You are on page 1of 123

KINH TẾ

VĨ MÔ

Lƣu hành nội bộ


KINH TẾ VĨ MÔ
3 Mục lục

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................... 3


HƢỚNG DẪN ............................................................................................................................. 9

BÀI 1: NHẬP MÔN ..................................................................................................................... 11

1.1 KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC ...................................................................................... 11


1.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 11
1.3 CÁC GIẢ THIẾT TRONG KINH TẾ HỌC ..................................................................... 12
1.4 KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC........................................................ 12
1.5 KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ........................................................ 12
1.6 CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ ................................................................................................. 13
1.6.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất ............................................................................... 13
1.6.2 Mô hình lưu chuyển của nền kinh tế.............................................................................. 14
1.7 SẢN LƢỢNG TIỀM NĂNG .............................................................................................. 15
1.8 ĐỊNH LUẬT OKUN VÀ SẢN LƢỢNG TIỀM NĂNG .................................................... 16
1.8.1 Định luật OKUN............................................................................................................ 16
1.8.2 Ý nghĩa và ứng dụng của định luật OKUN ................................................................... 16
1.9 TỔNG CUNG – TỔNG CẦU ............................................................................................. 17
1.9.1 Tổng cung (AS) .............................................................................................................. 17
1.9.2 Tổng cầu (AD) ............................................................................................................... 18
1.9.3 Cân bằng tổng cung – tổng cầu .................................................................................... 19
1.10 ỔN ĐỊNH KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRONG
DÀI HẠN ......................................................................................................................................... 19
1.10.1 Mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn .................................................................... 19
1.10.2 Mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn ............................................................................ 19
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 20
BÀI TẬP .................................................................................................................................... 21
TRẮC NGHIỆM....................................................................................................................... 22

BÀI 2: ĐO LƢỜNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA ....................................................................... 25

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA ...................... 25
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan đến hệ thống đo lường sản lượng quốc gia.................. 25
2.1.2 GDP – GNP................................................................................................................... 26
2.2 TÍNH TOÁN GDP VÀ GNP............................................................................................... 27
2.2.1 Sơ đồ chu chuyển trong nền kinh tế .............................................................................. 27
4 Mục lục

2.2.2 Giá để tính ..................................................................................................................... 27


2.2.3 Phương pháp tính .......................................................................................................... 28
2.2.4 Mối quan hệ giữa GDP và GNP ................................................................................... 29
2.3 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC...................................................................................................... 29
2.3.1 GDP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố sản xuất ........................................................ 29
2.3.2 Sản phẩm quốc nội ròng (net domestic product) .......................................................... 29
2.3.3 GNPmp & GNPfc .......................................................................................................... 30
2.3.4 Sản phẩm quốc nội ròng (NNP: net national product) ................................................. 30
2.3.5 Thu nhập quốc dân (NI – national income) .................................................................. 30
2.3.6 Thu nhập cá nhân .......................................................................................................... 30
2.3.7 Thu nhập khả dụng (Yd) ............................................................................................... 30
2.3.8 Tóm tắt hạch toán thu nhập quốc dân ........................................................................... 30
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 31
BÀI TẬP .................................................................................................................................... 31
TRẮC NGHIỆM ...................................................................................................................... 33

BÀI 3: XÁC ĐỊNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA................................................... 35

3.1 CƠ CẤU TỔNG CẦU ........................................................................................................ 35


3.1.1 Tiêu dùng (Consumption – C)&tiết kiệm (Saving – S) .................................................. 35
3.1.2 Đầu tư tư nhân (investment – I) .................................................................................... 37
3.1.3 Chi tiêu chính phủ ......................................................................................................... 38
3.1.4 Xuất khẩu ...................................................................................................................... 39
3.1.5 Nhập khẩu ..................................................................................................................... 40
3.2 TÍNH TỔNG CẦU AD ....................................................................................................... 40
3.3 TÍNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG ..................................................................................... 41
3.3.1 Phương pháp đại số ...................................................................................................... 41
3.3.2 Phương pháp đồ thị ....................................................................................................... 42
3.3.3 Khuynh hướng hội tụ về điểm cân bằng ........................................................................ 42
3.4 SỰ THAY ĐỔI TỔNG CẦU VÀ SỐ NHÂN K ................................................................. 43
3.4.1 Sự thay đổi của tổng cầu ............................................................................................... 43
3.4.2 Số nhân tổng cầu ........................................................................................................... 43
3.5 NGHỊCH LÝ CỦA TIẾT KIỆM .................................................................................................. 43
3.5.1 Trường hợp các yếu tố khác không đổi ......................................................................... 44
3.5.2 Trường hợp các yếu tố khác thay đổi ............................................................................ 44
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 44
BÀI TẬP .................................................................................................................................... 45
5 Mục lục

TRẮC NGHIỆM....................................................................................................................... 46

BÀI 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ............................................................................................ 48

4.1 NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ (BUDGET OF GOVERNMENT – B) ................................ 48


4.2 NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ VÀ TỔNG CẦU .................................................................. 49
4.2.1 Tìm lượng thay đổi tổng cầu ban đầu ........................................................................... 49
4.2.2 Tính số nhân tổng cầu ................................................................................................... 49
4.3 TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ ĐẾN TỔNG CẦU VÀ SẢN LƢỢNG ....... 50
4.3.1 Đối với G ....................................................................................................................... 50
4.3.2 Đối với T........................................................................................................................ 50
4.3.3 Đối với Tr ...................................................................................................................... 51
4.4 SỐ NHÂN NGÂN SÁCH CÂN BẰNG .............................................................................. 51
4.5 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA CHÍNH PHỦ ............................................................... 51
4.5.1 Chính sách tài khóa chủ quan (chủ động)..................................................................... 51
4.5.2 Chính sách tài khóa khách quan (thụ động).................................................................. 52
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 53
BÀI TẬP .................................................................................................................................... 54
TRẮC NGHIỆM....................................................................................................................... 54

BÀI 5: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................................................................................................. 57

5.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIỀN ..................................................................................................... 57


5.1.1 Tiền ................................................................................................................................ 57
5.1.2 Chức năng của tiền ....................................................................................................... 57
5.1.3 Các hình thái của tiền ................................................................................................... 57
5.2 CUNG TIỀN ........................................................................................................................ 58
5.2.1 Lượng tiền mạnh (High-powered money) ..................................................................... 58
5.2.2 Lượng tiền giao dịch ..................................................................................................... 58
5.2.3 Cơ số tiền và thừa số tiền .............................................................................................. 59
5.2.4 Công thức tính kM .......................................................................................................... 59
5.3 NGÂN HÀNG ..................................................................................................................... 60
5.3.1 Ngân hàng trung ương (NHTW) ................................................................................... 61
5.3.2 Ba công cụ điều tiết nền kinh tế .................................................................................... 61
5.4 CẦU TIỀN ........................................................................................................................... 63
5.4.1 Nguyên nhân cầu tiền .................................................................................................... 63
5.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu tiền ............................................................................... 63
5.5 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ .................................................................. 63
6 Mục lục

5.5.1 Sự cân bằng ................................................................................................................... 63


5.5.2 Sự dịch chuyển .............................................................................................................. 64
5.6 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ .......................................................... 65
5.6.1 Chính sách tiền tệ mở rộng ........................................................................................... 65
5.6.2 Chính sách thu hẹp tiền tệ ............................................................................................. 65
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 65
BÀI TẬP .................................................................................................................................... 67
TRẮC NGHIỆM ...................................................................................................................... 68

BÀI 6: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA KẾT HỢP VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .................... 70

6.1 ĐƢỜNG IS (INVESTMENT – SAVING CURVE) .......................................................... 70


6.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 70
6.1.2 Cách dựng đường IS ..................................................................................................... 70
6.1.3 Phương trình đường IS.................................................................................................. 71
6.1.4 Độ dốc của đường IS ..................................................................................................... 72
6.1.5 Ý nghĩa của đường IS .................................................................................................... 72
6.1.6 Sự dịch chuyển đường IS ............................................................................................... 73
6.2 ĐƢỜNG LM (LIQUIDITY PREFERENCE AND SUPPLY OF MONEY) .................. 74
6.2.1 Khái niệm: ..................................................................................................................... 74
6.2.2 Cách dựng đường LM ................................................................................................... 74
6.2.3 Phương trình đường LM ............................................................................................... 75
6.2.4 Độ dốc của đường LM .................................................................................................. 75
6.2.5 Ý nghĩa của đường LM .................................................................................................. 75
6.2.6 Sự dịch chuyển của đường LM ...................................................................................... 76
6.3 SỰ CÂN BẰNG TRÊN CÁC THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG MÔ
HÌNH IS – LM................................................................................................................................. 77
6.4 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH IS – LM
.......................................................................................................................................................... 78
6.4.1 Tác động của chính sách tài khóa trong mô hình IS – LM ........................................... 78
6.4.2 Tác động hất ra của chính sách tài khóa (Crowding out) ............................................ 78
6.4.3 Tác động của chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM .............................................. 79
6.4.4 Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM................. 80
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 81
BÀI TẬP .................................................................................................................................... 82
TRẮC NGHIỆM ...................................................................................................................... 82

BÀI 7: TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH................................................................ 85


7 Mục lục

7.1 TỔNG CẦU THEO BIẾN SỐ MỨC GIÁ ......................................................................... 85


7.1.1 Thị trường tiền tệ với biến số mức giá .......................................................................... 85
7.1.2 Tác động của giá đối với đường LM ............................................................................. 86
7.1.3 Đường tổng cầu theo biến số mức giá........................................................................... 87
7.2 TỔNG CUNG VÀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG .............................................................. 89
7.2.1 Thị trường lao động ...................................................................................................... 89
7.2.2 Hai trường hợp đặc biệt của đường cung ngắn hạn. .................................................... 90
7.2.3 Đường tổng cung thực tế ngắn hạn ............................................................................... 90
7.2.4 Đường tổng cung dài hạn (LAS) ................................................................................... 92
7.3 MỐI QUAN HỆ TỔNG CUNG – TỔNG CẦU ............................................................................... 92
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 93
TRẮC NGHIỆM....................................................................................................................... 94

BÀI 8: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP .................................................................................. 96

8.1 LẠM PHÁT ......................................................................................................................... 96


8.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 96
8.1.2 Đo lường lạm phát ........................................................................................................ 96
8.1.3 Chỉ số giá tiêu dùng ...................................................................................................... 96
8.1.4 Mốt số khái niệm liên quan ........................................................................................... 97
8.1.5 Phân loại lạm phát ........................................................................................................ 98
8.1.6 Nguyên nhân của lạm phát ............................................................................................ 98
8.1.7 Tác động của lạm phát ................................................................................................ 100
8.1.8 Biện pháp chống lạm phát ........................................................................................... 101
8.2 THẤT NGHIỆP ................................................................................................................ 102
8.2.1 Khái niệm .................................................................................................................... 102
8.2.2 Các dạng thất nghiệp .................................................................................................. 103
8.2.3 Cái giá phải trả cho thất nghiệp ................................................................................. 103
8.2.4 Biện pháp giảm thất nghiệp ........................................................................................ 103
8.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP............................................................... 104
8.3.1 Trong ngắn hạn ........................................................................................................... 104
8.3.2 Đường cong Phillips trong dài hạn ............................................................................. 105
8.3.3 Ý nghĩa của mối liên hệ lạm phát và thất nghiệp ........................................................ 105
TÓM TẮT ............................................................................................................................... 106
BÀI TẬP .................................................................................................................................. 107
TRẮC NGHIỆM..................................................................................................................... 108

BÀI 9: CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ............................................... 110


8 Mục lục

9.1 LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ............................... 110
9.1.1 Thuyết lợi thế 1 chiều của phái trọng thương ............................................................. 110
9.1.2 Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith..................................................................... 110
9.1.3 Thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo ............................................................... 111
9.2 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG ................................................................................. 111
9.2.1 Chính sách về xuất khẩu ............................................................................................. 111
9.2.2 Chính sách hạn chế nhập khẩu ................................................................................... 112
9.3 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .......................................................................................................... 112
9.3.1 Khái niệm .................................................................................................................... 112
9.3.2 Một số quy định chung trong giao dịch hối đoái ........................................................ 113
9.3.3 Thị trường ngoại hối ................................................................................................... 113
9.3.4 Cơ chế tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 115
9.4 CÁN CÂN THANH TOÁN .............................................................................................. 115
9.4.1 Khái niệm .................................................................................................................... 115
9.4.2 Nội dung ...................................................................................................................... 116
9.5 CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .................................................... 117
9.5.1 Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, luồng vốn vận động hoàn toàn tự do................... 117
9.5.2 Với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, luồng vốn vận động hoàn toàn tự do ................... 118
TÓM TẮT ............................................................................................................................... 119
BÀI TẬP .................................................................................................................................. 120
TRẮC NGHIỆM .................................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 123
Hướng dẫn 9

HƢỚNG DẪN

MÔ TẢ MÔN HỌC
Kinh tế học vĩ mô là môn kinh tế cơ sở, đề cập đến các lý thuyết và các phương pháp phân tích sự
vận động của các mối quan hệ kinh tế trên bình diện tổng thể nền kinh tế. Là môn khoa học nền tảng,
cơ sở cho các môn khoa học kinh tế chuyên ngành khác.

Nền kinh tế quốc dân, bao gồm nhiều thị trường, nhiều thành phần kinh tế, nhiều bộ phận cấu
thành có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi biến động của một thị trường, một thành phần, một bộ
phận đều tác động đến các cân bằng tổng thể của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô quan tâm đến những mối
quan hệ tổng thể này nhằm phát hiện, phân tích và mô tả bản chất của các biến đổi kinh tế. Cũng từ
đó kinh tế vĩ mô nghiên cứu, đưa ra các chính sách và công cụ tác động vào nền kinh tế nhằm đạt các
mục tiêu kinh tế của nền kinh tế như: tăng trưởng, ổn định và phân phối công bằng.

NỘI DUNG MÔN HỌC


Tài liệu hướng dẫn này được chia làm 9 bài:

 Bài 1: Nhập môn


 Bài 2: Đo lường sản lượng quốc gia
 Bài 3: Xác định sản lượng cân bằng quốc gia
 Bài 4: Chính sách tài khóa
 Bài 5: Chính sách tiền tệ
 Bài 6: Kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
 Bài 7: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh
 Bài 8: Lạm phát và thất nghiệp
 Bài 9: Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ


Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về nền kinh tế của kinh tế học vĩ mô, tài liệu này được
trình bày theo cách tiếp cận từ từ, phân tích kinh tế được tiến hành với kinh tế đóng rồi đến kinh tế
mở.

Kiến thức tiền đề để tiếp cận môn học là sinh viên phải được học môn kinh tế học vi mô trước khi
bắt đầu học kinh tế học vĩ mô. Vì trong môn này có những kiến thức giảng viên sẽ không dạy lại mà
chỉ nhắc qua những kiến thức đã có trong kinh tế học vi mô ví dụ như cung, cầu…
10 Hướng dẫn

YÊU CẦU MÔN HỌC


Ngoài phần lý thuyết được giảng ở lớp, sinh viên phải hoàn thành các bài tập trong tài liệu và bài
tập tham khảo thêm bên ngoài. Để thực hiện được việc này đòi hỏi mỗi sinh viên phải nắm vững các
thuật ngữ chuyên môn, công thức, hiểu rõ cách vận dụng chúng. Các thuật ngữ chuyên môn này phải
được giảng viên đưa ra từ tiếng Anh tương đương để sinh viên có thể tiếp cận được với các tài liệu
nước ngoài. Vì khi dịch ra tiếng Việt, đôi khi mỗi nơi sẽ dịch ra một từ tiếng Việt khác nhau, như vậy
khi tiếp cận tài liệu tiếng Anh sinh viên không hiểu rõ được ý nghĩa của từ đó.

Trong khi giảng về cung cầu, giảng viên nên so sánh sự khác nhau giữa cung cầu ở kinh tế vi mô
và cung cầu trong kinh tế vĩ mô để sinh viên hiểu tường tận hơn. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy,
giảng viên có thể mở rộng hơn những kiến thức có trong tài liệu hướng dẫn. Và có thể đưa ra những
ví dụ, minh họa liên quan đến thực tiễn Việt Nam và trên thế giới hiện nay.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


Tài liệu hướng dẫn chỉ nêu lên phần lý thuyết chung, nên khi tiếp cận môn này giảng viên nên
đưa ra những tình huống cụ thể liên quan đến thực tiễn của các nền kinh tế trên thế giới. Các tình
huống này phải được các sinh viên làm tiểu luận, đưa ra những tổng kết, bài học kinh nghiệm, hướng
giải quyết trong tương lai.
Bài 1 : Nhập môn 11

BÀI 1: NHẬP MÔN

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Thế nào là kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng

 Thế nào là kinh tế học thực chứng, kinh tế học chuẩn tắc

 Sản lượng tiềm năng

 Định luật Okul

 Tổng cung, tổng cầu trong kinh tế vĩ mô so với kinh tế vi mô

 Các giải pháp để ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn, dài hạn

1.1 KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC

Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội lựa chọn trong việc sử dụng nguồn
tài nguyên có giới hạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Tại sao xã hội lại phải chọn lựa? Sở dĩ xã hội phải chọn lựa là do 2 mâu thuẫn đối kháng đó là
Nguồn tài nguyên khan hiếm và nhu cầu là vô hạn.

Như vậy mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người trong điều kiện nguồn tài
nguyên khan hiếm đã làm nảy sinh một loạt các vấn đề cơ bản như:

- Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu?

- Sản xuất như thế nào? Công nghệ nào nên được sử dụng để sản xuất

- Sản xuất cho ai?

1.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cũng như các môn khoa học khác kinh tế học sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, diễn
dịch, qui nạp, tổng hợp, mô tả cũng sử dụng nhiều công cụ toán học như đồ thị, biểu đồ và đưa ra các
mô hình từ đơn giản đến phức tạp.

Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn kinh tế học là phương pháp trừu tượng hóa.
Phương pháp trừu tượng hóa là phương pháp tách một hay một số thuộc tính, một số mối quan hệ ra
khỏi các thuộc tính, các mối quan hệ khác để nhận thức vấn đề.
12 Bài 1 : Nhập môn

Chẳng hạn muốn phân tích tác động của A lên B thì phải ngầm giả định rằng các yếu tố khác
không đổi.

1.3 CÁC GIẢ THIẾT TRONG KINH TẾ HỌC

Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu hành vi con người mà bản chất của con người rất
phức tạp vì vậy khi nghiên cứu kinh tế học các nhà kinh tế phải đưa ra các giả thiết nhất định:

Giả thiết về con người kinh tế: Con người kinh tế là con người duy lý, mọi hành động đều dựa và
lý trí để tính lợi hại hơn thiệt. Con người kinh tế là con người không có sai lầm, họ hành động theo lý
trí mà lý trí là sáng suốt, không sai lầm.

Giả thiết thứ hai là mọi người hành động làm sao thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình trong giới hạn
về khả năng tài chính, giới hạn về tài nguyên, về thời gian về năng lực.

1.4 KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC

Kinh tế học thực chứng bàn về những giải thích khách quan hay khoa học sự vận động của một sự
vật hay nền kinh tế. Nhận định thực chứng mang tính chất mô tả

Ví dụ: Tăng lương sẽ khuyến khích công nhân làm việc chăm chỉ hơn

Kinh tế học chuẩn tắc cho đề nghị dựa trên đánh giá cá nhân về một vấn đề nào đó. Hay nói cách
khác nhận định chuẩn tắc có tính chất khuyến nghị.

Ví dụ: Các doanh nghiệp nên tăng lương cho công nhân

1.5 KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi các tác nhân riêng lẻ như hành vi doanh nghiệp hay
người tiêu dùng.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế trên giác độ tổng thể như tác động của chi tiêu chính
phủ, thuế và chính sách tiền tệ đến toàn bộ nền kinh tế như thế nào? Các biến để phân tích trong kinh
tế vĩ mô là GDP, GNP, Thuế, Chi tiêu chính phủ, Cung tiền, cầu tiền…
Bài 1 : Nhập môn 13

1.6 CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ

1.6.1 Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất


Mặc dù nền kinh tế trong thực tế sản xuất hàng triệu hàng hóa và dịch vụ, nhưng chúng ta hãy
tưởng tượng ra một nền kinh tế chỉ sản xuất ra hai loại hàng hóa là ô tô và máy tính. Hai ngành này sử
dụng toàn bộ nhân tố sản xuất của nền kinh tế.

Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường chỉ ra các kết hợp sản lượng tối đa mà nền kinh
tế có thể sản xuất, khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của một nền kinh tế.

Giả định một quốc gia dành toàn bộ nguồn lực của nó để sản xuất xe hơi và máy tính. Nếu nó
không sản xuất xe hơi thì có thể sản xuất 1000 máy tính, nếu tăng số lượng xe hơi lên là 100 thì quốc
gia này chỉ có thể sản xuất được 900 máy tính. Nếu nó không sản xuất cái máy tính nào thì nó có thể
sản xuất được 500 xe hơi. Dưới dây là giả định về các kết hợp về máy tính và xe hơi tối đa mà quốc
gia này có thể sản xuất.

