You are on page 1of 24

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

XÀ PHÒNG KHÁNG KHUẨN


KHÁNG OXY HÓA TỪ
LÁ RAU DIẾP CÁ

Người thực hiện:


Nguyễn Ngọc Bảo Khanh
Phi Hoàng Mai Phương

Người hướng dẫn khoa học:


Cô Bùi Thị Hồng Lĩnh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 9 NĂM 2022


THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài Khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của dịch chiết lá từ
cây rau diếp cá – Houttuynia cordata.
2. Lĩnh vực Hóa – Sinh.
nghiên cứu
(theo 20 lĩnh
vực của Intel
Isef)
3. Thời gian Từ tháng 9/2022 đến 14/10/2022.
thực hiện (dự
kiến)
4. Học sinh Họ và tên Lớp Số điện thoại Outlook
thực hiện Nguyễn T01_10T1 0934271553 1806013@lsts.edu.vn
Ngọc Bảo
Khanh
Phi Hoàng T03_10T1 0901784486 1806173@lsts.edu.vn
Mai
Phương
5. Giáo viên Họ và tên Số điện thoại Outlook
hướng dẫn Bùi Thị Hồng Lĩnh 0394989642 Chem.linhbth@lsts.edu.vn
6. Đơn vị phối
hợp chính
7. Kinh phí 2 triệu
thực hiện đề
tài

2
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn những sự hỗ trợ, quan tâm cũng như giúp đỡ và động
viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và các nhân để có thể thực hiện hiện và hoàn thành đề tài
nhiên cứu khoa học này. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học này cũng được hoàn
thành dựa tren sự tham khảo học hỏi từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các bài báo khoa
học cũng như các bài báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường đại học, các tổ chức
nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt nhất là sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô cán
bộ giáo viên trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý và sự hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất
và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè.

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Vĩnh Mạnh, thầy Lê
Thành Vĩnh, thầy Nguyễn Hoài Phương và đặc biệt là cô Bùi Thị Hồng Lĩnh – người trực
tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành thời gian, công sức hướng dẫn chúng em trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS và THPH Đinh Thiện Lý
cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt và hướng dẫn
những kiến thức bổ ích và quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình hoạt tập và thực hiện
nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, những trong đề tài nghiên cứu khoa này không tránh khỏi
những sai sót. Chúng em kính mong quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm
đến đề tài, gia đình và bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, xây dựng để đề tài được hoàn
thiện hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


Nguyễn Ngọc Bảo Khanh, Phi Hoàng Mai Phương

3
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan luận văn về đề tài “ Khả sát khả năng kháng oxy hóa và kháng
khuẩn của chiết xuất lá rau diếp cá – Houttuynia cordata.” là công trình nghiên cứu của
chúng tôi dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp của Cô Bùi Thị Hồng Lĩnh trong thời gian
qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do chúng tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và
chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có
sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.

4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 8

1.1. Mục đích nghiên cứu 8

1.2. Nhiệm vụ của đề tài 8

1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 8

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 8

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 8

1.4. Tính mới của đề tài 9

1.5. Câu hỏi nghiên cứu 9

1.6. Giả thuyết khoa học 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

2.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 9

2.2. Rau diếp cá 10

2.2.1. Tổng quan về cây rau diếp cá 10

2.2.2. Thành phần hóa học 10

2.2.3. Hoạt tính sinh học 10

2.3. Polysaccharide 11

2.3.1. Định nghĩa 11

2.3.2. Tác dụng dược lý 11

2.4. Flavonoid 11

2.4.1. Định nghĩa 12

2.4.2. Tác dụng dược lý 12

2.4.3. Định lượng 13

2.5. Houttuynia & Sodium houttuyfonate 13

2.5.1. Định nghĩa 13

5
2.5.2. Tác dụng dược lý 13
2.6. Tổng quan về 6 loai vi khuẩn nhóm ESKAPE 14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1. Vật liệu và hóa chất 14

3.1.1. Vật liệu 14

3.1.2. Hóa chất 15

3.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu 15

3.2.1. Phương pháp chiết xuất15

3.2.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng oxi hóa 16

3.2.3. Quy trình và phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn 17

3.2.4. Cách làm xà phòng từ bột rau diếp cá 19

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20


4.1. Kết quả nghiên cứu 20
4.1.1. Hoạt tính kháng oxi hóa 20
4.1.2. Hoạt tính kháng khuẩn 20
4.1.3. Xà phòng từ rau diếp cá 20
4.2. Thảo luận 20
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 20
5.1. Kết luận 20
5.2. Hướng phát triển đề tài 20

