC hơi nướC, dẫn đến những thay đổi
trOng tuần hOàn giÓ, ảnh hưởng đến lượng mưa trên tOàn Cầu, sẽ táC động đến hệ
thựC Vật, ảnh hưởng đến năng suất Cây trồng, Cũng Chính là một trOng CáC nguyên
nhân Của hiện tượng ElninO. BãO tố xảy ra thường xuyên hơn, nướC mặn thấm VàO
hệ
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
199

thống nướC ngầm, làm hủy hOại nÔng nghiệp Và ảnh hưởng đến ViệC Cung Cấp nướC
ngọt, làm khí hậu thay đổi bất thường.
Nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng, làm tăng CáC quá trình Chuyển hÓa sinh họC, gây
nên sự mất Cân bằng Về lượng Và Chất trOng Cơ thể sống, tăng thêm bệnh tật ChO COn
người Và động Vật. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốC độ Của nhiều quá trình hÓa họC,
làm thay đổi Cân bằng tự nhiên, giảm tuổi thọ Của CáC CÔng trình kiến trúC, xây
dựng.

4.4.2.4 Các biện pháp hạn chế sự phát thải khí nhà kính
Để kiểm sOát Và hạn Chế sự phát thải khí nhà kính nÓi Chung Và khí CO2 nÓi
riêng, CáC quốC gia trên thế giới Cần phải Cải tiến CÔng nghệ sản xuất, áp dụng CáC
CÔng nghệ sạCh, tiết kiệm năng lượng, đặC biệt là CáC nướC đang phát triển - nơi
Vẫn đượC COi là “bãi ráC” để CáC nướC phát triển Chuyển giaO CÔng nghệ lạC hậu
Của họ. CáC quốC gia trên thế giới, đặC biệt là CáC nướC CÓ nền khOa họC kỹ thuật
phát triển Cũng Cần nghiên Cứu CáC nguồn năng lượng sạCh thay thế nhiên liệu hOá
thạCh, nhằm hạn Chế sự phát thải khí CO2. Bên Cạnh CáC giải pháp mang tính quốC
gia, Cũng Cần CÓ những giải pháp mang tính quốC tế, đÓ Chính là ViệC tham gia VàO
CáC CÔng ướC quốC tế Về mÔi trường, như CÔng ướC khung Về Biến đổi khí hậu Của
Liên hợp quốC Với mụC tiêu là ổn định nồng độ khí nhà kính trOng khí quyển ở mứC
CÓ thể ngăn ngừa đượC sự Can thiệp Của COn người đối Với hệ thống khí hậu. MứC
ổn định đượC đề Cập tới trOng CÔng ướC khung Về biến đổi khí hậu Của Liên hợp
quốC phải đạt đượC trOng một khung thời gian, đủ ChO CáC hệ sinh thái thíCh nghi
một CáCh tự nhiên Với sự thay đổi khí hậu, bảO đảm ViệC sản xuất lương thựC khÔng
bị đe đOạ Và tạO khả năng phát triển kinh tế một CáCh bền Vững.

4.4.3 Sự suy giảm tầng ozon (Ozone depletion)

4.4.3.1 Khái niệm và vai trò của ozon trong khí quyển
OzOn là một dạng Của nguyên tố Oxy. Phân tử OzOne (O 3) CÓ 3 nguyên tử Oxy.
OzOn O3 là thành phần Chính Của tầng bình lưu, khOảng 90 % O 3 tập trung ở độ CaO
19-23 km sO Với mặt đất.
OzOn đượC tạO thành trOng tầng bình lưu dO táC động Của bứC xạ mặt trời lên
phân tử Oxy trOng quá trình quang phân. Phân tử Oxy bị phân rã thành Oxy nguyên
tử, sau đÓ Oxy nguyên tử kết hợp Với phân tử Oxy tạO thành OzOne (O 3), thể hiện
qua CáC phản ứng:
200 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

O3 + h  O2 + O

O + O2  O3

Khí OzOn luÔn luÔn phân hủy Và tái tạO tự nhiên, hình thành Cân bằng động, giữ
đượC sự tồn tại ổn định Và như Vậy, trên thựC tế tồn tại một Cơ Chế tự nhiên để bảO
Vệ sinh quyển.
CáC bứC xạ tử ngOại từ Vũ trụ CÓ bướC sÓng từ 200 – 280 nm gọi là UV- C, từ
280 – 320 nm gọi là UV-B, từ 320 – 400 nm gọi là UV-A. TrOng số CáC tia đÓ thì UV-
C là nguy hiểm nhất đối Với thựC Vật, động Vật Và COn người thì đã đượC tầng O 3 hấp
thụ hOàn tOàn. Tia UV-B bị hấp thụ một phần, Còn tia UV-A thì hầu như hOàn tOàn
xuyên qua đượC tầng OzOn. Vì thế nÓ Còn đượC gọi là “lá Chắn Của Trái Đất”.

Hình 4.6: Vai trò của ozon tầng bình lưu trong khí quyển

4.4.3.2 Những nguyên nhân cơ bản đe dọa tầng ozone


ChO tới những năm đầu thập kỷ 70 Của thế kỷ XX, khÔng ai nghĩ rằng hOạt động
Của COn người tại CÓ thể gây nguy hại ChO tầng OzOn. Sau đÓ, CáC nhà khOa họC
đã tìm ra nguồn thải hOá Chất quan trọng gây phá hủy OzOn là CáC Chất CFCs,
halOns sử dụng trOng máy lạnh hay CáC bình xịt áp lựC.
Năm 1985, CáC nhà khOa họC Của một đOàn thám hiểm Nam CựC đã phát hiện
thấy sự suy giảm đáng kể nồng độ OzOn VàO mùa xuân tại khu VựC này. Hiện tượng
này tiếp tụC đượC phát hiện VàO CáC năm sau Và đượC nhắC đến Với tên gọi “lỗ
thủng tầng
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
201

OzOn” để từ đÓ đưa ra định nghĩa: khi nồng độ OzOn tại một khu VựC trOng tầng
OzOn xuống thấp hơn 220 DU (DObsOn Unit - đơn Vị đO nồng độ OzOn trOng khí
quyển) thì đượC xem là đã xuất hiện lỗ thủng tầng OzOn tại khu VựC đÓ.

Hình 4.7: Các nguyên nhân gây phá hủy tầng ozon
SOng sOng Với những bằng Chứng Về sự giảm OzOn ở Vùng CựC, CáC nhà khOa
họC đã bắt đầu CuộC nghiên Cứu Về sự suy giảm OzOn trên tOàn Cầu. Từ năm 1987
- 1988, nhÓm Chuyên gia nghiên Cứu Về xu thế biến đổi OzOn đã xem xét kỹ CáC kết
quả nghiên Cứu mới Cùng Với CáC số liệu từ Vệ tinh Và máy mÓC trên tOàn Cầu. Bản
báO CáO Về OzOn Của Tổ ChứC Khí tượng Thế giới (WMO) số 18 năm 1988 nhận định
rằng:
- Lượng OzOn tOàn Cầu đã giảm Vài phần trăm suốt 17 năm qua, Chủ yếu là thời
gian đÔng - xuân trên Vùng CựC Và Vĩ độ trung bình, ngOại trừ Vùng xíCh đạO;
- KhÔng thể giái thíCh sự suy giảm OzOn bằng quá trình tự nhiên;
- Bẳng Chứng CáC Chất HalOnCarbOns là nguyên nhân Của sự suy giảm tầng OzOn.
ĐặC biệt, bản báO CáO đánh giá Về OzOn năm 1991 ChO thấy, mứC độ OzOn
giảm khÔng Chỉ VàO thời gian mùa đÔng, mùa xuân mà Còn VàO Cả mùa hè. Vì mọi
người thường ở ngOài trời Và Cường độ UV-B mạnh nhất VàO mùa hè, sự suy giảm
OzOn trOng thời gian này gây ra nguy hại lớn ChO sứC khỏe COn người.
TrOng Vòng 10 năm (1984 - 1993) mứC độ OzOn trung bình trên tOàn Cầu giảm
xuống mứC 297 DU sO Với mứC 306 DU VàO thời kỳ 1964 - 1980 tương ứng Với mứC
giảm 3 %. Tuy nhiên, sự giảm sút OzOn ở CáC Vùng CựC Và Vĩ độ trung bình Còn
CaO
202 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

gấp 2 lần COn số trên. Tại một số khu VựC kháC sự giảm sút Còn lớn hơn nữa. TheO
Chiều CaO, sự suy giảm OzOn mạnh nhất ở tầng bình lưu thấp.
DO hOạt động nhân tạO đã đưa VàO tầng bình lưu ngày Càng nhiều CáC khí gây
phân hủy OzOn (N2O, NO, NO2, CFCs, halOns, CáC hợp Chất hydrOCarbOn brOm hÓa...).

4.4.3.3 Những tác động xấu do suy giảm tầng ozone


Người ta Ví tầng OzOn như ChiếC áO giáp ngăn trở tia CựC tím mặt trời xuống trái
đất. Vì Vậy, một khi tầng OzOne bị mỏng đi thì rõ ràng mứC bứC xạ tia CựC tím Chiếu
xuống quả đất sẽ tăng lên.
Nếu nồng độ tầng Ô nhiễm giảm đi 1% thì bứC xạ tia CựC tím Chiếu xuống mặt
đất sẽ tăng lên 2%. BứC xạ tia CựC tím tăng lên sẽ dẫn đến:

- Hủy hOại mắt: Nếu O3 giảm đi 1% thì hàng năm CÓ 100.000 – 150.000 trường
hợp mù lòa.

- Tăng nguy Cơ ung thư da: Nếu O3 giảm đi 1% thì CÓ 2% dân số Thế giới tứC 106
triệu người bị ung thư da áC tính, trOng đÓ CÓ từ 0,2 – 0,3% sẽ Chết tứC khắC.
- Ít táC dụng đối Với ViệC tiêm Chủng, sứC đề kháng kém.
- Gây táC hại ChO gen di truyền ADN.
- Tăng hiện tượng sương mù Và mưa aCid từ đÓ dẫn đến gia tăng CáC bệnh Về hÔ
hấp.
- Sẽ hủy hOại CáC lOài sinh Vật biển Còn nOn nớt như tÔm, Cá, Cua Và CáC quần
thể sinh Vật nổi – Cơ sở tạO ra Chuỗi thứC ăn Của biển. Đồng thời làm giảm năng
lựC hấp thụ CarbOn diOxit (CO2) Của CáC sinh Vật này (CO2 là một trOng những
Chất khí nhà kính Chủ yếu).

- Nhiều lOại thựC Vật phát triển Chậm Và bị Còi CọC, rừng CÓ thể bị phá hủy, hệ
sinh thái nướC kém phát triển.

4.4.3.4 Các biện pháp bảo vệ tầng ozon


TrướC sự gia tăng mứC độ suy thOái tầng OzOn, CáC quốC gia trên thế giới đã ký
kết CÔng ướC Viên Về bảO Vệ tầng OzOn Và Nghị định thư MOntreal Về CáC Chất làm
suy giảm tầng OzOn. ĐÓ là những Văn bản Với những điều khOản nhằm mụC đíCh Cơ
bản là xây dựng hợp táC Và hành động quốC tế hướng tới nghiên Cứu tầng OzOn, bảO
Vệ tầng OzOn trướC CáC hOạt động Của COn người Và bảO Vệ sứC khỏe COn người
trướC những thay đổi Của tầng OzOn.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
203

4.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU


Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Giữa thiên nhiên Và COn người trên hành tinh Của Chúng ta luÔn CÓ một mối
quan hệ mật thiết. Những táC động đến thiên nhiên gây ra dO Ô nhiễm khÔng khí CÓ
quan hệ nhân quả đối Với hOạt động sống Của COn người. ĐÓ là sự sa mạC hOá, sự
nÓng lên Của trái đất, xÓi mòn, bãO, lốC... Để giảm thiểu sự Ô nhiễm khÔng khí, CÓ
thể CÓ những biện pháp sau:

4.5.1 Các biện pháp mang tính vĩ mô


- Hạn Chế táC động Của COn người VàO thiên nhiên như: Hạn Chế đốt rừng, hạn
Chế khai tháC rừng, khOáng sản nhằm giảm ảnh hưởng đến sự Cân bằng Vốn CÓ
Của khí quyển.
- Chống sa mạC hÓa, hOang hÓa.
- Trồng Cây xanh, trồng rừng, trồng rừng Cây đệm Ven bờ biển Chung sự xâm lấn
Của Cát, hơi muối biển.
- Để giảm bớt Vùng ảnh hưởng Của Chất độC hại dO nhà máy thải ra Cần phải xây
dựng nhà máy Cuối hướng giÓ để CáC khí thải CÓ thể thu gOm dễ dàng để xử lý.

4.5.2 Các biện pháp mang tính công nghệ


- Cải tiến CÔng nghệ sản xuất: Biện pháp này nhằm giảm CáC Chất thải Và CáC
Chất thải độC gây Ô nhiễm mÔi trường khÔng khí.
- Thay đổi nguyên, nhiên liệu ChO sản xuất để tránh hOặC giảm thiểu thải CáC Chất CÓ
hại VàO khÔng khí.
Biện pháp CÔng nghệ Cần đượC COi là biện pháp Cơ bản, bởi Vì nÓ ChO phép đạt hiệu
quả CaO nhất để hạ thấp Và đÔi khi lOại trừ đượC Chất thải độC hại ra mÔi trường
(hiện đại hOá CÔng nghệ sản xuất là làm kín dây Chuyền Và thiết bị sản xuất, khí
thải ra đượC sử dụng như là CáC nguyên liệu CÓ giá trị trOng sản xuất CÔng nghiệp
tiếp theO, thay thế Chất độC hại dùng trOng sản xuất bằng Chất khÔng độC hại hOặC
ít độC hại hơn, làm sạCh Chất độC hại trOng nguyên liệu, trướC khi đưa VàO sản
xuất).
204 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

4.5.3 Các biện pháp kỹ thuật cải thiện không khí nơi làm việc

4.5.3.1 Thông gió

Thông gió
Nhiệm Vụ Của thÔng giÓ là đảm bảO trạng thái khÔng khí ChO COn người sống Và
hOạt động phù hợp Với tiêu Chuẩn Vệ sinh quy định.
MụC đíCh Của thÔng giÓ Chung là đưa khÔng khí từ ngOài VàO Với lưu lượng Cần thiết
nhằm pha lOãng Cường độ Ô nhiễm (bởi nÓng, bụi, hơi hOặC khí độC) trOng tOàn bộ
khÔng gian nhà xưởng, sau đÓ thải ra ngOài.
Hiện tồn tại một số sơ đồ hệ thống traO đổi khÔng khí trOng phòng như sau:
- Thổi trên hút dưới
- Thổi dưới hút trên
- Thổi trên hút trên
- Thổi dưới hút dưới
Tùy từng trường hợp mà áp dụng sơ đồ này hay sơ đồ kháC, nhưng phải tuân thủ
theO nguyên tắC là dòng khÔng khí phải đi theO trình tự: KhÔng khí sạCh  Vùng thở
 Vùng tOả độC  Miệng Hút  Thải
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
205

4.5.3.2 Biện pháp xử lý cuối đường ống


Khí thải Của CáC nhà máy, xí nghiệp CÔng nghiệp Còn Chứa nhiều bụi Và CáC khí độC
hại Với nồng độ Vượt quy Chuẩn ChO phép rất nhiều lần. CáC khí độC hại thải VàO
mÔi trường rất đa dạng, gồm khí VÔ Cơ (SO 2, SO3, H2S, CO, CO2, NOx, NH3, H2SO4,
HF...) Và khí hữu Cơ (benzen, butan, aCetOn, aCetylen, CáC aCid hữu Cơ, CáC dung
mÔi hữu Cơ...).

Tuỳ theO thành phần Và khối lượng khí thải mà người ta lựa Chọn phương pháp xử
lý phù hợp, đảm bảO kỹ thuật, tính kinh tế, tính hiệu quả, dễ Vận hành.
a. Các phương pháp xử lý bụi
Bụi là táC nhân gây Ô nhiễm mÔi trường khÔng khí phổ biến. ĐÓ là bụi CÔng
nghiệp, bụi dO CáC hOạt động giaO thÔng Vận tải, bụi dO xây dựng, bụi trOng nhà
CÓ thể CÓ Vi khuẩn hOặC nấm mốC.
Bụi là một tập hợp nhiều hạt Vật Chất VÔ Cơ hay hữu Cơ, CÓ kíCh thướC nhỏ bé
tồn tại trOng khÔng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng Và CáC hệ khí dung gồm hơi,
khÓi Và mù. Bụi CÓ nhiều táC hại đối Với sứC khỏe COn người, CÓ thể gây tổn
thương, Viêm nhiễm, dị ứng Và CáC bệnh kháC ở da, ở đường hÔ hấp, đường tiêu
hÓa, hOặC răng, lợi, mắt...
- Phương pháp lắng bụi bằng buồng lắng: CáC hạt bụi lơ lửng đượC táCh ra bởi
lựC trọng trường bằng thiết bị buồng lắng. Với thiết bị lOại này người ta CÓ thể thu
gOm CáC hạt bụi CÓ kíCh thướC lớn hơn 10 µm (hình 4.8).
206 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Hình 4.8: Lắng bụi bằng buồng lắng


- Lắng bụi bằng ly tâm (cyclon): là phương pháp đượC sử dụng rộng rãi trOng
CÔng nghiệp. NÓ thường đượC dùng lọC bụi CÓ đường kính từ 6 ÷ 10 µm Với hiệu
suất lọC khOảng 75 ÷ 85 % (hình 4.9).
- Phương pháp lọc bụi túi vải: đượC sử dụng để lOại bỏ CáC hạt bụi Với kíCh
thướC rất nhỏ, CÓ thể ChO hiệu quả lọC đến 98-99 %. Với những hạt bụi CÓ kíCh
thướC ≥ 1 µm, hiệu quả lọC tới gần 100 %. Phương pháp này Cũng lOại đượC CáC
hạt bụi nhỏ đến Cỡ 0,01 µm (hình 4.10).

Hình 4.9: Lắng bụi bằng cyclon


BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
207

Hình 4.10: Thiết bị lọc bụi túi vải


b. Các phương pháp xử lý khí ô nhiễm
- Xử lý bằng phương pháp hấp thụ: là để táCh ra những thành phần giá trị từ
dòng khí thải Và đưa nÓ trở lại VàO quá trình CÔng nghệ để tiếp tụC sử dụng
hOặC là để táCh những Chất độC hại trOng dòng khí trướC khi thải VàO mÔi
trường xung quanh. Thường thì sử dụng phương pháp này khi nồng độ Của thành
phần khí độC hại trOng dòng khí thải khá lớn: CaO hơn 1 % theO thể tíCh.
Sự hấp thụ là quá trình hút thu Chọn lọC một hay là một số thành phần Của hỗn
hợp khí bằng Chất hút thu thể dịCh, ta gọi Chất hút thu thể dịCh là Chất hấp thụ baO
gồm hấp thụ Vật lý Và hấp thụ hOá họC.
Chất khí độC đượC quan tâm nhiều nhất hiện nay là SO 2 trOng khí thải. CÓ một Vài
quy trình điển hình như sau:

Dùng sữa VÔi hấp thu SO 2 ta tạO ra sunfit Canxi. Đưa hỗn hợp này qua bể Oxy
hÓa để tạO ra thạCh CaO CaSO4.2H2O.

Dùng dung dịCh xút hấp thụ SO2 Và tái sinh dung dịCh xút bằng VÔi

Chất hấp thụ hơi khí độC đa phần là ở thể lỏng đượC phun thành giọt nhỏ VàO
dòng khí thải hay Chảy tràn trên bề mặt lớp Vật liệu rỗng Của lớp đệm
208 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

Hình 4.11: Xử lý khí độc bằng buồng phun


Thiết bị lọC hơi khí độC thường dùng là buồng phun (hình 4.11) hOặC tháp đệm
(hình 4.12).

Hình 4.12: Xử lý khí độc bằng tháp đệm


Một số ví dụ cụ thể làm sạch khí bằng phương pháp hấp thụ:
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
209

- TrOng nhiều nhà máy sản xuất đồng, niken, kẽm, Chì, ngOài sản phẩm Chính là
CáC kim lOại trên, Còn thu hồi đượC sản phẩm phụ là khí SO 2. Khi nồng độ khí SO2
khÔng thấp hơn 3,5 % trOng khí, CÓ thể thu hồi nÓ để Chế tạO axit sunfuriC
H2SO4 bằng phương pháp tiếp xúC hOặC phương pháp rửa. Khi nồng độ SO 2 giảm,
giá thành Chế tạO H2SO4 tăng lên. Khi nồng độ SO2 quá nhỏ khÔng nên sử dụng
nÓ để sản xuất H2SO4. Để làm sạCh khí này CÓ thể dùng một số phương pháp như
thu hồi trOng tháp rửa bằng sữa VÔi, sữa VÔi táC dụng Với SO2 theO phản ứng:

SO2 + Ca(OH)2 = CaSO3 + H2O

- TrOng sản xuất magie Và CáC sản phẩm kháC, khí thOát ra thường Chứa HCl, để
làm sạCh khí này thường áp dụng CáC phương pháp sau: HCl CÓ thể hOà tan
trOng nướC Vì nÓ CÓ khả năng tạO thành dung dịCh axit ClOhydriC (HCl). Nếu
lượng axit đượC Chuẩn hOá là 27 % CÓ đượC dung dịCh axit ClOhydriC theO
phương pháp này.
- TrOng nhiều nhà máy hOá - luyện kim - thải ra một lượng khí Chứa nitơ Oxyt, Chủ
yếu dO quá trình thOát khí nitơ Oxyt từ nguyên liệu hOặC nÓ hOà tan trOng một
số hợp Chất trung gian. Phần lớn CáC trường hợp CáC khí này CÓ lượng khÔng
lớn, nhưng nồng độ nitơ Oxyt thường lớn hơn 1%, thường trOng khí CÓ Chứa Cả
O2.

- Thường trOng khí khÔng Chỉ Chứa NO Và NO 2. CáC khí Chứa lớn hơn 5 % (sO Với
hàm lượng tổng Của nitơ Oxyt) CÓ thể làm sạCh theO phương pháp rửa bằng dung
dịCh kiềm ngay Cả bằng nướC duy nhất, khi đÓ một phần nitơ thOát ra theO phản
ứng:
3NO2 + H2O  2HNO3 + NO

- Khí ra từ CáC nhà máy luyện kim CÓ thể Chứa đihydrO sunfua H2S, khí này Cần
đượC làm sạCh. Thường thì lượng khí này ra khÔng lớn Và hàm lượng H2S trOng
khí thấp, nên ViệC làm sạCh khí khÔng nhằm để sử dụng lại H 2S mà là Vệ sinh
mÔi trường. Để làm sạCh khí này sử dụng dung dịCh natri CaCbOnat để rửa H2S.
Khi đÓ CÓ phản ứng:

H2S + Na2CO3 = Na2S + NaHCO3

- Xử lý bằng phương pháp hấp phụ: là quá trình xử lý dựa trên sự phân ly khí bởi
ái lựC Của một số Chất rắn đối Với một số lOại khí CÓ mặt trOng hỗn hợp khí,
trOng quá trình đÓ CáC phân tử Chất khí Ô nhiễm trOng khí thải bị giữ lại trên bề
mặt Vật liệu rắn (hình 4.13).
Vật liệu rắn đượC sử dụng trOng quá trình này gọi là Chất hấp phụ, Còn Chất khí
210 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
bị giữ lại trOng Chất hấp phụ đượC gọi là Chất bị hấp phụ. Chất Ô nhiễm đượC táCh
khỏi
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
211

dòng khí dO bị giữ lại trên bề mặt Của Chất rắn. Nếu ta Chọn đượC CáC Chất hấp phụ
Chọn lọC thì ta CÓ thể lOại bỏ đượC CáC Chất độC hại mà khÔng ảnh hưởng đến
thành phần Của CáC Chất khí khÔng độC hại.
Quá trình hấp phụ đượC sử dụng để khử ẩm trOng khÔng khí, khử khí độC hại Và
mùi trOng khí thải, thu hồi CáC lOại hơi, khí CÓ giá trị.
CáC Chất hấp phụ (Vật liệu hấp phụ): Thường là CáC lOại Vật liệu dạng hạt CÓ
kíCh thướC từ 6 – 10 mm CÓ độ rỗng lớn. TrOng CÔng nghệ xử lý mÔi trường, để làm
sạCh CáC hơi Và khí thải người ta thường sử dụng CáC Chất hấp phụ xốp như than
hOạt tính dang bột Và dạng hạt, siliCagen, zeOlit CÓ hOạt độ CaO Và khá dễ dàng tái
sinh.
Phương pháp hấp phụ CÓ ưu điểm là khả năng làm sạCh CaO. Chất hấp phụ sau
khi sử dụng đều CÓ khả năng tái sinh Và điều này đã làm hạ giá thành xử lý dO đÓ
đây Cũng là ưu điểm lớn nhất Của phương pháp.
NhượC điểm Của phương pháp là khÔng thể sử dụng đối Với nguồn thải CÓ tải
trọng Ô nhiễm CaO. NgOài ra, quá trình xử lý thường phải thựC hiện gián đOạn.

Hình 4.13: Nguyên tắc của phương pháp hấp phụ ứng dụng xử lý khí thải
- Ứng dụng (Hiệu suất hấp phụ có thể đạt đến 98%)
1. Thu hồi lại hơi dung mÔi (sơn, nhuộm, keO dán,...)
2. TáCh Và thu hơi xăng dầu ở khO xăng
212 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

3. TáCh Và thu hồi hợp Chất hữu Cơ halOgen ở CáC thiết bị táCh mỡ Của CÔng
nghiệp thựC phẩm hOặC CáC quá trình sản xuất hOá Chất.
4. Làm sạCh khí thải CÓ mùi

Hấp phụ SO2 bằng đá VÔi, dOlOmit.

