You are on page 1of 45

[Document title]

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
_______________________________

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN CH2000


Mã học phần : 135938

ĐỀ TÀI : Dây chuyền sản xuất axit H2SO4: Công ty Cổ Phần


Super Photsphat và Hóa chất Lâm Thao

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 5


Ngành : Kỹ thuật hóa học - K67
GVHD : Vũ Hồng Thái
Email : thai.vuhong@hust.edu.vn

Hà Nội, 02/2023
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

ĐỀ TÀI : Dây chuyền sản xuất axit H2SO4: Công ty Cổ Phần


Super Photsphat và Hóa chất Lâm Thao
Nhóm 5

Phan Quốc Huy 20221503


Chu Ngọc Huyền 20221504
Nguyễn An Khánh 20221001
Nguyễn Công Khánh 20221510
Trần Vũ Trung Kiên 20221516
Nguyễn Hoàng Kiều 20221517
Bùi Thị Ngọc Liên 20221523
Đào Phương Linh 20221524
Trần Khánh Linh 20221530

GVHD : PGS. Vũ Hồng Thái

pg. 1
[Document title]

Acid sulfuric có công thức phân tử: H2SO4 là một chất hóa học có tầm ảnh
hưởng sâu sắc trong cuộc sống ngày nay khi so với các hóa chất khác nhau, nó
đóng vai trò mấu chốt cho sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp hiện
tại. H2SO4 là một hóa chất công nghiệp rất quan trọng được ứng dụng nhiều
trong cuộc sống như sản xuất phân bón, xử lí rác thải và ứng dụng nhiều trong
ngành công nghiệp. Sản lượng acid sulfuric của một quốc gia là một chỉ số tốt về
sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó, nó được sản xuất rộng rãi với các
phương pháp khác nhau như quy trình tiếp xúc, quy trình acid sulfuric ướt, quy
trình buồng chì và một số phương pháp khác. Acid sulfuric có tính chất như
nào? Ứng dụng và điều chế ra sao? Để giải đáp thắc mắc này chúng ta cùng đi
tìm hiểu thông qua đồ án.
Mục tiêu của đồ án: “Mô tả dây chuyền sản xuất axit H2SO4: Công ty cổ phần
Supe Photsphat và Hóa chất Lâm Thao”. Đồ án được chia ra làm 3 phần chính:
- Phần 1: Tổng quan ngành Kĩ thuật hóa học
- Phần 2: Dây chuyền sản xuất
- Phần 3: Công ty Supe Photsphat và Hóa chất Lâm Thao
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên viện Kỹ thuật hóa
học đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đồ án. Để hoàn
thành bài báo cáo môn học với chủ đề: “Mô tả dây chuyền sản xuất axit H2SO4:
Công ty cổ phần Super Photsphat và Hóa chất Lâm thao”, bên cạnh sự nỗ lực của
cả nhóm đã vận dụng kiến thức được học, quá trình tìm tòi học hỏi thu nhập các
thông tin liên quan đến đề tài, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của thầy cô những lúc chúng em gặp khó khăn. Chúng em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới thầy PSG.Vũ Hồng Thái - giảng viên bộ môn Nhập môn kỹ
thuật hóa học, là giảng viên trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng
em thực hiện tốt chủ đề này. Trong quá trình học bên cạnh truyền tải kiến thức
chuyên môn, thầy còn dạy chúng em những bài học ý nghĩa. Thầy là nguồn động
lực to lớn để chúng em hoàn thành tốt đồ án này. Chúc thầy cô dồi dào sức khỏe,
hạnh phúc, đạt được nhiều thành công trong công việc.
Trong quá trình thực hiện đồ án, lượng kiến thức chuyên môn còn hạn chế gặp
nhiều thiếu sót khi trình bày về chủ đề này. Rất mong được sự quan tâm, đóng
góp ý kiến của các thầy/cô giảng viên bộ môn để đồ án của chúng em được đầy
pg. 2
[Document title]

đủ và hoàn chỉnh hơn. Qua đó, chúng em rút ra được kinh nghiệm trên con
đường học tập, nghiên cứu sau này.

MỤC LỤC
I. Mở đầu........................................................................................4
1. Khái niệm Kĩ thuật Hóa học.......................................................................4
2. Tầm quan trọng của ngành kĩ thuật Hóa học .............................................5
3. Phẩm chất của một Kỹ sư Hóa học.............................................................6
4. Cơ hội nghề nghiệp.....................................................................................7
II. Nội dung chính............................................................................9
1. Tổng quan về H2SO4...................................................................................9
1.1Đặc điểm cấu tạo của H2SO4.................................................................9
1.1.1 Công thức cấu tạo của H2SO4......................................................9
1.1.2 Các dạng H2SO4..........................................................................10
1.2Tính chất vật
lí ......................................................................................10
1.2.1 Tính chất vật lí
chung..................................................................10
1.2.2 Tính phân cực và độ dẫn
điện......................................................11
1.3Tính chất hóa
học..................................................................................12
1.3.1 Các tính chất chung của
H2SO4...................................................12
1.3.2 Tính chất hóa học của H2SO4
đặc................................................12
1.3.3 Tính chất hóa học của H2SO4
loãng............................................14
1.4Ứng dụng..............................................................................................15
1.4.1 Sản xuất hóa chất........................................................................16
1.4.2 Lọc dầu.......................................................................................16
1.4.3 Luyện kim...................................................................................16

pg. 3
[Document title]

2. Quá trình sản xuất axit sunfuric nói


chung.................................................17
2.1Tình hình sản xuất axit
sunfuric ...........................................................17
2.2Dây chuyền sản xuất axit sunfuric .......................................................20
2.2.1 Một số nhà máy sản xuất axit sunfuric trong nước ……………
20
2.2.1.1 Nhà máy Super lân Long Thành thuộc Công ty
phân bón miền
Nam..........................................................20
2.2.1.2 Nhà máy Super Lâm
Thao................................................20
2.2.1.3 Nhà máy hóa chất Tân
Bình..............................................21
2.2.2 Công nghệ sản xuất axit
sunfuric................................................21
2.2.3 Quá trình sản xuất axit
sunfuric..................................................23
2.2.3.1 Nguyên liệu được sản xuất trong quy trình......................23
2.2.3.2 Các giai đoạn sản
xuất......................................................23
2.2.3.2.1 Từ lưu huỳnh...............................................................23
2.2.3.2.2 Từ khí Sunfua
Hyro.....................................................24
2.2.3.3 Hệ thống phụ trợ và tiện ích ……………………………
25
2.3Một số cải tiến công nghệ trong sản xuất
H2SO4...................................27
2.3.1 Vấn đề thu hồi nhiệt
thải.............................................................27
2.3.2 Cải tiến công đoạn hấp thụ và làm lạnh Công đoạn hấp thụ và
làm lạnh được tối
ưu..........................................................................28

pg. 4
[Document title]

2.3.3 Cải tiến các hệ thống an toàn......................................................28


3. Về công ty CP Super photphat và hóa chất Lâm Thảo..............................29
3.1Giới thiệu..............................................................................................29
3.2Thành tích.............................................................................................30
3.3Hệ thống nhà phân phối........................................................................30
3.4Sản xuất công nghiệp về axit sunfuric..................................................31
3.5Công nghệ sạch sản xuất axit
sunfuric..................................................31
III. Tài liệu tham
khảo.....................................................................35
IV. Phân công công
việc...................................................................36

pg. 5
[Document title]

Phần mở đầu
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, với những “đợt sóng” kỹ thuật- công nghiệp trỗi
dậy mạnh mẽ cũng như sự xuất hiện của nhiều dây chuyền công nghệ, phương thức
sản xuất hiện đại... Nó mang lại cho chúng ta cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi thế hệ trẻ
phải có những thay đổi phù hợp để có thể thích ứng và thành công.

Trước như cầu cấp thiết về đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành Kỹ thuật
hóa học đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình, trở thành “miền đất hứa”
dành cho các bạn trẻ đam mê hóa học.

