You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA HÓA

BÁO CÁO DỰ ÁN
HÓA HỌC ỨNG DỤNG – APPLIED CHEMISTRY

Đề tài: TINH DẦU – SẢN XUẤT TINH DẦU VỎ BƯỞI

Lớp học phần: 22.52 Sinh viên thực hiện:


Đặng Minh Cương – 107220136
Nguyễn Hữu Cường – 107220137
Nguyễn Văn Danh – 107220138
Võ Đình Danh – 107220139
Nguyễn Hữu Anh Đức – 107220140
PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Đà nẵng, ngày tháng năm 2024

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 2


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

LỜI NÓI ĐẦU

Xã hội hiện nay ngày càng phát triển và đi kèm với sự phát triển đó là sức
nặng khổng lồ đang đè nặng lên vấn đề môi trường nói chung và môi trường
không khí nói riêng. Bệnh nhân mắc các loại bệnh về phổi ngày càng nhiều và tình
trạng bệnh tật ngày càng nghiêm trọng, mới đây nhất phải kể đến đại dịch Covid-
19 đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Đã 3 năm trôi qua kể từ khi bùng phát đại
dịch, người dân Việt Nam vẫn không ngừng trau đồi, nâng cao nhận thức về vấn
đề sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về phổi. Bên cạnh các
loại thuốc đặc trị, vaccine thì người dân đang dần hướng đến sử dụng các sản
phẩm của công dụng hỗ trợ sức khỏe, nâng cao đề kháng và phòng chống dịch
bệnh. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc men trong thời gian dài gây ra tác dụng phụ
không mong muốn đối với sức khỏe và điều đó trở thành mối quan ngại của mọi
người đối với việc sử dụng thuốc và vaccine. Hơn thế nữa, Việt Nam thuộc đới khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên các loại vi sinh vật, nấm mốc, bệnh tật phát triển
mạnh mẽ và biến hóa khôn lường.
Tinh dầu chứa các thành phần như α- Terpineol, 1.8- Cineol, Carbitol,.. có tác
dụng kháng diệt khuẩn, vi sinh vật, ngăn ngừa virus, kháng nấm hiệu quả và hỗ trợ
bảo vệ hệ hô hấp. Tinh dầu được chọn lọc, tổng hợp từ dược liệu thiên nhiên nên
an toàn, lành tính và hạn chế được tác dụng phụ của các loại thuốc men, vaccine.
Ngoài ra, tinh dầu còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống, từ sức
khỏe, làm đẹp đến các ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, hương
liệu. Nhờ vào những lợi ích và sự đa dụng kể trên mà tinh dầu trở thành lựa chọn
tối ưu của mọi người và trở thành thị trường tiềm năng.
Việt Nam mang những nét đặc trung của khí hậu nhiệt đới ẩm với thảm thực
vật phong phú, là điều kiện tốt để 300 loại cây tinh dầu phát triển, đem lại năng
suất chất lượng cao, trở thành thế mạnh để có thể cạnh tranh với thị trường trong
và ngoài nước. Các loại tinh dầu được ưa chuộng có thể kể đến tinh dầu Tràm, tinh
dầu Quế, tinh dầu Trầm hương,… Trong đó, Bưởi là loại cây trồng phổ biến ở
Việt Nam đem lại năng suất cao và chất lượng ổn định, là nguồn nguyên liệu dồi
dào để sản xuất tinh dầu từ vỏ Bưởi. Chính vì vậy, trong dự án lần này nhóm đã
lựa chọn đề tài SẢN XUẤT TINH DẦU BƯỞI làm nội dung tìm hiểu và nghiên
cứu.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 3


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của dự án này do chính chúng tôi
thực hiện, tìm kiếm tài liệu, tham khảo từ nguồn tài liệu, triển khai thực nghiệm,
thu thập và phân tích số liệu thực nghiệm như được trình bày trong báo cáo này là
đúng sự thật. Không có sao chép từ bất cứ bài tập, đồ án khác, tất cả những tham
khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách
nhiệm với lời cam đoan của mình.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 4


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Ngày bắt Ngày hoàn
STT Công việc Phân công
đầu thành
1 Lựa chọn đề tài 20/1 20/1 Cả nhóm
2 Tạo sơ đồ Gantt của dự án 20/1 21/1 Anh Đức
3 Phân chia công việc tuần 1 21/1 21/1 Anh Đức, Hữu Cường
Tổng quan dự án 21/1 22/1 Anh Đức (50%)
4
Hữu Cường (50%)
5 Tính cấp thiết 22/1 23/1 Anh Đức
6 Mục tiêu 22/1 23/1 Hữu Cường
Tính khả thi, quy mô 22/1 23/1 Văn Danh (50%)
7
Đình Danh (50%)
Báo cáo Word tuần 1 21/1 25/1 Anh Đức (60%)
8
Hữu Cường (40%)
9 Báo cáo PowerPoint tuần 1 21/1 26/1 Văn Danh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 5


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................2


CAM ĐOAN.............................................................................................3
MỤC LỤC................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN SẢN XUẤT TINH VỎ
DẦU BƯỞI.....................................................................................................8
I. Tổng quan về bưởi và tinh dầu bưởi..........................................................8
I.1. Giới thiệu về bưởi.................................................................................8
I.2. Giới thiệu về tinh dầu bưởi...................................................................8
Tinh dầu là gì?.........................................................................................8
Lịch sử phát triển của tinh dầu................................................................8
Tinh dầu bưởi..........................................................................................8
Tầm quan trọng của tinh dầu bưởi..........................................................9
I.3. Tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường của tinh dầu bưởi................9
Tình hình sản xuất bưởi tại Việt Nam.....................................................9
Nhu cầu và thị trường tinh dầu bưởi.....................................................10
II. Tính cấp thiết của dự án.........................................................................10
III. Mục tiêu chính của dự án:.....................................................................11
IV. Quy mô của dự án:................................................................................11
V. Tính khả thi của dự án:...........................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT
TINH DẦU BƯỞI.......................................................................................14
I. Tính chất vật lí, tính chất hóa học của vỏ bưởi........................................14
I.1. Tính chất vật lí của vỏ bưởi................................................................14
I.2. Thành phần, tính chất hóa học của vỏ bưởi:.......................................15