Hấp phụ H2S bằng than hOạt tính

Hấp phụ H2S bằng zeOlit

Hấp phụ hơi thủy ngân bằng than hOạt tính, Oxit siliC, đá bọt, zeOlit, siliCagen

Hấp phụ mùi bằng than hOạt tính…

- Xử lý khí và hơi bằng phương pháp thiêu hủy:


Để phân hủy khí hay hơi độC CÓ hại ChO mÔi trường thành một Chất hay nhiều
Chất kháC ít hOặC khÔng độC hại CÓ thể thựC hiện bằng nguồn nhiệt – phân hủy
nhiệt hOặC phân hủy thÔng qua CáC phản ứng hÓa họC, hOặC kết hợp Cả hai
phương pháp đốt.
1. Thiêu hủy bằng nhiệt: TrOng điều kiện nhiệt độ CaO CáC Chất hữu Cơ sẽ bị phân
huỷ thành than, khí Và hơi nướC. Muốn Vậy nhiệt độ phân hủy đòi hỏi phải CaO Và
tốC độ phân hủy thường Chậm. Vì Vậy người ta thường tiến hành phân huỷ nhiệt
Với sự CÓ mặt Của CáC Chất xúC táC.
2. Thiêu hủy bằng phương pháp hÓa họC:
Dưới táC dụng Của nhiệt Và sự CÓ mặt Của Oxy trOng khÔng khí. CáC Chất Ô
nhiễm đượC Oxy hOá thành những Chất khÔng độC hại (CO 2, H2O) hOặC dễ xử lý hơn
bằng CáC phương pháp kháC sO Với Chất Ô nhiễm ban đầu. Đây là phương pháp đượC
sử dụng khá phổ biến đối Với CáC khí độC hại
SO2 (SO3) + NaOH  Na2SO3 (Na2SO4)

3. Thiêu hủy bằng phương pháp đốt:


Đốt là phương pháp hay đượC dùng khi mà sản phẩm khÔng thể tái sinh hOặC thu
hồi đượC. Quá trình đốt thựC Chất là quá trình thiêu huỷ bằng nhiệt nhưng luÔn phải
CÓ mặt khÔng khí (hình 4.14). Sản phẩm Của quá trình đốt thường là CO2, hơi nướC
Và CáC khí khÔng hOặC ít độC hại. Nhiệt độ đòi hỏi ChO ViệC đốt khí Và hơi thường
phải từ 800-1000 OC.
BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
213

Hình 4.14: Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt

4.5.3.3 Một số hệ thống xử lý áp dụng trong thực tế


- Xử lý khí thải lò hơi
Nguyên liệu đốt: than đá, Củi, trấu, Võ hạt điều, dầu FO,...
214 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

- Xử lý khí thải nhà máy cao su


BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
215

- Xử lý khí thải lò nấu đúc kim loại


216 BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG

- Xử lý khí thải NOx


BÀI 4: Ô NHIỄM KHÔNG
217

CÂU HỎI
Câu 1: Vai trò khÔng khí trOng CuộC sống.
Câu 2: Cấu trúC Của khí quyển Và thành phần Của khÔng khí
Câu 3: Thế nàO là Ô nhiễm khÔng khí?
Câu 4: Những Chất thường gặp khi khÔng khí bị Ô nhiễm là những Chất gì Và hậu quả
Của Chúng ra saO ?
Câu 5: Thế nàO là mưa ACid? Nguyên nhân hình thành Và hậu quả Của mưa ACid ?
Câu 6: Thế nàO là hiệu ứng nhà kính? Nguyên nhân hình thành hiệu ứng nhà kính?
Hậu quả Của hiệu ứng nhà kính là gì?
Câu 7: Nguyên nhân nàO dẫn đến sự suy giảm tầng OzOn? Hậu quả Của nÓ là gì?
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
217

BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ


HẢI ĐẢO

5.1 VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

5.1.1 Vai trò và tầm quan trọng của biển và đại dương
- TOàn bộ khối nướC mặn baO phủ 71% diện tíCh bề mặt Trái đất đượC gọi là “Đại
dương thế giới” Và đượC Chia ra làm 5 đại dương Và 57 biển. Đây là điểm kháC Cơ
bản Của Trái đất sO Với CáC hành tinh kháC trOng hệ Mặt trời.
- Đại dương thế giới là một hệ thống tự nhiên mở dO CÓ sự traO đổi tương táC
mạnh mẽ Và thường xuyên giữa nướC đại dương Với bầu khí quyển baO quanh Trái
đất, tạO ra Chu trình mưa – bốC hơi (Chu trình nướC) tOàn Cầu.

Hình 5.1: Đại dương-khí quyển

- Sự Can thiệp lâu dài Và tiêu CựC Của COn người trOng quá trình phát triển nhiều
thế kỷ qua đã ảnh hưởng đến quan hệ tương táC đại dương- khí quyển nÓi trên Và
gây ra biến đối khí hậu (Climate Change) Và biến đổi đại dương (OCean
Change). Đại
218 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

dương thế giới là “Cỗ máy điều hòa nhiệt độ hai Chiều” khổng lồ CÓ táC dụng điều
Chỉnh Cân bằng CáC CựC trị nhiệt độ thịnh hành Của bầu khí quyển trên Trái đất,
đồng thời nÓ Cũng là bồn lưu Chứa Và Cấp nướC khổng lồ, kể Cả nướC ngọt
(thÔng qua Chu trình nướC tOàn Cầu Và CÔng nghệ biến nướC mặn thành nướC
ngọt).
- Đại dương Và biển đÓng Vai trò CựC ký quan trọng: (i) Cung Cấp khÔng gian Và
mÔi trường sống lý tưởng ChO CáC lOài sinh Vật Và COn người; (ii) Sản xuất ra
thựC phẩm, hàng hÓa, nguyên nhiên liệu, năng lượng,…phụC Vụ phát triển Và duy
trì CáC nguồn sinh kế ChO Cộng động địa phương Ven biển, trên hải đảO; (iii) Điều
Chỉnh thời tiết, khí hậu, điều hòa mÔi trường Và dinh dưỡng,…; (iV) Giảm thiểu
táC động Của thiên tai đối Với đất liền (kể Cả sÓng thần) thÔng qua duy trì CáC hệ
sinh thái biển-Ven biển – “Cơ sở hạ tầng tự nhiên” ở Vùng Ven biển.
- Biển Và đại dương Chứa đựng CáC nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng Với trữ
lượng khổng lồ Và trở thành yếu tố khÔng thể thiếu trOng Chiến lượC phát triển
Của CáC quốC gia Ven biển, quốC đảO. CáC Chiến lượC gia Cũng dự báO: “biển Và
đại dương sẽ là nơi dự trữ Cuối Cùng Của lOài người Về lương thựC, thựC phẩm Và
CáC nguồn năng lượng, nguyên nhiên liệu kháC”.
- Biển Và đại dương Chứa đựng nguồn tài nguyên sinh Vật khÔng baO giờ Cạn nếu
COn người biết CáCh kết hợp khai tháC Với bảO tồn CáC hệ sinh thái Và bảO Vệ
mÔi trường sống Của CáC lOài: 18 Vạn lOài động Vật, 2 Vạn lOài thựC Vật, 500 tỷ
tấn hải sản/năm, sản lượng khai tháC Cá biển ChO phép hàng năm 600 triệu tấn,
hiện mới Chỉ khai tháC 80 triệu tấn/năm.
- Biển Và đại dương Chứa đựng tất Cả CáC lOại khOáng sản hiện CÓ trên đất liền
Với một trữ lượng khổng lồ: dầu mỏ Và khí thiên nhiên (diện tíCh CáC bồn trầm
tíCh CÓ triển Vọng Chứa dầu khí biển là 26,395 triệu km 2), sắt, mangan, lưu
huỳnh, siliC, phOtphO Và đặC biệt là nguồn quặng đa kim (niken, COban, V.V)
khổng lồ đượC Ví như “mÓn ăn Của CÔng nghiệp quốC phòng” Cũng đang đượC
nghiên Cứu Và khai tháC.
- NgOài quặng đa kim, biển Và đại dương Còn Cung Cấp ChO COn người nguồn tài
nguyên đa dạng Và “VÔ tận” mà trên đất liền khÔng CÓ, như: nướC biển (Chế ra
nướC ngọt, muối ăn Và CáC hÓa phẩm kháC táCh Chiết từ nướC biển, V.V) năng
lượng biển (thủy triều, sÓng, dòng Chảy biển, V.V). Biển, đại dương Và hải đảO
Còn Chứa đựng tiềm năng du lịCh biển-đảO tO lớn, đa dạng, baO gồm CáC lOại
hình du lịCh dưới đáy biển (du lịCh lặn, du lịCh nghĩ dưỡng trOng CáC nhà kính,
aquarium, V.V).
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
219

Hình 5.2: Sống núi giữa đại dương và nguồn quặng đa kim khổng lồ
- Biển Và đại dương là COn đường thÔng thương khÔng thể thiếu Và là yếu tố đảm
bảO quan trọng ChO nền sản xuất CÔng nghiệp đại dương phát triển khÔng
ngừng: thuận lợi, liên tụC, rẻ, Vận Chuyển đượC CáC lOại hàng hÓa Cồng kềnh,
đầu tư hạ tầng ít tốn kém sO Với đường bộ. CáC quốC gia đều COi biển là “khÔng
gian sinh tồn Và Chiến lượC”, Và tất yếu làm nảy sinh CáC tranh Chấp biển giữa
CáC quốC gia, đòi hỏi phải CÓ một Cơ Chế pháp lý nhất định để giải quyết.
- Biển Và đại dương đÓng Vai trò giảm thiểu táC động Của biến đổi khí hậu thÔng
qua bảO Vệ Và phát triển CáC hệ thựC Vật kháC nhau trOng biển Và đại dương dO
Chúng CÓ khả năng thu giữ một lượng lớn CaCbOn thừa Của bầu khí quyển dO
hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu đã táC động đến đại dương, khiến ChO đại
dương ấm lên, nướC biển dâng Và axit hÓa nướC đại dương. NgượC lại, biến đổi
đại dương Cũng đang làm thay đổi sâu sắC trạng thái Của hệ thống khí hậu.
- Về mặt lịCh sử, sự phát triển Của thế giới luÔn gắn Với CáC đại dương, đồng thời
những phát triển đột phá mang tầm thời đại Cũng thường bắt nguồn từ CáC quốC
gia biển Và đại dương. Chúng ta đang sống trOng một thế giới Chuyển đổi Với CáC
đặC điểm Cơ bản: khan hiếm Và khủng hOảng nguyên, nhiên liệu, táC động Của
biến đổi khí hậu Và biến đổi đại dương ngày Càng hiện hữu, an sinh xã hội bị đe
dọa, Cạnh tranh thị trường, tranh Chấp lãnh thổ Và xung đột quốC gia trên biển
thường xuyên Và gay gắt hơn baO giờ hết.
- Thế giới đang tiến mạnh ra biển Và đại dương, CáC “Cường quốC đại dương” Và
CáC nướC đang đÓng Cửa biển quốC gia ra khai tháC biển quốC tế (biển CÔng) để
“lấy đại dương nuÔi đất liền”. Họ Chuyển từ tư duy khai tháC sang tư duy phát
triển hiệu quả Và bền Vững; Chuyển từ ưu tiên khai tháC tài nguyên tươi sống,
dạng thÔ sang Chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng Và tiết kiệm tài nguyên biển;
Chuyển từ Chú
220 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

trọng khai tháC tài nguyên Vật Chất sang khai tháC CáC giá trị ChứC năng, giá trị
dịCh Vụ Và giá trị khÔng gian Của CáC hệ thống tài nguyên biển Và đại dương,
baO gồm CáC hệ sinh thái.
- TrOng một thế giới Chuyển đổi như Vậy đòi hỏi Cộng đồng quốC tế Và CáC quốC
gia biển, quốC đảO phải thay đổi tư duy phát triển Và đổi mới CÔng nghệ để giải
quyết những tháCh thứC mang tầm thời đại nÓi trên, hướng đến một nền kinh tế
biển xanh Và phát triển bền Vững biển Và đại dương. Liên kết quốC tế phải là
CáCh tiếp Cận Cơ bản Và dài hạn để giải quyết CáC tháCh thứC Và để tăng Cường
hợp táC quốC tế trên biển, để giải bài tOán phát triển Và bảO Vệ an ninh Chủ
quyền quốC gia.

5.1.2 Khái quát về Biển Đông


- Biển ĐÔng là một biển nửa kín, nằm ở phía tây Thái Bình Dương Và phía ĐÔng
nướC ta. Tên Biển ĐÔng dO người Việt đặt đã đi VàO Ca daO “Thuận Vợ, thuận
Chồng…” Và trOng Cuốn Dư địa Chí Của Nguyễn Trãi, năm 1435 thời Vua Lê Thánh
TÔng. Biển ĐÔng Còn CÓ CáC tên gọi kháC: Biển Nam Trung HOa (tên tiếng Anh
dO Ủy ban Thủy đạC QuốC tế đặt), Nam Hải (người Trung QuốC gọi), Biển Tây
(người Philipin gọi).
- Biển ĐÔng là một trOng 57 biển Của đại dương thế giới Và là một trOng 6 biển CÓ
diện tíCh lớn nhất thế giới, Với 90% Chu Vi đượC baO bọC bởi đất liền. Tiếp giáp
Với Biển ĐÔng CÓ 9 quốC gia Và 1 Vùng lãnh thổ Với khOảng 300 triệu dân CÓ
sinh kế hàng ngày phụ thuộC VàO nguồn lợi từ Biển ĐÔng.
- Biển ĐÔng là “Cầu nối” hai đại dương thÔng qua tuyến hàng hải quốC tế “huyết
mạCh” Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương (điểm gần nhất CáCh CÔn ĐảO nướC ta
Chừng 35km). Là tuyến giaO thÔng đường biển quốC tế nhộn nhịp thứ hai trên thế
giới Với mật độ tàu thuyền đi lại dày đặC (200-300 tàu, Chủ yếu Vận Chuyển dầu
khí, gần 2/3 lượng Vận tải thương mại trên thế giới thựC hiện bằng đường biển
phải đi qua Vùng Biển ĐÔng.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
221

Hình 5.3: Bồn trũng nước sâu – kho báu biển Đông
- CáC eO biển malaCa (phía nam), eO LuzOn (phía bắC) – là CáC Cửa ra VàO Chính Của
Biển ĐÔng Với nhiều tàu qua lại hàng ngày, nên Biển ĐÔng CựC kỳ quan trọng đối
Với tất Cả CáC nướC trOng Và ngOài khu VựC Về địa Chiến lượC, an ninh, giaO
thÔng đường biển Và kinh tế. Nhiều quốC gia khu VựC ĐÔng Nam Á Và ĐÔng Á CÓ
nền kinh tế phụ thuộC sống Còn VàO CáC tuyến hàng hải Cắt qua khu VựC Biển
ĐÔng. HOa Kỳ mặC dù nằm rất xa Biển ĐÔng, nhưng Vẫn COi Vùng này là COn
đường thÔng thương Chiến lượC Chính Của mình Và luÔn nhắC nhở đến quyền tự
dO hàng hải qua Biển ĐÔng theO CÔng ướC Luật Biển Của Liên hiệp quốC 1982
(gọi tắt là CÔng ướC luật biển 1982 hay UNCLOS).
222 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

- Biển ĐÔng đượC Ví như “Ngã ba đường” Của thế giới Và là Cầu nối CựC kỳ quan
trọng ChO ViệC giaO lưu kinh tế giữa nướC ta Với thế giới, đặC biệt Với khu VựC
Châu Á- Thái Bình Dương, một khu VựC đượC dự báO phát triển kinh tế đầy năng
động ở thế kỷ 21.
- Là một biển rìa lụC địa nhưng Biển ĐÔng lại mang những nét đặC trưng Của đại
dương Với sự tồn tại Của một bồn trũng nướC sâu “kiểu đại dương” CÓ diện tíCh
khOảng 50% diện tíCh tOàn bộ đáy Biển ĐÔng Với độ sâu trung bình khOảng
2.000m (độ sâu trung bình tOàn Biển ĐÔng 1.149m). Bồn trũng nướC sâu này CÓ
hình dạng một “lưỡi bò” Với trụC Chính Chạy theO tuyến đÔng bắC-tây nam.
- Tương táC biển-khí quyển xảy ra mạnh mẽ trOng khu VựC bồn trũng nướC sâu đã
tạO ra CáC “nhiễu lOạn nội Vùng” khiến ChO CáC Cơn bãO khi Vượt qua Philipin
VàO đến Biển ĐÔng bị “rối lOạn” đường đi, gây hậu quả khÓ lường ChO CáC tàu,
thuyền Và hOạt động sản xuất kháC trên biển.
- Bồn trũng nướC sâu này Cung Cấp tiền đề ChO ViệC tìm kiếm CáC lOại hình
khOáng sản “nguồn gốC” đại dương (như quặng kết hạCh đa kim, băng Cháy, bùn
khOáng, phOphOrit, nguồn địa nhiệt, đất hiếm, V.V) Và nguồn lợi hải sản thíCh
nghi Với mÔi trường sinh thái kiểu đại dương ngay trOng Biển ĐÔng, như Cá ngừ
đại dương, V.V. CÓ thể nÓi, “bồn trũng nướC sâu kiểu đại dương” nÓi trên là một
“khO tài nguyên” lớn Và quý giá trOng Biển ĐÔng mà đến nay Còn Chưa đượC
khám phá hết.
- TrOng Biển ĐÔng CÓ khOảng 7.300 đảO lớn nhỏ. CáC đảO Và quần đảO trOng
Biển ĐÔng CÓ ý nghĩa phòng thủ Chiến lượC quan trọng đối Với CáC quốC gia
trOng khu VựC. Hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa Của Việt Nam nằm ở khu
VựC trung tâm Biển ĐÔng, ở hai phía Của tuyến hàng hải quốC tế Thái Bình
Dương-Ấn Độ dương.
- Biển ĐÔng Còn là nơi Chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng,
baO gồm tài nguyên sinh Vật (Và thủy sản) Và phi sinh Vật (Chủ yếu là dầu khí,
khOáng sản kháC). Biển ĐÔng Còn là một trOng 4 khu VựC biển ĐÔng Á CÓ tiềm
năng băng Cháy (methane hydrate) Và CáC khOáng sản kháC. Phần biển nÔng Và
Ven bờ Của CáC quốC gia trOng khu VựC Còn Chứa đựng tiềm năng tO lớn Về
quặng sa khOáng thiếC, Vàng, sắt, mangan, đất hiếm Và CáC lOại Vật liệu xây
dựng.
- Biển ĐÔng Cũng là khu VựC CÓ thiên tai xảy ra hàng năm Với tần xuất ngày Càng
nhiều Và mứC độ phá huỷ ngày Càng khốC liệt Và Cũng thường xảy ra sự Cố tràn
dầu. TrOng số 10 quốC gia Và Vùng lãnh thổ thuộC khu VựC Biển ĐÔng, thì 9
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
223
quốC gia CÓ yêu sáCh Về Chủ quyền biển, đảO Và tạO nên CáC tranh Chấp đa
phương Và
224 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

sOng phương, Chứa đựng CáC mâu thuẫn Cả Về đối ngOại, Cả Về kinh tế, quốC
phòng Và an ninh.

5.1.3 Vị Thế Vai Trò Của Biển, Đảo Việt Nam


- Biển Việt Nam là một bộ phận Của Biển ĐÔng, CÓ diện tíCh rộng gấp 3 lần diện
tíCh lãnh thổ đất liền, Chiếm khOảng 29% diện tíCh Biển ĐÔng, baO gồm CáC
Vùng biển trOng phạm Vi 200 hải lý tính từ đường Cơ sở Và hai quần đảO HOàng
Sa Và Trường Sa Cùng Với thềm lụC địa Và lòng đất dưới thềm lụC địa, CÓ nơi kéO
dài tới 350 hải lý.
- Chế độ khí hậu Vùng biển Việt Nam kháC nhau ở ba miền khí hậu Chủ yếu: (i)
Miền khí hậu nhiệt đới giÓ mùa Với mùa đÔng lạnh, (ii) Miền khí hậu giÓ mùa
nhiệt đới Cận xíCh đạO Với hai mùa mưa Và khÔ rõ rệt, nhiệt độ luÔn CaO, Và (iii)
Miền khí hậu Biển ĐÔng CÓ Chế độ khí hậu mang tính Chất giÓ mùa nhiệt đới
biển.
- Chế độ hải Văn Ven bờ Cũng biến tính rõ rệt: Chế độ Và biên độ thủy triều thay đổi
dọC theO bờ biển, Chế độ dòng Chảy bề mặt biển Và sÓng biển biến đổi Cả Về
hướng Chảy Và Cường độ theO mùa giÓ trOng năm. CáC đặC trưng khí hậu-hải
Văn nÓi trên kháC nhau theO CáC Vùng địa lý-sinh thái, kéO theO là khu hệ sinh
Vật Và tiềm năng phát triển kháC nhau.

Hình 5.4: Biển Việt Nam trong bối cảnh Biển Đông
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
225

- Hình thể phần lãnh thổ đất liền Của Việt Nam hẹp Chiều ngang (khÔng CÓ nơi nàO
CáCh biển trên 500km, hẹp nhất là ở Quảng Bình-khOảng 46km), bờ biển dài trên
3260km (khÔng kể bờ CáC đảO) Và theO hướng á kinh tuyến, khúC khuỷu, nhiều
eO Vụng, Vũng, Vịnh Ven bờ Và khOảng 114 Cửa sÔng (Cứ 20 km bờ biển CÓ một
Cửa sÔng lớn). Bên Cạnh ViệC bổ sung nguồn dinh dưỡng ChO biển Việt Nam Và
Biển ĐÔng, CáC sÔng Của nướC ta Cũng mang ra biển khÔng ít Chất gây Ô nhiễm
mÔi trường biển Và Vùng Cửa sÔng Ven biển, gÓp phần quyết định hình thành hai
Châu thổ lớn nhất ĐÔng Nam Á (Châu thổ sÔng Hồng Và sÔng Cửu LOng).
- Về mặt hành Chính, nướC ta CÓ 28 tỉnh, thành phố trựC thuộC trung ương CÓ
biển. NgOài ra, CÓ 125 huyện Ven biển Và 14 huyện đảO, nhưng mới CÓ 66 đảO
CÓ dân sinh sống. Đây là những đơn Vị hành Chính đÓng Vai trò quan trọng đối
Với sự nghiệp phát triển kinh tế, bảO Vệ an ninh Và Chủ quyển biển, đảO Của Tổ
quốC.
- Phần lãnh thổ đất liền nướC ta CÓ lợi thế “mặt tiền” hướng biển, hướng ra “ ngã ba
đường” Của thế giới Và biển đã thựC sự gắn bÓ Với sự nghiệp xây dựng Và bảO Vệ
đất nướC Của CáC dân tộC Việt Nam từ baO đời. NướC ta CÓ Vị thế địa Chính trị Và địa
kinh tế CựC kỳ quan trọng trOng hình thế Chiến lượC ở khu VựC Biển ĐÔng Và
tOàn Cầu.
- Biển nướC ta CÓ hơn 3000 đảO lớn, nhỏ, phân bố Chủ yếu ở Vùng biển Ven bờ
(2.773 đảO) tập trung ở Vùng Ven bờ Quảng Ninh- Hải Phòng (khOảng 2.500 đảO)
Với quần thể đảO đá VÔi bị CáC-xtơ hÓa độC nhất VÔ nhị trên thế giới, phân bố từ
Vịnh Bái Tử LOng qua Vịnh Hạ LOng (Quảng Ninh), quần đảO Cát Bà đến quần đảO
LOng Châu (Hải Phòng). ĐảO BạCh LOng Vĩ là đảO tiền tiêu, xa bờ duy nhất nằm ở
trung tâm Vịnh BắC Bộ. Hai quần đảO ngOài khơi HOàng Sa Và Trường Sa nằm ở
khu VựC giữa Biển ĐÔng Chủ yếu là CáC đảO rạn san hÔ.
- Nhiều Cụm đảO CÓ thể xây dựng thành CáC trung tâm kinh tế biển – đảO Và dịCh
Vụ hậu Cần ChO CáC hOạt động biển xa nÓi Chung. Nhiều khu VựC Ven biển, hải
đảO nướC ta kết hợp tạO ra lợi thế địa lý rất quan trọng ChO Chiến lượC phát triển
kinh tế-xã hội Và bảO đảm an ninh quốC phòng Của đất nướC. NgOài Vị trí Chiến
lượC đối Với an ninh, Chủ quyền, Còn CÓ tiềm năng lớn đối Với phát triển kinh tế
hải đảO nÓi riêng Và kinh tế biển nÓi Chung. Mỗi hòn đảO quý như một “thỏi bạC”
lớn Và Cũng là một “Cột mốC Chủ quyền” tự nhiên trên Vùng biển Của tổ quốC, là
một “Chiến hạm” khÔng thể đánh Chìm.
- CáC đảO Và quần đảO, đặC biệt là hai quần đảO HOàng Sa, Trường Sa ngOài khơi
Và đảO BạCh LOng Vĩ ở Vịnh BắC Bộ Của nướC ta khÔng Chỉ CÓ ý nghĩa trOng
ViệC kiểm
226 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

sOát CáC tuyến đường biển qua lại Biển ĐÔng mà Còn CÓ ý nghĩa phòng thủ Chiến
lượC quan trọng đối Với đất nướC.
- Bên Cạnh CáC giá trị Cảnh quan nổi, quanh đảO Còn quy tụ CáC HST quan trọng
đối Với nguồn lợi hải sản, đối Với phát triển nghề Cá Và du lịCh biển. Trên đảO CÓ
CáC làng Cá, di tíCh Văn hÓa ứng xử biển Cả”, gÓp phần tạO ra CáC giá trị du lịCh
nghề Cá mà đến nay Chưa đượC khai tháC Và phát triển theO đúng nghĩa.
- Đối Với Việt Nam, Cả trOng quá khứ, hiện tại Và tương lai, biển Và hải đảO luÔn là
địa bàn Chiến lượC quan trọng đối Với sự nghiệp xây dựng Và bảO Vệ tổ quốC.
Biển Việt Nam mà Còn là Cửa ngõ để Việt Nam phát triển CáC ngành kinh tế mũi
nhọn như dầu khí, thủy sản, hàng hải, du lịCh Và hOàng lOạt lĩnh VựC dịCh Vụ
ChO kinh tế biển, như Chế biến Và xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu Và Chế biến dầu
khí, Cảng biển, đÓng tàu, dịCh Vụ du lịCh, V.V.
- Về mặt an ninh quốC phòng, biển Cùng Với hệ thống CáC đảO đÓng Vai trò quan
trọng như là tuyến phòng thủ phía đÔng Của nướC ta Với khÔng gian an ninh rộng
lớn. Đối Với CáC Cụm đảO nhỏ, đảO hOang sơ (khÔng CÓ dân) thì phát triển kinh
tế đảO trên nền tảng Của bảO tồn thiên nhiên, du lịCh sinhh thái biển- đảO, baO
gồm du lịCh lặn Và nghề Cá giải trí. Năm 2010, lần đầu tiên Chính phủ đã thÔng
qua quy hOạCh phát triển kinh tế-xã hội hệ thống đảO Việt Nam đến năm 2020.
- Năng lựC nội sinh Và nhu Cầu nội Vùng Của dải Ven biển nướC ta Cũng rất đáng
kể: tập trung CáC nguồn tài nguyên thiên nhiên, CáC hệ sinh thái quan trọng bậC
nhất. Dài Ven biển thu hút khOảng trên 50% dân số Cả nướC (tính ChO CáC tỉnh
Ven biển) Và khOảng 30% dân số Cả nướC (tính ChO CáC huyện Ven biển).
- KhOảng 50% CáC đÔ thị lớn Và trên 200 khu CÔng nghiệp, khu Chế xuất Và khu
kinh tế Ven biển lớn, trOng đÓ CÓ ba Vùng kinh tế trọng điểm quốC gia - BắC,
Trung Và Nam, đã đang Và sẽ đượC tập trung đầu tư phát triển mạnh ở dải Ven
biển. TrOng lịCh sử Chống ngOại xâm Của dân tộC Việt Nam, đã khÔng ít hơn 15
lần quân ngOại bang mở màn xâm lượC nướC ta từ phía biển.
- Để phát huy thế mạnh Và hạn Chế điểm yếu, ViệC tổ ChứC lại lãnh thổ Ven biển,
tập trung VàO đa dạng hÓa Và liên kết CáC lOại hình phát triển theO Vùng tự
nhiên-sinh thái Ven biển kháC nhau là một nhiệm Vụ mang tầm Chiến lượC.
- Phát triển Vùng Ven biển nhằm tạO động lựC lan tỏa hỗ trợ phát triển Vùng trung
du- miền núi, đồng thời tạO Cơ sở ChO phát triển một nền kinh tế biển Vững ChắC
Và lâu dài. Phát triển Vùng Ven biển Cũng tạO tiền đề ChO ViệC hOạCh định một
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
227

