You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HÓA



PBL 1: ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP SẢN


PHẨM

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN


XUẤT XI MĂNG PORTLAND BỀN SUNFAT

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Viết Thắng

Sinh viên thực hiện : Trần Văn Đạt


Hồ Thị Huyên

Đà Nẵng, 2023
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
CHƯƠNG I. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY........................................................4
1. Cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy :..........................................................4
a. Yêu cầu về tổ chức sản xuất:..................................................................................4
b. Yêu cầu về hạ tầng cơ sở kỹ thuật:.......................................................................4
c. Yêu cầu về quy hoạch:............................................................................................4
d. Yêu cầu về xây lắp và vận hành nhà máy:..........................................................4
e. Yêu cầu về kỹ thuật xây dựng:..............................................................................4
f. Yêu cầu về nhân lực:...............................................................................................5
g. Yêu cầu về môi trường :.........................................................................................5
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ XI MĂNG PORTLAND BỀN SUNFAT.................6
1. Khái niệm:...................................................................................................................6
2. Thành phần hóa học:.................................................................................................6
3. Thành phần khoáng:..................................................................................................6
4. Phân loại:.....................................................................................................................7
5. Tính chất:....................................................................................................................8
6. Ưu điểm:......................................................................................................................9
7. Nhược điểm:..............................................................................................................10
8. Ứng dụng:..................................................................................................................10
CHƯƠNG III. NGUYÊN LIỆU VÀ NHIÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT XI MĂNG
PORTLAND BỀN SUNFAT...........................................................................................11
A. Nguyên liệu sản xuất xi măng Portland bền sunfat:...........................................11
1. Đá vôi:.................................................................................................................11
2. Đất sét:.................................................................................................................11
3. Thạch cao:...........................................................................................................11
4. Phụ gia:...............................................................................................................12
B. Nhiên liệu nung clinker, sản xuất xi măng Portland bền sunfat:......................12

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


1
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

CHƯƠNG IV. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG PORTLAND
BỀN SUNFAT..................................................................................................................14
1. Tìm hiểu chung về công nghệ sản xuất xi măng Portland bền Sunfat:............14
2. Chọn phương pháp sản xuất thích hợp:..............................................................17
3. Các giai đoạn trong sản xuất xi măng Portland bền sunfat:.............................18
3.1. Khai thác, gia công sơ bộ và tiền đồng nhất nguyên liệu:...........................19
3.2. Nghiền và đồng nhất phối liệu:......................................................................21
3.3. Nung luyện clinker và làm lạnh clinker:......................................................22
3.3.1. Quá trình nung luyện clinker:....................................................................22
a. Nung sơ bộ trong hệ thống tháp trao đổi nhiệt:..............................................22
b. Quá trình nung trong lò quay:..........................................................................22
3.3.2. Quá trình làm lạnh clinker:........................................................................23
3.4. Ủ và nghiền clinker với thạch cao và phụ gia thích hợp để tạo thành xi
măng Portland bền sunfat:.......................................................................................23
3.4.1. Ủ clinker:......................................................................................................23
3.4.2. Nghiền clinker với thạch cao và phụ gia thích hợp để tạo thành xi măng
Portland bền sunfat:.................................................................................................24
3.5. Đóng bao:.........................................................................................................24
CHƯƠNG V. TÍNH TOÁN PHỐI LIỆU......................................................................25
1. Chọn năng suất cho dây chuyền sản xuất: .........................................................25
2. Các hệ số liên quan đến tính toán phối liệu:.......................................................25
3. Tính toán, chọn thành phần khoáng, các hệ số liên quan:................................25
3.1. Thành phần khoáng:......................................................................................25
3.2. Các hệ số liên quan:........................................................................................25
4. Bảng thành phần hóa của nguyên liệu:...............................................................25
KẾT LUẬN.......................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................34

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


2
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

LỜI MỞ ĐẦU
Xi măng là loại vật liệu không thể thiếu được trong các công trình xây dựng. Sự phát
triển của ngành xi măng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế quốc dân.
Nhưng với những điều kiện tự nhiên của nước ta như khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (độ
ẩm trung bình 80-85%) và có đường bờ biển dài 3400 km,… là những nguyên nhân gây
ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình xây dựng như ăn mòn, nứt cấu kiện,.. từ đó làm
giảm đáng kể tuổi thọ của các công trình gây thiệt hại nặng nề về của cải vật chất từ đó
làm cho nền kinh tế sẽ kém phát triển.
Trước đây, các công trình ven biển và ngoài hải đảo,… đều sử dụng chung loại xi măng
với công trình xây dựng dân dụng cho nên sau thời gian 5-7 năm đưa vào sử dụng, các
công trình này đã xuống cấp và hư hại trầm trọng do tác dụng của ăn mòn muối sunfat.
Chính vì thế việc sử dụng đúng chủng loại xi măng cho công trình thường xuyên gặp vấn
đề xâm thực là hết sức cấp bách.
Bởi lẽ này mà xi măng bền sunfat đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng để cải thiện
chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Với nhưng điểm ưu việt so với các loại xi măng khác trong việc chống ăn mòn sunfat, mà
loại xi măng này đã trở thành 1 trong những vật liệu kết dính được chú ý và phát triển
hơn nữa.
Trong học kì này, nhóm em với sự hướng dẫn của thầy TS. Hồ Viết Thắng sẽ tìm hiểu
tổng quan và quy trình công nghệ sản xuất loại xi măng bền sunfat này.
Thực tế, xi măng bền sunfat rất rộng và phức tạp, tài liệu và kiến thức nhóm em tìm hiểu
còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Do đó, nhóm em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô để có thể hoàn thiện bài báo cáo này.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


3
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

CHƯƠNG I. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY

1. Cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy :


Để lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy xi măng một cách hợp lí thì phải thỏa mãn
các yêu cầu sau đây :
a. Yêu cầu về tổ chức sản xuất:
Địa điểm phải gần nguồn nguyên liệu( đặc biệt là phải gần mỏ đá vôi), gần nguồn
cung cấp điện nước, gần nơi tiêu thụ, gần các trục đường chính để thuận tiện cho việc vận
chuyển Xi Măng và các nguyên liệu khác.
b. Yêu cầu về hạ tầng cơ sở kỹ thuật:
Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống giao thông quốc gia bao gồm đường bộ, đường
thủy, đường sắt. Phù hợp và tận dụng tối đa hệ thống mạng lưới cung cấp điện, nước và
thông tin liên lạc.
c. Yêu cầu về quy hoạch:
Phù hợp với quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch cụm kinh tế công nghiệp nhằm
tào điều kiện phát huy tối đa công suất nhà máy và khả năng hợp tác với các nhà máy lân
cận.
d. Yêu cầu về xây lắp và vận hành nhà máy:
Thuận tiện trong việc cung cấp vật liệu, vật tư, xây dựng nhằm giảm chi phí vận
chuyển và giảm tối đa cước vận chuyển từ nơi xa đến.
Thuận tiện trong việc cung cấp nhân công cho nhà máy trong quá trình xây dựng
cũng như vận hành nhà máy sau này.
e. Yêu cầu về kỹ thuật xây dựng:
Về địa hình có khu đất có kích thước hình dạng thuận lợi trong việc xây dựng trước
mắt cũng như mở rộng diện tích nhà máy sau này và thuận tiện cho việc bố trí dây
chuyền công nghệ sản xuất. Khu đất phải cao ráo, tránh ngập lụt về mùa mưa lũ, có mực
nước ngầm thấp tạo điều kiện cho việc thoát nước khi có mưa, lũ. Độ dốc tự nhiên thấp
hạn chế việc san lấp mặt bằng. Về địa chất địa điểm phải không được nằm trên các vùng
có mỏ khoáng sản hoặc địa chất không ổn định. Cường độ khu đất xây dựng từ 1,5  2
kg/c m2.
Nhận xét: Trên thực tế việc thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên là rất khó khăn. Để hợp
lí các yêu cầu trên, sau khi cân nhắc mọi mặt, ta chọn địa điểm xây dựng dây chuyền sản
xuất xi măng dự định tại Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Địa điểm này thích hợp cho việc xây
dựng nhà máy sản xuất xi măng 1,2 triệu tấn PCB40/ năm.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


