You are on page 1of 50

Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Kinh tế

Khoa Kinh tế

KINH TẾ VĨ MÔ

Chương 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô

Chương 10
Kinh tế học vĩ mô, N Gregory Mankiw, Trường ĐHKT HCM dịch
A. Đo lường thu nhập
quốc gia

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Nội dung

1. Chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế


2. GDP và các thành phần
3. GDP danh nghĩa và thực tế
4. Chỉ số giảm phát GDP
5. Chỉ số GNP

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế

• Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) đo lường tổng thu


nhập của mọi người trong nền kinh tế.
• GDP cũng đo lường tổng chi tiêu cho sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.

Đối với tổng thể nền kinh tế,


thu nhập bằng chi tiêu, bởi vì mỗi đồng chi tiêu
của người mua là 1 đồng thu nhập của người bán
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
Sơ đồ chu chuyển

• Là mô hình đơn giản của kinh tế vĩ mô.


• Biểu đồ biểu thị dòng tiền luân chuyển thông qua
các thị trường giữa cac hộ gia đình và doanh nghiệp

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Sơ đồ chu chuyển
Hộ gia đình:
Sở hữu các yếu tố sản xuất,
bán/cho thuê để có thu nhập
Mua và tiêu thụ HH&DV

DN HGĐ

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Sơ đồ chu chuyển

DN HGĐ

Doanh nghiệp:
Mua/thuê yếu tố sản xuất,
sử dụng chúng để sản xuất
Bán HH&DV

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Sơ đồ chu chuyển
Doanh thu (=GDP) Chi tiêu (=GDP)
TT hàng hóa
và dịch vụ
HH&DV HH&DV
bán ra bán ra

DN HGĐ

Lao động,
Các yếu tố đất đai và
sản xuất TT các yếu tố vốn
sản xuất
Lượng, tiền thuê, và Thu nhập(=GDP)
lợi nhuận (=GDP)
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

Hàng hóa được định giá theo giá trị thị trường, do đó:

• Tất cả hàng hóa đều được đo lường bằng đơn vị chung (tại VN,
VNĐ)
• Những thứ không có giá trị thị trường thì không tính

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

GDP bao gồm:

Tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán
hợp pháp trên các thị trường

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

GDP bao gồm:

Hàng hóa hữu hình (thức ăn, quần áo, xe máy)


Hàng hóa vô hình (dịch vụ cắt tóc, vệ sinh nhà cửa, buổi hòa nhạc)

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm được sử dụng để đáp ứng nhu cầu
sử dụng cuối cùng
Sản phẩm trung gian là những sản phẩm được dùng để làm đầu vào
để sản xuất ra những sản phẩm khác và chỉ được sử dụng một lần
trong quá trình đó

GDP chỉ bao gồm những hàng hóa cuối cùng vì chúng đã bao gồm cả
giá trị của hàng hóa trung gian được sử dụng trong quá trình sản xuất.
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
Tổng sản phẩm trong nước

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

GDP bao gồm hàng hóa được sản xuất trong thời kỳ hiện tại (thời kỳ
đang xét), không phải hàng hóa đã được sản xuất trước đó (thời kỳ
khác).

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

GDP đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lãnh
thổ của quốc gia, cho dù được sản xuất bởi người dân hay người nước
ngoài đang sinh sống tại quốc gia đó.

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Tổng sản phẩm trong nước

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất trong phạm vi lãnh thổ nào đó ở một thời kỳ nhất định

Thông thường là 1 năm hay 1 quý (3 tháng)

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Các thành phần của GDP
Nhắc lại: GDP đo lường tổng chi tiêu
Bốn thành phần:
• Tiêu dùng (C)
• Đầu tư (I)
• Mua sắm của chính phủ(G)
• Xuất khẩu ròng (NX)
Những thành phần này cấu thành GDP (viết tắt Y):
Y = C + I + G + NX
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
Chi tiêu của hộ gia đình (C)
• Là tổng chi tiêu bởi hộ gia đình cho hàng hóa (lâu bền và
không lâu bền) và dịch vụ
• Lưu ý với giá dịch vụ nhà ở:
+ Đối với người thuê nhà,
C bao gồm các chi phí thuê nhà
+ Đối với chủ nhà,
C bao gồm "tiền thuê nhà" mà người sở hữu nhà "tự
trả" cho mình (giá trị quy đổi)

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Đầu tư (I)
• Là tổng chi tiêu cho hàng hóa sẽ được sử dụng để sản xuất thêm nhiều hàng hóa
hơn nữa
• Bao gồm:
+ Đầu tư cố định vào kinh doanh
+ Đầu tư cố định vào nhà ở
+ Đầu tư vào hàng tồn kho
• Lưu ý:
+ “Đầu tư” không có nghĩa là mua các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu
+ Khi hộ gia đình mua nhà mới thì chi tiêu này thuộc khoản “đầu tư I” chứ
không phải C
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
Chi tiêu của Chính phủ (G)

• Là chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ
• G không bao gồm chi chuyển khoản ( trợ cấp thất nhiệp, trợ cấp
người già