Chiến lượC biển tầm Cỡ gắn Với một nền quốC phòng, an ninh trên biển Vững
ChắC, phù hợp Với xu thế phát triển Của một quốC gia biển trOng bối Cảnh tranh
Chấp kéO dài ở Biển ĐÔng.
- CáC Vấn đề biển, đảO Của nướC ta đan xen CáC yếu tố quốC gia, quốC tế, CáC Vấn đề
tài nguyên, mÔi trường Với CáC Vấn đề phát triển kinh tế Và bảO Vệ Chủ quyền
biển đảO. ChO nên, Chính sáCh biển nướC ta phải ưu tiên ChO phát triển kinh tế
biển, tạO ra một trật tự pháp lý ổn định trên biển Với sự gÓp sứC Của người dân,
CÓ khả năng hội nhập quốC tế, Chuẩn bị CáC điều kiện để sớm tham gia khai tháC,
làm Chủ đại dương.
- Vị trí, Vai trò Và tầm quan trọng Của biển Việt Nam tiếp tụC đượC Đảng Và Nhà
nướC ta khẳng định trOng nhiều Chủ trương, Chính sáCh. ĐặC biệt, tại Hội nghi
Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ 4 (khÓa X) năm 2007, Đảng ta đã thÔng qua
Nghị quyết 09/2007/NQ-TW Về ban hành Chiến lượC Biển Việt Nam đến năm 2020
(gọi tắt là Chiến lượC biển 2020). Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 8 khÓa XII thÔng qua Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018
Về Chiến lượC phát triển bền Vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045. TheO đÓ một trOng năm quan điểm Chỉ đạO xuyên suốt là: ”Tăng
Cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên Và bảO Vệ mÔi trường biển, bảO
tồn đa dạng sinh họC, CáC hệ sinh thái biển tự nhiên; Chủ động ứng phÓ Với biến
đổi khí hậu, nướC biển dâng...”
- Bộ Tài nguyên Và MÔi trường (Tổng CụC Biển Và Hải đảO Việt Nam) đượC Chính
phủ giaO ChO Chủ trì phối hợp Với Bộ, ngành Và CáC địa phương trOng Cả nướC (đặC
biệt 28 tỉnh, thành phố trựC thuộC Trung ương CÓ biển) xây dựng dự thảO kế
hOạCh tổng thế Và kế hOạCh 5 năm Của Chính phủ thựC hiện Nghị quyết
36-NQ/TW nêu trên.

5.2 TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

5.2.1 Tài nguyên sinh vật biển

5.2.1.1 Nguồn lợi sinh vật biển


Tính đa dạng Về tự nhiên, sinh thái Và tiềm năng Của biển, Vùng Ven biển Và hải
đảO nướC ta đã tạO ra tính đa dạng Về kiểu lOại Và sự giàu CÓ Về tài nguyên thiên
nhiên – tiền đề ChO phát triển đa ngành Và Cung Cấp Cơ sở tài nguyên thiên nhiên để
đảm bảO đa lợi ích ChO những người/ngành khai tháC, sử dụng biển, Vùng Ven biển
Và hải đảO.
228 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

Biển, Vùng Ven biển Và hải đảO CÓ CáC hệ sinh thái Cấp kháC nhau Và luÔn Chịu
táC động bởi CáC hOạt động phát triển (khai tháC, sử dụng).
Về bản Chất CáC hệ thống tài nguyên biển, hải đảO Và Vùng bờ biển thuộC dạng
tài nguyên chia sẻ (share resOurCes), khÔng thuộC quyền sở hữu duy nhất Của ai,
Của ngành nàO. Vì thế, phần lớn tài nguyên biển, hải đảO Và Ven biển đượC sử dụng
theO CáCh tiếp Cận mở (nghề Cá là một Ví dụ thựC tế) Và phải đượC quản lý tổng
hợp, thống nhất về mặt nhà nước.
CáC HST biển, Ven biển CÓ năng suất sinh họC CaO như rạng san hÔ, rừng ngập
mặn, thảm Cỏ biển, V.V. phân bố rộng khắp Và khá phổ biến ở Vùng biển nÔng Ven
bờ suốt từ BắC VàO Nam Và Ven CáC đảO xa.
CÓ 3 đặC tính khiến ChO ChứC năng Và CáC giá trị dịCh Vụ Của HST Vùng bờ biển
CÓ tầm quan trọng đặC biệt: (1) tính khÔng thay thế (khi bị tổn thất), (2) tính khÔng
thể phụC hồi nguyên trạng (khi bị phá hủy) Và (3) nguy Cơ CaO (tổn thất Của HST
tiềm tàng một mối nguy đối Với sự phồn Vinh Của COn người). TheO Ngân hàng Phát
triển Châu Á (1999) khOản lợi nhuận thuần CÓ thể thu đượC từ CáC HST này sơ bộ
đượC ướC tính là 60 triệu USD/năm.
CáC HST biển, Ven biển nhiệt đới điển hình như rạn san hÔ, thảm Cỏ biển, rừng
ngập mặn Cùng Với gần 20 HST biển, Ven biển Và CáC hải đảO kháC CÓ quan hệ mật
thiết Và tương hỗ lẫn nhau, tạO ra những mối liên kết sinh thái (eCOlOgiCal
COnneCtiVity) quan trọng trOng Vùng biển. Mối liên kết như Vậy đượC Ví như một
“dây xíCh sinh thái” mà một mắt xíCh trOng số Chúng bị táC động sẽ bị ảnh hường
đến CáC mắt xíCh Còn lại.
CáC HST biển, Ven biển CÓ bốn giá trị dịCh Vụ quan trọng Cần phải Chú ý khai
tháC: cung cấp, điều chỉnh, hỗ trợ và văn hóa. Chính Vì thế, CáC HST Vùng bờ biển
đượC Ví như Cơ sở hạ tầng tự nhiên CÓ khả năng Chống Chịu Với thiên tai Và táC
động Của biến đổi khí hậu. Đầu tư ChO CáC HST biển, Ven biển khỏe mạnh, ổn định
lâu dài Cũng Chính là đầu tư ChO tương lai.
TrOng Vùng biển Việt Nam đã phát hiện hơn 11.000 lOài sinh Vật Cư trú trOng hơn
20 kiểu HST điển hình Và thuộC 6 Vùng đa dạng sinh họC biển kháC nhau. TrOng đÓ
CÓ 3/6 Vùng đa dạng sinh họC biển Và biển Ven bờ: HOàng Sa – Trường Sa, Hải Vân
– Đại Lãnh Và Đại Lãnh – Vũng Tàu CÓ mứC đa dạng sinh họC CaO hơn CáC Vùng
Còn lại. TrOng tổng số lOài đượC phát hiện CÓ khOảng 6.000 lOài động Vật đáy;
2.038 lOài Cá, trOng đÓ trên 100 lOài Cá kinh tế.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
229

KhOảng gần 100 lOài sinh Vật biển CÓ nguy Cơ đe dọa Và quý hiếm đượC đưa VàO
SáCh đỏ Việt Nam Và Danh mụC đỏ IUCN để yêu Cầu phải CÓ biện pháp bảO Vệ.
TrOng CáC lOại đượC đưa VàO SáCh đỏ CÓ 37 lOài Cá biển, 6 lOài san hÔ, 5 lOài da
gai, 4 lOài tÔm rồng, 1 lOài sam, 21 lOài ốC, 6 lOài hai mảnh Vỏ, 3 lOài mựC.
Dải Ven biển nướC ta CÓ CáC lOại đất, phần lớn bị nhiễm mặn Và CÓ CáC thủy VựC Với
bản Chất mÔi trường nướC lợ. Đáng Chú ý là tiềm năng Của CáC HST đất ngập nướC
triều (tidal wetland) CÓ ChứC năng Và Vai trò sinh thái rất quan trọng Và Cũng là đối
tượng khai tháC từ nhiều năm nay Của dân Ven biển.
NgOài CáC HST nÓi trên, Vùng biển Và Ven biển nướC ta rất đặC trưng bởi CáC
HST: đầm phá, Vùng Cát Ven biển miền Trung Và đảO nhỏ.

5.2.1.2 Nguồn lợi thủy, hải sản


Biển Việt Nam đượC đánh giá là một trOng 10 trung tâm đa dạng sinh họC biển Và
một trOng 20 Vùng biển giàu nguồn lợi thủy, hải sản nhất trên thế giới. Trữ lượng hải
sản khOảng hơn 5 triệu tấn Cá biển Và khả năng khai tháC bền Vững là 2,3 triệu
tấn/năm (Chưa tính đến trữ lượng tÔm biển, mựC Và CáC lOại sinh Vật đáy trOng
biển.
TrOng số 110 lOài Cá CÓ ý nghĩa kinh tế Với sản lượng CaO thuộC 39 họ, điển hình
là họ Cá nhám, Cá tríCh, Cá Cơm, Cá dưa, Cá mối, Cá úC, Cá Chuồn, Cá thu, Cá ngừ,
V.V. ĐặC biệt, đi kèm HST rạn san hÔ CÓ trên 400 lOài Cá rạn Cùng Với Cảnh quan
ngầm là đối tượng Của ngành nghề Cá giải trí mà nướC ta Chưa khai tháC. NgOài ra,
đến nay đã xáC định đượC 15 bãi Cá lớn quan trọng, trOng đÓ 12 bãi Cá phân bố ở
Vùng biển Ven bờ Và 3 bãi Cá ở CáC gò nổi ngOài khơi. CáC bãi tÔm Chính phân bố ở
Vùng CÓ độ sâu 30m nướC trở VàO bờ thuộC Vịnh BắC Bộ Và biển Tây Nam Bộ.
TrOng số 2.500 lOài thân mềm đã thống kê đượC ở Vùng biển Việt Nam, CÓ trên 100
lOài CÓ giá trị thương phẩm CaO Và là CáC lOài quý hiếm.
ĐặC trưng nổi bật nhất Về mặt nguồn lợi hải sản ở Vùng biển nướC ta là quanh
năm đều CÓ Cá đẻ, tập trung từ tháng 3-7. Cá biển nướC ta thường phân đàn nhưng
khÔng lớn, nên nghề Cá nướC ta đặC trưng là “nghề Cá đa lOài” Và là nghề Cá gắn
bÓ Chặt Chẽ Với sinh kế Của người dân Ven biển Và trên CáC hải đảO Ven bờ.
TrOng số 600 lOài rOng biển, CÓ 90 lOài CÓ giá trị kinh tế Với CáC CÔng dụng
kháC nhau. NgOài ra, CáC lOài Cá ngựa, hải sâm, Cầu gai Và gần đây là 5 lOại bọt
biển (SpOnge) CÓ thể Chiết xuất ra CáC hợp Chất dùng ChO kíCh thíCh hOặC hạn
Chế tăng trưởng, dùng để Chữa CáC bệnh hiểm nghèO. Chim yến hàng Cũng là nhÓm
Chim biển
230 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

quan trọng nhất hiện nay, giá trị Chủ yếu là tổ yến làm từ nhãi yến, nên CÓ hàm
lượng prOtit CaO đặC biệt Và rất đượC thị trường ưa Chuộng.
Tiềm năng sinh Vật biển, Ven biển Và hải đảO như Vậy đã Cung Cấp tiền đề CựC
kỳ quan trọng, gÓp phần đưa nướC ta trở thành một quốC gia CÓ tiềm năng phát
triển thủy sản Vững mạnh. Nhưng ViệC gia tăng mứC độ khai tháC (số lượng tàu
thuyền, CÔng suất tàu, V.V.) Cùng Với ViệC Cải tiến kỹ thuật, phương tiện khai tháC
ngày Càng hiện đại, hiệu quả đánh bắt CaO hơn đã làm ChO nguồn lợi hải sản giảm
giảm sút nghiêm trọng, đặC biệt ở Vùng biển Ven bờ.
Diện tíCh CÓ khả năng nuÔi trồng thủy sản (NTTS) ở Ven biển nướC ta khá lớn Với
điều kiện phải bảO Vệ nguồn nướC ngầm ngọt khan hiếm ở Vùng này. ĐÓ là Vùng
triều tự nhiên; diện tíCh trồng lúa, CÓi Và làm muối ở Ven biển năng suất hiệu quả
thấp CÓ thể Chuyển đổi sang NTTS, CáC Vùng đầm phá tập trung ở CáC tỉnh miền
Trung CÓ khả năng phát triển thủy sản, mặt nướC Vùng biển Ven bờ, Vùng bãi ngang
sát biển, V.V.

5.2.2 Tài nguyên phi sinh vật

5.2.2.1 Dầu khí và năng lượng biển

Hình 5.5: Tiềm năng dầu khí của Biển Việt Nam
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
231

a. NướC ta CÓ Vùng thềm lụC địa tự nhiên rộng lớn Và Cũng là nơi CÓ triển Vọng dầu
khí lớn Với 7 bồn trầm tíCh CÓ triển Vọng Chứa dầu khí là: bồn trũng sÔng Hồng,
bồn trũng Phú Khánh, bồn Cữu LOng, bồn Nam CÔn Sơn, bồn Mã Lai – Thổ Chu,
bồn Tư Chính – Vũng Mây Và nhÓm bồn HOàng Sa – Trường Sa.
CáC mỏ dầu khí nướC ta đượC phát hiện Và khai tháC tử lòng đất dưới đáy biển
thềm lụC địa phía Nam, nơi CÓ độ sâu 50-200m nướC Và trOng tầng Cấu trúC địa
Chất sâu trên 1000m đến 5000m. Mỏ BạCh Hổ Cũng đượC xem là trường hợp ngOại lệ
Của một mỏ lớn nhất thế giới Chứa dầu trOng đá mÓng (Chứa 80% dầu di Chuyển từ
nơi kháC đến trOng hệ thống khe nứt đá mÓng)
Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảO sát Của Việt Nam CÓ trữ lượng tiềm năng
khOảng trên 4 tỷ m3 dầu quy đổi Và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện ra một
số mỏ mới ChO phép gia tăng trữ lượng dầu khí Của Việt Nam.
Dầu khí ở thềm lụC địa Việt Nam đượC Chia ra thành 170 lÔ Và Cũng Còn CÓ
những Vùng Chồng lấn Với CáC nướC láng giềng. TrOng Vùng Chồng lấn Vịnh BắC Bộ CÓ
khOảng
4 lÔ, ở phía đÔng nam tranh Chấp Với IndOnesia khOảng 13 lÔ Và 16 lÔ trOng Vùng
Chồng lấn Với Thái Lan là Malaysia, khu VựC HOàng Sa rộng khOảng 16.000 km2 Với
30 lÔ. Vùng quần đảO Trường Sa rộng 160.000 km 2, trOng đÓ CÓ 16 lÔ nằm trOng
Vùng tranh Chấp giữa một số quốC gia Và một Vùng lãnh thổ nÓi trên.
HOạt động khai tháC dầu khí đượC duy trì tại 6 mỏ ở thềm lụC địa phía Nam. Sản
lượng dầu thÔ khai tháC ở nướC ta tăng hằng năm 30% Và ngành dầu khí nướC ta đã
đạt mốC khai tháC tấn dầu thÔ thứ 01 triệu VàO năm 1988, thứ 100 triệu tấn dầu thÔ
VàO ngày 13/2/2001. Ngày 22 tháng 10 năm 2010 đã khai tháC tấn dầu thÔ thứ 260
triệu.

Cùng Với ViệC khai tháC dầu, hằng năm phải đốt bỏ gần 1 tỷ m 3 khí đồng hành,
bằng số nguyên liệu Cung Cung ChO nhà máy tuabin khí CÓ CÔng suất 300 mW. Để
tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đã ChO xây một nhà máy điện khí Bà Rịa Và đưa
VàO hOạt động năm 1996. Nhà máy lọC dầu đầu tiên Cũng đượC khẩn trương xây
dựng Và đưa VàO hOạt động ở Dung Quất (Quãng Ngãi).
Phương hướng Cơ bản sắp tới là đẩy mạnh CÔng táC tìm kiếm, thăm dò dầu khí
trên thềm lụC địa Và Vươn xa ra, đi xuống xâu hơn. Giảm xuất khẩu dầu thÔ để Chế
biến sâu dầu khí nhằm đảm bảO an ninh năng lượng. Giảm “khai tháC nÓng” để đảm
bảO lượng tồn dư trOng mỏ khai tháC thấp nhất, gÓp phần tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên.
232 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

b. Băng Cháy là một lOại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới
dạng hỗn hợp rắn, trÔng ngOài giống băng hOặC Cồn khÔ, CÓ thể trOng suốt hay
mờ đụC, dạng tinh thể màu trắng, xám hOặC Vàng. Băng Cháy đượC hình thành
trOng điền kiện áp suất CaO Và nhiệt độ thấp, nên CÓ khả năng bay hơi trOng
điều kiện thường như băng phiến.
Biển ĐÔng là một trOng 4 khu VựC ĐÔng Nam Á CÓ tiềm năng Về băng Cháy
nhưng Cũng Chỉ đạt Cỡ trung bình Của Thế giới sau CáC Vịnh MexiCO Và NanCai
(Nhật Bản). Biển nướC ta Cũng CÓ triển Vọng lớn Về băng Cháy Và đang triển khai
“Chương trình nghiên Cứu, điều tra Cơ bản Về tiềm năng khí hydrate ở Vùng biển Và
thềm lụC địa Việt Nam”.
C. Năng lượng biển:
GiÓ biển đượC xem là nguồn tài nguyên (mặt lợi íCh) Của nướC ta, đặC biệt trOng
ViệC phát triển năng lượng giÓ (phOng điện) ở Vùng Ven biển Và trên CáC hải đảO.
Nằm trOng Vùng nhiệt đới nắng nÓng, nền nhiệt khá CaO, nên ngOài nguồn năng
lượng giÓ, nướC ta Còn CÓ tiềm năng lớn Về năng lượng mặt trời. Hiện nay, năng
lượng giÓ, mặt trời ở nướC ta đã bắt đầu đượC khai tháC, sử dụng ChO CuộC sống
dân sinh trên một số hải đảO Và Vùng Ven biển.
NgOài ra, nướC ta Còn CÓ tiềm năng Về năng lượng biển (sÓng, dòng Chảy Và
thủy triều) – một nguồn năng lượng sạCh, tái tạO trOng tương lai. Khả năng tận dụng
năng lượng sÓng biển Và dòng Chảy biển là rất quan trọng Về lâu dài, đặC biệt là ở
khu VựC Ven biển miền Trung. Dạng năng lượng sÓng CÓ thể khai tháC khả thi trOng
thời gian tới, tiếp theO là năng lượng dòng Chảy, Còn tiềm năng năng lượng thủy
triều ở nướC ta khÔng triển Vọng dO biên độ thủy triều thấp.

5.2.2.2 Khoáng sản rắn


ChO đến nay đã ghi nhận 2 mỏ sắt – mangan nằm ở Ven biển đã đượC thăm dò Và
tìm kiếm là mỏ sắt ThạCh Khê (Hà Tĩnh) Và MộC ĐứC (Quãng Ngãi). NgOài ra, CÓ
một số điểm sắt, sắt – mangan Với quy mÔ khÔng đáng kể phân bố ở một số nơi.
Ở Việt Nam, sa khOáng Ven biển là nguồn tài nguyên lớn Và là nguồn Cung Cấp
titan Chủ yếu hiện nay. CáC mỏ, điểm quặng sa khOáng Ven biển đã đượC phát hiện
phân bố rãi ráC từ Ven biển Quãng Ninh tới Bình Thuận, tập trung Chủ yếu ở Vùng
Ven biển từ Thanh HÓa tới Bình Thuận. Tổng trữ lượng sa khOáng ilmenit Ven biển
Của 27 mỏ ở nướC ta khOảng 840 triệu tấn.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
233

Vật liệu xây dựng Ven biển Và trên CáC đảO Chủ yếu là đá VÔi, nguyên liệu để sản
xuất xi măng ở Ven biển đang đượC thăm dò, khai tháC phụC Vụ trựC tiếp ChO CáC
nhà máy xi măng. Dãy Ven biển CÓ 10 trOng tổng số 52 mỏ sét ở Việt Nam đượC
đánh giá Và thăm dò, phân bố ở 4 tỉnh, Và hàng ChụC điểm sét, đá sét xi măng phân
bố dọC Ven biển niềm BắC, bắC Trung Bộ Và ĐÔng Nam Bộ. Hiện nay, CÓ 14 mỏ ốp
lát ở Ven biển Việt Nam đã đượC tìm kiếm, thăm dò Và đánh giá, phân bố rãi ráC trên
7 tỉnh Ven biển từ Thừa Thiên – Huế đến Bà Rịa – Vũng Tàu Với tổng trữ lượng là
1.707.960.365 m3. NgOài ra, Còn tìm thấy một số mỏ Vật liệu xây dựng dạng Cuội
sỏi, Cát ở dưới đáy biển nÔng Ven bờ.
Biểu hiện kết hạCh sắt – mangan biển sâu thuộC Việt Nam Cũng đượC phát hiện
trOng một số Chuyến khảO sát Với nướC ngOài. Trên sườn lụC địa đÔng nam quần
đảO Trường Sa đã khOanh đượC CáC Vùng CÓ diện tíCh đáng Vi kết hạCh lOại này
(5%) Và xung quanh hàm lượng ít hơn. Trên CáC đỉnh đồi ngầm Và đới nâng ngầm ở
độ sâu 200-600m nướC thường CÓ mặt CáC lớp giàu sắt dạng Vỏ laterit. Một số tài
liệu nghiên Cứu kết hạCh Fe – Mn ở biển ĐÔng đều khẳng định đây là lOại khOáng
sản CÓ triển Vọng.
Đã CÓ thÔng tin phát hiện sulphit kim lOại trOng trầm tíCh Đệ tứ phần tây nam
biển ĐÔng.

