You are on page 1of 14

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN


A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

KHOA ĐỊA LÝ
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích............................................................................................................1
3. Nội dung............................................................................................................1
4. Phương pháp......................................................................................................1
B. NỘI DUNG..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG...............................................................................................2
1.1. Các khái niệm liên quan..................................................................................2
1.1.1. Công nghiệp.................................................................................................2
1.1.2. Sản xuất hàng tiêu
ĐỀdùng...............................................................................2
BÀI: ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHỆP
1.1.2.1. Hàng tiêu dùng.......................................................................................2
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
1.1.2.2. Bản chất hàng tiêu dùng.........................................................................2
Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thông
1.1.3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng...........................................................3
1.2. Đặc điểm
Sinhcông
viênnghiệp sản xuất
thực hiện: hàng tiêu
(nhóm 8) dùng..............................................3
1.2.1. Đặc điểm sản xuất........................................................................................3
Trần Thanh Thảo
1.2.2. Phân bố.........................................................................................................3
1.3. Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng............................................4
Trần Thị Thanh Thảo
1.4. Phân loại các ngành sản xuất hàng tiêu dùng..................................................5
CHƯƠNG Lớp: 21SDL-Sư
2. TÌNH HÌNH phạm Địa
SẢN XUẤT, lý BỐ CÔNG NGHIỆP SẢN
PHÂN
XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM........................5
Đà Nẵng, ngày 1 tháng 9 năm 2022
2.1. Công nghiệp dệt may......................................................................................5
2.2. Ngành công nghiệp Văn phòng phẩm.............................................................6
2.3. Công nghiệp Da – giày....................................................................................8
2.4. Ngành công nghiệp Nhựa................................................................................8
2.5. Công nghiệp sành sứ.......................................................................................9
2.6. Xu hướng phát triển trong tương lai..............................................................10
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................11
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................11
A. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiêu dùng của
con người tăng lên dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng. Chính vì vậy quá trình sản xuất công nghiệp hàng
hóa tiêu dùng có những bước tăng trưởng đột phá. Giá trị sản xuất và chỉ số
tăng trưởng công nghiệp đều đạt mức cao khiến cho nên kinh tế có những
bước ngoặc và biến đổi lớn.
Với những lý do trên nên chúng em quyết định chọn đề tài Công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng để làm chủ đề nghiên cứu của mình. Với kiến thức
được trang bị và tìm hiểu từ các nguồn mạng xã hội, sách, báo,… Hy vọng
chúng em sẽ hoàn thành thật tốt đề tài này.
2. Mục đích
a, Mục tiêu
Hiểu được các vấn đề về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nắm
được các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, phân bố- phân loại và nêu
các đặc điểm của ngành nghề trong công nghiệp tiêu dùng .Tìm hiểu được
xu hướng phát triên trong tương lai của thế giới.
b, Nhiệm vụ
Tìm hiểu về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
3. Nội dung
Sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các sản
phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu cho con người. Đây là ngành công nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa thiết
yếu, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, giúp nâng cao đời sống và
phục vụ xuất khẩu. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các sản
phẩm tiêu dùng tăng cao, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; đây là điều kiện và cơ hội để các tập đoàn
kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh vào lĩnh
vực này.
4. Phương pháp
Tìm hiểu, phân tích , giải quyết vấn đề

1
B. NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN
XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Công nghiệp
Công nghiệp và ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ
phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội.
Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu:
• Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên
thuỷ.
• Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông
nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác
nhau
của xã hội.
• Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá
trinh
sản xuất và sinh hoạt.
Từ khái niệm trên ta thấy: Công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn
thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất
chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao
gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau.
1.1.2. Sản xuất hàng tiêu dùng
1.1.2.1. Hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng được hiểu cơ bản chính là hàng hóa cuối cùng trong quá
trình sản xuất, được bày bán trên kệ và đến tay người tiêu dùng thông qua
trao đổi, mua bán.
Hàng tiêu dùng là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu. Sản phẩm của
hành tiêu dùng cuối cùng không được sử dụng cho mục đích nào khác hay
là nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm khác.
Hàng tiêu dùng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và
hàng tiêu dùng đem đến những lợi ích nhất định, giúp cuộc sông của chúng
ta trở nên dễ dàng hơn. Càng ngày các mặt hàng tiêu dùng càng được đa
dạng hóa và phát triển hơn nữa.
Để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu của các chủ thể là những
người khách hàng, vì ngày nay chất lượng cuộc sống tăng lên. Thế nên nhu
cầu của con người cũng tăng lên. Nên các chủ thể là những nhà kinh doanh
hàng tiêu dùng cũng phải cập nhật để nhằm mục đích có thể phục vụ cuộc
sống.

