You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


Số
phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC


PHẦN

TÊN ÐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM.

Ngành học : Công Nghệ Thực Phẩm


Tên học phần : Phương Pháp Tiếp Cận Khoa Học
Giảng viên giảng dạy: PGS.TS. Nguyễn Viết Tuân

HỌ VÀ TÊN SV : Đặng Thị Kim Ánh


MÃ SINH VIÊN : 18L1031007
NHÓM HỌC PHẦN: 6
THỪA THIÊN HUẾ, 2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Số
phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN ÐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM.

Ngành học : Công Nghệ Thực Phẩm


Tên học phần :Phương Pháp Tiếp Cận Khoa Học

Điểm số:.................................. Điểm chữ:.......................

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
THỪA THIÊN HUẾ, 2021
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết biện minh cho vấn đề nghiên cứu..........................................1
2. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................1
2.1. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................1
2.1.1. Nông sản......................................................................................................1
2.1.2. Tiêu thụ sản phẩm...................................................................................2
2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................3
2.2.1. Tổng quan tài liệu trong nước.................................................................3
2.2.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài..................................................................4
2.3. Điểm mới nghiên cứu.....................................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................5
3.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................................5
3.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................5
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................6
5. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu, dự kiến phương pháp nghiên
cứu.........................................................................................................................6
5.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................6
5.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................6
5.2.1. Phạm vi nội dung.....................................................................................6
5.2.2. Phạm vi không gian.................................................................................6
5.2.3. Phạm vi thời gian....................................................................................6
5.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................6
5.3.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản........6
5.3.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản dưới tác động của Covid-19....7
5.3.3. Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ
nông sản.................................................................................................................7
5.4. Các phương pháp nghiên cứu.........................................................................8
6. Dự trù kinh phí để thực hiện đề tài...............................................................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................10
ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam vốn là một nước có thế mạnh vô cùng lớn trong lĩnh vực nông
nghiệp, sản xuất những mặt hàng nông sản từ những ưu thế về đất đai, khí hậu,
con người,... Chính vì thế mà nông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng của
nền kinh tế nước ta. Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất
khẩu là một công cụ để giúp nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn. Điều này
đã một phần giúp cho những mặt hàng nông sản mũi nhọn của nước ta có cơ hội
được xuất khẩu đến các nước trên thế giới như gạo, cà phê, chè,... Tuy nhiên, đại
dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng đến khả năng sản xuất,
thị trường và nhu cầu sử dụng các mặt hàng nông sản,... đó cũng được coi như
một trong những rào cản cho việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trước những
vấn đề đó, đặt ra cho doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần có những chính
sách, hướng đi phù hợp để khắc phục các khó khăn, thúc đẩy thị trường tiêu thụ
ổn định trở lại. Vì những lý do trên, đề tài: ”Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam” được nghiên
cứu với hy vọng đưa ra những thực trạng và vấn đề khó khăn mà thị trường xuất
khẩu hạt điều cần phải tháo gỡ, đồng thời đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm
khắc phục tình trạng đó, đưa xuất khẩu điều tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất
và tiêu thụ nông sản Việt Nam.

1. Tính cấp thiết biện minh cho vấn đề nghiên cứu


Việt Nam vốn là một nước có thế mạnh vô cùng lớn trong lĩnh vực nông
nghiệp, sản xuất những mặt hàng nông sản từ những ưu thế về đất đai, khí hậu,
con người,... Chính vì thế mà nông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng của
nền kinh tế nước ta. Dù vậy, thị trường tiêu thụ nông sản vẫn lao đao, gặp nhiều
bất lợi trước con sóng mang tên Covid-19. Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020
đến nay với diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những
vùng đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn
đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gãy, ảnh
hưởng tới nguồn cung trong thời gian tới. “Giải cứu nông sản” là cụm từ được
sử dụng nhiều trong thời gian gần đây khi hàng hóa bị ùn ứ. Câu chuyện “giải
cứu” nông sản cho thấy nhiều bài học đắt giá trong khâu tiêu thụ nông sản và
quy trình xử lý trong các tình huống khẩn cấp, hạn chế thiệt hại cho nền kinh tế
của địa phương và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trước những vấn đề
đó, đặt ra cho doanh nghiệp cũng như Nhà nước cần có những chính sách, hướng
đi phù hợp để khắc phục các khó khăn, thúc đẩy thị trường tiêu thụ nông sản ổn
định trở lại.
Vì những lý do trên, đề tài : ”Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam” được nghiên cứu với hy
vọng đưa ra những thực trạng và vấn đề khó khăn mà ngành nông nghiệp cần
phải tháo gỡ, đồng thời đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục tình trạng
đó, đưa thị trường tiêu thụ nông sản tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các khái niệm cơ bản