1. Kỹ thuật hóa học là gì?

Hóa học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về chất, cách thức phương pháp biến
đổi chất cũng như ứng dụng của chất đó trong cuộc sống ra sao, vì thế đây là ngành
học có tính chất ứng dụng cao về đời sống thực tiễn xã hội. Ngành hóa học hướng tới
mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Việt, trang
bị đầy đủ kiến thức chuyên môn chuẩn, kĩ năng nghiệp vụ giỏi ở đa dạng các lĩnh vực
như năng lượng, thực - dược – mỹ phẩm, môi trường, chăm sóc sức khỏe... Một phần
của hóa học là nền tảng tạo nên ngành kỹ thuật hóa học.

pg. 6

Hình 1.1
[Document title]

Ngành Kỹ thuật hóa học là ngành nghề cốt lõi trong nền kinh tế, là một nhánh của
khoa học ứng dụng cơ bản và khoa học sự sống cùng với toán học ứng dụng và kinh tế
để tạo ra, chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng hóa chất, vật liệu và năng lượng đúng
cách. Kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng
những kiến thức hóa học (tính chất của các nguyên tố hay hợp chất hóa học, các quá
trình phản ứng, quy luật hay nguyên lí của hóa học) và kỹ thuật - kết hợp với các kiến
thức khoa học cơ bản khác vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học có
tính ứng dụng cao, phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.

2. Tầm quan trọng của ngành kỹ thuật hóa học

Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Ít ai biết Hóa học hiện diện trong mọi
ngõ ngách của xã hội, tham gia vào quá trình sản xuất gần như tất cả những sản phẩm
có mặt trong đời sống của con người. Nhiều vật dụng trong gia đình, những đồ thiết
yếu trong cuộc sống như giày dép, quần áo, thức ăn đều được bắt nguồn từ hóa học.
Qua đó thấy được hóa học đóng vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sông, sản xuất,
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật hóa học ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành vị
trí không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất như:

· Trong sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in,
giấy, thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, dược – mỹ phẩm)
· Trong nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến
nông – lâm – thủy – hải sản)
· Trong sản xuất vật liệu (xi măng, bê tông, gạch, vật liệu hàng không)
· Trong các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm- đồ uống
· Trong công nghiệp dệt – da
pg. 7
[Document title]

· Trong công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại)
· Trong công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, dược –
mỹ phẩm)
· Trong công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, cao su, polymer)
· Trong công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác
và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy)

Công nghệ kỹ thuật hóa học hiện nay không chỉ giữ vai trò trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp như: dầu khí, vật liệu xây dựng, sơn, dược - mỹ phẩm, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, tổng hợp vật liệu, chế biến thực phẩm, đồ uống… mà còn có vai
trò quan trọng trong xây dựng nền nông nghiệp xanh, giảm thiểu việc sử dụng các
hóa chất vô cơ độc hại.

3. Phẩm chất của 1 kỹ sư Hóa học

Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hoá học nhận bằng Kỹ sư Hóa học. Để sản xuất
được một sản phẩm Hoá học cụ thể, người Kỹ sư Hóa học không những phải có hiểu
biết sâu sắc về Hoá học mà còn phải thành thạo các kĩ năng tính toán, thiết kế, lựa
chọn nguyên, nhiên liệu... Ngoài ra các Kỹ sư Hóa học còn phải biết tổ chức, quy
hoạch, triển khai các quá trình sản xuất một cách hợp lí. Người tốt nghiệp ngành Kỹ
thuật Hoá học nhận bằng Kỹ sư Hóa học sẽ phải là những "chuyên gia đa năng".
Muốn sản xuất một sản phẩm hóa học nào đó, người Kỹ sư Hóa học phải nghiên cứu
kỹ lý thuyết, từ đó đưa ra quy trình công nghệ, tính toán lý thuyết, kiểm nghiệm
chúng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, quy trình được hoàn thiện, bổ sung, sửa chữa
và máy móc thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất được chế tạo.

pg. 8
[Document title]

Hình 1.2
Kỹ sư hóa học không chỉ cần giỏi về hóa học mà còn phải am hiểu về vật lý, sinh học,
toán học và các kiến thức liên quan khác để có thể áp dụng vào thực tế quá trình làm
việc. Công việc của một kỹ sư hóa học thường là áp dụng các nguyên tắc của vật lý,
sinh học, toán học, cơ khí, điện và hóa học để hoàn thành các công tác nghiên cứu, ứng
dụng hóa học cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phục vụ
những nhu cầu khác trong cuộc sống của con người (vệ sinh an toàn thực phẩm, các
loại thuốc)

Ngoài các phẩm chất về chuyên môn kỹ sư hóa học cần phải có các đức tính như:

- Tính chính xác, tỉ mỉ, thận trọng.

- Sự kiên trì, nhẫn nại bởi kỹ sư hóa học đôi khi phải thực hiện rất nhiều phép thử trước
khi tìm ra được một giải pháp đúng đắn.

- Sự cảnh giác, óc phán đoán bởi các thao tác trên các sản phẩm hóa học có thể dẫn đến
nhiều nguy hiểm vì việc thiếu cảnh giác có thể là nguyên nhân gây ra vết thương hay
tai nạn

pg. 9
[Document title]

4. Cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội việc làm trong ngành kỹ thuật hóa học là rất phong phú và đa dạng vì đây là
ngành có tính ứng dụng cao và liên quan đến nhiều ngành khoa học công nghệ, lĩnh
vực sản xuất khác nhau. Hiện nay, thiết bị dây chuyền hóa học nước ta chưa thể tự sản
xuất nên ta vẫn còn nhập khẩu của nước ngoài. Bởi vậy xây dựng đội ngũ nhân lực
mạnh, sáng tạo có khả năng thiết kế phù hợp với đặc điểm của Việt Nam là mục tiêu
đang hướng tới một cách mạnh mẽ.

Hình 1.3

Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có có hội việc làm đa dạng với rất nhiều
vị trí tại các lĩnh vực như:

- Chuyên viên tại các viện nghiên cứu hóa học, vật liệu, mỹ phẩm, thực phẩm; các
phòng thí nghiệm môi trường, hóa sinh, y dược, kiểm dịch thực vật và động vật
- Cán bộ điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc
trừ sâu

pg. 10
[Document title]

- Cán bộ thiết kế, vận hành quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm (kem
dưỡng da, dầu gội đầu), hóa dược (thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất
thuốc), công nghệ vật liệu mới (vật liệu polyme, vật liệu siêu bền, nhẹ), công
nghệ hóa môi trường (vận hành hệ thống xử lí chất thải, làm việc tại các trung
tâm quan trắc môi trường)
- Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa học.

I. NỘI DUNG CHÍNH


1. Tổng quan về H2SO4
1.1. Đặc điểm cấu tạo của H2SO4
1.1.1. Công thức cấu tạo của H2SO4

Axit sulfuric là một axit vô cơ gồm các nguyên tố lưu huỳnh, oxi và hidro với công
thức hóa học là H2SO4. Bạn có thể dễ dàng tìm được loại axit này ở bất kỳ nơi đâu và
ngay trong những hiện tượng thiên thiên cũng có thể xuất hiện H2SO4 qua nước mưa
axit. Cụ thể thì điều này được minh chứng qua việc các dòng khí SO2 được thải ra ở
nhà máy luyện kim, lọc dầu, nhiệt điện hoặc oto sẽ kết hợp với không khí và hơi ẩm để
tạo ra các hạt nước mưa chứa phân tử của chính nó. Nếu bạn dính nước mưa và cảm
thấy rát, khó chịu thì đó là do nước mưa khi này đang có độ ph <4 sau khi được axit
hóa từ những khí thải.