Ví dụ: Khả năng sản xuất của một nền kinh tế

Máy tính Xe hơi

1000 0

9000 100

750 200

550 300

300 400

0 500
14 Bài 1 : Nhập môn

Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm về phía gốc 0 do qui luật chi phí tương đối tăng lên - Chi
phí cơ hội của những đơn vị tăng thêm của một loại hàng sẽ tăng lên khi xã hội sản xuất loại hàng đó
nhiều thêm nữa. Vì sao điều này xảy ra? Quy luật chi phí tăng lên dựa trên thực tế là các nguồn lực có
khuynh hướng chuyên môn hóa, vì vậy một phần năng suất sẽ bị mất đi khi các nguồn lực được
chuyển từ những hoạt động mà họ làm tương đối tốt sang những hoạt động mà họ có thể làm không
tốt bằng.

Nền kinh tế có thể sản xuất bất kỳ kết hợp sản lượng nào nằm trên hoặc trong đường giới hạn khả
năng sản xuất. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là không thể đạt được.

1.6.2 Mô hình lƣu chuyển của nền kinh tế


Nền kinh tế bao gồm hàng triệu con người tham gia vào rất nhiều hoạt động như mua bán, lao
động, thuê công nhân, sản xuất và vv… Để hiểu được nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng ta sử
dụng mô hình lưu chuyển của nền kinh tế dưới hình thức tổng quát cách thức tổ chức của một nền
kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa những người tham gia vào quá trình kinh tế.

Giả định nền kinh tế có hai nhóm người là hộ gia đình và doanh nghiệp.Các doanh nghiệp sử
dụng những đầu vào như lao động, đất đai và tư bản để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. và bán chúng
cho hộ gia đình. Về phía hộ gia đình nhận được thu nhập từ yếu tố sản xuất để mua hàng hóa do các
doanh nghiệp sản xuất ra.
Bài 1 : Nhập môn 15

Hình 1.2: Sơ đồ chu chuyển đơn giản trong nền kinh tế

1.7 SẢN LƢỢNG TIỀM NĂNG

Sản lượng tiềm năng (Yp) là mức sản lượng đạt được khi trong nền kinh tế tồn tại một mức thất
nghiệp bằng với mức thất nghiệp tự nhiên.

* Yp là sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được trong điều kiện các yếu tố sản xuất được
sử dụng hết và không gây ra lạm phát cao

* Ở mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, đó chính là thất nghiệp tự nhiên

* Sản lượng tiềm năng có xu hướng tăng từ từ theo thời gian khi các yếu tố nguồn lực trong nền
kinh tế thay đổi
16 Bài 1 : Nhập môn

1.8 ĐỊNH LUẬT OKUN VÀ SẢN LƢỢNG TIỀM NĂNG

1.8.1 Định luật OKUN


1.8.1.1 Nội dụng định luật 1
Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiện(thất nghiệp chuẩn) 1%

(YP  Yt ) * 50%
Ut  Un 
YP

Trong đó:

Ut : thất nghiệp thực tế

Un : thất nghiệp tự nhiên

Yp : sản lượng tiềm năng

Yt: sản lượng thực tế

1.8.1.2 Nội dung định luật 2

Nếu tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế lớn hơn tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng là 2,5% thì tỷ lệ
thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt 1% (so với tỷ lệ thất nghiệp thực tế của năm trước đó)

Trong đó:

- Ut(t): tỷ lệ thất nghiệp ở năm thứ t

- Ut(t-1): tỷ lệ thất nghiệp ở năm thứ t-1

- p: tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng

- y: tỷ lệ tăng của sản lượng thực

1.8.2 Ý nghĩa và ứng dụng của định luật OKUN


Định luật OKUN là một công cụ khảo sát quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sản
lượng và tỷ lệ thất nghiệp nói riêng, nó là một công cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách
dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng tương ứng với mức sản lượng mục tiêu. Hay ngược lại, với mức
sản lượng mục tiêu được tính toán trước thì ứng với đó là một tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng là bao
nhiêu. Từ đó làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đề ra các quyết định chính
xác trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, tạo thế chủ động trong công tác dự báo kinh tế cũng như
Bài 1 : Nhập môn 17

thiết kế một hệ thống an sinh xã hội phù hợp đảm bảo giải quyết hài hòa những hệ lụy mà tình trạng
thất nghiệp, lạm phát có thể gây ra, ngăn chặn mọi ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội.

1.9 TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

1.9.1 Tổng cung (AS)


Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường. Nó thể hiện mối quan hệ
giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung ứng

1.9.1.1 Tổng cung ngắn hạn (SAS)

Tổng cung ngắn hạn phản ánh mối quan hệ giữa


tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu tố
đầu vào chưa thay đổi.

Giá các yếu tố đầu vào bao gồm: tiền lương, tiền
thuê máy móc thiết bị, giá nguyên vật liệu…sử dụng
trong sản xuất.

1.9.1.2 Tổng cung trong dài hạn (LAS)

Tổng cung dài hạn phản ánh mối quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu
tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ với mức giá đầu ra của
sản phẩm.

 Đường tổng cung trong dài hạn là đường


thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên

 Cung dài hạn không phụ thuộc vào mức giá


trong nền kinh tế.

1.9.1.3 Sự di chuyển dọc đƣờng cung

Khi giá cả thay đổi làm cho cung thay đổi, và có


sự di chuyển dọc đường cung.
18 Bài 1 : Nhập môn

1.9.1.4 Sự dịch chuyển đƣờng cung

Khi các yếu tố đầu vào thay đổi (ngoài giá) thì sẽ làm
dịch chuyển đường cung sang phải hoặc trái. (hình 1.5)

1.9.1.5 Những yếu tố tác động đến tổng cung

 Tác động trong ngắn hạn

Những yếu tố tác động đến cả tổng cung ngắn hạn bao
gồm tiền lương, yếu tố đầu vào sản xuất…

 Tác động trong ngắn hạn và dài hạn

Những yếu tố tác động đến tổng cung trong dài hạn và
ngắn hạn bao gồm nguồn nhân lực, trình độ công nghệ,
nguồn vốn, các loại tài nguyên…

1.9.2 Tổng cầu (AD)


Là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ của một nước mà
hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài muốn
mua tương ứng với mỗi mức giá. (hình 1.6)

1.9.2.1 Di chuyển dọc đƣờng cầu

Cũng giống như tổng cung, khi có sự thay đổi giá cả


hàng hóa sẽ làm di chuyển dọc đường cầu.

1.9.2.2 Dịch chuyển đƣờng tổng cầu

Những yếu tố ngoài giá hàng hóa và dịch vụ như thu


nhập của dân chúng, lãi suất, tỷ giá hối đoái…sẽ làm
dịch chuyển đường cầu.
Bài 1 : Nhập môn 19

1.9.3 Cân bằng tổng cung – tổng cầu


Cân bằng là tổng cung – tổng cầu là đường tổng
cung và tổng cầu giao nhau, tại đó chúng ta sẽ xác
định mức sản lượng cân bằng và mức giá cân bằng.
Nếu nền kinh tế chưa cân bằng thì giá cả sẽ thay đổi
cho đến khi nào đạt được sự cân bằng chung.

Điểm cân bằng chung sẽ thay đổi khi có sự dịch


chuyển đường tổng cung hoặc tổng cầu hoặc cả hai.

1.10 ỔN ĐỊNH KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH


TẾ TRONG DÀI HẠN

1.10.1 Mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn


Để ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn, người ta có thể
tác động đến tổng cung hoặc tổng cầu hoặc cả hai bằng
cách làm cho chúng dịch chuyển sang trái hoặc sang phải,
điều này sẽ làm thay đổi trạng thái nền kinh tế. Để làm
được điều này người ta dùng các công cụ sau đây:

 Chính sách tài khóa (Fiscal policy)

 Chính sách tiền tệ (Monetary policy)

 Chính sách thu nhập

 Chính sách ngoại thương

 Chính sách ngoại hối

Ổn định nền kinh tế có nghĩa là sẽ tìm cách đưa mức sản lượng cân bằng về mức sản lượng tiềm
năng.

1.10.2 Mục tiêu tăng trƣởng trong dài hạn


Trong dài hạn, để tăng trưởng chính phủ cần thực hiện các chính sách về nguồn nhân lực, trình độ
công nghệ, vốn, tài nguyên…để làm cho tổng cung tăng và sản lượng tiềm năng dịch chuyển sang
phải.
20 Bài 1 : Nhập môn

TÓM TẮT

1. Kinh tế học thực chứng (Positive statement) và kinh tế học chuẩn tắc (normative statement)

2. Kinh tế vi mô (micro economics) và kinh tế vĩ mô (macro economics)

3. Các mô hình kinh tế (Economic models)

3.1 Mô hình vòng chu chuyển (circular-flow diagram)

3.2 Mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất (Production possibilities model)

4. Sản lượng tiềm năng (Yp)

5. Định luật Okul

6. Tổng cung (Aggregate supply) và tổng cầu (Aggregate demand)

7. Mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn


Bài 1 : Nhập môn 21

BÀI TẬP

1. Hình dưới đây mô tả khả năng sản xuất về sản phẩm A và B

a. Hãy xem xét trong số những kết hợp của 2 hàng hóa dưới đây, điểm nào là điểm có hiệu quả,
không hiệu quả và không thể đạt được

b. Giả sử nền kinh tế đang sản xuất được 300 sản phẩm A và 40 sản phẩm B, nhưng lại muốn
sản xuất thêm 20 sản phẩm B nữa. Trên đường giới hạn khả năng sản xuất, hãy xác định số
lượng sản phẩm A bị cắt giảm để có thể sản xuất thêm được số lượng sản phẩm B.
c. Nếu tiếp tục sản xuất thêm 20 sản phẩm B nữa, thì phải hi sinh thêm bao nhiêu sản phẩm A
mới có thể sản xuất thêm được số lượng sản phẩm B tăng thêm.

d. Có thể rút ra kết luận gì khi so sánh kết quả trả lời của câu b và c

- 60 sản phẩm B và 200 sản phẩm A

- 60 sản phẩm B và 80 sản phẩm A

- 300 sản phẩm A và 40 sản phẩm B

- 300 sản phẩm A và 35 sản phẩm B

- 200 sản phẩm B và 80 sản phẩm A

2. Nếu tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là


20%, tốc độ tăng của sản lượng tiềm
năng trong năm tài khóa 2012 – 2013
là 5%. Muốn đến năm 2013 tỷ lệ thất
nghiệp chỉ còn 16% thì sản lượng thực
tế sẽ phải tăng trường bao nhiêu %?

3. Giả sử lúc ban đầu nền kinh tế đang


cân bằng tại YE = YP, với AS và AD cho trước. Hãy biểu diễn bằng sơ đồ và trên đồ thị các
trường hợp sau:

a. Thu nhập tăng

b. Tiết kiệm tăng

c. Thiên tai nên mất mùa

d. Lãi suất giảm

e. Chi phí sản xuất giảm

4. Vấn đề nào trong số các vấn đề sau đây thuộc kinh tế vĩ mô hoặc kinh tế vi mô:
22 Bài 1 : Nhập môn

a. Quyết định của 1 hộ gia đình về việc tiết kiệm bao nhiêu trong tổng số thu nhập

b. Ảnh hưởng của các quy định của chính phủ áp dụng cho khí thải ôtô

c. Ảnh hưởng của mức tiết kiệm quốc gia đối với tăng trưởnng kinh tế

d. Quyết định của doanh nghiệp về việc cần thuê bao nhiêu nhân công

e. Mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong cung ứng tiền
TRẮC NGHIỆM

5. Đường cầu về sản phẩm A dịch chuyển khi:

a. Giá sản phẩm A thay đổi

b. Chi phí sản xuất sản phẩm A thay đổi

c. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi

d. Công nghệ sản xuất sản phẩm A thay đổi

6. Đường cung của sản phẩm A dịch chuyển khi có:

a. Giá sản phẩm A thay đổi

b. Giá sản phẩm thay thế thay đổi

c. Thuế thay đổi

d. Sở thích về sản phẩm A thay đổi


7. “Tỷ lệ thất nghiệp của nhiều nước rất cao”. Câu nói này thuộc:

a. Kinh tế vĩ mô

b. Kinh tế vi mô

c. Kinh tế học thực chứng

d. (a) và (c) đều đúng

e. (b) và (c) đúng

8. Một nền kinh tế có thể nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất khi:

a. Hiệu quả sản xuất ổn định

b. Khả năng sản xuất gia tăng

c. Lạm phát bị loại bỏ

d. Các câu (a), (b) và (c) đều sai

e. Câu (b) và (c) đúng


Bài 1 : Nhập môn 23

9. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu:

a. Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ

b. Mức giá chung, lạm phát

c. Tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thanh toán

d. Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế

e. Tất cả những vấn đề trên

10. Chính sách ổn định hóa nền kinh tế nhằm:

a. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái

b. Giảm thất nghiệp

c. Giảm dao động GDP thực tế, duy trì cán cân thương mại cân bằng

d. Các câu trên đều đúng

e. Chỉ có câu (a) và (c) đúng


24 Bài 1 : Nhập môn
Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia 25

BÀI 2: ĐO LƢỜNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Các thành phần cấu thành sản lượng quốc gia

 Phân biệt giữa GDP và GNP

 Mối quan hệ giữa GDP và GNP

 Các cách tính GDP và GNP

 Các chỉ tiêu khác

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan đến hệ thống đo lƣờng sản lƣợng
quốc gia
2.1.1.1 Khấu hao (De)

Khấu hao (depreciation) là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của tài sản cố định

2.1.1.2 Đầu tƣ trong khu vực tƣ nhân (Investment – I)

Tổng đầu tư là các khoản chi mà các doanh nghiệp dùng để mua máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu…phục vụ cho sản xuất.

2.1.1.3 Tiêu dùng và tiết kiệm hộ gia đình (C & S)

Khi hộ gia đình có được lượng thu nhập cuối cùng mà họ có toàn quyền sử dụng theo ý thích cá
nhân thì thu nhập đó được gọi là thu nhập khả dụng (disposable income – Yd). Thu nhập khả dụng
được chia làm hai phần, tiêu dùng và tiết kiệm

Tiêu dùng (consumption – C) là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để mua hàng hóa và dịch vụ.

Tiết kiệm (saving – S) là phần thu nhập còn lại sau khi đã tiêu dùng

2.1.1.4 Thuế (Tax – Tx)

Thuế là khoản thu của chính phủ lấy từ doanh nghiệp và hộ gia đình.

Thuế trực thu (direct tax – Td) là những loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của các thành phần.

Thuế gián thu (indirect tax – Ti) là những loại thuế gián tiếp đánh vào thu nhập.

2.1.1.5 Chi tiêu chính phủ (Government – G)


26 Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia

Chi tiêu chính phủ bao gồm nhiều khoản, chi mua hàng hóa và dịch vụ và chi chuyển khoản

Chi mua hàng hóa và dịch vụ của Chính Phủ (Government spending) là những khoản chi tiêu của
Chính phủ được đáp ứng lại bằng một lượng hàng hóa và dịch vụ nào đó. Chi Chính Phủ được chia ra
chi cho đầu tư của Chính Phủ (Ig) và chi tiêu dùng (Cg)

Chi chuyển nhượng (Transfer payments – Tr) là những khoản chi tiêu của Chính Phủ mà không
đòi hỏi bất cứ lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đối ứng cả.

2.1.1.6 Xuất khẩu – nhập khẩu (X – M)

Xuất khẩu (exports – X) là lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Lượng
tiền này được gọi là kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu (imports – M) là lượng tiền dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Lượng
tiền này được gọi là kim ngạch nhập khẩu.

Tổng giá tri xuất khẩu và nhập khẩu được gọi chung là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Chênh
lệch giữa xuất và nhập khẩu (X – M) được gọi là xuất khẩu ròng (net exports - NX). Con số này biểu
thị cho cán cân thương mại của một nước.

2.1.1.7 Tiền lƣơng (wages – w), tiền thuê (rent – R), tiền lãi (interest – i), lợi nhuận (profit – Pr)

Tiền lương là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động

Tiền thuê là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản

Tiền lãi là thu nhập nhận được do cho vay, tính theo một mức lãi suất nhất định

Lợi nhuận là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất.

2.1.2 GDP – GNP


2.1.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội – GDP (Gross domestic product)

Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh
thổ một nước tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Sản phẩm cuối cùng được hiểu được hiểu là những hàng hóa và dịch vụ mà người sử dụng cuối
cùng mua, bao gồm hàng tiêu dùng và dịch vụ mà các hộ gia đình mua, hàng xuất khẩu và các tư liệu
lao động như máy móc, thiết bị mà các doanh nghiệp mua về.

Khác với sản phẩm cuối cùng là sản phẩm trung gian, là những hàng hóa và dịch vụ làm đầu vào
cho quá trình sản xuất ra hàng hóa khác và được sử dụng hết một lần trong quá trình sản xuất. Đó là,
nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, bưu điện, ngân hàng, vận tải…

2.1.2.2 Tổng sản phẩm quốc gia – GNP (Gross national product)
Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia 27

Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng thuộc quyền sở hữu của
công dân một nước sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định, thường tính trong một năm.

Sự khác biệt giữa GDP và GNP là “công dân một nước” và “lãnh thổ một nước”

2.2 TÍNH TOÁN GDP VÀ GNP

2.2.1 Sơ đồ chu chuyển trong nền kinh tế


2.2.2 Giá để tính
28 Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia

2.2.2.1 Tính theo giá thị trƣờng

Giá thị trường còn được gọi là giá tiêu thụ hay giá sử dụng cuối cùng hay theo cách gọi của Tổng
Cục Thống Kê Việt Nam là giá thực tế.

2.2.2.2 Tính theo giá yếu tố sản xuất

Khi Chính phủ tăng thuế gián thu, doanh nghiệp sẽ tìm cách đưa thuế đó vào giá cả hàng hóa và
dịch vụ từ đó làm GDP tăng lên. Để tránh hiện tượng này, người ta tính theo chi phí yếu tố sản xuất
(factor cost) hay theo giá yếu tố sản xuất trong đó đã loại trừ thuế gián thu.

2.2.2.3 Giá hiện hành và giá so sánh

Một vấn đề khác đặt ra trong việc lựa chọn giá là làm sao vừa có thể đánh giá được mức sản xuất
hoặc mức sống ở năm đang xét, vừa có thể so sánh giữa các năm với nhau. Điều này dễ thấy là khi
muốn đánh giá kết quả đạt được tại một năm riêng biệt, đương nhiên phải tính sản lượng quốc gia
theo mức giá năm đó. Giá đó được gọi là giá hiện hành.

Để tránh sự sai lệch khi so sánh GDP – GNP giữa các năm người ta chọn một mức giá chung để
tính, giá đó được gọi là giá so sánh. Năm được chọn làm gốc được gọi là năm gốc hay năm cơ sở.

Chỉ tiêu tính theo giá hiện hành được gọi là chỉ tiêu danh nghĩa (nominal), tính theo giá cố định
được gọi là thực (real). Chỉ tiêu thực phản ánh đúng sự thay đổi của sản lượng quốc gia theo thời
gian, bởi vì nó đã loại bỏ được sự biến động của giá cả.

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu danh nghĩa và thực:

2.2.3 Phƣơng pháp tính


2.2.3.1 Phƣơng pháp sản xuất

VAi (value added) giá trị gia tăng của doanh nghiệp i

Giá trị gia tăng là giá trị sản xuất của doanh nghiệp trừ đi chi phí trung gian của doanh nghiệp

2.2.3.2 Phƣơng pháp chi tiêu

2.2.3.3 Phƣơng pháp thu nhập


Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia 29

2.2.3.4 Hạn chế của việc tính GDP

 Tính GDP bằng 3 phương pháp khác nhau thường cho ra 3 kết quả khác nhau do mỗi phương
pháp được thu thập số liệu theo một cách khác nhau.

 Việc so sánh GDP của năm này với năm khác thường là không chính xác vì cùng là máy tính
nhưng máy tính năm sau thì cấu hình sẽ mạnh hơn năm trước trong khi giá bán có thể là bằng
hoặc thấp hơn năm trước

 Tính GDP không tính được các hoạt động kinh tế ngầm và các hoạt động phi thương mại.

2.2.4 Mối quan hệ giữa GDP và GNP

A: giá trị do công dân nước đó tạo ra trên lãnh thổ

B: giá trị do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ

C: giá trị do công dân một nước tạo ra trên lãnh thổ nước khác

Từ (*) và (**) ta có:

Vậy

Với NIA (net income abroad) là hiệu số của thu nhập do xuất khẩu yếu tố sản xuất.

2.3 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

2.3.1 GDP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố sản xuất

GDPfc : GDP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố sản xuất

GDPmp : GDP danh nghĩa theo giá thị trường

2.3.2 Sản phẩm quốc nội ròng (net domestic product)

NDPmp : sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá thị trường
30 Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia

NDPfc : sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá sản xuất

2.3.3 GNPmp & GNPfc

2.3.4 Sản phẩm quốc nội ròng (NNP: net national product)

NNPmp : sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá thị trường

NNPfc : sản phẩm quốc nội ròng tính theo chi phí cho yếu tố sản xuất.