2.1.1. Nông sản


Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản
xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông
nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật
liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc
đáo đặc thù. Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt
động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng
hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất.
1
Nông sản hàng hoá là Nông sản hàng hóa (cash crops) là khái niệm dùng để
chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất ra với mục đích bán ra thị
trường. Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản phục vụ cho mục đích tự sản,
tự tiêu.
Hàng nông sản bao gồm một vi phạm khá rộng các loại hàng hoá có nguồn
gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật
tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả
tươi,...)
- Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,...
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,
và nhiều sản phầm khác,...
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản được chia làm hai nhóm,
gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.
Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới
nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác
như đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác)
được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới
được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.
Một số loại nông sản nổi tiếng: lúa gạo, vải, cà phê,...

2.1.2. Tiêu thụ sản phẩm


Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị
của sản phẩm từ hàng sang tiền. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động
trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cho
khách hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều hoạt
động, bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm cho đến khi
sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cả các dịch vụ sau
bán.
Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thông qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lợi
nhuận để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
2
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định khả năng mở rộng và thu hẹp sản xuất của
doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người tiêu
dùng có được giá trị sử dụng mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục
đích trong kinh doanh.
- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới
được thực hiện, lao động của doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích.
Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
- Đối với nền kinh tế quốc dân
+ Tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nền
kinh tế quốc dân.
 - Đối với doanh nghiệp
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận để tái
sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
+ Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh.
+ Tiêu thụ sản phẩm định hướng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát
triển kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường.

2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1. Tổng quan tài liệu trong nước


Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra một cách khó lường tại hầu khắp các
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây cũng được coi là vấn đề nhận được
nhiều sự quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu được khai thác. Tại Việt Nam,
có một số đề tài nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động
kinh tế, sản xuất ngành nông nghiệp như sau:
Bài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid- 19 đến các cơ sở sản xuất
kinh doanh nông nghiệp Việt Nam và các khuyến nghị chính sách” của nhóm tác
giả Hoàng Mạnh Hùng, Nguyễn Hà Hưng, Ngô Thị Phương Thảo, Võ Thị Hòa
Loan, Nguyễn Thị Hoàng Hoa, Phùng Chí Cường đã nghiên cứu những tác động
của đại dịch Covid-19 đến ngành nông nghiệp nói chung của Việt Nam. Đề tài

3
nghiên cứu cho thấy, trong những tác động tiêu cực được đưa ra, thì tác động
tiêu cực đến xuất khẩu nông sản và thực phẩm được xem là một trong những tác
động quan trọng đến Việt Nam. Qua đó cho thấy, xuất khẩu nông sản Việt Nam
về mặt bằng chung đều giảm cả về khối lượng, kim ngạch và giá trị xuất khẩu.
Không những thế, nó còn tác động tiêu cực đến một vài yếu tố khác như nguồn
cung nguyên liệu, thị trường tiêu thụ trong nước,... Từ những tác động được đưa
ra, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp tạm thời và lâu dài nhằm giải
quyết những tồn đọng, tác động của đại dịch đến ngành nông nghiệp tại quốc
gia.
Bài nghiên cứu “Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế tại
Việt Nam” của TS. Nguyễn Hoàng Nam cũng đã đề cập đến những tác động của
Covid-19 đến hoạt động kinh tế như sự bất ổn và sụt giảm trong các ngành như
tài chính,... Những biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa quốc gia cũng khiến cho
hoạt động xuất khẩu bị tổn thương nặng nề.

2.2.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài


“COVID-19 Pandemic Implications on Agriculture and Food Consumption,
Production and Trade in ASEAN Member States”. Tạm dịc là “Những tác động
của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực nông nghiệp và tiêu thu, sản xuất và
thương mại thực phẩm trong các quốc gia thành viên ASEAN”. Đây là một bài
nghiên cứu do Quỹ Châu Á Thái Bình Dương thực hiện dưới sự tài trợ của Global
Affairs Canada. Bài nghiên cứu cũng đã đánh giá những tác động của đại dịch
Covid-19 đối với nông nghiệp và tiêu dùng, sản xuất và thương mại thực phẩm
trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Phân tích những
ảnh hưởng của nguồn cung ứng và các thách thức về chuỗi giá trị, nguy cơ đứt
gãy trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm ASEAN và một số biện pháp khắc
phục để hạn chế các tác động của chúng. Trên cơ sở tiến hành các cuộc khảo sát
sơ bộ với các đại diện đầu mối của ASEAN, chạy mô hình về sức khỏe và dinh
dưỡng, tiến hành phân tích kinh tế và các đánh giá tài liệu thứ cấp liên quan đến
các tác động và những thách thức do Covid-19 đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp
và thực phẩm ASEAN.
Bài nghiên cứu “Impact of the Covid-19 pandemic on agricultural exports”
của tác giả Lin Ben-xi và Yu Yvette Zhang cho thấy những hiểu biết quan trọng
về tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường xuất khẩu nông sản. Bài nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, một số mặt hàng nông sản sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí
tăng trưởng mạnh vì đó là những nhu yếu phẩm thiết yếu trong cuộc sống con
người. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng

4
này cũng sẽ phải chịu nhiều thách thức hơn trong đại dịch. Song song với đó, bài
nghiên cứu thông qua số liệu cũng ghi rõ rằng, các doanh nghiệp nhỏ lẻ thì sẽ
chịu tác động nghiêm trọng hơn là những doanh nghiệp lớn. Từ bài nghiên cứu
cho thấy, đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến cả chủ thể và mặt hàng xuất
khẩu.
Nghiên cứu của Muhammad Umar Farooq, Amjad Hussain, Tariq Masood-
“Supply chain operations management in Pandemics: A State-of-the Art Review
Inspired by Covid-19” cho thấy tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung
ứng toàn cầu và hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. Bài nghiên cứu cũng cho
thấy, trước đại dịch, các cơ 9 sở sản xuất, DN buộc phải đóng cửa, bên cạnh đó
là sự vắng mặt của người lao động dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động và mức
độ sản xuất. Các hoạt động hậu cần cho hàng hóa, dịch vụ cũng bị xáo trộn.. Từ
thực tiễn nghiên cứu, đề tài cũng đã đưa ra những con đường nghiên cứu tương
lai, những quan điểm mới của các nhà nghiên cứu về sự hồi phục của chuỗi cung
ứng toàn cầu hậu đại dịch.

2.3. Điểm mới nghiên cứu


Đề tài “nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản
xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam” chính là đề tài lấp đầy lỗ hổng của những
nghiên cứu hiện có. Thông qua sự tìm hiểu và đánh giá, phân tích cụ thể trong
bài nghiên cứu, ta sẽ nhìn có cái nhìn khách quan về tác động cụ thể của đại dịch
Covid-19 đến mặt hàng nông sản, đánh giá mức độ tác động nặng hay nhẹ,
những mặt trái còn tồn tại trong thị trường này là gì. Từ cơ sở thực tiễn đó, kiến
nghị và đề xuất những chính sách phù hợp, có tác động một cách trực tiếp và
hiệu quả nhất để tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp trong đại dịch Covid-
19.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát


Vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản
của ngành nông nghiệp Việt Nam trước và trong đại dịch Covid-19. Bên cạnh
đó, tìm hiểu, đánh giá và phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến những
phương diện như nhu cầu, thị trường xuất khẩu, khó khăn,... đến thị trường tiêu
thụ nông sản. Từ vấn đề đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị những chính sách
thích hợp nhằm giải quyết vấn đề cho sản xuất và tiêu thụ nông sản.

5
3.2. Mục tiêu cụ thể
● Tìm hiểu và phân tích giá trị kinh tế, vị thế của ngành nông nghiệp đối
với nền kinh tế quốc dân.
● Tìm hiểu hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản trước và trong đại dịch
qua thống kê sản lượng, kim ngạch.
● Xác định, phân tích các tác động của đại dịch Covid- 19 đến vấn đề tiêu
thụ nông sản.
● Đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn đề.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


● Giá trị kinh tế và vị thế của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc
dân là gì?
● Hoạt động sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản trước và trong đại dịch
như thế nào?
● Đại dịch Covid- 19 đã tác động đến ngành nông nghiệp Việt Nam trên
những phương diện nào?
● Giải pháp tiêu thụ nông sản trước mắt và lâu dài là gì?
● Doanh nghiệp và Nhà nước nên làm gì để khắc phục những khó khăn đó?

5. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu, dự kiến các phương pháp
nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu


Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

5.2.1. Phạm vi nội dung


Tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam
trước tác động khó lường của đại dịch Covid-19.

5.2.2. Phạm vi không gian


Tập trung nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam.

5.2.3. Phạm vi thời gian


Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam qua số liệu
thống kê từ năm 2010 - 2020 (trước và trong đại dịch).