1.1.2.2. Bản chất hàng tiêu dùng


Bản chất hàng tiêu dùng thực chất chính là hàng hóa được bán cho
người tiêu dùng để sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cho mục đích
cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Có ba loại hàng tiêu dùng chính: hàng

2
tiêu dùng lâu bền, hàng tiêu dùng không bền và dịch vụ.
 Hàng tiêu dùng lâu bền là hàng hóa có tuổi thọ cao. Những mặt
hàng tiêu dùng này được các nhà kinh doanh sản xuất để có thể
có thời gian gắn bó lâu nhất với khách hang. Những mặt hàng
đòi hỏi sự cân nhắc và nghiên cứu nhiều hơn các sản phẩm
khác. Và có thời hạn sử dụng từ 3 năm trở lên.
Ví dụ:
- Thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử, đồ nội thất, thiết bị y tế, …
 Hàng tiêu dùng không bền là các mặt hàng được được sử dụng
dưới ba năm và có tuổi thọ ngắn. Ngoài ra, khách hàng chỉ có
thể sử dụng sản phẩm này một lần như là sản phẩm tiện dụng
hoặc hàng hóa tiện lợi; chúng là những mặt hàng mà người tiêu
dùng sử dụng và mua thường xuyên, các sản phẩm được xuất
hiện hàng ngày trong gia đinh và nó rất cần thiết với khách hàng
trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ:
- Mỹ phẩm, món ăn, sản phẩm tẩy rửa, quần áo, thuốc,…
 Dich vụ: các doanh nghiệp kết hợp sử dụng tư liệu sản xuất , lao động
từ công nhân và nguyên liệu thô để sản xuất hàng tiêu dùng và kinh doanh
hàng tiêu dùng bán cho khách hàng.
Ví dụ:
- Dịch vụ thẩm mỹ viện, dịch vụ sơn sửa nhà, giao hang tạp hóa,
sửa chữa điện,…
1.1.3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm, tạo
ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng
cao đời sống và phục vụ xuất khẩu. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là
ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ
trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ
xuất khẩu.
1.2. Đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
1.2.1. Đặc điểm sản xuất.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp tạo ra nhiều
hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời
sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chính là:
+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn
vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ lớn.
+ Cơ cấu ngành đa dạng
+ Chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố lao động thị trường tiêu thụ và nguồn
nguyên liệu.