2.3.5 Thu nhập quốc dân (NI – national income)

2.3.6 Thu nhập cá nhân

Trong đó Pr* là phần lợi nhuận giữ lại và nộp cho chính phủ. Lợi nhuận giữ lại được dùng để
trích lập các loại quỹ như quỹ phát triển sản xuất, khen thưởng, phúc lợi, dự phòng…

2.3.7 Thu nhập khả dụng (Yd)

Trong đó:

Yd: thu nhập khả dụng

Y: thu nhập

Td: thuế trực thu

2.3.8 Tóm tắt hạch toán thu nhập quốc dân


Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia 31

Thu nhập Thu nhập


ròng từ tài ròng từ tài sản
sản ở nước ở nước ngoài Khấu hao
ngoài

NX Te

GNP
G
Td - TR
GDP NNP
I
Y

TÓM TẮT

1. Hệ thống đo lường sản lượng quốc gia

2. Phân biệt GDP và GNP

3. Các cách tính GDP và GNP

4. Các chỉ tiêu khác

BÀI TẬP

1. Có các số liệu về khoản mục trong tài khoản quốc gia của một nước năm 2012 như

sau

STT Khoản mục Giá trị (ngàn USD)

1 Chi tiêu của người tiêu dùng 293.569

2 Trợ cấp 5.883

3 Tiền thuê đất đai 27.464

4 Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài 5.619

5 Chi tiêu của Chính phủ 91.847

6 Thuế gián thu 75.029

7 Lợi nhuận của các doanh nghiệp 77.458


32 Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia

8 Khấu hao tài sản cố định 45.918

9 Mức tăng hàng tồn kho 4.371

10 Đầu tư tư nhân 88.751

11 Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 108.533

12 Tiền lương, tiền công 262.392

13 Nhập khẩu 2.708

14 Các khoản thu nhập khác 125.194

a. Tính GDP & GNP theo giá thị trường

b. Tính GDP & GNP theo yếu tố chi phí và thu nhập

c. Tính thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân có thể sử dụng

d. Giải thích tại sao kết quả câu (a) và kết quả câu (b) lại có sự khác nhau.

2. Cho các số liệu thống kê trong hệ thống tài khoản của một quốc gia trong bảng sau:

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị

Chi tiêu của người tiêu dùng 293.569 Trợ cấp 5.883

Thu nhập ròng từ nước ngoài 5.619 Tiền thuê 27.464

Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ Lợi nhuận 77.458


của chính phủ
91.847 Khấu hao 45.918
Thuế đánh vào các khoản chi tiêu
75.029 Đầu tư cố định 88.751
Mức tăng hàng tồn kho
Xuất khẩu 108.533
Các khoản thu nhập khác từ yếu tố
4.371 Tiền lương 262.392
sản xuất
- 2.708 Nhập khẩu 125.194

a. Tính tổng sản phẩm trong nước theo giá thị trường theo phương pháp tổng chi tiêu

b. Tính tổng sản phẩm trong nước theo chi phí cho yếu tố sản xuất từ kết quả câu (a)

c. Tính tổng thu nhập quốc dân theo giá thị trường

d. Tính tổng thu nhập quốc dân


Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia 33

e. Tính tổng sản phẩm trong nước theo chi phí cho yếu tố sản xuất từ thu nhập

f. Giải thích tại sao kết quả tính được ở câu (b) và câu (c) không giống nhau?

3. Một nền kinh tế có các số liệu được cho trong bảng sau:

Đơn vị tính: triệu USD


Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị
Đầu tư ròng 200 Thuế tiêu thụ đặc biệt 340
Khấu hao 440 Chi chuyển nhượng 640
Xuất khẩu 370 Thuế thu nhập cá nhân 490
Đóng góp vào các quỹ xã hội 300 Thu nhập tài sản ròng từ nước 0
Chính phủ mua hàng hóa và dịch ngoài
vụ 800 Lãi không chia của công ty 75
Nhập khẩu 450 Thuế thu nhập công ty 90
Tiêu dùng cá nhân 2580

a. Tổng thu nhập quốc dân theo giá thị trường

b. Thu nhập quốc dân

c. Thu nhập khả dụng

d. Tiết kiệm tư nhân


TRẮC NGHIỆM

4. Yếu tố nào dưới đây không phải là tính chất của GDP thực

a. Tính theo giá hiện hành

b. Đo lường toàn bộ sản lượng cuối cùng

c. Thường tính cho một năm

d. Không tính giá trị sản phẩm trung gian

5. Giá trị sản lượng thực có thể được tính bằng cách

a. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chi cho chỉ số giá

b. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá

c. Tính theo giá cố định

d. Câu (a) và (c) đúng


6. GNP theo chi phí cho yếu tố sản xuất bằng

a. GNP trừ đi khấu hao


34 Bài 2 : Đo lường sản lượng quốc gia

b. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu

c. NI cộng khấu hao

d. Câu (b) và (c) đúng

7. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố chi phí

a. Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp

b. Tiền lương của người lao động

c. Trợ cấp cho kinh doanh

d. Tiền thuê đất

8. Chi chuyển nhượng là các khoản

a. Trợ cấp của chính phủ cho các cựu chiến binh

b. Trợ cấp thất nghiệp

c. Trợ cấp hưu trí

d. Tất cả câu trên

9. Hạn chế của hạch toán thu nhập quốc dân là:

a. Không đo lường chi phí xã hội

b. Không đo lường được các hoạt động kinh tế ngầm

c. Không bao gồm giá trị của thời gian nghỉ

d. Tất cả các câu trên

10. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được phân biệt dựa trên:

a. Mục đích sử dụng

b. Chúng là nguyên vật liệu hoặc không phải nguyên vật liệu

c. Chúng là nguyên vật liệu hoặc sản phẩm hoàn thành

d. Chúng là sản phẩm tiêu dùng hay máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 35

BÀI 3: XÁC ĐỊNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Các thành phần tạo nên cơ cấu tổng cầu

 Cách tính cơ cấu tổng cầu

 Cách tính sản lượng cân bằng

 Sự thay đổi của tổng cầu và số nhân k

 Nghịch lý của tiết kiệm

3.1 CƠ CẤU TỔNG CẦU

3.1.1 Tiêu dùng (Consumption – C)&tiết kiệm (Saving – S)


Là hành vi tiêu dùng có liên quan trực tiếp đến tổng cầu. Lượng tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng mức chi tiêu của nền kinh tế. Nó được quyết định bởi lượng thu nhập có được, đó là thu
nhập khả dụng.

Thu nhập khả dụng là lượng thu nhập cuối cùng mà một hộ gia đình có toàn quyền sử dụng. Với
lượng thu nhập khả dụng hộ gia đình sẽ dùng vào hai việc, tiêu dùng và tiết kiệm. Tiết kiệm là phần
còn lại sau khi tiêu dùng.

Yd: thu nhập khả dụng (disposable income)

C: tiêu dùng

S: tiết kiệm

3.1.1.1 Tiêu dùng biên và tiết kiệm biên

Tiêu dùng biên (Marginal consumption – Cm) hay khuynh hướng tiêu dùng biên phản ánh lượng
thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị. Cm luôn nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.

Tiết kiệm biên (Marginal saving – Sm) hay khuynh hướng tiết kiệm biên phản ánh lượng tiết
kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị. Sm luôn nhỏ hơn 1.

3.1.1.2 Tiêu dùng tự định và tiết kiệm tự định


36 Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia

Tiêu dùng tự định (autonomous consumption – C0) là mức tiêu dùng tối thiểu cho những tư liệu
sinh hoạt thiết yếu trong trường hợp thu nhập khả dụng bằng 0.

Tiết kiệm tự định (autonomous savings – S0) là mức tiết kiệm của hộ gia đình khi thu nhập khả
dụng bằng 0. Thu nhập tự định là âm.

3.1.1.3 Khuynh hƣớng tiêu dùng trung bình(average propensity to consume – APC)

Khuynh hướng tiêu dùng trung bình phản ánh tỷ trọng của tiêu dùng trong thu nhập khả dụng.
Hay nói cách khác, đó là mức tiêu dùng trong 1 đơn vị thu nhập khả dụng

3.1.1.4 Khuynh hƣớng tiết kiệm trung bình (average propensity to save – APS)

Khuynh hướng tiết kiệm trung bình phản ánh tỷ trọng của tiết kiệm trong thu nhập khả dụng. Hay
nói cách khác, đó là mức tiết kiệm trong 1 đơn vị thu nhập khả dụng

3.1.1.5 Đồ thị hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm


Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 37

3.1.2 Đầu tƣ tƣ nhân (investment – I)


Là các khoản chi của các doanh nghiệp dùng để mua máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu…phục vụ cho quá trình sản xuất.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp. Điều này càng đúng trong bối cảnh
hiện nay khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn do nhiều yếu tố tác động, bao gồm cả yếu
tố bên trong và bên ngoài. Những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư như:

 Lãi suất

 Lợi nhuận kỳ vọng

 Giá các yếu tố phục vụ cho sản xuất

 Sản lượng quốc gia

 Kỳ vọng

 Thị trường trong và ngoài nước…

Từ những nhận định trên chúng ta có những quan điểm khác nhau về đầu tƣ

3.1.2.1 Đầu tƣ là một hằng số

Quan điểm này cho rằng hàm đầu tư không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố nào. Vì họ cho rằng đầu
tư bao nhiêu trong năm sau thì năm nay đã biết trước, và họ xem đầu tư như một biến ngoại sinh

I = I0
I

I=I0

Y
Hình 3.2 Đầu tư là một biến ngoại sinh

3.1.2.2 Đầu tƣ phụ thuộc vào sản lƣợng


38 Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia

Điều này có nghĩa là khi sản lượng quốc gia


càng tăng lên thì doanh nghiệp càng đầu tư nhiều
hơn. Đầu tư và sản lượng có quan hệ đồng biến.

I  I 0  I mY
Trong đó

Im là đầu tư biên

I0 là đầu tư tự định

Im phản ánh lượng thay đổi của đầu tư khi sản


lượng thay đổi 1 đơn vị

I0 đầu tư tự định là mức đầu tư tối thiểu mà


một doanh nghiệp bắt buộc phải có

3.1.2.3 Đầu tƣ phụ thuộc vào lãi suất

Chi tiêu đầu tư luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất. Khi


lãi suất tăng thì đầu tư giảm và ngược lại. Vậy đầu tư
và lãi suất là luôn nghịch biến.

Trong đó:

I0 đầu tư tự định

Imi đầu tư biên theo lãi suất (Imi < 0)

Imi là đại lượng phản ánh lượng thay đổi của chi
tiêu đầu tư khi lãi suất thay đổi 1 đơn vị.

3.1.3 Chi tiêu chính phủ


Là lượng chi tiêu mà chính phủ dùng để mua
hàng hóa, dịch vụ và dùng để đầu tư.

G = Cg + Ig

3.1.3.1 Chi mua hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ(G)

G = G0
Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 39

Chi tiêu chính phủ cũng được xem như một biến ngoại
sinh, có nghĩa là năm sau chi tiêu bao nhiêu thì từ năm nay
quốc hội đã họp và thông qua ngân sách chi tiêu. Phần chi
tiêu ngoài kế hoạch không nhiều so với chi ngân sách đề ra.
Vậy chi tiêu chính phủ là một hằng số.

3.1.3.2 Nguồn thu của chính phủ. (Tax – Tx)

Nguồn thu của chính phủ bao gồm thuế, phí, lệ phí, viện
trợ và các nguồn khác. Trong đó thuế luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất.

Thuế ròng thì bằng thuế trừ đi khoản trợ cấp (Tr). Ký
hiệu là T

T = Tx – Tr

Yd = Y – T

Thuế thì luôn đồng biến với sản lượng quốc gia. Có nghĩa là khi sản lượng quốc gia tăng lên thì
chính phủ sẽ thu được nhiều thuế hơn

T = T0 + Tm Y

Trong đó:

T0 : thuế tự định

Tm : thuế biên

Thuế tự định là khoản thuế tối thiểu mà một quốc gia


phải có được để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính.

Thuế biên là đại lượng phản ánh lượng thay đổi của
thuế khi sản khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị. (0 <
Tm < 1)

3.1.4 Xuất khẩu


Xuất khẩu là việc đem bán hàng hóa và dịch vụ ra
nước ngoài. Xuất khẩu chịu tác động của nhiều nhân tố
như chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái…

Người ta xem xuất khẩu như một biến ngoại sinh, có


nghĩa là nó không phụ thuộc vào bất cứ biến nào. Năm
sau xuất khẩu bao nhiêu thì từ năm nay các doanh nghiệp
40 Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia

đã ký hợp đồng với nhau và số liệu cụ thể đã tính được, nếu có những hợp đồng phát sinh thì cũng
không đáng kể

X = X0

3.1.5 Nhập khẩu


Ngược với xuất khẩu là nhập khẩu. Cũng giống xuất khẩu, nhập khẩu cũng chịu tác động của
nhiều yếu tố như tỷ giá hối đoái, chính sách ngoại
thương…

Nhưng khác với xuất khẩu, nhập khẩu có mối


quan hệ chặt chẽ với sản lượng quốc gia và mối quan
hệ này là mối quan hệ đồng biến. Có nghĩa là khi sản
lượng quốc gia tăng lên, thu nhập khả dụng của dân
chúng tăng lên người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn và
trong tiêu dùng đó có nhập khẩu, thì quốc gia đó sẽ
nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn.

M = M0 + MmY

Trong đó:

M0 : nhập khẩu tự định

Mm : nhập khẩu biên

Mm là đại lượng phản ánh lượng thay đổi của nhập khẩu khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị.

3.2 TÍNH TỔNG CẦU AD

Từ khái niệm tổng cầu ở chương 1, ta có:

AD = C + I + G + X – M

Sau quá trình biến đổi ta suy ra:

AD = AD0 + ADm Y

Trong đó:

AD0 : là tổng cầu tự định, là mức chi tiêu tối thiểu


Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 41

của xã hội mà không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia

ADm : là khuynh hướng chi tiêu biên của toàn xã hội, là đại lượng phản ánh lượng thay đổi
của chi tiêu toàn xã hội khi sản lượng quốc gia thay đổi 1 đơn vị (0 < ADm < 1)

Hàm tổng cầu theo sản lượng [AD = f(Y)] phản ánh sự phụ thuộc của lượng tổng cầu dự kiến vào
sản lượng quốc gia.

3.3 TÍNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG

3.3.1 Phƣơng pháp đại số


3.3.1.1 Tổng cung bằng tổng cầu

Ta có tổng cung

AS = Y

Tổng cầu

AD = C + I + G + X – M

Tổng cung bằng tổng cầu

AS = AD

Y = C + I + G + X – M (*)

Y = AD0 + ADm Y

Vậy để tính sản lượng cân bằng ta dựa vào (**).

3.3.1.2 Bơm vào bằng rút ra

Lượng bơm vào X, G, I và lượng rút ra là S, T và M

Và điều này cũng được dựa trên phương trình (*) phía trên sau một vài biến đổi để có kết luận
này

I+G+X=S+T+M

Nếu nền kinh tế đóng, không có giao thương với nước ngoài, ta có

I+G=S+T
42 Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia

3.3.2 Phƣơng pháp đồ thị


Dựa vào sản lượng cân bằng tổng cung bằng
tổng cầu

AD = AS

AD = f(Y)

3.3.3 Khuynh hƣớng hội tụ về điểm


cân bằng
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà ở đó
tổng cung bằng tổng cầu. Nếu như sản lượng thực tế bằng đúng mức sản lượng cân bằng thì mức sản

AD 450

AD = AD0 + ADmY

Y
YE

Hình 3.11 Khuynh hướng hội tụ về điểm cân bằng

lượng đó sẽ tiếp tục được duy trì, còn không thì sản lượng thực tế sẽ hội tụ về điểm cân bằng.

Trường hợp 1: sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng cân bằng.

Kết quả trong trường hợp này sẽ là tồn kho thực tế sẽ thấp hơn mức tồn kho dự kiến và doanh
nghiệp sẽ gia tăng sản lượng

Trường hợp 2: sản lượng thực tế cao hơn sản lượng cân bằng

Kết quả là tồn kho cao hơn mức tồn kho dự kiến của doanh nghiệp và nghiệp sẽ phải giảm sản
lượng

Phân biệt dự kiến và thực tế


Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 43

Tổng cầu dự kiến thế hiện trong hàm tổng cầu AD = f(Y), được xác định bởi các hàm C, I, G, T,
X, M. Nó phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người muốn mua tương ứng với từng mức sản
lượng khác nhau.

Tổng cầu thực tế bao gồm toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người đã hoặc đang mua,
tương ứng với một mức sản lượng nào đó.

Cân bằng tại điểm vừa đủ là cân bằng tại đó tiết kiệm bằng không (0).

3.4 SỰ THAY ĐỔI TỔNG CẦU VÀ SỐ NHÂN K

3.4.1 Sự thay đổi của tổng cầu


Tổng cầu sẽ thay đổi khi một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến tổng cầu thay đổi. Ví dụ, lãi suất,
tiêu dùng gia tăng, các chính sách của chính phủ…

Nhìn vào đồ thị chúng ta có thể thấy, với một lượng thay đổi nhỏ của tổng cầu tự định dẫn đến
một sự thay đổi rất lớn trong sản lượng cân bằng. Điều này có được là do đâu? Chúng ta sẽ phải xem
xét đến một khái niệm khác đó là số nhân tổng cầu

3.4.2 Số nhân tổng cầu


Số nhân tổng cầu (k) là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng quốc gia khi tổng
cầu thay đổi trong phần chi tiêu tự định 1 lượng ΔAD0 bằng 1 đơn vị.

Công thức tính

Trong đó

k>1
YE’
0 < ADm < 1

Với ADm = 1 – Cm(1 – Tm) – Im + Mm

Để trả lời câu hỏi khi tăng chi tiêu tự định lên thì sản lượng sẽ tăng lên bao nhiêu lần, ta có

ΔY = k*ΔAD0

3.5 Nghịch lý của tiết kiệm

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hành vi gia tăng tiết kiệm của mọi người cuối cùng sẽ
không làm tăng được tổng tiết kiệm của nền kinh tế mà còn làm giảm tổng sản lượng quốc gia.

Giải quyết nghịch lý


44 Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia

Thực ra tiết kiệm không phải là không tốt mà phải xét đến, một là sản lượng đang nằm ở mức nào
và hai là các yếu tố khác có thay đổi không

3.5.1 Trƣờng hợp các yếu tố khác không đổi


 Nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm
năng thì tiết kiệm sẽ làm giảm sản lượng,
nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng lên.
Rõ ràng trong trường hợp này không có
lợi

 Nếu sản lượng cao hơn sản lượng tiềm


năng, nền kinh tế đang lạm phát cao, thì
tiết kiếm sẽ làm giảm sản lượng, nền kinh
tế quay về mức sản lượng tiềm năng, lạm
phát giảm. Điều này có lợi cho nền kinh tế

3.5.2 Trƣờng hợp các yếu tố khác


thay đổi
Trong trường hợp này thì có rất nhiều yếu tố
tác động cùng một lúc thì rất khó để xác định là tiết kiệm có tác động tốt hay xấu đối với nền kinh tế.
Điều này chỉ có thể xem xét được khi có được sự khảo sát trong thực tế.
TÓM TẮT

1. Cơ cấu tổng cầu bao gồm:

 Tiêu dùng – tiết kiệm

 Đầu tư

 Chi tiêu chính phủ - Thuế

 Xuất khẩu

 Nhập khẩu

2. Cách tính cơ cấu tổng cầu

3. Cách tính sản lượng cân bằng

 Hai cách bằng đại số

 Một cách bằng đồ thị

4. Xu hướng hội tụ về điểm cân bằng

5. Sự thay đổi tổng cầu và số nhân k


Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 45

6. Nghịch lý của tiết kiệm

Càng tiết kiệm thì sản lượng quốc gia càng giảm (giả sử rằng những yếut tố khác không đổi)
BÀI TẬP

1. Một nền kinh tế có các số liệu như sau:

C = 0,75Yd + 50; I = 100 + 0,15Y; G = 400; X = 150; M = 120 + 0,1Y; T = 200 + 0,2Y;

a. Tính sản lượng cân bằng bằng 3 phương pháp (vẽ đồ thị)

b. Tính số nhân tổng cầu

c. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 50 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

2. Xét nền kinh tế có chi tiêu tiêu dùng tự định là 100, tỷ lệ thuế là 0,2; chi tiêu đầu tư là 300; xuất
khẩu là 200; khuynh hướng nhập khẩu biên là 0,1; khuynh hướng tiêu dùng biên từ thu nhập khả
dụng là 80%.

a. Xác định thu nhập quốc dân trong điều kiện ngân sách cân bằng

b. Tính các thành phần của tổng cầu và kiểm tra điều kiện cân bằng

c. Xác định thu nhập quốc dân trong điều kiện ngân sách thâm hụt 100.

