You are on page 1of 129

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1


1.1. Lý do, sự cần thiết phải lập quy hoạch 1
1.2. Các căn cứ lập quy hoạch 2
1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng 4
1.3.1. Quan điểm:.................................................................................................4
1.3.2. Mục tiêu:....................................................................................................5
CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 7
2.1. Vị trí, liên hệ vùng và giới hạn lập quy hoạch 7
2.2. Các điều kiện tự nhiên: 8
2.2.1. Địa hình, cảnh quan...................................................................................8
2.2.2. Thời tiết, Khí hậu:....................................................................................11
2.2.3. Thủy văn..................................................................................................12
2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................12
2.3. Hiện trạng sử dụng đất 14
2.3.1. Tình hình sử dụng đất..............................................................................14
2.3.2. Đánh giá tình hình biến động đất đai.......................................................15
2.4. Hiện trạng dân số và lao động 17
2.4.1. Thành phần dân cư...................................................................................18
2.4.2. Phân bố dân cư.........................................................................................19
2.4.3. Hiện trạng lao động..................................................................................20
2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội 21
2.5.1. Công trình hành chính, cơ quan...............................................................21
2.5.2. Giáo dục:..................................................................................................21
2.5.3. Y tế...........................................................................................................22
2.5.4. Văn hóa - Thể dục thể thao......................................................................23
2.5.5. Nhà ở........................................................................................................24
2.5.6. Các công trình di tích lịch sử văn hóa......................................................24
2.6. Hiện trạng phát triển kinh tế 25
2.6.1. Các chỉ tiêu chính về kinh tế....................................................................25
2.6.2. Hiện trạng Công nghiệp...........................................................................27
2.6.3. Hiện trạng Du lịch....................................................................................28
2.6.4. Hiện trạng Thương mại, dịch vụ..............................................................33
2.6.5. Hiện trạng Nông nghiệp...........................................................................34
2.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 39
2.7.1. Hiện trạng giao thông..............................................................................39
2.7.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật....................................................................42
2.7.3. Hiện trạng cấp nước.................................................................................43
2.7.4. Hiện trạng cấp điện..................................................................................44
2.7.5. Hiện trạng hạ tầng viễn thông thụ động...................................................44
2.7.6. Hiện trạng quản lý CTR và nghĩa trang...................................................44
2.7.7. Hiện trạng thủy lợi...................................................................................45

i
2.8. Hiện trạng môi trường 51
2.8.1. Hiện trạng môi trường khu vực................................................................51
2.8.2. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng.............................................52
2.9. Các Quy hoạch và dự án có liên quan 53
2.9.1. Các quy hoạch và dự án...........................................................................53
2.9.2. Các quy hoạch ngành có liên quan..........................................................56
2.9.3. Quy hoạch nông thôn mới các xã............................................................57
2.9.4. Đánh giá tổng công tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.............................................................................................57
2.9.5. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã..........................................59
2.10. Đánh giá chung 59
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN 61
3.1. Tính chất, chức năng 61
3.2. Tiềm năng và động lực phát triển vùng 61
3.3. Tầm nhìn và dự báo phát triển vùng 62
3.3.1. Tầm nhìn:.................................................................................................62
3.3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế......................................................64
3.3.3. Dự báo quy mô dân số.............................................................................64
3.3.4. Dự báo các chỉ tiêu đất đai, đô thị hóa.....................................................65
3.4. Cấu trúc phát triển không gian vùng: 66
3.4.1. Các đặc trưng về hệ thống giao thông và phân bố dân cư.......................66
3.4.2. Các phương án cơ cấu..............................................................................67
3.4.3. Phân tích lựa chọn phương án:................................................................69
3.5. Định hướng phát triển không gian vùng và phân vùng phát triển 70
3.5.1. Mô hình phát triển không gian vùng:.......................................................70
3.5.2. Các vùng kiểm soát phát triển:................................................................71
3.5.3. Khu vực cần bảo tồn:...............................................................................71
3.5.4. Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển:.........................72
3.5.5. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn:....................................................77
3.5.6. Phân bố và xác định hệ thống các công trình hạ tầng xã hội:..................78
3.6. Định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng 79
3.6.1. Định hướng Chuẩn bị kỹ thuật.................................................................79
3.6.2. Định hướng quy hoạch giao thông...........................................................81
3.6.3. Định hướng hệ thống cấp nước................................................................89
3.6.4. Định hướng Thoát nước và xử lý nước thải, xử lý CTR và nghĩa trang .
91 3.6.5. Định hướng cấp điện................................................................................94
3.6.6. Định hướng hạ tầng viễn thông thụ động................................................95
3.6.7. Định hướng quy hoạch thủy lợi...............................................................98
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 100
4.1. Mở đầu 100
4.1.1. Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)..................100
4.1.2. Căn cứ pháp lý, mục tiêu, phạm vi, và nội dung các vấn đề môi trường
chính liên quan đến quy hoạch........................................................................................100
ii
4.2.Xác định nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường khi quy hoạch 103
4.3.Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động 105
4.4.Dự báo xu hướng và đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy
hoạch 106
4.4.1. Xu hướng biến đổi của môi trường kinh tế xã hội.................................106
4.4.2. Xu hướng biến đổi của môi trường tự nhiên..........................................106
4.4.3. Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch........................108
4.5. Các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong đồ án
quy hoạch 113
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật..................................................................................113
4.5.2. Giải pháp quản lý...................................................................................119
CHƯƠNG 5. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG 122
5.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư 122
5.1.1. Các chương trình ưu tiên đầu tư............................................................122
5.1.2. Các dự án ưu tiên:..................................................................................122
5.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch vùng 123
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125
6.1. Kết luận 125
6.2. Kiến nghị 125

iii
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do, sự cần thiết phải lập quy hoạch
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá
đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 872/2015/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 đã nêu rõ mục tiêu: “Phấn
đấu đến năm 2020, Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh
tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu đồng bộ,hiện đại”. Đồng thời,
đẩy mạnh liên kết giữa các vùng trong tỉnh, các định hướng phát triển mang tính
chiến lược trên sẽ có những tác động và thay đổi lớn đến kinh tế - xã hội của huyện
Vĩnh Lộc.
Năm 2018, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, nền kinh tế
cả nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ
được ổn định, kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, môi trường đầu tư kinh
doanh được cải thiện đáng kể, thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh. Đặc
biệt các đầu tàu kinh tế của tỉnh có những bước phát triển đột phá như thành phố
Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn (hướng tới thành lập thành phố Nghi Sơn - đô thị
loại 1) với các dự án mang tầm cỡ Quốc gia (như quần thể du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng FLC Sầm Sơn, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
2...). Vì vậy để khai thác lợi thế, phát huy tiềm năng đồng thời nắm bắt cơ hội thì
cần có định hướng tổng thể trên địa bàn huyện và nghiên cứu mối liên hệ các địa
phương lân cận.
Ngày 15/8/2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch
tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với
phát triển du lịch. Quy hoạch có quy mô 5078,5 ha, gồm khu vực di tích Thành
Nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc ranh giới hành chính các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến,
Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh và thị
trấn Vĩnh Lộc với tính chất là trung tâm văn hóa lịch sử quốc gia, của tỉnh Thanh
Hóa với sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử.
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến quốc lộ 217 từ Đò Lèn, huyện Hà Trung đến
cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn đã hoàn thành, trong đó huyện Vĩnh Lộc là
một trong những địa bàn tuyến đường đi qua. Đây là tuyến đường có vai trò quan
trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng đặc biệt là thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015- 2020 đặt ra,
cơ cấu kinh tế: nông -lâm - thủy sản chiếm 24,8%%, công nghiệp - xây dựng
chiếm 40,7%, dịch vụ chiếm 34,5% (điều chỉnh theo Nghị quyết số 09-NQ/HU
ngày 14/8/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện). Thời gian qua, huyện Vĩnh
Lộc đã có sự điều chỉnh có ảnh hưởng rất lớn đến các định hướng chiến lược về
tổng thể kinh tế - xã hội mang tính chất vùng miền của huyện.
1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Từ những nội dung trên, việc lập quy hoạch xây dựng Vùng huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 là hết sức cần thiết,
nhằm cụ thể hóa các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; để
có cái nhìn tổng thể trên cơ sở đó thống nhất và đồng bộ hóa Quy hoạch tổng thể
kinh tế – xã hội với các quy hoạch ngành cũng như các yếu tố tác động mới trên
địa bàn huyện; gắn kết chặt chẽ các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các khu
chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng nông thôn mới cả về không gian và hệ
thống HTXH, hệ thống HTKT; Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiềm năng
và lợi thế của huyện; làm cơ sở triển khai các quy hoạch, kế hoạch hành động, thu
hút đầu tư và quản lý thực hiện theo quy hoạch.
1.2. Các căn cứ lập quy hoạch
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số
32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 và các quy định chi tiết thi hành luật;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
- Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến
quy hoạch số 35/2018/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2018;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Di sản Văn hóa
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Chính Phủ
về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định
chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Du lịch
- Quyết định số 872/2015/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Chính phủ Phê
duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành nhà Hồ
và vùng phụ cận găn với phát triển du lịch;

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v
ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc
cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 Quy định hồ sơ của nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng
khu chức năng đặc thù;
- Thông tư số 35/2016-TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ xây dựng về quy
chuẩn quốc gia về QHXD;
- Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng Nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh
Thanh Hóa;
- Nghị quyết số 150/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng Nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 287-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa
XVIII về việc ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới, giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa
XVIII về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn
2016-2020;
- Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới bến ô tô xe khách tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020;
- Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 25/02/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020 được UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020;
- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Thanh Hóa phê duyệt chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 3886/2009/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt bổ sung quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm
thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
- Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11/04/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm
2020 và giai đoạn 2021 – 2030;
- Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 8/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025;
- Quyết định 4388/QĐ-UBND ngày 19/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đến
2020, định hướng đến 2025;
- Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và
thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 9/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng Vùng huyện
Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070.
1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng
1.3.1. Quan điểm:
Quan điểm phát triển:
- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc đặt trong tổng thể phát triển
chung của tỉnh Thanh Hóa. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển huyện với sự phát
triển trong khu vực. Nắm bắt các cơ hội phát triển mới trong khu vực để thu hút
đầu tư bên ngoài tạo sự bứt phá về tăng trưởng, đồng thời tạo động lực mạnh thúc
đẩy kinh tế - xã hội huyện.
- Phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế - xã hội
toàn diện, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước,

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
đưa Vĩnh Lộc trở thành huyện nằm trong tốp tiên tiến của các huyện vùng đồng
bằng, có nền kinh tế phát triển với tỷ trọng dịch vụ du lịch – nông nghiệp vượt
trội.
- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đây là khâu then
chốt để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa.
- Phát triển kinh tế với bước đi hợp lý theo hướng đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa; phát triển du lịch thành ngành kinh tế có thế
mạnh tạo động lực tăng trưởng, làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của huyện.
- Phát triển nông nghiệp nông thôn, gắn chương trình xây dựng nông thôn
mới với quá trình đô thị hóa, xây dựng hạ tầng, mạng lưới đô thị, cụm công
nghiệp, làng nghề các “Điểm đến du lịch” tạo thành “cú hích” chuyển dịch mạnh
mẽ cơ cấu kinh tế của huyện.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với bảo vệ, bảo tồn và phát huy những
giá trị của Di sản Thành Nhà Hồ; hài hòa giữa phát triển, cộng sinh giữa bảo tồn -
dân sinh - môi trường.
- Huy động nguồn lực tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Ưu tiên phát triển giao thông,
hạ tầng đô thị, hạ tầng nước sạch, hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại và
du lịch
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ
vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong khu vực.
Quan điểm lập quy hoạch:
- Phù hợp với đường lối chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII; các quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch nghành của tỉnh và trung ương trên
địa bàn huyện.
- Phải đảm bảo tính độc lập, toàn vẹn trong cấu trúc phát triển của huyện
Vĩnh Lộc với tầm nhìn xa, rộng, tính tổng thể trong vùng tỉnh.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với bảo vệ, bảo tồn và phát huy những
giá trị của Di sản Thành Nhà Hồ; hài hòa giữa phát triển, cộng sinh giữa bảo tồn -
dân sinh - môi trường.
- Phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, các vùng chức năng;
tôn trọng tự nhiên để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
1.3.2. Mục tiêu:
Mục tiêu phát triển:

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội, môi trường để
huyện Vĩnh Lộc thực sự trở thành huyện có kinh tế phát triển năng động thuộc
nhóm huyện khá của tỉnh Thanh Hóa. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự
chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế,
đến năm 2030 Vĩnh Lộc có cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó ngành dịch vụ du lịch
đóng vai trò nòng cốt. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống đô thị, từng bước
hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, đô thị và nông thôn, gắn phát
triển kinh tế với nâng cao chất lượng sống của nhân dân; tập trung xây dựng nông
thôn mới, phát triển y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển nguồn nhân lực,
bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng củng cố quốc
phòng-an ninh vững chắc.
Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc nhiệm kỳ 2015-2020.
- Phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế - xã hội
toàn diện, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước,
đưa Vĩnh Lộc trở thành huyện nằm trong tốp tiên tiến của các huyện vùng đồng
bằng, có nền kinh tế phát triển với tỷ trọng dịch vụ du lịch - nông nghiệp vượt trội.
- Xây dựng cấu trúc không gian vùng lãnh thổ, liên kết đô thị, điểm dân cư
nông thôn, liên kết các cực tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự phát triển cân đối hài
hòa giữa đô thị và nông thôn; đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững, liên kết
chặt chẽ việc đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội.
- Là cơ sở để triển khai lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các
khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn và quy hoạch hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng. Xây dựng các chương trình phát triển đô thị.

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG


2.1. Vị trí, liên hệ vùng và giới hạn lập quy hoạch
Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã và sông Bưởi, trên đoạn giao
nhau giữa Quốc lộ 45 với Quốc lộ 217; Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh
Hoá 45 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 45. Có tọa độ địa lý từ 19 o57’ - 20o08’
vĩ độ Bắc; 105o33’ - 105o46’ vĩ độ Đông; Sông Bưởi chảy theo hướng Bắc – Nam
chia huyện thành 2 vùng: Vùng Tây sông Bưởi và Đông sông Bưởi.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 157,72 km 2; Dân số 85.024 người (tài
liệu Niên giám thống kê huyện Vĩnh Lộc năm 2017). Trên địa bàn huyện có hai
dân tộc Kinh, Mường. Tôn giáo có Phật giáo và Thiên chúa Giáo. Cơ cấu hành
chính gồm 15 xã và 1 thị trấn huyện lỵ.
Quốc lộ 217 là trục đường giao thông quan trọng không chỉ riêng Thanh
Hóa mà của cả Quốc gia chạy qua Huyện từ phía Đông tới Tây. Ngoài ra, địa bàn
Huyện cũng có các tuyến giao thông như Quốc Lộ 45, Đường tỉnh 516B, Đường
tỉnh 522 và 523C chạy qua đã tạo điều kiện cho Vĩnh Lộc nhiều thuận lợi trong
giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các huyện, thị trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc
tế.
Toàn huyện có tới 14 di tích danh thắng được xếp hạng quốc gia, 51 di tích
danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt nơi đây có Thành Nhà Hồ - Di sản
văn hóa thế giới. Là nơi phát tích của 12 đời Chúa Trịnh, Vĩnh Lộc còn là nơi ẩn
chứa nhiều truyền thuyết huyền thoại với những di chỉ khảo cổ nổi tiếng, Vĩnh
Lộc có nhiều làng nghề với những sản phẩm có giá trị, có nhiều lễ hội đặc sắc,
nhiều trò chơi dân gian, nhiều món ăn độc đáo và nguồn lao động dồi dào. Với tài
nguyên Du lịch phong phú, giao thông thuận lợi, Vĩnh Lộc được xác định nằm
trong tuyến Du lịch quốc gia và quốc tế, là trung tâm tuyến du lịch quan trọng từ
thành phố Thanh Hoá qua Vĩnh Lộc lên Cẩm Thuỷ, Quan Sơn sang Lào.
Giới hạn lập quy hoạch:
Toàn bộ địa giới hành chính huyện Vĩnh Lộc, bao gồm 16 đơn vị hành
chính (01 thị trấn và 15 xã), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành;
- Phía Nam giáp huyện Yên Định;
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ;
- Phía Đông là huyện Hà Trung.
- Quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch: 157,72 km2.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng

2.2. Các điều kiện tự nhiên:


2.2.1. Địa hình, cảnh quan
Địa hình:
Là huyện đồng bằng, nhưng tiếp giáp với các huyện miền núi (Thạch
Thành, Cẩm Thủy); vì vậy về mặt lãnh thổ có địa hình không bằng phẳng, độ cao
trung bình là 15m (so với trung bình mặt nước biển); có 6 xã miền núi, gồm: Vĩnh
Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh và Vĩnh An với tổng diện
tích là: 9050,34 ha chiếm 57,27% diện tích tự nhiên toàn huyện;
- Phân theo địa hình, độ dốc.
* Loại địa hình có độ dốc <30, diện tích là: 8066 ha chiếm 51,13% diện tích
tự nhiên toàn huyện.
* Loại địa hình có độ dốc từ 30-80: 1.979 ha chiếm 12,57%.
* Loại địa hình có độ dốc từ 80-150: 2.054 ha chiếm 13,05%.
* Loại địa hình có độ dốc từ 150-200: 2.054 ha chiếm 7,38%.
* Loại địa hình có độ dốc từ >200: 2.479 ha chiếm 15,75%.
Sông Bưởi chảy theo hướng Bắc - Nam chia huyện thành 2 vùng:

8
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
- Vùng Tây sông Bưởi, gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Yên,
Vĩnh Tiến, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành, phần phía Tây xã Vĩnh Phúc và
thị trấn huyện. Có diện tích tự nhiên: 5510,2 ha, chiếm 34,92% diện tích toàn
huyện, trong đó diện tích đất có dạng đồi núi: 533,2 ha, chiếm 9,86% diện tích
toàn vùng; đồng bằng: 4977,1 ha, chiếm 90,14%.
Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, ngoài 2 xã Vĩnh Quang, Vĩnh
Long có địa hình đồi núi, còn lại khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các cây
trồng nông nghiệp nhất là cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực
phẩm.
Vùng Đông sông Bưởi, gồm các xã: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hùng, Vĩnh
Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An và phần phía Đông xã Vĩnh Phúc. Có diện
tích tự nhiên: 10293,1 ha, chiếm 65,24% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: diện
tích đồi núi là 4094,7 ha, chiếm 39,78% DTTN của vùng; đất bằng: 6198,4 ha, chiếm
60,22% DTTN của vùng.
Địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, có nhiều ô trũng, thường bị ngập
úng vào mùa mưa, tập trung ở các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh An và Vĩnh
Thịnh. Phần phía Bắc các xã: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hùng là địa hình đồi
núi, thường bị hạn về mùa khô.
Đất đai vùng này thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng theo mô
hình nông - lâm kết hợp, hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng
rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm; nuôi các con đặc
sản dưới tán rừng và phát triển mô hình sản xuất nông - ngư kết hợp.
Cảnh quan:
- Cảnh quan thiên nhiên:
Vĩnh Lộc nằm ở vị trí địa lý chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng và vùng
đồi núi cao phía tây tỉnh Thanh Hóa, có sông Mã, sông Bưởi chảy qua với những
cánh đồng bát ngát, những dãy núi nằm rải rác, tạo nên cảnh quan nhiên nhiên tươi
đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và hấp dẫn, có mau An Tôn xanh mát,
có hệ thống núi đá như núi Đún, núi Thổ Tượng, núi An Tôn, núi Eo Lê, núi Xuân
Đài, núi Cẩm Viên, núi Bền…; và các hang động địa chất đẹp như: Thắng cảnh
động Kim Sơn, Tiên Sơn, động Eo Lê, động Hồ Công… hình thành nên vùng cảnh
quan sơn thuỷ hữu tình.
- Cảnh quan nhân văn:
Ngoài các khu vực tập trung dân cư, huyện Vĩnh Lộc có một số cảnh quan
nhân văn như:
+ Các di tích lịch sử văn hóa:

9
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Vĩnh Lộc có mật độ di tích lịch sử văn hoá dày đặc. Tính đến thời điểm hiện
tại, toàn huyện có 66 di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh
được công nhận, trong đó có 14 di tích quốc gia, di sản văn hóa Thế giới Thành
Nhà Hồ.
+ Lễ hội truyền thống, không gian sống, kiến trúc và mỹ thuật, làng nghề
truyền thống:
Lễ hội đầu xuân tại chùa Tường Vân; Lễ hội “rước nước” chùa Báo Ân làng
Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng; Lễ hội truyền thống chùa Du Anh, xã Vĩnh Ninh;
Lễ hội đền Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thành;
Trong khu vực đệm của di sản Thành nhà Hồ cho đến ngày nay còn tồn tại
nhiều làng cổ, có lịch sử đồng đại hoặc lịch đại so với sự ra đời và tồn tại của
vương triều Hồ và kinh thành Tây Đô, ở cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15.
Hiện nay số lượng làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn rất ít. Tuy
nhiên các làng nghề hiện đang tồn tại lại rất có giá trị, đã và đang được nhà nước
xác định cho khôi phục, bảo tồn khẩn cấp: Làng nghề sản xuất Chè lam Phủ
Quảng, thị trấn Vĩnh Lộc; Làng nghề chế tác đá làng Mai, xã Vĩnh Minh; Bánh đa
làng Bồng Trung xã Vĩnh Tân.

Cảnh quan nhân văn “Thành Nhà Hồ” Cảnh quan thiên nhiên “Sông nước”

Cảnh quan thiên nhiên “Động Hồ Công” Cảnh quan thiên nhiên “danh thắng núi Kim Sơn”

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Địa hình huyện Vĩnh Lộc

2.2.2. Thời tiết, Khí hậu:


Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa Hạ khí hậu nóng ẩm và
chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Mùa Đông khô hanh có sương giá, sương
muối. Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: Giữa Hạ sang Đông là
mùa Thu ngắn, thường có bão lụt. Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt,
thường có mưa phùn.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ không khí trung bình là 23,40C. Từ tháng 5 đến 9,
nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, cá biệt có những thời điểm nhiệt độ trên 400C.
Tổng nhiệt độ năm 8500 – 8600C, riêng vụ mùa (tháng 5 – 10) chiếm
khoảng 60%, biên độ nhiệt độ năm 11 – 120C, biên độ nhiệt độ ngày 6 – 70C. Có
4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Có 5 tháng
nhiệt độ trung bình trên 200C (tháng 5 đến tháng 9).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600 -1700 mm, hàng năm
có khoảng 137 ngày có mưa, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9, xấp xỉ 400
mm, thấp nhất là tháng 01 dưới 20 mm.

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
- Gió: Hướng gió phổ biến là Đông nam và Đông bắc phân bố theo mùa.
Tốc độ gió trung bình năm 1,5 – 1,8m/giây.
- Bão: Theo chu kỳ từ 3 năm lại xuất hiện một lần, có bão từ cấp 9 đến cấp
10, cá biệt có năm cấp 11, cấp 12.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 86%. Mùa Đông,
những ngày khô hanh, độ ẩm xuống thấp dưới 50% (thường xảy ra vào tháng 12).
Cuối Đông sang Xuân vào những ngày mưa phùn, độ ẩm lên tới 89%.
2.2.3. Thủy văn
- Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn chảy qua là sông Mã và sông Bưởi,
ngoài ra còn có các suối nhỏ, hồ đập có tác dụng trữ nước và điều tiết nước cho
toàn huyện.
- Theo quan trắc chế độ thuỷ văn của sông Bưởi ở Kim Tân H max= 13.99m
(năm 1985).
- Nguồn nước: Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được cung cấp bởi
nước sông Mã qua hệ thống trạm bơm. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu từ hệ
thống giếng khơi. Nguồn nước đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, chất
lượng nước chưa bị ô nhiễm.
2.2.4. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.4.1. Tài nguyên đất:
a. Đất phù sa:
Đây là nhóm đất có nhiều tính chất tương đối tốt như: hàm lượng mùn ở
mức trung bình và khá, lân tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình, Kali tổng số biến
động từ trung bình đến giàu, kali dễ tiêu khá, loại đất này rất thích hợp cho việc
sản xuất nông nghiệp và đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp,
trồng lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
b. Đất xám:
Loại đất này thường có phản ứng chua và rất chua, hàm lượng mùn ở mức
trung bình và khá, các chất dinh dưỡng như lân, kali, biến động mạnh từ nghèo
đến trung bình và giàu, đất có độ dốc thay đổi từ cấp III đến cấp V, tầng dày trung
bình. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, các cây lâu năm và
các cây nông nghiệp lâu năm và ngắn ngày.
Nhóm đất xám ở huyện Vĩnh Lộc nằm ở địa hình có độ cao dốc nhỏ. Nhóm
này cần được ưu tiên phát triển lâm nghiệp. Chú ý chống xói mòn, thực hiện các
biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc.
2.2.4.2. Tài nguyên nước:

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
a. Nước mặt.
Vĩnh Lộc có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm nước mưa tại chỗ,
lưu trữ trên rừng, trong núi và sông ngòi, kênh mương, ao, hồ đập chứa nước.
Trong đó chủ yếu được lấy từ nguồn nước của sông Mã và sông Bưởi.
Nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ sông Mã,
sông Bưởi qua hệ thống công trình thủy nông, thông qua hệ thống kênh mương và
trạm bơm điện có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho 5701 ha chiếm 86,3% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp.
b. Nước ngầm.
Theo kết quả điều tra địa chất, thủy văn và các số liệu điều tra nguồn nước
ngầm cho thấy: Nguồn nước ngầm của huyện vừa đặc trưng cho nguồn nước ngầm
vùng sông Mã, vừa đặc trưng cho vùng núi đá vôi, độ sâu đến tầng nước ngầm
cách mặt đất 8- 15 m.
Trước đây nguồn nước ngầm ở Vĩnh Lộc ít được khai thác sử dụng, nhưng
từ năm 1983 trở lại đây, nhờ viện trợ của UNICEF Chương trình nước sạch đã
được đầu tư khoan 600 điểm khoan ở hầu hết các xã trữ lượng lớn, trong sạch
chưa bị ô nhiễm hiện nay nhân dân đang dùng giếng khoan, giếng khơi khai thác
nguồn nước này để phục vụ sinh hoạt.
2.2.4.3. Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng trồng toàn huyện có 3.953,65ha, chiếm 25,07 % diện tích tự
nhiên, với các loài cây chủ yếu như keo, bạch đàn, tre, nứa...Rừng trồng sản xuất đã
và đang mang lại nhiều giá trị kinh tế (gỗ, cũi...) cho nhân dân, đồng thời góp phần
không nhỏ vào việc bảo vệ đất, nước, chống xói mòn, điều hoà môi trường sống...
a. Thực vật. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại đồng cỏ, cây bụi,
xen kẻ có một số cây lấy gỗ nhỏ nằm rải rác đất đồi. Nói chung giá trị kinh tế thấp,
chủ yếu chỉ có ý nghĩa trong việc phòng hộ giữ đất, giữ nước hoặc làm bãi chăn
thả.
Thảm thực vật chủ yếu là các loài cây trồng như bạch đàn, keo, xoan, lát,
cây ăn quả như nhãn, vải, xoài, na....
b. Động vật. Tài nguyên động vật, thực vật hiện có trong huyện có giá trị
kinh tế thấp không có động vật quý hiếm, mật độ, số lượng thưa thớt không đáng
kể.
2.2.4.4. Tài nguyên khoáng sản:
Vĩnh Lộc có các khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng
gồm:
- Các mỏ đá vôi xi măng và đá ốp lát có các mỏ:
+ Mỏ đá vôi Vĩnh Ninh, trữ lượng: 22 triệu tấn , nhưng năm trong quần thể

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
di sản, di tích cấm mội hoạt động khai thác.
+ Mỏ đá ốp lát núi Bền (Vĩnh Minh), Trữ lượng: 2 triệu m 3; phục vụ cho
chế biến đá xuất khẩu.
Ngoài hai mỏ đá lớn đã được thăm dò nói trên, Vĩnh Lộc còn có các mỏ đá
nhỏ nằm rải rác ở các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thịnh
- Các mỏ sét làm xi măng và làm gạch ngói:
+ Mỏ sét làm xi măng Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hưng làm gạch, ngói nung chất
lượng tốt.
Nhìn chung, khoáng sản của Vĩnh Lộc phù hợp cho phát triển công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng vừa và nhỏ, sản phẩm đáp ứng thị trường ngay trên địa
bàn huyện như: đá xây dựng thông thường, đá ốp lát cho xuất khẩu.
Đất vật liệu xây dựng phân bố chủ yếu ở các xã Vĩnh An, Vĩnh Minh, Vĩnh
Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Khang, sét gạch ngói tập trung ở các xã Vĩnh
Thành; Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc. Chế biến đá xuất khẩu ở Vĩnh Minh, Vĩnh An,
Vĩnh Quang. Đá vôi tập trung ở Vĩnh Ninh, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất
2.3.1. Tình hình sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 do UBND
huyện Vĩnh Lộc cung cấp (Báo cáo số: 185/BC-UBND, ngày 10/5/2019), tổng
diện tích đất tự nhiên của huyện Vĩnh Lộc là 15.772,03ha (157,72km2). Trong đó:
- Đất nông nghiệp: Tổng diện tích: 11.262,5 ha, chiếm 71,41% so với tổng
diện tích đất tự nhiên của huyện.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 6.977,99 ha chiếm 61,96% đất nông nghiệp và
44,24% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
+ Đất lâm nghiệp: 3.953,65 ha chiếm 35,10% đất nông nghiệp và 25,07% so
với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 234,49 ha chiếm 2,08% diện tích đất nông
nghiệp và 1,49% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
+ Đất nông nghiệp khác: 96,38 ha chiếm 0,86% diện tích đất nông nghiệp
và 0,61% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích: 3.729,63 ha chiếm 23,65% tổng
diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó:
+ Đất ở diện tích: 966,04ha chiếm 6,13 % so với tổng diện tích tự nhiên của
huyện.

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Đất chuyên dùng diện tích: 1.678,0 ha chiếm 10,64 % so với tổng diện
tích tự nhiên của huyện.
+ Đất cơ sở tôn giáo diện tích: 7,1ha chiếm 0,05 % so với tổng diện tích tự
nhiên của huyện.
+ Đất cơ sở tín ngưỡng diện tích: 7,2ha chiếm 0,05 % so với tổng diện tích
tự nhiên của huyện.
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa diện tích: 110,19ha chiếm 0,7 % so với tổng
diện tích tự nhiên của huyện.
+ Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối diện tích: 740,75ha chiếm 4,7 % so với
tổng diện tích tự nhiên của huyện.
+ Đất mặt nước chuyên dùng diện tích: 220,4 ha chiếm 1,4 % so với tổng
diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng: 779,9ha chiếm 4,94% so với tổng
diện tích tự nhiên của huyện.
2.3.2. Đánh giá tình hình biến động đất đai
Xu thế biến động chính là giảm đất nông nghiệp, chủ yếu là giảm diện tích
đất trồng lúa, trồng cây hàng năm khác, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, chủ
yếu là đất ở nông thôn, ở đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất xây dựng công
trình sự nghiệp, công trình công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,
dịch vụ. Xu thế biến động trên địa bàn huyện là phù hợp với mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội huyện, và chương trình xây dựng nông thôn mới của cả nước nói
chung và huyện Vĩnh Lộc nói riêng.

Biểu đồ tỷ trọng các nhóm đất

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất


Bảng 2.1. Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đai
(Đến ngày 31/12/2018)
DIỆN
TỈ LỆ
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TÍCH
(%)
(ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên (1+2+3+4) 15.772,03
1 NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP 11.262,50 71,41
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.977,99 44,24
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.403,29
1.1.1.1 Đât trồng lúa 5.534,89
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 868,40
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 574,71
1.2 Đất lâm nghiệp 3.953,65 25,07
1.2.1 Đất rừng sản xuất 3.953,65

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
DIỆN
TỈ LỆ
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TÍCH
(%)
(ha)
1.2.2 Đất rừng phòng hộ
1.2.3 Đất rừng đặc dụng
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 234,49 1,49
1.4 Đất làm muối 0,00 0,00
1.5 Đất nông nghiệp khác 96,38 0,61
2 NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 3.729,63 23,65
2.1 Đất ở 966,04 6,13
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 939,15
2.1.2 Đất ở tại đô thị 26,89
2.2 Đất chuyên dùng 1.678,00 10,64
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cở quan 11,73
2.2.2 Đất quốc phòng 11,78
2.2.3 Đất an ninh 2,47
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 75,84
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 215,64
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 1.360,54
2.3 Đất cơ sở tôn giáo 7,10 0,05
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 7,20 0,05
2.5 Đất nghĩa trang,nghĩa địa, nhà tang lễ, 110,19 0,70
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 740,75 4,70
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 220,40 1,40
2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00
3 NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 779,90 4,94
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 232,46
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 256,17
3.3 Núi đá không có rừng cây 291,27
3.4 Đất bằng chưa sử dụng
4 ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN 0,00 0,00
Nguồn: UBND huyện Vĩnh Lộc cấp

2.4. Hiện trạng dân số và lao động

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2.4.1. Thành phần dân cư
Dân số huyện Vĩnh Lộc năm 2017 là 54.024 người.
Vĩnh Lộc là huyện có dân số dạng trung bình so với các địa phương khác
của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2010 dân số trung bình toàn huyện là 80.830 người, đến
năm 2017, dân số trung bình trong huyện là 85.024 người, chiếm 2,4% dân số toàn
tỉnh; mật độ dân số bình quân là 539 người/km 2, gấp 1,68 lần so với mật độ dân số
trung bình của tỉnh (319 người/km2) .
Bảng 2.2. Biến động dân số
Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2010 80.830 39.638 41.192 2.553 78.277
2011 80.983 39.665 41.318 2.578 78.405
2015 83.878 41.324 42.554 2.755 81.123
2016 84.408 41.698 42.710 2.755 81.653
2017 85.024 42.000 43.024 2.764 82.260
Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2017
Bảng 2.3. Cơ cấu dân số (%)
Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2010 100,0 49,04 50,96 3,16 96,84
2011 100,0 48,98 51,02 3,18 96,82
2015 100,0 49,27 50,73 3,28 96,72
2016 100,0 49,40 50,60 3,26 96,74
2017 100,0 49,40 50,60 3,25 96,75
Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2017
Bảng 2.4. Thống kê dân số trung bình các xã
Diện tích Dân số Mật độ dân số
STT Đơn vị hành chính
(Km2) (Người) (Người/km2)
1 Thị Trấn 0,82 2.764 3.350
2 Vĩnh Thành 4,58 5.400 1.178
3 Vĩnh Quang 7,16 4.968 694
4 Vĩnh Yên 8,36 5.765 690

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Diện tích Dân số Mật độ dân số
STT Đơn vị hành chính
(Km2) (Người) (Người/km2)
5 Vĩnh Tiến 4,96 4.938 996
6 Vĩnh Long 14,88 8.703 585
7 Vĩnh Phúc 9,74 4.958 509
8 Vĩnh Hưng 15,73 5.434 345
9 Vĩnh Minh 6,84 4.710 689
10 Vĩnh Khang 4,21 2.927 695
11 Vĩnh Hòa 14,99 6.170 412
12 Vĩnh Hùng 19,81 6.675 337
13 Vĩnh Tân 6,74 3.030 449
14 Vĩnh Ninh 6,86 5.774 842
15 Vĩnh Thịnh 22,85 9.180 402
16 Vĩnh An 9,19 3.629 395
Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2017
2.4.2. Phân bố dân cư
Nhìn tổng thể trong toàn huyện dân cư phân bố rãi rác thành từng cụm theo
đơn vị hành chính hoặc theo tuyến có tính chất liên xã.
Tập trung chủ yếu dọc theo tuyến đường và đê đối với các xã đồng bằng
ven sông Mã, một bộ phận khác phân bố chủ yếu xung quanh các chân đồi đối với
các xã có núi đồi.
Xét theo đơn vị hành chính: đơn vị có mật độ tập trung dân cư cao nhất là
thị trấn (3.350 Người/km2); đơn vị có mức độ tập trung thấp nhất là Vĩnh Hùng
(337 Người/km2).
Các không gian bằng phẳng ưu tiên dành quỹ đất phát triển nông nghiệp;

1
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Bản đồ phân bố dân cư


2.4.3. Hiện trạng lao động:
Là huyện có dân số tương đối trẻ và thuộc loại trung bình trong tỉnh nên
nguồn nhân lực của Vĩnh Lộc khá dồi dào. Theo thống kê các năm gần đây, dân số
trong độ tuổi lao động của huyện chiếm khoảng gần 60,0% tổng dân số; tỷ lệ huy
động dân số trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế cũng ở mức khá, số người
thiếu việc làm giảm dần qua từng năm.
Cơ cấu lao động theo ngành nghề có chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng
số lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng số lao động
trong các ngành phi nông nghiệp.
Nhìn chung, nguồn nhân lực của huyện dồi dào, lực lượng lao động ở khu
vực các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển
đô thị, hàng năm tạo được một số lượng lớn lao động có việc làm, tạo điều kiện
thuận lợi cho các bước phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp
theo.

