You are on page 1of 140

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1


BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC ....................................................................... 1
1. Khái quát về kinh tế môi trường ................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học ......................................................... 3
a. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 3
b. Nhiệm vụ của môn học ................................................................................................. 4
3. Phương pháp nghiên cứu môn học ............................................................................... 4
a. Quan điểm, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ................................. 4
CHƢƠNG I. MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ........................................................... 6
1.1. Một số khái niệm về môi trường................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm chung về môi trường ............................................................................. 6
1.1.2. Thành phần môi trường .......................................................................................... 8
1.1.3. Suy thoái môi trường .............................................................................................. 9
1.1.4. Sự cố môi trường .................................................................................................. 10
1.1.5. Ô nhiễm môi trường.............................................................................................. 10
1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế ................................................. 10
1.2.1. Sự tác động qua lại giữa môi trường và nền kinh tế ............................................. 10
1.2.2. Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển .................................... 15
1.3. Một số vấn đề về hiện trạng môi trường thế giới .................................................... 19
1.3.1. Ô nhiễm nước........................................................................................................ 19
1.3.2. Ô nhiễm không khí ............................................................................................... 20
1.3.3. Ô nhiễm đất ........................................................................................................... 21
1.3.4. Ô nhiễm tiếng ồn................................................................................................... 21
1.3.5. Giảm đa dạng sinh học.......................................................................................... 22
1.3.6. Nóng lên toàn cầu ................................................................................................. 22
1.4. Một số khái niệm kinh tế học................................................................................... 24
1.4.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường ......................................................................... 24
1.4.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế .................................................................................. 28
1.4.3. Đo lường phúc lợi ................................................................................................. 31
1.4.4. Giá sẵn lòng chi trả và giá sẵn lòng chấp nhận..................................................... 36
1.5. Ngoại ứng và thất bại thị trường .............................................................................. 36
1.5.1. Khái niệm ngoại ứng............................................................................................. 36
1.5.2. Đặc điểm ngoại ứng .............................................................................................. 38
1.5.3. Phi hiệu quả do tồn tại ngoại ứng ......................................................................... 38
CHƢƠNG II. KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ................................................... 43
2.1. Mức ô nhiễm tối ưu.................................................................................................. 43
2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 43
2.1.2. Xác định mức ô nhiễm tối ưu ............................................................................... 44
2.2. Cơ chế thị trường và mức ô nhiễm tối ưu ................................................................ 58
2.2.1. Quyền tài sản thuộc về chủ thể gây ô nhiễm ........................................................ 59
2.2.2. Quyền tài sản thuộc về chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm ......................................... 61
2.3. Định lý Coase........................................................................................................... 63
2.4. Thuế Pigou ............................................................................................................... 64
2.4.1. Khái niệm .............................................................................................................. 64
2.4.2. Thuế Pigou và mức ô nhiễm tối ưu ....................................................................... 65
2.4.3. Một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế Pigou ......................................... 67
CHƢƠNG III. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ...................................... 69
3.1. Tăng cường quyền tài sản ........................................................................................ 69
3.2. Mệnh lệnh và điều khiển .......................................................................................... 70
3.2.1. Tiêu chuẩn môi trường.......................................................................................... 71
3.2.2. Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng ..................................................... 84
3.2.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp mệnh lệnh và điều khiển ......................... 85
3.3. Công cụ kinh tế ........................................................................................................ 86
3.3.1. Thuế phát thải ....................................................................................................... 86
3.3.2. Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng .......................................................... 99
3.3.4. Qũy môi trường ................................................................................................... 113
3.4. Lựa chọn công cụ quản lý môi trường ................................................................... 114
CHƢƠNG IV. ĐỊNH GIÁ MÔI TRƢỜNG ................................................................. 119
4.1. Định giá môi trường và phân tích kinh tế dự án .................................................... 119
4.1.1. Khái niệm định giá môi trường ........................................................................... 119
4.1.2. Phân tích kinh tế dự án ....................................................................................... 120
4.1.3. Sự cần thiết phải định giá môi trường ................................................................ 121
4.2. Ảnh hưởng môi trường và các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường ..... 122
4.2.1. Ảnh hưởng môi trường ....................................................................................... 122
4.2.2. Các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường ............................................ 122
4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường ..................................................... 124
4.3.1. Giá trị sử dụng .................................................................................................... 124
4.3.2. Giá trị phi sử dụng .............................................................................................. 126
4.4. Các bước tiến hành đánh giá kinh tế ảnh hưởng môi trường................................. 129
4.4.1. Sàng lọc ảnh hưởng môi trường ......................................................................... 129
4.4.2. Lượng hóa và định giá ảnh hưởng môi trường ................................................... 130
4.5. Các phương pháp định giá môi trường .................................................................. 130
4.5.1. Phương pháp định giá trực tiếp ........................................................................... 131
4.5.2. Phương pháp định giá gián tiếp .......................................................................... 132
4.5.3. Phương pháp chuyển giao giá trị (VT – Value Transfer) ................................... 134
4.6. Một số vấn đề trong định giá môi trường .............................................................. 134
4.6.1. Bỏ sót thông tin ................................................................................................... 134
4.6.2. Thiên lệch ........................................................................................................... 135
4.6.3. Hiện tại hoá chi phí và lợi ích của dự án ............................................................ 136
4.6.4. Tính không chắc chắn ......................................................................................... 136
BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Khái quát về kinh tế môi trƣờng

Những thành tựu nổi bật về kinh tế thế giới trong thế kỷ XX là thành quả của các cuộc
cách mạng khoa học vĩ đại trong lịch sử phát triển loài người. Khoảng cách từ những phát
minh khoa học đến việc áp dụng những phát minh đó vào sản xuất ngày càng được rút ngắn
lại, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất, làm phá vỡ nền sản xuất nhỏ và được thay
thế bằng nền sản xuất lớn, tiên tiến và hiện đại. Tác động rõ nét nhất của sự phát triển kinh tế
trong thế kỷ XX là đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, tỷ
lệ người nghèo đói ngày càng giảm, tuổi thọ bình quân đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến
con người và xã hội, cụ thể: khoảng cách nghèo đói giữa những nước giàu và nước nghèo,
giữa nông thôn và thành thị...ngày càng tăng; cùng với sự bùng nổ dân số, nhiều căn bệnh
thế kỷ nảy sinh và đã giết chết hàng triệu người; đặc biệt vấn đề khai thác cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề cấp
bách cần giải quyết không chỉ trong biên giới một thành phố, một quốc gia mà còn mang
tính toàn cầu. Một thực tế đã chỉ ra rằng phần lớn các khu vực, các quốc gia có mức độ
phát triển kinh tế càng cao thì mức độ gây ô nhiễm môi trường càng lớn (Ví dụ: Mỹ là
quốc gia có lượng khí thải CO2 và CFC lớn nhất thế giới). Đặc biệt, xu hướng xuất khẩu
tư bản và loại thải công nghệ lạc hậu từ các quốc gia phát triển sang các nước đang phát
triển và chậm phát triển diễn ra mạnh mẽ đã làm gia tăng mức độ khai thác tài nguyên và
ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Theo các nhà nghiên cứu bền vững
(Brudtland, 1987; Scott Jame C., 1991) trên quan điểm phân tích chi phí - lợi ích và dòng
dịch chuyển lợi ích thì trong quá trình phát triển người giàu, các nước phát triển
(Developed Countries) được hưởng lợi ích và các nước thế giới thứ 3 (Third World
Countries) phải trả chi phí cho quá trình phát triển, đó là sự cạn kiệt về tài nguyên thiên
nhiên và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Chính vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là làm sao để giải quyết hài hoà mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế, bảo về tài nguyên môi trường và công bằng xã hội? Trên cơ sở đó,
khoa học kinh tế môi trường được ra đời và phát triển trong những thập niên cuối của thế
1
kỷ XX. Sự ra đời của kinh tế học môi trường được dựa trên nền tảng của kinh tế học, cụ
thể là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô nhằm nghiên cứu các vấn đề về môi trường
với cách nhìn nhận và phương pháp phân tích của kinh tế học. Trước đây, các thành phần
môi trường đã được nghiên cứu ở các ngành khoa học độc lập như: sinh vật học (nghiên
cứu sinh quyển); khí tượng học (nghiên cứu khí quyển); địa lý, địa chất (nghiên cứu thạch
quyển), hay thủy văn học (nghiên cứu thủy quyển). Hiện nay, theo nghiên cứu của các
nhà khoa học, nhiều vấn đề môi trường không nằm trọn trong lĩnh vực nghiên cứu của
một ngành khoa học cụ thể nào mà có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành khoa học
khác kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trong đó có khoa học kinh tế). Như vậy,
kinh tế môi trường được xem là phụ ngành nằm giữa kinh tế học và khoa học môi trường.
Điều này có nghĩa là kinh tế môi trường sử dụng các nguyên lý, công cụ kinh tế để nghiên
cứu các vấn đề môi trường và ngược lại, trong nghiên cứu, phân tích kinh tế phải tính đến
các vấn đề môi trường. Vì thế, các vấn đề đặt ra trong kinh tế môi trường nằm giữa kinh
tế và các hệ tự nhiên nên chúng rất phức tạp và do đó cũng có thể coi kinh tế môi trường
như là một phụ ngành trung gian giữa các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường dưới phạm vi và những ý
tưởng phân kinh tế trên cở sở vận dụng các khái niệm và công cụ của cả kinh tế vĩ mô và
kinh tế vi mô. Kinh tế môi trường quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài
nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự
khan hiếm, chi phí cơ hội, sự đánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu
các vấn đề môi trường và cách thức giải quyết các vấn đề đó. Sự khác biệt giữa kinh tế
học môi trường với các môn học kinh tế khác là kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu
các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên - không khí, nước,
đất và vô số các giống loài sinh vật khác.

Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề người ra quyết định như thế nào,
tại sao lại gây ra những tác động và ảnh hưởng đến môi trường và việc thay đổi các thể
chế (Institutional Arrangements) và chính sách như thế nào để có thể giảm bớt hoặc tạo ra
sự cân bằng cần thiết giữa quyết định của con người và hệ sinh thái môi trường. Vì vậy,
những khái niệm, phương pháp và công cụ phân tích của kinh tế vi mô là cơ sở cho việc

2
phân tích và lý giải chính xác và hợp lý các vấn đề liên quan đến môi trường; ô nhiễm
môi trường, suy thoái môi trường cùng với các câu hỏi như tại sao lại xẩy ra những vấn
đề như vậy? Hoặc bằng cách nào chúng ta có thể giải quyết tối ưu những vấn đề đó? Như
vậy, chúng ta có thể thấy kinh tế môi trường xem xét cụ thể đến các vấn đề về môi trường
và từ đó tìm ra các công cụ quản lý và giải quyết có hiệu quả nhất cho tình huống đó, có
thể là các công cụ quản lý môi trường, định giá tài nguyên, đánh giá tác động môi trường
và cả vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết các tình huống đó.

Ngoài ra, kinh tế môi trường còn quan tâm đến việc nghiên cứu và giải quyết các vấn
đề về môi trường giữa các khu vực và quốc tế. Không phải tất cả các vấn về môi trường đều
liên quan đến các hoạt động gây ô nhiễm và cũng nó không chỉ năm riêng rẻ từng khu vực
hoặc quốc gia, mà nó là vấn đề chung của cả thế giới. Nhiệm vụ của kinh tế môi trường là
nghiên cứu các phương pháp thực hiện hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến
môi trường với chi phí thấp nhất và công bằng giữa các bên tham gia trong quyết định đó;
thành thị-nông thôn, người giàu-người nghèo, nước giàu-nước nghèo...

2. Đối tƣợng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học

a. Đối tƣợng nghiên cứu

Môi trường và phát triển đang là vấn đề cấp bách, là thách thức đối với sự phát triển
kinh tế của mọi quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. Giải quyết vần đề này vô cùng
rộng lớn và phức tạp đòi hỏi sự cố gằng thường xuyên và sự tham gia của cộng đồng và
mọi quốc gia và sự hợp tác chặt chẽ của toàn thể nhân loại và mọi ngành khoa học, trong
đó có kinh tế môi trường.

Kinh tế môi trƣờng là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác, phụ
thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trƣờng nhằm đảm bảo một sự phát
triển ổn định và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng và lấy con ngƣời làm trung
tâm. Nói cách khác kinh tế môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn
đề về môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế, góp phần vào việc quản lý và sử dụng có
hiệu quả môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên để tiến tới phát triển bền vững.

3
b. Nhiệm vụ của môn học

1. Trang bị những cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ
biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường.
2. Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong
sự phát triển và tác động của cơ chế thị trường.
3. Đánh giá những tác động (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động phát triển kinh
tế và xã hội, các quyết định trong sản xuất và tiêu dùng có ảnh hưởng đến môi trường.
Phuơng pháp tiếp cận phân tích khía cạnh kinh tế của các tác động tới môi trường.
4. Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường.
5. Các phương pháp phân tích đánh giá tác động môi trường sẽ được cung cấp cho
người học nhằm góp phần thẩm định các chương trình, dự án phát triển, ví dụ thông qua
phân tích Chi phí-lợi ích, phân tích chi phí-hiệu quả.
6. Góp phần hoạch định chính sách và chiến lược phát triển, những phương thức,
công cụ quản lý môi trường hợp lý.
7. Nâng cao nhận thức của người học về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ
thuộc và quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để cộng đồng có những hành vi
ứng xử và quyết định đúng đắn cho sự phát triển bền vững.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu môn học

Kinh tế môi trường được xem như một ngành khoa học non trẻ, liên ngành và mang
tính tổng hợp cao, do đó kinh tế môi trường sử dụng nhiều quan điểm và phương pháp
tiếp cận khác nhau, trong đó:

a. Quan điểm, phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong khi xem xét và nghiên
cứu các vấn đề về kinh tế môi trường có cơ sở khoa học, đảm bảo tính logic trong mối
quan hệ với biện chứng khách quan, vận động và phát triển một cách liên tục với nền kinh
tế quốc dân và môi trường. Ví dụ, khi phát sinh một vấn đề liên quan đến môi trường,
chúng ta có thể xém xét nó bằng các câu hỏi "Tại sao lại xảy ra vấn đề này?" "Nó ảnh
hưởng như thế nào đến môi trường và kinh tế...?" Việc sử dụng phương pháp này sẽ loại
trừ được những đánh giá chủ quan trong nghiên cứu các vấn đề về kinh tế môi trường.

4
b. Quan điểm phân tích tĩnh, phân tích tĩnh so sánh và phân tích động

- Phân tích tĩnh thực chất là phân tích cân bằng hiệu quả.

- Phân tích tĩnh so sánh thường được sử dụng khi có sự thay đổi ngoại cảnh như biến
động về giá do tác động ngoại ứng. Phương pháp được sử dụng thường là phân tích biên,
sử dụng phép tính vi phân để xem xét.

- Phân tích động là phương pháp phân tích và xem xét biến thiên theo thời gian.

c. Tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống và cân bằng vật chất

Môi trường là một hệ thống của các thành phần tự nhiên và vật chất nhân tạo có mối
quan hệ ràng buộc với nhau trong một trạng thái cân bằng động, chính vì vậy sử dụng
phương pháp phân tích hệ thống và cân bằng vật chất cho phép tìm ra được những thành
phần môi trường vật chất bị tác động, từ đó xác định được nguyên nhân gây ra biến đổi
môi trường, sự mất cân bằng của hệ thống vật chất, tác động tới hoạt động kinh tế-xã hội.

d. Các phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng (EIA)

Sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tới môi trường là cơ sở để lượng hóa
những tác động đó ra giá trị tiền tệ. Những phương pháp này được sử dụng chủ yếu để
đánh giá những thiệt hại gây ra cho môi trường.

e. Phƣơng pháp phân tích Chi phí-Lợi ích

Phương pháp này được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh tế của các quyết định của
các chủ thể. Chi phí và lợi ích trong nghiên cứu kinh tế môi trường không chỉ tính tới chi
phí và lợi ích cá nhân mà còn bao gồm cả những chi phí và lợi ích liên quan đến tài nguyên
và môi trường.

f. Phƣơng pháp mô hình

Kinh tế học môi trường thường sử dụng các mô hình để lượng hóa giá trị bằng tiền
các tác động tới môi trường hoặc dự báo xu hướng những biến đổi về kinh tế do tác động
từ môi trường. Những mô hình thường sử dụng có nguồn gốc từ cơ sở toán học và mô
hình kinh tế truyền thống mở rộng và tính tới các yếu tố môi trường.

5
CHƢƠNG I. MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

1.1. Một số khái niệm về môi trƣờng

1.1.1. Khái niệm chung về môi trƣờng

Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
tùy thuộc vào lĩnh vực khoa học và đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi
trường của Việt Nam và khoa học Kinh tế môi trường, chúng ta có thể đưa ra một số khái
niệm và định nghĩa liên quan đến môi trường đáng chú ý sau:

- Theo S.V. Kalesnik (1959), môi trường được định nghĩa chỉ là một bộ phận của
trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ
tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời
sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Một định nghĩa khác của Viện sỹ I.P. Gheraximov (1972) xem xét môi trường là
khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó
môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.

- Môi trường được hiểu là “toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra xung quanh mình, trong đó có con người sinh sống và bằng lao động của
mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo, nhằm thoả mãn các nhu cầu
tự nhiên của con người” (UNESCO - 1981).

- Theo Shama R. G. (1988), môi trường là tất cả những gì ở quanh chúng ta.

- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2015 có nêu rõ, “Môi trường là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật.

Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và
mục đích nghiên cứu. Một cách thích hợp, ta có thể phân biệt nghĩa rộng và nghĩa hẹp của
môi trường: "môi trường có thể định nghĩa một cách rộng hay hẹp”. Một số nước định
nghĩa môi trường chỉ là môi trường thiên nhiên bao gồm không khí, nước, đất và mọi chất
hữu cơ và vô cơ và các sinh vật sống. Đa số các nước định nghĩa môi trường như là bao

6
gồm cả môi trường thiên nhiên và môi trường kinh tế - xã hội (việc làm, thu nhập, dân số,
hoạt động kinh tế, vận tải, xây dựng, giáo dục, y tế...) chịu ảnh hưởng của những thay đổi
trong môi trường thiên nhiên.

+ Môi trường sống: Đối với các cơ thể sống thì môi trường sống là tập hợp những
điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của các cá thế sống.
Những điều kiện đó chỉ có ở trên trái đất, hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào trả lời
được câu hỏi có hay không một môi trường sống thứ 2 ngoài trái đất.

+ Môi trường sống của con người: Môi trường sống của con người trước hết phải
là môi trường sống. Tuy nhiên, đối với con người thì môi trường sống là tập hợp các điều
kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và
sự phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn bộ loài người trên trái đất.

Như vậy, nếu so sánh giữa môi trường sống của con người và môi trường sống thì
môi trường sống của con người đòi hỏi những điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt hơn. Như
vậy, trên hành tinh trái đất không gian môi trường sống của con người bị thu hẹp hơn.

Liên quan đến khái niệm môi trường, còn có các khái niệm hệ sinh thái, quần thể
và quần xã. Khi nghiên cứu về môi trường, chúng ta thường sử dụng khái niệm đa dạng
sinh học; đó là sự phong phú về nguồn gen, về giống, hoặc loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên.

+ Hệ sinh thái được định nghĩa là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng
phát triển trong một môi trường nhất định, có tương tác qua lại với nhau và với môi
trường đó.

Cá thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái

+ Quần thể (population) là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong một môi
trường nhất định, ở một thời điểm nhất định.

+ Quần xã (communities) là một tổ hợp nào đó của các quần thể, phân bố trong từng
lãnh thổ hoặc sinh cảnh xác định, tương đối đồng nhất về thành phần loài và về hình dạng
bên ngoài, có cấu trúc nhất định về quan hệ dinh dưỡng và trao đổi chất. Quần xã sinh vật
là thành phần sống của hệ sinh thái.
7
Đối với đa dạng sinh học cấp loài, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ
vi khuẩn, nấm đến các loại thực vật động vật. Ở cấp quần thể, sự đa dạng sinh học bao
gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng
như sự khác biệt giữa các cá thể sống chung trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn
bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh
thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các môi
trường tương tác giữa chúng với nhau.

1.1.2. Thành phần môi trƣờng

Các thành phần cấu thành môi trường hết sức phức tạp và đa dạng với vô số các yếu
tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy ở một cấp độ nghiên cứu chúng ta chỉ có thể liệt kê được
một số hữu hạn các thành phần cấu thành nên môi trường mà không thể mô tả hết đầy đủ
các thành phần của môi trường. Ví dụ, ở tầm vĩ mô thì thành phần môi trường có thể bao
gồm: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển và trí quyển.

+ Khí quyển: Khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất và được giữ lại bởi trọng
lượng của trái đất. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt độ, áp suất, mưa,
nắng, gió. Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tình từ mặt đất, mỗi lớp có các yếu
tố vật lý, hóa học khác nhau. Tầng sát mặt đất có các thành phần: khoảng 79% là Nitơ; 20
% Oxy; 0.93% Argon; 0,03 CO2; ..., trong không khí còn có hơi nước và bụi. Khí quyển
là một bộ phận quan trọng của môi trường, nó được hình thành sớm nhất trong quá trình
kiến tạo trái đất.

+ Thạch quyển: Chỉ phần rắn của trái đất, còn gọi là lớp vỏ cứng ngoài cùng của trái
đất. Thạch quyển chứa đựng các yếu tố hóa học (các hợp chất vô cơ và hữu cơ), nó là cơ
sở cho sự sống của loài người nói riêng và cho tất cả hệ sinh vật và động vật trển trái đất
nói chung.

+ Thủy quyển: là nguồn nước dưới mọi dạng, nước trong không khí, trong đất, trong
ao hồ, sông, biển và đại dương...Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1.4 tỷ km3,
nhưng khoảng 97% trong số đó là đại dương, 3% là nước ngọt, nhưng chủ yếu là băng ở
Bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được
chiếm tỷ lệ rất ít của thủy quyển. Nước là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng.
8
+ Sinh quyển: sinh quyển bảo gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và các thành
phần tạo ra môi trường sống cho các sinh vật. Sinh quyển được cấu thành bởi các thành
phần hữu sinh và vô sinh và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc trưng cho hoạt động của
sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và chu trình năng lượng.

+ Trí quyển: Con người ngày càng hoàn thiện trí tuệ của mình thông qua hoạt động
lao động hàng ngày, nó được coi là nên tảng là công cụ sản xuất và tạo ra một lượng vật
chất to lớn, làm thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta. Chính vì vậy, nó được xem là
một quyển mới trong môi trường.

Sự phân chia cấu trúc của môi trường thành các quyển khác nhau cũng rất tương đối.
Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các thành phần của các quyển khác, chúng bổ
sung cho nhau rất chặt chẽ.

Theo luật BVMT Việt nam (2015), thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường, gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình
thái vật chất khác.

1.1.3. Suy thoái môi trƣờng

- Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2015, “Suy thoái môi trường là
sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu
đối với con người và sinh vật.

- Những biểu hiện của suy thoái môi trường: suy thoái tầng ozon (giảm độ dày tầng
ozon); hiệu ứng nhà kính; ô nhiễm nguồn nước sạch;

- Nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường:

+ Sự phát triển ồ ạt về công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm;

+ Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu;

+ Sự mất cân bằng giữa tài nguyên và dân số;

+ Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân và hóa học được
sử dụng trong chiến tranh xung đột.

9
1.1.4. Sự cố môi trƣờng

- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

- Nguyên nhân xảy ra sự cố môi trường:

+ Bão, lũ, hạn hán, động đất, núi lửa, mưa axít, sụt lở đất, biến động khí hậu và thiên
nhiên khác.

+ Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình
kinh tế, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng...

+ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập
hầm lò, tràn dầu, đắm tàu, sự cố ở các cơ sở sản xuất khác.

+ Sự cố từ các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy diện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái
chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.

1.1.5. Ô nhiễm môi trƣờng

- Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2015, “Ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là các chất gây ô nhiễm, những chất độc hại được
thải ra từ sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay các hoạt động khác.

- Trường hợp môi trường bị ô nhiễm hoặc chưa bị ô nhiễm:

+ Môi trường bị ô nhiễm khi chất lượng môi trường bị thay đổi do các chất bên
ngoài đưa vào và làm cho tính năng tác dụng và mục đích sử dụng môi trường thay đổi.

+ Môi trường chưa bị ô nhiễm khi môi trường bị nhiễm các chất gây ô nhiễm nhưng
tính năng tác dụng và mục đích sử dụng của môi trường vẫn đảm bảo.

1.2. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế

1.2.1. Sự tác động qua lại giữa môi trƣờng và nền kinh tế

Sản xuất và tiêu dùng là hai hoạt động cơ bản của một nền kinh tế, được diễn ra
trong một thế giới tự nhiên bao quanh và sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các loại tài
10
nguyên ở trong môi trường tự nhiên. Ngược lại, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra
nhiều loại chất thải và cuối cùng sẽ trở về với thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng
khác và có thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tự nhiên. Như vậy, giữa môi trường và
nền kinh tế có mối quan hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường vừa là
địa bàn vừa là đối tượng của phát triển kinh tế. Trong khi đó, các hoạt động của nền kinh
tế là nguyên nhân tạo ra các biến đổi môi trường. Chúng ta có thể minh họa mối liên hệ
cơ bản này bằng một sơ đồ như ở hình 1.1.

Thiên nhiên

(a) (b)
Kinh tế

(Nguồn: Field B. and N. Olewiler, 2005, Environmental Economics)


Hình 1.1. Mối liên kết giữa môi trƣờng và nền kinh tế
Quan sát hình 1.1 cho thấy, có hai mối liên kết giữa môi trường và nền kinh tế, bao
gồm: mối liên kết (a) - thể hiện sự tác động của môi trường đến nền kinh tế, đó là vai trò
của môi trường tự nhiên trong việc cung cấp các nguyên liệu thô cho nền kinh tế; mối liên
kết (b) - thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên,
đó là sự vận chuyển các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó
đối với thế giới tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động này, chúng ta sẽ xem xét
chi tiết hai hướng tác động như sau:

1.2.1.1. Sự tác động của môi trƣờng đến nền kinh tế

- Môi trường cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất và tiêu dùng. Các loại đầu
vào này đều tồn tại ở trong các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh và tài nguyên không

11
có khả năng tái sinh. Tài nguyên có khả năng tái sinh là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc
tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý và khai thác hợp lý. Trong khi đó, tài
nguyên không thể tái sinh là các dạng tài nguyên không có quá trình bổ sung sau khi sử
dụng, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Vì thế, việc khai thác các loại tài nguyên này là không
bền vững.

Ví dụ: + Các loại tài nguyên sống như cá và gỗ là tài nguyên có thể tái sinh, chúng
lớn lên theo thời gian qua các quy trình sinh học. Một số tài nguyên không sống cũng là
tài nguyên có thể tái sinh, một thí dụ điển hình đó là năng lượng mặt trời chiếu xuống trái
đất và vòng tuần hoàn nước.

+ Các túi dầu mỏ tự nhiên và các trầm tích khoáng không chứa năng lượng. Một số
tài nguyên khác như các tầng nước ngầm, có mức độ bổ sung quá chậm nên chúng được
xếp vào dạng tài nguyên không thể tái sinh. Các tài nguyên sống cũng có thể trở thành tài
nguyên không thể tái sinh nếu việc khai thác liên tục vượt quá sự tăng trưởng của nguồn
tài nguyên này.

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Chất thải bao gồm nhiều dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là chất thải khí, chất thải rắn, và
dạng lỏng. Ngoài ra còn có các dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, hóa chất nguyên tử, v.v.
Tất cả các chất thải đó đều được chứa đựng trong môi trường, và đây được xem là chức
năng của môi trường. Chức năng này trước đây khi hoạt động sản xuất còn thô sơ, giản
đơn và dân số còn ít thì chất thải chủ yếu được phân hũy tự nhiên. Sự gia tăng dân số
nhanh chóng và quá trình công nghiệp hóa đã làm cho chức năng này trở nên quan trọng.
Nếu môi trường không đáp ứng được chức năng này thì chất lượng cuộc sống của con
người sẽ suy giảm.

- Môi trường là không gian sống và tạo giá trị cảnh quan thẩm mỹ cho con người.
Chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi
con người. Không gian sống phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về nhân tố vật lý,
hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Như vậy chức năng này cung cấp những điều kiện
(không gian, năng lượng, lương thực, thiên địch, tính chu kỳ,...) để phát triển các loài và
các hệ sinh thái được thừa nhận như giá trị của không gian sống. Không gian trong môi
12
trường mà con người có thể sử dụng để tồn tại đã trải qua hàng tỉ năm và không hề thay
đổi độ lớn, nhưng khi dân số càng tăng thì không gian sống ngày càng giảm sút.

1.2.1.2. Sự tác động của nền kinh tế đến môi trƣờng

Dựa trên mối liên kết (b) được thể hiện ở hình 1.1, chúng ta có thể biểu diễn chi
tiết bằng vòng tuần hoàn liên kết giữa môi trường và nền kinh tế nhằm mô phỏng và giải
thích rõ sự tác động của nền kinh tế đến môi trường. Theo hình hình 1.2, các yếu tố trong
vòng tròn là những thành phần của hệ thống kinh tế, được bao quanh bởi môi trường tự
nhiên và chia thành hai bộ phận chính: (1) nhà sản xuất và (2) người tiêu dùng.

Môi trƣờng tự nhiên

Tái chế (W‟P)

Chất thải (WP) Chất thải (WdP)


Nguyên liệu thô (M)
Ngƣời sản xuất Hàng hóa (G)

Chất thải (WC) Chất thải (WdC)


Ngƣời tiêu dùng

Tái chế (W‟C)

Môi trƣờng tự nhiên

(Nguồn: Field B. and N. Olewiler, 2005, Environmental Economics)


Hình 1.2. Vòng tuần hoàn liên kết giữa môi trƣờng và nền kinh tế
- Nhà sản xuất: bao gồm tất cả các công ty, tổ chức công, các đơn vị sản xuất nhỏ
(hộ gia đình) và các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng đầu vào từ môi trường tự nhiên và
chuyển hóa chúng thành hàng hóa và dịch vụ. Nguồn đầu vào chủ yếu mà môi trường tự
nhiên cung cấp cho lĩnh vực sản xuất là các nguyên vật liệu ở dạng nhiên liệu, khoáng, và
gỗ, các chất lỏng như nước và xăng dầu, và các dạng khí khác nhau như oxy.
13
- Ngƣời tiêu dùng: Bao gồm tất cả các hộ gia đình riêng biệt sử dụng các dịch vụ
và sản phẩm cuối cùng phục phụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ. Chúng ta cần lưu ý
là người tiêu dùng cũng có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào lấy trực tiếp từ thiên
nhiên mà không qua trung gian nhà sản xuất.

Ví dụ: nước được bơm từ các giếng gia đình, hoặc củi được các hộ gia đình thu
gom trực tiếp. Con người cũng sử dụng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp cho các
hoạt động thư giãn như là đi bộ trong rừng hay quan sát các loài động vật. Tuy nhiên,
nhằm đơn giản hóa cho việc phân tích, các trường hợp đặc biệt và không có tính đại diện
như trong ví dụ này sẽ không được thể hiện trực tiếp ở hình 1.2.

Quan sát ở hình 1.2 cho thấy, nguyên liệu thô (nguyên vật liệu, năng lượng,...) ký
hiệu là M (Materials) được lấy ra từ môi trường tự nhiên với chức năng làm đầu vào cho
hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Sau khi được đưa vào quá trình sản xuất, các nguyên
liệu thô này đã trở thành các sản phẩm hàng hóa (ký hiệu là G) nhằm phục vụ cho nhu cầu
của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất và tiêu dùng cũng tạo ra các loại
chất thải, bao gồm chất thải trong sản xuất (WP) và chất thải trong tiêu dùng (WC). Phần
lớn các loại chất thải này (WP + WC) sẽ được loại thải trực tiếp vào môi trường (Wpd +
Wcd) và một phần sẽ được quay trở lại cho hoạt động tái chế (W‟P + W‟C). Theo định luật
nhiệt động học thứ hai1, tái chế rác thải sẽ không hoàn toàn bền vững. Qua mỗi một chu
trình tái chế, các loại rác thải tái chế sẽ bị hao mòn dần, do đó cuối cùng chúng sẽ trở
thành rác thải loại bỏ vào môi trường. Áp dụng định luật nhiệt động học thứ nhất2 cho
thấy, trong dài hạn thì tất cả các loại rác thải được tạo ra từ các hoạt động của nền kinh tế
sẽ cân bằng với tổng khối lượng nguyên liệu thô được đưa vào ban đầu cho quá trình sản
xuất. Điều này được thể hiện qua phương trình cân bằng vật chất:

Wpd + Wcd = M = G + Wp – (W‟p + W‟c)

1
Định luật này được gọi là nguyên lý entropy - tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học (quá
trình bất thuận nghịch: vật chất được sử dụng sẽ giảm dần theo thời gian xuống một mức độ thấp hơn).
2
Định luật này được gọi là Định luật bảo toàn năng lượng: năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự
nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
14
Theo phương trình cân bằng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản
phẩm sản xuất ra (G) cộng với các chất thải từ sản xuất (WP), trừ đi lượng chất thải trong
sản xuất (W‟p) và trong tiêu dùng (W‟c) được sử dụng trở lại để tái chế.

Trên cơ sở phân tích và diễn giải theo cách lập luận ở trên, chúng ta có thể tóm
lược một số hàm ý về sự tác động của nền kinh tế đến môi trường như sau:

- Nền kinh tế muốn vận hành và hoạt động liên tục đòi hỏi phải có các nguyên liệu,
nhiên liệu đầu vào, chúng là các dạng tài nguyên (trong đó có tài nguyên môi trường). Khi
nền kinh tế tăng trưởng, phát triển đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều tài nguyên môi
trường được khai thác.

- Nền kinh tế tăng trưởng bao hàm sự gia tăng về quy mô sản xuất và mức độ tiêu
dùng trong xã hội. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều chất thải được tạo ra từ nền kinh tế,
và những loại chất thải này cuối cùng sẽ quay trở lại về thế giới tự nhiên dưới dạng chất
này hoặc chất khác và gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường thiên nhiên (ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất).

- Những tác động của nền kinh tế đến môi trường cũng tạo ra những cơ hội và
thách thức mới cho việc bảo vệ môi trường.

1.2.2. Nhận thức về mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển
1.2.2.1. Trƣờng phái bi quan
“Môi trường hay Phát triển” là cách đặt vấn đề sai lầm của những người theo quan
điểm và nhận thức cũ và được gọi là trường phái bi quan. Họ cho rằng môi trường và phát
triển kinh tế là hai yếu tố luôn luôn đối kháng và mâu thuẫn với nhau theo kiểu “có cái
này không có cái kia”. Quan điểm này có thể được hiểu theo hai khuynh hướng như sau:

+ Hy sinh môi trường để có phát triển kinh tế được xem là khuynh hướng thứ nhất.
Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20),
phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, mà bỏ qua những yếu tố khác của phát triển như
xã hội, văn hoá, môi trường, con người. Quan điểm "phát triển với bất cứ giá nào" đã trở
nên phổ biến, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả môi trường, xã hội và văn hoá từ
những năm sau thế chiến thứ II. Tổng thống Mỹ Truman (1947) đã cho rằng “chỉ có phát

15
triển kinh tế mới mang lại cho con người hạnh phúc”. Vì vậy, ông được xem như người
đặt nền tảng cho sự phát triển nhưng đã bỏ qua vấn đề môi trường và những hậu quả mà
phát triển kinh tế để lại, đó là việc khai thác cạn kiệt các loại tài nguyên và các vấn đề xã
hội như nghèo đói, bất công bằng xã hội, khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, các
nước ngày càng tăng. Ngay cả trong hiện tại, khi cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc
gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra gay gắt thì khuynh hướng "phát
triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng, đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với
nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển.

Trong hoàn cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hy sinh môi trường và các yếu tố
khác cho phát triển kinh tế. Kết quả là môi trường bị xuống cấp, suy thoái, làm cho cơ sở
của sự phát triển bị thu hẹp, tài nguyên và môi trường bị giảm sút cả số lượng và chất
lượng, trong khi đó dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo
đói, cùng cực của con người.

+ Không phát triển kinh tế để bảo vệ môi trường là khuynh hướng ngược lại. Muốn
bảo vệ môi trường thì phải hạn chế phát triển kinh tế, duy trì sản xuất và tiêu dùng ở mức
thấp, không gây tổn hại cho môi trường thiên nhiên. Đây chính là quan điểm nhận thức
của những người theo “chủ nghĩa môi trường”, với cách đặt vấn đề "Tăng trưởng bằng
không hoặc âm và lý thuyết chủ nghĩa môi trường" (Zero or negative growth and
Environmentalism). Để bảo vệ nguồn tài nguyên hữu hạn, những người này chủ trương
không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học hoặc không đụng chạm vào tài nguyên
thiên nhiên, nhất là tại các điạ bàn chưa được điều tra, quy hoạch đầy đủ. Khuynh hướng
này thể hiện tính không tưởng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài
nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.2.2. Trƣờng phái lạc quan

Khác biệt với nhận thức của những người theo trường phái bi quan, quan điểm của
những người theo trường phái lạc quan cho rằng, phát triển và môi trường không phải là
hai vấn đề luôn luôn đối kháng và mâu thuẩn lẫn nhau. Do đó không thể chấp nhận cách
đặt vấn đề "môi trường hay phát triển" mà phải đặt vấn đề "môi trường và phát triển",
nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia. Các hàm ý
16
trong cách tiếp cận của trường phái lạc quan về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
kinh tế bao gồm:

- Phát triển kinh tế - xã hội đã gây ra những tổn hại cho môi trường.