3. Một nền kinh tế có các hàm như sau:

C = 200 + 0,8Yd; I = 650 + 0,15Y; G = 300; X = 400; M = 100 + 0,15Y; T = 200 + 0,2Y

a. Xác định hàm tiết kiệm S và điểm cân bằng sản lượng theo phương trình bơm vào và rút ra

b. Vì lượng tiền mặt đưa vào lưu thông tăng nên tiêu dùng thay đổi 100, đầu tư thay đổi 150.
Xác định điểm cân bằng mới. Vẽ đồ thị trong trường hợp này.
46 Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia

TRẮC NGHIỆM

4. Số nhân tổng cầu phản ánh:

a. Mức thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị

b. Mức thay đổi của sản lượng khi chi tiêu tự định thay đổi 1 đơn vị

c. Mức thay đổi của sản lượng khi thuế thay đổi 1 đơn vị

d. Mức thay đổi của sản lượng khi chi tiêu của chính phủ tăng 1 đơn vị

5. Khuynh hướng tiêu dùng biên là:

a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm một đơn vị

b. Phần tiêu dùng giảm khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị

c. Phần tiêu dùng tăng khi thu nhập khả dụng tăng 1 đơn vị

d. Câu (b) và (c) đúng

6. Khuynh hướng tiết kiệm biên là:

a. Phần tiết kiệm tối thiểu khi thu nhập khả dụng bằng 0

b. Phần tiết kiệm giảm khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị

c. Phần tiết kiệm tăng khi thu nhập khả dụng tăng 1 đơn vị

d. Câu (b) và (c) đúng

7. Nhận định nào dưới đây về số nhân không đúng:

a. Số nhân tỷ lệ thuận với khuynh hướng tiêu dùng biên từ thu nhập khả dụng

b. Số nhân tỷ lệ thuận với tỷ lệ thuế

c. Số nhân tỷ lệ nghịch với khuynh hướng nhập khẩu biên

d. Số nhân tỷ lệ thuận với khuynh hướng tiêu dùng biên từ thu nhập quốc dân.
8. Ý nghĩa của phương trình S + T + M = I + G + X là:

a. Giá trị sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu dự kiến

b. Các khoản bơm vào bằng các khoản rò rỉ ra khỏi dòng chu chuyển

c. Tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư

d. Tất cả các câu trên đều đúng

9. Ý nghĩa của phương trình Y = C + I + G + X – M

a. Giá trị sản lượng thực tế bằng tổng chi tiêu dự kiến
Bài 3 : Xác định sản lượng cân bằng quốc gia 47

b. Các khoản bơm vào bằng các khoản rò rỉ ra

c. Tổng đầu tư bằng tổng tiết kiệm

d. Tất cả các câu trên đều đúng

10. Tại điểm cân bằng sản lượng:

a. Giá trị hàng tồn kho bằng 0

b. Giá trị hàng tồn kho ngoài dự kiến bằng 0

c. Tổng cung bằng tổng cầu tại sản lượng tiềm năng

d. Sản lượng bằng chi tiêu thực tế của dân chúng


48 Bài 4 : Chính sách tài khóa

BÀI 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Ngân sách chính phủ

 Ngân sách chính phủ liên quan đến tổng cầu và sản lượng quốc gia

 Số nhân của ngân sách chính phủ

 Chính sách tài khóa chủ quan và khách quan

4.1 NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ (BUDGET OF GOVERNMENT – B)

Ngân sách chính phủ là một bảng liệt kê nguồn thu và các khoản chi chính phủ trong một thời kỳ
nhất định, thường là một năm

Nguồn thu:

 Thuế

 Phí, chi phí

 Vay

 Viện trợ…

Nguồn chi:

 Trợ cấp

 Chi tiêu hàng hóa dịch vụ…

Nếu gọi Tx là khoản thu (ở đây thuế chiếm 1 tỷ


trọng lớn trong các khoản thu nên người ta ký hiệu
các khoản thu là Tx) và khoản chi là Tr thì T hiệu số
giữa Tx và Tr. Ở đây Tx thường luôn lớn hơn Tr. Vậy
trong trường hợp này ta gọi chung T là khoản thu của chính phủ.

B=G-T

 Nếu T > G => Bội thu

 Nếu T < G => Bội chi

 Nếu T = G cân bằng ngân sách


Bài 4 : Chính sách tài khóa 49

4.2 NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ VÀ TỔNG CẦU

Có hai điểm cần lưu ý: một là tìm lượng thay đổi của tổng cầu do các yếu khác với sản lượng gây
ra, tạm gọi là lượng thay đổi tổng cầu ban đầu; hai là áp dụng công thức tính số nhân

4.2.1 Tìm lƣợng thay đổi tổng cầu ban đầu


Có thể chia làm 2 nhóm chính, trực tiếp và gián tiếp.

Nhóm trực tiếp: C, I, G, X, M

Nhóm gián tiếp: Tx, Tr hoặc T

Đối với nhóm trực tiếp, khi nó thay đổi bao nhiêu thì tổng cầu thay đổi bấy nhiêu. Đối với nhóm
gián tiếp thì lượng thay đổi sẽ khác với lượng thay đổi của các yếu tố đó.

4.2.2 Tính số nhân tổng cầu


Vì C, I, G, X, M là thành phần của AD cho nên khi chúng thay đổi một lượng nào đó sẽ làm cho
AD thay đổi một lượng bằng đúng như vậy. Và từ đó làm cho sản lượng thay đổi một lượng gấp k lần
nhiều hơn. (k là số nhân tổng cầu). Điều đó có nghĩa là số nhân của C, I, G, X, M cũng chính là số
nhân tổng cầu. Do đó ta có:

kc = kI = kG = kX-M = k

Với k bằng:

Và ta có thể viết lại:

ΔY = kCΔC; ΔY = kIΔI; ΔY = kGΔG; ΔY = kΔ(X-M)

Trong đó:

kG : số nhân chi tiêu chính phủ

kI : số nhân đầu tư tư nhân

kC : số nhân chi tiêu hộ gia đình

kX-M : số nhân xuất nhập khẩu


50 Bài 4 : Chính sách tài khóa

4.3 TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ ĐẾN TỔNG CẦU VÀ SẢN
LƢỢNG

4.3.1 Đối với G


Về mặt định tính: khi chính phủ tăng chi tiêu dẫn đến tổng cầu sẽ tăng lên. Tổng cầu tăng lên làm
cho sản lượng tăng lên k lần.

G↑ => AD↑ => Y↑

Về mặt định lượng:

Số nhân chi tiêu chính phủ kG là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng quốc gia (ΔY) khi
chính phủ thay đổi chi tiêu một lượng ΔG.

ΔY = kGΔG

4.3.2 Đối với T


Như ta đã biết T là thuế ròng, tức là bằng Tx trừ đi Tr

10.1.1.1 Đối với Tx

Về mặt định tính: khi chính phủ thay đổi Tx (giả sử các điều kiện khác không đổi) sẽ làm thay
đổi thu nhập khả dụng của hộ gia đình, dẫn đến thay đổi chi tiêu của họ, dẫn đến thay đổi tổng cầu rồi
thay đổi sản lượng

Tx↑ = > Yd ↓ => C↓ => AD↓ => Y↓

Hoặc

Tx↓ => Yd ↑ => C↑ => AD↑ => Y↑

Về mặt định lượng:

ΔY = kTXΔTx

Để định lượng cho số nhân kTx chúng ta lưu ý rằng nó là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến tống
cầu AD, vì thế thuế thay đổi ΔTx thì tổng cầu AD sẽ thay đổi ít hơn, xét về mặt giá trị tuyệt đối.

KTx = - k*Cm

Dấu trừ ở đây thể hiện sự nghịch biến giữa thuế và sản lượng, khi thuế tăng thì sản lượng giảm và
ngược lại.

Cm ở đây thể hiện khi chính phủ thay đổi lượng 1 đồng trong tiền thuế thì người tiêu dùng sẽ thay
đổi ít hơn lượng 1 đồng tiền.

Vậy ta có:
Bài 4 : Chính sách tài khóa 51

ΔY = - k*Cm* ΔTx

4.3.3 Đối với Tr


Về mặt định tính: khi chính phủ thay đổi lượng chi chuyển nhượng (giả sử các điều khác không
đổi) sẽ làm thay đổi thu nhập khả dụng của hộ gia đình, dẫn đến thay đổi lượng chi tiêu của họ, dẫn
đến thay đổi tổng cầu và sẽ làm thay đổi sản lượng.

Tr↑ => Yd↑ => C↑ => AD↑ => Y↑

Hoặc

Tr↓ => Yd↓ => C↓ => AD↓ => Y↓

Về mặt định lượng:

ΔY = kTrΔTr

Để định lượng cho số nhân kTr chúng ta lưu ý rằng nó là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu
AD, vì thế trợ cấp thay đổi làm cho tổng cầu thay đổi ít hơn, xét về mặt giá trị tuyệt đối.

KTr = k*Cm

Ở số nhân của chi chuyển nhượng không có dấu trừ thể hiện sự đồng biến giữa trợ cấp và sản
lượng. Có nghĩa là khi trợ cấp tăng thì sản lượng tăng và ngược lại. Còn về C m thì tương tự như của
thuế.

ΔY = k*CTr* ΔTr

4.4 SỐ NHÂN NGÂN SÁCH CÂN BẰNG

Số nhân ngân sách cân bằng là 1 trường hợp đặc biệt có liên quan đến chính sách tài khóa, tức
liên quan đến thu chi ngân sách chính phủ. Ngân sách cân bằng khi thu và chi bằng nhau.

Tổng kTx và kTr chính là số nhân ngân sách cân bằng. Gọi kB là số nhân là số nhân ngân sách cân
bằng, ta được:

KB = k(1 – Cm)

Giá trị của kB có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 1 tùy theo tương quan độ lớn giữa Cm và k.

4.5 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA CHÍNH PHỦ

4.5.1 Chính sách tài khóa chủ quan (chủ động)


Chính sách tài khóa chủ quan có nghĩa là khi nền kinh tế trong trạng thái suy thoái hoặc lạm phát
chính phủ sẽ sử dụng các công cụ G hoặc Tx hoặc cả hai để tác động đưa nền kinh tế về sản lượng
tiềm năng.
52 Bài 4 : Chính sách tài khóa

Trường hợp 1: Nền kinh tế trong tình trạng suy thoái

Trong trường hợp này chính phủ sẽ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế hoặc cả hai để đưa nền kinh tế về
sản lượng tiềm năng.

G↑ => AD↑ => Y↑

Hoặc

Tx↓ => Yd↑ => C↑ => AD↑ => Y↑

Trường hợp 2: Nền kinh tế trong tình trạng lạm phát

Trong trường hợp này chính phủ sẽ giảm chi tiêu hoặc tăng thuế hoặc cả hai để đưa nền kinh tế về
sản lượng tiềm năng.

G↓ => AD↓ => Y↓

Hoặc

Tx↑ => Yd↓ => C↓ => AD↓ => Y↓

Định lượng cho cả hai trường hợp này là

ΔY = kGΔG và ΔY = kTXΔTx

4.5.2 Chính sách tài khóa khách quan (thụ động)


Theo quan điểm của những nhà kinh tế học cổ điển thì khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát
hay suy thoái thì nó sẽ có những nhân tố tự động để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng.

Những nhân tố tự ổn định đố là:

 Thuế thu nhập lũy tiến

 Trợ cấp

Khi nền kinh tế suy thoái:

Nền kinh tế suy thoái người dân trở nên nghèo hơn, nhà nước sẽ thu được ít hoặc không thu được
thuế. Người dân nghèo thì chính phủ phải tăng trợ cấp để họ có thể sống được. Điều này dẫn đến thu
nhập khả dụng của họ tăng lên và họ chi tiêu nhiều hơn, tổng cầu tăng và sản lượng tăng. Đưa mức
sản lượng cân bằng về mức sản lượng tiềm năng. Đây đƣợc coi là chính sách tài khóa mở rộng

Tx↓ => Yd↑ => C↑ => AD↑ => Y↑

Tr↑ => C↑ => AD↑ => Y↑

Khi nền kinh tế lạm phát:

Nền kinh tế lạm phát, người dân có nhiều tiền (mặc dù là đồng tiền mất giá trị của nó do lạm phát)
nhà nước thu được nhiều thuế. Đồng thời nhà nước không phải trợ cấp cho người dân. Điều này dẫn
Bài 4 : Chính sách tài khóa 53

đến người dân trở nên nghèo đi (do lạm pháp và không có trợ cấp) họ sẽ chi tiêu ít đi và là cho mức
sản lượng sẽ giảm xuống. Đây đƣợc coi là chính sách tài khóa thu hẹp.

Tx↑ => Yd↓ => C↓ => AD↓ => Y↓

Tr↓ => C↓ => AD↓ => Y↓


TÓM TẮT
1. Ngân sách chính phủ
B=G–T
2. Mối liên hệ giữa ngân sách chính phủ và tổng cầu
3. Tác động của chi tiêu chính phủ đến tổng cầu
 Tác động vào G
 Tác động vào Tx
4. Số nhân của ngân sách cân bằng

KB = k(1 – Cm)

5. Chính sách tài khóa của chính phủ

 Chính sách tài khóa chủ động

 Chính sách tài khóa thụ động


54 Bài 4 : Chính sách tài khóa

BÀI TẬP

1. Giả sử 1 nền kinh tế có các số liệu sau:

C = 0,8Yd + 100; I = 120 + 0,1Y; G = 350; X = 200; M = 100 + 0,1Y; T = 150 + 0,2Y; Yp =
2000

a. Tính sản lượng cân bằng

b. Ngân sách chính phủ đang trong tình trạng gì?

c. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 50 thì sản cân bằng mới là bao nhiêu? Cán cân ngân sách
thay đổi theo chiều hướng nào?

d. Tiếp theo câu (a) cho biết nền kinh tế đang trong tình trạng gì? Chính sách tài khóa cần thực
hiện là gì? Và bao nhiêu cho từng trường hợp, đối với G, đối với Tx

2. Trong một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng biên từ thu nhập khả dụng là 0,7; chi tiêu tự định là
20; đầu tư là 50; chi tiêu chính phủ là 30; xuất khẩu là 30; xu hướng nhập khẩu biên là 10%; thuế
ròng là 20%

a. Tính sản lượng cân bằng

b. Nếu xu hướng tiết kiệm biên là 0,2 thì sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

c. Chính phủ tăng chi tiêu thêm 10, đồng thời giảm thuế 10% thì sản lượng cân bằng là bao
nhiêu? Xác định thực trạng ngân sách và cán cân thương mại trong trường hợp này?

3. Giả sử nền kinh tế giản đơn có đầu tư theo kế hoạch là 300, tỷ lệ tiết kiệm biên là 20%; tiêu dùng
tự định là 150

a. Tính sản lượng cân bằng, chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm

b. Khi dân chúng tăng tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm biên mới bằng 30% thì sản lượng cân bằng, chi
tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm thay đổi như thế nào?

c. Khi có sự tham gia của chính phủ với chi tiêu của nó là 200, tỷ lệ thuế là 0,2 thì sản lượng cân
bằng là bao nhiêu? Tình trạng ngân sách như thế nào?

d. Để cân bằng ngân sách tỷ lệ thuế là bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM

4. Nếu nền kinh tế đang ở mức toàn dụng (tiềm năng), chính phủ giảm thuế và chi tiêu một lượng
như nhau. Trạng thái kinh tế sẽ là:
Bài 4 : Chính sách tài khóa 55

a. Suy thoái sang lạm phát

b. Suy thoái sang ổn định

c. Ổn định sang lạm phát

d. Ổn định sang suy thoái

5. Khi chính phủ tăng chi ngân sách thêm 100 tỷ thì:

a. Thu nhập khả dụng do đó sẽ tăng đúng 100 tỷ

b. Tiêu dùng tăng ít hơn 100 tỷ

c. Tổng cầu tăng đúng 100 tỷ

d. Các câu trên đều đúng

6. Điểm vừa đủ trên đường tiêu dùng của 1 gia đình là điểm mà tại đó

a. Tiết kiệm của gia đình bằng với tiêu dùng của gia đình

b. Tiêu dùng của gia đình bằng với đầu tư của gia đình

c. Thu nhập của gia đình bằng với chi tiêu của gia đình

d. Tiết kiệm của gia đình bằng với thu nhập của gia đình
7. Việc tăng chi tiêu chính phủ mà không tăng thuế có thể dẫn đến:

a. Giá cả cao hơn và GNP thấp hơn

b. Giá cả cao hơn và GNP cao hơn

c. Giá cả thấp hơn và GNP thấp hơn

d. Giá cả thấp hơn và GNP cao hơn

e. Giá cả cao hơn và GNP không đổi

8. Trong hàm Tx = 0,15, con số 0,15 phản ánh

a. Lượng thuế thu được khi sản lượng là 1 đơn vị

b. Lượng thay đổi của thuế khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị

c. Lượng thuế tăng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị

d. Các câu trên đều đúng

9. Khi nền kinh tế có mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, để điều tiết nền
Chính Phủ nên

a. Tăng chi ngân sách và tăng thuế


56 Bài 4 : Chính sách tài khóa

b. Tăng chi ngân sách và giảm thuế

c. Giả chi ngân sách và tăng thuế

d. Giảm chi ngân sách và giảm thuế

10. Những nhân tố tự động ổn định nền kinh tế là

a. Tỷ giá hối đoái

b. Lãi suất và sản lượng cung ứng

c. Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp

d. Thuế thu nhập và trợ cấp


Bài 5 : Chính sách tiền tệ 57

BÀI 5: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Tiền và chức năng của tiền

 Cung tiền

 Ngân hàng trung gian và ngân hàng trung ương

 Cơ chế tạo tiền và số nhân của tiền

 3 công cụ điều tiết của nền kinh tế

 Cầu tiền

 Thị trường tiền tệ cân bằng

 Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế vĩ mô

5.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIỀN

5.1.1 Tiền
Là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để làm vật trung gian cho việc mua bán
hàng hóa.

5.1.2 Chức năng của tiền


Chức năng trao đổi

Tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mua bán hàng hóa.

Chức năng cất giữ

Khi cất trữ một lượng tiền thì cũng có nghĩa là cất trữ một lượng hàng có giá trị tương đương
trong điều kiện giá cả không thay đổi.

Chức năng đo lường giá trị

Tiền dùng để đo giá trị của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ.

Chức năng phương tiện thanh toán

Ý nghĩa của chức năng này là vay mượn hôm nay, thanh toán về sau.

5.1.3 Các hình thái của tiền


Tiền bằng hàng hóa
58 Bài 5 : Chính sách tiền tệ

Hay hóa tệ là một loại hàng hóa nào đó được một nhóm người hay một dân tộc, một quốc gia
công nhận để làm vật trung gian cho việc mua bán hàng hóa

Nguyên tắc chung của hóa tệ là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật dùng làm tiền

Tiền quy ước

Là loại tiền mà giá trị của nó hoàn toàn mang tính chất tượng trưng, theo quy ước của xã hội.

Đối với tiền quy ước thì giá trị của tiền có thể lớn hơn giá trị của vật dùng làm tiền. Trong khi đối
với tiền bằng hàng hóa thì hai giá trị đó là một

Tiền giấy có thể tượng trưng cho cả giá trị lớn và nhỏ hơn. Có 2 loại tiền giấy, tiền giấy khả hoán
và tiền giấy bất khả hoán.

Tiền ngân hàng

Là loại tiền được tạo ra từ khoản tiền gởi ngân hàng thương mại hay ngân hàng trung gian tài
chính khác nhằm mục đích sử dụng séc.

5.2 CUNG TIỀN

Quan điểm về khối lượng tiền được đưa ra nhằm nghiên cứu tác động của tiền đối với sự hoạt
động của nền kinh tế, xét trên góc độ kinh tế vĩ mô.

5.2.1 Lƣợng tiền mạnh (High-powered money)


Hay tiền cơ sở hay tiền quy ước là toàn bộ lượng tiền quy ước đã được phát hành vào nền kinh tế,
nằm dưới hai dạng là tiền mặt ngoài ngân hàng và dự trữ trong ngân hàng

H=C+R

Trong đó:

C (cash): tiền mặt ngoài ngân hàng

R (reserve): tiền dự trữ trong ngân hàng

5.2.2 Lƣợng tiền giao dịch


M1 là lượng tiền dùng giao dịch, có dùng ngay lập tức mà không bị bất kỳ hạn chế nào.

M1 = C + D

Trong đó:

C: tiền mặt ngoài ngân hàng

D (deposit): tiền gởi không kỳ hạn tại ngân hàng

M2 = M1 + tài khoản tiền gởi có kỳ hạn và tiền tiết kiệm


Bài 5 : Chính sách tiền tệ 59

M3 = M2 + Tín dụng

Trong phần này chúng ta chỉ tập trung chú ý đến M1. Vậy khi nói tới cung tiền tạm thời trong
chương này chúng ta hiểu ngay là M1 hay M.