 Cấu tạo phân tử:

Như độc giả có thể thấy, hình ảnh minh họa trên đã biểu diễn phân từ H2SO4 dưới
dạng cấu tạo hình tứ diện lệch với nguyên tử S ở vị trí trung tâm và được bao quanh
với các nguyên tử oxi dưới 2 dạng liên kết.

pg. 11
[Document title]

Hình 2.1: Mô hình cấu tạo phân tử H2SO4

Khi đi sâu hơn về công thức cấu tạo của phân tử H2SO4 thì ta nhận ra rằng độ dài của
liên kết S-OH là 1,53Å của liên kết S-O là 1,46 Å. Điều này được giải thích dựa vào
bán kính các nguyên tử khi bán kính của H bé hơn so với nguyên tử lưu huỳnh đối với
liên kết đơn và đối với liên kết đôi thì là do sự hình thành liên kết p-d khiến cho độ dài
liên kết giữa S-O bị giảm đi

pg. 12
[Document title]

Hình 2.2: Độ dài liên kết của phân tử H2SO4

1.1.2. Các dạng H2SO4

Gồm 2 dạng chính là H2SO4 loãng và đặc mà trong đó mỗi loại sẽ có tính chất vật lý
riêng. Để có thể nhận biết được giữa 2 dạng ta dựa vào tính chất nổi bật của H2SO4
đặc là khả năng hút nước mạnh và tỏa nhiệt lượng lớn cùng với khả năng làm than hóa
các hợp chất hữu cơ.
1.2. Tính chất vật lý

1.2.1 Tính chất vật lý chung

- Axit sulfuric tinh khiết là một chất lỏng nặng (M=98 dvc), không màu, không mùi
- Mật độ 1,84 g / cm³ và nhiệt độ sôi là 336 °C.
- Nhiệt độ nóng chảy (chuyển từ pha rắn sang pha lỏng cũng như ngược lại): 10.371°C
- Khi đun sôi tinh khiết tại nhiệt độ nóng chảy: 296 độ C có phân hủy thì mới đầu axit
cho hơi có giàu khí SO3 đến khi dung dịch có nồng độ: 98.2% thì xuất hiện hỗn hợp
đồng sôi của axit sulfuric và nước.
- Độ nhớt động học: 0,021 Pas (25°C), để có thể giải thích cho việc này thì các nhà
khoa học cho rằng trong phân tử axit sulfuric có liên kết hydro mạnh hơn các chất khác
như nước hay ancol
- Axit sulfuric có thể tan vô hạn trong nước (lớn hơn là các dung môi phân cực) và quá
trình tan đó sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt khi eltanphy được ước tính là 81.59 KJ/mol. Do đó
1 lưu ý trong phòng thí nghiệm là nếu muốn pha loãng dạng đặc của nó thì nên đổ dần
dần H2SO4 vào nước vì theo chiều hướng ngược lại sẽ làm bắn axit ra khắp nơi hoặc
có thể gây nổ, bỏng cho người thí nghiệm.

pg. 13
[Document title]

Hình 2.3: dung dịch H2SO4 được sử dụng trong phòng thí nghiệm

1.2.2, Tính phân cực và độ dẫn điện

Axit sunfuric tinh khiết là một chất lỏng phân cực với hệ số điện môi xấp xỉ 100. Do
đó các các phân tử của nó có thể proton hóa lẫn nhau, dẫn đến tính dẫn điện cực cao
của nó, quá trình này được gọi là tự di chuyển proton. Nên trong những hỗn hợp axit
mạnh như các axit hữu cơ với H2SO4 thì những axit còn lại thường đóng vai trò là
bazo (điều này ngược lại khi gặp những axit mạnh)

Phương trình phản ứng phân cực H2SO4 (pKa nấc 1: rất lớn, pKa nấc 2: 2)

(1) 2H2SO4 → H3SO4+ + HSO4-


(2) CH3COOH + H2SO4 ----(2 chiều)  CH3COOH2+ + HSO4-
(3) HCLO4 + H2SO4 –cân bằng 2 chiều  CLO4- + H3SO4+
Trong đó (1) là phản ứng chính và thường được sử dụng trong quá trình tính toán
Không chỉ có vậy, H2SO4 và H3PO4 cũng giống nhau ở 1 điểm là chúng đều có thể
tách nước hoặc thêm các oxit của bọn chúng vào để tạo thành những phân tử lớn hơn.

pg. 14
[Document title]

Cụ thể như hòa tan khí SO3 theo bất cứ tỉ lệ cũng sẽ tạo ra các axit polisulfuric:
H2S2O7 hay H3S3O10. Hỗn hợp những axit như trên sẽ có tên gọi là “oleum”

1.3. Tính chất hóa học

1.3.1. Các tính chất chung của H2SO4:

- Axit sulfuric là một axit mạnh và có tính ion hóa cao.

- Hóa chất này có tính ăn mòn cao, phản ứng và hòa tan trong nước. Nó có khả năng
oxi hóa rất cao và do đó, hoạt động như một tác nhân oxi hóa mạnh.

- Nó có độ bền rất thấp. Vì lý do này, nó đóng một phần trong việc điều chế các axit dễ
bay hơi hơn từ các muối axit khác.

- Axit sulfuric đậm đặc là một chất khử nước rất mạnh. Do đó, hóa chất này được sử
dụng để làm khô nhiều loại khí không phản ứng với axit.

- Nó có khả năng làm mất nước các chất hữu cơ nhưu tinh bột

- Nó có thể oxi hóa cả phi kim cũng như kim loại.

1.3.2. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc

- Như đã đề cập đến ở phía trên, để phân biệt giữa 2 loại H2SO4 thì ta dựa vào quá
trình axit sunfuric đậm đặc loại bỏ các phân tử nước không tự do hoặc loại bỏ các
nguyên tố hydro và oxy trong chất hữu cơ theo tỷ lệ thành phần nguyên tử hydro và
oxy của nước.

Ví dụ: Phản ứng tỏa nhiệt của Saccarozo dưới tác dụng của H2SO4 khi nó đóng vai trò
như là 1 xúc tác để hút nước và để lộ ra cacbon: C12H22O11 -> 12C + 11H2O

pg. 15
[Document title]

Không chỉ có vậy lượng C sinh ra sẽ được tiếp tục phản ứng với H2SO4 có bên trong
để tạo thành khí CO2, lưu huỳnh dioxit và nước.

Phương trình hóa học: C + 2(H2SO4) -> CO2 + 2(SO2) + 2(H2O)

Bên cạnh đó, Vì H2SO4 đặc là axit mạnh nên hợp chất có khả năng phản ứng oxi hóa
khử với nhiều chất, hợp chất khác nhau bao gồm kim loại, phi kim hoặc muối. Tùy vào
chất khử, axit sulfuric đậm đặc có thể bị khử thành SO2, S hoặc H2S:

- 2HBr + H2SO4 (đậm đặc) = Br2 + SO2 + 2H2O


- 8HI + H2SO4 (đậm đặc) = 4I2 + H2S + 4H2O
- Zn + 2H2SO4 (đậm đặc) = ZnSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
- 3Zn + 4H2SO4 (đậm đặc) = 3ZnSO4 + S + 4H2O
Đối với phi kim, Axit sulfuric đậm đặc sẽ ưu tiên oxi hóa những phi kim như carbon,
lưu huỳnh, phốt pho…mà ở đó, axit sulfuric đậm đặc đóng vai trò là chất oxy hóa.
- C + 2H2SO4 (đậm đặc) -> CO2 + 2SO2 ↑ + 2H2O
- S + H2SO4 (đậm đặc) -> 3SO2 ↑ + 2H2O
- 2P + 5H2SO4 (đậm đặc) -> 2H3PO4 + 5SO2 ↑ + 2H2O
Bên cạnh đó, có 1 vài hợp chất mà ở đó các nguyên tử có thể nhận hoặc cho electron
để tạo thành các hóa trị mới. Điều này chủ yếu xảy ra ở những hợp chất từ chu kì 3 khi
chúng bắt đầu xuất hiện Obitan 3d để nhận thêm e ở trong trạng thái cơ bản cũng như
kích thích. Ta có 1 vài phản ứng của hydro sunfua (H2S), hydro bromua (HBr), và
hydro iodua (HI).
 H2S + H2SO4 (đậm đặc) -> S ↓ + SO2 + 2H2O
 2HBr + H2SO4 (đậm đặc) -> Br2 + SO2 + 2H2O
 8HI + H2SO4 (đậm đặc) -> 4I2 + H2S + 4H2O
 CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF
pg. 16
[Document title]

1.3.3, Tính chất hóa học của H2SO4 loãng


- Nó hoạt động với vai trò là 1 axit mạnh nên đối với những chất chỉ thị để nhận biết
axit như quỳ tím thì giấy thử sẽ đổi màu mà ở đây que thử quỳ tím có màu đỏ và trong
khi đó, đối với dung dịch thử bazo như phenolphthalein thì sẽ không xuất hiện hiện
tượng và chất chị thị không màu không bị đổi màu.