- Phát triển kinh tế cũng tạo ra những điều kiện cần thiết để bảo vệ môi trường

- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không phải là hai vấn đề đối lập nhau mà
có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, vừa có thể phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ và cải thiện
môi trường.

1.2.2.3. Đƣờng cong Kuznets về môi trƣờng


Tại cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vào tháng
12/1954, Simon Kuznets lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm đường cong Kuznets, mô tả
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Đến năm 1991,
đường cong Kuznets trở thành một phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng
môi trường và thu nhập bình quân đầu người theo thời gian. Các nhà kinh tế đã sử dụng
các dữ liệu về môi trường cũng như thu nhập đầu người ở các quốc gia để nghiên cứu về
mối quan hệ này. Nhiều bằng chứng đã cho thấy, mức độ suy thoái môi trường và mức
thu nhập bình quân đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong hình chữ U ngược
Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển, nhưng
cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt đầu giảm khi mức
thu nhập vượt một ngưỡng nào đó. Đây được gọi là đường cong Kuznets môi trường EKC
(Environmental Kuznets Curve).

Logic của của đường cong EKC khá dễ hiểu. Vào thời kỳ đầu của quá trình công
nghiệp hóa, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng do đặt ưu tiên cao cho việc gia tăng
năng suất đầu ra, và người dân quan tâm nhiều đến việc làm và thu nhập hơn là không khí
hay nguồn nước sạch. Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn nguồn
tài nguyên thiên nhiên và phát thải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm suy thoái môi trường
trầm trọng. Ở các thời kỳ sau của công nghiệp hóa, khi thu nhập tăng lên, người dân có ý
thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi
hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được
nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường.
17
Ngưỡng thu nhập
Ô nhiễm
môi
trường Suy thoái
môi trường

Cải thiện môi trường

EKC

Thu nhập BQ đầu người


Hình 1.3. Đƣờng cong Kuznets về môi trƣờng

Rõ ràng, theo lý thuyết đường cong EKC, sự gia tăng ô nhiễm là không thể tránh
khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu người
làm chính sách nhầm hiểu ý nghĩa của đường cong EKC ở chỗ ô nhiễm không là vấn đề
gì bởi sự tổn hại sẽ tự động phục hồi sau này. Sự phục hồi của chất lượng môi trường có
xảy ra hay không, nhanh hay chậm đòi hỏi người làm chính sách phải đưa ra những quyết
sách đúng đắn trong việc điều phối nguồn ngân sách tăng lên, nâng cao năng lực của hệ
thống quản lý môi trường, nghiên cứu chuyển giao và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ
tiên tiến, nâng cao ý thức cộng đồng...

Ngoài ra, các nhà làm chính sách cũng cần phải chú ý đến ngưỡng phục hồi của
môi trường sinh thái. Nếu như tiếp tục phát triển mà không quan tâm đúng mức đến công
tác BVMT thì có thể sẽ vượt qua ngưỡng phục hồi của hệ sinh thái trước khi đạt đến
ngưỡng chuyển đổi của đường cong EKC. Khi đó, chất lượng môi trường không những
không thể phục hồi trở lại cho dù có thực hiện bất cứ biện pháp nào mà còn có thể tác
động tiêu cực trở lại sự phát triển kinh tế.

18
1.3. Một số vấn đề về hiện trạng môi trƣờng thế giới

1.3.1. Ô nhiễm nƣớc

Tài nguyên nước có trên trái đất tương đối lớn, nhưng do đặc trưng tồn tại và tính
chất của nước nên dẫn đến sự hữu hạn về loại tài nguyên này. Theo ước tính, có tới 97%
tài nguyên nước là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt tồn tại ở những dạng khác nhau:
băng, nước ngầm, ao hồ,... và phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ hoặc các
quốc gia. Hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của con người cũng như
các sự cố môi trường thải vào môi trường nước một lượng các chất thải, và khi các chất
thải này vượt quá khả năng của môi trường nước sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Ví dụ ở
đại dương là nơi tiếp nhận nhiều loại chất thải của con người nhất: có thể từ lục địa theo
các con sông đổ về đại dương,...

* Nguyên nhân:

- Hoạt động sản xuất, sinh hoạt thải các chất thải vào nguồn nước.

- Các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp

- Các sự cố môi trường, ví dụ vận chuyển dầu bị sự cố tràn dầu. ...

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây suy thoái môi trường, và môi trường
sống của con người và các loại sinh vật.

- Anh hưởng đến sức khỏe con người, bệnh tật, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
không đáp ứng được nhu cầu sử dụng...

Ví dụ: Ở Việt Nam, nhiều con sông, các ao hồ lớn đã bị ô nhiễm do nước thải và các
chất thải khác từ các khu công nghiệp, sinh hoạt rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái và các hoạt động kinh tế khác.

- Việt Nam có 13 hệ sinh thái biển, thì hầu hết đã bị ô nhiễm do các hoạt động kinh
tế - kể từ năm 1989 đến nay đã có hơn 20 vụ tràn dầu xảy ra.

19
1.3.2. Ô nhiễm không khí

Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã thải vào môi trường không khí
nhiều loại khí thải độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và khi mức độ ảnh
hưởng này vượt quá khả năng của môi trường thì sẽ gây ra hiện tượng không khí bị ô
nhiễm. Ví dụ: Theo con số thống kê năm 1991 của UNEP:

- Lượng CO2 bình quân đầu người thải vào khí quyển trên thế giới hàng năm là 4,21
tấn: ở Châu Á là 2,11 tấn; Châu Âu là 8,2 tấn và Châu Mỹ là 16,5 tấn.

- Tổng lượng khí Mêtan gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người trên
toàn thế giới là 250 triệu tấn.

- Tổng lượng khí CFC làm thủ tầng Ôzôn là 400.000 tấn.

- Ngoài ra, con người còn thải vào không khí nhiều chất thải khác như: bụi lơ lửng
Pb, CO, NO2, O3, các chất này không chỉ ảnh hưởng trong phạm vị từng khu vực mà nó
có thể di chuyển và ảnh đến các khu vực khác mang tính quốc tế.

* Nguyên nhân:

- Khí thải của các ngành công nghiệp, hoạt động tiêu dùng và các phương tiện giao
thông...

- Bụi công nghiệp và các ngành sản xuất vật chất khác.

- Các vụ hỏa hoạn, chiến tranh, ...

* Hậu quả:

- Gây tác hại đến sức khỏe con người, sinh vật khác.

- Tác động đến môi trường, hệ sinh thái và làm suy thoái chất lượng môi trường.

- Gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất và gây ra hiện tượng tan
băng, dâng mức nước biển.

- Làm thủng tầng Ôzôn, các tia hồng ngoại và tử ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến con
người và sinh vật...

20
1.3.3. Ô nhiễm đất

Đất đai được xem là nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế của con người và cũng là
nơi cư ngụ của các loại sinh vật. Mặc dù vậy, hàng năm diện tích đất bị sa mạc hóa, bị ô
nhiễm bởi các chất thải ngày càng tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của mọi loại
sinh vật và sự phát triển.

* Nguyên nhân:

- Do việc con người ngày càng lạm dụng các hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.

- Các chất trong hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động sản xuất vật chất khác.

- Xử lý các chất thải không đúng tiêu chuẩn, như các chất phóng xạ...

* Hậu quả:

- Làm suy thoái tài nguyên đất, làm giảm độ màu mỡ của đất và làm giảm năng suất
đất đai.

- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sinh vật và quá trình phát triển kinh tế. ..

1.3.4. Ô nhiễm tiếng ồn

Đó là hiện tượng cường độ âm thanh vượt quá mức độ cho phép và gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực cho con người và môi trường.

* Nguyên nhân:

- Do hoạt động sản xuất hoặc sinh hoạt gây tiếng ồn vượt quá mức độ cho phép.

- Do các phương tiện giao thông vận tải.

- Mật độ dân số quá cao...

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác, đến hoạt động kinh tế

- Làm giảm hiệu quả và năng suất lao động.

- Anh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái...

21
1.3.5. Giảm đa dạng sinh học

Các loài động thực vật đã trải qua quá trình tiền hóa hàng trăm triệu năm đã và đang
góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trên trái đất, ổn định
khí hậu, làm sạch nguồn nước, phân hũy các chất thải, gia tăng độ phì nhiêu cho đất...

Sự đa dạng của của môi trường tự nhiên cũng là một nguồn tài nguyên qúy giá cho
các hoạt động kinh tế và sinh hoạt hàng ngày của con người. Sự đa dạng của sinh giới
phong phú như vậy, nhưng hoạt động kinh tế của con người đã dẫn đến sự khai thác quá
mức các loài và hủy hoại hệ sinh thái để phát triển kinh tế. Ví dụ: từ 1700-1980 đất sử
dụng của thế giới đã tăng 4 lần, diện tích rừng đã giảm xuống 20%. Hàng năm có khoảng
20 triệu Ha rừng nhiệt đới ẩm cùng với 5% - 10% các loài của rừng nhiệt đới bị diệt
chủng (UNEP, 1991).

* Nguyên nhân:

- Ô nhiễm đất, nước không khí...

- Săn bắt quá mức trong đó có buôn bán trong nước và quốc tế nhằm thỏa mãn nhu
cầu của con người về thực phẩm, dược liệu, làm cảnh và cả tôn giáo.

- Mất nơi cư trú do những lý do khác nhau, đặc biệt là sự phát triển kinh tế.

* Hậu quả:

- Mất đi nguồn tài nguyên quý giá cho các ngành khoa học, sản xuất ...

- Tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái, môi trường

- Mất đi sự đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến các chức năng khác của chúng trong
môi trường.

1.3.6. Nóng lên toàn cầu

Là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái
Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Theo báo cáo của Ủy ban Liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007, nhiệt độ trái đất đã tăng 0,6 độ C trong
khoảng thời gian từ năm 1901 đến năm 2000. Khi dịch chuyển khoảng thời gian này lên 5

22
năm, từ năm 1906 đến năm 2006, các nhà khoa học đã xác định rằng nhiệt độ đã tăng lên
0,74 độ C.

* Nguyên nhân:

- Sử dụng ngày càng nhiều dầu mỏ và than đá dẫn đến hiện tượng gia tăng nồng độ
CO2 và SO2 trong khí quyển.

- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiện các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừng, nước là lá phổi của hành tinh chúng ta.

- Các hoạt động kinh tế làm ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng trong mọi
thành phần môi trường như không khí, đất, nước...

* Hậu quả:

- Trái đất ngày một nóng lên và núi băng ở hai cực tan chảy, và mực nước biển
ngày một dâng cao, có thể cao từ 25 đến 140 cm. Mực nước tăng lên làm nhấn chìm các
vùng ven biển rộng lớn, mất nhiều vùng sản xuất nông nghiệp và sinh sống của dân cư.

- Thời tiết trên trái đất sẽ đảo lộn, thiên tai ngày càng tăng, tần số bão lũ ngày càng
lớn. Lượng mưa tăng như phân bố không đều gây ra lũ quét và ngập lụt thường xuyên ở
nhiều nơi. Một số vùng khác thì bị hạn hán thường xuyên gây ra hiện tượng sa mạc hóa.
Theo tính toán, hơn 1/3 diện tích đất đai trên thế giới bị khô cằn. Hàng năm có khoảng
50.000 đến 70.000 km2 diện tích đất bị bỏ hóa.

- Hiện tượng đột biến dòng hải lưu gây ra Elnino làm cho nhiệt độ tăng cao, ở nhiều
vùng tăng từ 1- 2 độ so với mức bình quân hàng năm.

- Suy giảm tầng Ôzôn- tầng Ôzôn là một chiếc lưới khổng lồ chặn đứng các tia bức
xạ, như tia bức xạ cực tím gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe con người và sinh vật.
Khi tầng Ôzôn càng mỏng thì các loại tia cực tím có khả năng xuyên qua tầng này càng
tăng và gây ra nhiều bệnh tật cho con người như ung thư da, bệnh về đường hô hấp, làm
suy yếu hệ thống miễn dịch cơ thể.

23
1.4. Một số khái niệm kinh tế học

1.4.1. Cung, cầu và cân bằng thị trƣờng

1.4.1.1. Thị trƣờng

Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người
bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hóa và
dịch vụ. Có nhiều cách để người mua và người bán có thể trao đổi với nhau, có thể qua
chợ địa phương, siêu thị hoặc trao đổi thông qua các phương tiện truyền thông khác như
điện thoại, internet, báo chí. Nhưng một điểm chung nhất là họ đều tìm cách để tối đa hóa
lợi ích của mình. Người bán tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, ngược lại người tiêu dùng
muốn tối đa hóa sự thỏa mãn hay lợi ích mà họ nhận được từ việc mua hàng hóa hay dịch
vụ. Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua là cơ sở để xác
định giá của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủng loại, số
lượng hàng hóa, dịch vụ cần sản xuất, qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ bản phối hợp các
hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và người chủ sở hữu các nguồn lực khan
hiếm. Đây là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.

1.4.1.2. Cầu

Cầu là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng và có khả năng
thanh toán tại một mức giá trong một thời điểm nhất định. Khả năng chi trả của người tiêu
chính là sự ràng buộc về thu nhập –nhân tố giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng. Sự
sẵn lòng chi trả là giá trị hoặc lợi ích mà người tiêu dùng mong muốn nhận được từ việc
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, sự sẵn lòng chi trả, hoặc giá cầu (demand price)
được xem là lợi ích cận biên (MB) của việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa. Lợi ích
cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa tỷ lệ thuận với giá cả, có nghĩa là nếu lợi ích cận
biên của một hàng hóa càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng chi trả một mức giá cao và
ngược lại. Như vậy, đường cầu cũng chính là đường lợi ích cận biên của người tiêu dùng
từ việc tiêu dùng hàng hóa đó.

24
Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại.
Nếu biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị ta sẽ có đường cầu, thông thường đường cầu đổ
xuống từ trái sang phải.

P
D (Demand)

P2

P1

0 Q2 Q1 Q

Hình 1.4. Đƣờng cầu thị trƣờng

Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1

Tại mức giá P2, lượng cầu là Q2

Chúng ta cũng có thể biều thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu, ví
dụ: Q = 300 - 20P

Nếu P1 = 5, thì lượng cầu Q1 = 200 sản phẩm

Nếu P2 = 7 thì lượng cầu Q2 = 160 sản phẩm

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

+ Giá của hàng hóa và dịch vụ đó

+ Thu nhập của người tiêu dùng

+ Giá cả của hàng hóa dịch vụ liên quan và có khả năng thay thế

+ Số lượng người tiêu dùng

+ Thị hiếu của người tiêu dùng

+ Các kỳ vọng về các yếu tố trên

25
1.4.1.3. Cung

Là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người sản xuất sẵn lòng và khả năng cung cấp cho
thị trường tại mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện như
nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại, hay nói cách khác mối quan hệ
giữa lượng cung sản phẩm và giá bán là quan hệ cùng chiều. Khi doanh nghiệp càng tăng
sản lượng (Q) thì tổng chi phí (TC) càng tăng, điều này có nghĩa là tỷ lệ thay đổi giữa
tổng chi phí TC (TC) và tổng sản lượng Q (Q) sẽ gia tăng. Tỷ lệ TC/Q chính là chi
phí sản xuất cận biên (MC), là phần chi phí tăng thêm khi tăng sản xuất thêm một đơn vị
sản lượng (Q). Vì MC tăng theo Q nên doanh nghiệp cần phải trao đổi ở một mức giá cao
hơn cho mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm. Vì vậy, đường cung của doanh nghiệp chính là
đường chi phí sản xuất cận biên MC.

P S (Supply)

0 Q1 Q2 Q

Hình 1.5. Đƣờng cung thị trƣờng


Tại mức giá P1 tương ứng lượng cung sản phẩm, dịch vụ Q1

Tại mức giá P2 tương ứng lượng cung sản phẩm, dịch vụ Q2

Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung bằng hàm cung
sản phẩm.

Ví dụ: Có đường cung sản phẩm A như sau Q = - 10 + 10P, tại mức giá P0 = 1,
lượng cung sản phẩm dịch vụ đó Q = 0. Tại mức giá P1 = 2, lượng cung sản phẩm Q1 = 10
SP. Tại mức giá P = 3, lượng cung sản phẩm, dịch vụ Q = 20, có nghĩa là mức giá càng
cao thì lượng cung sản càng lớn. Đường cung thị trường về một loại hàng hóa sản phẩm
nào đó bằng tổng đường cung của tất cả các cá nhân cung cấp sản phẩm đó. Các yếu tố cơ
26
bản tác động đến đường cung hàng hóa sản phẩm, dịch vụ: Giá của hàng hóa và dịch vụ
đó; Giá của các yếu tố đầu vào sản xuất; Chính sách thuế; Các kỳ vọng về các yếu tố trên

1.4.1.4. Cân bằng thị trƣờng

a. Cân bằng giá và sản lƣợng

Sự tương tác giữa cung và cầu thị trường sẽ xác định được một mức giá cân bằng PE
(Equilibrium Price). Mức giá PE là mức giá mà tại đó lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ của
người tiêu dùng QD đúng bằng với lượng cung về hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất Q S,
hay QD = QS. Tại mức giá PE sẽ xác định được sản lượng cân bằng QE (Equilibrium
Quantity) – đây là mức sản lượng cân bằng mà tại đó lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích
của người tiêu dùng sẽ đạt giá trị lớn nhất. Nếu biểu diễn trên đồ thị thì điểm cân bằng sản
lượng được xác định bởi giao điểm giữa đường cung và đường cầu sản phẩm, dịch vụ đó
(Hình 1.6).
P

S
P2
E
PE
P1
D

0 QS QE QD Q

Hình 1.6. Cân bằng thị trƣờng

b. Sự điều chỉnh của thị trƣờng

Nếu giá thị trường của một hàng hóa, dịch vụ không đạt ở điểm cân bằng thì
QD≠QS và khi đó được xem là thị trường về hàng hóa, dịch vụ đó ở trạng thái mất cân
bằng (disequilibrium). Điều này dẫn đến người tiêu dùng và người sản xuất luôn có một
động cơ để điều chỉnh về trạng thái cân bằng thị trường. Sự điều chỉnh này phụ thuộc vào
sự chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

- Tình trạng thiếu hụt: Nếu mức giá thấp hơn giá cân bằng PE, thì lúc đó xảy ra
tình trạng dư cầu (excess demand) và điều này có nghĩa là QD > QS. Kết quả là sự thiếu
27
hụt về sản lượng cung, tương ứng với phần chênh lệnh QD - QS. Trong trường hợp này,
người tiêu dùng muốn có lượng hàng hóa lớn hơn so với lượng cung QS, và phản ứng của
người sản xuất được thể hiện ở việc sẵn lòng gia tăng lượng cung. Khi lượng cung hàng
hóa tăng, thì đường cung sẽ di chuyển tăng cùng với sự gia tăng về giá bán. Quá trình di
chuyển này sẽ dừng lại cho đến khi mức giá đạt ở mức cân bằng.

- Tình trạng dƣ thừa: Khi mức giá cao hơn giá cân bằng PE, thì xảy ra tình trạng
dư cung (excess supply), nghĩa là QS>QD. Các doanh nghiệp sẽ có động cơ hạ thấp giá để
giảm lượng hàng dư thừa. Mức giá được cắt giảm cho đến khi lượng hàng hóa dư thừa
được bán hết và sẽ dừng lại ở điểm cân bằng thị trường.

1.4.2. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế

Tiêu chuẩn được xem là tham chiếu trong phân tích kinh tế. Dựa trên tiêu chuẩn,
chúng ta có thể xem xét khả năng phân bổ hợp lý các nguồn lực của một đơn vị sản xuất,
điều này được gọi là tiêu chuẩn hiệu quả phân bổ (allocative efficiency). Mặt khác, khi
đánh giá khả năng tiết kiệm các nguồn lực trong quá trình sản xuất thì được gọi là tiêu
chuẩn hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency). Các tiêu chuẩn này được áp dụng rất phổ
biến trong các môn học như: Kinh tế học, Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế Môi trường…

Trong phạm vi môn học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêu chuẩn hiệu quả phân bổ.
Khi một hệ thống thị trường sử dụng các nguồn lực đạt tiêu chuẩn thì không chỉ được thể
hiện trong sản xuất hay tiêu dùng mà còn thể hiện trên giác độ môi trường. Một câu hỏi
được đặt ra là tiêu chuẩn phân bổ nguồn lực được đánh giá như thế nào? Câu trả lời là cần
phải thông qua một thủ tục liên quan đến hai nội dung:

- Đánh giá lợi ích – chi phí (Assessment of benefits and costs)

- Sử dụng phân tích biên (Use of marginal analysis).

Hai nội dung này sẽ được sử dụng để xem xét các vấn đề ra quyết định của các chủ
thể trong nền kinh tế và điều kiện cân bằng cạnh tranh theo hai cấp độ, đó là: cấp độ thị
trường và cấp độ doanh nghiệp.

28
1.4.2.1. Phân bổ nguồn lực ở cấp độ thị trƣờng

Tại điểm cân bằng, chúng ta đều biết rằng đó là giao điểm giữa đường cung và cầu
thị trường. Khi tiếp cận từ phía cầu thị trường, giá cả di chuyển dọc theo đường cầu, trong
khi đó đường cầu đo lường lợi ích cận biên của người tiêu dùng. Mỗi mức giá cầu đo
lường lợi ích tăng thêm mà người tiêu dùng kỳ vọng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa.
Ngược lại, khi tiếp cận về phía cung, giá cả đo lường chi phí kinh tế. Vì đường cung ở
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là tổng cộng theo chiều ngang các đường chi phí cận
biên MC của các doanh nghiệp, do đó mỗi mức giá cung thể hiện chi phí các nguồn lực
tăng thêm khi tăng sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí kinh tế bao gồm chi phí
bằng tiền và chi phí không bằng tiền dựa trên việc sử dụng thay thế các nguồn lực kinh tế.

Tại điểm cân bằng thị trường cạnh tranh, giá trị xã hội của hàng hóa sẽ bằng với
giá trị của các nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa đó, tương ứng với MB = MC. Điều này
có nghĩa là hiệu quả phân bổ đã đạt được. Hiệu quả phân bổ đòi hỏi giá trị xã hội tăng
thêm khi tăng thêm một đơn vị hàng hóa bằng với những gì xã hội phải tăng thêm các
nguồn lực để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

1.4.2.2. Phân bổ nguồn lực ở cấp độ doanh nghiệp

Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp định hướng đầu ra để đạt được mục tiêu
đó. Chúng ta đều biết rằng, tổng lợi nhuận (  ) = tổng doanh thu (TR) – tổng chi phí (TC),
trong đó TR = P.q, và tổng chi phí TC bao gồm tất cả các chi phí cần thiết để sản xuất ra
sản phẩm. Chính vì thế, khi tiếp cận theo quan điểm doanh nghiệp thì lợi ích được đo
lường bởi doanh thu và chi phí. Nếu doanh nghiệp tăng sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm mà tại đó doanh thu tăng nhiều hơn chi phí thì các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng
mức sản xuất. Ngược lại, nếu chi phí tăng nhiều hơn doanh thu thì các doanh nghiệp sẽ
giảm sản xuất. Các doanh nghiệp không có động cơ tiếp tục tăng sản xuất khi lượng thay
đổi doanh thu (TR) bằng với lượng thay đổi chi phí (TC). Tại điểm này, phần thay đổi
lợi nhuận (  ) từ việc sản xuất ở đơn vị cuối cùng là bằng 0, và bất cứ sự gia tăng thêm
đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận sẽ giảm xuống tương ứng. Do đó, tại điểm này lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ đạt giá trị lớn nhất.

29
Các vấn đề ra quyết định của doanh nghiệp nói trên phụ thuộc vào sự thay đổi
trong các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và được gọi là phân tích cận biên. Các chỉ
tiêu phân tích biên bao gồm:

- Doanh thu biên MR (marginal revenue) là mức thay đổi doanh thu TR khi tiêu
thụ thêm một đơn vị sản phẩm, tức là MR = TR/(q) = dTR/dq.

- Chi phí cận biên MC (marginal cost) là sự thay đổi của tổng chi phí sản xuất khi
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, hay MC = TC/q = dTC/dq.

- Lợi nhuận biên M là phần chênh lệch giữa doanh thu biên và chi phí biên,
M = MR - MC

Như vậy, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ đưa ra
các quyết định lựa chọn tuân theo các nguyên tắc như sau:

- Doanh nghiệp tăng sản xuất khi MR > MC hay M > 0.

- Doanh nghiệp giảm sản xuất khi MR < MC, hay M < 0.

- Doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối đa khi MR = MC, hay M =0.

Mức sản lượng đầu ra tối ưu của doanh nghiệp đạt được khi lợi ích cận biên mang
lại cho doanh nghiệp (MR) bằng với chi phí của các nguồn lực để sản xuất ra sản lượng
đầu ra đó (MC). Mặc dù doanh thu biên MR là lợi ích cận biên của doanh nghiệp, nhưng
khác với lợi ích xã hội. Doanh thu cận biên chỉ được đo lường bởi giá thị trường. Thật
vậy, hành vi lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả phân bổ nếu MR = P, và
điều này chỉ đúng với trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp
là người chấp nhận giá (price taker) và phải đối mặt với mức giá không đổi. Vì vậy, mỗi đơn
vị sản phẩm bán ra làm tăng doanh thu bằng với giá bán đơn vị hàng hóa đó trên thị trường,
tức là P = MR. Do đó, điều kiện để doanh nghiệp đạt được hiệu quả phân bổ sẽ là:

- Tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: P = MR

- Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: P = MC.
30
1.4.3. Đo lƣờng phúc lợi

1.4.3.1. Thặng dƣ của ngƣời tiêu dùng

Thặng dư của người tiêu dùng là lợi ích ròng có được khi tiêu dùng một đơn vị hàng
hóa, dịch vụ nào đó, và được ước lượng bởi phần chênh lệch giữa giá sẵn lòng chi trả và
giá thực trả. Như vậy, thặng dư người tiêu dùng phụ thuộc vào hai loại giá: giá sẵn lòng
chi trả (willing to pay) và giá thực trả (actually paid). Các loại giá mà người tiêu dùng sẵn
lòng chi trả cho lượng hàng hóa dịch vụ được xác định bằng đường cầu (D) và được gọi là
giá cầu (demand price). Mỗi mức giá cầu chính là lợi ích cận biên (MB) của người tiêu
dùng. Ngược lại, mức giá mà người tiêu dùng thực trả chính là giá thị trường (market
price) được hình thành từ quan hệ cung cầu trên thị trường.

E
P*

0 Q* Q

Hình 1.7. Thặng dƣ tiêu dùng

Có hai sự khác biệt cơ bản giữa hai loại giá này. Thứ nhất, sự khác biệt về sự hình
thành: Giá cầu (MB) được xác định từ phía cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, giá thị
trường (P) được hình thành từ quan hệ cung cầu, đó là mức giá thỏa thuận giữa người
mua và người bán ở trên thị trường. Thứ hai, mặc dù có nhiều mức giá cầu khác nhau,
nhưng chỉ có duy nhất một mức giá thị trường dùng để trao đổi cho tất cả các đơn vị hàng
hóa. Vì vậy, người tiêu dùng nhận được thặng dư từ mỗi đơn vị hàng hóa được mua về tại
mức giá cầu (là mức giá cao hơn mức giá thị trường) .

31
Trong hình vẽ 1.7, tổng lợi ích của việc tiêu dùng được tính bằng diện tích hình
OAEQ*. Người tiêu dùng khi quyết định việc chi tiêu của mình bằng việc sử dụng một số
loại hàng hóa đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích nên sẽ tiêu dùng hàng hóa cho đến khi
lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa cuối cùng phải bằng giá phải trả cho đơn vị hàng hóa
đó. Người tiêu dùng không mua nhiều hàng hóa hơn Q* vì lợi ích cận biên của những đơn
vị hàng hóa này cũng như sự sẵn lòng chi trả cho hàng hóa đó (WTP) nhỏ hơn mức giá
mà người tiêu dùng sẽ phải trả nếu tiêu dùng chúng.

Đối với những đơn vị hàng hóa nhỏ hơn Q* , người tiêu dùng được hưởng lợi ích cận
biên lớn hơn P* nên cũng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn P* cho việc tiêu dùng hàng
hóa đó. Nhưng thực tế người tiêu dùng chỉ phải trả tại mức giá P* cho khối lượng hàng
hóa tiêu dùng, Vì vậy, thặng dư của người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ phải
trả, tổng thặng dư tiêu dùng bằng với diện tích hình tam giác gạch chéo P*AE.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta có thể tìm hiểu qua một ví dụ như sau:
Giả sử có thông tin về giá bán đơn vị sản phẩm trên thị trường về sản phẩm nước uống
tinh khiết có giá là 2$, và đường cầu của người tiêu dùng trên thị trường sản phẩm nước
uống tinh khiết được biểu diễn dưới dạng hàm số: QD = -100P + 1000.

10 W
b Lợi ích ròng từ việc tiêu dùng đơn vị sản
9,99
phẩm thứ nhất đúng bằng 7,99$

Đường giá thị trường


Thặng dư
tiêu dùng

2 Y
X a
D
0
1 800 1000 Q (Sản phẩm nước uống tinh khiết)

Hình 1.8. Kết quả tính toán thặng dƣ ngƣời tiêu dùng
Quan sát ở hình 1.8 cho thấy, Các mức sản phẩm nhỏ hơn Q = 800, giá cầu cao hơn
so với giá thị trường (P=2$). Vì vậy, mỗi đơn vị tiêu dùng nằm trong mức sản phẩm này
sẽ mang lại thặng dư tiêu dùng. Ví dụ, ở đơn vị sản phẩm thứ nhất, người tiêu dùng sẵn
lòng chi trả 9,99$ dựa trên thông tin hàm cầu thị trường về sản phẩm nước uống tinh

32
khiết, nhưng họ chỉ thực trả với giá là 2$. Điều này có nghĩa là họ đã nhận được một
khoản lợi ích ròng từ việc tiêu dùng đơn vị hàng hóa thứ nhất, đúng bằng phần chênh lệch
giữa 9,99$ và 2$, hay đúng bằng 7,99$. Nếu biểu diễn trên đồ thị, phần chênh lệch này
được đo bằng khoảng cách từ đường cầu đến đường giá thị trường (P=2$) tại điểm Q=1,
đó chính là đoạn thẳng ab.

Khi người tiêu dùng nhận được lợi ích ròng từ mỗi đơn vị hàng hóa tiêu dùng nhỏ
hơn hoặc bằng Q=800 thì tổng thặng dư mang lại cho họ được tính bằng diện tích nằm
trên đường giá và dưới đường cầu, hay diện tích tam giác WYX = ½ x 800 x 8 = 3.200$.
Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích nằm phía dưới đường cầu chính là tổng lợi ích từ
việc tiêu dùng, và phần diện tích hình chữ nhật nằm dưới đường giá thị trường được gọi là
chi phí tiêu dùng. Vì vậy, chênh lệch giữa tổng lợi ích và chi phí tiêu dùng chính là lợi ích
ròng của người tiêu dùng, hay còn gọi là thặng dư tiêu dùng.

1.4.3.2. Thặng dƣ của ngƣời sản xuất

Thặng dư sản xuất được định nghĩa là lợi nhuận ròng của nhà sản xuất được ước tính
bởi sự chênh lệch giữa giá thị trường (P) của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ so với chi phí
cận biên (MC) để sản xuất ra đơn vị hàng hóa, dịch vụ đó.

P
S=MC

E
P*

0 Q* Q
Hình 1.9. Thặng dƣ của ngƣời sản xuất

Trên cở sở tiếp cận từ phía cung, tại điểm cân bằng thị trường giá bán của một đơn
vị hàng hóa đúng bằng với chi phí cận biên để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó (P = MC).
Ở hình 1.9, tại mức giá thị trường cân bằng P* người sản xuất sẵn lòng cung cấp với
lượng hàng hóa, dịch vụ Q*. Đối với những đơn vị hàng hóa nhỏ hơn Q* thì chi phí sản
33
xuất cận biên của các đơn vị hàng hóa đó thấp hơn giá bán (MC < P). Do đó, các doanh
nghiệp sẵn sàng cung ứng các đơn vị hàng hóa nhỏ hơn Q * theo theo tín hiệu của thị
trường. Mức giá mà các doanh nghiệp sẵn lòng chấp nhận (willing to accept) cho các đơn
vị hàng hóa chính là giá cung (supply price), và chính mức giá này được phản ánh bằng
đường chi phí cận biên MC. Vì vậy, tại mỗi đơn vị hàng hóa thấp hơn Q *, các doanh
nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận – là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất cận
biên. Trên hình vẽ 1.9, thặng dư sản xuất của các doanh nghiệp từ việc cung cấp cho thị
trường một lượng hàng hóa Q* đúng bằng diện tích tam giác BP*E.
Đường giá
P
S = MC

X c Y
2
Thặng dư SX
Lợi nhuận ròng từ việc
sản xuất sản phẩm thứ
nhất = 1,602$

0,398 d
0,4 Z

0 1 800 Q (Sản phẩm nước uống tinh khiết)


Hình 1.10. Kết quả tính toán thặng dƣ của ngƣời sản xuất

Xét ví dụ minh họa: Giả sử có thông tin về đường cung của một doanh nghiệp sản
xuất nước uống tinh khiết có dạng: QS = 500P – 200, và giá bán đơn vị sản phẩm nước
uống tinh khiết trên thị trường có giá là 2$. Hình 1.10 cho thấy, tại mỗi đơn vị sản lượng
Q ≤ 800, nhà sản xuất sẽ đạt được thặng dư đúng bằng phần chênh lệch giữa giá bán và
chi phí cận biên MC. Tại đơn vị sản phẩm thứ nhất (Q=1), chi phí sản xuất cận biên MC =
0,398, trong khi đó giá bán trên thị trường của đơn vị sản phẩm này là 2$, vì vậy lợi
nhuận của doanh nghiệp khi cung ứng ra thị trường ở đơn vị sản phẩm thứ nhất chính là
phần dư của hiệu số giữa P=2$ và MC=0,398$, hay bằng 1,602$. Quan sát trên đồ thị cho
thấy, phần lợi nhuận này chính là đoạn thẳng tính từ đường cung (S=MC) đến đường giá
thị trường (P=2$) tại Q = 1 và được ký hiệu là đoạn thẳng cd.

34
Tại mức cân bằng Q=800, tổng thặng dư của người sản xuất được tính bằng tổng các
đoạn thẳng từ đường MC đến đường giá thị trường tương ứng với mỗi mức sản lượng
Q≤800, hay bằng diện tích tam giác XYZ = ½ x 800 x 1,6 = 640$.

1.4.3.3. Thặng dƣ xã hội

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản
xuất chính là lợi ích đạt được từ cả phía cầu và cung thị trường, và được gọi là thặng dư
xã hội. Trong hình vẽ 1.11, chúng ta giả định việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ trong điều kiện không có xuất hiện ngoại ứng thì thặng dư xã hội được tính bằng diện
tích tam giác ABE, hay bằng diện tích (a + b).

A
S
a
*
E
P
b

B D

0 Q* Q
Hình 1.11. Thặng dƣ xã hội

Chúng ta cũng có thể thấy rằng tại mức giá P* và sản lượng Q*, lợi ích ròng xã hội là
lớn nhất vì tại đây chi phí cận biên bằng với lợi ích cận biên, là mức mà người tiêu dùng
thu lợi được nhiều nhất và người sản xuất cũng thu được nhiều lợi ích nhất. Điều đó có
nghĩa là nếu có sự biến động nào về giá cả và sản lượng tiêu thụ lớn hơn hoặc nhỏ hơn
điểm cân bằng E đều ảnh hưởng đến lợi ích ròng xã hội và sẽ nhỏ hơn diện tích tam giác
ABE; và sự mất mát lợi ích ròng xã hội đó được gọi là “Phần mất không” vì người tiêu
dùng và người sản xuất đều không nhận được bất cứ lợi ích nào.

Trở lại ví dụ về thị trường sản phẩm nước uống tinh khiết, trong trường hợp này xã hội
sẽ đạt được giá trị thặng dư lớn nhất và được tính theo công thức: SS = CS + PS = 3.200 +
640 = 3.840$.
35
1.4.4. Giá sẵn lòng chi trả và giá sẵn lòng chấp nhận

Thị hiếu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa dịch vụ nào đó được thể hiện ở
mức giá mà họ sẵn lòng chi trả để có được hàng hóa đó hoặc bằng mức giá tối thiểu mà
họ sẵn lòng chấp nhận để từ bỏ việc sử dụng hàng hóa đó. Chính vì vậy thị hiếu của cá
nhân là cơ sở để đo lường lợi ích hoặc thiệt hại. Như vậy chúng ta có hai cách để đo
lường lợi ích. Một cách dựa vào giá sẵn lòng chi trả (WTP) và cách khác dựa vào giá tối
thiểu sẵn lòng chấp nhận (WTA). Tương tự, chúng ta có hai cách đo lường/định giá thiệt
hại dựa vào WTP và WTA. Cách đo lường như vậy cho phép chúng ta xác định được giá
trị của các “hàng hóa” mà không thể mua bán thông qua thị trường.