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 6


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Các thành phần quan trọng....................................................................15
I.3. Lựa chọn giống bưởi sản xuất.............................................................16
II. Cơ sở lí thuyết của quy trình sản xuất....................................................16
II.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất......................................16
II.2. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.........16
Sự khuếch tán........................................................................................18
Nhiệt độ.................................................................................................19
Sự thủy phân..........................................................................................19
II.3. Ưu điểm – Nhược điểm.....................................................................19
Ưu điểm.................................................................................................19
Nhược điểm...........................................................................................19
III. Tính chất của tinh dầu bưởi:..................................................................19
III.1. Tính chất vật lí..................................................................................19
III.2. Thành phần hóa học.........................................................................20
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN
XUẤT TINH DẦU BƯỞI...........................................................................22
I. Nguyên tắc làm việc và an toàn phòng thí nghiệm..................................22
I.1. Nguyên tắc làm việc............................................................................22
I.2. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.......................................22
Trang phục.............................................................................................22
Một số quy tắc an toàn khi thao tác trong phòng thí nghiệm................23
I.3. Các cảnh bảo nguy hiểm thường gặp..................................................23
II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH DẦU BƯỞI..............24
II.1. Dụng cụ..............................................................................................25
II.2. Thiết bị...............................................................................................25
II.3. Nguyên liệu và hóa chất....................................................................25
II.4. Quy trình sản xuất tinh dầu bưởi.......................................................26

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 7


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM...............27
III.1. Phân tích cảm quan..........................................................................27
Độ trong và màu sắc..............................................................................27
Xác định mùi.........................................................................................27
Xác định vị............................................................................................28
III.2. Phân tích vật lý.................................................................................28
III.3. Phân tích hoá học.............................................................................28
DPPS (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl).................................................28
ABTS (2,2'-azino-bis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic) axit)........29

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 8


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN SẢN XUẤT TINH VỎ DẦU BƯỞI

I. Tổng quan về bưởi và tinh dầu bưởi

I.1. Giới thiệu về bưởi

Bưởi có tên khoa học là Citrus maxima hay Citrus grandis, thuộc chi Citrus,
họ Rutaceae. Đây là một loại trái cây tự nhiên, không lai tạo, có nguồn gốc
từ Đông Nam Á và được biết đến là loại trái cây có múi lớn nhất. Vỏ bưởi bao
gồm lớp vỏ xanh bên ngoài chứa nhiều tinh dầu và lớp trắng bên trong.

I.2. Giới thiệu về tinh dầu bưởi

Tinh dầu là gì?


Tinh dầu là hỗn hợp phúc tạp của các hydrocarbon tan lẫn vào nhau, thu được
từ nguyên liệu thực vật thông qua quá trình chưng cất hơi nước và được đặt tên
theo nguồn gốc của loại cây được chiết xuất.
Lịch sử phát triển của tinh dầu
Tinh dầu đã được phát hiện và sử dụng từ các triều đại xa xưa, bởi nhiều nền
văn hóa trên thế giới, vì vậy mà có đa dạng các loại tinh dầu được ứng dụng vào
nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm, mỹ phẩm, thậm chí còn được dùng
để nâng cao tinh thần, cảm xúc và trị liệu. Tuy rất khó để tìm thấy một minh
chứng khẳng định về sự xuất hiện đầu tiên của tinh dầu và chúng dùng cho mục
đích gì, nhưng một bức tranh hang động tại Laucaux ở Pháp đã cho thấy dấu tích
của việc sử dụng chúng từ những năm 18.000 TCN.
Với hàng ngàn năm lịch sử, tinh dầu ngày càng được sử dụng rộng rãi và
không ngừng cải tiến. Cho đến giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu
và trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như:
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp…1
Tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi là loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ của quả bưởi, tỷ trọng
0,86 g/mL dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, khả năng khuếch tán tốt, nhiệt độ sôi
95℃ – 98℃, tan ít trong nước, tan tốt trong chất béo và dung môi hữu cơ, có màu
xanh hoặc vàng phụ thuộc vào màu của da vỏ bưởi, mùi thơm cay, ngọt và không
hắc.

1
Tinh dầu – Wikipedia tiếng Việt

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 9


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Tầm quan trọng của tinh dầu bưởi
- Khử khuẩn, khử mùi, làm sạch không gian sống: Tinh dầu bưởi có chứa các
glucoside như pectin, naringin men tiêu hoá peroxydaza và amylaza, đường
ramoza, vitamin A và C,... có thể dùng để kháng khuẩn (giảm độc trực khuẩn
lao, tụ cầu vàng, phế cầu, có khả năng tiêu diệt amip).
- Hỗ trợ điều trị các loại bệnh: Tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà tinh dầu
bưởi có thể chiết xuất và tinh chỉnh các thành phần hóa học khác nhau của vỏ
bưởi để hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác nhau như bệnh tim mạch, huyết áp,
tiểu đường, dạ dày, viêm nhiễm,…
- Làm đẹp: Các khoáng chất và vitamin có trong tinh dầu bưởi có tác làm dịu da
khi bị kích ứng, trị mụn, giảm vết thâm, giảm nám, đặc biệt là các flavonone có
khả năng chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa da.
- Dưỡng tóc: Tinh dầu bưởi biết đến rộng rãi với khả năng kích thích mọc tóc,
chăm sóc phục hồi tóc nhờ vào các khoáng chất, ngăn ngừa gàu và rụng tóc bởi
các hợp chất chống oxy hóa và acid tự nhiên giúp kiềm dầu, dưỡng ẩm.
- Xua đuổi côn trùng: Tinh dầu bưởi thuộc họ Cam quýt có mùi hương cay,
chứa các loại acid phenolic khác nhau là khắc tinh của muỗi và một số loài côn
trùng.

I.3. Tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường của tinh dầu bưởi

Tình hình sản xuất bưởi tại Việt Nam


Việt Nam có đầy đủ các yếu tố như đất đai, khí hậu, nhiệt độ,… là điều kiện
thiết yếu để có thể trồng đa dạng các loại cây trồng bao gồm các loại cây cho tinh
dầu, trong đó có bưởi. Cây bưởi xuất hiện hầu như khắp nơi trên mãnh đất hình
chữ S với phong phú các loại tên gọi, hình dáng, màu sắc, mùi vị,… theo thu thập
có khoảng 20 giống bưởi phổ biến, ngoài ra còn rất nhiều chủng loại không được
thống kê.
Cả nước ta hiện có 105.400 ha trồng bưởi, sản lượng hơn 900.000 tấn; với các
giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Cụ thể, Đồng bằng sông Hồng
có hơn 13 nghìn ha với sản lượng trên 175.000 tấn, Trung du miền núi phía bắc có
hơn 30.000 ha với sản lượng hơn 250.000 tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long
có khoảng 32.000ha với sản lượng khoảng gần 370.000 tấn. 2 Đây là nguồn nguyên
liệu dồi dào, là điều kiện để ngành công nghiệp tinh dầu bưởi phát triển.

