You are on page 1of 60

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI
MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

Chủ nhiệm đề án: TS. Hồ Kỳ Minh

1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................7
I. Tính cấp thiết..................................................................................................7
II. Căn cứ lập Đề án...........................................................................................8
III. Mục tiêu của Đề án....................................................................................10
IV. Phạm vi và kết cấu của Đề án....................................................................10
1. Phạm vi của Đề án.......................................................................................10
2. Kết cấu của đề án.........................................................................................10
PHẦN THỨ NHẤT.........................................................................................11
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI..............11
I. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Kon Plông.........................................................................................11
1. Đánh giá chung............................................................................................11
1.1. Thuận lợi...................................................................................................11
1.2. Khó khăn...................................................................................................12
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên..........................................................13
2.1. Vị trí địa lý................................................................................................13
2.2. Địa hình....................................................................................................13
3. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.........................................14
3.1. Tài nguyên đất đai....................................................................................14
3.1.1. Về thổ nhưỡng.......................................................................................14
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất..........................................................................14
3.2. Tài nguyên nước.......................................................................................15
3.2.1. Tài nguyên nước mặt.............................................................................15
3.2.2. Tài nguyên nước ngầm..........................................................................15
3.3. Khí hậu.....................................................................................................15
3.4. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................16
3.5. Tài nguyên rừng.......................................................................................16
3.6. Tài nguyên du lịch....................................................................................16
4. Phân tích, đánh giá dân số và lao động.........................................................18
4.1. Dân số.......................................................................................................18
4.2. Lao động...................................................................................................19
4.3. Thực trạng về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện...........................19
5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội...........................20
5.1. Những thành tựu chủ yếu.........................................................................20
5.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch..............................................20
5.1.2. Dịch vụ du lịch.......................................................................................21

1
5.2. Những hạn chế..........................................................................................22
6. Đánh giá thực trạng các dự án thu hút đầu tư...............................................23
6.1. Các dự án thủy điện..................................................................................23
6.2. Các dự án du lịch.....................................................................................24
6.3. Các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp...................................................24
6.3.1. Rau hoa xứ lạnh.....................................................................................24
6.3.2. Nuôi cá nước lạnh.................................................................................24
6.4. Đánh giá chung........................................................................................25
II. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng du lịch sinh
thái Măng Đen..........................................................................................................25
1. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên...........................................................25
1.1. Vị trí, ranh giới.........................................................................................25
1.2. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................26
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................27
2.1. Dân cư......................................................................................................27
2.2. Lao động...................................................................................................27
2.3. Phát triển kinh tế......................................................................................27
2.4. Đánh giá chung........................................................................................27
2.4.1. Thuận lợi...............................................................................................27
2.4.2. Những khó khăn đối với sự phát triển du lịch sinh thái Măng Đen......28
PHẦN THỨ HAI.............................................................................................30
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN,
HUYỆN KON PLÔNG...........................................................................................30
I. Tóm lược quy hoạch theo Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về
việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy
hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030....30
1. Phạm vi........................................................................................................30
2. Phân vùng du lịch.........................................................................................30
3. Các trung tâm du lịch...................................................................................30
4. Thực trạng các khu theo Quy hoạch đã quyết định.......................................31
4.1. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch.....................................................31
4.1.1. Khu vực đô thị Kon plông và phụ cận...................................................31
4.1.2. Khu vực phía Đông................................................................................31
4.1.3. Khu vực phía Bắc..................................................................................31
4.2. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch.........................32
4.3. Các dự án đầu tư du lịch..........................................................................32
II. Đánh giá chung thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Kon Plông..................33

2
1. Đánh giá chung............................................................................................33
2. Hệ thống giao thông.....................................................................................33
3. Hệ thống điện...............................................................................................35
4. Hệ thống bưu chính viễn thông....................................................................36
5. Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước...............................................................36
III. Đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vùng du
lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông..............................................................37
1. Đánh giá chung...........................................................................................37
2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản huyện Kon Plông.................................37
3. Hệ thống hạ tầng du lịch..............................................................................38
4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch......................................................41
IV. Thực trạng phát triển ngành du lịch của vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
huyện Kon Plông......................................................................................................41
1. Thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Kon Tum................................41
2. Thực trạng phát triển ngành du lịch của huyện Kon Plông của vùng du
lịch sinh thái Măng Đen...........................................................................................45
2.1. Thực trạng loại hình và sản phẩm du lịch................................................45
2.2. Thực trạng thị trường khách du lịch........................................................47
V. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.......................................................................47
PHẦN THỨ BA.............................................................................................50
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN,
HUYỆN KON PLÔNG ĐẾN NĂM 2020...............................................................50
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng
Đen...........................................................................................................................50
1. Tác động của các quy hoạch.........................................................................50
2. Tác động của nhân tố bên ngoài, nội lực bên trong ảnh hưởng đến đầu tư
xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen..............................................................51
II. Quan điểm, mục tiêu đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen
đến năm 2030...........................................................................................................52
1. Quan điểm đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen....................52
2. Mục tiêu.......................................................................................................53
III. Định hướng đầu tư phát triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm
2020.........................................................................................................................56
1. Định hướng đầu tư phát triển các tuyến du lịch............................................56
2. Định hướng phát triển các điểm du lịch.......................................................58
3. Định hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.................................59
4. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch............................................61

3
5. Định hướng xây dựng và quảng bá về du lịch..............................................64
IV. Định hướng phát triển một số ngành phụ trợ phục vụ cho du lịch..............64
1. Về nông nghiệp............................................................................................64
2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp..........................................................65
3. Về thương mại, dịch vụ................................................................................66
V. Định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
vùng du lịch sinh thái Măng Đen.............................................................................66
1. Yên cầu........................................................................................................66
2. Một số nguyên tắc chung.............................................................................66
3. Phương án tổ chức không gian phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật vùng du lịch sinh thái Măng Đen........................................................66
4. Nội dung các danh mục đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn.....................69
VI. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen...........91
1. Tổng nguồn vốn đầu tư................................................................................91
2. Phần kỳ vốn đầu tư.......................................................................................91
VIII. Hiệu quả của đầu tư................................................................................92
PHẦN THỨ TƯ..............................................................................................94
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................94
I. Giải pháp......................................................................................................94
1. Giải pháp về quản lý quy hoạch - kiến trúc..................................................94
2. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng.............95
2.1. Về công tác vệ sinh môi trường................................................................95
2.2. Về công tác bảo vệ môi trường không khí................................................96
2.3. Về công tác bảo vệ môi trường nước........................................................96
2.4. Về công tác xử lý chất thải rắn.................................................................96
3. Giải pháp về chính sách giải phóng mặt bằng..............................................97
4. Giải pháp về liên kết và hợp tác đầu tư, tuyên truyền quảng bá...................97
5. Giải pháp về thu hút, kêu gọi đầu tư.............................................................99
5.1. Giải pháp về thu hút, kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách.............................99
5.2. Giải pháp về tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước................100
6. Giải pháp khai thác sử dụng các điểm, khu du lịch....................................100
7. Giải pháp về nguồn nhân lực......................................................................101
8. Giải pháp đối với việc chuyển đổi, phát triển và bảo vệ rừng trong quá
trình đầu tư xây dựng các công trình du lịch..........................................................103
II. Tổ chức thực hiện.....................................................................................104
1. UBND huyện Kon Plông...........................................................................104
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư...............................................................................104

4
4. Sở Xây dựng..............................................................................................105
5. Sở Giao thông - Vận tải..............................................................................105
6. Các ngành Điện, Nước, Viễn thông............................................................105
7. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch..............................................................105
III. Kiến nghị Trung ương.............................................................................105
Phụ lục: BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, XD
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN KON PLONG.................Error! Bookmark not
defined.

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông........................................19


Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch Kon Plông
giai đoạn 2011 - 2014..............................................................................................37
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thực trạng các điểm du lịch....................................40
Bảng 2.3: Tổng hợp dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện..............46
Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch đến Kon Plông..........................................47
Bảng 3.4: Hạng mục xây dựng chi tiết............................................................71
Bảng 3.5: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3 - GĐ: 2016-2020)..............71
Bảng 3.6: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3- GĐ: 2016-2020)...............71
Bảng 3.7: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4- GĐ: 2016-2020)...............72
Bảng 3.8: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4- GĐ: 2016-2020)...............72
Bảng 3.9: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5- GĐ: 2016-2020)...............73
Bảng 3.10: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5- GĐ: 2016-2020).............73
Bảng 3.11: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 6- GĐ: 2016-2020).............74
Bảng 3.12: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 6– GĐ: 2016-2020)............74
Bảng 3.13: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 7– GĐ: 2016-2020)............75
Bảng 3.14: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 8– GĐ: 2016-2020)............75
Bảng 3.15: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 8 - GĐ: 2016-2020)............76
Bảng 3.16: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 14 – GĐ: 2016-2020).........78
Bảng 3.17: Hạng mục chi tiết trong khu phức hợp G2-A...............................79
Bảng 3.18: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-B........79
Bảng 3.19: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-C........80
Bảng 3.20: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-D........80
Bảng 3.21: Hạng mục xây dựng chi tiết Công viên trung tâm Khu. G2-E......81
Bảng 3.22: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 15 - GĐ: 2016-2020)..........81
Bảng 3.23: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 15 - GĐ: 2016-2020)..................82
Bảng 3.24: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 16 – GĐ: 2016-2020)...............83
Bảng 3.25: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 17 - GĐ: 2016-2020)..........84
Bảng 3.26: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 17 – GĐ: 2018-2020)...............84
Bảng 3.27: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 18 - GĐ: 2016-2020)..........85
Bảng 3.28: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 18 - GĐ: 2016-2020)................85
Bảng 3.29: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 1 - GĐ: 2021 – 2025).........85
Bảng 3.30: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 2– GĐ: 2021-2025)............86
Bảng 3.31: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 2 – GĐ: 2021-2025)..................87
Bảng 3.32: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3 – GĐ: 2021-2025)...........87
Bảng 3.33: Hạng mục xây dựng chi tiết Khu nghiên cứu, bảo tồn và phát
triển các loại thực vật xứ lạnh. G3-A......................................................................88
Bảng 3.34: Hạng mục xây dựng chi tiết Tổ hợp khu đóng gói, phân phối
các loại rau hoa xứ lạnh Măng Đen. G3-B..............................................................89
Bảng 3.35: Hạng mục công trình chi tiết Trung Tâm mua sắm và giải trí
Đăk Long. G3-C......................................................................................................89
Bảng 3.36: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4 – GĐ: 2021-2025)...........90

6
Bảng 3.37: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5 - GĐ: 2021-2025)...........91
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết
Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đã và đang có những đóng góp to
lớn và quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an
ninh, quốc phòng; góp phần tăng cường tình hữu nghị với các nước trên thế giới.
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, từ cảnh quan thiên nhiên, hệ
thống danh thắng cảnh đặc sắc, truyền thống lịch sử hào hùng kết hợp với tinh
hoa văn hóa độc đáo, đa dạng, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong 10 năm trở lại đây, ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận, lượng khách du lịch quốc tế có sự tăng trưởng
nhanh và liên tục: tăng từ từ 2,419 triệu lượt (năm 2003) lên hơn 7,572 triệu lượt
khách (năm 2013), bình quân giai đoạn 2003 – 2013, khách quốc tế tăng lượng
khách du lịch nội địa cũng tăng lên nhanh chóng: từ 13,5 triệu lượt (năm 2003)
lên 35 triệu lượt (năm 2013); Tổng thu nhập du lịch ngày càng tăng: tăng từ 22
ngàn tỷ đồng (năm 2003) lên 200 ngàn tỷ đồng (năm 2013), hàng năm tạo thêm
công ăn việc làm trực tiếp cho 30-40 ngàn lao động; công tác quản lý nhà nước
về du lịch được đổi mới; kết cấu hạ tầng du lịch ngày càng được hoàn thiện, hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch tăng nhanh cả về
số lượng và chất lượng; nhiều khu du lịch, resort, khu giải trí, khách sạn cao cấp
đạt tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư xây dựng và đưa vào phục vụ du lịch; chất
lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiện được nâng lên; sản
phẩm du lịch có đổi mới và đa dạng… đã góp phần vào việc tăng cường năng
lực, tạo ra được sự bứt phá và diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam.
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) nằm ở độ cao trung
bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát
mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-20C, độ ẩm trung bình 82-
84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh,
rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và
cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để
phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có
nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke, Pa
sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô)… thích hợp cho phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khu du
lịch Măng Đen còn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

7
Một trong những nguyên nhân đó là do hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung, hạ
tầng kỷ thuật phục vụ du lịch nói riêng đối với Măng Đen còn hạn chế, bất cập;
việc đầu tư phát triển các tuyến, điểm, loại hình và sản phẩm du lịch chưa nhiều.
Chính vì vậy, việc lập Đề án “Đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng
Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi
thế, thúc đẩy khu du lịch Măng Đen phát triển nhanh và bền vững đến 2020 trở
thành Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và góp phần thực hiện mục tiêu
Việt Nam là quốc gia có ngành du lịch phát triển; đồng thời đảm bảo thực hiện
Quy hoạch vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon
Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030 là rất cần thiết.
II. Căn cứ lập Đề án
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
đến năm 2020;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy
hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum
khóa VIII về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2007 – 2010, có tính đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV;
- Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 7/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống đường gom các tuyến Quốc lộ trên
địa bàn tỉnh Kon Tum;

8
- Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020;
- Quyết định 967/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về
việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dụng công trình tôn tạo bảo tồn và phát
triển lang văn hóa- du lịch Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông;
- Quyết định 1372/QĐ-UBND, ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Kon Tum
về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng
khác gắn với du lịch sinh thái huyện Kon plông đến năm 2015;
- Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 10/04/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Văn bản số 1046/2013/UBND-KTTH ngày 31/05/2013 của UBND tỉnh
Kon Tum về việc lập đề án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái quốc gia Măng
Đen, huyện Kon Plông;
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc phê duyệt dự án quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020
và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông nông
thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Kon Tum đến năm 2020;
- Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh huyện KonPlông, tỉnh
Kon Tum đến năm 2020;
- Văn bản số 30/UBND-KTTH ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc đề cương nhiệm vụ lập Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái
quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông;
- Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển đường thủy nội
địa tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kon Plông lần thứ VXII;
- Quyết định số 1933/QĐ-UBND, ngày 04/9/2012 của UBND huyện Kon
Plông về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 làng văn hóa – du
lịch làng Kon Pring, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.

9
III. Mục tiêu của Đề án
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch, thực trạng hệ thống hạ tầng
phục vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của huyện Kon Plông
nói chung, vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen nói riêng;
- Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển
ngành du lịch và đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen.
- Xác định mục tiêu đầu tư vào vùng du lịch sinh thái Măng Đen, giải pháp
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch theo từng giai đoạn 2016 -
2020 và giai đoạn 2021 - 2025.
- Góp phần đưa du lịch tỉnh Kon Tum nói chung, du lịch huyện Kon Plông
nói riêng thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển văn hóa, bảo tồn
di sản, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các cơ sở vật chất
kỹ thuật tương xứng là vùng trọng điểm du lịch cả nước.
IV. Phạm vi và kết cấu của Đề án
1. Phạm vi của Đề án
Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, bao gồm: Vùng du lịch đô thị
Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) với diện tích tự nhiên là 14.682,7 ha; Vùng
du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đăk Tăng - Măng Bút,
Đăk Ring - Đăk Nên, diện tích đất tự nhiên là 67.526; Vùng du lịch phía Đông
Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên là 35.388 ha và
Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, xã Pờ Ê) với diện tích
tự nhiên 20.159 ha ở vùng này các làng còn nguyên sơ (Vi Koa, Vi KTàu, Đăk
Xô, Vi Choong) cơ sở hạ tầng và giao thông thuận tiện phù hợp với hình thức du
lịch cộng đồng (lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa) có khả năng thu hút khách
du lịch.
2. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề án gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội.
- Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Phần thứ ba: Đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện.

10
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Kon Plông
1. Đánh giá chung
1.1. Thuận lợi
Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 31/1/2002 theo Nghị
định số 14/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông
(cũ) thành hai huyện Kon Plông (mới) và huyện Kon Rẫy. Khu du lịch sinh thái
Măng Đen - huyện Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum.
Kon Plông là vùng đất có địa thế và cảnh quan đẹp, là nơi có điều kiện xây
dựng một đô thị sinh thái hàng đầu của Việt Nam. Khu vực bảo tồn được nhiều
giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử.
Huyện Kon plông là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, bao gồm 9
xã, 89 thôn, 117 làng theo địa giới hành chính, với diện tích tự nhiên 138.115,92
ha chiếm khoảng 14,23% diện tích toàn tỉnh, dân số trung bình đến cuối năm
2013 là 22.508 người. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Kon Tum, Măng Đen là một trong ba vùng kinh tế động lực gồm thành phố Kon
Tum, vùng kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và vùng du lịch sinh thái Măng Đen(1).
Huyện có nguồn tài nguyên rừng với hệ sinh thái phong phú, nguyên vẹn,
hệ động, thực vật cận nhiệt đới quý hiếm. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng
cần được quan tâm khai thác hợp lý và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ; nhiều
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống của các
dân tộc thiểu số là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái; vị trí địa lý
thuận lợi trong giao lưu kinh tế; quỹ đất chưa sử dụng còn khá nhiều, đây là điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Măng Đen có khí hậu
mát mẻ quanh năm, nhiệt độ cả năm giao động từ 18-20 0C; cảnh quan tự nhiên
còn rất nguyên sơ, lưu giữ nhiều loại cây cổ thụ, những loại gỗ quý hiếm, những
loại dược liệu và động vật hoang dã quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt
Nam... Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng thông, nhiều hồ nước như hồ
Toong Đam, Toong Zơ Ri, Toong Pô, các thác đá trong xanh như Đăk Ke, Pa Sĩ,
Lô Ba tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn, đã tạo nên những nét thơ mộng,
kỳ ảo cho thiên nhiên vùng Măng Đen.
Thuận lợi đầu tư và nghiên cứu đa dạng, nhất là nghiên cứu về phát triển
nông nghiệp công nghệ cao.