* WTP và WTA đƣợc sử dụng để đo lƣờng giá trị tiền tệ của lợi ích:

- WTP là số tiền tối đa sẵn lòng chi trả để được hưởng lợi ích từ một sự thay đổi nào
đó (quyền sở hữu không thuộc đối tượng bị ảnh hưởng).

- WTA là số tiền tối thiểu sẵn lòng chấp nhận để từ bỏ việc hưởng lợi từ một sự thay
đổi nào đó (quyền sở hữu thuộc đối tượng bị ảnh hưởng).

* WTP và WTA đƣợc sử dụng để đo lƣờng giá trị tiền tệ của thiệt hại:

- WTP là số tiền tối đa sẵn lòng chi trả để ngăn ngừa thiệt hại nào đó (quyền sở hữu
không thuộc đối tượng bị ảnh hưởng).

- WTA là số tiền tối thiểu sẵn lòng chấp nhận để chịu đựng một thiệt hại nào đó
(quyền sở hữu thuộc đối tượng bị ảnh hưởng).

1.5. Ngoại ứng và thất bại thị trƣờng

1.5.1. Khái niệm ngoại ứng

Trong Tiếng việt, thuật ngữ “ngoại ứng” có thể được hiểu theo nhiều cách khác
nhau, có thể là “ảnh hưởng ngoại vi” hoặc “tác động bên ngoài”. Trong một số môn học
như kinh tế cộng cộng, kinh tế môi trường thì “ngoại ứng” được xem là thuật ngữ khoa
học và được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.

36
Vậy câu hỏi được đặt ra là ngoại ứng xảy ra trong các trường hợp nào? Tại sao
chúng ta gọi là ngoại ứng? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu 2 ví dụ có thể
xảy ra trong thực tế như sau:

Ví dụ 1: Trường hợp nhà máy sản xuất giấy. Trong quá trình sản xuất, nhà máy đã
xả chất thải xuống sông và gây ô nhiễm môi trường. Các thiệt hại do ô nhiễm dòng sông
có thể được kể đến như: giảm đa dạng các loài sinh vật sinh sống trong dòng sông; giảm
sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của các ngư dân; tăng chi phí y tế do các hộ
dân mắc phải các căn bệnh ngoài da.v.v..Tất cả những tác động bất lợi này đã làm cho thu
nhập của các ngư dân giảm xuống.

Ví dụ 2: Xét ví dụ minh họa về Chương trình phát triển rừng trồng sản xuất của các
hộ gia đình ở miền núi: ngoài mục đích sản xuất gỗ, việc gia tăng diện tích rừng trồng đã
tạo ra nhiều lợi ích khác cho xã hội như: cải thiện khí hậu, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất,
giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ đa dạng sinh học v.v. Những tác động có lợi kể trên đã góp
phần cải thiện năng suất sản xuất nông nghiệp, làm tăng thu nhập của nông dân, ổn định
đời sống người dân.

Từ 2 ví dụ này cho thấy, khi một chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế không chỉ
tạo ra những lợi ích cho bản thân chủ thể đó mà còn có thể gây ra các ảnh hưởng bên
ngoài đối với các chủ thể khác trong xã hội. Ở ví dụ 1, lợi ích của việc xả chất thải không
qua xử lý xuống dòng sông chính là lợi nhuận tăng lên do tiết kiệm chi phí sản xuất thông
qua giảm chi phí xử lý chất thải. Tuy nhiên, hành động xả chất thải xuống dòng sông đã
tác động ra bên ngoài theo hướng bất lợi cho các ngư dân, đó là thu nhập của ngư dân đã
giảm xuống. Xét tình huống ở ví dụ 2, lợi ích trực tiếp mang lại cho các hộ trồng rừng sản
xuất có thể là nguồn thu nhập từ việc bán gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ. Bên cạnh đó,
hoạt động sản xuất này cũng tác động ra bên ngoài theo hướng có lợi cho cộng đồng, cụ
thể là làm tăng thu nhập cho những người dân không tham gia trực tiếp vào hoạt động
trồng rừng.

Mặc dù chiều hướng tác động của 2 hoạt động kinh tế kể trên là khác nhau, nhưng
điểm giống nhau được thể hiện ở chỗ là các chủ thể tạo ra các ảnh hưởng/tác động đó đều
không cố ý và người bị ảnh hưởng không được bồi thường (ở ví dụ 1) hoặc không phải
37
bồi thường (ở ví dụ 2). Những ảnh hưởng bên ngoài này được gọi là ngoại ứng/ảnh hưởng
ngoại vi.

Vậy ngoại ứng là gì? Ngoại ứng (externalities) là ảnh hƣởng do hoạt động của
một chủ thể (đơn vị, cá nhân) gây nên một cách không cố ý đối với một hay nhiều
chủ thể khác và ngƣời bị ảnh hƣởng không đƣợc bồi thƣờng hoặc không phải bồi
thƣờng.

1.5.2. Đặc điểm ngoại ứng

Dựa trên khái niệm, chúng ta có thể nhận thấy ngoại ứng có những đặc điểm cơ
bản như sau:

- Điều kiện để ngoại ứng tồn tại khi và chỉ khi: (1) ảnh hưởng không cố ý; (2)
người bị ảnh hưởng không được bồi thường hoặc không phải bồi thường.

- Ngoại ứng có thể xảy ra trong sản xuất hoặc ngoại ứng có thể xảy ra trong tiêu dùng.

- Ngoại ứng được phân thành 2 loại: ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.

+ Ngoại ứng tích cực: Xuất hiện khi quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một chủ
thể tạo ra lợi ích cho chủ thể khác mà không nhận được những khoản thù lao thỏa đáng cho
việc đó.

+ Ngoại ứng tiêu cực: Xuất hiện khi quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một
chủ thể gây ra những tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, hoặc
bồi hoàn cho những tổn thất, thiệt hại đó. Nói cách khác, ngoại ứng tiêu cực xuất hiện khi
hoạt động của một bên áp đặt những chi phí cho một bên khác.

- Nếu xem xét ở góc độ xã hội, các ngoại ứng (tích cực hoặc tiêu cực) đều phi hiệu quả.

1.5.3. Phi hiệu quả do tồn tại ngoại ứng

Sự tồn tại ngoại ứng đã tạo ra lợi ích (ngoại ứng tích cực) hoặc chi phí (ngoại ứng
tiêu cực) cho các chủ thể khác. Người bị ảnh hưởng ngoại ứng tích cực không phải thanh
toán bất cứ khoản tiền nào cho chủ thể tạo ra những ảnh hưởng có lợi đó, hoặc người bị
ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực không nhận được tiền bồi thường từ chủ thể tạo ra những
ảnh hưởng bất lợi. Chính vì vậy, sự tồn tại ngoại ứng dù là tích cực hay tiêu cực trong bất
38
cứ hoạt động sản xuất hay tiêu dùng cũng làm chênh lệch giữa lợi ích hay chi phí của cá
nhân và lợi ích hay chi phí của xã hội. Cân bằng thị trường không còn phản ánh chính xác
lợi ích và chi phí cũng như giá cả và sản lượng sản xuất mà xã hội mong muốn. Khi xuất
hiện ngoại ứng tiêu cực, sản lượng sản xuất quá nhiều so với mức sản lượng xã hội mong
muốn. Ngược lại, khi xuất hiện ngoại ứng tích cực thì sản lượng sản xuất thấp hơn mức
sản lượng mà xã hội mong muốn. Chúng ta có thể tìm hiểu nội dung này qua hai trường
hợp như sau:

1.5.3.1. Trƣờng hợp ngoại ứng tiêu cực

Chúng ta xem xét ví dụ về nhà máy sản xuất giấy, với giả thiết nhà máy xả nước thải
xuống dòng sông và gây ô nhiễm môi trường. Giả sử, cứ một đơn vị sản phẩm giấy được sản
xuất tạo ra một đơn vị ô nhiễm. Trên hình vẽ 1.12, đường cung S thể hiện chi phí cá nhân cận
biên của việc sản xuất sản phẩm giấy ở các mức sản lượng khác nhau (S = MPC). Đường cầu
D chính là đường lợi ích cận biên của người tiêu dùng sản phẩm giấy (D = MPB).

MSC = MPC+MEC

E S= MPC
Ps

MEC
Pp
B

D = MPB = MSB

0 Qs Qp
Q
Hình 1.12. Ngoại ứng tiêu cực

Thực tế, lượng chất thải xả xuống dòng sông vượt quá khả năng tự điều chỉnh của
môi trường và gây ra những những thiệt hại cho xã hội. Điều này được thể hiện qua
đường chi phí ngoại ứng cận biên MEC (Marginal Externalities Cost). MEC thể hiện giá

39
trị bằng tiền của thiệt hại do một đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm áp đặt cho xã hội. Như
vậy, chi phí xã hội cận biên để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giấy bao gồm chi phí sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm giấy của nhà máy cộng với chi phí ngoại ứng cận biên do
đơn vị sản phẩm giấy đó tạo ra. Nếu gọi MSC là chi phí sản xuất cận biên xã hội
(Marginal Social Cost), thì MSC được tính theo công thức: MSC = MPC + MEC. Mặt
khác, với giả thiết là không có ngoại ứng tích cực nên lợi ích cận biên cá nhân MPB bằng
lợi ích cận biên xã hội MSB (Marginal Social Benefit), MPB = MSB = D.

Hình 1.12 cho thấy, QS là mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội. Tại mức sản
lượng này, lợi ích cận biên xã hội MSB bằng chi phí sản xuất cận biên xã hội MSC tại
mức sản lượng (MSB = MSC). Tuy nhiên, quyết định sản xuất của nhà máy sản xuất giấy
dựa vào tín hiệu của thị trường cạnh tranh, tức là thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
tại mức sản lượng mà ở đó lợi ích cận biên cá nhân bằng với chi phí sản xuất cận biên cá
nhân, tương ứng mức sản lượng QP (MPB = MPC). Mức sản lượng QP cao hơn so với
mức sản lượng hiệu quả xã hội QS đúng bằng một lượng ΔQ = QP - QS. Với bất cứ mức
sản lượng nằm trong khoảng từ Qs đến Qp thì phúc lợi xã hội đều bị tổn thất vì ở đó chi
phí xã hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giấy lớn hơn lợi ích tiêu dùng từ sản phẩm
này mang lại. Hay nói cách khác, MSB < MSC. Việc nhà máy quyết định sản xuất ở mức
Qp thay vì ở Qs đã tạo ra một sự tổn thất phúc lợi xã hội bằng diện tích tam giác EAB.

Kết quả phân tích trên cho thấy, sự tồn tại của ngoại ứng tiêu cực sẽ dẫn đến sản
phẩm sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội. Khi không có sự kiểm soát ô nhiễm thì
mức ô nhiễm vượt quá khả năng tự điều chỉnh của môi trường. Bên cạnh đó, giá sản phẩm
quá thấp và không phản ánh đủ chi phí sản xuất của xã hội.

1.5.3.2. Trƣờng hợp ngoại ứng tích cực

Chúng ta tiếp tục xét ví dụ về Chương trình phát triển rừng trồng sản xuất của các hộ
gia đình: ngoài mục đích sản xuất gỗ, việc gia tăng diện tích rừng trồng đã tạo ra nhiều lợi
ích khác cho xã hội như: cải thiện khí hậu, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, giảm hạn hán, lũ
lụt, bảo vệ đa dạng sinh học v.v. nhờ đó có thể cải thiện mùa màng, làm tăng thu nhập của
nông dân, ổn định đời sống người dân. Những ảnh hưởng tích cực trên đã xảy ra một cách

40
không cố ý và người được hưởng lợi ích không phải bồi thường cho những lợi ích đã mang
lại. Như vậy, những ảnh hưởng đó được xem là ngoại ứng tích cực.

Những lợi ích từ Chương trình phát triển rừng trồng sản xuất đã mang lại cho cộng
đồng ngoài mục đích lấy gỗ được thể hiện qua đường lợi ích ngoại ứng cận biên MEB
(Marginal Externalities Benefit). MEB thể hiện giá trị bằng tiền của lợi ích do một đơn vị
diện tích rừng trồng mang lại cho xã hội. Do đó, lợi ích cận biên xã hội (MSB) sẽ bằng lợi ích
do việc tiêu dùng gỗ cộng với lợi ích ngoại ứng do Chương trình trồng rừng mang lại: MSB =
MPB + MEB. Mặt khác, do không có ngoại ứng tiêu cực nên đường chi phí sản xuất cận biên
cá nhân của việc trồng rừng bằng chi phí sản xuất cận biên xã hội (S = MPC = MSC).

P
S = MPC = MSC
A

Ps E
Pp B

MSB = MB + MEB
D=MB
MEB

0 Qp Qs Q
Hình 1.13. Ngoại ứng tích cực

Quan sát trên hình 1.13 cho thấy, mức sản lượng QS là mức sản lượng mà xã hội
mong muốn, bởi vì tại mức sản lượng này, lợi ích cận biên xã hội MSB bằng chi phí sản
xuất cận biên xã hội MSC (MSB = MSC). Trong khi đó, người trồng rừng sẽ quyết định
sản xuất tại mức sản lượng Qp để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tại mức sản
lượng QP thì chi phí sản xuất biên của người trồng rừng bằng với lợi ích cận biên từ việc
tiêu dùng gỗ (MPC = MPB). So với mức sản lượng hiệu quả xã hội (QS) thì lượng gỗ
được sản xuất ra là quá thấp. Như vậy, thị trường đã thất bại trong việc đạt được mức hoạt
động kinh tế tối ưu theo quan điểm của xã hội. Cụ thể là theo thông tin từ thị trường,
người sản xuất có xu hướng sản xuất ít hơn so với mức sản lượng mà xã hội mong muốn.

41
Tương ứng với mỗi mức sản lượng nhỏ hơn Qs thì chi phí sản xuất biên của việc trồng
rừng thấp hơn so với lợi ích cận biên của xã hội về tiêu dùng sản phẩm gỗ. Hay nói cách
khác, lượnng cung sản xuất của các hộ trồng rừng không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng theo
quan điểm xã hội. Chính vì vậy, tại mức sản lượng QP, xã hội bị tổn thất một khoản phúc lợi
có giá trị bằng diện tích tam giác EAB.

Câu hỏi ôn tập chƣơng I

1. Phân tích sự tác động qua lại giữa nền kinh tế và môi trường?

2. Trình bày các khái niệm: Cung, cầu, cân bằng thị trường, thặng dư sản xuất,
thặng dư tiêu dùng? Giải thích khi nào thì một sự phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto?

3. Khái niệm ngoại ứng? Giải thích tại sao khi xuất hiện yếu tố ngoại ứng nền kinh
tế là không hiệu quả hay nói cách khác sản lượng thực tế sản xuất khác với mức sản lượng
tối ưu của nền kinh tế ?

42
CHƢƠNG II. KINH TẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG

2.1. Mức ô nhiễm tối ƣu

2.1.1. Khái niệm

Trong Chương I, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trường. Theo Luật
bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2015, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường là các chất gây ô nhiễm, những chất độc hại được thải ra từ sinh hoạt, trong quá
trình sản xuất hay các hoạt động khác.

Một câu hỏi được đặt ra là môi trường bị ô nhiễm khi nào, hay nói cách khác khi
nào chúng ta nói môi trường bị ô nhiễm? và khi nào môi trường chưa bị ô nhiễm?

- Trường hợp môi trường bị ô nhiễm: Khi chất lượng môi trường bị thay đổi đến
mức làm cho tính năng tác dụng và mục đích sử dụng môi trường không được đảm bảo
như trước đây.

- Trường hợp môi trường chưa bị ô nhiễm: Khi môi trường có thể bị nhiễm các
chất gây ô nhiễm nhưng tính năng, tác dụng và mục đích sử dụng của môi trường vẫn
đảm bảo thì khi đó môi trường vẫn chưa bị ô nhiễm.

Như vậy, ô nhiễm môi trường sẽ gây ra những tác động xấu đến các thành phần
môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động sản xuất và phúc lợi của con người
nói chung. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, những người theo quan điểm bảo
tồn sinh thái cho rằng cần lựa chọn một trong hai mục tiêu “phát triển hoặc môi trường”,
và không có sự tồn tại mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Tuy nhiên, theo quan
điểm của các nhà kinh tế học môi trường thì phát triển và môi trường không phải là hai
vấn đề luôn luôn đối kháng và mâu thuẩn lẫn nhau. Do đó không thể chấp nhận cách đặt
vấn đề "môi trường hay phát triển" mà phải đặt vấn đề "môi trường và phát triển", nghĩa
là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia. Điều này có nghĩa là
sự tồn tại ô nhiễm môi trường là hoàn toàn tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Vấn
đề là ô nhiễm môi trường ở mức độ nào để xã hội chấp nhận được. Chính vì vậy, quan
43
điểm của các nhà kinh tế môi trường nêu ra là “Cần phải đạt đƣợc mức ô nhiễm tối
ƣu”. Kinh tế học môi trường đã chỉ ra hai cách tiếp cận để đạt được mức ô nhiễm tối ưu
về mặt kinh tế: (1) hoặc là hoạt động sản xuất phải đạt được mức sản lượng tối ưu xã hội;
(2) hoặc là phải thải ở mức thải tối ưu xã hội.

Dựa trên cách tiếp cận này, các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra khái niệm mức
ô nhiễm tối ưu: Mức ô nhiễm tối ƣu là mức ô nhiễm tƣơng ứng với sản lƣợng tối ƣu.
Với mức ô nhiễm này thì lợi ích ròng xã hội sẽ đạt đƣợc giá trị lớn nhất. Mức ô
nhiễm tối ƣu sẽ không phải là bằng không.

2.1.2. Xác định mức ô nhiễm tối ƣu

Chất thải độc hại được xả thải trực tiếp vào môi trường bởi các hoạt động của nền
kinh tế là nguyên nhân tạo ra ô nhiễm môi trường, do đó để giảm mức ô nhiễm đòi hỏi
phải giảm lượng chất thải thải ra môi trường. Theo biểu đồ dòng vật chất được trình bày ở
Chương I, thì trong dài hạn lượng chất thải thải ra môi trường (bao gồm lượng chất thải
loại bỏ trong sản xuất (Wpd) và trong tiêu dùng (Wcd)) bằng với sản phẩm sản xuất ra (G)
cộng với các chất thải từ sản xuất (WP), trừ đi lượng chất thải trong sản xuất (W‟p) và
trong tiêu dùng (W‟c) được sử dụng trở lại để tái chế: Wpd + Wcd = G + Wp – (W‟p + W‟c).

Dựa trên biểu thức này, chúng ta có thể nhận thấy rằng, giảm (G) hoặc giảm (WP)
hoặc tăng cường tái chế (W‟p + W‟c) là những cách thức nhằm giảm lượng chất thải. Tất
cả những cách thức này có thể được thực hiện theo 2 phương pháp: (1) giảm sản lượng;
(2) sử dụng công nghệ giảm thải. Vấn đề đặt ra là giảm lượng chất thải đến mức độ nào để
đạt được mức ô nhiễm tối ưu theo quan điểm xã hội? Đây chính là chủ đề thảo luận ở
trong phần này.

2.1.2.1. Mức ô nhiễm tối ƣu khi giảm sản lƣợng

Trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn gia tăng mức sản xuất nhằm
đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp lựa chọn phương
pháp giảm sản lượng để giảm ô nhiễm thì chi phí giảm thải là lợi nhuận bị mất đi do giảm
sản lượng, do đó chi phí giảm thải cận biên khi giảm sản lượng chính là lợi nhuận ròng
cận biên cá nhân MNPB (Marginal Net Private Benefit). Lợi nhuận ròng cận biên cá nhân

44
MNPB là phần lợi nhuận tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, MNPB là phần chênh lệch giữa giá bán đơn vị sản
phẩm và chi phí sản xuất ra đơn vị sản phẩm đó (MNPB = P – MC).

Mặt khác, khi doanh nghiệp giảm sản lượng thì lượng chất thải gây ô nhiễm môi
trường sẽ giảm xuống, và làm cho chi phí ngoại ứng giảm tương ứng. Do đó, lợi ích của
việc giảm ô nhiễm là thiệt hại phòng tránh được, nghĩa là lợi ích giảm thải cận biên được
thể hiện qua đường chi phí ngoại ứng cận biên MEC. Chi phí ngoại ứng cận biên là chi
phí ngoại ứng tăng lên khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. MEC =
d(TEC)/dQ = (TECi - TECi-1)/(Qi - Qi-1). Trong đó, TEC là tổng chi phí ngoại ứng (Total
Externalities Cost); Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra.

$
MEC
MNPB = P - MPC

b: Chi phí ngoại ứng tối ưu/thiệt hại ngoại vi tối ưu


a + b: Tổng lợi nhuận của nhà SX tại mức ô nhiễm tối ưu
E
d a: Lợi ích ròng của xã hội tại mức ô nhiễm tối ưu
a
c + d: Mức thiệt hại ngoại vi không tối ưu cần phải loại bỏ
c: Mức lợi nhuận của nhà SX mà xã hội không mong muốn

b c

0 Q* Qp Q

0 W* Wp W

Hình 2.1. Mức ô nhiễm tối ƣu khi giảm sản lƣợng


Hình 2.1 cho thấy, Q* là mức sản lượng tối ưu, tương ứng với mức ô nhiễm tối ưu
W* mà tại đó chi phí giảm thải biên bằng lợi ích giảm thải cận biên, hay MNPB = MEC.
Điều này có nghĩa là tại mức ô nhiễm W* thì chi phí giảm thải và lợi ích giảm thải đền bù
được cho nhau, hay nói cách khác là phần lợi nhuận ròng doanh nghiệp bị mất đi khi giảm
sản lượng đã được đền bù bởi thiệt hại phòng tránh được. Vì vậy, W * chính là mức phát
thải hiệu quả xã hội, hay còn gọi là mức ô nhiễm tối ưu, với mức ô nhiễm này thì lợi ích
ròng xã hội sẽ đạt được giá trị lớn nhất.

Chúng ta có thể chứng minh W* là mức ô nhiễm tối ưu. Giả sử ban đầu không có
biện pháp kiểm soát ô nhiễm, doanh nghiệp quyết định sản xuất ở mức sản lượng QP nhằm
45
đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tương ứng với tổng lợi nhuận được tính bằng diện
tích (a + b + c). Tuy nhiên, tại mức sản lượng này doanh nghiệp thải ra môi trường một
lượng chất thải lớn nhất Wp và gây ra tổng thiệt hại ngoại vi do ô nhiễm môi trường là diện
tích (b+c+d). Do đó, lợi ích ròng xã hội được tính bằng hiệu số giữa tổng lợi nhuận của nhà
sản xuất và tổng chi phí thiệt hại ngoại vi, đúng bằng diện tích (a - d). Trong đó, (d) là tổng
thiệt hại ngoại vi không tối ưu cần phải loại bỏ.

Khi doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm sản lượng từ Qp đến Q* nhằm giảm
mức ô nhiễm từ Wp về W*. Tại mức ô nhiễm W*, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được
tính bằng diện tích (a + b), và diện tích (b) là tổng chi phí thiệt hại ngoại vi tối ưu, do đó
tổng lợi ích ròng xã hội chính là diện tích (a). So sánh giữa 2 mức ô nhiễm WP và W* cho
thấy, khi giảm ô nhiễm từ WP về mức W* thì tổng chi phí thiệt hại ngoại vi không tối ưu
đã được loại bỏ đúng bằng diện tích (d), hay nói cách khác là khoản chi phí thiệt hại
phòng tránh được do phát thải tại mức thải tối ưu xã hội so với trường hợp không kiểm
soát ô nhiễm. Trong trường hợp giảm sản lượng xuống ở mức bằng 0 thì lợi ích ròng xã
hội có đạt được giá trị lớn nhất hay không? giả sử mức sản lượng có thể giảm xuống bằng
0, tương ứng với mức ô nhiễm W = 0 thì xã hội không có thiệt hại, đồng thời doanh
nghiệp không thu được lợi nhuận. So với lợi ích ròng xã hội tại mức W* thì lợi ích ròng
xã hội tại mức W = 0 thấp hơn đúng bằng diện tích (a).

Từ kết quả phân tích cho thấy, tại mức ô nhiễm W* thì lợi ích ròng xã hội sẽ đạt giá
trị lớn nhất. Căn cứ vào khái niệm mức ô nhiễm tối ưu, chúng ta có thể kết luận W * chính
là mức ô nhiễm tối ưu theo quan điểm xã hội. Như vậy, điều kiện để mức ô nhiễm tối ưu
xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm sản lượng khi và chỉ khi:
MNPB = MEC hoặc MNPB - MEC = MNSB = 0. Trong đó MNSB là lợi ích ròng cận
biên xã hội.

Để hiểu rõ hơn về cơ sở lý thuyết trên, chúng ta có thể tìm hiểu một ví dụ minh họa
về trường hợp doanh nghiệp sản xuất giấy. Giả sử, doanh nghiệp sản xuất giấy có số liệu
về khối lượng sản phẩm Q, tổng chi phí sản xuất TC và giá bán đơn vị sản phẩm. Dựa
trên nguồn số liệu thu thập được, chúng ta có thể tính toán MNPB của doanh nghiệp được
thể hiện qua bảng 2.1.

46
Theo kết quả tính toán ở bảng số liệu 2.1, khi chưa tính đến chi phí ngoại ứng do ô
nhiễm môi trường, doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng Q=8 để đạt
được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Tại mức sản lượng Q=8, chi phí sản xuất cận biên
MC bằng với giá bán đơn vị sản phẩm P (P = MC = 10), do đó lợi nhuận ròng cận biên
của doanh nghiệp MNPB =0.
Bảng 2.1. Lợi nhuận ròng cận biên cá nhân MNPB
Khối lƣợng Lợi ích ròng
Tổng chi phí Chi phí cận biên Giá bán
sản phẩm cận biên
TC ($) MC ($) P ($)
Q MNPB ($)
1 3 3 10 7
2 7 4 10 6
3 12 5 10 5
4 18 6 10 4
5 25 7 10 3
6 33 8 10 2
7 42 9 10 1
8 52 10 10 0
9 64 12 10 -2
10 79 15 10 -5
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã xả chất thải xuống dòng sông, làm cho
môi trường bị ô nhiễm và gây ra chi phí ngoại ứng cho xã hội, và cứ một đơn vị sản lượng
Q tạo ra một đơn vị chất thải W. Vì vậy, chi phí ngoại ứng TEC tăng lên khi doanh
nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm giấy. Giả sử chúng ta thu thập được về tổng
thiệt hại tương ứng với mỗi mức khối lượng sản phẩm giấy sản xuất ra.

Bảng 2.2. Lợi nhuận ròng cận biên xã hội MNSB


Lƣợng ô nhiễm TC MC TEC MEC P MNPB MNSB
(Lƣợng sản phẩm) ($) ($) ($) ($) ($) (S) ($)
1 3 3 0,5 0,5 10 7 6,5
2 7 4 1,5 1 10 6 5
3 12 5 3 1,5 10 5 3,5
4 18 6 5 2 10 4 2
5 25 7 8 3 10 3 0
6 33 8 12 4 10 2 -2
7 42 9 17 5 10 1 -4
8 52 10 23 6 10 0 -6
9 64 12 31 8 10 -2 -10
10 79 15 41 10 10 -5 -15
47
Kết quả tính toán ở bảng 2.2 cho thấy, khi tính đến chi phí ngoại ứng thì mức sản
lượng tối ưu theo quan điểm xã hội là Q = 5. Tại mức sản lượng này lợi nhuận ròng xã hội
đạt được giá trị lớn nhất, hay MNPB = MEC, do đó Q=5 là mức ô nhiễm tối ưu.

2.1.2.2. Mức ô nhiễm tối ƣu khi áp dụng công nghệ giảm thải

Ở phần trên chúng ta đã tiếp cận phương pháp xác định mức ô nhiễm tối ưu khi
doanh nghiệp giảm sản lượng. Theo phương pháp này, mức ô nhiễm Wp tại mức sản
lượng Qp có thể được điều chỉnh về mức ô nhiễm tối ưu W* thông qua giảm sản lượng từ
Qp về Q*. Tuy nhiên, trong thực tế việc giảm sản lượng không phải là lựa chọn duy nhất
để đưa mức ô nhiễm về mức ô nhiễm tối ưu. Ngoài cách thức này, các doanh nghiệp có
thể sử dụng công nghệ giảm thải/xử lý chất thải để giảm ô nhiễm.

Khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ giảm thải để giảm ô nhiễm thì chi phí cho
việc giảm thải/giảm ô nhiễm chính là những khoản chi phí lắp đặt và sử dụng thiết bị
giảm thải. Theo quan điểm kinh tế học, bất kỳ khoản đầu tư cho công nghệ giảm thải để
giảm ô nhiễm chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi xã hội được bù đắp bằng các lợi ích từ việc
phòng tránh được các thiệt hại môi trường nhờ việc đầu tư này mang lại. Chính vì vậy, lợi
ích giảm thải khi sử dụng công nghệ giảm thải là thiệt hại phòng tránh được. Để hiểu rõ
hơn về cách tiếp cận này, trước hết chúng ta cần đề cập một số khái niệm có liên quan, đó
là chi phí giảm thải và thiệt hại do ô nhiễm.

* Chi phí giảm thải:

Chi phí giảm thải là những chi phí để giảm lượng chất thải vào môi trường, hoặc
chi phí làm giảm mật độ tích tụ trong môi trường xung quanh. Xét trường hợp nhà máy
sản xuất giấy nằm ở thượng nguồn dòng sông. Nhà máy này tạo ra một lượng lớn chất
thải hữu cơ. Cách rẻ nhất để giải quyết lượng chất thải này là đổ chúng xuống sông.
Nhưng nhà máy cũng có thể giảm lượng chất thải này bằng những công nghệ kiểm soát ô
nhiễm hoặc thay đổi quá trình sản xuất. Chi phí thực hiện các hoạt động này được gọi là
“chi phí giảm thải”, bởi vì đó là những chi phí làm giảm gián tiếp hay trực tiếp lượng chất
thải đổ xuống sông. Có nhiều cách để giảm lượng phát thải như thay đổi công nghệ sản
xuất, chuyển đổi nguồn nhập lượng, tái chế chất thải, xử lý chất thải, loại bỏ một địa
điểm, .v.v..
48
Chi phí giảm thải ở mỗi nguồn là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chi
phí giảm lượng thải SO2 từ một nhà máy nhiệt điện sẽ khác với chi phí giảm khói độc hại
từ các nhà máy hóa chất. Đối với những nguồn cùng tạo ra một loại chất thải thì chi phí
giảm thải cũng có thể khác nhau do có sự khác biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình
vận hành.

Để giải thích mối quan hệ giữa chi phí giảm thải và lượng chất thải phát thải ra môi
trường, chúng ta có thể sử dụng khái niệm hàm chi phí giảm thải cận biên MAC
(Marginal Abatement Cost). Chi phí giảm thải cận biên thể hiện sự gia tăng trong tổng chi
phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô nhiễm, hay nói cách khác là
chi phí tiết kiệm được nếu lượng chất thải tăng lên một đơn vị. Tổng chi phí giảm thải có
thể được tính bằng diện tích nằm bên dưới đường MAC trong những khoảng xác định
khác nhau. Gọi TAC (Total Abatement Cost) là tổng chi phí giảm thải và W là lượng chất
thải thải ra môi trường được cắt giảm thì chi phí giảm thải cận biên được tính theo công
thức:

TACi  TACi 1 TAC TAC


MAC   
Wi  Wi 1 W W

$ $

MAC MAC

200
200

0 5 20 W 0 15 W
(a) Lƣợng chất thải thải ra (b) Lƣợng chất thải đƣợc xử lý

Hình 2.2. Chi phí giảm thải

Hình (a) và (b) là hai cách khác nhau để thể hiện bằng đồ thị chi phí giảm thải
biên. Hai đồ thị chuyển tải cùng một khái niệm, nhưng khác nhau đơn vị tính trên trục
hoành. Ở đồ thị (a), tại mức thải 20 đơn vị thì chi phí giảm thải biên bằng không (MAC 20
= 0) và thể hiện tổng số đơn vị chất thải đang được xem xét xử lý. Chi phí giảm thải biên
49
MAC = 200$ khi số lượng chất thải thải ra môi trường là 5 đơn vị (W=5), điều này có
nghĩa là chi phí giảm thải tại đơn vị chất thải thứ 15. Đồ thị hình (b) cho thấy chi phí giảm
thải biên MAC tăng theo mức độ cải thiện chất lượng môi trường.

* Thiệt hại do ô nhiễm:

Thiệt hại do ô nhiễm là những tác động bất lợi mà người sử dụng môi trường phải
gánh chịu. Trong ví dụ về doanh nghiệp sản xuất giấy xả thải xuống dòng sông và gây ô
nhiễm môi trường, thiệt hại môi trường là sự suy giảm thu nhập của ngư dân nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản trên dòng sông, là việc không sử dụng được dòng sông - nơi vui chơi
giải trí hoặc nguy cơ cao hơn cho con người nhiễm phải những căn bệnh do nguồn nước ô
nhiễm gây ra, và các hộ dân có thể chi phí cho việc xử lý nước trước khi đưa nước sông
vào sử dụng.

Nói chung ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Người ta thường dùng
khái niệm hàm thiệt hại để biểu thị mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại. Một
hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệt hại của chất thải
đó. Có nhiều dạng hàm số thiệt hại khác nhau, bao gồm:

- Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission Damage Functions) thể hiện mối
quan hệ giữa lượng phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại môi trường gây
ra từ lượng phát thải đó.

- Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ (Ambient damage Functions) thể hiện mối quan
hệ giữa mức độ tích tụ của chất thải trong môi trường xung quanh và thiệt hại gây ra.

- Hàm thiệt hại biên (Marginal damage Functions) thể hiện mức độ thay đổi thiệt
hại từ sự thay đổi một đơn vị phát thải hay một đơn vị tích tụ.

- Tổng thiệt hại (Total damages) là tổng thiệt hại tại mỗi mức phát thải.

Trong phạm vi môn học, chúng ta sẽ sử dụng hàm thiệt hại cận biên MD. Trong
thực tế hàm thiệt biên thường được biểu hiện dưới dạng phi tuyến. Tuy nhiên, để dễ dàng
tính toán và phân tích, chúng ta sẽ sử dụng hàm thiệt hại tuyến tính. Hình 2.4 thể hiện
hàm thiệt hại biên có lượng phát thải ở trục hoành theo đơn vị phát thải trên mỗi đơn vị
thời gian. Để đơn giãn cho việc phân tích, chúng ta có 2 giả thiết: (1) Chất ô nhiễm là đơn
50
chất, không tích tụ và được phân bổ đều; (2) Không có mức ngưỡng, nghĩa là mỗi hàm
thiệt hại biên đều xuất phát từ gốc tọa độ.

MD

b
a

0 Wa Wb Mức ô nhiễm

Hình 2.3. Thiệt hại cận biên

Hình 2.3 cho thấy, khi mức ô nhiễm tăng từ Wa lên Wb thì thiệt hại tăng thêm là b.
Nếu giảm ô nhiễm từ Wb về Wa thì lợi ích cuả việc giảm ô nhiễm chính là thiệt hại b
phòng tránh được.

* Mức ô nhiễm tối ƣu:

Xem xét trên góc độ kinh tế học môi trường, khi doanh nghiệp sử dụng công nghệ
giảm thải thì việc xác định chất thải được giảm thải/xử lý ở mức nào để đạt được hiệu quả
kinh tế cũng như đạt được mục tiêu về chất lượng môi trường. Theo quan điểm của các
nhà kinh tế học môi trường, đối với một chất thải được thải ra từ một địa điểm nhất định
trong khoảng thời gian xác định thì mức phát thải/ô nhiễm hiệu quả xã hội là mức ô
nhiễm mà tại đó chi phí giảm thải biên bằng thiệt hại cận biên (MAC = MD), và mức ô
nhiễm này được gọi là mức ô nhiễm tối ưu. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm cân bằng
này bằng cả đồ thị và toán học. Hình 2.4 thể hiện sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của
việc làm giảm ô nhiễm khi áp dụng công nghệ giảm thải.

Quan sát trên hình 2.4 cho thấy, W* là mức ô nhiễm mà tại đó chi phí giảm thải
biên bằng thiệt hại cận biên. Do đó, W* chính là mức phát thải hiệu quả xã hội, hay còn
gọi là mức ô nhiễm tối ưu.

51
Câu hỏi đặt ra là tại sao W* được xem mức ô nhiễm tối ưu? Ô nhiễm tối ưu là mức
phát thải hiệu quả xã hội, tức là có sự đánh đổi giữa thiệt hại biên tăng lên với chi phí
giảm thải biên tăng lên. Lượng chất thải nhiều hơn làm cho xã hội chịu nhiều chi phí thiệt
hại môi trường hơn. Lượng phát thải giảm nghĩa là xã hội phải bỏ ra nhiều chi phí giảm
thải hơn. Do đó, mức ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm mà tại đó hai loại chi phí này đền bù
được cho nhau, nghĩa là chi phí giảm thải biên bằng chi phí thiệt hại biên. Với mức ô
nhiễm này thì lợi ích xã hội sẽ đạt được giá trị lớn nhất, hay nói cách khác là chi phí xã
hội ở mức thấp nhất.