4
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

f. Yêu cầu về nhân lực:


Ngành công nghiệp xi măng với mức độ tự động hóa cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ
công nhân viên phải có đủ trình độ để có thể vận hành được nhà máy.
Tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn, đội ngũ cán bộ giữ những vị trí chủ chốt đều là
những kỹ sư có trình độ cao cùng với thợ lành nghề và lớp công nhân được đào tạo cơ
bản chắc chắn sẽ làm chủ được công nghệ và vận hành tốt nhà máy.
g. Yêu cầu về môi trường :
Trong tình hình khí hậu toàn cầu đang diễn biễn khá phức tạp, thì vấn đề môi trường
đang rất được quan tâm và kiểm tra chặt chẽ. Theo thiết kế, khí thải của nhà máy phải có
điểm rơi nằm ngoài khu dân cư.
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là một trong những nhà máy đi đầu trong cả nước thực
hiện tiêu chuẩn ISO 14001 (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế quản lý môi trường).
* Nhận xét: Cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy xi măng phải thỏa mãn các
yêu cầu trên. Nhưng thực tế, rất khó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, vì vậy ta cần phải
hợp lý các yêu cầu trên quan điểm xem xét các khó khăn và thuận lợi trong việc thiết kế
một nhà máy xi măng. Theo như đánh giá, việc xây dựng dây chuyền nhà máy xi măng
Bỉm Sơn có thể đáp ứng một cách tương đối các yêu cầu trên.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


5
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ XI MĂNG PORTLAND BỀN SUNFAT

1. Khái niệm:
- Xi măng Portland bền sunfat là một loại vật liệu liên kết thủy lực có khả năng kháng ion
sunfat, được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker, một lượng thạch cao thích hợp và xỉ
lò cao. So vơi xi măng Portland khác, nó có khả năng chống sunfat cao, chống băng giá
và nhiệt thủy hóa thấp.
- Trong đó lượng khoáng C3A được khống chế dưới 5% (TCVN 6067-2018) và lượng
thạch cao pha vào (tính theo lượng SO3 phải dưới 3%), cấu trúc này làm giảm sự hình
thành muối sunfat do đó cải thiện được hiệu suất của bê tông đối với sự tấn công của
sunfat và làm tăng cường độ bền của chúng trong hầu hết môi trường khắc nghiệt.
- Việc khống chế khoáng C3A vì đặc điểm của khoáng này là đông kết rắn chắc nhanh và
dễ tạo nên các ứng suất gây nứt bê tông trong môi trường xâm thực sunfat.
-Việc giảm muối sunfat vào xi măng sẽ làm giảm khả năng xâm nhập của môi trường
Sunfat vào bê tông.
- Để tăng độ bền nước của xi măng người ta có thể thêm vào phụ gia khoáng hoạt tính.

2. Thành phần hóa học:


- Là một loại xi măng Portland nên xi măng Portland bền sunfat cũng có những thành
phần hóa học tương tự:
+ Canxi oxit (CaO): chủ yếu có trong nguyên liệu đá vôi.
+ Silic oxit (SiO2): chủ yếu có trong nguyên liệu đất sét.
+ Nhôm oxit (Al2O3): chủ yếu có trong nguyên liệu đất sét.
+ Sắt oxit (Fe2O3): chủ yếu có trong các quặng sắt.
- Ngoài 4 oxit chính trên, còn có các oxit khác với hàm lượng nhỏ: SO 3, MgO, TiO2,
Na2O, P2O5,…

3. Thành phần khoáng:


- Tương tự thì xi măng Portland bền sunfat cũng có thành phần khoáng gồm 4 khoáng
chính : C3S, C2S, C3A, C4AF.
- Thành phần khoáng của các loại xi măng Portland bền sunfat được thể hiện ở bảng
(TCVN 6067:2018):

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


6
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Chỉ tiêu Clinker để sản xuất xi măng


Bền sunfat Bền sunfat có Xi măng Xi măng
phụ gia khoáng Portland xỉ bền Portland
sunfat puzơlan bền
sunfatd
Hàm lượng % Không quy định
không lớn hơn
C3S 50
C3A 5 5 8 8
MgO 5 5 5 5
∑ C3A và C4AF, 22 22 Không quy định
% không lớn hơn

4. Phân loại:
- Theo tiêu chuẩn TCVN 6067:2018, xi măng Portland bền sunfat gồm 2 nhóm:
+ Bền sunfat trung bình (PCMSR30, PCMSR40 và PCMSR50).
+ Bền sunfat cao ( PCHSR30, PCHSR40 và PCHSR50).
- Bảng thành phần khoáng hóa theo TCVN 6067:2018 về phân loại xi măng Portland bền
sunfat:
Tên chỉ tiêu Mức
Bền sunfat trung bình Bền sunfat cao
PCMSR30 PCMSR40 PCMSR50 PCHSR30 PCHSR40 PCHSR50
1. Hàm lượng mất 3,0 3,0
khi nung (MKN),
%, không lớn hơn
2. Hàm lượng 5,0 5,0
magiesi oxide
(MgO), %, không
lớn hơn
3. Hàm lượng sắt 6,0 _
oxide (Fe2O3), %,
không lớn hơn
4. Hàm lượng nhôm 6,0 _
oxide (Al2O3), %,
không lớn hơn
5. Hàm lượng sulfur 3,0 2,3

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


7
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

trioxide (SO3), %,
không lớn hơn
6. Hàm lượng 8 5
tricalci aluminat
(C3A), %, không
lớn hơn

7. Tổng hàm lượng _ 25


tetra calci fero
aluminat và hai
lần tricalci
aluminat (C4AF +
2C3A), %, không
lớn hơn
8. Hàm lượng kiềm 0,6 0,6
quy đổi Na2Oqđ,
%, không lớn hơn
9. Hàm lượng cặn 0,75 0,75
không tan (CKT),
%, không lớn hơn
10. Hàm lượng bari 1,5-2,5 1,5-2,5
oxide (BaO), %,
không lớn hơn

5. Tính chất:
- Xi măng bền sunfat có nhu cầu nước thấp.
- Hàm lượng C3A và C3S trong clinker xi măng bền sunfat nhỏ nên nhiệt thủy hóa thấp.
- Cường độ nén lớn
- Cho phép bê tông duy trì hiệu suất cao và tính toàn vẹn của cấu trúc trong môi trường
khắc nghiệt, do đó kéo dài tuổi thọ
- Làm tăng khả năng làm việc và khả năng bơm.
- Các loại xi măng bền sunfat khác nhau chống lại sự ăn mòn của các ion sunfat với nồng
độ khác nhau.
-Tính chất cơ lí:
Theo TCVN 6067:2018 tính chất cơ lí được thể hiện qua bảng sau:

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


8
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Tên chỉ tiêu Mức


Bền sunfat thường Bền sunfat cao
PCMSR30 PCMSR40 PCMSR50 PCHSR30 PCHSR40 PCHSR50
1. Cường độ nén,
MPa (N/mm2),
không nhỏ hơn
- 3ngày 16 21 25 12 16 20
- 28 ngày 30 40 50 30 40 50
2. Thời gian
đông kết, phút,
min
- Bắt đầu không 45 45
sớm hơn
- Kết thúc không 375 375
muộn hơn
1. Độ mịn
- Phần còn lại 10 10
trên sang 0.09
mm, %, không
lớn hơn
- Bề mặt riêng, 3000 3000
phương pháp
Blaine, cm2/g,
không nhỏ hơn
2. Độ ổn định 10 10
thể tích, xác
định theo
phương pháp
Le Chatelier,
mm, không
lớn hơn
3. Độ nở sunfat _ 0.04
ở tuổi 14
ngày, %,
không lớn hơn

6. Ưu điểm:
- Chống lại được sự tấn công của môi trường sunfat.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


9
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Không cung câp nhiều nhiệt cho quá trình hyđrat hóa, chỉ cao hơn một chút so với xi
măng tỏa nhiệt thấp nên ít gây co ngót, nứt vỡ.
- Bảo tồn được độ bền của cấu trúc trong khu vực dễ bị tấn công bởi sunfat.
- Tạo điều kiện bê tông hóa trong các lĩnh vực của môi trường tích cực.
- Cải thiện khả năng chống ăn mòn của thép bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của
sunfat.
- Khả năng làm việc và khả năng bơm tốt (đặc tính dễ chảy qua các đường ống và tàu).

7. Nhược điểm:
- Không thích hợp ở những nơi có nguy cơ bị clorua tấn công, điều này gây ra sự ăn mòn
cốt thép.
- Nếu có cả clorua và sunfat, nên sử dụng loại xi măng Portland có hàm lượng C 3A từ 5
đến 8.
-Quá trình bảo dưỡng phức tạp và yêu cầu cao (tối thiểu 8-10 ngày).
- Chi phí đắt.

8. Ứng dụng:
- Xây dựng trong các khu vực có sự thay đổi của thủy triều, tiếp xúc với tính trạng khô và
ướt xen kẽ.
- Nền móng và tầng hầm trong đất có hàm lượng sunfat cao.
- Chế tạo cọc được lắp đặt ở các vùng đầm lầy hoặc đất có chứa lượng sunfat lớn.
- Cấu trúc chịu khô và ướt xen kẽ như đê điều.
- Xây dượng các công trình dưới nước.
- Xây dựng các nhà máy xử lí nước thải.
- Nền móng trong đất tích cực về mặt hóa học
- Các cấu trúc có khả năng hư hỏng do điều kiện kiềm như: lớp lót kênh, cống, xi phông,..
- Xây ống khói, tháp giải nhiệt.
- Công nghiệp hóa chất, lưu trữ nước, bể chứa, công trình thoát nước.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


10
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

CHƯƠNG III. NGUYÊN LIỆU VÀ NHIÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT XI MĂNG


PORTLAND BỀN SUNFAT
A. Nguyên liệu sản xuất xi măng Portland bền sunfat:
1. Đá vôi:
- Đá vôi dùng sản xuất clinker chủ yếu cung cấp CaO.
- Đá vôi dùng để sản xuất clinker phải có thành phần chính là CaCO 3 và 1 lượng
nhỏ các oxit khác.
- Đảm bảo yêu cầu về hàm lượng:
Oxit Hàm lượng
CaCO3 ≥90%
SiO2 <8%
Al2O3 ≤2%
Fe2O3 ≤1%
MgO ≤2%
SO3 ≤1%
- Theo TCVN 6072:2013, yêu cầu kĩ thuật của đá vôi dùng để sản xuất xi măng:
+ Hàm lượng CaCO3 ≤ 85%.
+ Hàm lượng MgCO3 ≤ 5%.
+ Hàm lượng K2O + Na2O ≤ 1%.
-Ngoài đá vôi có thể sử dụng đá phấn, đá mác nơ, đá vôi san hô, đá vỏ sò, để thay
thế.
2. Đất sét:
- Đất sét dùng để sản xuất clinker chủ yếu cung cấp SiO2, Al2O3, Fe2O3.
- Đất sét sử dụng sản xuất xi măng thuộc loại đất sét dễ chảy, thành phần hóa học
như sau:
Oxit Hàm Lượng
SiO2 56-80%
Al2O3 5-20%
Fe2O3 3-15%

- Theo TCVN 6071:2013, đất sét dùng làm nguyên liệu sản xuất xi măng :
+ Hàm lượng SiO2 từ 55 đến 70%.
+ Hàm lượng Al2O3 từ 10 đến 24%.
+ Hàm lượng K2O + Na2O ≤ 3%.
+ Hàm lượng sỏi sạn dạng quazt tự do ≤ 5%.
+ Đất sét không lẫn dị vật sắt thép và các vật có hại.
- Ngoài ra có thể sử dụng đất hoàng thổ, phiến thạch sét,… để thay thế.
3. Thạch cao:

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


11
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Là 1 loại phụ gia không thể thiếu của xi măng, cản trở quá trình thủy hóa của các
hạt xi măng
- Giúp cải thiện tính chất của xi măng đồng thời hạ giá thành sản phẩm.
- Sử dụng thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông kết và đóng rắn của xi măng.
- Công thức hóa học: CaSO4.2H2O.
- Chính là hàm lượng SO3 mà chúng ta cần khống chế trong sản xuất xi măng
Portland bền sunfat.
4. Phụ gia:
- Việc đưa phụ gia vào xi măng nhằm 2 mục đích: thứ nhất để giảm giá thành sản
phẩm, thứ hai nhằm cải thiện 1 số tính chất của xi măng.
- Cụ thể:
+ Giảm nhiệt độ Hydrat hóa.
+ Tăng khả năng chống tác động của sunfat và clorid.
+ Giảm phản ứng cốt liệu kiềm-silicat: hạn chế nứt vỡ cấu trúc.
+ Tăng tính tương tác bê tông.
+ Tăng tuổi thọ bê tông.
- Phụ gia khoáng hoạt tính là loại phụ gia có thể kết hợp với vôi ở nhiệt độ thường
tạo nên các khoáng làm tăng khả năng chịu lực và độ bền nước cho bê tông, được
đánh giá thông qua độ hút vôi và chỉ số hoạt tính với vôi hay với xi măng
- Các phụ gia khoáng hoạt tính nhân tạo được thêm vào có thể kể đến như: xỉ lò
cao và xỉ nhiệt điện (hàm lượng oxit nhôm không lớn hơn 8%) với hàm lượng 8-
10%, phụ gia khoáng nguồn gốc kết tủa với hàm lượng 5-10%.
- Xỉ lò cao là loại xỉ thu được khi luyện gang và được làm lạnh nhanh tạo thành
dạng hạt,rỗng.
- Xỉ lò cao không được lẫn đá, sỏi, than đặc biệt là hợp kim sắt.
B. Nhiên liệu nung clinker, sản xuất xi măng Portland bền sunfat:
- Để nung clinker xi măng Portland bền sunfat có thể sử dụng các loại nhiên liệu
rắn, lỏng, khí.
- Để đảm bảo năng suất lò cao, cần cung cấp đủ nhiên liệu cho lò để đạt nhiệt độ
yêu cầu, muốn vậy nhiên liệu phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật sau:
+ Nhiệt trị thấp.
+ Hàm lượng tro, chất bốc, lưu huỳnh.
+ Hiệu quả kinh tế.
- Trong đó,nếu có thể sử dụng nhiên liệu lỏng và khí là tốt nhất, vì chúng có nhiệt
trị cao, không có tro và dễ điều chỉnh chế độ nung, chất lượng clinker cao.
- Nhiên liệu lỏng thường dùng là dầu ma dút.
- Nhiêu liệu khí thường dùng là khí thiên nhiên.
- Tuy nhiên 2 loại nhiên liệu lỏng và khí khá đắt và khan hiếm, vậy nên chúng ta chỉ
đề cập đến các yêu cầu đối với loại nhiên liệu rắn .
- Nhiên liệu rắn để sản xuất clinker là than đá.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