6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hoạt tính sinh học của một số hợp chất trong H. Cordata
Bảng 3.1. Sơ đồ quy trình điều chế cao lá của cây rau Diếp cá
Bảng 3.2. Quy trình đo hoạt tính kháng oxy hóa

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Decanoyl actaldehyde
Hình 2.2. Isoquercitrin
Hình 2.3. Norcepharadione
Hình 2.4. Polysaccharide
Hình 2.5. Flavonoid
Hình 2.6. Houttuynia & Sodium houttuyfonate
Hình 3.1. Quá trình cô quay dịch chiết tạo thành cao
Hình 3.2. Cao thu được sau khi cô quay

8
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Mục đích nghiên cứu

Theo tổ chức WHO, thì tính đến tối 10 tháng 10 vào 7:26 phút, trên toàn cầu, đã ghi
618.521.620 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có 6.534.725 trường
hợp tử vong. [1]

Dịch COVID-19 đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe
của con người và ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế cùng với sự phát triển toàn cầu. Mặc dù
dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát và số ca nhiễm đã giảm đáng kể so với đầu năm
2020 nhưng dịch bệnh vẫn còn đang lan truyền trong cộng đồng. Đồng thời đại dịch vẫn
chưa có dấu hiệu chấm dứt nên các tổ chức y tế trên thế giới vẫn khuyến cáo người dân có
những biện pháp để hạn chế lây nhiễm và bảo vệ bản thân. Ở Việt Nam, bộ y tế đã khuyến
cáo sử dụng cồn, xà phòng rửa tay để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và tránh làm cho
dịch bệnh bùng phát trở lại. Nhưng sử dụng quá nhiều cồn rửa tay có thể khiến cho tay bị
thô ráp. Vì vậy nhiều sản phẩm gel rửa tay và xà phòng đã ra đời để thay thế cho cồn sát
khuẩn. Cũng chính vì dịch COVID-19 mà số lượng người sử dụng xà phòng đã tăng lên so
với khoảng thời gian trước dịch. Ở Na Uy có khoảng khoảng 94% dẫn số rửa tay trên 5 lần
một ngày và ở đó chỉ có khoảng 27% người dẫn đã bị nhiễm bệnh. Trong khi đó tại Ấn Độ
chỉ có khoảng 38% dân số rửa tay trên 5 lần và số người dân bị nhiễm bệnh là khoảng 32,2
%. Từ đó có thể thấy việc rửa tay đã giúp ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong
thời gian vừa qua. Hiện nay trên thế giới, có vô số các sản phảm nước rửa tay khô cũng
như xà phòng khác nhau ra đời do nhu cầu tiêu thụ của người dân trong đại dịch vừa qua.
Không chỉ có các loại thông thường mà có cả các loại xà phòng có nguồn gốc từ các chiết
xuất thiên nhiên như mật ong, nha đam, yến mạch đã xuất hiện trên thị trường với giá
thành khá cao, nhưng nó có thực sự hiệu quả? Do đó chúng tôi muốn tiến hành thử nghiệm
hoạt tính kháng khuẩn của Houttuynin & Sodium houttuyfonate trong một loại rau vô cùng
quen thuộc với chúng ta chính là rau diếp cá để thử tính kháng khuẩn của nó.

Cây rau diếp cá được biết đến là một loại rau vô cùng quen thuộc trong cuộc sống
hằng ngày, như chế biến thức ăn, hay hiện nay còn có các sirum chăm sóc da có nguồn gốc

9
từ rau diếp cá. Còn trong các ngành khoa học, rau diếp cá được biết đến là một loại vật liệu
thiên nhiên có hoạt tính kháng khuẩn cao, kháng oxi hóa cao.

Cây diếp cá vừa thân thuộc, dễ mua và quan trọng hơn hết là có hoạt tính kháng
khuẩn nhưng trong thị trường hiện nay lại chưa thấy nhiều các sản phẩm xà phòng nào từ
loài cây này. Vì thế chúng tôi quyết định thực hiện đề tài để thử hoạt tính kháng khuẩn và
oxy hóa của rau diếp. Để từ đó phát triển, chế tạo nên một loại xà phòng mới, vừa có thể
diệt khuẩn lại vừa an toàn cho môi trường để có thể cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người.