5.2.3 Cơ số tiền và thừa số tiền


 Cơ số tiền là luợng tiền giấy và tiền kim loại ngoài ngân hàng cộng với tiền dự trữ trong ngân
hàng. Đây là toàn bộ tiền do NHTW phát hành

 Thừa số tiền (hay số nhân tiền tệ) là hệ số phản ánh khối lượng tiền được tạo ra từ 1 đơn vị
tiền cơ sở

Ta có:

M = kM H hay M = kM (C + R)

Trong đó:

kM: hệ số nhân của tiền hay thừa số tiền

H: lượng tiền mạnh

C: tiền mặt

R: dự trữ

M: lượng tiền giao dịch

5.2.4 Công thức tính kM


Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gởi không kỳ hạn vào ngân hàng

Trong đó:

C: tiền mặt ngoài ngân hàng

D: tiền gởi không kỳ hạn tại ngân hàng

Tỷ lệ dự trữ

Trong đó:

R: lượng tiền dự trữ


60 Bài 5 : Chính sách tiền tệ

Công thức tính kM

 Số nhân của tiền luôn luôn lớn hơn 1

 Số nhân của tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ

 Số nhân của tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng

5.3 NGÂN HÀNG

Được chia làm 2 loại:

1.1.1 Ngân hàng trung gian (NHTG)

Đây là các loại ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tín dụng…Ví dụ: ACB, Đông Á
Bank, Vietcombank, Prudential…

Khi chúng ta gởi tiền vào các tổ chức này, họ sẽ chia khoản tiền gởi này thành 2 phần:

 Dự trữ = Dự trữ bắt buộc + dự trữ tùy ý

 Lượng tiền kinh doanh

Trong đó:

re : dự trữ tùy ý

rr : dự trữ bắt buộc

Lượng tiền kinh doanh là toàn bộ lượng tiền còn lại NHTG sẽ đem đi cho vay hoặc thực hiện các
nghiệp vụ ngân hàng. Chính khoản cho vay này đã làm cho M tăng lên.
Bài 5 : Chính sách tiền tệ 61

Cơ chế tạo tiền

Ngân hàng Tiền gởi Dự trữ (10%) Cho vay

A 1000 100 900

B 900 90 810

C 810 81 729

D 729 72,9 656,1

E 656,1 65,6 590,5

…… … … …

Tổng 10.000 1.000 9.000

Chức năng của ngân hàng trung gian

 Nhận tiền gởi và cho vay

 Bảo lãnh tín dụng

 Mở L/C…

5.3.1 Ngân hàng trung ƣơng (NHTW)


Hay còn được gọi là ngân hàng nhà nước. NHTW có các chức năng sau:

 Kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế

 Đưa ra các quy định đối với các NHTG về tỷ lệ dự trữ

 Phát hành tiền

 Điều tiết kinh tế vĩ mô (kết hợp chính sách tài khóa của chính phủ)

 Quan hệ với các NHTG như một tổ chức tín dụng.

 …….

5.3.2 Ba công cụ điều tiết nền kinh tế


5.3.2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Được NHTW dùng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Cơ chế hoạt động như sau:
62 Bài 5 : Chính sách tiền tệ

 Khi muốn mở rộng tiền tệ (hay chính sách tiền tệ mở rộng), có nghĩa là tăng M lên thì NHTW
sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

rr ↓ => kM ↑ => M↑

 Khi muốn thu hẹp tiền tệ (hay chính sách tiền tệ thu hẹp), có nghĩa là giảm M xuống thì
NHTW sẽ tăng lệ dự trữ bắt buộc

rr ↑ => kM ↓ => M↓

 Công cụ này tác động vào thừa số nhân tiền tệ (kM)

 Đây là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh lượng cung tiền trên thị trường

5.3.2.2 Tỷ suất chiết khấu (rD)

Tỷ suất chiết khấu là lãi suất NHTW cho NHTG vay hay nói cách khác đó là nghiệp vụ chiết
khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá.

 Khi muốn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng NHTW sẽ giảm tỷ suất chiết khấu, khi đó sẽ
khuyến khích các NHTG vay tiền và vì vậy NHTG không cần phải giữ lại nhiều tiền họ sẽ
đẩy mạnh cho vay – dẫn đến M tăng lên, khi khách hàng đến rút tiền họ sẽ đi vay lại của
NHTW

 Khi muốn thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp NHTW sẽ tăng tỷ suất chiết khấu, khi đó các
NHTG sẽ không hoặc ít vay tiền của NHTW và vì vậy họ phải giữ lại nhiều tiền hơn để chi
trả cho khách hàng đến rút tiền. Việc này dẫn đến việc cho vay bị hạn chế - dẫn đến M giảm
xuống.

 Điểm bất lợi của công cụ này là việc NHTW điều chỉnh lãi suất chiết khấu, còn việc NHTG
có vay hay không lại là một chuyện khác.

 Công cụ này tác động vào thừa số nhân tiền tệ (kM)

5.3.2.3 Nghiệp vụ thị trƣờng mở

Nghiệp vụ thị trường mở là việc mua hoặc bán trái phiếu, chứng khoán hoặc giấy tờ có giá trên
thị trường.

 Khi NHTW muốn tăng lượng cung tiền trên thị trường họ sẽ mua vào các trái phiếu, chứng
khoán hoặc giấy tờ có giá. Việc mua vào này sẽ đẩy thêm một lượng tiền mặt ra lưu thông
dẫn đến M tăng lên

 Khi NHTW muốn giảm lượng cung tiền trên thị trường họ sẽ bán ra các loại trái phiếu, chứng
khoán hoặc giấy tờ có giá. Việc bán ra này sẽ hút vào một lượng tiền mặt làm cho lượng tiền
lưu thông trên thị trường giảm xuống.

 Công cụ này tác động vào cơ số tiền (C+R)


Bài 5 : Chính sách tiền tệ 63

5.4 CẦU TIỀN

Cầu về tiền là lượng tiền M mà mọi người muốn nắm giữ. Lượng tiền nắm giữ có thể là tiền mặt
ngoài ngân hàng hoặc tiền ngân hàng.

5.4.1 Nguyên nhân cầu tiền


Cầu về tiền giao dịch

Là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để dùng vào việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ hàng
ngày.

Cầu tiền để dự phòng

Là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bất ngờ, không dự
tính trước, chẳng hạn như ốm đau, tai nạn…

Cầu về tiền để đầu cơ

Là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ như là cất giữ một loại tài sản

5.4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu tiền


5.4.2.1 Sản lƣợng

Cầu về tiền để giao dịch và dự phòng sẽ tăng lên khi sản lượng tăng lên

5.4.2.2 Lãi suất

Lãi suất càng thì chi phí cơ hội càng lớn, người ta càng ít muốn giữ tiền trong tay, tức là cầu về
tiền giảm.

5.4.2.3 Giá cả

Khi giá cả tăng lên để đạt được mức sống như cũ người ta cần phải giữ nhiều tiền hơn, vậy cầu
tiền sẽ tăng lên khi giá cả tăng.

5.5 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ

5.5.1 Sự cân bằng


Cũng giống như tất cả các loại thị trường, thị trường tiền tệ cũng có sự cân bằng đó là nơi giao
nhau giữa cung và cầu

 Cung tiền do NHTW kiểm soát, mức cung tiền thường là cố định nó không phụ thuộc vào
biến lãi suất. Như vậy đường cung tiền sẽ là một đường thẳng đứng song song với trục tung.
64 Bài 5 : Chính sách tiền tệ

 Cầu tiền nghịch biến với lãi suất, có nghĩa


là khi lãi suất tăng lên thì cầu tiền giảm
xuống và ngược lại.

 Trên đồ thị giao điểm giữa 2 đường giúp


ta xác định được lượng cung tiền và lãi
suất cân bằng.

Bất kỳ một sự lệch ra khỏi điểm cân bằng đều


dẫn đến việc thị trường mất cân đối giữa cung và
cầu. Do đó giá cả tiền tệ (lãi suất) sẽ tự điều chỉnh
để duy trì sự cân đối.

5.5.2 Sự dịch chuyển


5.5.2.1 Cung tiền dịch chuyển

Khi cung tiền dịch chuyển sẽ làm cho lãi


suất thay đổi – nếu cầu tiền trong trạng thái
không đổi – hoặc tăng lên hoặc giảm xuống tùy
theo hướng dịch chuyển của cung tiền.

Ví dụ, cung tiền dịch chuyển sang phải, cầu


tiền không đổi, dẫn đến lãi suất giảm xuống.

5.5.2.2 Cầu tiền dịch chuyển

Khi cầu tiền dịch chuyển, cung tiền không


đổi, sẽ làm cho lãi suất thay đổi. Tùy theo
hướng dịch chuyển của cầu tiền mà lãi suất sẽ
tăng lên hay giảm xuống.

Ví dụ, cung tiền không đổi, đường cầu tiền


dịch chuyển lên phía trên dẫn đến lãi suất tăng
lên.
Bài 5 : Chính sách tiền tệ 65

5.6 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ

5.6.1 Chính sách tiền tệ mở rộng


Khi sản lượng của nền kinh tế thấp hơn sản lượng tiềm năng chính phủ sẽ thực hiện chính sách
tiền tệ mở rộng nhằm đưa sản lượng về sản lượng tiềm năng. NHTW sử dụng chính sách tiền tệ mở
rộng khi nền kinh tế suy thoái

i i

i0
i0
i1 E i1

M I
M0 M1 I0 I1

5.6.2 Chính sách thu hẹpHình


tiền5.4tệChính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách thu hẹp tiền tệ thì ngược với chính sách mở rộng tiền tệ. Khi nền kinh tế lạm phát thì
NHTW sẽ thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ.
TÓM TẮT

1. Tiền

 Tiền và chức năng của tiền

 Các trạng thái của tiền

2. Cung tiền

 Lượng tiền mạnh

 Lượng tiền giao dịch

 Cơ số tiền và thừa số tiền

 Hệ số nhân của tiền

3. Ngân hàng
66 Bài 5 : Chính sách tiền tệ

 Ngân hàng trung ương

 Ngân hàng trung gian

 3 công cụ tiền tệ để điều tiết nền kinh tế

 Cầu tiền

 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu tiền

4. Cân bằng trên thị trường tiền tệ

5. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế

 Chính sách tiền tệ mở rộng

 Chính sách tiền tệ thu hẹp


Bài 5 : Chính sách tiền tệ 67

BÀI TẬP

1. Giả sử một nền kinh tế có các số liệu sau:

R = 10 tỷ; D = 80 tỷ; C = 15 tỷ; C = 80 + 0,8Yd; I = 100 + 0,1Y; G = 500; T = 60 + 0,2Y; Yp =


2000

DM = 400 – 80i; SM = 500

a. Nền kinh tế đang trong tình trạng nào?

b. Chính sách tiền tệ có thể áp dụng là gì?

c. Tính kM ?

d. Giả sử NHTW áp dụng công cụ dự trữ bắt buộc thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng hay giảm bao
nhiêu?

2. Cho số liệu về hệ thống ngân hàng thương mại và giữ tiền của công chúng trong bảng sau. Dự trữ
đang trong tình trạng vừa đủ

Bảng cân đối kế toán giản đơn của hệ thống ngân hàng thương mại

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ 100 Tiền gởi không kỳ hạn 1000

Trái phiếu và cho vay 900

Tổng cộng 1000 Tổng cộng 1000

Công chúng có mức cầu cố định về tiền là 100 tỷ đồng và đang nắm giữ 100 tỷ đồng mong muốn

Hãy mô tả tác động lan truyền khi NHTW tăng thêm 100 tỷ tiền mặt vào lưu thông:

a. Công chúng phản ứng như thế nào?

b. Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại thay đổi như thế nào?

c. Ngân hàng thương mại phản ứng như thế nào?

d. Công chúng nắm giữ bao nhiêu tiền mặt?

e. Công chúng làm gì với lượng tiền mặt dôi dư?

f. Hành động của công chúng tác động đến ngân hàng thương mại như thế nào?

g. Tại thời điểm nào hệ thống tiền tệ bao gồm ngân hàng thương mại và công chúng trở lại trạng
thái cân bằng?

h. Kết quả cuối cùng, khối lượng tiền thay đổi như thế nào?
68 Bài 5 : Chính sách tiền tệ

TRẮC NGHIỆM

3. Ngân hàng thương mại có thể tạo ra tiền bằng cách

a. Bán trái phiếu đang giữ

b. Tăng mức dự trữ

c. Cho vay một phần số tiền huy động được

d. Phát hành séc

4. Theo lý thuyết của Keynes, cầu về tiền

a. Phụ thuộc vào nhu cầu thanh toán

b. Chỉ phụ thuộc vào lãi suất

c. Phụ thuộc thuộc vào sản lượng

5. Hoạt động nào dưới đây không làm thay đổi lượng tiền cơ sở

a. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng

b. NHTW mua trái phiếu chính phủ từ ngân hàng thương mại

c. Một ngân hàng thương mại chuyển tiền của họ vào tài khoản dự trữ tại NHTW

d. NHTW bán trái phiếu chính phủ cho ngân hàng thương mại

6. NHTW có thể thay đổi cung tiền bằng cách

a. Mua, bán các trái phiếu chính phủ

b. Mua, bán ngoại tệ

c. Các hoạt động (a) và (b) đều đúng

d. Chỉ có hoạt động a đúng


7. Hoạt động thị trường mở:

a. Là hoạt động của NHTW mua, bán trái phiếu của công ty

b. Là hoạt động của NHTW cho các ngân hàng thương mại vay

c. Là hoạt động của NHTW mua bán các trái phiếu của chính phủ

d. Tất cả các hoạt động trên

8. NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng thời với việc bán ra trái phiếu của chính phủ thì lượng
tiền của nền kinh tế sẽ:

a. Tăng
Bài 5 : Chính sách tiền tệ 69

b. Không đổi

c. Giảm

d. Không đủ thông tin để kết luận

9. Tác động đến cung tiền thực tế là:

a. Lãi suất giảm, đầu tư tăng

b. Lãi suất không đổi

c. Lãi suất tăng, đầu tư giảm

d. Lãi suất tăng, đầu tư tăng

10. Chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô vì:

a. Tiền là phương tiện thanh toán, dự trữ giá trị và là đơn vị hạch toán

b. Tiền là biểu hiện của sự giàu có và quyết định sức mua của xã hội

c. Sự thay đổi cung tiền và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng và
tỷ lệ thất nghiệp

d. Các nền kinh tế ngày nay đều là kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào
tình trạng lưu thông tiền tệ.
70 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

BÀI 6: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA KẾT HỢP VỚI


CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Đường IS và đường LM

 Sự cân bằng thị trường hàng hóa và tiền tệ trong mô hình IS – LM

 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM

6.1 ĐƢỜNG IS (INVESTMENT – SAVING CURVE)

6.1.1 Khái niệm


Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường
hàng hóa và dịch vụ cân bằng. Trên đồ thị đường IS, lãi suất là biến độc lập - được thể hiện
trên trục tung – và sản lượng là biến phụ thuộc, được thể hiện trên trục hoành.

6.1.2 Cách dựng đƣờng IS


Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 71

Giả sử lúc đầu với đồ thị Y – AD ta có đường tổng cầu AD1 tương ứng với mức đầu tư I1 – tương
ứng với mức lãi suất i1 trong đồ thị Y – i phía dưới - cắt đường 450 tại mức sản lượng là Y1. Điểm
giao nhau giữa mức sản lượng Y1 – i1 ta gọi là A. Giả sử bây giờ lãi suất giảm xuống, từ i1 xuống i2
(đồ thì phía dưới), khi lãi suất giảm xuống dẫn tới đầu tư sẽ tăng lên, từ I1 lên I2. Khi đầu tư tăng lên
sẽ dẫn đến tổng cầu tăng lên từ AD1 lên AD2. Đường tổng cầu dịch chuyển lên phía trên cắt đường
450 tại một điểm mới, tương ứng với sản lượng mới là Y2. Giao nhau nhau giữa đường sản lượng Y2
và mức lãi suất i2 ta có điểm B. Bằng cách lập luận tương tự ta có vô số các điểm như vậy. Nối các
điểm đó lại với nhau ta có đường IS

6.1.3 Phƣơng trình đƣờng IS


Đường IS được dựng nhằm mục đích minh họa tác động của chỉ riêng lãi suất trong việc dịch
chuyển đường tổng cầu và làm thay đổi sản lượng cân bằng. Nói cách khác, đường IS nhằm minh họa
sự phụ thuộc của sản lượng cân bằng đối với lãi suất i.

Nếu biểu diễn quan hệ này dưới dạng hàm số, ta có:

Y = k*AD0 + k*Imi *i

Y: Sản lượng
72 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

k: hệ số nhân tổng cầu

AD0: tổng cầu tự định

Imi: đầu tư biên theo lãi suất

i: lãi suất

Nhận xét: đồ thị đường IS dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản
lượng. Như vậy hệ số góc của đường này luôn mang dấu âm. Trong hàm số trên, k*I mi là hệ số góc,
mà k là hệ số nhân của tổng cầu nên luôn mang dấu dương vậy Imi sẽ mang dấu âm. Với Imi là đầu tư
biên theo lãi suất, khi lãi suất tăng thì đầu tư giảm vậy điều này phù hợp với dấu mà nó phải mang.

6.1.4 Độ dốc của đƣờng IS


Độ dốc của đường IS thể hiện mối quan hệ khi lãi suất cao lên thì sản lượng sẽ giảm xuống.
Từ hàm số đường IS ta dễ dàng nhận thấy độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu
tư với lãi suất.

 Độ nhạy cảm cao: khi lãi suất tăng, đầu tư giảm mạnh, nên tổng cầu giảm mạnh và dẫn đến sản
lượng cân bằng giảm mạnh (IS nằm thoai thoải - dốc ít)

 Độ nhạy cảm thấp: khi lãi suất tăng, đầu tư giảm nhẹ, tổng cầu giảm nhẹ và dẫn đến sản lượng
cân bằng giảm nhẹ (IS nằm dốc đứng - dốc nhiều)

6.1.5 Ý nghĩa của đƣờng IS


Đường IS phản ánh tình trạng cân bằng của
thị trường hàng hóa và dịch vụ. Mọi điểm nằm
ngoài đường này đều phản ánh tình trạng không cân
bằng của thị trường này.

Giả sử nền kinh tế đang nằm tại điểm A,


bên trái đường IS. Tại A ta có tổ hợp YA – iA. Với
lãi suất iA, tổng cầu trong nền kinh tế là ADA, tương
ứng với sản lượng cân bằng là YE. Điều này có
nghĩa là trên thị trường hàng hóa và dịch vụ tổng
cung đang nhỏ hơn tổng cầu. Khi tổng cung nhỏ
hơn tổng cầu, nhằm đáp ứng mức tổng cầu hiện tại
các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng tổng cung bằng
việc gia tăng sản xuất hoặc giảm lượng hàng tồn
kho.
Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 73

Tóm lại, chỉ trên đường IS thị trường hàng hóa và dịch vụ mới cân bằng. Ngoài đường IS thị
trường hàng hóa và dịch vụ không cân bằng, nên xu hướng biến động quay về điểm cân bằng theo
quy tắc:

 Nền kinh tế nằm bên trái IS, thị trường có cầu vượt quá cung, nên ta gọi là ED (excess
demand) doanh nghiệp tăng sản lượng

 Nền kinh tế nằm bên phải IS, thị trường có cung vượt quá cầu, nên ta gọi là ES
(excess supply) doanh nghiệp giảm sản lượng

6.1.6 Sự dịch chuyển đƣờng IS


Mọi yếu tố làm dịch chuyển đường tổng
cầu AD mà không phải lãi suất sẽ làm dịch
chuyển đường IS.

Trong thành phần tổng cầu có rất nhiều


yếu tố tác động đến nó như C, I, G, X, M. Bất
kỳ yếu tố nào ngay cả đầu tư I làm thay đổi
tổng cầu đều làm cho đường IS dịch chuyển.
Tất nhiên ở đây thay đổi đầu tư không phải là
do lãi suất thay đổi.

Giả sử rằng lãi suất không đổi, bây giờ


chúng ta thay đổi chi tiêu chính phủ. Chi tiêu
chính phủ lúc đầu là G1 tương ứng với mức
tổng cầu là AD1, ta có mức sản lượng là Y1.
Giao nhau giữa Y1 – i ta có điểm cân bằng thứ
nhất. Bây giờ chính phủ tăng chi tiêu từ G1 lên
G2, khi chính phủ tăng chi tiêu tổng cầu cũng
tăng lên từ AD1 lên AD2 đường tổng cầu dịch
chuyển lên phía trên cắt đường 450 tại một
điểm tương ứng mức sản lượng Y2. Với lãi suất không đổi, giao nhau giữa đường sản lượng Y2 và
mức lãi suất ban đầu ta có điểm cân bằng mới. Điểu này thể hiện đường IS dịch chuyển sang phải.

Nguyên tắc dịch chuyển:

 Khi có các nhân tố khác với lãi suất tác động làm thay đổi tổng cầu AD thì đường IS sẽ dịch
chuyển tương ứng với sự dịch chuyển của AD

 Nếu AD dịch chuyển lên phía trên thì IS dịch chuyển sang phải và ngược lại.
74 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

6.2 ĐƢỜNG LM (LIQUIDITY PREFERENCE AND SUPPLY OF MONEY)

6.2.1 Khái niệm:


Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ
cân bằng. Trên đồ thị đường LM, sản lượng là độc lập và lãi suất là phụ thuộc.

6.2.2 Cách dựng đƣờng LM


Giả thiết: lượng cung ứng tiền M đã
được cho trước. i i
S L
M
Như chúng ta đã biết ở chương tiền tệ, M
mối quan hệ giữa sản lượng với cầu tiền; khi i

sản lượng thay đổi, thu nhập sẽ thay đổi, do 2

đó thay đổi cầu tiền. Vì ở mỗi mức thu nhập


i
khác nhau, các mức giao dịch trong nền kinh DM
1
tế cũng sẽ khác nhau. 2

Ta cũng biết rằng, mức lãi suất được xác DM


định bởi sự cần bằng trên thị trường tiền tệ, 1

tại đó, lượng cung tiền bằng lượng cầu tiền.