A MD
MAC B

E
a d

b c

0 W* Wp W

Hình 2.4. Mức ô nhiễm tối ƣu khi sử dụng công nghệ giảm thải

Chúng ta có thể tính toán chi phí xã hội để chứng minh W* là mức ô nhiễm tối ưu.
Giả sử ban đầu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, lượng chất thải thải ra môi trường
là lớn nhất tại Wp, tương ứng với chi phí giảm thải biên tại mức WP bằng không, và tại
mức phát thải này thì tổng thiệt hại là diện tích (b+c+d).

Khi doanh nghiệp đầu tư công nghệ giảm thải để giảm mức ô nhiễm từ Wp về W*.
Tại mức thải W*, tổng thiệt hại được tính bằng diện tích (b), và (c) là tổng chi phí giảm
thải, do đó tổng chi phí xã hội chính là diện tích (b+c). So sánh giữa 2 mức phát thải WP
và W* cho thấy, chi phí xã hội ứng với mức W* thấp hơn chi phí xã hội tại mức thải WP
đúng bằng diện tích (d). Như vậy, (d) là khoản chi phí tiết kiệm của xã hội khi giảm ô

52
nhiễm từ WP về mức W*. Đây là lợi ích ròng xã hội do phát thải tại mức thải tối ưu xã hội
so với trường hợp không kiểm soát ô nhiễm. Trong trường hợp mức thải giảm xuống ở
mức bằng 0 thì lợi ích ròng xã hội có đạt được giá trị lớn nhất hay không? Giả sử mức
phát thải có thể giảm xuống bằng 0 thì xã hội không có thiệt hại. Tuy nhiên, tổng chi phí
giảm thải tại mức thải bằng 0 sẽ là diện tích (a+b+c) và lớn hơn so với chi phí xã hội khi
giảm thải về mức W* đúng bằng diện tích (a).

Từ kết quả phân tích cho thấy, tại mức ô nhiễm W* thì lợi ích ròng xã hội sẽ đạt giá
trị lớn nhất. Căn cứ vào khái niệm mức ô nhiễm tối ưu, chúng ta có thể kết luận W * chính
là mức ô nhiễm tối ưu theo quan điểm xã hội. Như vậy, điều kiện để mức ô nhiễm tối ưu
xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn phương án sử dụng công nghệ giảm thải
khi và chỉ khi: MAC = MD.

2.1.2.3. Lựa chọn phƣơng pháp giảm thải

Ở phần trên, chúng ta đã tiếp cận 2 phương pháp giảm ô nhiễm. Theo đó, cả hai
phương pháp giảm sản lượng và sử dụng công nghệ giảm thải đều đưa mức ô nhiễm về
mức ô nhiễm tối ưu theo nguyên tắc cân bằng biên (MNPB = MEC: khi giảm sản lượng;
hoặc MAC = MD: khi sử dụng công nghệ giảm thải). Câu hỏi được đặt ra là cả hai
phương pháp giảm thải có cùng đưa về một mức ô nhiễm tối ưu hay không? Hay nói cách
khác, khi thực hiện giảm thải bằng 2 phương pháp nói trên thì lợi ích ròng xã hội có đạt
được cùng một mức giá trị hay không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu qua
ví dụ minh họa như sau:

Giả sử, có thông tin về lợi nhuận ròng cận biên cá nhân MNPB của nhà máy sản
xuất giấy. Trong quá trình sản xuất, nhà máy đã xả chất thải xuống dòng sông và làm ô
nhiễm nguồn nước, cứ một đơn vị sản lượng Q tạo ra một đơn vị chất thải W. Thiệt hại do
các sản phẩm giấy sản xuất ra làm ô nhiễm môi trường được biểu hiện dưới dạng chi phí
ngoại ứng cận biên MEC hoặc MD. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, doanh nghiệp có 2
phương án giảm thải: (1) giảm sản lượng; (2) sử dụng công nghệ giảm thải. Khi sử dụng
công nghệ giảm thải, nhà máy có đường chi phí giảm thải cận biên MAC. Tất cả các
thông tin này được biểu diễn trên hình 2.5.

53
C, B
MAC
h
MEC/MD

g
a
f

MNPB

b c d e

0 Q1 Q2 QP Q/W
Hình 2.5. Sự lựa chọn giữa phƣơng pháp giảm sản lƣợng
và sử dụng công nghệ giảm thải

Hình 2.5 cho thấy, nếu không có sự can thiệp của Chính phủ, ô nhiễm sẽ ở mức
sản lượng QP tương ứng. Sau khi có sự can thiệp chính phủ, nhà máy sẽ có 2 lựa chọn
giảm thải: (1) giảm sản lượng; (2) sử dụng công nghệ giảm thải.

- Mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội:

+ Giảm sản lượng từ QP đến Q2 (mức ô nhiễm tối ưu được xác định tại mức sản
lượng Q2 thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên MNPB = MEC). Lợi ích ròng xã hội bằng
diện tích (a +g).

+ Xử lý ô nhiễm từ QP đến Q1 (mức ô nhiễm tối ưu được xác định tại mức sản lượng
Q1 thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên MAC = MEC/MD). Lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp bằng diện tích (a + b + c + d + e + f + g); Chi phí xử lý của doanh nghiệp là (c +
d); Chi phí ngoại ứng bằng diện tích (b). Vì vậy, lợi ích ròng của xã hội là (a + e + f + g).
Như vậy, xử lý ô nhiễm đến Q1 sẽ mang lại lợi ích ròng xã hội cao nhất. Kết quả phân tích
cho thấy, việc sử dụng 2 phương pháp giảm ô nhiễm thường không đạt được mức ô nhiễm
tối ưu giống nhau, mà tùy theo mối quan hệ giữa MAC và MNPB (điểm cắt) để đạt mức ô
nhiễm tối ưu tương ứng tại mức sản lượng Q1 hoặc Q2. Trong thực tế, các doanh nghiệp sẽ

54
kết hợp sử dụng đồng thời 2 phương pháp giảm thải nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cũng
như đạt được mục tiêu chất lượng môi trường. Hình 2.6 minh họa cho tình huống này.

- Nếu không có sự can thiệp của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại QP.

- Nếu giảm sản lượng từ QP đến Q2 thì lợi ích ròng xã hội sẽ là (a + b)

- Nếu áp dụng công nghệ giảm thải từ QP đến Q1 thì:

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp bằng (a + b + c + d + e + i + f + g);

+ Chi phí xử lý ô nhiễm bằng (d + e + i + h);

+ Chi phí ngoại ứng bằng (c).

→ Lợi ích ròng xã hội bằng (a + b + f + g - h)

- Nếu giảm sản lượng từ QP đến Q3, sau đó áp dụng công nghệ giảm thải đến Q1:

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp bằng (a + b + c +d + e + f + g);

+ Chi phí xử lý ô nhiễm bằng (d + e);

+ Chi phí ngoại ứng bằng (c).

→ Lợi ích ròng xã hội bằng (a + b +f + g)

C, B
MNPB MEC/MD

a
Lựa chọn sử dụng công nghệ giảm thải

Lựa chọn giảm sản lượng


g
f
b

MAC
c d e i h

0 Q1 Q2 Q3 QP Q/W
Hình 2.6. Lựa chọn phƣơng pháp giảm thải

55
2.1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức ô nhiễm tối ƣu

Giảm mức ô nhiễm được thực hiện bằng cách giảm sản lượng và áp dụng công
nghệ giảm thải. Thông qua 2 phương pháp này, chúng ta xác định được mức ô nhiễm tối
ưu theo nguyên tắc cân bằng biên (MNPB = MEC: khi giảm sản lượng; hoặc MAC =
MD: khi sử dụng công nghệ giảm thải). Trong khi đó, chi phí giảm thải phụ thuộc vào quá
trình đổi mới công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải, và lợi nhuận doanh nghiệp chịu
ảnh hưởng bởi khả năng đổi mới công nghệ sản xuất, giá cả thị trường. Chính vì vậy, mức
ô nhiễm tối ưu sẽ chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi các yếu tố này, bao gồm: Đổi
mới công nghệ sản xuất; Đổi mới công nghệ giảm thải; Giá cả thị trường thay đổi; Các
chính sách của Chính phủ.

a. Đổi mới công nghệ sản xuất

Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử
dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể làm
tăng năng suất, giảm chi phí trong quá trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường. Những yếu tố này sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hơn và thải
nhiều chất thải ra môi trường. Vì vậy, mức ô nhiễm tối sẽ tăng lên (xem hình 2.7).

$ MEC

MNPB2

Đổi mới công nghệ sản xuất → MC giảm


MNPB1
→ MNPB tăng lên → Mức ô nhiễm tối ưu
E2 tăng từ Q1* đến Q2*, mức ô nhiễm cao hơn
E1

0 Q*1 Q*2 QP1 QP2 Q/W

Hình 2.7. Đổi mới công nghệ sản xuất

56
c. Đổi mới công nghệ giảm thải

Cũng giống như đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới công nghệ giảm thải là việc
thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác
tiên tiến nhằm xử lý chất thải hiệu quả hơn. Việc sử dụng công nghệ mới trong xử lý chất
thải sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng xử lý ô nhiễm và tiết kiệm chi phí giảm thải, do
đó mức ô nhiễm tối ưu sẽ giảm xuống (xem hình 2.8).
$
MD
MAC

Đổi mới công nghệ giảm thải → MAC


MAC‟ giảm → Mức ô nhiễm tối ưu giảm từ W*
E

đến W‟*, mức ô nhiễm thấp hơn
E

0 W‟* W* WP Lượng ô nhiễm W

Hình 2.8. Đổi mới công nghệ giảm thải

d. Giá thị trƣờng thay đổi


Sự biến động về giá thị trường có thể làm ảnh hưởng mức ô nhiễm tối ưu. Trong
trường hợp giá cả thị trường về sản phẩm tăng sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận, do đó
vì mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp sẽ gia tăng mức sản xuất và lượng chất thải thải ra
môi trường tăng theo, đồng thời mức ô nhiễm tối ưu dịch chuyển tăng (xem hình 2.9).
$ MEC

MNPB2

Giá thị trường tăng lên → MNPB tăng lên


MNPB1
→ Mức ô nhiễm tối ưu tăng từ Q1* đến
E2 Q2*, mức ô nhiễm cao hơn
E1

0 Q*1 Q*2 QP1 QP2 Q/W

Hình 2.9. Giá thị trƣờng thay đổi


57
2.2. Cơ chế thị trƣờng và mức ô nhiễm tối ƣu

Ở phần đầu của Chương II, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm mức ô nhiễm tối ưu và
xác định mức ô nhiễm tối ưu thông qua hai phương pháp kiểm soát ô nhiễm, đó là giảm
sản lượng và sử dụng công nghệ giảm thải. Bằng việc sử dụng 2 phương pháp này, ô
nhiễm môi trường sẽ giảm xuống và đạt được mức ô nhiễm tối ưu dựa trên nguyên tắc cân
bằng biên. Vấn đề đặt ra ở đây là khi nào chủ thể gây ô nhiễm thực hiện các biện pháp
giảm thải? Người gây ô nhiễm có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc nội hóa các ngoại
ứng khi ô nhiễm xảy ra hay không? Câu trả lời là hầu như không thể xảy ra trong thực tế,
bởi vì việc xả chất thải không qua xử lý là cách thức dễ nhất nhằm thực hiện mục tiêu
giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận của chủ thể gây ô nhiễm.

Làm thế nào để bắt buộc các chủ thể gây ô nhiễm thực hiện các biện pháp kiểm
soát ô nhiễm? Theo quan điểm của các nhà kinh tế học môi trường, cần phải dựa vào cơ
chế thị trường hoặc mặc cả giữa chủ thể gây ô nhiễm và người bị ảnh hưởng ô nhiễm. Để
thực hiện được điều này, trước hết quyền tài sản phải được phân định rõ ràng, ai là người
có quyền tài sản, hay có quyền sử dụng dịch vụ môi trường. Khi quyền tài sản được xác
định, thì một bên bất kỳ (chủ thể gây ô nhiễm hoặc người bị ảnh hưởng ô nhiễm) sẽ đứng
ra thỏa thuận và đàm phán.

Phân định quyền sở hữu là một trong những cách tiếp cận thuộc phương pháp phi
tập trung để nội hóa ngoại ứng. Phương pháp phi tập trung hay còn được gọi là phương
pháp phân quyền cho phép các cá nhân liên quan đến ô nhiễm môi trường tự giải quyết
vấn đề mỗi khi có các nguyên tắc rõ ràng về thủ tục và quyền được thiết lập thông qua hệ
thống pháp luật và cuối cùng dựa trên cơ chế thị trường sẽ đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

Ví dụ: Trường hợp nhà máy sản xuất giấy. Trong quá trình sản xuất, nhà máy đã xả
chất thải xuống sông và gây ô nhiễm môi trường. Các thiệt hại do ô nhiễm dòng sông có
thể được kể đến như: giảm đa dạng các loài sinh vật sinh sống trong dòng sông; giảm sản
lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của các ngư dân; tăng chi phí y tế do các hộ dân
mắc phải các căn bệnh ngoài da.v.v..Tất cả các tác động bất lợi này đã làm cho thu nhập
của ngư dân giảm xuống. Như vậy, thiệt hại mà các ngư dân phải gánh chịu có thể cân
bằng với chi phí giảm thải của nhà máy sản xuất giấy như thế nào? Theo phương pháp phi
58
tập trung, để đạt được mức ô nhiễm hiệu quả/mức ô nhiễm tối ưu của dòng sông là cứ để
hai chủ thể này tự giải quyết với nhau. Nhà máy và các ngư dân có thể thực hiện việc đó
bằng cách đàm phán, thỏa thuận. Tuy nhiên, vấn đề căn bản là có phải ngư dân có quyền
đòi hỏi về chất lượng môi trường dòng sông hay nhà máy sản xuất giấy được tự do xả
chất thải?

Vấn đề nảy sinh đơn giản chỉ vì không rõ ai có quyền sử dụng dịch vụ của dòng
sông lúc đầu, có nghĩa ai thực sự có quyền sở hữu dòng sông - quyền sở hữu tài sản chứa
đựng quyền lực. Quyền này có thể bao gồm quyền loại trừ sử dụng, quyền chuyển
nhượng, hoặc phân chia các thành phần nhỏ hơn. Quyền sở hữu mạnh mẽ nhất là quyền
sở hữu tư nhân, nó cho phép người sở hữu tài sản có độc quyền làm những gì mà người
đó muốn đối với tài sản đó (với điều kiện tuân theo pháp luật, như không gây phiền toái
công cộng). Tài sản có thể là một mảnh đất, một phần của khúc sông, một vật nào đó,
sáng chế v.v. Khi một người nào đó sở hữu tài sản thì người đó muốn tài sản được quản lý
theo cách mang lại giá trị lớn nhất. Trong ví dụ trên, quyền sở hữu dòng sông có thể thuộc
về nhà máy sản xuất giấy hoặc các ngư dân. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến mức ô
nhiễm dòng sông? Vì vậy để giải quyết vấn đề ô nhiễm dòng sông cần phải xác định rõ ai
có quyền sở hữu dòng sông. Liệu việc phân định quyền sở hữu có đủ để giải quyết vấn đề
và đạt được cân bằng hiệu quả xã hội hay mức ô nhiễm tối ưu là chủ đề thảo luận của
phần này. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét cơ chế thỏa thuận/mặc cả cho
hai trường hợp phân quyền tài sản như sau:

2.2.1. Quyền tài sản thuộc về chủ thể gây ô nhiễm

Ở ví dụ về doanh nghiệp sản xuất giấy xả chất thải xuống dòng sông và có nhiều
chất gây ô nhiễm, làm cho các hộ ngư dân gánh chịu nhiều thiệt hại, đó là năng suất đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản bị giảm xuống. Giả sử, cứ mỗi đơn vị sản lượng giấy (Q) được
sản xuất thì tạo ra 1 đơn vị chất thải gây ô nhiễm (W). Những thiệt hại của ngư dân do
tình trạng ô nhiễm nguồn nước là một ngoại ứng do doanh nghiệp gây ra, và được xem
như là một khoản chi phí được áp đặt cho người ngư dân. Gọi MEC là chi phí ngoại ứng
cận biên do doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất, về nguyên tắc các hộ ngư dân

59
phải chịu thiệt hại lớn hơn do tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng để dễ hiểu chúng ta
có thể lấy mức MEC cũng chính là thiệt hại cận biên MD.

$
Pp
MD/MEC
MAC/MNPB

h
i
PE
k
g
a d
P1
f
b c
e
0
W* W1 Wp W/Q

Hình 2.10. Mô hình thỏa thuận ô nhiễm khi


quyền tài sản thuộc về chủ thể gây ô nhiễm

Khi nhà máy có quyền tài sản đối với dòng sông thì họ có quyền được sử dụng,
đồng thời nhà máy sẽ không xử lý bất kỳ một lượng chất thải nào. Mặt khác, nhà máy
cũng không phải bồi thường cho các ngư dân nuôi trồng thủy sản trong trường hợp có
thiệt hại do ô nhiễm môi trường từ việc xả thải. Khi nhà máy không thực hiện kiểm soát ô
nhiễm thì mức thải tối đa ở mức WP, đồng thời gây ra cho ngư dân thiệt hại lớn nhất đúng
bằng diện tích (a + b + c + d + e + f + g + h + i + k). Câu hỏi được đặt ra là đây có phải
là vấn đề chưa được giải quyết hay không?

Các ngư dân có thể trả tiền để nhà máy giảm thải. Giả sử các ngư dân thỏa thuận
với nhà máy rằng, các ngư dân sẽ trả cho nhà máy một khoản chi phí (P1) cho mỗi đơn vị
chất thải W được xử lý. Điều gì sẽ xảy ra? Nhà máy sản xuất giấy sẽ cân bằng khoản tiền
chi trả (P1) mỗi đơn vị W với đường chi phí giảm thải biên để xem xét đâu là điểm hòa
vốn khi xử lý ô nhiễm và do đó phải chịu chi phí xử lý ô nhiễm và nhận tiền đền bù từ các
ngư dân. Giả sử trong ví dụ này nhà máy thực hiện giảm thải bằng cách áp dụng công
nghệ giảm thải. Cần lưu ý rằng, chi phí giảm thải biên có thể là MAC hoặc MNPB bị mất
đi do giảm sản lượng (MAC có thể sử dụng thay cho MNPB nếu chủ thể gây ô nhiễm sử

60
dụng công nghệ giảm thải). Hình 2.10 cho thấy, từ phải sang trái, nhà máy có thể giảm
mức thải xuống W1 đơn vị thải, với chi phí giảm thải bằng diện tích (e) và nhận được một
khoản tiền từ các ngư dân bằng diện tích (e + f), do đó lợi ích ròng của nhà máy sẽ là diện
tích (f) = (e + f) – (e). Đối với các ngư dân, tại mức thải W1 thì thiệt hại phòng tránh được
chính là diện tích (e + f + g + h), và sau khi trừ đi khoản tiền chi trả cho nhà máy (e + f)
thì lợi ích ròng mang lại cho các ngư dân đúng bằng diện tích (g+h) = (e+f+g+h)-(e+f).
Như vậy, tại mức thải W1, cả hai bên tham gia mặc cả đều có lợi, và tổng lợi ích ròng
mang lại cho cả 2 bên (hay còn gọi là lợi ích ròng xã hội) được tính bằng diện tích
(f+g+h).

Quá trình mặc cả có dừng lại ở mức W1 không? Cả hai bên có thể tiếp tục mặc cả
khi thiệt hại biên vẫn còn vượt quá chi phí xử lý biên. Bắt đầu ở điểm WP đơn vị chất thải,
MD cao hơn MAC cho tới khi đạt được mức ô nhiễm W*. Tại W*, nhà máy nhận được
khoản tiền từ các ngư dân bằng diện tích (c+d+e+f+g+k), và phải chịu chi phí xử lý là
(c+d+e), vì vậy lợi ích ròng của nhà máy chính là (f+g+k). Đối với các ngư dân, tổng
thiệt hại tại W* giảm xuống còn (a+b), và các ngư dân phải nộp cho nhà máy với khoản
tiền (c+d+e+f+g+k), do đó lợi ích ròng mang lại cho ngư dân chính là diện tích (i +h).
Tổng lợi ích ròng xã hội đạt được tại mức thải W* được tính bằng diện tích (f+g+k+i+h).

Như vậy, với mức xả thải W*, thì MAC = MD, có nghĩa là nhà máy đã thực hiện
chi phí giảm thải cho một đơn vị ô nhiễm đúng bằng thiệt hại mà các ngư dân phải gánh
chịu do đơn vị ô nhiễm đó tạo ra. Vì vậy, W* chính là mức ô nhiễm tối ưu do cơ chế thị
trường tạo lập nên.

Tóm lại, khi quyền tài sản môi trường thuộc về chủ thể gây ô nhiễm (ví dụ trên là
nhà máy sản xuất giấy) thì nhờ cơ chế thị trường và thông qua quá trình mặc cả cho phép
xã hội đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

2.2.2. Quyền tài sản thuộc về chủ thể bị ảnh hƣởng ô nhiễm

Tiếp tục trở lại ví dụ về trường hợp nhà máy sản xuất giấy xả chất thải xuống dòng
sông và gây ô nhiễm môi trường. Giả thiết rằng nếu các ngư dân bị ảnh hưởng ô nhiễm có
quyền tài sản thì họ không cho phép nhà máy sản xuất giấy xả thải bất cứ một đơn vị chất
thải nào, do đó doanh nghiệp phải thực hiện giảm thải triệt để về mức thải W = 0. Tại

61
mức thải này, tổng chi phí giảm thải của nhà máy là (a + b + c + d + e + f + g + h + i +
k + l) (xem hình 2.11).

$
Pp
MD/MEC
MAC/MNPB

f
PE
b e
g
i
P2
c
h k
d l

0 W2 W* W1 Wp W/Q
Hình 2.11. Mô hình thỏa thuận ô nhiễm khi quyền tài
sản thuộc về chủ thể bị ảnh hƣởng ô nhiễm

Do chi phí giảm thải triệt để về mức W=0 quá cao, nên nhà máy sẽ tiến hành
thương lượng với các hộ ngư dân để có thể được phép xả thải nhằm giảm chi phí. Tại sao
lại làm như vậy? Giả sử nhà máy sản xuất giấy thỏa thuận với các ngư dân là sẽ trả cho họ
một khoản chi phí (P2) cho mỗi đơn vị chất thải W được phép xả thải. Điều gì sẽ xảy ra?
Các ngư dân sẽ cân bằng khoản tiền nhận được (P2) mỗi đơn vị W với đường thiệt hại
biên để xem xét đâu là điểm hòa vốn khi cho phép nhà máy xả thải và do đó phải chịu
thiệt hại do ô nhiễm và nhận tiền đền bù từ nhà máy. Giả sử trong ví dụ này nhà máy thực
hiện giảm thải bằng cách áp dụng công nghệ giảm thải. Hình 2.11 cho thấy, từ trái sang
phải, nhà máy có thể xả thải ở mức W2 đơn vị thải, điều này đồng nghĩa là doanh nghiệp
đã tiết kiệm được một khoản chi phí giảm thải bằng diện tích (a+b+c+d) và nộp một
khoản tiền cho các ngư dân bằng diện tích (c + d), do đó lợi ích ròng của nhà máy sẽ là
diện tích (a+b) = (a+b+c+d) – (c+d). Đối với các ngư dân, tại mức thải W2 họ đã nhận
được một khoản tiền đền bù từ nhà máy bằng diện tích (c+d), và sau khi trừ đi khoản chi
phí thiệt hại (d) thì lợi ích ròng mang lại cho các ngư dân đúng bằng diện tích (c) =
(c+d)-(d). Như vậy, tại mức thải W2, cả hai bên tham gia mặc cả đều có lợi, và tổng lợi

62
ích ròng mang lại cho cả 2 bên (hay còn gọi là lợi ích ròng xã hội) được tình bằng diện
tích (a+b+c).

Quá trình mặc cả có dừng lại ở mức W2 không? Cả hai bên có thể tiếp tục mặc cả
khi chi phí giảm thải cận biên vẫn còn cao hơn thiệt hại cận biên. Bắt đầu ở điểm W=0
đơn vị chất thải, MAC cao hơn MD cho đến khi đạt được mức ô nhiễm W *. Tại W*, các
ngư dân nhận được khoản tiền đền bù từ nhà máy bằng diện tích (b+c+d+e+g+h), và
phải chịu đựng thiệt hại là (d+g+h), vì vậy lợi ích ròng của ngư dân chính là (c+b+e).
Đối với nhà máy, tổng chi phí giảm thải tại W* được tiết kiệm là diện tích
(a+b+c+d+e+f+g+h), và nhà máy phải nộp tiền đền bù cho ngư dân với khoản tiền
(b+c+d+e+g+h), do đó lợi ích ròng mang lại cho nhà máy chính là diện tích (a+f). Tổng
lợi ích ròng xã hội đạt được tại mức thải W* được tính bằng diện tích (c+b+e+a+f).

Như vậy, với mức ô nhiễm W*, thì MD = MAC, có nghĩa là thiệt hại mà các ngư
dân phải gánh chịu do một đơn vị ô nhiễm tạo ra bằng chi phí giảm thải cho đơn vị ô
nhiễm đó. Hay nói cách khác, chi phí đền bù cho một đơn vị chất thải gây ô nhiễm của
nhà máy bằng thiệt hại mà ngư dân chịu đựng từ đơn vị chất thải đó. Vì vậy, W* chính là
mức ô nhiễm tối ưu do cơ chế thị trường tạo lập nên.

Tóm lại, khi quyền tài sản môi trường thuộc về chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm (ví
dụ trên là các ngư dân) thì nhờ cơ chế thị trường và thông qua quá trình mặc cả cho phép
xã hội đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

2.3. Định lý Coase

Nội dung ở mục 2.2 đã đề cập đến cơ chế thị trường và mức ô nhiễm tối ưu. Theo
đó, việc phân định quyền tài sản rõ ràng giữa các bên liên quan (chủ thể gây ô nhiễm và
chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm) và hai bên thực hiện quá trình thỏa thuận/mặc cả thì xã hội
đạt được mức ô nhiễm tối ưu. Thực tế, đây là định lý nổi tiếng của tác giả Ronald N.
Coase và người ta gọi là định lý Coase.

Định lý Coase được phát biểu như sau: Nếu quyền tài sản là hoàn hảo và chi phí
giao dịch là bằng không, thì luôn có xu hƣớng đạt đƣợc mức ô nhiễm tối ƣu thông

63
qua quá trình mặc cả, bất kể ai (ngƣời gây ô nhiễm hay ngƣời bị ảnh hƣởng ô
nhiễm) là ngƣời sở hữu tài sản môi trƣờng.

Tuy nhiên, định lý Coase bộc lộ một số hạn chế nhất định, cụ thể:

- Việc vận dụng mô hình mặc cả ô nhiễm chỉ đúng trong trường hợp thị trường
cạnh tranh, đối với hoàn cảnh thị trường không cạnh tranh thì không thể thực hiện được.

- Thông thường các quyền tài sản được ấn định không rõ ràng đặc biệt là đối với
những loại tài sản sở hữu chung (common property), hoặc tài sản không có sở hữu, ví dụ:
Dòng sông, không khí,...

- Việc mặc cả thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào việc thông tin có chính
xác hay không. Đặc biệt, chúng ta rất khó xác định đường MAC/MNPB và MD/MEC.

- Chi phí giao dịch thường rất lớn và thường đổ lên vai người không có quyền tài
sản. Việc mặc cả thường tốn kém nhiều về thời gian và chi phí, thông thường chi phí mặc
cả còn lớn hơn phần lợi ích nhận được, do đó quá trình mặc cả ít khi xảy ra.

Những hạn chế của Định Coase cho thấy, nếu chỉ dựa vào thị trường thì việc mặc
cả rất khó thực hiện. Chính vì vậy, cần phải có sự can thiệp từ phía Chính phủ nhằm đạt
được mức ô nhiễm tối ưu.

2.4. Thuế Pigou

2.4.1. Khái niệm

Ở phần trước, chúng ta đã tiếp cận nội dung về cơ chế thị trường và mức ô nhiễm
tối ưu, theo đó mức ô nhiễm tối ưu sẽ tự động đạt được thông qua cơ chế thị trường khi
quyền tài sản được phân định rõ ràng, chi phí giao dịch bằng không, và không có sự bất
cập về thông tin (có nghĩa là mọi người đều biết các đường chi phí và lợi ích) cũng như
không có bất cập trong mặc cả. Ý tưởng này đã được tác giả Ronald N. Coase (1960) đề
xuất và trở thành một định lý nổi tiếng, được gọi là định lý Coase, đặt theo tên của tác giả.
Hàm ý của định lý là tăng cường quyền tài sản và đề cao vai trò thị trường là giải pháp
quan trọng để cải thiện tình trạng ô nhiễm.

64
Tuy nhiên, định lý Coase có một số hạn chế, cụ thể: hai giả định của định lý là
không đúng trong thực tế, chi phí giao dịch cao và quyền tài sản không phân định rõ ràng.
Việc mặc cả thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào việc thông tin có chính xác hay
không, đặc biệt chúng ta rất khó xác định MNPB/MAC và MEC/MD. Chính vì vậy, một
số tác giả khác đã đề xuất và ủng hộ vai trò của Chính phủ trong việc khống chế ô nhiễm
và đưa mức ô nhiễm về mức ô nhiễm tối ưu.

Một trong những công cụ kinh tế được đề xuất nhằm tăng cường vai trò của Chính
phủ đó là thuế ô nhiễm. Ý tưởng đầu tiên về thuế ô nhiễm môi trường do Arthur C.Pigou
(1877-1959), một nhà kinh tế người Anh đưa ra vào năm 1920. Theo ông, đánh thuế ô
nhiễm là một trong những công cụ nhằm làm cho chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội,
buộc những người gây ô nhiễm phải trả một khoản thuế căn cứ vào thiệt hại ước tính do
việc phát thải ô nhiễm của họ gây ra.

Vậy thuế Pigou là gì? Thuế Pigou là mức thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm
gây ô nhiễm, có giá trị bằng chi phí ngoại ứng cận biên ở mức sản lƣợng tối ƣu. Nếu
ký hiệu mức thuế Pigou là t *, ta có t* = MEC(Q*). Loại thuế này nhằm mục đích buộc nhà
sản xuất phải “nội hoá các ngoại ứng” và điều chỉnh mức hoạt động của mình về sản
lượng tối ưu xã hội, vì thế người ta gọi là “thuế ô nhiễm tối ưu”.

2.4.2. Thuế Pigou và mức ô nhiễm tối ƣu

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm thuế Pigou hay còn gọi là thuế tối
ưu. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao thuế Pigou được gọi là thuế tối ưu? Mức thuế này
tác động như thế nào đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp tại mức sản lượng tối ưu
theo quan điểm xã hội? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tiếp tục trở lại ví dụ về trường
hợp nhà máy sản xuất giấy.

Hình 2.12 thể hiện mối quan hệ giữa đường lợi ích ròng cận biên của nhà máy giấy
và chí phí ngoại ứng cận biên tại các mức sản lượng khác nhau. Trong trường hợp không
kiểm soát ô nhiễm, nhà máy sẽ sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất là Qp, và lợi nhuận của
doanh nghiệp đạt được giá trị lớn nhất bằng diện tích AQP0. Tuy nhiên, tại mức sản lượng
Qp, doanh nghiệp sẽ gây ra lượng phát thải lớn nhất là WP.

65
$
A
MNPB
MEC

B MNPBt
E
P* t*

0
Q* QP Q (Sản lượng)

0
W* WP W (Mức ô nhiễm)
Hình 2.12. Thuế Pigou và mức ô nhiễm tối ƣu

Ở phần đầu của Chương II, chúng ta đã xác định được mức ô nhiễm tối ưu khi giảm
sản lượng đó là mức ô nhiễm mà ở đó MNPB = MEC, vì vậy W * chính là mức ô nhiễm
tối ưu, tương ứng với mức sản lượng tối ưu Q *. Để kiểm soát ô nhiễm, một mức thuế
được quy định có giá trị bằng chi phí ngoại ứng cận biên tại mức sản lượng tối ưu Q *
nhằm đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm, có nghĩa là cứ mỗi đơn vị sản phẩm
sản xuất ra và gây ô nhiễm thì doanh nghiệp phải trả một khoản thuế t* cho Nhà nước.
Điều này sẽ tác động đến quyết định sản xuất của nhà máy như thế nào?

Hình 2.12 cho thấy, nếu doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng vượt quá
Q*, lợi ích ròng cận biên mà doanh nghiệp thu được từ việc sản xuất thêm đơn vị sản
phẩm đó sẽ nhỏ hơn mức thuế t* mà doanh nghiệp phải trả cho đơn vị sản phẩm này.
Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không giảm sản lượng xuống mức nhỏ hơn Q * vì tại đó lợi ích
ròng cận biên chưa đạt được giá trị lớn nhất, tức là mức thuế thấp hơn lợi ích ròng cận
biên. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp vẫn còn cơ hội tăng tổng lợi nhuận bằng cách
tăng sản lượng đến mức Q* để đạt lợi nhuận tối đa. Tại mức sản lượng Q*, tổng số tiền
thuế mà doanh nghiệp phải trả là diện tích P*EQ*0, và lợi nhuận sau thuế được tính bằng
đúng diện tích tam giác AEP*.

Như vậy, bằng cách đánh thuế t* = MEC(Q*) doanh nghiệp sẽ có một động cơ kinh tế
để sản xuất tại mức sản lượng Q* tương ứng với mức ô nhiễm tối ưu W*. Sự tác động của
thuế Pigou đến lợi nhuận của doanh nghiệp được biểu hiện qua sự dịch chuyển của đường

66
MNPB như trong hình 2.12. Đường lợi ích ròng cận biên sau thuế sẽ là MNPBt = MNPB -
t*. Rõ ràng đường lợi nhuận mới này cắt trục hoành tại Q * và tổng lợi nhuận là diện tích
BQ*0 hay bằng đúng diện tích AEP*.

Kết quả phân tích ở trên cho thấy, khi áp dụng thuế Pigou thì chủ thể gây ô nhiễm sẽ
có động cơ giảm sản lượng về mức sản lượng tối ưu, và tại mức sản lượng này thì ô
nhiễm sẽ được kiểm soát ở mức tối ưu theo quan điểm xã hội.

2.4.3. Một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế Pigou

- Trong thực tế, việc xác định đúng mức thuế (t*) là rất khó khăn vì chúng ta không
đủ thông tin về lợi ích ròng cận biên cá nhân MNPB và chi phí ngoại ứng cận biên MEC
của một doanh nghiệp. Khi đó, một mức thuế (t) nào đó được ban hành có thể lớn hơn
hoặc nhỏ hơn (t*) và như vậy việc áp dụng thuế (t) sẽ không đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

MEC
MNPB

E
P* t*

a
b

0 Q* QP Q (Sản lượng)

Hình 2.13. Tính công bằng của thuế Pigou

- Một vấn đề gây nhiều tranh cãi là, mặc dù thuế Pigou góp phần đưa mức sản
lượng và ô nhiễm về mức tối ưu xã hội nhưng cách đánh thuế như vậy có thể không công
bằng vì người gây ô nhiễm phải trả nhiều hơn mức chi phí ngoại ứng môi trường mà họ
gây ra cho xã hội. Trong hình 2.13, chi phí ngoại ứng được tính bằng diện tích tam giác
(b), nhưng người gây ô nhiễm phải trả thêm phần diện tích (a), do đó tổng số tiền thuế mà
doanh nghiệp phải trả cho cơ quan nhà nước là (a+b).

67
Câu hỏi ôn tập Chƣơng II
1. Khái niệm mức ô nhiễm tối ưu? Trình bày phương pháp xác định mức ô nhiễm
tối ưu khi doanh nghiệp giảm sản lượng và áp dụng công nghệ giảm thải?

2. Quyền tài sản môi trường là gì? Dùng đồ thị để phân tích mô hình mặc cả ô
nhiễm trong nền kinh tế thị trường?

3. Trình bày định lý Coase và phân tích những hạn chế của định lý này?

4. Trình bày quan điểm và giải pháp thuế Pigou? Tại sao nói thuế Pigou tạo ra
động cơ kinh tế làm cho các doanh nghiệp không chỉ có xu hướng hoạt động tại mức sản
lường tối ưu với xã hội mà còn có những tác động tốt đối với môi trường?

5. Cho biết:

MNPB = 10 - 2q

MAC = 16 - 4q

Giả sử, cứ sản xuất một đơn vị sản phẩm thì tạo ra một đơn vị ô nhiễm

Giả sử mức giảm thải nhà máy phải đạt là 3 đơn vị ô nhiễm.