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội
2.5.1. Công trình hành chính, cơ quan
Các cơ quan hành chính, chính trị của huyện tập trung ở thị trấn Vĩnh Lộc,
nằm dọc theo trục Quốc lộ (bao gồm: Huyện ủy, UBND, Công an, thuế, kho
bạc...).
Các công trình hầu hết mới được đầu tư xây dựng quy mô, khang trang Vị
trí, diện tích hiện tại của các công trình tương đối hợp lý, phù hợp với sự phát triển
của đô thị. Công trình được đầu tư xây dựng với hình thức kiến trúc và màu sắc
tương đối hài hòa, nhẹ nhàng đảm bảo sự gần gũi nhưng vẫn trang nghiêm cho
công trình công sở.

Trụ sở UBND và HĐND Trụ sở Huyện ủy


Hình ảnh một số cơ quan hành chính cấp huyện
2.5.2. Giáo dục:
Hệ thống giáo dục cấp vùng bao gồm các trường trung học phổ thông và cơ
sở đào tạo nghề:
- Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc. Địa điểm: khu 2, thị trấn Vĩnh
Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
+ Số học sinh: 1.850 học sinh.
+ Số lớp: 39 lớp.
- Trường Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân. Địa điểm: xã Vĩnh
Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa:
+ Số học sinh: 753 học sinh.
+ Số lớp: 19 lớp.
- Trung tâm GD nghề nghiệp – GD thường xuyên - khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc,
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
+ Số học sinh: 200 học sinh.
+ Số lớp: 05 lớp học văn hóa, 06 lớp học nghề.

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Nhận xét:
Hiện tại mạng lưới giáo dục phổ thông phân bố đều trên địa bàn huyện và
có bán kính phục vụ đảm bảo, cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dạy
và học trên. Trong tương lai cần dành quỹ đất để mở rộng quy mô khi có sự phát
triển về dân số, kinh tế, xã hội.

Trường THPT Vĩnh Lộc Trường THPT Tống Duy Tân


2.5.3. Y tế:
Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 cơ sở y tế cấp vùng huyện:
- Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Lộc. Địa điểm: khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Phòng khám Đa khoa – khu vực Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc. Địa điểm: Xóm 6,
xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Tổng số cán bộ: 163 người, trong đó: viên chức 95 người; lao động hợp
đồng 68 người.
+ Bác sỹ: 37 người.
+ Y tá, y sỹ điều dưỡng và lao động hợp đồng: 126 người.
Hiện nay Trung tâm y tế huyện Vĩnh lộc đang triển khai dự án đầu tư xây
dựng theo chuẩn của bộ nghành tại vị trí mới.
Ngoài hệ thống y tế cấp vùng huyện, các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn
đều có các trạm xá phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Nhận xét:
Mạng lưới Y tế cấp xã và cấp huyện cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, cơ sở vật chất được
trang bị tương đối hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên số lượng Y bác
sỹ còn thấp hơn so với trung bình cả nước.
Bệnh viện đa khoa huyện và Phòng khám đa khoa - khu vực Vĩnh Minh hiện
nay có quy mô nhỏ hơn các huyện có cùng điều kiện, trong tương lai cần nâng cao
quy mô diện tích và giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe
trong tình hình mới theo chủ trương của Đảng.

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc Phòng khám Đa khoa – KV Vĩnh Minh
2.5.4. Văn hóa - Thể dục thể thao
Hoạt động văn hoá thông tin đã kịp thời tuyên truyền phổ biến các quy định
của pháp luật, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của huyện, các ngày kỷ niệm lớn
trong năm. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được các cấp, các ngành
quan tâm, thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia. Các xã thị trấn, cơ quan
đã phát động xây dựng khu dân cư, cơ quan đạt chuẩn văn hóa, xã đạt chuẩn văn
hóa nông thôn mới. Quan tâm, chỉ đạo các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019
thực hiện tiêu chí số 6 và tiêu chí số 16 trong bộ tiêu chí NTM. Phong trào văn hóa,
văn nghệ quần chúng và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ
được duy trì thường xuyên. Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được khôi phục và
phát triển, thu hút đông đảo du khách và nhân dân tham gia, góp phần giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Ứng dụng công nghệ thông tin được mở rộng, 16/16 xã, thị trấn có trang
thông tin điện tử và thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc
trong chỉ đạo điều hành, thực hiện các công việc chuyên môn, giải quyết thủ tục hành
chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian
và kinh phí thực hiện, nâng cao mức độ hài lòng của nhân dân. Trang thông tin điện
tử huyện hoạt động có hiệu quả, cung cấp tốt các dịch vụ công cho người dân và
doanh nghiệp.
Hệ thống truyền thanh được quan tâm đầu tư từ huyện đến xã đáp ứng yêu
cầu tuyên, truyền phổ biến pháp luật, phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành. Toàn
huyện có 15/16 xã, thị trấn đã thực hiện thống nhất 01 đài truyền thanh theo Quyết
định 1895/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Huyện có 1 sân vận động trung tâm có diện tích 1,2 ha và nhà thi đấu trung
tâm có khả năng tổ chức các giải thi đấu cấp tỉnh. Ngoài gia còn có các sân thể thao
ở các xã phục vụ việc tập luyện và thi đấu các môn: Bóng đá, bóng chuyền, bóng
bàn, cầu lông.
Nhận xét: Hiện nay các công trình văn hóa thể dục thể thao của huyện
chưa đảm bảo theo thiết chế văn hóa thể thao do nhà nước quy định. Trong thời

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
gian tới cần sớm xây dựng dựng và hoàn thành Dự án xây dựng khu liên hợp thể
thao huyện đồng thời hoàn thiện thiết chế văn hóa thể thao tại các xã để đạt được
mục tiêu đến năm 2020 đất dành cho hoạt động thể dục thể thao từ 3,5-4m 2/người
(theo Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
2.5.5. Nhà ở:
Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc phần lớn là nhà ở kiên cố, một phần nhà bán
kiên cố và nhà tạm chiếm tỷ lệ không đáng kể: tỷ lệ nhà ở kiên cố chiếm 63%, nhà
bán kiên cố chiếm 36,4%, nhà tạm chiếm 0,6%.
Chỉ tiêu diện tích đất ở trên đầu người trung bình: 117.14m2/người (khoảng
468,6m2/hộ).
Nhận xét: Nhìn chung, chất lượng nhà tương đối tốt với phần lớn là nhà
kiên cố và diện tích đất ở lớn, tuy nhiên một số khu vực nông thôn có chất lượng ở
chưa cao, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ.
2.5.6. Các công trình di tích lịch sử văn hóa
Huyện Vĩnh Lộc hiện có rất nhiều di tích, theo thống kê thì có 66 di tích đã
được xếp hạng và hơn 200 di tích chư xếp hạng. Trong đó, nhiều di tích nổi tiếng
có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Các
di tích đã xếp hạng gồm:
- 1 di sản Thế giới (là di sản thế giới duy nhất của cả tỉnh) .
+ Thành nhà Hồ
- 14 di tích cấp Quốc Gia (chiếm tỷ lệ khoảng 9,9% so với cả tỉnh).
Gồm: 1- Đền thờ Hoàng Đình Ái
2- Phủ Trịnh
3- Động Hồ Công
4- Đền thờ Trần Khát Chân (xã Vĩnh
Thành) 5- Đền Thờ và Bia Trịnh Khả
6- Chùa Tường Vân (chùa Giáng)
7- Nghè Vẹt
8- Động Kim Sơn (danh thắng núi Kim Sơn)
9- Đàn tế Nam Giao
10- Chùa Hoa Long
11- Đền thờ Trần Khát Chân (xã Vĩnh
Thịnh) 12- Đền thờ Tống Duy Tân

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
13- La Thành
14- Nhà cổ Tây Giai
51 di tích cấp tỉnh (chiếm tỷ lệ khoảng 7,5% so với cả tỉnh).
(Tính đến tháng 01 năm 2017 tỉnh Thanh Hóa có 822 di tích, trong đó có 01
di sản thế giới, 03 di tích Quốc gia đặc biệt, 141 di tích Quốc gia, 677 di tích cấp
tỉnh).
Các quần thể di tích lịch sử này đều có giá trị giáo dục truyền thống cao và
phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Chính quyền các cấp và nhân
dân đã có nhiều cố gắng trong việc tôn tạo và tu sửa. Nguồn kinh phí để thực hiện
từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của nhân dân.
Từ năm 2015 đến nay huyện đã chỉ đạo, triển khai trùng tu, tôn tạo, chống
xuống cấp nhiều di tích, tiêu biểu như: Phủ Trịnh; Nghè Vẹt....

Sơ đồ hiện trạng các công trình di tích

2.6. Hiện trạng phát triển kinh tế


2.6.1. Các chỉ tiêu chính về kinh tế

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước, nền kinh tế -
xã hội của Vĩnh Lộc luôn phát triển và đạt nhiều kết quả, đời sống nhân dân được
cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XXIV(nhiệm kỳ 2010-2015), thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015-2020), kinh tế của huyện có bước phát triển
mạnh trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2011-2015 (giá so sánh 2010) đạt
15,3%/năm. Năm 2018 đạt 15,31%.
Cùng với tăng trưởng cao, cơ cấu GTSX của Vĩnh Lộc cũng đã và đang
chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn, phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương.
Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng tăng;
tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản giảm dần. Đây là kết quả rất lớn trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua.
Trong những năm gần đây thu ngân sách trên địa bàn luôn vượt dự toán tỉnh
giao. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định. Chỉ tính riêng năm
2018, thu NSNN trên địa bàn 645,382 tỷ đồng, bằng 163% dự toán tỉnh giao
(395,897 tỷ đồng); Tổng chi NSNN ước thực hiện 637,640 tỷ đồng, bằng 140% dự
toán tỉnh giao, 136% dự toán huyện giao. Trong đó chi thường xuyên đạt 356,652 tỷ
đồng bằng 111% dự toán tỉnh và huyện giao, chi đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt
231,387 tỷ đồng, bằng 102% so với dự toán giao.

So sách các chỉ tiêu kinh qua các năm gần đây

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2.6.2. Hiện trạng Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt kết quả khá: Giá trị sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2018 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 1.756
tỷ đồng, vượt 0,34% kế hoạch và tăng 20,56% so với cùng kỳ. Sản phẩm công
nghiệp chính tăng khá so với cùng kỳ: gạch xây tăng 5,41%; đá ốp lát xây dựng
tăng 6,69%; quần áo may sẵn tăng 3,63%; cửa sắt các loại tăng 6,97%.
Công tác quy hoạch được quan tâm thực hiện. Theo quy hoạch tổng thể phát
triển CCN toàn tỉnh trên địa bàn huyện có 2 cụm công nghiệp là CCN Vĩnh Hòa và
CCN Vĩnh Minh đã được tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch.
Công tác phát triển doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. UBND huyện đã
quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu
quả đảm bảo mục tiêu Kế hoạch phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đề ra
như chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ đăng ký thành
lập doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại
doanh nghiệp và nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh
doanh. Năm 2018 thành lập mới được 73 doanh nghiệp với số vốn điều lệ 61,5 tỷ
đồng, tạo việc làm mới cho 370 lao động.
- Phát triển làng nghề:
Hiện nay số lượng làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn rất ít. Tuy
nhiên các làng nghề hiện đang tồn tại lại rất có giá trị, đã và đang được nhà nước
xác định cho khôi phục, bảo tồn khẩn cấp:
Làng nghề sản xuất Chè lam Phủ Quảng, thị trấn Vĩnh Lộc:
Chè lam Phủ Quảng là sản phẩm đặc trưng của vùng trung du Vĩnh Lộc.
Nghề làm chè lam đã được duy trì qua nhiều thời kỳ lịch sử cho đến ngày nay. Sản
phẩm độc đáo này đã được trình Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào quy
hoạch, bảo tồn, khôi phục và phát triển. Huyện Vĩnh Lộc cũng đã hoàn thành quy
trình đăng ký thương hiệu Chè Lam Phủ. Hiện nay Chè lam Phủ Quảng đang là
món quà được khách du lịch yêu thích và không quên mua về làm quà cho người
thâm mỗi khi về với vùng đấy “Tây đô”.
Làng nghề chế tác đá làng Mai, xã Vĩnh Minh:
Các sản phẩm đá mỹ nghệ của làng đá rất đa dạng về chủng loại,mẫu mã và
chất lượng, như các đồ dùng trang trí nội thất và dân dụng; các sản phẩm đá phục
vụ trong lĩnh vực tâm linh (đền chùa, khuôn viên lăng mộ, lăng mộ đá…); cuốn
thư, lư hương, bia đá, phù điêu, tượng; các đồ dùng thông dụng phục vụ cho đời
sống thường ngày của người dân (bàn ghế, chày, cối… ).

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Bánh đa làng Bồng Trung xã Vĩnh Tân:
Nghề làm bánh đa làng Bồng đã có từ lâu đời, hiện nay vẫn còn tiếp tục
được duy trì ở nhiều hộ gia đình trong các xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hùng thuộc huyện
Vĩnh Lộc. Để có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn, người thực hiện phải trải qua rất
nhiều công đoạn. Bánh đa làng Bồng đã trở thành một món ăn đặc sản được nhiều
khách hàng yêu mến.
Nhìn chung các làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện nay có tác dụng
thu hút khách du lịch, có thể khai thác để phát triển du lịch cộng đồng.
2.6.3. Hiện trạng Du lịch
2.6.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch
a) Tài nguyên tự nhiên
- Cảnh quan thiên nhiên
Vĩnh Lộc nằm ở vị trí địa lý chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng và vùng đồi
núi cao phía tây tỉnh Thanh Hóa, có sông Mã, sông Bưởi chảy qua. Vĩnh Lộc những
cánh đồng bao la bát ngát, những dãy núi nằm rải rác, tạo nên cảnh quan nhiên nhiên
tươi đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và hấp dẫn, có mau An Tôn xanh
mát, có hệ thống núi đá như núi Đún, núi An Tôn, núi Eo Lê, núi Xuân Đài, núi Cẩm
Viên, núi Bền…; và các hang động địa chất đẹp như: Thắng cảnh động Kim Sơn,
Tiên Sơn, động Eo Lê, động Hồ Công… hình thành nên vùng cảnh quan sơn thuỷ
hữu tình. Những cảnh quan này có khả năng khai thác để phát triển du lịch, tiêu biểu:
* Động Kim Sơn; Động Tiên Sơn (xã Vĩnh An).
Quần thể hang động của thắng tích Kim Sơn, Tiên Sơn không những có giá
trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị địa lý, kiến tạo, địa chất, là nguồn tài nguyên tự
nhiên để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm, sinh thái và văn hoá tâm linh của
huyện.
* Động Hồ Công xã Vĩnh Ninh
Vị trí: núi Xuân Đài, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc.
Đường lên động Hồ Công rất đẹp. Con đường vắt qua dãy núi đá có cấu tạo
khá đặc biệt. Các lớp đá sắc nhọn, xếp chồng lên nhau tạo thành bậc. Từ cửa động
có thể ngắm nhìn phong cảnh xung quanh. Lên cao hơn một chút, có một phiến đá
lớn, bằng phẳng còn gọi là “bàn cờ tiên”. Bên trong vách động có khắc 4 chữ “Sơn
bất tại cao” và nhiều bài thơ cổ. Động cũng có nhiều thạch nhũ, sâu bên trong còn
có “giếng tiên” - theo dân gian là mạch nước nối thông với sông Mã. Động có
nhiều bức tượng đá gắn với sự tích về tiên ông Hồ Công Long. Đây là một cụm di
tích, danh thắng nổi tiếng đã xếp hạng di tích cấp Quốc Gia năm 2009.
- Hệ sinh thái

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Huyện Vĩnh Lộc với hệ thống đồi núi trùng điệp. Bao gồm hệ sinh thái trên
cạn và dưới nước.
Dọc hai bên bờ sông Mã chảy qua địa phận huyện Vĩnh Lộc có nhiều ruộng
trồng lúa nước và các cánh đồng bãi hoa màu. Cảnh quan chủ yếu hai bên sông là
cảnh quan vùng đồng bằng, thiên nhiên nhiều cây xanh và cánh đồng ngô lúa bạt
ngàn, thấp thoáng bóng núi mờ xa. Đi qua những khu dân cư, cảnh làng xóm sinh
hoạt ven sông với khung cảnh gần gũi, thân quen, cũng tạo nên nét trữ tình cho
dòng sông.
b) Tài nguyên nhân văn:
- Các di tích lịch sử văn hóa
Vĩnh Lộc có mật độ di tích lịch sử văn hoá dày đặc. Tính đến thời điểm hiện
tại, toàn huyện có 66 di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh
được công nhận, trong đó có 14 di tích cấp quốc gia, 1 di sản văn hóa Thế giới
Thành Nhà Hồ. Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn
huyện được quản lý và từng bước được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp nhằm khai thác
giá trị văn hoá các di tích phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân và thu hút
khách du lịch.
Ở phía Bắc huyện Vĩnh Lộc (thuộc các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thành, Vĩnh
Phúc, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng, Vĩnh Yên, thị trấn Vĩnh Lộc) chủ yếu là
các di tích lịch sử văn hoá liên quan đến thời đại nhà Hồ. Khu vực này nổi trội là
Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ và các di tích vệ tinh như Đàn tế Nam
Giao, đền Bà Bình Khương, đình Đông Môn, đình Tây Giai, giếng cổ Xuân Giai,
nhà cổ ông Trịnh Ngọc Tùng…
Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới,
hiện nay đã được quy hoạch bảo tồn, tôn tạo.
Phía Nam huyện Vĩnh Lộc (thuộc các xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Tân,
Vĩnh Minh, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hùng, Vĩnh An) lại chủ yếu là các di tích
lịch sử văn hoá liên quan đến 12 đời chúa Trịnh. Trong đó nổi trội là Phủ Trịnh,
Nghè Vẹt...
Hàng năm các di tích lịch sử trên địa bàn huyện thu hút 50% lượng khách
du lịch đến Vĩnh Lộc. Nếu được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy tốt giá trị ,
thêm vào đó là việc bố trí đội ngũ thuyết minh viên được đào tạo bài bản, các di
tích trên địa bàn huyện là một trong những nguồn tài nguyên góp phần đưa ngành
kinh tế du lịch Vĩnh Lộc phát triển.
- Lễ hội truyền thống, không gian sống, kiến trúc và mỹ thuật, làng
nghề truyền thống
* Các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán
- Các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đều gắn với các nhân
vật lịch sử, được thờ tại các di tích. Hàng năm các lễ hội trên địa bàn huyện được

2
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
tổ chức nhằm bảo tồn nét văn hóa của địa phương, đồng thời tôn vinh công lao của
các nhân vật lịch sử, tuyên truyền giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn,
yêu quê hương đất nước, phát huy giá trị của di tích góp phần thu hút con em quê
hương, nhân dân và du khách trên khắp mọi miền tổ quốc về dâng hương, tìm hiểu
lịch sử. Một số lễ hội thu hút lượng khách lớn như:
- Lễ hội đầu xuân tại chùa Tường Vân thị trấn Vĩnh Lộc hàng năm thu hút
từ 1.000- 3000 khách đến lễ hội trong năm.
- Lễ hội “rước nước” chùa Báo Ân làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng: Lễ
hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27 đến hết ngày 30 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Trong ngày lễ hội cũng diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đánh bài điếm, cờ
tướng, đêm hội hoa đăng trên dòng sông mã.
- Lễ hội truyền thống chùa Du Anh, xã Vĩnh Ninh:
Lễ hội chùa Du Anh tổ chức vào ngày 9 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Tham ra lễ hội du khách được thắp hương cầu một năm may nắm và tham gia vãn
cảnh động hồ công.
- Lễ hội đền Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thành, diễn ra vào ngày 24 tháng 4
âm lịch (là ngày mất của ông). Trong lễ hội, người dân đã tái hiện lại cảnh Trần
Khát Chân chém đầuvua Chế Bồng Nga trên sông Hải Triều thông qua làn điệu
múa hát Chèo cạn và các nghi thức, nghi lễ trang trọng, uy nghiêm tôn kính người
anh hùng dân tộc.
Ngoài ra còn có một số lễ hội đã bị mai một đã và đang được khôi phục:
- Lễ tế giao đã bị mai một, hiện đang có kế hoạch khôi phục.
- Lễ hội đền thờ bà Bình Khương mùng 1 tháng Chín được tổ chức tại
khuôn viên di tích nhằm tưởng nhớ đến tấm lòng thủy chung, sự quyết đoán dám
hy sinh của nàng Bình Khương với chồng và đó cũng là đức tính của người phụ nữ
Việt Nam. Lễ hội là dịp để nhân dân địa phương cầu cho mọi sự tố lành, một năm
làm ăn tràn đầy may nắm.
* Không gian sống, kiến trúc và mỹ thuật
- Làng cổ
Trong khu vực đệm của di sản Thành nhà Hồ cho đến ngày nay còn tồn tại
nhiều làng cổ, có lịch sử đồng đại hoặc lịch đại so với sự ra đời và tồn tại của
vương triều Hồ và kinh thành Tây Đô, ở cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15. Tại các
làng cổ đời sống văn hóa tinh thần, nhiều phong tục tập quán của người dân vẫn
giữ được nét văn hóa truyền thống với những hội hè, những trò chơi dân gian, tập
quán sinh hoạt ... (bài điếm, hát ca công, hội kết chạ, tục tế thành hoàng làng...).
Trong các làng cổ còn tồn tại hệ thống nhà cổ, giếng cổ, cây di sản, đình làng...
mang nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo có khả năng thu thu hút khách tham gia
loại hình du lịch Homstay.

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Số lượng nhà cổ hiện còn tồn tại tại các làng cổ: Làng cổ Xuân Giai: 5
nhà; Làng cổ Tây Giai: 10 nhà; Làng cổ Đông Môn: 12 nhà; Làng cổ Bồng: 28
nhà.
- Kiến trúc và mỹ thuật:
Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Đại Ngu dưới Vương triều Hồ, lại là
nơi phát tích của 12 đời chúa Trịnh; Vì vậy kiến trúc và mỹ thuật còn tồn tại trên
quê hương Vĩnh Lộc chủ yếu là kiến trúc và mỹ thuật thời Hồ, thời Trịnh…và
được lưu giữ trong các công trình cổ còn lại với một số lượng phong phú, mang
nhiều giá trị nghệ thuật kiến trúc và các hoa văn mỹ thuật đặc trưng của từng
thời kỳ. Một số di tích có nét kiến trúc, mỹ thuật đặc sắc trên địa bàn huyên thu
hút khách du lịch đến thưởng thức, chiêm ngưỡng đó là: Nghè Cẩm Hoàng, xã
Vĩnh Quang; Khu tượng đá Đa Bút, xã Vĩnh Tân; Thành Nhà Hồ, xã Vĩnh Tiến;
Nhà thờ và lăng mộ Lê Văn Điếm, xã Vĩnh Tân; Ngôi nhà cổ Tây Giai, xã Vĩnh
Tiến; Chùa Hoa Long, đền Trần Khát Chân, xã Vĩnh Thịnh; Chùa Tường Vân
(chùa Giáng), thị trấn Vĩnh Lộc; Đình Hồ Nam, xã Vĩnh Khang: là di tích lịch sử
văn hoá kiến trúc nghệ thuật gỗ thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn được xếp
hạng di tích cấp tỉnh năm 2006; Đình Đông Môn, xã Vĩnh Long:Di tích lịch sử
văn hoá kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh, xếp hạng năm 1995.
* Làng nghề truyền thống:
- Hiện nay số lượng làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc còn rất ít. Tuy
nhiên các làng nghề hiện đang tồn tại lại rất có giá trị, đã và đang được nhà nước
xác định cho khôi phục, bảo tồn khẩn cấp:
- Làng nghề sản xuất Chè lam Phủ Quảng, thị trấn Vĩnh Lộc
- Làng nghề chế tác đá làng Mai, xã Vĩnh Minh
- Bánh đa làng Bồng Trung xã Vĩnh Tân
Nhìn chung các làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện nay có tác
dụng thu hút khách du lịch, có thể khai thác để phát triển du lịch cộng đồng.
- Tài nguyên nhân văn khác
* Âm nhạc và múa
Từng là vùng đất đế đô dưới vương triều Hồ, lại là nơi phát tích 12 đời chúa
Trịnh, Vĩnh Lộc hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là văn hóa nghệ
thuật dân gian. Hiện nay trên địa bàn huyện các loại hình văn hóa dân gian còn gìn
giữ và phát triển mạnh như: Múa chèo chải (lễ hội Kỳ phúc, nghè Cẩm Hoàng), xã
Vĩnh Quang; Hát chèo văn, hát múa chèo chải, xã Vĩnh Hùng; Hát ca công, xã
Vĩnh Tiến; Hát bội (tuồng cổ), thôn Bèo, xã Vĩnh Long; Hát múa chèo cạn, xã
Vĩnh Thành. Hát chèo xã Vĩnh Long.
Huyện Vĩnh Lộc đã thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ văn
nghệ dân gian góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, bước

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
đầu đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
* Ẩm thực
Ẩm thực chủ yếu khai thác từ các sản phẩm sản xuất nông nghiệp trong
vùng. Nhiều món ăn đã trở thành sản phẩm ẩm thực đặc sắc, đặc trưng riêng của
vùng và trở nên nổi tiếng. Một số sản phẩm của vùng được du khách yêu mến lựa
chọn khi về với Vĩnh Lộc: Một số sản phẩm của vùng: Củ ấu, khoai bông, khoai
sáp vàng, dê núi (xã Vĩnh An); Bánh răng bừa, dê núi, ổi Đa bút, bánh tráng làng
Bồng, rượu quê (xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh); Bánh lá răng bừa (xã
Vĩnh Quang, Vĩnh Tiến, Vĩnh An và các xã trong huyện); Chè lam phủ Quảng (xã
Vĩnh Thành, Thị trấn Vĩnh Lộc).
* Truyền thuyết
Vĩnh Lộc với nhiều truyền thuyết gắn với quá trình xây dựng tòa thành đá
độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á chỉ trong vòng 3 tháng, sự tích tảng đá có vết lõm
gắn với sự tích nàng Bình Khương đập đầu vào đá kêu oan cho chồng; Truyền
thuyết về nhà Trịnh; Truyền thuyết về con đường hoa nhai (đường Hoàng gia), về
các nhân vật lịch sử, các vị thần được thờ trong các đình, đền… gắn với quá trình
hình thành của vùng đất cố đô, những truyền thuyết xen lẫn yếu tố huyến bí và tâm
linh là những câu chuyện hấp dẫn thu hút sự tò mò khám phá của du khách…
2.6.3.2. Hệ thống cơ sở vất chất
Trong những năm qua hoạt động du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt
của lãnh đạo huyện. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đang được triển khai thực hiện
ngày một hoàn thiện
- Theo thống kê, hiện nay có 1 khách sạn 1 sao, 07 nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn
đón khách du lịch; có 67 cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ du khách và người
dân.
- Về hệ thống giao thông, cơ bản đã được đầu tư kết nối thuận lợi.
- Các loại hình dịch vụ ngân hàng và các loại hình phụ trợ để phát triển du
lịch theo phương thức hiện đại chưa có.
2.6.3.3. Hiện trạng kinh doanh du lịch
Bảng 2.5 . Các chỉ tiêu thực trạng du lịch huyện Vĩnh Lộc GĐ 2011 – 2015
Đơn vị TH TH TH TH TH TH
TT Chỉ tiêu/Năm
tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Tổng lượt khách L/K 20.500 30.500 67.600 71.300 72.400 89.200
Trong đó: - Khách Q. tế " 190 475 1.025 1.107 1.000 1.200
- Khách Nội địa " 20.310 30.025 66.575 70.193 71.400 88.000
2 Tổng ngày khách N/K 22.600 35.000 77.700 82.000 84.300 104.300
Trong đó: '- Khách Q. tế " Chủ yếu là khách đi trong ngày
- Khách Nội địa " 22.600 35.000 77.700 82.000 84.300 104.300

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Đơn vị TH TH TH TH TH TH
TT Chỉ tiêu/Năm
tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015
3 Tổng thu du lịch Tr/đ 2.850 4.550 11.655 13.200 15.150 20.850
4 Ngày lưu trú bình quân Ngày 1,10 1,15 1,15 1,15 1,16 1,17
Mức chi tiêu bình quân
5 của khách Ng/đồng 126 130 150 160 180 200
6 Tổng số CSLT cơ sở 6 7 18 19 21 22
- Tổng số phòng phòng 78 82 245 280 310 330
Trong đó: K/ sạn K/S 0 0 1 2 2 2
- Tổng số phòng phòng 0 0 22 37 37 55
Nhà nghỉ du lịch NN 0 0 10 10 10 10
- Tổng số phòng phòng 0 0 140 140 140 140
7 Tổng số Lao động du lịch LĐ 35 42 90 150 170 200
LĐ qua đào tạo NV về DL
(Đại học, cao đẳng, trung
cấp,sơ cấp
bồi dưỡng NV về DL) " 10 13 30 55 75 100
LĐ chưa qua đào tạo NV
về DL " 25 29 60 95 95 100
(Nguồn:Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Chỉ tính riêng năm 2018 số lượt khách đến tham quan Thành Nhà Hồ và các
điểm di tích trên địa bàn huyện ước đạt 150.470 lượt khách (trong đó: khách quốc
tế 2.100 lượt), doanh thu ước đạt 5 tỷ đồng.
2.6.3.4. Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch
Nhìn chung, các dự án du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hầu hết vẫn còn
trong giai đoạn đầu tư. Cơ cấu tổng thu du lịch chủ yếu từ khách du lịch nội địa và
thu từ các dịch vụ lưu trú, ăn uống là chính. Nguồn thu từ khách du lịch quốc tế và
các dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Trong thời gian tới cần nghiên cứu
đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, khai thác hiệu quả hoạt động kinh doanh du
lịch cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc.
Nhận xét:
Huyện Vĩnh Lộc có nhiều tiềm năng về du lịch cả về tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Loại hình du lịch chưa
đa dạng, chưa liên kết được các tuyến điểm du lịch, hầu như mới chỉ có du lịch tìm
hiểu về văn hóa lịch sử. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế chưa đủ đáp ứng cho việc phát
triển du lịch.
2.6.4. Hiện trạng Thương mại, dịch vụ
Hoạt động dịch vụ buôn bán hàng hóa, ăn uống, vận tải, dịch vụ bưu chính
viễn thông tiếp tục phát triển; dịch vụ du lịch có khởi sắc, số du khách đến thăm

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
quan, ăn uống tăng lên; tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút các
doanh nghiệp đầu tư.
Ngành thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới thương mại
được mở rộng, văn minh thương mại có chuyển biến rõ rệt, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu các loại vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá tiêu dùng và tiêu thụ sản
phẩm cho nhân dân. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, sắt thép,
xăng dầu, VLXD, hàng may mặc, giầy dép, đồ dùng gia đình... được lưu thông
thuận tiện theo cơ chế thị trường.
Mạng lưới thương mại trên địa bàn ngày càng mở rộng, hệ thống chợ được
sắp xếp lại, cơ sở vật chất dần được cải thiện... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay toàn huyện có 9 chợ gồm: 01 chợ
hạng I, còn lại là chợ hạng 3. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động
của các chợ trung tâm có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt các chợ khang trang
hơn, lượng hàng hóa lưu chuyển tại các chợ tăng nhanh.
- Dịch vụ vận tải: đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. Năm
2018 doanh thu dịch vụ vận tải ước đạt 119,2 tỷ đồng. Tăng 9,24% so với cùng
kỳ.
Dịch vụ ngân hàng: Các ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi
suất, bảo lãnh vay vốn và chính sách cho vay ưu đãi đối với các đối tượng, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận
nguồn vốn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.6.5. Hiện trạng Nông nghiệp
Là một huyện có tiềm năng về phát triển nông nghiệp với diện tích đất nông
nghiệp khoảng 11.262,5 ha, chiếm 71,41 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện nên
nông nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu trong phát triển kinh tế của huyện.
Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch dần theo hướng sản xuất
hàng hóa, gắn với phục vụ du lịch phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương.
Các sản phẩm nông sản, thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
huyện và bước đầu mở rộng cung cấp sang các vùng lân cận
2.6.5.1. Trồng trọt
a) Hiện trạng
Về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng:
Trồng trọt đã có sự chuyển đổi mạnh cơ cấu giống cây trồng, các giống lúa,
ngô,... chất lượng đã được tăng cường đưa vào sản xuất. Riêng cây lúa đã hình
thành 3 nhóm giống chính gồm: Nhóm giống lúa lai, nhóm giống lúa chất lượng,
nhóm giống lúa phục vụ. Các loại cây trồng khác cũng có sự chuyển dịch mạnh
mẽ theo hướng chọn giống có năng suất, chất lượng cao, bố trí chân đất phù hợp,
có thị trường tiêu thụ ổn định tiếp tục được mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh.
Diện tích lúa chất lượng, lúa lai được duy trì trên 65% tổng diện tích gieo trồng.

