You are on page 1of 32

KHOA HÓA

CHƯƠNG 8 TỔ HÓA PHÂN TÍCH

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA


(PRECIPITATION TITRATION)
Các kết quả cần đạt được

Hiểu được các


Nắm được Tính toán được
bước xây dựng
nguyên tắc của kết quả chuẩn độ
đường cong
chuẩn độ kết tủa kết tủa
chuẩn độ

1
0
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

1 Nguyên tắc của phương pháp

Nội dung 2 Đường cong chuẩn độ kết tủa

3 Một số ứng dụng của chuẩn độ kết tủa

2
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.1. Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ kết tủa


8.1.1. Nguyên tắc của phương pháp
❖ Phản ứng kết tủa là phản ứng tạo thành chất rắn từ các chất tan trong
dung dịch. Trong quá trình phân tích định tính, định lượng ta thường
phải sử dụng đến phản ứng kết tủa để tách riêng các ion phân tích khỏi
các ion khác.
❖ Phản ứng hoá học dùng trong chuẩn độ kết tủa khá hạn chế.
❖ Nguyên tắc:
▪ Phương pháp chuẩn độ kết tủa dựa trên việc sử dụng các phản ứng
tạo thành các hợp chất ít tan (kết tủa).

3
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.1. Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ kết tủa


8.1.2. Phân loại
❖ Phương pháp bạc. Sử dụng dung dịch chuẩn AgNO3 để chuẩn độ các ion
halogenua Cl-, I-, Br- và thioxianat SCN-.
Ag+ + X- =AgX↓
❖ Phương pháp thuỷ ngân (Hg22+) - Calomel: dựa trên việc dùng dung
dịch chuẩn muối thuỷ ngân (Hg22+), tạo thành hợp chất thuỷ ngân
Hg22+ không tan như Hg2Cl2, Hg2Br2, Hg2I2 .
Hg22+ + X- =Hg2X2↓
❖ Phương pháp thuỷ ngân II (Hg2+): dựa trên việc dùng dung dịch chuẩn
muối thuỷ ngân (II) tạo thành hợp chất thuỷ ngân II kém phân ly:
HgCl2, Hg(CN)2, Hg(SCN)2...
4
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.1. Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ kết tủa


8.1.3. Yêu cầu phản ứng hoá học trong chuẩn độ kết tủa

❖ Phản ứng kết tủa phải xảy ra hoàn toàn;

❖ Phản ứng phải xảy ra nhanh;

❖ Phản ứng theo một hệ số tỷ lượng;

❖ Phản ứng phải chọn lọc;

❖ Có chất chỉ thị thích để xác định điểm kết thúc.

5
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Nguyên tắc: Phương pháp chuẩn độ kết tủa dựa vào phản ứng tạo
thành các hợp chất ít tan AgX.
❖ Dung dịch chuẩn: AgNO3
❖ Dung dịch chuẩn gốc: NaCl pha từ ống chuẩn (fixanal)
▪ Xác định chính xác nồng độ của AgNO3).
❖ Đường cong chuẩn độ:
pX = f(VAgNO3) hoặc pX =f(F)
❖ Chất chỉ thị:
▪ Ion CrO42- → Phương pháp Morh
▪ Ion Fe3+ → Phương pháp Volhard.
6
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Chuẩn độ V0 ml dung dịch chứa halogenua X- nồng độ C0 (N) bằng
dung dịch chuẩn AgNO3 nồng độ C (N).
❖ Phản ứng chuẩn độ: Ag+ + X- = AgX↓
❖ Gọi F là mức độ chuẩn độ: F=C.V/Co.Vo
❖ Khi chưa chuẩn độ, V=0, F=0, dung dịch NaCl phân ly hoàn toàn thành
ion, nồng độ Cl- trong dung dịch chung của hệ.
pX= -lg[X-]
❖ Trước điểm tương đương (Co.Vo > C.V), F<1. pX được quyết định bởi
Vo Co −CV
X- còn dư: 𝑝X = −lg V + V 7
o
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Tại điểm tương đương: Tại điểm tương đương (CoVo = CV), F=1. pX
được quyết định bởi tích số tan của kết tủa tạo thành
TAgX=[Ag+].[X-]
[Ag+]=[X-]
❖ Do vậy:

X − = TAgX
❖ Hay:
1
pX = − lg(TAgX )
2 8
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Sau điểm tương đương: (CoVo < CV), F>1. pX được quyết định bởi
nồng độ AgNO3 dư
TAgX=[Ag+].[X-]
❖ Do vậy:

− TAgX
X =
[Ag+ ]

❖ Hay:
CV−Vo Co
pX = −lg(TAgX ) + lg
Vo +V
9
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Ví dụ: Chuẩn độ 50 mL dung dịch NaCl 0,1 M bằng dung dịch AgNO3 0,1 M. Biết
tích số tan TAgCl = 1,0.10-10.
❖ Giải
• Ta có phương trình phản ứng chuẩn độ:
NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3
• Trước điểm tương đương, VAgNO3 = 0 mL, lúc này:
pCl- = - lg[Cl-] = -lg0,1 = 1

− Vo Co −CV 50.0,1−25.0,1
• Thêm 25 mL AgNO3 vào thì ta có: : pCl = −lg V + V = −lg 50+75 =1,47
o 10
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc

❖ Giải (tt):

− Vo Co −CV
• Thêm 40 mL AgNO3 vào thì ta có: : pCl = −lg V + V =
o

50.0,1−25.0,1
− lg =1,95.
50+75

1
• Tại điểm tương đương V=Vo=50 mL, ta có: pX = − 2 lg(TAgX )

− 1
• Do vậy: pCl = − 2 lg 1,0.10−10 = 5

11
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Giải (tt):
• Thêm 50,5 mL dung dịch AgNO3 vào lúc này, CV>CoVo, F>1, ta có:
• Do vậy:

CV − Vo Co
pCl = −lg TAgX + lg = 6,7
Vo + V
• Thêm 60 mL dung dịch AgNO3 vào lúc này, CV>CoVo, F>1, ta có:
• Do vậy:

CV − Vo Co
pCl = −lg TAgX + lg = 7,96
Vo + V

12
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc VAgNO3 Công thức tính pCl- pCl Ghi chú

0 pCl= −lgCo 1

25 1,47

40 1,95
Vo Co − CV
pCl− = −lg
45 Vo + V 2,27
SS%= -1%
49 3,00

1 Điểm tương
50 pCl− = − lg(TAgCl ) 5,00
2 đương

50.5
6,70 SS%= +0,5%
60 CV − Vo Co
pCl− = −lg TAgCl + lg 7,96
Vo + V
75 8,30
13
100 8,52
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.1 Phương pháp bạc
❖ Nhận xét
• Đường biểu diễn có dạng chung giống các đường biểu diễn định lượng
khác, gần điểm tương đương có bước nhảy pCl = 1,95 – 6,7.
• Trị số bước nhảy phụ thuộc vào nồng độ dung dịch cần chuẩn độ và
dung dịch chuẩn. Nồng độ càng lớn thì bước nhảy càng dài.
• Bước nhảy còn phụ thuộc vào tích số tan của tủa. Tích số tan càng nhỏ
bước nhảy càng dài và ngược lại. Khi T≤10-10 và nồng độ C>10-2 M.
• Cách chọn chỉ thị màu tương tự các phương pháp trên chỉ thị có sự biến
đổi màu ở trong bước nhảy.
14
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.2. Chất chỉ thị của phương pháp bạc
❖ Phương pháp Mohr. Thêm vào dung dịch phân tích một ion chỉ thị
CrO42- có khả năng tạo với ion Ag+ một kết tủa có màu đỏ gạch, xuất
hiện ở điểm cuối chuẩn độ.
• Phản ứng chuẩn độ:
Ag+ + Cl- = AgCl↓ trắng; TAgCl =10-10
• Phản ứng chỉ thị:
2Ag+ + CrO42- = Ag2CrO4 ↓ nâu đỏ TAg2CrO4 < TAgCl