3
1.2.2. Phân bố.
Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở các
nước vì cơ cấu đa dạng.
Châu Á là châu lục nằm phần lớn ở bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất
trong các châu lục trên thế giới. Châu Á có 50 quốc gia độc lập. Các nước
Châu Á được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía bắc và ở phía Đông là
Thái Bình Dương, cùng Ấn Độ Dương ở phía nam. Châu Á là châu lục có
dân số đông nhất thế giới, nổi bật là hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ.
Với dân số đông tạo ra nhu cầu về sử dụng hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời
sống ngày càng tăng cao. Do đó ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các
nước Châu Á là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và
phức tạp về trình độ kĩ thuật. Ngành công nghiệp dệt may tạo sản phẩm đa
dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống của người dân
châu Á. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng ở Châu Á phát triển mạnh là nhờ
những nguồn lực như có sẵn nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào,
giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn, cần ít vốn và xây dựng nhanh phù hợp với
các nước đang phát triển nên ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
phát triển ở hầu hết các nước châu Á. Châu Á là châu lục nằm phần lớn ở
bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. Châu Á
có 50 quốc gia độc lập. Các nước Châu Á được bao quanh bởi Bắc Băng
Dương ở phía bắc và ở phía Đông là Thái Bình Dương, cùng Ấn Độ Dương
ở phía nam. Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới, nổi bật là hai
quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ. Với dân số đông tạo ra nhu cầu về sử dụng
hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống ngày càng tăng cao. Do đó ngành
công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước Châu Á là công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành
khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật. Ngành
công nghiệp dệt may tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu
sinh hoạt và đời sống của người dân châu Á. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng
ở Châu Á phát triển mạnh là nhờ những nguồn lực như có sẵn nguồn
nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn, cần ít
vốn và xây dựng nhanh phù hợp với các nước đang phát triển nên ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á.
1.3. Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành
khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về quy trình công nghệ. Đáng
chú ý hơn cả là các ngành dệt- may, da – giày, giấy – in, văn phòng phẩm,
nhựa, sành – sứ – thủy tinh.
Hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu
thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Ở nhiều nước, nhóm ngành này phát
triển mạnh trên cơ sở phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, với
nhiều hình thức, quy mô và công nghệ thích hợp.
Họ tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm thỏa mãn nhu cầu về các
loại hàng hóa thông thường, thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất

4
khẩu.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng, không thể
thiếu được trong hệ thống các ngành công nghiệp của mọi quốc gia bởi vì
đã tạo ra được nhiều loại hàng hóa thông dụng phục vụ trước hết cho cuộc
sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân.
Hơn nữa nó còn có giá trị xuất khẩu nếu như sản phẩm thỏa mãn yêu
cầu của thị trường bên ngoài.
1.4. Phân loại các ngành sản xuất hàng tiêu dùng
Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành
khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về quy trình công nghệ. Đáng
chú ý hơn cả là các ngành dệt- may, da – giày, giấy – in, văn phòng phẩm,
nhựa, sành – sứ – thủy tinh. Hoạt động của chúng chủ yếu dựa vào nguồn
lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Ở nhiều nước, nhóm ngành này phát triển mạnh trên cơ sở phát huy khả
năng của mọi thành phần kinh tế, với nhiều hình thức, quy mô và công nghệ
thích hợp, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm thỏa mãn nhu cầu về
các loại hàng hóa thông thường, thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh
xuất khẩu.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng, không thể
thiếu được trong hệ thống các ngành công nghiệp của mọi quốc gia bởi vì
đã tạo ra được nhiều loại hàng hóa thông dụng phục vụ trước hết cho cuộc
sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa nó còn có giá trị xuất
khẩu nếu như sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của thị trường bên ngoài.

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, PHÂN BỐ CÔNG


NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau,
đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật. Sản phẩm của các
ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiên liệu, động
lực và chi phí vận tải ít hơn song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao
động. thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Các ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối
ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu
được lợi nhuận tương đối đơn giản, có khả năng xuất khẩu.
2.1. Công nghiệp dệt may
* Thế giới
Công nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan
trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về
may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt – may có
tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là
công nghiệp hóa chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.