1.2. Nhiệm vụ của đề tài


- Nhiệm vụ 1: Điều chế chiết xuất từ rau diếp cá
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của rau diếp cá
- Nhiệm vụ 3: Khảo sát tính kháng khuẩn của rau diếp cá.
1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rau diếp cá
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: tháng 9/2022 - 14/10/2022
- Không gian: phòng thí nghiệm - 215 trường Đinh Thiện Lý
- Nội dung: Nghiên cứu về hoạt tính kháng oxi hóa, kháng khuẩn của chiết xuất rau diếp
cá.
1.4. Tính mới của đề tài
Hiện này có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt tính kháng oxi hóa của các loại rau
củ trong tự nhiên nhằm mục đích ứng dụng vào việc sản xuất các mỹ phẩm chăm sóc da.
Một trong số đó có thể kể đến là vitamin C trong rau má hay curcumin trong chiết xuất
nghệ được dùng để làm tonner hay sirrum dưỡng da, chữa thâm sẹo. Trong khi đó
Polysaccharide và Flavonoid trong chiết xuất rau diếp cá lại ít được nhắc đến. Vì thế chúng
tôi đã chọn rau diếp cá để kiểm chứng xem chúng có khả năng kháng hoạt tính oxi hóa
không.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
- Phương pháp điều chế chiết xuất từ rau diếp cá?

10
- Hoạt tính kháng oxi hóa của polysaccharide (HCP) ?
- Hoạt tính kháng khuẩn của Houttuynin & Sodium houttuyfonate?

1.6. Giả thuyết khoa học

Dựa trên các nghiên cứu về thành phần của dịch chiết từ cây rau diếp cá bao gồm
polysaccharide các hợp chất flavonoid như quercetin, isoquercitrin, afzelin, hyperin,
reyoutrin, rutin với khả năng năng kháng oxy hóa. Vì vậy, có thể dự đoán rằng dịch chiết
thu được có khả năng kháng oxy hóa cao. Bên cạnh đó Houttuynin & Sodium
houttuyfonate cũng có hoạt tính sinh hoạt là kháng khuẩn. Do đó, có thể dự đoán rằng dịch
chiết cao rau diếp cá có khả năng kháng hoạt tính oxi hóa và kháng khuẩn. [2]

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

- Theo nghiên cứu “Tối ưu hóa quy trình chiết xuất và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn,
kháng oxy hóa của cây diếp cá” trong Tạp chí Khoa học số 27- Đại học Đồng Tháp của tác
giả Phạm Ngọc Khôi, Phùng Thanh Sơn vào tháng 8 năm 2017. Nghiên cứu đã chứng
minh rằng dịch chiết diếp cá có khả năng kháng các chủng Staphylococcus aureus,
Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa, tuy nhiên chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra,
nghiên cứu này còn khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của dịch chiết từ lá diếp cá dựa vào
phương pháp DPPH (IC50 = 62,237 mg/ ml. [3]

- Theo nghiên cứu “Một số nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học của Lá diếp cá
(Houttuynia cordata) thu hái tại Quảng Nam - Đà Nẵng,” trong Tạp chí Khoa học và Công
nghệ - Đại học Đà Nẵng của tác giả H. T. Thủy, Đ. H. Cường và N. Q. Trung vào tháng 4
năm 2019, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết chlorofom từ lá diếp cá thể hiện hoạt tính
chống oxi hóa tốt với IC50là 18,38μg /mL. [4]
2.2. Cây rau diếp cá
2.2.1. Tổng quan về cây rau diếp cá
Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata. Diếp cá là thực vật thân thảo,
ưa nơi ẩm ướt, cây sống nhiều năm và có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Thân cây mọc đứng,

11
chiều cao khoảng 40cm và có lông bao phủ. Rễ nhỏ của cây thường mọc ở các đốt trên
thân rễ. Lá có hình tim, nhọn ở đầu và hơi cong ở phần cuống, mọc cách. Hoa diếp cá có
màu vàng nhạt và không có bao hoa bên ngoài. [5]
2.2.2. Thành phần hóa học
Những chất được tìm thấy trong H. cordata bao gồm dầu dễ bay hơi (decanoyl
acetaldehyde, myrcene, lauric aldehyde, α-pinen, d-limonene, methyl nonyl ketone), axit
hữu cơ (axit palmitic, axit linoleic, axit aspartic), flavonoid (quercetin, isoquercitrin,
afzelin, hyperin, reyoutrin, rutin), cordarine, kalium sulfuricum, sodium houttuyfonate,
houttuynin, norcepharadione B, polysaccharides hòa tan trong nước.[6] [7]

2.1. Decanoyl actaldehyde


2.2. Isoquercitrin 2.3.Norcepharadione B

2.2.3. Hoạt tính sinh học


Polysaccharid và flavonoid được tìm thấy như là thành phần chính trong các loài
thực vật bao gồm cả H. cordata, có thể chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống oxy hóa.
Điều này chủ yếu là do tác dụng của các polysaccharid có tính axit.[2]rên cơ sở các kết quả
trên, có thể kết luận rằng các thành phần hòa tan trong nước của H. cordata được chấp
nhận là có tiềm năng chống oxy hóa mạnh nhất, điều này chủ yếu là do tác dụng của các
polysaccharid có tính axit.[2]
Ngoài hoạt tính chống oxy hóa, một số chất sau đây có trong H. Cordata cũng có
hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus, ...