1()
Nghị quyết số: 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của HĐND tỉnh Kon Tum về phát triển các
vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020

11
Tiềm năng phát triển thể dục thể thao cao cấp như golf, thể thao địa hình;
Tiềm năng phát triển các sản phẩm như dệt, đan lát, điêu khắc, phát triên cá
nước lạnh (cá tầm, cá hồi), phát triển rau hoa xứ lạnh…
Kon Plông có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc
Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê với nhiều nét văn hóa khác nhau của từng
dân tộc, nhiều lễ hội được người dân địa phương tổ chức hằng năm như: lễ hội
đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội cầu mưa...; các sản phẩm văn hóa đặc sắc: văn
hóa cồng chiêng, tục uống rượu cần và các hoạt động thể dục thể thao bản địa
như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo... Cùng với thắng cảnh tự nhiên, các di tích lịch
sử cách mạng như: Di tích lịch sử văn hóa Măng Đen, Sân bay Măng Đen, Đài
tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen, Di tích lịch sử Măng Bút gồm sân bay quân
sự Măng Bút, hầm thông tin, hầm chỉ huy và các hào xung quanh đã tạo nên sự
đa dạng về văn hóa - lịch sử của vùng đất này.
Về du lịch tâm linh: có Tượng Đức Mẹ Măng Đen, Chùa Khánh Lâm đang
được xây dựng, hàng năm đã thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến với nơi đây.
Hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đến nay được đầu tư cơ bản các tuyến đường
khu Trung tâm hành chính huyện, đặc biệt là dự án đường Đông Trường Sơn, dự
án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 24, đoạn tránh đèo Măng Đen đang được triển
khai hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kết nối từ các nơi đến
với Măng Đen.
Ngày 05/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng
vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 đánh dấu bước ngoặc trong sự phát
triển của Măng Đen trong tương lai gần.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương trong đầu tư: Tổ hỗ trợ và xúc
tiến đầu tư; Đầu tư cở sở hạ tầng đến vùng dự án; Hướng ưu đãi đầu tư theo
Nghị quyết số 30a/NQ-CP.
Với tiềm năng của một đô thị nằm trong khu vực hệ sinh thái đa dạng và
hấp dẫn như Măng Đen, đô thị Kon Plông đang là điểm đến lý tưởng của rất
nhiều nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.2. Khó khăn
Hiện nay giao thông đi lại vẫn còn khó khăn, Kon Plông ở xa các trung tâm
đô thị lớn, xa các khu nghỉ dưỡng bờ biển; đường hẹp, nhiều quanh co, độ dốc
lớn nhất là giao thông kết nối từ bên ngoài vào địa bàn. Vào mùa mưa thường
xảy ra hiện tượng sạt đường, lở núi gây ách tắc đi lại. Công tác kết nối các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực tổ chức tour, tuyến du lịch lên
địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tổ chức cho

12
du khách khám phá tiềm năng du lịch của huyện. Công tác quảng bá tiềm năng
và hình ảnh du lịch của huyện còn chưa phong phú về nội dung lẫn hình thức,
chưa có sự đột phá trong phát triển du lịch.
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đang còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên sẵn có chưa được đầu tư để khai thác
tiềm năng du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, các khu vui
chơi, giải trí, dành cho du lịch đang còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản
của du khách. Nguồn vốn hàng năm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng du
lịch còn hạn hẹp. Khó khăn, vướng mắc chủ yếu về thủ tục giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất rừng khi thực hiện dự án. Các doanh nghiệp, nhà đầu
tư còn có tâm lý lập dự án để chiếm đất, giữ đất hoặc tìm đối tác để sang nhượng
lại gây khó khăn trong công tác quản lý các dự án trên địa bàn.
Số lượng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, đặc biệt
là thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý
Kon Plông là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Kon
Tum, có tọa độ từ 14019’55’’ đến 14046’10’’ độ Vĩ Bắc và từ 108003’45’’ đến
108022’40’’ độ kinh Đông, nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực
nước biển. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi,
phía Nam giáp huyện Kon Rẫy và các huyện Kbang, huyện Măng Yang của tỉnh
Gia Lai; phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông. Trung tâm huyện lỵ Kon Plông cách
thành phố Kon Tum 54km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24.
Huyện nằm ở vị trí trung điểm giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải Trung
Bộ, nơi có cảng biển khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai..., nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đây là tuyến giao thông quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói
riêng. Huyện Kon Plông cách Cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 150 km, nằm
trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nên có nhiều điều kiện
thuận lợi để mở rộng hợp tác và hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, quốc tế; tạo
cơ hội việc làm và tăng thu nhập đặc biệt là khu vực nông thôn; đẩy mạnh
chuyển giao công nghệ và tăng khả năng tiêu thụ đầu ra cho sản xuất.
2.2. Địa hình
Địa hình đa dạng (núi cao, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau), có độ
dốc từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, gồm 3 loại chủ yếu là:
- Địa hình núi cao: Cao độ >1000m, độ dốc >29% chiếm 80% diện tích tự
nhiên của toàn huyện.

13
- Địa hình cao nguyên, đỉnh bằng sườn dốc: Chiếm diện tích khoảng 3.000
- 5.000 ha, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Măng Cành, Đắk Long, Pờ Ê, xã
Hiếu. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thể phát triển các loại cây công nghiệp như
Chè, Cà phê catimo, các loại cây ăn quả khác...
- Địa hình thung lũng: Phân bố rải dọc theo hệ thống các sông Đăk Rinh,
Đăk Rơ Manh, Đăk Snghé. Trong thung lũng có thể phân thành 3 dạng địa hình
sau: vùng trũng theo hợp thủy sông suối; thềm bậc cao trên phù sa cổ và dạng gò
đồi - dạng địa hình này diện tích không lớn, nhưng thuận lợi để phát triển các
cụm dân cư và phát triển kinh tế.
Chính điều kiện địa hình đa dạng của vùng núi cao đã tạo nên những nét đặc
biệt về sinh thái, môi trường và sự sống cho việc khám phá tự nhiên của con người.
3. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất đai
3.1.1. Về thổ nhưỡng
Huyện Kon Plông nằm chung trong vùng Tây Nguyên được hình thành trên
một nhân đá cổ là địa khối Kon Tum, trải qua quá trình phong hóa tạo nên hai lớp
phủ thổ nhưỡng điển hình tương phản nhau về màu sắc và độ phì nhiêu của đất:
- Lớp phủ thổ nhưỡng trên đá macma bazơ và trung tính với tầng đất dày,
tơi xốp, độ phì nhiêu cao, màu đỏ rực rỡ, thành phần cơ giới nặng.
- Lớp phủ vàng đỏ, vàng xám và xám hình thành trên các đá macma axít
và đá cát, phù sa cổ với độ dày tầng đất biến động, độ phì thấp, nhiều kết von đá
lẫn, thành phần cơ giới nhẹ, quá trình rửa trôi mạnh mẽ.
Theo kết quả điều tra phân loại đất, huyện Kon Plông có những loại đất
chính như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py); đất xám trên đá mắc ma xít (Xa);
đất nâu vàng trên đá phù sa; đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất đỏ vàng
trên đá sét và phiến chất (Fs); đất thung lũng dốc tụ (D); đất mùn đỏ trên đá
Mác Ma A xít,...
Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng huyện Kon Plông rất đa dạng, phần lớn
đất đai nằm trên địa hình núi dốc. Do vậy, đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ
lệ thấp, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện thống kê đến 31/12/2014 là: 138.115,92
ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp năm là: 127.038,09 ha chiếm 91,97 % so với tổng diện
tích tự nhiên.
+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 10.541,16 ha;
+ Đất lâm nghiệp là: 116.473,81 ha;

14
+ Đất nuôi trồng thủy sản là: 14,12 ha;
+ Đất nông nghiệp khác là: 9,00 ha;
- Đất phi nông nghiệp là: 3.488,71 ha chiếm 2,53 % so với tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất chưa sử dụng năm 2014 là: 7.589,12 ha chiếm 5,49 % so với tổng
diện tích tự nhiên.
3.2. Tài nguyên nước
3.2.1. Tài nguyên nước mặt
Huyện Kon Plông có hệ thống sông, suối khá dày đặc phân bố rộng trên
toàn địa bàn, tuy nhiên đa số là các suối nhỏ. Một số suối tuy nhỏ nhưng có lưu
vực rộng có thể xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, như:
Sông Đăk Ring chảy qua xã Đăk Ring có chiều dài 15km; nhánh Sông Đăk
Snghé có chiều dài trên 60km; Sông Đăk Rơ Manh là một nhánh của sông Đăk
Ring, có chiều dài 12km; Suối Đăk Tà Meo…
Với hệ thống sông suối nhỏ nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá quý,
ngon, bổ như cá Niêng, cá Chình, cá Phá,… Bên cạnh đó trong những năm gần
đây huyện đầu tư phát triển cá Tầm, cá Hồi. Trong đó, đã thử nghiệm ấp nở
thành công trứng cá Tầm.
Tuy nhiên, do hạn chế của địa hình cùng với lượng mưa phân bố không đều
giữa 2 mùa trong năm nên việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để sản xuất
nông nghiệp rất phức tạp và khó khăn. Do vậy, xây dựng các công trình thuỷ lợi
là rất quan trọng trong việc điều hoà nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân, đòi hỏi đầu tư rất lớn.
3.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, muốn khai thác phải có nguồn năng lượng và
đầu tư lớn. Nước ngầm tuy chưa có số liệu khảo sát, nhưng thực tế các giếng
nước đào của dân có nước ở độ sâu 10-15m. Những nơi đồi núi cao thì phải
khoan hàng trăm mét (Măng Đen).
3.3. Khí hậu
Khí hậu mát mẻ quanh năm, Kon Plông được ví như Đà Lạt thứ hai của
Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 16-200C, độ ẩm trung
bình 82-84%. Huyện Kon Plông có vị trí nằm ở phía Đông-Bắc dọc theo dãy
Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Tây Nguyên và đồng bằng;
tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 có nhiệt độ trung bình 15 0C; tháng nóng nhất
là tháng 5 có nhiệt độ trung bình dưới 22,7 0C. Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2

15
năm sau, thời gian còn lại có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp với việc phát triển du
lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Lượng mưa hàng năm cao, có năm mưa kéo dài 8 - 9 tháng. Mưa nhiều nhất
trong huyện là trung tâm huyện và trung tâm xã Hiếu. Mùa mưa nhiều từ tháng 8
đến tháng 2 năm sau, độ ẩm bình quân từ 82 - 87%. Mùa mưa ít từ tháng 4 đến
tháng 6 trong năm. Mùa mưa tập trung với cường độ lớn, những vùng có cao độ
<520m thường bị ảnh hưởng của lũ lụt, hiện tượng lũ quét thường xảy ra ở các xã
Đăk Ring, Ngọc Tem, Măng Bút, Đăk Tăng, Đăk Nên. Lượng mưa trung bình
2.310mm. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78-87%.
Chế độ khí hậu đặc trưng như trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ
nhưỡng cho phép huyện Kon Plông có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật
nuôi, rừng đa dạng sinh học có nguồn gốc ôn đới.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra, huyện Kon Plông có các loại khoáng sản sau: kẽm,
vàng, đá bazan, đá rubi, cuội, sỏi, đá grannit, đá trang trí nội thất gabro, bô xit…
phần lớn có trữ lượng nhỏ; quặng bô xít phân bố trên địa bàn xã Măng Cành,
Đăk Long; mỏ đá xây dựng ở xã Măng Cành; sắt ở xã Hiếu; đá granit ở xã Đăk
Ring; đặc biệt quặng có trữ lượng lớn là quặng đá gabro trữ lượng dự báo
300.000 tấn trên địa bàn xã Đăk Ring với diện tích dự kiến khai thác là 400ha và
mỏ sắt xã Hiếu diện tích khoảng 200ha.
3.5. Tài nguyên rừng
Huyện Kon Plông có khoảng 116.473,81 ha đất lâm nghiệp trong tổng số
138.115,92 ha diện tích tự nhiên. Rừng chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên
của huyện.
Rừng tự nhiên huyện Kon Plông chủ yếu là diện tích rừng đầu nguồn có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, sinh cảnh, các động thực
vật quý hiếm, thảm thực vật tự nhiên của quần thể rừng khu vực Kon Plông bao
gồm dạng rừng lá rộng hỗn giao với rừng lá kim. Hệ sinh thái rừng rất đa dạng,
như hệ sinh thái rừng Thông, hệ sinh thái rừng cây gỗ lá rộng, hệ sinh thái rừng
hỗn giao. Thành phần động, thực vật rừng rất phong phú, có nhiều loài quý,
hiếm, có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài màu xanh thăm thẳm của
các hệ sinh thái rừng, còn có các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất cao về
thẩm mỹ, cảnh quan và kinh tế, như thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, hồ Toong Pô.
3.6. Tài nguyên du lịch
- Khu du lịch sinh thái Măng Đen với thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, hồ Toong
Đam, hồ Toong Zori…

16
- Rừng Thông quy mô 4.000ha: Thuộc khu vực xã Đắk Long là những khu
đồi Thông già có cảnh quan đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất thích
hợp cho loại hình cắm trại, picnic.
- Thác Pa Sỹ: Thuộc xã Măng Cành, thác đổ xuống với chiều cao khoảng
15m. Có một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách tham quan.
Từ thác Pa Sỹ đến khu đồi Thông tương đối gần, đường đi thuận tiện, do vậy
giữa đồi Thông và thác nước sẽ tạo thành một tour du lịch.
- Thác Đắk Ke, thác Lô Ba: Thuộc xã Đắk Long cũng gần khu vực thác Pa
Sỹ tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn.
- Hang đá thôn Kon Du, xã Măng Cành: Nằm phía Đông xã Măng Cành, đi
theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những cánh rừng già sẽ tới cửa hang.
Bên trong động rất rộng có thể chứa được một số lượng lớn người. Hang này là
một di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Tây Nguyên.
- Kon Plông có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử như: Di
tích lịch sử văn hóa Măng Đen với cụm cứ điểm M11 (đồn A), M12, sân bay
Măng Đen, đài tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen (được Bộ VHTT công nhận),
di tích lịch sử Măng Bút (được UBND tỉnh công nhận). Khí hậu quanh năm mát
mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và khu rừng Thông cổ thụ rộng
lớn dọc theo Quốc lộ 24, có rất nhiều hồ và thác, suối đá và cảnh quan đẹp mắt,
có các truyền thống văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên một
sắc thái độc đáo.
- Cao nguyên Măng Đen tại xã Đăk Long được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2
của cả nước xét về cảnh quan và đặc điểm khí hậu thời tiết, hệ sinh thái rừng
phong phú và đặc sắc mang đậm nét Tây Nguyên. Nơi đây địa hình cao thấp,
nhấp nhô hùng vĩ và có tầm nhìn tốt từ phía khu trung tâm hành chính huyện.
Rừng nguyên sinh rậm rạp phủ kín các khu vực đồi núi, bao quanh là những suối
đá, gềnh thác nhấp nhô theo địa hình tự nhiên. Động thực vật tại đây phong phú
về chủng loại, đa dạng về sinh học. Có nhiều loại hoa Lan, nhiều loại hoa rừng
đặc sắc, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách đến tham quan nghỉ
dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Huyện nằm trong khu vực trung điểm giữa Tây Nguyên và Duyên hải
Trung Bộ nên rất thuận lợi trong việc hình thành các điểm du lịch, đặc biệt là
tuyến quá cảnh Quảng Ngãi - Măng Đen (Kon Plông) qua cửa khẩu Bờ Y theo
quốc lộ 24, 14, 40 - 18B sang Lào đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
- Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường sống còn lưu giữ
được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống, có thể khai thác để tạo thành những
sản phẩm du lịch có giá trị như: Làng Kon Tu Rằng, Kon Pring, Vi Kờ Oa, Vi Ô