Hình 2.4

Do là 1 axit giống HCL nên H2SO4 có thể phản ứng được với hầu hết các kim loại
(mạnh hơn đồng trong dãy điện hóa) và hầu hết các oxit kim loại để xuất hiện sản
phẩm muối sunfat của kim loại tương ứng và có thể là khí H2 hoặc H2O tùy vào chất
ban đầu. Ta có ví dụ sau:
- MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O
- Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2

pg. 17
[Document title]

Hơn thế nữa, đối với những hợp chất cụ thể như muối (BaCL2) hoặc bazo (NaOH),
axit sẽ thực hiện phản ứng trao đổi và trung hòa để tạo ra muối chứa ion axit tương ứng
với độ axit yếu hơn ion sulfat để tạo ra sunfat và axit yếu tương ứng hoặc nước. Ta có
các ví dụ sau:
- BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl
- NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O
Trong phản ứng hữu cơ, dưới điều kiện đun nóng, nó có thể là chất xúc tác cho quá
trình thủy phân protein, disacarit và polysacarit hoặc là chất xúc tác cho quá trình nối
các polime cũng như các polisacarit hoặc amino axit.
1.4. Ứng dụng

Hình 2.5
Bức ảnh trên đã khái quát lại vai trò của H2SO4 trong cuộc sống của loài người hiện
nay khi nó là 1 thành phần không thiếu trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm phục
vụ đời sống ngày nay mà 3 ứng dụng dưới đây là tiêu biểu nhất:
Điều chế: Phương pháp Nitro hóa:

pg. 18
[Document title]

Ta dùng khí NO làm xúc tác cho quá trình oxi hoá SO2, sản phẩm thu được không tạo
ra SO3 thuần túy mà sẽ ở dạng axit nitrozosulfuric NOHSO4 để rồi từ đó axit này bị
thủy phân để tạo ra H2SO4 theo chu trình sau:
- Ban đầu cho HNO3 oxit SO2 (thu được từ lò nung pyrit):
3SO2 + 2H2O + 2HNO3  3 H2SO4 + 2NO
- Khí NO thoát ra cùng với khí thải gồm O2 + N2 tạo ra NO2:
2NO + O2  2NO2
- Hỗn hợp Khí NO + NO2 được điều chỉnh để có tỷ lệ mol: 1:1 tạo ra N2O3:
NO + NO2  N2O3
- Cho N2O3 tiếp xúc với H2SO4 đặc để tạo ra NOHSO4
N2O3 + H2SO4 đặc  2NOHSO4 + H2O
- Khi pha loãng ra bằng nước, axit chuyển thành H2SO4 (nồng độ: 60-70%) và hỗn
hợp NO + NO2
1.4.1 Sản xuất hóa chất

Là một hợp chất hóa học rất quan trọng, axit sulfuric được sử dụng trong quá trình sản
xuất một số hóa chất nổi tiếng bao gồm axit hydrochloric, axit nitric, axit photphoric và
nhiều hóa chất công nghiệp khác.

1.4.2 Lọc dầu

Quá trình tinh chế dầu thô đòi hỏi phải sử dụng một axit làm chất xúc tác và axit
sulfuric thường được sử dụng cho mục đích này. Nó loại bỏ các hợp chất lưu huỳnh và
hydrocacbon không bão hòa có trong dầu thô.

1.4.3 Luyện kim

pg. 19
[Document title]

‘Pickling’ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc xử lý kim loại để loại bỏ tạp
chất, rỉ sét hoặc cặn trên bề mặt, chẳng hạn như trong sản xuất thép. Ngày nay, việc sử
dụng axit sulfuric cho mục đích này đã giảm đi một chút vì ngành công nghiệp hiện
nay sử dụng axit hydrochloric. Mặc dù axit hydrochloric đắt hơn axit sulfuric, nhưng
nó tạo ra kết quả nhanh hơn và giảm thiểu việc mất kim loại cơ bản trong quá trình

2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AXIT SUlFURIC NÓI CHUNG

2.1 Tình hình sản xuất H2SO4

H2SO4 là hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng để sản xuất phân bón, chế
biến quặng, tổng hợp hóa học, trung hòa pH trong xử lý nước thải và tinh chế dầu mỏ
mà ở đó hơn 60% sản lượng H2SO4 trên thế giới được tiêu thụ bởi ngành công nghiệp
phân bón. Tổng nhu cầu tiêu thụ H2SO4 trên thế giới năm 2019 và 2020 lần lượt đạt
276 triệu tấn và 274 triệu tấn. Do tác động của đại dịch Covid-19, lượng tiêu thụ
H2SO4 có sụt giảm nhưng không đáng kể. Đến năm 2025, nhu cầu tiêu thụ H2SO4 của
thế giới dự báo tăng trở lại và đạt mức 290 triệu tấn. Hiện nay tại Việt Nam, sản lượng
H2SO4 sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, phần thiếu hụt phải bù
bằng lượng nhập khẩu..

Tại Đông Nam Á, các nước trong khu vực đều đang nhập khẩu H2SO4. Dự kiến
lượng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn 2020 - 2034 đạt khoảng 3,3 triệu tấn/năm
(Hình 2.6).

pg. 20
[Document title]

Hình 2.6 Dự báo xuất nhập khẩu H2SO4 ở các nước Đông Nam Á đến năm 2014
(không bao gồm Việt Nam). Nguồn: Argus, 2020

Từ năm 2005 - 2018, mức tiêu thụ H2SO4 tương đối lớn. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ
trong giai đoạn này đạt 14,9%/năm, từ mức 141 nghìn tấn vào năm 2005 lên 459 nghìn
tấn vào năm 2018

pg. 21

Hình 2.7 Tình hình tiêu thụ H2SO4 ở Việt Nam giai đoạn 2005-2018. Nguồn: Tổng cục Hải quan
[Document title]

Tại Việt Nam, H2SO4 ở thị trường được cung cấp bởi sản xuất trong nước và nhập
khẩu. Các nhà máy H2SO4 trong nước chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất các sản phẩm
nội bộ như H3 PO4 , phân bón… và cung ứng ra thị trường. Công suất sản xuất H2SO4
của một số công ty lớn trong nước được thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Công suất sản xuất H2SO4 của các công ty lớn trong nước. Nguồn: VPI

Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang có sản lượng sản xuất

H2SO4 cao nhất cả nước với 2 nhà máy tại Hải Phòng và Lào Cai, sản lượng đạt
khoảng 834 nghìn tấn/năm, sử dụng cho sản xuất phân bón .

Công ty CP Tập đoàn và Hóa chất Đức Giang và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa
chất Lâm Thao với cổ đông chính là Vinachem có sản lượng mỗi năm tương ứng là
400 và 300 nghìn tấn/năm. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có 1
đơn vị sản xuất H2SO4 đặt tại Sinh Quyền, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với công suất
40 nghìn tấn/năm. Tại phía Nam, Công ty CP Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty
CP Phân bón miền Nam cung ứng khoảng 140 nghìn tấn/năm cho tiêu thụ nội bộ và
cung cấp cho thị trường. Tổng sản lượng sản xuất H2SO4 hàng năm của các nhà máy
trong nước đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Trong đó, hơn 90% sản lượng này để phục vụ tiêu
thụ nội bộ và chỉ khoảng 8% được bán ra thị trường.

pg. 22
[Document title]

Dựa trên tốc độ tăng trưởng trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng GDP, dự báo đến
năm 2025, lượng H2SO4 thiếu hụt tại thị trường nội địa khoảng 464 nghìn tấn và tăng
lên 1,2 triệu tấn vào năm 2040.