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Năng suất cây trồng không ngừng tăng, đặc biệt vụ Xuân 2017-2018 năng xuất lúa
bình quân đạt 68,5 tạ/ha năng suất cao nhất từ trước đến nay. Cơ cấu mùa vụ có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng diện tích trà Xuân muộn, Mùa sớm; hạn chế
diện tích lúa Xuân sớm, Mùa muộn.
+ Kết quả chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa
Tổng diện tích chuyển đổi từ năm 2016-2018 là 505,46 ha đạt 76,58% so
với KH đến năm 2020 (KH đến năm 2020 toàn huyện chuyển đổi 660 ha đất trồng
lúa) cụ thể:
- Chuyển sang trồng ngô: 61,95 ha, diện tích chuyển đổi lúa kém hiệu quả
sang trồng ngô tập trung chủ yếu tại các khu vực khó khăn về nước tưới, gần núi,
ở các xã Vĩnh Long, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Thịnh,...
- Chuyển sang trồng mía: 26,324 ha, năng suất đạt từ 65 tấn/ha trở lên
doanh thu 65triệu/ha/năm lợi nhuận đạt trên 25 triệu đồng/ha/năm cao hơn lợi
nhuận trung bình từ trồng lúa là 8 triệu/ha/năm.
- Chuyển sang trồng rau màu: 123,53 ha, rau được trồng bình quan 4-5
vụ/năm như cà chua, các loại rau ăn lá,... bình quân thu nhập trên 35 triệu
đồng/ha/vụ; tổng doanh thu cả năm trên 150 triệu đồng, cá biệt có nhiều đối tượng
cây trồng có giá trị thu nhập cao như dưa chuột, ớt xuất khẩu doanh thu đạt trên
250 triệu đồng/ha.
- Chuyển sang trồng cỏ và cây thức ăn gia súc: 42,64 ha; các loại cây thức
ăn chăn nuôi được trồng bình quân 3-4 vụ trên/năm, năng suất trên 45 tấn/vụ/ha
góp phần tạo nguồn thức ăn xanh ổn định, liên tục cho bò sinh sản, bò thịt của
huyện.
- Chuyển sang mô hình Thủy sản, Lúa – Cá; Cá – Sen – Vịt: 227,2 ha chủ
yếu ở các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Thịnh,... doanh thu bình quân
đạt trên 90 triệu đồng/ha.
- Chuyển sang các loại cây ăn quả: 23,82 ha, đất lúa được chuyển sang
trồng các loại cây có múi (cam, chanh, bưởi), chuối, táo, mít,... bước đầu một số
diện tích đã cho thu hoạch, doanh thu ước đạt trên 120 triệu đồng/ha.
b) Công tác ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:
- Toàn huyện có 41 máy làm đất, 26 máy cấy động cơ, 138 máy cấy tay.
Việc từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã
góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao giá
trị hàng hóa nông sản thực phẩm và lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích đất canh
tác. Đối với cây lúa, cơ giới hóa khâu làm đất đạt trên 97%, khâu gieo cấy trên
3%, thu hoạch trên 75%. Đối với cây ngô và một số loại rau màu khác, cơ giới hoá
khâu làm đất khoảng 90%. Đối với cây mía, cơ giới hóa khâu làm đất khoảng trên
80 %; vận chuyển 100%.

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
- Các tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được ứng dụng: Hầu hết diện tích cây trồng
được bón phân cân đối N,P,K - chủ yếu là phân bón tổng tổng hợp. Công tác bảo
vệ thực vật được triển khai thực hiện hiệu quả, công tác dự tính dự báo được tăng
cường, đã phát hiện khống chế kịp thời các loại bệnh khi mới phát sinh nhờ đó
lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ít, vừa giảm chi phí sản xuất vừa hạn chế ô
nhiễm môi trường. Nhiều giống cây trồng mới được gieo trồng thử nghiệm làm cơ
sở để mở rộng trong sản xuất đại trà
- Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT được quan tâm: trong năm
03 năm 2016 ,2017, ước thực hiện hết năm 2018 Phòng NN&PTNT, Trạm
Khuyến nông, Trạm BVTV đã phối hợp với các xã tổ chức 170 lớp tập huấn, với
17.000 người tham gia.
c) Về phát triển mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với liên kết
bao tiêu sản phẩm.
Chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng là một giải pháp quan trọng lâu dài góp
phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, trong những năm qua (2016-2018) trên địa bàn huyện bước đầu đã hình
thành một số vùng sản xuất theo hình thức cánh đồng lớn, tập trung, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật đồng bộ; cụ thể:
- Sản xuất lúa:
Toàn huyện mỗi năm có 2.620 ha đất được quy hoạch vùng lúa thâm canh
năng năng suất chất lượng hiệu quả cao hơn năm 2015 là 120 ha.
Tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn trong 03 năm là 1.099,7 ha cao hơn giai
đoạn 2011-2015 là 959,7 ha.
- Sản xuất Ngô: Hình thành vùng sản xuất ngô ngọt trên 20 ha tại xã Vĩnh
Quang.
- Sản xuất ớt: Bước đầu đã hình thành vùng sản xuất tập trung với diện tích
trên 100 ha ở các xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Tân, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh,....
- Sản xuất mía: Đã hình thành vùng sản xuất với hơn 400 ha tại 07 xã Vĩnh
Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng.
- Cây ăn quả: Bước đầu đã hình thành nhiều mô hình trồng cây ăn quả
(chuối, cây có múi, thanh long, nhãn, táo,. ) tập trung quy mô từ 01 đến 05 ha
Việc hình thành “Cánh đồng mẫu lớn” đã mang lại rất nhiều lợi ích, người
nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông
nghiệp và các giá trị tăng thêm cho cây trồng từ các hoạt động dịch vụ. “Cánh
đồng mẫu lớn” sẽ được áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trong sản xuất, từng
bước được dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc,
quản lý nước đến thu hoạch, …các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng
năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận.

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Qua đánh giá hiệu quả kinh tế trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một số
xã cho thấy lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so vớí ngoài mô hình từ 2,5 -
7,5 triệu đồng/ha, nguyên nhân do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã
làm tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí sản xuất như lượng giống, số lần phun
thuốc trừ sâu bệnh…
Về mô hình liên kết sản xuất.
Diện tích cây trồng tham gia liên kết sản xuất không ngừng tăng qua các
năm. Tổng diện tích cây trồng tham gia liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá
trị qua 03 năm 2016-2018 là 1.903,65 ha cao hơn giai đoạn 2011-2015 là
1.731,65; Tham gia sản xuất liên kết ngoài việc có đầu ra ổn định, người nông dân
không phải lo ngại vấn đề được mùa mất giá, người dân còn được hưởng sự hỗ trợ
về mặt kỹ thuật, chính sách hỗ trợ sản xuất của nhà nước, doanh nghiệp và lợi
nhuận thu được cao hơn hẳn so với không tham gia liên kết. Các mô hình sản xuất
có hiệu quả cao, cần xây dựng và nhân rộng trong thời gian tới như:
+ Mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa thương phẩm lợi nhuận
thu được từ mô hình cao hơn so vớí ngoài mô hình từ 3 - 8 triệu đồng/ha.
+ Mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa nếp hạt cau với doanh
thu bình quân đạt trên 45 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước
đạt trên 25 triệu đồng/ha cao hơn sản xuất lúa thương phẩm là 15 triệu đồng/ha.
+ Mô hình liên kết sản xuất lúa giống với doanh thu bình quân đạt trên 50
triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước đạt trên 30 triệu đồng/ha;
cao hơn sản xuất lúa thương phẩm là 20 triệu đồng/ha.
+ Mô hình liên kết sản xuất ngô ngọt với doanh thu bình quân đạt trên 54
triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước đạt trên 36 triệu đồng/ha
+ Mô hình liên kết sản xuất ớt xuất khẩu với doanh thu bình quân đạt trên
250 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước đạt trên 200 triệu
đồng/ha;
+ Mô hình liên kết sản xuất ngô dày làm thức ăn cho gia súc: Ngoài lợi thế
thời gian sinh trưởng ngắn hơn sản xuất ngô thương phẩm, nên không bị áp lực
thời vụ, nhân công lao động, giảm thiểu được tác động của điều kiện thời tiết bất
lợi. Sản xuất ngô dày còn mang lại hiệu quả kinh tế tương đương sản xuất ngô
thương phẩm với tổng doanh thu là 32 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí lợi nhuận
ước đạt trên 16 triệu đồng/ha.
+ Mô hình liên kết sản xuất khoai tây với doanh thu bình quân đạt trên 96
triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước đạt trên 50 triệu đồng/ha.
+ Mô hình liên kết sản xuất rau màu hành tỏi với với doanh thu bình quân
đạt trên 150 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước đạt trên 100
triệu đồng/ha.

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Mô hình sản xuất cây măng tây với doanh thu bước đầu đạt trên 300 triệu
đồng/ha, hiện Hiện nay chưa có đủ sản phẩm măng tây để cung cấp cho các siêu
thị, nhà hàng trong và ngoài tỉnh.
+ Mô hình sản xuất trong nhà lưới doanh thu bình quân đạt trên 345 triệu
đồng/1.000m2, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận ước đạt trên 120 triệu
đồng/1.000 m2
d) Về phát triển các mô hình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch
Qua 03 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, sản xuất nông nghiệp đã tạo ra
nguồn cung cấp lương thực thực phẩm phong phú, chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện trên địa bàn huyện đã xây dựng được
16 ha sản xuất rau an toàn tập trung được chứng nhận VietGap tăng 9 ha so với
năm 2015 và 15.000m2 nhà lưới ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại
cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn xây dựng được các chuỗi cung ứng
thực phẩm an toàn như:
- 08 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn thực phẩm tai các xã (Vĩnh Quang,
Vĩnh Yên, Vĩnh Long, Vĩnh Ninh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An, Vĩnh Tiến);
- 10 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn thực phẩm: xã (Vĩnh Quang, xã Vĩnh
Yên, xã Vĩnh Long, xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thành, xã Vĩnh Ninh, xã Vĩnh
Khang, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thịnh, xã Vĩnh Hùng).
2.6.5.2. Chăn nuôi
a) Năm 2017:
Chăn nuôi phát triển với tốc độ cao; tổng đàn trâu bò, lợn, gia cầm, đến
nay đàn lợn đạt: 36.734 con (đàn lợn ngoại chiếm 81%); đàn bò: 9.144 con
(Bò lai chiếm 79%) tăng so với năm 2015 là 386 con; đàn trâu: 7.968 con; đàn
gia cầm: 459.000 con; đàn dê: 7.503 con.
Trong chăn nuôi lợn đã xuất hiện liên kết sản xuất với doanh nghiệp nhưng
vẫn cò hạn chế, sản phẩm chăn nuôi vẫn chủ yếu là thị trường tự do, chưa tìm
được đối tác trong liên kết tiêu thụ.
Đã xây dựng được 02 cụm trang trại quy mô lớn (400 nái và 2.000 lợn thịt)
và đang tiếp tục xây dựng thêm 02 khu theo chính sách Tái cơ cấu của tỉnh.
b) Năm 2018
Tổng đàn trâu 7393 con, giảm 8,1%; đàn bò 9045 con, giảm 4%; đàn lợn
33.602 con, tăng 10,67%, đàn gia cầm 506,231 nghìn con, tăng 6,2% so với cùng
kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 12.1 nghìn tấn, tăng 109.06% so với CK. Đến
nay, toàn huyện có 330 trang trại và gia trại, trong đó có 83 trang trại đạt tiêu chí
theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, có 04 cụm trang trại tại xã Vĩnh
Phúc(03 cụm), Vĩnh Khang(01 cụm) được hỗ trợ từ đề án tái cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh với tổng số tiền trên 9 tỷ đồng.

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2.6.5.3. Thủy sản
a) Năm 2017
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 trên địa bàn huyện đạt 637 ha,
do chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang mô hình Lúa – Cá và Cá – Sen –
Vịt; Sản lượng ước đạt 1533 tấn.
b) Năm 2018
Diện tích nuôi thủy sản ước đạt 650 ha, bằng 102,4 % so với cùng kỳ, do
chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mô hình Lúa-Cá, Lúa-Cá-Sen. Sản
lượng ước đạt 1750 tấn, tăng 114,15 % so với cùng kỳ.
2.6.5.4. Lâm nghiệp
- Diện tích rừng của toàn huyện: 3991,34 ha.
- Diện tích trồng mới năm 2018: 414 ha.
- Diện tích chăm sóc rừng: 1154 ha.

2.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật


2.7.1. Hiện trạng giao thông
Hiện trạng giao thông đường bộ
Hiện nay, địa bàn toàn huyện có 185,6km đường giao thông. Hệ thống bao
gồm các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã.
Phân theo kết cấu mặt đường, toàn huyện hiện có 86,0km đường nhựa
(chiếm 46,3%); 98,7 km đường BTXM (chiếm 53,2%); 8,3km đường đất, cấp phối
(chiếm 0,5%).
Mật độ giao thông tính đến đường trục xã 1.18km/km2. .
a. Quốc lộ
Có 02 tuyến đi qua huyện với tổng chiều dài 33,77 km. Gồm:
+ Quốc lộ 45: dài 7,94km (từ Cầu Kiểu đến thôn Bèo xã Vĩnh Long): Là
trục giao thông đối ngoại hướng Bắc Nam của huyện. Quy mô đường cấp IV, V, 2
làn xe; Rộng nền đường (7,5÷9,0)m; Mặt đường rộng (5,5÷7,0); Kết cấu mặt bê tông
nhựa.
+ Quốc lộ 217: dài 25,83km (từ Vĩnh Thịnh đến Vĩnh Quang): Trục đối
ngoại hướng Đông Tây của huyện. Quy mô đường cấp III, 2 làn xe; Rộng nền
đường 9,0m; Mặt đường rộng 7,0m. Kết cấu mặt bê tông nhựa.
b. Đường tỉnh
Có 03 tuyến đi qua huyện với tổng chiều dài 19,36km. Gồm:
+ Đường tỉnh 516B: dài 5,65km (từ Cầu Yên Hoành đến thôn xóm mới xã

3
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Vĩnh Hùng): đoạn từ cầu Yên Hoành đến QL217 quy mô đường cấp III, 2 làn xe
rộng nền 9,0m; rộng mặt 7,0m. Đoạn còn lại quy mô đường cấp IV, rộng nền
5,5m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường tỉnh 522: dài 9,91km (từ thị trấn đến thôn 1 xã Vĩnh Hưng): Đoạn
từ thị trấn Vĩnh Lộc đến trung tâm xã Vĩnh Hưng quy mô đường cấp V, rộng nền
5,0m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường láng nhựa. Đoạn từ trung tâm xã Vĩnh
Hưng đến thôn 1 quy mô đường cấp VI, rộng nền 5,0m, rộng mặt 3,0m; Kết cấu
mặt đường bê tông;
Đường tỉnh 523C: dài 3,8km (từ làng Xuân Áng đến thôn Đồi Thợi xã Vĩnh
Long): Quy mô đường cấp V, rộng nền 5,0m, rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường
láng nhựa.
c. Đường huyện
Có 12 tuyến đi qua huyện với tổng chiều dài 39,62km. Gồm:
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Yên: Chiều dài tuyến 3,47km; Đường cấp VI;
rộng nền 5,0m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường bê tông.
+ Đường QL217-Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc: Chiều dài tuyến 5,14km;
Đường cấp VI; rộng nền 5,0m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Hòa: Chiều dài tuyến 2,5km; Đường cấp VI;
rộng nền 5,0m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Hùng: Chiều dài tuyến 3,6km; Đường cấp VI;
rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường bê tông.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh An: Chiều dài tuyến 4,1km; Đường cấp VI;
rộng nền 6,5m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường phụ cận thành nhà Hồ: Chiều dài tuyến 3,91km; Đường cấp VI;
rộng nền 6,5m; rộng mặt 3,5m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Tân: Chiều dài tuyến 2,00km; Đường cấp VI;
rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,0m; Kết cấu mặt đường bê tông.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Minh – QL217: Chiều dài tuyến 3,00km;
Đường cấp VI; rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,0m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Thịnh: Chiều dài tuyến 4,4km; Đường cấp VI;
rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,0m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Tiến: Chiều dài tuyến 2,0km; Đường cấp VI;
rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,0m; Kết cấu mặt đường láng nhựa.
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh Phúc: Chiều dài tuyến 2,7km; Đường cấp VI;
rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,0m; Kết cấu mặt đường bê tông.

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Đường QL217-TT xã Vĩnh khang: Chiều dài tuyến 2,8km; Đường cấp VI;
rộng nền 4,5m; rộng mặt 3,0m; Kết cấu mặt đường bê tông.
e. Đường xã quản lý
Đường xã trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc bao gồm đường trục xã và các
đường liên thôn, tổng chiều dài là 92,8km; trong đó đã cứng hóa 91,96 km.
Bảng tổng hợp hiện trạng giao thông đường bộ
Chiều
dài qua Cấp
TT Tên tuyến Ký hiệu Bm Bn KCAD
huyện đường
(km)
A Quốc lộ 33,77
1 Quốc lộ 45 QL.45 7,94 IV, III 5,5÷7,0 7,5÷9,0 BT nhựa
2 Quốc lộ 217 QL.217 25,83 III 7,0 9,0 BT nhựa
B Đường tỉnh 19,36
1 Đường tình 516B TL.516B 5,65 IV, III 3,5÷7,0 5,5÷9,0 Láng Nhựa
B.Tông;
2 Đường tỉnh 522 TL.522 9,91 V, VI 3,0÷3,5 5,0
Láng Nhựa
3 Đường tỉnh 523C TL.523C 3,80 V 3,5 5,0 Láng Nhựa
C Đường huyện 39,62
1 QL 217 – TT xã V.Yên 3,47 VI 3,5 5,0 B. Tông
2 Ql217- Tân Phúc, V.Phúc 5,14 VI 3,5 5,0 Láng Nhựa
3 QL217-TT xã Vĩnh Hòa 2,5 VI 3,5 5,0 Láng Nhựa
4 QL217-TT xã Vĩnh Hùng 3,6 VI 3,5 4,5 B. Tông
5 QL217-TT xã Vĩnh An 4,1 VI 3,5 6,5 Láng Nhựa
6 Đường phụ cận T.N Hồ 3,91 VI 3,5 6,5 Láng Nhựa
7 QL217-TT xã Vĩnh Tân 2,00 VI 3,0 4,5 B. Tông
8 QL217-TT xã Vĩnh Minh 3,00 VI 3,0 4,5 Láng Nhựa
9 QL217-TT xã Vĩnh Thịnh 4,40 VI 3,0 4,5 Láng Nhựa
10 QL45-TT xã Vĩnh Tiến 2,00 VI 3,0 4,5 Láng Nhựa
11 QL45-TT xã Vĩnh Phúc 2,70 VI 3,0 4,5 B. Tông
12 QL45-TT xã Vĩnh Khang 2,80 VI 3,0 4,5 B. Tông
B. Tông;
D Đường xã 92,8 2÷15 3÷25 L.Nhựa;
C.Phối
f. Cầu trên đường bộ
Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện Vĩnh Lộc có 4 cầu các loại với tổng chiều
dài 863m. Trong đó:
- Cầu lớn (khẩu độ >25m): 02 cầu bắc qua sông Mã bao gồm: Cầu Yên
Hoành, cầu Kiểu;
- Cầu trung (khẩu độ <25m): 22 cầu bắc qua sông Bưởi bao gồm: Cầu Công

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
và cầu Phúc Hưng .
Hiện trạng hệ thống đê điều
a. Đê tả sông Mã:
Đê tả sông Mã đoạn qua huyện Vĩnh Lộc chiều dài 30,36km ; Đê cấp III; đi
qua các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân
và Vĩnh An. Mặt đê bê tông rộng (3,5÷5,0)m; Cao trình đê (10,6÷18,2)m; Cống
tưới tiêu dưới đê có 25 cống;
b. Đê bao sông Bưởi
Tuyến đê bao sông Bưởi đoạn qua huyện Vĩnh Lộc có chiều dài 17,34km,
đe cấp IV, đi qua các xã : Vĩnh Khang, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Vĩnh
Hưng và xã Vĩnh Hòa; Mặt đê tông rộng (3,5÷5,0)m; Cao trình đê (10,6÷18,2)m;
Cống tưới tiêu dưới đê có 27 cống;
Hiện trạng giao thông đường thủy nội địa
Hiện tại, huyện Vĩnh Lộc có 02 tuyến đường thủy nội địa đang hoạt động là
tuyến sông Mã và tuyến sông Bưởi.
a. Tuyến sông Mã :
+ Đoạn tuyến ĐTNĐ từ ngã ba Vĩnh Khang (giao giữa sông Mã và sông
Bưởi) đến ngã ba Bông (Vĩnh An): Chiều dài 19km, ĐTNĐ cấp 4; Tải trọng tối đa
tàu thuyền lưu thông 100 tấn.
+ Đoạn tuyến ĐTNĐ từ ngã ba Vĩnh Khang (giao giữa sông Mã và sông
Bưởi) đến thủy điện Cẩm Thủy: Chiều dài 61.5km; ĐTNĐ cấp V; Tải trọng tàu
thuyền tối đa lưu thông 50 tấn.
b. Tuyến sông Bưởi :
Đoạn tuyến từ ngã ba Vĩnh Khang (giao giữa sông Mã và sông Bưởi) đến
Kim Tân chiều dài 25,5 km; ĐTNĐ cấp IV. Tải trọng tối đa tàu thuyền lưu thông
100 tấn.
c. Cảng, bến thủy nội địa
Hiện tại, huyện Vĩnh Lộc không có cảng, bến thủy nội địa hoạt động
Hiện trạng giao thông hàng không - đường sắt
Hiện tại, huyện Vĩnh Lộc không có sân bay, không có tuyến đường sắt đi
qua.
Hiện trạng công trình đầu mối giao thông
Hiện tại huyện Vĩnh Lộc có 1 bến xe khách loại 4 được xây dựng tại xã
Vĩnh Tiến, gần khu di sản thành nhà Hồ. Diện tích xây dựng 300m2
2.7.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Hiện trạng tiêu thoát nước:
- Hiện tại khu vực nghiên cứu chưa có điểm xử lý nước thải tập trung và hệ
thống thu gom nước thải;
- Nước thải sinh hoạt và sản xuất đang đi chung với nước mưa và xã trực
tiếp ra ao hồ, đồng ruộng.; hình thức thoát nước đang theo chế độ tự chảy.

2.7.3. Hiện trạng cấp nước


a) Cấp nước sinh hoạt, sản xuất kinh doanh:
- Trong khu vực nghiên cứu hiện có 2 nhà máy xử lý nước sạch:
+ Nhà máy nước Vĩnh Thành: Công suất thiết kế 1.350m 3/ng.đêm cấp nước
cho thị trấn, xã Vĩnh thành. Công suất vận hành hiện tại của nhà máy
1.200m3/ng.đêm, cấp cho khoảng 3.000 hộ dân thị trấn và xã Vĩnh Thành; Nguồn
cấp nước cho nhà máy hiện tại đang khai thác nguồn nước ngầm từ 2 giếng khoan
tại chỗ.
+ Nhà máy nước Vĩnh Hùng : Công suất thiết kế 2800 m3/ng.đêm, cấp nước
cho các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh. Công suất vận hành
hiện tại 700 m3/ng.đêm, cấp cho khoảng 5.000 hộ; Nguồn nước thô cấp cho nhà
máy được khai thác từ nguồn nước mặt sông Mã.
- Tỷ lệ người dân được tiếp cận sử dụng nước sạch của huyện còn thấp
khoảng 37,6%, còn lại vẫn sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi.
- Mạng lưới đường ống cấp nước: Hiện nay đường ống cấp nước cấp I,II và
ống tiêu thụ đã được đầu tư xây dựng dọc các trục đường giao thông chính như
QL45, QL217, đường vào các khu phố. Đường kính ống D200-D150-D100-D50-
D32.
b) Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp:
Nước cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hiện tại khai thác
chủ yếu lấy từ sông Mã và sông Bưởi qua hệ thống bơm tưới và hệ thống kênh
tưới nội đồng; Theo thống kê toàn huyện có 49 trạm bơm trong đó 08 trạm bơm
lấy nước từ sông Mã; 17 trạm bơm lấy nước từ sông Bưởi, 24 trạm bơm nội đồng.
Ngoài các trạm bơm tưới lấy nước từ sông Mã và sông Bưởi thì hệ thống
hồ đập đóng vai trò quan trọng phục vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản. Toàn huyện có 9 hồ đập tích nước, dung tích 5.075.172m 3, các
công trình đang phát huy tốt hiệu quả đầu tư...

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2.7.4. Hiện trạng cấp điện
a) Nguồn cấp điện:
Nguồn điện cấp cho huyện Vĩnh Lộc hiện nay được lấy từ 3 lộ. Lộ 376 từ trạm
biến áp 110KV Hà Trung, lộ 375 từ trạm biến áp trng gian 110KV Thạch Thành lộ
973 từ trạm trung gian 110KV Quán Lào cấp điện cho 2 trạm biến áp trung gian
và 130 trạm biến áp phân phối.
a) Trạm biến áp:
Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có 132 trạm biến áp, trong đó có 2 trạm
biến áp trung gian và 130 trạm biến áp trung áp.
- Trạm biến áp trung gian 110KVA núi Đún, công suất 1x3.200+2x4.000
KW, điện áp 35/10,5KV.
- Trạm biến áp 110KV Vĩnh Minh 1x7.500 KWA, điện áp 35/10,5KV
- Trạm biến áp trung áp : Hiện nay các trạm hạ thế đang sử dụng là trạ treo,
Các gam máy sử dụng 100KVA,180KVA, 200KVA, 250KVA, 320KA.
b) Mạng lưới cấp điện:
+ Lưới điện cao thế : Đường dây truyền tải điện 500kV, 220kV đi qua các
xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng với tổng chiều dài 11,81Km.
+ Luới điện trung thế : Hiện tại huyện đang sử dụng song song 2 cấp điện
áp là 35KV và 10KV, dây dẫn trần đi trên cột bê tông ly tâm cao 12m.
+ Lưới điện hạ thế: Đường dây hạ thế 0.4KV sau trạm biến áp đến nơi tiêu
thụ điện đang đi nổi treo trên cột bê tông chữ A và cột ly tâm cao từ 6÷8 m.
2.7.5. Hiện trạng hạ tầng viễn thông thụ động
- Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, hiện trên địa bàn có 16
điểm phục vụ bưu chính viễn thông (01 bưu cục cấp II tại thị trấn Vĩnh Lộc và các
điểm bưu điện văn hóa xã). Trong những năm gần đây hạ tầng viễn thông được
đầu tư nâng cấp, trên địa bàn huyện có 04 mạng di dộng, 39 trạm BTS, phủ sóng
di động 100% các xã, phường, thị trấn, 01 mạng internet tốc độ cao ADSL, số thuê
bao 0,85 thuê bao/100 dân, số điện thoại/dân đạt 48 máy/100 dân.
- Hệ thống Phát thanh và Truyền hình: Tại trung tâm huyện có 01 đài truyền
thanh; 100% số xã có đài truyền thanh cơ sở, đáp ứng các nhu cầu truyền tải các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến toàn thể nhân dân trên địa
bàn.
2.7.6. Hiện trạng quản lý CTR và nghĩa trang

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
* Hiện trạng thu gom và xử lý CTR:
- Hiện tại hầu hết rác thải phát sinh trong các khu dân cư chưa được thu
gom xử lý triệt để, rác thải phát sinh chủ yếu được xử theo phương pháp chôn lấp
tại chỗ và đốt;
- Trên địa bàn huyện hiện nay đang đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải
tập trung theo công nghệ đốt trên diện tích 1,0ha tại xã Vĩnh Hòa. Công suất
100T/ng.đêm theo Quyết định số: 4201/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa
* Hiện trạng nghĩa trang
Hiện nay trên địabàn huyện chưa có nghĩa trang tập trung; Trên địa bàn
huyện có 38 nghĩa trang, tổng diện tích 110,19 ha; Các nghĩa trang đang phân tán,
không có quy hoạch và ranh giới phân định rõ với đất nông nghiệp. Nhiều nghĩa
trang nằm sát khu dân cư, gần nguồn nước sinh hoạt của dân đã và đang gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.
Công tác vệ sinh môi trường tại nghĩa trang chưa được quan tâm, nhiều gia
đình sau khi tiến hành cải táng, đồ cải táng vứt bừa bãi tại nghĩa trang làm ảnh
hưởng đến mỹ quan và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.7.7. Hiện trạng thủy lợi


a) Sông suối :
Hệ thống sông Mã và phụ lưu sông Bưởi đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lũ, chống ngập
úng phòng chống thiên tai của huyện. Trong những năm gần đây mặt sông có dấu
hiệu bị ô nhiễm nhẹ bởi các chất hữu cơ tại một số đoạn chảy qua khu dân cư, khu
công nghiệp.
Thông số chất lượng nước sông Mã
Các thông số Quan trắc
Điểm Quan trắc COD BOD NO3- SS Cd As Coliform
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/ml)
Cầu Kiểu 5,9 4,2 1,36 250 0,001 <0,01 130
Ngã Ba Bông 3,2 2,3 0,68 148 0,001 <0,01 130
Nguồn Đánh giá môi trường – DA quản lý thiên tai
b) Hồ đập:

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Toàn huyện có 9 hồ đập lớn nhỏ, dung tích khoảng 5.075.172 m3, Phục vụ
tưới cho khoảng 406 ha đất sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân; 373ha đất sản
xuất nông nghiệp vụ mùa và 212 ha đất nông nghiệp vụ đông. Nguồn sinh thủy
kém. Hiện nay một số hồ đập đã xuống cấp cần được sửa chữa cải tạo, đáng chú ý
: hồ Hón dứa xã Vĩnh An cửa van cống bị hỏng, nước rò rỉ mạnh không có khả
năng tích nước, mực nước xấp xỉ mực nước chết, cần được sửa chữa cải tạo; Hồ
Nhiêu Mua xã Vĩnh Tân hồ đa hư hỏng nhiều không còn khả năng tích nước, hiện
nay mực nước hồ đã xuống dưới mực nước chết.
Bảng thống kê hiện trạng hồ đập thủy lợi
Diện tích tưới (ha)
Vị trí Năm
Dung tích
Stt Tên hồ đập xây Xây Vụ chiêm xuân Vụ mùa Vụ
(m3)
dựng dựng Lúa Màu Lúa Màu đông

1 Hồ Quan nhân V.Quang 2001 400.000 13,84 - 13,84 - 8,06


2 Hồ Tân Lập V.Long 2014 234.000 14,00 2,00 14,00 2,00 11,00
3 Hồ Hón Trè V.Hưng 2009 495.000 101,46 48,34 85,06 46,32 117,24
4 Hồ Mang Mang V.Phúc 2009 1.414.000 89,00 - 89,00 - -
5 Hồ Đồng Mực V.Hùng 2009 652,00 32,00 - 32,00 - 20,10
6 Hồ Nhiêu Mua V.Tân 1984
7 Hồ Rát V.Thịnh 1998 290.000 30,50 10,00 30,00 - 16,00
8 Hồ đá kẽn V.Thịnh 2014 1.590.000 40,40 24,17 60,50 - 39,20
9 Hồ Hón Rứa V.An 1972 172,15 0,28 0,14 - 0,14 -
Nguồn phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc

c) Trạm bơm: Toàn xã có 49 trạm bơm, tổng công suất 44.244m3/h; Phục vụ
nước tưới cho 2.972,49ha đất sản xuất nông nghiệp vu chiêm xuân, 2.372,86ha đất
snr xuất nông nghiệp vụ mùa và 1.466,35ha đất sản xuất nông nghiệp vụ đông của
huyện. Trong đó trạm bơm dầu, trạm bơm giã chiến có 14/49 trạm bơm, chủ yếu
tập trung ở xã Vĩnh Thịnh.
Bảng thống kê hiện trạng trạm bơm
Vị trí Năm Công Diện tích tưới (ha)
Stt Tên trạm bơm xây Xây suất Vụ chiêm xuân Vụ mùa Vụ
dựng dựng (m3/h) Lúa Màu Lúa Màu đông
1 TB Vụng Bấn V.Quang 1988 3x1.200 210,26 36,84 52,26 36,84 195,67
2 TB Mổ Cảnh V.Quang 1988 1x200 13,20 - 13,20 - 13,20