5.2.2.3 Nước biển


Tiềm năng tài nguyên nướC biển Cá Của nướC ta Cũng rất lớn. Bản thân nướC biển
là một “hÓa Chất tổng hợp” CÓ thể Chắt lọC ra phần lớn CáC nguyên tố CÓ mặt trOng
Bảng tuần hOàn MendeleeV. NướC biển Còn đượC để sản xuất nướC ngọt. Ở nướC ta,
nướC biển đượC sử dụng ChO CáC mụC đíCh kháC nhau, trướC hết để sản xuất muối,
một lĩnh VựC kinh tế biển truyền thống Và khá đặC thù ở Việt Nam Với khOảng
60.000 ha muối biển. Làm muối ở Việt Nam khÔng Chỉ phụC Vụ ChO nhu Cầu sinh hOạt,
mà Còn ChO CáC ngành CÔng nghiệp Và y họC, thậm Chí xuất khẩu. NgOài ra, nướC
biển ở nướC ta đượC khai tháC phụC Vụ mụC đíCh nuÔi trồng thủy sản, phát triển du
lịCh nghỉ dưỡng Và Chữa bệnh, V.V.

5.2.2.4 Tiềm năng phát triển du lịch biển


Vùng biển Việt Nam CÓ điều kiện tự nhiên Và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi Và
tạO lợi thế ChO phát triển du lịCh biển, Ven biển Và đảO Vơi nhiều lOại hình du lịCh
kháC nhau. Du lịCh gÓp một phần quan trọng VàO phát triển kinh tế biển ở nướC ta
Và đang
234 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

là hướng ưu tiên phát triển trOng Chiến lượC biển Việt Nam Và CÓ mứC tăng trưởng
khá rõ rệt trOng những năm gần đây.
ĐặC điểm địa hình Ven biển tạO nên nhiều Cảnh quan đẹp, hấp dẫn kháCh du lịCh
trên suốt Chiều dài đất nướC Với khOảng 126 bãi Cát biển đẹp, trOng đÓ CÓ khOảng
20 bãi Cát biển đạt tiêu Chuẩn quốC tế, dài 16km, Chưa kể đến hàng trăm bãi biển
nhỏ, đẹp, nằm Ven CáC Vùng tĩnh lặng Ven CáC đảO hOang sơ CÓ thể phát triển lOại
hình du ngOạn, piCniC, V.V.
Mỗi bãi biển CÓ những nét đẹp Và lợi thế riêng, thu hút du kháCh trOng Và ngOài
nướC. Vì thế, ViệC quy hOạCh sử dụng hợp lý Và quản lý hiệu quả CáC bãi biển sẽ
gÓp phần duy trì đượC lợi thế trOng phát triển du lịCh biển, đảO bền Vững.
Vùng biển Ven bờ tập trung hàng nghìn đảO lớn nhỏ, nhiều đảO, Cụm đảO CÓ giá
trị du lịCh. ĐặC biệt, dãy đảO Ven bờ tây Vịnh BắC Bộ thuộC Quãng Ninh – Hải Phòng
Với hơn 200 đảO đá VÔi lớn nhỏ, địa hìn Caxtơ ngập nướC Với Cảnh quan đặC biệt
hấp dẫn, Cần đượC xem là di sản thiên nhiên quốC gia CÓ giá trị độC nhất VÔ nhị Với
khÔng ít địa điểm tương tự Vịnh Hạ LOng.
Những lễ hội đặC sắC ở địa phương Vùng Ven biển nướC ta Cũng là yếu tố tạO nên
sự hấp dẫn ChO phát triển CáC lOại hình du lịCh biển – đảO. TheO thống kê sơ bộ, Cả
nướC CÓ 8.902 lễ hội trOng đÓ CÓ 7.005 lễ hội dân gian truyền thống, 1.399 lễ hội
tÔn giáO, 409 lễ hội lịCh sử CáCh mạng Và 25 lễ hội du nhập từ nướC ngOài VàO Việt
Nam.

5.2.2.5 Tiềm năng phát triển hàng hải


Ven biển Việt Nam CÓ khOảng 100 địa điểm tiềm năng xây dựng Cảng biển quy
mÔ kháC nhau, nhưng rất hiếm nơi CÓ tiềm năng xây dựng Cảng nướC sâu tự nhiên.
Việt Nam nằm gần sát đường hàng hải quốC tế, nơi CÓ mật độ tàu biển qua lại
VàO lOại nhộn nhịp nhất Thế giới. Đến nay ở nướC ta CÓ khOảng 110 Cảng, bến lớn
nhỏ nằm dọC bờ biển (khÔng kể hàng trăm Cảng, bến Cá), trOng đÓ CÓ 17 Cảng lớn
thuộC quyền quản lý trựC tiếp Của Nhà nướC. Sản lượng hàng hÓa CáC Cảng lớn đạt
khOảng 80% tổng hàng hÓa, đạt mứC 12,5 triệu tấn/ năm (1993)
CÓ 8 Cảng quan trọng thuộC CáC địa bàn: Quãng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu Và Sài Gòn Với tổng năng lựC bốC xếp trên 10
triệu tấn/năm.
Cơ sở Vật Chất Của CáC Cảng Còn rất nhỏ bé; hạ tầng Cơ sở yếu kém, lạC hậu;
CÔng nghệ bốC xếp Vận Chuyển Còn thÔ sơ; Chưa CÓ Cảng nướC sâu theO đúng nghĩa
Của nÓ.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
235

Đội tàu biển nướC ta Cũng nhỏ bé, tuổi tàu bình quân 19,5 năm, trang thiết bị Cũ kỹ
Và đa số là Chở hàng báCh hÓa.
CÔng nghiệp Cơ khí tàu thuyền Còn yếu, Chưa tương xứng Với nhu Cầu. Đến năm
2010 Vận tải biển nướC ta lên tới hơn 50 triệu tấn Và hàng hÓa thÔng qua Cảng xấp
xỉ 172 triệu tấn/năm.
CáC biện pháp Chủ yếu để đạt đượC mụC tiêu 2020 Về khai tháC tối ưu tiềm năng
hàng hải nướC ta là: Phát triển mở rộng Và nâng Cấp hệ thống Cảng biển quốC gia,
đặC biệt Chú ý đến Cảng biển nướC sâu nhằm tạO ra những Cơ hội mở Cửa Và hội
nhập quốC tế; Nâng Cấp Và từng bướC hiện đại hÓa hệ thống Cảng Cũ theO quan
điểm xây dựng CáC “Cụm Cảng” nhằm tận dụng tối đa lợi thế tài nguyên Của một khu
VựC lãnh thổ, tránh trùng lắp trOng đầu tư phát triển; Phát triển đội tàu biển quốC
gia mạnh Và hiện đại, tham gia tíCh CựC VàO thị trường thuê tàu Thế giới để tăng
Cường lượng hàng hÓa Chở thuê ChO nướC ngOài Và dịCh Vụ tàu biển; Đầu tư Cải
tạO CáC Cơ sở sửa Chữa Và đÓng mới tàu biển để CÓ đủ năng lựC sửa Chữa CáC Cấp
Và CáC lOại tàu biển kháC nhau, Cũng như sẽ đÓng mới CáC tàu COntainer, tàu CÓ
trọng tải 10.000 tấn.

5.2.2.6 Tiềm năng vị thế biển – ven biển – hải đảo


Vị thế đượC hiểu là những lợi thế sO sánh Về phương diện địa lý, khả năng khai
tháC CáC giá trị khÔng gian, giá phi Vật Chất (giá trị khÔng nhìn thấy đượC) Và Vật
Chất Của một đơn Vị lãnh thổ nhất định. Tiềm năng Vị thế đượC biết đến thÔng qua
ViệC phân tíCh, đánh giá hOặC khả năng phát hiện Của Chủ thể quản lý, Chủ sở hữu
hOặC CáC Chuyên gia tư Vấn phát triển đối Với một đơn Vị lãnh thổ.
Tiềm năng khÔng gian biển ChO phát triển kinh tế biển nướC ta Còn rất lớn, tập
trung VàO CáC mảng Chính yếu: (i) Dải Ven biển, (ii) CáC Vùng biển Và (iii) Hệ thống
đảO. Cả 3 mảng khÔng gian này đều rất quan trọng, tương hỗ lẫn nhau Cung Cấp
những tiền đề, tiềm năng Và lợi thế kháC nhau ChO phát triển kinh tế biển.

5.3 MÔI TRƯỜNG VÀ TAI BIẾN BIỂN, VÙNG VEN BIỂN

5.3.1 Chất lượng nước biển ven bờ


BáO CáO hiện trạng mÔi trường Và mÔi trường biển Việt Nam năm 2010 đã pháC
thảO bứC tranh Chung Về mÔi trường biển, Chủ yếu Ô nhiễm biển như sau:
Tổng hàm lượng Chất rắn lơ lửng (TSS) trOng nướC biển Ven bờ biển biến đổi
trOng khOảng 0,83 – 340.65mg/l. Thường CÓ giá trị CaO ở Vùng Ven biển đồng
bằng sÔng
236 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

Hồng Và đồng bằng sÔng Cửu LOng, khu VựC miền Trung CÓ hàm lượng tương đối
nhỏ sO Với CáC khu VựC kháC Và CÓ xu thế giảm trOng giai đOạn 2005 – 2009.
Nhu Cầu Oxy hÓa họC (COD) trung bình năm trOng giai đOạn 2005 – 2009 trOng
nướC biển Ven bở daO động trOng khOảng 2,13-20,5mg/l CÓ xu hướng tập trung CaO
hơn dọC Ven biển miền Nam (hàm lượng COD trung bình năm biến đổi trOng khOảng
11,23-20,50mg/l)
Hàm lượng AmOni (N-NH4) trOng nướC biển Ven bờ khu VựC miền BắC (0,03-
0,09mg/l) sO Với miền Trung (0,02-0,09mg/l) Và miền Nam (khÔng phát hiện KPH
0,13mg/l). Tại nhiều Vùng Cửa sÔng như Cửa LụC, Đồ Sơn, Ba LạC, RạCh Giá hàm
lượng AmOni đã Vượt quá quy Chuẩn Việt Nam đối Với nướC biển Ven bờ ChO nuÔi
trồng thủy sản, bảO Vệ thủy sinh.
Hàm lượng dầu trung bình trOng nướC biển Ven bờ giai đOạn 2005 – 2009 biến đổi
trOng khOảng 0,02-13,57 mg/l. Hầu hết CáC giá trị quan trắC đã Vượt quy Chuẩn
ChO mọi mụC đíCh sử dụng (0,2mg/l).
Dấu hiệu Ô nhiễm COlifOrm trOng nướC biển Ven bờ thể hiện rõ ở miền Nam, tất
Cả CáC điểm đO (trừ điểm đO xa bờ Phú Quý) đã quan trắC đượC số lượng tổng COlifOrm
đã Vượt quá QCVN đối Với nướC biển Ven bờ ChO mọi mụC đíCh sử dụng
(1000MPN/100ml) trOng nhiều năm.
Hàm lượng Xyanua khu VựC miền Trung CaO hơn quy Chuẩn ChO phép đối Với
nướC biển Ven bờ ChO nuÔi trồng thủy sản, bảO Vệ thủy sinh, bãi tắm Và khu Vui
Chơi (0,005mg/l).
CáC giá trị đO Của một số kim lOại nặng trOng nướC khu VựC Ven biển Việt Nam
như đồng, Chì, kẽm, Cadimi, thủy ngân Và asen ChO thấy đều nằm trOng ngưỡng giới
hạn ChO phép theO quy Chuẩn Chất lượng nướC biển Ven bờ QCVN 10 2008/BTNMT.
Tuy nhiên, hàm lượng kẽm ở CáC khu VựC đÓng Và sửa Chữa tàu biển thường CaO
hơn, liên quan tới “nhân độC tố kẽm” trOng thành phần Của sơn Chống hà bám tàu
thuyền.

5.3.2 Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ


Hàm lượng kim lOại nặng trOng trầm tíCh biển Ven bờ giai đOạn 2005 – 2009 biến
đổi trOng khOảng: Cu: 0,71 – 91,78mg/kg; Pb: 2,4 – 92,0mg/kg; Zn: 5,0 –
185,5mg/kg Và As: 0,2 – 33,5mg/kg. Ở Vịnh Đà Nẵng hầu hết giá trị đều Vượt tiêu
Chuẩn lOại 1 Của Trung QuốC.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
237

Hàm lượng dầu trung bình năm biến đổi trOng khOảng 8,5 – 740,5mg/kg. Hầu hết
CáC giá trị đều nằm dưới ngưỡng tiêu Chuẩn lOại 1 Của Trung QuốC.
Hàm lượng hÓa Chất bảO Vệ thựC Vật tíCh tụ trOng trầm tíCh Còn Chưa nhiều. Chỉ
phát hiện ở khu VựC miền Trung, tại Vịnh Đà Nẵng CÓ hàm lượng DDT trOng trầm
tíCh Vượt tiêu Chuẩn lOại 1 Của Trung QuốC (20mg/kg).

5.3.3 Diễn biến ô nhiễm nước biển khơi


Hàm lượng Oxy hòa tan (DO) trOng nướC biển khơi (5,42 – 7,05mg/l), hàm lượng
Chất dinh dưỡng (7,65 – 79ml/l) đều thấp hơn tiêu Chuẩn ASEAN ChO Vùng biển bảO
tồn thủy sinh Vật. TrOng số CáC kim lOại nặng hàm lượng đồng (Cu), Chì (Pb), tại
Vùng biển Tây Nam Và CÔn Sơn đã CaO hơn sO Vơi tiêu Chuẩn ASEAN ChO Vùng biển
bảO tồn thủy sinh
Hàm lượng dầu biến đổi trOng khOảng 0,13 – 0,47 g/l) Và hầu hết CáC giá trị đều
Vượt tiêu Chuẩn ASEAN (0,14g/l) ChO Vùng nướC bảO tồn thủy sinh. Hàm lượng dầu
khu VựC ngOài khơi thấp hơn sO Với Vùng Ven bờ. Khu khai tháC dầu khí Vùng biển
ĐÔng Nam Bộ CÓ hàm lượng CaO hơn hẳn sO Với CáC Vùng biển khơi kháC.

5.3.4 Nguồn gây ô nhiễm và nguyên nhân

5.3.4.1 Chất thải từ nguồn trên đất liền


Tổng lượng Chất thải rắn sinh hOạt, CÔng nghiệp Và y tế ở Vùng Ven biển tăng
mạnh qua CáC năm Và ngày Càng gây Ô nhiễm trên diện rộng ở CáC Vùng Cửa sÔng,
Ven biển nướC ta, làm ảnh hưởng đến tài nguyên nướC, sinh Vật Và CáC ngành kinh
tế gắn Với biển (nuÔi trồng, đánh bắt hải sản, V.V…)
KhOảng 40 – 70% lượng Chất gây Ô nhiễm từ nguồn lụC địa đưa ra một số Vùng
biển Ven bờ, trOng đÓ Vùng biển Ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh, Vùng biển Ven bờ
Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Vùng biển Ven bờ Bà Rịa – Vũng Tàu – Thành Phố Hồ Chí
Minh là những khu VựC điển hình. NgOài ra Còn CÓ nguồn Chất thải rắn phát sinh
Của 28 tỉnh Ven biển nướC ta đổ VàO Ven bờ như Chất thải rắn sinh hOạt, trOng nuÔi
trồng thủy sản, CáC hOạt động CÔng nghiệp Ven biển… NgOài ra Còn CÓ Chất thải y
tế nguy hại Và từ hOạt động du lịCh.
238 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

5.3.4.2 Các sự cố và nguồn thải trên biển


Giai đOạn 1989 – 2009 CÓ trên 100 Vụ tràn dầu dO tai nạn tàu, đổ ra biển từ Vài
ChụC đến Vài trăm tấn dầu. Những Vụ tràn dầu như Vậy thường xảy ra VàO tháng 3
Và tháng 4 hàng năm ở miền Trung, tháng 5 – 6 ở miền BắC.
CáC khu VựC hOạt động tập trung tàu thuyền hàng hải Và đánh Cá Cũng thường
CÓ hàm lượng dầu CaO hơn xung quanh. ĐặC biệt CáC tàu thuyền nhỏ dưới 45 mã
lựC khÔng đượC trang bị máy phân li dầu nướC Với thiết bị máy lạC hậu đã Cung Cấp
50% lượng dầu gây Ô nhiễm biển nướC ta.
CáC hOạt động thăm dò Và khai tháC dầu khí ngOài khơi Việt Nam đang tăng lên
hằng năm kéO theO rủi rO Về tràn dầu, thải dầu Cặn Và rò rỉ dầu. Đến nay đã xảy ra
7 Vụ rò rỉ dầu tại CáC dàn khOan dầu khí, Chưa kể CáC nướC kháC trOng khu VựC
biển ĐÔng. NgOài ViệC thải nướC lẫn dầu Với khối lượng lớn, hOạt động này Còn phát
sinh khOảng 5.600 tấn Chất thải rắn, trOng đÓ CÓ 20 – 30% là Chất thải rắn nguy
hại Còn Chưa CÓ bãi Chứa Và nơi xử lý.

5.3.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường biển
Số liệu quan trắC tại CáC trạm hải Văn Ven biển Việt Nam ChO thấy tốC độ dâng
lên Của mựC nướC biển trung bình hiện nay khOảng 3mm/năm (giai đOạn 1993 –
2008), tương đương Với tốC độ tăng trung bình trên Thế giới. TrOng khOảng 50 năm
qua, mựC nướC biển tại Trạm Hải Văn Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải Phòng) dâng lên khOảng
20Cm. Việt Nam đượC xem là một trOng những quốC gia sẽ Chịu táC động mạnh mẽ
nhất Của BĐKH. TheO dự báO nếu mựC nướC biển dâng thêm 1m sẽ gây ra ảnh
hưởng tới đời sống Của 10,8% dân số Việt Nam sống tập trung tại CáC Vùng Châu
thổ.
Ở Việt Nam, mựC nướC biển dâng CaO 90Cm VàO năm 2070 thì khOảng 500.000
ha ở Châu thổ sÔng Hồng, 2 triệu ha ở ĐBSCL Và khOảng 400.000 ha rừng đướC Và
đầm lầy ở phía Nam bị ngập. NướC mặn xâm nhập Và táC động tới khOảng 2,5 triệu
ha đất Ven biển. Sẽ làm giảm khả năng thOát nướC, làm ngập lut 400 km Chiều dài
dọC sÔng MekOng Và 200 km Chiều dài dọC sÔng Hồng. Nhiều thành phố, thị xã
như: Hải Phòng, Vũng Tàu, V.V. Và nhiều nơi thuộC tỉnh Bến Tre sẽ bị ngập.
TrOng những năm gần đây, nhiều khu VựC Ven biển Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi
hiện tượng xâm nhập mặn, trOng đÓ ĐBSCL là nặng nề nhất, ướC tính CÓ khOảng
1,8 triệu ha đất đã bị nhiễm mặn. Thêm VàO đÓ, nồng độ muối CaO sẽ Cản trở quá
trình sinh hÓa họC trOng nướC như tốC độ Chuyển hÓa thành phần Chất hÓa họC
hay làm
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
239

giảm khả năng hOạt động Của CáC Vi sinh Vật Cũng như giảm khả năng sinh trưởng,
phát triển Của hệ sinh Vật thủy sinh.
Khi mựC nướC biển dâng CaO 1m, CáC hiện tượng thiên tai CÓ Cường độ mạnh
tăng, thay đổi Về thành phần trầm tíCh, độ mặn Và Ô nhiễm nguồn nướC sẽ làm một
nửa trOng số 68 Vùng đất ngập nướC CÓ tầm quan trọng quốC gia sẽ bị ảnh hưởng
nặng. NướC mặn sẽ xâm nhập sâu VàO nội địa, nhiều lOài động thựC Vật nướC ngọt
Của CáC HST nÓi Chung Và 36 khu bảO tồn, trOng đÓ CÓ 8 Vườn quốC gia, 11 khu
dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trOng khu VựC bị ảnh hưởng. Vườn quốC gia U Minh
Thượng, khu dự trữ thiên nhiên BạC Liêu sẽ bị ngập hOàn tOàn, ảnh hưởng đến sự
bảO tồn CáC lOài sinh Vật quý hiếm.
NướC biển dâng đẩy nhanh tốC độ xÓi mòn Vùng Ven biển CÓ rừng ngập mặn
(RNM) Và Vùng Cửa sÔng, kéO theO từng mảnh RNM bị mất như dải RNM phía đÔng
mũi Cà Mau, làm mất nơi Cư trú Của nhiều lOài động Vật đang sinh sống. MựC nướC
biển dâng CaO Còn làm tình trạng xâm nhập mặn ở CáC Vùng nÔng nghiệp Ven biển
bị ảnh hưởng nặng, đe dọa nghiêm trọng đến nÔng dân Và CÓ thể sẽ đe dọa đến an
ninh lương thựC quốC gia.
BĐKH ChắC Chắn CÓ táC động đáng kể đến nghề Cá Và NTTS Của Việt Nam. Hơn
nữa, suy giảm mạnh thựC Vật phù du sẽ dẫn đến tình trạng di Cư Cá Và giảm mạnh
khối lượng lớn Cá. TheO đánh giá, năng lựC sản xuất kinh tế Của biển Việt Nam sẽ bị
suy giảm ít nhất 1/3 sO Với hiện nay.
BĐKH theO hướng gia tăng Cường độ Và lượng mưa, bãO, dÔng sét Cũng ảnh
hưởng, trướC hết đến hOạt động Của CáC dàn khOan xây dựng trên biển, hệ thống
dẫn khí Và CáC nhà máy điện Chạy khí xây dựng Ven biển; làm tăng Chi phí bảO
dưỡng, duy tu, Vận hành máy mÓC, hệ thống dàn khOan ngOài khơi, hệ thống Vận
Chuyển dầu Và khí VàO bờ, hệ thống truyền tải Và phân phối điện, V.V.
Lượng lớn dân Cư đang sống ở Vùng thấp Ven biển Và Vùng đồng bằng Cửa sÔng
sẽ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, ngập mặn, mựC nướC biển dâng. Tuy nhiên, Cần nÓi thêm
rằng phần lớn CáC kịCh bản trên Chưa tính đến khả năng Và những nỗ lựC ứng phÓ
Với hậu quả Của BĐKH, Của người dân Và CáC CÔng trình hiện CÓ ở Vùng Ven biển.
ĐặC biệt, nếu nỗ lựC trồng RNM Và bảO Vệ mÔi trường sống Của CáC thựC Vật biển
thì khả năng biển thu Và giữ lượng CarbOn thừa Của khí nhà kính tăng lên, giảm thiểu
táC động Của BĐKH.
240 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

5.3.6 Tai biến biển, ven biển

5.3.6.1 Tai biến khí tượng, thủy văn


a. Bão
BãO là một dạng tai biến thiên nhiên rất thường xuyên ở Việt Nam, mùa bãO hàng
năm VàO tháng 6 – 11, nhiều nhất VàO tháng 7 – 10. CáC hiện tượng phát sinh kèm
theO lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất, xÓi lỡ bờ sÔng, bờ biển, nướC dâng, V.V.
BắC Bộ là Vùng CÓ tần số bãO CaO nhất, nhiều năm số lượng bãO lên đến 6 – 7
Cơn bãO, trOng khi CÓ những năm khÔng CÓ Cơn bãO nàO. Vùng biển ít bãO nhất là Ninh
Thuận
– Bình Thuận Và Nam Bộ (0 – 3 Cơn/năm), số lượng bãO Cũng như Cường độ bãO CÓ
xu hướng giảm dần từ bắC VàO nam. Nhưng số lượng bãO tại tất Cả CáC Vùng biển
đều thể hiện xu thế tăng lên, tăng mạnh nhất là ở Vùng biển Đà Nẵng – Bình Định.
b. Tố, lốc, vòi rồng
TrướC hết Cần phải giời thiệu khái niệm Về: tố, lốC, Vòi rồng.

Hình 5.6: Thiên tai dịch bệnh


Tố, lốC, Vòi rồng là CáC hiện tượng rất nguy hiểm, tuy phạm Vi gây hại Của Chúng
khÔng rộng, sOng dO tốC độ giÓ rất lớn lại xuất hiện đột ngột nên mứC độ tàn phá
CÓ tính hủy diệt rất lớn.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
241

Ở nướC ta, Vòi rồng Và tố thường xuất hiện VàO CáC tháng mùa hè. Năm nàO
Cũng xảy ra hiện tượng này, sOng CÓ năm nhiều, năm ít.
c. Nước dâng trào do bão
NướC dâng tràO dO bãO là hiện tượng xảy ra dO CáC táC động Của sÓng giÓ
trOng bãO kết hợp Với điều kiện địa hình đáy biển Và đường bờ tại một khu VựC nhất
định, nơi nướC biển dâng CaO hơn mựC nướC thủy triều bình thường dO ảnh hưởng
Của bãO nên phạm Vi nướC dâng phụ thuộC phạm Vi Của Cơn bãO.
ĐặC biệt nguy hiểm là trường hợp bãO đổ bộ VàO đất liền đúng thời điểm triều
Cường. Tổng độ CaO nướC dâng dO bãO Và triều Cường CÓ thể lên đến 5 – 7 m ở Ven
biển BắC Bộ Và 3 – 5 m ở Ven biển Trung Bộ. MựC nướC đÓ làm nền ChO những COn
sÓng CaO từ 5 – 8 m, CÓ khả năng hủy diệt tất Cả những gì tồn tại ở nơi Chúng tràn
qua.