12
Hợp chất Báo cáo hoạt động sinh học Tài liệu tham khảo

Houttuynin & Sodium Chống tái cấu trúc tâm thất Gao et al. (2014)
houttuyfonate
Kháng virus Pang et al. (2017)

Chống xơ phổi Zhu et al. (2021)

Chống nấm (Candida albicans) Shao et al. (2017)

Kháng khuẩn Shao et al. (2013)

Chống viêm thần kinh Yao et al. (2021)

Chố ng viêm Zhang et al. (2020)

2- undecanone Chống tạo khối u ở phổi Lou et al. (2019)

Chống viêm Chen et al. (2014)

Chống viêm (Thận) Wu et al. (2021)

Norcepharadione B Chống tổn thương tế bào thần Jia et al. (2019)


kinh
Chống oxy hóa căng thẳng

Kháng vi-rút Chou et al. (2009)

Betulinic acid Chống ký sinh trùng Vijaya and Yadav


(2016)

Houttuynoids A-E Kháng virus (Virus Herpes Chen et al. (2012)


simplex)

Bảng 2.1. Hoạt tính sinh học của một số hợp chất trong H. Cordata
2.3. Polysaccharide
2.3.1. Định nghĩa
Polysaccharide là một polyme bao gồm aldose hoặc ketose liên kết với nhau bằng
liên kết glycosidic, tồn tại trong màng tế bào của thực vật, động vật bậc cao và thành tế bào
vi sinh vật. Nó là một thành phần quan trọng của tất cả các cơ thể sống và có liên quan đến
một loạt các chức năng sinh lý cần thiết để duy trì sự sống.

13
Hình 2.4. Polysaccharide
2.3.2. Tác dụng dược lý
Hệ thống chống oxy hóa của con người chia thành 2 loại: hệ thống enzyme chống
oxy hóa và hệ thống non-enzyme chống oxy hóa. Hệ thống enzyme chống oxy hóa chủ yếu
bao gồm SOD, catalase (CAT), GSH-Px và các enzym chống oxy hóa nội sinh khác, tạo
thành tuyến phòng thủ đầu tiên của chất chống oxy hóa in vivo. [8]
Nghiên cứu tìm ra rằng Polysaccharides trong nhiều loại thực vật và một số vi sinh vật có
tác dụng chống oxy hóa đáng kể, chủ yếu theo con đường chống stress oxy hoá nội sinh
thông qua yếu tố Nrf2/ARE để điều chỉnh sự biểu hiện của các enzymes chống oxy hoá.
Những enzyme chống oxy hoá này còn có thể ngăn chặn các chuỗi phản ứng tạo gốc tự do,
do đó giảm sự tạo thành gốc tự do. Thứ hai, bằng cách ức chế biểu hiện của iNOS mRNA
và giảm sản xuất NO, nó có thể làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hoá và giảm tổn
thương do stress oxy hoá.[8]
Mức độ biểu hiện của CAT, SOD, GSH-Px và GSTs chủ yếu được điều chỉnh bởi Nrf2
Trong điều kiện bình thường, Nrf2 kết hợp với Keap1, phân hủy nhanh chóng và duy trì
mức độ thấp trong tế bào chất. Khi sử dụng thuốc hoặc stress oxy hóa, Nrf2 được giải
phóng khỏi Keap1, đi vào nhân, tương tác với yếu tố phản ứng chống oxy hóa (ARE), và
điều chỉnh sự biểu hiện của protein chống oxy hóa và enzyme giải độc giai đoạn II.
Polysaccharide có thể tạo ra sự biểu hiện của gene hoặc protein chống oxy hóa thông qua
con đường Nrf2-ARE, và cải thiện hiệu quả chống oxy hóa. [8]
2.4. Flavonoid
2.4.1. Định nghĩa
Flavonoids là một loại dẫn xuất của phenol có trong thực vật với tác dụng chống
oxi hóa mạnh. [9] Khả năng chống oxy hóa của các flavonoid mạnh hơn rất nhiều so với
vitamin C và E.[10]