M M
Hay nói cách khác, lãi suất là thước đo giá trị Y Y
đồng tiền.
1 2

Nên với một lượng cung tiền đã xác định (không đổi như giả thiết ở trên), khi thu nhập thay đổi,
cầu tiền thay đổi theo, thì lãi suất trên thị trường sẽ thay đổi để đạt được sự cân bằng mới trên thị
trường tiền tệ.

 Với lượng cung tiền đã xác định ban đầu là M. Giả sử sản lượng cân bằng lúc đầu là Y 1 , lượng
cầu tiền là DM1, thị trường tiền tệ đang cân bằng ở mức lãi suất là i1.

 Khi sản lượng tăng lên Y2, lượng cầu tiền tăng theo để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh
tế. Đường cầu tiền tệ dịch chuyển lên phía trên đến vị trí D M2. Thị trường tiền tệ lúc này sẽ cân
bằng ở mức lãi suất cao hơn i2.

 Bằng các lập luận tương tự ta có thể xác định được một loạt tổ hợp giữa lãi suất và sản lượng mà
tại đó thị trường tiền tệ cân bằng.

 Nối các các tổ hợp đó lại với nhau ta có đường LM


Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 75

6.2.3 Phƣơng trình đƣờng LM


Đường LM được dựng nhằm mục đích nghiên cứu tác động của sản lượng đối với lãi suất mà tại
đó thị trường tiền tệ cân bằng, trong điều kiện cung tiền không đổi. Nói cách khác, đường LM minh
họa sự phụ thuộc của lãi suất cân bằng vào mức sản lượng.

i = f(Y)

Đường LM dốc lên thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và sản lượng. Ở đây, sản lượng
là biến số (độc lập) còn lãi suất là hàm số (phụ thuộc)

i = (M-D0)/DMi – (DMY/DMi)*Y

i: Lãi suất

M: lượng cung tiền

D0: cầu tiền tự định

DMi: cầu tiền biên theo lãi suất

DMY: cầu tiền biên theo sản lượng

Y: sản lượng

Vì đường LM dốc lên nên hàm số này sẽ có hệ số góc dương. Hệ số của hàm số này chính là [ -
(DMY/DMi)]. Mà ở đây DMY là cầu tiền biên theo sản lượng nên nó là số dương, do khi sản lượng tăng
lên người ta cần nhiều tiền hơn để giao dịch. Còn DMi là cầu tiền biên theo lãi suất nên nó mang số
âm, do khi lãi suất tăng lên người ta muốn ít giữ tiền hơn. Vậy ta lấy cầu tiền biên theo lãi suất nhân
với dấu trừ ta sẽ được dấu dương.

6.2.4 Độ dốc của đƣờng LM


Độ dốc của đường LM thể hiện khi sản lượng cao hơn sẽ đòi hỏi lượng cầu tiền cao hơn. Với một
lượng cung tiền không đổi, do đó lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ sẽ tăng lên. Và ngược lại.

 Độ nhạy cảm cao: khi sản lượng tăng, cầu tiền tăng mạnh lãi suất cân bằng tăng mạnh dẫn đến
LM dốc nhiều

 Độ nhạy cảm thấp: khi sản lượng tăng, cầu tiền tăng nhẹ, lãi suất cân bằng tăng nhẹ dãn đến LM
dốc ít.

6.2.5 Ý nghĩa của đƣờng LM


76 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

Đường LM phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường tiền tệ. Mọi điểm nằm ngoài đường này
đều phản ánh tình trạng không cân bằng của thị trường này.

Giả sử nền kinh tế đang ở vị trí điểm


B, bên phải đường LM (như hình vẽ). Tại
B ta có tổ hợp YB – iB. Nhưng với sản
lượng là YB, lượng cầu tiền trong nền
kinh tế là DM tương ứng với mức lãi suất
cân bằng là iE. Trên thị trường tiền tệ lúc
này lãi suất cân bằng cao hơn lãi suất
thực tế, lượng cung tiền đang nhỏ hơn
lượng cầu tiền. Trước áp lự đó để duy trì
sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, lãi
suất có xu hướng tăng lên.

Tóm lại, chỉ trên đường LM thị


trường tiền tệ mới cân bằng. Ngoài
đường LM thị trường tiền tệ không cân
bằng, nên xu hướng biến động, quay về điểm cân bằng theo nguyên tắc:

 Nền kinh tế nằm bên trái LM, thị trường có cung tiền vượt quá cầu tiền nên người ta gọi là vùng
ES (excess supply) khi đó lãi suất trên thị trường sẽ giảm

 Nền kinh tế nằm bên


phải đường LM, thị LM
trường có cầu tiền
i SM SM’ i LM’
vượt quá cung tiền,
nên người ta gọi là i1
vùng ED (excess
i2
demand) khi đó lãi
suất trên thị trường sẽ
tăng. DM1

M M
Y1

6.2.6 Sự dịch chuyển của đƣờng LM


6.2.6.1 Dịch chuyển LM do cung tiền thay đổi
Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 77

Đường LM được hình thành trong điều kiện lượng cung tiền SM là không đổi nên khi thay đổi
cung tiền thì LM sẽ dịch chuyển.

Giả sử sản lượng là không đổi dẫn đến cầu tiền không đổi, ta có tổ hợp là Y 1 – i1. NHTW tăng
cung ứng tiền từ SM đến SM’, với cầu tiền không đổi khi cung tiền tăng lên dẫn đến lãi suất giảm
xuống. Lúc này ta có tổ hợp mới là Y1 – i2. Đường LM dịch chuyển sang phải. Và ngược lại.

6.2.6.2 Dịch chuyển đƣờng LM do cầu tiền thay đổi.

Giả sử sản lượng và


cung tiền là không đổi, ta LM’
có tổ hợp Y1 – i1. Vì một lý i i
SM LM
do nào đó (nhu cầu mua
nhà, đầu tư, sản xuất…) i2

cầu tiền tăng lên. Với cung i1


tiền không đổi, khi cầu tiền DM2
tăng lên tất yếu sẽ dẫn đến
DM1
lãi suất tăng lên từ i1 lên i2.
Với sản lượng không đổi M M
Y1
lúc này ta có tổ hợp mới là
Y1 – i2. Đường LM dịch chuyển sang trái. Và ngược
lại.

Nguyên tắc dịch chuyển:

 Khi cung tiền tăng, hoặc cầu tiền giảm thì đường
LM sẽ dịch chuyển sang phải

 Ngược lại, khi cung tiền giảm, hoặc cầu tiền tăng
thì đường LM sẽ dịch chuyển sang trái.

6.3 SỰ CÂN BẰNG TRÊN CÁC THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ
TRONG MÔ HÌNH IS – LM

Nền kinh tế chỉ cân bằng khi tất cả các thị trường đều cân bằng. Thị trường hàng hóa - dịch vụ
cân bằng trên đường IS. Thị trường tiền tệ cân bằng trên đường LM. Và điểm cân bằng chung cho cả
2 thị trường chính là giao điểm giữa IS – LM
78 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

Bất kỳ một điểm nào khác lệch ra khỏi điểm cân bằng chung cho cả 2 thị trường thì sẽ được các
lực lượng thị trường vận động để đưa về mức cân bằng chung.

Giả sử nếu nền kinh tế ở điểm A thì cả 2 thị trường đều không cân bằng:

 Trên thị trường hàng hóa - dịch vụ tổng cầu lớn hơn tổng cung nên sản lượng sẽ tăng.

 Trên thị trường tiền tệ lãi suất thực tế cao hơn lãi suất cân bằng, nên cung tiền tiền vượt quá
cầu tiền, do đó lãi suất sẽ giảm.

Tác động cộng hưởng của cả hai lực lượng thị trường sẽ làm cho nền kinh tế có xu hướng dịch
chuyển, nền kinh tế đang ở điểm A sẽ dần dịch chuyển vào E cho đến khi cả 2 thị trường đều cân
bằng.

6.4 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG MÔ


HÌNH IS – LM

6.4.1 Tác động của chính sách tài khóa trong mô hình IS – LM
Giả sử nền kinh tế đang cân bằng ở E1,
sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng. Vậy
để đưa sản lượng về sản lượng tiềm năng nhà
nước sẽ thực hiện chính sách tài khóa mở
rộng. Như đã nói ở trên, với một chính sách
tài khóa mở rộng sẽ làm cho đường IS dịch
chuyển sang phải, cắt đường LM tại mức sản
lượng tiềm năng. Đồng thời cũng làm mức lãi
suất tăng lên.

6.4.2 Tác động hất ra của chính


sách tài khóa (Crowding
out)
Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 79

Giả sử lúc đầu nền kinh tế đang cân bằng


ở mức sản lượng Y1 tương ứng với tổng cầu
AD1. Lúc này sản lượng cân bằng thấp hơn
sản lượng tiềm năng YP. Để ổn định nền kinh
tế bằng cách đưa sản lượng cân bằng về mức
sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính
sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu chính
phủ). Như đã nói ở trên khi tổng cầu AD tăng
lên sẽ làm cho IS dịch chuyển sang phải,
đường LM vẫn không thay đổi. Khi IS dịch
chuyển sang phải sẽ làm cho sản lượng tăng
lên kéo theo lãi suất cũng tăng lên. Khi lãi suất
tăng lên sẽ làm cho đầu tư giảm xuống, việc
này sẽ làm cho tổng cầu giảm xuống AD dịch
chuyển sang trái dẫn đến IS dịch chuyển sang trái. Mong muốn của chính phủ là sẽ làm tăng sản
lượng từ Y1 đến YP nhưng thực tế sản lượng chỉ tăng đến Y’ do tác động hất ra (crowding out) vì lãi
suất tăng lên.

Thường thì tác động hất ra chỉ một phần hiếm


khi hất ra toàn bộ. Như vậy trong chính sách tài
khóa chúng ta cần lưu ý:

 Khi độ nhạy cảm của đầu tư đối với lãi


suất càng cao thì tác động hất ra càng
lớn và ngược lại. Đường IS càng thoai
thoải tác động hất ra càng lớn.

 Khi độ nhạy cảm của cầu tiền đối với


thu nhập càng cao thì LM càng dốc, tác
động hất ra sẽ mạnh dẫn đến chính sách
tài khóa càng kém hiệu quả.

6.4.3 Tác động của chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM


Giả sử nền kinh tế đang cân bằng ở mức sản lượng Y1, thấp hơn sản lượng tiềm năng. Bây giờ
chính phủ muốn ổn định nền kinh tế bằng cách đưa sản lượng về sản lượng tiềm năng bằng chính
sách tiền tệ mở rộng. Khi chính phủ tăng cung tiền tăng lên sẽ làm cho đường LM dịch chuyển sang
tay phải từ LM1 sang LM2. Sản lượng sẽ về sản lượng tiềm năng và lãi suất sẽ giảm xuống từ i 1 đến i2.
80 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

Bẫy thanh khoản là hiện tượng lạm phát tăng nhanh mà sản lượng không tăng hoặc tăng rất ít khi
NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ để kích thích cầu đầu tư chống suy thoái.

6.4.4 Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS
– LM
6.4.4.1 Chính sách tài khóa mở
rộng và tiền tệ mở rộng LM1
i
Giả sử nền kinh tế lúc đầu đang cân bằng
ở mức sản lượng Y1 thấp hơn mức sản lượng
LM2
tiềm năng YP. Để ổn định nền kinh tế bằng
cách đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm
năng chính phủ thực hiện đồng thời 2 chính
sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Hai chính
sách này sẽ làm cho hai đường IS và LM IS
dịch chuyển sang phải và cắt nhau tại mức IS
sản lượng tiềm năng. Trong việc thực hiện
Y
hai chính sách này chắc chắn sẽ làm cho sản Y1 YP
lượng tăng lên nhưng lãi suất thì không xác
định được vì còn tùy.

6.4.4.2 Chính sách tài khóa và tiền tệ thu


hẹp

Giả sử nền kinh tế lúc đầu đang cân bằng


ở mức sản lượng Y1 cao hơn sản lượng tiềm
năng YP. Để ổn định nền kinh tế bằng cách
đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng
chính phủ thực hiện đồng thời 2 chính sách
tài khóa và tiền tệ thu hẹp. Hai chính sách
này sẽ làm cho hai đường IS và LM dịch
chuyển sang trái và cắt nhau tại mức sản
lượng tiềm năng. Trong việc thực hiện hai
chính sách này chắc chắn sẽ làm cho sản
lượng giảm xuống nhưng lãi suất thì không
xác định được vì còn tùy.
Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 81

6.4.4.3 Chính sách ổn định hóa thu nhập

Ngay cả khi nền kinh tế đạt mức sản lượng


tiềm năng thì chính phủ vẫn có thể tác động
bằng chính tài khóa và chính sách tiền tệ vào
nền kinh tế. Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại
mức sản lượng tiềm năng, bây giờ chính phủ
thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp và chính
sách tiền tệ mở rộng thì sản lượng vẫn là sản
lượng tiềm năng nhưng lãi suất thì giảm từ i 1
xuống i2. Điều này tốt hơn cho nền kinh tế.

TÓM TẮT

1. Đường IS

 Khái niệm

 Cách dựng

 Phương trình

 Ý nghĩa của đường IS

 Độ dốc

 Di chuyển và dịch chuyển

2. Đường LM

 Khái niệm

 Cách dựng

 Phương trình

 Ý nghĩa của đường LM

 Độ dốc

 Di chuyển và dịch chuyển

3. Sự cân bằng trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trong mô hình IS – LM

4. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS – Lm


82 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

 Tác động của chính sách tài khóa

 Tác động của chính sách tiền tệ

 Tài khóa và tiền tệ mở rộng

 Tài khóa và tiền tệ thu hẹp

 Chính sách ổn định hóa thu nhập

BÀI TẬP

Cho các số liệu sau:

1. C = 150 + 0,85Yd; I = 100 – 40i; G = 500; T = 120 + 0,15Y; SM = 2000; DM = 1000 + 0,25Y
– 40i

a. Tìm phương trình đường IS và LM, mức sản lượng và lãi suất cân bằng?

b. Nếu chính phủ giảm chi tiêu 50, lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

c. Tiếp câu a, nếu NHTW phát hành thêm một số chứng khoán trị giá 10 tỷ thì lãi suất cân bằng
và sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Biết kM = 4

TRẮC NGHIỆM

2. Trong mô hình IS – LM, khi sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng, chính phủ nên áp dụng:

a. Chính sách tài khóa mở rộng

b. Chính sách tiền tệ mở rộng

c. Kết hợp cả hai chính sách trên

d. Cả 3 đều đúng

3. Nếu đường LM nằm ngang thì:

a. Chính sách tài khóa không làm thay đổi lãi suất

b. Chính sách tài khóa tác động mạnh đến sản lượng

c. Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng

d. Câu (a) và (b) đều đúng

4. Nếu đầu tư hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất thì

a. Đường IS có dạng thẳng đứng

b. Đường IS có dạng nằm ngang


Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ 83

c. Đường IS có dạng dốc lên về phía phải

d. Đường LM có dạng thẳng đứng

5. Đường IS có dạng thẳng đứng thì:

a. Chính sách tiền tệ không tác động đến sản lượng

b. Chính sách tiền tệ tác động mạnh đến sản lượng

c. Chính sách tài chính tác động mạnh đến sản lượng

d. Câu (a) và (c) đúng

6. Câu nào dưới đây đúng?

a. Đường LM có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tài khóa càng tác động mạnh đến sản lượng

b. Đường IS có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tài chính càng tác động mạnh đến sản lượng

c. Đường LM có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tiền tệ càng tác động mạnh đến sản lượng

d. Đường IS có độ dốc càng nhỏ thì chính sách tiền tệ càng tác động mạnh đến sản lượng

7. Trong mô hình IS – LM, chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến:

a. Đường LM sang phải


b. Lãi suất giảm, sản lượng tăng
c. Lãi suất tăng, đầu tư giảm
d. Câu (a) và (c) đúng
8. Điểm cân bằng trong mô hình IS – LM chỉ ra mức lãi suất và sản lượng mà tại đó:
a. Cung và cầu về hàng hóa, dịch vụ bằng nhau
b. Cung về tiền bằng với cầu về tiền
c. Cung và cầu cân bằng đồng thời trên cả 2 thị trường hàng hóa và tiền tệ
d. Cung và cầu cân bằng hoặc trên thị trường hàng hóa hoặc trên thị trường tiền tệ
9. Đường IS dốc xuống về phía bên phải phản ánh mối quan hệ:
a. Sản lượng giảm dẫn đến lãi suất cân bằng tăng
b. Sản lượng tăng dẫn đến lãi suất cân bằng giảm
c. Lãi suất giảm dẫn đến sản lượng cân bằng tăng
d. Câu (b) và (c) đúng
10. Mỗi điểm trên đường LM chỉ ra mức lãi suất và sản lượng, mà tại đó:
a. Sản lượng đạt mức cân bằng
b. Cung về tiền bằng với cầu về tiền
84 Bài 6 : Chính sách tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ

c. Sản lượng có thể đạt mức cân bằng hoặc không


d. Câu (b) và (c) đúng
Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 85

BÀI 7: TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Tổng cầu theo biến số mức giá

 Tổng cung và thị trường lao động

 Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu

7.1 TỔNG CẦU THEO BIẾN SỐ MỨC GIÁ

7.1.1 Thị trƣờng tiền tệ với biến số mức giá


Ở chương 5 chúng ta chỉ xét đến cung tiền SM và cầu tiền DM mà chưa xét đến giá. Vậy cung tiền
và cầu tiền đó thực chất là cung tiền và cầu tiền danh nghĩa. Biến số giá được đưa vào đây nhằm xác
định giá trị thực.

Cung tiền thực là khối tiền thực có trong nền kinh tế. Cung tiền thực được tính bằng

Trong đó:

SM : cung tiền thực

M : cung tiền danh nghĩa

P : giá

Cầu tiền thực là khối lượng tiền mà mọi người muốn


nắm giữ để chi tiêu. Cầu tiền thực là một hàm phụ thuộc
vào lãi suất và sản lượng

Trong đó:

DM : cầu tiền

D0 : cầu tiền tự định

Dmi : cầu tiền biên theo lãi suất

DmY : cầu tiền biên theo sản lượng

Cầu tiền không đổi, khi giá tăng lên làm cung tiền thực giảm xuống dẫn đến lãi suất tăng lên.
86 Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh

7.1.2 Tác động của giá đối với đƣờng LM

Khi giá tăng lên làm cho cung tiền thực giảm xuống, lãi suất tăng lên, ở đây sản lượng là không
đổi dẫn đến đường LM dịch chuyển lên phía trên.

Hay nói cách khác, khi thự hiện chính sách tiền tệ thu hẹp thì đường LM dịch chuyển lên trên
(sang trái) và ngược lại

Phương trình đường LM


Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 87

7.1.3 Đƣờng tổng cầu theo


biến số mức giá
7.1.3.1 Cách dựng đƣờng tổng cầu

Với mức giá P0 ta có mức sản


lượng tương ứng là Y1 ta có sự kết
hợp P0 – Y1. Giả sử bây giờ giá tăng
lên P2, khi giá tăng lên làm cho cung
tiền thực giảm xuống như đã nói ở
trên đường LM dịch chuyển lên phía
trên. Sản lượng cân bằng bây giờ
giảm xuống là Y2. Giao nhau giữa
giá và lượng ta có sự kết hợp mới là
P1 – Y2. Bằng cách lập luận tương
tự ta có vô số các sự kết hợp giống
như vậy. Nối các điểm này lại với
nhau chúng ta có đường tổng cầu
AD như hình 7.3.

7.1.3.2 Ý nghĩa của AD

Đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa giá và lượng. Mối quan hệ này có tính chất là nghịch
biến.

7.1.3.3 Phƣơng trình AD

Phương trình đường AD là sự kết hợp giữa 2 phương trình đường IS và LM bằng cách khử đi
biến lãi suất (i).

Y = f(P)

7.1.3.4 Sự dịch chuyển của đƣờng AD

Do IS dịch chuyển

Sự dịch chuyển của đường tổng cầu trong trường hợp này liên quan đến chính sách tài khóa của
chính phủ.
88 Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh

Do LM dịch chuyển

Sự dịch chuyển của đường tổng cầu trong trường hợp này liên quan đến chính sách tiền tệ. Hình
7.5
Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 89

7.2 TỔNG CUNG VÀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG

7.2.1 Thị trƣờng lao động


7.2.1.1 Khái niệm về cầu lao động

Cầu lao động cho biết các hãng kinh doanh cần
bao nhiêu lao động tương ứng với mỗi mức tiền lương
thực tế, trong điều kiện khác như vốn, tài
nguyên,…không đổi.

Tiền lương thực tế (wr) là tiền lương biểu thị khối


lượng hàng hóa và dịch vụ mà tiền lương danh nghĩa
có thể mua được tương ứng với một mức giá đã cho

Trong đó:

Wr : tiền lương thực tế

Wn : tiền lương danh nghĩa

P : giá

Cung và cầu về lao động phụ thuộc vào tiền lương thực tế chứ không phụ thuộc vào tiền lương
danh nghĩa.

7.2.1.2 Đƣờng cung về lao động

Cung về lao động là số lượng lao động mà nền kinh tế có thể cung ứng tương ứng với từng mức
lương thực tế.

Đường cung về lao động biểu diễn mối quan hệ giữa lao động ứng với từng mức lương thực tế.

