You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XÀ BÔNG TẮM TỪ QUẢ BỒ HÒN

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ LINH


Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
Niên khóa: 2017 - 2022

Tháng 3/2022
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XÀ BÔNG TẮM TỪ QUẢ BỒ HÒN

Tác giả

LÊ THỊ LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu


cầu cấp bằng Kỹ sư Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học

Giáo viên hướng dẫn:


TS. MAI HUỲNH CANG

Tháng 3/2022
LỜI CẢM ƠN

Để có được kiến thức vững chắc và niềm đam mê nghiên cứu hoàn thành tiểu
luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Quý thầy cô trong bộ môn Công nghệ Hóa học đã truyền đạt những kiến thức
vô cùng bổ ích cho em trong bốn năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô TS. Mai Huỳnh Cang
cùng chị Thanh Trà đã dìu dắt em từ những ngày đầu đến chặng đường cuối cùng, tận
tình hướng dẫn cũng như tạo điều kiện tốt nhất để em thuận tiện thực hiện đề tài.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa
học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các
bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc thầy cô dồi
dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 00 tháng 00 năm 2022


Sinh viên thực hiện
Lê Thị Linh

1
TÓM TẮT
Đề tài: “Phát triển sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn” …..

1
ABSTRACT

1
MỤC LỤC

1
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1
DANH SÁCH CÁC HÌNH

1
DANH SÁCH CÁC BẢNG

1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Trong cuộc sống hiện nay, hóa chất tẩy rửa là một trong những sản phẩm không
thể thiếu trong mọi gia đình, tổ chức, nhà hàng hay bất kỳ địa điểm nào. Như chúng ta
được thấy, từ việc lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt giũ hay đến những vấn đề trong công
nghiệp đều phải dùng hóa chất tẩy rửa. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng hóa chất tẩy rửa
trong cuộc sống con người ngày càng gia tăng.
Một trong số những sản phẩm tẩy rửa được người dân sử dụng thường xuyên,
sử dụng hằng ngày chính là xà bông. Nhưng hiện nay, khi cuộc sống ngày càng hiện
đại hóa và những sản phẩm tiện ích có sẵn trên thị trường bắt đầu bộc lộ nhiều mối
nguy hại cho sức khoẻ thì con người lại mong mỏi tìm về với những liệu pháp tự nhiên
an toàn và thân thiện với môi trường.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm chăm sóc cơ thể, cụm từ “Natural Soap”, “Handmade
Soap” hay “Xà bông thiên nhiên”, “Xà bông thủ công” đang nổi lên như một xu hướng
chăm sóc da hiệu quả của những người theo đuổi lối sống xanh, yêu chuộng thiên
nhiên và sự phát triển bền vững.
Và bồ hòn, từ lâu đời đã là một dược liệu tự nhiên được ưa chuộng trên toàn thế
giới. Và gần đây nhu cầu sử dụng quả bồ hòn là rất lớn, nói đến quả bồ hòn chúng ta
đều biết tác dụng hữu hiệu của nó trong việc thay thế bột giặt, xà phòng để giặt giũ,
rửa sạch chén bát, gội đầu cho đến vệ sinh nhà cửa, diệt khuẩn cho thú cưng…
Nhận thấy được tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường xà bông thiên
nhiên, việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm xà bông từ quả bồ hòn là rất cần thiết.
Được sự phân công của Bộ môn Kỹ thuật Hóa học trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn của TS. Mai Huỳnh Cang em đã thực hiện đề tài:
“Phát triển sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn”.

1.2. Mục tiêu thực hiện


Sản xuất xà bông tắm từ quả bồ hòn ở quy mô phòng thí nghiệm.

1
1.3. Nội dung thực hiện
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
- Tìm hiểu, xây dựng công thức của sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất xà bông tắm từ quả bồ
hòn.
- Đánh giá chất lượng xà bông:
 Chất lượng cảm quan (màu, mùi, kết cấu)
 Hiệu quả sử dụng (đỏ, ngứa, dị ứng…)
 Độ tạo bọt
 pH
 Hiệu quả làm sạch của sản phẩm
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu và phương pháp thực nghiệm.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Sản xuất xà bông tắm từ quả bồ hòn, đánh giá chất lượng dựa trên hiệu quả làm
sạch, pH, độ tạo bọt và hiệu quả sử dụng.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Làm cơ sở khoa học để phát triển đa dạng hóa các sản phẩm
tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ bồ hòn, góp phần nâng
cao giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của quả bồ hòn.

2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về bồ hòn

Hình 2.1 - Cây bồ hòn


- Tên tiếng việt: Bồ hòn, Vô hoạn thụ, Bòn hòn, Mộc hoạn tử, Mác hón (Tày), Co
hón (Thái), Mầy quyến ngần (Dao)
- Tên khoa học: Sapindus saponaria L.
- Tên đồng nghĩa: Sapindus mukorossi Gaertn.
- Họ: Sapindaceae (Bò hòn) [1,2]

2.1.1. Mô tả
 Cây gỗ to, cao 5 – 10m hay hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim, mọc
so le, có 4 – 6 đôi lá chét mọc gần đối, nhẵn, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên,
gân nổi rõ ở cả hai mặt.
 Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm hoặc chùy gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu
lục nhạt; đài 5 - răng có ít lông; tràng 5 cánh hình trứng có vảy ngắn ở gốc, có
lông, không nở xoè, nhị 8, cong, dài hơn tràng, bầu hình trứng nhẵn, có 3 ô.
 Quả hình cầu, có đường sóng nổi rõ, vỏ ngoài (cùi) dày, khi chín nhăn nheo,
màu vàng nâu, hạt tròn màu đen.
 Mùa hoa: tháng 7 – 9.
 Mùa quả: tháng 10 – 12. [1,2]
3
2.1.2. Phân bố, sinh thái
Bồ hòn là loại cây gỗ ưa sáng và mọc nhanh. Cây có thể phát triển trên nhiều
loại đất khác nhau. Song tốt nhất là ở những nơi có tầng đất mặt dày, ẩm và còn tương
đối màu mỡ. Chính vì thế cây thường mọc trong các kiểu rừng thứ sinh, rừng hành
lang ven suối. Nó sống rải rác nhiều nơi trên các tỉnh thành ở Việt Nam. Tuy nhiên nơi
tập trung nhiều và sử dụng quả bồ hòn cho xuất khẩu lớn nhất hiện nay chủ yếu ở các
tỉnh thành phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây…
Không chỉ có mặt ở Việt Nam, cây bồ hòn còn phân bố rộng rãi ở nhiều quốc
gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ… [1,2]
2.1.3. Thành phần hóa học
 Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu saponin.Thành phần chính của quả bồ
hòn là saponin (10% - 11,5%), đường (10%) và chất nhầy. Saponin mukorosin
C52H84O11 2H2O (đc 155 - 156°) đã được chiết ra dưới dạng kết tinh. Khi thủy
phân cho ta genin là hederagenin và đường là L-arabinose, DI-glucose, L-
rhamnose, và D-Xylose.
 Các Sapindosid có trong bồ hòn như Sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2…
đều là những saponin triterpen. Ngoài ra còn có mukuroyiosid Ia, Ib, II2, IIb;
là những saponin có hoạt tính bề mặt mạnh.
 Hạt bồ hòn chứa 9 – 10% dầu béo.[1,10]
2.1.4. Tác dụng của quả bồ hòn

Hình 2.2 - Quả bồ hòn


4
Quả bồ hòn là loại quả hạch khi chín thịt quả mềm, có hoạt tính như xà phòng,
được người dân các nước Châu Á sử dụng. Quả được dùng làm chất tẩy rửa, gội đầu.
Thịt quả có hàm lượng saponin cao, có tính kháng khuẩn, và là tác nhân sủi bọt nhẹ và
tẩy rửa. Nhiều nước trên thế giới sử dụng quả bồ hòn để làm nguyên liệu trong chăm
sóc da, tóc và cho các hiệu giặt. Chính saponin trong thịt quả giúp ích cho việc tẩy
sạch các vết bẩn khỏi lòng bàn tay, làm giảm nhẹ bệnh chàm, bệnh vẩy nến và được
dùng như một chất bổ trợ trong ngành dệt và sản xuất kem đánh răng. Nó cũng được
sử dụng làm chất long đờm, gây nôn, ngừa thai, chữa chứng động kinh, chứng đau nửa
đầu, trị chấy, ngứa ngáy, mẫn cảm da và chứng chảy nước bọt thái quá… [3]
2.1.5. Các nghiên cứu ứng dụng quả bồ hòn trong các sản phẩm tẩy rửa trên thị
trường
Nước rửa chén bồ hòn sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên.
Các hợp chất saponin với nồng độ cao tạo một lớp bọt nhẹ và lôi kéo chất bẩn ra khỏi
bề mặt và rửa trôi theo nước, không để lại bất cứ tồn dư có hại nào trên bề mặt của
chén dĩa.
Đồng thời với mùi hương tự nhiên từ cao bồ hòn và tinh dầu bạc hà giúp chén
dĩa có mùi thơm dễ chịu hơn mà không cần sử dụng thêm bất cứ mùi hương hóa học
nào khác. Sản phẩm an toàn cho sức khỏe và cả môi trường.