14
Hình 2.5. Flavonoid
2.4.2. Tác dụng dược lý
Khả năng chống oxy hóa là liên kết và cầu nối kết nối nhiều loại hoạt động sinh
học.
Các flavonoid đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh stress oxy hóa và là một
nguồn quan trọng để bổ sung chất chống oxy hóa hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng flavonoid giúp tăng cường sức khỏe thông qua việc chống oxy hóa. Trong tổng quan
này, quá trình sinh tổng hợp, thành phần và sự phân bố của các flavonoid trong thực vật có
múi đã được kết luận. Các phương pháp phát hiện khả năng chống oxy hóa của flavonoid
này được chia thành bốn loại: hệ thống đánh giá khả năng chống oxy hóa hóa học, tế bào,
động vật và lâm sàng. Các chức năng chống oxy hóa của flavonoid trong các hệ thống
đánh giá khác nhau cũng đã được thảo luận, đặc biệt là việc điều chỉnh con đường chống
oxy hóa Nrf2.[11]
2.4.3. Định lượng
Hàm lượng tổng flavonoid được xác định thông qua phương pháp tạo màu với
AlC l 3
trong môi trường kiềm-trắc quang. 1 mL dịch chiết hoặc dung dịch quercetin chuẩn (có
nồng độ từ 0,02÷0,2 mg/mL) thêm vào 4 mL nước cất. Sau đó thêm vào 0,3 mL dung dịch
NaN O2 5%. Sau 5 phút, thêm tiếp 0,3 mL dung dịch AlC l 310%, sau 6 phút cho vào 2 mL
dung dịch NaOH 1 M và định mức đến thể tích 10 mL bằng nước cất. Độ hấp thụ quang
của dung dịch phản ứng được đo ở bước sóng 510 nm. Quercetin được sử dụng làm chất
chuẩn và hàm lượng flavonoid được quy tương đương theo số mg quercetin/g nguyên liệu.
[12]
2.5. Houttuynia & Sodium houttuyfonate
2.5.1. Định nghĩa

15
Houttuynin là một trong những thành phần chính trong dầu dễ bay hơi có nguồn
gốc từ cây Houttuynia cordata Thunb. Houttuynin và các dẫn xuất của nó có tác dụng
kháng khuẩn mạnh. Chế phẩm thuốc tiêm Diếp cá được dùng phổ biến trong lâm sàng
kháng khuẩn và có tác dụng chính xác đối với các bệnh truyền nhiễm, bệnh đường hô hấp,
viêm nhiễm phụ khoa.[13]

Hình 2.6. Houttuynia & Sodium houttuyfonate


2.5.2. Tác dụng dược lý
Sodium houttuyfonate (SNH), một sản phẩm bổ sung của hoạt chất houttuynin từ
cây Houttuynia cordata Thunb., Ức chế nhiều loại vi khuẩn, nhưng cơ chế gây chết tế bào
vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng proteomics định
lượng dựa trên iTRAQ để phân tích sự thay đổi protein ở Streptococcus pneumoniae để
đáp ứng với điều trị SNH. Nhiều protein liên quan đến việc sản xuất các loại oxy phản ứng
(ROS) được phát hiện là được điều chỉnh bởi SNH, cho thấy rằng các con đường ROS có
thể liên quan như được phân tích thông qua tin sinh học. Như đã báo cáo gần đây, các phản
ứng tế bào được kích thích bởi ROS bao gồm anion superoxide (O2 (• -)), hydrogen
peroxide (H2O2), và các gốc hydroxyl (OH (•)) được coi là cơ chế theo đó kháng sinh diệt
khuẩn tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, chúng tôi xác nhận rằng SNH đã giết S. pneumoniae theo
cách phụ thuộc vào liều lượng kèm theo mức độ tăng dần của H2O2. Những kết quả này
chỉ ra rằng SNH thực sự đã gây ra sự hình thành H2O2 để góp phần gây chết tế bào.[14]
2.6. Tổng quan về 6 loại vi khuẩn nhóm ESKAPE
- Enterococcus faecalis (Efa): gây viêm nội tâm mạc và nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng
đường tiết niệu, viêm màng não và các nhiễm trùng khác.
- Staphylococcus aureus (Sa): hình thành vết lở cùng với ổ áp-xe chứa đầy mủ, sưng đau
và tấy đỏ, kèm theo chảy mủ. Nhiễm trùng máu, chứng viêm vú, viêm phổi, viêm tủy
xương, nhiễm trùng tim, van tim. Nếu lưu thông trong máu, có khả năng gây suy đa phủ
tạng dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn gây ngộ độc thực phẩm.
- Klebsiella pneumoniae (Kp): gây viêm phổi, nhiễm trùng máu.