Hình 2.8 Dự báo cân bằng cung cầu H2SO4 ở Việt Nam giai đoạn 2020-2040

2.2: Dây chuyền sản xuất axit sulfuric

2.2.1: Một số nhà máy sản xuất axit sulfuric trong nước:

2.2.1.1: Nhà máy Super lân Long Thành thuộc Công ty phân bón miền Nam:
Sản xuất axit sunfuric 80.000 tấn/năm, giúp nhà máy chủ động nguyên liệu để đưa sản
lượng phân lân các loại từ 100.000 tấn trước đây lên 200.000 tấn. Nguồn nguyên liệu
sản xuất axit sulfuric là các quặng sulfua sắt.
2.2.1.2: Nhà máy Supe Lâm Thao:

pg. 23
[Document title]

Đã biến một công nghệ cũ của Liên Xô thành dây chuyền sản xuất H2SO4 chưa từng
có, tận dụng được nguyên liệu pyrit trong nước và giảm triệt để chất thải gây ô nhiễm
(như khói bụi, SO2 và axit) chỉ bằng việc thay đổi tỷ lệ nguyên liệu, kết hợp với cải
tiến các công nghệ đốt lò.
Nguồn nguyên liệu là quặng pirit (của công ty Giáp Lai, Việt Nam) phối trộn lưu
huỳnh hóa lỏng nhập khẩu. Đây là một giải pháp công nghệ chưa từng có (trên thế giới
hiện thịnh hành hai loại công nghệ sản xuất axit sulfuric: hoặc chỉ đốt pirit hoặc chỉ đốt
lưu huỳnh trong lò tiêu chuẩn), trong khi dây chuyền sản xuất của nhà máy sử dụng lò
phi tiêu chuẩn và nguyên liệu hỗn hợp. Để thực hiện giải pháp này, nhà máy đã nghiên
cứu, lắp đặt hệ thống thiết bị trộn pyrit với lưu huỳnh theo những tỷ lệ khác nhau,
nhằm tìm ra tỷ lệ ưu việt nhất; tính toán các thông số kỹ thuật như lưu lượng khí thổi
vào lò, chiều cao lớp sôi hợp lý, nhiệt độ lớp sôi, nồng độ khí SO2 ra khỏi lò, thay thế
xúc tác…
2.2.1.3: Nhà máy hóa chất Tân Bình
Axit Sulfuric kỹ thuật: được sản xuất từ nguyên liệu lưu huỳnh theo phương pháp tiếp
xúc được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác: từ axit sulfuric sản xuất
phèn lọc nước, nước đổ bình ắc quy, sản xuất phân bón, thuốc nhuộm, sơn, dược phẩm,
chất dẻo, các sản phẩm gốc sulfat, ….
Axit Sulfuric tinh khiết: được sản xuất theo phương pháp chưng cất Axit Sunfuric kỹ
thuật được dùng trong phòng thí nghiệm, công nghệ điện tử và sản xuất các sản phẩm
chất lượng cao.
2.2.2: Công nghệ sản xuất axit sunfuric
Trên thế giới, công nghệ tiếp xúc là công nghệ hiện đại và được áp dụng phổ biến
nhất. Về nguyên liệu, ở Mỹ người ta chủ yếu sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh, còn các
nước khác phần lớn đều sử dụng quặng pirit để sản xuất axit sulfuric. Những nguồn
nguyên liệu khác cũng có những ý nghĩa nhất định, ví dụ trước đây ở CHDC Đức
người ta sử dụng khá nhiều nguyên liệu CaSO4 (anhydrit) cho sản xuất axit sulfuric, do
pg. 24
[Document title]

không có quặng pirit trong khi có nhiều nguyên liệu CaSO4 và sản xuất axit sulfuric
theo phương pháp này được tiến hành song song với sản xuất xi măng để đạt hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Theo công nghệ tiếp xúc, có 2 loại dây chuyền sau:

* Dây chuyền tiếp xúc và hấp thụ 1 lần (tiếp xúc đơn):
Dây chuyền tiếp xúc đơn được áp dụng phổ biến trước năm 1970 với hiệu suất
chuyển hóa SO2 thành SO3 chỉ đạt 98%. Lượng SO2 không chuyển hóa bị thải vào
khí quyển, gây ô nhiễm môi trường.
* Dây chuyền tiếp xúc và hấp thụ 2 lần (tiếp xúc kép):
Từ năm 1970 đến nay, do những quy định nghiêm ngặt của quốc tế về bảo vệ môi
trường, dây chuyền tiếp xúc đơn dần dần bị loại bỏ và thay vào đó là dây chuyền
tiếp xúc kép với hiệu suất chuyển hóa SO2 đạt từ 99,5% – 99,9%. Với dây chuyền
này, lượng SO2 trong khí thải được bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép khoảng
500 mg/m3, mù axit sulfuric đạt 35mg/m 3 (Đạt theo tiêu chuẩn TCVN 5939-1995:
tiêu chuẩn khí thải công nghiệp). Điển hình là các quy trình công nghệ tiếp xúc kép
của MONSANTO, NORMAL – CECEBE…
Sơ đồ một nhà máy sản xuất axit sulfuric thông thường hiện nay trên thế giới với
công nghệ đốt lưu huỳnh và tiếp xúc kép như sau:

pg. 25
[Document title]

Hình
2.2.3: Quá trình sản xuất axit2.10: Công đoạn sản xuất axit sulfuric
sunfuric

Hầu hết
2.2.3.1: axit sulfuric
Nguyên trên sử
liệu được thếdụng
giới được
trongsản
quyxuất theo phương pháp “Contact Process”
trình

Nguồn nguyên liệu sản xuất axit sulfuric trên thế giới: Theo thống kê, sản lượng axit
sulfuric trên thế giới được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như sau:

- Đi từ lưu huỳnh: 65%


- Đi từ khí thải của ngành luyện kim (như SO2, H2S,..): 23%
- Đi từ quặng pirit: 9%
- Đi từ các nguồn khác: 3%

2.2.3.2: Các giai đoạn sản xuất

2.2.3.2.1: Từ lưu huỳnh:

pg. 26
[Document title]

Axit sulfuric được sản xuất từ lưu huỳnh, oxi và nước theo công nghệ tiếp xúc. Trong
giai đoạn đầu lưu huỳnh bị đốt để tạo ra sulfur dioxit. Sau quá trình oxi hóa thứ nhất thì
trong hỗn hợp khí sẽ có các loại khí như SO2, O2, N2 cũng như các loại khí bụi khác.
Trước khi đem lượng SO2 thu được đi oxi hóa thành sulfur trioxit bởi oxi với sự có
mặt của chất xúc tác vanadi(V) oxit (V2O5 hoặc Ag2VO4) tại nhiệt độ 500 độ C để
cho có hiệu suất cao nhất thì dòng khí cần phải đi lớp màng lọc để loại bỏ tạp chất.
Cuối cùng sulfur trioxit được xử lý bằng nước (trong dạng 97-98% H2SO4) để sản
xuất axit sulfuric 98-99%. Bên cạnh đó, SO3 cũng bị hấp thụ bởi H2SO4 để tạo ra
oleum (H2S2O7) nhưng chất này sau đó cũng sẽ bị làm loãng để tạo thành axit
sulfuric.

(1) S(rắn) + O2(khí) = SO2 (khí)

(2) 2SO2 + O2(khí) = 2SO3 (khí) (có mặt V2O5) (Delta H = -96,23 KJ/mol)

(3) SO3(khí) + H2O (lỏng) = H2SO4 (loãng)

HÌnh 2.11: Sơ đồ quá trình sản xuất H2SO4 từ lưu huỳnh

2.2.3.2.2 Từ khí sunfua hydro:


pg. 27
[Document title]

Sản xuất H2SO4 sử dụng nguyên liệu là H2S:

Công nghệ sản xuất H2SO4 từ khí giàu H2S đã được thương mại hóa bởi nhiều nhà
bản quyền trên thế giới như Haldor Topsoe, KVT, Keyon… Quá trình sản xuất H2SO4
từ khí giàu H2S gồm các khu vực chính sau:

 Khu vực đốt khí nguyên liệu: Khí nguyên liệu giàu H2S được đưa trực tiếp vào
lò đốt (1) ở nhiệt độ cao. Lò đốt được cấp nhiệt bởi khí nhiên liệu trong giai
đoạn khởi động. Tại đây, các hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ chuyển hóa thành
SO2. Nhiệt từ dòng khí hỗn hợp sẽ được thu hồi để sản xuất hơi tại lò hơi nhiệt
thừa (2).
 Khu vực oxy hóa: Dòng khí công nghệ sau khi được khử NOx sẽ được đưa đến
tháp chuyển hóa (3) để chuyển hóa SO2 thành SO3 dưới sự có mặt của xúc tác.
Do trong dòng khí có chứa hơi nước nên SO3 tạo thành sẽ tiếp tục phản ứng với
hơi nước để chuyển hóa thành H2SO4 ở dạng khí.
 Khu vực ngưng tụ và làm mát: Hỗn hợp sau khi ra khỏi đáy tháp chuyển hóa
được thu hồi nhiệt để sản xuất hơi rồi đi vào thiết bị ngưng tụ (4). Tại đây
H2SO4 dạng khí sẽ được ngưng tụ thành dạng lỏng. Sản phẩm đi ra từ đáy thiết
bị tiếp tục được làm mát rồi đưa đến bồn chứa. Dòng khí thải sẽ được đưa đến
khu vực xử lý khí thải.