Hình 2.3 - Nước rửa chén tự nhiên bồ hòn, bạc hà


Nước lau sàn bồ hòn Ecocare được chiết xuất 99% từ tự nhiên, có nguồn gốc
thực vật. Thành phần bao gồm: nước bồ hòn lên men tự nhiên (tạo bọt và làm sạch),
5
tinh dầu tự nhiên (tinh dầu quế, tinh dầu sả chanh,…), dung môi thiên nhiên, nước tinh
khiết - loại bỏ nhanh các vết bẩn cứng đầu như vết bẩn do đồ ăn thức uống, dầu mỡ,
mực màu, vết bẩn bùn đất từ giày dép giúp cho việc vệ sinh nhà cửa trở nên nhanh
chóng, dễ dàng hơn, đảm bảo vệ sinh nhà cửa luôn sạch đẹp thơm mát.

Hình 2.4 - Nước lau sàn hữu cơ bồ hòn


Nước rửa rau củ tự nhiên chiết xuất Bồ Hòn JULYHOUSE sử dụng nguồn
nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên - loại bỏ chất trừ sâu và chất bẩn, giảm
nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bảo quản sản phẩm tươi lâu hơn.
Kết hợp tinh dầu Bạc Hà giúp thức ăn tươi sạch với hương the mát tự nhiên.

Hình 2.5 - Nước rửa rau củ tự nhiên bồ hòn, bạc hà

6
Nước rửa tay tự nhiên chiết xuất bồ hòn và tinh dầu chanh sử dụng nguồn
nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên - dưỡng da tay - kháng khuẩn - khử mùi.
Sử dụng chiết xuất bồ hòn với nồng độ saponin cao giúp đánh bay vi khuẩn có
hại bám trên tay, bổ sung thêm tinh dầu chanh và lô hội giúp da tay khô bị khô ráp mà
lại lưu được mùi thơm thư giãn.

Hình 2.6 - Nước rửa tay bồ hòn, chanh


Xịt đa năng hữu cơ bồ hòn tinh dầu quế/ sả chanh được chiết xuất 100% từ các
tinh chất bồ hòn và tinh dầu thiên nhiên không chỉ đem đến tác dụng làm sạch, sáng
bóng bề mặt vật trong gia đình mà mà còn thân thiện và rất an toàn cho người sử dụng.
Đặc biệt tinh chất này có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau như gỗ,
kính hay đá phù hợp với nhu cầu đa dạng và phong phú của người sử dụng. Không chỉ
có tác dụng lau bề mặt vật dụng trong nhà, xịt đa năng hữu cơ.

Hình 2.7 - Xịt đa năng hữu cơ bồ hòn

7
2.2. Tổng quan về xà bông
Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo. Xà phòng được sử dụng
dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng, là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ. Xà
phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa muối natri) và xà phòng mềm (chứa
muối kali).
Xà phòng được điều chế bằng phản ứng xà phòng hoá giữa NaOH hay KOH và
axit béo. Sản phẩm là muối natri hoặc kali của axit béo và glycerol. [11]

Hình 2.8 - Phương trình và cơ chế của quá trình xà phòng hóa
Xà phòng là chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước làm cho
vải được thấm ướt hoàn toàn. Mỗi phân tử của chất hoạt động bề mặt có 1 đầu ưa
nước, đầu này bị các phân tử nước hút và 1 đầu không ưa nước (kị nước) – đầu này
đồng thời vừa đẩy nước vừa hút vào các chất bẩn. Các lực ngược nhau này đã kéo các
chất bẩn ra và làm chúng treo lơ lửng trong nước ở dạng hòa tan, nhũ hoặc huyền phù.
[4]
Các tác dụng mà xà bông đem lại không hề nhỏ chính vì vậy vào những năm
của cuối thế kỷ 18 – đầu thứ kỷ 19 xà bông là một trong những ngành phát triển mạnh
mẽ nhất. Với tình hình công nghệ phát triển hiện nay các sản phẩm xà bông cũng rất là
phong phú, đa dạng. Được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Và được phân
thành hai loại là:
 Xà bông thiên nhiên (xà bông handmade)
8
 Xà bông công nghiệp
2.2.1. Xà bông thiên nhiên
Xà bông thiên nhiên được sản xuất từ các nguyên liệu như: mật ong, nghệ, bồ
hòn, sả, tía tô, gấc, nha đam, trà xanh… và các tinh dầu thiên nhiên: dầu sachi, dầu
dừa… Các nguyên liệu này đều có tác dụng tích cực lên làn da như:
 Điều trị mụn
 Hỗ trợ giảm nám tàn nhang
 Giúp da săn chắc, hồng hào
 Giúp da sáng mịn hơn
 Điều trị thâm mụn…
Các sản phẩm xà bông thiên nhiên không có chất bảo quản và quan trọng nhất
là vẫn có Glyceine (giúp làm mềm da, dưỡng ẩm). Các sản phẩm xà bông thiên nhiên
có thể phù hợp và an toàn đối và cả những người có vấn đề về da liễu.

Hình 2.9 - Các sản phẩm xà bông tắm thiên nhiên hiện có trên thị trường
2.2.2. Xà bông công nghiệp
Xà bông công nghiệp có giá rẻ trên thị trường bởi:
 “Dầu” trong xà phòng công nghiệp là dầu cấp thấp hoặc mỡ động vật (mỡ
bò hoặc mỡ heo).
 Glycerin, một chất làm mềm da và dưỡng ẩm – sản phẩm phụ phát sinh
trong quá trình làm xà bông đã bị tách ra trong quá trình sản xuất xà phòng
công nghiệp.
Vì thế sản phẩm được gọi là “xà bông” lúc này không còn được đề là “soap”
nữa, mà là một chất tẩy rửa dưới những mỹ từ “cleansing bar”, “beauty bar”…
9
Hình 2.10 - Các sản phẩm xà bông tắm công nghiệp hiện có trên thị trường

2.2.3. Sự khác biệt cơ bản giữa xà bông thiên thiên và xà bông công nghiệp
Bảng 2.1 - Sự khác biệt cơ bản giữa xà bông thiên nhiên và xà bông công nghiệp
Sự khác biệt Xà bông thiên nhiên Xà bông công nghiệp
Chỉ sử dụng nguyên liệu thiên Sử dụng nhiều hóa chất, phụ
Thành phần
nhiên, không chứa chất bảo gia hóa học. Chất bảo quản
quản. được sử dụng nhiều.
Tính an toàn Với nguyên liệu từ thiên nhiên Vì sử dụng nhiều hóa chất
xà bông thiên nhiên đem lại sự nên dễ gây khô và kích ứng
mềm mịn, dịu nhẹ cho làn da. cho làn da.
Không gây kích ứng và thân
thiện với môi trường

2.3. Tổng quan về nguồn nguyên liệu


2.3.1. Nguyên liệu dầu dừa sử dụng trong nghiên cứu
Chọn sử dụng dầu dừa Vietcoco đạt các tiêu chuẩn APCC cho dầu thô
Bảng 2.2 – Bảng danh mục thông tin, đánh giá cảm quan và tính chất của mẫu dầu
dừa Vietcoco
Tên mẫu Vietcoco
Website https://www.luongquoi.vn/
Phương Pháp Ép lạnh cốt dừa
Giá (Đồng/kg) 200.000

10
Màu

Rất trong
Mùi Đặc trưng
Độ ẩm (%) 0,46
Tỉ trọng (g/ml) 0,9001
Chỉ số acid tự do (%) 2,3
Chỉ số xà phòng hóa 184
(mg NaOH/g dầu)
Chỉ số Iod (Wijs) 5,46
Tạp chất -
Chỉ số Peroxide Không phát hiện
(meg/kg)
Đo màu
L* 61,93
C* 5
H 120,9
2.3.2. Nguyên liệu dịch bồ hòn sử dụng trong nghiên cứu
 Phương pháp định tính saponin
Lấy 2 ml dịch chiết cho vào 6 ml nước trong ống nghiệm. Hỗn hợp này được lắc
mạnh và quan sát sự hình thành bọt liên tục trong 5 phút xác nhận sự có mặt của
saponin.
 Định lượng Saponin

Mục đích: xác định hàm lượng saponin trong dịch chiết bồ hòn.
Nguyên lý: Xác định hàm lượng Saponin bằng phương pháp vanilline – acid
sulfuric đặc, độ hấp thu tại bước sóng 538nm so với đường chuẩn Oleanolic Acid.
Xây dựng đường chuẩn Oleanolic acid
Về nguyên tắc, để xây dựng một đường chuẩn phục vụ cho việc định lượng một
chất trước hết phải pha chế một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ chất hấp thu ánh sáng
nằm trong vùng nồng độ tuyến tính. Tiến hành đo độ hấp thu quang (Abs) của dãy
dung dịch chuẩn đó. Từ các giá trị độ hấp thu quang Abs đo được dựng đồ thị đường
chuẩn y = ax + b.