2
https://tienphong.vn/viet-nam-xuat-khau-40-tan-buoi-dau-tien-sang-hoa-ky-post1490294.tpo

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 10


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Nhu cầu và thị trường tinh dầu bưởi
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu tinh dầu thành công.
Chiếm 1,16% về số lượng và 0,6% về giá trị thị phần tinh dầu toàn cầu Điều này
cho thấy ngành sản xuất và chiết xuất tinh dầu tại nước ta. Đã và đang có những
chuyển biến rất tích cực và là một ngành công nghiệp vô cùng tiềm năng.3
Quy mô thị trường tinh dầu tại Việt Nam ước tính đạt đến 8,8 tỷ USD vào
năm 2022 và dự kiến đạt 15,3 tỷ USD vào năm 2027 4. Người tiêu dùng nước ta
ngày càng nhận ra được những lợi ích và công dụng đáng quý mà các loại tinh dầu
cũng như tinh dầu bưởi mang lại và trong những năm sắp tới, thị trường tinh dầu
vẫn sẽ phát triển ổn định.
II. Tính cấp thiết của dự án
Việt Nam và thế giới đang trong quá trình thực hiện cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0 với tốc độ thay đổi và sự phát triển chống mặt. Tuy nhiên đã, đang và
sẽ đạt những thành tựu lớn lao thì từ khóa “Ô nhiễm môi trường” ngày một trở nên
cấp thiết và nóng hơn từng giờ, từng phút. Không có bất kì một định nghĩa nào
chính xác như thế nào là ô nhiễm không khí, tuy nhiên thực trạng trên không còn
chỉ nằm trên sách báo, trên trang giấy mà nó đang hiện hữu trước mắt chúng ta rõ
nét và ảnh hưởng đến con người sâu sắc hơn qua từng ngày.
Trích từ chia sẻ của TS.BS. Nguyễn Thanh Hồi Giám đốc Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế Hải Phòng, chuyên gia bệnh hô hấp, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều
nước trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh phổi ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các loại bệnh
về phổi ngày càng đa dạng và khó điều trị. Thực trạng này là do tình trạng ô nhiễm
không khí ngày càng gia tăng nghiêm trọng và không được cải thiện. Tính chất ô
nhiễm ngày càng phức tạp do sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngành, nghề sản
xuất sản sinh ra ô nhiễm thải vào môi trường. Tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào trong
nước và trên thế giới không giảm, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều khu vực còn thấy số
lượng người hút thuốc lá, thuốc lào ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó là sự xuất
hiện ngày càng nhiều các chủng vi-rút, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như vi rút
cúm gia cầm H5N1, vi rút cúm lợn H1N1, các chủng cúm H2N3, H7N9…, đặc
biệt các chủng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng nhiều, tình trạng kháng thuốc ngày
càng nghiêm trọng. Xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh lý suy giảm miễn dịch
như: các bệnh lý tự miễn dịch, dùng thuốc corticoid kéo dài, dùng thuốc không
đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến tần suất mắc các bệnh lý hô hấp ngày càng
nhiều, và các bệnh lý cũng ngày càng nặng hơn, có thể kể đến virus Corona và đại

3
https://maythucphamkag.com/tiem-nang-phat-trien-san-xuat-tinh-dau-o-nuoc-ta-hien-nay
4
https://giacongtinhdau.vn/xu-huong-cua-thi-truong-kinh-doanh-tinh-dau-p2/

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 11


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
dịch Covid-19 đã tước đoạt đi hàng triệu sinh mạng.5
Việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh về phổi cũng gây ra tác dụng phụ
không mong muôn như suy gan, suy thận, các bệnh tự miễn đường ruột, tiêu diệt
các lợi khuẩn, hiện tượng nhờn thuốc,.... Ngay cả các loại vaccine cũng để lại hậu
quả lâu dài, ví dụ điển hình là vaccine Covid có thể gây ra hội chứng Guillain-
Barré (GBS) làm suy giảm trí nhớ, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, huyết
khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS)6 .
Dưới những công dụng và phân tích về công dụng và ưu thế của tinh dầu và
tinh dầu bưởi đã được đề cấp ở mục I, thì đây là cơ sở để nhóm lựa chọn tìm hiểu
và nghiên cứu về Tinh dầu. Ngoài ra, việc sản xuất tinh dầu bưởi sẽ tạo ra một cơ
số công ăn việc làm, tiêu thụ một cách hiệu quả toàn bộ thành phẩm của quả bưởi
từ đó có thể tối đa hoá lợi ích kinh tế của nó. Cần phải nói rằng nghiên cứu và sản
xuất tinh dầu bưởi đã không còn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy
nhiên, với dự án lần này, chúng em muốn nghiên cứu kỹ về một trong những
phương pháp để sản xuất tinh dầu bưởi là phương pháp lôi cuốn hơi nước, từ đó có
thể đưa ra đánh giá của nhóm về ưu điểm nhược điểm của phương pháp, đánh giá
và đưa ra đề xuất phương án cải tiến.

III. Mục tiêu chính của dự án:


- Xây dựng thành công quy trình sản xuất, tổng hợp tinh dầu bưởi.
- Sản xuất được tinh dầu bưởi trong quy mô phòng thí nghiệm với hiệu suất 70%
tương đương với 1kg vỏ bưởi sản xuất được 1,4ml tinh dầu bưởi.
- Thực hiện đánh giá hiệu suất, chất lượng sản phẩm của nhóm dựa trên các tính
chất, tiêu chuẩn đặc trưng của các sản phẩm hiện trên thị trường.

IV. Quy mô của dự án:


Dự án lần này được tiến hành thức hiện ở quy mô phòng thí nghiệm, thực quy
trình sản xuất bằng mô hình nhỏ để có thể đánh giá được các lí thuyết và sơ đồ
công nghệ mà nhóm đã đặt ra. Vì hạn chế về thời gian, kinh phí cũng như kiến
thức và điều kiện máy móc thiết bị nên số sản phẩm được sản xuất chỉ vừa đủ để
thực hiện các đánh giá và kiểm tra của báo cáo, một số tính chất, tiêu chuẩn chỉ
được giới thiệu và tìm hiểu trên tài liệu. Tuy nhiên nhóm sẽ cố gắng để hoàn thiện
dự án một cách tối ưu và hiệu quả.