A. Xác định tổng chi phí giảm thải khi nhà máy giảm thải bằng cách:

(a) Giảm mức sản xuất

(b) Áp dụng các thiết bị giảm thải

B. Chi phí giảm thải tối thiểu khi mức giảm thải là 3 đơn vị ô nhiễm.

6. Xác định mức ô nhiễm tối ưu:

C,B
MAC
MEC

MNPB

0 68 Mức ô nhiễm
CHƢƠNG III. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

3.1. Tăng cƣờng quyền tài sản

Các nhà kinh tế học môi trường cho rằng, nếu tồn tại kiểu thị trường “không có các
quyền sở hữu tài sản được định nghĩa đúng” thì xảy ra tình trạng tự do tiếp cận các loại tài
nguyên. Điều này có nghĩa là các loại tài nguyên không được xác định quyền sở hữu một
cách rõ ràng. Thuật ngữ “Tự do tiếp cận” (Open access Property) dùng để biểu hiện tình
trạng thiếu quyền sở hữu tài sản hoặc thiếu chủ sở hữu, hay nói cách khác không ai có thể
ngăn cản người khác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiếm phần thu hoạch từ tài
nguyên. Chi phí mà người sử dụng phải trả cho việc sử dụng tài nguyên môi trường khi
không có chủ sở hữu là bằng không và những người sử dụng này trở thành kẻ ăn không
(Free Rider). Tự do tiếp cận dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng trong việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, bao gồm suy thoái môi trường, tình trạng khai thác quá mức và cạn
kiệt các nguồn tài nguyên.

Vì vậy, giải pháp khắc phục cho tình trạng nói trên là thiết lập và hiệu lực hóa quyền
tài sản tài nguyên thiên nhiên – một trong những công cụ không thể thiếu trong việc quản lý
tài nguyên môi trường hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi hệ
thống văn bản Luật phải được xây dựng chặt chẽ và bộ máy thực thi pháp luật phải được tổ
chức hợp lý. Bên cạnh đó, tăng cường quyền tài sản trong lĩnh vực tài nguyên môi trường
như tài nguyên đất, rừng, khoáng sản...đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thể chế chính trị
của mỗi quốc gia vì ở đó quan điểm nhận thức về quyền sở hữu tài nguyên là khác nhau và
rất nhạy cảm. Mặc dù có những quan điểm nhận thức khác nhau ở mỗi chế độ chính trị, nhà
nước về quyền tài sản, nhưng vẫn có một số điểm chung như sau:

+ Quyền tài sản sở hữu cá nhân (Private Property Right “PPR”): Những tài sản, tài
nguyên thuộc loại sở hữu riêng về một cá nhân nào đó (PPR) thì họ được quyền thu lợi và
sở hữu (access và ownership) loại tài sản đó.

+ Quyền tài sản chung, cộng đồng (Common Property Right), đây là quyền sở hữu
xác định một loại tài sản, tài nguyên nào đó trực thuộc quyền sở hữu của một cộng đồng.
Và đối với những tài sản mang tính cộng đồng này, chỉ có những thành viên trong cộng
đồng đó (community members) mới có quyền hưởng lợi (access) với tài sản đó.
69
+ Quyền tài sản nhà nước (State Property) những tài sản thuộc dạng này do Nhà
nước quản lý, sở hữu và Nhà nước có thể giao quyền khai thác cho các tổ chức, cá nhân,
... sử dụng. Đặc điểm, của các loại tài sản này thường nằm trên diện rộng và với sự giới
hạn bởi khả năng quản lý, các quy định về tài sản nên các tài sản này thường không có
chủ sở hữu thực sự và thường xuất hiện những kẽ ăn không (free riders) và tài sản thường
bị khai thác cạn kiệt.

+ Quyền tài sản tự do (Open Access Property) những tài sản thuộc loại này thường
không có một chủ sở hữu cụ thể và vì vậy nó không được quản lý, do đó tài sản thuộc
dạng này thường bị khai thác một cách cạn kiệt mà người khai thác không phải chi trả bất
cứ một chi phí nào cho việc hưởng lợi của họ cả và từ đó xuất hiện các “kẻ ăn không”.

* Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện giải pháp tăng cƣờng
quyền tài sản:

- Thuận lợi: Thuận lợi chủ yếu của việc xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản
môi trường là việc Chính phủ tạo ra cơ sở hạ tầng định chế khung pháp luật và giao việc
phân định tài sản cho thị trường. Hơn nữa, chi phí tương đối thấp và giảm bớt những sự
can thiệp méo mó vào hệ thống giá cả.

- Khó khăn: Công cụ này bị hạn chế ở chỗ việc chuyển nhượng hoặc giao các
quyền tài sản là một vấn đề gây tranh cải về chính trị, gây ra việc tìm cách chiếm đoạt và
tham nhũng. Hoặc việc phân phối các quyền tài sản có thể dẫn đến những hành động phân
phối mập mờ và có thể ngăn cho người nghèo không được tiếp cận các nguồn lực công
cộng cần thiết để tồn tại.

Trong trường hợp ô nhiễm môi trường, các quyền sở hữu có thể đối với phương tiện
môi trường không khí, nước và khí quyển là không khả thi vì loại trừ các phương tiện đó
là không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật.

3.2. Mệnh lệnh và điều khiển

Kể từ khi chính sách môi trường được thiết lập ở các nước phát triển, mệnh lệnh và
điều khiển là biện pháp chủ yếu để quản lý môi trường nhằm kiểm soát, điều khiển và
khống chế mức ô nhiễm bằng việc sử dụng hệ thống giám sát và cưỡng chế. Phương pháp
này dựa vào các công cụ điều khiển như: tiêu chuẩn môi trường, giấy phép ô nhiễm.
70
3.2.1. Tiêu chuẩn môi trƣờng

3.2.1.1. Khái niệm

Theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (2006), „Tiêu chuẩn‟ là quy
định về đặc tính và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -
xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Theo cách phân loại thì tiêu chuẩn có các loại như sau:

1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một
phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối
tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo,
phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo
nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về
ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Vậy tiêu chuẩn môi trường là gì? Hiện nay, tiêu chuẩn môi trường được định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và bảo vệ môi trường ở mỗi
quốc gia. Theo Điều 2, Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 1993, tiêu chuẩn môi
trƣờng là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, đƣợc quy định dùng làm căn cứ để
quản lý môi trƣờng. Khái niệm này đã được sửa đổi, bổ sung ở trong Điều 3, Luật Bảo
vệ môi trường Việt Nam năm 2015, theo đó: Tiêu chuẩn môi trƣờng là mức giới hạn
của các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, hàm lƣợng của các chất gây
ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý đƣợc các cơ quan nhà

71
nƣớc và các tổ chức công bố dƣới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi
trƣờng.

Như vậy, khi xem xét về khía cạnh quản lý môi trường thì tiêu chuẩn môi trường là
một trong các biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm. Dựa trên
các mục tiêu về bảo vệ môi trường, Nhà nước đề ra các tiêu chuẩn môi trường. Tiêu
chuẩn môi trường là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và điều khiển trong quản lý
môi trường (Command and Control - CAC). Đối với chính sách công nói chung, Phương
pháp CAC là phương pháp mà theo đó để có được những hành vi mong muốn từ góc độ
xã hội, các nhà quản lý chỉ cần quy định các hành vi đó trong luật và sử dụng bộ máy thực
thi cần thiết – tòa án, công an, hình phạt để buộc mọi cá nhân phải tuân theo luật. Trong
khi đó, đối với chính sách môi trường, phương pháp CAC dựa vào nhiều loại tiêu chuẩn
khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi trường.

Hai vấn đề chính khi sử dụng công cụ tiêu chuẩn môi trường, đó là: (1) Xác lập các
tiêu chuẩn môi trường; (2) Thực thi các quy định thông qua kiểm soát và bắt buộc tuân
thủ tiêu chuẩn quy định.

3.2.1.2. Các loại tiêu chuẩn môi trƣờng

Có thể áp dụng tiêu chuẩn cho bất cứ hoạt động nào, nhưng với vấn đề môi trường
có 3 loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn môi trường xung quanh, tiêu chuẩn phát thải, và
tiêu chuẩn công nghệ.

a. Tiêu chuẩn môi trƣờng xung quanh

- Khi nói đến tiêu chuẩn môi trường xung quanh (Ambient Standards) là nói đến
khía cạnh chất lượng môi trường xung quanh cuộc sống con người, nó có thể là chất
lượng môi trường không khí bao quanh một thành phố, hoặc chất lượng nguồn nước ở
một dòng sông.

- Một tiêu chuẩn môi trường xung quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi trường
xung quanh không được phép vượt quá. Ví dụ, có thể đặt mức tiêu chuẩn môi trường
xung quanh cho ôxy hòa tan ở một dòng sông là 3 phần triệu (ppm), có nghĩa là mức ôxy
hòa tan thấp nhất cho phép ở dòng sông. Để đảm bảo mức ôxy hòa tan ở dòng sông không
72
thấp hơn 3ppm, chúng ta phải biết được lượng phát thải từ các nguồn khác nhau vào dòng
sông góp phần làm thay đổi hàm lượng ôxy hòa tan như thế nào và đưa ra những biện
pháp để quản lý những nguồn này.

- Tiêu chuẩn môi trường xung quanh được thể hiện bằng hàm lượng/nồng độ bình
quân trong một khoảng thời gian. Ví dụ, tiêu chuẩn môi trường xung quanh cho cacbon
monoxit từ nhà máy tái chế nhựa đường ở Bristish Columbia là 50mg/m3 bình quân một
giờ. Lý do lấy giá trị trung bình là để phản ánh sự thay đổi theo mùa vụ và theo ngày về
điều kiện khí tượng, về chất thải làm thay đổi chất lượng môi trường xung quanh.

b. Tiêu chuẩn phát thải

Tiêu chuẩn phát thải (Emission Standards) là quy định giới hạn mang tính pháp lý
về lượng chất thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường. Theo ngôn
ngữ quản lý, tiêu chuẩn phát thải là một dạng của tiêu chuẩn hoạt động, bởi vì nó căn cứ
vào kết quả mà chủ thể gây ô nhiễm bị kiểm soát cần phải đạt được. Có nhiều loại tiêu
chuẩn hoạt động khác nhau, ví dụ như yêu cầu nông dân giảm sử dụng một loại thuốc trừ
sâu nào đó xuống dưới mức nhất định, hoặc tiêu chuẩn nơi làm việc được xác định theo
số tai nạn tối đa hoặc mức độ rủi ro mà công nhân tiếp xúc, hoặc trường hợp giới hạn tốc
độ trên đường cao tốc.

Tiêu chuẩn phát thải quy định rõ mức phát thải đối với tất cả các chủ thể gây ô
nhiễm nhưng không quy định công nghệ được sử dụng để đạt được mức tiêu chuẩn phát
thải đó. So với tiêu chuẩn công nghệ, việc sử dụng tiêu chuẩn phát thải đảm bảo tính linh
hoạt hơn và tạo ra cơ chế mềm dẻo để các cơ sở gây ô nhiễm có thể tuỳ chọn biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm.

Tiêu chuẩn phát thải có thể xác định dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. Ví dụ:

+ Tốc độ phát thải (kg/giờ)

+ Hàm lượng phát thải (phần triệu nhu cầu oxy sinh học trong nước)

+ Tổng khối lượng chất thải [Tổng khối lượng chất thải = (tốc độ phát thải) x (hàm
lượng thải) x (thời gian)].

73
+ Lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu ra (ví dụ CO2/Kwh; số gam Cacbon
Monoxit/tấn nhựa đường).

+ Lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu vào (Sulphur/tấn than).

+ Tỷ lệ % chất gây ô nhiễm được loại bỏ (ví dụ 60% chất thải được loại bỏ trước khi
thải).

c. Tiêu chuẩn công nghệ

Tiêu chuẩn công nghệ (Technology Standards) là những quy định công nghệ, kỹ
thuật, hoặc hoạt động mà chủ thể có tiềm năng gây ô nhiễm buộc phải áp dụng. Ví dụ, tất
cả các đồ điện gia dụng bị bắt buộc phải lắp đặt máy lọc khí để giảm khí SO2 thải ra.

Tiêu chuẩn công nghệ cũng bao gồm tiêu chuẩn thiết kế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngoài ra, có nhiều tiêu chuẩn sản phẩm chỉ rõ những đặc điểm mà sản phẩm phải có, và
tiêu chuẩn đầu vào yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm sử dụng đầu vào đáp ứng những điều
kiện cụ thể.

Tiêu chuẩn công nghệ thường quy định chủ thể gây ô nhiễm sử dụng công nghệ tốt
nhất hiện có (best available technology - BAT), công nghệ tốt nhất có thể áp dụng (best
practical technology (BPT), hoặc công nghệ tốt nhất sẵn có khả thi về kinh tế (best
available technology economically achievable - BATEA). Những tiêu chuẩn đó cho phép
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm có cơ hội lựa chọn công nghệ tốt nhất, động cơ khuyến
khích là rất rõ ràng nhằm đảm bảo giới hạn cụ thể về phát thải ô nhiễm thông qua việc
kiểm soát mức giới hạn đạt được bằng cách nào.

Chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn
phát thải ở 2 điểm cơ bản như sau:

+ Tiêu chuẩn phát thải quy định một số ràng buộc về tiêu chí phát thải và cho phép
người ta chọn lựa cách thức tốt nhất để đạt được.

+ Tiêu chuẩn công nghệ áp đặt những kỹ thuật được sử dụng, như thiết bị hoặc quy
trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm sử dụng.

3.2.1.3. Kinh tế học tiêu chuẩn môi trƣờng

74
Trong số các giải pháp thuộc nhóm công cụ mệnh lệnh - điều khiển thì tiêu chuẩn
môi trường được xem là giải pháp quan trọng được các nhà quản lý môi trường sử dụng
nhằm thực hiện các mục tiêu chất lượng môi trường. Tuy nhiên, các quyết định sử dụng
tiêu chuẩn môi trường luôn tác động đến chi phí - lợi ích của chủ thể gây ô nhiễm. Do đó,
việc thiết lập tiêu chuẩn cần phải được xem xét, phân tích trên góc độ kinh tế. Nhiều vấn
đề được đặt ra cho các cơ quan quản lý khi sử dụng tiêu chuẩn môi trường, đó là: việc
thiết lập mức tiêu chuẩn trong thực tế như thế nào? Vấn đề đầu tiên là đặt tiêu chuẩn ở
đâu để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như vừa đảm bảo mục tiêu chất lượng môi
trường? Chính vì vậy, ở trong phần này chúng ta sẽ tiếp cận các vấn đề liên quan đến kinh
tế học tiêu chuẩn, bao gồm: Thiết lập mức tiêu chuẩn trong thực tế; tiêu chuẩn đồng bộ;
tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên.

a. Thiết lập mức tiêu chuẩn trong thực tế

Về lý thuyết, cơ quan quản lý môi trường dựa trên nguyên tắc cân bằng biên giữa
chi phí giảm thải biên và thiệt hại biên để xác định mức tiêu chuẩn hiệu quả xã hội. Điều
này có nghĩa là tiêu chuẩn hiệu quả xã hội là mức tiêu chuẩn được thiết lập tại mức mà ở
đó chi phí giảm thải biên bằng thiệt hại cận biên (MAC = MD).

Tuy nhiên, trong thực tế cơ quan quản lý môi trường hoàn toàn không hoặc không
có đầy đủ thông tin về hàm chi phí giảm thải biên của chủ thể gây ô nhiễm và thiệt hại
cận biên. Vậy, câu hỏi đặt ra là những phương pháp nào đã được sử dụng trong thực tế để
thiết lập mức tiêu chuẩn?

* Khi không có đầy đủ thông tin về chi phí giảm thải và thiệt hại biên, cơ quan
quản lý môi trường có thể xác lập tiêu chuẩn phát thải ban đầu trên cơ sở thông tin sẵn có
tốt nhất về các chi phí này tại thời điểm ra quyết định. Phương pháp này gọi là phương
pháp phỏng định hay còn gọi là thử đúng - sai, đồng thời quan sát phản ứng của chủ thể
gây ô nhiễm thì cơ quan quản lý có thể xác lập tiêu chuẩn gần với mức ô nhiễm tối ưu.

* Khi cơ quan quản lý môi trường hoàn toàn không có thông tin về chi phí giảm
thải biên, nhƣng biết đƣợc hàm thiệt hại biên thì các nhà quản lý môi trường sẽ đặt các
mức tiêu chuẩn môi trường xung quanh hoặc tiêu chuẩn phát thải dựa trên thông tin về

75
hàm thiệt hại cận biên MD. Thông thường cơ quan chức trách sẽ xem xét tại điểm nào ở
trên hàm thiệt hại có thiệt hại biên thay đổi lớn.

Ví dụ, giả sử có thông tin về hàm thiệt hại biên của một nhà máy được minh họa
bằng đồ thị ở hình 3.1. Dạng hàm thiệt hại biên trong ví dụ này là hàm phi tuyến và khác
với hàm tuyến tính mà chúng ta đã sử dụng trong phân tích.

$ MD

MAC

QT QL Q* QMAX Q0 Lượng phát thải

Hình 3.1. Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến

Hình 3.1 cho thấy cơ quan quản lý môi trường có thể đặt tiêu chuẩn tại điểm không
có rủi ro, có nghĩa là tại mức có thể bảo vệ tất cả mọi người khỏi thiệt hại. Điều này hàm
ý đặt tiêu chuẩn ở mức ngưỡng, cụ thể:

- Đặt tiêu chuẩn ở mức ngưỡng tối thiểu: Điểm QT cho biết cơ quan quản lý môi
trường có thể đặt ở mức ngưỡng tối thiểu không có thiệt hại. Tuy nhiên, một vấn đề gặp
phải ở đây là trong thực tế nhiều chất thải gây ô nhiễm không có mức ngưỡng thiệt hại.
Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy phần lớn các chất thải gây ô
nhiễm đều có hàm thiệt hại cận biên có hướng dốc lên ngay từ gốc tọa độ. Vậy, làm thế
nào để khắc phục được tình trạng này? Câu trả lời ở đây là có thể thực hiện theo 2 cách
thức như sau:

+ Nhà quản lý môi trường có thể đặt tiêu chuẩn tại điểm hoàn toàn không có rủi ro,
có nghĩa là quy định tiêu chuẩn bằng không. Điều này có thể phù hợp với một số chất thải

76
gây ô nhiễm có tính chất độc hại cao, chẳng hạn như chất Điôxin - là chất thải có thiệt hại
biên luôn lớn hơn chi phí giảm thải biên.

+ Đối với nhiều chất thải gây ô nhiễm khác, mức phát thải bằng không là không đạt
được hiệu quả xã hội (ô nhiễm tối ưu sẽ không phải là bằng không). Vì vậy, cơ quan quản
lý môi trường có thể chấp nhận một mức thiệt hại nhỏ. Quan sát trên hình 3.1 cho thấy,
QL là điểm đặt tiêu chuẩn mà ở đó thiệt hại biên bắt đầu tăng nhanh.

- Đặt tiêu chuẩn tại mức ngưỡng tối đa: Trên hình 3.1, chiến lược tối thiểu hóa rủi ro
có thể đặt tiêu chuẩn tại điểm QMAX là mức thải không bao giờ được vượt quá, bởi vì tại
điểm QMAX đường thiệt hại biên có độ dốc thẳng đứng.

b. Tiêu chuẩn đồng bộ

Một vấn đề thực tế đặt ra cho các nhà quản lý là khi quy định tiêu chuẩn có nên áp
dụng tiêu chuẩn đồng bộ trong mọi trường hợp hoặc thay đổi tùy theo điều kiện thực tế
của các nguồn gây ô nhiễm hay không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta có thể xét
một ví dụ minh họa về trường hợp chất thải gây ô nhiễm Cacbon monoxit ở khu vực nông
thôn và thành thị.

Hình 3.2 thể hiện hàm thiệt hại biên do ô nhiễm Cacbon monoxit của 2 khu vực, đó
là thành thị (MDU) và nông thôn (MDR). Với giả thiết rằng ở khu vực thành thị có mật độ
dân số cao nên số người bị ảnh hưởng về sức khỏe nhiều hơn so với khu vực nông thôn,
điều này thể hiện vị trí đường MDU nằm phía trên đường MDR. Trong ví dụ này, chi phí
giảm thải cận biên MAC của 2 khu vực là giống nhau. Dựa trên thông tin về thiệt hại do ô
nhiễm cacbon monoxit, cơ quan quản lý môi trường quy định tiêu chuẩn phát thải cho 2
khu vực là khác nhau, cụ thể: tiêu chuẩn phát thải SU được áp dụng cho khu vực thành thị
và SR quy định đối với khu vực nông thôn. Như vậy, khi thiệt hại biên khác nhau giữa các
vùng, việc quy định các mức tiêu chuẩn sẽ rất khó khăn. Nếu thiệt hại biên ở khu vực
thành thị khác với thiệt hại biên ở khu vực nông thôn thì việc áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ
cho cả 2 vùng sẽ không đạt được hiệu quả xã hội.

77
SU SR
$
MDU
MAC

MDR

0 QU QR Mức thải

Hình 3.2. Tiêu chuẩn không đồng bộ

Trong ví dụ này, nếu chỉ thiết lập tiêu chuẩn đồng bộ cho cả 2 vùng tại QU thì kiểm
soát ô nhiễm ở khu vực nông thôn là quá mức. Ngược lại, nếu chỉ đặt tiêu chuẩn đồng bộ
tại QR thì ô nhiễm ở khu vực thành thị không được kiểm soát chặt chẽ so với mức tối ưu
xã hội khi MAC = MD. Điều này cho thấy, cách duy nhất để tránh những nhược điểm khi
áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ trong trường hợp thiệt hại cận biên giữa 2 vùng khác nhau là
sử dụng tiêu chuẩn cá nhân. Tuy nhiên, việc quy định tiêu chuẩn cá nhân đòi hỏi nhiều
thông tin để phục vụ việc quy định và thực hiện tiêu chuẩn, do đó chi phí hành chính
thường rất cao.

Một câu hỏi được đặt ra là khi thiệt hại biên của các chất gây ô nhiễm là khác nhau
từ những nguồn phát thải khác nhau thì việc áp dụng tiêu chuẩn cá nhân như thế nào?
Trong trường hợp này, chất gây ô nhiễm sẽ được phân tán khác nhau giữa các nguồn hoặc
các vùng, tức là ô nhiễm không được trộn lẫn đồng bộ. Đây là một trong những trường
hợp làm cho việc quản lý môi trường trở nên phức tạp và tốn kém. Các cơ quan quản lý
phải thực hiện nhiều bước khác nhau, đặc biệt là phải sử dụng các đánh giá kỹ thuật (hóa
học, vật lý...) trước khi áp dụng tiêu chuẩn. Nhà quản lý phải giám sát chất lượng môi
trường xung quanh tại các điểm tiếp nhận chất thải (thông qua các trạm quan trắc). Cân
bằng hiệu quả xã hội đòi hỏi MAC = MD cho các điểm tiếp nhận. Ô nhiễm từ mỗi nguồn
78
sẽ được chuyển thành mức độ tích tụ ô nhiễm môi trường xung quanh tại các điểm được
xác định thông qua hệ số chuyển tải. Hệ số chuyển tải chuyển chất thải từ nguồn (i) thành
ảnh hưởng chất lượng môi trường ở điểm tiếp nhận (j), và được quyết định bởi quan hệ
khí tượng và đặc tính lý hóa của chất gây ô nhiễm.

Tóm lại, khi thiệt hại biên của chất gây ô nhiễm thay đổi theo vùng, theo ngày,
hoặc theo mùa, việc sử dụng tiêu chuẩn đồng bộ sẽ không đạt đƣợc hiệu quả. Tiêu
chuẩn cá nhân sẽ đạt đƣợc hiệu quả xã hội, điểm hiệu quả chính là giao điểm giữa
đƣờng chi phí giảm thải biên và thiệt hại biên, hay MAC = MD.

c. Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên

Chúng ta đã thảo luận các vấn đề về quy định tiêu chuẩn phát thải hiệu quả trong
trường hợp thiệt hại biên của chất gây ô nhiễm thay đổi theo vùng. Với giả định chất gây
ô nhiễm được trộn lẫn đồng bộ thải ra từ những nguồn thải khác nhau và chi phí giảm thải
biên của các vùng (nguồn phát thải) là giống nhau, thì việc quy định tiêu chuẩn cá nhân sẽ
đạt được hiệu quả xã hội. Điều này có nghĩa rằng nguyên tắc cân bằng biên khi áp dụng
tiêu chuẩn là chi phí giảm thải biên của các nguồn phát thải phải được cân bằng nhau.
Đây được xem là cân bằng hiệu quả chi phí (để đạt được mục tiêu chất lượng môi trường
thì tổng chi phí thực thi phải đạt giá trị nhỏ nhất). Trong thực tế, các cơ quan quản lý môi
trường luôn có xu hướng áp dụng tiêu chuẩn phát thải đồng bộ cho những nguồn phát thải
khác nhau. Điều này làm cho việc quản lý trở nên đơn giản hơn và thể hiện hàm ý về sự
bình đẳng giữa các chủ thể gây ô nhiễm.

Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ chỉ đạt đƣợc hiệu quả chi phí
trong trƣờng hợp các chủ thể gây ô nhiễm có đƣờng MAC là giống nhau (MAC1 =
MAC2 =... MACn). Nếu chi phí giảm thải biên cho một chất gây ô nhiễm khác nhau
giữa chủ thể gây ô nhiễm (MAC1 ≠ MAC2 ≠... MACn), thì tiêu chuẩn cá nhân sẽ đạt
đƣợc hiệu quả chi phí.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta xét một ví dụ minh họa như sau: Giả sử,
chất thải gây ô nhiễm cacbon monoxit được thải ra từ 2 nhà máy A và B (cần lưu ý là giả
thiết về chất thải này được trộn lẫn đồng bộ). Thông tin về hàm chi phí giảm thải biên của
2 nhà máy như sau: MACA = 600 - 5QA ; MACB = 240 - 2QB
79
Giả sử, khi thực hiện giảm thải, chi phí giảm thải của nhà máy B tăng chậm hơn so
với nhà máy A, với lý do: Hai nhà máy này sản xuất các sản phẩm khác nhau bằng các
công nghệ sản xuất khác nhau; công nghệ của nhà máy A có thể cũ hơn nhà máy B; quá
trình sử dụng các đầu vào khác nhau...Điều này được thể hiện qua hình 3.3.

Khi không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, mỗi nhà máy đều thải 120kg/tháng,
như vậy tổng cộng lượng chất thải của 2 nhà máy chính là 240kg/tháng. Giả sử cơ quan
quản lý môi trường muốn giảm tổng lượng chất thải xuống còn 120kg/tháng (giảm 50%)
bằng cách quy định tiêu chuẩn. Như vậy, trong trường hợp này cơ quan quản lý đã áp
dụng tiêu chuẩn đồng bộ đồng bộ cho mỗi nguồn, tức là mỗi nhà máy chỉ được phép thải
ra 60kg/tháng.

Theo lý thuyết, việc áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ trong trường hợp này đã vi phạm
nguyên tắc cân bằng biên vì lý do chi phí giảm thải biên của 2 nhà máy không giống
nhau. Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn cá nhân cho 2 nhà máy sẽ đạt được hiệu quả chi
phí. Chúng ta có thể chứng minh điều này qua hình 3.3 như sau:
Sđồng bộ
$ SA
SB

600 MACA

300
240 MACB
b
171,5
e a
120 c
g
f
d h
0 34,3 60 85,7 120 Lượng thải Q (kg/tháng)

Hình 3.3. Hiệu quả chi phí khi chi phí giảm thải biên khác nhau

- Khi áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ 60kg/tháng cho mỗi nhà máy, tổng chi phí giảm
thải TAC (total abatement cost) cho mỗi nhà máy được tính như sau: Tại tiêu chuẩn
60kg/tháng cho mỗi nhà máy, MACA = 300$/kg và MACB = 120$/kg. TACA =

80
(b+c+d+g+h); TACB = (d+h). Tổng chi phí giảm thải của 2 nhà máy chính là TAC1(A+B) =
[(b+c+d+g+h) +(d+h)].

- Việc sử dụng tiêu chuẩn đồng bộ 60kg/tháng cho mỗi nhà máy đã vi phạm
nguyên tắc cân bằng biên, do đó không đạt được hiệu quả chi phí. Tại mức 60kg/tháng,
MACA > MACB. Vì vậy, cơ quan quản lý quy định tiêu chuẩn cá nhân sẽ đảm bảo hiệu
quả chi phí, có nghĩa là cho phép đạt được mục tiêu chất lượng môi trường với chi phí
giảm thải thấp nhất. Điều này có thể được chứng minh thông qua việc áp dụng phương
pháp đại số:

Nguyên tắc cân bằng biên khi và chỉ khi MACA = MACB

 600 - 5QA = 240 - 2QB (1)

Với mục tiêu đạt được mức thải của 2 nhà máy là 120kg/tháng, do đó:

QA + QB = 120 (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình: 600 - 5QA = 240 - 2QB

QA + QB = 120

QA = 85,7

QB = 34,3

Như vậy, QA = 85,7 và QB = 34,3 chính là tiêu chuẩn cá nhân được quy định cho
mỗi nhà máy. Thay QA và QB vào hàm chi phí giảm thải biên của mỗi nhà máy ta có
MACA = MACB = 171,5$.

Chúng ta sẽ tính được TACA = (g+h) và TACB = (e+f+d+h); Tổng chi phí giảm
thải của 2 nhà máy chính là TAC2A+B = [(e+f+d+h) + (g+h)]. So sánh TAC1(A+B) và
TAC2A+B được tính theo công thức:

ΔTAC = TAC1(A+B) - TAC2A+B = [(b+c+d+g+h) +(d+h)] - [(e+f+d+h) + (g+h)] =

= (b+c+d) - (e+f).

81
Quan sát trên hình 3.3 cho thấy, diện tích (a+e+f) = (c+d)  (e+f) = (c+d-a).
Chính vì vậy, ΔTAC = (a+b). Điều này có nghĩa là việc áp dụng tiêu chuẩn cá nhân sẽ
giúp xã hội tiết kiệm được một khoản chi phí đúng bằng diện tích (a+b).

Tóm lại, khi chi phí giảm thải biên khác nhau giữa các nguồn, việc sử dụng công
cụ tiêu chuẩn đồng bộ sẽ dẫn đến chi phí giảm thải xã hội cao hơn so với công cụ tiêu
chuẩn cá nhân. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó là cơ quan quản lý môi trường gặp nhiều
khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về chi phí giảm thải biên của chủ thể gây ô nhiễm.
Hầu hết các chủ thể gây ô nhiễm có công nghệ sản xuất cũng như công nghệ giảm thải
khác nhau. Nguồn cung cấp thông tin chính là các chủ thể gây ô nhiễm, nhưng chúng ta
rất khó để tin rằng họ sẽ sẵn lòng chia sẽ thông tin về chi phí giảm thải.

3.2.1.4. Tác động khuyến khích của tiêu chuẩn

Xét trong ngắn hạn, một vấn đề đặt ra là chính sách sử dụng tiêu chuẩn môi trường
có khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm giảm thải đến mức hiệu quả hay không? Các nhà
kinh tế học môi trường cho rằng, công cụ mệnh lệnh điều khiển dựa vào tiêu chuẩn bộc lộ
những hạn chế trong vấn đề này, đặc biệt là khi sử dụng tiêu chuẩn công nghệ. Nếu cơ quan
quản lý quy định chi tiết về công nghệ và quy trình thực hiện giảm thải, các chủ thể gây ô
nhiễm phải thực hiện theo quy định này, điều này đồng nghĩa là không thể khuyến khích
các chủ thê gây ô nhiễm tìm kiếm và đổi mới công nghệ trong xử lý chất thải.

Trong dài hạn, mục tiêu của chính sách sử dụng tiêu chuẩn môi trường là khuyến
khích mạnh mẽ các chủ thể gây ô nhiễm tìm kiếm những thay đổi về kỹ thuật và quản lý
nhằm đạt được mục tiêu phát thải hiệu quả. Hay nói cách khác, trong dài hạn các chủ thể
gây ô nhiễm có thể chủ động, tìm kiếm và cải tiến công nghệ trong xử lý chất thải. Tuy
nhiên, điều này chỉ đúng với tiêu chuẩn phát thải. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta có
thể xét một ví dụ minh họa sau đây bằng đồ thị:

Hình 3.4 thể hiện chi phí giảm thải biên của một nhà máy trước và sau khi cải tiến
công nghệ. Với giả thiết MAC1 là chi phí giảm thải biên của nhà máy trước khi cải tiến
công nghệ, MAC2 là chi phí giảm thải biên kỳ vọng của nhà máy sau cải tiến công nghệ,
và hàm thiệt hại biên MD.

82
Giả sử, trước khi cải tiến công nghệ kiểm soát ô nhiễm nhà máy đáp ứng tiêu
chuẩn phát thải của cơ quan quản lý môi trường tại Q1tấn/năm (điểm cân bằng hiệu quả
của tiêu chuẩn MAC = MD). Với MAC1, tổng chi phí giảm thải của nhà máy là diện tích
(a+b). Nếu chương trình cải tiến công nghệ thành công, MAC1 sẽ dịch chuyển giảm
xuống đường MAC2, và tổng chi phí giảm thải được tính bằng diện tích (b). Vì vậy, so
với trước khi cải tiến công nghệ, nhà máy đã tiết kiệm được khoản chi phí chính là diện
tích (a). Trong trường hợp này, tiêu chuẩn phát thải đã khuyến khích được các chủ thể
gây ô nhiễm cải tiến công nghệ.

MAC1

MD
MAC2

e
d
a

c b

0 Q2 Q1 QP Lượng thải (tấn/năm)

Hình 3.4. Khuyến khích đổi mới công nghệ giảm thải của tiêu chuẩn

Câu hỏi được đặt ra là cơ quan quản lý có thể quy định lại tiêu chuẩn phát thải sau
khi có thông tin về đổi mới công nghệ của nhà máy hay không? Việc quy định tiêu chuẩn
phát thải mới sẽ tác động như thế nào đến chi phí - lợi ích của nhà máy? Các nhà kinh tế
học môi trường cho rằng, trong thực tế cơ quan quản lý có thể thực hiện điều này. Giả sử,
cơ quan chức năng biết được thông tin về chi phí giảm thải sau cải tiến công nghệ, do đó
một tiêu chuẩn phát thải mới được quy định tại Q2tấn/năm. Tại Q2, tổng chi phí giảm thải
của nhà máy chính là diện tích (b+c). So với trước khi cải tiến công nghệ, việc quy định
tiêu chuẩn phát thải tại Q2 sau khi cải tiến công nghệ thì nhà máy tiết kiệm được khoản
chi phí (a-c). Chi phí tiết kiệm (a-c) thấp hơn nhiều so với việc quy định tiêu chuẩn ở
83
mức Q1tấn/năm, và có thể không bù đắp đủ chi phí nghiên cứu và phát triển của chủ thể
gây ô nhiễm. Điều này sẽ làm suy yếu việc khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm đổi mới
công nghệ giảm thải.

Vậy có nên áp đặt tiêu chuẩn Q2 hay không? Quan sát trên hình 3.4 cho thấy, nếu
tiêu chuẩn Q2 được quy định ngay từ đầu thì chi phí tiết kiệm được sẽ là (a+d+e).
Phương pháp này được gọi là “Tiêu chuẩn bắt buộc đổi mới công nghệ”. Nguyên tắc
của tiêu chuẩn bắt buộc đổi mới công nghệ là quy định tiêu chuẩn không thực tế với công
nghệ hiện tại với kỳ vọng là sẽ có cải tiến công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn bắt buộc với
chi phí hợp lý. Câu hỏi được đặt ra là tiêu chuẩn bắt buộc cải tiến công nghệ có cải thiện
trong việc khuyến khích chủ thể gây ô nhiễm cải tiến công nghệ giảm thải hay không?
Hiện nay có nhiều quan điểm nhìn nhận về vấn đề này. Một số quan điểm cho rằng, việc
sử dụng tiêu chuẩn bắt buộc đổi mới công nghệ khuyến khích chủ thể gây ô nhiễm sử
dụng một phần nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển để tác động tới quyền lực chính trị
nhằm làm chậm trễ việc ban hành tiêu chuẩn bắt buộc đổi mới công nghệ. Tiêu chuẩn
càng khắt khe và càng ngắn hạn thì hành động đó càng có khả năng xảy ra. Chính vì vậy,
chưa thể kết luận được tính hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn bắt buộc đổi mới công
nghệ.

3.2.2. Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhƣợng

Một công cụ khống chế ô nhiễm quan trọng khác của phương pháp mệnh lệnh điều
khiển là giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng. Giấy phép ô nhiễm không thể
chuyển nhượng (Distransferable Permits) do cơ quan quản lý môi trường ban hành,
thường gắn liền với chuẩn mực (tiêu chuẩn) môi trường quy định và chỉ có giá trị đối với
những người được cấp giấy phép, không được chuyển nhượng, cho mượn, cho vay.

Các chủ thể gây ô nhiễm sẽ được cấp giấy phép thải khi thỏa mãn các điều kiện
như: lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp, nhà máy sao cho có thể tối thiểu hóa ảnh
hưởng bất lợi về kinh tế - xã hội, lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm trong một thời kỳ nhất
định; có phương án đền bù cho người bị thiệt hại; thiết lập quỹ môi trường nhằm hỗ trợ
hoạt động cải thiện môi trường.

* Ưu điểm và hạn chế của giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng:
84
- Ưu điểm:

+ Ràng buộc người gây ô nhiễm với các chương trình bảo vệ môi trường vì toàn bộ
trách nhiệm môi trường của người gây ô nhiễm được đề cập đầy đủ trong văn bản.

+ Công cụ này khá linh hoạt, các cơ quan quản lý môi trường có thể thu hồi hoặc
đình chỉ giấy phép kịp thời tùy theo yêu cầu và mục đích của nền kinh tế.

- Hạn chế: Công cụ này đòi hỏi phải giám sát, điều tra và báo cáo kịp thời và
thường xuyên nên chi phí lớn và cần một đội ngũ lớn cán bộ chuyên ngành.