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Vị trí Năm Công Diện tích tưới (ha)
Stt Tên trạm bơm xây Xây suất Vụ chiêm xuân Vụ mùa Vụ
dựng dựng (m3/h) Lúa Màu Lúa Màu đông
3 TB Mỹ Xuyên V.Yên 1999 1x1.100 19,40 - 19,40 - 33,00
4 TB Núi Trác V.Long 2004 2x540 93,38 - 79,38 - 55,00
5 TB Bến Đá V.Long 2004 1x540 70,00 - 65,00 - 45,60
6 TB Cầu Mư V.Long 1996 1x700 24,66 - 23,26 - 20,00
7 TB Cầu Vào V.Long 1996 1x200 - - - - 15,00
8 TB Góc Hồ V.Long 1984 2x1.000 14,87 16,10 14,87 16,10 40,00
9 TB Cửa Đông V.Long 1984 1x540 8,30 4,50 8,30 4,50 30,00
10 TB Đồng Trại V.Long 1984 1x1.000 8,00 3,67 8,00 3,67 10,00
11 TB Câu Võ V.Long 1984 1x320 11,00 6,12 11,00 6,12 28,10
12 TB Đồi Thợi V.Long 1984 1x320 36,60 5,80 36,60 5,80 17,00
13 TB Vĩnh Hưng V.Hưng 2004 4x1.000 282,70 15,66 302,52 13,71 19,24
14 TB Mã Nghè V.Hưng 2008 1x220 17,50 - 17,50 - -
15 TB Cổ Điệp 1 V.Phúc 1991 1x320 21,00 - 21,00 - 10,00
16 TB Cổ Điệp 2 V.Phúc 2016 1x320 15,00 15,00 - - -
17 TB Tân Phúc V.Phúc 2009 2x1.000 113,80 - 113,80 - 75,00
18 TB Văn Hanh V.Phúc 2005 1x540 52,70 2,50 52,70 2,51 20,00
19 TB Đồng Đền V.Thành 2001 2x220 26,24 5,0 26,24 5,00 44,00
20 TB Phi Bình V.Ninh 2009 1x350 48,00 - 48,00 - 30,00
21 TB V.Khang V.Khang 2011 3x768 140,07 92,71 140,07 43,41 155,30
22 TB Nhật Quang V.Hòa 2003 1x1.200 180,25 32,40 180,25 32,40 120,70
23 TB Ao Su V.Hòa 2015 2x470 102,30 18,10 102,30 18,10 60,40
24 TB Giang Đông V.Hòa 2003 1x1.200 153,95 30,90 153,95 30,90 101,70
25 TB Sóc Sơn V.Hùng 2015 2x1.000 90,10 - 145,90 - 69,80
26 TB Đa Bút 1 V.Tân 1997 1x1.000 44,00 8,90 38,30 4,00 18,31
27 TB Đa Bút 2 V.Tân 1997 1x1.000 60,59 13,77 47,30 7,56 28,20
28 TB V. Minh 1 V.Minh 2011 3x1.000 266,70 - 198,44 - 65,37
29 TB V. Minh 2 V.Minh 2009 1x1.000 - 33,81 - 33,81 34,63
30 TB Đồng Kẹm V.Thịnh 1991 1x800 40,00 20,00 35,00 - 15,80
31 TB Cô Sơn V.Thịnh 1993 1x540 40,00 21,00 32,50 - 12,00

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Vị trí Năm Công Diện tích tưới (ha)
Stt Tên trạm bơm xây Xây suất Vụ chiêm xuân Vụ mùa Vụ
dựng dựng (m3/h) Lúa Màu Lúa Màu đông
32 TB Thôn Đoài V.Thịnh 1991 1x540 20,10 10,80 - - -
33 TB Đồng Bể V.Thịnh 1990 1x540 13,21 - 12,00 - 12,00
34 TB Đồng Nhâm V.Thịnh 2016 1x540 50,00 - 14,00 - 14,00
35 TB Cao Càu V.Thịnh 1991 1x360 40,00 13,00 - - -
36 TB Vòng Dưa V.Thịnh 1993 1x360 50,00 17,00 50,00 - 31,50
37 TB Cửa Khâu V.Thịnh 1991 1x540 37,20 - - - -
38 TB Lày V.Thịnh 1991 1x320 36,40 - 10,00 - -
39 TB Đốc Đò V.Thịnh 2016 1x540 12,00 - 12,00 - 12,00
40 TB Cây Me V.Thịnh 1984 1x320 20,50 - 20,50 - 18,50
41 TB Cồn Ổi V.Thịnh 1983 1x320 20,00 - 20,00 - 20,00
42 TB Công Đá V.Thịnh 1986 1x320 25,00 - - -
43 TB Hổng Củ V.Thịnh 1983 1x540 20,00 - 12,00 - 12,00
44 TB Cồn Trúc V.Thịnh 1986 1x320 25,00 - 12,00 - 8,00
45 TB Cầu Nhắt V.Thịnh 1985 1x320 10,00 - - - -
46 TB Hóp Nhái V.Thịnh 1980 1x320 34,60 5,00 14,00 - -
47 TB Quaker V.An 2004 2x1.000 87,83 13,00 106,40 13,00 75,00
48 TB Kim Sơn V.An 2004 1x800 42,30 - 29,93 - 10,00
49 TB Hòa Long V.An 2010 1x470 80,70 8,60 74,50 8,60 66,00

Nguồn phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc

d) Hệ thống kênh tưới:


- Hệ thống kênh tưới nội đồng của huyện có 393,80km, trong đó kiên cố hóa
232,24Km chiếm tỷ lệ 58,97%. Xã Vĩnh Tân có tỷ lệ kênh mương kiên cố hóa lớn
nhất (90,83%); xã Vĩnh Quang có tỷ lệ kênh mương kiên cố hóa thấp nhất
(29,69%).
- Phần diện tích trồng màu ngoài đê chưa được đầu tư, hiện tại nước tưới
đang được lấy bằng thủ công.
Bảng thống kê hiện trạng kênh tưới của các xã
Tổng Kiên cố
Tỷ lệ
Stt Đơn vị chiều dài hóa Ghi chú
(%)
(Km) (Km)

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Tổng Kiên cố
Tỷ lệ
Stt Đơn vị chiều dài hóa Ghi chú
(%)
(Km) (Km)
1 Xã Vĩnh Quang 48,36 14,36 29,69
2 Xã Vĩnh Yên 40,34 13,57 33,64
3 Xã Vĩnh Tiến 12,.45 11,18 89,80
4 Xã Vĩnh Long 60,12 34,53 57,44
5 Xã Vĩnh Thành 12,00 9,00 75,00
6 Xã Vĩnh Ninh 12,30 9,70 78,86
7 Xã Vĩnh Khang 10,58 7,56 71,46
8 Xã Vĩnh Phúc 37,00 14,00 37,84
9 Xã Vĩnh Hưng 22,91 16,99 74,16
10 Xã Vĩnh Hòa 41,66 27,00 64,81
11 Xã Vĩnh Hùng 21,27 15,84 74,47
12 Xã Vĩnh Tân 17,23 15,65 90,83
13 Xã Vĩnh Minh 6,80 5,43 79,85
14 Xã Vĩnh Thịnh 38,90 27,90 71,72
15 Xã Vĩnh An 11,88 9,53 80,22

Nguồn phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc

Hệ thống tiêu thoát nước:


- Hệ thống tiêu thoát nước chính của huyện hiện nay là hệ thống sông Mã và
sông Bưởi;
- Hệ thống tiêu thoát nước nội đồng hiện nay chủ yếu đang là tự chảy; Nước
mưa tập trung vào kênh tiêu và thoát ra sông qua cống tiêu dọc các tuyến đê bao;
+ Hệ thống tiêu Cầu Mư: bao gồm cống, trạm bơm cầu Mư và kênh tiêu,
thiết kế tiêu cho 2.159ha. Hệ thống đã được đầu tư tu bổ nạo vét kênh chính
L=8,43km, kênh xả L=200m hiện tại đang vận hành tốt;
+ Hệ thống tiêu Hón Công (hệ thống tiêu C2): Tiêu cho các xã Vĩnh Khang,
Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành và một phần thị trấn Vĩnh Lộc. Hiện nay hệ thống này
chưa đảm bảo tiêu cho khu vực do cống tiêu tiết diện nhỏ không đảm bảo khi mưa
lớn. Xã Vĩnh khang bị ngập úng nhiều nhất, diện tích ngập úng khoảng 150 ha;

4
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Hệ thống tiêu Hón Thác (Đập bờ Thành) – Vĩnh Hòa: Tiêu chủ yếu cho
xã vĩnh Hòa, một phần xã Vĩnh Phúc, một phần xã Vĩnh Hùng: Gồm có kênh tự
chảy Sóc Sơn 1 và Sóc Sơn 2. Hiện trạng 2 kênh này mặt cắt nhỏ, kênh bị lấn
chiếm nhiều; Gấp khúc và bị bồi lắng do vậy năng lực tải nước kém; Nếu mưa lớn
150÷200mm sẽ gây ngập úng cho xã Vĩnh Hòa, diện tích ngập úng khoảng 200ha.
+ Hệ thống tiêu Bồng Thôn – Vĩnh Hùng: Tiêu chủ yếu cho xã Vĩnh Hùng,
Vĩnh Tân, Vĩnh Minh: Gồm có kênh tiêu tự chảy 3/2, kênh và kênh tiêu xóm mới -
Bồng thôn. Hiện tại 2 kênh này đang đáp ứng được khả năng tiêu thoát.
+ Hệ thống tiêu Đa Bút – Vĩnh Thịnh: Tiêu thoát khu vực phía bắc xã Vĩnh
Tân, Vĩnh Minh và xã Vĩnh Thịnh. Chiều dài 5,4km; Hiện trạng kênh đất, phía
cửa thoát ra sông Bồng Khê đã bị chặn nên không còn khả năng tiêu thoát. Hiện
nay huyện đang triển khai xây dựng nạo vét tuyến kênh và cải tạo xây dựng đoạn
kênh dẫn tiêu thoát vào cống tiêu Bồng thôn.
Bên cạnh hệ thống các kênh tiêu thì việc hỗ trợ tiêu một cách đắc lực là các
hệ thống cống tiêu dưới đê. Theo thống kê trên các tuyến đê tả sông Mã và đê
sông Bưởi có tổng cộng 23cống. Trong đó đê tả sông Mã có 11 cống; dưới đê tả
sông Bưởi 06 cống, đê hữu sông Bưởi 06 cống. Đáng chú ý có các cống tiêu: Cống
xã bơm tiêu úng cầu Mư, cống Bồng thôn, cống núi Đún, cống đồng Nhót xã Vĩnh
Thành, cống Kỳ Ngãi...
Bảng hiện trạng cống tiêu qua đê
Địa Năm Kích Cao trình Cao trình Hình thức
Stt Tên cống
điểm XD thước (m) TN (m) đỉnh đê (m) đóng mở
1 Phù Lưu V.Yên 1977 0,6x0,75 15,2 17,52 Phai

2 Kỳ Ngãi V.Ninh 1966 x 8,01 15,41 Van V3

3 Phê Bình 1 V.Ninh 1980 30 12,84 14,56 Phai

4 Phê Bình 2 V.Ninh 1967 30 12,60 14,61 Phai

5 Phê Bình 3 V.Ninh 1967 30 12,60 14,59 Phai

6 Hồ Nam 1 V.Khang 1985 20 11,68 13,39 Phai

7 Hồ nam 2 V.Khang 1966 20 11,88 13,09 Phai

8 Bồ Thành 1 V.Hòa 2010 2,0x1,8 6,43 11,88 Van V5


9 Bồng Thôn V.Minh 2001 2,0x3,0 3,00 11,45 Van V10
10 Nhâm Thôn V.An 1965 2,2x2,2 7,10 10,65 Rèm sắt

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

11 Nổ Thôn V.An 1970 50 8,50 10,56 Phai

12 Vĩnh Hưng 1 V.Hưng 2011 2,0x2,0 6,00 9,00 Van V5


13 Vĩnh Hưng 2 V.Hưng 2011 2,0x2,0 Van V5
14 Vĩnh Hưng 2 V.Hưng 2011 1,2x1,6 8,00 10,50 Van V5
15 Vĩnh Phúc 1 V.Phúc 2011 2,0x2,0 7,60 10,60 Van V5
16 Vĩnh Phúc 2 V.Phúc 2011 2,0x2,0 8,88 11,35 Van V5
17 Vĩnh Phúc 3 V.Phúc 2011 2,0x2,0 4,50 7,90 Van V5
18 Cầu Mư V.Phúc 1962 2,5x2,0 6,30 14,70 Van V5
19 TB Cầu Mư V.Phúc 1989 2,2x1,8 9,80 14,70 Van V5
20 Núi Đún V.Thành 2011 1,4x1,2 10,00 14,00 Van V3

21 Đồng Nhót V.Thành 100 9,50 13,90 Hèm Phai

22 Hón Công V.Khang 1965 1,1x1,4 7,12 13,80 Rèm


23 Cống Cu Ba V.Khang 2011 1,0x1,0 10,50 11,50 Van V3

Nguồn phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc


- Đánh giá chung : Hệ thống cống tiêu thoát nước nội đồng chính của huyện
được xây dựng từ thập niên 60,70 của thế kỷ trước, khẩu độ cống thoát bé, một số
cống đã xuống cấp; Hệ thống kênh dẫn dòng chủ yếu là kênh đất nên không đáp
ứng được thoát lũ khi mưa lớn trên diện rộng và kéo dài.
2.8. Hiện trạng môi trường
2.8.1. Hiện trạng môi trường khu vực.
Trong những năm qua công tác môi trường đã được quan tâm hơn, các cấp
ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực.
Huyện đã lập kế hoạch hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tổ chức phát
động tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, khu công sở, trạm xá, trường
học, khơi thông các khu vực ứ đọng nước lâu ngày, vệ sinh môi trường các trang
trại chăn nuôi.
Hướng dẫn các xã lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới; lập bổ sung quy
hoạch bãi rác thải, lập phương án thu gom rác tập trung vào khu vực bãi rác đã
được quy hoạch. Chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác lập đề án bảo vệ môi trường
ở các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn. Phối hợp Sở
Tài nguyên - Môi trường kiểm tra công tác môi trường tại Bệnh viện đa khoa, các
trung tâm y tế khám chữa bệnh, khu trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
huyện.
Tuy nhiên, môi trường trong các khu dân cư còn nhiều hạn chế, chất thải (chất
thải chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt..) chưa được
xử lý theo tiêu chuẩn.
2.8.2. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố năm 2012, theo 3 kịch bản: kịch bản phát thải thấp
(b1), kịch bản phát thải trung bình (b2), kịch bản phát thải cao (a2). trong đó kịch
bản b2 được bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị sử dụng trong thời điểm
hiện nay cho các bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu trong việc
đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với các lưu vực sông trên vùng nghiên cứu hiện nay chưa có một
nghiên cứu, dự báo riêng nào về BĐKH-NBD. Vì vậy trong quy hoạch này sử
dụng kịch bản BĐKH-NBD theo kịch bản B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
đối với vùng Bắc Trung bộ; sử dụng tài liệu thực đo của các trạm trên các lưu vực
sông trong vùng nghiên cứu làm cơ sở cho tính toán và dự báo cho tương lai. Nội
dung của kịch bản B2 đối với khu vực Bắc Trung bộ như sau:
a. Về nhiệt độ:
Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,8 oC ở Bắc
Trung bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Bảng 2. 10 Mức tăng nhiệt trung bình theo kịch bản B2

Thời kỳ Các mốc thời gian của thể kỷ 21


trong năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
XII-II 0,6 0,8 1,1 1,4 1,8 2,1 2,4 2,7 2,9
III-V 0,7 0,9 1,2 1,8 2,0 2,4 2,8 3,0 3,2
VI-VIII 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,2 2,4 2,6
IX-XI 0,5 0,8 1,0 1,4 1,7 2,0 2,2 2,5 2,7
b. Về lượng mưa:
Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7-8% ở Bắc Trung
bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng
5 sẽ giảm khoảng 10% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm
của mùa mưa sẽ tăng từ 10-15%.
Bảng 2. 11 Mức thay đổi lượng mưa theo kịch bản B2
Thời kỳ Các mốc thời gian của thể kỷ 21

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

trong 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
năm
XII-II 0,6 0,9 1,2 1,6 1,9 2,2 2,5 2,8 3,0
III-V -1,9 -2,9 -4,0 -5,2 -6,3 -7,3 -8,3 -9,1 -9,9
VI-VIII 2,9 4,2 5,9 7,6 9,3 10,8 12,2 13,4 14,6
IX-XI 1,7 2,5 3,5 4,5 5,4 6,3 7,1 7,8 8,5
c. Nước biển dâng:
Kết quả tính toán phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ
21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước
biển dâng thêm 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980-1990.
Bảng 2. 12 Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980-1999
Các mốc thời gian của thể kỷ 21
Kịch bản
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65
Trung bình 12 17 23 30 37 46 54 64 75
(B2)
Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100
Nguồn: Báo cáo Kịch bản Biến đổi khí hậu nước biển dâng, Bộ TN&MT-2012

2.9. Các Quy hoạch và dự án có liên quan


2.9.1. Các quy hoạch và dự án
Các quy hoạch chung
Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện có 02 đồ án quy hoạch chung đang trong
qua trình lập mới và điều chỉnh quy hoạch gồm:
a) Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng mở rộng thị trấn Vĩnh Lộc:
Theo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ: Quy mô diện tích: 871,75ha; dân số
đến năm 2030: 15.000 người. Tính chất chức năng: là thị trấn huyện lỵ, trung tâm
hành chính chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện.
Tuy nhiên phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch mở rộng thị trấn Vĩnh Lộc
chưa đảm bảo quy mô diện tích đơn vị hành chính cấp đô thị loại V theo quy định
của pháp luật hiện hành. Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
hóa, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã có Tờ trình số 104/TTr-UBND ngày
13/6/2019 về việc Đề nghị phê duyệt bổ sung Nhiệm vụ và dự toán Điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng mở rộng thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2030. Theo đó Quy mô diện tích sau khi điều chỉnh là:
1.523,09ha; dân số đến năm 2030 là: 20.000 người. Tính chất chức năng khu vực
bổ sung quy hoạch là: khu du lịch sinh thái, làng xóm hiện hữu, đất dự trữ phát

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
triển đô thị, đất nông nghiệp đô thị.
(đang trong quá trình điều chỉnh Nhiệm vụ và dự toán)
b) Quy hoạch chung đô thị Bồng:
(đang trong quá trình lập quy hoạch)
Theo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ: Quy mô diện tích: 3.290,2ha, dân số
đến năm 2030: 22.000 người. Là đô thị loại V, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ
thương mại, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
tiểu vùng phía Đông sông Bưởi.
Các quy hoạch chi tiết, quy hoạch đặc thù và dự án đầu tư
Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện có rất nhiều các dự án đầu tư
xây dựng, quy hoạch chi tiết và quy hoạch đặc thù được triển khai thực hiện. Điển
hình như:
1. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và
vùng phụ cân gắn với phát triển du lịch. Diện tích: 5.078,5ha. (phê duyệt năm
2015);
2. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị danh lam thắng
cảnh quốc gia núi Kim Sơn, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc gắn với phát triển du
lịch. Diện tích: 173,5ha. (phê duyệt nhiệm vụ tháng 4/2019, đang thực hiện lập
quy hoạch);
3. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh
Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích: 3,84ha. (phê duyệt năm 2019)
4. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh
Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích: 13,6ha. (đã phê duyệt tháng
4/2019);
5. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích: 42,83ha. (đã phê duyệt năm 2017);
6. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp Vĩnh Minh, huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích: 30,ha (đã phê duyệt năm 2019);
7. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 KDC, TĐC Và đấu gía quyền SDĐ xã
Vĩnh Hùng. Diện tích: 9,4ha. (đã thực hiện);
8. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 KDC xã Vĩnh Minh. Diện tích: 9,94 ha
(đang thực hiện);
9. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 Khu TĐC xã Vĩnh An. Diện tích: 3ha.
(đang thực hiện);
10. Quy hoạch CTXD tỷ lệ 1/500 Khu TĐC Phủ Trịnh. Diện tích: 9,9 ha.
(đang thực hiện);

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
11. Dự án đầu tư xây dựng trục đường chính trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc nối
QL217 với QL45;
12. Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông từ QL 217 đi đê La Thành, xã
Vĩnh Long;
13. Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông từ QL 45 đi trung tâm xã Vĩnh
Khang;
14. Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp thể thao huyện Vĩnh Lộc;
15. Dự án đầu tư xây dựng trường mầm non Vĩnh Long;
16. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác tại xã Vĩnh Hòa, diện tích
1,0ha
;
17. Dự án đầu tư xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội;
17. Dự án đầu tư Trụ sở Mặt trận tổ quốc Khối đoàn thể;
Và nhiều các quy hoạch, dự án đầu tư khác, đã được cập nhật trong quá
trình lập đồ án quy hoạch.

Sơ đồ ranh giới các quy hoạch và dự án được duyệt trên địa bàn huyện

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2.9.2. Các quy hoạch ngành có liên quan
Vị trí, quy mô các khu chức năng đã được xác định theo quy hoạch ngành
toàn tỉnh có trên địa bàn huyện bao gồm:
1) Quy hoạch mạng lưới bến xe khách (phê duyệt tại quyết định số
1095/QĐ-UBND ngày 10/4/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa):
+ thị trấn Vĩnh Lộc: bến xe loại 4, diện tích 3.000m2.
+ xã Vĩnh Hùng: bến xe loại 4, diệnt ích 2.000m2.
2) Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại (phê duyệt tại
quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 16/01/2017):
Trên địa bàn không có công trình liên đến quy hoạch này
3) Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (phê duyệt tại quyết định số
2888/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa):
+ CNN Vĩnh Hòa: diện tích 35ha.
+ CNN Vĩnh Minh: diện tích 30ha.
4) Quy hoạch quản lý chất thải rắn (phê duyệt tại quyết định số 3407/QĐ-
UBND ngày 08/9/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa):
+ Địa điểm xử lý xã Vĩnh Hòa: diện tích 2ha; công suất 45 tấn/ngđ; xử lý
triệt để CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường; phục vụ cho: Thị trấn
Vĩnh Lộc và các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long,
Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang và một phần xã
Vĩnh Hùng; Cụm CN Vĩnh Hòa.
+ Địa điểm xử lý xã Vĩnh Thịnh: diện tích 1,5ha; công suất 29 tấn/ngđ;
phục vụ cho: Đô thị Bồng (Vĩnh Hùng), các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh
Thịnh, Vĩnh An và phần còn lại của xã Vĩnh Hùng; Cụm CN Vĩnh Minh.
5) Quy hoạch phát triển hệ thống chợ (phê duyệt tại quyết định số
4388/QĐ-UBND ngày 09/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa):
- 1 chợ hạng 2: chợ Giáng - TT Vĩnh Lộc.
- 12 chợ hạng 3 (bao gồm các chợ còn lại).
6) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh
hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại quyết định số
3227/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa);
7) Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng
đến 2030” (phê duyệt tại quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của chủ
tịch UBND tỉnh Thanh hóa);
8) Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa giai đọan 2016-2025, có

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110KV (phê duyệt tại
quyết định số 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương);
Và các quy hoạch nghành khác có liên quan.
2.9.3. Quy hoạch nông thôn mới các xã
Hết năm 2018 có 15/15 xã đã xây dựng xong quy hoạch nông thôn mới
được UBND huyện phê duyệt, ban hành quy chế quản lý theo quy định. Bên cạnh
đó huyện đã chỉ đạo các xã tổ chức công khai bản đồ quy hoạch NTM tại trụ sở
UBND xã, nhà văn hóa các thôn, cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo
quy hoạch được phê duyệt.
Quá trình triển khai thực hiện quy hoạch cũng đã đạt được nhiều kết quả
đáng kể như: nâng cấp và cứng hóa một số tuyến đường hiện trạng, bê tông hóa
các tuyến nội đồng, xây dựng các công sở xã, khu văn hóa thể thao, tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung, áp dụng
hiện đại hóa trong nông nghiệp. Đến nay có 100% các xã đã được công nhận xã
đạt chuẩn nông thôn mới.
Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch được huyện quan tâm, chỉ đạo.
Trong đó có một số xã có quy hoạch cần điều chỉnh phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung chủ
yếu tập trung ở vị trí xây dựng một số hạng mục công trình xây dựng cơ bản: nhà
văn hóa, sân thể thao của xã, sân thể thao thôn, chuyển đổi một số vị trí đất quy
hoạch sang vùng phát triển trang trại, quy hoạch lại hệ thống kênh mương, thủy lợi
do kết quả của công tác mở rộng đường và đổi điền dồn thửa....
Tuy nhiên các quy hoạch nông thôn mới có thời hạn đến năm 2020, được
lập cho từng xã để phục vụ quá trình thực hiện nông thôn mới nên chưa có định
hướng tổng thể, chưa có tính kết nối liên xã. Vì vậy sau khi đồ án quy hoạch xây
dựng vùng được phê duyệt, cần phải rà soát điều chỉnh lại các quy hoạch nông
thôn mới cho phù hợp.
2.9.4. Đánh giá tổng công tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường
Nhìn chung công tác lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc
trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch
tăng, chất lượng quy hoạch từng bước được cải thiện. Công tác quy hoạch và quản
lý quy hoạch đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và
thu hút đầu tư của huyện và của các địa phương. Công tác quản lý quy hoạch cũng
đã được quan tâm… Quy hoạch xây dựng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân
cư. Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch được huyện quan tâm, chỉ đạo, đặc biệt
là các quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch một số hạn chế, thể

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
hiện ở: tỷ lệ phủ kín quy hoạch còn thấp, quy chế quản lý đô thị còn thiếu…Thời
gian tổ chức lập, thẩm định một số đồ án quy hoạch còn chậm, điển hình như đồ
án Điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng thị trấn Vĩnh Lộc đã kéo dài nhiều năm.
Chưa tổ chức lập các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật: Thủy lợi, cấp
thoát nước, nghĩa trang …Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư còn chưa tổ chức cắm
mốc giới cho toàn bộ các đồ án quy hoạch được phê duyệt.
Thực trạng môi trường
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ
văn), nên cảnh quan môi trường chia thành 2 vùng sinh thái khác nhau.
a. Vùng đồi núi: Tập trung ở các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng,
Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh, và Vĩnh An. Địa hình đồi núi thấp lượn sóng. Hệ sinh
thái chính là vườn đồi, chế độ canh tác nông - lâm kết hợp. Ngoài ra còn là vùng
có nhiều khoáng sản, đặc biệt là vật liệu xây dựng.
b. Vùng đồng bằng: Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ô đất bằng,
trũng xen nhau là vùng trồng các loài cây lương thực, thực phẩm là chủ yếu.
Những năm trước đây do kinh tế chậm phát triển, Vĩnh Lộc chỉ là huyện thuần
nông, nhưng vài năm trở lại đây do áp dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp cơ chế mở
cửa của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác
nguyên liệu, vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá xẻ, gạch ngói...) đã làm cho bộ
mặt huyện thay đổi nhanh chóng. Cùng với sự phát triển kinh tế da dạng nhiều
thành phần (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng
cần được quan tâm và giải quyết.
Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên cũng gây áp lực mạnh đối
với cảnh quan môi trường. Do địa hình có nhiều núi đá vôi, hệ thực vật không đủ
che phủ nên đất đồi núi luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị trai cứng, nghèo
chất dinh dưỡng, thực vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém.
- Môi trường đô thị:
Một số khu vực bị ô nhiễm do hệ thống tiêu, thoát nước lạc hậu, xuống cấp
không đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Việc thu gom, phân loại chất thải rắn mới
tập trung chôn lấp, Nước thải thải y tế chưa được xử lý đúng quy định. Mặt khác,
tại đô thị còn có điểm giết mổ gia súc hoạt động. Các điểm giết mổ chưa có hệ
thống xử lý chất thải, nước thải. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn vượt
tiêu chuẩn cho phép.
- Môi trường nông thôn:
Thực hiện chương trình Quốc gia về nước sạch - vệ sinh môi trường, đến
nay nhiều hộ gia đình đã có các công trình giếng nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, một
bộ phận đáng kể nông dân đã có ý thức về sử dụng nước sạch.
+ Tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân bón hoá học,
5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
thuốc bảo vệ thực vật khó kiểm soát. Ngoài ra, ở nông thôn nhiều hộ gia đình còn
tận dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào mục đích canh tác và là nguồn thức ăn
cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
+ Chịu ảnh hưởng nặng nề của chất thải rắn, nước và khí thải xả ra từ các cơ
sở sản xuất kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư. Ngoài ra, các chợ nông thôn hàng
ngày cũng thải ra một lượng rác lớn. Việc thu gom rác thải còn thô sơ, bãi rác tại
các chợ xử lý chưa kịp thời...
Nhận rõ vị trí, vai trò của công tác bảo vệ môi trường, những năm qua,
huyện đã quan tâm, chỉ đạo, thực hiện tốt một số biện pháp quản lý và bảo vệ tài
nguyên, môi trường trên địa bàn huyện đang được cải thiện.
2.9.5. Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1649/QĐ-
UBND ngày 04/5/2019 về việc Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với mục tiêu cụ thể là hoàn thành sắp
xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh giảm 10% so với hiện nay; xong
trước ngày 01/12/2019. Theo đó huyện Vĩnh Lộc có 06 đơn vị hành chính cấp xã
tham gia việc sắp xếp. Cụ thể như sau:
STT Phương án nhập đơn vị hành chính Để thành lập xã, phường, thị trấn
1 Xã Vĩnh Khang
Xã Ninh Khang
2 Xã Vĩnh Ninh
3 Xã Vĩnh Minh
Xã Minh tân
4 Xã Vĩnh Tân
5 Xã Vĩnh Thành
Thị trấn Vĩnh Lộc
6 Thị trấn Vĩnh Lộc
Như vậy đến hết ngày 30/11/2019 huyện Vĩnh Lộc còn 13 đơn vị hành
chính cấp xã và thị trấn (hiện nay có 16 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn).
2.10.Đánh giá chung
a. Thuận Lợi:
1. Là đầu mối các tuyến giao thông thủy bộ (QL45, QL217; sông Mã, sông
Bưởi);
2. Phần lớn diện tích có địa hình bằng phẳng, có quỹ đất xây dựng lớn;
3. Nguồn lao động dồi dào, thời kỳ dân số vàng;
4. Đã hình thành các cơ sở công nghiệp, TTCN;
5. Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (tự nhiên và nhân văn: là địa
phương duy nhất trong tỉnh có di sản thế giới.....);

5
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
6. Có ngành nông nghiệp trên đà phát triển (là một trong những trọng điểm
nông nghiệp của tỉnh, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp).
b. Khó khăn:
1. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, kênh;
2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện;
3. Chất lượng nguồn lao động chưa cao;
4. Nguồn lực tài chính còn hạn chế;
5. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp;
6. Chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu.

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN


3.1. Tính chất, chức năng
Theo Quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng Vùng huyện
Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070. Tính chất chức năng của khu
vực:
- Là trung tâm du lịch quốc gia, của tỉnh Thanh Hóa với sản phẩm du lịch
văn hóa - lịch sử;
- Là vùng phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo tồn, phát huy
giá trị di sản, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ du lịch và công nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu đồ án, phân tích và nhận thấy khả năng phát triển
công nghiệp của địa phương là không cao, nghành công nghiệp của địa phương
không có lợi thế so sánh đối với các khu vực lân cận vì vậy nghành công nghiệp
không đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế của huyện Vĩnh Lộc. Mặt khác địa
phương có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, vị trí của huyện không nằm
trong các Cụm kinh tế động lực cũng như hành lang phát triển kinh tế có tính chất
trọng điển của tinh. Do đó đề xuất đưa nghành nông nghiệp của địa phương đi lên
song hành với du lịch trở thành hai trụ cột chính để phát triển kinh tế xã hội của
địa phương. Đề xuất lại tính chất, chức năng, vai trò của vùng:
- Là trung tâm du lịch quốc gia, của tỉnh Thanh Hóa với sản phẩm du lịch
văn hóa - lịch sử;
- Là vùng phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo tồn, phát huy
giá trị di sản, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ du lịch và nông nghiệp.
3.2. Tiềm năng và động lực phát triển vùng
- Có hệ thống giao thông đối ngoại thuận lợi, đặc biệt là các tuyến đường
huyết mạch Quốc gia như: Dự án Nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu vùng Mê
Kông mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 - Nâng cấp Quốc lộ 217, tỉnh Thanh Hóa .
Dự án hoàn thành không chỉ có ý nghĩa lớn đối với tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam
nói riêng, mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển chung của khu vực khi
tuyến Quốc lộ 217 - tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam và các đoạn tuyến đường 6,
6A, 6B - tỉnh Hủa Phăn của Lào thuộc Hành lang Đông Bắc của GMS kết nối
vùng Đông Bắc Lào với Bắc Việt Nam và nối ra biển tại Thanh Hóa;
- Có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cực kỳ ưu đãi khi nằm ở vùng giữa
các trục phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa; có đầy đủ các nguồn tài nguyên
như tài nguyên tự nhiên như: đất đai, nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên nhân
văn phong phú, như: hệ thống các di sản, di tích, các lễ hội truyền thông, các
không gian sống - kiến trúc và mỹ thuật... đây là điều kiện rất quan trọng cho việc
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại và đặc biệt là du lịch du

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
lịch;
- Có tài nguyên du lịch phong phú với di sản văn hóa thế giới Thành Nhà
Hồ gắn với hệ thống các di tích văn hóa lịch sử và danh thắng đã được xếp hạng
cấp quốc gia, cấp tỉnh, và nhiều các di tích chưa được xếp hạng.
- Đã hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất ra các mặt hàng
chủ lực như: gạch xây tăng; đá ốp lát xây dựng; quần áo may sẵn tăng; cửa sắt các
loại. Huyện đã lập quy hoạch chi tiết các cum công nghiệp: Vĩnh Minh, Vĩnh Hòa
tạo tiền đề căn bản cho việc phát triển sản xuất trong vùng.
- Có nền nông nghiệp tương đối phát triển, có một số mặt hàng nông sản
mang tính đặc sản. Đây là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác, đảm bảo cho
sự phát triển cân bằng, bền vững của nền kinh tế.
- Có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, dân số tương đối trẻ, nguồn lao
động dồi dào, cần cù, chịu khó, đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển tất cả
các ngành nghề, lĩnh vực.
- Một số các nhà đầu tư tiềm năng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào du
lịch sinh thái, tạo sức lan tỏa cho các khu vực lân cận và các ngành nghề phụ trợ
khác.
3.3. Tầm nhìn và dự báo phát triển vùng
3.3.1. Tầm nhìn:
3.3.1.1. Tình hình phát triển
Huyện Vĩnh Lộc có một vị trí địa lý thuận lợi cách trung tâm tỉnh thành phố
Thanh Hóa không xa khoảng 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã
Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217, là 2 vùng kinh tế động lực của tỉnh,
khu vực đô thị mạnh mẽ. Khi các đô thị này phát triển mạnh sẽ tạo ra hiệu ứng lan
tỏa đến huyện Vĩnh Lộc, vì vậy quá trình đô thị hóa một số khu vực có tính chất
trung tâm tiểu vùng của huyện là một xu thế tất yếu.
Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra trên thế giới rất mạnh mẽ đặc biệt là
các nước đang phát triển khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ.
Việt Nam là nước đang phát triển, có tỷ lệ đô thị hóa thấp (khoảng 35%) vì vậy
việc tham khảo các kinh nghiệm Quốc tế ở các nước phát triển trước để giảm thiểu
các bất cập trong quá trình đô thị hóa là việc làm cần thiết.
Tính theo GRDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Thái Lan 20 năm,
sau Hàn Quốc 35 năm và sau Nhật Bản khoảng 50 năm. Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt
Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt là 35%; 52%; 82%; 95%. Qua đó
cho thấy nước tương đồng nhất mà Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm để
phát triển kinh tế, đô thị hóa trong vòng 20-30 năm tới là Thái Lan. Tuy nhiên
cũng cần phải có những thao khảo kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Nhật Bản để định

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
hướng cho các giai đoạn dài hạn.
- Đối với Hàn Quốc và Nhật Bản là các nước phát triển và có tỷ lệ đô thị
hóa rất cao thì xung quanh các đô thị tỉnh lỵ là các đô thị vệ tinh với bán kính
khoảng 20-30km, được cách ly với đô thị tỉnh lỵ bởi vành đai xanh (do đặc điểm
tự nhiên phần lớn diện tích là đồi núi). Các đô thị vệ tinh chủ yếu có chức năng
phát triển đô thị để giảm tải cho đô thị tỉnh lỵ và phát triển nông nghiệp để phục
vụ cho đô thị tỉnh lỵ.
- Thái Lan là nước có sự phát triển và điều kiện tương đồng nhất với Việt
Nam. Đối với các khu vực xung quanh đô thị tỉnh lỵ với bán kính 15-20km chủ
yếu phát triển đô thị theo hình thức sinh thái với mật độ xây dựng thấp, một phần
phát triển nông nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng.
3.3.1.2. Tầm nhìn phát triển vùng:
a) Các trụ cột phát triển:
Sau khi tham khảo kinh nghiệm Quốc tế, kết hợp với phân tích đánh giá các
điều kiện tự nhiên và hiện trạng của huyện Vĩnh Lộc. Xác định đến năm 2040 và
tầm nhìn đến năm 2070 huyện Vĩnh Lộc sẽ trở thành huyện Nông thôn mới có tỷ
lệ đô thị hóa đạt mức trung bình của tỉnh. Phát triển theo hướng sinh thái, bền
vững, toàn diện.
Phát triển dựa trên các trụ cột: 3 trụ cột. Trong đó xác định dịch vụ du lịch
là trụ cột chủ lực, 2 trụ cột còn lại đóng vai trò hỗ trợ.
- Dịch vụ du lịch với các sản phẩm: văn hóa lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng,
tâm linh.
- Nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao (Rau, củ, quả, hoa); chăn
nuôi (gia cầm: gà, vịt); nông nghiệp tạo ra các sản phẩm gắn với phát triển du lịch.
- Phát triển công nghiệp nhẹ (may mặc, da giày) giải quyết việc làm cho lao
động. Định hướng các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp trong tương lai phải đi liền
với các làng nghề truyền thống gắn liền với trụ cột chủ lực là du lịch, cụ thể các
sản phẩm như: Đá mỹ nghệ, Chè lam Phủ Quảng, Bánh đa làng Bồng.
b) Các giai đoạn phát triển:
Định hướng huyện Vĩnh Lộc sẽ trở thành huyện Nông thôn mới có tỷ lệ đô
thị hóa đạt mức trung bình của tỉnh. Phát triển theo hướng sinh thái, bền vững,
toàn diện.
Ngoài ra các quy hoạch ngành của tỉnh đều có định hướng tối đa đến năm
2025 định hướng đến năm 2030, quy hoạch vùng huyện Vĩnh Lộc định hướng đến
năm 2040, vì vậy để tránh phải điều chỉnh các quy hoạch ngành, phát triển vùng sẽ
chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2020 - 2030, huyện Vĩnh Lộc phát triển cơ bản tuân
thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
được duyệt.
Giai đoạn 2: Từ năm 2030 - 2040: thực hiện các quy hoạch có tính điều
chỉnh so với các quy hoạch nghành của tỉnh.
3.3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế được dự báo dựa trên quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số
3613/QĐ-UBND ngày 02/11/2011); Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết
định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện,
nhiệm kỳ 2015- 2020 đặt ra, cơ cấu kinh tế: nông -lâm - thủy sản chiếm 24,8%%,
công nghiệp - xây dựng chiếm 40,7%, dịch vụ chiếm 34,5% (điều chỉnh theo Nghị
quyết số 09-NQ/HU ngày 14/8/2018 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện).
Bảng 3.1. dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Giai đoạn Giai đoạn
Stt Chỉ tiêu Năm 2018
2019 - 2030 2030 - 2040
Tốc độ tăng GTSX bình 7%/năm
1 15,31 10%/năm
quân hàng năm
2 Cơ cấu GTSX (%)
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 28,64 15 10
Công nghiệp và xây dựng 37,92 40 42
Dịch vụ 33,45 45 48
3 Thu nhập bq người (Tr.đ) 36,1 113 222

3.3.3. Dự báo quy mô dân số


- Công thức tính dự báo dân số: Dt = Do(1+r)t+ P
Trong đó: Dt: là dân số tính toán dự báo; Do: là dân số hiện tại; r: là tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên; t: là số năm dự báo; P: là dân số tăng cơ học.
- Công thức tính dân số tạm trú quy đổi:
2Nt  m
N0  365

Trong đó:
N0: Số dân tạm trú quy đổi về dân số đô thị (người);
Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở huyện dưới 6 tháng (người);
m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày).