5.3.6.2 Các tai biến địa động lực

Biến đổi đại dương – đảo trên


thế giới

Hình 5.7: Sự biến đổi đại dương và đảo trên thế giới
a. Tai biến động đất
Động đất gây sụt đất trên diện rộng nhất là ở miền Ven biển, gây ngập lụt trầm
trọng. Động đất xảy ra ở dưới đáy biển gây ra sÓng thần. SÓng thần lan truyền
ngang, nhanh Với tốC độ 1000 km/giờ. BướC sÓng dài, ở ngOài đại dương khÓ nhận
242 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

biết, nhưng VàO sát bờ Chiều CaO Của sÓng tăng Vọt (từ 15 – 30 m), àO ạt đổ lên bờ
phá hủy CáC CÔng trình Và Cuốn đi gây thiệt hại Về người Và Của.
Ở nướC ta CÓ một Vài trận động đất Và sÓng thần nhỏ xảy ra ở Ven biển nướC ta,
như động đất Vũng Tàu (2005), động đất Vùng biển Phan Thiết – Vũng Tàu (2010),
sÓng thần 1923 ở Vùng biển Khánh Hòa, sÓng thần 1991 ở bờ biển Tuy Hòa, Khánh
Hòa, V.V.
b. Xói lở bờ biển
KhOảng 1/5 Chiều dài đường bờ biển (bờ lụC địa) Của nướC ta bị xÓi lở Với tốC độ
từ Vài mét tới hàng ChụC mét mỗi năm Và CÓ xu hướng gia tăng trOng một thập niên
gần đây. Hiện tượng này diễn ra ở tình trạng báO động đặC biệt CáC tỉnh CÓ mật độ
khai hOang lấn biển lớn.
Diễn biến quá trình xÓi lở ChO thấy mứC độ nguy hại đối Với Cư dân Và mÔi
trường những khu VựC này. Quá trình xÓi lở diễn ra mạnh Chủ yếu ở Vùng Ven biển
miền Trung tử Thanh HÓa đến Bình Thuận, Chiếm 22% tổng Chiều dài bờ biển tOàn
khu VựC.
c. Tai biến bồi tụ
Ở khÔng ít Vùng Cửa sÔng thường xảy ra bồi tụ mạnh Và nghiêm trọng, dẫn đến
biến đổi luồng lạCh, làm xuất hiện CáC dOi Cát ngầm Và thu hẹp tiết diện ngang Của
sÔng. Bồi tụ xảy ra ở CáC Vùng Cửa sÔng Ven biển Với mứC độ kháC nhau.
d. Cát di động
Vùng Ven biển nướC ta, từ Quảng Bình đến Bình Thuận phân bố CáC hệ thống Cồn
Cát hình thành dO giÓ Và tạO ra Cảnh quan hOang mạC Cát thuộC lOại độC đáO trên Thế
giới.
Quá trình hOạt động Của giÓ ở Vùng Ven biển CÓ thể mang một lượng lớn Vật liệu
trầm tíCh, đặC biệt là Cát ở dãy Ven bờ VàO sâu trOng đất liền tạO nên hiện tượng
Cát bay. Hiện tượng Cát Chảy thường xuất hiên khi CÓ mưa tO kéO dài trên CáC
thành tạO trầm tíCh Cát CÓ độ gắn kết yếu. Cát di động Chỉ trở thành tai biến khi
Chúng Vượt qua khỏi khu VựC tự nhiên lấn sâu VàO nội đồng Và khu định Cư Của
dân.
DO đặC điểm khí hậu, thủy Văn, địa Chất mà lOại tai biến này xảy ra tương đối ít ở
khu VựC Ven biển miền BắC nhưng khá phổ biến ở khu VựC miền Trung. Cát di dộng
phổ biến nhất ở Ven biển Đồng Hới – Lệ Thủy Và Quảng Trị, ở Điện NgọC (Hội An) Và
Bình An (Tam Kỳ).
Vết tíCh Của tai biến Còn lại là rất nhiều ngÔi nhà bị bỏ hOang, CáC tuyến đường
giaO thÔng bị Cát di Chuyển lấn lấp. NgOài ra, Cát bay Còn gián tiếp làm suy thOái
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
243
đất Canh táC, đẩy nhanh quá trình hOang mạC hÓa trOng khu VựC.
244 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

5.3.6.3 Tai biến môi trường biển


a. Hiện tượng phú dưỡng
Phú dưỡng là hiện tượng CáC Chất dinh dưỡng, đặC biệt là N, P trOng nướC biển
quá CaO. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra ở Vùng Ven biển tại CáC khu VựC CÓ
hOạt động NTTS liên quan đến Chất hữu Cơ phân hủy từ thứC ăn dư thừa Và CáC sinh
Vật Chết. NgOài ra, nướC thải Của CáC tàu thuyền, nhà máy phân xưởng thải ra Chất
thải, nướC thải CÓ hàm lượng Chất hữu Cơ CaO Cũng làm mÔi trường biển bị Ô nhiễm
hữu Cơ.
Hiện tượng phú dưỡng là một trOng những nguyên nhân gây ra hiện tượng “Thủy
triều đỏ” tại một số Vùng biển dO sự nở hOa Của CáC lOại Vi tảO biển. Tại Việt Nam,
hiện tượng thủy triểu đỏ Cũng đã xuất hiện ở CáC Vùng biển như Hải Phòng, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thảm họa “Thủy triều đỏ” ở Bình Thuận trung tuần tháng 7 năm 2002 tạO thành
Vùng thủy triều đỏ rộng khOảng 40 km 2, làm khOảng 90% sinh Vật trOng Vùng triều,
kể Cả Cá, tÔm trOng CáC lồng, bè bị tiêu diệt, mÔi trường bị Ô nhiễm nặng, mấy
tháng sau mới hồi phụC. Đồng thời 82 người phải nhập Viện dO tắm biển Với CáC
triệu Chứng ngứa, phồng rộp Vùng da nhạy Cảm liên quan tới một lOài tảO xanh lam
“nở hOa”, tiết độC tố VàO nướC biển.
b. Sự cố tràn dầu ở Việt Nam
Sự Cố tràn dầu gây Ô nhiễm mÔi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến CáC
HST, đặC biệt là HST rừng ngập mặn, CÓ biển, Vùng triều, bãi Cát, đầm phá Và CáC
rạn san hÔ. Ô nhiễm dầu làm giảm sứC Chống đỡ, tính linh hOạt Và khả năng khÔi
phụC Của CáC HST. Hàm lượng dầu trOng nướC tăng CaO, CáC màng dầu làm giảm
khả năng traO đổi Oxy giữa khÔng khí Và nướC, làm giảm Oxy trOng nướC, làm Cán
Cân điều hòa Oxy trOng HST bị đảO lộn.
Dầu tràn Chứa đÔC tố gây tổn thương Và CÓ thể gây suy VOng HST, bởi dầu Chứa
nhiều thành phần kháC nhau, làm biến đổi, phá hủy Cấu trúC tế bàO sinh Vật, CÓ khi
gây Chết Cả quần thể. Dầu thấm VàO Cát, bùn ở Ven biển CÓ thể ảnh hưởng thời
gian dài. Nhiều trường hợp CáC Vi sinh Vật bị Chết hàng lOạt dO táC động Của sự Cố
tràn dầu.
Thiệt hại kinh tế dO tràn dầu hàng năm ướC tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. DO
đÓ, sự Cố mÔi trường tràn dầu CÓ thể xem là một trOng những sự Cố gây tổn thất
kinh tế lớn nhất trOng CáC lOại sự Cố mÔi trường dO COn người gây ra. Hiện ViệC
xáC định Vị
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
245

trí tràn dầu Và khắC phụC sự Cố này ở Việt Nam Còn nhiều hạn Chế Cả Về Cơ sở pháp
luật Và CáC trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật Chuyên dụng.

5.4 KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Ở VIỆT NAM

5.4.1 Phát triển năng lượng


TrOng số CáC nguồn tài nguyên biển Của nướC ta, trướC hết phải kể đến nguồn
năng lượng dầu Và khí. Nhờ CÓ nguồn dầu khí khai tháC, nướC ta CÓ thể phát triển
CÔng nghiệp điện lựC, hÓa Chất (phân bÓn Và hÓa dầu) Với quy mÔ lớn.
Tuy nhiên, gia tăng mứC độ sử dụng năng lượng luÔn kèm theO nguy Cơ gây Ô
nhiễm mÔi trường.
NướC ta CÓ nhiều nguồn tài nguyên phụC Vụ phát triển năng lượng như than, dầu
mỏ, khí đốt, thủy điện, điện mặt trời, phOng điện, V.V. nhưng khả năng khai tháC
Chế biến Còn rất hạn Chế.
Bên Cạnh đÓ, dO những hạn Chế Về CÔng nghệ, Về điều kiện kinh tế - xã hội Của
đất nướC, ViệC phát triển CáC nguồn năng lượng thay thế CáC nguồn truyền thống
Vẫn Còn gặp nhiều khÓ khăn. Với tốC độ gia tăng mứC khai tháC nguồn năng lượng
như hiện nay, thì đến Cuối thế kỷ này nguồn năng lượng nướC ta sẽ trở nên khan
hiếm, trOng đÓ CáC mỏ dầu Và khí đốt sẽ Can kiệt trOng khOảng 50 năm tới.
Tuy nhiên, nguồn Và tiềm năng phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạO –
nguồn năng lượng đượC đánh giá là ít ảnh hưởng Và hầu như khÔng gây Ô nhiễm mÔi
trường.

5.4.2 Phát triển cảng -hàng hải


- TrOng những năm qua, Vận tải đường biển Vẫn khẳng định ưu thế trOng Vận tải
hàng hÓa CÓ khối lượng lớn. Khối lượng Vận tải biển tiếp tụC tăng trưởng bình
quân gần 12 %/năm, CaO hơn sO Với những phương thứC Vận tải kháC.
- Năm 2009 sản lượng hàng hÓa thÔng qua hệ thống Cảng biển Việt Nam đạt 251
triệu tấn, tăng 28 % sO Với năm 2008. Tuy nhiên, tổng lượng hàng hÓa qua Cảng
biển nướC ta năm 2010 giảm mạnh xuống Còn 143 triệu tấn.
- Năm 1995 nướC ta Chỉ CÓ hơn 70 Cảng biển (Và bến) thì ChO tới nay, hệ thống
Cảng biển này đã trên 170 Cảng biển lớn, nhỏ Và 266 Cầu Cảng, trOng đÓ CÓ một
số Cảng
246 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

đã Và đang đượC nâng Cấp Và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Nha Trang, Thị Vãi, Sài Gòn,…
- Thiết bị Cảng nhìn Chung Còn lạC hậu Và Chưa đồng bộ nên hiệu quả sản xuất
thấp. CáC Chỉ tiêu hàng hÓa thÔng qua Cảng trên đầu người rất thấp sO Với CáC
nướC trOng khu VựC (Chỉ bằng 1/140 Của SingapOre, 1/7 Của Malaysia Và 1/5
Của Thái Lan). Năng suất xếp dỡ bình quân Chỉ đạt mứC trung bình thấp sO Với
CáC nướC trOng khu VựC (khOảng 2.500 – 3.000 tấn/ngày/năm).
- Hệ thống CáC Cảng biển Của nướC ta Vẫn đang ở trOng tình trạng Vận hành kém
hiệu quả, thiếu sứC Cạnh tranh bởi CáC lý dO: quy mÔ Cảng nhỏ bé, thiết bị xếp
dỡ lạC hậu, thiếu Cảng nướC sâu, Cảng tàu COntainer, những Cảng tổng hợp quan
trọng đều nằm sâu trOng đất liền như Hải Phòng (30 km), luồng lạCh hẹp lại bị sa
bồi lớn khÔng ChO phép CáC tàu lớn ra VàO Cảng, mặt bằng Chật hẹp, thiếu hệ
thống đường bộ, đường sắt nối VàO mạng lưới giaO thÔng quốC gia.
- DO lấy lợi nhuận làm mụC tiêu Chính nhằm duy trì sự tồn tại Và phát triển đội tàu
Của dOanh nghiệp, nên hầu hết CáC dOanh nghiệp Vận tải biển thuộC CáC thành
phần kinh tế ít Chú ý đến những táC hại Về Ô nhiễm mÔi trường dO hOạt động
Của Chính đội tàu gây nên.

5.4.3 Phát triển du lịch biển


- Đến nay Vùng biển Và Ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịCh tổng hợp Và 10/17
khu du lịCh Chuyền đề. Tuy nhiên, Vẫn thiếu những khu du lịCh biển tổng hợp đạt
trình độ quốC tế hay sản phẩm dịCh Vụ biển đảO đặC sắC CÓ tính Cạnh tranh CaO
sO Với khu VựC Và thế giới.
- Tỷ trọng đÓng gÓp VàO GDP Của ngành du lịCh đã tăng từ 3,5 % (năm 2001) lên
5,2 % (năm 2009) Và sẽ tăng lên 5,5 – 6 % (năm 2015) Và 6,5 – 7% (năm
2020). Ngành du lịCh tạO ViệC làm ChO gần 1 triệu laO động trOng đÓ CÓ
475.000 laO động trựC tiếp.
- Du lịCh phát triển đã gÓp phần Cải thiện, nâng Cấp CáC điều kiện Về Cơ sở hạ
tầng Và Cơ sở Vật Chất, Cải thiện hình ảnh đất nướC, tạO điều kiện khÔi phụC,
phát triển CáC truyền thống Văn hÓa Và đa dạng hÓa ngành nghề CÓ liên quan
Cùng phát triển để đáp ứng nhu Cầu đa dạng Của du kháCh.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
247

- Vùng biển hàng năm thu hút khOảng 70% số lượng kháCh du lịCh quốC tế đến
Việt Nam trên 50% số lượt kháCh du lịCh nội địa, Chiếm khOảng 70% tổng thu
nhập từ du lịCh Của Cả nướC.
- Tuy nhiên, du lịCh biển Cũng đã tạO sứC ép đáng kể đến mÔi trường biển dO thải
lượng từ hOạt động du lịCh ngày Càng gia tăng, đặC biệt là ở CáC khu VựC trọng
điểm du lịCh. Trái lại, sự xuống Cấp Của mÔi trường Ven biển Và Vùng nướC Ven
bờ dưới ảnh hưởng Của CáC hOạt động phát triển KH-XH kháC Cũng táC động xấu
hOạt động Và sự phát triển du lịCh bền Vững.
- TrOng khi đời sống Của người dân Vùng Ven biển Còn thấp, thì ViệC khai tháC Cạn
kiệt tài nguyên sinh Vật biển để kinh dOanh, tăng thu nhập là xu thế tất yếu. Hệ
quả là CáC HST CÓ giá trị ChO phát triển du lịCh như: rạn san hÔ, RNM, đầm phá,
đảO nhỏ, V.V bị ảnh hưởng Và suy giảm Chất lượng.
- Phát triển du lịCh biền đảO Cũng đồng nghĩa Với ViệC gia tăng lượng kháCh du
lịCh, tăng Cường hOạt động xây dựng phát triển Cơ sở hạ tầng, dịCh Vụ du lịCh,
gia tăng nhu Cầu sử dụng CáC giá trị tài nguyên thiên nhiên như CáC bãi biển,
Cảnh quan tự nhiên, hồ nướC, hải đặC sản, hàng lưu niệm từ biển,… CáC táC động
tiêu CựC tới mÔi trường đã Và đang xảy ra khi sứC Chứa Của nhiều khu VựC du
lịCh khÔng đảm bảO, nhu Cầu nướC Và lượng Chất thải trung bình phát sinh từ
sinh hOạt Của du kháCh du lịCh tăng nhanh.
- Tại nhiều khu VựC, dO hOạt động du lịCh phát triển “nÓng” Vượt ra ngOài năng
lựC quản lý hOặC dO nhận thứC Của những người CÓ tráCh nhiệm Và điều hành
Còn hạn Chế nên CáC hOạt động du lịCh đã Vượt quá khả năng đáp ứng Của tài
nguyên thiên nhiên Và mÔi trường, gây tình trạng Ô nhiễm CụC bộ Và nguy Cơ suy
thOái mÔi trường biển Về lâu dài.

5.4.4 Phát triển nghề cá


- Diện tíCh nuÔi trồng thủy sản tăng nhanh, đặC biệt tại CáC Vùng nướC lợ Ven
biển. Diện tíCh NTTS nướC mặn, lợ nhiều hơn khOảng 2 lần diện tíCh NTTS nướC
ngọt. Diện tíCh đất NTTS tăng nhanh trOng khi trình độ Và CÔng nghệ nuÔi trồng
lạC hậu, liên tụC thâm Canh tăng năng suất đã gây sứC ép khÔng nhỏ đến hiện
trạng sử dụng đất, đến mÔi trường nướC Và mÔi trường đất khu VựC xung quanh.

- TrOng giai đOạn 1997-2007, Nhà nướC đã đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng để đÓng mới
Và Cải tOán 1.292 ChiếC tàu đánh bắt xa bờ, nhưng hOạt động Chưa đem lại kết
quả
248 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

như mOng đợi. Khai tháC hải sản Và NTTS Ven biển đã trở thành một trOng những
lĩnh VựC CÓ tốC độ tăng trưởng xuất khẩu CaO, đÓng gÓp khOảng 4 tỷ USD trOng
tổng giá trị thủy sản xuất khẩu (năm 2012) Và tạO ViệC làm ChO gần 2 triệu laO
động đánh Cá trựC tiếp, nuÔi thủy sản Và laO động dịCh Vụ liên quan.

- Sản lượng khai tháC thủy sản khá ổn định, diện tíCh nuÔi trồng tăng, nhưng sản
lượng thủy sản nuÔi lại gia tăng liên tụC (giai đOạn 2000-2009), hOạt động khai
tháC Chỉ tăng trung bình 3,6 %/năm trOng khi hOạt động nuÔi trồng tăng đến
17,9%/năm). TứC là đã Chú trọng thâm Canh tăng năng suất, sản lượng, rút ngắn
thời gian nuÔi,… tuy nhiên, năng lựC yếu kém trOng xử lý Chất thải, nướC thải,
Chủ yếu thành phần hữu Cơ từ NTTS Với lượng rất lớn, dễ phân hủy Và phát tán
rộng là một trOng những nguyên nhân gây Ô nhiễm Vùng biển sát bờ.

- NuÔi trồng Và đánh bắt thủy sản, kéO theO là CÔng nghiệp Chế biến thủy sản ở nướC
ta Vẫn đượC ưu tiên phát triển trOng thời gian tới Với hy Vọng tiếp tụC đem lại
hiệu quả kinh tế CaO đÓng gÓp VàO thị phần xuất khẩu Của đất nướC. Tuy nhiên, nếu
khÔng CÓ biện pháp quản lý, biện pháp giảm thiểu Và xử lý hữu hiệu, CáC hOạt
động nÓi trên Cũng sẽ là “thủ phạm” táC động tiên CựC đối Với mÔi trường biển, Ven
biển.

5.4.5 Các tác động đến tài nguyên môi trường và môi trường biển

5.4.5.1 Suy thoái các HST biển-ven biển


- KhOảng 80% tài sản VÔ giá Của biển Việt Nam như CáC hệ sinh thái biển-Ven biển
nằm trOng tình trạng rủi rO Và 50% trOng số đÓ đượC Cảnh báO là rủi rO CaO,
khÓ khắC phụC. Thí dụ, trOng 50 năm lại đây Việt Nam đã bị mất khOảng 80%
RNM, CÓ địa phương “RNM bị xÓa sổ”, thiệt hại dO mất rừng khOảng 10-32 triệu
USD/năm.
TrOng khi ta biết bề nổi lợi íCh Của rừng ngập mặn là những sản phẩm trựC tiếp
Cung Cấp ChO COn người như gỗ Và CáC hải sản mà ít Chú ý tới táC dụng gián tiếp
như mặt điều hòa khí hậu...
Về gÓC độ kinh tế rừng ngập mặn đượC COi là hệ sinh thái CÓ năng suất sinh họC
CaO nhất, đặC biệt Về nguồn lợi thủy sản. Nếu tính Cả CáC lOại thủy sản đánh bắt
đượC ở CáC Vùng Ven biển, Cửa sÔng CÓ rừng ngập mặn hOặC liên quan tới rừng
ngập mặn thì sản lượng thủy hải sản ở Việt Nam lên tới 925.000 tấn/năm.
Lượng CaCbOn dự trữ dưới mặt đất trOng hệ sinh thái rừng ngập mặn CaO hơn bất
kỳ lOại rừng nàO trên đất liền (gấp 3 lần). NÓi CáCh kháC đÓ là một “Bể Chứa khí
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
249
nhà
250 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

kính”, Vì Vậy hệ sinh thái rừng ngập mặn đÓng một Vai trò quan trọng trOng Chu trình
CaCbOn tOàn Cầu.
Ở gÓC độ sinh thái, rừng ngập mặn Còn giữ Vai trò Vừa là nơi bảO Vệ, nuÔi dưỡng
COn nOn, COn giống, Vừa là nơi Cung Cấp thứC ăn ChO nhiều lOài sinh Vật biển sống
ở Vùng Cửa sÔng CÓ rừng ngập mặn Và quan hệ đÓ là bắt buộC. Rừng ngập mặn Còn
đÓng Vai trò hạn Chế giÓ bãO, nướC biển dâng ở CáC Vùng Cửa sÔng, Ven biển,
Chống xÓi lở, làm Ô nhiễm mÔi trường Và gÓp phần mở rộng thềm lụC địa...
Nhưng tốC độ mất rừng ngập mặn dO CáC hOạt động sản xuất Vẫn tiếp tụC ChO
tới tận giai đOạn 1985-2000 ướC tính khOảng 15000 ha/năm. Năng suất tÔm nuÔi
quảng Canh trOng RNM bị giảm sút nghiêm trọng, từ khOảng 200 kg/ha/Vụ (năm
1980) đến nay Chỉ Còn 80 kg/ha/Vụ.
- Tương tự HST rừng ngập mặm, thảm Cỏ biển (TCB) bị mất đi 60 %, trung bình
mất 960 ha/năm (1996-2003). Độ phủ (Chỉ số đánh giá Chất lượng RSH) Của san
hÔ trên CáC rạn ở trạng thái khÔng tốt.RSH ở tình trạng xấu Chiếm khOảng 31%
Và CáC rạn ở tình trạng tương đối tốt Và tốt Chiếm tỷ lệ tương ứng là 41% Và
26%. BứC tranh Chung Về Chất lượng CáC RSH ở Vùng biển nướC ta đến nay Còn
“ảm đạm” hơn nhiều, Và nếu khÔng CÓ giải pháp khắC phụC, thì khả năng đến
năm 2050 biển nướC ta sẽ khÔng Còn RSH, sẽ trở thành “thủy mạC hOang sơ”,
khÔng Còn tÔm, Cá.

5.4.5.2 Các mối nguy chủ yếu đối với các HST biển và ven biển
- Khai tháC quá mứC đượC COi là táC động nghiêm trọng nhất đối Với CáC HST biển
Và Ven biển nướC ta.
- Khai tháC hủy diệt để tăng hiệu quả khai tháC trOng điều kiện nguồn lợi đang trở
nên nghèO nàn đã Và đang đượC ngư dân Ven biển sử dụng. Khả năng khÔng thể
kiểm sOát đượC CáC phương thứC đánh bắt thủy sản hủy diệt đã táC động tiêu
CựC đến nguồn tài nguyên biển.
- Du lịCh thiếu kiểm sOát dẫn tới khai tháC quá mứC CáC sinh Vật làm thựC phẩm,
sự Cạn kiệt một số lOài CÓ thể dẫn đến sụp đổ sinh thái Của quần xã RSH. Du lịCh
Còn gây ra những táC động Cơ họC dO thả neO trên rạn, sự bất Cẩn Của du kháCh
khi xuống biển, dO ViệC xả ráC từ tàu du lịCh Và ngư dân.
- Ô nhiễm mÔi trường biển Vẫn CÓ Chiều hướng tăng đã làm thay đổi điều kiện mÔi
trường sống trOng CáC HST, làm thay đổi Chất lượng CáC habitat biển, Ven biển
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
251

khiến ChO CáC lOài sinh Vật khÔng thể duy trì sự sống, đẩy mÔi trường sinh thái
biển-Ven biển VàO tình trạng khắC nghiệt đối Với tập tính sinh thái Của CáC lOài
Và quần thể.
- Thiên tai Và biến đổi khí hậu diễn ra thường xuyên Và táC động mạnh CÓ táC động
rất lớn đến CáC HST: đập Vỡ, thay đổi Chất lượng nướC Cản trở quá trình quang
hợp…
- Nguồn tài Chính Cung Cấp ChO CáC hOạt động quản lý CáC HST biển Và Ven biển Còn
nhiều bất Cập Và thiếu hợp lý. Bên Cạnh đÓ Cơ sở hạ tầng nghèO nàn, trang thiết
bị thiếu thốn, nhận thứC Của đội ngũ Cán bộ làm CÔng táC bảO tồn Và quản lý tài
nguyên biển Còn thấp Và thiếu sự tham gia Của Cộng đồng trOng ViệC lập kế
hOạCh Và quản lý CáC khu bảO tồn đã hạn Chế hiệu quả CÔng táC quản lý.