17
Lắc... thuộc huyện Kon Plông đã được phép cho du khách được nghỉ qua đêm
trong chương trình du lịch cộng đồng của tỉnh Kon Tum.
- Điểm tôn giáo tín ngưỡng: Chùa Lâm Khánh, Tượng Đức Mẹ sẽ là “điểm
hành hương”.
- Du lịch nghỉ dưỡng: là loại hình du lịch khai thác tiềm năng về khí hậu, gồm:
+ Du lịch nghỉ dưỡng: khai thác tiềm năng khí hậu cảnh quan của Vùng du
lịch sinh thái Măng Đen để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, với hệ thống
các resort...
+ Du lịch điều dưỡng chữa bệnh: Khai thác tiềm năng nguồn dược liệu quí
để hình thành các trung tâm du lịch chữa bệnh tại đô thị Kon Plông. Khai thác
mỏ nước khoáng để phục vụ chữa bệnh tại thôn Vương, xã Đăk Nên và thôn
Điek Chè, xã Ngọc Tem.
- Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: là các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch và dân cư địa phương. Các loại hình vui chơi giải trí trong
vùng Du lịch sinh thái Măng Đen gồm:
+ Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề.
+ Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp như: spa, golf..
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện vận động viên chất lượng cao;
Chơi golf; Du lịch leo núi, đua xe đạp địa hình, đi cáp treo, tắm nước lạnh vào
mùa đông, săn bắt thú rừng nuôi,...
- Du lịch Hội nghị - Lễ hội, khác:
+ Thu hút tổ chức các Hội nghị cấp tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tế.
+ Tổ chức các lễ hội truyền thống bản địa: cúng lúa mới, tết bản địa, tổ chức
chợ phiên, tổ chức đồng bào mang gùi bán sản phẩm bản địa cho du khách...
+ Hàng năm tổ chức tuần lễ văn hóa thể thao gắn với du lịch.
+ Đầu tư xây dựng các chòi ngắm thiên văn; Quy hoạch đầu tư xây dựng
các khu trại sáng tác: điêu khắc, chạm trổ, vẽ tranh, câu cá, tạc tượng; sáng tác
thơ, ca, tác phẩm về truyền thống cách mạng và sự nghiệp xây dựng Măng Đen-
KonPlông…
4. Phân tích, đánh giá dân số và lao động
4.1. Dân số
Trên địa bàn huyện Kon Plông có các thành phần dân tộc sinh sống phần
lớn là những dân tộc đã sống lâu đời ở địa phương như: dân tộc Xơ Đăng, Mơ
Nâm, Ka Dong và Hrê trong đó phần lớn là dân tộc Xơ Đăng 17.360 người
(chiếm 80% dân số), dân tộc Kinh chỉ có khoảng 2.210 người (chiếm 10%).
Dân số huyện Kon Plông tăng từ 20.378 người năm 2009 lên 22.60324.364
người năm 2012 2014 , chiếm 4,89% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc thiểu số

18
chiếm 89,05% (chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê).
Mật độ dân số đạt 16 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ gần 2,86%
năm 2009 xuống 1,63% năm 2010, 1,38% năm 2011 và nhích lên 1,6070% năm
20122014. Dân số tăng là do số người di cư từ các tỉnh khác đến và công nhân
đến thi công tại các công trình thủy điện, đường giao thông… ở các xã Măng
Bút, Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem, Đăk Tăng.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông
Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
2011 2012 2013 2014
Dân số TB Người 22.395 22.603 22.508 24.364
Mật độ dân số Ng/km2 16 16 16 16
Tỷ lệ sinh % 2,42 2,42 2,40 2,42
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,38 1,60 1,8 1,7
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kon Plông năm 20112012, -2013 và
báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2014 của UBND huyện
Kon Plông
Những nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống lâu đời vẫn còn được
lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay, như vũ hội cồng chiêng, ẩm thực truyền
thống, lễ hội đâm trâu, các ngày cúng lễ tạ ơn trời đất... vẫn còn được đồng bào
lưu giữ nguyên gốc, không bị pha trộn.
4.2. Lao động
Lực lượng lao động của huyện tăng lên qua các năm, năm 2010 là 10.950
người, năm 2011 tăng lên 11.627 người, năm 2012 tăng lên 12.998 người, năm 2013
tăng lên 13.494, năm 2014 ước tính 13.529 chiếm 56% so với tổng dân số. Đây là
lực lượng lao động dồi dào bổ sung vào nguồn lao động hàng năm, đồng thời cũng
đặt ra cho Kon Plông áp lực lớn về giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, cơ cấu trẻ,
cần cù, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
phần lớn dân cư là dân tộc thiểu số và lao động sống bằng nghề nông, nhận thức
còn hạn chế. Mặt khác, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, lao động thiếu
việc làm còn nhiều nên gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.3. Thực trạng về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện
Vị trí của huyện Kon Plông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường, bởi vì Kon Plông là vùng đầu nguồn sinh thủy thuộc lưu vực của
công trình thủy điện Ya Ly, thủy điện Sê san 3, thủy điện Thượng Kon Tum,
công trình thủy lợi, thủy điện Thạch Nham, các công trình thủy điện khác đã và

19
đang được khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng.
Môi trường đất: Huyện Kon Plông có 12.386,2 ha đất trống đồi núi trọc,
trong đó thoái hóa khoảng 18 %. Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác
theo lối tự phát không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhằm bảo vệ và nâng cao
độ phì đất, chủ yếu là canh tác trên đất thấp.
Môi trường nước trong những năm gần đây có những thay đổi đáng kể, chủ
yếu là do canh tác không hợp lý trên các vùng đất dốc trong lưu vực các sông,
với quy mô lớn. Phần lớn các sông đều có hiện tượng tăng lưu tốc và lưu lượng
dòng chảy, nước đục, tỷ lệ cát phù sa bồi lắng cao.
Môi trường không khí: Công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa
phát triển nên nguồn gây ô nhiễm không khí ở khu vực huyện là không đáng kể.
Tác nhân ảnh hưởng chủ yếu:
- Khai thác tài nguyên rừng, hoạt động khai thác tài nguyên rừng trong
những năm gần đây khá mạnh, hậu quả để lại là đất bị xói mòn, tài nguyên rừng,
tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học có hiện tượng bị suy giảm.
- Các hoạt động kinh tế vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
tuy nhiên chưa có thói quen sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu nên đất đai
ô nhiễm do hóa chất chưa phải là vấn đề đáng lo ngại mà vấn đề quan trọng hơn
là các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống, xóa bỏ du canh du cư, đốt rừng
làm nương rẫy, các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc.
- Vấn đề nhà ở, nước sinh hoạt và công trình vệ sinh ở nông thôn cũng cần
được đặt ra và quan tâm thích đáng.
5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
5.1. Những thành tựu chủ yếu
5.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Khu du lịch sinh thái Măng Đen được Chính phủ đưa vào danh mục các khu
du lịch quan trọng của quốc gia. Tại đây đang tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu
hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ du lịch.
Lĩnh vực giao thông:
- Đường du lịch từ QL 24 vào Pa Sỉ đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử
dụng; đầu tư, tôn tạo và phát triển làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng đã hoàn thành.
- Đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Trường Sơn Đông; dự án
đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông (đoạn Măng Bút, Đăk Lanh); dự
án đường Quốc lộ 24; đường tỉnh lộ 676 đi Ngọc Tem.
- Đang tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư các tuyến đường Khu trung tâm
hành chính huyện, cụm đường Khu dân cư phía Bắc, cụm đường Khu dân cư
phía Nam trung tâm huyện, đường du lịch vào thác Đăk Ke; Đồng thời đang

20
chuẩn bị đầu tư các tuyến đường du lịch như: đường vào Hồ Toong Đam, Toong
Zơri; đường vào thác Lô Ba dài 3 km.
Đang tích cực huy động các nguồn vốn, kêu gọi thu hút đầu tư vào công
trình vào các khu, điểm du lịch, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung
tâm thương mại, hệ thống điện phục vụ du lịch; dự án thủy điện Thượng Kon
Tum, dự án thủy điện Đăk Đrinh.
Đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gắn với phát triển du lịch như Đài
tưởng niệm di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen, Nghĩa trang liệt sỹ tại khu vực
trung tâm huyện. Hiện nay đang kêu gọi và thu hút đầu tư các công trình như:
Khu thể dục thể thao trung tâm huyện, khu vui chơi văn hóa thiếu nhi trung tâm
huyện và một số công trình phúc lợi xã hội khác như: khu du lịch Hồ và thác
Đăk Ke, hồ và thác Pa sỹ, Hồ Toong Pô, các Làng Văn hóa,...
Công tác thu hút đầu tư xây dựng biệt thự, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ
dưỡng: Đã đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng 36 nhà hàng, khách sạn; đang
đầu tư xây dựng 96 nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; đã giao đất hoặc cấp đất (bán
đấu giá) chưa triển khai xây dựng 62 dự án nhà hàng; các khu chức năng: công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu trung tâm thương mại...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển rừng phục vụ
quốc kế dân sinh và phát triển du lịch, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, các đơn
vị chủ rừng như: Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Plông, Ban
Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, các xã và các ban, ngành liên quan thực
hiện nghiêm túc việc kiểm tra, thống kê, khoanh vẽ lên bản đồ và xây dựng
phương án khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Hiện nay 9/9 xã của huyện
đều có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn theo quy định. UBND các xã, Ban chỉ
huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của
huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 30a; đồng thời tăng cường sự phối
hợp giữa các ngành để nắm chắc diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng và triển
khai thực hiện ký cam kết quy ước bảo vệ rừng tại buôn làng. Toàn huyện có
89/89 thôn làng đều xây dựng các quy ước về bảo vệ rừng.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ không những giúp
hộ gia đình đồng bào có điều kiện thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững mà
còn là điều kiện quan trọng để tạo động lực cho việc giữ gìn và phát triển tài
nguyên rừng của địa phương.
5.1.2. Dịch vụ du lịch
Trong những năm vừa qua huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện
chương trình phát triển du lịch bằng các hoạt động cụ thể như: du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng; du lịch lễ hội văn hoá, lịch sử đồng bào các dân tộc Tây Nguyên;

21
khai thác triệt để lợi thế tiềm năng khí hậu, cảnh quan thiên nhiên. Một số dự án
đầu tư khu biệt thự, nhà hàng, khách sạn đã đi vào hoạt động.
Việc liên kết phát triển tour du lịch giữa Vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) với các tỉnh duyên hải miền Trung và các
nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma tuy mới ở giai đoạn đầu, nhưng
trong tương lai không xa, với loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí mang tính chất sinh thái, Măng Đen sẽ hòa nhập và hội nhập tích cực vào
Hành lang kinh tế Đông - Tây và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để tạo ra
những sản phẩm du lịch độc đáo trong hành trình “Con đường xanh Tây
Nguyên” góp phần xây dựng bộ mặt đô thị Kon Plông và khu du lịch sinh thái
Măng Đen ngày càng văn minh, hiện đại trong thời kỳ đổi mới của đất nước và
hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên xét tổng thể, hiện nay tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ
hàng hóa vẫn chưa được đa dạng, phong phú.
5.2. Những hạn chế
Kinh tế phát triển còn chậm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, địa
hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, mức sống của người dân trong huyện
thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, trình độ học vấn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào
tạo thấp, chủ yếu lao động bằng nghề nông, nhận thức còn hạn chế. Đây là khó
khăn chính cho huyện trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo kiểu mới hiệu quả
cao đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại.
Địa hình phức tạp, bị chia cắt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế, đi
lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Khí hậu khác biệt là những hạn chế gây khó
khăn trong việc sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thu hút đầu tư vào địa bàn huyện còn chậm, một số công trình đầu tư xây
dựng không đảm bảo tiến độ. Số dự án đăng ký nhiều, nhưng tiến độ đầu tư
chậm, có những dự án kéo dài trong nhiều năm đến nay vẫn chưa thực hiện;
nhiều nhà hàng, khách sạn xây dựng dở dang kéo dài.
Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch một số dự án triển khai chậm (dự án
rau hoa xứ lạnh, dự án trồng cây Keo lai, dự án tái định canh, định cư thủy điện
Thượng Kon Tum, Đắk Đrinh, chương trình Nông thôn mới).
Kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, điện, nước... chưa đảm bảo phục vụ tốt
cho công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào Vùng du lịch sinh thái Măng Đen. Việc
kết nối tour tuyến du lịch chưa rõ nét, hoạt động vui chơi giải trí, sản phẩm du
lịch phục vụ du khách chưa đa dạng và phong phú, đội ngũ cán bộ chưa có kinh
nghiệm trong công tác du lịch, phong cách làm việc chưa được chuyên nghiệp,

22
không tạo ra được bước đột phá trong nghiệp vụ du lịch; các thông tin đến với
khách hàng chưa phong phú. Ngoài những nguyên nhân khách quan như vị trí
địa lý, thời tiết, cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu… thì nguyên nhân
chính là sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quá trình triển khai
thực hiện còn chưa đồng bộ.
Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, ngành thương mại - du lịch chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng của huyện. Cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông
nghiệp chậm được chuyển đổi, sản phẩm hàng hóa ít. Tiếp cận được với thị
trường tiêu thụ còn hạn chế, hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhằm tăng thu nhập
gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề cung cấp nước hợp vệ sinh, cấp điện còn hạn chế nhất là ở các vùng
sâu, vùng xa. Tính đến nay trên địa bàn huyện còn 16/117 làng chưa có điện lưới
Quốc gia, chiếm 8,5%. Hệ thống dịch vụ thương mại, trạm y tế và trường học
tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho
sản xuất, trao đổi hàng hóa và đời sống nhân dân.
6. Đánh giá thực trạng các dự án thu hút đầu tư
Song song với công tác lập quy hoạch, huyện đang tích cực phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức kiểm tra rà soát các dự án thuộc thẩm quyền
của UBND tỉnh cho chủ trương và cấp chứng nhận đầu tư trên địa bàn để từ đó
kiến nghị với UBND tỉnh kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, không
đúng theo cam kết ban đầu để giới thiệu cho các nhà đầu tư khác có tiềm lực về
tài chính để thực hiện đầu tư. Các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn huyện Kon
Plông gồm các lĩnh vực: thủy điện, du lịch, trồng chế biến rau, hoa, cá xứ lạnh...
Thực hiện quảng bá thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức: Trang thông tin điện
tử huyện Kon Plông; thông qua các hội nghị, hội thảo diễn ra trên địa bàn huyện;
thường xuyên làm việc và phối hợp với các tập thể, cá nhân có nhu cầu đầu tư.
6.1. Các dự án thủy điện
Toàn huyện có tổng số 4 dự án công trình thủy điện vừa và nhỏ quy hoạch
đã được phê duyệt, trong đó thủy điện Đăk Pône (14 MW) đã được đầu tư hoàn
thành đưa vào khai thác sử dụng trong Qúy II/2010; dự án thủy điện Thượng
Kon Tum (220 MW) và thủy điện Đăk Đrinh ( 125 MW) đang triển khai thực hiện
đầu tư.
+ Thủy điện Thượng Kon Tum (nhà máy tại Kon Plông), công suất 220MW
đang thi công đường hầm dẫn nước dài 17km, đạt 30%;
+ Thủy điện Đăk Đrinh, công suất 125MW (nhà máy tại Quảng Ngãi) đã
tích nước chuẩn bị phát điện;

23
+ Thủy điện hồ Đăk Lô, công suất 22MW (nhà máy tại Xã Ngọc Tem) đang
đầu tư.
Sau khi hoàn thành các công trình sẽ đi vào hoạt động. Việc khai thác các
sản phẩm du lịch trên các lòng hồ thủy điện tạo động lực phát triển bền vững, đa
dạng và mở rộng quy mô phát triển du lịch.
6.2. Các dự án du lịch
Trước khi có Quyết định 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để có cơ
sở thu hút đầu tư, được sự thống nhất chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện
phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch chi tiết khu thị trấn
huyện lỵ Kon Plông gắn với phát triển du lịch Măng Đen và các dự án quy
hoạch chi tiết phát triển du lịch Măng Đen với tổng diện tích 720 ha, bao gồm
các khu chức năng như: Trung tâm thương mại và du lịch sinh thái hồ Đăk Ke;
Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác Lô Ba; Khu du lịch sinh thái hồ Toong
Đam, Toongzơri, Toong Pô; Khu du lịch sinh thái cảnh quan, leo núi, suối và
thác Pa Sỹ...
Đến nay đã có 42 dự án du lịch sinh thái với tổng số vốn đầu tư là 3.238,9
tỷ đồng đã đăng ký đầu tư vào địa bàn huyện: Dự án tổ hợp khu du lịch sinh
thái, trị giá 1.196,9 tỷ đồng của công ty cổ phần Trường Long; Khu du lịch và
sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, trị giá 400 tỷ đồng của công ty cổ phần du lịch và
thủ công mỹ nghệ Nhân Luật; Dự án xây dựng khu biệt thự (40 căn biệt thự), trị
giá 135,5 tỷ đồng và dự án đầu tư kinh doanh vườn hoa, cây cảnh và du lịch sinh
thái, trị giá 169 tỷ đồng của công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen; Dự án xây
dựng khu biệt thự cao cấp tại Măng Đen, trị giá 80 tỷ đồng của công ty cổ phần
Măng Đen Vila,...
6.3. Các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp
6.3.1. Rau hoa xứ lạnh
Về hoa xứ lạnh, hiện nay trên địa bàn huyện có 4 cơ sở sản xuất, bước đầu đã
cung cấp ra thị trường một số loại hoa như: Ly ly, Lan, Đồng tiền, Hoa hồng…
Về rau xứ lạnh, đã trồng thử nghiệm cây Bắp sú, Su hào và các loại rau
khác. Hiện nay, các mô hình cây trồng trên đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Trên địa bàn huyện đã thành lập Hợp tác xã rau, hoa xứ lạnh thanh niên
Măng Đen đầu tiên của tỉnh. Đến nay, đã có 35 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh
vực rau, hoa, quả xứ lạnh với số vốn là 456,3 tỷ đồng.
6.3.2. Nuôi cá nước lạnh
Trên địa bàn huyện có 4 dự án nuôi cá nước lạnh, diện tích 1.575 m 2 với
tổng vốn đầu tư 26,5 tỷ đồng, hiện tại, người nuôi cá Tầm ở đây đã chủ động
được giống, kỹ thuật. Đây là sản phẩm có giá trị cao, đầu ra rất lớn.