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Giai đoạn đến năm 2030:
a) Tính toán dân số từ tăng tự nhiên:
85.024 người x (1+0,5%)12 = 91.261 người (dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên 0,5%)
b) Tính toán dân số từ tăng cơ học:
Dự báo tỷ lệ tăng cơ học khoảng 0,15%, dân số tăng cơ học đến năm 2030:
khoảng 5.900 người.
c) Tính toán dân số tạm trú quy đổi:
Dự báo đến năm 2030 khách du lịch khoảng 400.000 người, số ngày lưu trú
trung bình 1,5 ngày. Dân số quy đổi (2x400.000 x 1,5)/365 = 1.600 người.
Tổng dân số dự báo đến năm 2030 (a+b+c): khoảng 98.000 người.
Giai đoạn đến năm 2040:
a) Tính toán dân số từ tăng tự nhiên:
98.000 người x (1+0,3%)10 = 103.731 người (dự kiến tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên 0,3%)
b) Tính toán dân số từ tăng cơ học:
Dự báo tỷ lệ tăng cơ học khoảng 0,1%/năm, dân số tăng cơ học đến năm
2040: khoảng 5.000 người
c) Tính toán dân số tạm trú quy đổi:
Dự báo đến năm 2040 khách du lịch khoảng 500.000 người, số ngày lưu trú
trung bình 2 ngày. Dân số quy đổi (2x500.000 x 1,5)/365 = 2.054 người.
Tổng dân số dự báo đến năm 2040 (a+b+c): khoảng 110.500 người.
3.3.4. Dự báo các chỉ tiêu đất đai, đô thị hóa
- Theo định phát triển đến năm 2040 là huyện Nông thôn mới. Dự kiến:
+ Đến năm 2030: huyện Vĩnh Lộc có 02 đô thị là thị trấn Vĩnh Lộc và đô thị
Bồng.
+ Đến năm 2040 ổn định số lượng và quy mô diện tích tự nhiên như năm
2030.
Bảng 3.2. dự báo các chỉ tiêu về dân số đô thị, đất đai đô thị và tỷ lệ đô thị hóa
Chỉ Hiện
Năm dự báo 2030 2040
tiêu trạng
Dân số dự báo (người) 85.024 98.000 110.500
Dân số đô thị (người) 2.764 42.000 49.500

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
42,8
(đạt khoảng
Tỷ lệ đô thị hóa (%) 3,3 86% chỉ tiêu 44,8
toàn tỉnh là
50%)
Nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 130-
160m2/ng 82,5 550-670 645-795
(ha)
Nhu cầu đất công nghiệp khoảng (ha) 72,83 72,83

Nhu cầu hạ tầng xã hội:


* Nhu cầu Y tế:
- Đến năm 2030: áp dụng tiêu chuẩn theo Quy hoạch hệ thống phát triển
Ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 về quy
mô giường bệnh (GB) đến năm 2030 toàn tỉnh là 36GB/10.000 dân, tuyến huyện
quy mô 15GB/10.000 dân. Đến năm 2030 huyện Vĩnh Lộc có 98.000 dân, như vậy
quy mô số giường bệnh là 147 giường.
- Đến năm 2040 định hướng Vĩnh Lộc phải đạt 90% tiêu chí y tế của đô thị.
Vì vậy dự kiến chỉ tiêu được áp dụng theo Quy chuẩn Quốc gia về quy hoạch xây
dựng, ban hành tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây
dựng (bảng 2.1. Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ cơ bản). Với chỉ
tiêu 4 giường bênh/1000 dân, quy mô 100m2/giường. Với dân số khoảng 110.500
Như vậy đến năm 2040, quy mô số giường bệnh khoảng 400 giường.
* Nhu cầu Giáo dục:
Đến năm 2040 huyện Vĩnh Lộc là huyện Nông thôn mới có điều kiện sống
cao định hướng Vĩnh Lộc phải đạt 90% tiêu chí của đô thị, dự kiến áp dụng Quy
chuẩn Quốc gia về quy hoạch xây dựng, ban hành tại Quyết định số 04/2008/QĐ-
BXD (bảng 2.1. Quy định tối thiểu đối với các công trình dịch vụ cơ bản), chỉ tiêu
trường THPT là 40 chỗ/1000 dân, quy mô 15m 2/chỗ. Như vậy đến năm 2040 quy
mô trường THPT khoảngn 4.420 chỗ, quy mô diện tích khoảng 5,37ha.
3.4. Cấu trúc phát triển không gian vùng:
3.4.1. Các đặc trưng về hệ thống giao thông và phân bố dân cư
- Hệ thống giao thông của huyện có một số đặc trưng và bất cấp khi
nghiên cứu phương án quy hoạch như sau:
+ Các tuyến Quốc lộ đóng vai trò xương sống cho liên kết không gian vùng
lãnh thổ của huyện Vĩnh Lộc;
+ Các tuyến tỉnh lộ là trục hỗ trợ liên kết không gian vùng lãnh thổ theo
phương ngang;

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Hệ thống giao thông huyện như hệ xương cấu trúc xuất phát từ trục chính
(QL và TL) liên kết đến khu trung tâm hoặc khu dân cư các xã. Hệ này tương đối
phù hợp với hình thể không gian vùng lãnh thổ,tuy nhiên chưa nhiều và liên tục.
+ Tuyến đường đê tả sông Mã chưa có sự kết nối Đông Tây qua sông Bưởi.
- Phân bố dân cư có các đặc điểm nổi bật sau:
+ Dân cư phân bố thành cụm theo đơn vị hành chính hoặc theo tuyến có tính
chất liên xã;
+ Tập trung chủ yếu dọc theo tuyến đê tả sông Mã đối với các xã đồng bằng
ven sông, một bộ phận khác phân bố chủ yếu xung quanh các chân đồi đối với các
xã có núi đồi.
+ Các không gian bằng phẳng dành quỹ đất phát triển nông nghiệp;

Hệ thống giao thông Phân bố dân cư và các trung tâm xã

3.4.2. Các phương án cơ cấu


* Phương án 1:
Chỉnh QL 217 đoạn từ xã Vĩnh Hòa đến hết xã Vĩnh Long đươc điều chỉnh
hướng tuyến về phía Bắc; QL45 đề xuất điều chỉnh đoạn từ ngã 3 thị trấn đi thẳng
lên phía Bắc kết nối với QL217(đoạn mới) tại xã Vĩnh Phúc: Lấy QL 217 và
QL45 làm trục chủ đạo tăng cường kết nối đi các vùng khác của tỉnh và cả nước.
Vùng huyện được xác định bao gồm các tiều vùng và khu vực chức năng như sau:
Toàn huyện được chia thành 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng I (phía Tây)gồm 4 xã: Vĩnh Quang, Yên, Long và Vĩnh Tiến. Có
chức năng bảo tồn phát huy Di sản văn hóa thành nhà Hồ và phát triển nông
nghiệp công nghệ cao.
Tiểu vùng II(Trung tâm) gồm 6 xã và thị trấn: Vĩnh Phúc, Hưng, Ninh,
Thành, Hòa, Khang và thị trấn Vĩnh Lộc. Có chức năng là trung tâm chính trị,

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
kinh tế, văn hóa, Y tế, giáo dục, TDTT của toàn huyện. Phát triển công nghiệp,
TTCN, và Nông nghiệp công nghệ cao.
Tiểu vùng III(phía Đông)gồm 5 xã lấy Đô thị Bồng làm trung tâm tiểu
vùng: Vĩnh Hùng, Tân, Minh, Thịnh,và Vĩnh An. Có chức năng phát triển công
nghiệp, TTCN, dịch vụ thương mại và Nông nghiệp công nghệ cao.

Sơ đồ cơ cấu phát triển vùng phương án 1

* Phương án 2:
 Chỉnh tuyến QL 217: nắn tuyến tại xã Vĩnh Minh; chỉnh tuyến đoạn từ xã
Vĩnh Hòa đi lên phía Bắc qua Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc, qua sông Bưởi trên
địa bàn xã Vĩnh Long.
 Chỉnh tuyến QL 45 như đồ án QHTTBT Thành nhà Hồ (cập nhập, bổ
sung đoạn tuyến từ dốc Lê xã Yên Thái, huyện Định vượt sông Mã Vào
Vĩnh Lộc trên địa bàn xã Vĩnh Khang theo quy hoạch giao thông toàn
tỉnh).
 Chỉnh tuyếN TL 522 đoạn qua núi xã Vĩnh Hưng.
 Nâng cấp các đường ven sông (kết hợp đê).
Toàn huyện được chia thành 2 tiểu vùng:

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Tiểu vùng I gồm 7 xã phía Tây sông Bưởi, thị trấn và toàn bộ xã Vĩnh
Phúc. Có chức năng của TT huyện lỵ và bảo tồn phát huy Di sản văn hóa thành
nhà Hồ và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Tiểu vùng II gồm 7 xã phía Đông sông Bưởi. lấy Đô thị Bồng làm trung
tâm tiểu vùng. Có chức năng phát triển công nghiệp, TTCN, dịch vụ thương mại
và Nông nghiệp công nghệ cao.

Sơ đồ cơ cấu phát triển vùng phương án 2

3.4.3. Phân tích lựa chọn phương án:

Phương án 1 Phương án 2 (phương án chọn)


Ưu điểm - Tận dụng được hệ thống hạ tầng - Đẩy mạnh tính liên kết vùng.
hiện có, chi phí đầu tư hạ tầng ít. - Mạng lưới giao thông kết nối
- Dễ phù hợp với các phương án hoàn chỉnh, thuận lợi.
tổ chức hệ thống đô thị, không - Tập trung phát triển các khu
gian và điều chỉnh địa giới hành vực trọng tâm.
chính.
- Phát triển dựa trên đặc điểm

6
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

- Kiểm soát được các vùng phát địa hình tự nhiên và phân bố
triển đô thị, tạo được các nêm dân cư hiện trạng.
xanh giữa các khu vực đô thị. - Kiểm soát được các vùng
phát triển đô thị, tạo được các
nêm xanh giữa các khu vực đô
thị.
- Các vùng nông thôn cũng
được hưởng lợi.
Nhược điểm - Hệ thống giao thông chưa phù - Chi phí đầu tư hạ tầng lớn.
hợp với quy hoạch giao thông
toàn tỉnh và quy hoạch Thành Nhà
Hồ.
- Phân vùng lãnh thổ thành 3 tiểu
vùng là chưa phù hợp với đặc
điểm địa hình tự nhiên và phân bố
dân cư.

3.5. Định hướng phát triển không gian vùng và phân vùng phát triển
3.5.1. Mô hình phát triển không gian vùng:
Phát triển không gian vùng theo mô hình các tiểu vùng: toàn huyện phân
thành 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng I: gồm 9 xã phía Tây sông Bưởi (Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh
Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang), thị trấn Vĩnh Lộc và xã
Vĩnh Phúc. Dân số tiểu vùng I bằng 54% dân số toàn huyện, tương ứng vào năm
2030 là: 52.920 người; năm 2040 là: 59.670 người.
Tiểu vùng II: gồm 7 xã phía Đông sông Bưởi: Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh
Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An. Dân số tiểu vùng II bằng 46%
dân số toàn huyện, tương ứng vào năm 2030 là: 45.080 người; năm 2040 là:
50.830 người.
Tập trung phát triển các khu vực trọng tâm mỗi tiểu vùng: thị trấn Vĩnh Lộc
(trung tâm huyện lỵ đồng thời là trung tâm tiểu vùng phía Tây sông Bưởi); Đô thị
Bồng (trung tâm tiểu vùng phía Đông sông Bưởi).
Tăng cường kết nối 2 tiểu vùng bằng các các tuyến giao thông và tuyến
không gian theo hướng Đông Tây dọc theo lãnh thổ huyện (tuyến đường trung
tâm, tuyến đường phía Bắc và tuyến không gian ven sông phía Nam).
Hình thành các tuyến đường kết nối 03 hành lang trên cơ sở một số đoạn đã
có và xây dựng mới một số đoạn để hoàn chỉnh kết nối giao thông toàn huyện.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
3.5.2. Các vùng kiểm soát phát triển:
Tiểu vùng I: phát triển các chức năng của thị trấn huyện lỵ và bảo tồn phát
huy Di sản văn hóa Thành nhà Hồ và phát triển nông nghiệp công nghệ cao và tạo
ra sản phẩm gắn với phát triển du lịch.
Tiểu vùng II: phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề, dịch vụ thương mại
và Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và tạo ra sản phẩm gắn với phát
triển du lịch.
+ Vùng phát triển: Tập trung phát triển khu vực trung tâm, quanh các đô thị
và công nghiệp: thị trấn Vĩnh Lộc (bao gồm cả xã Vĩnh Thành và Vĩnh Phúc); Đô
thị Bồng (theo ranh giới đã được phê duyệt nhiệm vụ gồm các xã: Vĩnh Hùng,
Vĩnh Tân, Vĩnh Minh); Cụm công nghiệp Vĩnh Hòa, Cụm công nghiệp Vĩnh
Minh.
+ Vùng hạn chế phát triển: Bao gồm các khu vực nông thôn, các khu vực
canh tác nông nghiệp.
+ Vùng cấm phát triển: khu vực các di tích, bao gồm tất cả các di tích đã
được và chưa được công nhận; các khu vực núi có di tích và danh thắng như: núi
Đún, núi Kim Sơn, núi Xuân Đài...; các khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
sông núi.
3.5.3. Khu vực cần bảo tồn:
Khu vực núi đất, núi đá của tại xã như: núi Cồm, núi Cửa Chùa xã Vĩnh
Hòa; núi Vầu, núi Rằng Xay, núi Lăng, núi Báo xã Vĩnh Hùng; núi Mông Cù xã
Vĩnh Tân; núi Bền xã Vĩnh Minh; núi An Sơn xã Vĩnh An; núi Vần, núi Lan xã
Vĩnh Phúc; núi Bảo Sơn, núi Kẹm, núi Bót, núi Nhây, núi U bò, núi Mùi Ngai xã
Vĩnh Thịnh; núi Phiêu Sơn, núi Lơn xã Vĩnh Hưng nhằm phục vụ cho việc phát
triển du lịch của huyện.
Đến năm 2030, thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng của các hộ tại khu vực núi
Đún, núi Kiện, núi Công thuộc xã Vĩnh Thành nhằm phục vụ phát triển du lịch và
tạo lá phổi xanh cho khu vực thị trấn Vĩnh Lộc.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Sơ đồ phân vùng kiểm phát triển

3.5.4. Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển:
3.5.4.1. Không gian phát triển công nghiệp:
Sản phẩm SXCN công nghiệp truyền thống và cũng là chủ lực trên địa bàn
huyện Vĩnh Lộc lâu nay vẫn là đá và gạch làm VLXD. Tuy nhiên, đá làm VLXD
dần dần sẽ giảm do hầu hết các mỏ đá nằm gần khu di tích lịch sử, trữ lượng hạn
chế (không có khả năng mở rộng). Mặt khác, định hướng của quy hoạch phát triển
vùng là lấy du lịch dịch vụ làm nóng cốt. Vì vậy, việc khai thác, chế biến đá làm
VLXD sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch dịch vụ. Do đó định hướng phát
triển các lĩnh vực, nghề sản xuất công nghiệp khác phù hợp với tiềm năng, thế
mạnh của địa phương là: Chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm, giày da –
may mặc,…); đối với, ngành khai thác, chế biến đá nên tập trung chế biến đá mỹ
nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm đá.
Giai đoạn đến năm 2030 giữ nguyên các cụm công nghiệp theo Quy hoạch
phát triển cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để
thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện, giai đoạn sau năm 2030 điều chỉnh lại quy
mô cho phù hợp với diện tích các CCN đã lập quy hoạch chi tiết xây dựng.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Đến năm 2040, tổng diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn khoảng
72,83ha, bao gồm:
+ CNN Vĩnh Hòa: diện tích 42,83ha (điều chỉnh tăng 7,83ha);
+ CNN Vĩnh Minh: diện tích 30,00ha;
Dự kiến các CCN sẽ thu hút khoảng 8.000 lao động, ưu tiên sử dụng lao
động người địa phương.
Chiến lược dài hạn các cụm công nghiệp gắn với cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề như làng Mai xã Vĩnh Minh, làng nghề đan chao đèn lồng
xã Vĩnh Hòa ... nhằm tạo ra các sản phẩm gắn liền với phát triển du lịch.
Đến 2040 đưa thêm khu vực sản xuất và chế tác đá mỹ nghệ tại thôn 9 xã
Vĩnh Thịnh trở thành khu vực làng nghề chế tác đá mỹ nghệ.
3.5.4.2. Không gian phát triển du lịch:
Định hình không gian phát triển du lịch thành các cụm: Cụm du lịch tìm
hiểu văn hóa lịch sử Thành Nhà Hồ; Cụm du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử thời
chúa Trịnh; Cụm danh thắng núi Kim Sơn; Cụm danh thắng núi Xuân Đài, các
làng nghề truyền thống, quy hoạch khu du lịch hồ Mang Mang...
Tập trung phát huy thế mạnh của Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, gắn
với làm tốt công tác quy hoạch, tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn, tạo tính kết
nối tour, tuyến, tăng cường quảng bá, phát huy giá trị các di tích, phát triển các sản
phẩm địa phương phục vụ du lịch, tạo sự phong phú, đa dạng, bản sắc riêng cho
du lịch của huyện Vĩnh Lộc.
Hình thành tuyến du lịch nội huyện: Thành Nhà Hồ - Đền Tam Tổng - Chùa
Tường Vân; Thành Nhà Hồ - Điểm du lịch cộng đồng Homestay nhà ông Nguyễn
Hải Hưng - Chùa Thông - Đàn Nam Giao - Động Hồ Công; Thành Nhà Hồ - Đền
Trần Khát Chân - Phủ Trịnh; Thành Nhà Hồ - Danh thắng QG núi Kim Sơn; Phủ
Trịnh - Khu tượng đá Đa Bút - Chùa Hoa Long, Đền Trần Khát Chân; Phủ Trịnh,
Ngè Vẹt - Danh thắng Quốc gia núi Kim Sơn.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Sơ đồ phân vùng định hướng phát triển công nghiệp và du lịch

3.5.4.3. Không gian phát triển nông nghiệp:


Huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp (công trình
thủy lợi, điện khu sản xuất, giao thông nội đồng…); kêu gọi doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân
nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng cây, con có giá trị kinh tế cao, áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế,
tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Trồng trọt:
+ Xây dựng các nông trại, vườn cây ăn quả lâu năm, các làng nghề kết hợp
để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, dã ngoại.
+ Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như: Lúa chất lượng cao, cây
ăn quả, ngô; cây xuất khẩu (ớt, măng tây); rau, quả (sản phẩm an toàn). Đặc biệt
chú trọng phát triển các loại cây có tính đặc sản tạo ra sản phẩm gắn với phát triển
du lịch có giá trị kinh tế cao như: Sâm Báo, Củ Ấu, Dưa Don...
+ Phát triển một số khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Khang, Vĩnh Thịnh với tổng diện tích khoảng 200ha.
- Lâm nghiệp:
Cân bằng ổn định diện tích rừng khai thác và trông mới.
- Chăn nuôi:
+ Chú trọng phát triển 4 con nuôi có tiềm năng lợi thế: Trâu, Bò (bò thịt, trâu
thịt); Gia cầm (Gà, vịt thịt; Gà, vịt trứng); Lợn (Lợn thịt; lợn sữa) và Con nuôi đặc sản
(lợn rừng, dê núi, gà ri…).
+ Có chủ trương kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức
ăn chăn nuôi gia súc tại Vĩnh Tân, cụm giết mổ tập trung tại Thị trấn theo quy hoạch.
+ Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị thông qua liên kết sản xuất, gắn phát
triển chăn nuôi với bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, đảm bảo lợi ích cho
người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng.
+ Phát triển đồng thời chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại tập trung.
Trong đó phát triển chăn nuôi tập trung cần phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng
nông thôn mới của các xã đã được phê duyệt; chăn nuôi nông hộ, chuyển dần chăn
nuôi truyền thống sang chăn nuôi an toàn, bền vững tạo ra sản phẩm đặc sản, chất
lượng, giá trị hàng hóa cao.
+ Tăng cường hiệu quả công tác vệ sinh thú y, kiểm soát dịch bệnh, không
gây ô nhiễm môi trường.
- Nuôi trồng thủy sản:
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa
đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương;
phát triển mạnh nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi
tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Định hướng người nuôi, chú
trọng việc kế thừa các đối tượng truyền thống giá trị thương phẩm cao như: trắm
cỏ; trắm đen; lươn, ốc nhồi.... đồng thời tăng cường sản xuất các đối tượng thủy
sản, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, hướng đến khâu dịch vụ trong
phát triển ngành nghề. Hướng đến hình thức Hợp tác xã thủy sản, chủ động liên
kết bao tiêu sản phẩm phù hợp với từng nghề ở địa phương. Tập trung phát triển
02 sản phẩm có lợi thế: cá truyền thống chất lượng cao, cá rô phi.
- Tập trung phát triển các đối tượng thủy sản chủ lực của địa phương. Khai thác
hết diện tích nuôi thủy sản nước ngọt.
- Chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng trũng kém hiệu quả sang vùng nuôi
thủy sản kết hợp.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho người nuôi liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ
sản phẩm để giảm rủi ro cho người dân. Tăng cường tuyên truyền vận động, khuyến
cáo nhân dân không mua giống trôi nổi không thông qua kiểm dịch đảm bảo

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
chất

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
lượng con giống tạo điều kiện nuôi đạt kết quả, khuyến cáo người nuôi sử dụng các
chế phẩm sinh học tạo ra sản phẩm sạch, không dư lượng kháng sinh, chất cấm.
- Tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, thủy sản tại các cơ sở kinh doanh
thức ăn trên địa bàn huyện; Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ
môi trường, an toàn cho người và các hoạt động đánh bắt thủy sản, khuyến cáo nông
dân không được sử dụng các biện pháp đánh bắt và khai thác thủy sản như: xung
điện, lưới cước, lưới mùng, hoá chất hoặc chất nổ.

Sơ đồ định hướng phát triển nông nghiệp

3.5.4.4. Không gian phát triển thương mại:


Theo quy hoạch phát triển hệ thống chợ của tỉnh đến 2020, định hướng đến
năm 2030 toàn huyện có 12 chợ: 1 chợ hạng II và 11 chợ hạng III.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 9 chợ: Chợ Giáng (hạng I, thị trấn Vĩnh
Lộc); Chợ Eo Lê (hạng III, xã Vĩnh Quang); Chợ Còng (hạng III, xã Vĩnh Hưng);
Chợ Bỉn (hạng III, xã Vĩnh Hòa); Chợ xã Vĩnh Hùng (hạng III, xã Vĩnh Hùng);
Chợ Bồng (hạng III, xã Vĩnh Tân); Chợ Cung (hạng III, xã Vĩnh Minh); Chợ Hôm
(hạng III, xã Vĩnh Thịnh); Chợ Hang (hạng III, xã Vĩnh An).

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Duy trì và nâng cấp 9 chợ hiện có và xây dựng thêm 01 chợ dân sinh đạt
tiêu chuẩn chợ hạng III tại xã Vĩnh Long.
Đề xuất loại bỏ khỏi quy hoạch chợ Cẩm Bào (xã Vĩnh Long), chợ Tây (xã
Vĩnh Tiến), chợ Sép (xã Vĩnh Quang).
Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị cấp vùng tại các trung tâm tiểu
vùng thị trấn huyện và đô thị Bồng. Vị trí thuận lợi dọc theo các trục trung tâm đô
thị, trục phát triển kinh tế vùng.
3.5.5. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn:
3.5.5.1. Hệ thống đô thị:
Hệ thống đô thị huyện Vĩnh Lộc dự kiến phát triển theo 02 giai đoạn:
- Định hướng đến năm 2030: huyện Vĩnh Lộc có 02 đô thị, dân số đô thị
42.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42,8% . Nhu cầu đất xây dựng đô thị 550-670 ha,
bao gồm:
+ Thị trấn Vĩnh Lộc: phạm vi ranh giới bao gồm toàn bộ địa giới hành chính
thị trấn Vĩnh Lộc hiện tại (82,49ha), xã Vĩnh Thành (458,45ha) và xã Vĩnh Phúc
(973,96ha) với tổng diện tích 1.514,90ha. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng
20.000 người. Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa
- xã hội của huyện. Là đô thị cận di sản, hỗ trợ phát triển giá trị di sản thế giới;
trung tâm dịch vụ thương mại gắn và dịch vụ du lịch.
+ Đô thị Bồng: phạm vi ranh giới bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các
xã: Vĩnh Hùng (1.981,11ha), Vĩnh Tân (674,06ha), Vĩnh Minh (684,03ha) với
tổng diện tích 3.339,20ha. Dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 22.000 người. Là
đô thị loại V, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp
có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng phía Đông sông Bưởi.
- Định hướng đến năm 2040: Ổn định số lượng và quy mô diện tích tự nhiên
của các đô thị này như giai đoạn 2030. Dự báo quy mô dân số đô thị toàn huyện là
49.500 người. Trong đó thị trấn Vĩnh Lộc khoảng 24.000 người, đô thị Bồng
khoảng 25.500 người. Tỷ lệ đô thị hóa toàn huyện khoảng 44,8% nhu cầu đất xây
dựng đô thị 645-795ha.
3.5.5.2. Định hướng phát triển nông thôn:
Phát triển dân cư nông thôn theo Chương trình phát triển nông thôn mới với
mục tiêu chung là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; xây
dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư mới tạo động lực mới phát triển kinh tế xã
hội cho khu vực nông thôn.
Huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thủy sản
(công trình thủy lợi, điện khu sản xuất, giao thông nội đồng…); kêu gọi doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các
hộ nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

Sơ đồ tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn

3.5.6. Phân bố và xác định hệ thống các công trình hạ tầng xã hội:
3.5.6.1. Hệ thống công trình Y tế:
Định hướng đến năm 2040, nhu cầu về Y tế cần khoảng: 400 giường bệnh,
quy mô diện tích tối thiểu khoảng 2,0 ha. Nâng cấp các cơ sở y tế đã và đang xây
dựng hiện nay: Bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực Vĩnh
Minh, Trung tâm y tế huyện Vĩnh Lộc đủ tiêu chuẩn phục vụ người dân theo các
quy định của nghành y tế cùng thời điểm.
3.5.6.2. Hệ thống công trình Giáo dục:
- Ổn định 2 trường trung học phổ thông: THPT Vĩnh Lộc, THPH Tống Duy
Tân và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-GDTX hiện có.
- Dành quỹ đất để mở rộng theo các giai đoạn khi có nhu cầu cụ thể (dự báo
đến 2040 nhu cầu mở rộng khoảng 20% so với diện tích hiện trạng).
3.5.6.3. Hệ thống công trình Văn hóa - thể thao:
- Xây dựng mới Khu liên hiệp thể thao cấp huyện đạt chuẩn theo quy định
của bộ ngành.

7
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
- Sân vận động hiện nay chuyển thành Quảng trường văn hóa.
- Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa - Thể thao tại đô thị Bồng phục vụ đô
thị và cấp tiểu vùng.
3.5.6.4. Hành chính cấp huyện:
Ổn định vị trí hiện nay. Tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất phù hợp với yêu
cầu công việc theo từng giai đoạn.
3.6. Định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng
3.6.1. Định hướng Chuẩn bị kỹ thuật
Định hướng cos nền xây dựng:
- Tôn trọng địa hình tự nhiên; Cao độ các khu dân cư hiện trạng giữ
nguyên; Các khu xây dựng mới, cos nền xây dựng phải phù hợp với hiện trạng,
khi thiết kế nâng cos nền cần xem xét và nghiên cứu đến khả năng tiêu thoát nước,
không gây ngập úng cục bộ cho các khu hiện trạng.
- Độ dốc san nền: phải thuận tiện cho giao thông trong khu vực, đảm bảo
nước tự chảy;
- Hướng dốc san nền : hướng về các hệ thống kênh tiêu trong khu vực
Định hướng tiêu thoát nước:
Điều kiện địa hình tự nhiện của huyện Vĩnh Lộc chia cắt bởi hệ thống sông
ngòi và núi đá đã hình thành các tiểu vùng thoát nước rõ rệt. Trong quá trình xây
dựng phát triển kinh tế xã hội của huyện đã tác động trực tiếp làm thay đổi điều
kiện tự nhiên tạo nên các điểm ngập úng cục bộ.
Tổng thể toàn huyện được chia làm 07 tiểu vùng tiêu úng:
- Tiểu vùng 1: Gồm diện tích phía Bắc thị trấn Vĩnh Lộc và các xã Vĩnh
Tiến, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Long và một phần xã Vĩnh Phúc thoát vào
kênh Phúc Yên và thoát ra sông Bưởi qua trạm bơm Cầu Mư, công suất
2000m3/ng.đêm.
- Tiểu vùng 2: Gồm diện tích phía Đông, phía Tây thị trấn Vĩnh Lộc, thôn
Bái Xuân xã Vĩnh Phúc, thôn 4, thôn 3, của xã Vĩnh Thành thoát ra sông Bưởi
theo hệ thống cống tiêu Ba Gò tại thôn 8, xã Vĩnh Thành.
- Tiểu vùng 3: Gồm diện tích phía Nam thị trấn Vĩnh Lộc và các xã Vĩnh
Thành, Vĩnh Ninh, Vĩnh khang thoát ra sông Bưởi qua hệ thống tiêu C2 xã Vĩnh
Khang.
- Tiểu vùng 4: Gồm xã Vĩnh Hòa và một phần xã Vĩnh Phúc, một phần xã

79
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Vĩnh Hùng tiêu thoát ra sông Bưởi qua hệ thống tiêu Hón Thác (Đập bờ thành) xã
Vĩnh Hòa;
- Tiểu vùng 5: Gồm các xã Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, một phần xã
Vĩnh Hùng tiêu thoát ra sông Mã qua hệ thống tiêu Bồng thôn. Khu vực cụm công
nghiệp Vĩnh Minh thường xuyên ngập lụt cục bộ diện tích khoảng 92ha.
- Tiểu vùng 6: Gồm xã Vĩnh Hưng và phần còn lại của xã Vĩnh Phúc tiêu
thoát vào kênh Phúc Hưng và hệ thống tiêu cống số 6 (3 cửa) thôn Tân Phúc, xã
Vĩnh Phúc. Khu vực ngập úng cục bộ (khu đồng Bái Trời xã Vĩnh Hưng) diện tích
263ha.
- Tiểu vùng 7: Khu vực xã Vĩnh An thoát ra sông Bồng khê xã Hà Lĩnh qua
Hón Bông.
Phần diện tích ngoài đê 1.455 ha, tiêu tự chảy ra sông Mã và sông Bưởi.