3.2.3. Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp mệnh lệnh và điều khiển

* Ƣu điểm:

- Công cụ này có tính pháp lý cao, phạm vi áp dụng rộng, nhiều lĩnh vực khác nhau,
nhiều vùng khác nhau, nhiều ngành sản xuất khác nhau.

- Cho phép các cơ quan quản lý điều phối nguồn lực để đạt được mục tiêu môi
trường. Nếu cơ quan quản lý biết được hàm chi phí xử lý giảm thải ô nhiễm cận biên và
hàm thiệt hại cận biên của từng chủ thể gây ô nhiễm, cơ quan quản lý môi trường có thể
áp đặt mức ô nhiễm tối đa cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm căn cứ vào mức ô nhiễm tối ưu.

- Phương pháp này cho phép các nhà quản lý môi trường dự đoán được chất thải gây
ô nhiễm sẽ giảm xuống được bao nhiêu đơn vị.

* Hạn chế:

- Trong thực tế các cơ quan quản lý môi trường không biết được hàm MAC và MD
của từng doanh nghiệp vì vậy tiêu chuẩn môi trường thường được xác định đồng bộ cho
từng ngành. Vì vậy, phương pháp này không đạt được hiệu quả về mặt xã hội, và khó phát
huy hiệu lực.

- Việc áp dụng công cụ mệnh lệnh và điều khiển đòi hỏi chi phí về giám sát, kiểm
tra, cưỡng chế, và thực thi công cụ thường rất cao, do đó khó áp dụng cho các nước đang
phát triển.

- Công cụ này ít khuyến khích việc cải tiến công nghệ trong khống chế chất thải.

85
3.3. Công cụ kinh tế

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu và thảo luận về công cụ mệnh lệnh - điều khiển.
Bên cạnh những ưu điểm, công cụ này đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể: việc áp dụng
công cụ mệnh lệnh và điều khiển đòi hỏi chi phí về giám sát, kiểm tra, cưỡng chế, và thực
thi công cụ thường rất cao, do đó khó áp dụng cho các nước đang phát triển. Hơn thế nữa,
công cụ này ít khuyến khích cải tiến công nghệ trong khống chế chất thải. Chính vì vậy,
một số nhà kinh tế đã có lập luận rằng, phương pháp dựa vào thị trường là có hiệu quả
hơn việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh và điều khiển CAC (Command and Control).
Thông qua cơ chế thị trường, người gây ô nhiễm thay đổi cách xử lý tương ứng với
phương tiện mà họ sẽ dùng để khống chế ô nhiễm. Dựa vào thị trường trong quản lý môi
trường được xem là chính sách khuyến khích kinh tế.

Chính sách khuyến khích kinh tế hay còn gọi là nhóm công cụ kinh tế gồm có 4
loại công cụ cơ bản, đó là: (1) thuế phát thải; (2) giấy phép phát thải có thể chuyển
nhượng; (3) hệ thống đặt cọc – hoàn trả; (4) Quỹ môi trường. Đây là những công cụ kinh
tế đòi hỏi người quản lý vừa triển khai vừa giám sát kết quả. Người quản lý quy định mức
giá ô nhiễm qua thuế và quy định khối lượng phát thải cho phép với giấy phép phát thải
có thể chuyển nhượng. Hiện nay, các công cụ kinh tế được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ và
các nước EU nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Trong phạm vi môn học này, chúng
ta sẽ tìm hiểu, thảo luận và phân tích những công cụ kinh tế kể trên.

3.3.1. Thuế phát thải

3.3.1.1. Khái niệm

Nguyên lý cơ bản của việc sử dụng thuế phát thải là “người gây ô nhiễm phải trả
tiền” (polluter pays principle), cho phép cơ quan quản lý môi trường ngăn chặn và thay
đổi hành vi gây ô nhiễm của các chủ thể trong xã hội. Hàm ý của việc đánh thuế phát thải
đó là chủ thể gây ô nhiễm có thể phát thải bất kỳ đơn vị chất thải nào mà họ muốn xả thải,
nhưng lượng phát thải của họ sẽ được ghi nhận, đo lường và phải nộp thuế cho mỗi đơn vị
phát thải ra môi trường. Khi ô nhiễm được “định giá” bởi thuế, người gây ô nhiễm sẽ có
động cơ phát thải ít hơn. Do đó, mục đích của việc sử dụng công cụ này là tạo ra động cơ

86
khuyến khích kinh tế để chính người gây ô nhiễm phải tự tìm ra cách tốt nhất để giảm
lượng phát thải, thay vì cơ quan quản lý môi trường xác định nên giảm như thế nào.

Vậy thuế phát thải là gì?

Thuế phát thải là một loại thuế đánh vào lƣợng chất thải thực tế của chủ thể
gây ô nhiễm. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học môi trường, thuế phát thải chỉ là
một biến dạng của thuế Pigou. Khác biệt duy nhất giữa hai phương pháp này là thuế
Pigou được xác định theo đơn vị hàng hóa hay dịch vụ, trong khi đó thuế phát thải tính
theo đơn vị phát thải thải ra môi trường.

Trong thực tế, thuế phát thải đôi khi được gọi là phí phát thải. Đặc điểm chung của
thuế và phí phát thải được thể hiện ở chỗ là: thuế hay phí phát thải đều do cơ quan nhà
nước quy định với mục đích sử dụng là giống nhau, có nghĩa là dùng để đánh vào mỗi
đơn vị phát thải nhằm ngăn ngừa hành vi gây ô nhiễm của các chủ thể sản xuất và tiêu
dùng trong xã hội. Thuế và phí phát thải liên quan đến số lượng, đặc tính và thiệt hại gây
ra của chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung, giữa thuế và phí phát
thải còn có những điểm khác biệt cần lưu ý, đó là:

- Thuế phát thải được xây dựng và quy định bởi Quốc hội và thể hiện dưới dạng
văn bản Luật thuế, do đó có độ trễ trong việc ban hành thuế phát thải. Hơn thế nữa, thuế
phát thải có tính ổn định hơn phí phát thải. Thuế môi trường nói chung hay thuế phát thải
nói riêng đều do nhà nước định ra, thu về cho ngân sách, dùng để chi chung, không chỉ
chi riêng cho công tác bảo vệ môi trường.

- Trong khi đó, phí phát thải cũng do cơ quan nhà nước định ra nhưng có thể không
thể hiện dưới dạng văn bản Luật mà được thể hiện chủ yếu dưới dạng các văn bản quy định
của các cơ quan chức trách. Phí phát thải được sử dụng trong ngắn hạn và dễ thay đổi về
mức phí. So với thuế, phí phát thải ít có độ trễ hơn trong việc xây dựng và ban hành, đồng
thời có tính linh hoạt cao hơn thuế. Khác với thuế phát thải, phần lớn các khoản thu từ phí
sẽ được sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và giải quyết một
phần các vấn đề môi trường liên quan đến những người đóng phí phát thải.

87
3.3.1.2. Kinh tế học về thuế phát thải

Cũng giống như công cụ tiêu chuẩn, việc áp đặt một mức thuế đối với mỗi đơn vị
phát thải sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích - chi phí của chủ thể gây ô nhiễm. Vấn đề đặt ra
là khi có thuế phát thải thì chủ thể gây ô nhiễm sẽ có ứng xử như thế nào? Họ sẽ xem xét,
cân đối như thế nào giữa chi phí giảm thải biên và thuế suất?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta xét một ví dụ về trường hợp nhà máy sản
xuất giấy: Giả sử có thông tin về chi phí giảm thải biên của nhà máy được thể hiện dưới
dạng hàm số MAC = 200 – 4Q. Cơ quan quản lý quy định mức thuế 100$/tấn/tháng. Các
thông tin này được biểu thị ở hình 3.5. Bên cạnh đó, bảng số liệu 3.1 trình bày các số liệu
liên quan đến kiểm soát ô nhiễm của nhà máy sản xuất giấy. Cột thứ hai thể hiện chi phí
giảm thải biên (MAC) và cột thứ 3 thể hiện tổng chi phí giảm thải (TAC) ở mỗi mức phát
thải. Hai cột cuối thể hiện tổng tiền thuế hàng tháng mà nhà máy phải trả ở những mức ô
nhiễm khác nhau và tổng chi phí thực thi tư nhân. Chỉ tiêu tổng chi phí tư nhân của việc
thực thi thuế phát thải bao gồm tổng chi phí giảm thải và tiền thuế phải trả của chủ thể
gây ô nhiễm.

Bảng 3.1. Kinh tế học cơ bản của thuế phát thải


Tổng chi phí
Lƣợng phát Chi phí giảm Tổng chi phí giảm Tổng tiền thuế
của chủ thể gây
thải (tấn/tháng) thải biên ($) thải ($) hàng tháng ($)
ô nhiễm ($)
50 0 0 5000 5000
45 20 50 4500 4550
40 40 200 4000 4200
35 60 450 3500 3950
30 80 800 3000 3800
25 100 1250 2500 3750
20 120 1800 2000 3800
15 140 2450 1500 3950
10 160 3200 1000 4200
5 180 4050 500 4550
0 200 5000 0 5000

88
$

200
MAC

100 Thuế phát thải/tấn

a b

0 25 50 Lượng phát thải (tấn/tháng)

Hình 3.5. Kinh tế học cơ bản của thuế phát thải


Quan sát số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, nếu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm,
nhà máy sẽ phát thải 50 tấn/tháng và trả tiền thuế là 5000$. Nếu chủ thể gây ô nhiễm giảm
thải đến mức 45 tấn, chi phí giảm thải tăng thêm 50$, nhưng nhà máy sẽ tiết kiệm được
khoản tiền nộp thuế là 500$. Theo logic này, nhà máy tiếp tục giảm thải khi mức thuế suất
vẫn còn lớn hơn chi phí giảm thải biên. Một nguyên tắc mà nhà máy sẽ tuân theo đó là:
giảm thải đến khi chi phí giảm thải biên bằng thuế suất.

Sau khi chủ thể gây ô nhiễm giảm thải xuống ở mức 25 tấn/tháng, tổng tiền thuế
hàng tháng phải nộp là 2.500$. Trên hình 3.5, tổng chi phí giảm thải là phần diện tích nằm
phía dưới đường MAC, tương ứng với diện tích (b). Tổng tiền thuế mà nhà máy phải nộp
cho cơ quan quản lý môi trường là diện tích (a), Như vậy, tổng chi phí tư nhân chính là
diện tích (a + b) và đạt giá trị thấp nhất.

Một câu hỏi đặt ra là tại sao nhà máy không hạch toán tiền thuế vào giá thành sản
phẩm và chuyển khoản thuế này cho người tiêu dùng dưới hình thức giá bán nhằm tiết
kiệm chi phí giảm thải?

Nếu nhà máy phát thải 50 tấn, tổng chi phí tư nhân của việc thực thi thuế phát thải
là 5000$/tháng, cao hơn so với chi phí thực thi thuế phát thải tại mức thải 25 tấn/tháng.
Nếu nhà máy hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, mục tiêu của họ là tối đa
hóa lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, nhà máy sẽ giảm chi phí sản xuất đến
mức thấp nhất, trong đó có cả thuế phát thải. Nhìn chung, thuế càng cao nhà máy giảm
phát thải càng nhiều và ngược lại. Trong ví dụ này, tương ứng với mức thuế 50$, lượng

89
phát thải ở mức 37,5 tấn/tháng, trong khi đó mức thuế 180$ sẽ làm giảm chất thải xuống
còn 5 tấn/tháng. Mức phát thải phụ thuộc vào độ dốc đường chi phí giảm thải biên MAC,
đường MAC càng dốc, lượng chất thải được cắt giảm càng ít.

3.3.1.3. Mức thuế hiệu quả xã hội

Ở phần trước, chúng ta đã chứng minh trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nếu
mức thuế phát thải được áp đặt càng cao thì chủ thể gây ô nhiễm càng giảm thải nhiều.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý sẽ ấn định mức thuế cao đến bao nhiêu? Để trả
lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét 2 trường hợp sau đây:

* Trƣờng hợp 1: Nếu các nhà quản lý biết hàm thiệt hại biên và chi phí giảm thải
biên, câu trả lời là mức thuế được ấn định sao cho xã hội đạt được mức phát thải hiệu quả
(mức ô nhiễm tối ưu).

Trở lại ví dụ ở hình 3.5, giả sử có thêm thông tin về hàm thiệt hại biên MD = 4Q.
Chúng ta biết rằng, mức phát thải hiệu quả xã hội là mức phát thải mà tại đó chi phí giảm
thải biên bằng thiệt hại biên (MAC = MD). Quan sát trên hình 3.6, mức phát thải hiệu quả
xã hội chính là Q* = 25, tương ứng với mức thuế suất hiệu quả là 100$/tấn.

200 MD
MAC

100 f
c
a
e
d
b
0 10 25 50 Mức phát thải (tấn/tháng)
(Q1) (Q*) (QP)

Hình 3.6. Thuế phát thải hiệu quả xã hội

Khi đánh thuế phát thải thì chi phí thực thi xã hội của chính sách thuế có thay đổi
hay không? Trước hết, cần phân biệt chi phí tư nhân và chi phí xã hội. Trong đó, chi phí

90
tư nhân của việc thực thi thuế phát thải bao gồm chi phí giảm thải cộng với tiền thuế phải
trả của chủ thể gây ô nhiễm. Chính vì vậy, chi phí tư nhân trong ví dụ này chính là diện
tích (a+b+c+d+e). Các nhà kinh tế học môi trường cho rằng, chi phí tư nhân không phải
là chi phí xã hội trong việc thực thi chính sách thuế phát thải. Điều này có thể được giải
thích bởi lý do: tiền nộp thuế là khoản thanh toán chuyển giao, là khoản thanh toán của
các chủ thể gây ô nhiễm trả cho cơ quan nhà nước (khu vực công) và cuối cùng là cho xã
hội - những người hưởng lợi ích từ chi tiêu công; người gây ô nhiễm cũng có thể là người
hưởng những lợi ích này. Như vậy, chi phí thực thi xã hội chỉ được tính bằng diện tích (e)
- là tổng chi phí giảm thải của chủ thể gây ô nhiễm, và lợi ích ròng xã hội là phần chênh
lệch giữa tổng thiệt hại phòng tránh được và chi phí thực thi xã hội, hay bằng diện tích (f).

Nếu so sánh với tiêu chuẩn phát thải, lợi ích ròng xã hội của việc sử dụng công cụ
thuế phát thải bằng với lợi ích ròng của công cụ tiêu chuẩn phát thải. Điểm khác biệt giữa tiêu
chuẩn phát thải và thuế phát thải chỉ được thể hiện qua tác động lên chủ thể gây ô nhiễm.

Quan sát trên hình 3.6 cho thấy, khi giảm thải từ QP = 50 tấn/tháng về Q* = 25
tấn/tháng thì thiệt hại giảm xuống còn (b+d). Tuy nhiên, tại mức thải Q* = 25 tấn/tháng,
nhà máy phải trả khoản tiền thuế lớn hơn mức thiệt hại (b+d). Điều này có nghĩa là việc
đánh thuế chỉ dựa trên quyền sử dụng tài nguyên môi trường, mà không dựa trên cơ chế
đền bù. Có nhiều quan điểm phê phán việc đánh thuế phát thải đồng nhất (một mức thuế
suất áp dụng cho tất cả các mức phát thải) thường dẫn đến tổng tiền thuế phải trả của chủ
thể gây ô nhiễm lớn hơn thiệt hại do họ gây ra. Để khắc phục được điều này, cơ quan
quản lý có thể thiết lập hai mức phát thải: (1) quy định một mức phát thải ban đầu không
phải chịu thuế; (2) đánh thuế đối với các mức phát thải vượt ngưỡng mức phát thải ban
đầu. Ví dụ ở trong hình 3.6 cho thấy, cơ quan quản lý có thể quy định mức phát thải ban
đầu của nhà máy tại Q1 = 10 tấn/tháng, với mức phát thải này thì nhà máy không phải
chịu thuế. Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẽ áp dụng mức thuế 100$/tấn đối với bất kỳ mức
phát thải nào lớn hơn Q1. Biện pháp này có thể khuyến khích nhà máy có động cơ giảm
thải xuống Q*, và họ chỉ trả tiền thuế bằng diện tích (c+d). Với việc thực hiện giải pháp
này, tổng chi phí giảm thải và tổng thiệt hại tại Q* sẽ không thay đổi.

91
* Trƣờng hợp 2: Khi các nhà quản lý không có thông tin về hàm thiệt hại cận
biên, giải pháp khả thi là định ra một mức thuế và sau đó theo dõi và giám sát nhằm đánh
giá tác động của mức thuế này đối với việc cải thiện chất lượng môi trường xung quanh.
Lý do lựa chọn giải pháp này là bởi vì: việc xả thải của chủ thể gây ô nhiễm sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường xung quanh. Nếu lượng chất thải được xả ra môi trường càng
thấp thì mức độ tích tụ chất gây ô nhiễm trong môi trường xung quanh càng thấp.

Quy trình thực hiện giải pháp này là các nhà quản lý phải mất nhiều thời gian để
xem phản ứng của các chủ thể đối với mức thuế được ấn định trong trường hợp này. Nếu
chất lượng môi trường xung quanh không được cải thiện nhiều như kỳ vọng thì cơ quan
quản lý sẽ tăng mức thuế. Ngược lại, khi chất lượng môi trường xung quanh được cải
thiện nhiều thì mức thuế sẽ được giảm xuống. Đây là quá trình thực hiện những phỏng
định liên tiếp nhau để tìm ra một mức thuế hợp lý. Tuy nhiên, việc xác định mức thuế này
đòi hỏi chi phí thực thi lớn, và khó quản lý. Ví dụ: để phản ứng lại việc đánh thuế theo
cách thức phỏng định, nhà máy thường đầu tư các thiết bị kiểm soát ô nhiễm khác nhau và
chi phí là rất lớn. Đặc biệt, nếu các nhà quản lý thay đổi mức thuế thì việc đầu tư thiết bị
của nhà máy sẽ bị xáo trộn và gây ra thiệt hại về kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, các
nhà quản lý nên xác định một mức thuế hợp lý ban đầu thay vì đặt mức thuế theo hình
thức phỏng định.

3.3.1.4. Thuế phát thải và hiệu quả chi phí

Lý do để lựa chọn thuế phát thải làm công cụ quản lý môi trường là dựa trên những
tác động của nó đến hành vi của các chủ thể gây ô nhiễm. Nếu áp dụng cùng một mức
thuế cho các nguồn gây ô nhiễm khác nhau với những hàm chi phí giảm thải biên khác
nhau thì người gây ô nhiễm sẽ tự động cắt giảm mức phát thải cho đến khi chi phí giảm
thải biên bằng với mức thuế phải đóng. Điều này có nghĩa là chi phí giảm thải biên của
các chủ thể gây ô nhiễm sẽ tự động đạt tại điểm cân bằng.

92
$

600 MACA

240 MACB

200 Thuế/kg

0 20 80 120 Khí cacbon monoxit (kg/tháng)

Hình 3.7. Hiệu quả chi phí của thuế phát thải

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta trở lại ví dụ ở phần tiêu chuẩn môi trường
về trường hợp chất thải gây ô nhiễm cacbon monoxit được thải ra từ 2 nhà máy A và B.
Thông tin về hàm chi phí giảm thải biên của 2 nhà máy như sau: MACA = 600 - 5QA;
MACB = 240 - 2QB. Trong ví dụ này, chúng ta giả định rằng chất thải sau khi được xả ra
từ 2 nguồn A và B đã hòa lẫn đồng nhất, do đó chúng gây ra thiệt hại như nhau đối với
vùng chịu tác động ở cuối nguồn gió hay nguồn nước.

Giả sử, dựa trên hàm thiệt hại biên MD, nhà quản lý ấn định một mức thuế là
200$/kg chất thải cho mỗi nguồn. Điều gì sẽ xảy ra? Nhà máy A sẽ giảm lượng phát thải
xuống còn 80kg/tháng, còn nhà máy B sẽ giảm xuống còn 20kg/tháng. Khi mức thuế phát
thải được ấn định 200$/kg chất thải, chi phí giảm thải biên của 2 nhà máy sẽ bằng nhau vì
thuế đã trở thành giá ẩn của chất gây ô nhiễm (ô nhiễm đã được định giá bởi thuế). Tổng
lượng chất thải giảm xuống từ 2 nguồn là 100kg/tháng, đây là mức phát thải tự động phân
bổ giữa 2 nhà máy dưới tác động của thuế phát thải theo nguyên tắc cân bằng biên. Chúng
ta cần chú ý rằng, việc áp dụng chính sách thuế phát thải đã dẫn đến nhà máy B cắt giảm
83,33% mức phát thải (100/120), trong khi đó nhà máy A chỉ cắt giảm 33,33% mức phát
thải (40/120). Điều này có nghĩa là nhà máy nào có chi phí giảm thải biên thấp hơn thì tỷ
lệ cắt giảm mức phát thải sẽ cao hơn.
93
3.3.1.5. Thuế phát thải và tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn môi trường và thuế phát thải là 2 công cụ quản lý được sử dụng để
khống chế ô nhiễm môi trường, góp phần đạt được mục tiêu chất lượng môi trường đề ra.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là chi phí thực thi xã hội của 2 công cụ này có giống nhau
hay không, hay nói cách khác là công cụ nào sẽ đạt được hiệu quả chi phí? Để trả lời
được câu hỏi này, chúng ta tiếp tục trở lại ví dụ về trường hợp chất thải gây ô nhiễm
cacbon monoxit được thải ra từ 2 nhà máy A và B ở phần trước.

Với mục tiêu giảm tổng lượng phát thải từ 2 nhà máy xuống còn 100kg/tháng, các
nhà quản lý có thể lựa chọn 1 trong 2 công cụ, đó là tiêu chuẩn phát thải và thuế phát thải,
cụ thể: (1) quy định mức thuế phát thải 200$/kg; (2) quy định tiêu chuẩn phát thải đồng
nhất là mỗi nhà máy chỉ được phép phát thải không quá 50kg/tháng. Bảng số liệu 3.2 và
hình 3.8 thể hiện chi phí thực thi xã hội (tổng chi phí giảm thải) của công cụ thuế và công
cụ tiêu chuẩn phát thải đồng nhất.
Bảng 3.2. So sánh chi phí thực thi xã hội của thuế và tiêu chuẩn phát thải
Tiêu chuẩn phát thải đồng nhất
Nhà máy Thuế phát thải (200$/kg)
(50kg/tháng cho mỗi nhà máy)
Nhà máy A Diện tích (a+b) Diện tích (a+b+c+g+h)
Nhà máy B Diện tích (b+c+d+f) Diện tích (b+c)
Tổng chi phí Diện tích (a+2b+c+d+f) (a+2b+2c+g+h)

$
S
600 MACA

350
240 MACB
h
200 Thuế/kg
e
f
140 g
a
d c
b
0 20 50 80 120 Khí cacbon monoxit (kg/tháng)

Hình 3.8. Hiệu quả chi phí của thuế phát thải
94
Kết quả tính toán cho thấy, tổng chi phí giảm thải của công cụ tiêu chuẩn phát thải
đồng nhất cao hơn tổng chi phí giảm thải của công cụ thuế. Quan sát ở hình 3.8 cho thấy,
diện tích (d+e+f) bằng diện tích (c+g), do đó chi phí thực thi xã hội của công cụ tiêu
chuẩn phát thải đồng nhất cao hơn công cụ thuế phát thải đúng bằng diện tích (e+h)=
(a+2b+2c+g+h) - (a+2b+c+d+f). Sở dĩ chi phí thực thi của công cụ tiêu chuẩn ở trong
ví dụ này cao hơn so với thuế là do việc áp dụng tiêu chuẩn đồng nhất đã vi phạm nguyên
tắc cân bằng biên.

Tóm lại, khi chi phí giảm thải biên MAC của các nguồn phát thải khác nhau,
với cùng một mục tiêu phát thải thì chi phí thực thi xã hội của thuế luôn thấp hơn chi
phí của công cụ tiêu chuẩn đồng nhất, tức là công cụ thuế đạt đƣợc hiệu quả chi phí.

Như vậy, điểm khác nhau giữa thuế và tiêu chuẩn được thể hiện ở điểm là: mặc dù
cơ quan quản lý không có thông tin về chi phí giảm thải biên MAC của bất kỳ nguồn phát
thải nào, nhưng việc áp dụng thuế phát thải sẽ đạt được hiệu quả chi phí. Điều này hoàn
toàn trái ngược với công cụ tiêu chuẩn phát thải - là công cụ đòi hỏi các nhà quản lý phải
biết được chi phí giảm thải biên của các chủ thể gây ô nhiễm thì việc áp dụng tiêu chuẩn
đạt được hiệu quả chi phí. Công cụ thuế phát thải buộc các chủ thể gây ô nhiễm phải trả
cùng một khoản thuế và phải tối thiểu hóa chi phí trả thuế của họ.

3.3.1.6. Thuế phát thải và chất thải hỗn hợp không đồng nhất

Cách tiếp cận và phân tích ở các nội dung trên đều được giả định rằng, chất thải xả
ra từ các nguồn đều hòa lẫn đồng nhất với nhau, nghĩa là tác động biên của các chất thải
từ các nguồn đến chất lượng môi trường xung quanh là như nhau. Tuy nhiên, trong thực
tế hoàn toàn không xảy ra thực trạng như vậy. Ở hình 3.9 cho thấy, có 2 nguồn phát thải
cùng có chi phí giảm thải biên MAC giống nhau, nhưng khoảng cách giữa nguồn A và
khu vực đông dân cư cao gấp 2 lần so với khoảng cách giữa nguồn B và khu vực đông
dân cư. Điều này có nghĩa là thiệt hại gây ra cho khu vực đông dân cư bởi chất thải từ
nguồn A sẽ thấp hơn so với chất thải từ nguồn B.

95
Hướng gió/nước chảy

Khoảng cách (B) = 2 x khoảng cách (B)

Khoảng cách (B)

Nguồn A Nguồn B Khu vực đông dân cư


(chịu ảnh hưởng)

Hình 3.9. Phát thải không đồng nhất

Nếu hai nguồn này thải chất gây ô nhiễm xuống một con sông chảy về khu vực
đông dân cư, thì chất thải từ nguồn A có nhiều thời gian để phân hủy và gây ra thiệt hại
cho khu vực đông dân cư nhỏ hơn nguồn B. Hoặc nếu ô nhiễm không khí, nguồn A ở đầu
nguồn gió và xa khu vực đông dân cư nên có nhiều thời gian cho khí thải từ nguồn phát
tán này phát tán đi và tan loãng ra nhiều hơn so với khí thải từ nguồn B.

Trong trường hợp này, một mức thuế phát thải duy nhất áp dụng cho cả 2 nguồn sẽ
không đạt được hiệu quả. Mức thuế này chỉ có thể áp dụng trong trường có sự khác nhau
về chi phí giảm thải biên MAC giữa 2 nguồn. Ở hình 3.9 cho thấy, cắt giảm một đơn vị
chất thải từ nguồn B sẽ cải thiện được chất lượng môi trường (giảm được thiệt hại môi
trường) ở khu vực đông dân cư nhiều hơn so với việc cắt giảm một đơn vị chất thải từ
nguồn A, do đó việc ban hành mức thuế phải tính đến cách lập luận này. Giả sử mức thiệt
hại giảm xuống do việc cắt giảm chất thải từ nguồn B đạt được gấp 2 lần so với giảm chất
thải từ nguồn A. Điều này có nghĩa là mức thuế phát thải phải được ấn định cho nguồn B
cao gấp 2 lần mức thuế áp dụng cho nguồn A3. Như vậy, sau khi đã điều chỉnh các mức
thuế, chi phí giảm thải biên của nguồn B sẽ cao gấp 2 lần so với nguồn A. Tuy nhiên, mức
thiệt hại được giảm xuống tính trên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra để cắt giảm chất thải là bằng
nhau giữa 2 nguồn.

3
“Hệ số truyền” cho biết chất thải xả ra từ một nguồn nào đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường xung quanh ở
một địa điểm cụ thể khác. Trong ví dụ ở hình 3.9, giả sử một tấn khí SO2 từ nguồn B xả ra làm tăng nồng độ khí SO2 ở khu vực
đông dân cư lên 0,1ppm, và một tấn khí SO2 thải ra từ nguồn A sẽ làm tăng nồng độ khí thải này ở khu vực đông dân cư lên
0,05ppm (với giả thiết tác động của việc xả chất thải hoàn toàn tỷ lệ với khoảng cách). Nếu gọi hệ số truyền của B là 1, và của A
là 0,5, thì mức thuế được quy định cho A chỉ bằng 1/2 mức thuế quy định cho B.
96
Cách lập luận ở trên có thể cho chúng ta nhận thấy rằng, các nhà quản lý có thể quy
định thuế phát thải cho mỗi nguồn khác nhau. Để làm được điều này, cơ quan quản lý môi
trường phải biết mức độ tác động của chất thải từ mỗi nguồn đến chất lượng môi trường
xung quanh. Điều này cũng hoàn toàn tương tự như việc áp dụng tiêu chuẩn là phải dựa
trên hệ số truyền của nguồn phát thải. Tuy nhiên, các công việc này là rất phức tạp và khó
thực hiện. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học môi trường, cần phải thiết lập chính
sách thuế theo vùng. Với giải pháp này, các cơ quan quản lý môi trường sẽ phân chia một
địa bàn thành những vùng khác nhau. Trong mỗi vùng, nhà quản lý sẽ áp dụng cùng một
mức thuế cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm. Các nguồn phát thải được nhóm vào chung
một vùng dựa trên tác động của chất thải đến chất lượng môi trường xung quanh.

Hình 3.10 cho thấy nhiều nguồn phát thải khác nhau xả các chất thải xuống dòng
sông và ảnh hưởng đến khu vực đông dân cư. Trước thực tế này, cơ quan quản lý đặt ra
các định mức về chất lượng nước, đồng thời tiến hành đo lường và kiểm định chất lượng
nước. Lược đồ cho thấy, có 10 nguồn xả thải nằm ở đầu nguồn và dọc theo con sông, và
có 2 nguồn nằm dưới hạ lưu con sông.

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Khu vực đông dân cư

1 3 5 7 8 10 11

2 4 6 9 12

Nguồn phát thải


 Trạm quan trắc
Hình 3.10. Phân vùng phát thải

Giả sử trạm quan trắc đã đo chất lượng nước và kết quả cho biết mỗi nguồn có tác
động khác nhau đến chất lượng nước. Chính sách thuế phát thải theo vùng sẽ được áp
dụng cho trường hợp này. Như vậy, mỗi vùng có các nguồn phát thải khác nhau và tác
động đến chất lượng nước giống nhau. Ví dụ, có 4 vùng ở thượng nguồn con sông được

97
phác họa như trong hình 3.10. Ba nguồn phát thải trong vùng 1 sẽ chịu cùng một mức
thuế phát thải như nhau, và 4 nguồn ở vùng 2 cũng chịu một mức thuế giống nhau, tương
tự mức thuế khác sẽ ấn định cho vùng 3 và vùng 4. Các nguồn 11 và 12 nằm ở hạ lưu so
với vị trí của khu vực đông dân cư nên có thể không phải đóng thuế.

3.3.1.7. Thuế phát thải và đổi mới công nghệ giảm thải

Một trong những ưu điểm chính của thuế phát thải đó là tạo ra động lực mạnh mẽ
đối với các chủ thể gây ô nhiễm trong việc đầu tư công nghệ mới nhằm giảm chi phí giảm
thải biên. Chúng ta sẽ thấy điều này qua hình 3.11 - là hình thể hiện 2 đường chi phí giảm
thải biên của một nhà máy. MAC1 là chi phí giảm thải biên ở thời điểm hiện tại, thể hiện
chi phí nhà máy phải chịu khi giảm thải với công nghệ hiện có; MAC2 thể hiện chi phí
giảm thải của nhà máy sau khi sử dụng kết quả của chương trình nghiên cứu và phát triển
R&D (Research and Development) về ứng dụng công nghệ mới giảm ô nhiễm.

Vậy, động lực nào để nhà máy đầu tư chi phí cho chương trình R&D trong điều
kiện nhà máy phải chịu thuế phát thải?

$
MAC1

MAC2

100
c
a
e
d b

0 Q2 Q1 QP Lượng chất thải (tấn/năm)

Hình 3.11. Tác động của thuế phát thải đến việc đổi mới công nghệ giảm thải

Giả sử, nhà máy phải chịu một mức thuế phát thải là 100$/tấn. Khi chưa có chương
trình R&D, nhà máy sẽ cân bằng giữa mức thuế và MAC1, với giải pháp này thì lượng
chất thải được xả thải ra môi trường là Q1 tấn/năm. Tại mức thải này, tổng chi phí giảm
thải của nhà máy chính là diện tích (a+b) và tiền thuế phải nộp là diện tích (c+d+e). Nếu
công ty có thể giảm chi phí giảm thải biên xuống MAC2 thông qua sử dụng kết quả của
98
chương trình R&D, khi đó nhà máy sẽ giảm lượng phát thải xuống còn Q2 tấn/năm. Tại
điểm này, tổng chi phí giảm thải của nhà máy chính là diện tích (b+d) và tiền thuế phải
nộp là diện tích (e). So với khi chưa ứng dụng công nghệ mới, nhà máy đã tiết kiệm được
một khoản chi phí là (a+c) = (a+b+c+d+e) - (b+d+e). Nếu nhà máy chỉ tuân theo mức
tiêu chuẩn phát thải là Q1 tấn/năm, thì khoản tiết kiệm chi phí chính là diện tích (a).

Có 03 sự khác biệt giữa tác động khuyến khích thay đổi công nghệ của thuế phát
thải và tiêu chuẩn:

- Với công cụ thuế phát thải, nỗ lực R&D của chủ thể gây ô nhiễm sẽ giảm được
nhiều chi phí liên quan đến kiểm soát ô nhiễm (chi phí giảm thải và tiền thuế) hơn so với
việc áp dụng tiêu chuẩn.

- Khi áp dụng công cụ thuế, chủ thể gây ô nhiễm sẽ tự động giảm phát thải bởi vì
chủ thể gây ô nhiễm sẽ tìm cách dịch chuyển đường MAC xuống, trong khi đó công cụ
tiêu chuẩn không cho phép thực hiện cơ chế này.

- Với công cụ thuế phát thải, chủ thể gây ô nhiễm phải chi phí cho việc giảm thải
và trả tiền thuế. Với công cụ tiêu chuẩn, chủ thể gây ô nhiễm chỉ chi phí cho việc giảm
thải. Vì vậy, khi áp dụng chính sách thuế, các chủ thể gây ô nhiễm sẽ áp dụng những công
nghệ mới nhằm tiết kiệm được chi phí.

3.3.2. Giấy phép phát thải có thể chuyển nhƣợng

Khi tiếp cận và tìm hiểu về thuế phát thải, chúng ta có thể nhận thấy rằng, công cụ
này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải định ra một mức thuế/phí trên cơ sở giám sát và theo
dõi hoạt động của từng chủ thể gây ô nhiễm. Việc thực thi công cụ quản lý này thể hiện
mối quan hệ tương tác giữa đối tượng xả thải và nhà chức trách, đồng thời mọi công việc
được giao cho một cơ quan quản lý môi trường theo hướng tập trung hóa cao độ. Trong
phần này chúng ta sẽ tiếp cận thêm một chính sách khuyến khích kinh tế được thực thi
theo hướng phi tập trung, đó chính là giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng TDP
(Transferable Discharge Permit).

99
3.3.2.1. Khái niệm

Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP) được thiết kế dựa trên ý tưởng đề
xuất của Dales năm 1968 (nhà kinh tế học người Canada). Theo Dales, quyền gây ô
nhiễm thể hiện dưới dạng giấy phép, được phân phối ban đầu bởi các nhà chức trách.
Chúng có thể được chuyển nhượng như một mặt hàng nào đó theo Luật định. Khác với
công cụ thuế, TDP hoạt động theo hướng phân quyền cho các chủ thể xả thải thông qua
tác động thị trường qua lại của chính những đối tượng này.

Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng, một kiểu quyền sở
hữu mới được phát sinh. Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải. Mỗi
giấy phép cho phép người nắm giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính bằng kg,
tấn, v.v..). Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép, thì chủ thể này sẽ có quyền được
thải trong một khoảng thời gian xác định với một lượng tối đa là 100 đơn vị chất thải.
Những giấy phép phát thải này có thể chuyển nhượng được. Bất cứ ai được phép tham gia
vào thị trường giấy phép này đều có thể mua và bán giấy phép do các bên tham gia thỏa
thuận. Những doanh nghiệp nào muốn thải nhiều hơn sẽ phải mua thêm giấy phép từ
những doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng. Ngược lại, doanh nghiệp nào có khả năng
giảm thải tốt có thể thừa ra một số giấy phép và được bán số giấy phép dư thừa đó.

Như vậy, giấy phép phát thải có thể chuyển nhƣợng đƣợc định nghĩa là giấy
phép tạo ra quyền phát thải lƣợng chất thải nhất định và quyền này có thể đƣợc
chuyển nhƣợng.

3.3.2.2. Cung giấy phép

Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về
tổng số giấy phép phát thải được lưu hành, sau đó những giấy phép này được phân phối
cho các đối tượng xả thải. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý môi trường là cần phải
áp dụng công thức nào để xác định tổng số giấy phép được ban hành?

