You are on page 1of 23

GIAOSPHAAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH

CHUYÊN NGHÀNH LUẬT KINH TẾ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI CỨU NÔNG SẢN


TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

GV: TS. ĐẶNG TRUNG TUYẾN NHÓM:……………


23…………………….

KHÓA:……K15……. LỚP:………07………

Hà nội, tháng..12.. Năm 2021

1
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Mã số SV Lớp Nhiệm vụ Điểm do Điểm do

được nhóm giáo viên

phân chấm chấm

công

01 Trịnh Thị 21011443 LKT 2.1 và sửa 9

Quỳnh Tiểu luận

Mai (NT)

02 Phạm 21011910 LKT 3.1-3.3 9

Đình

Hưng

03 Bùi Minh 21010371 LKT 2.2 và 8,5

Trường thuyết

trình

04 Phạm Gia 21010353 LKT 1.1-1.3 9

2
Huy

3
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

4
MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

1.1. Lý do chọn đề tài


1.2. Các lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.3. Tổng quan nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng của vấn đề

2.1. Nông sản tiêu thụ trong nước

2.2. Nông sản xuất khẩu

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị

3.1. Kinh nghiệm từ các nước bạn

3.2. Giải pháp

3.3. Kiến nghị

Chương 4: Tổng kết

4.1. Tổng kết

4.2. Tài liệu tham khảo

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài:

- Đại dịch Covid-19 đã có một tác động không nhỏ đến thị
trường nông sản của Việt Nam cả trong và ngoài nước. Các số liệu
thống kê cho thấy năng suất thị trường nông sản trong năm 2021 có xu
hướng tăng mặc cho đại dịch vẫn đang hoành hành. Vì vậy, nhóm
chúng em quyết định thảo luận về vấn đề này để có thể nhìn rõ hơn về
thực trạng hiện tại của thị trường nông sản, đồng thời vạch ra những
hướng đi mới cho thị trường trong tương lai.

1.2. Các lý thuyết về vấn đề nghiên cứu:

- Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành


sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng.
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ
sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp
(thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù. Ngày nay, nông sản
còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế
nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra
từ tư liệu sản xuất là đất.
- Nông sản hàng hoá là Nông sản hàng hóa (cash crops) là khái
niệm dùng để chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất ra với
mục đích bán ra thị trường. Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản
phục vụ cho mục đích tự sản, tự tiêu.
Hàng nông sản bao gồm một vi phạm khá rộng các loại hàng
hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mì, bột mì,
sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu,
hạt điều, chè, rau quả tươi,….)
- Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…..

6
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh
kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông
xơ, da động vật thô, DDSG và nhiều sản phầm khác.....
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản được chia làm
hai nhóm, gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.
Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông
sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao),
bông và nhóm có sợi khác như đay, lanh, những loại quả (như chuối,
xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt
đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi
các nước đang phát triển.
- Một số loại nông sản nổi tiếng: lúa gạo, vải, cà phê, ...

- Tại sao phải giải cứu nông sản: việc giải cứu nông sản là một
hình thức giúp đỡ cho những người nông dân khi đến vụ mùa
nhưngkhông thể đưa ra thị trường. Ví dụ như đợt dịch Covid-19 gần
đây các tỉnh thành đều đóng cửa hoàn toàn và việc đưa những sản
phẩm nông sản sang các tỉnh thành để tiêu thụ gần nột mức giá thấp
nhất để việc giải cứu nông sản được diễn ra. Vậy nên việc giải cứu là
một việc rất cần thiết khi có có những biến cố sảy ra để giúp đỡ cho
những người nông dân có thể thu lại được một chút vốn ít ỏi.

7
Giải cứu nông sản mùa dịch

1.3. Tổng quan nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

a, Mục tiêu

- Nắm được thực trạng của thị trường nông sản trong những
năm gần đây, đồng thời đưa ra những giải pháp mới.

b, Câu hỏi nghiên cứu

1. Thị trường nông sản Việt Nam cả trong và ngoài nước đã


thay đổi như thế nào trong những năm gần đây?

2. Liệu đại dịch Covid-19 là một thách thức hay là một cơ hội
cho thị trường nông sản Việt Nam trong tương lai?

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Thị trường nông sản Việt Nam trong và ngoài nước.