pg. 28
[Document title]

Hình 2.12: Sơ đồ quy trình sản xuất H2SO4 từ khí giàu H2S

Ta có phương trình tồn tại trong dây chuyền như sau:

(1) 2H2S + 3O2 = 2SO2 + 2H2O


(2) 2SO2 + O2 = 2SO3
(3) SO3 + H2O = H2SO4

2.2.3.3: Hệ thống phụ trợ và tiện ích

- Bồn chứa trung gian là bồn trụ đứng áp suất thường với thể tích 330 m3 đủ sức chứa
cho 1 ngày vận hành. Bồn chứa trung gian được đặt ở trong nhà máy H2SO4, gần với
khu sản xuất và là trạm trung gian để chuyển H2SO4 đến bồn chứa sản phẩm. Bồn
chứa trung gian được trang bị 2 bơm chuyển H2SO4 với công suất 15m3/giờ mỗi bơm.
Trong đó, 1 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng để đảm bảo duy trì hoạt động liên tục
của nhà máy.

- Bồn chứa sản phẩm là loại bồn trụ đứng áp suất thường, với thể tích 7.000m3 đủ sức
chứa cho 3 tuần vận hành. Bồn sẽ được đặt gần với cảng xuất sản phẩm để tiết kiệm
đường ống cũng như thuận tiện cho quá trình xuất sản phẩm. Cả bồn chứa trung gian
pg. 29
[Document title]

và bồn chứa sản phẩm sẽ được đặt trong khu vực có đê bao xung quanh nhằm đảm bảo
khi có sự cố toàn bộ lượng acid sẽ được giữ trong đê bao, tránh ảnh hưởng đến các bồn
chứa, thiết bị xung quanh.

- Trạm xuất xe bồn gồm 2 bơm xuất với công suất 15m3/giờ, trong đó 1 bơm hoạt
động và một bơm dự phòng. Các bơm này sẽ vận chuyển H2SO4 từ bồn chứa sản
phẩm vào xe bồn qua ống mềm. Khi đạt lưu lượng cài đặt sẵn thì hệ thống sẽ dừng
bơm. Thời gian dự kiến để xuất 1 xe là không quá 2 giờ.

- Trạm xuất tàu gồm 2 bơm xuất với công suất 380m3/giờ, trong đó 1 bơm hoạt động
và một bơm dự phòng. Các bơm này sẽ vận chuyển H2SO4 từ bồn chứa sản phẩm ra
tàu thông qua hệ thống đường ống và ống mềm ở cảng xuất sản phẩm. Khi đủ lưu
lượng cài đặt sẵn thì hệ thống sẽ dừng bơm. Thời gian dự kiến để xuất 1 tàu là không
quá 12 giờ.

2.3: Một số cải tiến công nghệ trong sản xuất H2SO4
Với những yêu cầu về sản xuất và yếu tố môi trường ngày càng cao. Đòi hỏi trong
công nghệ sản xuất H2SO4 phải có những cải tiến nhằm giải quyết những yêu cầu đó
và các vấn đề như: Hình 2.13
pg. 30
[Document title]

2.3.1: Vấn đề thu hồi nhiệt thải


Trong quy trình sản xuất H2SO4 theo phương pháp đốt lưu huỳnh ta có tới 98% năng
lượng hóa học tự có của các chất tham gia phản ứng được đưa vào. Khi tiến hành đốt
Lưu huỳnh khi sản xuất H2SO4 ta có tới 98% lượng hóa học của các chất được đưa
vào tham gia phản ứng. Phần nhiệt còn lại sẽ được đưa vào dưới dạng nén qua hệ thống
quạt. Với quy trình sản xuất thông thường thì khoảng 57,5% tổng năng lượng được thu
hồi dưới dạng hơi cao áp, 3% mất đi cùng khí đuôi qua ống khói, 0,5% mất đi dưới
dạng nhiệt lượng, 39% mất đi ở dạng nhiệt thải. Khi ứng dụng trong những quy trình
sản xuất thông thường thì phần tổng năng lượng thu hồi được dưới dạng hơi cao áp là
57,5%. Ta có thêm 3% mất đi quá ống khói cùng khí và 0,5% mất đi dưới dạng nhiệt.
Khi đó ta sẽ có tổng 39% còn lại tồn tại ở dạng nhiệt thải.

Hình 2.14: Ứng dụng hệ thống xử lý khí thải lò hơi trong sản xuất axit sunfuric

pg. 31
[Document title]

Thách thức ở đây trong cải tiến công nghệ sản xuất axit sunfuric là thu hồi và sử dụng
phần 39% năng lượng ở dạng nhiệt thải. Và hiện nay phần nhiệt thải này được thu hồi
Ứng dụng vào việc sản xuất nước nóng cho:

 Sản xuất nước nóng cho hệ thống cung cấp nước nóng sinh hoạt ở các địa
phương. Các hệ thống cung cấp nước nóng sinh hoạt tại các địa phương.
 Sản xuất nước nóng trong việc quy trình dùng để cô đặc H2SO4 trong nhà mát
Ứng dụng trong quy trình cô đặc H2SO4 trong các nhà máy.
 Sản xuất nước nóng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất.

2.3.2: Cải tiến công đoạn hấp thụ và làm lạnh tối ưu
Cải tiến các công đoạn hấp thụ và làm lạnh sẽ giúp sử dụng được axit nhiệt độ cao mà
không làm giảm hiệu suất hấp thụ của nó. Bởi vì khi nhiệt độ càng tăng, trong các tháp
hấp thụ thông thường cũng sẽ đạt đến giới hạn hoạt động của chúng làm giảm hiệu suất
hấp thụ khi hoạt động. Hiện nay, các nhà máy áp dụng tháp hấp thụ venturi cho phép
đồng thời nâng cao hiệu quả hấp thụ và làm lạnh. Khi cả 2 công đoạn hấp thụ và làm
lạnh đều được tối ưu thì sẽ giúp axit được sử dụng ở nhiệt độ cao nhưng vẫn đảm bảo
không làm giảm hiệu suất hấp thụ. Bởi vì các tháp hấp thụ thông thường nếu chưa cải
tiến 2 công đoạn này sẽ đạt đến giới hạn hoạt động khi nhiệt độ tăng quá cao và liên
tục. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất hấp thụ của cả quy trình khi hoạt động. Khi áp
dụng cải tiến công nghệ mới trong cả hấp thụ và làm lạnh mang lại rất nhiều lợi ích.
Khi đó công suất điện được tạo ra sẽ lớn hơn mà không phát tán khí (CO2) gây hiệu
ứng nhà kính phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường.
2.3.3: Cải tiến các hệ thống an toàn
Vấn đề an toàn trong sản xuất axit sunfuric luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng
đầu. Hệ thống vận hành đòi hỏi độ an toàn ngày càng cao. Do đó các nhà máy mới
ngày nay một số hệ thống an toàn được cải tiến như: Một số hệ thống an toàn được cải
tiến được sử dụng trong các nhà máy mới hiện nay như:
pg. 32
[Document title]