7.2.1.3 Thị trƣờng lao động cân bằng

Có 2 quan điểm khác nhau:

 Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền lương danh nghĩa và giá cả là hoàn toàn linh hoạt,
dẫn đến tiền lương thực tế cũng sẽ tự điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn cân bằng.
Nền kinh tế luôn ở trạng thái toàn dụng, không có thất nghiệp không tự nguyện
90 Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh

 Trái lại, các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công danh nghĩa
không hoàn toàn linh hoạt, tiền công thực tế do vậy cũng không thay đổi, thị trường lao động
luôn trong tình trạng có thất nghiệp.

7.2.2 Hai trƣờng hợp đặc biệt của đƣờng


cung ngắn hạn.
7.2.2.1 Đƣờng cung theo trƣờng phái cổ điển

Đó là 1 đường thẳng đứng song song trục tung. Nó


dựa trên giả thuyết rằng, các thị trường, trong đó đặc biệt
là thị trường lao động luôn cân bằng. Giá cả hàng hóa
luôn được điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hóa
sản xuất ra đúng bằng số lượng hàng hóa mà người tiêu
dùng muốn mua. Tiền công cũng linh hoạt điều chỉnh cho
đến khi nào mọi người muốn làm việc tại mức tiền công
đó đều có việc làm và các hãng kinh doanh sử dụng đúng
số công nhân mà họ muốn thuê. Nền kinh tế ở trong trạng
thái toàn dụng.

7.2.2.2 Đƣờng cung ngắn hạn theo trƣờng phái


Keynes

Đường cung nằm ngang song song với trục


hoành. Đường cung này cho biết các doanh nghiệp
sẵn sàng cung ứng mọi số lượng sản phẩm ở 1
mức giá P* cho trước

Đường tổng cung của Keynes dựa trên giả


thiết các thị trường trong đó đặc biệt là thị trường
lao động không phải lúc nào cũng cân bằng và nền
kinh tế luôn ở tình trạng thất nghiệp. Do luôn có
thất nghiệp nên các doanh nghiệp có thể thuê thêm
bao nhiêu lao động cũng được với mức lương cố
định đã cho. Vì vậy mà họ luôn cung cấp sản
phẩm cho mọi nhu cầu xã hội mà không cần tăng
giá.

7.2.3 Đƣờng tổng cung thực tế ngắn hạn


Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng dựa trên mối quan hệ:
Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 91

 Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm

 Mối quan hệ giữa việc làm và tiền lương

 Mối quan hệ giữa tiền lương và giá cả

Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm

Tiền công thực tế trong thị trường lao động

vận động phản ứng lại những mất cân bằng trong thị trường này. Nếu thị trường lao động có thất
nghiệp thì tiền công sẽ giảm, nếu nhu cầu cần nhiều lao động thì tiền lương sẽ tăng. Tuy vậy, tiền
công cũng không hoàn toàn linh hoạt và nó chỉ thường điều chỉnh sau 1 khoảng thời gian (thường hết
hạn 1 hợp đồng)

Như vậy, sản lượng thực tế càng cao hơn so với mức sản lượng tiềm năng thì tiền công cũng càng
cao. Còn sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì tiền công thực tế giai đoạn sau sẽ
thấp hơn mức tiền công thực tế giai đoạn trước.

Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ định giá sẽ định giá sản phẩm sao cho bù đắp được chi phí
và có lãi. Trong thời gian ngắn hạn, các yếu tố đầu vào cố định khác chưa thay đổi, chỉ có đầu vào
92 Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh

biến đổi thay đổi theo sản phẩm. Trong các yếu tố đầu vào biến đổi thì tỷ trọng chi phí cho đầu vào về

lao động chiếm nhiều nhất. Do vậy, khi chi phí lao động thay đổi sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới giá sản
phẩm.

Đường tổng cung ngắn hạn thực tế

Là một đường dốc lên và được chia ra làm ba phân đoạn

7.2.4 Đƣờng tổng cung dài hạn (LAS)


Đường SAS dốc lên do nhiều chi phí là không linh hoạt trong ngắn hạn. Nhưng giá và tiền lương
cứng nhắc sẽ trở thành uyển chuyển hơn theo thời gian, do đó trong dài hạn, đường LAS là thẳng
đứng song song với trục tung và sản lượng được xác định bởi GDP tiềm năng. Hay nói cách khác
đường tổng cung trong dài hạn trùng với đường sản lượng tiềm năng.

7.3 Mối quan hệ tổng cung – tổng cầu

Trạng thái cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt tại điểm E, tương ứng với mức giá P. Nếu không có lực
lượng nào tác động đến E làm nó thay đổi vị trí thì nền kinh tế luôn duy trì được trạng thái cân bằng
này.
Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 93

TÓM TẮT
1. Tổng cầu theo biến số mức giá

 Thị trường tiền tệ và biến số mức giá

 Tác động của giá đối với đường LM

 Đường tổng cầu theo biến số mức giá

2. Tổng cung và thị trường lao động

 Thị trường lao động

 Hai trường hợp đặc biệt của đường cung ngắn hạn

 Đường tổng cung thực tế ngắn hạn

 Đường tổng cung dài hạn

3. Mối quan hệ tổng cung và tổng cầu


94 Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh

TRẮC NGHIỆM

1. Trong mô hình tổng cung – tổng cầu, trong dài hạn, tăng cung tiền dẫn tới
a. Giá tăng, sản lương tăng
b. Giá tăng, sản lượng không đổi
c. Giá tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm
d. Giá tăng, tỷ lệ thất nghiệp tăng
2. Khi tiền lương danh nghĩa tăng, muốn giữ cho sản lượng không đổi bằng cách tác động qua tổng
cầu, giải pháp có thể là
a. Tăng chi tiêu chính phủ
b. NHTW mua vào trái phiếu của chính phủ
c. Giảm thuế
d. Cả 3 đều đúng
3. Khi chi phí sản xuất tăng, để giữ ổn định mức giá bằng cách tác động qua tổng cầu, giải pháp có
thể là:
a. Cắt giảm chi tiêu
b. Tăng lãi suất chiết khấu
c. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Cả 3 đều đúng
4. Hiệu quả sản xuất và tiền lương danh nghĩa dẫn tới
a. Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải
c. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái
d. Câu (a) và (b) đúng
5. Nhận định nào sau đây về đường LAS là đúng?
a. LAS dịch chuyển sang trái khi mức thất nghiệp tự nhiên giảm
b. LAS có dạng thẳng đứng vì sự thay đổi giá kéo theo sự thay đổi tiền lương tương ứng giữ cho
sản lượng không đổi

c. LAS dịch chuyển sang phải khi chính phủ tăng mức lương tối thiểu

d. Cả 3 đều đúng

6. Giả sử ban đầu, nền kinh tế đang ở trong trạng thái cân bằng dài hạn, chính phủ cắt giảm chi tiêu
quốc phòng. Trong ngắn hạn, nền kinh tế có:
a. Giá giảm, sản lượng tăng
b. Giá giảm, sản lượng giảm
Bài 7 : Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 95

c. Giá tăng, sản lượng tăng


d. Câu (a) và (b) đúng
7. Yếu tố nào không tác động đến tổng cầu?
a. Lượng tiền
b. Lãi suất
c. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
d. Chính sách tài khóa của chính phủ
8. Đường AD dịch chuyển sang phải khi
a. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
b. Chính phủ giảm thuế thu nhập
c. Cung tiền tăng
d. Các trường hợp đều đúng
9. Đường AS dịch chuyển sang trái khi
a. Đầu tư giảm
b. Chi tiêu chính phủ giảm
c. Chi phí sản xuất tăng
d. Cung tiền giảm
10. Đường AS dịch chuyển sang phải khi
a. Giá hàng hóa và dịch vụ tăng
b. Giá yếu tố sản xuất tăng
c. Chi tiêu dùng tăng
d. Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm
96 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

BÀI 8: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Các vấn đề liên quan đến lạm phát

 Các vấn đề liên quan đến thất nghiệp

 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

8.1 LẠM PHÁT

8.1.1 Khái niệm


Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất
định.

8.1.2 Đo lƣờng lạm phát


Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng hay giảm bớt của mức giá chung ở một thời điểm nào đó
so với thời điểm trước, thường thời gian là 1 năm. Người ta dùng chỉ số giá tiêu dùng để đo lường
lạm phát. Tỷ lệ lạm phát bằng

Trong đó:

CPIn : chỉ số giá năm thứ n

CPIn-1 : chỉ số giá năm thứ n-1

8.1.3 Chỉ số giá tiêu dùng


Có 2 cách tính

Cách 1:

Trong đó:

pi1 : giá sản phẩm i ở thời kỳ hiện hành

pi0 : giá sản phẩm i ở thời kỳ gốc


Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 97

qi0 : khối lượng mặt hàng i được tính ở năm gốc

Cách 2:

Trong đó:

di0 : tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa I chiếm trong tổng chi tiêu ở năm gốc

Ngoài ra chúng ta còn có chỉ số giá sản xuất (PPI) tính theo giá bán lần đầu (còn được gọi là giá
bán buôn)

Và chỉ số giá toàn bộ hay chỉ số giá giảm phát (GDP deflator). Chỉ số này tính theo giá thị trường
được sử dụng trong việc tính GDP.

8.1.4 Mốt số khái niệm liên quan


Giảm phát

Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục trong một khoảng thời gian
nhất định.

Giảm lạm phát

Là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát hay là hiện tượng tỷ lệ lạm phát năm sau nhỏ hơn năm trước

Thiểu phát

Là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn dự kiến.

Giá chung hay giá tổng quát

Là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa dịch vụ. Mức giá này được đo bằng chỉ số giá
98 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

8.1.5 Phân loại lạm phát


8.1.5.1 Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát

Lạm phát vừa phải hay lạm phát thấp

Là mức lạm phát 1 con số tỷ lệ dưới 10%

Lạm phát phi mã

Là loại lạm phát hai hay ba chữ số

Siêu lạm phát

Là loại lạm phát trên 4 chữ số, tức tỷ lệ lạm phát lên đến ngàn phần trăm

8.1.5.2 Căn cứ trên khả năng dự đoán

Lạm phát dự đoán được

Là loại lạm phát diễn ra đúng theo dự kiến. Loại lạm phát này không đáng ngại và không gây tổn
thất lớn vì chúng ta đã dự tính được

Lạm phát ngoài dự đoán

Là tỷ lệ lạm phát vượt ngoài dự kiến

8.1.6 Nguyên nhân của lạm phát


8.1.6.1 Lạm phát do cầu kéo
Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 99

Lạm phát do cầu thường được gọi là lạm phát cầu kéo, xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng
cung không đổi hoặc tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung.

8.1.6.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Còn gọi là “sốc cung”, là loại lạm phát xảy ra khi chi phí sản xuất tăng hoặc khi năng lực sản xuất
của quốc gia giảm sút.

8.1.6.3 Lạm phát do quán tính hay lạm phát do sức ỳ

Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ
lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các thỏa thuận khác.
100 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

8.1.7 Tác động của lạm phát


8.1.7.1 Lạm phát làm giảm các biến số thực

Do tác động của lạm phát tiền lương thực và lãi suất thực bị giảm xuống

Ví dụ, giả sử tiền lương danh nghĩa là không đổi, khi giá cả tăng lên tiền lương thực là giảm
xuống

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì lãi suất thực sẽ giảm xuống (giả sử lãi suất danh nghĩa là không
đổi)

8.1.7.2 Tác động tới việc phân phối lại lợi ích

 Giữa người đi vay và người cho vay

 Giữa người hưởng lương và người trả lương

 Giữa người mua và người bán

 Giữa các doanh nghiệp với nhau


Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 101

 Giữa chính phủ và dân chúng

8.1.7.3 Tác động đối với cơ cấu kinh tế

Lạm phát có thể thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa không thay đổi theo cùng một tỷ
lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng chiếm trong tổng sản lượng. Tỷ trọng này tăng lên
có 2 lý do:

 Một là do giá tăng nhanh

 Hai là do giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về đó.

8.1.7.4 Đối với hiệu quả kinh tế

 Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá

 Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ

 Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá

 Làm phát làm biến dạng đầu tư

 Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn

 Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài

 Lạm phát làm kích thích người nước ngoài rút tiền

8.1.7.5 Tác động đối với sản lƣợng và việc làm

Kinh tế vĩ mô hiện đại kết luận rằng không có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và mức sản
lượng vì sẽ có trường hợp lạm phát cao, sản lượng cao (lạm phát do cầu kéo) và lạm phát cao nhưng
sản lượng thấp (lạm phát do chi phí đẩy). Và vì vậy cũng không có mối quan hệ rõ ràng nào giữa lạm
phát và việc làm.

8.1.8 Biện pháp chống lạm phát


8.1.8.1 Chống lạm phát bằng giảm cầu

Muốn chống lạm phát bằng cách giảm cầu phải thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thu
hẹp. Khi tổng cầu bị cắt giảm, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái làm giá cả giảm xuống.
102 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

8.1.8.2 Chống lạm phát bằng cách tác động lên cung

Có hai cách tác động lên cung trong trường hợp này:

 Cắt giảm chi phí sản xuất

 Nâng cao hiệu quả sản xuất

8.1.8.3 Thay đổi cung tiền

Theo Irving Fisher và Milton Friedman, mối quan hệ giữa lượng tiền và tăng trưởng kinh tế được
biểu hiện qua công thức:

P*Q = M*V

Trong đó:

P: giá

Q: lượng

M: cung tiền

V: vòng quay trung bình của tiền

Giả sử nếu vòng quay đồng tiền cố định, nếu tăng trưởng kinh tế và cung tiền gia tăng cùng 1 tỷ
lệ thì lạm phát sẽ không xảy ra. Vậy NHTW sẽ bám sát chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm để thực
hiện chính sách tiền tệ

8.1.8.4 Giải phóng tiềm năng sản xuất

Mục tiêu của giải pháp này là tăng lượng hàng hóa trong xã hội, tạo điều kiện để ổn định lạm phát

8.2 THẤT NGHIỆP

8.2.1 Khái niệm


Theo định nghĩa chung, là những người trong độ tuổi lao động theo quy định, có khả năng lao
động, đang tìm việc làm, nhưng chưa có việc làm hoặc chờ nhận việc.

Tỷ lệ thất nghiệp

Là số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động

Lực lượng lao động

Là tổng số người có việc làm và tổng số người thất nghiệp

Trong đó:
Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 103

LF: lực lượng lao động

U: thất nghiệp

E: có việc làm

rU : tỷ lệ thất nghiệp

8.2.2 Các dạng thất nghiệp


8.2.2.1 Phân loại thất nghiệp theo nguyên nhân

Được chia làm 3 loại:

 Thất nghiệp do cơ học

 Thất nghiệp do cơ cấu

 Thất nghiệp do chu kỳ

8.2.2.2 Phân loại thất nghiệp theo cung – cầu

Có 2 loại:

 Thất nghiệp do tự nguyện: là những người chấp nhận tình trạng thất nghiệp của mình, ứng với 1
mức lương nào đó được xác định trên thị trường lao động

 Thất nghiệp không tự nguyện: là những người mong muốn có việc làm tại một mức lương nào đó
nhưng không tìm được việc do thiếu cầu về lao động. Tình trạng thất nghiệp không tự nguyện xảy
ra khi thị trường lao động không cân bằng.

8.2.3 Cái giá phải trả cho thất nghiệp


 Thứ nhất, đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp đời sống của họ sẽ khó khăn hơn do
mất nguồn thu nhập; kỹ năng chuyên môn bị xói mòn; mất niềm tin vào cuộc sống; hạnh phúc gia
đình bị đe dọa, con cái chịu nhiều thiệt thòi

 Thứ hai, đối với xã hội, phải chi phí cho đội quân thất nghiệp

 Thứ ba, đối với hiệu quả kinh tế, rõ ràng thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động không có
hiệu quả.

8.2.4 Biện pháp giảm thất nghiệp


 Giảm trợ cấp thất nghiệp: sẽ làm giảm số thất nghiệp tự nguyện vì nếu trợ cấp thất nghiệp cao thì
số người này vẫn không chịu đi làm để được hưởng trợ cấp
104 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

 Giảm thuế thu nhập: biện pháp này giúp cho thu nhập của người lao động tăng lên hay tiền lương
cho vị trí đó tăng lên và nhiều người sẽ muốn làm việc

 Chính sách nhằm vào cung lao động: đào tạo lại nghề cho những người thất nghiệp, đưa họ đi
xuất khẩu lao động, điều chỉnh lao động giữa các vùng miền…

 Chính sách nhằm vào cầu lao động: hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt thuế, lãi vay, điều kiện sản
xuất…sẽ giúp họ mở rộng sản xuất và thuê thêm nhiều lao động.

8.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp người ta thường đề cập đến mối quan hệ
đánh đổi.

8.3.1 Trong ngắn hạn


Đường cong Phillips cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn kéo theo tỷ lệ lạm phát thấp hơn và ngược
lại.
Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 105

8.3.2 Đƣờng cong Phillips trong dài hạn


Đường cong Phillips chỉ có giá trị trong ngắn hạn, về lâu dài đường cong Phillips thẳng đứng tại
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

8.3.3 Ý nghĩa của mối liên hệ lạm phát và thất nghiệp


 Có 1 mức thất nghiệp tối thiểu mà nền kinh tế có thể chịu đựng được trong dài hạn mà
không gây ra lạm phát

 Có thể lợi dụng đường cong Phillips trong ngắn hạn để tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên nhưng cái giá phải trả là lạm phát tăng lên. Hoặc phải chịu tỷ lệ thất
nghiệp cao để đẩy lạm phát xuống.
106 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

TÓM TẮT

1. Lạm phát

 Khái niệm

 Đo lường lạm phát

 Chỉ số giá tiêu dùng

 Nguyên nhân lạm phát

 Tác động của lạm phát

 Biện pháp chống lạm phát

2. Thất nghiệp

 Khái niệm

 Các dạng thất nghiệp

 Cái giá phải trả cho thất nghiệp

 Biện pháp giảm thất nghiệp

3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

 Trong ngắn hạn

 Đường cong Phillips

 Ý nghĩa của mối liên hệ này


Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 107

BÀI TẬP

1. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2012, biết chỉ số giá năm 2011 là 1,22 và có các số liệu sau:

Năm gốc: 2000 Năm hiện hành 2012


STT Tên hàng Khối lượng
Đơn giá Chi phí Đơn giá Chi phí

1 Gạo 500kg 10.000 18.000

2 Thịt 300kg 25.000 45.000

3 Rau 200kg 500 2.500

4 Dịch vụ 1.000.000 5.000.000

2. Hãy minh họa tác động của những diễn biến sau đối với các đường cong Phillips ngắn hạn và dài
hạn. Hãy nêu các lý do kinh tế làm cơ sở cho các câu trả lời của bạn

a. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tư nhiên

b. Sự sụt giảm của giá dầu nhập khẩu

c. Sự gia tăng chi tiêu chính phủ

d. Sự giảm sút của lạm phát dự tính


108 Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp

TRẮC NGHIỆM

3. Thành phần nào dưới đây không nằm trong lực lượng lao động

a. Học sinh

b. Sinh viên tốt nghiệp chưa muốn tìm việc

c. Lực lượng vũ trang

d. Thânh phần (a) và (b)

4. Thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp

a. Xảy ra có tính chất lặp đi, lặp lại

b. Xảy ra theo thời vụ

c. Xảy ra do nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái

d. Cả 3 câu trên đều sai

5. Một số người chán nản công việc, rời bỏ công ty và chưa tìm được việc làm mới. Số người này
xếp vào

a. Thất nghiệp tạm thời

b. Thất nghiệp cơ cấu

c. Thất nghiệp chu kỳ

d. Không thuộc 3 loại trên

6. Trong một nền kinh tế khi đầu tư quá mức sẽ dẫn đến tình trạng

a. Lạm phát do cầu kéo

b. Lạm phát do chi phí đẩy

c. Lạm phát do quán tính

d. Không thuộc 3 loại trên


7. Đường cong Phillips ban đầu phản ánh

a. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lạm phát và thất nghiệp

b. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

c. Quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp

d. Quan hệ tỷ lệ thuậ giữa mức giá và sản lượng

8. Nếu sản lượng vượt qua mức sản lượng tiềm năng thì
Bài 8 : Lạm phát và thất nghiệp 109

a. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế nhỏ hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

b. Gia tăng lạm phát

c. (a) và (b) đều đúng

d. (a) và (b) đều sai

9. Trong mô hình đường cong Phillips, nền kinh tế:

a. Trong dài hạn, có thị trường lao động cân bằng không phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát

b. Trong ngắn hạn, có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ lạm phát cao

c. Trong ngắn hạn, có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên khi tỷ lệ lạm phát cao
hơn tỷ lệ lạm phát dự tính

d. Câu (a) và (c) đúng

10. Lạm phát dự tính tăng dẫn tới

a. Đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang trái

b. Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển lên

c. Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển xuống

d. Vị trí các đường Phillips không thay đổi


110 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

BÀI 9: CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Học xong bài này người học sẽ nắm được các nội dung sau:

 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

 Chính sách ngoại thương

 Tỷ giá hối đoái

 Cán cân thanh toán

 Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

9.1 LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

9.1.1 Thuyết lợi thế 1 chiều của phái trọng thƣơng


Lợi thế thuộc về quốc gia có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, tức là cán cân thương mại thặng dư.
Từ đó họ chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

9.1.2 Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith


Lợi thế tuyệt đối của 1 nước thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản xuất một loại hàng hóa với
chi phí thấp hơn so với nước khác

Brasil Mỹ

Cà phê (tấn) 4 giờ 5 giờ

Xe hơi (cái) 30 giờ 20 giờ

Trong ví dụ trên thì Brasil có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cà phê và Mỹ có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất xe hơi.