5
https://suckhoedoisong.vn/benh-phoi-ngay-cang-nhieu-thach-thuc-trong-dieu-tri-169128872.htm
6
The Most Common Side Effects of the COVID-19 Vaccine (healthline.com)

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 12


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
V. Tính khả thi của dự án:
- Dựa theo cơ sở lí thuyết đề ra thì tinh dầu bưởi là sản phẩm không độc hại, quy
trình sản xuất tương đối đơn giản và hoàn toàn an toàn, chi phí thấp và có thể thực
ở quy mô phòng thí nghiệm
- Ngoài việc đánh giá các tính chất, tiêu chuẩn phúc tạp, ta có thể đánh giá các tiêu
chuẩn cơ bản của tinh dầu bưởi như tỷ trọng, màu sắc, mùi hương, tốc độ bay hơi,

- Trong quá trình thực hiện, nhóm được các thầy cô giáo hướng dẫn và góp ý về lí
thuyết và quá trình thực hiện sản xuất tại phòng thí nghiệm cũng như các nguyên
tắc an toàn nên tính khả thi khá cao.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 13


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

BÁO CÁO TUẦN 2


27/1/2024 28/1/2024 29/1/2024 30/1/2024 31/1/2024 1/2/2024
Tạo sơ đồ Gantt tuần 2
Phân chia công việc
Tính chất vật lí nguyên liệu
Tính chất hóa học nguyên liệu
Cơ sở lí thuyết quá trình sản xuất
Ưu - nhược điểm
Tiêu chuẩn vật lí
Tiêu chuẩn hóa học
Phương pháp đánh giá sản phẩm
Phân tích lựa chọn sản phẩm
Báo cáo Word
Báo cáo PowerPoint

Ngày bắt Ngày hoàn


STT Công việc Phân công
đầu thành
1 Tạo sơ đồ Gantt tuần 2 27/1 28/1 Đình Danh
2 Phân chia công việc 27/1 28/1 Anh Đức
3 Tính chất vật lí nguyên liệu 27/1 28/1 Hữu Cường
4 Tính chất hóa học nguyên liệu 28/1 29/1 Hữu Cường
5 Cơ sở lí thuyết quá trình sản xuất 29/1 30/1 Hữu Cường
6 Ưu - nhược điểm 27/1 28/1 Văn Danh
7 Tiêu chuẩn vật lí 27/1 28/1 Minh Cương
8 Tiêu chuẩn hóa học 28/1 29/1 Minh Cương
9 Phương pháp đánh giá sản phẩm 29/1 30/1 Anh Đức
10 Phân tích lựa chọn sản phẩm 29/1 30/1 Anh Đức
Anh Đức (70%)
11 Báo cáo Word 28/1 1/2
Văn Danh (30%)
Đình Danh (50%)
12 Báo cáo PowerPoint 30/1 1/2
Văn Danh (50%)

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 14


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH


DẦU BƯỞI

I. Tính chất vật lí, tính chất hóa học của vỏ bưởi

I.1. Tính chất vật lí của vỏ bưởi

Vỏ bưởi có 2 lớp:
 Flavedo
Lớp Flavedo có màu xanh, tuy cứng hơn phần vỏ bên trong nhưng cấu trúc
khá mọng nước chứa tinh dầu có hương thơm đặc trưng nên được gọi là Flavedo
(trong tiếng Latin có nghĩa là hương thơm), phần này có vị đắng, cay, thơm, tính
bình (không nóng cũng không lạnh). Phần vỏ này không ăn được, khi khối lượng
quả bưởi tăng lên thì vị đắng cũng sẽ tăng và vỏ trở nên sẫm màu hơn.
 Albedo
Lớp Albedo (Độ trắng trong tiếng Latin) vì phần này có màu trắng, có cấu
trúc xốp và các sợi xốp có dạng ống rỗng nên lớp này rất mềm, xốp, ít chứa nước
và tinh dầu, thường không có vị, ít thơm. Tỷ lệ phân bổ của Abeldo so với Flavedo
có sự khác nhau ở từng giống bưởi.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 15


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

I.2. Thành phần, tính chất hóa học của vỏ bưởi:

Vỏ bưởi là nguồn chứa nhiều tinh dầu, trong đó có phần lớn là citral(một
aldehyde chống lại tác dụng của vitamin A) và este, tạo nên hương thơm đặc
trưng. Ngoài ra, lớp vỏ này còn chứa nhiều chất có giá trị như: Pectin, peroxidaza,
naringin, đường ramnoza, hesperidin, amylase, vitamin A, C, và các tecpen khác
(bao gồm cả) và nhiều hoạt chất khác.
- Vỏ Bưởi có chứa các flavonone tồn tại chủ yếu dưới dạng aglycones và
glycoside có đặc tính ức chế quá trình oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Nhiều loại vitamin và khoáng chất vitamin A&C, carbohydrate, kali, natri,
phospho, calci, sắt, magie, thiamin và pectin được tìm thấy trong vỏ có lợi
ích trong việc làm đẹp và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu
đường,…
- Ngoài ra còn phát hiện các acid phenolic khác nhau như acid chlorogenic,
acid ferulic, acid caffeic, acid gallic, acid ρ-coumaric và acid sinapic hỗ trợ
điều trị dạ dày, viêm khớp, ngăn ngừa ung thư.7

7
https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/qua-buoi

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 16


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Các thành phần quan trọng
Citral
Một nghiên cứu được công bố trên Letters in Applied Microbiology cho thấy
citral có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại cả vi khuẩn gram dương và
gram âm, cũng như nấm và chống viêm.8
Pectine
Có thể dùng kháng khuẩn rất tốt tránh được các bệnh truyền nhiễm .
D – Limonne
Có đặc tính chống viêm như viêm phế quản, chống oxy hóa, chống căng
thẳng, có thể ngăn ngừa bệnh tật và ung thư.

I.3. Lựa chọn giống bưởi sản xuất

Theo báo cáo của Susanto et al. (2018), tỷ lệ phân bố của phần thịt quả ăn
được bên trong với phần vỏ bưởi dao động từ 50 – 65%. Mỗi giống bưởi sẽ cho
một tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào độ dày của vỏ, kích thước và hình dáng của
quả, kích thước hạt,… Nhóm đã lựa chọn 2 loại bưởi tối ưu nhất để thực hiện đề
tài và đã đặt lên bàn cân so sánh là bưởi Da Xanh với tỷ lệ thịt bưởi chiếm 56,89%
trong khi bưởi Năm Roi chỉ chiếm 53,66%. Theo tỷ lệ phân bố vỏ bưởi, phần
trắng (Abeldo) bưởi Da Xanh chiếm tỷ lệ thấp nhất (22,39%) đồng thời phần vỏ
xanh (Flavedo) bưởi Da Xanh chiếm tỷ lệ cao (12,75%). Do đó nhóm đã quyết
định lựa chọn vỏ bưởi Da Xanh làm đối tượng để nghiên cứu là sản xuất tinh dầu.9

II. Cơ sở lí thuyết của quy trình sản xuất

II.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất

Chưng cất là một phương pháp dùng để tách hỗn hợp các chất lỏng, khí khác
nhau thành các chất riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau. Khi chưng cất sẽ thu
được khá nhiều thành phẩm và nó phụ thuộc vào cấu tử.
Bản chất của phương pháp này là dựa vào nhiệt độ sôi hay nhiệt độ bay hơi
khác nhau để tách các cấu tử bằng cách lặp lại nhiều lần quá trình bay hơi và
ngưng tụ.