→ Phương pháp Morh dùng để xác định X- với hàm lượng lớn.
15
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.2. Chất chỉ thị của phương pháp bạc
❖ Phương pháp Mohr
• Ta có thể tính nồng độ lớn CrO42- trong dung dịch phải bằng bao nhiêu
để Ag2CrO4 bắt đầu kết tủa tại điểm tương đương khi chuẩn độ Cl- bằng
dung dịch chuẩn Ag+.
• Vì TAgCl = 10-10 nên tại điểm tương đương [Ag+] = 10-5. Nồng độ CrO42-
phải bằng:
TAg2 CrO4
2−
CrO4 = [Ag+ ]2 =0,02 M
• Nhưng với nồng độ này màu của cromát quá đậm. Vì vậy thường dùng
[CrO42- ] là 0,005 M để sự xuất hiện màu đỏ gạch được rõ ràng.

16
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.2. Chất chỉ thị của phương pháp bạc
❖ Phương pháp Mohr
• Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp Mohr:
✓ Phương pháp Morh được dùng để định phân Cl- hoặc Br- chứ
không dùng để định phân I- và SCN- vì với các anion này sự hấp
thụ xảy ra khá mạnh.
✓ Phương pháp này dùng trong môi trường pH = 6,5–10 (không
nhỏ hơn 6,5 và không quá 10) và khi có mặt của muối amoni thì
pH nên dùng nằm trong khoảng 6,5 –7,2.
▪ Khi pH < 5
H+ + CrO42- ⇄ HCrO4
2HCrO4 ⇄ Cr2O72- + H2O 17
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.2. Chất chỉ thị của phương pháp bạc
❖ Phương pháp Mohr
▪ Khi pH > 10
Ag+ + OH– ⇄ AgOH ¯
2AgOH → Ag2O + H2O
✓ Không thể chuẩn độ dung dịch có màu theo phương pháp Mohr vì
màu của dung dịch che màu của Ag2CrO4 ở điểm tương đương.

18
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


➢ Định lượng ion Cl- theo phương pháp Mohr
10,00 mL dung dịch mẫu
Phản ứng chuẩn độ:
Cl-
Ag+ + Cl- ↔ AgCl↓
10 mL nước cất, màu trắng
5 giọt chỉ thị K2CrO4 Phản ứng chỉ thị:
Chuẩn độ bằng dung dịch 2Ag+ + CrO42- ↔ Ag2CrO4↓
AgNO3 cho đến khi xuất màu đỏ gạch
hiện kết tủa đỏ gạch
Thực hiện trong môi trường trung tính
hay kiềm yếu: pH = 6,5 ÷ 8,5.
Vì: trong môi trường acid:
V(AgNO3), mL Ag+ + 2CrO42- + 2H+ ↔ AgCr2O7↓+H2O
T Ag2Cr2O7 > T Ag2CrO4
Trong môi trường baz:
CN(Cl-), N Ag+ + OH- → Ag2O ↓ + H2O 19
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa

20
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.3. Phương pháp Volhard Dùng để xác định X- với hàm lượng nhỏ.