24
6.4. Đánh giá chung
Trong những năm qua, quản lý nhà nước về du lịch, nhất là công tác lập và
phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực
hiện kịp thời. Hạ tầng kỹ thuật du lịch từng bước được đầu tư, nâng cấp. Dịch vụ
du lịch được mở rộng và nâng dần về chất lượng; các điểm du lịch đã thu hút du
khách. Công tác huy động nguồn vốn, kêu gọi thu hút các tổ chức, cá nhân đầu
tư vào các khu, cụm, điểm du lịch, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát huy
bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, nhìn chung du lịch của huyện vẫn chưa khai thác tốt các lợi thế
đặc thù, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Huy động vốn đầu tư còn thấp
so với nhu cầu; có nhiều nhà đầu tư đến đăng ký thực hiện dự án nhưng tốc độ
triển khai dự án còn chậm.
Số lượng du khách trong và ngoài tỉnh đến du lịch tại huyện còn quá ít.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ tài nguyên
môi trường của một số người dân còn thấp; đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý
lĩnh vực ngành du lịch còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng còn yếu, tình trạng khai thác vận chuyển lâm
sản trái phép gia tăng cả về quy mô và số lượng. Sản xuất công nghiệp chậm
phát triển (chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường).
Kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ còn nhiều yếu kém chưa đủ mạnh để
thu hút khách đến tham quan, du lịch. Thương mại, dịch vụ du lịch chưa đa dạng
và phong phú.
II. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng du lịch
sinh thái Măng Đen
1. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí, ranh giới
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m
so với mực nước biển, là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh
năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 200C, có rừng nguyên sinh bao bọc xung
quanh và rừng thông cổ thụ rộng lớn dọc theo Quốc lộ 24, độ che phủ của rừng
trên 80%, có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp.
Măng Đen nằm phía Đông-Bắc tỉnh Kon Tum cách thành phố Kon Tum
54km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24; có quan hệ khá thuận lợi với các
vùng du lịch trong cả nước; cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi 120 đến
150km và các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam khoảng 250-

25
300km theo đường quốc lộ 24, Đường Mòn Hồ Chí Minh; cách thành phố Đà
Lạt khoảng 400km theo đường Đông Trường Sơn.
Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung
chuyển của các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông-
Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể
tới các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông -
Bắc Campuchia, Đông - Bắc Thái Lan...
Măng Đen được nhìn nhận là điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường
xanh Tây Nguyên”, được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền
Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch
xuyên quốc gia. Đặc biệt, từ Măng Đen “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ vượt
qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) để hình thành tuyến du lịch “Con đường
di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản thế
giới của 2 nước bạn: Lào và Campuchia… Do đó, Măng Đen đã và đang thu hút
được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
Măng Đen là khu vực có lượng mưa nhiều nhất trong huyện, số ngày mưa
157 ngày/năm, nơi trũng ít mưa hơn 140-150 ngày/năm.
Về cảnh quan thiên nhiên: Măng Đen nằm ở vị trí đặc biệt, nằm giữa 2 đèo
lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlăk (Quảng Ngãi). Khu vực Măng Đen hầu như
còn nguyên sơ về cảnh quan tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm hơn 80% tổng
diện tích toàn huyện; hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhiều loại gỗ và dược
liệu quý hiếm như: Pơmu, Trầm gió, Quế; có nhiều loài động vật hoang dã quý
hiếm như: Hươu, Nai, Trăn, Sơn dương, Nhím… Bên cạnh diện tích rừng
nguyên sinh rộng lớn, Măng Đen còn có khoảng 4.000ha rừng Thông được trồng
từ những năm 1980 tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt
(điểm khác biệt lớn nhất nếu đem Măng Đen so sánh với Đà Lạt hoặc Sa Pa
chính là cây xanh - rừng già).
Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng Thông, dòng sông Đắk
SNghé với nhiều nhánh suối nhỏ, nhiều hồ nước như hồ Toong Đam, Toong Zơ
Ri, Tông Pô (ngoài các hồ hiện có vẫn còn 5 hồ chưa cải tạo với diện tích trên
100 ha), các quần thể thác nước như Đăk Ke, Pa Sỹ, Lô Ba... là những điểm du
lịch lý tưởng.
Có thể nói, thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch khám
phá, nghiên cứu khoa học, giải trí... Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ
dưỡng. Vùng du lịch sinh thái Măng Đen được Thủ tướng Chính phủ đưa vào vùng
du lịch sinh thái quốc gia có môi trường chưa bị ảnh hưởng và có nhiều phong cảnh

26
đẹp, hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải
trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái...
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Dân cư
Nhóm cộng đồng dân cư bản địa gồm các dân tộc ít người sinh sống lâu
đời ở Măng Đen, phân bố rải rác khắp núi rừng theo các buôn làng. Với nền
kinh tế còn đậm nét truyền thống về nông nghiệp chủ yếu trồng trọt nương rẫy.
2.2. Lao động
Măng Đen là vùng nông thôn mới bắt đầu được thị trấn hóa, người dân chủ
yếu sống bằng nghề nông. Phương tiện sản xuất thô sơ, không có các trang trại
lớn, sản lượng lương thực bình quân đầu người là 619,96 kg, năng suất thấp.
2.3. Phát triển kinh tế
Kinh tế của khu vực Măng Đen chưa phát triển, chủ yếu là nông, lâm nghiệp,
tự cung tự cấp. Tuy nhiên với đặc thù của khí hậu và điều kiện tự nhiên, khu vực
Măng Đen đang có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho ngành du lịch như:
- Cốt toái bổ, sâm dây, hà thủ ô,.. có giá trị lớn về y, dược, từ lâu đời đã
được người dân Xê Đăng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra còn có nguồn suối nước
nóng tại xã Ngọc Tem cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
- Các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi dưới tán rừng.
- Các loại rau hoa xứ lạnh đều thích hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái,
thổ nhưỡng ở xã Măng Cành và Đăk Long. Đặc biệt là các loại hoa như Cúc, Sa
lem, Cẩm chướng, Hồng, Baby, Địa lan, hoa Ly; một số loại rau củ (Khoai tây,
Ớt ngọt, Bí ngồi, Súp lơ, Đậu Hà Lan..), một số cây ăn quả (Hồng, Vải, Nhãn...)
khi trồng thử nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Rau, hoa đều có màu sắc,
năng suất và chất lượng tương tự như trồng ở Đà Lạt.
- Sản phẩm cá Hồi, cá Tầm đang được nuôi với quy mô tập trung tại xã
Hiếu, xã Măng Cành. Dự kiến các dự án tại 2 xã này có thể sản xuất khoảng 120
tấn cá Hồi thương phẩm/năm và 20 tấn cá Tầm cung cấp cho thị trường trong và
ngoài khu vực.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Thuận lợi
Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí chiến lược phát triển du lịch
Măng Đen, Chính phủ và địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững
bằng các biện pháp cụ thể như kêu gọi các nhà đầu tư, tăng cường huy động vốn
và nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực
này đầy đủ cho phát triển du lịch, cho phép đầu tư xây dựng sân bay taxi. Từ
việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã không chỉ riêng của Măng Đen, của

27
Tây Nguyên, của Việt Nam mà còn là của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và
toàn cầu hóa hiện nay. Do nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng
Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí… đúng
với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Quan điểm phát triển đối với khu du
lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương
hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
ngày càng cao của khách du lịch. Sản phẩm du lịch sẽ phải thân thiện với thiên
nhiên, với các hệ sinh thái tự nhiên, có sự tham gia của cộng đồng dân cư với
những nét văn hóa bản địa độc đáo họ. Măng Đen được xác định là vùng du lịch
sinh thái quốc gia thì sản phẩm du lịch phải có chất lượng, có tầm cỡ quốc gia và
phải kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch của
vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung Trung Bộ, cả
nước và du lịch quốc tế.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Măng Đen rất thích hợp với việc trồng các
loại rau, hoa xứ lạnh; phát triển nuôi cá Tầm, cá Hồi (loại cá xứ lạnh châu Âu);
đặc biệt đã thực hiện thành công dự án “Nuôi cá Tầm, cá Hồi thương phẩm” và
“Nuôi sinh sản giống cá Tầm, cá Hồi”; đồng thời có rất nhiều loài động vật, thực
vật quý hiếm sinh sống và rừng cây Sim rộng lớn cho quả mọng nước. Do đó
thuận lợi cho việc phát triển vùng rau, hoa xứ lạnh, chè Ô Long, sản xuất, chế
biến các sản phẩm từ Sim và đầu tư các cơ sở nuôi các loại động vật như: Hươu,
Nai, Heo rừng, Nhím, Gà rừng, chim Trĩ, Trăn và nhiều loại động vật quý hiếm
khác… góp phần đa dạng sản phẩm du lịch cho khu du lịch sinh thái Măng Đen.
Thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch khám phá, nghiên
cứu khoa học, giải trí...đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
2.4.2. Những khó khăn đối với sự phát triển du lịch sinh thái Măng Đen
- Cùng với địa bàn Tây Nguyên, Măng Đen ở độ cao 1.200 m so với mực
nước biển, địa hình núi non hiểm trở, nhiều đèo núi nên vấn đề giao thông đi lại
gặp không ít khó khăn. Vấn đề an toàn giao thông gây nhiều lo ngại cho khách
du lịch, tham quan, chi phí đường dài đắt đỏ.
- Kon Tum là tỉnh mới phát triển du lịch trong những năm gần đây nên kinh
nghiệm còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, năng lực quản lý và
vận hành hoạt động du lịch còn yếu.
- Các điểm thu hút khách du lịch còn thiếu hoặc chưa đáp ứng điều kiện lưu
trú chất lượng theo tiêu chuẩn; các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiêu chuẩn kém chất
lượng như trung tâm thông tin, nhà hàng và các cơ sở vui chơi giải trí; thời gian
lưu trú tương đối ngắn; tính thời vụ cao; mức độ chi tiêu du lịch tương đối thấp -

28
ít lựa chọn để du khách chi tiêu; trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung
thấp, đặc biệt là trong cung cấp các dịch vụ du lịch, thiếu nguồn nhân lực có trình
độ ngoại ngữ để phục vụ khách quốc tế: hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ...
- Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa
vào cộng đồng còn kém phát triển.
- Măng Đen không có biển một phần không hấp dẫn được khách du lịch thị
trường Đông Âu vì loại khách này chủ yếu là đi nghỉ vào dịp mùa Đông để tránh
cái lạnh ở châu Âu.
- Nhìn chung các đơn vị lữ hành còn nhỏ lẻ, chưa kết nối được với các
doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong
việc thu hút du khách.
- Sản phẩm du lịch chủ lực của các địa phương chưa phong phú; thiếu các
khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn nên
chưa kích thích được tiêu dùng của du khách.
- Các cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện... còn kém phát triển.
- Công tác xúc tiến, quảng bá cho thị trường du lịch chưa được đầu tư
tương xứng, từ việc xúc tiến du lịch tại chỗ tới việc tận dụng thế mạnh của
internet, quảng bá qua các trang thông tin điện tử…

29
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG
ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG
I. Tóm lược quy hoạch theo Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và
Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến
năm 2030
1. Phạm vi
Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum với quy mô 138.116ha.
Ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp:
huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi
và phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
2. Phân vùng du lịch
Quyết định số 298/QĐ-TTg xác định quy hoạch với các tiểu vùng như sau:
+ Vùng du lịch đô thị Kon Plông - trung tâm của vùng du lịch Măng Đen
với quy mô: 14.682,7 ha bao gồm các khu chức năng: Thương mại, dịch vụ, vui
chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch: cảnh quan sinh thái, lễ
hội, ẩm thực, trải nghiệm...Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000 ha.
+ Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đắk Tăng
- Măng Bút, Đắk Ring - Đắk Nên. Diện tích đất tự nhiên 67.526 ha có các loại
hình du lịch: Cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe...
+ Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với
diện tích tự nhiên 35.388 ha gồm các loại hình du lịch: Chăm sóc sức khỏe, trải
nghiệm, khám phá tự nhiên.
+ Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, Xã Pờ Ê) với
diện tích tự nhiên 20.159 ha, có các loại hình du lịch như: Cảnh quan, trải
nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí…
3. Các trung tâm du lịch
- Trung tâm du lịch chính: Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của
vùng du lịch sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: Nghỉ ngơi, điều
dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội
chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công
viên hoa chuyên đề...có diện tích khoảng 3.000 ha.
- Khu du lịch Đăk Tăng - Măng Bút: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại.
Quy mô khu trung tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài

30
khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các
hạng mục chính: Khu trung tâm, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh thái,
khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
- Khu du lịch Ngọc Tem: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại và điều
dưỡng. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%,
các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
- Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê: Là khu vực khai thác về tiềm năng lễ hội,
tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng 2.507,92 ha, mật
độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ xây dựng nhỏ hơn 5%.
4. Thực trạng các khu theo Quy hoạch đã quyết định
4.1. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch Măng Đen được phân bố tập trung theo 3 khu vực chính
với những điểm mạnh và hạn chế khác nhau:
4.1.1. Khu vực đô thị Kon plông và phụ cận
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở vị trí trung tâm thuận
lợi cho việc kết nối với các khu vực khác đồng thời thuận tiện cho việc phát
triển các trung tâm dịch vụ du lịch đa dạng và tập trung đặc biệt các đặc trưng
như khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân tộc thiểu số...
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn hóa; du
lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; vui chơi giải trí; thể thao; du lịch sinh
thái; tham quan di tích lịch sử; du lịch cuối tuần...
4.1.2. Khu vực phía Đông
Nằm ở phía Đông huyện gồm địa giới các xã Hiếu, Pờ Ê, Ngọc Tem.
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở các đặc trưng văn hóa
dân tộc thiểu số; cảnh quan rừng núi.
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn hóa; du
lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch mạo hiểm; du
lịch cuối tuần...
- Hạn chế chính của khu vực do hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển,
trình độ dân cư thấp.
4.1.3. Khu vực phía Bắc
Nằm ở phía Bắc huyện, thuộc địa bàn các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk
Ring, Đăk Nên.
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực bao gồm: hệ sinh thái đa dạng,
cảnh quan núi rừng hùng vĩ, di tích sân bay.

31
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa dân tộc, du lịch
mạo hiểm.
- Hạn chế của khu vực do hệ thống hạ tầng kém phát triển; chưa có công
trình dịch vụ phù hợp; trình độ dân trí thấp.
4.2. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch
Theo Quy hoạch, vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen là vùng bảo
tồn sinh thái, rừng quốc gia, là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh
thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum. Hiện
tại khu vực này đã lập một số quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, được
UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt như:
- Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Kon Plông – Tỉnh
Kon Tum.
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại và du lịch sinh thái hồ Đăk
Ke: 75ha.
- Quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch sinh thái Măng Đen huyện Kon Plông
270 ha, trong đó:
+ Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác Lô Ba: 95 ha;
+ Khu du lịch sinh thái hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô: 90 ha;
+ Khu du lịch sinh thái, cảnh quan, leo núi, suối và thác Pa Sỹ: 85 ha;
- Quy hoạch chi tiết cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên: 55 ha;
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông: 70 ha;
- Quy hoạch chi tiết phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc khu trung
tâm huyện lỵ Kon Plông (mỗi khu vực quy hoạch của thị trấn gắn với cụm điểm
du lịch): 250 ha.
4.3. Các dự án đầu tư du lịch
- Tại địa bàn có nhiều dự án đầu tư xây dựng khu du lịch đang triển khai
lập các thủ tục đầu tư, trong đó đáng kể là:
+ Dự án thuê rừng để lập Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái
Măng Đen diện tích khoảng 8.000 ha tại xã Hiếu thuộc phần đất của Lâm trường
Măng La.
+ Quy hoạch sân bay Măng Đen sử dụng làm sân bay taxi.
- Sau khi có Quyết định 298/QĐ-TTg đã có 3 dự án thuộc cấp tỉnh triển
khai thực hiện:

32
+ Dự án xây dựng khu Resort du lịch sinh thái của Công ty cổ phần Măng
Đen với quy mô 18,9 ha, tổng vốn 49,3 tỷ đồng đang tiến hành xây dựng;
+ Dự án trồng chè Ô Long và rau hoa xứ lạnh công nghệ sạch của Công ty
cổ phần Măng Đen Villa với quy mô 106 ha;
+ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái của Ngân hàng Công thương Việt
Nam với quy mô 203 ha đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Đồng thời UBND huyện đã kiến nghị với UBND tỉnh thu hồi 8 dự án chậm
triển khai và không triển khai đầu tư, gia hạn 3 dự án đầu tư.
II. Đánh giá chung thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Kon Plông
1. Đánh giá chung
Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Kon Plông hình thành và phát triển dựa trên
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm qua việc đầu tư
vào cơ sở hạ tầng của huyện đã mang lại những bước kết quả nhất định. Hệ
thống giao thông chính cơ bản được hình thành tạo ra sự kết nối thuận tiện từ
huyện đến xã; hệ thống điện lưới, bưu chính viễn thông đã đến được các thôn,
bản vùng sâu, vùng xa; hệ thống cấp, thoát nước tại khu vực trung tâm đã được
đầu tư và phát triển đồng bộ; hạ tầng tại các điểm, tuyến du lịch đang dần dần
hoàn thiện để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc
phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô và chất lượng, đặc biệt
là hệ thống giao thông với quy mô khá nhỏ chưa tương xứng với nhu cầu phát
triển của địa phương.
2. Hệ thống giao thông
Đường giao thông trên địa bàn huyện Kon Plông bao gồm các tuyến Quốc
lộ, huyện lộ. Nhìn chung, hệ thống giao thông phát triển với mật độ và quy mô
không đều, phân thành từng cụm riêng lẻ với một số tuyến giao thông kết nối
giữa các khu vực. Mật độ đường cao nhất tập trung tại trung tâm huyện Kon
Plông thuộc xã Đăk Long, đây là khu vực đã được chính phủ quy hoạch dành
cho du lịch với điểm, tuyến du lịch đang trong giai đoạn xây dựng.
Toàn huyện có tổng cộng 368,214 km đường bộ. Trong đó: đường bê tông
xi măng 157,219 km chiếm 42,7%; bê tông nhựa 57,84 km chiếm 15,71%;
đường nhựa đá 59,73 km chiếm 16,22%; còn lại là đường cấp phối và đường đất
chiếm 25,37%. Quy mô đường chủ yếu từ 3,5 – 6m, đường từ 7,5m trở lên rất ít
và chỉ tập trung tại khu vực trung tâm hành chính huyện. Nếu phân theo chất
lượng đường thì có 71,96% là đường tốt, 2,69% đường trung bình và 25,35%
đường xấu.
Giao thông đối ngoại được hình thành trên cơ sở quốc lộ 24, đường Đông
Trường Sơn và tỉnh lộ 676. Kết nối đến trung tâm các xã để tạo thành hệ thống
đường khung của huyện, cụ thể:

33
Quốc lộ 24 kéo dài từ thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến thị trấn
Thạch Trụ của tỉnh Quảng Ngãi. Đoạn đi qua huyện Kon Plông dài 50 km lần
lượt đi đến địa phận 3 xã là Đăk Long, xã Hiếu và xã Pờ Ê theo hướng Đông -
Tây. Đoạn đường này đã được nhựa hóa với chiều rộng mặt đường 3,5m, nền
đường 6,5m. Riêng đoạn đi qua địa phận trung tâm huyện đã được đầu tư mở
rộng để đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi với bề rộng nền đường 11m. Điều
kiện mặt đường toàn tuyến nhìn chung là tốt tuy nhiên quy mô còn nhỏ so với
tiềm năng về giao thông.
Tuyến đường Đông Trường Sơn đoạn nối từ dốc Ngọc Lu đến QL 24,
QL24 đi Kbang thuộc tỉnh Gia Lai đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng với mặt
đường 6m, các đoạn còn lại đang trong giai đoạn thi công. Sau khi hoàn thiện
đoạn tuyến này sẽ đóng vai trò quan trọng cùng với tuyến quốc lộ 24 thu hút
khách du lịch từ các đô thị lớn trong cả nước đến với Măng Đen.
Tỉnh lộ 676 có chiều dài 63,825 km đi qua trung tâm huyện 2,5 km có bề
rộng mặt đường 15m. Tuyến đường đi qua nhiều trung tâm cụm xã của huyện
như Đăk Tăng, Đăk Ring, Đăk Nên và có thể kết nối với huyện Tu Mơ Rông
thông qua tuyến đương Vi xây – Măng Bút. Trên toàn tuyến đã được cứng hóa
với quy mô 3,5 - 6m chất lượng đường tương đối. Đoạn khu vực đô thị Kon
Plông đã được mở rộng với chiều rộng mặt cắt ngang 32m (mặt đường bê tông
nhựa 15m).
Đường giao thông nội vùng:
Tuyến ĐH31 Từ Km 9 tỉnh lộ 676 đến Km 10 đường Ngọc Tem với chiều
dài 10,41km, tuyến có quy mô đường đất với điều kiện nền đường xấu. Hiện nay
tuyến đường này đang trong quá trình đầu tư nâng cấp.
Tuyến ĐH32: Cơ bản bám theo tuyến đường Đông Trường Sơn, tuyến có
chiều dài 50,52km, điểm đầu tại Km 94+500 quốc lộ 24, điểm cuối là Măng
Nát- Ngọc Tem. Hiện nay, một số đoạn của tuyến trùng với đường Đông Trường
Sơn đang được đầu tư nâng cấp. Đoạn nâng cấp có mặt đường 6m kết cấu bê
tông xi măng. các đoạn còn lại chủ yếu là đường 3,5m với kết cấu láng nhựa
hoặc bê tông xi măng tại một số điểm mặt đường đã bị xuống cấp và tuyến đang
tồn tại một số cầu Treo chỉ dành cho xe máy và người đi bộ ảnh hưởng không
nhỏ đến khả năng vận tải hàng hóa cho khu vực này.
Tuyến ĐH33: Nối quốc lộ 24 với đường Ngọc Tem với chiều dài 8,13km,
chiều rộng nền đường 5m, mặt 3m. Tuyến đã được nhựa hóa 6,68 km, đoạn còn
lại là đường đất với chất lượng xấu cần được nâng cấp.
Tuyến ĐH34: tổng chiều dài toàn tuyến 14,92 km, nền 5 m, mặt 3,5 m chạy
qua hai xã Đăk Long và Măng Cành. Hiện tại, toàn tuyến đã được nhựa hóa.

34
Tuyến ĐH35: Bắt đầu từ Km 33+259 tỉnh lộ 676 đến UBND xã Măng Bút
có tổng chiều dài toàn tuyến là 7,6 km. Đường này mới được đầu tư xây dựng
trong năm 2012 với kết cấu bê tông xi măng nền 5m, mặt 3,5m, chất lượng
đường tốt, đảm bảo điều kiện cho ô tô chạy đến trung tâm huyện. Theo quy
hoạch tuyến sẽ được nâng cấp thành tỉnh lộ 680B để nối với huyện Tu Mơ Rông
quy mô 2 làn xe nền đường 6,5m, mặt bê tông nhựa 5,5m để tạo điều kiện thu
hút khách du lịch nội tỉnh đến với khu du lịch sinh thái Măng Đen. Hiện nay
đang đầu tư 12 km từ trung tâm xã đến thôn Đắk Lanh, xã Măng Bút.
Hệ thống đường xã vẫn còn nhiều hạn chế về cả quy mô và chất lượng, trên
địa bàn huyện có 91,4 km đường. Trong đó, có 29,2 km chiếm 32% có quy mô
từ >3,5m hầu hết là đường cấp phối hoặc đường đất với chất lượng xấu tập trung
tại các xã Măng Cành, Măng Bút. Đường đất, cấp phối vẫn còn chiếm tỷ lệ khá
lớn trong cơ cấu đường xã toàn huyện với 50,36%.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 32,152 km đường thôn với quy mô nền
đường ≤ 5m là các tuyến đường nội bộ thôn, đường vào các điểm trường học,
UBND…tại các xã. Các tuyến này đang được huyện đầu tư theo hình thức nhà
nước và nhân dân cùng làm.
Đường không: Sân bay Măng Đen nằm tại trung tâm huyện đã được bộ
quốc phòng thống nhất chủ trương về quy hoạch, khôi phục xây dựng để phục
vụ bay Taxi. Dự kiến sau khi sân bay này đầu tư và đưa vào sử dụng nhằm hỗ trợ
cho phát triển du lịch.
3. Hệ thống điện
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông được cấp điện chủ yếu
trạm biến áp 110KV Kon Plông thông qua lộ đường dây 22kV xuất tuyến 477.
TBA 110kV công suất 25MVA-110/22kV được đặt tại xã Đăk Long, huyện
Kon Plông được đưa vào vận hành năm 2010; được kết nối với TBA 110kV Kon
Tum; ngoài nhiệm vụ cung cấp điện chủ yếu cho toàn huyện Kon Plông, TBA
110kV Kon Plông còn nhiệm vụ huy động công suất của nhà máy thủ điện Đặ
Pô Ne.
Hiện tại nguồn cung cấp điện chủ yếu cho vùng du lịch sinh thái Măng Đen
và các khu vực của huyện đều thông tuyến đường dây 110 KV mạch đơn PleiKu
- Kon Tum - Đăk Tô và 2 trạm 110/22 KV với tổng dung lượng là 41 MVA
(1x16 MVA và 1x25 MVA). Ngoài ra còn một số nguồn phát độc lập là các trạm
thủy điện vừa và nhỏ, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng điện của khu vực.
Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư cơ bản phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất của nhân dân, 100% lưới điện quốc gia đã đến được trung tâm xã,
91,66% hộ dân được sử dụng điện. Dự án điện lưới nông thôn đã đầu tư cho 101

35
làng, còn lại 16 làng sẽ tiếp tục được đầu tư. Bên cạnh đó các dự án thủy điện
vừa và nhỏ đang được triển khai đầu tư mạnh.
Các Trạm biến áp được đầu tư tăng dần hàng năm, đến nay đã được lắp đặt
tại hầu hết các xã. Theo báo cáo của điện lực Kon Plông, tính đến nay trên toàn
huyện có 155 Trạm biến áp với tổng công suất 36.341 KVA, trong đó 65 trạm 1 pha,
90 trạm 3 pha.
Hệ thống lưới điện Kon Plông hiện nay gồm 87 đường dây cao thế 22 kv
với tổng chiều dài 301.905 km và 155 đường dây hạ thế (gồm 0,4 kv và 0,23 kv)
với tổng chiều dài 86,46 km, được phân bổ đều khắp trên toàn huyện, bảo đảm
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Định kỳ hàng năm, hệ thống
đường dây đều được cải tạo và đại tu theo kế hoạch.
Tại khu vực trung tâm huyện lỵ và khu du lịch sinh thái Măng Đen lưới
điện chiếu sáng tại các trục đường chính đã cơ bản được đầu tư hoàn chỉnh. Hiện
nay, hệ thống điện chiếu sáng tại các địa điểm du lịch đang từng bước được triển
khai hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch.
4. Hệ thống bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng. Tại một số
xã vùng sâu, vùng xa do điều kiện địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt nên hoạt
động bưu chính chỉ đáp ứng được vào mùa khô. Mùa mưa hệ thống giao thông đi
lại khó khăn dẫn đến việc cấp phát thư từ, công văn, báo chí… còn chậm không thể
đáp ứng đầy đủ, kịp thời các thông tin liên lạc từ huyện xuống các xã.
Đến nay, tại trung tâm 9 xã trong huyện đã được đầu tư trang bị hệ thống
điện thoại nhằm thuận tiện cho liên lạc, trao đổi thông tin. 6/9 xã đã có hệ thống
bưu điện văn hóa xã.
5. Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước
Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn các xã đã có công trình thủy lợi gồm hồ,
đập, đập BTCT kết hợp tràn xả lũ, với các công trình tiểu thủy nông.
Hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ, công suất tưới tiêu thực tế
chưa đạt so với công suất thiết kế, hệ thống kênh mương chưa đồng bộ. Một số
công trình đã xuống cấp, hư hỏng do lũ lụt.
Hệ thống cấp nước: Có 1 nhà máy xử lý nước tại khu vực trung tâm thị trấn
Kon Plông với công suất khai thác 4000 m3/ngày đêm, mạng lưới đường ống cấp
nước bao phủ toàn bộ khu vực trung tâm với tổng chiều dài 15.836m bao gồm
các loại ống từ D80 – D150. Ngoài ra, hệ thống nước tự chảy tại trung tâm các
xã, thôn đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.
Hệ thống thoát nước: Tại khu vực trung tâm mới chỉ có một số tuyến thoát
nước dọc theo các trục đường số 1; 2; 3; 4 và 5 với kết cấu mương xây có nắp

36
đan, kích thước 500x600, hướng thoát nước về các khe tụ thủy gần nhất. Hệ
thống thoát nước mưa tại một số tuyến đường còn thiếu như: đường số 6, số 7,
số 8. Hệ thống thoát nước sinh hoạt chưa được đầu tư xây dựng. nước thải sinh
hoạt chủ yếu được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
III. Đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông
1. Đánh giá chung
Hệ thống hạ tầng du lịch bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước, hạ tầng
cảnh quan, kiến trúc, hạ tầng dịch vụ vận chuyển… nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho du lịch phát triển.
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng du lịch tại Kon Plông đang được đầu tư xây
dựng các điểm, tuyến du lịch và hạ tầng giao thông kết nối các điểm, tuyến tại
vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã đưa vào hoạt động. Các tuyến đường kết nối
với vùng du lịch lân cận đang được đầu tư hoàn chỉnh.
2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản huyện Kon Plông
Theo số liệu của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kon Plông, trong 3 năm
gần đây, bình quân vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản huyện khoảng hơn 220 tỷ
đồng/năm, trong đó vốn từ ngân sách tỉnh bình quân 173,8 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ
lệ gần 79%, vốn ngân sách huyện gần 47 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ lệ gần 21%.
Nguồn vốn ngân sách tỉnh chủ yếu từ các nguồn: Nghị quyết 10-NQ/TW, theo QĐ
33/QĐ-TTg, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Chương trình phát triển kinh tế xã hội
các vùng tây nguyên, trái phiếu Chính phủ, ODA, nguồn vốn đầu tư hạ tầng du
lịch, nguồn xây dựng cơ bản tập trung...; Nguồn ngân sách huyện chủ yếu từ các
nguồn như: Hỗ trợ đầu tư vùng kinh tế động lực theo Nghị quyết 04/2007/NQ-
HĐND của HĐND tỉnh, Nguồn thu sử dụng đất; Nguồn vốn thực hiện chương
trình 135/CP, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch Kon
Plông giai đoạn 2011 - 2014
Năm Kế hoạch vốn đầu tư (1.000 đồng) Nguồn
Tổng cộng Tỷ lệ Hạ tầng DL Tỷ lệ
2011 220.815.464 100% 25.355.589 11,5% NSNN
2012 216.737.642 100% 20.412.015 9,4% NSNN
2013 224.654.040 100% 19.799.000 9,1% NSNN
2014 160.662.000 100% NSNN
Bình quân 220.735.776 100% 21.855.535 9,9% NSNN
(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo của Phòng Kế hoạch – Tài chính huyện Kon
Plông các năm 2011 – 2014)
Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch còn thấp, cũng
theo số liệu báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kon Plông, bình

37
quân trong 3 năm trở lại đây, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch khoảng hơn
21,85 tỷ đồng/năm, chiếm chưa đến 10% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của huyện, toàn bộ vốn đầu tư đều từ các nguồn thuộc ngân sách Nhà nước,
chưa có công trình nào thuộc nguồn vốn xã hội hóa, vốn ODA cũng rất ít.
3. Hệ thống hạ tầng du lịch
Hệ thống giao thông: Hiện nay, mạng lưới đường giao thông kết nối giữa
các vùng du lịch đã được hình thành. Cụ thể:
- Các tuyến du lịch Kon Plông - Đăk Tăng- Măng Bút chạy trên nền TL676
và đường vi xây Măng Bút; Tuyến Kon Plông - Đăk Nên chạy trên nền TL 676;
Tuyến Kon Plông - xã Hiếu - Pờ Ê chạy trên nền quốc lộ 24. Các tuyến này cơ
bản đã được đầu tư xây dựng thông suốt.
- Tuyến Kon Plông – Ngọc Tem chạy trên nền quốc lộ 24, ĐH 23 và tuyến
đường Đông Trường Sơn sẽ thuận tiện sau khi đường Đông Trường Sơn hoàn
thành trong thời gian đến.
Như vậy, về cơ bản việc đi lại giữa các khu vực du lịch của huyện không
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ngoại trừ khu trung tâm du lịch chính đang
trong quá trình hình thành các điểm, tuyến du lịch và hệ thống nhà hàng khách
sạn thì các vùng khác hầu như chưa phát triển.
Theo định hướng phát triển khu du lịch tại quy hoạch xây dựng vùng du
lịch sinh thái Măng Đen và đô thị Kon Plông đến năm 2030. Trên địa bàn toàn
huyện sẽ hình thành 1 vùng du lịch chính và 4 khu vực phát triển hổ trợ. Cụ thể:
Trung tâm du lịch chính: sẽ là một cụm du lịch mang tính chất trung tâm
tập trung hầu hết các sản phẩm du lịch và dịch vụ với quy mô lớn của vùng du
lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen là đô thị Kon Plông với các dịch vụ phục vụ
khách du lịch như: trung tâm nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch sinh thái, trung tâm
giải trí... và là nơi cung cấp thông tin cho du khách cũng như cung cấp khách đến
các khu, điểm du lịch vệ tinh chủ yếu phục vụ tham quan. Đô thị Kon Plông sẽ là
một đô thị du lịch mang đầy đủ các chức năng của một đô thị loại IV.
Khu vực phát triển hỗ trợ: Bao gồm các khu vực có tài nguyên du lịch
hấp dẫn, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch. Các phân khu du lịch của Măng Đen là một bộ phận cấu thành
nằm trong hệ thống tổng thể của khu du lịch quốc gia Măng Đen với hệ thống
sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù, bổ trợ cho phân khu trung tâm. Hệ thống
các khu du lịch bao gồm:
Khu du lịch Đăk Tăng - Măng Bút: Đây là khu du lịch cảnh quan, du lịch
lòng hồ thủy điện, du lịch dã ngoại và du lịch trải nghiệm. Quy mô khu trung tâm

38
1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây
dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các hạng mục chính:
+ Khu trung tâm: phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa gồm: sân lễ
hội, nhà dịch vụ, nhà hàng ăn uống.
+ Khu làng văn hóa dân tộc.
+ Làng du lịch sinh thái: bao gồm các hạng mục công trình phục vụ du lịch
sinh thái như: lưu trú, dịch vụ thể thao, giải trí, cắm trại...
+ Khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
Khu du lịch Ngọc Tem: Có nhiều rừng nguyên sinh và cảnh quan đẹp nên tại
đây xây dựng các công trình dịch vụ phục hồi sức khỏe, trung tâm dịch vụ và ngắm
cảnh, dã ngoại, trải nghiệm, nghiên cứu thực vật, khu biệt thự ven bờ suối, khu cây
hoa và cây cảnh. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật đô xây dựng tối đa
5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê: Khu này có tiềm năng về khai thác lễ hội,
tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng: 2.507,92 ha, mật
độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ XD nhỏ hơn 5%.
Hạ tầng du lịch tại khu trung tâm du lịch chính:
Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch trong khu trung tâm du lịch
chính bao gồm hệ thống đường nội bộ, đường khu vực và liên khu vực. Hiện
nay, đường nối các điểm du lịch trung tâm như: Hồ Đăk ke, Tượng đức mẹ,
Chùa Khánh Lâm,…mới được đầu tư trong giai đoạn gần đây tương đối thuận
lợi. Tuy nhiên, căn cứ vào quy hoạch chung thì nhu cầu mở rộng đô thị và phát
triển các điểm tuyến du lịch, dịch vụ du lịch dự kiến trong thời gian đến như:
Khu sân golf, Khu thể thao, khu trung tâm mua sắm, thương mại, dịch vụ giải trí
thì mạng lưới đường tại khu vực phía Nam và Tây Bắc của trung tâm hành chính
vẫn còn ít ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch cũng như đô thị. Cụ thể:
- Các đường chính, đường nội bộ tại khu vực phía nam như: tuyến đường
tránh, đường liên khu vực bao gồm các điểm du lịch nằm trong quy hoạch khu
làng thể thao nam Kon Plông, Khu du lịch sinh thái nam Kon Plông và khu vực
đô thị mới vẫn chưa được đầu tư xây dựng.
- Tại khu vực Tây Bắc: là nơi tập trung các điểm du lịch sinh thái vẫn chưa
hình thành mạng lưới giao thông.
Hệ thống cấp nước: Các điểm du lịch, dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà
nghỉ vẫn sử dụng nguồn nước chính là nước ngầm tương đối ổn định, hệ thống
cấp nước của đô thị Kon Plông mới cung cấp cho khu vực trung tâm.
Hệ thống điện: Hệ thống điện với mạng lưới phân bố trên hầu hết các khu vực
của vùng đảm bảo cung cấp cho các điểm du lịch và hệ thống nhà hàng, khách sạn.