 Hệ thống đo liên tục tốc độ ăn mòn Hệ thống đo tốc độ ăn mòn liên tục.
 Hệ thống quan sát rò rỉ, còi và đèn báo tín hiệu Hệ thống có còi và đèn báo tín
hiệu khi phát hiện có rò rỉ.
 Hệ thống đo độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, độ pH kết hợp hệ thống khóa liên động
tương ứng. Hệ thống khóa liên động
 Hệ thống đo độ dẫn điện.
 Hệ thống đo độ dẫn nhiệt
 Hệ thống đo độ Ph
3. Về công ty CP Super Photphat và hóa chất Lâm Thao
3.1 Giới thiệu:
Hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm
Thao luôn phát huy vai trò là lá cờ đầu trong ngành sản xuất phân bón cả nước, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam
phát triển bền vững, cung ứng gần 20 triệu tấn phân bón cho đồng ruộng, sát cánh cùng
nông dân cả nước làm nên những vụ mùa bội thu, góp phần đưa nước ta trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Và khi sang thời kì đổi mới, với những thành
tựu trong các giai đoạn trước, chuyển sang thời kỳ đổi mới nhà máy supe phốt phát lâm
thao được tiếp tục đầu tư mở rộng với quy mô và năng lực sản xuất. Đây là đợt mở
rộng mang tính đột phá về đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ trên cơ sở hiện
có của các dây chuyền sản xuất trước đây, góp phần khẳng định vị thế của sản phẩm
Supe lân đối với chương trình sản xuất lực của nước ta. Phạm Thanh Tùng hiện là tổng
giám đốc điều hành công ty CP Supe Phosphat và hóa chất lâm thao từ tháng 6 năm
2020. Với bằng kỹ sư chuyên ngành hóa chất, thạc sĩ quản trị kinh doanh cùng những
kinh nghiệm quản lý và kinh doanh có được trong nhiều 5 công tác, đặc biệt là những
kinh nghiệm trong vị trí quản lý cấp cao ở lĩnh vực quản trị kinh doanh của tập đoàn
hóa chất Việt Nam là điều kiện cơ sở vững chắc để em không Phạm Thanh tùng đưa

pg. 33
[Document title]

supe lâm thao lên một tầm cao mới vì lợi ích của ngành nông nghiệp và toàn bộ nền
kinh tế đất nước.

Đ/c Nguyễn Thanh Tùng Tổng Giám đốc

3.2. Thành tích :


Trải qua các thời kì sự đóng góp của công ty CP SUPE
PhotPhat là cực kì to lớn cho sự phát triển của đất nước,
để chứng nhận những công lao đóng góp ấy mà Công ty đã
được Nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu anh hùng,
đây là danh hiệu cao quy danh giá nhất mà nhà nước trao
tăng cũng như là mục tiêu hướng tới của các cá nhân khác:
- Năm 1985: Anh hùng Lao động
- Năm 1999: Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân
- Năm 2000: Anh hùng Lao động trong thời kỳ mới thay đổi
3.3 Hệ thống nhà phân phối
Hiện tại hệ thống nhà máy phân phối được phân bố 3 miền nhưng tập chung chủ
yếu ở hai miền Bắc và Nam do tại đây là nơi tập chung sản xuất nền nông nghiệp
lúa nước của cả nước đó là vùng đồng bằng sông hồng và vùng đồng bằng sông cửu
long, sự phân bố này tạo lên một ảnh hưởng lớn trong việc cung ứng các sản phẩm

pg. 34
[Document title]

kịp thời cho bà con nông dân góp phần tạo lên các mùa màng bội thu, mang lại lợi

ích không hề nhỏ.

Hình 2.15 Thể hiện sự phân bố của các nhà máy phân phối trên toàn quốc.

Nhà phân phối (Các thành phố lớn) :


- Hà Nội : + Công ty cổ phần Phùng Hưng
+ Công ty cổ phần XNK Hà Anh
- Hải Phòng : + Công ty CP VT NN & XD Hải Phòng
+ Công ty CP VT NN & XD Hải Phòng
- Hồ Chí Minh : + Công ty CP XNK HC Miền Nam

3.4. Sản phẩm công nghiệp về Axit sulfuric


Axit sulfuric của Supe Lâm Thao sản xuất là một hóa chất hàng đầu, được dùng nhiều
trong ngành công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu chính hoặc chất xúc tác.
- Sử dụng trong sản xuất: Phân bón, Chất giặt tẩy rửa tổng hợp, Tơ sợi hóa học, Chất
dẻo, sơn màu

pg. 35
[Document title]

- Sử dụng trong quá trình sản xuất kim loại: đồng, kẽm hoặc trong việc làm sạch bề
mặt thép

3.6 Công nghệ sạch sản xuất axit sulfuric


Chỉ bằng việc thay đổi cái tỷ lệ nguyên liệu, kết hợp với cải tiến các công nghệ đốt lò,
nhà máy Supe Lâm Thao đã biến một công nghệ cũ của Liên Xô thành dây chuyền sản
xuất H2SO4 chưa từng có, tận dụng được nguyên liệu pyrit trong nước, và giảm triệt
để chất thải gây ô nhiễm (như khói bụi, SO2 và axit).
Công trình do kỹ sư Nguyễn Văn Loan và cộng sự thực hiện, đã đoạt giải nhất trong
lĩnh vực công nghệ bảo vệ môi trường, Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt
Nam năm 2002.
So sánh với công nghệ cũ trước kia thì đây quả là một bước ngoặt to lớn, từ năm 1985
nhà máy đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất axit sulfuric số 2 theo thiết kế của Liên
xô. dây chuyền này sử dụng loại lò phi tiêu chuẩn kc-150, đốt nguyên liệu là pyrit
nguyên khai của Liên Xô hoặc Trung Quốc. nhưng do không có loại nguyên liệu trên,

nhà máy đã phải chuyển sang dùng quặng pyrit giáp lai của Việt Nam. với nguyên liệu

pg. 36
[Document title]

mới dây chuyền không vận hành được vì không phù hợp kế và lượng xỉ thải quá nhiều
gây ô nhiễm môi trường khu vực.
Hình 2.16: Mô hình sản xuất axit sulfuric theo công nghệ cũ của Liên Xô

Trước tình hình ấy, các kỹ sư công ty đã đề xuất phương án trộn lưu huỳnh hóa
lỏng nhập khẩu với pyrit của công ty Giáp lai trong nước. Nhờ việc thay thế
nguyên liệu và thực hiện cải cách tiến đồng bộ, từ năm 1995, dây chuyền số 2 đã đạt
sản lượng trên 360 tấn axit sulfuric/ngày, vượt công suất thiết kế 6%. lượng SO2 và bụi
xỉ

bay ra xám xuống tới dưới mức tiêu chuẩn và xỉ thải giảm từ 280 xuống còn 80
tấn/ngày. nhiệt độ xỉ giảm từ 150 xuống còn 60 độ C. Làm tăng đáng kể sản lượng,
doanh thu nói chung của toàn công ty, đây được coi như là một bước ngoặt to lớn góp
phần xác định rõ và chọn lọc một nguồn nguyên liệu phụ hợp trong ản xuát đồng thời
cũng làm tăng lợi nhuận mang lại cho công ty
Hình 2.17: Thể hiện sự diễn biến hàng tháng từng năm lượng chất thải

pg. 37
[Document title]

Để có được những thông số như trên, thì việc áp dụng hệ thống xử lý khí thải đóng góp
một phần hết sức quan trọng để giảm thiểu lượng khí thải phát ra bên ngoài môi trường
cũng như tuân thủ các luật về bảo vệ môi trường sâu xa hơn là sự hoàn thiện về mọi
mặt trong công đoạn sản xuất.

Hình 2.18: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi trong sản xuất axit sunfuric

 Những phần nhiệt thải được thu hồi lại từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi sẽ được
ứng dụng vào việc sản xuất nước nóng từ đó mà lượng khí thải trong quá trình sản
xuất được tận dụng lại một lần nữa và hạn chế xả thải ra bên ngoài môi trường góp
phần đáp ứng các điều kiện trong sản xuất công nghiệp đồng thời góp phần bảo về
môi trường.
- Khí thải được thu hồi tái sử dụng vào các nhu cầu sản xuất và xã hội:
+ Cung cấp nước nóng cho địa phương
+ Ứng dụng để cô đặc H2SO4 trong các nhà máy
+ Cung cấp nước nóng cho các cơ sở sản xuất
pg. 38
[Document title]