• Kết tủa hết với các anion halogenua bằng lượng dd chuẩn AgNO3
dư:
Ag+ + X- = AgX↓
• Chuẩn độ lượng Ag+ dư bằng dung dịch chuẩn SCN- với chất chỉ
thị là ion Fe3+ (phèn sắt III).
Ag+ + SCN- = AgSCN TAgSCN =10-12
• Một giọt SCN- dư sẽ tạo với ion Fe3+ tạo thành phức FeSCN2- có
màu đỏ nên làm dung dịch có màu hồng:
Fe3+ + 3SCN- ↔ Fe(SCN)3
màu đỏ thẫm
21
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.3. Phương pháp Volhard
• Dùng dung dịch chuẩn NH4SCN để xác định Ag+. Căn cứ vào các trị số pSCN
tại đầu và cuối các bước nhảy của đường biểu diễn định lượng ta có thể tính
được khoảng nồng độ Fe3+ cần thiết để màu xuất hiện ở đúng điểm tương
đương và sai số chỉ thị không quá ±0,1%.

TAgSCN = 1,1. 10-12 ở điểm tương đương [SCN–] = 10-6

• Màu của Fe(SCN)3 tạo thành ở nồng độ 6,4.10-6 M. Chúng ta cần phải tính
nồng độ Fe3+ là bao nhiêu để phức màu đỏ có thể tạo thành.
[Ag+ ] = [SCN–] + [Fe(SCN)3+ ]= [SCN–] + 6,4.10-6
hay TAgSCN / [SCN–] = 1,1. 10-12 / [SCN–] = [SCN–] + 6,4.10-6

• Sau khi biến đổi: [SCN–]2 + 6,4.10-6 .[SCN–] + 1,1. 10-12 = 0 22


KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.3. Phương pháp Volhard
• Vậy: [SCN–] = 1,7 .10-7
• Hằng số bền Fe(SCN)3 bằng:
2
𝐹𝑒(𝑆𝐶𝑁)3
𝐾 = 1,4 × 10 =
𝐹𝑒 3+ × 𝑆𝐶𝑁 −
• Thay các giá trị vào ta có:
−6
6,4 × 10
𝐾 = 1,4 × 102 =
𝐹𝑒 3+ × 1,7 × 10−7
• Và : 𝐹𝑒 3+ = 0,27 𝑀.
• Nồng độ Fe3+ có thể dao động trong khoảng 0,002 – 1,6 M, sai số lý
thuyết không lớn hơn 0,1 %. Trong thực tế [Fe3+] trên 0,2 M thì màu
vàng của nó làm ta khó nhận sự đổi màu của dung dịch chuẩn độ. Vì vậy,
ta dùng nồng độ Fe3+ khoảng 0,01 M. 23
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.3. Phương pháp Volhard
• Ưu điểm của phương pháp Volhard

✓ Định phân trong môi trường acid do AgSCN không tan trong acid
nên ta có thể dùng để định phân bạc trong hợp kim được phá
mẫu bằng axit mạnh;

✓ Các ion Ba2+, Pb2+ không gây cản trở;

✓ Có thể dùng để xác định Br-, I-, SCN-.

24
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.3. Phương pháp Volhard
• Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Volhard
• Thực hiện trong môi trường acid (pH < 3) để tránh thủy phân Fe3+, tránh
tủa Ag2O và làm giảm hiện tượng hấp phụ;
• Khi định lượng Cl- phải loại bỏ AgCl↓ bằng cách lọc hoặc cho vào hệ một
dung môi hữu cơ không hòa tanvới nước (nitrobenzene, chloroform,
ether, …), sau đó mới định lượng Ag+ dư.
• Khi định lượng I- không được cho chỉ thị Fe3+ vào dung dịch định lượng
trước khi cho Ag+ dư do Fe3+ + I- ↔ Fe2+ + I2 ;
• Các ion cản trở: muối thuỷ ngân (I) tạo kết tủa với SCN-, các chất oxy hoá
sẽ oxy hoá SCN-, chất có khả năng tạo phức bền với Fe3+ như PO43-, F-.
25
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.4. Phương pháp Fajans (chỉ thị hấp phụ)

• Phương pháp này dựa trên tính chất của chất kết tủa hấp phụ một
số chất màu và làm cho các chất màu này thay đổi màu.