39
Điểm du lịch:
Hạ tầng các điểm du lịch đang được hoàn thiện và sẽ sớm đưa vào hoạt
động như: công trình trung tâm Hội nghị, chùa Khánh Lâm, khu du lịch tâm linh
tượng Đức mẹ, khu lòng hồ Đăk Ke, thác Pa Sỹ…với bán kính đối với trung tâm
hành chính hơn 10km. Các điểm du lịch này đều đã xây dựng hệ thống đường
giao thông nội bộ, điểm bán đồ lưu niệm, các khu cảnh quan…Tại các địa điểm
này đều kết hợp với cảnh quan thiên nhiên đẹp phù hợp với phát triển theo hình
thức du lịch sinh thái.
Các điểm du lịch đã được hình thành cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tuy
nhiên, chưa quan tâm nhiều đến kiến trúc, cảnh quan nhân tạo và cần phải có
một thiết kế cảnh quan cụ thể cho từng điểm nhằm hoàn thiện hơn về mặt kiến
trúc như: mảng cây xanh tại các ta luy đường, vườn hoa, vườn dạo, công viên
chuyên đề tại các điểm du lịch…
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thực trạng các điểm du lịch
TT Điểm du lịch Thực trạng đầu tư
1 Thác Pa Sỹ Đã hoạt động
2 Thác Đăk Ke Đã hoạt động
3 Tượng đức mẹ Đã hoạt động
4 Hồ Đăk Ke Đã hoạt động
5 Làng văn hóa Kon Tu Rằng Đã hoạt động
6 Khu nuôi cá Tầm, cá Hồi Đã hoạt động
7 Thác Lô Ba Chưa khai thác
8 Hang đá thôn Kon Du Chưa khai thác
9 Khu di tích chiến thắng Măng Đen Chưa khai thác
10 Khu di tích chiến thăng Măng Bút Chưa khai thác
11 Trung tâm hội nghị Đang chuẩn bị đầu tư
12 Chùa Khánh Lâm Đang xây dựng
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn vùng chưa hoàn thiện, không gian kiến trúc
khu vực đô thị còn thiếu, chưa xây dựng được các công trình điểm nhấn tại các
cửa ngõ đô thị và khu vực trung tâm đô thị như: Đài phun nước, tượng đài…
chưa tạo được nét nổi bật về bộ mặt đô thị của khu vực trung tâm hành chính
cũng như các tuyến đường chính vào đô thị.
Hạ tầng dịch vụ du lịch: Hệ thống hạ tầng vận tải hàng hóa và hành khách
chưa có do nhu cầu và mức sống của người dân còn thấp. Dịch vụ cho thuê
phương tiện như: xe máy, xe đạp, ô tô chưa phát triển nên khách du lịch di
chuyển đến các điểm du lịch chủ yếu là thông qua tour, tuyến của các đơn vị lữ
hành hoặc tự túc về mặt phương tiện.

40
Có 1 Trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động: đây là nơi trưng bày các
sản phẩm đặc trưng du lịch của huyện như: sâm dây, gạo đỏ, rượu vang sim, các
loại dược liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, dẹt thổ cẩm và có dịch vụ ăn uống để
phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có chợ Trung tâm huyện (1,1 ha), chợ xã Đăk
Tăng và chợ xã Ngọc Tem.
Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm
huyện, hiện tại khu vẹc này có 6 hệ thống nhà hàng khách sạn đang hoạt động và
184 nhà biệt thự đã và đang xây dựng, một số đã đưa vào hoạt động phục vụ
khách du lịch.
Nhìn chung, hạ tầng du lịch tại Kon Plông chỉ phát triển tại khu vực trung tâm
thuộc vùng du lịch sinh thái Măng Đen. Thực tế khảo sát cho thấy việc đầu tư hạ
tầng du lịch tại các điểm du lịch trong khu vực hỗ trợ vẫn còn nhiều hạn chế do
nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch còn thấp như đã nêu ở trên.
4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất tại các khu du lịch tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa
đồng bộ, mới chỉ có một số điểm du lịch có quầy bán đồ lưu niệm. Tuy nhiên, cơ
sở vật chất còn đơn giản, số lượng và mẫu mã hàng hóa chưa phong phú.
Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí tại huyện chưa phát triển: tại trung tâm mới
chỉ một số điểm giải trí như: Karaoke, cà phê…với quy mô nhỏ, lẻ do tư nhân
đầu tư nằm rải rác trong khu vực.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch phát triển còn kém
về cả số lượng loại hình và quy mô. Một số dịch vụ cơ bản vẫn còn thiếu như:
dịch vụ vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của
du khách.
IV. Thực trạng phát triển ngành du lịch của vùng du lịch sinh thái
Măng Đen, huyện Kon Plông
1. Thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Kon Tum
Về loại hình và sản phẩm du lịch của tỉnh: Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên
du lịch và các điều kiện liên quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của
tỉnh Kon Tum là du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao -
mạo hiểm kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu... Những sản phẩm du lịch
cụ thể, bao gồm:
- Tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Kon Tum - Tây Nguyên,
hướng về cội nguồn: Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng
người Việt và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Tham quan các di tích lịch sử
Cách mạng; Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa

41
các dân tộc thiểu số; Các làng nghề truyền thống.
- Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học: Vườn
Quốc gia Chư Mom Ray; Khu bao tồn thiên nhiên Ngọc Linh; Rừng đặc dụng
Đắk Uy.
- Tham quan, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan: Khu nước khoáng Đắk
Tô; Vùng hồ chứa nước Yaly; Khu du lịch Đắc Bla và Khu du lịch Măng Đen.
Về khách du lịch: Những năm quaNăm 2014, hoạt động du lịch trên địa bàn
tỉnh phát triển khá, so với năm 2013. Tổng lượng khách ước đạt 208.887 lượt
khách tăng 7,9%. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 72.029 lượt tăng 8,5%;
tổng số ngày khách đến ước đạt 333.830 ngày khách tăng 9,0%; doanh thu chuyên
ngành ước đạt 108.485 triệu đồng tăng 14,7%; tổng thu nhập xã hội từ du lịch tăng
cao ước đạt 487.316 triệu đồng tăng 10,2%.
trong giai đoạn 2008 - 2012 số lượt khách du lịch đến Kon Tum tăng bình
quân 22%/năm, từ 85.895 lượt khách năm 2008 lên 186.041 lượt khách năm
2012. Năm 2013 giảm xuống còn 114.950 lượt, năm 2014 tiếp tục giảm xuống
ước còn 65.230 lượt khách, giảm gần 2/3 so với dự báo của năm.
- Khách nội địa: Lượng khách du lịch nội địa của tỉnh tăng đều qua các
năm. Năm 2012, lượng khách du lịch nội địa đạt 168.506 lượt khách, tăng
45.459 lượt khách so với năm 2008; bình quân giai đoạn 2008 - 2012 khách du
lịch nội địa tăng 23,25%/năm, sau đó có xu hướng giảm xuống. Nhìn chung,
khách nội địa đến Kon Tum chủ yếu với mục đích tham quan các di tích lịch sử
và thưởng thức các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch công vụ...
- Khách Quốc tế: Lượng khách quốc tế đến Kon Tum qua các năm không
nhiều và không ổn định, chủ yếu tới từ các nước Anh, Pháp và Thái Lan.
Một số nguyên nhân chính được xác định là: Kết cấu hạ tầng của tỉnh từng
bước được cải thiện, phát huy tác dụng của vị trí cửa ngõ phía Bắc Tây Nguyên và
ngã ba Đông Dương, bước đầu làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của khách du
lịch từ nhiều hướng khác nhau, với những loại phương tiện khác nhau; một số dự
án đầu tư du lịch đã đưa ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng cao; công
tác xúc tiến quảng bá du lịch được tăng cường... Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho
ngành du lịch của tỉnh, chứng tỏ ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội rất
thuận lợi để phát triển và cần nắm bắt cơ hội này để phát triển vươn lên, tương
xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.
Tuy nhiên, các khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch vẫn còn ít, chất lượng
chưa cao do công tác đầu tư chưa thật sự mạnh mẽ, dẫn đến làm cho số lượng du
khách có xu hướng giảm đi.
Khách du lịch Quốc tế đến Kon Tum bằng nhiều con đường khác nhau,

42
nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Đà Nẵng - Trung tâm du lịch của miền Trung
và thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm phân phối khách lớn nhất của cả nước.
Trong vài năm gần đây đã có một lượng khách du lịch Quốc tế theo đoàn du lịch
caravan đến Kon Tum và đi ra khỏi biên giới Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y
(Ngọc Hồi - Kon Tum).
Thị trường khách Quốc tế đến Kon Tum chủ yếu là thị trường khách du lịch
Pháp, Úc, Anh, Lào, Thái Lan, Đức, Mỹ , Hà Lan và các thị trường khách khác. ,
cụ thể như sau:

Về doanh thu du lịch: Doanh thu ngành du lịch của Kon Tum có mức tăng
trưởng rất cao. Trong suốt giai đoạn 2009 - 2012, doanh thu du lịch tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt gần 17,67%, tăng từ 28.441 triệu đồng năm 2008 lên
46.330 triệu đồng năm 2012(2).
Sở dĩ doanh thu của ngành tăng nhanh trong những năm qua là do sự tăng
nhanh về lượng khách đến du lịch tại Kon Tum.
Tuy nhiên, xét trên mức chi tiêu và số ngày lưu trú bình quân của du khách
vẫn còn thấp. Năm 2011, mức chi tiêu bình quân một ngày của mỗi du khách chỉ
hơn 254.000 đồng và số ngày lưu trú bình quân là 1,88 ngày (trong đó số ngày
lưu trú bình quân của du khách nội địa là 2,09 ngày cao hơn so với 1,58 ngày là
số ngày lưu trú bình quân của khách Quốc tế). Điều này chứng tỏ các sản phẩm
du lịch trên địa bàn tỉnh còn khá đơn điệu, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, chưa
đủ sức thúc đẩy du khách chi tiêu cũng như giữ du khách ở lại dài ngày hơn.
Thực trạng cơ sở lưu trú: Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú
trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có bước phát triển. Đến nay đã có 92 đơn vị đăng
ký kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ với trên 1397 phòng; Trong đó có 1 khách
sạn được xếp hạng tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt hạng tiêu chuẩn 3 sao, 4
khách sạn xếp hạng 2 sao, 39 khách sạn được xếp hạng 1 sao…
Năm 2006, toàn tỉnh có 21 cơ sở với 410 phòng; năm 2008 có 25 cơ sở với 553
phòng và đến năm 2011 có 51 cơ sở với 979 phòng.
Số lượng ngày khách lưu trú tại Kon Plôoong năm 2013 đạt 65%, năm 2014
đạt 70%. Đa số các cơ sở lưu trú tại Kon Tum mới chỉ đáp ứng được nhu cầu
nghỉ của khách, còn trong và ngoài khách sạn thiếu các dịch vụ hỗ trợ du khách
như các khu vui chơi giải trí, ẩm thực hấp dẫn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn
chế và nguồn nhân lực trong ngành thiếu tính chuyên nghiệp nên chưa đáp ứng
cao nhu cầu của du khách.
Thực trạng các dịch vụ du lịch: Mặc dù hoạt động khách sạn trên địa bàn
tỉnh đã có những bước phát triển nhưng hoạt động lữ hành vẫn là lĩnh vực còn
2()
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2013

43
khá mới mẻ. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh Kon Tum chỉ có 03 doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động lữ hành, bao gồm: Công ty TNHH MTV Du lịch
Kon Tum, Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại - Khách sạn Hưng Yên, Công
ty TNHH Du lịch sinh thái Miền Cao(3).
Do lĩnh vực dịch vụ lữ hành chỉ mới bước đầu phát triển nên phần lớn
lượng khách du lịch đến Kon Tum đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành bên ngoài tỉnh.
Các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí như: Công viên, sân thể thao,
nhà thi đấu, Nhà văn hóa… đã bước đầu được quan tâm đầu tư. Nhưng nhìn
chung các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn
điệu, các phương tiện vui chơi giải trí, tham quan còn thiếu, chưa thu hút được
du khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Về nguồn nhân lực du lịch: Số lao động hoạt động trong ngành du lịch tăng
theo từng năm, năm 2006 số lao động chỉ là 755 người thì đến năm 2008 số lao
động tăng lên 862 người, và đến năm 2011 số lao động trong ngành du lịch đã
tăng lên 1.297 người, bình quân giai đoạn 2006 - 2011 lên đến 11,43%. Tuy
nhiên, phần lớn đều tập trung vào lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng,
trung cấp trở xuống, còn lực lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch tỉnh
Kon Tum có trình độ đại học và trên đại học còn thiếu, đặc biệt là lao động có
trình độ về chuyên ngành du lịch.
Về hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch: Trong thời gian qua, hoạt động
quảng bá, xúc tiến du lịch Kon Tum được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau thông qua trang thông tin điện tử; các ấn phẩm, bản đồ du lịch; tham gia
các hội thi và các ngày hội xúc tiến thương mại và du lịch...
Tỉnh đã thực hiện việc cung cấp thông tin quảng bá tiềm năng du lịch địa
phương trên trang thông tin điện tử của chương trình kích cầu du lịch năm 2010
của Tổng cục Du lịch. Đã phát hành ấn phẩm Du lịch Kon Tum - Huyền thoại
đại ngàn; cung cấp thông tin về du lịch của tỉnh nhà để hỗ trợ công ty SANTA
xuất bản sách “Cẩm nang Du lịch Việt Nam 2010 - VITRADI 2010”; cung cấp
thông tin du lịch KonTum đăng trên tạp chí du lịch ORATRIP; cung cấp thông
tin, tham gia viết bài để Công ty CP truyền thông Du lịch Nam Biển Đông xuất
bản cuốn sách “50 năm Du lịch Việt Nam thành tựu và phát triển”; Phối hợp
Công ty Hoa Anh Đào tái bản sách "Trang vàng Du lịch Việt Nam" nhằm giới
thiệu về tiềm năng và triển vọng du lịch Kon Tum.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch cùng với các doanh
nghiệp du lịch tham gia Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh tại công viên 23/9 từ

3()
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Kon Tum

44
ngày 06 đến 12 tháng 04 năm 2010 nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh, giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ về du lịch Kon Tum.
Tham gia Hội thi Chế biến các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch
toàn quốc tại Hà Nội, và đã đạt giải gian hàng ẩm thực trình bày đẹp và phong
phú nhất; đạt huy chương đồng món “Tôm bó củi Tây Nguyên” nhận được giấy
khen của Tổng cục Du lịch về việc tích cực tham gia hội thi. Nhân đây, ngành du
lịch Kon Tum đã quảng bá, thông tin được hình ảnh du lịch Kon Tum, những sản
phẩm ẩm thực độc đáo của Kon Tum đến với tỉnh bạn, đến với thực khách.
Bên cạnh đó, ngành đã tham gia Lễ hội Văn hóa Ẩm thực tại Vũng Tàu -
Việt Nam 2010. Đây là cơ hội để tuyên truyền quảng bá về các món ẩm thực độc
đáo của Kon Tum, qua đó gián tiếp giới thiệu hình ảnh về đất nước, con người
và văn hóa ẩm thực Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước, kêu gọi du
khách và các nhà đầu tư đến với tỉnh Kon Tum. Đoàn Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Kon Tum, đại diện tỉnh Kon Tum đã được Ban Tổ chức tặng Giấy
Chứng nhận và tặng thưởng Đĩa World Food Festival.
Ngoài ra, bằng việc tiến hành khảo sát thực địa tại các tỉnh Attapeu,
Salavan, Champasak, Savannakhet, Vietiane (Lào) và tỉnh Ubon (Thái Lan),
ngành du lịch đã xây dựng chương trình hợp tác phát triển du lịch khu vực 3
nước Đông Dương hiệu quả.
2. Thực trạng phát triển ngành du lịch của huyện Kon Plông của vùng
du lịch sinh thái Măng Đen
2.1. Thực trạng loại hình và sản phẩm du lịch
Dựa vào tiềm năng du lịch rất lớn với nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu
mát mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và khu rừng thông dọc QL 24
cùng rất nhiều Hồ, Thác, suối, cảnh quan đẹp mắt và lịch sử văn hóa từ lâu đời
của người dân địa phương. Nên du lịch tại Kon Plông tập trung vào một số loại
hình sau đây:
- Du lịch sinh thái: khai thác thế mạnh về thiên nhiên, cảnh quan, môi
trường sinh thái của Măng Đen; tham quan rừng nguyên sinh, thác Pa Sỹ, hồ và
thác Đăk Ke; du lịch dã ngoại gắn với môi trường thiên nhiên.
- Du lịch văn hóa, tâm linh: Tham quan các bản làng dân tộc thiểu số; tìm
hiểu, nghiên cứu về văn hóa, lịch sử các dân tộc; tham gia các hoạt động lễ hội
của đồng bào; du lịch tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn huyện…
- Du lịch hội nghi - lễ hội: đầu tư xây dựng và thu hút tổ chức các hội nghị,
hội thảo kết hợp du lịch công vụ.
- Du lịch cộng đồng, với ưu thế dựa trên 2 làng tiêu biểu và điển hình hiện
nay là Làng Kon Tu Rằng, Làng Kon Bring.