Nếu 2 quốc gia là độc lập trong sản xuất (không có giao thƣơng) thì:

Trong vòng 34 giờ Brasil chỉ sản xuất được 1 tấn cà phê và 1 xe hơi

Trong vòng 25 giờ Mỹ sản xuất được 1 tấn cà phê và 1 xe hơi

Nếu có giao thương, Brasil giỏi hơn trong sản xuất cà phê sẽ chỉ tập trung sản xuất cà phê, Mỹ
giỏi hơn trong sản xuất xe hơi sẽ chỉ tập trung sản xuất xe hơi
Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 111

Vậy trong 34 giờ Brasil sẽ sản xuất được 8,5 tấn cà phê, một tấn giữ lại tiêu dùng trong nước và
7,5 tấn chở qua Mỹ bán. Quy số cà phê ra giờ lao động bên Mỹ là 37,5 giờ. Nếu mua xe hơi mang về
xấp xỉ 2 xe hơi. (Vì bên Mỹ 20 giờ/1 xe hơi, 37,5 xấp xỉ 40 giờ)

Tương tự, với 25 giờ Mỹ sẽ sản xuất được 1,25 xe hơi, 1 xe hơi giữ lại tiêu thụ trong nội địa, 0,25
xe đem qua Brasil để tiêu thụ. Quy đổi 0,25 xe hơi ra giờ lao động ở Brasil là 7,5 giờ. Nếu mua cà
phê mang về thì gần được 2 tấn.

Rõ ràng nhờ thương mại, với cùng 1 số giờ lao động như trước đó thì mỗi nước sẽ thu được số
lượng sản phẩm nhiều hơn. Hành vi chuyên môn hóa giúp cho cả 2 cùng có lợi

9.1.3 Thuyết lợi thế tƣơng đối của David Ricardo


Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu sản xuất hàng hóa rẻ hơn khi so sánh qua loại
hàng hóa khác

Việt Nam Mỹ

Gạo (tấn) 5 giờ 4 giờ

Xe hơi (cái) 30 giờ 20 giờ

Ở đây Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 mặt hàng.

Nhưng nếu so sánh tỷ số 5/30 và 4/20 thì Việt Nam có lợi thế tương đối về mặt hàng gạo.

Ở đây Việt Nam sẽ chuyên môn hóa mặt hàng gạo và Mỹ sẽ chuyên môn hóa mặt hàng xe hơi.
Cách lập luận tương tự như trên.

9.2 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG

9.2.1 Chính sách về xuất khẩu


Hầu hết các quốc gia đều gia tăng xuất khẩu nhưng việc gia tăng xuất khẩu có cải thiện được cán
cân thương mại hay không là tùy thuộc vào lượng biến thiên của xuất – nhập khẩu

Có thể tóm tắt như sau:

X↑ => AD↑ => Y↑ = > M↑ => AD↓ => Y↓ => M↓

Câu hỏi đặt ra là xuất khẩu tăng lên sẽ làm sẽ làm sản lượng tăng hay giảm và cán cân thương mại
tốt hơn hay xấu đi. Điều này phụ thuộc vào

 k*Mm < 1 => cán cân thương mại được cải thiện

 k*Mm = 1 => cán cân thương mại như cũ

 k*Mm > 1 => cán cân thương mại xấu hơn trước
112 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

9.2.2 Chính sách hạn chế nhập khẩu


 Thuế quan

 Quota hay hạn ngạch

 Trợ giá xuất khẩu

 Các rào cản khác (ví dụ, hàng rào kỹ thuật)

Lợi ích của chính sách bảo hộ mậu dịch

 Một là, hạn chế tiêu dùng hàng xa xỉ như thuốc lá, bia, rượu

 Hai là, giúp các ngành non trẻ trong nước mà chính phủ muốn khuyến khích phát triển

 Ba là, thuế quan có tác dụng giúp cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức chống đỡ
cuộc chiến giá với các doanh nghiệp nước ngoài

 Bốn là, thuế quan là nguồn thu quan trọng của chính phủ

 Năm là, chính sách trợ giá xuất khẩu giúp cho hàng trong nước có thể thâm nhập vào
thị trường nước ngoài

 Sáu là, nước khác bảo hộ mậu dịch thì mình cũng bảo hộ mậu dịch

Thiệt hại của chính sách bảo hộ mậu dịch

 Một là, các chính sách bảo hộ mậu dịch luôn tạo ra những khoản tổn thất vô ích cho
nền kinh tế

 Hai là, thuế quan làm cho các doanh nghiệp trong nước không tích cực đổi mới, cải
tiến để nâng cao chất lượng

 Ba là, nếu mọi quốc gia đều tìm cách bảo hộ mậu dịch thì cuối cùng sẽ bóp chết nền
thương mại quốc tế

9.3 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

9.3.1 Khái niệm


Là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác. Hoặc tỷ lệ trao đổi giữa đồng
tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài.
Có 2 cách biểu hiện tỷ giá:

Lấy đồng tiền nội tệ làm chuẩn

1 đồng nội tệ đổi được bao nhiêu đồng ngoại tệ. Thường những nước có nền kinh tế phát triển
chọn cách này

Lấy đồng ngoại tệ làm chuẩn


Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 113

1 đồng ngoại tệ đổi được bao nhiêu đồng nội tệ. Thường những nước đang phát triển hoặc kém
phát triển chọn cách này.

Tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng ngoại tệ tăng giá hay đồng nội tệ giảm giá và ngược lại.

9.3.2 Một số quy định chung trong giao dịch hối đoái
9.3.2.1 Ký hiệu tiền tệ của 1 quốc gia

Bao gồm 3 mẫu tự, 2 mẫu tự đầu là tên quốc gia và mẫu tự sau là đơn vị tiền tệ của quốc gia đó.

Ví dụ:

JPY: JP là ký hiệu cho nước Nhật, Y ký hiệu cho đồng yên

USD: US ký hiệu là nước Mỹ, D là đồng đô la

SGD: SG ký hiệu cho nước Singapore, D là đôla

9.3.2.2 Phƣơng thức niêm yết

USD/VND = 21.350/21450

USD/DEM = 1,9260/1,9280

Đồng đứng trước được gọi là đồng tiền yết giá được lấy làm đồng tiền chuẩn trong giao dịch
ngoại hối

Đồng đứng sau được gọi là đồng định giá

Số đứng trước là tỷ giá mua, số đứng sau là tỷ giá bán

9.3.3 Thị trƣờng ngoại hối


Thị trường ngoại hối là thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những
người tham gia chính cho thị trường này là các ngân hàng, tập đoàn tài chính…

Thị trường ngoại hối trong nước, là thị trường phi tập trung cho việc trao đổi các loại tiền tệ.
Những người tham gia chính cho thị trường này là chính phủ, các ngân hàng, doanh nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân.

9.3.3.1 Cung ngoại tệ

Được sinh ra từ lượng ngoại tệ mà mọi người muốn bán để lấy đồng nội tệ:

 Bán hàng hóa và dịch vụ cho nước nước ngoài

 Vay nợ từ nước ngoài

 Ngoại hối
114 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

 Viện trợ

 Đầu tư từ nước ngoài

 …

9.3.3.2 Cầu ngoại tệ

Cầu ngoại tệ được sinh ra từ lượng


ngoại tệ mà mọi người muốn mua bằng
đồng nội tệ:

 Mua hàng hóa và dịch vụ từ


nước ngoài

 Viện trợ

 Đầu tư

 Trả nợ nước ngoài

 …

9.3.3.3 Cân bằng trên thị trƣờng ngoại


hối
Cung ngoại tệ
Cũng giống các loại thị trường khác, khi đường cung và đường cầu ngoại tệ cắt nhau sẽ xác định
được tỷ giá hối đoái cân bằng và lượng ngoại tệ cân bằng.

Trong đó:

e: tỷ giá hối đoái cân bằng


Cầu ngoại tệ
Me: lượng ngoại tệ cân bằng

9.3.3.4 Tỷ giá hối đoái thực (er)

Khái niệm: tỷ giá hối đoái thực tế là mức giá tương đối cảu những hàng hóa được tính theo giá
nước ngoài so với giá trong nước khi quy về 1 loại tiền chung.

Công thức tính


P*
er = e *
P

Trong đó:

er : tỷ giá hối đoái thực tế

e: tỷ giá hối đoái danh nghĩa

P* : giá thế giới


Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 115

P: giá trong nước

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực tế đến hoạt động xuất nhập khẩu:

 Khi tỷ giá hối đoái thực tế (er) tăng lên dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước
tăng. Xuất khẩu sẽ có lợi, nhưng ngược lại nhập khẩu sẽ có hại

 Khi tỷ giá hối đoái thực tế (er) giảm xuống dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước
giảm. Xuất khẩu có hại, nhưng nhập khẩu sẽ có lợi

9.3.4 Cơ chế tỷ giá hối đoái


Cơ chế tỷ giá hối đoái là tổng hợp tất cả những điều kiện mà NHTW cho phép xác định tỷ giá hối
đoái danh nghĩa.

9.3.4.1 Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định

Là loại tỷ giá được quyết định bở NHTW. Theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, NHTW công bố
mức tỷ giá chính thức và cam kết duy tri khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền
nước ngoài theo mức đã công bố

9.3.4.2 Cơ chế tỷ giá thả nổi hay linh hoạt

Là loại tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Theo cơ chế này NHTW
không cần quan tâm đến việc điều hòa lượng cung và lượng cầu ngoại tệ

9.3.4.3 Cơ chế tỷ thả nổi có kiểm soát

Là sự kết hợp giữa 2 loại thả nổi và cố định. Theo cơ chế này, tỷ giá trong thực tế có thể được
quyết định bởi thị trường, cũng có thể được quyết định bởi NHTW.

9.4 CÁN CÂN THANH TOÁN

9.4.1 Khái niệm


Cán cân thanh toán hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế là một bảng báo cáo có hệ thống
phản ánh toàn bộ giao dịch của một nước với phần còn lại của thế giới, trong 1 khoảng thời gian nhất
định, thường là 1 năm.

Ngoài ra, khái niệm cán cân thanh toán còn được dùng với ý nghĩa là 1 con số phản ánh chênh
lệch giữa lượng tiền đi vào và đi ra.

Nếu lượng tiền đi vào ghi dấu (+)

Nếu lượng tiền đi ra ghi dấu (-)


116 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

9.4.2 Nội dung


Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục sau:

9.4.2.1 Tài khoản vãng lai

Nhằm ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Thu nhập đi vào và ra có thể do:
 Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu (X-M) được xếp vào
xuất khẩu ròng

 Xuất nhập khẩu các yếu tố sản xuất. Chênh lệch giữa 2 yếu tố này được xếp vào mục thu nhập
ròng từ nước ngoài (NIA)

 Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhau, bao gồm các khoản như viện trợ, bồi
thường chiến tranh, quà biếu…chênh lệch giữa thu nhập được xếp vào mục chuyển nhượng
ròng

9.4.2.2 Tài khoản vốn

Nhằm ghi lại luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Bao gồm:
 Vốn dùng để mua nhà máy, mua cổ phiếu của công ty được gọi là đầu tư. Khoản chênh lệch
này được xếp vào mục đầu tư ròng

 Vốn dùng để gởi ngân hàng (hay trực tiếp cho vay) và lại trái phiếu chính phủ nước ngoài
được gọi là giao dịch tài chính. Khoản chênh lệch
này được xếp vào mục giao dịch tài chính

9.4.2.3 Sai số thống kê

Nhằm điều chỉnh sai sót mà quá trình thống kê gặp


phải. Mục này được gọi là hạng mục cân đối.

9.4.2.4 Cán cân thanh toán hay kết toán chính thức

Nhằm tổng kết toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra


dưới tất cả các hình thức, kể cả phần điều chỉnh do sai số
thống kê. Như vậy:

Cán cân thanh toán = Tài khoản vãng lai + tài khoản
vốn + sai số thống kê

9.4.2.5 Tài trợ chính thức


Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 117

Là khoản ngoại tệ mà NHTW bán ra hay mua vào (từ quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia) nhằm
điều chỉnh cán cân thanh toán khi nó thặng dư hay thâm hụt.

 Nếu thặng dư cán cân thanh toán thì tài trợ chính thức sẽ mang dấu âm, khoản này sẽ dùng
tăng dự trữ quốc gia

 Nếu thâm hụt cán cân thanh toán thì chính phủ phải bán dự trữ ngoại tệ ra để cân bằng cán
cân thanh toán. Tài trợ chính thức sẽ mang dấu dương, dự trữ quốc gia giảm.

9.5 CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

9.5.1 Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, luồng vốn vận động hoàn toàn tự
do
9.5.1.1 Tác động của chính sách tài khóa

Trong đó:

i* : lãi suất quốc tế

i: lãi suất trong nước

Giả sử nhà nước thực hiện chính sách tài khóa


mở rộng. Điều gì sẽ xảy ra?

Giả sử nền kinh tế đang cân bằng E1 .

G↑ => IS sang phải => i > i* => vốn nước ngoài


đổ vào => e↓ (tỷ giá hối đoái được cam kết là cố
định) => nhà nước phải mua ngoại tệ vào => đưa nội
tệ ra(chính sách tiền tệ mở rộng) => IS sang phải =>
i↓ => E2 => i = i* => Y1 chuyển sang Y2.

Và ngược lại

9.5.1.2 Tác động của chính sách tiền tệ

Giả sử nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở


rộng. Điều gì sẽ xảy ra?

Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại E

M↑ => LM sang phải => i↓ => vốn nước ngoài


chạy ra khỏi nước => e↑ (tỷ giá hối đoái được cam
kết cố định) => nhà nước bán ngoại tệ ra để ổn định
tỷ giá => thu nội tệ vào(chính sách tiền tệ thu hep =>
LM sang trái => i↑ => E => i = i* => Y trở về ban
118 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

đầu. Chính sách tiền tệ không có tác dụng trong trường hợp này.

9.5.1.3 Phá giá đồng tiền

Phá giá đồng tiền là việc làm giảm giá trị đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ so với mức mà
chính phủ đã cam kết trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Phá giá đồng tiền => e↑ => X↑ => IS sang phải


=> i↑ => vốn nước ngoài đổ vào => e↓ (nhà nước cam
kết tỷ giá cố định) => nhà nước mua ngoại tệ vào =>
e↑ => E2 => i = i* => Y↑

Chính sách tài khóa và chính sách phá giá đồng


tiền là giống nhau, chỉ khác nhau lúc khởi điểm.

Ở chính sách tài khóa G↑, ở chính sách phá giá


đồng tiền X↑

9.5.2 Với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi,


luồng vốn vận động hoàn toàn
tự do
9.5.2.1 Chính sách tài khóa

G↑ => IS sang phải => i > i* => vốn ngoại


đổ vào => e↓ (tỷ giá hối đoái thả nổi) => X↓ =>
IS sang trái (trở về vị trí cũ) => i = i* => Y trở
về như cũ.

Chính sách tài khóa không có tác dụng trong


trường hợp này.

9.5.2.2 Chính sách tiền tệ

M↑ => LM sang phải => i < i* => vốn ngoại


rút ra => e↑ => X↑ => IS sang phải => E2 => i =
i* => Y↑
Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 119

TÓM TẮT

1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

 Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối

 Lợi thế về cạnh tranh tương đối

2. Chính sách về ngoại thương

 Chính sách xuất khẩu

 Chính sách về nhập khẩu

3. Tỷ giá hối đoái

 Khái niệm

 Cách tính

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

 Tỷ giá hối đoái thực tế

 Ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu – tổng cầu quốc gia

4. Cán cân thanh toán

5. Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

 Chính sách tài khóa – tỷ giá cố định

 Chính sách tiền tệ - tỷ giá cố định

 Chính sách phá giá đồng tiền – tỷ giá cố định

 Chính sách tài khóa - tỷ giá thả nổi

 Chính sách tiền tệ - tỷ giá thả nổi


120 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

BÀI TẬP

1. Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa trong dài hạn có sản lượng cân bằng 400; chi tiêu của các hộ gia
đình là 20 + 0,7Yd; thuế là 80; chi tiêu chính phủ là 80; đầu tư là I = 100 – 4i; lãi suất thế giới là 5

a. Tính tiết kiệm quốc dân

b. Xác định xuất khẩu ròng

c. Chính phủ tăng chi tiêu thêm 10, trong dài hạn xuất khẩu ròng thay đổi như thế nào?

2. Một lon sođa giá 0,75 đôla ở Mỹ và 12 peso ở Mexico

a. Nếu quy luật ngang bằng sức mua có hiệu lực hoàn toàn thì tỷ giá hối đoái peso/đôla là bao
nhiêu?

b. Nếu cung tiền ở Mexico tăng và giá tất cả các loại hàng hóa ở đây tăng gấp đôi thì tỷ giá hối
đoái peso/đôla thay đổi như thế nào?

3. Giả sử một người Anh có 100 bảng muốn cho vay trong 1 năm. Lãi suất hiện hành ở Anh là 12%,
ở Mỹ là 9% và người Anh có thể cho vay ở Mỹ. Tỷ giá danh nghĩa hiện tại là 1,7đôla/bảng

a. Người cho vay cần thêm thông tin gì để quyết định cho vay ở Anh hoặc ỏ Mỹ?

b. Giả sử tỷ giá đồng bảng được dự tính vào thời điểm cuối năm sẽ là 1,5 đôla/bảng, người cho
vay nên đầu tư ở đâu?

c. Nên đầu tư ở đâu nếu tỷ giá dự tính cuối năm là 1,65 đôla/bảng

d. Nếu lãi suất ở Mỹ là 8%, nên đầu tư ở đâu nếu tỷ giá dự tính vào cuối năm là 1,65 đôla/bảng
Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 121

TRẮC NGHIỆM

4. Giả sử cung tiền ở Mehicô tăng nhanh hơn ở Mỹ thì có thể dự đoán:

a. Đồng pesô mất giá so với đôla

b. Đồng pesô lên giá so với đôla

c. Đồng pesô có tỷ giá cố định so với đồng đôla do có sự ngang bằng sức mua

d. Không câu nào đúng

5. Nhận định nào sau đây về chính sách thương mại là đúng

a. Hạn ngạch nhập khẩu làm tăng xuất khẩu ròng của 1 nước

b. Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm xuất khẩu ròng của 1 nước

c. Hạn chế nhập khẩu không ảnh hưởng đến quy mô của cán cân thương mại

d. Không nhận định nào đúng

6. Tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp khi kinh tế mở, vốn luân chuyển tự do, tỷ giá linh hoạt

a. Sản lượng giảm, lãi suất trở về như cũ

b. Cán cân thương mại thâm hụt hơn trước

c. Đồng nội tệ tăng giá

d. Cả 3 câu trên đều đúng

7. Tác động của chính sách thu hẹp tiền tệ khi nền kinh tế mở, vốn luân chuyển hoàn toàn tự do, tỷ
giá linh hoạt là:

a. Sản lượng giảm, lãi suất trở về như cũ

b. Cán cân thương mại thâm hụt hơn trước

c. Đồng nội tệ tăng giá

d. Cả 3 câu trên đều đúng

8. Khi chính phủ vay nợ nước ngoài để đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc thay đổi cơ cấu kinh tế, khoản này
sẽ được phản ánh ở mục

a. Cán cân vãng lai

b. Cán cân vốn

c. Hạng mục cân đối

d. Tài trợ chính thức


122 Bài 9 : Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở

9. Tỷ giá hối đoái tăng chậm hơn giá trong nước (giả sử giá nước ngoài không đổi). Muốn tăng sức
cạnh tranh của hàng hóa trong nước, biện pháp tốt nhất là

a. Tăng tỷ giá

b. Giảm tỷ giá

c. Tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật để làm giảm giá trong nước

d. (b) và (c) đúng

10. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi không đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước nhanh hơn thế
giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ

a. Tăng

b. Giảm

c. Không thay đổi

d. Không thể kết luận


Tài liệu tham khảo 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế vĩ mô – Robert Gordon – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – 2000;

2. Kinh tế học – Paul A Samuelson – Nhà xuất bản thống kê;

3. Bài giảng kinh tế vĩ mô – Nguyễn Văn Ngọc – Đại học kinh tế quốc dân – 2007;

4. Kinh tế học vĩ mô – David Begg – Nhà xuất bản thống kê – 2007;

5. Kinh tế vĩ mô – Dương Tấn Hiệp – Nhà xuất bản thống kê – 2007;

6. Kinh tế học vĩ mô – Học viện Bưu Chính Viễn Thông – Hà Nội;

7. Kinh tế học vĩ mô – Nguyễn Ái Đoàn – Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội – 2006;

8. Macroeconomics – Open university Malaysia;

9. Kinh tế vĩ mô – TS Trần Nguyễn Anh Thư – Đại học Kinh tế TP.HCM – 2006.

You might also like