12
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Than đá dùng phải đảm bảo yêu cầu:


+ Có chất bốc cao (20-30%).
+ Tạo được ngọn lửa dài.
+ Hàm lượng lưu huỳnh < 1%.
+ Tro nhiên liệu ít (10-20%).
+ Nhiệt trị thấp ≥ 5500 kcal/kg nhiên liệu.
- Nếu than không đạt một trong những yêu cầu trên , phải phối hợp hai hay nhiều
loại than, để tạo hỗn hợp than mịn đảm bảo các yêu cầu trên thì mới sử dụng.
- Than dùng phải được nghiền mịn và sấy khô, yêu cầu lượng sót sàng N0008 ≤
8-12% và độ ẩm ≤ 3%.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


13
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

CHƯƠNG IV. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG PORTLAND
BỀN SUNFAT
1. Tìm hiểu chung về công nghệ sản xuất xi măng Portland bền Sunfat:
- Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Portland bền sunfat bao gồm các công
đoạn:
+ Khai thác, gia công sơ bộ và tiền đồng nhất nguyên liệu.
+ Nghiền và đồng nhất phối liệu.
+ Nung luyện clinker và làm lạnh clinker.
+ Ủ và nghiền clinker với thạch cao và phụ gia thích hợp để tạo thành xi măng
Portland bền sunfat.
+ Đóng bao.

- Trong đó, công đoạn nung luyện clinker là phức tạp nhất, chiếm đến 70-80% giá
trị xi măng thành phẩm.

- Để sản xuất clinker xi măng có thể sử dụng phương pháp ướt, phương pháp khô và
phương pháp bán khô.

- Phương pháp ướt: là phương pháp nghiền trộn nguyên vật liệu trong nước (dạng
bùn), độ ẩm phối liệu > 32%.
+ Ưu điểm: dễ nghiền, độ đồng nhất của các phối liệu cao.
+ Nhược điểm: tiêu tốn nhiên liệu khi nung lớn (1400-1700 kcal/kg clinker), kích
thước lò nung dài và diện tích xây dựng lớn.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


14
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Sơ đồ quy trình sản xuất clinker theo phương pháp ướt

- Phương pháp khô: là phương pháp nghiền trộn nguyên liệu ở dạng khô, độ ẩm
phối liệu < 1%.
+ Ưu điểm: tiêu tốn nhiên liệu khi nung thấp (750-1200 kcal/kg clinker), kích
thước lò nung ngắn, mức độ tự động hóa cao.
+ Nhược điểm: nguyên vật liệu khó nghiền mịn, độ đồng nhất của hỗn hợp phối
liệu kém hơn phương pháp ướt.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


15
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Sơ đồ sản xuất clinker theo phương pháp khô

- Phương pháp bán khô: phối liệu đưa vào lò ở dạng viên , độ ẩm từ 10-14%, nhiên
liệu than được trộn lẫn vào viên phối liệu, than cháy truyền nhiệt gần như trực tiếp
vào viên phối liệu, hiệu suất nhiệt cao.
+ Ưu điểm: vốn đầu tư thấp, dễ thay đổi công nghệ, dễ thay đổi chủng loại sản
phẩm.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


16
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

+ Nhược điểm: chất lượng clinker thấp, kém ổn định, năng suất thấp, ô nhiễm môi
trường.

Sơ đồ quy trình sản xuất clinker theo phương pháp bán khô

2. Chọn phương pháp sản xuất thích hợp:


- Việc lựa chọn phương pháp sản xuất clinker xi măng phải căn cứ vào:
+ Độ ẩm tự nhiên của nguyên liệu.
+ Tính chất lí hóa của nguyên liệu.
+ Điều kiện về nhiệt và điện năng.
+ Điều kiện về trang thiết bị.
+ Điều kiện vệ sinh công nghiệp.
+ Khả năng sản xuất và mở rộng diện tích của nhà máy.

- Song, khi sản xuất bằng phương pháp khô, nhận thấy thể tích khí cháy nhỏ hơn từ
35-40% so với phương pháp ướt khi năng suất lò như nhau, do đó giá thành làm
sạch khói lò giảm, khả năng sử dụng nhiệt của khí thải để sấy nguyên liệu lớn hơn,
làm giảm tiêu tốn nhiệt dùng để sản xuất clinker.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


17
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Từ những nhận định trên, chọn sản xuất theo phương pháp khô sẽ tối ưu và cho
hiệu quả kinh tế lớn mà ta cần.

3. Các giai đoạn trong sản xuất xi măng Portland bền sunfat:

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


18
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng Portland bền sunfat

3.1. Khai thác, gia công sơ bộ và tiền đồng nhất nguyên liệu:

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


19
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Trước khi được vận chuyển tới nhà máy thì những khối đá lớn được đập nhỏ có
kích thước tương đương với kích thước của viên sỏi. Xi măng có hỗn hợp cát và
đất sét với tỉ lệ nhỏ. Và đương nhiên trong cát và đất sét thì có thể đáp ứng nhu
cầu về silic, sắt và nhôm.

 Quy trình khai thác đá vôi


- Đá vôi được vận chuyển về nhà máy từ công trường khai thác, sau đó được gia
công sơ bộ bằng máy đập hàm, sau đó đưa vào máy đập búa. Sau đó đưa vào
xyclon chứa.
- Đất sét được đưa qua máy cán trục, rồi đưa vào máy sấy nghiền liên hợp phối liệu,
sau đó đưa vào xyclon chứa.
- Đá vôi và đất sét được khai thác tại mỏ theo quy trình chặt chẽ, vận chuyển về
trạm đập. Sau khi được đập với kích thước phù hợp, nguyên liệu thô được vận
chuyển về kho chứa và tiền đồng nhất bằng các thiết bị cào và đánh đống. Tại đây,
nguyên liệu được rải đống để tiền đồng nhất, giảm độ ẩm tới đạt yêu cầu trước khi
đưa vào silo đồng nhất.
- Cụ thể:
•Đá vôi: Mỏ đá vôi có trữ lượng khai thác lớn là nguồn nguyên liệu chính đảm bảo
cho nhà máy hoạt động liên tục. Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan
nổ mìn, cắt tầng theo đúng quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được
xúc và vận chuyển tới máy đập búa. Tại đây đá vôi được đập nhỏ thành đá dăm cỡ
25x25 và vận chuyển bằng băng tải về kho tiền đồng nhất.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


20
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

•Đất sét: Đất sét được khai thác bằng phương pháp xúc ủi và bốc xúc vận chuyển
bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy cán trục xuống. Sau đó được vận
chuyển vào kho tiền đồng nhất
- Các phương pháp tiền đồng nhất thường dùng:
+ Chevron
+ Windrow
+ Strata
+ Coneshell
- Trong quy trình này, chọn tiền đồng nhất theo phương pháp chevron cho ra mức
độ đồng nhất nguyên liệu ổn định, đồng thời tối ưu diện tích kho.