45
Đến nay trên toàn huyện đã đưa vào khai thác một số loại hình du lịch như:
khu du lịch tượng Đức mẹ với hình thức du lịch tâm linh, khu lòng hồ Đăk Ke,
thác Pa Sỹ với hình thức du lịch sinh thái…Trong thời gian đến sau khi đầu tư
Trung tâm Hội nghị, chùa Khánh Lâm, Hồ Toong Pô gắn với khu tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ…thì các loại hình du lịch sẽ được mở rộng và phát triển hơn.
Các loại hình du lịch phát triển tương đối chậm, địa điểm du lịch tuy đã được
hình thành và đi vào hoạt động nhưng cơ sở vật chất còn thiếu, chưa khai thác
được các dịch vụ đi kèm.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch: Kể từ năm 2007
ngành du lịch của huyện đã có những bước phát triển nhanh chóng. Các hoạt
động triển khai chương trình phát triển du lịch được thực hiện thông qua tìm
kiếm, khai thác triệt để các tiềm năng về khí hậu cảnh quan; huy động nguồn lực
nội tại đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như tập trung kêu gọi, thu hút đầu
tư được thực hiện liên tục cho đến nay đã mang lại những thành tựu đáng kể cho
ngành du lịch Kon Plông.
Công tác gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa làng dân tộc và đào tạo nguồn
nhân lực cho du lịch đã được quan tâm đúng mức. Năm 2009 huyện đã thành lập
2 đội cồng chiêng tại làng Kon Pring, xã Đăk Long và Kon Tu Rằng (xã Măng
cành). Năm 2013 tổ chức đào tạo 2 lớp cồng, chiêng cho 50 học viên tại 2 làng
Kon Ke 1 và Kon Chênh. Hình thành 2 đội cồng, chiêng chuyên nghiệp, duy trì
các ban nhạc cụ truyền thống địa phương như: cồng chiêng, đàn Brân, các điệu
múa xoang, đốt lửa trại, hát dân ca, dân gian để tạo ra nguồn nhân lực phục vụ
các lễ hội, các đoàn khách và tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch.
Công tác quảng bá, thu hút đầu tư được thực hiện thông qua nhiều hình
thức như: thông qua trang thông tin điện tử; đã tổ chức 12 Hội nghị, Hội thảo
tiếp cận với các cá nhân, tổ chức tìm hiểu cơ hội đầu tư; Thực hiện chương trình
truyền hình hành trình khám phá khu du lịch sinh thái Măng Đen; phát hành
10.000 tờ rơi và 10.000 đĩa giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của huyện đặc biệt về
du lịch sinh thái nhằm quảng bá hình ảnh Măng Đen, tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư biết. Năm 2012 UBND huyện thành lập tổ hỗ trợ và xúc tiến đầu tư
nhằm kêu gọi đầu tư, giúp nhà đầu tư tiếp cận các quy hoạch, dự án, lĩnh vực
đầu tư được thuận lợi, nhanh chóng, hỗ trợ cho nhà đầu tư đặc biệt là các thủ tục
hành chính. Đến nay trên địa bàn huyện đã thu hút được 67 dự án du lịch sinh
thái với tổng vốn đầu tư 3.291,2 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Tổng hợp dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện
Số lượng Vốn đầu tư dự kiến
TT Tên dự án
(dự án) (tỷ đồng)

46
Số lượng Vốn đầu tư dự kiến
TT Tên dự án
1 Dự án du lịch sinh thái (dự
31án) (tỷ đồng)2.838,9
2 Dự án trồng rau, hoa xứ lạnh 32 425,8
3 Dự án nuôi cá nước lạnh 04 26,5
Tổng 67 3.291,2
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Kon Plông
Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm tổ chức hoạt động du lịch, thu hút du
khách cũng được triển khai đồng bộ với việc đưa vào sử dụng Trung tâm thương
mại huyện tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá, mua bán các mặt hàng nông sản
như: rựu vang sim, sâm dây, chuối rừng, măng nứa, chè dây, gạo đỏ, các mặc
hàng thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm... Để có thể thu hút khách du lịch đến với
Măng Đen huyện đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh tổ chức “tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch Măng Đen”
kéo dài từ 5-20/3/2013 thu hút được nhiều lượt khách du lich đến thăm quan,
nghỉ dưởng. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm nhằm tạo ra nét đặc trưng
riêng cho du lịch Măng Đen.
2.2. Thực trạng thị trường khách du lịch
Kể từ năm 2007 đến nay ngành du lịch của huyện liên tục phát triển, lượng
khách và doanh thu từ du lịch tăng lên theo các năm. Năm 2007 lượng khách du
lịch đến huyện mới chỉ đạt 1.096 lượt khách, trong đó có 46 lượt khách quốc tế.
Đến năm 2013 số lượt khách đã đạt 114.950 lượt, trong đó 805 lượt khách quốc
tế, tăng hơn 100 lần trong vòng 6 năm. Doanh thu từ du lịch cũng tăng theo các
năm, tổng doanh thu từ du lịch năm 2007 là 0,25 tỷ đồng thì đến năm 2013 là
4,55 tỷ đồng.

Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch đến Kon Plông


Chỉ tiêu 2007 2010 2011 2012 2013
1. Khách nội địa:
- Số lượng (người) 1.050 14.828 15.560 53.870 114.145
- Tỷ lệ (%) 95,80 98,85 97,81 98,9 99,30
2. Khách Quốc tế
- Số lượng (người) 46 172 350 575 805
- Tỷ lệ (%) 4,20 1,15 2,19 1,1 0,7
Tổng lượt khách 1096 15.000 16.000 54.445 114.590
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng huyện Kon
Plông các năm từ 2008-2013
Mặc dù lượng khác du lịch có mức tăng nhanh, nhưng doanh thu của ngành
du lịch chỉ tăng một lượng nhỏ điều này xuất phát từ tình hình dịch vụ du lịch

47
của địa phương. Các dịch vụ thiết yếu như vận chuyển du lịch chưa phát triển,
toàn huyện vẫn chưa có một công ty khai thác dịch vụ vận chuyển nào hoạt
động; các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng vẫn còn ít. Vì vậy, chưa
giữ chân được khách đến du lịch.
V. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Địa hình phức tạp và bị chia cắt, mạng lưới giao thông tại Kon Plông còn
yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân vào mùa mưa nhất là
đối với du khách. Quy mô mạng lưới đường còn nhỏ, một số đường đã bị xuống
cấp do tác động của thời tiết vẫn chưa được đầu tư nâng cấp ảnh hưởng không
nhỏ đến nhu cầu đi lại của nhân dân.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch chưa
tạo ra được các điểm nhấn kiến trúc đô thị như: hệ thống các công trình điểm
nhấn tại cửa ngõ ra vào trung tâm huyện, các khu du lịch…
Tiềm năng các khu du lịch chưa được khai thác hết do hệ thống hạ tầng tại
các điểm du lịch vẫn còn nghèo nàng, không đồng bộ. Việc đầu tư tại các điểm
du lịch mới chỉ dừng lại ở hạ tầng giao thông mà chưa chú ý đến các công trình
kiến trúc phụ trợ như: vườn hoa, cây xanh…Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại một số
điểm du lịch chưa chú trọng đến sự hài hòa với cảnh quan, kiến trúc xung quanh
đã làm mất đi vẽ tự nhiên, sinh thái trong không gian, như: ta luy hồ Đăk Ke, ta
luy đường lên khu tượng Đức mẹ…
Hạ tầng kỹ thuật ở vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được đầu tư cơ bản.
Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch kèm theo phát triển chậm. Điều này là một trở
ngại lớn đối với du lịch của địa phương, làm giảm sự thu hút khách du lịch đến
với Kon Plông.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng về khách du lịch trong giai đoạn 2010-2013 rất
nhanh, lên đến gần 120% nhưng tỷ trọng khách du lịch quốc tế vẫn còn rất thấp,
bình quân chỉ chiếm gần 1,29 % tổng số lượt khách du lịch đến Kon Plông trong
giai đoạn này, điều đó cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế và nguồn khách
thu nhập cao còn thiếu và chưa bền vững đã ảnh hưởng đến doanh thu du lịch
trong thời gian qua.
Tuy lượng khách du lịch có tốc độ tăng trưởng cao, song công suất buồng
phòng bình quân nhiều năm chỉ đạt khoảng 45%/năm. Với chỉ số này thì các cơ
sở kinh doanh lưu trú du lịch sẽ rất khó để có thể có lãi hoạt động kinh doanh
lưu trú.
Loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng
đều, khả năng cạnh tranh thấp. Thiếu những khu, sản phẩm du lịch đặc sắc, có
tầm cỡ và mang tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế làm điểm nhấn cho du

48
lịch KonPlông. Một số điểm du lịch có tiềm năng lớn tự nhiên, tài nguyên nhân
văn chưa có định hướng khai thác và ưu tiên đầu tư nên sản phẩm các khu du
lịch này vẫn dưới dạng tiềm năng. Tỉnh đã xác định 3 vùng du lịch, nhưng chưa
hình thành rõ nét, chưa được quan tâm đầu tư. Công tác quy hoạch chi tiết một
số khu du lịch trên địa bàn tỉnh chưa kịp thời, ảnh hưởng tới việc triển khai các
dự án đầu tư xây dựng ra sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.
Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đủ tầm vươn ra thị trường
quốc tế; nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu; kinh phí đầu tư cho
quảng bá, xúc tiến chưa nhiều, các doanh nghiệp chưa tích cực tham gia hoạt
động xúc tiến.
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên phần lớn là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ kinh doanh chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải
trí manh mún, chất lượng dịch vụ chưa cao nên doanh thu không lớn. Trong lúc
đó lữ hành là trụ cột để đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thì chưa mạnh,
chưa có con chim đầu đàn, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế
còn nhiều hạn chế.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tuy đã có cố gắng nhiều
song vẫn chưa theo kịp yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng, cán bộ có
trình độ chuyên môn cao, giỏi về ngoại ngữ ở cơ quan quản lý Nhà nước và tại
các doanh nghiệp còn thiếu và yếu.

49
PHẦN THỨ BA
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN,
HUYỆN KON PLÔNG ĐẾN NĂM 2020
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái
Măng Đen
1. Tác động của các quy hoạch
1.1. Tác động tích cực
Các Quy hoạch tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chỉ đạo và điều hành
triển khai thực hiện đề án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Măng Đen. Đặc
biệt, trong định hướng phát triển của các quy hoạch như: Quy hoạch phát triển
ngành Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, quy hoạch tổng
thể phát triển ngành du lịch Việt Nam đến đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đều
xem Măng Đen như là một địa điểm du lịch hấp dẫn và đưa vào quy hoạch.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhu cầu
đi lại, tham quan, du lịch và hưởng thụ các giá trị về văn hóa, thể thao sẽ tăng
lên, tạo tiền đề thúc đẩy du lịch phát triển.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp
và xây dựng mới trên địa bàn tỉnh sẽ kết nối giao thông giữa thành thị với khu
vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu
của người dân cũng như khách du lịch.
Việc hình thành, nâng cấp và xây dựng mới các khu đô thị, các trung tâm
mua sắm, hệ thống các siêu thị, các chợ... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mua sắm của người dân và đặc biệt là khách du lịch.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng quá trình đô thị hóa nhanh,
nguồn lao động nhất là lao động được đào tạo, lao động trẻ, khỏe sẽ tập trung
làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ (trong đó có các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực du lịch).
1.2. Tác động tiêu cực

50
Quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch ngoài việc sẽ chiếm một phần
diện tích đất sẽ gây ra các nguy cơ như phá vỡ không gian, cảnh quan các khu
du lịch, các điểm văn hóa, các di tích lịch sử(4).
Một số phong tục tập quán, lễ nghi làng, xã và lối sống cộng đồng dân cư
bị đảo lộn.
Môi trường sinh thái có nguy cơ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của ngành du lịch.
Công tác dự báo của các quy hoạch phần lớn đều không chính xác, dẫn đến
luận chứng các phương án phát triển ở một số quy hoạch chưa đánh giá hết mọi
vấn đề liên quan, do vậy phương án chọn chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững.
Chính vì luận chứng thiếu tính chặt chẽ, do vậy ở một số quy hoạch, chỉ tiêu quy
hoạch không sát với khả năng nên thiếu tính thực tiễn.
2. Tác động của nhân tố bên ngoài, nội lực bên trong ảnh hưởng đến
đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen
2.1. Tác động của các yếu tố bên ngoài
2.1.1. Tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
Tích cực: Tạo điều kiện phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh về đất, tài
nguyên rừng, tiềm năng thủy điện, khoáng sản và các lợi thế về du lịch sinh thái.
Góp phần hoàn thiện trong mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, kết nối
nhanh chóng với các đô thị và với các trung tâm kinh tế. Các khu du lịch được
ưu tiên đầu tư, phát triển.
Tiêu cực: Phát triển công nghiệp chế biến, thuỷ điện, khai thác khoáng sản,
gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan du lịch.
2.1.2. Tác động của bối cảnh vùng Tây Nguyên
Tích cực: Theo quy hoạch tổng thể phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ
2011-2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng
đã và đang được xây dựng, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt
khoảng 12-13%. Các ngành hàng có lợi thế như cà phê, cao su, tiêu, điều, bột
giấy, gỗ sẽ được quy hoạch ưu tiên phát triển góp phần nâng cao đời sống cho
đồng bào.
Tiêu cực: Cũng giống như tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Kon Tum, đó là việc phát triển thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, gây
ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan du lịch.
2.1.3. Tác động của bối cảnh vùng duyên hải miền Trung
Tích cực: Vùng duyên hải miền Trung, đặc biệt là khu kinh tế Chu Lai,
Dung Quất ngày càng phát triển mạnh sẽ là thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm
4()
Công trình thủy điện Đăk Đrinh đã lấp suối nước khoáng bản Đăk Nên ở khu vực này, đây là 1 trong
những điểm du lịch đã được đưa vào quy hoạch.

51
năng, tạo cơ hội cho Kon Plông phát triển.
Tiêu cực: Sản xuất nông nghiệp chưa được chuyên môn hóa, các tiến bộ
khoa học công nghệ chưa được ứng dụng rộng rãi, trình độ sản xuất của nông
dân còn thấp nên khó đáp ứng, thâm nhập thị trường này.
2.2. Tác động của nội lực bên trong
2.2.1. Thuận lợi
Có nguồn tài nguyên rừng với hệ sinh thái rừng phong phú, nguyên vẹn, hệ
động, thực vật ôn đới quý hiếm. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cần được
quan tâm khai thác hợp lý và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ.
Có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế.
Quỹ đất chưa sử dụng còn khá nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.2.2. Khó khăn
Mức sống của người dân trong huyện thấp, tỷ lệ nghèo đói cao. Đây là rào
cản lớn cho tổ chức sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là các hoạt
động kinh tế xã hội tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, trình độ học vấn còn thấp, tỷ lệ lao động qua
đào tạo thấp, chủ yếu lao động bằng nghề nông, nhận thức còn hạn chế. Đây là
khó khăn chủ yếu cho huyện trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo kiểu mới
hiệu quả cao.
- Địa hình phức tạp, bị chia cắt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế,
khí hậu khác biệt là những hạn chế gây khó khăn trong việc sản xuất, ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
II. Quan điểm, mục tiêu đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng
Đen đến năm 2030
1. Quan điểm đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen
Thứ nhất, phải xác định việc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch phải được xem
là một trong những hạng mục quan trọng nhất trong hệ thống hạ tầng huyện Kon
Plông nói chung và hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch nói riêng, phải được ưu tiên
đầu tư đi trước một bước nhằm tạo tiền đề cho phát triển du lịch, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Thứ hai, việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch Măng Đen
phải hiện đại, đồng bộ và hợp lý trên phạm vi cả huyện, từng khu vực và từng
địa phương, đáp ứng mọi yêu cầu du khách; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự

52
án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan tỏa lớn. Tăng cường công tác
quản lý trong khai thác sử dụng công trình.
Thứ ba, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch phải kết hợp chặt
chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, xã; gắn với tiết
kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh
đó, quan tâm đầu tư phát triển một số ngành phụ trợ cho phát triển du lịch như:
tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, các mô hình sản xuất nông nghiệp,..
Thứ tư, huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý
để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ
tầng du lịch; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công
trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội; huy động các
nguồn vốn từ xã hội hóa, từ các nguồn tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ…
Thứ năm, việc đầu tư xây dựng Vùng du lịch sinh thái Măng Đen phải gắn
chặt chẽ với việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc bản địa, góp phần tạo ra
nhiều việc làm nhằm cải thiện và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, đảm bảo
an sinh xã hội.
2. Mục tiêu
Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những công
trình thiết yếu nhất, quá tải, bức xúc; từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ
tầng du lịch tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát
triển nhanh và bền vững; tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách các
vùng và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Cần tập trung nguồn lực cho từng khu vực và lĩnh vực trọng tâm với các
mục tiêu cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn 2016- 2020
2.1.1. Hạ tầng kết nối giữa vùng du lịch sinh thái Măng Đen và ngoài vùng
a. Hệ thống giao thông
Bảo đảm kết nối các Vùng du lịch với nhau và với các đầu mối giao thông
chính (bao gồm QL 24, nối với tỉnh Quảng Ngãi đến quốc lộ 1 A, QL14 nối với
các tỉnh Tây Nguyên, đường Đông Trường Sơn..) ra ngoài vùng và các tuyến
giao thông đến các thôn, xã bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải
được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn (trong đó tập trung ưu tiên
các tuyến đường thuộc vùng du lịch đô thị Kon Plông bao gồm Măng Đen, Đăk
Long).
b. Hệ thống điện:

53
Bảo đảm 100% các thôn, xã thuộc vùng du lịch trung tâm, các thôn, xã thuộc
các vùng du lịch đều có điện lưới quốc gia; Đầu tư mở rộng, nâng cấp và bổ sung
hệ thống lưới điện cao thế, hạ thế, các trạm biến áp, các máy phát điện dự phòng
đảm bảo nhu cầu phát triển du lịch và kinh tế - xã hội trong vùng.
c. Hệ thống bưu chính viễn thông
Bảo đảm 100% các thôn, xã thuộc vùng du lịch trung tâm và 70% các thôn,
xã thuộc các vùng du lịch còn lại sẽ được phủ sóng điện thoại di động.
Đối với các xã nằm trong các tuyến du lịch phải có ít nhất một điểm bưu
chính như: bưu cục, ki ốt, đại lý, thùng thư công cộng hoặc hình thức khác thuộc
mạng bưu chính công cộng. Từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt
động các bưu điện văn hóa xã, các bưu cục, ki ốt, đại lý, thùng thư công cộng…
d. Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước và các công trình khác
Đảm bảo hoàn thành theo đúng phân kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
huyện Kon Plông.
2.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
a. Cơ sở lưu trú và ăn uống, các cửa hàng mua sắm
Vùng du lịch Trung tâm: đảm bảo 80% số lượng phòng cho khách lưu trú
theo dự báo quy hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục mở rộng quy mô và tăng số
lượng các cửa hàng ăn uống và mua sắm tương ứng với sự tăng trưởng về số
lượng và nhu cầu du khách.
Các Vùng du lịch phía Đông và Đông Bắc: 100% các điểm tham quan du
lịch đều có các cửa hàng ăn uống và mua sắm; từng bước mở rộng quy mô và
tăng số lượng các cửa hàng ăn uống và mua sắm tương ứng với sự tăng trưởng
về số lượng và nhu cầu du khách.
Vùng du lịch phía Bắc: tiếp tục mở rộng quy mô và tăng số lượng các cửa
hàng ăn uống và mua sắm tương ứng với sự tăng trưởng về số lượng và nhu cầu
du khách.
b. Dịch vụ vận chuyển
Đầu tư phát triển các dịch vụ vận chuyển kết nối giữa vùng du lịch trung tâm
và các vùng du lịch còn lại, dịch vụ vận chuyển trong nội bộ vùng du lịch trung
tâm, nội bộ trong các khu du lịch bằng với nhiều loại hình đa dạng, phong phú.
Từng bước tăng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận chuyển
bằng với nhiều loại hình đa dạng, phong phú thỏa mãn mọi nhu cầu du khách
như: các dịch vụ: taxi, cho thuê mô tô, ô tô, xe đạp tự lái; dịch vụ tham quan di
chuyển bằng xe điện trong nội bộ vùng, nội bộ các khu giải trí,..
c. Cơ sở vui chơi giải trí

54
Phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu các cơ sở
vui chơi giải trí cho người dân địa phương và du khách. Trước mắt, ưu tiên đầu
tư phát triển Vùng du lịch trung tâm.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình vui chơi, giải trí đã được quy
hoạch trong vùng du lịch trung tâm. Từng bước phát triển ở các vùng du lịch còn
lại trên cơ sở nhu cầu của từng giai đoạn như: Công viên trung tâm Khu; Tổ hợp
dân cư kết hợp du lịch văn hóa cộng đồng; Công viên vườn thú du lịch mở, kết
hợp trò chơi giải trí; Nâng cấp cải tạo khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ...
d. Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá (phòng chiếu phim,
nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm).
Phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu các công
trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá cho người dân địa phương và du khách.
Trước mắt, ưu tiên đầu tư phát triển Vùng du lịch trung tâm.
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình văn hóa đã được quy hoạch trong
vùng du lịch trung tâm. Từng bước phát triển ở các vùng du lịch còn lại trên cơ
sở nhu cầu của từng giai đoạn như: Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, giải trí 5
tầng; Nhà hát đa năng; Tổ hợp văn phòng thương mại cho thuê 12 tầng; Khách
Sạn hội nghị 4 sao; Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
2.2. Giai đoạn 2021 - 2025
2.2.1. Hạ tầng kết nối giữa vùng du lịch sinh thái Măng Đen và ngoài vùng
a. Hệ thống giao thông
Bảo đảm kết nối các đầu mối giao thông chính nối từ ngoài vùng đến các
vùng du lịch còn lại và các tuyến giao thông đến các thôn, xã bằng hệ thống giao
thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao.
b. Hệ thống điện
Bảo đảm 100% các thôn, xã thuộc các vùng du lịch còn lại đều có điện lưới
quốc gia; Đầu tư mở rộng, nâng cấp và bổ sung hệ thống lưới điện cao thế, hạ
thế, các trạm biến áp, các máy phát điện dự phòng đảm bảo nhu cầu phát triển
du lịch và kinh tế - xã hội trong vùng.
c. Hệ thống bưu chính viễn thông
Bảo đảm 100% các thôn, xã thuộc các vùng du lịch được phủ sóng điện
thoại di động.
Nâng cao hiệu quả hoạt động các bưu điện văn hóa xã, các bưu cục, ki ốt,
đại lý, thùng thư công cộng…
d. Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước và các công trình khác
Đảm bảo hoàn thành theo đúng phân kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
huyện Kon Plông.

55
2.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
a. Cơ sở lưu trú và ăn uống, các cửa hàng mua sắm
Vùng du lịch trung tâm: đảm bảo 100% số lượng phòng cho khách lưu trú
theo dự báo quy hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục mở rộng quy mô và tăng số
lượng các cửa hàng ăn uống và mua sắm tương ứng với sự tăng trưởng về số
lượng và nhu cầu du khách.
Các Vùng du lịch phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông: đảm bảo số lượng
phòng cho khách lưu trú theo dự báo quy hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục mở
rộng quy mô và tăng số lượng các cửa hàng ăn uống và mua sắm tương ứng với
sự tăng trưởng về số lượng và nhu cầu du khách.
b. Dịch vụ vận chuyển
Trên cơ sở các dịch vụ vận chuyển đã được đầu tư ở giai đoạn trước, tiếp
tục đầu tư theo hướng tăng số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận
chuyển kết nối giữa vùng du lịch trung tâm và các vùng du lịch còn lại, dịch vụ
vận chuyển trong nội bộ vùng du lịch trung tâm, nội bộ trong các khu du lịch
bằng với nhiều loại hình đa dạng, phong phú tương ứng với sự tăng trưởng về số
lượng và nhu cầu du khách.
c. Cơ sở vui chơi giải trí
Mở rộng quy mô và số lượng các công trình vui chơi, giải trí trong vùng du
lịch trung tâm; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình vui chơi, giải trí ở các
vùng du lịch còn lại theo quy hoạch đã được phê duyệt như: Làng sinh thái Tây
Bắc Kon Plông Khu nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loại thực vật xứ lạnh;
Tổ hợp khu đóng gói, phân phối các loại rau hoa xứ lạnh Măng Đen; Trung Tâm
mua sắm và giải trí Đăk Long.
d. Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá (phòng chiếu phim,
nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm).
Mở rộng quy mô và số lượng các công trình văn hóa ở vùng du lịch trung
tâm; Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình ở các vùng du lịch còn lại theo
quy hoạch đã được phê duyệt như: Khu du lịch sinh thái - sân Gofl KonPlông;
Khu du lịch sinh thái - sân Gofl Kon Plông; Sân bay Kon Plông.
III. Định hướng đầu tư phát triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến
năm 2020
1. Định hướng đầu tư phát triển các tuyến du lịch
1.1. Đối với các tuyến du lịch chính
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, trên địa bàn huyện Kon Plông sẽ có 4
tuyến du lịch chính là: Tuyến du lịch Kon Plông - Đăk Tăng - Măng Bút (chạy

56
trên nền TL676 và TL680B(5)); Tuyến du lịch Kon Plông - Đăk Nên (chạy trên
nền TL676); Tuyến Kon Plông - Ngọc Tem (chạy trên nền tuyến Đông Trường
Sơn); Tuyến Kon Plông - Hiếu - Pờ Ê (chạy trên nền tuyến quốc lộ 24).
Các quốc lộ và tỉnh lộ trên đã được quy hoạch tại các quy hoạch phát triển
giao thông của Bộ Giao thông vận tải và tỉnh Kon Tum, đã có định hướng đầu tư
chi tiết, đã và đang triển khai theo tiến độ quy hoạch. Vì vậy, không cần thiết
phải định hướng lại, nhưng phải có các biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường
và cơ sở phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
1.2. Đối với các tuyến trong các khu Trung tâm du lịch
1.2.1. Trung tâm du lịch chính
Ngoài việc Nâng cấp quốc lộ 24 đoạn qua đô thị Kon Plông thành đường
trục chính đô thị (mặt cắt ngang dự kiến rộng 28,0m) và tỉnh lộ 676 (đoạn qua
Trung tâm huyện dài 2,5km có bề rộng 15m (mặt cắt ngang rộng 32,0m). Định
hướng phát triển các tuyến còn lại như sau:
Các tuyến đường đi bộ nối từ Trung tâm đô thị đến các Quảng trường
trung tâm.
Các tuyến nối từ Trung tâm của đô thị tới các khu nghỉ mát; hợp tác xã rau
hoa, cá tầm; làng văn hóa dân tộc; công viên hoa chuyên đề...
Các tuyến đường mòn, đường đi bộ, đường dạo trong nội bộ các làng văn
hóa dân tộc; hợp tác xã rau hoa, cá tầm; công viên hoa chuyên đề. Trong đó ưu
tiên phát triển các tuyến đường dạo ở công viên văn hóa hồ Đăk Ke.
Xây dựng tuyến cáp treo, cáp trượt tại khu du lịch sinh thái Đăk Ke.
Tất cả các tuyến đường trên đều phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa.
Các hạng mục trên phải được ưu tiên đầu tư đồng bộ ngay trong giai đoạn đầu
để hình thành khung của vùng Trung tâm, tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo.
1.2.2. Trung tâm du lịch Đăk Tăng - Măng Bút
Nâng cấp mở rộng các tuyến đường TL 676, ĐH35 đoạn đi qua trung tâm
xã Đắk Tăng, Măng Bút (mỗi xã khoảng 2km) có mặt cắt ngang đường dự kiến
19,5m, mặt đường cấp phối bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng và hệ thống điện
chiếu sáng.
Mặt khác cần phối hợp với huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi để kết nối
tuyến đường TL676 đến trung tâm huyện Sơn Tây.
Mở các tuyến đường nối từ tuyến chính tới các làng văn hóa dân tộc, làng
du lịch sinh thái, các công viên, hồ sinh thái, sinh thái nông nghiệp, các khu du
lịch nghỉ dưỡng, khu lòng hồ thủy điện trong vùng du lịch(6).
Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/2ZvogiC
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
5()
Sẽ được xây dựng trong tương lai
6()
Bề rộng mặt đường tối thiểu 2m, thiết kế cấp phối hoặc BTXM, hai bên đường có cảnh quan đẹp.

57
Mở rộng, nâng cấp (nhựa hóa hoặc bê tông hóa) các tuyến đường đến các
khu dân cư, thôn, bản tại đây.
1.2.3. Trung tâm du lịch Đăk Nên
Nâng cấp mở rộng các tuyến đường TL 676 đoạn đi qua trung tâm xã Đắk
Nên (dài 2km) có mặt cắt ngang đường 19,5m, mặt đường cấp phối bê tông
nhựa hoặc bê tông xi măng và hệ thống điện chiếu sáng.
Hoàn thiện các tuyến dẫn tới khu du lịch trong vùng (thiết kế tương tự như
các tuyến đường trong Trung tâm du lịch Đăk Tăng - Măng Bút), ưu tiên các
tuyến có cảnh quan đẹp hai bên đường.
Mở rộng, nâng cấp (nhựa hóa hoặc bê tông hóa) các tuyến đường đến các
khu dân cư, thôn, bản tại đây.
1.2.4. Trung tâm du lịch Ngọc Tem
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Đông Trường Sơn (đoạn còn lại tại dốc
Ngọc Lu) chạy qua (mặt cắt ngang đường rộng 20,0m mặt đường cấp phối bê
tông nhựa theo quy hoạch).
Bổ sung các tuyến đường cấp phối (ưu tiên các tuyến có cảnh quan đẹp hai
bên đường) nối tới các khu rừng nguyên sinh, các điểm du lịch tại khu du lịch
Ngọc Tem. Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/2ZvogiC
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Mở tuyến đường mòn (không sử dụng cấp phối, bê tông xi măng hoặc bê
tông nhựa để giữ cho khu vực này nguyên thủy đồng bộ), cầu treo sinh thái tại
khu vực rừng nguyên sinh để phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, dã ngoại, nghiên cứu
thực vật… của du khách.
Mở rộng, nâng cấp (nhựa hóa hoặc bê tông hóa) các tuyến đường đến các
khu dân cư, thôn, bản tại đây.
1.2.5. Trung tâm du lịch xã Hiếu - Pờ Ê
Nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 24 chạy qua, đoạn qua trung tâm qua
(mặt đường cấp phối bê tông nhựa theo quy hoạch).
Bổ sung các tuyến đường cấp phối (ưu tiên các tuyến có cảnh quan đẹp hai
bên đường) nối với các điểm du lịch tại đây.
Mở rộng, nâng cấp (nhựa hóa hoặc bê tông hóa) các tuyến đường đến các
khu dân cư, thôn, bản.
2. Định hướng phát triển các điểm du lịch
2.1. Tại vùng du lịch đô thị Kon Plông của vùng du lịch Măng Đen (Vùng
du lịch trung tâm)
Theo quy hoạch, đây sẽ là nơi tập trung hầu hết các sản phẩm du lịch và
dịch vụ chính với quy mô lớn của vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, là

58
trung tâm của đô thị Kon Plông với các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Định
hướng đầu tư phát triển ở đây như sau:
Khu lưu trú: Bao gồm các khách sạn từ 2 - 5 sao; các khu biệt thự với loại
hình biệt thự lưu trú theo hình thức gia đình, khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng, Spa…
Khu mua sắm: Bao gồm trung tâm hội chợ triển lãm; cửa hàng mua sắm,
đường đi dạo...
Khu giải trí, thư giãn, thể thao: Bao gồm rạp chiếu phim, nhà hát, nhà biểu
diễn văn hóa dân tộc, khu vui chơi dành cho trẻ em, Karaoke, sân golf,…
Khu tham quan kết hợp mua sắm đặc sản địa phương: Bao gồm làng văn
hóa dân tộc, làng rau, hoa, khu công viên văn hóa hồ Đăk Ke, thác Pa Sỹ…
Các công trình văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số
(Mơ Nâm; Hrê; Xơ Đăng,…).
2.2. Tại Trung tâm du lịch Đăk Tăng – Măng Bút
Đây là điểm tham quan du lịch cảnh quan, du lịch lòng hồ thủy điện, du
lịch dã ngoại và du lịch trải nghiệm. Định hướng đầu tư phát triển tại điểm du
lịch này như sau:
Khu trung tâm: phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí, văn hóa gồm: sân lễ
hội, nhà dịch vụ, nhà hàng ăn uống.
Khu làng văn hóa dân tộc.
Làng du lịch sinh thái: bao gồm các hạng mục công trình phục vụ du lịch
sinh thái như: lưu trú, dịch vụ thể thao, giải trí, cắm trại...
Khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
2.3. Tại Trung tâm du lịch Đăk Nên
Khu nhà nghỉ, câu lạc bộ thể thao, khu cắm trại.
2.4. Tại Trung tâm du lịch Ngọc Tem
Đây là khu du lịch có suối nước khoáng nóng, lòng hồ thủy điện, nhiều
rừng nguyên sinh và cảnh quan đẹp. Định hướng đầu tư phát triển tại điểm du
lịch này như sau:
Các công trình dịch vụ phục hồi sức khỏe, các trung tâm dịch vụ và ngắm
cảnh, dã ngoại, trải nghiệm, nghiên cứu thực vật.
Khu biệt thự ven bờ suối, khu cây hoa và cây cảnh.
2.5. Tại Trung tâm du lịch xã Hiếu – Pờ Ê
Khu này có tiềm năng về khai thác lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa.
Định hướng đầu tư phát triển tại điểm du lịch này như sau:
Khu làng văn hóa dân tộc.
Các trung tâm dịch vụ và ngắm cảnh, dã ngoại, trải nghiệm, nghiên cứu
thực vật, Khu nhà nghỉ, câu lạc bộ thể thao, khu cắm trại.
5408838
59

You might also like