KẾT LUẬN
H2SO4 là một cái tên quen thuộc đối với mọi người. Axit sunfuric được mệnh
danh là “vua của các hóa chất” vì có vai trò cũng như là chất cần thiết quan trọng trong
nhiều ứng dụng đối với con người phục vụ đời sống. đó là một chất lỏng, không màu,
không mùi khiến ta đôi khi tưởng rằng đó chỉ là nước nhưng thực chất lại là một hợp
chất hóa học có những phản ứng cực mạnh, chính vì lẽ đó à axit sunfuric còn gây nhiều
phiền toái và rất nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách.
H2SO4 có tính axit rất mạnh, tính bào mòn của chúng cũng đáng kể. có thể gây
nguy hiểm cho bất cứ thứ gì mà nó chạm vào nếu vượt nồng độ cho phép, hay nồng độ
cao. Ngoài ra với tính chất hạ luôn nước của mình, khi gặp nước H2SO4 sẽ phản ứng
ngay lập tức và rất nhanh bên cạnh đó còn tỏa ra một nhiệt đáng kể, Chính vì điều đó
hóa chất này được sử dụng để làm khu nhiều loại khí không phản ứng với axit, được
ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp.
Cũng với chính tính háo nước của mình, khi điều chế phản ứng trung hòa, ta chỉ
được đổ từ từ H2SO4 vào trong nước, tuyệt đối không được làm ngược lại. điều này dễ
hiểu khi ta đổ một lần lượng lớn sẽ gây tỏa nhiệt rất lớn hơn bình thường. và nếu làm
ngược lại, các hóa chất sẽ tung tóe Và bắn ra ngoài, gây nguy cơ gây nổ, tổn thương cơ
thể, gây bỏng nặng, bánh vào mắt có thể gây mù, rơi vào giấy, vải sẽ bị cháy…. Thậm
chí có thể gây chết người ở xung quanh đó. chính vì thế nên cần phải có sự chuẩn bị kỹ
càng trong khâu chế các phản ứng hóa học đối với loại axit này.
Dù có rất nhiều tác hại, gây nguy hiểm cho con người. Nhưng vẫn không thể phủ
nhận việc lợi ích mà H2SO4 mang lại là rất nhiều. Trong công nghiệp axit sunfuric
đóng vai trò trong hàng loạt các sản xuất kim loại, muối, chất tẩy rửa kim loại khi
mạng, chất điện giải trong hàng loạt các dạng ắc quy, axit trì… ngoài ra còn góp mặt
trong các ngành công nghiệp khác như phân bón, luyện kim, phấn nhuộm, chất dẻo,
giấy, sợi…. H2SO4 có một vai trò vô cùng quan trọng, to lớn ở nhiều lĩnh vực công
nghiệp, thương mại, khoa học, Xã hội,….
H2SO4 không được điều chế trong phòng thí nghiệm. axit sunfuric được tạo thành
trong tự nhiên bởi quá trình oxy hóa quặng pyris, ví dụ như quặng piris sắt. Trong công
nghiệp, quy mô công nghiệp axit sunfuric được điều chế bằng phương pháp tiếp xúc
qua 3 giai đoạn: sản xuất SO2, sản xuất SO3, sản xuất H2SO4. Ngoài ra trong công
nghiệp việc áp dụng một số công nghệ mới như: công nghệ sạch, Các công nghệ xử lý
khí thải thay thế và cải tiến các công nghệ cũ đồng thời thay đổi nguồn nguyên liệu đã
tạo ra số lượng sản phẩm ngày càng đáp ứng với nhu cầu cuộc xã hội, Bên cạnh đó
cũng giảm tác động đến môi trường tuân theo các quy định của luật bảo vệ môi trường.

pg. 39
[Document title]

sau thời gian tìm hiểu và thực hành xây dựng đồ án, nhóm chúng em đã khái quát và
nắm bắt được bao hàm cơ sở lý thuyết đến kinh nghiệm thực tiễn, hiểu được cơ sở lý
thuyết quan trọng đến nhường nào trong sản xuất. qua những điều ấy chúng em đã xác
định và định hướng được một mục tiêu học tập của mình tại Đại Học Bách Khoa Hà
Nội. Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Vũ Hồng Thái gả viện kỹ thuật hóa
học đã tạo điều kiện cho chúng em được thực hiện và trình bày bản đồ án nhập môn kỹ
Thuật Hóa Học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] https://vietchem.com.vn/tin-tuc/axit-sunfuric-la-gi.html Truy cập lần
cuối 17/02/2023
[2] https://toploigiai.vn/cong-thuc-cau-tao-h2so4
[3] https://tschem.com.vn/h2so4-la-gi/ Truy cập lần cuối 17/02/2023
[4] Hoàng Nhâm Hóa Học Vô Cơ Tập Hai NXB Giáo Dục 2006
[5] https://haitien.com.vn/tin-tuc/axit-sunfuric-i1000081.html Truy cập lần
cuối 17/02/2023
[6]https://pvn.vn/DataStore/Documents/2021/Tin%20bai%20TCDK/T
%2011/p.66-76%20-%20Vo%20Thi%20Thuong.pdf Truy cập lần cuối
17/02/2023
[7]https://ghgroup.com.vn/chi-tiet-quy-trinh-san-xuat-axit-sunfuric-trong-
cong-nghiep/ Truy cập lần cuối 17/02/2023
[8]http://dost-bentre.gov.vn/tin-tuc/899/quy-trinh-san-xuat-acid-sulfuric
Truy cập lần cuối 17/02/2023
[9]http://hoachatcoban.com.vn/tin-tuc/axit-sunfuric-h2so4-va-cong-nghe-
san-xuat.html?
fbclid=IwAR19ryd1gxwrNoS_wjy51P0Szk6YzaVuHOO5L-
echZdmILTzlVCK386rqtY Truy cập lần cuối 17/02/2023
[10] https://supelamthao.vn/he-thong-nha-phan-phoi Truy cập lần cuối
17/02/2023
[11] https://vnexpress.net/cong-nghe-sach-san-xuat-axit-sunfuric-
1981583.html Truy cập lần cuối 17/02/2023
[12] https://kinhtevadubao.vn/cong-ty-supe-phot-phat-va-hoa-chat-lam-
thao-no-luc-xu-ly-va-khac-phuc-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-
14540.html Truy cập lần cuối 17/02/2023
pg. 40
[Document title]

[13] https://www.micoeco.com/xu-ly-khi-thai-lo-hoi/ Truy cập lần cuối


17/02/2023
[14] https://hoachatcoban.com.vn/tin-tuc/axit-sunfuric-h2so4-va-cong-
nghe-san-xuat.html Truy cập lần cuối 17/02/2023

pg. 41
[Document title]
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP NHIỆM VỤ
1 Phan Quốc Huy 20221503 CH1- Tìm hiểu và trình bày trong bản PDF về
03 tổng quan H2SO4
2 Chu Ngọc 20221504 CH1- - Viết II.2.2 Công nghệ sản xuất axit
Huyền 04 sunfuric
- Viết 4 Một số cải tiến trong sản xuất
H2SO4
- Làm mục lục
3 Nguyễn An 20220001 CH1- - Duyệt và tổng hợp bài làm, tài liệu
Khánh 03 cho từng phần trong bài
( Nhóm Trưởng ) - Tổng hợp thông tin cho bài làm PPT
- Hỗ trợ kỹ thuật và cố vấn tài liệu cho
cả nhóm

4 Nguyễn Công 20221510 CH1- -Viết II.3 Về công ty CP supe photphat


Khánh 04 và hóa chất Lâm Thao
- Chỉnh sửa
5 Trần Vũ Trung 20221516 CH1- - Viết về tổng quan H2SO4
Kiên 03 - Làm pp phần tổng quan H2SO4 và
công ty
6 Nguyễn Hoàng 20221517 CH1- - Viết về phần công ty CP SUPE
Kiều 04 PhotPhat và hóa chất Lâm Thao
- Chỉnh lời, làm file PDF về công ty
7 Bùi Thị Ngọc 20221523 CH1- - Viết về tình hình sản xuất
Liên 03 - Design bìa và trình bày phần tài liệu
tham khảo
8 Đào Phương 20221524 CH1 - - Viết II.2.2 Dây chuyền sản xuất axit
Linh 04 sunfuric
- Viết II.2.3 Một số cải tiến công nghệ
trong sản xuất axit sulfuric
- Chỉnh sửa
9 Trần Khánh 20221530 CH1- - Viết lời mở đầu, lời cảm ơn
Linh 03 - Giới thiệu về ngành kỹ thuật hóa học

pg. 42
[Document title]

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN CH2000


Mã học phần : 135938

ĐỀ TÀI : Dây chuyền sản xuất axit H2SO4: Công ty Cổ Phần


Super Photsphat và Hóa chất Lâm Thao

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 5


Ngành : Kỹ thuật hóa học - K67

Hà Nội, 02/2023

pg. 43
[Document title]

pg. 44

You might also like