11
Sau khi có đường chuẩn, pha chế các dung dịch cần xác định trong điều kiện
giống như khi xây dựng đường chuẩn. Đo độ hấp thu quang Abs của chúng với điều
kiện đo như khi xây dựng đường chuẩn (cùng dung dịch so sánh, cùng cuvette, cùng
bước sóng) được các giá trị y. Áp các giá trị y đo được vào đường chuẩn sẽ tìm được
các giá trị nồng độ Cx tương ứng [32, 33, 34].
Cách tiến hành
 Chuẩn bị nguyên liệu: Dung dịch vanillin 2% (w/v), dung dịch acid sulfuric
72%, mẫu nguyên liệu cần xác định nồng độ.
 Quy trình các bước thực hiện
Hút 5ml dịch chiết và tiến hành đuổi dung môi đến cắn. Hòa tan cắn này bằng
dung dịch ethanol 80% và định mức trong bình định mức 10ml. Cuối cùng hút 0,5ml
mẫu vào ống nghiệm được bọc giấy bạc bảo quản ở 2-80C. Tiến hành thêm 0,5ml dung
dịch vanillin 2% vào mẫu trên rồi từ từ cho 5 ml dung dịch acid sulfuric 72% vào, vừa
thêm vừa lắc ống nghiệm trong bể đá. Sau đó mẫu được đặt trong bể điểu nhiệt ở 60 0C
trong 10 phút. Lấy ra và làm lạnh trong bể đá. Đo độ hấp thu quang bằng máy đo
quang UV-Vis ở bước sóng 538 nm. [5]
Hàm lượng saponin được xác định theo công thức sau

Saponin ( )
mg C mẫu . V địnhmức . k
g
=
m.1000

Trong đó: Cmẫu: Nồng độ của saponin có trong mẫu cần xác định (mg/l)
Vđịnh mức: Thể tích định mức lần thứ nhất của dịch chiết (ml)
k: hệ số pha loãng
m: khối lượng mẫu chiết (g)
 Cacbonhydrat

Mục tiêu bài thí nghiệm

Hiểu được các nguyên tắc của phương pháp sử dụng phenol – acid sulfuric để xác
định hàm lượng tổng cacbohydrate trong các mẫu. Trong số nhiều phương pháp so
màu để phân tích tổng carbohydrate, phương pháp phenol - acid sulfuric là phương
pháp dễ thực hiện nhất, được sử dụng rộng rãi vì độ nhạy và đơn giản của nó [12]. Vì
vậy, nó đã được sử dụng để đo lượng đường trong oligosacaride, proteoglycan,

12
glycoprotein và glycolipids. Nồng độ của các chất này có thể được xác định chính xác
bằng cách sử dụng các đường cong hiệu chuẩn gồm các monosacarit thích hợp (D –
glucose) thu được khi tiến hành phương pháp phenol – sulfuric acid [13].
Nguyên tắc
Carbonhydrat (đường đơn, oligosaccharide, polysaccharide và các dẫn xuất của
chúng) phản ứng với sự có mặt của acid mạnh và nhiệt để tạo ra các dẫn xuất furan
ngưng tụ với phenol để tạo thành các hợp chất vàng – vàng cam ổn định và có thể đo
được thiết bị đo quang phổ tại bước sóng 490nm [13].
Để xác nhận phương pháp phân tích, các tham số sau đây đã được nghiên cứu:
tuyến tính, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, độ chính xác, độ chụm. Đối với
tuyến tính, đường chuẩn hấp thụ được xây dựng như là một hàm số của nồng độ, với
các dung dịch glucose có nồng độ dưới 1mg/mL và hệ số tương quan đã được tính
toán. Dựa vào phương trình đường chuẩn trên sẽ xác định được hàm lượng đường khử
của mẫu thí nghiệm thông qua độ hấp thụ quang bằng thiết bị quang phổ [14].
Sơ đồ trình tự tiến hành thí nghiệm: Tiến hành phản ứng và dựng đường
chuẩn glucose

13
Dd
Dung dịch
Dd Phenol H2SO4
Nước cất glucose chuẩn
5% đậm đặc
100mg/L

Lắc kỹ
ống nghiệm

Chờ phản ứng,


làm nguội

Đo độ hấp thụ
quang

Dựng
đường chuẩn

Hình 2. 11 – Sơ đồ trình tự phản ứng và qui trình xây dựng đường chuẩn
Giải thích quy trình:
Bước 1: Sử dụng dung dịch glucose 100 mg/L, nước cất, dung dịch Phenol 5% và
dung dịc acid sulfuric đậm đặc để chuẩn bị dãy ống nghiệm như bảng 2.3
Các phản ứng xảy ra một phần nhở nhiệt tỏa ra khi thêm trực tiếp H2SO4 vào dung
dịch nên H2SO4 cần được cho rơi thẳng xuống bề mặt dung dịch trong ống nghiệm chứ
không để chảy dọc thành ống nghiệm như khi pha loãng.
Bảng 2.3 - Thành phần dãy ống nghiệm để xây dựng đường chuẩn
STT ống nghiệm ĐC 1 2 3 4 5
Dd glucose chuẩn , mL 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5
Nước cất, mL 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0
Dd phenol 5%, mL 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
H2SO4 đậm đặc, mL 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5

14
Hàm lượng (mg) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5
Bước 2: Sau mỗi lần thêm chất lỏng vào, lắc kỹ ổng nghiệm bằng tay hoặc bằng
máy lắc vortex.
Bước 3: Để yên ống nghiệm trong 10 phút để phản ứng được xảy ra hoàn toàn rồi
làm nguội đến nhiệt độ phòng bằng bể điều nhiệt hoặc để yên.
Bước 4: Lấy 2 mL mẫu trong ống nghiệm chuyển vào cuvette, tiến hành đo mật độ
quang ở bước sóng 490nm bằng thiết bị đo quang phổ (Lưu ý: kiểm tra 2 bên thành
cuvette có bị ướt hay có vết bẩn hay không, nếu có thì dùng miếng vải mềm hoặc khăn
giấy lau sạch; không sử dụng cuvette có bị xước hoặc nứt thành)
Bước 5: Dựa vào số liệu thu được, vẽ đồ thị thể hiện mối tương quan giữa nồng độ
cacbohydrate (glucose) với độ hấp thụ quang. Từ đó suy ra phương trình đường chuẩn:
A = f(C) và hệ số tương quang R

2.3.3. Các chất phụ gia sử dụng trong xà bông tắm


2.3.3.1. Natri hidroxit
CTPT: NaOH

CTCT:
Tính chất:
- Natri hidroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa
nhiệt.
- Dung dịch Natri hidroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
- Natri hidroxit có Entanpi hòa tan ΔHo -44,5kJ/mol
- Ở trong dung dịch nó tạo thành dạng monohydrat NaOH.H2O ở 12,3 - 61,8°C
với nhiệt độ nóng chảy 65,1°C và tỷ trọng trong dung dịch là 1,829g/cm3.
Ứng dụng: NaOH là nguyên liệu vô cơ chủ yếu dùng để nấu xà phòng, làm tác nhân xà
phòng hóa dầu mỡ.