16
- Acinetobacter baumannii (Ab): gây bệnh cơ hội ở người, ảnh hưởng xấu đến người bị tổn
hại hệ thống miễn dịch.
- Pseudomonas aeruginosa (Pa): viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm nang lông.
- Enterobacter cloacae (ECl): một số chủng gây nhiễm trùng đường tiết niệu và đường hô
hấp ở những người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn và đường hô hấp dưới, đường tiết
niệu và nhiễm trùng trong ổ bụng, viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy
xương và nhiễm trùng da và mô mềm.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Vật liệu và hóa chất
3.1.1. Vật liệu 
- Bột rau diếp cá 
- Bình tam giác có vạch chia. 
- Cân bàn và cân điện tử. 
- Tủ sấy. 
- Máy cô quay chân không. 
- Phễu lọc. 
- Máy xay công nghiệp 
- Đĩa petri  
- Nhíp 
- Que cấy 
- Đèn cồn 
- Tăm bông
- Khuôn làm xà phòng
3.1.2. Hóa chất 
- Nhóm vi khuẩn ESKAPE (Eaf, Sa, Kp, Ab, Pa, Eb). 
- Dung dịch đệm PBS (Phosphat Buffer Saline). 
- Ethanol 90o. 
- Thạch Mueller-Hinton: 
+ 2.0g nước từ thịt bò. 
+ 17.5g Casein hydrolysate. 

17
+ 1.5g bột khoai tây. 
+ 17.0g agar. 
+ 1 lít nước cất. 
- DPPH 
- Dung dịch chứng dương acid ascorbic 
- Glycerin
- DMSO 10% 
- MHA 
3.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chiết xuất
Rau diếp cá nhặt sạch rễ, thân lấy lá rồi rửa sạch, thái nhỏ mỗi đoạn 2cm, sấy ở
nhiệt độ 60oC đến độ ẩm không quá 10%. Nghiền nhỏ trong cối thu được bột thô.
Bột rau má được ngâm dầm với ethanol. Sau mỗi 24 giờ, dịch ethanol đượƛc lọc và
đuổi dung môi dưới áp suất thấp thu được cao ethanol. Cao ethanol được phân tán trong
dung dịch nước – ethanol (9 : 1) sau đó được đuổi dung môi để thu được cao ethanol lá
diếp cá.

Bảng 3.1. Sơ đồ quy trình điều chế cao lá của cây rau Diếp cá

18
Hình 3.1. Quá trình cô quay dịch chiết tạo Hình 3.2. Cao thu được sau khi cô quay
thành cao
3.2.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng oxi hóa

Bảng 3.2. Quy trình đo hoạt tính kháng oxy hóa

Hoạt tính kháng oxy hóa được thực hiên dựa trên việc chống lại gốc tự do DPPH
Pha chế dung dịch:
- Dung dịch DPPH 50 mM: cân chính xác 4,0 mg DPPH cho vào bình định mức 20 mL.
- Hòa tan và định mức với ethanol.
- Dung dịch mẫu thử: hòa tan một lượng thích hợp mẫu thử trong ethanol, siêu âm để hòa
tan. Từ dung dịch thử gốc này pha loãng thành các nồng độ khác nhau (250, 100, 50, 25,
10mg/ml) để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa.
- Dung dịch chứng dương acid ascorbic: Cân chính xác 50 mg acid ascorbic cho vào bình
định mức 100 mL, hòa tan và định mức với ethanol. Từ dung dịch này pha loãng 50 lần
với ethanol bằng cách hút 1 mL cho vào bình định mức 50 mL và pha loãng với ethanol, ta
thu được dung dịch chuẩn gốc. Từ dung chuẩn gốc này ta pha loãng thành các dung dịch
có nồng độ từ 5 - 20 μg/mL.
Qui trình: Lấy chính xác 500 μL dung dịch mẫu thêm 3000 μL ethanol và 300 μL dung

19
dịch DPPH. Ủ trong tối 30 phút, đo độ hấp thu quang tại 517 nm. Mẫu trắng được thực
hiện tương tự mẫu thử nhưng thay dung dịch mẫu bằng ethanol.[15]
Phần trăm chống oxy hóa được tính bởi công thức:
A trắng−A thử
×100%
A trắng
Trong đó:
Atrắng là độ hấp thu ánh sáng của mẫu trắng.
Athử là độ hấp thu ánh sáng của mẫu thử.