•Nếu hàm lượng CaCO3 trong đá vôi không đủ, thì trộn thêm các loại đá chứa hàm
lượng CaCO3 cao để đảm bảo.

•Phụ gia điều chỉnh: Để đảm bảo chất lượng thành phẩm. Cần kiểm soát quá trình
gia công và chế biến hỗn hợp vật liệu theo đúng các hệ số xác định.
- Phụ gia giàu Silic: đá cao silic, cát nghiền mịn,..
- Phụ gia giàu sắt: quặng pirit, quặng laterit,…
- Phụ gia giàu nhôm: quặng boxit, tro xỉ,…
- Phụ gia khoáng hóa: quặng fluorit,barit,phosphori.

3.2. Nghiền và đồng nhất phối liệu:


 Sấy nguyên liệu:
- Đối với sản xuất theo phương pháp khô, nếu nguyên liệu nhiên liệu có độ ẩm tự
nhiên cao cần phải sấy đến đạt yêu cầu trước khi đưa vào máy nghiền
- Yêu cầu kĩ thuật đối với nguyên liệu trước khi đưa vào máy nghiền như sau:

Nguyên liệu % độ ẩm tự nhiên % độ ẩm vào máy


Đá vôi 3-7% <2%
Đất sét 5-25% <2%
Xỉ lò cao 12-25% <2%
Than 10-15% 2-3%
 Nghiền và đồng nhất:
- Đây là giai đoạn cục kỳ quan trọng và quyết định đến chất lượng thành phẩm xi
măng về sau.Vì thế các nhà máy luôn luôn chú trọng và phân chia tỉ lệ nguyên liệu
một cách chính xác.
- Yêu cầu của công đoạn này là đảm bảo thành phần hóa học và ổn định độ mịn của
bột phối liệu cấp cho lò nung clinker.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


21
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Nguyên liệu thô sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy. Tại phòng thí
nghiệm của nhà máy sẽ tiến hành phân tích, phân chia tỉ lệ chính xác giữa nguyên
liệu chính gồm đá vôi và đất sét trước khi bắt đầu nghiền.Theo tỉ lệ thông thường
là 80:20 (80% đá vôi và 20% đất sét).
- Các nguyên liệu được đưa vào hệ thống bunke, nhờ cân định lượng theo tỷ lệ phối
liệu đưa vào nghiền khô.
- Máy nghiền được sử dụng rộng rãi là máy nghiền đứng.
- Trong quá trình nghiền sẽ kết hợp với trộn để các nguyên liệu đồng nhất.
- Sauk hi nghiền, bột phối liệu được đưa vào silo chứa

3.3. Nung luyện clinker và làm lạnh clinker:


3.3.1. Quá trình nung luyện clinker:
a. Nung sơ bộ trong hệ thống tháp trao đổi nhiệt:
- Xyclon bậc 1:
+ Nhiệt độ khí đầu vào khoảng 5000C, đầu ra khoảng 3000C, nhiệt độ bụi phối liệu
khoảng 450-5000C: quá trình diễn ra chủ yếu là quá trình sấy.
+ Đây là xyclon cuối cùng tính theo chiều chuyển động của dòng khí, cần thiết kế
sao cho lượng bụi theo khí thải ra ngoài là ít nhất. Vì vậy xyclon bậc 1 thường
gồm 2 xyclon có bán kính nhỏ hơn và dài hơn so với các xyclon bậc còn lại.
- Xyclon bậc 2:
+ Nhiệt độ khí đầu vào khoảng 6500C, đầu ra khoảng 5000C, nhiệt độ phối liệu đầu
vào 50-600C, đầu ra khoảng 5000C: các quá trình diễn ra sẽ là sấy và bắt đầu mất
nước hóa học, các chất hưu cơ lẫn trong phối liệu cũng sẽ cháy trong xyclon này.
+ Khí thải nhiều hơi ẩm H2O, CO, CO2, SO2,.. đi vào xyclon bậc 1, phối liệu khô
đi xuống xyclon bậc 3.
- Xyclon bậc 3:
+ Nhiệt độ khí đầu vào khoảng 8000C, đầu ra khoảng 6500C, nhiệt độ phối liệu đầu
vào khoảng 5000C, đầu ra 6500C: các quá trình diễn ra là đất sét mất nước hóa học,
biến đổi thù hình SiO2, bắt đầu phân hủy CaCO3, tạp chất hữu cơ lẫn trong phối
liệu.
- Xyclon bậc 4,5:
+ Nhiệt độ khí đầu vào khoảng 1100 0C, đầu ra khoảng 8000C, nhiệt độ phối liệu
đầu vào 6500C, đầu ra khoảng 8000C đi vào lò quay nung clinker: quá trình diễn ra
là tận dụng nhiệt khí thải từ lò nung đốt nóng bột phối liệu và 1 phần phản ứng pha
rắn.
b. Quá trình nung trong lò quay:
- Khi lò quay hoạt động, dòng khí nóng từ ngọn lửa của nhiên liệu được phun theo
ống vòi phun từ phía đầu thấp của lò, chuyển vận từ đầu thấp lên đầu cao. Còn
phối liệu được cấp vào phía đầu cao của lò theo ống dẫn vật liệu, chuyển vận từ
đầu cao về đầu thấp, ngược chiều dòng khí nóng.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


22
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Trong quá trình vận chuyển, phối liệu sẽ được đưa qua các vùng có nhiệt độ khác
nhau phân bố dọc theo chiều dài lò ( gọi là các zôn ), thực hiện các giai đoạn
chuyển biến hóa lí để chuyển hóa thành clinker.
- Các chuyển biến hóa lí:
+Trải dài theo chiều dài lò quay chia làm 3 Zôn:
 Zôn phản ứng pha rắn (1200-13500C): các khoáng được hình thành: C3A,
C4AF, C5A3 và 1 lượng CaO, MgO tự do.
 Zôn kết khối (1350-1450-13500C): một phần vật liệu tạo thành pha lỏng,
đồng thời khoáng C3S được tạo thành.
 Zôn làm lạnh (1350-10000C): một phần pha lỏng kết tinh tạo thành, các
khoáng C2S, C3A, C4AF, MgO, CaO tự do và 1 lượng nhỏ C 3S tách ra khỏi
pha lỏng.

3.3.2. Quá trình làm lạnh clinker:


- Clinker ra khỏi lò có nhiệt độ khá cao nên cần phải qua thiết bị làm lạnh. Mục đích
chính là tận dụng nhiệt của clinker để nung nóng không khí đến nhiệt độ cao trước
khi vào cháy nhiên liệu.
- Mặt khác, cần phải làm lạnh nhanh để đảm bảo C 2S có dạng hình thù cần
thiết,tránh được hiện tượng chuyển hóa khoáng βC 2S thành γC2S (không có tính
kết dính thủy lực) và C3S ít bị phân hủy thành C2S và CaO tự do, đảm bảo các tính
chất khác của xi măng sản xuất ra từ clinker.
- Các thiết bị làm lạnh nhanh:
+ Thiết bị làm lạnh nhanh kiểu thùng quay.
+ Thiết bị làm lạnh nhanh kiểu vệ tinh.
+ Thiết bị làm lạnh nhanh kiểu buồng.
+ Thiết bị làm lạnh nhanh kiểu ghi.
- Ở quy trình này sử dụng thiết bị làm lạnh nhanh kiểu ghi.
- Sau khi được làm lạnh, clinker được tải đến silo chứa để chuẩn bị cho công đoạn
tiếp theo.
- Sau khi qua giàn làm lạnh nhanh nhiệt độ clinker ở 100℃.