• Chất chỉ thị hấp phụ là những chất hữu cơ bị kết tủa hấp phụ hoặc
được giải hấp từ bề mặt kết tủa được tạo thành trong quá trình
chuẩn độ.

• Điểm tương đương: Sự biến đổi màu của dung dịch mà còn cả sự
tạo thành hợp chất màu trên bề mặt kết tủa.

26
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.4. Phương pháp Fajans (chỉ thị hấp phụ)

• Chất màu hữu cơ fluorescein được dùng khi chuẩn độ


ion clorua bằng nitrat bạc là một chất chỉ thị hấp phụ
điển hình.
• Trong dung dịch nước, fluorescein phân li một phần
thành ion hiđro và ion fluorescinat tích điện âm, làm
cho dung dịch có màu vàng lục.
• Ion fluorescinat tạo muối bạc có màu đậm ít tan.

27
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.2. Đường cong chuẩn độ kết tủa


8.2.4. Phương pháp Fajans (chỉ thị hấp phụ)

• pH của dung dịch ảnh hưởng đến chuẩn độ bởi vì chỉ thị hấp phụ là
các axit yếu. Dạng hoạt động của chỉ thị là ion liên hợp của chất màu.
Vì vậy pH chuẩn độ có liên quan đến hằng số phân ly của chỉ thị.
• Những hạt kết tủa phải có có kích thước của hạt keo bởi vì bề mặt của
kết tủa phát triển mạnh, hấp phụ được lượng lớn chất chỉ thị.
• Kết tủa phải hấp phụ bền các ion riêng biệt.
• Điều kiện cần thiết để sử dụng chỉ thị hấp phụ đó là khả năng của nó
hoạt động như ion trái dấu nhưng không thế vào ion hấp phụ đầu tiên
của tủa. 28
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.3. Một số ứng dụng của chuẩn độ kết tủa


Định lượng ion Cl- theo phương pháp Volhard
10,00 mL dung dịch mẫu
Cl-
Ag+ + Cl- ↔ AgCl↓
1 mL HNO3 đậm đặc, 20,00 màu trắng
ml AgNO3, 3 giọt dung dịch Phản ứng chuẩn độ:
Fe3+ 5%, 1 mL nitrobenzen
Ag+ + SCN- ↔ AgSCN↓
Chuẩn độ bằng dung dịch
KSCN cho đến khi dung
màu trắng
dịch có màu đỏ hung Phản ứng chỉ thị:
SCN- + Fe3+ ↔ FeSCN2-
màu đỏ hung
V(KSCN), mL
Môi trường acid: pH < 3.
CN(Cl-), N 29
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.3. Một số ứng dụng của chuẩn độ kết tủa

➢ Tính hàm lượng % của NaCl theo kết quả phương pháp Morh:

(CV ) AgNO3  DNaCl


% NaCl = 100
mmau

➢ Tính hàm lượng % của NaCl theo kết quả phương pháp Volhard:

[(CV ) AgNO3 − (CV ) KSCN ]  DNaCl


% NaCl = 100
mmau

30
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH

CHƯƠNG 8:
PHƯƠNG
PHÁP CHUẨN
ĐỘ KẾT TỦA

8.3. Một số ứng dụng của chuẩn


độ kết tủa
31
KHOA HÓA
TỔ HÓA PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA

8.3. Một số ứng dụng của chuẩn độ kết tủa

❖ Bài tập: Xác định hàm lượng ion Cl- trong nước máy thành phố tiến
hành như sau: Lấy 100 mL nước máy cho vào bình tam giác 250 mL.
Thêm 2,5 mL K2Cr2O4 2,5 %. Lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 0,01 N cho đến khi xuất hiện màu đỏ gạch nhạt. Ghi lại thể tích
AgNO3 đã tiêu tốn là 45,6 mL và yêu cầu tính lượng ion Cl- . Biết TAgCl =
1,0.10-10 .

32

You might also like