2.3.3.2. Sodium Laureth Ether Sulfate (SLES)


CTPT: CH3(CH2)10CH2(O CH2CH2)nOSO3N

15
CTCT:

Tính chất:
- SLES có nguồn gốc dầu dừa.
- Là chất hoạt động bề mặt anion được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá
nhân: xà bông, dầu gội, nước rửa chén, kem đánh răng.
- Là chất có giá thành thấp và khả năng tạo bọt tốt, khả năng hòa tan tốt, làm đặc
hiệu quả, có khả năng tương thích rộng, chống nước cứng và khả năng phân
hủy sinh học cao.
- SLES giải phóng chất độc khi đun nóng. SLES có tính xâm nhập cao, các phân
tử rất nhỏ, nó có thể vượt qua các màng tế bào của cơ thể.
Ứng dụng:
- SLES được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân.
- Trong ngành dệt, in ấn, nhuộm, dầu khí và ngành công nghiệp da, nó được sử
dụng như chất bôi trơn, nhuộm, chất tạo bọt, tẩy dầu mỡ…

2.3.3.3. Coco Amido Propyl Betaine (CAPB)


CTPT: C7H7 – N2C5O3H9

CTCT:
Tính chất:
- Dung dịch màu hơi vàng, độ nhớt thấp. Là chất hoạt động bề mặt lưỡng tính,
lưỡng cực. 
- Tan trong nước.
- Không có mùi hoặc có mùi nhẹ.
- Hàm lượng chất: 34,5 – 36,5%
- Hàm lượng muối: 4,8 – 5,4%
- Hàm lượng Glycerin: < 3%
16
- pH: 4,5 – 5,5
- Nồng độ phân tử gam: 117,15g/mol
Ứng dụng: CAPB được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm sữa tắm, dung dịch rửa
tay… có tác dụng gia tăng bọt, gia tăng độ nhờn, cải thiện độ dịu, làm giảm hiện tượng
khô da.

2.3.4. Nguyên liệu tinh dầu và thảo mộc


2.3.4.1. Bột cam thảo + Tinh dầu cam ngọt
Công dụng của xà bông cam thảo: Giúp dưỡng trắng da, kháng khuẩn, giảm mụn,
giảm thâm nám, làm dịu làm da cháy nắng. Mang lại cảm giác thư giãn, giảm stress
với hương dầu cam ngọt.

2.3.4.2. Khổ qua + Tinh dầu hương thảo


Công dụng của xà bông khổ qua hương thảo: Với công dụng của bột khổ qua không
những đem lại khả năng kháng khuẩn, làm sạch sâu cho da mà còn ngăn ngừa quá
trình lão hóa làn da. Bên cạnh đó, tinh dầu hương thảo đem đếm mùi hương nồng dễ
chịu, giúp làn da và cơ thể người được thư giãn một cách hiệu quả.

2.3.4.3. Cà phê + Tinh dầu hương thảo


Công dụng của xà bông cà phê: Với khả năng kháng khuẩn, làm sạch sâu của bột cà
phê cùng tác dụng làm trắng sáng, mịn da của nó thì xà bông cafe luôn là lựa chọn
hàng đầu trông việc hỗ trợ tẩy tế bào chết cho da. Kết hợp thêm hương thơm dễ chịu từ
tinh dầu hương thảo sẽ đem lại làn da mịn màng trắng sáng và thư giãn.

17
CHƯƠNG 3
HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
3.1.1. Thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 02/2021
- Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2021
- Thời gian hoàn thành dự kiến: Đề tài được dự kiến hoàn thành vào tháng
01/2021
3.1.2. Địa điểm
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm I4, I5 – Bộ môn Công
nghệ hóa học - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
3.2. Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
3.2.1. Hóa chất
Bảng 3.1 - Danh mục hóa chất
STT Tên hóa chất
1 NaOH
3 Nước cất
4 Parafin
5 SLES
6 CAPB

7 Vanillin

8 Acid sulfuric

9 Ethanol

10 Phenol

11 Glucose

18
3.2.2. Thiết bị thí nghiệm và dụng cụ
Bảng 3.2 - Danh sách dụng cụ, thiết bị

STT Thiết bị Quốc gia


1 Cân 4 số Mỹ
3 Tủ sấy Đức
4 Pipet Đức
5 Ống đong Đức
6 Khuôn silicon Việt Nam
7 Cốc đong Mỹ
8 Đĩa Petri Đức
9 Bể điều nhiệt Việt Nam
10 Máy đo cấu trúc Mỹ
11 Máy đo pH Nhật Bản
12 Bếp khuấy từ Mỹ
13 Máy đo quang phổ UV-Vis Anh
3.3. Phương pháp phân tích
3.3.1. Phương pháp đánh giá tính chất ngoại quan của sản phẩm
Xác định dạng bên ngoài trạng thái của sản phẩm: Quan sát đánh giá về độ
đồng nhất, bánh xà bông có đều đặn, bở, không có vết rạn nứt bằng mắt.
Xác định trạng thái bên trong và mùi: Dùng dao sắc cắt đôi bánh xà phòng, chú
ý xem phần trong bánh có đều màu và bị phân lớp hay không. Mùi xà phòng cũng
được xác định ngay sau khi cắt. [6]
Bảng 3.3 - Các chỉ tiêu đánh giá ngoại quan theo TCVN 1557:1991
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
Trạng thái Đồng nhất, không rạn nứt và không bể
Màu Đồng nhất
Hương Mùi thơm dễ chịu

3.3.2. Phương pháp xác định tính chất vật lý của sản phẩm
- Giá trị pH: Chuẩn bị dung dịch mẫu 1% bằng cách hoà tan lượng cân mẫu phân tích
trong nước cất. Gia nhiệt nhẹ khuấy đều trong 5 phút. Để lắng nguội 15 phút, đo pH
của pha nước và ghi lại giá trị ở cùng nhiệt độ. [7]
- Độ tạo bọt: Khả năng tạo bọt (độ tạo bọt) của sản phẩm – là tỉ số giữa chiều cao cột
bọt và chiều cao dung dịch sản phẩm ban đầu. Cân 0,1g mẫu phôi xà phòng cho vào

19
ống nghiệm. Thêm 3ml nước cất, gia nhiệt đến khi tan hoàn toàn rồi để nguội. Đậy nắp
ống nghiệm, lắc đều trong khoảng 1 phút và ngừng lại. Ghi nhận kết quả chiều cao cột
bọt tại thời gian t = 0 phút sau khi lắc. Mở nắp ống nghiệm và chờ 15 phút. Ghi lại kết
quả chiều cao cột bọt tại thời gian t = 15 phút. [8,9]
Độ tạo bọt được tính bằng công thức:
V2
εf = V1
x 100

Trong đó:
- εf : độ ổn định bọt (%)
- V1 : thể tích bọt sau khi lắc, ml
- V2 : thể tích cột bọt sau 15 phút, ml
- Thời gian bền nhũ: Hiệu quả tẩy rửa được thể hiện qua thời gian bền nhũ, tức là khả
năng tạo nhũ của sản phẩm với một loại dầu paraffin được chọn (mô phỏng cho chất
bẩn). Một thể tích 2ml dung dịch xà bông pha loãng 5% với nước được cho vào cùng
2g dầu paraffin, sau đó lắc đều tạo nhũ. Sử dụng đồng hồ bấm giây để xác định thời
gian bền nhũ của hệ, là khi một thể tích dầu 1ml được tách thành lớp rõ rệt.
Trong xà bông có chất hoạt động bề mặt đóng vai trò quan trọng trong sự hình
thành của nhũ tương W/O. Các chất hoạt động bề mặt có vai trò làm giảm sức căng bề
mặt giữa nước và dầu, đồng thời làm ổn định các pha giọt nước bên trong pha dầu, do
đó, ngăn chặn cơ chế sự hóa hợp của pha nước, nhờ đó ổn định nhũ tương, ngăn cản sự
tách pha. Do đó hiệu quả tẩy rửa của xà bông càng cao khi thời gian bền nhũ càng lâu.
[8,9]
- Khả năng tẩy rửa: Dùng mảnh vải đã dính vết son cho vào becher đựng xà bông, ở
nhiệt độ thường, khuấy nhẹ mảnh vải. Sau 5 phút lấy mảnh vải ra và đem so sánh với
một mảnh vải sạch khác cùng loại. So sánh độ sạch của hai mảnh và kết luận khả năng
tẩy rửa của xà bông.[8,9]
3.3.3. Phương pháp đánh giá cảm quan của người sử dụng sản phẩm
Khảo sát 10 người bất kỳ (5 nam + 5 nữ), các yếu tố được đánh giá được trình
bày trong bảng 3.4 bao gồm:
 Trước khi sử dụng: độ đồng nhất, màu sắc, độ nhớt, mùi hương.