8
https://gani.vn/citral-la-gi/
9
(PDF) Xác định đặc tính hóa lý của bưởi da xanh (Citrus maxima) và bưởi năm roi (Citrus grandis l.)
theo khối lượng (researchgate.net)

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 17


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
II.2. Cơ sở lí thuyết của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Thông qua sự khuếch tán và lôi cuốn hơi nước của những hợp chất hữu cơ có
trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao.
- Lý thuyết nền tảng của chưng cất tinh dầu thông qua phương pháp chưng
cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước: Cân bằng pha.
- Đối tượng áp dụng của phương pháp: Các chất lỏng không hoà tan vào
nhau( hoặc rất ít tan với nhau).
Phân tích cơ sở lý thuyết của hệ 2 cấu tử ta thấy:

Như vậy, định luật Raoult không được áp dụng trong trường hợp hệ gồm các
cấu tử không tan vào nhau. Cho nên khi các cấu tử không tan vào nhau thì tỷ lệ
các thành phần trong hệ luôn không thay đổi.
Chưng cất truyền thống không thể áp dụng để cô lập 2 chất lỏng không tan
vào nhau nên cần phải chưng cất lôi cuốn hơi nước để có thể chiết xuất được tinh
dầu.
Áp dụng định luật Dalton cho hệ trên ta có:
Ptổng = P0vap (A) + P0vap(B)
Như ta đã biết thì nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất hơi của nó cho
nên khi Ptổng = P0vap (A) + P0vap(B) thì P0vap (A) hoặc P0vap(B) < Ptổng. Cho nên
nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của từng cấu tử. Giúp cho
quá trình chưng cất sẽ diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn, thuận tiện để thực hiện
hơn.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 18


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Lấy ví dụ: Ở áp suất 760 mmHg nước sôi ở 100℃ và benzen sôi ở 80℃ và
chúng là hai chất lỏng không tan vào nhau. Thực hành cho thấy, nếu đun hỗn hợp
này dưới áp suất 760 mmHg nó sẽ sôi ở 69 ℃ cho đến khi nào còn hỗn hợp hai
pha lỏng với bất kì tỉ lệ nào.
Xét thành phần phần mol trong pha khí của cả hai chất A và B ta có:

0 0
0 PA 0 PB
Y A= 0 0
Y B= 0 0
P A + PB P A + PB
0 0
Trong đó: Y A , Y B là thành phần mol trong pha hơi của A và B
0 0
P A , PB là áp suất hơi của A và B

Thành phần phần mol của pha hơi luôn gồm có A và B với phần mol không
thay đổi cho đến khi bay hơi hết một trong hai chất và không phụ thuộc vào thành
phần pha lỏng . Đây là tính chất mà chúng ta có thể ứng dụng để xây dựng quy
trình chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.

Tách tinh dầu ra khỏi hỗn hợp nước và tinh dầu:


1. Phương pháp lọc: Đây là phương pháp đơn giản nhất và thường được sử dụng
khi tinh dầu và nước có mật độ khác biệt đủ lớn. Hỗn hợp được đổ vào một
bình đựng, cho phép nước và tinh dầu tách biệt theo mật độ. Sau đó, tinh dầu
được lấy từ phía trên lớp nước.
2. Phương pháp lắng: Đây là phương pháp sử dụng trọng lực để tách tinh dầu ra
khỏi nước. Hỗn hợp được đựng trong một bình và sau đó đợi một thời gian để
tinh dầu lắng xuống phía dưới dưới dạng lớp riêng biệt. Tiếp theo, tinh dầu
được lấy ra từ phía trên lớp nước.
3. Phương pháp sử dụng dung môi hữu cơ: Đôi khi, dung môi như hexan có
thể được sử dụng để hòa tan tinh dầu từ hỗn hợp nước và tinh dầu. Sau đó,
dung môi được tách ra và tinh dầu được cô đặc lại từ phần dung môi.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:

Sự khuếch tán
Theo Von Rechenberg: “Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào
trong nước có sẵn trong tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 19


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược
lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp
lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết.”
Vậy: Nước là một yếu tố quan trọng trong quá quá trình chưng cất lôi cuốn,
trong công nghệ này, tránh nguyên liệu bị khô (không nên cấp quá nhiều nhiệt).
Tuy nhiên nếu có dư thừa lượng nước cần thiết thì cũng không có lợi, việc này dẫn
đến sẽ có nhiều chất trong tinh dầu bị tan trong nước dẫn đến làm giảm chất lượng
sản phẩm.
Nhiệt độ
Tinh dầu khá dễ phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, trong quá trình này, chúng ta
tránh quá nhiệt.
Sự thủy phân
Những cấu tử este có trong tinh dầu sẽ có thể bị thủy phân tạo thành acid
cacboxylic và ancol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, phải
đảm báo quá trình chưng cất diễn ra trong thời gian đủ ngắn.

II.3. Ưu điểm – Nhược điểm

Ưu điểm
- Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, dễ sử dụng và thường sẵn có trong các
phòng thí nghiệm.
- Quy trình sản xuất đơn giản phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm và các
nhà sản xuất tinh dầu tự nhiên nhỏ và trung bình.
- Trong quá trình chưng cất, nhiệt độ luôn được duy trì dưới 100 ℃ giúp
giảm nguy cơ phân hủy các thành phần nhạy cảm trong tinh dầu, đồng thời
có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần
theo thời gian.
- Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10
giờ, nếu liên tục thì 1 giờ đến 2 giờ 30 phút.
Nhược điểm
- Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm
lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và
nước ngưng tụ.
- Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị
thủy phân nên phải khống chế nhiệt độ, thường xuyên giám sát quá trình

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 20


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
chưng cất và gia nhiệt.
- Quá trình chưng tuy không quá dài nhưng vẫn đòi hỏi tiêu thụ một lượng
điện năng nhất định (hoặc than, củi, nhiên liệu,…)

III. Tính chất của tinh dầu bưởi:

III.1. Tính chất vật lí

- Tỷ trọng tương đối ở 20℃: 0,852 - 0,860 g/mL


- Nhiệt độ sôi 95℃ – 98℃
- Dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, khả năng khuếch tán tốt
- Tan ít trong nước, tan tốt trong chất béo và dung môi hữu cơ
- Chỉ số khúc xạ ở 20℃: 1,474 - 1,479
- Độ quay cực ở 20℃ trong khoảng từ 91° đến 96°
- Điểm chớp cháy trung bình là 43 °C
- Phần còn lại sau khi bay hơi tối đa 10%
- Có màu xanh hoặc vàng phụ thuộc vào màu của da vỏ bưởi
- Mùi thơm cay, ngọt và không hắc đặc trưng của trái cây chi Citrus

III.2. Thành phần hóa học

Thành phần Tối thiểu % Tối đa %

α-Pinen 0,2 0,6

Sabinen 0,1 0,6

β-Pinen 0,05 0,2

Myrcen 1,5 2.5

Limonena 92 96

n-Octanal 0,2 0,8

n-Nonanal 0,04 0,1

n-Decanal 0,1 0,6

Neral 0,02 0,04


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 21
PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