3.4. Ủ và nghiền clinker với thạch cao và phụ gia thích hợp để tạo thành xi
măng Portland bền sunfat:
3.4.1. Ủ clinker:
- Clinker sau khi ra khỏi thiết bị làm lạnh được đưa vào kho ủ từ 7-10 ngày nhằm
mục đích:
+ Tiếp tục làm lạnh clinker đến nhiệt độ thường.
+ Tạo điều kiện cho CaO, MgO tự do trong clinker tác dụng với hơi nước trong
không khí, làm cho sản phẩm sau này ổn định thể tích khi đóng rắn.
+ Clinker dòn, dễ nghiền.
+ Khoáng γC2S tác dụng hơi nước, phân rã và không làm hại đến chất lượng xi
măng.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


23
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

- Để đạt được những mục đích trên người ta còn phun nước ở dạng sương mù vào
clinker mới ra lò, như vậy hiệu quả làm lạnh clinker nhanh hơn, rút ngắn thời gian
ủ, giảm diện tích kho.
- Ngoài những lí do trên, ta buộc phải nghiền clinker khi nó nguội hẳn, bởi vì khi
nghiền nóng, năng suất máy nghiền sẽ giảm, ảnh hưởng đến thiết bị trong máy
nghiền và thạch cao có thể bị đề hyđrat hóa ngay trong máy nghiền, làm giảm tác
dụng điều chỉnh tốc độ đóng rắn của xi măng.
3.4.2. Nghiền clinker với thạch cao và phụ gia thích hợp để tạo thành xi
măng Portland bền sunfat:
- Trước khi nghiền, cần gia công sơ bộ bằng cách đập thô clinker và phụ gia trong
máy đập hàm đến kích thước gì cụ thể đạt yêu cầu.
- Gia công sơ bộ trước khi nghiền rất có lợi:
+ Tăng năng suất máy nghiền.
+ Tránh được ách tắc sự cố trong quá trình nghiền.
- Trong máy nghiền: clinker, thạch cao, các loại phụ gia,.. được cân chỉnh theo tính
toán được nghiền mịn và trộn đều.
- Cường độ xi măng, tốc độ đóng rắn phụ thuộc vào độ nghiền mịn của bột xi
măng.
- Xi măng nghiền càng mịn quá trình đóng rắn càng nhanh, phát triển cường độ
càng cao.
- Tuy nhiên, nghiền xi măng có độ mịn càng cao thì lượng nước trộn vữa càng lớn,
khi đóng rắn tỏa nhiều nhiệt, gây co ngót, biến dạng sản phẩm.
- Ở quy trình này sử dụng máy nghiền đứng với chu trình kín.

3.5. Đóng bao:


- Xi măng bột từ máy nghiền ra có nhiệt độ thường là 80-130 0C, vì vậy xi măng tiếp
tục được làm lạnh trong các silo chứa, cuối cùng xi măng ra khỏi thiết bị làm lạnh
với nhiệt độ 30-500C và được vận chuyển đến các silo chứa đóng bao và tiêu thụ.
- Được đóng trong các bao giấy (craft) và đưa về kho chứa.
 Bảo quản:
 Vận chuyển:
- Không để xi măng vươn vãi ra nền.
- Không được để mưa ướt.
- Khuyến khích dùng xi măng rời.
 Ở kho:
- Kho phải khô ráo, tường cao che chắn.
- Sắp xếp theo lô rõ ràng ngày tháng.
- Không chất thành đống quá cao (<10 bao) để tránh nứt vỡ bao do bị ép chặt.
- Không để bao xi măng sát đất hoặc sát tường dễ hút ẩm.
- Toàn bộ quá trình không làm giảm quá 5 % Mác XM (in trên bao).

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


24
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

CHƯƠNG V. TÍNH TOÁN PHỐI LIỆU


1. Chọn năng suất cho dây chuyền sản xuất: 100kg clinker/h
2. Các hệ số liên quan đến tính toán phối liệu:
 Hệ số silicat:
- Hệ số silicat (modun silicat) là tỷ lệ hàm lượng SiO2 phản ứng với các oxit khác và
tổng hàm lượng Al2O3, Fe2O3 có trong clinker.
- Thường nằm trong khoảng 1.7 -3.5.
 Hệ số alumin:
- Hệ số alumin (modun alumin) là tỷ lệ hàm lượng Al2O3 và Fe2O3 có trong clinker.
- Thường nằm trong khoảng 1-3.
- Nhưng ở xi măng bền sunfat là <1.
 Hệ số bão hòa vôi
- Hệ số bão hòa vôi là tỷ lệ giữa phần trọng lượng vôi còn lại sau khi đã hoàn toàn
tác dụng với các oxit Al2O3, Fe2O3, SO3 trong clinker xi măng Portland thành C3A,
C4AF và CaSO4 trên lượng vôi cần để bão hòa SiO 2 trong clinker xi măng tạo
thành C3S.
- Thường nằm trong khoảng 0.85-0.95.
3. Tính toán, chọn thành phần khoáng, các hệ số liên quan:
3.1. Thành phần khoáng: theo (TCVN 6067:2018).
- C3S: 49 %
- C2S: 25 %
- C3A: 4 %
- C4AF: 17 %
3.2. Các hệ số liên quan:
C3 S +0.08838 . C2 S
KH= = 0.87
C3 S +1.3250 . C2 S

C3 S +1.3254 . C 2 S
n= = 2.03
1.4341. C 3 A+2.0464 .C 4 AF

1.1501. C 3 A
p= +0.0383 = 0.91
C 4 AF
4. Bảng thành phần hóa của nguyên liệu: 3 cấu tử có lẫn tro
 Một số kí hiệu, quy ước:
S=SiO2 M=MgO F= Fe2 O3 A= Al2 O3
C=CaO CK= chất khác MKN= mất khi nung
 Thành phần hóa của đá vôi:

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


25
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

S A F C M CK MKN 
Đá vôi 0.37 0.20 0.12 53.9 1 0 43.0 98.59

 Thành phần hóa của đất sét:

S A F C M CK MKN 
Đất sét 64.10 16.20 5.80 0 0 0 7.20 93.3

 Kiểm tra các hệ số liên quan của 2 cấu tử nguyên liệu đầu vào:
- Ở bài phối liệu này các hệ số được quan tâm là KH và p (ảnh hưởng đến loại xi
măng bền sunfat).
KH= 0.14 p= 2.77
- Nhận thấy các hệ số chưa phù hợp nên tiến hành điều chỉnh.
 Nguyên liệu điều chỉnh (quặng sắt):

S A F C M CK MKN 
Quặng sắt 13.2 5.1 73.8 1.5 3.2 0 0 96.8

 Nhiên liệu sử dụng:


- Nhận thấy than loại Cám 3 có những điểm:
+ Hàm lượng tro thấp (13 %).
+ Hàm lượng chất bốc thấp (7 %).
+ Nhiệt trị phù hợp (6600 kcal/kg nhiên liệu).
- Nên ở bài phối liệu này ta sử dụng than Cám 3.
- Thành phần hóa của than Cám 3:

S A F C M CK MKN 
Cám 3 61.0 28.4 4.4 1.3 0 0.8 0 95.9

 Tính hàm lượng tro lẫn:


- Đối với lò quay phương pháp khô: chọn Q’= 1200 kcal/kg clinker
- Nhiệt trị của than : QH= 6600 kcal/kg nhiên liệu
- Hàm lượng tro trong than: A= 13 %
- Tính lượng than tiêu tốn: P=Q’/QH.100%= 1200/6600.100%= 0.18 kg

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


26
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

P. A.n
- Tính hàm lượng tro lẫn:q= %
100.100
0.18 .13.100
¿ =¿ 2.34 %
100.100
 Bảng thành phần hóa của nguyên liệu chưa nung:

S A F C M CK MKN 
Đá vôi 0.37 0.2 0.12 53.9 1 0 43.0 98.59
Đất sét 64.1 16.2 5.8 0 0 0 7.2 93.3
Quặng sắt 13.2 5.1 73.8 1.5 3.2 0 0 96.8
Tro than 61 28.4 4.4 1.3 0 0.8 0 95.9

 Quy đổi về thành phần hóa của nguyên liệu chưa nung về 100%:
Nguyên liệu S A F C M CK MKN 
Đá vôi 0.38 0.2 0.12 54.67 1.01 0 43.61 100
Đất sét 68.7 17.36 6.22 0 0 0 7.72 100
Quặng sắt 13.64 5.27 76.24 1.55 3.31 0 0 100
Tro than 63.61 29.61 4.59 1.36 0 0.83 0 100

 Quy đổi về thành phần hóa của nguyên liệu đã nung:


Nguyên liệu S A F C M CK MKN 
Đá vôi 0.67 0.36 0.22 96.96 1.8 0 0 100
Đất sét 74.45 18.82 6.74 0 0 0 0 100
Quặng sắt 13.64 5.27 76.24 1.55 3.31 0 0 100
Tro than 63.61 29.61 4.59 1.36 0 0.83 0 100

 Tính toán và điều chỉnh: điều chỉnh bài phối liệu về p=0.91.
- Áp dụng công thức ta có:
0.36−0.91∗0.22
Quặng sắt/Đá vôi= =¿0.0025 phần Quặng sắt/1 phần Đá vôi
0.91∗76.24−5.27

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


27
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

100∗1
Đá vôi = =¿99.75%
1+ 0.0025

Quặng sắt = 100 – 99.75= 0.25 %

18.82−0.91∗6.74
Quặng sắt/Đất sét= =¿0.1979 phần Quặng sắt/1 phần Đất sét
0.91∗76.24−5.27

100∗1
Đất sét = =¿ 83.48%
1+ 0.1979

Quặng sắt = 100 – 83.48 = 16.52 %

29.61−0.91∗4.59
Quặng sắt /Tro than= =¿ 0.3967 phần Quặng sắt/1 phần tro than
64.11

100∗1
Tro than = =¿ 71.6%
1+ 0.3967

Quặng sắt = 100 – 71.6 = 28.4 %


 Bảng thành phần hóa của các nguyên liệu đã nung sau khi điều chỉnh p=0.91:

S A F C M CK MKN
Đá vôi 0.67 0.36 0.22 96.71 1.8 0 0
(99.75%)
Quặng sắt 0.03 0.01 0.19 0.004 0.008 0 0
(0.25%)
Đá vôi đã 0.7 0.37 0.41 96.71 1.808 0 0
chỉnh 4
Đất sét 62.15 15.71 5.63 0 0 0 0
(83.48%)
Quặng sắt 2.25 0.87 12.6 0.26 0.55 0 0
(16.52%)
Đất sét đã 64.4 16.58 18.23 0.26 0.55 0 0
chỉnh
Tro than 45.54 21.2 3.29 0.97 0 0.59 0
(71.6%)

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


28
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Quặng sắt 3.87 1.5 21.65 0.44 0.94 0 0


(28.4%)
Tro than 49.41 22.7 24.94 1.41 0.94 0.59 0
đã chỉnh
Tổng 114.51 39.65 43.58 98.38 3.298 0.59 0
4

 Xác định tỉ lệ trọng lượng giữa các nguyên liệu đã chỉnh xong p=0.91:
- Sau khi điều chỉnh xong p=0.91 , chúng ta cần xác định tỉ lệ trọng lượng giữa các
nguyên liệu trên cơ sở thỏa mãn điều kiện KH=0.87.
- Áp dụng công thức ta có:
( 2.8∗S 2∗KH +1.65∗A 2+ 0.35∗F 2 )−C 2
Đá vôi/Đất sét =
C 1−¿ ¿
¿
= 2.8∗64.4+ 0.87+1.65∗16.58+0.35∗18.23 ¿−0.26 96.714−¿ ¿
= 2.02 phần đá vôi/1 phần đất sét.

( 2.8∗S 3∗KH +1.65∗A 3+ 0.35∗F 3 ) −C3


Đá vôi/Tro than =
C1 −( 2.8∗S 1∗KH +1.65∗A 1+ 0.35∗F 1 )
( 2.8∗49.41∗0.87+1.65∗22.7+0.35∗24.94 )−1.41
=
96.714−¿ ¿
= 1.76 phần đá vôi/1 phần tro than.
 Xác định lượng tiêu hao nhiên liệu cho 100 kg clinker:
Quặng sắt để điều chỉnh tro than ban đầu:
2.34*0.18 = 0.42 kg
Tổng lượng tro than gồm có:
Tro than + Quặng điều chỉnh = 2.34+ 0.42 = 2.76 kg
Lượng đá vôi bù trừ cho tro than:
2.76* 1.76 = 4.86 kg
Lượng clinker do tro than tạo nên:
4.86+2.76 = 7.62 kg
Lượng clinker do đá vôi và đất sét tạo nên:
100- 7.62 = 92.38 kg
Lượng đất sét theo tỉ lệ:
1∗92.38
= 30.59 kg
1+ 2.02
Lượng đá vôi tác dụng với đất sét:
30.59 x 2.02 = 61.79 kg
Tổng lượng đá vôi:
Để bù trừ cho than: 4.86 kg

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


29
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Để tác dụng với đất sét: 61.79 kg


Tổng: 66.65 kg
Tổng lượng quặng sắt:
Quặng sắt có trong thành phần đá vôi:
66.65 x 0.0025 = 0.166 kg
Lượng đá vôi thực tế :
66.65 x 0.9575 = 66.48 kg
Quặng sắt có trong thành phần đất sét:
30.59 x 0.1652 = 5.05 kg
Lượng đất sét thực tế:
30.59 x 0.8348 = 25.374 kg
Tổng lượng quặng sắt cần để điều chỉnh nguyên liệu về thành p=0.91:
Điều chỉnh đá vôi: 0.166 kg
Điều chỉnh đất sét: 5.05 kg
Điều chỉnh tro than: 0.42 kg
Tổng: 5.636 kg
Tỷ lệ phối liệu để tạo ra 100 kg clinker:
Đá vôi: 66.65 kg
Đất sét: 25.374 kg
Quặng sắt: 5.636 kg
Tro than: 2.34 kg
Tổng: 100 kg
 Tính ra % nguyên liệu để tạo 100 kg clinker như sau:

Nguyên liệu Lượng nguyên Lượng nguyên liệu chưa nung có trong
liệu có trong 100 phối liệu
kg clinker (dạng
đã nung kg %

Đá vôi (k=1.76) 66.65 117.3 78


Đất sét (k=1.08) 25.374 27.45 18.25
Quặng sắt (k=1) 5.636 5.636 3.75
Tro than (k=1) 2.34 0 0
Tổng 100 150.386 100

Theo tỉ lệ % đá vôi, đất sét, quặng sắt và tro than. Áp dụng công thức thực nghiệm
của I.M.Bút tính ra tít phối liệu:
T = ( 95.73 x %đá vôi + 4.23 x %đất sét + 5.5 x %quặng sắt)/100
= (0.9573 x 78 + 0.0423 x 18.25 + 0.0055 x 3.75) = 77.2

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


30
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


31
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

 Bảng tổng hợp thành phần hóa học phối liệu và clinker:

Nguyên S A F C M CK MKN Tổng


liệu
Đá vôi 0.3 0.2 0.1 42.64 0.74 0 34.02 78
(78%)
Đất sét 12.54 3.17 1.13 0 0 0 1.41 18.25
(18.25%)
Quặng sắt 0.51 0.2 2.86 0.06 0.12 0 0 3.75
(3.75%)
PL chưa 13.35 3.57 4.09 42.7 0.86 0 35.43 100
nung
100%
PL đã 20.67 5.53 6.33 66.13 1.34 0 0 100
nung
100%
Thành 20.19 5.4 6.2 64.57 1.3 0 0 97.66
phần hóa
clinker
(97.66%)
Tro than 1.49 0.69 0.1 0.04 0 0.02 0 2.34
(2.34%)
Clinker 21.68 6.09 6.3 64.61 1.3 0.02 0 100

 Kiểm tra lại hệ số KH và thành phần khoáng:


C−1.65 . A−0.35 . F 64.61−1.65 .6 .09−0.35.6 .3
KH= = = 0.865.
2.8 . S 2.8 .21 .68
% C3S = 4.07 x C - 7.6 x S – 6.72 x A – 1.42 x F
= 4.07 x 64.61 -7.6 x 21.68 - 6.72 x 6.09 – 1.42 x 6.3
= 48. 32
% C2S = 8.6 x S + 5.07 x A + 1.07 x F – 3.07 x C
= 8.6 x 21.68 + 5.07 x 6.09 + 1.07 x 6.3 – 3.07 x 64.61
= 25.71
% C3A = 2.65 x (A – 0.64 x F)
= 2.65 x (6.09 – 0.64 x 6.3) = 4.93
% C4AF = 3.04 x F = 3.04 x 6.3 = 16.78

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


32
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

 Nhận thấy hệ số KH và thành phần khoáng sai số là chấp nhận được và các số liệu
thỏa mãn:
- % C3S = 48.32 % (<50%)
- % C2S = 25.71 %
- % C3A = 4.93 % (<5%)
- %C4AF = 16.78 %
- ∑C3A và C4AF = 4.93 + 16.78 = 21.71 % (<22%)
 Nguyên liệu tạo ra 100 kg xi măng Portland bền sunfat mác 40:
 Nhà máy dự kiến xi măng thành phẩm có % các nguyên liệu như sau:
- Clinker: 70%
- Thạch cao: 3%
- Xỉ hoạt hóa: 12%
- Các phụ gia khác: 15%
 Từ những số liệu trên ta tính được:
- Clinker tiêu hao cho 100 kg xi măng là:
100 x 70% = 70 kg
- Thạch cao tiêu hao cho 100 kg xi măng là:
100 x 3% = 3 kg
- Xỉ hoạt hóa tiêu hao cho 100 kg xi măng là:
100 x 12% = 12 kg
- Các phụ gia khác tiêu hao cho 100 kg xi măng là:
100 x 15% = 15 kg
 Bảng tổng kết nguyên liệu cho 100 kg clinker:

Nguyên liệu Khối lượng (kg)


Đá vôi 117.3
Đất sét 27.45
Quặng sắt 5.636
Than 2.34

 Bảng tổng kết nguyên liệu cho 100 kg xi măng Portland bền sunfat:

Nguyên liệu Khối lượng (kg)


Clinker 70
Thạch cao 3
Xỉ hoạt hóa 12

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


33
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

Phụ gia khác 15

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


34
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

KẾT LUẬN
Xi măng Portland bền sunfat với những ưu điểm kể trên là 1 loại vật liệu cần thiết trong
các công trình thường xuyên chịu tác động của môi trường xâm thực. Càng cải tiến thì
loại xi măng này sẽ càng giúp cho ngành xây dựng chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa
nhất là đối với thời kì kinh tế đổi mới những nhà máy công trình ven biển ngày càng
nhiều như hiện nay.
Qua thời gian tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh xi măng Portland bền sunfat, chúng
em đã nắm được căn bản về tính chất, ưu điểm, nhược điểm cũng như phạm vi sử dụng
của loại xi măng này. Đồng thời thông qua đồ án này, chúng em cũng cơ bản nắm được
dây chuyền công nghệ để sản xuất ra loại xi măng này.
Trên cơ sở những kiến thức tính toán đã học và tham khảo được từ các tài liệu, chúng em
cũng đã tính toán được khái quát về khối lượng các nguyên liệu đầu vào để có được 1 bài
phối liệu:
- Nguyên liệu để sản xuất 100 kg clinker:
+ Đá vôi: 117.3 kg
+ Đất sét: 27.45 kg
+ Quặng sắt: 5.636 kg
+ Than: 2.34 kg
- Nguyên liệu để sản xuất ra 100 kg xi măng Portland bền sunfat:
+ Clinker: 70 kg
+ Thạch cao: 3 kg
+ Xỉ hoạt hóa: 12 kg
+ Các loại phụ gia khác: 15 kg
Mặc dù đã cố gắng trong việc tìm hiểu và hoàn thành đồ án này, tuy nhiên do tài liệu và
kiến thức còn hạn chế nên đồ án chỉ dừng ở mức ứng dụng cơ bản mà chưa thực hiện
triển khai ứng dụng trong thực tế bởi nhiều yếu tố khách quan. Đồng thời đồ án chắc chắn
cũng không tránh khỏi thiếu sót, nên chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy cô để giúp chúng em hoàn thiện đồ án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


35
Tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất
Xi măng portland bền sunfat GVHD: Hồ Viết Thắng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TS. Vũ Đình Đấu & TS. Bùi Danh Đại – Chất kết dính vô cơ – NXB Xây Dựng.
Hà Nội – 2012.
[2] Ths. Nguyễn Dân – Chất kết dính vô cơ – ĐHBK Đà Nẵng – 2007.
[3] GS.TSKH. Võ Đình Lương – Hóa học và công nghệ sản xuất xi măng – NXB
Khoa học và kĩ thuật – 2008.
[4] Philip A Alsop, PhD – The Cement Plant Operations Handbook – 2001.
[5] Phùng Văn Lự - Vật liệu xây dựng – NXB Giáo Dục. Hà Nội – 1994.
[6] TS. Lê Bá Cẩn – Xi măng và bê tông nặng – NXB Khoa học và kĩ thuật – 2007.
[7] TCVN 6067:2018 do Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây
dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.

SVTH: Trần Văn Đạt & Hồ Thị Huyên Lớp: 20KTHH1


36

You might also like