20
 Khi sử dụng: khả năng tạo bọt, kích ứng da (ngứa), hương thơm, khả năng làm
sạch (nhanh hoặc chậm khi rửa với nước).
 Sau khi sử dụng: thời gian lưu hương, khô da, độ rít, độ sạch.
Các yếu tố đánh giá được thể hiện theo thang điểm theo phương pháp cảm quan thị
hiếu.
Trong đó:
 5 điểm (ưa thích)
 4 điểm (thích)
 3 điểm (tốt)
 2 điểm (khá)
 1 điểm (trung bình)
 0 điểm (không thích)
Bảng 3.4 - Các yếu tố đánh giá trong từng trường hợp của sản phẩm
Chỉ tiêu đánh giá
- Độ đồng nhất
Trước khi sử dụng - Màu sắc
- Độ nhớt
- Mùi hương
- Khả năng tạo bọt
Khi sử dụng - Kích ứng da (ngứa)
- Hương thơm
- Khả năng làm sạch
- Thời gian lưu hương
Sau khi sử dụng - Độ khô da
- Độ rít
- Độ sạch

Bảng 3.5 - Thang điểm đánh giá mức độ yêu thích của sản phẩm

Mức độ Ưu thích Thích Tốt Khá Trung Không


ưu thích bình thích

Điểm 5 4 3 2 1 0

21
3.3.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê ANOVA Statgraphics.

22
3.4. Quy trình công nghệ tổng quát

3.4.1. Sản phẩm không chứa chất nhũ hóa

Dầu dừa

Xà phòng hóa

Dịch bồ hòn Khuấy + Gia nhiệt nhẹ

Đánh giá tính chất vật lý

Đổ khuôn tạo khối

Ủ xà bông

Sản phẩm (1)

Hình 3.1 – Sơ đồ quy trình điều chế xà bông tắm bồ hòn không chứa chất nhũ hóa

23
Quy trình công nghệ sản xuất xà bông tắm bồ hòn không chứa chất nhũ hóa được thực
hiện theo quy trình sơ đồ hình 3.1.
Giải thích quy trình thí nghiệm:
(1) Xà phòng hóa: Phản ứng tạo xà phòng với tác nhân kiềm;
(2) Bổ sung dịch bồ hòn: Tăng khả năng tẩy rửa và độ lành tính cho sản phẩm;
(3) Đánh giá tính chất vật lý của mẫu: Khảo sát 5 tỉ lệ bồ hòn;
 Giai đoạn 1: Phản ứng xà phòng hóa

Xà phòng hóa: phản ứng tạo xà phòng với tác nhân kiềm tạo xà phòng thô. Phản
ứng xà phòng hóa là phản ứng giữa dầu và KOH hoặc NaOH để tạo thành glycerol và
muối của các acid béo. Phản ứng xà phòng xảy ra khi cho dầu dừa phản ứng với tác
nhân kiềm.
 Chọn tác nhân kiềm: Trong thực tế, tác nhân kiềm được sử dụng cho phản
ứng xà phòng dạng rắn là dung dịch NaOH. Dung dịch KOH cũng được sử
dụng cho các phản ứng tạo xà phòng dạng lỏng. Trong đề tài, tiến hành các thí
nghiệm phản ứng xà phòng hóa với tác nhân kiềm là NaOH.
 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ kiềm: Các thí nghiệm được tiến hành với
giá trị 30%; 35%; 40% về khối lượng (trong cùng điều kiện về thời gian, tốc độ
khuấy và nhiệt độ phản ứng).
 Khảo sát hàm lượng kiềm sử dụng cho phản ứng xà phòng hóa: Hàm lượng
kiềm lần lượt được khảo sát như sau: hàm lượng tính theo lý thuyết, dư 6%;
7%; 8%; 9%; 10% so với tính toán (*) (trong cùng điều kiện về thời gian, tốc độ
khuấy và nhiệt độ phản ứng).
(*) Tính toán công thức xà phòng
- Hàm lượng dầu cho công thức xà bông tắm: 5g dầu dừa
- Định lượng hàm lượng NaOH cho công thức xà bông tắm:
Hệ số xà phòng hóa bằng chỉ số xà phòng hóa của dầu chia cho 1000.
Chỉ số xà phòng hóa của Dầu dừa là 184 mgNaOH/g
184
Hệ số xà phòng hóa = = 0,184 gNaOH/g
1000
Chọn SF = 20%
SF (%) Lượng dầu thực tế (g) Hệ số xà phòng hóa
24
20 5 0,184

Công thức tính lượng NaOH cần dùng = (100% - SF) x khối lượng dầu x Hệ số xà
phòng hóa
Vậy với 5g dầu, lượng NaOH cần dùng để xà phòng hóa là:
(100% - 20%) x 5 x 0,184 = 0,736g
 Nhiệt độ phản ứng: Nhiệt độ là một trong những thông số quan trọng ảnh
hưởng đến tốc độ cũng như hiệu suất của một phản ứng: 600C, 700C, 800C.
 Thời gian phản ứng: Thời gian của phản ứng xà phòng hóa cố định trong 3
phút.
 Giai đoạn 2: Bổ sung dịch bồ hòn
Bổ sung dịch bồ hòn vào nền xà phòng (gđ1). Khảo sát lần lượt với các tỉ lệ:
30%, 35%, 40%, 45%, 50%.
 Giai đoạn 3: Đánh giá tính chất vật lý của mẫu
Đánh giá tính chất vật lý dựa trên 5 mẫu khảo sát:
 Độ pH: dùng acid citric để điều chỉnh độ pH của phôi.
 Khả năng tạo bọt
 Thời gian bền nhũ

25
3.4.2. Sản phẩm có bổ sung chất nhũ hóa (mẫu đối sánh)

Sản phẩm (1)

Phối trộn chất nhũ hóa

Đánh giá tính chất vật lý

Đổ khuôn tạo khối

Ủ xà bông

Sản phẩm (2)

Hình 3.2 - Sơ đồ quy trình điều chế xà bông tắm bồ hòn có bổ sung chất nhũ hóa

26
Quy trình công nghệ sản xuất xà bông tắm bồ hòn có bổ sung chất nhũ hóa được thực
hiện theo quy trình sơ đồ hình 3.2.
Giải thích quy trình thí nghiệm: Đi từ giai đoạn 2 của quy trình (3.1)
Sau khi thu được tỉ lệ dịch bồ hòn phù hợp với nền xà phòng ta tiến hành bổ sung các
chất nhũ hóa (SLES và CAPB) nhằm mục đích tăng khả năng tạo bọt, hiệu quả tẩy rửa
và độ ổn định cho sản phẩm.

3.4.3. Sản phẩm hoàn thiện

Sản phẩm (tối ưu)

Bổ sung phụ liệu thiên nhiên

Đổ khuôn tạo khối

Ủ xà bông

Đo cấu trúc sản phẩm

Sản phẩm
cuối cùng

Hình 3.3 - Sơ đồ quy trình điều chế xà bông tắm bồ hòn hoàn thiện

27
Quy trình công nghệ sản xuất xà bông tắm bồ hòn hoàn thiện được thực hiện theo quy
trình sơ đồ hình 3.3.
Giải thích quy trình thí nghiệm: Sau khi thu được sản phẩm tối ưu (đã so sánh giữa sản
phẩm 1 và sản phẩm 2), ta tiến hành bổ sung phụ liệu thiên nhiên và tinh dầu để cho ra
sản phẩm với đa dạng công dụng và mùi thơm.
3.5. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hàm lượng kiềm trong phản ứng xà phòng hóa
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ kiềm trong phản ứng xà phòng hóa
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng xà phòng hóa
- Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ dịch bồ hòn
- Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Sodium Laureth Ether Sulfate
(SLES)
- Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Coco Amido Propyl Betaine
(CAPB)
- Thí nghiệm 7: Khảo sát đối sánh giữa 2 mẫu có và không có chất nhũ hóa
- Thí nghiệm 8: Nghiên cứu hoàn thiện công thức và đa dạng hóa sản phẩm xà
phòng tắm từ quả bồ hòn

3.5.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hàm lượng kiềm trong phản ứng xà phòng
hóa

 Mục tiêu: Xác định hàm lượng kiềm phù hợp cho phản ứng xà phòng hóa
 Yếu tố cố định:
Thời gian: 8 phút
Nhiệt độ: 700C
Tốc độ khuấy: 500v/phút
Hàm lượng dầu: 5g
Nồng độ kiềm: 35%
 Yếu tố thay đổi: Thay đổi hàm lượng kiềm lần lượt: 0,736 (vừa đủ, theo công
thức tính toán *); 0,78016 (dư 6%); 0,78752 (dư 7%); 0,79488 (dư 8%);
0,80224 (dư 9%); 0,8096 (dư 10%)
 Chỉ tiêu đánh giá: Độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ.