T.bơm Cầu Mư
CS : 2000 m3/h
Hệ thống cống 3 cửa
thôn Tân Phúc

Hệ thống tiêu Ba Gò

Hệ thống tiêu C2
Hệ thống Khoán thác
(Đập bờ thành)

Hệ thống tiêu Bồng thôn

Hệ thống tiêu Hón


Bông

Sơ đồ phân lưu vực tiêu thoát nước


Để đảm bảo tiêu úng tốt cho các tiểu vùng, trước mắt cần nạo vét khơi dòng
các kênh dẫn nước đảm bảo dòng chảy tốt khi mưa lớn kéo dài; Từng bước kiên
cố hóa hệ thống kênh tiêu, mở rộng mặt cắt kênh dẫn nước để có thể chứa nước

80
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
tạm khi lũ ở sông mã và sông Bưởi lên cao. Các trạm bơm và cống tiêu thoát lũ
cần có kế hoạch kiểm tra, bảo trì thường xuyên đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Giải pháp phòng chống lũ
Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về Quy hoạch phòng, chống lũ các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (hợp phần sông Mã); Quyết định
số: 3639/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ sông Bưởi tỉnh Thanh Hóa”; Quyết định số
880/QĐ-UBND ngày 25/3/2009 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc “Phê
duyệt quy hoạch phòng chống lũ sông Bưởi tỉnh Thanh Hóa”. Các chỉ tiêu tính
toán phòng chống lũ cho khu vực huyện Vĩnh Lộc được tính lũ đảm bảo chống
được tổ hợp lũ: Lũ sông Mã P = 1% và lũ sông Bưởi P = 5%; Tương ứng với mực
nước sông Bưởi tại Kim Tân +14,50 và thoát được lưu lượng 2.676m3/s
Các giải pháp đầu tư phòng chống lũ cho hệ thống sông bao gồm:
a. Xây dựng củng cố các tuyến đê
Cao trình các tuyến đê sông Mã và sông Bưởi nhìn chung đã đảm bảo chống
được tổ hợp lũ sông Mã và sông Bưởi, tuy nhiên mặt cắt nhiều đoạn còn nhỏ, hẹp,
mái đê bị xói lở nhiều, cần:
- Hoàn thiện mặt cắt các tuyến đê với bề rộng từ 5÷6m. Tôn cao mặt đê đảm
bảo cao trình ≥ +11,50m.
b. Nạo vét các sông, trục dẫn lũ
Nạo vét sông Bưởi và hệ thống kênh tiêu chính trong khu vực, đảm bảo có
thể tích nước tạm khi nước trên các sông Mã và sông Bưởi lên cao.
c. Củng cố, nối dài và xây mới các cống tiêu dọc theo các tuyến đê
Sửa chữa, thay thế 07 cống dưới đê đã xuống cấp, các cống có tiết diện bé,
đảmbảo khả năng tiêu thoát nước.
d. Đầu tư an toàn cho hồ chứa
Nâng cấp sửa chữa 02 hồ chứa : Hồ Hón Dứa xã Vĩnh An và hồ Nhiêu Mua
xã Vĩnh Tân đảm bảo khả năng tích nước phục vụ nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Xây dựng kế hoạch điều tiết nước trong hồ khi có
mưa lớn.
3.6.2. Định hướng quy hoạch giao thông
Mục tiêu :

81
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Từng bước xây dựng hệ thống giao thông huyện Vĩnh Lộc phát triển đồng
bộ, hiện đại; Đảm bảo liên kết hợp lý giữa hệ thống giao thông đối nội và đối
ngoại, giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn tạo thành mạng lưới giao thông liên
hoàn đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng ngày
càng cao.
Lấy giao thông đường bộ là phương thức chủ đạo phục vụ các mục tiêu thúc
đẩy các lĩnh vực kinh tế đột phá trong giai đoạn tới. Mục tiêu đến năm 2030 nâng
cấp, cải tạo hệ thống đường tỉnh, đường huyện và đường xã hiện có tối thiểu đạt
cấp V, 2 làn xe; Xây dựng mới 01 bến xe loại 4; Từng bước đưa các tuyến Quốc lộ
tránh trung tâm thị trấn và vùng bao tồn di sản. Đến năm 2040 hoàn chỉnh mạng
lưới đường bộ trên địa bàn huyện.
Song song với việc phát triển mạng lưới đường bộ thì đường thủy nội địa
(ĐTNĐ) cũng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế bằng ưu điểm
nổi trội trong vận tải hàng hóa nhất là đối với đối với hàng hóa quá khổ, quá tải...
khi vận chuyển bằng đường bộ. Phát triển đường thủy nội địa cùng đường bộ tạo
thành một hệ thống giao thông liên hoàn. Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng đưa 03
bến hành khách và 01 bến tổng hợp đi vào khai thác.
Định hướng giao thông :
Thực hiện quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 của chủ tịch
UBND tỉnh Thanh hóa về việc “ Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển giao thông vận tải tỉnh Thanh hóa đến năm 2025, định hướng đến năm
2030”; Quyết định: 1316/QĐ-Ttg ngày 12/08/2015 của thủ tướng chính phủ về
việc “ Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành nhà hồ
và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch”. Quyết định số 326/QĐ-Ttg ngày
01/3/2016 về việc “ Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
Giao thông đường bộ
a) Đường bộ cao tốc Bắc Nam

Đoạn tuyến đi qua huyện Vĩnh Lộc dài khoảng 1.5km. Điểm đầu: Làng Ác
Sơn xã Vĩnh An (Km 308+900), điểm cuối: Làng Bông xã Vĩnh An (Km
310+400), Quy mô đường 6 làn xe. Hành lang an toàn đường bộ 50m mỗi bên
(bao gồm cả đường gom).
b) Quốc lộ :

Điều chỉnh, nâng cấp mở rộng 02 tuyến Quốc lộ trên địa bàn huyện. Trong

82
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

đó chiều dài đoạn tuyến nâng cấp mở rộng 11.38Km/34.97Km; Chiều dài đoạn
tuyến điều chỉnh, cập nhật 23.59Km/34.97Km
- Quốc lộ 45: Điểm đầu: Thôn 6 xã Vĩnh Khang, điểm cuối: thôn Bèo xã
Vĩnh Long; Chiều dài tuyến 10.46 km. Trong đó đoạn tuyến cũ chiều dài 1.7Km;
Đoạn điều chỉnh và cập nhật 8.76km.
Đoạn tuyến cũ: Từ Thôn Bèo xã Vĩnh Long đi Thạch Thành, chiều dài
1.7Km; Quy mô đường cấp III, 4 làn xe;
Đoạn tuyến điều chỉnh: Điều chỉnh chuyển 3.65Km đoạn tuyến từ xã Vĩnh
Ninh đi Vĩnh Khang thành đường nội bộ; Đoạn tuyến còn lại chiều dài 6.28km
tuân thủ theo quyết định 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính
phủ. Quy mô đường cấp III, 4 làn xe
Đoạn tuyến cập nhật , bổ sung: Cập nhật bổ sung đoạn tuyến từ dốc Lê xã
Yên Thái huyện Yên Định vượt sông Mã vào Vĩnh Lộc trên địa bàn xã Vĩnh
Khang theo quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa. Chiều dài đoạn tuyến cập nhật 2.48Km; Quy mô đường cấp III, 4
làn xe;
Các đoạn tuyến đi qua đô thị, khu dân cư xây dựng thêm đường gom; Lộ
giới các đoạn tuyến đi qua khu đô thị, điểm dân cư theo mặt cắt ngang quy hoạch
đô thị, điểm dân cư được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Mốc hành lang
an toàn đường bộ 13m mỗi bên theo quyết định số 909/QĐ-UBND ngày
18/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa.
- Quốc lộ 217:
Điểm đầu : xã Vĩnh Thịnh (Km11+380), điểm cuối thôn Eo Lê, xã Vĩnh
Quang; Chiều dài tuyến 24.5Km; Trong đó đoạn tuyến cũ nâng cấp mở rộng 9.7
Km, Đoạn tuyến điều chỉnh tránh vùng bảo tồn di sản thành nhà Hồ chiều dài
14.8Km
Đọan tuyến cũ : Từ nút giao đường vào trường trung học Vĩnh Thịnh
(Km13+200) đến làng Đồng Mực xã Vĩnh Hòa (Km22+900), chiều dài 9.7Km;
Quy mô đường cấp III, 4 làn xe.
Đoạn tuyến điều chỉnh : Đoạn 1: Điều chỉnh cục bộ từ công ty gạch Phú
Thịnh Km 11+500 đến nút giao đường vào trường trung học xã Vĩnh Thịnh
Km13+200; chiều dài đoạn chỉnh tuyến 1.5Km. Đoạn 2: Điều chỉnh tuyến tránh
vùng bảo tồn di sản Thành nhà Hồ: Điểm đầu chỉnh tuyến từ làng Đồng Mực xã
Vĩnh Hòa (Km22+900), tuyến đi tiệm cận qua thôn 6,7 và thôn 9 xã Vĩnh Hưng,

83
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

qua sông Bưởi và nhập vào đường 217 quy hoạch tại khu nghĩa địa Bái Dân xã
Vĩnh Long.Chiều dài đoạn chỉnh tuyến tránh di tích thành nhà Hồ 13.3Km. Quy
mô đoạn chỉnh tuyến, đường cấp III, 4 làn xe .
Các đoạn tuyến đi qua đô thị, khu dân cư xây dựng thêm đường gom; Lộ
giới các đoạn tuyến đi qua khu đô thị, điểm dân cư lấy theo mặt cắt ngang quy
hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Mốc hành lang an toàn
đường bộ 13m mỗi bên theo quyết định số: 909/QĐ-UBND ngày 18/3/2015 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa.
c) Đường tỉnh :
Điều chỉnh, nâng cấp cải tạo 03 tuyến hiện có, tổng chiều dài các tuyến
đường tỉnh 15.00Km. Trong đó chiều dài nâng cấp mở rộng 11.6Km, chiều dài
đoạn điều chỉnh tuyến 2.15Km.
- Đường tỉnh 516B: Hướng tuyến được giữ nguyên. Nâng cấp mở rộng
tuyến đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe.
- Đường tỉnh 522: Điều chỉnh chuyển 1.22Km đoạn tuyến từ thị trấn Vĩnh
Lộc đến nút giao đê sông Bưởi, quy hoạch thành đường đô thị; Điều chỉnh hướng
tuyến từ cuối thôn 6 xã Vĩnh Hưng, tuyến đi vào đường hiện có nối thôn 5 và thôn
1 xã Vĩnh Hưng và đi huyện Thạch Thành theo hướng tuyến cũ. Đoạn còn lại của
đường tỉnh chuyển thành đường nội bộ. Chiều dài đoạn chỉnh tuyến 2.15Km. Quy
mô đường cấp III, 4 làn xe.
- Đường tỉnh 523C : Hướng tuyến được giữ nguyên, nâng cấp đạt quy mô
đường cấp IV, 2 làn xe.
Cắm mốc hành lang an toàn đường bộ 13m mỗi bên đối với đường cấp III
và 9m mỗi bên đối với đường cấp IV theo quyết định số: 909/QĐ-UBND ngày
18/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa. Các đoạn tuyến đi qua đô thị, mặt
cắt tuyến theo mặt cắt ngang Quy hoạch đường đô thị được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
d) Đường huyện
Rà soát, sắp xếp lại các tuyến đường huyện trên cơ sở nâng cấp, mở rộng
các đoạn tuyến hiện có và xây dựng mới các đoạn kết nối, hình thành một mạng
lưới giao thông vùng hoàn chỉnh. Đáp ứng được chức năng kết nối trung tâm hành
chính, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm của huyện.
Quy hoạch toàn huyện có 15 tuyến / tổng chiều dài 79.44 Km, trong đó làm
mới 26.38Km, nâng cấp cải tạo 53.06Km. Quy mô các tuyến đường quy hoạch

84
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
như sau:
+ Tuyến đường V.Long-V.Tiến - V.Quang (DH.VL.01):
Là trục giao thông đối ngoại phía Tây của huyện; Tuyến được kế thừa từ
đoạn tuyến QL217 cũ sau khi điều chỉnh tuyến Quốc lộ tránh vùng bảo tồn di tích
thành nhà Hồ. Điểm đầu tuyến giaovới tuyến QL45 Quy hoạch tại thôn Cầu Mư
xã Vĩnh Long. Tuyến đi qua các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang và qua Eo Lê sang
huyện Cẩm Thủy. Chiều dài tuyến 7.02Km. Quy mô đường cấp III, 4 làn xe
+ Tuyến đường V.Quang - V.Yên - V.Tiến (DH.VL.02):
Điểm đầu tuyến giao với tyến đường V.Quang -V.Long (giáp chợ Eo Lê xã
Vĩnh Quang); Tuyến đi qua trung tâm xã Vĩnh Quang sang xã Vĩnh Yên và Vĩnh
Tiến tuyến đi song song với kênh nam và điểm cuối giao với đường Lam Kinh -
Thành nhà Hồ (thôn Thố Phụ xã Vĩnh Tiến). Chiều dài tuyến 8.45 Km. Trong đó
xây dựng mới 7.38Km, nâng cấp cải tạo 1.07Km đường hiện có. Quy mô đường
cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường V.Yên-V.Long (DH.VL.03):
Điểm đầu tuyến giao với tuyến đường Lam Kinh – Thành nhà Hồ tại thôn
Bèo xã Vĩnh Long; Tuyến đi song song với QL217 Quy hoạch, giao với đường
tỉnh 523C tại thôn đồi mỏ, tuyến đi vào đường liên thôn hiện có sang Vĩnh Yên và
điểm cuối giao với đường Quang-Tiến (gần trạm Bơm Yên Tôn Xã Vĩnh Yên).
Chiều dài tuyến 8.7Km, trong đó xây dựng mới 5.65 Km, nâng cấp cải tạo
3.05Km đường hiện có. Quy mô tuyến đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường Lam Kinh – Thành nhà Hồ (ĐH.VL.04):
Là trục đường giao thông đối ngoại quan trọng , kết nối di sản thành nhà Hồ
và khu di tích Lam Kinh. Điểm đầu tuyến giao với tuyến QL45 Quy hoạch tại thôn
Bèo xã Vĩnh Long; Tuyến đi trên nền đoạn tuyến QL45 (QL217) cũ sau khi điều
chỉnh tuyến Quốc Lộ tránh vùng bảo tồn di sản thành nhà Hồ; tuyến đi qua thôn
phố mới, thôn thố phụ xã Vĩnh Tiến, qua sông Mã sang xã Quý Lộc huyện Yên
Định. Chiều dài tuyến 4.12Km, trong đó xây dựng mới 1.48Km, nâng cấp cải tạo
2.64Km đoạn tyến QL45(QL217) cũ. Quy mô đường cấp III, 4 làn xe.
+ Tuyến đường Thị trấn – Cầu Kiểu (DH.VL.05):
Là trục Giao thông đối ngoại phía Nam thị trấn. Tuyến được kế thừa trên
nền tuyến QL45 cũ sau khi điều chỉnh tuyến Quốc Lộ tránh vùng bảo tồn di sản
thành nhà Hồ. Điểm đầu tuyến khu phố 1 thị trấn Vĩnh Lộc, tyến đi qua các xã
Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh qua cầu Kiểu sang thi trấn Kiểu huyện Yên Định. Chiều
dài tuyến 6.2Km. Quy mô đường cấp III, 4 làn xe.

85
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Tuyến đường V.Ninh-V.Khang (DH.VL.06):
Tuyến được điều chỉnh chuyển từ đoạn tuyến QL45 quy hoạch trong đồ án
“Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành nhà Hồ và vùng phụ
cận gắn với phát triển du lịch”. Điểm đầu tuyến giao với tuyến đường Thị trấn –
Cầu Kiểu tại thôn Phi Bình xã Vĩnh Ninh; Điểm cuối tuyến giao với QL45 Quy
hoạch tại thôn 7 xã Vĩnh Khang. Chiều dài tuyến 3.65Km. Tuyến xây dựng mới
quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường V.Thành-V.Khang (DH.VL.07):
Điểm đầu tuyến giao với tuyến đường Thị Trấn – Cầu Kiểu tại thôn 6 xã
Vĩnh Thành; Điểm cuối tuyến giao với đường trục xã Vĩnh Khang tại thôn 3.
Chiều dài tuyến 2.5Km.Tuyến được nâng cấp cải tạo từ nền đường hiện có. Quy
mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường QL217-Cầu Phúc Hưng (DH.VL.08):
Tuyến đường động lực để phát triển cụm công nghiệp Vĩnh Hòa. Điểm đầu
giao với TL522; Điểm cuối Giao với QL217 (Km22+900). Chiều dài tuyến
4.25Km, trong đó xây dựng mới 1.0Km, nâng cấp cải tạo 3.25Km đường hiện có.
Quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường V.Thành - V.Hòa - V.Hùng (DH.VL.09):
Kết nối Thị trấn và đô thị Bồng. Điểm đầu giao với QL45 Quy hoạch tại
thôn 8 xã Vĩnh thành; tuyến đi qua các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng và kết thúc giao
với QL 217 (Km 19+200), làng Sóc Sơn xã Vĩnh Hùng. Chiều dài tuyến 6.8Km,
trong đó xây dựng mới 4.7Km, nâng cấp cải tạo 2.1Km đường hiện có. Tuyến
được nâng. Quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường QL217-TT xã Vĩnh Hòa (DH.VL.10):
Điểm đầu tuyến giao với QL217 (Km22+900); Điểm cuối giao với tuyến
đường trục xã tại thôn Quang Biểu 1. Chiều dài tuyến 3.45Km.Tuyến nâng cấp cải
tạo trên nền đường hiện có. Quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường V.Hùng- V.Tân - V.Thịnh 1 (DH.VL.11):
Điểm đầu tuyến giao với QL217 (Km20+300); Tuyến đi qua khu dân cư
phía bắc các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Thịnh và sang thôn 15 xã Hà Lĩnh
huyện Hà trung. Chiều dài tuyến 9.46 Km, trong đó đường xây dựng mới 4.74Km,
nâng cấp cải tạo 4.72Km. Quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường V.Hùng- V.Tân – V.Thịnh 2 (DH.VL.12):
Tuyến xây dựng đi song song phía bắc Quốc lộ 217, để mở rộng không gian
đô thị Bồng. Điểm đầu giao với QL217 (Km18+100); Điểm cuối giao với tuyến

86
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
đường trung tâm xã vĩnh Thịnh đi thôn 13. Chiều dài tuyến 5.2Km. Đường xây
dựng mới, quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường Đa Bút – Phủ trịnh (DH.VL.13):
Kết nối làng cổ Đa Bút và điểm tham quan Phủ Trịnh. Điểm đầu giao tuyến
đường V.Hùng-V.Tân-V.Thịnh 1; Điểm cuối giao với đê sông Mã. Chiều dài
tuyến 2.55Km.Tuyến nâng cấp cải tạo trên nền đường hiện có. Quy mô đường cấp
IV, 2 làn xe.
+ Tuyến đường V. Thịnh – V.Minh (DH.VL.14):
Điểm đầu tuyến khu công nghiệp Vĩnh Minh; Điểm cuối giao với tuyến
đường V.Hùng - V.Tân - V.Thịnh 1. Chiều dài tuyến 3.2Km, trong đó xây dựng
mới mới 1.43Km, cải tạo nâng cấp 1.77Km đường hiện có. Quy mô đường cấp IV,
2 làn xe.
+ Tuyến đường V. Thịnh – V.An (DH.VL.15):
Điểm đầu tuyến giao với QL217 (Km11+500); Điểm cuối giao với tuyến đê
sông Mã. Chiều dài tuyến 3.88Km. Cải tạo nâng cấp cấp đường hiện có. Quy mô
đường cấp IV, 2 làn xe.
Cắm mốc hành lang an toàn đường bộ 13m mỗi bên đối với đường cấp III
và 9m mỗi bên đối với đường cấp IV theo quyết định số: 909/QĐ-UBND ngày
18/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa. Các đoạn tuyến đi qua đô thị, mặt
cắt tuyến theo mặt cắt ngang Quy hoạch đường đô thị được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
e) Đường trục xã, đường đô thị
Đường trục xã: Tùy vào điều kiện cụ thể từng khu vực để nâng cấp mở rộng
tuyến cho phù hợp, Quy mô tối thiểu đạt đường cấp V, 2 làn xe. Cắm mốc hành
lang an toàn đường bộ 9m mỗi bên.
Đường đô thị: Quy mô mặt cắt ngang theo Quy hoạch đô thị được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
f) Đê bao kết hợp đường giao thông :
Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng mặt đường đảm bảo nhu cầu đi lại, giao
lưu văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng ...
g) Cầu trên các tuyến đường giao thông :
- Giai đoạn 2020÷2030 : Đầu tư xây dựng mới 2 cầu trên Quốc lộ và 1 cầu
trên đường huyện:

87
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Cầu Phúc Long: Trên tyến QL217 quy hoạch tránh vùng bảo tồn di tích
thành nhà Hồ. Cầu bắc qua sông Bưởi nối xã Vĩnh Phúc và xã Vĩnh Long.
+ Cầu Yên Ninh : Trên tuyến QL45 quy hoạch tránh vùng bảo tồn di tích
thành nhà Hồ. Cầu bắc qua sông Mã nối xã Yên Thái huyện Yên Định với xã Vĩnh
Khang huyện Vĩnh Lộc.
+ Cầu yên Thọ: Trên trục đường di sản Lam Kinh - Thành nhà Hồ. Cầu bắc
qua sông Mã, nối xã Quý Lộc huyện Yên Định với xã Vĩnh Tiến huyện Vĩnh Lộc.
- Giai đoạn 2030÷2040 : Cải tạo, thay thế 1 cầu trên tỉnh lộ
+ Cải tạo, thay thế cầu Phúc Hưng : Trên tuyến đường tỉnh 522 do mặt cắt
ngang cầu hẹp, tạo nút thắt cổ chai khi mở rộng mặt cắt ngang tuyến đường tỉnh
522 lên 4 làn xe.
- Khi đầu tư xây dựng các công trình cầu qua sông cần nghiên cứu đảm bảo
tĩnh không và có biện pháp phân luồng khi thi công xây dựng đảm bảo để tàu
thuyền có thể qua lại dễ dàng, không làm ảnh hưởng tới giao thông thủy.
h) Bến xe khách:
Đầu tư xây dựng mới 1 bến xe khách ( bến xe Vĩnh Hùng), Di dời 1 bến xe
khách hiện có (bến xe Vĩnh Tiến) đến vị trí mới do vị trí hiện tại không còn phù
hợp trong thời gian tới.

- Bến xe khách Vĩnh Tiến hiện tại gần với di tích Thành nhà Hồ, trong giai
đoạn tới lượng du khách tới nhiều nên việc dừng đỗ đón trả khách gây ùn tắc giao
thông và vấn đề an ninh trật tự phức tạp tại khu vực bến xe sẽ tạo hình ảnh không
tốt cho du khách tới tham quan. Do đó bến xe được chuyển về phía nam, tại xã
Vĩnh Ninh. Bến xe xây dựng mới quy mô bến xe loại 4, diện tích xây dựng 3000

m2
- Xây dựng mới bến xe Vĩnh Hùng; Quy mô bến xe loại 5, diện tích xây
dựng tối thiểu 2000 m2.
Giao thông đường thủy nội địa
a) Tuyến giao thông đường thủy:
- Tuyến sông Mã:
+ Đoạn tuyến ĐTNĐ từ ngã ba Vĩnh Khang (giao giữa sông Mã và sông
Bưởi) đến ngã ba Bông (Vĩnh An): Chiều dài 19km, ĐTNĐ cấp IV; Tải trọng tối
đa tàu thuyền lưu thông 100 tấn.
+ Đoạn tuyến ĐTNĐ từ ngã ba Vĩnh Khang (giao giữa sông Mã và sông
Bưởi) đến thủy điện Cẩm Thủy: Chiều dài 61.5km; ĐTNĐ cấp V; Tải trọng tàu

88
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
thuyền tối đa lưu thông 50 tấn.
- Tuyến sông Bưởi
Đoạn tuyến từ ngã ba Vĩnh Khang (giao giữa sông Mã và sông Bưởi) đến
Kim Tân chiều dài 25,5 km; ĐTNĐ cấp IV. Tải trọng tối đa tàu thuyền lưu thông
100 tấn.
b) Cảng, bến thủy nội địa
- Cập nhật bến tổng hợp Cầu Công, công suất 50.000 T/năm theo quy hoạch
tổng thể giao thông vận tải tỉnh Thanh hóa được phê duyệt tại quyết định số
3227/QĐ-UBND ngày 29/08/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa;
- Quy hoạch bổ sung thêm 03 bến hành khách phục vụ các tour tham quan
du lịch bằng đường thủy. Vị trí các các bến bố trí:
+ Bến Nhâm thôn xã Vĩnh An: Phục vụ điểm tham quan quần thể danh thắng
núi Kim Sơn…
+ Bến Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng: Phục vụ tham quan các điểm di tích gắn
với các Chúa Trịnh: Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, đền thờ Hoàng Đình Ái, ….
+ Bến Nhân Lộ xã Vĩnh Thành: Phục vụ tham quan Thành Nhà Hồ, các
điểm di tích Đàn tế Nam Giao, Đê La thành, động Hồ Công …
Du khách từ các bến hành khách đi đến các điểm tham quan bằng xe điện.
3.6.3. Định hướng hệ thống cấp nước
Mục tiêu :
Mục tiêu đến năm 2030 tất cả nhà trẻ, trường học, các cơ sở giáo dục khác,
bệnh viện, trạm xá, công sở, chợ nông thôn có đủ nước sạch và 90% dân số toàn
huyện được tiếp cận sử dụng nước sạch nước sạch. Đến năm 2040 mạng lưới cấp
nước sạch được phủ kín toàn huyện, đảm bảo 100% dân số được tiếp cận và sử
dụng nguồn nước sạch.
Phát huy nội lực của toàn xã hội để thực, đẩy mạnh công tác xã hội hoá,
phát triển thị trường nước sạchbền vững phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của huyện.
Hoàn thiện hệ thống kênh tưới, đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho
2.500ha đất trồng lúa thâm canh; 2.100ha cây hoa màu; 1.000ha cây công nghiệp
và 1.500ha cây ăn quả các loại.
Nguồn nước :
Nguồn cấp được lấy từ 2 nguồn; Chủ yếu từ nguồn nước mặt sông Mã và
sông Bưởi, một phần được khai thác từ nguồn nước ngầm (Nhà máy nước Vĩnh
Thành). Trước thực trạng nguồn nước ngầm đang bị suy kiệt và hệ lụy của việc
khai thác nguồn nước ngầm tạo thành các lỗ hổng lớn, dẫn tới sụt lún các công
trình, gây thiệt hại về kinh tế cũng như tính mạng con người.

89
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Trong giai đoạn 2020÷2030 dừng hẳn việc khai thác nguồn nước ngầm để
phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước cấp được khai thác từ nguồn nước mặt
của sông Mã và Sông Bưởi.
Dự báo nhu cầu sử dụng nước :
a) Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất
- Chỉ tiêu cấp nước:
+ Tỷ lệ cấp nước sạch : 100% dân số được sử dụng nguồn nước sạch;
+ Nước sinh hoạt cho người dân (Qsh): 120lit/người/ng.đêm đối với dân cư
đô thị (90lit/người/ng.đêm đối với khu vực nông thôn);
+ Nước cho công trình công cộng, dịch vụ: Qcc = 20%*Qsh;
+ Nước tưới cây, rửa đường : Qrd = 10%*Qsh;
+ Nước cho cơ sở sản xuất nhỏ, TTCN : QSX = 10%*Qsh;
+ Nước cho cụm công nghiệp tập trung : QCN = 20m3/ha;
+ Nước dự phòng, rò rỉ : Qdp = 20%(Qsh+Qcc+Qrd+QSX+QCN);
+ Nước bản thân khu xử lý : Qbt = 5%*(Qsh+Qcc+Qrd+QSX+QCN);
- Giai đoạn 2020÷2030 :
Lưu lượng nước cấp cho ngày dùng nước trung bình :
Qtc = 18512 m3/ng.đêm
Lưu lượng nước cho ngày dùng lớn nhất:
Qngày.max=Kngày.max*Qtc= 22214 m3/ng.đêm
Kngày.max =1.2 (hệ số dùng nước không điều hòa ngày)
=> Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất : Q ≈ 22200m3/ng.đêm
- Giai đoạn 2030÷2040 :
Lưu lượng nước cấp cho ngày dùng nước trung bình :
Qtc = 20818 m3/ng.đêm
Lưu lượng nước cho ngày dùng lớn nhất:
Qngày.max=Kngày.max*Qtc= 24982 m3/ng.đêm
Kngày.max =1.2 (hệ số dùng nước không điều hòa ngày)
=> Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất : Q ≈ 25000m3/ng.đêm
b. Nhu cầu cấp nước tưới tiêu, sản suất nông nghiệp
Nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp đã được tính toán trong đồ
án quy hoạch tổng thể Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến
nă 2030.
Định hướng cấp nước
a) Cấp nước sinh hoạt, sản xuất kinh doanh
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt sản xuất, phân

90
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
bố dân cư, điều kiện địa hình và khả năng đáp ứng của các nhà máy nước hiện tại.
Huyện Vĩnh Lộc phân làm 3 cụm cấp nước, trong đó nâng công suất của 2
nhà máy nước hiện tại và xây dựng mới 1 nhà máy nước :
+ Nhà máy nước Vĩnh Thành : Phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho
thị trấn Vĩnh Lộc và các xã Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành. Giai đoạn
2020÷2030 nâng công suất nhà máy lên 5.000m3/ng.đêm; Xây dựng thêm hồ chứa
để khai thác sử dụng nguồn nước mặt, diện tích xây dựng khoảng 2ha. Giai đoạn
2030÷2040 nâng công suất nhà máy lên 6.000m 3/ng.đêm, hoàn thiện hạ tầng cấp
nước.
+ Nhà máy nước Vĩnh Hùng : Phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho
các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An. Giai
đoạn 2020÷2030 nâng công suất nhà máy lên 6.000m 3/ng.đêm; Giai đoạn
2030÷2040 nâng công suất nhà máy lên 9.000m 3/ng.đêm, hoàn thiện hạ tầng cấp
nước. Diện tích xây dựng khoảng 2ha.
+ Xây dựng mới nhà máy nước Vĩnh Yên : Phục vụ cấp nước cho các xã:
Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Phúc. Giai
đoạn 2020÷2030 xây dựng nhà máy công suất 6.000m 3/ng.đêm; Giai đoạn
2030÷2040 nâng công suất nhà máy lên 9.000m 3/ng.đêm, hoàn thiện hạ tầng cấp
nước. Diện tích xây dựng khoảng 3ha.
- Về mạng lưới cấp nước:
Mạng lưới cấp nước từ nhà máy nước đến cấp nước cho các đối tượng sử
dụng đường ống cấp nước HPDE, được quy hoạch ngầm dọc theo các trục đường
giao thông.
b) Cấp nước tưới tiêu nông nghiệp :
Thực hiện theo quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của chủ tịch
UBND tỉnh Thanh hóa về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể Thủy lợi tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến nă 2030”; Quyết định số 243/QĐ-
UBND ngày 19/01/2018 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc “Phê duyệt
quy hoạch thủy lợi chi tiết vùng Bắc sông Mã, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và
định hướng đến năm 2030”
3.6.4. Định hướng Thoát nước và xử lý nước thải, xử lý CTR và nghĩa trang
Mục Tiêu :
- Xây dựng được các điểm xử lý nước thải tập trung, hoàn thiện thống thu
gom nước thải xây tác riêng với hệ thống thoát mưa; Nước thải phát sinh từ hoạt
động sinh hoạt, sản xuất được thu gom về khu xử lý nước thải tập trung; Nước

91
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
mưa được thu gom và thoát trực tiếp ra ao hồ sông suối trong khu vực.
- Thu gom và xử lý triệt để 95% lượng rác thải sinh hoạt trong các đô thị và
trong các điểm dân cư nông thôn 85%;
- Lượng bùn thải từ các hầm bioga, bể tự hoại được thu gom xử lý 100%;
- 100% các điểm công cộng, chợ, khu thương mại, các điểm dân cư tập trung
có thùng rác công cộng. Có phương án phân loại rác thải ngay từ các hộ dân, các
chợ, khu thương mại và các điểm dịch vụ công cộng.
- 100% lượng rác thải Y tế, rác thải công nghiệp nguy hại được thu gom, lưu
trữ vận chuyển đến khu xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch.
- Rác thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, khu trang trại chăn nuôi tập
trung được thu gom tái sử dụng như làm phân compost, Bioga ...
- Xây dựng 2 khu nghĩa trang nhân dân;
Định hướng hệ thống thoát nước thải :
a. Tính toán lưu lượng nước thải phát sinh:
Nước thải vùng huyện Vĩnh Lộc bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải
thông thường từ các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập
trung.
Lưu lượng nước thải phát sinh đến năm 2040 dự tính lấy bằng 80% lượng
nước cấp: Qthải = 80%*24982 =19986 m3/ng.đêm (≈ 20000 m3/ng.đêm)
b. Định hướng hệ thống thoát nước thải:
- Căn cứ vào lượng nước thải phát sinh đến năm 2040; Điều kiện địa hình
thực tế hyện Vĩnh Lộc. Toàn huyện đầu tư xây dựng mới 4 trạm XLNT xử lý
nước thải tập trung xử lý nước thải cho 4 cụm khu vực:
+ Trạm XLNT 1: Xây dựng tại thôn 7 xã Vĩnh Khang, công suất
6.700m3/ngđ. Xử lý nước thải cho thị trấn Vĩnh Lộc và các xã: Vĩnh Thành, Vĩnh
Khang, Vĩnh Ninh.
+ Trạm XLNT 2: Xây dựng mới tại thôn Phúc Khang, xã Vĩnh Phúc (Gần
trạm bơm tiêu cầu Mư), công suất 5.000m3/ngđ. Xử lý nước thải cho các xã: Vĩnh
Tiến, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Long và một phần xã Vĩnh Phúc.
+ Trạm XLNT 3: Xây dựng mới tại thôn Nhật Quang, xã Vĩnh Hòa (giáp
cụm công nghiệp Vĩnh Hòa), công suất 3.000m 3/ngđ. Xử lý nước thải cho các xã:
Vĩnh Hòa, Vĩnh Hưng, một phần xã Vĩnh Phúc, một phần xã Vĩnh Hùng và cụm
công nghiệp Vĩnh Hòa.