β-Caryophyllen 0,2 0,5

Nootkaton 0,01 0,8

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 22


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

BÁO CÁO TUẦN 3


Ngày bắt Ngày hoàn
STT Công việc Phân công
đầu thành
1 Tạo sơ đồ Gantt tuần 3 11/2 12/2 Anh Đức
2 Phân chia công việc tuần 3 12/2 13/2 Anh Đức
3 Nguyên tắc an toàn 13/2 15/2 Minh Cương
4 Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm 15/2 17/2 Minh Cương
Minh Cương (30%)
5 Hóa chất 17/2 19/2
Hữu Cường (70%)
Biện luận lựa chọn, phân tích Văn Danh (70%)
6 13/2 17/2
quá trình công nghệ Hữu Cường (30%)
7 Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ 17/2 19/2 Văn Danh
Văn Danh (70%)
8 Quy trình công nghệ 19/2 22/2
Anh Đức (30%)
Phân tích đánh gia tiêu chuẩn, Đình Danh (60%)
9 17/2 22/2
chất lượng sản phẩm Anh Đức (40%)
10 Báo cáo Word tuần 3 12/2 22/2 Cả nhóm
Anh Đức (50%)
11 Báo cáo PowerPoint tuần 3 15/2 23/2
Đình Danh (50%)

10/02 12/02 14/02 16/02 18/02 20/02 22/02 24/02


Tạo sơ đồ Gantt tuần 3
Phân chia công việc tuần 3
Nguyên tắc an toàn
Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm
Hóa chất
Biện luận lựa chọn, phân tích quá trình công nghệ
Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ
Quy trình công nghệ
Phân tích đánh gia tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm
Báo cáo Word tuần 3

Báo cáo PowerPoint tuần 3

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 23


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT


TINH DẦU BƯỞI

I. Nguyên tắc làm việc và an toàn phòng thí nghiệm

I.1. Nguyên tắc làm việc

- Cần phải tìm hiểu nội quy và các nguyên tắc của phòng thí nghiệm, trang bị
đầy đủ lí thuyết và kiến thức về đề tài mà nhóm đang thực hiện.
- Đăng kí sử dụng các hóa chất, dụng cụ và thiết bị cần thiết với giáo viên hướng
dẫn. Theo dõi và ghi chép lịch sử mượn trả, sử dụng vật chất trong phòng thí
nghiệm.
- Sau khi tổng hợp phải dọn rửa, vệ sinh và hoàn trả lại hóa chất, dụng cụ, thiết
bị đúng vị trí. Hóa chất cho vào lọ phù hợp, đậy kín và dán nhãn cẩn thận.
- Rác thải, hóa chất thừa phải được thu gom và xử lí đúng yêu cầu.
- Trước khi tổng hợp sản phẩm cân phân công công việc rõ ràng cho thanh viên,
tính toán và điều chỉnh lượng nguyên liệu, hóa chất và số liệu lí thuyết hợp lí.
- Sử dụng các thiết bị nhiệt (bếp đun, tủ sấy,...) đúng cách, tránh xa các loại hóa
chất và vật liệu dễ cháy.
- Tìm hiểu về cách lắp đặt, cách sử dụng bộ chưng cất và các lưu ý trước khi tiến
hành chưng cất (Lắp đặt ống sinh hàn đúng hướng, tránh rò rỉ hóa chất, làm
nóng và gia nhiệt đúng cách tránh nứt vỡ dụng cụ,...).
- Trước khi tiến hành tổng hợp, cần kiểm tra lại hóa chất, sử dụng cân kĩ thuật,
pipet, ống đong, bình định mức để lấy chính xác lượng hóa chất cần dùng.
- Khi pha chế hóa chất cần khuấy dung dịch bằng đũa thủy tinh có bịt ống cao su
ở đầu để tránh vỡ ống đo hoặc bình lọ.

I.2. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

Trang phục
Phải nghiêm chỉnh tuân thủ các yêu cầu về trang phục trong phòng thí nghiệm
nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế những ro có thể gây tại nạn cho người làm thí
nghiệm:
- Cần phải mặc quần dài và sử dụng loại giày kín mũi hoặc dép quai hậu.
- Sử dụng áo blouse dùng trong thí nghiệm, luôn đóng khuy áo và giữa cổ, nếu

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 24


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
có sử dụng găng tay thì để tay áo vào trong.
- Tháo trang sức, các loại phụ kiện không cần thiết và buộc gọn tóc.
- Có thể sử dụng loại tạp dề chống hóa chất nếu người dùng làm việc với các
dung dịch phản ứng dễ bắn hoặc dễ bay hơi.
- Sử dụng mắt kính bảo hộ và găng tay y tế trong quá trình thao tác.
- Sử dụng loại khẩu trang y tế để bảo hộ nếu cần thiết.
- Lưu ý: + Không nên sử dụng kính áp tròng trong phòng thí nghiệm.
+ Tránh những trang phục làm bằng loại vải dễ bắt lửa.
Một số quy tắc an toàn khi thao tác trong phòng thí nghiệm
Trong quá trình tổng hợp không thể tránh khỏi các sai sót về thao tác dẫn đến
sai số và giảm chất lượng sản phẩm.Việc thao tác trong phòng thí nghiệm đòi hỏi
kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân được cải thiện thông qua quá trình học tập và
thực hành. Do đó, để đạt được kết quả tối ưu nhất, tránh các sai sót không đáng có
thì sinh viên cần phải học tập, nghiên cứu với thái độ nghiêm túc, lắng nghe chỉ
dẫn của các thầy cô giáo hướng dẫn. Dưới đây là một số quy tắc an toàn cơ bản
trong phòng thí nghiệm:
- Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ.
- Không sử dụng tay tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm khi không có dụng cụ bảo
hộ đi kèm
- Bảo quản dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh nứt mẻ làm rơi vãi hóa chất ra
ngoài ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình thao tác.
- Không được sử dụng gas trong phòng thí nghiệm. Khi đun nấu hóa chất và
dung dịch trong phòng thí nghiệm người dùng được khuyến khích sử dụng sản
phẩm đèn cồn hoặc các sản phẩm bếp đun được vận hành bằng điện.
- Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính acid mạnh.
- Sử dụng sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo tính an toàn
trong quá trình sử dụng.