100
$
S*

MAC MD/MEC

P*

Q* Qp Lượng giấy
phép phát thải

0 W* Wp Mức ô nhiễm

Hình 3.12. Cung giấy phép

Các nhà kinh tế học cho rằng cần phải sử dụng mức phát thải hiệu quả xã hội để ấn
định số lượng giấy phép (là mức phát thải mà tại đó chi phí giảm thải biên bằng thiệt hại
biên, MAC=MD). Điều này có nghĩa là cơ quan quản lý môi trường phải dựa trên thông
tin sẵn có tốt nhất về MAC và MD tại một thời điểm. Như vậy, lượng giấy phép trong thị
trường ổn định do cơ quan quản lý môi trường cung cấp ban đầu nên đường cung giấy
phép phát thải là một đường thẳng đứng và số lượng giấy phép phát thải phụ thuộc vào
mục tiêu chất lượng môi trường.

3.3.2.3. Phân phối giấy phép

a. Thiết lập phân phối giấy phép ban đầu

- Thành công của công cụ TDP trong việc kiểm soát ô nhiễm phụ thuộc chủ yếu
vào việc giới hạn số lượng quyền phát thải được phép lưu hành. Bởi vì các đối tượng gây
ô nhiễm luôn muốn có được nhiều quyền phát thải trong lần phát hành giấy phép đầu tiên
của cơ quan quản lý môi trường. Việc phát hành giấy phép lần đầu là công đoạn rất phức
tạp và gây nhiều tranh cãi nhất. Nhiều vấn đề được đặt ra cho cơ quan phát hành đó là:
phải áp dụng công thức nào để phân bổ quyền xả thải? Có xảy ra tình trạng bất bình đẳng
trong việc phân bổ quyền xả thải hay không?

101
Ví dụ: + Trường hợp phân bổ quyền xả thải cho các nhà máy cùng một loại chất
thải. Cơ quan phát hành sẽ gặp phải một vấn đề là các nhà máy có quy mô khác nhau.
Chính vì vậy, sẽ không công bằng khi cấp cho mỗi nhà máy này với số lượng giấy phép
bằng nhau.

+ Mặt khác, giấy phép phát thải có thể được phân bổ dựa trên mức độ xả thải hiện
tại của các đối tượng. Cơ quan phát hành có thể cấp cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm số
lượng giấy phép tương đương 50% mức phát thải hiện tại. Việc phân bổ theo phương thức
này có thể bất bình đẳng giữa chủ thể gây ô nhiễm chú trọng đầu tư vào công nghệ giảm
thải và chủ thể gây ô nhiễm không có động cơ đầu tư cải tiến công nghệ giảm thải.

- Những vấn đề gặp phải trong việc phân bổ quyền phát thải lần đầu đã dẫn đến
một chính sách phân phối đó là: (1) cấp miễn phí; (2) hoặc bán trực tiếp; (3) hoặc đấu
giá. Tuy nhiên, việc phân phối này, đặc biệt là bán trực tiếp hoặc đấu giá có thể nảy sinh
những tiêu cực (trục lợi) ở cơ quan phát hành. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học
môi trường, các cơ quan phát hành nên sử dụng kết hợp giữa các hình thức phân phối
bằng cách cấp phát miễn phí một số lượng giấy phép nhất định và cho đấu giá thêm một
số giấy phép, hoặc có thể áp đặt một khoản phí nhỏ trên những giấy phép được phân bổ
ban đầu.

b. Thiết lập các quy định mua bán

Bất cứ một thị trường nào muốn hoạt động hiệu quả cần phải có quy định rõ ràng ai
có thể mua bán và những thủ tục mua bán cần được tuân theo. Trong đó, quy định căn bản
cần phải có là nên để ai được tham gia vào thị trường? Người tham gia thị trường giấy
phép chỉ giới hạn trong đối tượng gây ô nhiễm hay không? Hay là ai cũng có thể mua bán
được? Chẳng hạn, Hội những người bảo vệ môi trường có thể được mua giấy phép và sau
đó họ không cho lưu hành giấy phép nhằm làm giảm số lượng phát thải hay không?

3.3.2.4. Cầu về giấy phép

Việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã tạo nên một thị trường
trao đổi mua bán giấy phép giữa các chủ thể gây ô nhiễm. Điều này đồng nghĩa là giấy
phép phát thải đã trở thành hàng hóa, do đó giá cả giấy phép tùy thuộc vào quan hệ cung

102
cầu. Các chủ thể gây ô nhiễm tham gia vào thị trường này căn cứ vào giá giấy phép và chi
phí giảm thải ô nhiễm để quyết định nên mua hay chuyển nhượng giấy phép.

$
S (Cung giấy phép)

D (đường cầu thị trường)

d1 d2 d3

P*

0 Q1 Q2 Q3 Qm Q (Lượng giấy phép)

Hình 3.13. Cung, cầu và giá giấy phép phát thải


Hoạt động mua bán giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được thực hiện theo
nguyên tắc: các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán giấy phép sẽ giảm phát thải đến
một mức nào đó và bán lượng giấy phép thừa khi giá giấy phép trên thị trường lớn hơn
hoặc bằng MAC tại mức phát thải này. Ngược lại, chủ thể gây ô nhiễm sẽ mua giấy phép
nếu giá giấy phép nhỏ hơn hoặc bằng MAC. Động lực của thị trường giấy phép chính là
cả người mua và người bán giấy phép đều có lợi, đồng thời tổng chi phí giảm thải của
toàn bộ xã hội sẽ giảm xuống. Như vậy, có thể xem đường MAC là đường cầu về giấy
phép của chủ thể gây ô nhiễm (nếu mua). Đường cầu thị trường về giấy phép phát thải là
tổng các đường cầu của các chủ thể gây ô nhiễm (được cộng theo chiều ngang).

Ví dụ: Chƣơng trình TDP để giảm khí lƣu huỳnh từ nhà máy nhiệt điện

Giả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu
huỳnh do một nhóm nhà máy nhiệt điện thải ra. Tổng số lượng chất thải hiện hành là
120.000 tấn lưu huỳnh/năm, những nhà hoạch định chính sách quyết định rằng con số này
cần phải được giảm xuống còn 80.000 tấn/năm. Chúng ta hãy xét tình huống của một

103
trong những nhà máy nhiệt điện này, và giả sử nhà máy A hiện đang thải ra 40.000 tấn
lưu huỳnh/năm. Giả sử mỗi giấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn
lưu huỳnh/năm. Khi bắt đầu chương trình, nhà máy được giao 30 giấy phép thải. Người
quản lý nhà máy có 3 khả năng để lựa chọn:

1. Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép thải cho phép ban đầu là
30.000 tấn/năm.

2. Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu. Ví dụ mua
thêm 10 giấy phép, như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn.

3. Giảm lượng chất thải xuống mức thấp hơn 30.000 tấn được cho phép ban đầu, và
đem bán số giấy phép phát thải mà nhà máy không cần đến. Ví dụ, nếu giảm lượng phát
thải xuống còn 20.000 tấn/năm, và bán đi 10 giấy phép không cần đến.

Giả sử bên cạnh nhà máy A, còn có nhà máy nhiệt điện B cùng thải ra chất thải được
hòa lẫn đồng nhất với nhau. Biểu đồ (a) thể hiện hàm MAC của nhà máy A; biểu đồ (b)
thể hiện hàm MAC của nhà máy B. Đơn vị để đo lường lượng phát thải Q là 1.000 tấn.
Các hàm số MAC như sau:

MACA = 120 – 3QA

MACB = 400 – 5QB

Cho MAC = 0, chúng ta tìm được lượng phát thải ban đầu (Q0) của mỗi nhà máy khi
chưa có kiểm soát ô nhiễm.

Q0A = 40.000 tấn

Q0B = 80.000 tấn

Tổng lượng phát thải khí lưu huỳnh hàng năm là 120.000 tấn

Để đạt được mục tiêu chất lượng môi trường, nhà chức trách quyết định mức phát
thải mục tiêu là 80.000 tấn/năm. Họ ban hành 80 giấy phép phát thải có thể chuyển
nhượng, mỗi giấy phép cho phép thải 1.000 tấn/năm. Các giấy phép sau đó được phân bổ
cho 2 nhà máy theo những tiêu chí phân bổ đã được thỏa thuận trước. Chẳng hạn cách
phân bổ ở đây là phân bổ theo tỷ lệ phát thải hiện hành. Như vậy, ban đầu A nhận được
104
30 giấy phép, và B nhận được 50 giấy phép. Các nhà máy này không thể phát thải vượt
quá các mức 30.000 tấn và 50.000 tấn trừ khi họ mua bán giấy phép. Sẽ có thị trường mua
bán giấy phép?

$ $

400

(a) (b)
150

120 d
75
75
c

a e
30
b

0 15 30 40 QA (1000 tấn) 0 50 65 80 QB (1000 tấn)

Phát thải của nhà máy A Phát thải của nhà máy B

Hình 3.14. Cơ chế hoạt động của TDP

Nguyên tắc mua bán giấy phép: Nhà máy sẽ giảm phát thải đến một mức nào đó và
bán lượng giấy phép thừa khi giá giấy phép trên thị trường lớn hơn hoặc bằng MAC tại
mức phát thải này. Ngược lại, nhà máy sẽ mua giấy phép nếu giá giấy phép nhỏ hơn hoặc
bằng MAC. Như vậy, có thể xem đường MAC là đường cầu của nhà máy đối với giấy
phép (nếu mua) và là đường cung (nếu bán). Nếu cạnh tranh, thị trường giấy phép sẽ hoạt
động như bất kỳ thị trường nào khác. Giá và lượng giao dịch cân bằng được xác định bởi
cung và cầu.

Nhà máy nào sẽ mua giấy phép và nhà máy nào sẽ bán giấy phép? Với MAC khác
nhau, sẽ có quan hệ mua bán và nhà máy có MAC thấp hơn sẽ bán giấy phép, còn nhà
máy có MAC cao hơn sẽ mua giấy phép. Trong hình 3.14, với mức phân bổ giấy phép
ban đầu, nhà máy A có MAC thấp hơn MAC của nhà máy B (30$ so với 150$). Điều này
có nghĩa là nhà máy A sẽ tăng cường kiểm soát ô nhiễm, dư ra một số giấy phép và bán
cho nhà máy B nếu tiền thu được từ bán giấy phép có thể bù đắp chi phí giảm thải tăng
thêm. Nhà máy B muốn mua số giấy phép này nếu tổng số tiền bỏ ra nhỏ hơn chi phí
kiểm soát lượng ô nhiễm này.
105
Bảng 3.3. Tính toán lợi ích mua - bán giấy phép phát thải
Nhà máy A Nhà máy B
Chỉ tiêu
(1.000 $) (1.000$)
1. Lượng tăng (giảm) TAC sau
1/2 x 15 x (75 + 30) = 787,5 1/2 x 15 x (150 + 75) = -1.687,5
mua bán giấy phép

2. Chi phí mua giấy phép 0 15 x 75 = 1.125

3. Doanh thu bán giấy phép 15 x 75 = 1.125 0

4. Lợi ích mua - bán giấy phép 337,5 (khoản lợi nhuận) 562,5 (khoản tiết kiệm chi phí)

Giả sử với công nghệ giảm thải hiện có, nhà máy A sẽ giảm thải xuống còn ở mức
15 nghìn tấn/năm, do đó nhà máy A có thể bán 15 giấy phép không cần sử dụng. Ngược
lại, với điều kiện về công nghệ giảm thải hiện tại, nhà máy B không thể thực hiện giảm
thải do MAC cao nên họ quyết định mua 15 giấy phép phát thải từ nhà máy A. Chúng ta
sẽ thấy điều này qua số liệu tính toán ở bảng 3.3.

Chúng ta cần lưu ý rằng, trong ví dụ trên cả 2 nhà máy đều có MAC bằng nhau
(75$) tại đơn vị phát thải cuối cùng của 15 giấy phép được giao dịch, với tổng lượng phát
thải vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn 80 nghìn tấn/năm. Chúng ta có thể tìm được mức thải
này bằng cách sử dụng nguyên tắc cân bằng biên:

MACA = MACB

QA + QB = Mức phát thải mục tiêu

Sử dụng hệ phương trình này, với mức phát thải mục tiêu 80 nghìn tấn/năm, chúng
tính được QA = 15 và QB = 65, với MACA = MACB = 75$/nghìn tấn.

3.3.2.5. Sử dụng TDP trong trƣờng hợp chất thải không đồng nhất

Giả sử chúng ta đang cố gắng thiết kế một chương trình TDP để kiểm soát tổng
lượng khí SO2 thải ra trong một vùng có nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau như các nhà
máy nhiệt điện, các nhà máy công nghiệp v.v. nằm rải rác khắp cả một vùng rộng lớn.
Hình 3.8 thể hiện một lược đồ mô tả thực trạng này. Tất cả các nguồn gây ô nhiễm không
cùng nằm ở một vị trí xét về vị trí tương đối của chúng đối với hướng gió chính trong
vùng hay xét về khoảng cách giữa những nguồn gây ô nhiễm với vùng đông dân cư.

106
A B C D

Hướng gió thổi

Vị trí của mỗi nguồn phát thải


Khu đông dân cư
Vùng giao dịch giấy phép

Hình 3.15. Phát thải không đồng nhất và Chƣơng trình TDP

Nếu như Chương trình TDP chỉ cho phép tất cả các đối tượng mua bán trên cơ sở một
đổi một như nhau thì sẽ xảy ra tình trạng là một nguồn hoặc một nhóm nguồn phát thải nào
đó có hệ số chuyển tải cao4 lại thu mua được nhiều giấy phép hơn. Để khắc phục được hiện
tượng này, các nhà chức trách phải điều chính quan hệ mua bán dựa trên đánh giá tác động
môi trường của từng nguồn gây ô nhiễm. Cơ quan điều phối chương trình TDP có thể sử
dụng một hệ thống khoanh vùng gồm những nguồn gây ô nhiễm tương đối giống nhau về vị
trí và tác động của chất thải đối với chất lượng môi trường xung quanh. Hình 3.15 cho
chúng ta thấy có 4 vùng như vậy. Các quy định đặt ra như sau: cho phép mua bán giấy phép
giữa các nguồn gây ô nhiễm trong cùng một vùng, hoặc điều chỉnh các giao dịch giữa các
vùng theo hệ thống chất lượng môi trường xung quanh. Giả sử nếu các nguồn phát thải ở
vùng B có hệ số chuyển tải gấp đôi các nguồn của vùng C thì bất cứ nguồn nào ở vùng B
mua giấy phép từ bất cứ nguồn nào ở vùng C cũng phải mua hai giấy phép để được quyền
sử dụng một giấy phép. Ngược lại, bất kể nguồn nào ở vùng C chỉ cần mua ½ giấy phép từ
bất cứ nguồn nào ở vùng B là đã có quyền sử dụng cả một giấy phép.

3.3.2.6. Tác động khuyến khích của giấy phép phát thải có thể chuyển nhƣợng

Ở phần trước, chúng ta đã chứng minh tiêu chuẩn phát thải không khuyến khích
được các chủ thể gây ô nhiễm trong việc cải tiến và tìm ra công nghệ giảm thải, trong khi
đó thuế phát thải đã tạo động lực cho chủ thể gây ô nhiễm đổi mới được công nghệ giảm
4
Lượng chất thải xả ra có tác động lớn đến chất lượng môi trường xung quanh (Trích từ “Environmental Economics
Teachers‟Manual 2005”)
107
thải. Liên quan đến vấn đề này, TDP cũng tương tự như thuế phát thải. Xét ví dụ minh
họa về trường hợp nhà máy A ở hình 3.16. Giả sử, hiện tại có thông tin về chi phí giảm
thải biên MAC1 của nhà máy A. Biết rằng mỗi giấy phép phát thải được bán với giá là P,
và chúng ta giả định rằng nhà máy dự kiến mức giá này sẽ không thay đổi. Hiện tại, nhà
máy có số lượng giấy phép Q1 và tổng chi phí giảm thải là (a + b).

$
MAC1

MAC2

P Giá giấy phép


c

e d a

0 Q2 Q1 Lượng phát thải (Q)

Hình 3.16. TDP và thay đổi công nghệ

Động cơ nghiên cứu và phát triển là tìm ra giải pháp kiểm soát phát thải ít tốn kém
hơn nhằm mục đích vừa có thể giảm lượng phát thải, đồng thời có thể bán đi những giấy
phép dư thừa không dùng đến. Với đường chi phí giảm thải biên MAC2 sau đổi mới công
nghệ giảm thải, tổng chi phí giảm thải sẽ là (b + d), nhưng nhà máy sẽ bán được số lượng
giấy phép là (Q1 - Q2) với tổng doanh thu là P(Q1 - Q2) =(c+d). Do đó, lợi ích ròng của
việc việc đổi mới công nghệ sẽ là: (Tổng chi phí giảm thải trước đổi mới công nghệ) -
(Tổng chi phí giảm thải sau đổi mới công nghệ) + (Doanh thu từ việc bán TDP) = (a + b)
- (b + d) + (c+d)=(a+c).

Lợi ích này hoàn toàn bằng với tiết kiệm có được của thuế phát thải. Giá thị trường
của giấy phép cũng có vai trò khuyến khích kinh tế giống như một mức thuế phát thải. Nếu
không giảm lượng phát thải, chủ thể gây ô nhiễm đã bỏ qua một mức thu nhập tăng thêm.

108
3.3.2.7. Một số đặc điểm của TDP

Trên cơ sở tiếp cận công cụ giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng, chúng ta có
thể rút ra một số điểm chính của TDP như sau:

- Giống như tiêu chuẩn phát thải, TDP cho phép đạt được mức ô nhiểm mục tiêu.

- Giống như thuế ô nhiễm, TDP có thể chuyển nhượng khi được giao dịch trên thị
trường cạnh tranh là chính sách hiệu quả - chi phí.

- Nhà chức trách không cần biết MAC của từng nguồn gây ô nhiễm để tìm ra giá
hợp lý nhằm đạt được hiệu quả - chi phí. Thị trường sẽ làm điều này một cách tự động,
bởi vì nguồn gây ô nhiễm sẽ cân bằng giá giấy phép với MAC của từng nguồn. Nếu thị
trường hoàn hảo, giá giấy phép sẽ bằng MAC của từng nguồn.

- Khi đã đặt ra mức ô nhiễm mục tiêu, thị trường sẽ cho biết đường MAC của nguồn
gây ô nhiễm.

- Giao dịch xảy ra nếu MAC của các nguồn gây ô nhiễm là khác nhau để một số
nguồn trở thành người mua, một số thành người bán.

- Giao dịch giấy phép cho phép mỗi người tham gia tiết kiệm được chi phí so với
mức phân bổ giấy phép ban đầu.

3.3.3. Hệ thống đặt cọc hoàn trả

Đặt cọc hoàn trả (Deposit-Refund System) là khoản phụ phí thêm vào trong giá
thành sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường, người tiêu dùng các sản phẩm này
phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu
dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu
gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy
theo cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận
lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại.

Công cụ này nhằm mục đích khuyến khích tái sử dụng là rác thải, tái chế lại rác thải
hoặc xử lý rác thải một cách an toàn đối với môi trường. Đây là một trong những công cụ

109
nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường thông qua việc đặt cọc, và hoàn trả các sản
phẩm hoặc phần còn lại của sản phẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế, tái sử dụng.

Hệ thống đặt cọc hoàn trả được thiết kế nhằm bắt buộc người gây ô nhiễm tiềm
năng (potential polluter) phải hạch toán cả chi phí cận biên cá nhân và chi phí ngoại ứng
cận biên của việc xử lý rác thải không đúng quy định (improper waste disposal). Hình
3.17 thể hiện mô hình hệ thống đặt cọc hoàn trả. Quan sát từ trái sang phải ở trên trục
hoành cho thấy phần trăm lượng rác thải không được xử lý đúng quy định (IW), và ngược
lại, từ phải sang trái thể hiện phần trăm lượng rác được xử lý đúng quy định (proper waste
disposal - PW).

MSCIW = MPCIW + MECIW


$
MSBIW = MPBIW MPCIW + D (Deposit)

MPCIW
a

MECIW
b

Q* QIW 100
0 Xử lý chất thải không đúng quy định (%)
100 0 Xử lý chất thải đúng quy định (%)

Hình 3.17. Mô hình hệ thống đặt cọc hoàn trả

Đường MPCIW là đường cung rác thải không được xử lý đúng quy định, đồng thời
thể hiện các khoản chi phí biên của một đơn vị rác thải không được xử lý đúng quy định.
Chi phí này bao gồm: chi phí thu gom rác xả thải không đúng quy định cộng với chi phí
của việc xử lý các loại rác có thể tái chế không đúng quy định (chi phí thùng đựng rác;
phí thu gom rác thanh toán cho công ty xử lý rác thải; chi phí cơ hội do doanh thu bị mất
đi khi các loại rác có thể tái chế không được đưa vào nhà máy tái chế chất thải). MPBIW là
nhu cầu về rác thải không được xử lý đúng quy định. Với giả thiết là không có lợi ích
ngoại ứng (MEBIW = 0) nên MPBIW = MSBIW.

Nếu không có sự can thiệp của Cơ quan quản lý môi trường, điểm cân bằng được
xác định tại giao điểm giữa đường MSBIW và MPCIW, tương ứng với lượng chất thải
110
không được xử lý đúng quy định QIW. Tuy nhiên, điểm cân bằng hiệu quả (xã hội mong
muốn) chỉ được xác định tại giao điểm giữa đường MSBIW và MSCIW, tương ứng với
lượng rác thải không được xử lý đúng quy định Q* (với Q* < QIW).

Để nội hóa ảnh hưởng ngoại ứng, giả sử một hệ thống đặt cọc hoàn trả được áp
dụng với khoản phụ phí đặt cọc đúng bằng chi phí ngoại ứng do rác thải không được xử lý
đúng quy định tạo ra (MECIW) tại mức rác thải tối ưu xã hội Q *. Điều này được thể hiện
bằng đoạn ab trên hình 3.17. Khi thiết lập hệ thống đặt cọc hoàn trả, đường MPC IW sẽ
dịch chuyển tăng đúng bằng đoạn ab nhằm bắt buộc các tác nhân tham gia thị trường phải
cắt giảm lượng rác thải không được xử lý đúng quy định về Q *, do đó một khối lượng rác
thải không được xử lý đúng quy định sẽ chuyển sang phương pháp xử lý đúng quy định,
tương ứng với khoảng (QIW – Q*).

Như vậy, công cụ đặt cọc hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take back)
là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra động cơ làm giảm phát sinh chất thải và tăng cường tái
chế, tái sử dụng. Đặt cọc hoàn trả phổ biến ở các nước như Australia, Áo, Canada (Quebec,
New Brunswick, British Columbia), Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Hungary, Aixơlen, Ý, Hàn
Quốc, Mehico, Hà Lan, Nauy, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ…

Hệ thống này phù hợp nhất đối với các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng. Áp
dụng phổ biến đối với các bao bì (nhôm, thuỷ tinh, nhựa), bao bì chứa thuốc bảo vệ thực
vật, vỏ ô tô, lốp và các thùng chứa axit v.v... Phần lớn những hệ thống đặt cọc hoàn trả
dựa trên tinh thần tự nguyện. Phổ biến nhất, mềm mỏng nhất là áp dụng cho đặt cọc hoàn
trả chai và lon nước giải khát sau khi sử dụng. Tuy nhiên cũng có những hệ thống đặt cọc
hoàn trả bắt buộc đối với những chất thải nguy hại. Tại Mexico, ắc quy xe hơi mới không
cho phép bán trừ khi ắc quy cũ được trả lại.

Công cụ đặt cọc hoàn trả được áp dụng đầu tiên cho tái chế bao gói. Năm 1991,
luật đóng gói của Đức ra đời, yêu cầu nhà sản xuất thu hồi và tái chế bao bì sản phẩm.
Việc thu hồi này phải được giám sát và báo cáo cho đơn vị chức năng về những kết quả
đạt được theo định kỳ. Các nhà sản xuất ở Đức có thể tránh việc tự thu hồi và tái chế bao
gói khi doanh nghiệp đảm bảo có những cơ sở tái chế hợp pháp thu gom và tái chế bao bì
của họ - thông qua việc đặt nhãn hiệu Green-Dot trên sản phẩm. Đối với những công ty
111
nước ngoài muốn đưa sản phẩm của họ vào thị trường nước Đức thì hoặc là phải nhận lại
những bao bì và trả một mức phí thu gom, vận chuyển cao hoặc là có thể giao cho một
công ty nào đó của Đức đóng gói sản phẩm với chi phí rất lớn.

Bảng 3.4 Quy trình áp dụng hệ thống đặt cọc hoàn trả đối với nƣớc uống đóng chai

BƢỚC 1
Các nhà bán lẻ thanh toán một khoản tiền đặt cọc cho
cơ sở đóng chai hoặc nhà bán buôn cho mỗi chai nước
uống khi mua hàng. Nếu sản phẩm đóng chai là nước
giải khát thì nhà bán lẻ phải thanh toán tiền đặt cọc
cho cơ sở đóng chai. Đối với các sản phẩm như bia thì
người bán lẻ thanh toán tiền đặt cọc cho nhà bán
buôn.

BƢỚC 2
Người tiêu dùng cuối cùng phải thanh toán khoản tiền
đặt cọc tương tự cho nhà bán lẻ như là một phần của
giá mua sản phẩm

BƢỚC 3
Sau khi nước uống được tiêu dùng, người tiêu dùng
cuối cùng sẽ trả lại vỏ chai cho nhà bán lẻ và sẽ được
hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc ban đầu

BƢỚC 4
Nhà bán lẻ lấy lại tiền đặt cọc từ cơ sở đóng chai hoặc
nhà bán buôn khi nhà bán lẻ trả lại vỏ chai. Ngoài ra,
cơ sở đóng chai và nhà bán buôn sẽ thanh toán thêm
khoản phí xử lý/1vỏ chai cho nhà bán lẻ nhằm bù đắp
chi phí thu gom và trả lại các vỏ chai.

Nguồn: U.S. EPA, Office of Policy, Economics, and Innovation (January 2001), Chap.5

Hiện nay, hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất còn được áp dụng cho các sản phẩm
điện tử, xe ô tô, dầu nhớt thải, sơn thải, dung môi, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, lon
nước giải khát, dược phẩm, chất lỏng dễ cháy,…

Ở Bỉ, các nhà sản xuất nước giải khát sử dụng lon, chai không thể tái sử dụng sẽ
phải trả một khoản thuế sinh thái. Ở Mỹ, tất cả những lon nước giải khát bán trên thị

112
trường đòi hỏi có một hệ thống thu hồi lại và trả quỹ. Phần lớn các bang này cũng yêu cầu
các nhà phân phối trả khoảng 20% giá trị của lon chứa như một phần phí xử lý.

* Ƣu điểm và hạn chế của hệ thống đặt cọc hoàn trả:

- Ƣu điểm:

+ Khuyến khích việc tiêu hủy, tái sử dụng hoặc tái chế chất thải một cách an toàn.

+ Có tính linh hoạt cao

+ Tương đối dễ áp dụng nếu dựa vào các hệ thống phân phối sản phẩm đã có.

- Hạn chế: Chỉ phát huy hiệu quả khi hệ thống xử lý và tái chế chất thải hoạt động tốt.

3.3.4. Qũy môi trƣờng

Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận kinh phí từ
nhiều nguồn khác nhau và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện
các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.

Đóng góp tự nguyện

Tiền phạt
Nguyên tắc ngƣời gây
ô nhiễm trả tiền
Công cụ kinh tế
Tạo khuyến
khích để cải
thiện môi
trường
Quỹ môi trƣờng
Nguồn bên trong

Trong nước
Phần đóng góp
Nguồn bên ngoài bên trong khác
Quốc tế

Hình 3.18. Cơ chế hình thành Quỹ môi trƣờng

113
Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Phí và lệ phí môi trường.

+ Tiền đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp

+ Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức trong nước, chính quyền địa
phương và chính phủ trung ương, và các tổ chức quốc tế.

+ Tiền phạt các hoạt động ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường hoặc từ các
công cụ kinh tế khác như lệ phí thải, giấy phép có thể chuyển nhượng, thuế môi trường...

+ Tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của các quỹ.

Quỹ môi trường hoạt động thông thường dưới hình thức cung cấp hỗ trợ tài chính
với các điều khoản ưu đãi, chẳng hạn như khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay
vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện hành.

3.4. Lựa chọn công cụ quản lý môi trƣờng

Khi phát triển những chính sách và các công cụ quản lý môi trường, sự cần thiết
phải đánh giá từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể và các công
cụ kinh tế có phù hợp với mục đích quản lý hay không; việc lựa chọn các công cụ phải
được xem xét trên các khía cạnh sau đây:

3.4.1. Tính hiệu quả môi trƣờng: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu
trong việc đánh giá và lựa chọn các công cụ quản lý môi trường. Các mục tiêu môi trường
có thể đạt đến những giới hạn nhất định về các chất gây ô nhiễm hoặc đạt đến chuẩn hóa
mong muốn không những chỉ có tính cục bộ mà còn rộng lớn hơn. Hiệu quả môi trường
của công cụ kinh tế chủ yếu được xác định bằng khả năng phản ứng của những cá thể gây
ô nhiễm. Các công cụ kỹ thuật sẽ gặt hái được hiệu quả môi trường lớn hơn nếu chúng có
thể tạo ra khuyến khích lâu dài làm giảm tối thiểu ô nhiễm và đổi mới kỹ thuật. Khả năng
của những công cụ kỹ thuật áp dụng cho những cơ sở gây ô nhiễm chính, những sản phẩm
hoặc các chất gây ô nhiễm cũng cần được đánh giá một cách nghiêm ngặt.

114
3.4.2. Tính hiệu quả kinh tế: Cách hiểu phổ biến nhất của hiệu quả kinh tế là chính sách
sẽ đạt được sự phân bổ tối ưu các nguồn tài nguyên về cả hai khía cạnh, bao gồm: tổng
lượng ô nhiễm và chi phí để ngăn chặn, điều tiết ô nhiễm.

3.4.3. Tính khả thi: Mỗi công cụ quản lý môi trường cần phải đảm bảo tính phù hợp với
các quy định hiện hành và phù hợp với bối cảnh chính trị, xã hội. Mặt khác, việc lựa chọn
công cụ phải phù hợp với năng lực quản lý và hiệu lực tài chính của cơ quan quản lý môi
trường.

3.4.4. Tính linh hoạt và mềm dẻo: Việc lựa chọn công cụ cần chú ý đến tính dễ thay thế,
dễ điều chỉnh khi có những thay đổi về chính sách quản lý, kinh tế và xã hội.

3.4.5. Tính chấp thuận: Khi áp đặt bất cứ một công cụ quản lý môi trường luôn có sự
phản ứng của các chủ thể gây ô nhiễm. Sự phản kháng từ các đối tượng quản lý biểu hiện
tính không hiệu quả của công cụ đó.

3.4.6. Tính kết hợp giữa các công cụ: Việc lựa chọn các công cụ quản lý môi trường cần
chú ý đến tính kết hợp giữa các công cụ. Điều này có nghĩa là không có một công cụ đơn
lẻ nào có thể quản lý tuyệt đối chất lượng môi trường mà phải có sự bổ trợ kết hợp giữa
các công cụ đó.

Câu hỏi ôn tập Chƣơng III

1. Quyền tài sản là gì? Nêu các quyền tài sản có thể có? Ý nghĩa của việc xác định
quyền tài sản trong việc quản lý tài nguyên môi trường?

2. Tiêu chuẩn môi trường là gì? Trình bày các loại tiêu chuẩn môi trường ?

3. Dựa trên những căn cứ nào để xác định tiêu chuẩn phát thải có hiệu quả? Các
doanh nghiệp có đường chi phí giảm thải MAC khác nhau sẽ ứng xử như thế nào khi phải
tuân thủ một mức tiêu chuẩn phát thải đồng nhất? Sử dụng đồ thị để phân tích?

4. Thuế phát thải là gì? Dựa trên những căn cứ nào để xác định mức thuế phát thải
có hiệu quả ? Các doanh nghiệp có đường chi phí giảm thải biên MAC khác nhau sẽ ứng

115
xử như thế nào khi phải tuân thủ một mức thuế phát thải đồng nhất? Sử dụng đồ thị để
phân tích ?

5. Trình bày những ưu điểm và hạn chế của thuế phát thải so với tiêu chuẩn phát thải?

6. Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng là gì? Hãy phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quan hệ cung cầu và giá giấy phép phát thải trên thị trường ?

7. Tại sao nói "giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng là sự kết hợp các ưu điểm
của tiêu chuẩn phát thải và thuế phát thải"? Lấy ví dụ thực tiễn để phân tích?

8. Trình bày mục đích, nguyên tắc, đối tượng áp dụng, ưu điểm và hạn chế của hệ
thống đặt cọc hoàn trả trong quản lý môi trường?

Bài tập 1: Dựa trên các thông tin ở đồ thị, hãy xác định thiệt hại về phúc lợi xã hội
khi tiêu chuẩn phát thải áp dụng khác với (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) mức thải tối ưu.

C,B
MNPB
MEC

0 Qs Q* Qb Qp Q

0 Ws W* Wb Wp W

Ws và Wb là chuẩn mực thải áp dụng trong thực tế.

116
Bài tập 2: Hãy so sánh tính hiệu quả chi phí của hai công cụ quản lý ô nhiễm môi
truờng trong trường hợp sau:

MAC1 MAC2
C, Tax MAC3

T*

0 S1 S2 S3 Mức ô nhiễm xử lý

Ba doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm và cùng gây ô nhiễm môi
trường. Hàm chi phí giảm thải ô nhiễm cận biên của ba doanh nghiệp là MAC1, MAC2,
MAC3. Và S1S2 = S2S3

Tiêu chuẩn đặt ra là phải đạt được mức xử lý ô nhiễm/giảm thải là 3S2. Có 2 cách
để đạt được mục tiêu này:

(1) Mức giảm ô nhiễm mà mỗi doanh nghiệp phải đạt là S2,

(2) Đánh thuế ô nhiễm T*

Bài tập 3: Giả sử có ba nhà máy với MAC như sau:

Lƣợng ô nhiễm MAC1 ($) MAC2 ($) MAC3($)


6 0 0 0
5 15 40 20
4 30 75 40
3 50 110 75
2 75 150 120
1 100 200 170
0 150 260 230

Tổng luợng ô nhiễm là 18 đơn vị. Mục tiêu chất lượng môi trường là giảm mức ô
nhiễm còn 9 đơn vị. Ký hiệu TAC là tổng chi phí giảm thải.
117
1. Xác định TAC nếu mỗi nhà máy phải giảm lượng ô nhiễm thải ra còn 3 đơn vị

2. Nếu mức thuế phát thải là $75, hãy xác định mức thải cho mỗi nhà máy và TAC.

Bài tập 4: Có hai doanh nghiệp A và B trong quá trình sản xuất đã thải ra SO2 gây
ô nhiễm môi trường. MACa = 60 – Q; MACb = 30 – 0,5Q, mức ô nhiễm tối ưu chỉ có thể
là 60 tấn, trước thực tế đó Nhà nước quyết định sẽ phân phối cho mỗi doanh nghiệp 30
giấy phép, tương ứng với quyền được thải 30 tấn chất thải, nếu thải vượt quá quy định cho
phép thì phải có giấy phép thải để chứng minh cho quyền phát thải của mình, mặt khác
sau khi các doanh nghiệp có giấy phép thải trong tay họ được quyền trao đổi mua bán.
Giá giấy phép là 20$/ tấn.

Yêu cầu: So sánh chi phí giảm thải trước và sau khi sử dụng giấy phép có thể
chuyển nhượng (TDP - Transferable Discharge Permit).

118
CHƢƠNG IV. ĐỊNH GIÁ MÔI TRƢỜNG

4.1. Định giá môi trƣờng và phân tích kinh tế dự án

4.1.1. Khái niệm định giá môi trƣờng

Ở chương I, khi tìm hiểu nội dung về mối quan hệ giữa môi trường và nền kinh tế,
chúng ta nhận thấy rằng môi trường có 3 chức năng cơ bản, đó là: (1) cung cấp đầu vào
cho quá trình sản xuất và tiêu dùng; (2) nơi chứa đựng các chất thải của quá trình sản xuất
và tiêu dùng; (3) không gian sống và tạo giá trị cảnh quan thẩm mỹ cho con người. Các
chức năng này đều có giá trị và làm thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của con người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong số 3 chức năng kể trên thì chỉ có chức năng thứ nhất
(cung cấp tài nguyên) được xác định giá trị tiền tệ thông qua thị trường, trong khi đó cả
hai chức năng còn lại tuy có giá trị nhưng không được phản ánh vào giá cả thị trường. Ví
dụ: Giá trị của một khu rừng được thể hiện ở chỗ là không chỉ cung cấp các loại lâm sản
bằng gỗ, ngoài gỗ....(giá trị sử dụng) mà còn giúp cho con người có thể quan sát được các
loài động vật, hạn chế xói mòn, lũ lụt và làm thỏa mãn, hài lòng sau khi biết được sự tồn
tại của cánh rừng đó (được gọi là giá trị phi sử dụng). Các loại giá trị sử dụng của khu
rừng này mà chúng ta hưởng thụ được thông qua thị trường (việc sử dụng các lâm sản của
rừng như gỗ, cây thuốc), trong khi các giá trị khác được hưởng thụ đến từ bên ngoài thị
trường (việc trồng rừng giúp hạn chế xói mòn, lũ lụt, tạo môi trường sống trong lành
hơn).