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Xuất khẩu ròng (NX)

• NX = Xuất khẩu (EX-exports) – Nhập khẩu (IM-imports)


• Xuất khẩu là phần chi tiêu của tác nhân nước ngoài cho hàng hóa
và dịch vụ trong nước
• Nhập khẩu là một phần chi tiêu của C, I và G mà những phần chi
tiêu này được trả cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước
ngoài

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


GDP của Việt Nam và các thành phần, 2012

billions % of GDP
Y 3,245,419 100.00
C 2,093,261 64.50
I 884,160 27.24
G 192,362 5.93
NX 113,697 3.50

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Bài tập: GDP và các thành phần

Trong mỗi trường hợp sau, xác định sự thay đổi trong GDP và các thành phần
thay đổi.
A. Sơn chi 200k để mời Mai ăn tối tại nhà hàng Tulip.

B. Ngọc mua laptop mới với giá 18 triệu để sử dụng cho công việc kinh doanh
của mình. Laptop được sản xuất tại Mỹ.
C. Lâm mua máy tính để dùng cho công việc viết báo. Máy tính này được sản
xuất vào năm trước và được sản xuất tại Việt Nam.
D. Cty Thép Dana Ý sản xuất 12 tấn thép nhưng chỉ bán được 10 tấn.

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


GDP thực tế và GDP danh nghĩa
• Lạm phát làm ảnh hưởng đến giá trị của các biến kinh tế như
GDP, vì vậy GDP được thể hiện ở 2 dạng:
1 dạng đã được điều chỉnh ảnh hưởng lạm phát, và 1 dạng
không được điều chỉnh
• GDP danh nghĩa đo lường giá trị của HH&DV tính bằng giá
hiện hành và không được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát.
• GDP thực tế đo lường giá trị của HH&DV tính bằng mức giá
của năm cơ sở và được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát.

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Ví dụ

Tính GDP danh nghĩa của các năm:


Tăng:
2002: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6,000
37.5%
2003: $11 x 500 + $2.50 x 1100 = $8,250
30.9%
2004: $12 x 600 + $3 x 1200 = $10,800

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Ví dụ

$10 $2.00

Tính GDP thực tế của mỗi năm,


dùngnăm2002 làm năm cơ sở: Tăng
2002: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6,000
20.0%
2003: $10 x 500 + $2 x 1100 = $7,200
16.7%
2004: $10 x 600 + $2 x 1200 = $8,400

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Ví dụ
GDP GDP
Năm danh nghĩa Thực tế

Trong mỗi năm,


 GDP danh nghĩa được tính bằng giá hiện hành.
 GDP thực tế được tính bằng giá cố định của
năm cơ sở (2002).

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Ví dụ
GDP GDP
Năm danh nghĩa Thực tế

37.5% 20.0%

30.9% 16.7%

 Thay đổi trong GDP danh nghĩa phản ảnh thay đổi trong
giá hoặc/ và trong số lượng.
 Thay đổi trong GDP thực tế phản ánh sự thay đổi trong số
lượng khi mức giá cố định.
Vì vậy, GDP thực tế được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát
.
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
GDP thực tế và danh nghĩa của Việt Nam, 2005 - 2013
Tỷ đồng
4,000,000
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
GDP danh nghĩa GDP thực tế

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Chỉ số giảm phát GDP
 Chỉ số giảm phát là thước đo mức giá chung.
 Khái niệm:

GDP danh nghĩa


Chỉ số giảm phát GDP= 100 x
GDP thực tế

Một cách để đo lường tỷ lệ lạm phát của nền kinh


tế là tính phần tram tăng lên tron chỉ số điều chỉnh
GDP từ năm này đến năm kế tiếp.

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Chỉ số giảm phát GDP
GDP GDP CS giảm
Năm danh nghĩa Thực tế phát GDP
100.0
14.6%
114.6
12.2%
128.6

Tính Chỉ số giảm phát GDP:


2002: 100 x (6000/6000) = 100.0
2003: 100 x (8250/7200) = 114.6

2004: 100 x (10,800/8400) = 128.6

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


Bài tập: Tính GDP
(Năm cơ sở)

HHóa A
HHóa B

Sử dụng số liệu trên:


A. Tính GDP danh nghĩa năm 2004.
B. Tính GDP thực tế năm 2005.
C. Tính Chỉ số lạm phát GDP năm 2006

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1 31


GDP có phải là thước đo tốt cho phúc lợi/ sức khỏe
của nền kinh tế không?
• GDP là chỉ số đo về lượng, không phải chất
• GDP không phản ánh hết mọi giá trị của các hoạt động trong nền
kinh tế:
+ Không tính đến yếu tố dân số
+ Không tính đến thời gian nghỉ ngơi
+ Không phản ánh chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ
+ Không tính đến ảnh hưởng của “tác động ngoại vi”
+ Không bao gồm các giao dịch “phi thị trường”
=> Vậy tại sao phải quan tâm đến GDP?
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
GDP và tuổi tho của 12 quốc gia
90
Life
expectancy 85 Japan
(in years) 80
U.S.
75 Mexico Germany
China
70 Brazil
Indonesia
65 India Russia
60 Pakistan
55 Bangladesh
Nigeria
50
$0 $10,000 $20,000 $30,000 $40,000
Real GDP per capita, 2002
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
GDP và tỷ lệ người lớn biết chữ của 12 quốc gia
Adult 100 Russia
Literacy China Japan U.S.
90 Mexico
(% of Germany
Brazil
population) 80
Indonesia
70 Nigeria
60 India