I.3. Các cảnh bảo nguy hiểm thường gặp

GHS (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of


Chemicals) là hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Đây là
một hệ thống thông tin về nguy cơ đối với các hóa chất nguy hại có thể được áp
dụng cho các nước trên thế giới.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 25


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

GHS01: Chất nổ GHS02: Dễ cháy GHS03: Chất oxy


Chất có khả năng gây nổ Chất dễ cháy hóa

Chất tự phản ứng Chất tự phản ứng Có thể gây ra hoặc


tăng cường quá trình
Chất tự cháy, tự dẫn lữa cháy, chất oxy hóa khí
Chất tự phát nhiệt chất lỏng và chất rắn
Chất khi phản ứng sinh
khí dễ cháy

GHS04: Khí nén GHS05: Chất ăn mòn GHS06: Độc


Chưa khí dưới khí áp Có thể ăn mòn da, gây Chất độc
suất, có thể xảy ra nổ nếu kích ứng tổn thương mắt
gia nhiệt

GHS07: Độc GHS08: Nguy hại GHS09: Nguy hiểm


Chất gây kích ứng da Chất gây ung thư, đột biến với môi trường
nhạy cảm Chất gây mẫn cảm đường Chất ô nhiễm môi
Độc cấp tính hồ hấp trường thủy sinh

Độc tính sinh sản

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 26


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH DẦU BƯỞI

II.1. Dụng cụ

- Bình tam giác 250ml - Nồi inox dung tích 5l


- Nhiệt kế - Pipet
- Burret - Phễu
- Ống đong

II.2. Thiết bị

- Sinh hàn ruột thẳng - Cân phân tích


- Bếp đun

II.3. Nguyên liệu và hóa chất

Vỏ bưởi Da Xanh
Nước cất: Được sử dụng để tạo ra hơi nước, và hơi nước này sẽ được đưa qua
vật liệu cần chiết xuất để trích xuất các chất hòa tan trong đó. Khi hơi nước chứa
các chất đã được trích xuất đi qua, nó sẽ bị ngưng tụ lại thành chất lỏng thông qua
quá trình làm nguội. Bên cạnh đó, nước còn được sử dụng như một chất làm mát.
NaCl: Khi thêm muối vào nước, sự hiện diện của muối làm tăng số phân tử
trong dung dịch, làm cho áp suất hơi của dung dịch tăng lên so với áp suất hơi của
nước tinh khiết. Khi áp suất hơi của dung dịch nước vượt quá áp suất khí quyển ở
nhiệt độ chưng cất, sự hiện diện của muối giúp tạo ra một áp suất hơi cần thiết để
hơi nước có thể thoát ra khỏi dung dịch. Điều này làm cho quá trình chưng cất
nước hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.
Na2SO4: Đây là chất làm khan (hấp thụ nước). Natri sunfat có khả năng hấp
thụ và loại bỏ nước từ dung môi hoặc dung dịch, giúp cải thiện hiệu suất và chất
lượng của quá trình chưng cất.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 27


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
II.4. Quy trình sản xuất tinh dầu bưởi

Chuẩn bị nguyên liệu: Chọn những quả bưởi tươi, có phần vỏ dày, sần sùi,
nhiều mô tinh dầu và độ chín kĩ thuật, không thuốc hoá học, không nấm mốc, sâu
bệnh. Sau đó rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt nguyên liệu.
Ta bóc lấy phần vỏ bên ngoài. Tiến hành cắt nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho các
quá trình sau. Trong trường hợp số lượng mẫu lớn, sau khi rửa sạch có thể bảo
quản tủ đông để chủ động nguồn nguyên liệu và hạn chế thất thoát tinh dầu trong
khi cất trữ nguyên liệu.
Xay: Cho nguyên liệu vào máy xay và xay nhỏ nguyên liệu. Ngâm muối NaCl
5%, chuyển toàn bộ hỗn hợp trên vào bình cầu của thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi
nước theo kiểu Clevenger (có hoàn lưu nước chưng), lắp kín thiết bị, ngâm trong 3
giờ.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 28


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Chưng cất: Tiến hành chưng cất hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý dưới áp suất
khí quyển (nhiệt độ dưới 100℃) để thu hồi tinh dầu.
Ngưng tụ: Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu thoát ra được đi vào ống sinh hàn
của thiết bị chưng cất, dưới tác dụng của nước trong ống sinh hàn sẽ chuyển hỗn
hợp trên từ dạng hơi sang dạng lỏng và sau đó được chảy vào bộ phận ngưng tụ
của thiết bị.
Tách chiết: Để yên cho hỗn hợp thu được trong bộ phận ngưng tụ đến khi
tách hoàn toàn thành 2 pha. Cho lớp tinh dầu trên chảy vào bình hứng để thu tinh
dầu thô.
Làm khan: Thêm Na2SO4 khan vào bình chứa tinh dầu thô, vừa thêm vừa
khuấy đều cho đến khi quan sát thấy các tinh thể muối Na2SO4 bắt đầu rời ra.
Lắng gạn - Thu tinh dầu: để lắng hỗn hợp trên. Cho phần tinh dầu đã làm
khan bên trên chảy vào bình chứa sản phẩm. Sản phẩm tinh dầu thu được cho vào
bình chứa hay lọ sẫm màu, đậy kín và bảo quản trong tối.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM

III.1. Phân tích cảm quan

Độ trong và màu sắc


Tuy rất khó và ít cơ sở để đánh giá thành phần và chất lượng của tinh dầu
thông qua cảm quan nhưng vẫn có thể dự đoán một số đặc điểm của tinh sản phẩm
thông qua màu sắc và độ trong:
- Tinh dầu sẽ có màu vàng, xanh lá, vàng xanh tùy thuộc vào màu sắc của vỏ
bưởi sử dụng để sản xuất.
- Độ đậm nhạt của tinh dầu phụ thuộc vào độ nguyên chất, màu càng đậm
thì có thể tinh dầu càng nguyên chất và ngược lại, màu càng nhạt thì có thể
do tinh dầu đã được pha loãng tùy mục đích sử dụng.
- Độ trong của tinh dầu phản ánh độ độ tinh khiết của tinh dầu, nếu màu vẩn
đục có thể là do tinh dầu có chứa nhiều tạp chất hoặc màu sắc và độ trong
bị biến đổi do quá trình sản xuất chưa phù hợp. Nếu màu trong chứng tỏ
tinh dầu có chứa ít tạp chất.
Xác định mùi
Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy lọc, vẩy nhẹ để tinh dầu khuếch tán sau đó
dùng mũi xác định mùi của tinh dầu, cứ 15 phút xác định một lần để kiểm tra khả
năng bốc hơi, khoảng 4-5 lần. Nhận xét cường độ mùi sao mỗi lần ngửi.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 29


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Xác định vị
Cân khoảng 1g đường kính cho vào chén thử khô, sạch. Nhỏ vài giọt tinh dầu
vào chén, trộn đều, dùng đầu lưỡi xác định vị cay và đắng của hỗn hợp đó, sau đó
nuốt để xác định vị ngọt. Lặp lại 4 dến 5 lần.