5
Sự ra đời của máy dệt ờ nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công
nghiệp thế giới. Ngành dệt – may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều
nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên
và nhân tạo phong phú (như bông. lanh, lông cừu. tơ tằm, tơ sợi tổng hợp,
len nhân tạo…), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Các nước có ngành dệt – may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì,
Nhật Bản… Thị trường tiêu thụ hàng dệt – may rất lớn. nhất là thị trường
EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm. mức tiêu
thụ hàng dệt may ờ các nước trên đạt 150 tỉ USD.
* Việt Nam
 Việt Nam nằm trong top các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên
thế giới, nổi lên như một sự thay thế lý tưởng cho Trung Quốc.
 Các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của ngành là xuất khẩu hàng dệt may
ngày càng tăng nhờ các hiệp định thương mại tự do đa phương và chi phí
lao động thấp.
 Bất chấp những thách thức gia tăng do đại dịch COVID-19, ngành công
nghiệp đang phát triển nhanh chóng để giải quyết sự tăng trưởng bị ám ảnh
của nó, nâng cao triển vọng phục hồi lạc quan.
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam
với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai cả nước. Năm 2019, giá trị xuất khẩu
của ngành đóng góp tới 16% tổng GDP. Trong 5 năm qua, ngành dệt may
liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 17% hàng năm.
Ngành dệt may của nước ta phát triển mạnh ở các thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải
Phòng, Long An,…
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, dệt may Việt Nam đã có chỗ
đứng trong thị trường may mặc thế giới.
Ví dụ:
Thương hiệu thời trang Chic-Land
Chic – Land không chỉ là thương hiệu nổi tiếng nhờ thiết kế công sở nữ
cao cấp mà còn được biết đến nhờ chuỗi cửa hàng thời trang xa hoa bậc
nhất.
Thương hiệu thời trang NEM fashion
Thương hiệu thời trang nữ ở Việt Nam không thể không kể tới NEM.
Đây là thương hiệu thời trang nữ cao cấp được chị em công sở yêu thích
vì thiết kế thanh lịch, quyến rũ và tinh tế.
Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam thu về 39 tỷ USD từ xuất khẩu,
tăng hơn 8,3% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê Việt
Nam . Sản xuất hàng may mặc chiếm phần lớn các doanh nghiệp, với tỷ lệ
70%. Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là chi phí lao
động thấp và xuất khẩu hàng dệt may sang EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
ngày càng tăng.
2.2. Ngành công nghiệp Văn phòng phẩm.
* Thế giới
Công nghiệp Văn phòng phẩm là thị trường được hình thành từ rất lâu.

6
Sự phát triển của thị trường gắn liền với sự gia tăng về nhu cầu sử dụng của
con người.
Ban đầu, thị trường ra đời những sản phẩm cơ bản là bút, giấy. Sau,
chúng phát triển với nhiều mặt hàng đa dạng hơn, như kẹp giấy, túi hồ sơ,
tài liệu, bút màu, băng dính, ghim bấm, giấy nhớ, …Dụng cụ văn phòng có
nhiều ngành hàng khác nhau và chúng liên tục thay đổi, Do đó, thị trường
sản xuất, phân phối luôn phát triển và mở rộng. Nhu cầu của người dùng
càng lớn, thị trường càng tăng tiến. Vậy nên, rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh
doanh có quy mô lớn và nhỏ về đồ dùng văn phòng được đăng ký mỗi năm.
Có thể nói, thị trường đồ dùng văn phòng ra đời đã lâu nhưng chưa bao giờ
hết hot. Nguyên nhân cốt lõi là chúng gắn liền với nhu cầu đời sống, học
tập, làm việc của con người. Do đó, không sai khi nói rằng thị trường đang
đồng bộ với sự phát triển của xã hội. Các dụng cụ văn phòng có giá mặt
bằng chung không cao nhưng có sức tiêu thụ lớn. Vì thế, doanh thu đạt
được từ các đơn vị phân phối là cực kỳ khủng.
* Việt Nam
Công nghiệp văn phòng phẩm đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Mặc dù
không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí
then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như:
Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc
sống của mỗi người dân. Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại
Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp
dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm
thân thiện với môi trường. Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động,
đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển
các ngành kinh tế khác. Đối với xã hội, ngành giấy hiện đang cung cấp
nhiều sản phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động
giáo dục hay hoạt động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm
cho người tiêu dùng.
Trong ngành có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ đăng kí sản xuất và
kinh doanh văn phòng phẩm. Thị trường không tập trung vào riêng một
nhóm công ty nào. Riêng ở địa bàn TP Hồ Chí Minh thì con số này đã là
2.780 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 100 đơn vị trực tiếp sản xuất.
Theo số liệu do một nhóm tiếp thị thuộc công ty kinh doanh văn hoá
phẩm thống kê, thị trường TP.HCM mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tỉ đồng
văn phòng phẩm. Lượng hàng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước
đáp ứng 5% nhu cầu, khoảng 35% là sản phẩm gia công với linh kiện nhập
từ nước ngoài lắp ráp tại Việt Nam và 60% là sản phẩm nhập từ nước ngoài.
Số liệu thống kê từ các nhà sách của công ty Fahasa cho thấy mỗi năm tổng
lượng văn phòng phẩm bán ra khoảng 75 tỉ đồng, chiếm 30% doanh thu của
hệ thống. Trong số đó hàng nội địa (bao gồm sản phẩm do các công ty trong
nước tự sản xuất hoặc nhập linh kiện về lắp ráp) chiếm tỷ lệ 40%, hàng
nhập 60%. Tại các nhà sách, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm khu vực
trung tâm thành phố, có thể thấy hàng nội chưa đa dạng hoá mẫu mã. Bút
bi, mặt hàng được xem là phát triển tốt của doanh nghiệp Việt Nam trong 3