5.5 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THEO CHỦ TRƯƠNG VIỆT NAM
VÀ LUẬT QUỐC TẾ
5.5.1 Hệ thống thể chế quản lý biển, hải đảo

5.5.1.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về biển theo ngành


- Liên quan đến quản lý nhà nướC Về biển Và tài nguyên biển ở Việt Nam CÓ
khOảng 13-15 bộ, ngành Cùng tham gia, dẫn đến Chồng ChéO ChứC năng, nhiệm
Vụ. ĐÓ là CáC Cơ quan quản lý nhà nướC Về: nÔng nghiệp Và thủy sản, khOáng
sản Và dầu khí, giaO thÔng Vận tải biển, du lịCh biển, ngOại giaO Và biên giới
quốC gia biển, quốC phòng trên biển, an ninh biển –Ven biển.
- CáC Cơ quan quản lý nhà nướC theO ngành quản lý biển theO thẩm quyền quy
định trOng luật pháp Của ngành, như Luật Thủy sản, Dầu khí, Hàng hải, Du lịCh,
Luật biên giới quốC gia,…
- Phương thứC quản lý nhà nướC theO ngành bộC lộ nhiều hạn Chế: làm gia tăng
mâu thuẫn lợi íCh Và tranh Chấp khÔng gian trOng phát triển ở Cùng một Vùng
biển, thường tập trung VàO CáC mụC tiêu ngắn hạn, ít Chú trọng đến bảO Vệ tài
nguyên Và mÔi trường dài hạn, hiệu quả thu đượC nhỏ lẻ, phân tán nguồn lựC Và
đầu tư CÔng,…
252 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

5.5.1.2 Cơ quan quản lí nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển
- Để tăng Cường kết nối Và điều Chỉnh hành Vi phát triển Của CáC ngành, Và giải
quyết CáC Vấn đề nảy sinh giữa CáC ngành, Chiến lượC biển Việt Nam đến năm
2020 yêu Cầu phải quản lý nhà nướC tổng hợp Và thống nhất đối Với biển Và hải
đảO.
- TheO tinh thần đÓ, tại nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2008
Của Chính phủ quy định ChứC năng, nhiệm Vụ, quyền hạn Và Cơ Cấu tổ ChứC Cùa
Bộ Tài nguyên Và MÔi trường, Chính phủ đã giaO ChO Bộ này nhiệm Vụ quản lý
nhà nướC tổng hợp Và thống nhất Về biển Và hải đảO,
- Ngày 26 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Cũng ban hành quyết định số
116/2008/QĐ-TTg quy định ChứC năng, nhiệm Vụ, quyền hạn Và Cơ Cấu tổ ChứC
Của Tổng CụC biển Và hải đảO Việt Nam Với ChứC năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên mÔi trường quản lý nhà nướC tổng hợp Và thống nhất Về biển Và hải đảO.
Ở 28 tỉnh, thành phố Ven biển nhiệm Vụ này đượC giaO ChO Sở Tài nguyên Và MÔi
trường trựC thuộC Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố Và thành lập CáC Phòng/Chi
CụC biển, hải đảO.
- Về bản Chất, quản lý nhà nướC tổng hợp Và thống nhất Về biển Và hải đảO khÔng
thay thế quản lý nhà nướC theO ngành/lĩnh VựC nÓi trên, mà đÓng Vai trò điều
Chỉnh Và kết nối CáC hành Vi phát triển (khai tháC, sử dụng) Của CáC ngành, lĩnh
VựC, Của những người hưởng dụng (user) biển, Vùng Ven biển Và hải đảO trOng
phạm Vi Vùng biển Chủ quyền, quyền Chủ quyền Và quyền tài phán quốC gia Của
Việt Nam.
- Phương thứC quản lý tổng hợp (intergrated management) nhằm xây dựng, áp
dụng Và thựC thi CáC giải pháp Và giải quyết CáC Vấn đề mang tính liên ngành,
liên Cơ quan, liên Vùng, liên kết Với Cộng đồng Và CáC bên liên quan
(stakehOlder) Và quản lý biển theO khÔng gian (marine spatial management) dựC
trên CáCh tiếp Cận hệ sinh thái (eCOsystem-based apprOaCh).
- Quản lý thống nhất Về mặt nhà nướC nghĩa là: CÓ một Cơ quan Chịu tráCh nhiệm
trướC Chính phủ; giúp Chính phủ quản lý, xử lý CáC hOạt động khai tháC, sử dụng
biển, hải đảO; thay mặt Chính phủ kiểm sOát phát triển trên biển, hải đảO Và CáC
Vùng Ven biển; Và định kỳ báO CáO Chính phủ Về tình hình quản lý,…
- MụC đíCh Chung Cuối Cùng Của quản lý tổng hợp Và thống nhất quản lý Về biển
Và hải đảO là: đảm bảO phát triển đa ngành (Cùng làm), sử dụng đa mụC tiêu (tối
ưu hÓa) Và bảO đảm đa lợi íCh (Cùng hưởng lợi) giữa nhà nướC, lĩnh VựC tư nhân,
CáC
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
253

bên liên quan Và Cộng đồng địa phương trOng quá trình khai tháC, sử dụng CáC hệ
thống tài nguyên- mÔi trường biển, Ven biển Và hải đảO.

5.5.1.3 Các cơ quan khác có liên quan đến quản lý nhà nước về biển
- Ngành nội Vụ Với CÔng táC tổ ChứC, xây dựng Chính quyền khu VựC biển, đảO;
Tổng CụC Hải quan thuộC Bộ Tài Chính thựC hiện CÔng táC kiểm tra, giám sát Và
bảO đảm thi hành pháp luật đối Với CáC hOạt động xuất, nhập khẩu hàng hÓa qua
đường biển.

5.5.1.4 Xu hướng quốc tế đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường biển và hải đảo
a. Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ)
Để hướng tới phát triển bền Vững, Liên hợp quốC đã đề ra 17 mụC tiêu tOàn Cầu
Về phát triển bền Vững, trOng đÓ mụC tiêu số 14 nhằm phát triển bền Vững CáC đại
dương. Hội nghị Đại dương dO Liên hợp quốC tổ ChứC tại New YOrk từ ngày 5 đến
ngày 9 tháng 6 năm 2017 thÔng quan tuyên bố “Kêu gọi hành động” triển khai thựC
hiện mụC tiêu phát triển bền Vững mụC tiêu số 14 Của LHQ, tập trung VàO 7 Chủ đề:
(1) Phòng Chống Ô nhiễm dO ráC thải nhựa trên biển Và CáC Chất thải từ đất liền;
(2) Quản lý, bảO tồn hệ sinh thái biển Và Vùng Ven bờ; (3) Giải quyết Vấn đề axit
hÓa đại dương; (4) Đánh Cá bền Vững, phòng Chống đánh Cá bất hợp pháp, khÔng
báO CáO Và khÔng kiểm sOát; (5) ThúC đẩy lợi íCh Của CáC quốC đảO nhỏ đang phát
triển Và kém phát triển nhất; (6) Nâng CaO nghiên Cứu khOa họC Và phát triển năng
lựC, Chuyển giaO CÔng nghệ biển; (7) Áp dụng luật pháp quốC tế đượC quy định tại
CÔng ướC Của LHQ Về Luật biển 1982
Văn kiện Hội nghị Cũng khuyến nghị một số biện pháp Cần thiết Và khẩn Cấp để
bảO tồn Và sử dụng bền Vững Vùng biển, đại dương Và CáC nguồn tài nguyên biển Vì
sự phát triển bền Vững, trOng đÓ thúC đẩy xây dựng CáC Cơ Chế hợp táC giữa CáC
đối táC (quốC gia, tổ ChứC quốC tế Và khu VựC, tổ ChứC phi Chính phủ, Viện nghiên
Cứu, dOanh nghiệp, người dân...) để hướng tới mụC tiêu phát triển bền Vững mụC
tiêu số 14 VàO năm 2030.
b. Chính sách biển của một số nước trên thế giới
NÓi Chung Chiến lượC, Chính sáCh biển, đại dương Của CáC nướC2 hiện nay đều
đề CaO giá trị Của biển đảO Và đại dương, khai tháC lợi thế Và tiềm năng Của biển Và
đại
254 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

dương phụC Vụ ChO sự phát triển, hướng tới mụC tiêu phát triển bền Vững số 14 Của
LHQ, ứng phÓ Với biến đổi khí hậu Và nướC biển dâng.
TrướC sự phát triển mạnh mẽ Của khOa họC kỹ thuật, CáC hOạt động kinh tế - xã
hội, sự gia tăng mạnh mẽ Về dân số (trừ một số nướC) lên trái đất nÓi Chung Và
biển, đại dương nÓi riêng. Nhiều quốC gia lấy khOa họC, CÔng nghệ tiên tiến Và
nguồn nhân lựC Chất lượng CaO làm hạt nhân ChO sự phát triển bền Vững Của biển
Và đại dương.
CÔng táC điều tra Cơ bản Về biển đượC COi là nền tảng quan trọng ChO hOạCh
định Cơ Chế, Chính sáCh khai tháC, bảO tồn Và phát triển tài nguyên biển đảO. Với
tính Chất mở, xuyên biên giới đối Với CáC quốC gia Của biển Và đại dương, đòi hỏi
nên CÓ sự hợp táC Chặt Chẽ giữa CáC quốC gia Với nhau để giải quyết CáC Vấn đề Về
biển đặC biệt là những Vấn đề ứng phÓ Với biến đổi khí hậu, nướC biển dâng Và bảO
Vệ mÔi trường.
2
Chiến lượC biển CáC nướC như: HOa Kỳ (Duy trì đa dạng sinh họC Và năng suất
trOng một đại dương đang hàng ngày thay đổi bằng CáCh thúC đẩy bảO tồn đại
dương một CáCh mạnh mẽ hơn)
Trung QuốC (Tăng Cường năng lựC quản lý Và bảO tồn thiên nhiên Vien biển Và
biển Của Trung QuốC, nhằm giúp đất nướC tạO ra một nền Văn minh sinh thái biển)
Thụy Điển (Một mÔi trường biển Cân bằng, CáC ngành kinh tế biển CÓ tính Cạnh
tranh Và Vùng Ven biển hấp dẫn)
Pháp (Phát triển nền kinh tế xanh bền Vững, bảO Vệ mÔi trường biển tốt. Chuyển
đổi sinh thái ChO biển Và bờ biển)
Thái Lan (Sự phồn Vinh, thịnh Vượng, bền Vững Của quốC gia Và hạnh phúC Của
người dân xuất phát từ CáC hOạt động trên biển ở mọi gÓC độ)
Chính sáCh biển Của CáC nướC: Nhật Bản (Vượt qua tháCh thứC trở thành quốC
gia đại dương mới)
Hàn QuốC (Khám phá CáC giá trị đại dương Và hướng đến CuộC sống tươi đẹp)
IndOnesia (Quản lý tối ưu Và phát triển bền Vững tài nguyên biển. Phát triển Chất
lượng nguồn nhân lựC, khOa họC Và CÔng nghệ biển. Quản trị đại dương tốt. Đảm
bảO phúC lợi xã hội CÔng bằng ChO người dân ở khu VựC Ven biển Và CáC đảO nhỏ.
Xây dựng Cơ sở hạ tầng biển Vững ChắC. Lên kế hOạCh quản lý khÔng gian biển, bảO
Vệ mÔi trường biển, ngOại giaO biển. Xây dựng bản sắC Văn hÓa biển.
ÚC, New Zealand, Canada (TrOng CáC Văn bản kháC nhau Về biển đều đề Cập đến
ViệC tuân thủ UNCLOS Và hướng tới bảO Vệ mÔi trường, đa dạng sinh họC biển, ứng
phÓ Với biến đổi khí hậu.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
255

3
Blue eCOnOmy Nền kinh tế biển xanh là một nền kinh tế biển bền Vững, sáng
tạO Và baO quát, một nền kinh tế bảO Vệ tài nguyên biển, Vùng bờ Và đại dương
giảm thiểu rủi rO mÔi trường, đồng thời tăng Cường đÓng gÓp tiềm năng ChO phát
triển bền Vững Và phúC lợi COn người.
Hầu hết CáC quốC gia đều đặt ra yêu Cầu phát triển một nền kinh tế biển xanh
(Blue eCOnOmy)3, ChO một đại dương khỏe mạnh, ưu tiên ChO ViệC mở Cửa hướng
ra biển để hình thành nên CáC ngành kinh tế mới tiếp Cận những thành tựu CáCh
mạng CÔng nghiệp lần thứ 4 như CÔng nghệ Vũ trụ, CÔng nghệ sinh họC biển, phát
triển kinh tế đi đÔi Với giữ Vững Chủ quyền biển đảO, an ninh Và an tOàn trên biển.
Một mÔ hình kinh tế biển xanh, kinh tế sinh thái, xây dựng Văn hÓa sinh thái biển
đang đượC hầu hết CáC quốC gia trên thế giới lựa Chọn. CáC mÔ hình này CÓ đặC
điểm Chung là lấy mÔi trường, hệ sinh thái biển làm Chất xúC táC, động lựC ChO
tăng trưởng, thOát dần nền kinh tế “nâu” Và tăng Cường phúC lợi xã hội thíCh ứng
Với sự biển đổi khí hậu.

5.5.2 Hệ thống chính sách, pháp luật quản lý biển, hải đảo

5.5.2.1 Pháp luật về các vùng biển Việt Nam


- Ngày 12 tháng 5 năm 1977 Chính phủ nướC Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
đã ra tuyên bố Về đường Cơ sở để tính Chiều rộng lãnh hải. TheO đÓ đường Cơ sở
Của Việt Nam là hệ thống đường Cơ sở thẳng gồm 11 đOạn đi từ điểm 0 nằm trên
đường thẳng nối liền CáC đảO Chạy dọC theO bờ biển Việt Nam trừ phần bờ biển
trOng Vịnh BắC Bộ.
- TheO tuyên bố 1982, đường biên giới trOng Vịnh BắC Bộ đã đượC quy định trOng
CÔng ướC Về HOạCh định đường biên giới giữa Việt Nam Và Trung QuốC dO Pháp
Và nhà Thanh ký năm 1887. DO Vậy, “đường Cơ sở từ đảO Cồn Cỏ đến Cửa Vịnh
sẽ đượC CÔng bố sau khi Vấn đề Cửa Vịnh đượC giải quyết”. Tuyên bố Cũng nêu rõ
đường Cơ sở dủng để tính Chiều rộng lãnh hải Của CáC quần đảO HOàng Sa Và
Trường Sa sẽ đượC quy định Cụ thể trOng một Văn bản tiếp theO phù hợp Với
điểm 5 Của bản tuyên bố ngày 12/5/1977 Của Chính phủ Việt Nam.
- CÔng ướC Luật biển 1982 đượC ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 bởi 117 quốC
gia, trOng đÓ CÓ Việt Nam Và đã CÓ hiệu lựC từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.
Ngày 23-6-1994, quốC hội Việt Nam thÔng qua Nghị quyết Về ViệC phê Chuẩn
CÔng ướC Luật Biển năm 1982.
256 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

- ThựC hiện quyền Của quốC gia thành Viên Của CÔng ướC Luật biển 1982, ngày
7/5/2009, Việt Nam đã đệ trình BáO CáO quốC gia Về ranh giới ngOài thềm lụC địa
lên Uỷ ban Ranh giới thềm lụC địa Của Liên hiệp quốC, phù hợp Với thời hạn dO Uỷ
ban quy định ChO CáC quốC gia là thảnh Viên Chính thứC Của CÔng ướC trướC
ngày 13/5/1999.
- Vấn đề Chủ quyền quốC gia trên biển đã đượC Việt Nam trịnh trọng ghi nhận trOng
một Văn bản CÓ hiệu lựC pháp lý CaO nhất là Hiến pháp (1980, 1992 Và 2013).
- Luật biên giới quốC gia năm 2003 Và nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày
25/6/2004 Của Chính phủ quy định Chi tiết một số điều kiện Của Luật Biên giới
quốC gia. Hai Văn bản pháp luật này đã CÓ CáC điều khOản quy định Về nội thủy,
lãnh hải, Vùng nướC lịCh sử, biên giới quốC gia trên biển, CáC đường ranh giới
phía ngOài Của Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặC quyền Về kinh tế, thềm lụC địa
Và quyền đi qua khÔng gây hại trOng lãnh hải,…

5.5.2.2 Luật biển Việt Nam (2012)


- Tại phiên họp ngày 21/6/2012, QuốC hội đã thÔng qua Luật Biển Việt Nam Với số
phiếu tán thành gần như tuyệt đối (99,8%). MụC đíCh Của ViệC thÔng qua Luật
biển Việt Nam là để hOàn thiện khuÔn khổ pháp lý Của nướC ta, phụC Vụ ChO
ViệC sử dụng quản lý, bảO Vệ CáC Vùng biển, đảO Và phát triển kinh tế biển Của
Việt Nam, tạO điều kiện thuận lợi ChO quá trình hội nhập quốC tế Và tăng Cường
hợp táC Với CáC nướC, Vì hòa bình, ổn định trOng khu VựC Và trên thế giới.
- Luật Biển Việt Nam baO gồm 7 Chương Và 55 điều Với phạm Vi điều Chỉnh Của
luật là đường Cơ sở, nội thủy, lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặC quyền
kinh tế, thềm lụC địa, CáC đảO, quần đảO HOàng Sa, quần đảO Trường Sa Và
quần đảO kháC thuộC Chủ quyền, quyền Chủ quyền, quyền tài phán quốC gia Của
Việt Nam; hOạt động trOng Vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển, quản lý
Và bảO Vệ biển đảO.
- ViệC khẳng định Chủ quyền Của Việt Nam đối Với hai quần đảO HOàng Sa Và
Trường Sa trOng luật là sự tiếp nối lập trường nhất quán Của Việt Nam trOng Vấn
đề này, đã đượC nêu rõ trOng nghị quyết năm 1994 Của QuốC hội Việt Nam phê
Chuẩn CÔng ướC Luật Biển năm 1982 Và Luật Biên giới quốC gia năm 2013.
- Luật biển Việt Nam tiếp tụC khẳng định Chủ trương nhất quán Của Nhà nướC ta là
giải quyết CáC tranh Chấp liên quan biển, đảO Với CáC nướC bằng CáC biện pháp
hòa bình, phù hợp CÔng ướC Luật biển năm 1982, pháp luật Và thựC tiễn quốC tế.
Nhà
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
257

nướC ta đẩy mạnh hợp táC quốC tế Về biển Với CáC nướC, CáC tổ ChứC quốC tế
Và khu VựC, trOng đÓ nêu nhiều lĩnh VựC hợp táC Cụ thể Về biển Và đại dương.
- Luật Biển Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nướC Về biển
trOng phạm Vi Cả nướC; CáC bộ, Cơ quan ngang bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành
phố Ven biển trựC thuộC Trung ương trOng phạm Vi nhiệm Vụ, quyền hạn Của
mình thựC hiện quản lý nhà nướC Về biển.
- CÓ thể nÓi, lần đầu tiên nướC ta CÓ một Văn bản luật quy định đầy đủ Chế độ
pháp lý CáC Vùng biển, hải đảO thuộC Chủ quyền Và quyền Chủ quyền Của Việt
Nam theO đúng CÔng ướC Luật Biển năm 1982. Đây là Cơ sở pháp lý quan trọng
trOng ViệC quản lý, bảO Vệ Và phát triển kinh tế biển, hải đảO Của nướC ta.
TÓm lại, pháp luật Về CáC Vùng biểnViệt Nam Chủ yếu baO gồm 4 Văn bản Chính:
tuyên bố ngày 12/5/1977 Về lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặC quyền kinh
tế Và thềm lụC địa Của Việt Nam; tuyên bố ngày 12/11/1982 Về đường Cơ sở dùng
để tính Chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốC gia năm 2003 Và luật biển
Việt Nam 2012.

5.5.3 Vấn đề chủ quyền biển, đảo và chủ trương giải quyết của
việt nam

5.5.3.1 Vấn đề chủ quyền biển, đảo của việt nam


Liên quan đến Việt Nam CÓ ba Vấn đề tranh Chấp Chủ quyền biển đảO là: (1) Chủ
quyền Của hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa Và (2) Yêu sáCh phi lý Về “đường
lưỡi bò 9 đOạn đứt khúC” trên Biển ĐÔng Và (3) Vấn đề phân định biển giữa Việt Nam
Với CáC nướC láng giềng.
1. Tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Quần đảO HOàng Sa (ParaCles) gồm trên 30 đảO, đá Cồn san hÔ, đá ngầm Và bãi
Cạn đượC Chia thành hai nhÓm (nhÓm An Vĩnh ở phía ĐÔng Và nhÓm Lưỡi Liềm ở
phía Tây), nằm CáCh đảO Lý Sơn (Cù laO Ré) Của Việt Nam khOảng 120 hải lý.
Tổng diện tíCh phần đất nổi Của quần đảO khOảng 10km2 Và đảO lớn nhất là đảO
Phú lâm, diện tíCh khOảng 1.5 Km2.
258 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

Hình 5.8: Quần đảo Hoàng Sa thuộc Thành Phố Đà Nẳng – Việt Nam
- Quần đảO Trường Sa (Spratly) gồm hơn 100 đảO, đá, Cồn san hÔ Và bãi Cát, nằm
CáCh Cam Ranh khOảng 248 hải lý Và CáCh đảO Phú Quý Của nướC ta khOảng 20 hải
lý. TrOng quần đảO này CÓ 9 đảO, bãi quan trọng là CáC đảO Trường Sa, An
Bang, Ba Bình, Nam Yết, LOại Ta, Thị Tứ, SOng Tử ĐÔng, SOng Tử Tây Và bãi An
Nhơn. Tổng diện tíCh phần nổi Của quần đảO Trường Sa Cũng khOảng 10km 2,
trOng đÓ đảO Ba Bình lớn nhất, rộng khOảng 0.5 km2
- Việt Nam là Nhà nướC đầu tiên xáC lập Chủ quyền ở HOàng Sa Và Trường Sa từ
nữa đầu thế kỷ XVII khi hai quần đảO này là CáC đảO VÔ Chủ. Khi đÓ, Chúa
Nguyễn tổ ChứC “đội HOàng Sa” (Cát Vàng) lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình
Sơn, phủ Quãng Ngãi ra quần đảO HOàng Sa thu lượm hang hÓa Của CáC tàu mắC
Cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang Về dâng nộp Và Còn đO Vẽ, trồng Cây,
dựng mốC trên hai quần đảO.
- TrOng thời kỳ Pháp thuộC, Chính phủ Pháp đã CÓ nhiều hành động Củng Cố Chủ
quyền Việt Nam trên hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa: tổ ChứC điều tra trên
HOàng Sa Và duy trì tuần tra trên quần đảO; đưa quân đội ra đÓng ở Trường Sa;
sáp nhập quần đảO Trường Sa VàO tỉnh Bà Rịa ( 1933) Và đến năm 1938 đã thành
lập đơn Vị hành Chính ở HOàng Sa thuộC tỉnh Thừa Thiên; ChO đặt Cột mốC, xây
hải
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
259

đăng, trạm khí tượng, trạm VÔ tuyến điện trên hai quần đảO. TrOng quan hệ quốC
tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối CáC đòi hỏi Chủ quyền Của Trung QuốC
đối Với quần đảO HOàng Sa.

Hình 5.9: Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh
thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào
ngày
15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).
- Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Pháp Chính thứC traO ViệC quản lý quần đảO HOàng
Sa ChO Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tại Hội nghị San FranCisCO tháng 9 năm
1951, Với 48/51 phiếu, CáC nướC đã báC bỏ đề nghị traO HOàng Sa Và Trường Sa
ChO Trung QuốC. Cũng tại Hội nghị này, đại diện Chính phủ Việt Nam lúC đÓ đã
tuyên bố Chủ quyền khÔng thể tranh Cãi Của Việt Nam đối Với hai quần đảO
HOàng Sa Và Trường Sa mà khÔng CÓ nướC nàO phản đối. Như Vậy Hội nghị đã
thừa nhận Chủ quyền Của Việt Nam. Về hành Chính, năm 1956, Chính quyền Sài
Gòn quyết định quần đảO Trường Sa thuộC tỉnh PhướC Tuy VàO năm 1961 Chuyển
quần đảO HOàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên VàO tỉnh Quảng Nam.
260 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

- Sau năm 1956 Trung QuốC dùng Vũ lựC đánh Chiếm phía ĐÔng quần đảO HOàng
Sa, năm 1974 đánh Chiếm phần phía Tây quần đảO HOàng Sa Và hiện nay Trung
QuốC đang Chiếm đÓng bất hợp pháp quần đảO HOàng Sa Của Việt Nam.

- Cùng Với ViệC giải phÓng miền Nam, thống nhất đất nướC, tháng 4 năm 1975, Hải
quân Việt Nam đã giải phÓng CáC đảO dO quân đội Chính quyền Sài Gòn đÓng giữ
trên quần đảO Trường Sa; đồng thời Chính phủ CáCh mạng Lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam đã tuyên bố khẳng định Chủ quyền Của Việt Nam đối Với hai
quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa

- Liên tụC từ đÓ đến nay, Chính phủ Việt Nan đã ban hành nhiều Văn bản pháp luật
quan trọng, khẳng định hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa là một bộ phận
khÔng thể táCh rời Của lãnh thổ Việt Nam Và Việt Nam CÓ đầy đủ Chủ quyền đối
Với hai quần đảO này, phù hợp Với CáC quy định Của luật pháp Và thựC tiễn quốC
tế.

- Về quản lý hành Chính, năm 1982, Chính phủ đã quyết định thành lập huyện đảO
Trường Sa trựC thuộC tỉnh Đồng Nai, Và huyện đảO HOàng Sa trựC thuộC tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều Chỉnh địa giới hành Chính, hiện nay huyện
đảO HOàng Sa trựC thuộC thành phố Đà Nẵng Và huyện Trường Sa thuộC tỉnh
Khánh Hòa. Đến tháng 4 năm 2007 để hOạt động hành Chính hiệu quả hơn, Chính
phủ ta đã quyết định thành lập thị trấn Trường Sa thuộC huyện Trường Sa Và hai
xã SOng Tử Tây Và Sinh Tồn.

- Rõ ràng Việt Nam CÓ đầy đủ bằng Chứng lịCh sử, pháp lý để khẳng định Chủ
quyền Của Việt Nam đối Với hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa. Việt Nam là
Nhà nướC đầu tiên xáC lập Chủ quyền Và là quốC gia duy nhất đã Chiếm hữu,
quản lý hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa một CáCh liên tụC, hòa bình Và phù
hợp Với CáC quy định luật pháp quốC tế.