92
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Trạm XLNT 4: Xây dựng mới tại khu vực đồng xã Vĩnh Minh (Giáp hệ
thống kênh tiêu Bồng thôn), công suất 5.600m 3/ng.đ. Xử lý nước thải cho các xã:
Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An và một phần xã Vĩnh Hùng.
- Nước thải sau khi được xử lý phù hợp với QCVN 28: 2010/BTNMT mới
được bơm xả trực tiếp ra hệ thống kênh tiêu thoát chung của khu vực.
- Nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh được thu gom dẫn về trạm xử lý
bằng hệ thống cống bê tông cốt thép đi ngầm dọc các tuyến đường quy hoạch.
Định hướng quản lý Chất thải rắn :
- Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt được phân loại, thu gom và vận
chuyển đến nhà máy xử lý rác thải tập trung đang được đầu tư xây dựng theo công
nghệ đốt trên diện tích 1,0ha tại xã Vĩnh Hòa. Công suất 100T/ng.đêm theo Quyết
định số: 4201/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Định hướng mở rộng lên 4ha.
- Rác thải Y tế: Rác thải y tế trong các cơ sở Y tế và trung tâm khám chữa
bệnh trên địa bàn huyện được thu gom và vận chuyển xử lý tại bệnh viện đa khoa
Thạch Thành theo Quyết định số: 3407/QĐ-UBND ngày 08/9/2016 của chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Rác thải công nghiệp: Rác thải công nghiệp thông thường đươc thu gom
vân chuyển tới nhà máy xử lý rác thải tập trung tại xã Vĩnh Hòa. Các loại rác thải
từ công việc khai khoán như đá, cát ... được tận dụng làm vật liệu san lấp …
- Rác thải nông nghiệp: Rác thải từ các trang trại chăn nuôi tập trung được
tái chế tại chỗ làm phân hữu cơ, làm Bioga sử dụng thắp sang, đun nấu, chạy máy
phát điện …
Định hướng quy hoạch hệ thống nghĩa trang
- Dừng việc mở rộng nghĩa trang hiện có tại các xã, tiến tới khoanh vùng
đóng cửa. Toàn huyện quy hoạch 02 khu nghĩa trang đảm bảo đủ diện tích đất mai
táng.
- Xây dựng mới 02 khu vực nghĩa trang tập trung cấp vùng, bao gồm:
+ Nghĩa trang tập trung số 1: Bố trí tại vùng núi Phiêu Sơn thuộc 2 xã Vĩnh
Hưng và Vĩnh Hòa; Xây dựng nghĩa trang cấp IV, diện tích xây dựng 10 ha theo
Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa phục vụ cho khu vực thị trấn Vĩnh Lộc và các xã: Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành,
Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh
Ninh, Vĩnh Khang.

93
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Nghĩa trang tập trung số 2: Bố trí tại vùng núi Mông Cù xã Vĩnh Tân;
nghĩa trang cấp IV, diện tích xây dựng 10ha phục vụ cho đô thị Bồng (Vĩnh Hùng,
Vĩnh Tân, Vĩnh Minh) và các xã: Vĩnh Thịnh, Vĩnh An.
3.6.5. Định hướng cấp điện
Mục tiêu:
- Cung cấp đủ nhu cầu sử dụng điện trong huyện, đáp ứng cho mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của huyện trong thời kỳ mới.
- Sử dụng nguồn năng lượng điện hiệu quả, tiết kiệm;
- Đa dạng hóa ngồn cung cấp điện để chủ động đủ nguồn điện năng phục vụ
sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
- Xây dựng lưới điện vận hành linh hoạt.Từng bước chuẩn hóa lưới điện,
đường dây truyền tải, khắc phục tình trạng quá tải, nghẽn mạch … nâng chất
lượng dịch vụ cung cấp điện năng ngày càng lên cao.
Nhu cầu sử dụng điện :
- Chỉ tiêu cấp điện :
+ Điện sinh hoạt : 1000KWh/người.năm
+ Số giờ sử dụng điện lớn nhất trong năm : 3000h/năm
+ Phụ tải : 330W/người;
+ Điện công trình công cộng : 30% Phụ tải điện sinh hoạt;
+ Điện cung cấp sản xuất công nghiệp : 160KW/ha
- Nhu cầu sử dụng điện năng của huyện đến năm 2040 : Ptt = 123.398 KW
- Công suất trạm biến áp: P = Ptt*ks/Cos = 95.976 KW (≈ 96MWA)
ks = 0.7 : hệ số sử dụng đồng thời;
Cos  = 0.9 : hệ số công suất
Định hướng cấp điện :
a) Nguồn cấp điện :
Nguồn điện cấp cho hyện Vĩnh Lộc được lấy từ 03 lộ chính:
+ Lộ 376 Thạch Thành qua trạm trung gian 110KV Núi Đún và khép mạch
vòng với trạm 110KV Thiệu Yên;
+ Lộ 375 từ trạm biến áp trung gian 110KV Hà Ninh - Hà trung qua trạm
biến áp trung gian 110KV Vĩnh Minh;

94
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
+ Nhánh rẽ đường dây 110KV Thiệu Yên - Ngọc Lặc cấp điện cho trạm
biến áp trung gian 40MWA - 110/35/22KV xây dựng mới giai đoạn 2021÷2025.
b) Trạm biến áp :
+ Giai đoạn 2021- 2025 Xây dựng mới trạm 110KV, máy T1, công suất
40MWA- 110/35/22 KV đấu chuyển tiếp trên 1 mạch trên đường dây 110KV
Thiệu Yên - Ngọc Lặc theo quyết định số: 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017;
+ Đề suất nâng cấp trạm biến áp trung gian 110KV Vĩnh Minh lên
3x7500+1x25.000 KW - 35/22KV;
+ Nâng công suất các trạm biến áp phân phối trong các cụm dân cư, đảm
bảo cung cấp đủ điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Các trạm biến áp phụ tải
sử dụng loại máy 3pha, gam máy 180KVA, 200KVA, 250KVA, 500KVA,
630KVA, 800KVA, 1000 KVA; Bán kính phục vụ các trạm 300÷500m. Các trạm
biến áp cũ đang sử dụng lưới điện 10KV được thay thế dần bằng trạm 10(22)KV.
c) Lưới điện :
+ Xây dựng mới đường dây 110KV nhánh rẽ Thiệu Yên - Ngọc Lặc cấp
điện cho trạm biến áp trung gian 110KV của huyện xây dựng mới giai đoạn
2021÷2025;
+ Lưới điện trung áp vận hành đến năm 2035 trên địa bàn huyện ở cấp điện
áp 22KV và 35KV;
+ Cải tạo hoặc thay thế đường dây 10KV hiện có lên điện áp 22KV. Hạ
ngầm các đường dây trung thế 22KV, 35KV đi qua khu vực dân cư.
3.6.6. Định hướng hạ tầng viễn thông thụ động
Căn cứ pháp lý
- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
- Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 3705/QĐ-UBND ngày 24/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Viễn thông thụ động
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- QCVN 33/2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đạt mạng cáp

95
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
ngoại vi viễn thông.
Dự báo nhu cầu sử dụng viễn thông
a) Chỉ tiêu tính toán:
Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg và Quyết định số 3705/QĐ-UBND,
dự báo như cầu sử dụng viễn thông huyện Vĩnh Lộc đến năm 2035 như sau:
- Tỉ lệ đường dây thuê bao cố định 20-25 đường/100 dân.
- Tỉ lệ thuê bao internet băng rộng cố định 15-20 thuê bao/100 dân.
- Tỉ lệ thuê bao băng rộng di động 90 thuê bao/100 dân.
- Tỉ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 25%; tỉ lệ hộ gia đình có truy
cập Internet 35-40%, tỉ lệ người sử dung internet đạt 60%.
- Tỉ lệ phủ sóng thông tin di động đi động đạt 95% dân số toàn huyện.
- 100% số xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối
internet băng rộng.
b. Tính toán nhu cầu:
Ta có bảng tính toán dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thống huyện
Vĩnh Lộc đến năm 2040 như sau:

Nhu
TT Loại phụ tải Quy mô Chỉ tiêu Đơn vị
cầu
Đường
a Số đường dây thuê bao cố định 20 22.100
dây/100dân
110.500 Thuê
b Thuê bao Internet băng rộng cố định 20 22.100
người bao/100dân
Thuê
c Thuê bao băng rộng di động 90 bao/100dân 99.450

c. Định hướng hạ tầng viễn thông thụ động:


Định hướng hạ tầng viễn thông thụ động huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040
tuân thủ theo Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
* Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng:
Hiện tại 100% số xã trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã có điểm văn hóa xã và
bưu điện, vì vậy đến năm 2040 không phát triển thêm loại hình này.
Đối với các đại lý cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn toàn huyện đã có ở
hầu hết trung tâm các xã, thị trấn đáp ứng đủ nhu cầu truy cập của nhân dân trong
huyện. Bên cạnh đó, xu hướng người sử dụng truy nhập Internet qua các thiết bị di

96
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
động cá nhân tăng nhanh, vì vậy trong giai đoạn tới số lượng các đại lý Internet sẽ
giảm dần.
* Tổng đài, trạm phát sóng thông tin di động:
- Tổng đài:
Nâng cấp tổng đài hiện có huyện Vĩnh Lộc, đông thời xây dựng các tổng đài
vệ tinh để đáp ứng nhu cầu về thông tin cho toàn huyện.
Căn cứ nhu cầu sử dụng thuê bao băng rộng di động huyện Vĩnh Lộc đến
năm 2040 là 99.450 thuê bao.
Với dung lượng phục vụ của mỗi trạm BTS khoảng 2.000 thuê bao, tổng số
trạm BTS cần để phủ sóng là 50 trạm
Hiện tại trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có tổng cộng 39 trạm phát sóng BTS,
do vậy từ nay đến năm 2040 cần xây mới thêm 11 trạm BTS đồng thời tang cấu
hình của các trạm để tang hiệu suất sủ dụng mạng.
Xây dựng loại trạm A1 theo quy định đối với các trạm BTS xây dựng mới, .
Đến năm 2040 trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc thực hiện việc chuyển đổi các
trạm phát sóng thông tin di động loại A2 hiện hữu sang loại A1 theo như quy
hoạch Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 (Phân loại trạm phát sóng loại A1, A2 theo Thông tư
14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động tại địa phương)
* Hạ tầng mạng cáp viễn thông:
Xây dựng tuyến cáp quang truyền dẫn từ tổng đài trung tâm tỉnh Thanh Hóa
về tổng đài Host khu vực Trung tâm huyện Vĩnh Lộc theo quy hoạch được duyệt
Xây dựng các tuyến cáp quang từ tổng đài Host về các tổng đài vệ tinh:
Các tuyến cáp quang này đều được quy hoạch ngầm theo các tuyến đường
giao thông.
Đối với các hệ thống cáp viễn thông hiện hữu, thực hiện cải tạo, chỉnh trang
đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn cho người dân theo lộ trình:
+ Loại bỏ các đường dây cáp, sợi cáp không còn sử dụng;
+ Thực hiện buộc gọn, gia cố hệ thống dây cáp;
+ Hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực, tuyến hướng theo quy

97
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
hoạch phải ngầm hóa mạng cáp;
+ Loại bỏ hoặc hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút giao thông và
tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông.
3.6.7. Định hướng quy hoạch thủy lợi :
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện nay chưa có quy hoạch;
Các công trình tưới tiêu thủy lợi hiện nay mang tính chất giải quyết trước mắt,
nhiều công trình xây dựng khá lâu đến nay đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu
cầu phục vụ trong giai đoạn tới
Giải pháp cấp nước:
- Hệ thống kênh dẫn nước tưới :
Từng bước kiên cố hóa hệ thống kênh tưới nhằm làm giảm sự thất thoát
nước; Đầu tư xây dựng thêm các tuyến kênh đảm bảo nước tưới cho khu vực trồng
cây hoa màu phía ngoài đê.
- Hệ thống hồ đập - hệ thống tưới trọng lực :
Nâng cấp sửa chữa 02 hồ chứa : Hồ Hón Dứa xã Vĩnh An và hồ Nhiêu Mua
xã Vĩnh Tân đảm bảo khả năng tích nước phục vụ nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp
- Hệ thống trạm bơm - hệ thống tưới động lực:
Hiện trạng trạm bơm tưới đang đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên điạ bàn huyện. Trong thời gian tới khi hệ
thống kênh tưới được hoàn thiện lượng nước thất thoát giảm, các khu vực sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao hình thành thì nhu cầu nước tưới giảm. Vì vậy các
trạm bơm dầu, trạm bơm giã chiến dần được bỏ và thay thế vào đó là các trạm
bơm điện.
Giải pháp tiêu thoát nước :
- Nạo vét lòng dẫn hệ thống kênh tiêu, kênh xả và hệ thống cống tiêu thoát
đảm bảo khả năng dẫn nước và trữ nước tạm thời.
+ Hệ thống tiêu cầu Mư : Tiêu thoát nước cho tiểu vùng 1. Nạo vét lòng dẫn
kênh tiêu Phúc-Yên, chiều dài kênh dẫn L=5,6km, kênh xả L=200m; Từng bước
kiên cố hóa mái kênh để tránh sạt lở; thường xuyên kiểm tra, bảo trì trạm bơm tiêu
cầu Mư. Mở rộng khẩu độ cống Phù Lưu lên 1,0m
+ Hệ thống tiêu đồng Nhót : Tiêu thoát cho tiểu ùng 2. Nạo vét 775m kênh
xã cống tiêu đồng nhót và cống tiêu Núi Đún. Nâng cấp mở rộng khẩu độ cống lên

98
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
2,0x2,0m dưới đê để tăng khả năng thoát nước; Thường xuyên kiểm tra, bảo trì
cống tiêu Núi Đún.
+ Hệ thống tiêu Hón Công (Hệ thống tiêu C2): Tiêu thoát nước cho tiểu
vùng 3. Hệ thống cống tiêu hiện nay đang hoạt động tốt đáp ứng được khả năng
tiêu thoát. Nạo vét 3,2km lòng kênh tiêu , 490m kênh xả; Kiên cố hóa mái kênh để
chống sạt lở; Thường xuyên kiểm tra bảo trì cửa van cống Cu Ba, cống Hón Công
đảm bảo cống vận hành tốt. Thay thế, mở rộng 5 cống dưới đê: Cống Phê bình 1,
phê bình 2, phê bình 3, Hồ Nam 1, Hồ Nam 2 lên khẩu độ 1,0m.
+ Hệ thống tiêu Khoán thác (Đập bờ Thành): Tiêu thoát nước cho tiểu vùng
4. Nạo vét 10,2km lòng dẫn kênh tiêu Sóc Sơn 1, Sóc Sơn 2, kênh tiêu Hòa Hùng
và kênh tiêu Vĩnh hùng 1; 450m kênh xã. Kiên cố hóa mái kênh chống sạt lở.
Thường xuyên kiểm tra bảo trì cửa van cống đảm bảo cống hoạt động tốt.
+ Hệ thống tiêu Bồng thôn : Tiêu thoát nước cho tiểu vùng 5. Nạo vét 7,7
km lòng dẫn kênh tiêu Vĩnh Hùng 2, kênh 3/2; Nạo vét 5,4km lòng dẫn và mở
rộng kênh tiêu Đa Bút – Vĩnh Thịnh, xây dựng mới 1,4km đoạn kênh nối thông từ
kênh Đa Bút- Vĩnh Thịnh đến cống tiêu Bồng Thôn. Kiên cố hóa mái kênh chống
sạt lở. Thường xuyên kiểm tra bảo trì cửa van cống đảm bảo cống luôn hoạt động
tốt. Khu vực cụm công nghiệp Vĩnh minh, diện tích thường xuyên xảy ra ngập lụt
cục bộ khoảng 92ha, đề xuất xây mới trạm bơm tiêu công xuất 2x1.000 m3/h
+ Hệ thống tiêu cống số 6 (Cống 3 cửa) thôn Tân Phúc : Tiêu thoát cho tiểu
vùng 6. Hệ thống tiêu đang hoạt động tốt. Đầu tư xây dựng mới trạm bơm tiêu
công suất 2x1.000 m3/h tiêu thoát cho diện tích 263ha khu vực đồng Bái Trời xã
Vĩnh Hưng.
+ Hệ thống tiêu Hón Bông : Tiêu thoát cho tiểu vùng 7. Hiện tại cống Nhâm
thôn đang đáp ứng khả năng tiêu thoát, thường xuyên kiểm tra bảo trì cửa van
cống đảm bảo cống luôn hoạt động tốt. Nâng tiết cống tiêu qua đê tại Nổ thôn lên
1000 để đảm bảo tiêu thoát nước.

99
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC


4.1. Mở đầu
4.1.1. Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Đánh giá môi trường chiến lược cho khu vực nghiên cứu quy hoạch được
thực hiện theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2070
4.1.2. Căn cứ pháp lý, mục tiêu, phạm vi, và nội dung các vấn đề môi trường
chính liên quan đến quy hoạch
Căn cứ pháp lý đánh giá môi trường chiến lược
a. Các văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật BVMT số
55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.
- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
“đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg
ngày 2/12/2003; Chiến lược quản lý CTR ở khu đô thị và KCN Việt Nam đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/1999/QĐ-
TTg ngày 10/07/1999.
- Nghị định số 80/2014/NĐ- CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải; Nghị định số 19/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo về môi trường; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày
25/03/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định
số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế
liệu;
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường; Thông tư số 01/2011/TT-BXD Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược
trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
b. Các tiêu chuẩn Việt Nam
Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.
Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 22/2006/
QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT.
Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/
QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sau:
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 03:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn của kim loại nặng trong đất; QCVN
15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực
vật trong đất; QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải sinh hoạt; QCVN 26:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
tiếng ồn.
Mục tiêu của ĐMC
Nhằm đạt được sự phát triển bền vững thông qua lồng ghép các vấn đề môi
trường trong quá trình lập quy hoạch cụ thể:
+ ĐMC được thành lập nhằm đánh giá được thực trạng môi trường khu vực,
các vấn đề môi trường bức xúc cần giải quyết trong quy hoạch.
+ Lồng ghép các mục tiêu môi trường vào quy hoạch đảm bảo sự thống nhất
giữa các mục tiêu môi trường và các mục tiêu quy hoạch

Mục tiêu quy hoạch Mục tiêu môi trường

Quy hoạch xây dựng vùng để cụ thể hóa Nghị - Phù hợp mới mục tiêu
quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII môi trường
(nhiệm kỳ 2015-2020); Quy hoạch tổng thể Phát
triển KT - XH và các quy hoạch ngành, lĩnh vực
tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện khóa XXV và Quy hoạch tổng thể KT-XH
của huyện Vĩnh Lộc
Phát triển hài hòa giữa các khu vực đô thị và - Phù hợp với mục tiêu
nông thôn. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ môi trường
tầng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã - Phát triển KT- XH và

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
hội huyện Vĩnh Lộc đạt tiêu chí Huyện Nông thôn nâng cao đời sống cho người
mới vào năm 2018. dân
- Bảo vệ phát huy giá
trị cảnh quan trong khu vực
Quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở để quản - Phù hợp với mục tiêu
lý, thực hiện việc lập quy hoạch đô thị và nông thôn môi trường
trên địa bàn huyện, soạn thảo các chương trình đầu - Tiết kiệm, bảo vệ tài
tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý nguyên môi trường.
đô thị và các khu dân cư nông thôn, quản lý việc
xây dựng theo quy hoạch - Phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống cho nhân
dân.
+ Đề xuất các giải pháp chiến lược bảo vệ môi trường
+ Đề xuất chương trình quản lý môi trường khi thực hiện quy hoạch.
Phạm vi
- Không gian gián tiếp: Nghiên cứu vai trò của vùng huyện Vĩnh Lộc đối
với toàn tỉnh Thanh Hóa.
- Không gian trực tiếp: Phạm vi nghiên cứu quy hoạch thuộc vùng huyện
Vĩnh Lộc.
Nội dung nghiên cứu ĐMC
Các vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn, bao gồm: sử dụng tài
nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan...); áp lực phân bố dân
cư, phân bố các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ (công nghiệp, nông nghiệp, du
lịch...); môi trường lưu vực sông; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đói nghèo, suy
thoái môi trường, thiên tai, lũ lụt.
Đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm lớn (vùng đô thị, vùng công
nghiệp, vùng khai thác khoáng sản...), các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng
bảo tồn sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường của quy
hoạch ở quy mô vùng (cấp nước vùng, giao thông vùng, xử lý chất thải liên đô thị,
bảo vệ môi trường lưu vực sông...).
Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường do tác động của phân bố đô thị,
dân cư, các hoạt động kinh tế, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trong vùng; nêu các vấn
đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch. Đánh giá sự
thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch xây dựng và các quan
điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; dự báo, so sánh tác động môi trường của các
phương án quy hoạch.

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm
thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch; đề xuất
các vùng bảo vệ môi trường (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hành lang xanh, vùng
di sản, lưu vực nguồn nước...).
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát hiện trường
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nhận dạng
- Phương pháp đánh giá nhanh
- Phương pháp ma trận
4.2. Xác định nguồn gây ảnh hưởng đến môi trường khi quy hoạch
Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch vùng ngoài nguyên nhân từ
các hoạt động công nghiệp hiện hữu, các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, các khu
đô thị, và các hoạt động nông nghiệp, thủy sản… môi trường của vùng có thể bị
tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới, bao gồm:
- Xây dựng khu du lịch ven biển bao gồm toàn bộ diện tích phía Đông
đường 4C.
- Xây dựng các tuyến đường giao thông đối ngoại kết nối phía Tây và hình
thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp dọc tuyến.
- Các tác động môi trường tích lũy từ các vấn đề môi trường riêng biệt nêu
trên và các vấn đề môi trường hiện có.
Nguồn và yếu tố tác động dự báo phát sinh từ quy hoạch Vùng huyện Vĩnh
Lộc đến năm 2040 được tóm tắt trong Bảng sau:

Nguồn gây tác động Yếu tố tác động


1 Các nguồn đang hoạt - Khí thải công nghiệp, giao thông
động: Công nghiệp, đô
- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp,
thị, làng nghề, hoạt động
(tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản)
nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản - Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt, chất
thải nông nghiệp (bao bì phân bón hóa học, thuốc
BVTV, chất kích thích tăng trưởng…)
- Bệnh tật
2 Phát triển công nghiệp, - Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng
kể cả phát triển các làng - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
nghề
- Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt
- Phá hủy hệ sinh thái bản địa
- Thay đổi mục đích sử dụng đất
- Thay đổi cảnh quan
- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương
- Bệnh tật
3 Phát triển đô thị, bao gồm - Khí thải giao thông, bụi xây dựng
phát triển hạ tầng kỹ
- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ
thuật (giao thông, điện
nước, bưu chính viễn - Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện
thông, xử lý chất thải
- Phá hủy hệ sinh thái bản địa
- Thay đổi mục đích sử dụng đất
- Thay đổi cảnh quan
- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hóa giáo
dục ở địa phương
- Bệnh tật
4 Phát triển du lịch - Khí thải giao thông
- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ
- Chất thải rắn sinh hoạt
- Phá hủy hệ sinh thái bản địa
- Thay đổi mục địch sử dụng đất
- Thay đổi cảnh quan
- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hóa giáo
dục ở địa phương
5 Phát triển nông thôn bao - Khí thải đun nấu
gồm phát triển nông
- Nước thải sinh hoạt, bệnh viện
nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và khu dân cư - Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật
6 Khai thác tài nguyên, bao - Phá vỡ cảnh quan
gồm tài nguyên nước,
- Phá hủy hệ sinh thái
khoáng sản
- Khí thải, nước thải, và chất thải từ các hoạt động
khai thác
- Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương
- Bệnh tật

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

7 Chuyển đổi mục đích sử - Phá vỡ cảnh quan


dụng đất
- Phá hủy hệ sinh thái
- Thay đổi các yếu tố vi khí hậu
- Phá hủy kết cấu đất
- Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hóa, lối sống
8 Tác động tích lũy - Khí thải
- Nước thải
- Chất thải rắn
- Thay đổi các yếu tố vi khí hậu
- Phá hủy hệ sinh thái
- Thay đổi có cấu việc làm
- Thay đổi nền tàng văn hóa, giáo dục, nếp sống
- Thay đổi cơ cấu bệnh tật

4.3. Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động

Quy mô tác động


TT Đối tượng chịu tác Giai đoạn quy hoạch xây Giai đoạn hoạt động
động dựng
Mức Phạm Thời Mức Phạm Thời
độ vi gian độ vi gian
1 Các yếu tố vi khí - Cục bộ Ngắn -- Cục bộ Ngắn
hậu
2 Chế độ thủy văn -- Cục bộ Ngắn -- Rộng Dài
3 Môi trường không -- Cục bộ Ngắn --- Rộng Ngắn
khí
4 Môi trường nước - Cục bộ Ngắn --- Rộng Ngắn
mặt
5 Nước ngầm - Cục bộ Ngắn --- Cục bộ Dài
6 Môi trường đất --- Cục bộ Ngắn -- Cục bộ Dài
7 Hệ sinh thái trên --- Cục bộ Ngắn -- Cục bộ Ngắn
cạn
8 Hệ sinh thái dưới - Cục bộ Ngắn --- Cục bộ Ngắn
nước
9 Hiệu ứng nhà kính --- Rộng Dài
10 Cảnh quan, di sản -- Cục bộ Ngắn + Cục bộ Dài
thiên nhiên, di tích
văn hóa lịch sử
12 Phát triển kinh tế xã +++ Rộng Dài
hội

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
12 Đời sống dân cư --- Cục bộ Ngắn +++ Rộng Dài
13 Việc làm ++ Cục bộ Ngắn +++ Rộng Dài
14 Văn hóa giáo dục - Cục bộ Ngắn ++ Rộng Dài
15 Sức khỏe cộng đồng -- Cục bộ Ngắn - Cục bộ Dài
Ghi chú:

Tác động tích cực Tác động tiêu cực


+++ Mạnh --- Mạnh
++ Vừa -- Vừa
+ Nhỏ - Nhỏ
Không rõ Không rõ
4.4. Dự báo xu hướng và đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy
hoạch
4.4.1. Xu hướng biến đổi của môi trường kinh tế xã hội
Kinh tế toàn vùng sẽ phát triển mạnh mẽ tương xứng với vai trò là động lực
phát triển kinh tế - xã hội khu vực tam giác tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa với
các thế mạnh chủ yếu là Công nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ. Xây dựng đô thị
sinh thái có sức cạnh tranh thu hút đầu tư, nâng cao mọi mặt đời sống nhân dân
trong vùng, đảm bảo môi trường sinh thái, trở thành nơi đáng sống, làm việc, vui
chơi giải trí của người dân.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng
hàm lượng công nghệ và lao động kỹ thuật. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp
với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển đô thị và nông thôn.
Hoạt động phát triển du lịch vùng sẽ được coi là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn. Vùng sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng,
nghiên cứu di tích văn hoá, lịch sử.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi
trường.
Giữa các huyện trong vùng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ để phát triển xây
dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực
và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ.
4.4.2. Xu hướng biến đổi của môi trường tự nhiên
Môi trường đất
Việc phát triển công nghiệp và đô thị tất yếu dẫn đến suy giảm chất đất, đất
ven đường giao thông, ven khu công nghiệp sẽ thoái hoá, không thích hợp cho
mục đích canh tác nông nghiệp.

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Tuy nhiên, ở những nơi phát triển trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc
thì đất sẽ được cải tạo và vì thế sẽ tăng quỹ đất cho nông nghiệp.
Môi trường nước
Việc yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý nước thải sơ bộ và xử lý tập trung sẽ cải
thiện tình trạng thải nước ô nhiễm. Các dòng sông được quy hoạch cấp nước và
tiếp nhận nước thải, đồng thời được nạo vét khơi thông dòng chảy đúng kỹ thuật,
vì thế xu thế chung là chất lượng nước sẽ được cải thiện so với hiện trạng.
Riêng nước ngầm, nếu khai thác quá mức sẽ có nguy cơ bị suy kiệt và ô nhiễm.
Môi trường không khí
Chất lượng không khí sẽ xấu đi theo xu thế phát triển đô thị và hệ thống
giao thông. Các KCN, CNN sẽ bắt buộc phải xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn quy
định, tuy nhiên tác động tích luỹ sẽ làm tăng cục bộ nồng độ các chất ô nhiễm.
Tuy nhiên, nếu các vấn đề môi trường nêu trong quy hoạch vùng huyện Vĩnh Lộc
(bao gồm cả những kiến nghị của ĐMC được tiếp thu) được thực hiện nghiêm túc
thì chất lượng môi trường không khí vẫn trong ngưỡng chấp nhận được, và chủ
yếu sẽ mang tính cục bộ và ngắn hạn. Ngoài ra, nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cũng
sẽ làm môi trường không khí xấu đi (tác động cục bộ và tức thời).
Môi trường cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa
Xu thế chủ đạo đến năm 2040 của cảnh quan vùng huyện Vĩnh Lộc sẽ là các
khu vực đô thị sầm uất, các KCN, CNN quy mô lớn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật
hiện đại. Toàn vùng sẽ biến đổi từ cảnh quang vùng nông thôn với quy mô canh
tác nhỏ lẻ sang cảnh quan đô thị - công nghiệp xen kẽ vùng thâm canh cây lương
thực và cây CN. Các khu bảo tồn di tích lịch sử sẽ được phát triển kết hợp với du
lịch.
Rừng và đa dạng sinh học
Trong khi đa dạng sinh học vùng núi được gìn giữ thì đa dạng sinh học
vùng ven biển và đồng bằng sẽ suy giảm do phát triển đô thị, công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Ngoài ra, có khả năng phá vỡ cân bằng
sinh thái do du nhập các sinh vật ngoại lai và thực phẩm biến đổi gen.
Xu thế biến đổi điều kiện khí hậu
Xu hướng biến đổi khí hậu vùng huyện Vĩnh Lộc sẽ tuân theo xu hướng
biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu cục bộ sẽ không đáng kể vì mức thải
khí nhà kính chưa đủ lớn, đồng thời sẽ tăng diện tích lâm nghiệp phục hồi thảm
thực vật ở vùng đất trông, thu gom, chôn lấp rác thải đúng kỹ thuật.
Xu thế biến đổi chế độ thủy văn
Xu thế cạn kiệt nguồn nước trong vùng huyện Vĩnh Lộc được cảnh báo nếu

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
không làm tốt hệ thống thủy lợi và không sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài
nguyên nước. Hậu quả là sẽ tăng nguy cơ thiếu nước vào mùa kiệt.
4.4.3. Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch
Môi trường đất
Kết cấu đất hay còn gọi là tính chất vật lý của đất bao gồm các tính chất
như: cấu trúc, tỷ trọng, độ xốp và tính chất hút nước. Kết cấu đất bị thay đổi chủ
yếu do quá trình khai thác khoáng sản, canh tác nông nghiệp (trồng trọt, bón phân,
tưới tiêu cải tạo đất) cũng như do chuyển đổi sử dụng đất cho các mục đích khác.
Theo quy hoạch vùng huyện Vĩnh Lộc, việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu
tập trung vào các hoạt động sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm)
đến đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng và đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất ở: tăng thêm từ đất nông nghiệp ven đô;
- Đất công nghiệp: chủ yếu tăng thêm từ đất gò đồi, đất nông nghiệp bạc
màu; và
- Đất giao thông và đất thuỷ lợi: tuỳ theo quy hoạch phát triển phục vụ giao
thông và tưới tiêu mà lấy thêm đất, không kể là đất loại gì.
Như vậy, cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nêu trên sẽ kéo
theo sự biến đổi mạnh mẽ kết cấu đất, gây ra các hậu quả sau đây:
Xói mòn và lở đất: Trong quá trình thực hiện quy hoạch có thể xuất hiện
những tác động đến hoạt động kiến tạo, ảnh hưởng đến các vết đứt gãy ở các khu
vực nghiên cứu và những vùng lân cận. Những hoạt động này bao gồm:
+ Việc khai thác rừng không hợp lý có thể làm mất lớp che phủ đất, gây xói
mòn, rửa trôi. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất dốc nếu không có biện
pháp canh tác hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình rửa trôi, xói mòn (theo QH vùng
huyện Vĩnh Lộc thì bố trí các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe vùng đồi
núi).
+ Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cáp
ngầm điện và bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợi) làm thay đổi kết cấu tầng
đất mặt, gây sụt lở, xói mòn đất, đặc biệt ở khu vực ven sông. Hoạt động xây dựng
hạ tầng kỹ thuật gắn liền với việc phát triển đô thị, công nghiệp và nông thôn.
Việc phát triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn sẽ kéo theo phát triển hệ
thống cáp ngầm, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống thuỷ lợi. Các hoạt động này
sẽ làm xáo trộn tầng đất bề mặt, phá vỡ kết cấu đất, dẫn tới nguy cơ sạt lở, sụt lún

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
đất.
+ Khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ phát triển đô thị, công
nghiệp, và nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây sụt lún, lở và nứt đất.
Hoang hoá, bạc màu (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng nitơ): Đi kèm với
hiện tượng xói mòn, sạt lở đất là hiện tượng rửa trôi, làm suy thoái chất lượng đất.
Ngoài ra đất bị thoái hoá, bạc màu còn do các nguyên nhân sau đây:
+ Phát triển sản xuất nông nghiệp kèm theo tăng sử dụng hoá chất. Hiện
nay, canh tác trong nông nghiệp không thể tách rời việc sử dụng phân bón hoá
học, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng. Các nghiên cứu thổ
nhưỡng đã cảnh báo dấu hiệu suy thoái chất lượng đất do dùng qua mức hoá chất
trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy hoạch vùng huyện Vĩnh Lộc thì việc canh
tác nông nghiệp sẽ theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, vì vậy nguy cơ
xuất hiện nạn hoang hóa đất do phát triển nông nghiệp là không lớn, mặc dù vậy
vẫn cần kiểm soát chặt chẽ tại các vùng đất nông nghiệp.
Ô nhiễm đất: Nói đến chất lượng của đất là nói đến tính chất vật lý, hoá
học và sinh học của đất, trong đó tính chất hoá học chỉ ra khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng. Thực tế các nguyên tố hay hợp chất hoá học có trong đất chỉ bị coi là
chất ô nhiễm khi vượt quá ngưỡng an toàn cho cây trồng. Đất bị coi là ô nhiễm khi
tích tụ quá mức các hoá chất, điều đó sẽ kéo theo sự biến đổi hệ vi sinh vật trong
đất, và cả 2 sẽ đồng thời gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ
sản. Việc thực hiện một loạt hoạt động theo quy hoạch có khả năng dẫn tới nguy
cơ ô nhiếm đất như:
+ Tích tụ các chất hữu cơ khó phân huỷ, kim loại nặng do dùng các hoá chất
trong nông nghiệp. Sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng
trưởng trong trồng trọt cũng như sử dụng các thuốc kháng sinh trong nuôi trồng
thuỷ sản dẫn tới nguy cơ tích tụ kim loại nặng và các chất hữu cơ khó phân huỷ.
+ Rò rỉ các hoá chất, dầu mỡ từ các hoạt động công nghiệp và từ các trạm
xử lý nước thải, chất thải rắn. Diện tích đất công nghiệp đến năm 2040 sẽ tăng lên.
Như vậy, có nghĩa là sẽ tăng nguy cơ rò rỉ hóa chất, dầu mỡ, các chất độc hại làm
ô nhiễm đất.
+ Tích tụ, lắng đọng các chất độc hại từ hoạt động giao thông. Các số liệu
quan trắc môi trường cho thấy đất ven các đường cao tốc, quốc lộ có hàm lượng
kim loại và các chất độc hại cao hơn đất ở những nơi xa đường. Lý do được giải
thích là do sự sa lắng bụi và các chất ô nhiễm trong khí thải từ hoạt động giao
thông. Ngoài ra, cần lưu ý đến nguyên nhân do các sự cố giao thông gây rò rỉ xăng