6
5.3. Nội dung nghiên cứu

5.3.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam
- Hoạt động sản xuất nông sản
- Tiêu thụ nông sản: cung ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

5.3.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản dưới tác động của Covid-19.
Có thể thấy, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực
có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch,
nhất là phải đối mặt với dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khi mà
một số địa phương đang phải giãn cách xã hội do tái bùng phát dịch lần thứ tư.
Để hạn chế thiệt hại cho người sản xuất, rất cần một hệ thống bảo quản và
các nhà máy chế biến tại các địa phương, khu vực, trong khi đó, hệ thống
logistics kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản ở nước ta còn hạn chế. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ
bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho
lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm, chủ yếu phục vụ
xuất khẩu. Với số lượng kho lạnh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản
nông sản, thủy sản phục vụ nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu, nhất là
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Một trong những thách thức đang tồn tại, đó là dịch Covid-19 vẫn chưa
được kiểm soát ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, khiến nhu cầu
nhiều mặt hàng nông sản chủ lực bị giảm sút. Trong khi đó, một số doanh
nghiệp xuất khẩu chưa kịp đổi mới, bổ sung các sản phẩm chế biến sâu, có thời
gian bảo quản lâu, giá cả phải chăng, phù hợp xu hướng tiêu dùng mới ở các
quốc gia có dịch.
Trên thực tế, thời gian qua, nhất là trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng
của dịch Covid-19, nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân trên cả nước đã có hướng
đi mới trong sản xuất và tiêu thụ nông sản khi dịch bệnh đang tái bùng phát trở
lại. Bắt nhịp với xu hướng công nghệ 4.0, nông dân một số tỉnh từng bước thay
đổi tư duy trong sản xuất, thực hiện cách làm mới để tiệm cận với nền nông
nghiệp thông minh. Việc thay đổi này bước đầu giúp nông dân nâng cao năng
suất, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hiện nay,...

7
5.3.3. Đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ
nông sản.
- Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp ứng phó với đại dịch: chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, mùa vụ, tăng cường năng lực chế biến, liên kết tiêu thụ, bảo quản,...
góp phần hạn chế thiệt hại và bước đầu sống chung an toàn với dịch bệnh.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các mặt hàng nông sản qua các sàn giao
dịch thương mại điện tử.
- Kiến nghị chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trong quá
trình sản xuất, chế biến,...
- Kiến nghị chính sách tín dụng cho doanh nghiệp: đặt trong bối cảnh đại
dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì chi
phí cố định, thanh toán các khoản nợ,... Vì vậy, kiến nghị chính sách tín dụng
cho doanh nghiệp sẽ giúp cho họ có thể chống đỡ phần nào gánh nặng về tài
chính.

5.4. Các phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập tài liệu: bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ
nhiều trang uy tín như: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan,... cùng các tạp
chí lao động, kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thông tin và số liệu về sản lượng
sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, kim ngạch được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiến
hành chắt lọc thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của
đối tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian.

6. Dự trù kinh phí để thực hiện đề tài


Đơn vị tính: VNĐ

Số
Nội dung các khoản chi Tổng kinh phí
TT

1 Công lao động trực tiếp tham gia thực hiện đề tài (chủ 5.000.000

nhiệm đề tài, thành viên thực hiện chính, thư ký khoa


học, thành viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ)
2 Nguyên, vật liệu, năng lượng 1.000.000

3 Điều tra, khảo sát thu thập số liệu 500.000

4 Hội thảo 200.000

8
5 Quản lý chung của cơ quan chủ trì 300.000

6 Đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 500.000

7 Văn phòng phẩm, in ấn, dịch tài liệu 300.000

Tổng cộng 7.800.000

KẾT LUẬN

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, nó
đem lại nguồn lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy giá trị kinh tế ngành và đóng góp
vào tổng kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của đại dịch
Covid-19 đã khiến cho thị trường tiêu thụ này trở nên lao đao trong một khoảng
thời gian. Từ vấn đề sản xuất và tiêu thụ nông sản chịu tác động trước đại dịch, ta
đã có sơ sở hơn để nhìn nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, rào cản và khó
khăn của các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này cũng như sự khó khăn
từ chính những chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước ta. Bài nghiên
cứu sau cùng đã tìm ra và phân tích những khía cạnh tồn tại trong ngành nông
nghiệp Việt Nam trước đại dịch. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất ra
những giải pháp nhằm hỗ trợ trong tầm nhìn gần và xa, trong việc hỗ trợ từ vốn,
cơ sở vật chất đến nhân lực, chuyên môn,... Đó chính là những hướng đi thích hợp
cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong đại dịch và trong cả thời đại bình thường
mới.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vietnambiz.vn/tieu-thu-san-pham-product-consumption-la-gi-su-
can-thiet-va-y-nghia-20190831225400067.htm
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_s%E1%BA%A3n
3. https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn/?gd=7&cn=85&tc=22662
4. http://consosukien.vn/nhung-tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-doi-voi-
linh-vuc-nong-nghiep-va-tieu-thu-san-xuat-va-thuong-mai.htm
5. https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/san-xuat-va-tieu-dung-ben-
vung-de-thich-ung-voi-boi-canh-dich-covid-19.html

10

You might also like