3.2.3 Quy trình và phương pháp hoạt tính kháng khuẩn trên nhóm vi khuẩn
ESKAPE (Phương pháp Kirby Bauer)
3.2.3.1. Chuẩn bị phần thạch Mueller-Hinton
Cấy vi khuẩn
- Dùng qua cấy lấy 5-10 khuẩn lạc từ các đĩa khuẩn ESKAPE, nghiền vào một ống
PBS (hoặc nước muối sinh lý) vô trùng, lắc đều bằng máy lắc Votex.
- So sánh với ống độ đục khuẩn Mc Farland 0,5 (nếu đục quá thì cho thêm PBS hay
nước muối sinh lý, nếu chưa đục như độ yêu cầu thì cho thêm vi khuẩn). Từ đó sẽ thu được
hỗn dịch vi khuẩn ≈ 108 CFU/ml.
- Dùng que tăm vô trùng nhún vào hỗn dịch vi khuẩn trên rồi ria đều khắp với những
đường bắt chéo nhau 120° lên mặt thạch Mueller-Hinton đã được để tủ ấm cho khô (nhưng
không quá 30 phút).
- Để trong tủ sinh học an toàn cho đến khi khô bề mặt.
- Dùng ống tuýp 8mm đọc thành từng lỗ nhỏ cách nhau 25mm, sau đó cẩn thận gỡ ra
khỏi khuôn.
- Mỗi lỗ thạch nhỏ 100μl dịch chiết, để hong khô còn 1/2, sau đó đặt đĩa vào tủ ấm ở
37°C/24 giờ.
- Đọc kết quả bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn.
3.2.3.2. Pha loãng dung dịch
Chọn ngẫu nhiên 2 trong số 6 loại vi khuẩn ESKAPE (Ab và Efa) để khảo sát dải nồng độ
của cao ethanol từ lá diếp cá.
Khối lượng cao ethanol Thể tích nước (ml) Nồng độ cao (mg/ml)
(gam)

20
0,4 10 40 mg/ml
0,8 10 80 mg/ml
1,0 10 100 mg/ml
1,6 10 160 mg/ml
2,0 10 200 mg/ml

3.2.3.3. Bố trí thí nghiệm


3.2.3.3.1. Cao ethanol từ lá diếp cá theo dãy nồng độ. (Trên Ab và Efa)
Bố trí trên đĩa petri Chú thích vị trí với dãy nồng độ
1. 40 mg/ml.
2. 80 mg/ml.
3. 100 mg/ml.
4. 160 mg/ml.
5. 200 mg/ml.

3.2.3.3.2. Cao ethanol từ lá diếp cá ở nhiệt độ thường, dung môi DMSO và độ bền
hoạt tính kháng khuẩn của cao
Bố trí trên đĩa petri Chú thích vị trí
1. Cao lá diếp cá ở nhiệt độ thường
2. Cao lá diếp cá ở nhiệt độ 60oC
3. Cao lá diếp cá ở nhiệt độ 80oC
4. Cao lá diếp cá nhiệt độ 100oC
5. Cao lá diếp cá pH 3.
6. Cao lá diếp cá pH 10.
7. Nước đối chứng pH 3.
8. Nước đối chứng pH 10
9. Cao lá diếp cá trong dung dịch DMSO
(100mg/ml).
3.2.3.4. Phương pháp quan sát
Tiêu chuẩn của vòng kháng vi khuẩn:

21
+ Đường kính vòng kháng khuẩn <5mm: Tính kháng yếu.
+ Đường kính vòng kháng khuẩn từ 5 đến 10 mm: Tính kháng trung bình.
+ Đường kính vòng kháng khuẩn > 10mm: Tính kháng mạnh.
3.2.4. Quy trình làm xà phòng từ rau diếp cá
3.2.4.1. Nguyên liệu cần có
- Phôi xà bông Glicerin
- Dầu chiết xuất thiên nhiên: dầu dừa…
- Rau diếp cá
- Âu thủy tinh và cốc đựng
- Khuôn làm xà phòng
3.2.4.2. Cách làm
Bước 1: Đầu tiên với khuôn làm xà phòng đem rửa sạch, để khô. Sau đó, lấy mỡ vaseline
hoặc dầu thực vật để bôi vào khuôn.
Bước 2: Cho Glicerin vào trong lò vi sóng rồi đun nóng chảy, khuấy đều sau mỗi 30 giây.
Lúc này cho thêm bơ vào khuấy cùng luôn.
Bước 3: Tiếp đến là trộn glycerin với bột rau diếp cá. Vì hỗn hợp này rất nhanh đông nên
ngay sau khi khuấy đều chúng với nhau, cho chúng vào khuôn.
Bước 4: Chờ 2 tiếng để xà bông đông lại. Sau đó bạn lấy ra khỏi khuôn.[16]

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Do hạn chế về mặt thời gian nên nhóm chưa thể thử nghiệm hoạt tính được, các mẫu sẽ
được hoàn thành đo sớm và báo cáo trong bài trình bày.
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Hoạt tính kháng oxi hóa
4.1.2. Kháng khuẩn
4.1.2. Xà phòng
4.2. Thảo luận

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN


Do hạn chế về mặt thời gian nên nhóm chưa thể thử nghiệm hoạt tính được, các mẫu sẽ
được hoàn thành đo sớm và báo cáo trong bài trình bày.