28
 Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 5g dầu cho vào cốc thủy tinh, tiếp tục cân x(g)
lượng NaOH 35%. Rót nhẹ lượng NaOH vào cốc chứa dầu dừa khuấy cho hỗn
hợp tan hoàn toàn. Sau đó bật máy khuấy. Hỗn hợp phản ứng được khuấy với
tốc độ 500v/phút giữ ở nhiệt độ 700C trong thời gian 8 phút cố định.

3.5.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ kiềm trong phản ứng xà phòng hóa

 Mục tiêu: Xác định ảnh hưởng nồng độ kiềm đến phản ứng xà phòng hóa
 Yếu tố cố định:
Thời gian: 8 phút
Nhiệt độ: 700C
Tốc độ khuấy: 500v/phút
Hàm lượng dầu: 5g
Hàm lượng kiềm: Là kết quả của TN1 (mục 3.5.1)
 Yếu tố thay đổi: Thay đổi nồng độ kiềm lần lượt: 30%, 35%, 40%
 Chỉ tiêu đánh giá: Độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ.
 Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 5g dầu cho vào cốc thủy tinh sau đó tiếp tục
cân hàm lượng NaOH là kết quả của TN1 (mục 3.5.1) với các nồng độ khác
nhau 30%; 35%; 40%. Rót nhẹ lượng NaOH vào cốc chứa dầu dừa khuấy cho
hỗn hợp tan hoàn toàn. Sau đó bật máy khuấy. Hỗn hợp phản ứng được khuấy
với tốc độ 500v/phút giữ ở nhiệt độ 700C trong thời gian 8 phút cố định.

3.5.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng xà phòng hóa

 Mục tiêu: Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng xà phòng hóa
 Yếu tố cố định:
Tốc độ khuấy: 500v/phút
Thời gian: 8 phút
Hàm lượng dầu: 20g
Hàm lượng kiềm: Là kết quả của TN1 (mục 3.5.1)
Nồng độ kiềm: Là kết quả của TN2 (mục 3.5.2)
 Yếu tố thay đổi:
Nhiệt độ lần lượt là: 600C, 700C, 800C.
29
 Chỉ tiêu đánh giá: Độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ.
 Cách tiến hành thí nghiệm: Rót nhẹ hàm lượng NaOH là kết quả của TN1 (mục
3.5.1) có nồng độ là kết quả của TN2 (mục 3.5.2) vào cốc chứa dầu. Sau đó bật
máy khuấy. Hỗn hợp phản ứng được khuấy với tốc độ 500v/phút. Tiến hành
khảo sát phản ứng xà phòng hóa lần lượt ở các nhiệt độ 600C, 700C, 800C với
thời gian cố định là 8 phút.

3.5.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ dịch bồ hòn

 Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ dịch bồ hòn tối ưu


 Yếu tố cố định:
Nền xà phòng thu được qua 3 thí nghiệm
Thời gian: 8 phút
Nhiệt độ: Là kết quả của TN3 (mục 3.5.3)
Tốc độ khuấy: 500v/phút
 Yếu tố thay đổi: Tỉ lệ dịch bồ hòn được khảo sát với 5 giá trị: 30%, 35%, 40%,
45%, 50%.
 Chỉ tiêu đánh giá: Độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ.
 Cách tiến hành thí nghiệm: Sau khi thu được nền xà phòng (qua 3 thí nghiệm)
ta tiến hành khảo sát tỉ lệ dịch bồ hòn được thêm vào. Lấy khối lượng chuẩn
của 1 cục xà phòng là 10g.
+ Với tỉ lệ 30% dịch bồ hòn: cân 3g dịch bồ hòn + 7g nền
+ Với tỉ lệ 35% dịch bồ hòn: cân 3,5g dịch bồ hòn + 6,5g nền
+ Với tỉ lệ 40% dịch bồ hòn: cân 4g dịch bồ hòn + 6g nền
+ Với tỉ lệ 45% dịch bồ hòn: cân 4,5g dịch bồ hòn + 5,5g nền
+ Với tỉ lệ 50% dịch bồ hòn: cân 5g dịch bồ hòn + 5g nền
Sử dụng máy khuấy từ gia nhiệt khuấy để thu được hỗn hợp đồng nhất. Và đem
đi đánh giá tính chất vật lý để chọn ra sản phẩm (1) tối ưu nhất.

3.5.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Sodium Laureth Ether Sulfate
(SLES)

 Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ SLES tối ưu

30
 Yếu tố cố định:
Nhiệt độ: Là kết quả của TN3 (mục 3.5.3)
Sản phẩm (1): Là kết quả của TN4 (mục 3.5.4)
Thời gian: 8 phút
Tốc độ khuấy: 500v/phút
 Yếu tố thay đổi: Tỉ lệ SLES được khảo sát với 5 giá trị: 2%, 3%, 4%, 5%, 6%.
 Chỉ tiêu đánh giá: Độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ.
 Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 10g sản phẩm (1) cho vào 5 cốc thủy tinh, sau
đó lần lượt cân 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6 (g) SLES vào cốc. Sử dụng máy khuấy từ
gia nhiệt khuấy để thu được hỗn hợp đồng nhất. Và đem đi đánh giá tính chất
vật lý.

3.5.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Coco Amido Propyl Betaine
(CAPB)

 Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ CAPB tối ưu


 Yếu tố cố định:
Nhiệt độ: Là kết quả của TN3 (mục 3.5.3)
Sản phẩm (1): Là kết quả của TN4 (mục 3.5.4)
Tỉ lệ SLES: Là kết quả của TN6 (mục 3.5.5)
Thời gian: 8 phút
Tốc độ khuấy: 500v/phút
 Yếu tố thay đổi: Tỉ lệ CAPB được khảo sát với 5 giá trị: 2%, 3%, 4%, 5%, 6%.
 Chỉ tiêu đánh giá: Độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ.
 Cách tiến hành thí nghiệm: Cân 10g sản phẩm (1) cho vào 5 cốc thủy tinh tiếp
tục cân x(g) SLES là kết quả của TN5 (mục 3.5.5), sau đó lần lượt cân 0,2; 0,3;
0,4; 0,5; 0,6 (g) CAPB vào cốc. Sử dụng máy khuấy từ gia nhiệt khuấy để thu
được hỗn hợp đồng nhất. Và đem đi đánh giá tính chất vật lý.

3.5.7. Thí nghiệm 7: Khảo sát đối sánh giữa 2 mẫu có và không có chất nhũ hóa

Bảng 3.6 – Bảng khảo sát tính chất vật lý của 2 mẫu
Sản phẩm 1(Không có chất Sản phẩm 1 (Có bổ sung
31
nhũ hóa) chất nhũ hóa)
Khả năng tẩy rửa
pH
Độ tạo bọt
Thời gian bền nhũ
Điểm đánh giá

Mục tiêu: Chọn ra 1 trong 2 sản phẩm có tính chất vật lý tối ưu nhất.
3.5.8. Thí nghiệm 8: Nghiên cứu hoàn thiện công thức và đa dạng hóa sản phẩm
xà bông tắm từ quả bồ hòn
 Mục đích: Nghiên cứu thay đổi lần lượt các tinh dầu và phụ liệu khác nhau.
 Yếu tố cố định: Phôi xà phòng tối ưu là kết quả của TN7 (mục 3.5.7)
 Yếu tố thay đổi: Tinh dầu, phụ liệu thảo mộc.
 Chỉ tiêu: Tạo ra sản phẩm xà bông tắm đa dạng về mùi hương và công dụng.