III.2. Phân tích vật lý

Các tiêu chuẩn đánh giá tính chất vật lí của tình dầu bưởi
TCVN 8444 (ISO 279) Xác định tỷ trọng tương đối ở 20℃ - Phương pháp chuẩn

TCVN 8445 (ISO 280) Xác định chỉ số khúc xạ

TCVN 8446 (ISO 592) Xác định độ quay cực

TCVN 8448 (ISO 4715) Xác định phần còn lại sau khi bay hơi

TCVN 8455 (ISO 1271) Xác định trị số carbonyl - Phương pháp hydroxylamin tự do

III.3. Phân tích hoá học

Mục đích: Khảo sát khả năng kháng khuẩn và ức chế quá trình Oxy hóa của
các loại tinh dầu được chiết suất từ vỏ bưởi thông qua phương pháp thu nhận gốc
tự do DPPH, ABTS.

DPPS (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl)
Hoạt tính kháng khuẩn:
Phương pháp khuếch tán đĩa thạch là phương pháp được sử dụng phổ biến
trong các thí nghiệm, nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết dược
liệu hiện nay phương pháp này được mô tả vào năm 1990 bởi Perez.10
Cơ sở của phương pháp: Bơm mẫu thí nghiệm ở một nồng độ xác định vào
giếng trên đĩa môi trường đã được trải sẵn vi sinh vật trên bề mặt, sau đó ủ đĩa để
vi sinh tăng trưởng và phát triển, trong quá trình này dược liệu sẽ khuếch tán ra
xung quanh giếng và ức chế sự tăng trưởng của vi sinh tạo nên vòng kháng khuẩn
nếu mẫu thí nghiệm có tác dụng.11
Trong quá trình khảo sát, kích thước của vòng kháng khuẩn bị ảnh hưởng bởi

10
E. J. Bottone, "Bacillus cereus, a volatile human pathogen," Clin Microbiol Rev, vol. 23, pp. 382-
98, Apr 2010.
11
D. Karou, A. Savadogo, A. Canini, S. Yameogo, C. Montesano, J. Simpore, et al., "Antibacterial
activity of alkaloids from Sida acuta," African journal of biotechnology, vol. 5, pp. 195-200, 2006.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 30


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
các yếu tố như nhiệt độ, thời gian, môi trường,..Vì vậy cần phải cố định các yếu tố
để đảm bảo kết quả là chính xác và khách quan, các yếu tố được cố định gồm: Môi
trường Mueller Hinton Agar (MHA), thời gian ủ 16-18h ở nhiệt độ 35 ± 2 ºC, mật
độ vi khuẩn 108 CFU/ml.12
Hoạt tính kháng oxy hóa:
Phương pháp thu nhận gốc tự do DPPH được sử dụng để xác định khả năng
kháng oxy hóa của một hợp chất. Nguyên tắc của phương pháp này dựa vào gốc tự
do ổn định điển hình trên phân tử DPPH*, trong cấu trúc hóa học của phân tử
DPPH tồn tại một electron tự do ở nguyên tử nitơ, gốc tự do này bền và ổn định
đồng thời khi chất này tồn tại ở dạng gốc tự do hợp chất có màu tím đậm và dung
dịch với dung môi ethanol có độ hấp thu cực đại ở bước sóng ánh sáng tím
517nm.13
Đối với một đối tượng cần khảo sát về khả năng cho điện tử và kháng gốc tự
oxy hóa tự do, khi thử với thuốc thử DPPH*, DPPH* sẽ có khuynh hướng nhận
thêm một electron hoặc một nguyên tử hydro từ đối tượng cần kiểm tra để trở về
trạng thái bền ban đầu. Khi đó màu tím đậm mất đi và chuyển sang màu vàng nhạt
do sự tồn tại của gốc picryl trong phân tử. Thông qua sự giảm gốc oxy hóa tự do
có thể gián tiếp xác định được khả năng kháng oxy hóa của đối tượng cần khảo sát
nói chung và dược liệu thử nghiệm nói riêng.14
Trong thí nghiệm đánh giá khả năng bắt gốc DPPH* mẫu đối chứng được sử
dụng gồm dung môi pha loãng mẫu và dung dịch DPPH. Khi tiến hành xác định
khả năng kháng oxy hóa của một chất cần phải có một đối tượng dùng làm chất
chuẩn, thường được dùng là ascorbic axit (vitamin C).
ABTS (2,2'-azino-bis (3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic) axit)
Phương pháp này cũng là một trong những phương pháp xác định khả năng
kháng oxy hóa của một chất hoặc hợp chất mang tính thường quy, phương pháp
này được mô tả bởi Susannab L. Scott và cộng sự vào năm 1993.15
12
M. Balouiri, M. Sadiki, and S. K. Ibnsouda, "Methods for in vitro evaluating antimicrobial activity:
A review," Journal of pharmaceutical analysis, vol. 6, pp. 71-79, 2016.
13
.( L. Leaves, "Antioxidant activity by DPPH radical scavenging method of ageratum conyzoides,"
American Journal of Ethnomedicine, vol. 1, pp. 244-249, 2014.)
14
.( P. Molyneux, "The use of the stable free radical diphenylpicrylhydrazyl (DPPH) for estimating
antioxidant activity," Songklanakarin J. Sci. Technol, vol. 26, pp. 211-219, 2004.)
15
.( S. L. Scott, W. J. Chen, A. Bakac, and J. H. Espenson, "Spectroscopic parameters, electrode
potentials, acid ionization constants, and electron exchange rates of the 2, 2'- azinobis (3-
ethylbenzothiazoline-6-sulfonate) radicals and ions," The Journal of Physical chemistry, vol. 97, pp. 6710-
6714, 1993.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 31


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2
Cơ sở khoa học của phương pháp ABTS* cũng tương tự như phương pháp sử
dụng gốc tự do DPPH. Tuy nhiên sự khác biệt là ABTS được sử dụng thử cần phải
được oxy hóa để tạo thành dạng ABTS8* mang một electron tự do bởi potassium
persulfate (K2S2O8), ABTS ở dạng gốc tự do có màu xanh lam hoặc xanh lục có độ
hấp thụ tối ưu ở bước sóng 734 nm, khi nhận thêm 16 điện tử electron trở về dạng
ban đầu dẫn đến mất dần màu xanh, thông qua đó chúng ta có thể đánh giá được
khả năng kháng oxy hóa của đối tượng cần kiểm chứng.16

16
.( R. Re, N. Pellegrini, A. Proteggente, A. Pannala, M. Yang, and C. Rice-Evans, "Antioxidant
activity applying an improved ABTS radical cation decolorization assay," Free radical biology and
medicine, vol. 26, pp. 1231-1237, 1999.)

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 32


PBL1 Hóa học ứng dụng – Nhóm 2

Tài liệu tham khảo


https://www.researchgate.net/publication/
269724960_Authenticity_of_essential_oils
https://isocus.vn/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-114232016-iso-30532004-tinh-dau-
buoi-citrus-x-paradisi-macfad-thu-duoc-bang-phuong-phap-ep
http://repositoryold.ntt.edu.vn/jspui/bitstream/
298300331/4954/1/26948_UDKHCNXayDungQTCXTDChanhTuVo_K_D.pdf

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn 33

You might also like