Mặt khác, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế có thể gây ra
những ảnh hưởng bên ngoài đối với xã hội, bao gồm ảnh hưởng có lợi hoặc ảnh hưởng có
hại. Ảnh hưởng có lợi là những tác động tích cực và mang lại giá trị lợi ích cho người bị
ảnh hưởng. Trong khi đó, ảnh hưởng có hại hay nói cách khác là tác động tiêu cực, gây ra
những bất lợi và áp đặt những khoản chi phí cho xã hội. Hầu hết những ảnh hưởng bên
ngoài này đều không được phản ánh vào giá cả thị trường và chúng được gọi là ngoại
ứng. Ví dụ: một dự án trồng thêm cây xanh ở trên các đường phố, về mặt chi phí (số công
lao động, chi phí số cây cần trồng, chi phí nước tưới ...) có thể tính được, nhưng về mặt
lợi ích như: bầu không khí trong lành, giảm ô nhiễm tiếng ồn, ... thì không được phản ánh
vào giá cả.
119
Như vậy, việc tính toán các giá trị lợi ích mà chúng không được phản ánh vào giá
cả thị trường sẽ giúp cho chúng ta biết nhìn nhận đầy đủ hơn về các lợi ích do môi trường
mang lại, và có thái độ đúng đắn trong công tác bảo vệ môi trường. Điều này có nghĩa là
môi trường cần phải được định giá cụ thể.

Vậy định giá môi trường là gì? Định giá môi trƣờng (định giá ảnh hƣởng môi
trƣờng) là xác định giá trị tiền tệ của những cải thiện (lợi ích) hoặc thiệt hại (chi phí)
về môi trƣờng do hoạt động sản xuất hay tiêu dùng gây nên.

4.1.2. Phân tích kinh tế dự án

Thực tế cho thấy, các nhà kinh tế khi phân tích hiệu quả của một dự án đầu tư thì
chỉ chú ý đến dòng tiền tệ và hiệu quả tài chính thu được của mỗi dự án. Nói cách khác,
trong phân tích tài chính dự án, lợi ích hay chi phí của dự án được xem xét từ giác độ cá
nhân (chủ đầu tư) mà không quan tâm đến lợi ích hay thiệt hại (chi phí) mà dự án đó
mang lại hoặc gây ra cho môi trường và xã hội. Điều này có nghĩa rằng phạm vi đánh giá
bị bó hẹp lại và không xem xét hết những tác động ngoại vi của dự án. Ví dụ, để phân tích
tài chính của dự án đầu tư, các chủ đầu tư thường sử dụng đến các chỉ tiêu như giá trị hiện
tại ròng NPV (Net Present Value) hoặc tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of
Return), hoặc tỷ suất lợi nhuận – chi phí BCR (Benefit – Cost Rate) để xem xét giá trị
ròng thu được của dự án.

Để khắc phục những thiếu sót này, khoa học kinh tế môi trường sử dụng công cụ
phân tích kinh tế của dự án nhằm xác định đầy đủ hơn các lợi ích hoặc chi phí dự án.
Trong phân tích kinh tế dự án, lợi ích hay chi phí của dự án được xem xét từ góc độ môi
trường và xã hội. Bằng việc sử dụng các phương pháp như: đánh giá tác động môi trường
EIA (Environmental Impact Assessment) và đánh giá tác động xã hội SIA (Social Impact
Assessment), ảnh hưởng môi trường của dự án được định giá và được xem như là chi phí
hoặc lợi ích của dự án, làm cơ sở để quyết định lựa chọn các dự án đầu tư.

120
4.1.3. Sự cần thiết phải định giá môi trƣờng

Định giá môi trường được tiến hành bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, định giá môi trường giúp lượng hoá thành tiền các tác động môi trường,
việc lượng hoá tác động của các quyết định lớn dựa trên tiêu chí tài chính hay kinh tế sẽ
có trọng lượng hơn trong việc thuyết phục các nhà hoạch định chính sách. Từ đó giúp họ
có được các quyết định tốt và công bằng hơn.

Thứ hai, đối với một quyết định dựa trên phân tích lợi ích – chi phí, định giá kinh
tế các lợi ích và chi phí sẽ giúp giảm đi những quyết định thuần túy định tính.

Thứ ba, định giá kinh tế có thể cung cấp dấu hiệu hoạt động kinh tế đúng hơn. Cần
nhận biết giá trị cận biên của hàng hoá môi trường nhằm xác định khối lượng sử dụng tối ưu.

Thứ tư, định giá môi trường giúp hạch toán tài khoản tài nguyên quốc gia đầy đủ
hơn thông qua việc lượng hoá các dịch vụ mà môi trường cung cấp cho con người. Những
dịch vụ này thường không được tính đến trong tài khoản quốc gia vì chúng không có giá,
hay không có thị trường. Tuy nhiên, khi những dịch vụ này mất đi, xã hội buộc phải chi
tiêu bảo vệ (Defensive expenditure) để thay thế chúng. Ví dụ: làm sạch chất ô nhiễm do
hoạt động sản xuất, trồng thêm rừng tại các vị trí quan trọng (mà rừng bị phá) để phòng
chống lũ lụt. Hay một ví dụ khác, đối với các quốc gia công nghiệp và bán công nghiệp,
khi các nước này sản xuất, làm cạn kiệt môi trường và gây ô nhiễm ngày càng nhiều, thì
họ cần phải chi tiêu bảo vệ để kiểm soát ô nhiễm.

Thứ năm, nếu không định giá được các ảnh hưởng môi trường của dự án thì việc
phân tích kinh tế dự án không đầy đủ.

Việc định giá ảnh hưởng môi trường của dự án cho phép:

+ Nhìn nhận đầy đủ lợi ích và chi phí của dự án;

+ Tạo cơ sở để nâng cao chất lượng dự án;

+ Tạo cơ sở để lựa chọn dự án một cách đúng đắn;

Một khi được thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ, với hiểu biết về giới hạn của
định giá môi trường, việc định giá giá trị kinh tế có thể tạo ra nền tảng khá an toàn cho các
121
chính sách để thuyết phục việc sử dụng môi trường cẩn thận hơn, Ví dụ: thuế, phí, trợ cấp.
Để thực hiện chính sách “người gây ô nhiễm trả tiền” thì chúng ta cần biết người gây ô
nhiễm phải trả bao nhiêu tiền. Để đưa ra thuế đánh vào lượng phát thải CO2, chúng ta phải
biết “chính xác”, hay thậm chí phải xác định mức thuế tương đối đánh vào lượng phát thải
đó. Định giá giá trị môi trường có thể cung cấp thông tin cho những quyết định đó.

4.2. Ảnh hƣởng môi trƣờng và các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng môi trƣờng

4.2.1. Ảnh hƣởng môi trƣờng

Hầu hết các quyết định sản xuất, tiêu dùng hay các dự án đầu tư (hoạt động kinh
tế) đều tác động/ảnh hưởng đến môi trường, làm thay đổi chất lượng hoặc khả năng cung
cấp dịch vụ của môi trường tự nhiên. Những ảnh hưởng này thường được biểu hiện theo
nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

- Ảnh hưởng có lợi và ảnh hưởng có hại.

- Ảnh hưởng kinh tế - xã hội.

- Ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn.

- Ảnh hưởng nội tại và ảnh hưởng ngoại vi.

Như vậy, không phải lúc nào cũng có thể nhận dạng được các tác động của các hoạt
động kinh tế. Do đó, cần thu thập đủ dữ liệu, phân tích các tác động, đưa chúng về một
trong các dạng trên hoặc các dạng khác đã được định giá kỹ. Từ đó, tiến hành định giá các
ảnh hưởng, tính toán lợi ích (ảnh hưởng tích cực) hoặc chi phí (ảnh hưởng tiêu cực) mà
quyết định kinh tế mang lại.

4.2.2. Các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng môi trƣờng

Để định giá các ảnh hưởng môi trường, chúng ta có thể tiếp cận theo các bước
trình tự được trình bày ở hình 4.1.

Các hoạt động kinh tế được xem như là dự án phát triển có thể gây ra tác động đến
môi trường. Dự án đó bất kể thuộc ngành nào (công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ,
…). Nếu xét chi tiết, có thể tính đến các tác động của từng giai đoạn trong dự án như giai
đoạn thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng, vận hành, …
122
Sự thay đổi tính chất hóa, lý của môi trường liên quan đến hoạt động kinh tế là khả
năng tác động như phát thải chất ô nhiễm, di dân, thay đổi môi trường sống,…Tất nhiên,
dự án có thể gây ra cả tác động tốt và tác động xấu.
Các thành phần môi trường như nước, đất, không khí là nơi tiếp nhận tác động đầu
tiên và cũng chính là nơi truyền tác động đến đối tượng tiếp nhận mà chúng ta quan tâm
như: con người, động vật, thực vật và vật liệu, …Tùy mức độ tác động và khả năng chịu
đựng của đối tượng tiếp nhận mà mức độ hậu quả khác nhau. Đáng quan tâm hơn cả là
các tác động liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của con người, xa hơn nữa là các tác
động có quy mô toàn cầu như thủng tầng ozon, mưa axit, sự nóng lên của Trái đất, …

Hình 4.1 Các bƣớc dẫn đến định giá ảnh hƣởng môi trƣờng

Hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến môi


trường
- Thi công
- Hoạt động

Áp lực môi trường: những thay đổi hóa


học hoặc vật lý của môi trường
Hạn chế, ngăn ngừa
áp lực môi trường

Trung gian môi trường: không khí, đất,


nước
- Biến đổi hóa học
- Hứng chịu

Đối tượng chịu áp lực môi trường: người,


động vật, thực vật và các vật thể khác
- Liều lượng–phản ứng
- Định lượng

Ảnh hưởng/tác động: sức khỏe, phúc lợi,


môi trường, trái đất
- Định giá ảnh hưởng
- Chuyển giao kết quả

Định giá: Xác định giá trị tiền tệ của các


ảnh hưởng

123
Khi xác định rõ tác động và mức thiệt hại hay lợi ích, chúng ta có thể đánh giá qua giá
trị tiền tệ. Đây là một trong những công việc khó, nhưng nếu thực hiện được thì các giá trị tác
động này cùng với các chi phí, lợi ích khác là cơ sở để đánh giá dự án về mặt kinh tế.

4.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng

Việc tìm hiểu và xác định tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường là một trong
những bước quan trọng trong định giá môi trường nhằm nhận dạng đầy đủ các giá trị của
hàng hóa dịch vụ môi trường cũng như lợi ích xã hội của một chính sách, giúp các nhà kinh
tế quyết định nên dùng phương pháp định giá nào là phù hợp trong việc lượng hoá các giá
trị và lợi ích đó. Vậy, tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường gồm những loại giá trị
nào? Đó là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.

Hình 4.2 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng

TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV)

Giá trị sử dụng (UV) Giá trị phi sử dụng (NUV)

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
sử dụng sử dụng cơ hội (OV) thừa kế, tồn tại (EV)
trực tiếp (DV) gián tiếp (IV) di sản (BV)
(DV)

Sản phẩm Sản phẩm có thể Giá trị Giá trị sử dụng Giá trị
có thể tiêu dùng gián sử dụng và phi sử dụng có được
tiêu dùng tiếp - chức năng trong cho thế hệ về sự tiếp tục
trực tiếp sinh thái tương lai tương lai tồn tại

4.3.1. Giá trị sử dụng

4.3.1.1. Khái niệm

Quan điểm của các nhà kinh tế theo trường phái chủ nghĩa Marx cho rằng, một
hàng hóa thông thường luôn có hai thuộc tính, đó là giá trị sử dụng và giá trị. Trong đó,
giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con
124
người. Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định và chính công
dụng đó (tính có ích) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để
ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn. Cơ sở giá trị sử dụng của hàng hóa là do những
thuộc tính tự nhiên (lý, hoá học) của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng,
là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất.

Vậy, đối với hàng hóa tài nguyên môi trường thì giá trị sử dụng được định nghĩa
như thế nào? Giá trị sử dụng của tài nguyên môi trƣờng là giá trị của từng hàng hóa
dịch vụ môi trƣờng mang lại cho ngƣời sản xuất hay ngƣời tiêu dùng khi trực tiếp
hay gián tiếp sử dụng hoặc hưởng thụ nó.

4.3.1.2. Các thành phần của giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng được chia làm hai thành phần, bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp và
giá trị sử dụng gián tiếp.

* Giá trị sử dụng trực tiếp (DV - Direct use Value): là giá trị có được xuất phát
từ việc sử dụng trực tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp.

Ví dụ 1: Xét giá trị từ khu rừng nhiệt đới A. Các giá trị sử dụng trực tiếp từ khu
rừng này gồm có:

+ Các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm phi gỗ (mây, tre, song, nứa, ...)

+ Giá trị vui chơi giải trí

+ Thuốc chữa bệnh

+ Các giá trị về di truyền

+ Môi trường sống cho con người

Các cá nhân sử dụng trực tiếp các hàng hoá dịch vụ từ rừng và nhận được lợi ích
(giá trị sử dụng trực tiếp) từ các hàng hoá dịch vụ này.

* Giá trị sử dụng gián tiếp (IV – Indirect use Value): là giá trị xuất phát từ việc
sử dụng gián tiếp hàng hoá dịch vụ do thiên nhiên cung cấp. Hay nói cách khác, là việc sử
dụng các chức năng sinh thái của thiên nhiên.

125
Ví dụ 2: Tiếp tục với khu rừng nhiệt đới A (ở ví dụ trên). Khu rừng này cung cấp các
giá trị sử dụng gián tiếp cho con người, gồm có:

+ Điều hoà khí hậu của một vùng và lưu trữ cácbon, từ đó người dân ở đây được
sống trong một bầu không khí trong lành nhờ vào khả năng hấp thụ khí CO2 của cây rừng.

+ Giảm ô nhiễm không khí ở các vùng xung quanh do hệ thống tán lá cây rừng giữ
lại một phần các đám bụi trong không khí.

+ Bảo vệ lưu vực sông ở các khu vực có rừng, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

+ Cung cấp chuỗi thức ăn cho con người, cho các loài động vật trong rừng.

+ Tạo ra sự đa dạng sinh học (đa dạng gen, loài, hệ sinh thái).

Như vậy, ở đây các cá nhân nhận được lợi ích từ việc sử dụng gián tiếp các dịch vụ
từ rừng.

4.3.2. Giá trị phi sử dụng

4.3.2.1. Khái niệm

Giá trị phi sử dụng (giá trị không sử dụng) là giá trị không gắn liền với việc trực tiếp
hay gián tiếp sử dụng một hàng hoá dịch vụ môi trường.

Giá trị này có được trong trường hợp cá nhân có thể không sử dụng hàng hoá dịch vụ
đó, nhưng cá nhân đó vẫn nhận thức rằng mình có được lợi ích (hay sự thoả mãn) khi biết
được hàng hoá dịch vụ này đang tồn tại, đang được người khác sử dụng, hoặc các thế hệ
tương lai, con cháu của cá nhân đó có thể sử dụng hàng hoá dịch vụ này. Từ việc nhận thức
mình có được lợi ích đó, cá nhân đó sẵn lòng trả tiền cho hàng hoá dịch vụ môi trường này.

4.3.2.2. Các thành phần của giá trị phi sử dụng

Giá trị phi sử dụng được chia làm 3 thành phần, gồm có giá trị cơ hội, giá trị thừa
kế, và giá trị tồn tại.

* Giá trị cơ hội (OV – Opportunity Value): Là giá trị gắn liền với cơ hội sử dụng
(trực tiếp và gián tiếp) hàng hóa, dịch vụ môi trường trong tương lai. Giá trị cơ hội này phát

126
sinh từ sự không chắc chắn về cung và cầu của một loại tài nguyên nào đó. Loại giá trị này
bao hàm lợi ích của hành vi ngăn ngừa rủi ro để đối phó với tình trạng không chắc chắn.

Ví dụ 3a: Cũng với khu rừng nhiệt đới A (ở ví dụ 1). Ta xét giá trị cơ hội của khu
rừng này. Giá trị cơ hội của khu rừng này thể hiện ở việc chúng ta có thể sử dụng các giá
trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp từ khu rừng này trong tương lai.

Để dễ hiểu, ta xét tình huống giá trị cơ hội ở dạng giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ)
trong tương lai:

Một người đàn ông được giao một diện tích để trồng rừng sản xuất là 20 ha trong
khu rừng nhiệt đới A. Ông ta bắt đầu trồng mới cây rừng (lấy gỗ) trên diện tích được giao
này. Giả sử lúc này ông ta 35 tuổi, và cây rừng khoảng 20 năm thì có thể khai thác được.
Như vậy, hiện tại, ông ta chưa nhận được giá trị gì (hay là không sử dụng được giá trị gì)
từ diện tích rừng này vì cây rừng mới trồng. Nhưng điều mà ông ta mong đợi là khoảng
20 năm sau, ông ta có thể nhận được giá trị từ khu rừng này. Nghĩa là trong tương lai, ông
ta sẽ có cơ hội khai thác được cây rừng do mình trồng và nhận được giá trị từ chúng. Đây
chính là giá trị cơ hội.

Tương tự, khu rừng A này cũng cung cấp giá trị cơ hội dưới dạng giá trị sử dụng
gián tiếp trong tương lai.

Ví dụ 3b: Trong các diện tích rừng không được phép sản xuất ở khu rừng A, có
một diện tích rừng mới trồng. Hiện tại chúng chưa đem lại giá trị gì cho con người.
Nhưng khoảng vài chục năm sau, khi cây rừng trong khu vực này lớn lên, chúng sẽ tăng
cường khả năng điều hoà khí hậu, lưu trữ các bon. Có nghĩa là chúng ta sẽ có cơ hội nhận
được những giá trị này (chức năng sinh thái) trong tương lai.

Chú ý: Giá trị cơ hội là giá trị sử dụng trong tương lai, do đó giá trị cơ hội cũng
có thể xem như thuộc nhóm giá trị sử dụng.

* Giá trị thừa kế, di sản (giá trị lƣu truyền) (BV – Bequest Value): là giá trị sử
dụng và phi sử dụng cho thế hệ tương lai. Hay nói cách khác, là giá trị mà trong hiện tại
con người có thể không sử dụng (do một số điều kiện như tuổi già), nhưng họ có thể để lại
các giá trị này cho thế hệ tương lai, con cháu của họ.
127
Hình 4.3 Ví dụ về tổng giá trị kinh tế của khu rừng nhiệt đới

TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV)

Giá trị sử dụng (UV) Giá trị phi sử dụng (NUV)

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
sử dụng sử dụng cơ hội (OV) thừa kế, tồn tại (EV)
trực tiếp (DV) gián tiếp (IV) di sản (BV)
(DV)

Sản phẩm Sản phẩm có thể Giá trị Giá trị sử dụng Giá trị
có thể tiêu dùng gián sử dụng và phi sử dụng có được
tiêu dùng trực tiếp - chức năng trong cho thế hệ tương về sự tiếp tục
tiếp sinh thái tương lai lai tồn tại

Gỗ, SP phi Lưu trữ các Bảo tồn hệ


gỗ, vui chơi bon, điều hoà Gỗ, điều Gỗ, đa dạng sinh thái,
giải trí, di khí hậu, bảo vệ hoà khí hậu, sinh học, ... động vật quý
lưu vực sông, hiếm...
truyền, ... ...
...

* Giá trị tồn tại (EV – Existence Value): Là giá trị gắn liền với việc bảo vệ sự tồn
tại một tài nguyên môi trường nào đó, nhưng không được sử dụng ở hiện tại và trong tương
lai. Điều này có nghĩa là một cá nhân có thể không sử dụng hàng hóa dịch vụ môi trường,
nhưng cá nhân đó nhận thức rằng mình có được lợi ích (sự hài lòng, thoả mãn) từ việc trả
tiền cho sự tồn tại của hàng hóa dịch vụ môi trường đó. Vậy lợi ích này (hay là sự hài lòng,
thoả mãn) ở dạng nào? Cá nhân đó hài lòng vì biết được hàng hoá dịch vụ này đang được
người khác sử dụng, tận hưởng, hoặc nó đang được giữ gìn, bảo tồn cho thế hệ tương lai,
con cháu của cá nhân đó. Do việc nhận thức bản thân có lợi ích (được hài lòng, được thoả
mãn) thì người ta sẵn lòng trả tiền cho sự tồn tại của hàng hoá dịch vụ đó.

Ví dụ: Tiếp tục với khu rừng A. Giả sử ở trong khu rừng này có loài Sao La đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Do đó, Nhà nước đã thực hiện chính sách bảo tồn loài động vật
quý hiếm này. Như vậy, giá trị tồn tại được biểu hiện qua sự tiếp tục tồn tại của loài Sao La.

128
4.4. Các bƣớc tiến hành đánh giá kinh tế ảnh hƣởng môi trƣờng

4.4.1. Sàng lọc ảnh hƣởng môi trƣờng

Trên cơ sở xác định được các hàng hóa, dịch vụ môi trường có thể bị ảnh hưởng,
chúng ta cần sàng lọc ảnh hưởng môi trường để xem ảnh hưởng nào có thể lượng giá
thông qua trả lời một số câu hỏi dưới đây:

Hình 4.4 Sàng lọc ảnh hƣởng môi trƣờng

Như vậy, các ảnh hưởng môi trường mà chúng ta cần định giá phải có các điều
kiện sau:

+ Các ảnh hưởng do các quyết định kinh tế (dự án) tạo ra;

+ Các ảnh hưởng có quy mô tương đối lớn;

+ Các ảnh hưởng có thể định giá một cách khách quan;

+ Các ảnh hưởng có thể lượng hóa.

129
4.4.2. Lƣợng hóa và định giá ảnh hƣởng môi trƣờng

Sau khi các ảnh hưởng môi trường đã được sàng lọc, những ảnh hưởng môi trường
có thể định lượng được cần được lượng hóa. Kết quả đánh giá định lượng được sử dụng
để định giá/xác định giá trị tiền tệ của ảnh hưởng môi trường. Tùy thuộc vào loại ảnh
hưởng môi trường mà phương pháp định giá thích hợp được lựa chọn.

4.5. Các phƣơng pháp định giá môi trƣờng

Dựa trên tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường, các nhà kinh tế có thể sử
dụng hai phương pháp chủ yếu để thực hiện việc định giá môi trường, đó là phương pháp
định giá trực tiếp và phương pháp định giá gián tiếp.

Hình 4.5 Tổng quan các phƣơng pháp định giá tài nguyên môi trƣờng

TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV)

Giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng

Định giá trực tiếp Định giá gián tiếp

Mô hình hoá Định giá Sử dụng thị trường Sử dụng thị trường
chọn lựa (CM) ngẫu nhiên thay thế thông thường
(CVM)

PP Chi PP Giá PP Thay PP Chi


phí du hưởng đổi năng phí bệnh
hành thụ suất tật
(TCM) (HPM)

Chuyển giao giá trị (VT)

130
4.5.1. Phƣơng pháp định giá trực tiếp

4.5.1.1. Định giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method)

CVM mô phỏng một thị trường giả định, trong đó hành vi của con người được mô
hình hoá trong một bảng phỏng vấn. CVM có thể áp dụng cho cả giá trị sử dụng (ví dụ: đánh
giá chất lượng nước, ngắm động vật hoang dã), hoặc giá trị phi sử dụng (giá trị tồn tại).

CVM được sử dụng để tính toán các lợi ích (giá trị) môi trường, mà lợi ích môi
trường này được đo lường bằng mức sẵn lòng trả (WTP) hoặc giá sẵn lòng chấp nhận
(WTA) của các cá nhân cho một hàng hoá dịch vụ. Trong phương pháp này, ta trực tiếp
hỏi cá nhân để biết được WTP hoặc WTA của họ.

Ví dụ: Chúng ta đánh giá giá trị của một di sản thông qua mức sẵn lòng trả của cá
nhân cho việc bảo tồn di sản này. Để xác định mức sẵn lòng trả (WTP) của cá nhân,
chúng ta có thể trực tiếp hỏi ý kiến cá nhân: “Ông (Bà) sẵn lòng trả bao nhiêu cho hoạt
động này?”.

4.5.1.2. Mô hình hoá lựa chọn (CM – Choice Modelling)

CM tính toán các lợi ích môi trường bằng cách thiết lập một thị trường giả định, và
lợi ích môi trường này được đo lường bằng mức sẵn lòng trả của mọi người. Cách thức
thực hiện: để xác định mức sẵn lòng trả, người ta đưa ra các thuộc tính khác nhau của vấn
đề đang nghiên cứu, mỗi thuộc tính sẽ được chia thành nhiều mức, từ đó chúng ta tiến
hành hỏi ý kiến cá nhân để biết được lựa chọn của họ.

Ví dụ: Giá trị bảo tồn của Thánh địa Mỹ Sơn được thể hiện thông qua mức sẵn lòng
trả biên của mọi người cho việc bảo tồn Thánh địa này, để xác định mức sẵn lòng trả của cá
nhân, nhà nghiên cứu có thể đưa ra một số thuộc tính: giá (phí vào cổng dành cho người
nước ngoài, và phí bảo tồn dành cho người dân trong nước thông qua sự gia tăng trong
thuế), kế hoạch bảo tồn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, và sự tăng thêm các dịch vụ khác. Trong
đó, thuộc tính giá có thể có các mức khác nhau như: 5$, 10$, 15$, 19$ (các mức giá này ta
thu được qua khảo sát phỏng vấn thử), sau đó yêu cầu đối tượng phỏng vấn lựa chọn.

131
CM gồm có hai dạng thường được sử dụng là: Lựa chọn thực nghiệm (CE –
Choice Experiment) và Xếp hạng ngẫu nhiên (CR – Contingent Ranking).

Chú ý: trong một phân tích, có thể sử dụng kết hợp cả CVM và CM, sau đó có thể
so sánh kết quả của hai phương pháp định giá này.

4.5.2. Phƣơng pháp định giá gián tiếp

4.5.2.1. Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thay thế

Phương pháp này sử dụng thị trường thay thế, nghĩa là hàng hoá môi trường đang
bàn đến không có thị trường cho nó, nhưng có một thị trường khác thể hiện được giá trị
của nó. Ta đánh giá giá trị hàng hoá môi trường thông qua việc sử dụng thị trường thay
thế này.

Ví dụ: đối với hàng hoá “chất lượng môi trường”, đây là loại hàng hoá không có
giá thị trường. Có hai ngôi nhà có vật liệu và kiến trúc tương tự nhau là (A) và (B). Ngôi
nhà (A) gần bãi rác (chịu ảnh hưởng khá lớn của ô nhiễm), ngôi nhà (B) gần công viên
(môi trường trong lành). Giá nhà (B) sẽ có phần cao hơn so với giá nhà (A). Chính chất
lượng môi trường tạo ra sự khác biệt này. Mức chênh lệch trong giá nhà (A) và (B) là số
tiền trả cho chất lượng môi trường. Như vậy, chất lượng môi trường không có giá, nhưng
thông qua thị trường bất động sản, ta có thể thấy được giá trị của hàng hoá “chất lượng
môi trường”.

Phương pháp định giá gián tiếp sử dụng thị trường thay thế có hai phương pháp chính:

a. Phƣơng pháp chi phí du hành (TCM – Travel Cost Method)

Phương pháp này dùng để đánh giá các lợi ích môi trường (hay chất lượng môi
trường), mà chất lượng môi trường không có giá thị trường. Xét trong mối quan hệ giữa
chất lượng môi trường và nhu cầu giải trí, khi chất lượng môi trường được cải thiện thì nhu
cầu giải trí tăng lên. Như vậy, để đánh giá lợi ích của việc cải thiện môi trường, chúng ta có
thể đánh giá thông qua giá trị giải trí của hàng hoá dịch vụ môi trường. Bởi vì các chi phí
cho việc giải trí có giá trên thị trường. Đây chính là việc sử dụng thị trường thay thế.

132
Như vậy, TCM dùng để đánh giá giá trị giải trí của một tài sản môi trường. Ví dụ:
khu bảo tồn sinh thái, hay một hồ nước. Phương pháp này dựa trên giả định chi phí bỏ ra
để tham quan một điểm giải trí nào đó phản ánh giá sẵn lòng trả cho điểm giải trí đó.

TCM có hai dạng:

- ZTCM (Chi phí du hành khu vực): tính chi phí du hành theo vùng.

Ví dụ: đánh giá giá trị giải trí của suối nước khoáng Thanh Tân.

- ITCM (Chi phí du hành cho cá nhân): tính chi phí du hành cho từng cá nhân.

b. Phƣơng pháp định giá hƣởng thụ (HPM – Hedonic Pricing Method)

HPM sử dụng khi đánh giá giá trị của chất lượng môi trường, do chất lượng môi
trường không có thị trường, nên phải đánh giá thông qua một thị trường thay thế, mà
trong đó chất lượng môi trường là một thuộc tính của sản phẩm mà ta chọn đánh giá.

Ví dụ: Nghiên cứu về tác động của tiếng ồn, tiếng ồn không có giá, nhưng khi ta
khảo sát thông qua thị trường nhà ở, việc người ta trả giá cho hai loại nhà, một loại nhà
gần sân bay (mức độ ô nhiễm tiếng ồn cao), một loại nhà gần khu công viên (có mức độ
yên tĩnh cao). Với điều kiện về kiến trúc và các điều kiện khác của hai ngôi nhà là giống
nhau, thì ta sẽ tính được sự chênh lệch trong giá của hai ngôi nhà, chênh lệch đó do sự ô
nhiễm tiếng ồn tạo ra, hay do chất lượng của môi trường yên tĩnh tạo ra.

4.5.2.2. Định giá gián tiếp sử dụng thị trƣờng thông thƣờng

a. Phƣơng pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity)

Phương pháp này xác định giá trị của các tác động (hay các ảnh hưởng) môi trường
bằng cách đo lường thay đổi trong sản lượng sản xuất do những thay đổi môi trường gây
nên. Nói cách khác, chất lượng môi trường được xem như là một đầu vào của quá trình
sản xuất. Sản phẩm tạo ra phải được trao đổi, mua bán trên một thị trường cụ thể, thì mới
được gọi là phương pháp thay đổi năng suất, còn nếu sản phẩm làm ra mà không bán thì
không gọi là phương pháp thay đổi năng suất.

Ví dụ: Việc cải thiện chất lượng nước tưới dẫn đến năng suất cây trồng tăng lên, từ
đó sản lượng tăng lên. Sau đó, sản phẩm được mua bán trên thị trường. Giá trị của việc
133
cải thiện chất lượng nước tưới được đo lường bằng phần giá trị sản lượng tăng lên sau khi
có sự cải thiện chất lượng nước tưới so với trước khi có sự cải thiện chất lượng nước tưới
cho cây trồng.

b. Phƣơng pháp chi phí bệnh tật

Xác định giá trị tác động hay ảnh hưởng môi trường bằng cách đo lường các thay
đổi về tình trạng bệnh tật (tình trạng sức khoẻ) do tác động môi trường gây nên.

Ví dụ: số bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp tăng lên do ô nhiễm không khí tăng.

4.5.3. Phƣơng pháp chuyển giao giá trị (VT – Value Transfer)

Phương pháp này dùng để chuyển giá trị định giá (bằng các phương pháp trên) của
một nghiên cứu đã thực hiện ở điểm nghiên cứu (study site) đến một điểm chính sách (policy
site) nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc thông qua một số cách thức chuyển giao giá trị. Với
điều kiện là điểm nghiên cứu và điểm chính sách có các điều kiện tương tự nhau.

4.6. Một số vấn đề trong định giá môi trƣờng

Trong quá trình định giá môi trường, chúng ta sẽ gặp một số khó khăn nhất định, cần
phải thận trọng với những vấn đề này và có các cách thức xử lý thích hợp để đạt được một
kết quả định giá tốt. Sau đây chúng ta sẽ đi vào một số vấn đề trong quá trình định giá:

4.6.1. Bỏ sót thông tin

Thông tin về ảnh hưởng môi trường trong các dự án được đề xuất thường không
đầy đủ. Cho đến nay, hầu hết các dự án đầu tư đều không có sự đánh giá đầy đủ các thông
tin về ảnh hưởng môi trường của dự án, do đó không có cơ sở để lựa chọn dự án một cách
đúng đắn, gây ra các hậu quả về ô nhiễm môi trường.

Các thông tin về ảnh hưởng môi trường của các dự án thường được cung cấp bởi
bộ phận Đánh giá tác động môi trường (EIA). Do đó, nếu bộ phận EIA thu thập thông tin
không đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho quá trình định giá.

134
4.6.2. Thiên lệch

Định giá sẽ có thể bị thiên lệch do điều kiện thực tế, do vấn đề mẫu nghiên cứu
không hợp lý, do phương pháp định giá, do việc lựa chọn phạm vi bị ảnh hưởng và tỷ suất
chiết khấu.

+ Thiên lệch do điều kiện thực tế

Trong những hoàn cảnh phức tạp và xa lạ, người ta có thể không thực hiện được
việc lượng giá đúng. Các vấn đề về hành vi, sở thích, hoàn cảnh, điều kiện nghiên cứu sẽ
ảnh hưởng và quyết định việc định giá có đúng không.

+ Thiên lệch do mẫu nghiên cứu không hợp lý

Sự thiên lệch có thể xảy ra do việc chọn mẫu, hoặc do số mẫu được chọn không
hợp lý.

Việc chọn đối tượng phỏng vấn phải là các đối tượng có sự ảnh hưởng, liên quan
đến vấn đề đang nghiên cứu.

+ Thiên lệch do phương pháp định giá

Kết quả định giá có thể bị thiên lệch do việc lựa chọn phương pháp định giá chưa
phù hợp. Điều này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nhận dạng chưa đúng đối tượng để
định giá (là các giá trị trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường).

Đối với một số phương pháp định giá như Phương pháp chuyển giao giá trị, có thể
do 2 địa điểm dự định chuyển giao giá trị kinh tế là điểm chính sách và điểm nghiên cứu
có những điều kiện nhất định không giống nhau, dẫn đến giá trị chuyển giao có những sai
số nhất định.

+ Thiên lệch do việc lựa chọn phạm vi bị ảnh hưởng

Việc lựa chọn phạm vi bị ảnh hưởng của nghiên cứu không chính xác sẽ dẫn đến
việc tính toán các lợi ích và chi phí không chính xác.

+ Thiên lệch do dùng tiền làm đơn vị quy đổi giá trị, tiền không phản ánh được
bản chất của tài nguyên môi trường, vì giá có sự biến động, và quan điểm của nhiều người
cho từng đơn vị hàng hoá khác nhau là khác nhau (Giá trị mang tính cá nhân).
135
+ Thiên lệch do tỷ suất chiết khấu

4.6.3. Hiện tại hoá chi phí và lợi ích của dự án

Trong định giá phải thực hiện hiện tại hoá chi phí và lợi ích của dự án.

Chi phí (hoặc lợi ích) của ảnh hưởng môi trường của các dự án có thể xuất hiện ở
những thời điểm khác nhau và kéo dài trong những khoảng thời gian nhất định. Do đó ta
cần lựa chọn mức chiết khấu và lựa chọn khoảng thời gian hợp lý.

Các chi phí và thiệt hại môi trường không như các khoản mục chi phí khác. Các
chi phí về môi trường có thể ở dạng các chi phí vô hình, tích luỹ lại trong một vật chất
nào đó trong một thời gian dài. Thậm chí sau khi dự án kết thúc nhiều năm thì thiệt hại
môi trường mới bộc lộ ra bên ngoài.

Do đó, để đánh giá các vấn đề về chi phí và lợi ích, đặc biệt là thiệt hại môi trường,
cần xác định khoảng thời gian hợp lý. Từ đó đưa ra suất chiết khấu cho phù hợp.

4.6.4. Tính không chắc chắn

Định giá chỉ mang tính dự báo. Trong khi nghiên cứu, chúng ta giả định rằng mỗi
lợi ích và chi phí có thể được ước lượng với sự chắc chắn và do đó chúng ta có một giá trị
về lợi ích xã hội ròng cho mỗi phương án. Nhưng trên thực tế, các lợi ích và chi phí có thể
khác với những kết quả ước lượng này. Do đó, nhà phân tích và những người ra quyết
định sẽ cần thông tin về việc lợi ích xã hội ròng sẽ thay đổi như thế nào nếu có sự thay đổi
về giá trị của một biến số nào đó.

Ví dụ: Lợi ích xã hội ròng sẽ thay đổi như thế nào nếu lợi ích thay đổi 10% so với
giá trị ban đầu?

Hay có nhiều câu hỏi khác đặt ra cho các nhà kinh tế: Lợi ích xã hội ròng thay đổi
bao nhiêu với các phí tổn khác nhau, hoặc với một vòng đời khác của dự án? Các tác động
khác của sự trì hoãn đối với việc thực hiện dự án?

Tất cả các câu hỏi xoay quanh vấn đề trên đòi hỏi các nhà phân tích và những
người ra quyết định phải tìm đến các phương pháp để xử lý những khó khăn do tính
không chắc chắn của các lợi ích và chi phí trong tương lai gây ra.

136
Câu hỏi ôn tập chƣơng 4

1. Định giá môi trường là gì? Tại sao phải định giá ảnh hưởng môi trường của các
dự án đầu tư và phát triển

2. Trình bày tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường?

3. Nêu các bước dẫn đến định giá ảnh hưởng môi trường?

4. Hãy so sánh phương pháp định giá trực tiếp và phương pháp định giá gián tiếp?

137

You might also like