- Một số nướC Ven Biển ĐÔng đã yêu sáCh Chủ quyền đối Vời một phần hOặC tOàn
bộ hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa, tạO nên CụC diện phứC tạp: Trung
QuốC nêu yêu sáCh Chủ quyền Và đÓng quân tOàn bộ quần đảO HOàng Sa Của
Việt Nam; quần đảO Trường Sa đang là đối tượng tranh Chấp giữa 5 nướC, 6 bên
(gồm Trung quốC, Việt Nam, Philipin, Malaysia, Brunei Và một bên là Đài LOan)
- Năm 1988 Trung QuốC dùng Vũ lựC đánh Chiếm một số bãi ngầm (như GạC Ma)
thuộC quần đảO Trường Sa. ViệC Trung QuốC dùng Vũ lựC đánh Chiếm một số bãi
ngầm (như GạC Ma) thuộC quần đảO Trường Sa. ViệC Trung QuốC dùng Vũ lựC
xâm Chiếm CáC đảO, đá, bãi trên hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa là Vi
phạm Chủ
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
261

quyền Của Việt Nam, trái ngượC Với CáC nguyên tắC Cơ bản Của luật pháp quốC
tế, dO đÓ hOàn tOàn khÔng CÓ gái trị pháp lý.
2. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
- Ngày 07 tháng 05 năm 2009, Trung QuốC gửi Liên hiệp quốC 02 CÔng hàm Chính
thứC phản đối báO CáO Chung Việt Nam - Malaysia Và BáO CáO Của Việt Nam Về
ranh giới ngOài thềm lụC địa. Kèm theO CÔng hàm, Trung QuốC gửi bản đồ Vùng
Biển ĐÔng CÓ thể hiện yêu sáCh “đường lưỡi bò” (CáCh gọi kháC là “đường Chín
đOạn đứt khúC” hOặC “đường Chữ U”). Đây là lần đầu tiên Trung QuốC Chính thứC
lưu hành bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” tại Liên hiệp quốC.
- Yêu sáCh phi lý này đòi khOảng 80% diện tíCh Biển ĐÔng, nhưng hOàn tOàn
khÔng CÓ Cơ sở pháp lý Và lịCh sử, Cụ thể là:
(i) “Đường lưỡi bò” đượC Vẽ ra một CáCh tùy tiện, khÔng CÓ tọa độ, đứt đOạn Và
luÔn thay đổi (trướC kia là 11 đOạn Với 2 đOạn trOng Vinh BắC Bộ, sau Chỉ Còn lại 9
đOạn Và năm 2014 Vẽ thành 10 đOạn).
(ii) Trái Với CÔng ướC Luật biển năm 1982 mà Trung QuốC là một bên tham gia,
Vùng biển mà “đường lưỡi bò” baO trùm khÔng thể là lãnh hải hay Vùng đặC quyền
kinh tế hay thềm lụC địa Của Trung QuốC. HOàn tOàn đi ngượC lại CáC quy định Về
CáC Vùng biển Của quốC gia Ven biển Của CÔng ướC luật biển 1982.
(iii) CáC Văn bản pháp luật Về biển Của Trung QuốC khÔng đề Cập tới yêu sáCh
này. Thậm Chí CÓ Văn bản pháp luật Của Trung QuốC Còn phủ nhận sự tồn tại Của
“đường lưỡi bò”, như: Tuyên bố Về lãnh hải Của Trung QuốC ngày 4 tháng 9 năm
1958 nÓi rõ CáC đảO Và quần đảO mà Trung QuốC tuyên bố Chủ quyền đượC CáCh
biệt Với đất liền bởi CÔng hải (biển Cả/ biển CÔng hay Vùng biển quốC tế).
(iV) TheO luật pháp quốC tế “đường lưỡi bò” Của Trung QUốC khÔng Chỉ Vi phạm
nghiêm trọng Vùng đặC quyền kinh tế, thềm lụC địa Việt Nam Và CáC lợi íCh quốC gia
trên biển Của Việt Nam mà Còn lấn sâu VàO Vùng biển Của CáC nướC Ven Biển ĐÔng
kháC như: Philippin, Malaysia, IndOnesia, Và Brunei.
(V) Trên thựC tế, Nhà nướC Trung QuốC qua CáC thời kì khÔng thể hiện đượC sự
quản lý, làm Chủ một CáCh thựC sự đối Với Vùng biển trOng yêu sáCh “đường lưỡi
bò”, nên khÔng thể nÓi đây là Vùng nướC lịCh sử Của Trung QuốC.
(Vi) TheO Daniel SChaeffer trOng “Biển ĐÔng: Những điều hOang tưởng Và sự thật
Của đường lưỡi bò” (2012) Và CáC nhà nghiên Cứu nướC ngOài kháC thì bản đồ
đường
262 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

đứt khúC này xuất hiện trOng một tập bản đồ tư nhân (Chứ khÔng phải Của Nhà
nướC), nên khi trình ra Liên hiệp quốC khÔng CÓ tọa độ ranh giới.
(Vii) Trung QuốC đã khÔng nhất quán khi thì nÓi là khÔng gian biển trOng yêu
sáCh phi lý này là “Vùng nướC lịCh sử” CÓ trướC CÔng ướC Luật biển 1982, nhưng
năm 2009 lại tuyên bố Vùng đặC quyền kinh tế rộng 200 hải lý quanh quần đảO
HOàng Sa Và Trường Sa theO quy định Của CÔng ướC Luật biển 1982.
(Viii) Trung QuốC nÓi đây là Vùng nướC lịCh sử, nhưng thế giới Chỉ biết đến từ
năm 2009 khi Trung QuốC CÔng bố pháp lý “đường lưỡi bò 9 đOạn đứt khúC” ra Liên
hiệp quốC.
- Ngay sau khi Trung QuốC đưa yêu sáCh này ra Liên hiệp quốC VàO tháng 5 năm
2009, Việt Nam đã Chính thứC báC bỏ đòi hỏi Của Trung QuốC qua ViệC gửi CÔng
hàm ChO Liên hiệp quốC, trả lời Của Người phát ngÔn Bộ NgOại giaO Cũng như
trOng tiếp xúC ở CáC Cấp Với Trung QuốC. IndOnesia (tháng 7 năm 2010) Và
Philipin (tháng 4 năm 2011) Cũng Chính thứC gửi CÔng hàm đến Liên hiệp quốC
phản đối yêu sáCh “đường lưỡi bò” phi lý này.
- Mỹ Cũng đã gián tiếp báC bỏ yêu sáCh này qua ViệC tuyên bố khÔng Chấp nhận
CáC yêu sáCh biển khÔng xuất phát từ CáC Cấu trúC đất liền. Nhiều họC giả quốC
tế (Pháp, Bỉ, Mỹ, IndOnesia, SingapOr, Pháp, Ấn Độ, Australia, V.V) Cũng khẳng
định tính phi pháp Của yêu sáCh “Đường lưỡi bò”. Nhiều họC giả kháC, kể Cả ở
Trung QuốC, Cũng nêu Trung QuốC Cần phải giải thíCh rõ Cơ sở Của yêu sáCh
này.

3. Các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước.
Việt Nam CÓ đường biên giới biển Cần phân định Với Trung QuốC Và CampuChia.
Với ViệC mở rộng CáC Vùng biển thuộC Chủ quyền Và quyền tài phán quốC gia theO
CÔng ướC Luật biển 1982, Việt Nam CÓ đường ranh giới Vùng đặC quyền kinh tế Và
thềm lụC địa Chung Với hầu hết CáC nướC xung quanh Biển ĐÔng như Trung QuốC,
Philipin, Malaysia, Thái Lan Và CampuChia.
a. Hiệp định về vùng nước Việt Nam – Campuchia.
- Hiệp định đã xáC định giới hạn Cụ thể Của Của Vùng nướC lịCh sử thuộC Chế độ nội
thủy Chung Của hai nướC Việt Nam Và CampuChia. NgOài Vùng nướC này là CáC
Vùng biển thuộC Chủ quyền Và quyền Chủ quyền riêng biệt Của mỗi nướC. Đây là
điều hết sứC quan trọng, tạO Cơ sở pháp lý rõ ràng để hai nướC quản lý, bảO Vệ
CáC Vùng biển Của mình.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
263

- Hai bên thỏa thuận “lấy đường BreVie đượC VạCh ra năm 1939 làm đường phân
Chia đảO trOng khu VựC này”. Đây là lần đầu tiên hai nướC thừa nhận Chủ quyền
Của CáC bên đối Với CáC đảO giữa hai nướC. Hiệp định này đã nâng đường BreVie
từ ranh giới quản lý hành Chính Và Cảnh sát thành đường phân Chia Chủ quyền
đảO giữa hai nướC nhưng Cũng xáC nhận giữa hai nướC Chưa CÓ đường biên giới
biển.
- Hai bên “sẽ thương lượng VàO thời gian thíCh hợp trên Cơ sở bình đẳng, hữu nghị,
tÔn trọng độC lập, Chủ quyền Và tOàn Vẹn lãnh thổ Của nhau, tÔn trọng lợi íCh Chính
đáng Của nhau để hOạCh định đường biên giới biển giữa hai nướC trOng Và ngOài
Vùng nướC lịCh sử”. Sau khi kí Hiệp định Vùng nướC lịCh sử hai bên tiếp tụC đàm
phán để phân định đường biên giới Và ranh giới trên biển giữa hai nướC trOng Và
ngOài Vùng nướC lịCh sử.
- Để đảm bảO an ninh trật tự Chung trOng Vùng nướC lịCh sử, Hải quân hai nướC đã
CÓ thỏa thuận Và tiến hành tuần tra Chung. Nhân dân hai nướC CÓ quyền khai
tháC nguồn lợi hải sản một CáCh hợp pháp trOng Vùng nướC lịCh sử, CÔng dân
Của nướC kháC khÔng đượC phép VàO đánh bắt trOng Vùng nướC này. Khi khÔng
CÓ thỏa thuận khÔng bên nàO đượC đơn phương tiến hành CáC hOạt động khia
tháC tài nguyên trOng Vùng nướC lịCh sử.
b. Hiệp định phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Thái
Lan.
- TrOng Vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam Và Thái Lan CÓ một Vùng Chồng lấn hình thành
từ đường ranh giới ngOài thềm lụC địa Việt Nam dO Chính quyền Việt Nam Cộng hòa
CÔng bố năm 1971 Và đường ranh giới thềm lụC địa Của Thái Lan CÔng bố năm
1973.
- TrOng thÔng báO Chung ngày 12 tháng 1 năm 1978, hai nướC đã đồng ý mở diễn
đàn đàm phán phân định ranh giới trên biển. Ngày 9/8/1997, Việt Nam Và Thái
Lan đã ký Hiệp định Về phân định ranh giới trên biển giữa hai nướC. TheO Hiệp
định thì Thái Lan CÔng nhận đảO Thổ Chu CÓ 32,5% hiệu lựC, dO đÓ mà Việt
Nam đượC 32,5% diện tíCh Cùng Chồng lấn, đường ranh giới này Vừa là ranh giới
thềm lụC địa Vừa là ranh giới Vùng đặC quyền Về kinh tế Của Cả hai nướC.
- Hai bên thừa nhận quyền tài phán, quyền Chủ quyền Của mỗi nướC đối Với Vùng
thềm lụC địa Và Vùng đặC quyền kinh tế theO ranh giới nÓi trên, đồng thời Cam
kết sẽ tiến hành đàm phán Với Malaysia Về khu VựC yêu sáCh thềm lụC địa Chồng
lấn giữa 3 nướC nằm trOng Vùng phát triển Chung Mã – Lai đượC 2 nướC này kí
kết ngày 21/2/1979.
264 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

- Hiệp định này khÔng những tạO ra một thựC tiễn quốC tế tốt mà Còn CÓ ý nghĩa
thúC đẩy tiến trình giải quyết CáC tranh Chấp trên Biển ĐÔng giữa CáC nướC CÓ
liên quan theO luật pháp Và thựC tiễn quốC tế, đặC biệt là CÔng ướC Luật biển năm
1982.
c. Phân định vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Sau khi ký hiệp định biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung QuốC ngày
30/12/1999, hai quốC gia láng giềng lại tập trung sứC lựC giải quyết Vấn đề phân
định Vịnh BắC bộ trOng năm 2000. Ngày 25/12/2000 hai nướC đã Chính thứC ký
hiệp định phân định lãnh hải, Vùng đặC quyền kinh tế Và thềm lụC địa Và hiệp
định hợp táC nghề Cá trOng Vịnh BắC bộ tại BắC Kinh. Để CÓ đượC kết quả này,
đàm phán Vịnh BắC bộ kéO dài 27 năm Với 5 CuộC đàm phán Và rất nhiều thăng
trầm trOng quan hệ hai nướC.
- Căn Cứ VàO CÔng ướC Luật biển năm 1982, CáC nguyên tắC luật pháp Và thựC
tiễn quốC tế đượC CÔng nhận, trên Cơ sở suy xét đầy đủ mọi hOàn Cảnh hữu quan
trOng Vịnh bắC bộ, theO nguyên tắC CÔng bằng qua thương lượng hữu nghị hai
bên thỏa thuận đượC Hiệp định phân Vịnh BắC Bộ gồm CáC nội dung Chủ yếu như:
(i) XáC định đường đÓng Cửa sÔng BắC Luân là đường nối hai điểm nhÔ ra nhất
Của Cửa sÔng tự nhiên trên bờ sÔng hai nướC, tại ngấn nướC triều thấp nhất; (ii)
XáC định phạm Vi phân định Vịnh BắC Bộ; (iii) Đồng ý đường phân Vịnh lãnh hải,
Vùng dặC quyền kinh tế Và thềm lụC địa giữa hai nướC trOng Vịnh BắC Bộ xáC
định bằng 21 điểm CÓ tọa độ địa lý xáC định, nối tuần tự Với nhau bằng CáC đOạn
thẳng; (iV) Đồng ý dành ChO BạCh LOng Vĩ hiệu lựC 15 hải lý tính từ điểm nhÔ ra
nhất Của đảO Về phía đÔng Và đảO Cồn Cỏ đượC tính 50% hiệu lựC phân định
trOng Vùng đặC quyền kinh tế Và thềm lụC địa; (V) Bãi BạCh TÔ Nham (Trung
QuốC) Và CáC đảO Chàng ĐÔng, Chàng Tây (Việt Nam) CÓ hiệu lựC nhất định
trOng phân Vịnh lãnh hải; (iV) Cam kết sự tranh Chấp giữa hai bên ký kết liên
quan đến ViệC giải thíCh Và thựC hiện hiệp định này sẽ đượC giải quyết một CáCh
hòa bình, hữu nghị thÔng qua thương lượng; (Vii) TrOng CáC trường hợp CÓ CáC Cấu
tạO mỏ dầu, khí tự nhiên hOặC Cấu tạO mỏ kháC hOặC tài nguyên khOáng sản kháC
nằm Vắt ngang đường phân định, hai bên ký kết thÔng qua hiệp ướC hữu nghị để
đạt đượC thỏa thuận Về ViệC khai tháC hữu hiệu nhất CáC Cấu tạO khOáng sản
nÓi trên Cũng như ViệC phân Chia CÔng bằng lợi íCh thu đượC từ ViệC khai tháC;
(Viii) ViệC phân định Vịnh bắC bộ hai nướC theO hiệp định này khÔng ảnh hưởng
hOặC phương hại đến lập trường Của mỗi bên đối Với CáC quy phạm luật pháp
quốC tế Và luật biển; (ix) Đường phân định đã giành ChO Viết Nam phần diện tíCh
lớn hơn Trung QuốC khOảng 8000km2
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
265

(tỷ lệ 53,17/46,83). Căn Cứ VàO ViệC áp dụng nguyên tắC CÔng bằng trOng phân
định Và tiến hành đánh giá tính tỷ lệ giữa bờ biển Của hai nướC (tỷ số là 1,1:1) Với
tỷ lệ diện tíCh đượC hưởng (tỷ số là 1,135:1), CÓ thể nhận thấy rằng đường phân
định trOng Vịnh BắC bộ đã mang lại một kết quả CÔng bằng Và CÓ thể Chấp
nhận.

- Hai bên đồng ý thiết lập một Vùng đánh Cá Chung nằm dưới Vĩ tuyến 20 0N Và Về
nguyên tắC bề rộng 30,5 hải lý tính từ đường phân định ra hai bên. Ranh giới Vùng
đánh Cá Chung đại bộ phận CáCh bờ biển Của ta từ 35 đến 59 hải lý, Chỉ CÓ hai
điểm CáCh bờ 28 hải lý. Vùng đánh Cá Chung CÓ tổng diện tíCh là 33.500 km 2,
Chiếm 27,9% diện tíCh Vịnh. Ba nguyên tắC Chung Của Vùng đánh Cá Chung là:
Vùng đặC quyền kinh tế Của nướC nàO thì nướC đÓ CÓ quyền kiểm tra, kiểm sOát CáC
tàu đượC phép VàO Vùng đánh Cá Chung; sản lượng Và số tàu thuyền đượC phép
đánh bắt trOng Vùng đánh Cá Chung dựa trên nguyên tắC bình đẳng, Căn Cứ VàO
sản lượng đượC phép đánh bắt , xáC định thÔng qua điều tra liên hơp định kỳ; mỗi
bên đều CÓ quyền liên dOanh hợp táC đánh Cá Với bên thứ ba trOng Vùng đánh
Cá Chung trOng khuÔn khổ quy mÔ đánh bắt Của bên mình. Hai bên thỏa thuận
thành lập Ủy ban Liên hợp Nghề Cá để xây dựng quy Chế liên quan đến Vùng đánh
Cá Chung. NgOài ra hai bên Cũng đồng ý CÓ một Vùng đệm ChO tàu thuyền đánh
Cá lOại nhỏ ở Cửa sÔng BắC Luân Với bề rồng 3 hải lý tính từ đường phân định ra
mỗi bên Và Chiều dài 10 hải lý. Hai bên đồng ý sẽ bàn Về CáC giải pháp quá độ
trOng Vòng 4 năm ChO hOạt động nghề Cá Của mỗi bên trOng Vùng đặC quyền
kinh tế Của bên kia ở trên Vĩ tuyến 200N trên Cơ sở CÔng ƯớC Luật biển 1982.

- Hai bên Cũng đồng ý tiến hành hiệp thương Về ViệC sử dụng hợp lý Và phát triển
bển Vững tài nguyên sinh Vật ở Vịnh BắC Bộ Cũng như CáC CÔng ViệC hợp táC CÓ liên
quan đến bảO tồn, quản lý Và sử dụng tài nguyên sinh Vật ở Vùng đặC quyền kinh
tế hai nướC trOng Vịnh BắC Bộ. hiệp định này CÓ hiệu lựC là 12 năm Và 3 năm
mặC nhiên gia hạn. Hết thời hạn này hai bên CÓ thể tiếp tụC hơp táC nghề Cá
trOng Vịnh BắC Bộ thÔng qua hiệp thương hữu nghị.
d. Hiệp định phân định thềm lục địa giữa Việt nam và Indonesia
- Bờ biển giữa Việt nam Và IndOnesia CáCh nhau 250 hải lý, dO đÓ trướC kia khÔng CÓ
Vấn đề Về biên giới phải giải quyết. Đến nay, dO sự phát triển Của luật pháp quốC
tế Về biển, hai bên phân định Vùng đặC quyền kinh tế Và thềm lụC địa. Từ năm
1972, IndOnesia Và Chính quyền Sài Gòn qua nhiều Vòng đàm phán Và ngày
26/06/2003 Hiệp định phân định thềm lụC địa giữa hai nướC đã đượC ký Chính
thứC. Hiệp định này baO gồm CáC nội dung Chính như: xáC định đường phân
định, phân
266 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

định Vùng đạC quyền kinh tế, bảO Về mÔi trường biển, Về CáC mỏ Cắt ngang, Về
giải quyết tranh Chấp Và hiệu lựC Của hiệp định. Ngày 29/05/2007 hai bên đã
traO đổi Văn kiện phê Chuẩn tại Jakarta, IndOnesia Và hiệp định đã Chính thứC CÓ
hiệu lựC từ ngày này.
- Về tồng thể, giải pháp phân định Cuối Cùng đượC thể hiện trOng hiệp định là thỏa
đáng, CÔng bằng, phù hợp Với luật pháp Và thựC tiễn quốC tế, đáp ứng lợi íCh Và
nguyện Vọng Của Cả hai bên. Hiệp định trên là kết quả Của quá trình đàm phán
lâu dài, thể hiện nổ lựC thiện Chí Và nhân nhượng Của Cả hai bên.

4. Các thỏa thuận quá độ


a. Thỏa thuận hơp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Malaysia
- Việt Nam Và Malaysia CÓ Vùng thềm lụC địa Và Vùng đạC quyền kinh tế Chồng
lấn. Diện tíCh Vùng Chồng lấn khÔng lớn, nhưng CÓ tiềm năng Về dầu khí. Ngày
05/06/1992 Chính Phủ hai nướC ký thỏa thuận hợp táC thăm dÓ khai tháC Chung
Vùng Chồng lấn (MOU) như là biện pháp tạm thời trOng khi Chưa phân định dứt
điểm biên giới.
- 05/06/1992 Chính phủ hai nướC ký Thỏa thuận hợp táC thăm dò khai tháC Chung
Vùng Chồng lấn (MOU) như là giải pháp tạm thời trOng khi Chưa phân định dứt
điểm ranh giới.
- CáC nguyên tắC hợp táC: Chia sẻ đồng đều Chi phí Và phân Chia CÔng bằng lợi
nhuận; hOạt động thăm dò khai tháC dầu khí dO PetOVietnam Và PetrOnas thựC
hiện trên Cơ sở CáC dàn xếp thương mại. Thời gian qua, hai CÔng ty dầu khí hai
nướC đã triển khai ký kết CáC dàn xếp thương mại. Sau này, Việt Nam Và Malaysia
sẽ phân định ranh giới Vùng Chồng lấn.
b. Đàm phán hợp tác tại vùng chống lấn thềm lục địa giữa ba nước Việt Nam,
Malaysia và Thái Lan.
- Giữa Việt Nam, Thái Lan Và Malaysia tồn tại một Vùng Chồng lấn trOng Vùng
Chồng lấn trOng Vịnh Thái Lan rộng khOảng 800km2, hình thành trên Cơ sở yêu
sáCh thềm lụC địa Của CáC Bên. Năm 1998, Việt Nam Và Malaysia đã tiến hành
đàm phán giải quyết khu VựC Chồng lấn này.
- Qua CáC CuộC đàm phán Chính thứC ba Bên đã đạt đượC thỏa thuận Về nhiều Vấn
đề quan trọng, xáC định đượC khu VựC khai tháC Chồng lấn thềm lụC địa giữa ba
nướC (TOCA), nhất trí Về tỷ lệ ăn Chia ChO mỗi Bên (mỗi nướC đượC hưởng 1/3
tài nguyên
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
267

khOáng sản Và phi sinh Vật; đối Với khu VựC kháC biệt Việt Nam đượC hưởng
40%, Malaysia Và Thái Lan mỗi nướC 30%) Và Cam kết ViệC tiến hành khai tháC
Chung sẽ khÔng ảnh hưởng tới ViệC phân định Vùng biên giới Chồng lấn sau này.
5. Xây dựng và trình Liên hiệp quốc Báo cáo quốc gia xác định ranh giới
ngoài thềm lục địa Việt Nam
- TheO quy định Của CÔng ướC Luật biển năm 1982, CáC quốC gia Ven biển, trOng
đÓ CÓ Việt Nam, CÓ quyền mở rộng thềm lụC địa Của mình ra quá 200 hải lý nếu
thềm lụC địa thựC tế rộng hơn 200 hải lý. Để thựC hiện quyền này Việt Nam phải
nộp BáO CáO quốC gia lên Uỷ ban Thềm lụC địa Của Liên hiệp quốC, trOng đÓ nêu rõ
CáC bẳng Chứng khOa họC, địa Chất, địa mạO để Chứng minh. TheO quy định, nếu
sau ngày 13/5/2009 nướC ta khÔng nộp BáO CáO quốC gia thì Việt Nam mất
quyền mở rộng ranh giới thềm lụC địa. Đầu tháng 5 năm 2009, Việt Nam nộp báO
CáO Chung Với Malaysia Về khu VựC thềm lụC địa mở rộng ở phía Nam Biển ĐÔng
Và báO CáO riêng Của Việt Nam Về khu VựC thềm lụC địa ở khu VựC phía BắC.
- Quan điểm pháp lý Cơ bản trOng báO CáO quốC gia Của Việt Nam là khẳng định
Chủ quyền Của Việt Nam đối Với hai quần đảO HOàng Sa Và Trường Sa; khẳng
định Chủ quyền, quyền Chủ quyền Và quyền tài phán Của Việt Nam đối Với CáC
Vùng biển Và thềm lụC địa theO quy định Của CÔng ướC Luật biển 1982; tuân thủ
CÔng ướC Luật biển năm 1982 Và tÔn trọng CáC điều ướC, hiệp định quốC tế Về
phân định biển đã đượC ký kết giữa CáC nướC liên quan; BáO CáO xáC định ranh giới
ngOài thềm lụC địa khÔng ảnh hưởng đến ViệC phân định biển giữa Việt Nam Và
CáC nướC liên quan sau này.
- ViệC Việt Nam nộp Và trình bày tại Uỷ ban Thềm lụC địa CáC BáO CáO quốC gia
xáC định Ranh giới ngOài Cùa thềm lụC địa Việt Nam là hOàn tOàn phù hợp Với
CáC quy định Của CÔng ướC Luật biển 1982 Và để thựC hiện quyền Của một quốC
gia thành Viên, như nhiều quốC gia thành Viên kháC đã làm.
268 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