50
Pakistan
40
Bangladesh
30
$0 $10,000 $20,000 $30,000 $40,000
Real GDP per capita, 2002
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
GDP và tỷ lệ sử dụng internet của 12 quốc gia
60
Internet
U.S.
Usage 50
(% of Japan
population) 40 Germany

30

20
China Mexico
10
Brazil
Russia
0
$0 $10,000 $20,000 $30,000 $40,000

Real GDP per capita, 2002


CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product) đo lường
tổng giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do
công dân 1 nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định

GNP = GDP + NIA


Trong đó, NIA: thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.1


B. Đo lường
chi phí sinh hoạt

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


Nội dung

1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI


2. Cách tính chỉ số CPI và lạm phát
3. Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt
4. Chỉ số giảm phát GDP và CPI
5. Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm
phát

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

• Định nghĩa: là thước đo chi phí tổng quát của


các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một
người tiêu dùng điển hình

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


Phương pháp tính CPI và tỷ lệ lạm phát

• Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa. Điều tra, khảo sát hành vi
mua của người tiêu dùng để xác định giỏ hàng hóa
• Bước 2: Xác định giá cả. Xác định giá của từng mặt hàng
tại mỗi thời điểm
• Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng
• Bước 4: Lựa chọn năm cơ sở và tính chỉ số giá tiêu dùng
mỗi năm
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2
Tính CPI ở Việt Nam
Giỏ hàng hóa và dịch vụ
4% 3%
6%
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
3%
Đồ uống và thuốc lá
May mặc, mũ nón, giày dép
9%
39.93, 40% Nhà ở, nhiên liệu và VLXD
Thiết bị và đồ dùng gia đình
Thuốc và dịch vụ y tế
5% Giao thông
Bưu chính viễn thông
Giáo dục
9% Văn hóa, giải trí và du lịch
Hàng hóa và dịch vụ khác
10% 4%
7%
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2
Áp dụng
• Giả sử giỏ hàng hóa của người tiêu dùng điển hình gồm: 4 trái
cam và 2 cái bánh
• Tính chỉ số CPI của từng năm (Năm cơ sở: 2012) với bảng dữ
liệu sau đây:

Năm Giá cam Giá bánh


2012 $1 $2
2013 $2 $3
2014 $3 $4
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2
Phương pháp tính CPI và tỷ lệ lạm phát
• Tỷ lệ lạm phát: phần trăm thay đổi của chỉ số giá so
với kỳ trước
Tỷ lệ lạm CPI năm này – CPI năm
= x 100%
phát trướctrước
CPI năm

CPI mỗi năm: Tỷ lệ lạm phát:


• 2007: 100
58%
• 2008: 158
• 2009: 217 37%
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2
Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt

• Thiên vị thay thế


• Sự giới thiệu hàng hóa mới
• Sự thay đổi về chất lượng mà không được đo
lường

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


CPI và chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP (D) CPI
Phản ánh giá của tất cả các loại Phản ánh giá của tất cả các loại
hàng hóa và dịch vụ được sản hàng hóa và dịch vụ được mua
xuất trong nước bởi người tiêu dùng

Các hàng hóa và dịch vụ được Các hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất nội địa sản xuất nội địa và ngoại nhập

Số lượng hàng hóa và dịch vụ Số lượng hàng hóa và dịch vụ cố


thay đối (quyền số thay đổi) định (quyền số không đổi)
CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2
Chỉ số điều chỉ GDP và CPI tại Mỹ
Phần
trăm thay
đổi CPI

Chỉ số điều
chỉnh GDP

Năm

Nguồn: Mankiw, G.N 2010, Macroeconomics, 7ed


CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2
Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát

Chuyển đổi đô la từ những thời điểm khác nhau


• Lạm phát làm việc so sánh số tiền giữa các thời
điểm khác nhau
• Chúng ta sử dụng CPI để điều chỉnh những con số
có thể so sánh được

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


Ví dụ

Cho dữ liệu sau:


• Giá 1 gallon xăng không chì:
+ 3/1981: $1.42
+ 8/2005: $2.59
• Cho CPI 1981 là 88,5 và CPI 2005 là 196,4
Giá xăng thời điểm nào mắc hơn?

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát

Chỉ số hóa
• là sự điều chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp
đồng cho một số tiền trước tác động của lạm phát

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2


Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm phát

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực


• Lãi suất danh nghĩa:
Lãi suất không có sự điều chỉnh tác động của lạm phát
• Lãi suất thực:
Lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát
(Lãi suất thực) = (lãi suất danh nghĩa) – (tỷ lệ lạm phát)

CHƯƠNG 2 - DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ P.2

You might also like