7
năm gần đây có trên 20 loại khác nhau, giá từ 1.000đ đến hơn 16.000đ/cây
được bày bán không nhiều. Ðếm trong số 32 loại bút bi đang bày trên quầy
của một nhà sách đường Nguyễn Thị Minh Khai chỉ có 5 loại là bút nội địa,
còn lại là bút Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ðài Loan và một số ít chưng
trên tủ kính là bút hàng hiệu của Mỹ, Pháp. Thị trường văn phòng phẩm còn
có tính mùa vụ: Sản phẩm được mua bán nhiều nhất là vào đầu mỗi năm
học vì cung cấp cho học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, cứ mỗi đầu năm học
là các doanh nghiệp văn phòng phẩm trong nước lại thường xuyên tung ra
thị trường những dòng sản phẩm mới, những dòng sản phẩm đã được cải
tiến cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đứng đầu trong khối
những doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩm hiện nay vẫn là những
thương hiệu quen thuộc và gần gũi với người tiêu dùng như Hồng Hà, Hải
Tiến, Thiên Long…Trong đó, Thiên Long là tập đoàn văn phòng phẩm lớn
nhất nước với số vốn lên đến 120 tỉ.
2.3. Công nghiệp Da – giày.
* Thế giới
Công nghiệp giày dép cũng thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ . Lĩnh
vực này sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất, phân phối và tiếp thị tất cả
các loại giày, dép.
Có thể nói đây là nhóm ngành thu hút rất nhiều lao động và góp phần
tạo điều kiện việc làm cho xã hội cũng như gia nhập vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra ngành giày dép còn mang lại nhiều nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước nhờ hoạt động xuất khẩu.
* Việt Nam
Da giày là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được đẩy mạnh
sản xuất với sản lượng lớn hàng năm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước
và xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong top các quốc gia xuất khẩu
mặt hàng da giày lớn nhất thế giới, và liên tục tăng trưởng đều đặn hàng
năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp giày, dép ở
nước ta là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, cụ thể chiếm tới 75%
tổng kim ngạch. Theo thống kê, các sản phẩm giày, dép đang chiếm vị trí
hàng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
EU. 
 Tuy nhiên, ngành công nghiệp này của nước ta vẫn gặp khó khăn, vì
phụ thuộc nguyên liệu da thuộc và thiếu đa dạng trong phát triển mẫu mã
sản phẩm, chi phí chưa cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.
2.4. Ngành công nghiệp Nhựa.
* Thế giới
Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế
giới, trung bình 9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh
tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng
trưởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trưởng của ngành Nhựa Trung
Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm
2010. Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành Nhựa là do nhu cầu thế