22
5.1. Kết luận
5.2. Hướng phát triển đề tài
Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển đề tài. Đầu tiên, chúng tôi sẽ hoàn thành hoạt
tính kháng oxy hóa và cho ra được nồng độ IC 50 của cao rau diếp cá so với chất chuẩn.
Còn hoạt tính kháng khuẩn thì chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm và đưa ra nồng độ chính
xác nhất cũng như chế tạo ra sản phẩm là xà phòng.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard | WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard


With Vaccination Data.” https://covid19.who.int/ (accessed Oct. 11, 2022).
[2] L. Tian, Y. Zhao, C. Guo, and X. Yang, “A comparative study on the antioxidant activities
of an acidic polysaccharide and various solvent extracts derived from herbal Houttuynia cordata,”
Carbohydr Polym, vol. 83, no. 2, pp. 537–544, Jan. 2011, doi: 10.1016/j.carbpol.2010.08.023.
[3] P. Ngọc Khôi and P. Thanh Sơn, “TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ KHẢO
SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG OXY HÓA CỦA CÂY DIẾP CÁ (Houttuynia
cordata).”
[4] H. T. Thủy, Đ. H. Cường, and N. Q. Trung, “Một số nghiên cứu bước đầu về thành phần
hóa học của Lá diếp cá (Houttuynia cordata) thu hái tại Quảng Nam - Đà Nẵng,” Tạp chí Khoa học
và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, pp. 41–46, Apr. 2019, Accessed: Oct. 09, 2022. [Online].
[5] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, vol. 1. 1999.
[6] L. Yang and J. G. Jiang, “Bioactive components and functional properties of Hottuynia
cordata and its applications,” Pharmaceutical Biology, vol. 47, no. 12. pp. 1154–1161, Dec. 2009.
doi: 10.3109/13880200903019200.
[7] C. Laldinsangi, “The therapeutic potential of Houttuynia cordata: A current review,”
Heliyon, vol. 8, no. 8, p. e10386, Aug. 2022, doi: 10.1016/J.HELIYON.2022.E10386.
[8] S. Mu, W. Yang, and G. Huang, “Antioxidant activities and mechanisms of
polysaccharides,” Chem Biol Drug Des, vol. 97, no. 3, pp. 628–632, Mar. 2021, doi:
10.1111/cbdd.13798.
[9] K. E. Heim, A. R. Tagliaferro, and D. J. Bobilya, “REVIEWS: CURRENT TOPICS
Flavonoid antioxidants: chemistry, metabolism and structure-activity relationships,” 2002.
[10] D. Procházková, I. Boušová, and N. Wilhelmová, “Antioxidant and prooxidant properties
of flavonoids,” Fitoterapia, vol. 82, no. 4. pp. 513–523, Jun. 2011. doi:
10.1016/j.fitote.2011.01.018.
[11] Y. Wang, X. J. Liu, J. B. Chen, J. P. Cao, X. Li, and C. de Sun, “Citrus flavonoids and
their antioxidant evaluation,” Critical Reviews in Food Science and Nutrition, vol. 62, no. 14.
Taylor and Francis Ltd., pp. 3833–3854, 2022. doi: 10.1080/10408398.2020.1870035.
[12] T. Thị Văn Thi, L. Lâm Sơn, L. Trung Hiếu, and N. Minh Nhung, “NGHIÊN CỨU HOẠT
TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NẤM SÒ TRẮNG
(Pleurotus florida),” 2016.
[13] B.-Y. Hou, L. Zhang, and G.-H. Du, “Houttuynin,” in Natural Small Molecule Drugs from
Plants, G.-H. Du, Ed. Singapore: Springer Singapore, 2018, pp. 415–419. doi: 10.1007/978-981-
10-8022-7_69.
[14] X. Y. Yang et al., “ITRAQ-Based Proteomics Revealed the Bactericidal Mechanism of
Sodium New Houttuyfonate against Streptococcus pneumoniae,” J Agric Food Chem, vol. 64, no.
32, pp. 6375–6382, Aug. 2016, doi: 10.1021/acs.jafc.6b02147.
[15] M. L. Chamomilla and M. Recutita, “SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA VÀ ỨC
CHẾ ENZYME ⍺-GLUCOSIDASE CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY HOA
CÚC ĐỨC.”
[16] “Chỉ bạn 3 cách làm xà phòng handmade tại nhà dễ như trở bàn tay – Cỏ Cây Hoa Lá.”
https://cocayhoala.vn/blogs/cham-soc-da/chi-ban-3-cach-lam-xa-phong-handmade-tai-nha-de-nhu-
tro-ban-tay (accessed Oct. 09, 2022).
 

24

You might also like