10
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
dầu hoặc hoá chất (từ các xe bồn). Vì vậy, cấn lưu ý đến nguy cơ gây ô nhiễm đất
ở khu vực lân cận hệ thống đường giao thông.
+ Hoạt động xây dựng mới các KCN, CNN, xây dựng mới và bảo trì các
công trình giao thông có nạo vét và đổ thải bùn đáy sông làm lan truyền nhiễm
phèn và các chất độc hại trong trầm tích. Thực tế, nếu quản lý tốt việc nạo vét và
đổ thải bùn đáy sông thì nguồn gây ô nhiễm này có thể kiểm soát và ngăn chặn
được.
Môi trường nước
Môi trường nguồn nước mặt:
Theo quy hoạch sử dụng đất và đặc điểm địa lý địa hình của vùng huyện
Vĩnh Lộc, việc phát triển các KCN, CNN khu đô thi, khu dân cư nông thôn và
làng nghề đều được quy hoạch nằm trong lưu vực sông Yên và một số sông khác
trong khu vực. Do đó, các dòng sông trong lưu vực vừa là nguồn cung cấp nước,
vừa là nơi tiếp nhận nước thải. Việc đấy mạnh phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, làng nghề và đô thị dẫn đến tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt do thải
nước thải không xử lý; rò rỉ xăng dầu và hoá chất; chảy trôi các hoá chất sử dụng
trong nông nghiệp. Có thể quy nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vào 2
nguồn: nguồn xác định và nguồn không xác định. Nguồn xác định là nước thải từ
các hoạt động công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, khu dân cư nông thôn, khu xử
lý nước thải và rác thải. Nguồn không xác định là nguồn chảy tràn từ mặt đất,
đường giao thông, vùng canh tác nông nghiệp – thông thường đây là nguồn khó
xác định và đánh giá.đặc biệt, nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn không xác
định sẽ tăng trong mùa mưa bão, lũ lụt.
Như trên đã nêu, mặt đất luôn ở trạng thái phơi nhiễm đối với các nguồn ô
nhiễm (không khí xung quanh; bãi chôn lấp; hoạt động công nghiệp, giao thông,
nông nghiệp và dân sinh). Sau đó, các chất ô nhiễm sẽ thẩm thấu vào nguồn nước
ngầm và lan truyền theo các dòng chảy ngầm dưới đất. Việc thực hiện quy hoạch
vùng huyện có nguy cơ tăng các nguồn ô nhiễm đất, dẫn đến tăng nguy cơ ô
nhiễm nước ngầm bởi các các thông số ô nhiễm như: nitrate, coliform, các chất
hữu cơ khó phân huỷ, kim loại nặng. Nitrate thường xuất phát từ nước thải sinh
hoạt và nước thải nông nghiệp (trong trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm).
Coliform và các vi sinh vật gây bệnh khác đi vào nước ngầm từ nguồn nước thải
sinh hoạt, từ các trang trại chăn nuôi và tập quán bón phân tươi trong nông nghiệp.
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp, thuốc kháng sinh sử dụng
trong nuôi trồng thuỷ sản; cũng như một số chất hữu cơ xuất phát từ các hoạt động
công nghiệp như phenol, PCB, các hợp chất hữu cơ clo; hoặc từ sự cố rò rỉ hoá

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
chất, xăng dầu là nguyên nhân làm nước ngầm ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó
phân huỷ, trong đó một số chất là tác nhân gây ung thư. Thực tế, nước ngầm
thường ít bị ô nhiễm kim loại do nguyên nhân trực tiếp từ các nguồn thải trên mặt
đất. Tuy nhiên, các hoạt động gây tác động thay đổi địa chất có thể là nguyên nhân
khiến As và một số kim loại khác như Mn xuất hiện với mức độ đột biến trong
nước ngầm. Hiện tượng này nếu xảy ra thì chỉ có tính cục bộ, nhưng kéo dài. Một
nguyên nhân gây suy giảm nguồn nước ngầm do thực hiện quy hoạch vùng là việc
khai thác quá mức nguồn nước phục vụ phát triển đô thị, hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp. Kèm theo việc sụt giảm trữ lượng nước ngầm là hiện sụt lở và nứt
đất; đồng thời có thể xẩy ra biến đổi địa tầng, giải phóng các ion kim loại như As
vào nguồn nước ngầm.
Môi trường không khí
Liên quan đến thực hiện quy hoạch vùng huyện Vĩnh Lộc, có 2 trường hợp
ô nhiếm không khí cần phải tính đến:
+ Ô nhiễm không khí do bố trí đất vào những mục đích xung khắc nhau:
trường hơp này xảy ra khi quy hoạch sử dụng đất không hợp lý, bố trí các đường
cao giao thông, các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại,… bên cạnh các khu
vực nhạy cảm như trường học, bệnh viện, khu dân cư.
+ Tác động ô nhiễm không khí tích luỹ: xảy ra ở khu vực trung tâm của các
nguồn thải khí, mà mỗi nguồn riêng biệt có thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn
thải nhưng kết hợp với nhau lại có nguy cơ tác động đến sức khoẻ cộng đồng.
Thông thường đó là các nguồn công nghiệp, thương mại (như kinh doanh xăng
dầu) và đường cao tốc. Các yếu tố khí tượng, khí hậu và địa hình đóng vai trò rất
quan trọng tích luỹ tác động ô nhiễm không khí.
Với việc phát triển các khu đô thị, KCN, CNN và hệ thống giao thông, nguy
cơ xảy ra 2 trường hợp ô nhiễm nêu trên càng lớn. Các hoạt động công nghiệp,
giao thông, dân sinh thải ra bụi, PM10, các hợp chất chứa lưu huỳnh (H2S,
mecaptan, SO2, SO3), các hợp chất chứa nitơ (NH3, N2O, NO, NO2), các oxit
cacbon (CO, CO2), các chất hữu cơ, Pb… làm ô nhiễm không khí, không chỉ ở
quy mô khu vực mà còn có thể phát tán rộng hơn.
Liên quan đến ô nhiễm không khí còn phải kể đến ô nhiễm nhiệt, chính sự
thay đổi thành phần không khí dẫn tới sự thay đổi khả năng hấp thụ và phản xạ
nhiệt của lớp không khí, hậu quả là thay đổi điều kiện vi khí hậu cục bộ, thường
xảy ra ở các khu đô thị và khu vực xung quanh đường cao tốc, khu công nghiệp.
Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn, rung động liên quan đến các hoạt động công nghiệp và
giao thông cũng cần được lưu ý như là hậu quả của việc thực hiện QHV huyện.

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Suy giảm đa dạng sinh học
Nhiều hoạt động thay đổi phương thức sử dụng đất diễn ra trong quá trình
thực hiện quy hoạch sử dụng đất như tăng hoặc giảm đất nông nghiệp, xây dựng
khu dân cư mới, đô thị hoá, xây dựng KCN …, đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới đa dạng sinh học.
Các hoạt động khai thác đất quá mức, là một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái trên cạn, thể hiện trước hết ở việc mất
hoặc thay đổi môi trường sinh sống và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của sinh vật. Các hoạt động sử dụng đất có thể thay đổi sự đa dạng của
các loại thực vật che phủ đất hoặc làm mất sự liên tục của lớp phủ thực vật, hoặc
làm xuất hiện các loại lớp phủ mới xen kẽ (kết quả của việc hồi phục thảm thực
vật sau giai đoạn xây dựng), điều đó dường như làm tăng tính đa dạng nhưng thực
tế lại phá vỡ cân bằng về môi trường sống của các sinh vật bản địa.
Biến đổi khí hậu
Sự có mặt của các khí nhà kính trong khí quyển thường được biết chủ yếu là
do hoạt động của con người làm thay đổi khí hậu, tuy nhiên thực tế việc thay đổi
phương thức sử dụng đất và lớp che phủ bề mặt cũng có tác động không kém.
Thậm chí có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi khả năng hấp thụ năng
lượng bề mặt trái đất (tạo thành các “bẫy nhiệt”) do thay đổi phương thức sử dụng
đất có thể còn có tác động lớn đến khí hậu hơn là tác động của các khí nhà kính.
Đồng thời, không thể tách rời việc thải khí nhà kính và việc thay đổi phương thức
sử dụng đất khi phân tích và đánh giá sự biến đổi khí hậu trong phạm vi khu vực
và toàn cầu. Tác động của việc thực hiện quy hoạch vùng tại huyện Vĩnh Lộc đến
biến đổi khí hậu có thể từ các nguyên nhân sau đây:
+ Khai thác rừng không hợp lý làm giảm khả năng hấp thụ CO 2, dẫn tới
tăng nồng độ khí thải nhà kính trong khí quyển;
+ Phá huỷ lớp phủ thực vật khi xây dựng khu đô thị, dân cư, KCN, CCC, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật làm thay đổi khả năng hấp thụ và bức xạ nhiệt; và
+ Phát triển các khu đô thị và KCN, CCC; gia tăng hoạt động nông nghiệp,
hoạt động giao thông và khu xử lý chất thải tập trung làm tăng tải lượng thải các
khí thải nhà kính.
Hậu quả của biến đổi khí hậu là các hiện tượng nóng lên, hạn hán, lũ lụt,
xảy ra ở quy mô khu vực và đóng góp vào những biến đổi ở quy mô toàn cầu.
Tác động đến sức khoẻ cộng đồng

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Tất cả những suy giảm chất lượng môi trường nêu ở trên đều dẫn đến hệ
quả gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều bệnh tật gia tăng hoặc
mới xuất hiện là nguyên nhân của bụi và khí thải công nghiệp, giao thông; do
nguồn nước ô nhiễm; do biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tác động tới sức khoẻ cộng đồng được coi
là có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch vùng sau đây:
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển phương tiện giao thông làm
giảm các hoạt động thể chất, tăng các bệnh tật liên quan (béo phì,…);
+ Cuộc sống đô thị hoá, công nghiệp hoá làm gia tăng các bệnh thần kinh,
gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm; và
+ Mất cân bằng sinh thái làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm từ sinh
vật sang người.
Phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu của quy hoạch vùng huyện là phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy về
tổng thể, việc thực hiện quy hoạch vùng sẽ đem lại những tác động tích cực đến
phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng huyện Vĩnh Lộc. Đồng thời, theo quy hoạch
sử dụng đất đến 2020 sẽ bố trí khoảng 4% tổng quỹ đất vùng dành cho phát triển
cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo và thể dục thể thao, điều đó trực tiếp có tác
động nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong toàn vùng. Tuy nhiên, cần
lưu ý đến một số tác động xấu sau đây:
+ Việc thu hồi đất sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, công việc kinh
doanh và các vấn đề tâm linh đối với một bộ phận cộng đồng;
+ Trong thời gian triển khai các hoạt động xây dựng, đời sống kinh tế-xã
hội, an ninh trật tự, hoạt động giao thông của khu vực ít nhiều sẽ bị xáo trộn;
+ Tai nạn giao thông, tai nạn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm gia
tăng trong xã hội công nghiệp hoá; và
+ Đời sống văn hoá và tinh thần biến đổi mạnh mẽ trong xu thế đô thị hoá
và toàn cầu hoá làm tăng nguy cơ nảy sinh tệ nạn xã hội.
4.5. Các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong đồ án quy
hoạch
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật.
Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất, bảo vệ môi trường đất
Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, trước hết phải

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất của
tỉnh, huyện, làm cơ sở để giao đất cho các ngành và đối tượng sử dụng tại các địa
bàn cụ thể. Đồng thời cần thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đất sau đây:
Cái tạo đất và ngăn ngừa ô nhiễm đất
- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trong vùng,
sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bồi bổ đất, tránh khai thác làm thoái hoá đất.
- Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp trên
đất dốc, hạn chế việc cày bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với
rừng sản xuất để chống xói mòn, rửa trôi, sụt lở đất.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông – lâm nghiệp, tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi
trường đất.
- Tích cực trồng cây chắn sóng chắn cát ven sông, biển, hạn chế việc chuyển
rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản và cho một số mục đích khác.
- Có kế hoạch khai hoang, phục hoá, lấn biển để tăng quỹ đất sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và tạo thêm mặt bằng xây dựng.
- Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng mới, làm
tăng độ che phủ của đất.
- Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng,
tích cực đưa mặt nước hoang hoá vào sử dụng.
- Di dời toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra xa khu dân cư.
- Sử dụng đất khai thác khoáng sản và làm nguyên vật liệu xây dựng phải có
phương án bảo vệ môi trường. Sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục
hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng để bảo vệ môi trường.
Sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp và quy
hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển các đô thị;
trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; khu, cụm công nghiệp, kinh doanh,
dịch vụ trên địa bàn của vùng.
- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện hệ thống giao
thông, gắn sản xuất với chế biến sản phẩm nông thôn của vùng theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới, đồng thời đất đó giao khi hết hạn sử dụng
xong phải thu hồi kịp thời
Áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp bền vững
Trong các hệ thống sử dụng đất, việc kết hợp hợp lý các tính đa dạng sinh
học (bao gồm: đa dạng về nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái) trong
canh tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho một nền nông nghiệp bền vững. Những
loại hình canh tác như: nông - lâm nghiệp kết hợp; vườn - ao chuồng (VAC); canh
tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc (sloping agricultural land technology -
SALT); vườn rừng, làng sinh thái... là những ví dụ điển hình của nền nông nghiệp
phát triển bền vững. Tất cả các loại hình sản xuất này tuy có khác nhau về hợp
phần, nhưng có cái chung là lấy đa dạng sinh học và cấu trúc nông - lâm kết hợp
làm nòng cốt.
Nông - lâm kết hợp là tên gọi của các hệ thống sử dụng đất mà trong đó,
việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm (cây
rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý với
những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, với gia súc, theo thời gian và không gian
để tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế - xã hội và môi
trường. Như vậy, nông - lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử dụng đất
bền vững, rất phù hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn có nhiều các yếu
tố giới hạn cho canh tác.
Các giải pháp ưu tiên đối với từng khu vực
- Đối với khu vực đô thị nhất thiết phải có công trình xử lý nước thải, chất
thải để không làm ô nhiếm môi trường đất các khu vực dân cư nội thành và ngoại
thành.
- Đối với vùng đồng bằng nông thôn cần ưu tiên phòng ngừa úng ngập, sạt
lở đất; tăng cường hỗ trợ thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn; gia tăng sản
xuất theo hướng nông nghiệp sạch.
Sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước
Thực hiện quản lý lưu vực sông
Quản lý lưu vực sông là một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính
sách và hoạt động nhằm kiểm soát nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng
như các quá trình liên quan trong một lưu vực nhất định. Quản lý lưu vực sông là
vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20
và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách
thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Việc sử dụng nước có mối liên
quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực nên quản lý
nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và
môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội của con người tới tài nguyên và môi trường sống.
Xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước
Thực hiện xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước nhằm mục
đích thay đổi hành vi và hành động của người dân và để toàn thể cộng đồng nhận
thức rõ việc quản lý tài nguyên nước là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của
mỗi ngưòi dân. Xây dựng tập quán sinh hoạt vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường từ
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt là bước cơ bản nhất của công tác xã hội hoá
bảo vệ nguồn nước.
Các giải pháp ưu tiên đối với từng khu vực
- Đối với các khu đô thị: xây dựng chiến lược và quy hoạch môi trường
nước cho các thành phố, thị xã trọng điểm; cải tạo sông hồ, xây dựng quy hoạch
thoát nước và xử lý nước thải đô thị; đa dạng hoá loại hình công nghệ xử lý nước
thải theo quy mô và tính chất của các đô thị.
- Đối với các khu công nghiệp: quản lý và giám sát các nguồn phát sinh
nước thải; xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ở tất cả các KCN; di dời các cơ
sở sản xuất nằm trong khu dân cư và định hướng phát triển hợp lý các KCN cũ;
xây dựng chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên nước
- Đối với các vùng nông thôn và làng nghề: lập quy hoạch khai thác và bảo
vệ nguồn nước ngầm ở từng địa phương; xây dựng quy hoạch môi trường đối với
những làng nghề có xu hướng phát triển; áp dụng hệ thống quản lý môi trường
làng nghề phù hợp với đặc thù của địa phương và tính chất của loại hình sản xuất;
triển khai các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm.
- Đối với các khu nuôi trồng thuỷ sản thâm canh: lập quy hoạch phát triển
ngành nuôi trồng thuỷ sản, trong đó coi việc lồng ghép với quy hoạch bảo vệ tài
nguyên nước và quy hoạch bảo vệ môi trường là trọng tâm. Hạn chế phát triển
nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nước ngầm.
Giải pháp bảo vệ môi trường không khí và tiếng ồn
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đô thị
Việc xây dựng, cải tạo và phát triển đô thị dẫn đến việc nhà cửa và các cơ
sở hạ tầng bị rỡ bỏ, đào bới, vận chuyển nguyên vật liệu và đổ bỏ rác thải. Đây là

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
các nguồn gây ô nhiễm bụi trầm trọng, là nguyên nhân chính làm suy giảm chất
lượng không khí các khu đô thị ở vùng huyện Vĩnh Lộc. Vì thế, giải pháp kỹ thuật
giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đô thị liên quan đến việc thực hiện quy
hoạch sử dụng đất là xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đô thị hợp lý và
đồng bộ kết hợp với áp dụng các biện pháp công nghệ giảm phát thải bụi, thu gom
rác thải và vệ sinh đường phố.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí KCN, CNN
Bố trí các KCN phù hợp với quy hoạch môi trường, di dời các cơ sở công
nghiệp nằm trong các vùng nhạy cảm. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường
không khí công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp thải khí thải
không đạt tiêu chuẩn quy định.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông
Phát triển giao thông đô thị phải được xem là vấn đề ưu tiên hàng đầu, là
trọng điểm trong đầu tư phát triển đô thị để tạo ra một hệ thống giao thông thông
suốt, an toàn và thuận lợi.
Phát triển giao thông phải được triển khai đồng bộ từ khâu quy hoạch phát
triển không gian, quy hoạch cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng vận tải hành khách công cộng, đầu tư phương tiện đến khâu tổ chức
quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống giao thông.
Hợp lý hoá quy hoạch không gian với các khu chức năng trong từng đô thị
cũng như với khả năng liên kết giữa các đô thị, từng bước hướng tới sự phân bố
quan hệ đi lại trong từng đô thị và trong toàn vùng một cách tối ưu để giảm thiểu
ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm không khí cục bộ.
Ban hành và thực hiện các tiêu chuẩn môi trường đối với động cơ ô tô, xe
máy, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng ít độc hại.
Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Quy hoạch sử dụng đất đô thị và quy hoạch xây dựng phố phường hợp lý,
có xem xét đến yêu cầu chống tiếng ồn như xây dựng các công trình công cộng,
dịch vụ, cửa hàng ở phía mặt đường để chắn bớt tiếng ồn cho các công trình cần
được yên tình được bố trí bên trong. Dành quỹ đất bố trí dải cây xanh hai bên
đường sẽ có tác dụng vừa giảm ồn, vừa giảm ô nhiễm không khí.
Giải pháp quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn
Quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, bao gồm cả chất thải rắn
sinh hoạt, đô thị và chất thải nguy hại đóng một vai trò quan trọng trong quy

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch đầu tư phát triển các ngành kinh tế trong vùng
huyện Vĩnh Lộc.
Các nội dung trong quy hoạch hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn liên
quan đến sử dụng đất bao gồm:
- Quy hoạch tổ chức các điểm thu gom.
- Quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải
- Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn (sản xuất phân compost, lò đốt
chất thải rắn, nhà máy tái chế chất thải rắn).
Giải pháp bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường cảnh
quan tự nhiên
- Môi trường cảnh quan di tích lịch sử văn hóa
+ Tuân thủ nghiêm cấm vùng bảo vệ 1. Vùng 2 có thể can thiệp nhưng
không thay đổi hình ảnh lịch sử. Tôn tạo trùng tu không làm biến dạng di tích,
tương thích hài hòa điều kiện tự nhiên.
+ Xác định tính chất của di tích phục vụ du lịch để có những quy định cụ
thể cho khách tham quan ví dụ như quy định về trang phục, đi lại,.v.v.
+ Phân định phạm vi của khách tham quan và khu vực bảo vệ
+ Phân định khu di tích và các khu chức năng khác
+ Xác định các biện pháp bảo vệ và khai thác sử dụng di tích
+ Xác định dung lượng có thể đón tiếp khách đến tham quan và các biện
pháp tổ chức quản lý hoạt động du lịch.
- Môi trường cảnh quan tự nhiên
+ Cây xanh đô thị: trồng tre dọc các tuyến sông mục đích giữ đất và tạo
cảnh quan cho khu vực.
+ Lựa chọn các loại cây thích hợp tạo ra các trục cảnh quan trong khu vực
+ Cây xanh công viên: công viên lịch sử, văn hóa; lựa chọn thích hợp cho
từng khu vực; khu vực trên núi có thể trống Nứa để chống hiện tượng sạt lỡ đất,
khai thác đất đai, gây rửa trôi.
+ Các tuyến đường đi du lịch trong khu vực rừng, khu cắm trại, nghỉ ngơi
phải tránh làm ảnh hưởng đến rừng, phòng tránh cháy rừng.
+ Khu vực dân cư: giữ lại hình bóng, hồn của làng quê Việt Nam, không bị
xu hướng đô thị hóa tác động vào nhằm hạn chế tối đa việc ô nhiễm thị giác

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và rừng
Tăng cường mật độ cây xanh ở những nơi còn đất trống để đạt diện tích cây
xanh lớn nhất trong đô thị: tổ chức không gian cây xanh và các không gian mở
trong đô thị, tổ chức cây xanh đường phố, khu nhà ở, khu làng nghề, các vườn hoa
nhỏ, vườn ươm cây, hoa, và tạo nên các lõi xanh, sạch cho khu vực phục vụ du
lịch.
Việc cải thiện vi khí hậu trong khu vực gắn liền với công tác trồng và bảo
vệ rừng trên phạm vi toàn vùng cũng như bảo tồn vùng sinh thái rừng. Vì vậy,
toàn vùng cần xây dựng và thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc
nhằm cải thiện khí hậu bảo vệ tài nguyên đất, nước, sinh vật
Địa phương cần xây dựng quy hoạch tổng thể về khai thác và bảo vệ tài
nguyên, môi trường nhằm khai thác hợp lý tài nguyên như nguồn nước, đất, v.v.,
phát triển du lịch một cách thích hợp để bảo vệ hệ sinh thái đặc trưng.
Tất cả các dự án phát triển, đầu tư xây dựng công trình, khai thác sử dụng
tài nguyên đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, đặc biệt đánh giá mọi
tác động đối với diễn biến rừng.
4.5.2. Giải pháp quản lý
Thông qua việc bảo vệ và xây dựng mới các công trình văn hóa nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử của một địa phương giàu truyền
thống.
Điều tra cơ bản và triển khai chương trình quan trắc về tài nguyên nước
mặt, nước ngầm trong vùng.
Tăng cường quản lý việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
trong nông lâm nghiệp
Quản lý và kiểm soát các làng nghề để giúp họ hoạt động theo đúng các quy
chuẩn quy định của một làng nghề du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải trong khu vực.
Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá tác động môi trường đối với tất cả
các dự án phát triển trên địa bàn khu vực.
Khuyến khích áp dụng các sáng kiến về công nghệ mới, sản xuất sạch hơn.
Bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cộng
đồng.Trong đó, công tác quản lý và giáo dục môi trường là biện pháp rất quan
trọng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và cho mọi đối tượng. Các biện

11
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
pháp như sau:
+ Giáo dục nhân dân ý thức không vứt rác bừa bãi, đỗ rác đúng nơi quy
định, đúng giờ. Giáo dục cho nhân dân sinh sống tại khu vực về ý thức bảo vệ môi
trường sống đó là bảo vệ chính mình. Luôn nhận thức môi trường là tài sản, là
nguồn sống nên cần phải giữ gìn và bảo vệ. Phát động việc trồng cây và bảo vệ
cây xanh, nghiêm cấm mọi hành vi phá hủy cây xanh ở những nơi công cộng vì
các mục đích cá nhân. Công tác này cần đảm bảo thường xuyên thực hiện không
chỉ diễn ra vào dịp có những ngày lễ lớn (Quốc khánh, Tết).
+ Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng và hoạt động dự án, việc
quan trắc và giám sát chất lượng môi trường phải được tiến hành theo đúng các
quy định tại Chương X, Luật Bảo vệ môi trường về Quan trắc và thông tin về môi
trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06
năm 2014 (Luật số 55/2014/QH13). Chủ đầu tư lưu giữ các số liệu phát động
phong trào thường xuyên quét dọn, tổng vệ sinh nơi sinh sống, quan trắc tại cơ sở,
đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật.

Thành phần Vị trí Thông số Tần xuất


môi trường quan trắc
lần/năm
Đất Khu nông nghiệp, khu nuôi N, P, K tổng hợp, Kim 1
trồng thủy sản. loại nặng Cu, Pb, Zn,
Cd, Á, Hg, Cr, dự
lượng bảo vệ thực vật,

Nước mặt Hệ thống các sông, và hệ pH, cặn lửng lơ, DO, 2
thống các hồ trong khu vực BOD5, COD, SS, tổng
Nitơ, tổng phospho,
coliform, NO3-, NO2- ,
PO4- .
Nước thải: Tại cống thoát nước thải vào pH, độ màu, độ đục, 2
trạm xử lý trạm xử lý nước thải tập SS, dầu mỡ, BOD5,
nước thải sinh trung COD, tổng Nitơ, tổng
hoạt, nước thải Tại miệng cống thoát nước phospho, coliform.
khu công thải sau xử lý vào nguồn tiếp
nghiệp nhận
Tại nguồn tiếp nhận
Không khí Trên các tuyến đường giao Bụi tổng, bụi lơ lửng, 2
thông chính SO2, NO2, CO, tổng
Khu vực dân cư lân cận đường CxHy.
giao thông Lưu lượng luồng xe
Khu vực dịch vụ, thương mại (chiếc/h)
lân cận đường giao thông Cường độ ồn ban

12
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
Các khu vực cần đặc biệt yên ngày, buổi tối, ban
tĩnh (trường học, bệnh viện, đêm.
khu nghỉ dưỡng)
Trên các khu vực cụm công
nghiệp, làng nghề
Chất thải rắn Tại khu dân cư, khu sản xuất Khối lượng, thành 1
nông nghiệp, du lịch, KCN, phần, tính chất.
CNN và làng nghề

12
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

CHƯƠNG 5. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI


PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG
5.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
- Xây dựng đồng bộ hệ thống các công cụ quản lý phát triển trên địa bàn
huyện gồm các quy hoạch, đề án, chương trình phát triển đô thị và nông thôn, các
quy chế, quy định và xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực để kiểm soát phát
triển theo quy hoạch được duyệt.
- Giai đoạn đầu (2019÷2030) tập trung phát triển hoàn thiện các dự án hạ
tầng kinh tế xã hội, hạ tầng chiến lược đã và đang triển khai như: các Cụm Công
nghiệp Vĩnh Hòa, CNN Vĩnh Minh...
- Chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng để phát triển các dự án chiến lược tại
các Khu vực phát triển Đô thị như: thị trấn Vĩnh Lộc, đô thị Bồng.
- Lập và triển khai các đề án, chương trình phát triển nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao, chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.
5.1.1. Các chương trình ưu tiên đầu tư:
- Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng khung huyện gắn với mạng lưới
hạ tầng chung của tỉnh Thanh Hóa.
- Chương trình phát triển đô thị gắn với việc chuẩn bị các tiền đề hỗ trợ hình
thành các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện.
- Chương trình phát triển nông thôn gắn với nông thôn mới
- Chương trình cải tạo chất lượng môi trường đô thị nông thôn huyện.
- Chương trình bảo vệ và phát huy các giá trị cảnh quan, di tích văn hóa lịch
sử, văn hóa dân gian tại địa phương, văn hóa cộng đồng.
5.1.2. Các dự án ưu tiên:
a) Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2019-2030
- Tập trung thu hút đầu tư vào các dự án du lịch, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho nhà đầu tư triển khai sớm đưa dự án vào hoạt động tạo động lực chính để phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu. Một số dự án trọng điểm:
1. Tập trung cho công tác bảo tồn, phát huy gía trị di tích Thành Nhà Hồ và
vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành
tại Kế hoạch số 15/KH-UBND, ngày 01/2/2016;
2. Hoàn thành đầu tư xây dựng Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện
Vĩnh lộc gắn với phát triển du lịch;

12
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
3. Lập, phê duyệt và triển khai Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị danh lam thắng cảnh quốc gia núi Kim Sơn, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh
Lộc gắn với phát triển du lịch;
4. Triển khai Đề án Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại quyết định số:
3480/QĐ-UBND, ngày 12/9/2016.
- Hoàn thiện việc xây dựng các đoạn cải dịch các tuyến QL 217, QL 45; TL
522.
- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường huyện theo hướng phân
gian đoạn. Giai đoạn 1 nâng cấp các tuyến đường hiện có và xây dựng các đoạn
còn lại để hoàn chỉnh kết nối toàn tuyến với quy mô mặt cắt vừa phải, giai đoạn
sau nâng cấp quy mô theo quy hoạch.
- Xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật cơ bản như hệ thống cấp nước, cấp điện,
xử lý nước thải, chất thải rắn.
- Thu hút đầu tư, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy 02 cụm CN đã phê duyệt quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Hoàn thành mở rộng nâng cấp, thành lập đô thị và quy hoạch các điểm
trung tâm xã.
- Xây dựng và phát triển các khu vực đô thị, các khu dân cư đô thị sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tạo ra các sản phẩm
gắn với phát triển du lịch có giá trị cao.
Trong giai đoạn này tập trung nguồn lực thực hiện Kế hoạch cho công tác
bảo tồn, phát huy gía trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển
du lịch. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
b) Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2030-2040
- Tiếp tục tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tạo
ra các sản phẩm gắn với phát triển du lịch có giá trị cao.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, các khu vui chơi… nâng cao tỷ trọng
dịch vụ du lịch, thương mại trong nền kinh tế.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
5.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch vùng
- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn,
trước mắt ưu tiên lập Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng mở rộng thị trấn
Vĩnh Lộc, Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bồng;
- Xây dựng chương trình đầu tư xây dựng và phát triển vùng theo kế hoạch;

12
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến
- Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ cho
thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư xây dựng;
- Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút các nguồn vốn;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết
cấu hạ tầng diện rộng gắn kết trong và ngoài tỉnh;
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch và xây dựng vùng;
- Coi trọng công tác tư tưởng, chính trị, phát huy dân chủ trong cộng đồng
và vai trò tham dự của cộng đồng dân cư;
- Tăng cường phát triển các mối quan hệ liên vùng, đẩy mạnh hợp tác trong
và ngoài tỉnh, và quốc nhằm huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển vùng;

12
Thuyết minh tổng hợp: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040, tầm nhìn đến

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6.1. Kết luận
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc đến năm 2040 là bước đi quan
trọng cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, ngành và lĩnh vực trên
địa bàn huyện theo các giai đoạn.
Quy hoạch được lập trên cơ sở phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện
Vĩnh Lộc, đưa ra các kế hoạch phát triển theo các giai đoạn ngắn hạn, dài hạn,
đồng bộ giữa phát triển không gian và hệ thống kết cấu hạ tầng.
Quy hoạch được lập trên nguyên tắc cân bằng giữa đô thị và nông thôn, thân
thiện với môi trường sinh thái. Bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan, vùng nông
nghiệp năng suất cao chất lượng cao.
Quy hoạch vùng đã định hướng các vấn đề về không gian, Phân vùng kiểm
soát phát triển, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ quy hoạch đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt. Quy
hoạch vùng được duyệt là cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo.
6.2. Kiến nghị
Kiến nghị giao UBND huyện Vĩnh Lộc tổ chức lập Quy chế quản lý quy
hoạch kiến trúc cảnh quan trên toàn địa giới hành chính huyện Vĩnh Lộc làm cơ sở
cho công tác quản lý phát triển đô thị và nông thôn.
Thực hiện đánh giá giá trị bổ sung các công trình di tích văn hóa lịch sử, các
cảnh quan tự nhiên trên toàn huyện Vĩnh Lộc để có chương trình bảo tồn, tôn tạo
và phát huy các giá trị.
Khoanh vùng bảo vệ các cảnh quan tự nhiên, vùng nông nghiệp năng suất
cao, vùng an ninh Quốc phòng và vùng có nguy cơ tai biến môi trường để có biện
pháp ứng xử thích hợp.
Bảo vệ hành lang phát triển cho các công trình hạ tầng quan trọng của
huyện.
Triển khai lập các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, lập quy chế quản lý
quy hoạch kiến trúc cảnh quan cụ thể trên địa bàn vùng huyện làm cơ sở hướng
dẫn và thực hiện quản lý đầu tư xây dựng tại địa phương.
Trong giai đoạn phát triển dài hạn, cần điều chỉnh các quy hoạch nông thôn
mới theo hướng phát triển bền vững và phù hợp với định hướng phát triển chung
toàn huyện Vĩnh Lộc.
Phối hợp lồng ghép với các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng chung
của tỉnh để thực hiện các cơ sở hạ tầng khung trên địa bàn huyện và đấu nối cơ sở
hạ tầng cấp huyện./.

12

You might also like