32
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Nghiên cứu hoàn thiện công thức sản phẩm
4.1.1. Ảnh hưởng của hàm lượng kiềm trong phản ứng xà phòng hóa
Bảng 4.1 - Ảnh hưởng của hàm lượng kiềm lên phản ứng

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6


(Vừa đủ) (Dư 6%) (Dư 7%) (Dư 8%) (Dư 9%) (Dư
10%)

Hình

pH 9,560,02 9,61 9,670,01 9,500,01 9,650,01 9,650,01

Dựa vào bảng 4.1, ta thấy độ pH của các hàm lượng kiềm không có sự khác biệt
lớn. Dựa vào kết quả bảng thống kê (phụ lục 1.1) ảnh hưởng của hàm lượng kiềm lên
độ pH không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (P>0.05). Hình ảnh muối xà phòng tạo thành
màu trắng sữa, không có sự khác nhau. Giải thích cho điều này vì hàm lượng kiềm ở
các mẫu không thay đổi quá nhiều, hàm lượng dầu giữ nguyên, độ pH không có sự
khác biệt lớn.

4.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ kiềm trong phản ứng xà phòng hóa
Bảng 4.2 - Ảnh hưởng của nồng độ kiềm lên phản ứng
Nồng độ kiềm Mẫu 1 (30%) Mẫu 2 (35%) Mẫu 3 (40%)
(%)

33
Hình

pH 9,560,03 9,570,01 9,60

4.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong phản ứng xà phòng hóa
Bảng 4.3 - Ảnh hưởng của nhiệt độ lên phản ứng
Nhiệt độ Mẫu 1 (600C) Mẫu 2 (700C) Mẫu 3 (800C)
Hình

pH 9,460,01 9,490,01 9,61

4.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ dịch bồ hòn


Bảng 4.4 – Ảnh hưởng của tỉ dịch lệ bồ hòn
Tỉ lệ dịch 30 35 40 45 50
bồ hòn (%)
Hình

pH 9,380,01 9,290,01 9,20,03 9,170,02 9,06

4.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Sodium Laureth Ether Sulfate (SLES)
Bảng 4.5 - Ảnh hưởng của tỉ lệ SLES
Tỉ lệ SLES (%) 2 3 4 5 6
pH 9,150,02 9,20,02 9,210,02 9,20,01 9,230,01

34
4.1.6. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Coco Amido Propyl Betaine (CAPB)
Bảng 4.6 - Ảnh hưởng của tỉ lệ CAPB
Tỉ lệ CAPB (%) 2 3 4 5 6
pH 9,18 9,210,01 9,280,01 9,27 9,300,01

4.1.7. Khảo sát đối sánh giữa 2 mẫu có và không có chất nhũ hóa
Bảng 4.7 – So sánh giữa 2 mẫu sản phẩm
Sản phẩm 1(Không có Sản phẩm 2 (Có bổ sung
chất nhũ hóa) chất nhũ hóa)
Khả năng tẩy rửa

pH 9,20,03 9,280,01
Độ tạo bọt 75,8% 83,18%
Thời gian bền nhũ 14’09 14’03
Điểm đánh giá 4 4,5

Độ pH và thời gian bền nhũ giữa 2 sản phẩm không có sự chênh lệch nhiều và
độ pH nằm trong khoảng pH cho phép [15]. Độ tạo bọt của sản phẩm 2 lớn hơn sản
phẩm 1 (83,18>75,8) nhờ sự bổ sung chất nhũ hóa. Điểm đánh giá của sp2 lớn hơn sp1
vì khả năng tẩy rửa của sp2 hiệu quả hơn.

=> Chọn mẫu sản phẩm 2 (có bổ sung chất nhũ hóa)

4.1.8. Nghiên cứu hoàn thiện công thức và đa dạng hóa sản phẩm xà bông tắm từ
quả bồ hòn
Từ kết quả tối ưu hóa các thông số của công thức tạo sản phẩm xà bông tắm thì thu
được các thông số phù hợp như sau:

Bảng 4.8 - Kết quả tối ưu hóa các thông số


Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
Nền sản phẩm 60

35
Hàm lượng dịch bồ hòn 40
SLES (nếu có) 5
CABP (nếu có) 4
Phụ liệu thảo mộc 1,5
Tinh dầu thiên nhiên 0,5

4.2. Đa dạng hóa sản phẩm xà bông tắm


Đa dạng hóa 3 mẫu xà bông tắm với mỗi loại mùi hương (tinh dầu) và phụ liệu thảo
mộc khác nhau. Được mã hóa theo bảng sau:

Mẫu Tinh dầu Phụ liệu


Mẫu 1 Tinh dầu cam ngọt Bột cam thảo
Mẫu 2 Tinh dầu hương thảo Khổ qua
Mẫu 3 Tinh dầu hương thảo Cà phê
4.3. Khảo sát đánh giá chất lượng của sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn
4.3.1. Đánh giá cấu trúc của các sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn
Bảng 4.9 - Kết quả đánh giá cấu trúc của các mẫu sản phẩm xà bông tắm
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
Cấu trúc
4.3.2. Đánh giá tính chất ngoại quan (màu, mùi, độ đồng đều)

Bảng 4.10 – Tính chất ngoại quan (màu, mùi, độ đồng đều) của sản phẩm xà bông tắm
từ quả bồ hòn

Chỉ tiêu Sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn


Trạng thái - Mẫu 1:
- Mẫu 2:
- Mẫu 3:
Màu sắc - Mẫu 1:
- Mẫu 2:
- Mẫu 3:
Mùi - Mẫu 1:
- Mẫu 2:
- Mẫu 3:
4.3.2. Đánh giá cảm quan sản phẩm xà bông tắm từ quả bồ hòn của người sử
dụng
Bảng 4.11 - Điểm trung bình đánh giá cảm quan các sản phẩm xà bông tắm

Mẫu Nền sản Bọt Cảm giác Cảm giác Mức độ Điểm
phẩm khi da khi da yêu thích trung
ướt khô sản phẩm bình
36
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
4.3.3. So sánh sản phẩm xà bông tắm trên thị trường và xà bông tắm Bồ hòn

Tiến hành các thí nghiệm khảo sát độ pH, độ tạo bọt, thời gian bền nhũ và khả
năng tẩy rửa của sản phẩm xà bông tắm trên thị trường và so sánh với sản phẩm xà
bông Bồ hòn trong nghiên cứu.

Bảng 4.12 – So sánh chất vật lý giữa sản phẩm Bồ hòn nghiên cứu và sản phẩm trên
thị trường
Xà bông Bồ Hòn Xà bông thương mại
Khả năng tẩy rửa

pH 9,280,01 10,050,02
Độ tạo bọt 83,18% 84,05%
Thời gian bền nhũ 14’03 12’45
Điểm đánh giá 4,5 4,1

Vậy xà bông tắm bồ hòn có độ pH thấp hơn xà bông thương mại (9,28<10,05).
Độ pH của xà bông bồ hòn vẫn nằm trong khoảng pH cho phép (8,5 – 10,5) không gây
ảnh hưởng đến da[16]. Độ tạo bọt nhìn chung khác nhau không đáng kể. Thời gian bền
nhũ của xà bông bồ hòn có sự chênh lệch cao hơn so với xà bông thị trường
(14’03>12’45) và điểm đánh giá của xà bông bồ hòn cao hơn (4,5>4,1) vì xà bông
thương mại gây cảm giác khô da sau khi rửa.

37
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thử nghiệm thành công xà bông tắm từ phôi dầu dừa kết hợp dịch bồ hòn có
công dụng làm mềm, mịn, sạch da kháng khuẩn với công thức chính như sau:
Bảng 5.1 - Công thức chính làm xà bông bồ hòn
Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
Nền sản phẩm 60
Hàm lượng dịch bồ hòn 40
SLES 5
CABP 4
Phụ liệu thảo mộc 1,5
Tinh dầu thiên nhiên 0,5