8
giới đang trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới
ước tính đạt 500 triệu tấn năm 2010 với tăng trưởng trung bình 5%/năm
(theo BASF).
Nhu cầu nhựa bình quân trung bình của thế giới năm 2010 ở mức 40
kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100 kg/năm. Dù
khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị trường này trong năm 2009 –
2010 và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á – khoảng 12-15%.
Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộc vào tăng
trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa (end-markets) như ngành thực
phẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu Á). Nhu cầu
cho sản phẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực
phẩm, 3.1% trong ngành thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng
(Mỹ) là yếu tố quan trọng đẩy tăng nhu cầu nhựa thế giới.
* Việt Nam
Việt Nam, so với các ngành công nghiệp đã có mặt lâu đời khác, như cơ
khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may… thì ngành công nghiệp nhựa còn khá
mới mẻ.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, cụ thể là từ năm 2015, ngành
nhựa Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc với mức tăng hàng năm là 16%
- 18%/năm, đứng thứ 3 chỉ sau ngành viễn thông và dệt may.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành nhựa đang được coi là một
ngành năng động, chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng
mạnh mẽ đó xuất phát từ thị trường tiêu thụ rộng lớn từ trong nước lẫn
ngoài nước.
Tiềm năng phát triển còn lớn, bởi ngành công nghiệp nhựa Việt Nam
mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới.
2.5. Công nghiệp sành sứ
* Thế giới
Gốm sứ kỹ thuật chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 80%) trong ngành gốm sứ
công nghiệp thế giới.
Xu hướng tăng trưởng ngành gốm sứ thủy tinh công nghiệp trên thế giới
luôn ở mức cao. Đặc biệt là nguyên liệu gốm sứ cung cấp cho lĩnh vực điện
tử, cáp quang và nhà mát sản xuất điện mặt trời. Gốm sứ kỹ thuật được sử
dụng nhiều trong các ngành công nghiệp do có các tính chất quý như chịu
nhiệt độ cao, độ bền mài mòn, cách nhiệt tốt hay các tính chất riêng biệt
như có tính áp điện, bán dẫn, cách điện và có thể tái sinh.
Từ nhiều năm nay,Đông Nam Á đáng kể nhất Trung Quốc luôn giữ vị trí
hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ phục vụ phòng
tắm. Trong 5 năm trở lại đây, lượng hàng xuất khẩu đã tăng 61,2%, năm
2006 tăng kỷ lục 38,9 triệu sản phẩm, chiếm 41,7% trong tổng sản lượng cả
nước
* Việt Nam
Tuy nhiên, ở Việt Nam, gốm sứ thủy tinh công nghiệp mới đang được sử
dụng tập trung ở các lĩnh vực sản phẩm chiếu sáng, gốm sứ dân dụng, gốm
sứ mỹ nghệ, thủy tinh bao bì và một tỷ lệ rất nhỏ gốm sứ cách điện, điện tử