5.5.3.2 Các vùng biển việt nam theo công ước luật biển 1982
1. Khái lược về Công ước Luật biển 1982

ĐẶC QUYỀN KINH TẾ

Hình 5.10: Các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia Ven Biển
- CÔng ướC Luật biển 1982 gồm 320 điều khOản Và 9 Phụ lụC kế thừa CáC điều ướC
quốC tế CÓ trướC Về biển Và pháp điển hÓa CáC quy định mang tính tập quán
quốC tế tồn tại qua một thời gian dài trOng thựC tiễn Của CáC quốC gia, Cũng như
những xu hướng phát triển mới trOng thựC tiễn khai tháC, sử dụng biển Và đại
dương.
- CÔng ướC Luật biển 1982 đưa ra CáCh tiếp Cận quản lý biển theO khÔng gian.
TheO đÓ CÔng ướC Chia bề mặt biển Và đại dương thành 5 Vùng khÔng gian biển
kháC nhau là: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, Cùng đặC quyền kinh tế Và
Vùng biển CÔng (Vùng biển quốC tế theO CáCh gọi Của Luật biển Việt Nam năm
2012), Còn dưới đáy biển Và đại dương đượC Chia thành 2 Vùng khÔng gian thềm
lụC địa Và Vùng (đáy đại dương), baO gồm lòng đất dưới đáy đại dương.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
269

- Mỗi Vùng khÔng gian biển Và đại dương như Vậy đượC quản lý theO một Chế độ
pháp lý riêng. QuốC gia Ven biển như Việt Nam CÓ Chủ quyền, quyền Chù quyền
Và quyền tài phán đối Với 5 Vùng: nội địa, lãnh hải, tiếp giáp, đặC quyền kinh tế
Và thềm lụC địa. NgOài ra Còn đượC hưởng CáC quyền tự dO trOng Cùng biển
CÔng Và quyền khai tháC nguồn lợi đáy đại dương trên Cơ sở tuân thủ CáC quy
định Của pháp luật quốC tế.
- Căn Cứ để phân Chia CáC Vùng biển như Vậy là đường Cơ sở dùng để tính Chiều
rộng lãnh hải đượC CÔng ướC xáC định theO hai phương pháp: đường Cơ sở thẳng
Và đường Cơ sở theO ngấn nướC thủy triều thấp nhất Ven bờ biển. Vùng nướC phía
bên trOng đường Cơ sở là nội thủy, phía bên ngOài dường Cơ sở ra biển 12 hải lý
là lãnh hải. TrOng Vùng nội thủy, quốC gia Ven biển CÓ Chủ quyền hOàn tOàn,
đầy đủ Và tuyệt đối như đối Với lãnh thổ đất liền. Đối Với Vùng lãnh hải, quốC gia
Ven biển CÓ Chủ quyền đối Với Vùng nướC, Vùng đáy biển Và lòng đất dưới đáy
biển Và Vùng trời phía trên lãnh hải, đồng thời, quốC giữa Ven biển phải tÔn trọng
quyền đi qua khÔng gây hại trOng lãnh hải Của tàu thuyền nướC ngOài.
- TheO CÔng ướC, quốC gia Ven biển CÓ quyền xáC định Vùng đặC quyền kinh tế
rộng 200 hải lý, Vùng thềm lụC địa tối thiểu là 200 hải lý, tối đa là 350 hải lý. Tại
CáC Vùng biển này, quốC gia Ven biển CÓ quyền Chủ quyền thăm dò, khai tháC,
bảO Vệ tài nguyên biển, quyền tài phán đối Với nghiên Cứu khOa họC, bảO Vệ mÔi
trường biển, lắp đặt Và sử dụng CáC thiết bị, CÔng trình. CáC quốC gia kháC CÓ
quyền tự dO hàng hải Và hàng khÔng, quyền tự dO đặt Cáp Và ống dẫn ngầm.
- Vùng biển quốC tế là nơi tất Cả CáC quốC gia (CÓ biển Và khÔng CÓ biển) CÓ
quyền tự dO hàng hải, đánh bắt Cá; CÓ nghĩa Vụ hợp táC bảO Vệ mÔi trường,
Chống tội phạm đặC biệt là tội phạm Cướp biển, Chuyên Chở, buÔn bán ma túy,
Chất độC hại,V,V… Đáy biển Và lòng đất dưới đáy biển phía ngOài thềm lụC địa
Của mỗi quốC gia Ven biển là tài sản Chung Của nhân lOại, Cơ quan Quyền lựC
quốC tế Về đáy đại dương (trụ sở ở JamaiCa) thay mặt CáC quốC gia thành Viên
quản lý ViệC thăm dò khai tháC tài nguyên ở đây theO Chế độ Chung. ĐặC biệt,
CÔng ướC CÓ hẳn một phần quy định Chi tiết CáC nguyên tắC, thủ tụC, Cơ Chế
giải quyết CáC tranh Chấp quốC tế bằng biện pháp hòa bình V.V...
- CÔng ướC Luật Biển 1982 sau khi CÓ hiệu lựC đã trở thành khuÔn khổ pháp lý bắt
buộC đối Với đại đa số CáC quốC gia trên thế giới là thành Viên Của CÔng ướC Và
đồng thời đối Với CáC quốC gia kháC nÓ Cũng CÓ giá trị như một luật tập quán.
Tuy nhiên, CÔng ướC khÔng thể Cập nhật tới tất Cả khía Cạnh luật pháp trOng
hOạt động
270 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

thựC tiễn Của CáC quốC gia, nÓ Càng khÔng phải là nguồn luật duy nhất để CáC quốC
gia hOạCh định CáC Vùng biển Của mình Và giài quyết phân định CáC Vùng biển
Chồng lấn Với CáC quốC gia kháC. TrOng ViệC đơn phương quy định CáC Vùng
biển Của mình Và phân định CáC Vùng biển Chồng lấn, CáC quốC gia Còn Vận
dụng CáC luật pháp quốC gia, CáC thựC tiễn quốC tế, án lệ quốC tế Và CáC thỏa
thuận sOng phương Và đơn phương kháC.
2. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Luật biển 1982
a. Nguyên tắc đất thống trị biển và chủ quyền quốc gia.
- Nguyên tắC “Đất thống trị biển” khÔng CÓ nghĩa là quốC gia nàO CÓ diện tíCh đất
liền lớn hơn thì sẽ CÓ Vùng biển rộng hơn. Diện tíCh CáC Vùng biển Và thềm lụC
địa thuộC Chù quyền, quyền Chủ quyền Và quyền tài phán quốC gia phụ thuộC
VàO Chính bề mặt hướng ra biển, Chiều dài bờ biển Của quốC gia đÓ, VàO hOàn
Cảnh đặC thù Của khu VựC biển, VàO yếu tố kéO dài tự nhiên Của thềm lụC địa
(đối Với thềm lụC địa kéO dài quá 200 hải lý).
- TrOng phân định biển, nguyên tắC “Đất thống trị biển “đượC thể hiện qua yêu Cầu
phân định khÔng đượC sửa Chữa lại tự nhiên. CáC quốC gia đều đượC hưởng phần
kéO dài tự nhiên Của lãnh thổ Của mình ra biển. Điều này Còn thể hiện trOng
phương pháp kiểm định tính CÔng bằng trOng phân định bằng CáCh tính tỷ lệ giữa
Chiều dài đường bờ biển hướng ra khu VựC biển phân định Và khu VựC biển đượC
phân định ChO quốC gia đÓ.
- Thẩm quyền Của quốC gia Ven biển Càng xa đất liền Càng giảm dần. TrOng Vùng
nội thủy quÔC gia Ven biển CÓ Chủ quyền tuyệt đối, hOàn tOàn như trên đất liền
nhưng đến lãnh hải đã giảm đi một Chút dO phải ChO phép tàu nướC ngOài đượC
qua lại VÔ hại. Đến Vùng đặC quyền kinh tế Và thềm lụC địa quốC gia Ven biển
Chỉ Còn lại một số quyền Chủ quyền đối Với tài nguyên Và quyền tài phán riêng
biệt. Chủ quyền Của quốC gia khÔng Còn khi ra đến biển Cả Và đáy biển, nơi đượC
điều Chỉnh bởi một nguyên tắC kháC: nguyên tắC “Tự dO biển Cả” Và “Di sản
Chung Của lOài người”.
b. Nguyên tắc tự do biển cả
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
271

Quyền Chủ quyền: Thăm dò, khai tháC, bảO tồn tài n
Quyền tài phán đối Với CáC đảO nhân tạO, khOa họC

Hình 5.11: Quyền các vùng biển của một quốc gia ven biển
- TheO điều 87 Của CÔng ướC luật biển 1982 “Biển Cả đượC để ngỏ ChO tất Cả CáC
quốC gia, dù CÓ biển hay khÔng CÓ biển”, đồng thời điều 89 Cũng quy định
“khÔng một quốC gia nàO CÓ thể đòi đặt một CáCh hợp pháp một bộ phận nàO
đÓ Của biển Cả thuộC VàO Chủ quyền Của mình”.
- Trên biển Cả, mọi quốC gia đều đượC hưởng CáC quyền tự dO biển Cả Và mỗi
quốC gia khi thựC hiện CáC quyền tự dO biển Cả phải tính tới lợi íCh Của ViệC thựC
hiện quyền tự dO biển Cả Của CáC quốC gia kháC.
- Quyền tự dO biển Cả đượC quy định trOng điều 87 bàO gồm: tự dO hang hải; tự
dO hàng khÔng; tự dO đặt dây Cáp Và ống dẫn ngầm Với điều kiện tuân thủ phần
VI; tự dO đánh bắt hải sản, trOng CáC điều đã đượC nêu ở mụC 2; tự dO nghiên
Cứu khOa họC, Với CáC điều kiện tuân thủ CáC phần VI Và XIII.
- Một số quyền tự dO biển Cả Còn đượC áp dụng một phần trOng CáC Vùng biển
thuộC quyền tài phán Của quốC gia Ven biển. trOng Vùng đặC quyền kinh tế Và
thềm lụC địa, CáC quốC gia kháC đượC hưởng quyền tự dO hàng hải Và tự dO
hàng khÔng,
272 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

quyền tự dO đặt dây Cáp Và ống dẫn ngầm “phù hợp Với CáC quy định kháC Của
CÔng ướC”. TrOng lãnh hải CáC quốC gia kháC đượC hưởng quyền qua lại VÔ hại. như
Vậy hiệu lựC Của nguyên tắC “Tự dO biển Cả” ngày Càng giảm dần khi đi từ biển
Cả VàO đất liền Và bị Cạnh tranh bởi nguyên tắC “đất thống trị biển”
c. Nguyên tắc di sản chung của loài người
- Khái niệm ”di sản Chung Của lOài người” đã xáC định tOàn bộ tài nguyên Của đáy
đại dương là tài sản khÔng thể phân Chia thuộC quyền sở hữu Chung Của tOàn thể
Cộng đồng quốC tế. Khái niệm này CÓ lợi ChO CáC quốC gia đang phát triển, tạO điều
kiện ChO họ tham gia VàO ViệC quản lý Và sử dụng CáC nguồn tài nguyên Của
Vùng đáy biển Và lòng đất dưới đáy biển nằm ngOài nguồn tài phán quốC gia mà
trướC đÓ Chỉ CáC quốC gia CÔng nghiệp phát triển tự dO khai tháC.
- Để CÔng ướC thựC sự đi VàO CuộC sống Với sự tham gia đầy đủ Của CáC quốC gia trên
thế giới, Liên hợp quốC đã đạt đượC thêm một thỏa thuận ngày 29 tháng 7 năm
1994 quy định rõ hơn Về ViệC quản lý Và khai tháC Vùng, điều hòa lợi íCh Chung
giữa CáC Cường quốC CÓ khả năng tham gia khai tháC Vùng Với CáC quốC gia
kém phát triển kháC. Cơ quan quyền lựC thay mặt tOàn thể lOài người sẽ quản lý,
khai tháC Và phân phối CÔng bằng nguồn tài nguyên Chung Của nhân lOại trOng
Vùng.
d. Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắC CÔng bằng đượC thể hiện trOng CÔng ướC luật biển 1982 ở 4 khía
Cạnh Chủ yếu như:
 Quyền của các quốc gia biển và bất lợi về địa lý
- Điều 87 Của CÔng ướC Luật biển 1982 quy định “Biển Cả đượC đề ngỏ ChO tất Cả CáC
quốC gia, dù CÓ biển hay khÔng CÓ biển” Và Điều 90 quy định “Mọi quốC gia dù
CÓ biển hay khÔng CÓ biển đều CÓ quyền ChO CáC tàu thuyền treO Cờ Của mình
đi trên biển Cả”.
- Điều 125 Của CÔng ướC Luật biển 1982 quy định rỏ hơn: “CáC quốC gia khÔng CÓ
biển CÓ quyền đi ra biển Và đi từ biển VàO để sử dụng CáC quyền đượC trù định trOng
CÔng ướC, kể Cả CáC quyền liên quan đến tự dO trên biển Cả Và liên quan đến di
sản Chung Của lOài người. Vì mụC đíCh ấy, CáC quốC gia đÓ đượC hưởng quyền tự dO
quá Cảnh qua lãnh thổ Của CáC quốC gia quá Cảnh bằng mọi phương tiện Vận
Chuyển”.
- Để tránh sự lO ngại Của CáC quốC gia quá Cảnh Về ViệC Chủ quyền Của họ CÓ thể
bị phương hại, khOản 3, Điều 125 Của CÔng ướC này Còn quy định “quốC gia quá
Cảnh CÓ quyền ra tất Cả mọi biện pháp Cần thiết để đảm bảO rằng, CáC quyền Và
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
273
Cá điều
274 BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI

kiện thuận lợi đượC quy định trOng phần này Vì lợi íCh Của CáC quốC gia khÔng
CÓ biển, khÔng hề đụng Chạm đến CáC lợi íCh Chính đáng Của quốC gia quá
Cảnh”.
- Về mặt kinh tế, Điều 69 Và 70 Của CÔng ướC Cũng dành ChO CáC quốC gia khÔng CÓ
biển Và CáC quốC gia bất lợi Về địa lý “quyền tham gia, theO một thể thứC CÔng
bằng, khai tháC một phần thíCh hợp số dư CáC tài nguyên sinh Vật Của CáC Vùng
đặC quyền kinh tế Của CáC quốC gia Ven biển trOng Vùng một phân khu VựC
hOặC khu VựC, CÓ tính đến CáC đặC điểm kinh tế Và địa lý thíCh đáng Của tất Cả CáC
quốC gia hữu quan,...”.
 Công bằng trong sử dụng biển cả
- Điều 87 Của CÔng ướC 1982 Cũng quy định mỗi quốC gia khi thựC hiện CáC quyền
tự dO này phải tính đền lợi íCh sử dụng biển Cả hợp lý Của CáC quốC gia kháC
Cũng như CáC quyền đượC CÔng ướC thừa nhận liên quan tới CáC hOạt động
trOng Vùng.
- CÔng bằng trOng sử dụng biển Cả Còn đượC đảm bảO bằng nguyên tắC khÔng đặt
biển Cả dưới Chủ quyền riêng biệt Của bất kỳ quốC gia nàO. Trên biển Cả CáC
quốC gia đều CÓ quyền bình đẳng như nhau trOng ViệC sử dụng biển Cả VàO mụC
đíCh hòa bình, khÔng làm phương hại đến lợi íCh Của CáC quốC gia kháC theO quy
định Của CÔng ướC.
 Công ước trong quản lý, khai thác và phân chia tài nguyên của Vùng
- Điều 136 Của CÔng ướC Luật biển 1982 khẳng định “Vùng Và tài nguyên Của nÓ là
di sản Chung Của lOài người”, tất Cả CáC quốC gia dù CÓ biển hay khÔng CÓ biển đều
đượC sử dụng VàO mụC đíCh hòa bình, khÔng phân biệt đối xử.
- Điều 140 Của CÔng ướC Cũng quy định: CáC hOạt động trOng Vùng đượC tiến
hành là Vì lợi íCh Của tOàn thể lOài người, CÓ biển hay khÔng CÓ biển, Và lưu ý đặC
biệt tới CáC lợi íCh Và nhu Cầu Của CáC quốC gia đang phát triển Và Của CáC dân
tộC Chưa giành đượC một nền độC lập đầy đủ hay một Chế độ tự trị kháC đượC
liên hợp quốC thừa nhận theO đúng Nghị quyết 1514 (XV) Và CáC nghị quyết
tương ứng kháC Của Đại hội đồng.
 Công bằng trong phân định các vùng biển
- CÔng bằng trOng phân định yêu Cầu khÔng đượC sửa Chữa lại tự nhiên Vốn CÓ đề
đảm bảO ChO mỗi quốC gia Ven biển đượC hưởng CáC Vùng biển mà họ đáng
đượC hưởng một CáCh CÔng bằng CÓ tính tới mọi hOàn Cảnh CÓ liên quan tới khu
VựC phân định.
BÀI 5: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI
275

- Nguyên tắC CÔng bằng đượC phát triển qua CáC phán quyết Của Tòa Và thựC tiễn
phân định giữa CáC quốC gia. Nguyên tắC này đã đượC ghi nhận rõ ràng trOng
CáC Điều 74 Và 83 Của CÔng ướC Luật biển 1982 Về phân định Vùng đặC quyền
kinh tế Và thềm lụC địa.

5.5.3.3 Chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo của Việt Nam
1. Quan điểm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
- CáC nướC trOng khu VựC phài Cùng nhau xây dựng Và Củng Cố lòng tin Chiến
lượC Vì hòa bình, hợp táC, thịnh Vượng là lợi íCh Chung. Chính sáCh quốC phòng
Của Việt Nam là hòa bình Và tự Vệ. Việt Nam khÔng là đồng minh quân sự Của
nướC nàO Và khÔng để nướC ngOài nàO đặt Căn Cứ quân sự trên lãnh thổ Việt
Nam. Việt Nam khÔng liên minh Với nướC này để Chống lại nướC kháC.
- Việt Nam trướC sau như một kiên trì nguyên tắC giải quyết tranh Chấp biển, đảO
bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốC tế Và thựC tiễn quốC tế, đặC
biệt là CÔng ướC Luật biển 1982, tÔn trọng độC lập Chủ quyền Và lợi íCh Chính
đáng Của nhau. CáC bên liên quan đều phải kiềm Chế, khÔng sử dụng Vũ lựC Và
đe dọa sử dụng Vũ lựC
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển, đảo với Trung Quốc
Ngày 11 tháng 10 năm 2011, Việt Nam Và Trung QuốC đã ký Thỏa thuận 6 nguyên
tắC giải quyết Vấn đề trên biển Với sự Chứng kiến Của hai Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Trung QuốC Hồ Cẩm ĐàO Và Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Đây là Cơ
sở Chính sáCh quan trọng để giải quyết Vấn đề tranh Chấp biển giữa hai nướC ở Biển
ĐÔng (đề nghị đọC nguyên bản trOng Mạng Chính phủ).

CÂU HỎI
Câu 1: Vai trò, Vị thế Của biển Và hải đảO Việt Nam
Câu 2: Tiềm năng tài nguyên biển Và hải đảO Việt Nam
Câu 3: MÔi trường Và tai biến biển, Vùng Ven biển
Câu 4: Khai tháC, sử dụng biển Và hải đảO ở Việt Nam
Câu 5: Quản lý tài nguyên Và bảO Vệ mÔi trường biển Và hải đảO theO Chủ trương Việt
Nam Và luật quốC tế
272 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A.I. TsebOtareV, “Thủy văn đại cương” Tiếng Nga, Nxb Khí tượng Thủy Văn, MạC
Tư KhOa, 1975.
2. C.T. Antunin, “Diễn biến dòng sông” Tiếng Nga, Nxb NÔng nghiệp, MạC Tư KhOa,
1962.
3. Abu–Bakar Che Man ADN DaVid GOld, “An toàn và sức khỏe khi sử dụng hóa chất
tại nơi làm việc”, Vụ LaO động Bộ LaO động Thương binh Và Xã hội, biên dịCh
năm 1997.
4. AmadenkO, “Khí hậu hồ chứa” Tiếng Nga, Nxb Khí tượng Thủy Văn, Lêningrad,
1985.
5. Lê Huy Bá, “Sinh thái môi trường đất”, Nxb NÔng nghiệp, 1996.
6. Lê Huy Bá Và Nguyễn ĐứC An, “Quản trị môi trường nông lâm ngư nghiệp”, Nxb
NÔng nghiệp, 1996.
7. Nguyễn Thành Cang, “Các nguyên lý về môi trường”, Viện nghiên Cứu dự báO
Chiến lượC khOa họC CÔng nghệ, Hà Nội, 1995.
8. HOàng Văn Bính, “Độc chất học công nghệ và dự phòng nhiễm độc trong sản
xuất”, Viện Vệ sinh y tế CÔng Cộng, 11–1996.
9. Nguyễn ĐứC Đản, Nguyễn NgọC Trà “Tác hại bệnh nghề nghiệp và biện pháp an
toàn”, Nxb Xây dựng, 1996.
10. Dương Văn Đảm, “Nước và công nghiệp hóa học”, Nxb KhOa họC Kỹ thuật, 1995.
11. ĐàO Trọng Hùng, ĐOàn Văn Hồng, “Sự kỳ diệu của cây xanh”, Viện nghiên Cứu
khOa họC GiáO dụC Và ĐàO tạO phía Nam, 1994.
12. HOàng Huệ, “Xử lý nước thải nhà máy”, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1996.
13. HOàng Hưng, “Bồi lắng hồ chứa Thác Bà”, Tạp Chí Thủy lợi Việt Nam, 02/1976.
14. HOàng Hưng, “Công thức tính toán sự biến hóa độ mặn dọc đường đi”, Tạp Chí
KhOa họC Kỹ thuật – Ủy ban KhOa họC Kỹ thuật Nhà nướC, 01/1976.
15. HOàng Hưng, “Công trình sông Hinh và tiềm năng thủy lợi Phú Khánh”, Nxb Tổng
hợp Phú Khánh, 1985.
16. HOàng Hưng “ COn người Và mÔi trường “ Nhà xuất bản Trẻ.TP.HCM 10 năm 1995.
17. HOàng Hưng . < Lũ lụt ĐBSCL 50 năm qua Đề tài Cấp Bộ 3.2002.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
27
18. HOàng Hưng. Tiềm năng sÔng ngòi ĐÔng Nam bộ Đề tài Cấp Bộ B98.18b..05
Tháng 1..2000.
19. Lê Văn KhOa, “Môi trường và ô nhiễm môi trường”, Nxb GiáO dụC, 1995.
20. Hà Văn KhÔi, “Phương pháp dịch tễ học”, Nxb Y họC, Hà Nội, 1997.
21. Trần Văn MÔ, “Kỹ thuật môi trường”, Nxb Xây dựng, 1993.
22. Trần Hiếu Nhuệ, “Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp”, Nxb KhOa họC Kỹ
thuật, Hà Nội, 1992.
23. ĐàO NgọC PhOng, “Ô nhiễm môi trường”, Nxb KhOa họC Kỹ thuật, 1979.
24. Nguyễn Viết Phổ, “Sông ngòi Việt Nam”, Nxb KhOa họC Kỹ thuật, 1990.
25. Nguyễn Kim Hồng, “Giáo dục môi trường”, Nxb GiáO dụC, 2001.
26. Lê Trình Và Phùng Chí Sỹ, “Các phương pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi
trường”, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, 1992.
27. Sa NgọC Thanh, “Sự vận động bùn cát”, Tiếng Trung QuốC, Nxb CÔng nghiệp
Trung QuốC, 1965.
28. R.Kerry Turner, DaVid PearCe and lan Baterman, “Kinh tế môi trường”, Trường Đại
họC NÔng lâm thành phố Hồ Chí Minh, biên dịCh, 1995.
29. Phạm Văn Tất, “Thuốc và sức khỏe 1997”, Tổng hội y dượC – Hội y dượC Việt Nam.
30. Trần Mạnh Trí, “Giải pháp mới về công nghệ xử lý và chế biến rác thành phân
bón”, Viện CÔng nghệ HÓa họC, 05/1997.
31. “Từ điển bách khoa nhà hóa học trẻ”, Nxb MIR, MạC Tư KhOa, 1990.
32. “Công trình thủy văn học”, Tiếng Trung QuốC, Nxb CÔng nghiệp Trung QuốC,
1961.
33. “Dự án xây dựng công trường xử lý rác Gò Cát”, Xí nghiệp phân tổng hợp HÓC
MÔn, 09/1995.
34. Lưu Quang Văn, “Phân tích tính toán thủy văn”, Tiếng Trung QuốC, HọC Viện Thủy
lợi HOa ĐÔng Trung QuốC, 08/1962.
35. I.M. Cuturin, YU. P. BelisenkO, “Bảo vệ nguồn nước”, Vụ Kỹ thuật Bộ Thủy lợi,
1977.
36. Các qui định pháp luật về môi trường, Tập 3, Nxb Thế giới – Hà Nội, 1999.
37. HOàng Nhuận HOa, “Giáo trình cơ sở môi trường học”, Tiếng Trung QuốC, Nxb
CaO đẳng Trung QuốC.
274 TÀI LIỆU THAM KHẢO

38. Nguyễn Chu Hồi, “Tài liệu giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt
Nam” (hướng dẫn ChO CáC trường CaO đẳng Và Đại họC), Bộ GiáO dụC đàO tạO,
Hà Nội, 2014

You might also like