5.2. Kiến nghị

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện Dược liệu (2016). Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam. Nxb.KH&KT, Hà
Nội.
[2] Nguyễn Thu Hằng (2019). Nghiên cứu khả năng sử dụng saponin chiết từ quả Bồ
hòn đã tẩy trắng làm chất trợ trong quá trình nấu vải bông dệt thoi. Nxb.ĐH Bách
Khoa Hà Nội.
[3] Phạm Thị Thúy Ngân (2017). Đề tài “Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải
phẫu loài bồ hòn (Sapindus saponaria)”. ĐHSP Hà nội.
[4] Nguyễn Thị Ngọc Yến (2018). Đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất một số loại xà
phòng thảo mộc”. ĐHTDM.
[5] Nguyễn Thu Quỳnh (2018). “Xây dựng phương pháp định lượng saponin trong
dịch chiết nhân hạt gấc bằng quang phổ UV-Vis”. ĐH Y Dược & ĐH Thái Nguyên.
[6] TCVN 1557:1991 – Các chỉ tiêu đánh giá ngoại quan về xà phòng tắm dạng bánh.
[7] TCVN 5458:1991 – Phương pháp xác định chỉ số nồng độ ion hidro (độ pH).
[8] Theo hợp đồng: 88/HĐ – SKHCN, ngày 20/06/2017. Đề tài “Nghiên cứu quy trình
sản xuất nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa”
[9] Đoàn Xuân Hoàng (2017). Đề tài “Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mô
phòng thí nghiệm”. ĐHBR-VT.
[10] Aparna UPADHYAY & D.K. SINGH (2012). Pharmacological effects of
Sapindus mukorossi. DDU Gorakhpur University, Gorakhpur, 273009, U.P. India.
[11] E.G.Thomssen (2010). Soap Making Manual. D. VAN NOSTRAND
COMPANY.
[12] Masuko, T., Minami, A., Iwasaki, N., Majima, T., Nishimura, S.-I., & Lee, Y. C.
(2005). Carbohydrate analysis by a phenol–sulfuric acid method in microplate format.
Analytical Biochemistry, 339(1), pp 69–72.
[13] Saha, A. K., & Brewer, C. F. (1994). Determination of the concentrations of
oligosaccharides, complex type carbohydrates, and glycoproteins using the phenol-
sulfuric acid method. Carbohydrate Research, 254, 157–167.

39
[14] Nielsen, S. S. (2009). Phenol-Sulfuric Acid Method for Total Carbohydrates.
Food Science Texts Series, 47–53.
[15] Alea Ester T. Ordoyol and Melbertb C. Sepe (2019). Antibacterial potential of
liquid hand soap with Piper aduncum leaf extract, Department of Biological Sciences,
College of Science and Mathematics, Western Mindanao State, University,
Zamboanga City, 7000 Philippines.

40
PHỤ LỤC A: SỐ LIỆU THÔ

Phụ lục 1.1. Ảnh hưởng của thay đổi hàm lượng kiềm đến độ pH

pH Lần 1 Lần 2 Lần 3


M1 9,58 9,54 9,56
M2 9,61 9,61 9,61
M3 9,68 9,67 9,67
M4 9,49 9,50 9,50
M5 9,66 9,65 9,64
M6 9,65 9,66 9,66

Phụ lục 1.2. Ảnh hưởng của thay đổi hàm lượng kiềm đến độ tạo bọt

Độ tạo bọt Lần 1 Lần 2


M1 48,2 48,83
M2 50,04 49,7
M3 73,8 72,7
M4 65,49 66,02
M5 70,54 69,9
M6 72,65 71,8

Phụ lục 1.3. Ảnh hưởng của thay đổi hàm lượng kiềm đến thời gian bền nhũ

Thời gian bền nhũ Lần 1 Lần 2


M1 10,35 10,58
M2 9,53 9,2
M3 11,09 11,38
M4 10,14 10,0
M5 10,16 10,3
M6 10,53 10,22

Phụ lục 2.1. Ảnh hưởng của thay đổi nồng độ kiềm đến độ pH

pH Lần 1 Lần 2 Lần 3


M1 9,59 9,53 9,56
M2 9,57 9,58 9,57
M3 9,60 9,60 9,60

Phụ lục 2.2. Ảnh hưởng của thay đổi nồng độ kiềm đến độ tạo bọt

Độ tạo bọt Lần 1 Lần 2


M1 77,85 76,9
M2 69,93 70,2
M3 64,97 65,05
41
Phụ lục 2.3. Ảnh hưởng của thay đổi nồng độ kiềm đến thời gian bền nhũ

Thời gian bền nhũ Lần 1 Lần 2


M1 9,45 9,55
M2 9,05 9,0
M3 8,5 8,58

Phụ lục 3.1. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đến độ pH

pH Lần 1 Lần 2 Lần 3


M1 9,46 9,46 9,47
M2 9,5 9,48 9,49
M3 9,61 9,61 9,61

Phụ lục 3.2. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đến độ tạo bọt

Độ tạo bọt Lần 1 Lần 2


M1 69,6 70,02
M2 68,62 67,91
M3 62,74 63,05

Phụ lục 3.3. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đến thời gian bền nhũ

Thời gian bền nhũ Lần 1 Lần 2


M1 10,04 9,55
M2 9,45 9,08
M3 9,15 9,30

Phụ lục 4.1. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ bồ hòn đến độ pH

pH Lần 1 Lần 2 Lần 3


M1 9,38 9,39 9,38
M2 9,3 9,28 9,29
M3 9,2 9,17 9,23
M4 9,17 9,15 9,19
M5 9,06 9,06 9,06

Phụ lục 4.2. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ bồ hòn đến độ tạo bọt

Độ tạo bọt Lần 1 Lần 2


M1 67,19 68,3
M2 69,5 69,7
M3 75,8 74,7
M4 65,92 66,2
M5 73,08 73,29

Phụ lục 4.3. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ bồ hòn đến thời gian bền nhũ
42
Thời gian bền nhũ Lần 1 Lần 2
M1 11,08 11,34
M2 12,25 12,3
M3 13,58 14,09
M4 12,18 12,01
M5 12,37 12,53

Phụ lục 5.1. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ SLES đến độ pH

pH Lần 1 Lần 2 Lần 3


M1 9,13 9,15 9,17
M2 9,18 9,2 9,22
M3 9,21 9,19 9,23
M4 9,21 9,19 9,20
M5 9,24 9,23 9,22

Phụ lục 5.2. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ SLES đến độ tạo bọt

Độ tạo bọt Lần 1 Lần 2


M1 73,1 73,74
M2 69,5 70,03
M3 78,9 79,02
M4 81,48 81,8
M5 76,08 76,44

Phụ lục 5.3. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ SLES đến thời gian bền nhũ

Thời gian bền nhũ Lần 1 Lần 2


M1 12,45 12,34
M2 12,58 13,03
M3 13,30 13,25
M4 13,32 13,45
M5 13,15 13,03

43
Phụ lục 6.1. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ CAPB đến độ pH

pH Lần 1 Lần 2 Lần 3


M1 9,18 9,18 9,18
M2 9,21 9,2 9,22
M3 9,27 9,28 9,29
M4 9,27 9,27 9,27
M5 9,29 9,30 9,31

Phụ lục 6.2. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ CAPB đến độ tạo bọt

Độ tạo bọt Lần 1 Lần 2


M1 76,54 76,74
M2 78,59 79,02
M3 83,04 83,18
M4 81,60 81,50
M5 79,58 80,19

Phụ lục 6.3. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ CAPB đến thời gian bền nhũ

Thời gian bền nhũ Lần 1 Lần 2


M1 13,08 13,21
M2 13,17 13,13
M3 13,45 14,03
M4 13,50 13,45
M5 13,31 13,38

44
PHỤ LỤC B: BẢNG SỐ LIỆU ANOVA

Phụ lục 1.1. Bảng ANOVA ảnh hưởng của thay đổi hàm lượng kiềm đến độ pH

Phụ lục 1.2. Ảnh hưởng của thay đổi hàm lượng kiềm đến độ tạo bọt

Phụ lục 1.3. Ảnh hưởng của thay đổi hàm lượng kiềm đến thời gian bền nhũ

Phụ lục 2.1. Ảnh hưởng của thay đổi nồng độ kiềm đến độ pH

Phụ lục 2.2. Ảnh hưởng của thay đổi nồng độ kiềm đến độ tạo bọt

Phụ lục 2.3. Ảnh hưởng của thay đổi nồng độ kiềm đến thời gian bền nhũ

Phụ lục 3.1. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đến độ pH

Phụ lục 3.2. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đến độ tạo bọt

Phụ lục 3.3. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đến thời gian bền nhũ

Phụ lục 4.1. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ bồ hòn đến độ pH

Phụ lục 4.2. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ bồ hòn đến độ tạo bọt

Phụ lục 4.3. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ bồ hòn đến thời gian bền nhũ

Phụ lục 5.1. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ SLES đến độ pH

Phụ lục 5.2. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ SLES đến độ tạo bọt

Phụ lục 5.3. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ SLES đến thời gian bền nhũ

Phụ lục 6.1. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ CAPB đến độ pH

Phụ lục 6.2. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ CAPB đến độ tạo bọt

Phụ lục 6.3. Ảnh hưởng của thay đổi tỉ lệ CAPB đến thời gian bền nhũ

45
PHỤ LỤC C: HÌNH ẢNH
Phụ lục C1:

46
47
48

You might also like