9
và quang học. Nhiều lĩnh vực gốm sứ thủy tinh khác như: cách nhiệt, chịu
nhiệt, chịu hóa chất, chịu mài mòn, điện tử chưa phát triển. 
Do đó, để nắm bắt xu hướng, tận dụng tối đa những lợi thế mà ngành gốm
có thể mang lại, Viện Nghiên cứu Sành sứ thủy tinh công nghiệp đã đặt ra
định hướng phát triển ngành trong giai đoạn 2022 – 2030. Trong đó, phát
triển đồng bộ ba lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ: nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học; chuyển giao công nghệ
và giới thiệu sản phẩm ngành gốm sứ thủy tinh công nghiệp theo hướng chú
trọng vào phát triển lĩnh vực gốm sứ kỹ thuật.
2.6. Xu hướng phát triển trong tương lai.
Xu hướng: Gần đây trong ngành công nghiệp ngày càng phụ thuộc
nhiều hơn vào công nghệ. Các chất lượng tương tác của Internet và các lợi
ích hiệu quả về chi phí của công nghệ khác đang ngày càng được tận dụng
để giúp tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa người tiêu dùng và các doanh
nghiệp hiệu quả hơn. Bao gồm các:
• Các ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), các chương trình thu
thập thông tin về hành vi của khách hàng, cũng đã tăng tầm quan trọng khi
các công ty cố gắng hiểu rõ hơn thị trường mục tiêu của họ để tăng doanh
số bán hàng và sự hiện diện trên thị trường.
• Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), được sử dụng để gắn thẻ lô hàng sản
phẩm và thu thập thông tin được sử dụng để tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.
Việc tăng cường sử dụng công nghệ này đang được thúc đẩy bởi các nhà
bán lẻ bán các sản phẩm tiêu dùng.
• Nhiều công ty hiện có các trang web tương tác, nơi người tiêu dùng có thể
chơi các trò chơi dựa trên sản phẩm và mua hàng.
Bên cạnh công nghệ, ngành sản phẩm tiêu dùng cũng cho thấy xu hướng
ngày càng tăng đối với các công ty tham gia vào các hoạt động sáp nhập,
mua lại hoặc liên minh. Điều này là do nhiều lý do, bao gồm giảm rủi ro khi
tạo ra sản phẩm mới hoặc mở rộng sang thị trường mới, tiếp cận nhân khẩu
học mới, tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi tiêu vốn hoặc cắt giảm chi phí.
Gần đây, với việc thị trường Mỹ và châu Âu ngày càng trở nên cạnh
tranh, các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng đang chuyển hướng sang các thị
trường mới nổi ở các quốc gia đang bùng nổ như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga,
Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng cho điều này,
nhưng cũng có một số rủi ro liên quan đến sản xuất quốc tế. Các nền kinh tế
mới nổi thường chơi theo các quy tắc khác với các nền kinh tế phát triển, và
các chính phủ có thể dễ xảy ra tham nhũng, cản trở lợi nhuận của các doanh
nghiệp.
Triển vọng tới tương lai:
Tương lai của ngành này có vẻ tươi sáng khi nhu cầu có thể sẽ tăng
lên do nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa ở các thị trường bán lẻ mới
nổi, chẳng hạn như ở Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Ngoài ra còn có các thị
trường lâu đời là Nhật Bản, Tây Âu và Hoa Kỳ duy trì nhu cầu ổn định.
Người tiêu dùng đã quen với việc có những sản phẩm này trong cuộc sống
của họ và có thể không thể ngừng mua chúng vì lý do này.

10
Phân khúc đồ nội thất gia đình giá rẻ, sẵn sàng lắp ráp là một phân
khúc đang phát triển của ngành công nghiệp này, tiếp cận thị trường chủ
đạo rộng lớn hơn với những thành công của các nhà sản xuất như IKEA
International. Đồ vệ sinh và mỹ phẩm cũng được dự đoán sẽ duy trì không
đổi, nếu không muốn nói là tăng, nhu cầu khi dân số thế giới đang già đi
tìm cách trông trẻ hơn. Giá các mặt hàng được sử dụng để sản xuất những
mặt hàng này cũng đã giảm trong thời gian gần đây; tiếp tục tăng tỷ suất lợi
nhuận cho các công ty.

C. KẾT LUẬN
Đã làm được: nêu được những khái niệm thuật ngữ về ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, chỉ ra được ngành này là ngành quan trọng trong
nền phát triễn kinh tế, phân tích được đặc điểm của mỗi ngành nghề : sản
xuất da giày , in ấn văn phòng phẩm, nhựa sứ.,……BIết được sự phân bố và
hướng phát triễn của mỗi ngành nghề.Và nêu ra các định hướng trong tương
lai.
Chưa làm được: thống kê các số liệu trên thế giới , giải quyết các tồn tại
trong công nghiệp tiêu dùng như : nguyên liệu, lao động, vốn đầu tư,…
Lời cảm ơn:
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.
***

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://thuannhat.com.vn/cong-nghiep-san-xuat-hang-tieu-dung
https://suretest.vn/cung-co/bai-32-dia-li-cac-nganh-cong-nghiep-6848.html
https://voer.edu.vn/m/ly-luan-chung-ve-cong-nghiep/2042f052
https://globaledge.msu.edu/industries/consumer-products/background
https://www.wallstreetmojo.com/consumer-goods/
https://baitapsgk.com/lop-10/dia-li-lop-10/cong-nghiep-san-xuat-hang-tieu-
dung.html

11

You might also like