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Thị trường cả trong và ngoài nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

2.1. Nông sản tiêu thụ trong nước

- Trong thời gian qua, mặc dù sản lượng hàng nông sản của
nước ta đã được tăng lên đáng kể song chưa có nhiều chuyển biến về
chất lượng. Nguyên nhân là do: (i) sản xuất nông nghiệp chủ yếu còn
manh mún, quy mô nhỏ, tự phát, cá thể; (ii) người nông dân sản xuất
theo kinh nghiệm là chủ yếu mà không tuân thủ theo qui trình, mẫu
mã sản phẩm không đúng chuẩn, vì vậy chất lượng sản phẩm không
đạt chuẩn an toàn; (iii) yêu cầu của an ninh lương thực khiến nông dân
8
không linh hoạt được trong hoạt động sản xuất.
- Bên cạnh đó, việc tiêu thụ hàng nông sản nước ta cũng đang
gặp nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua, hàng nông sản nước
ta luôn phải gặp tình cảnh “được mùa mất giá”. Điều này xuất phát từ
nguyên nhân lớn nhất là sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu tự
phát, chưa gắn với thị trường, với chuỗi giá trị ngành hàng. Các doanh
nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta chưa phát
triển theo hướng bền vững, chưa mạnh dạn xây dựng các vùng nguyên
liệu vì không có thị trường ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất hàng
nông sản đang phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất khẩu
chủ yếu như Trung Quốc, Philipine, Indonexia, Malaysia… mà chưa
mở rộng tới các thị trường cao cấp khác như các nước trong khối Liên
minh Châu Âu, Mỹ…
- Mối quan hệ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong
tiêu thụ hàng nông sản chưa có sự gắn kết cao. Thực tế, thường thấy
có những trường hợp giữa doanh nghiệp và người nông dân thường
xảy ra tình trạng “bội tín lẫn nhau”. Người nông dân thường chỉ bán
hàng nông sản qua thương lái mà ít làm việc trực tiếp với các doanh
nghiệp nông sản vì sợ bội tín. Điều này dẫn tới tình trạng tư thương,
thương lái ép giá nông sản của nông dân.
Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản của Nhà nước được đánh
giá là chưa có tính tổng thể, chưa giải quyết tận gốc vấn đề. Các chính
sách của Nhà nước cũng chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ doanh nghiệp,
vì vậy, người nông dân chưa được hưởng lợi trực tiếp từ các chính
sách này. Ví dụ như mua tạm trữ hàng nông sản; cho doanh nghiệp
vay vốn không lãi suất để mua hàng nông sản (đặc biệt là lúa) với giá
rẻ…

- Cách phân phối các sản phẩm về nông sản đã có thay đổi
trong thời kì đại dịch Covid-19. Bởi vì không thể vận chuyển hàng
hóa do cách ly xã hội, nên nhiều công ty đã chuyển thành hình thức
buôn bán trực tuyến, đem các sản phẩm của công ty lên trang web cá
nhân để bán, hoặc kết hợp cùng các công ty thương mại điện tử lớn
như Shoppe, Tiki, Lazada, Sen đỏ, …để thúc đẩy buôn bán hàng hóa.
Ngoài ra, những thương nhân buôn bán nhỏ lẻ, vừa còn kí hợp đồng
cùng các công ty lớn, để cùng trao đổi hàng hóa, giao thương và buôn
bán.

9
- Những việc làm trên đã giúp nhiều người dân thoát khỏi cảnh
tồn đọng sản phẩm, giúp các thương nhân đưa sản phẩm của mình đến
gần với người tiêu dùng, giúp các công ty đem tên tuổi của chính mình
đi quảng bá trên thị trường.

-  Thời gian qua, khi các tỉnh, thành phía Nam "đương đầu" với
sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh COVID-19 thì ngành sản xuất nông
nghiệp của Đà Lạt - Lâm Đồng đã lâm vào cảnh hết sức tiêu cực.
Nhiều loại rau và các loại hoa tại TP Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn
Dương, Đức Trọng... bán không ai mua, cho không người lấy khiến
người dân thua lỗ nặng. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 có
những tiến triển khả quan, nhiều biện pháp phòng, chống dịch được
các tỉnh, thành nới lỏng, giá cả không ít các loại rau và hoa đã tăng
mạnh trở lại. Thậm chí, có loại rau còn tăng cao hơn cả thời điểm
chưa bùng phát dịch. Đây là tín hiệu lạc quan để các nông hộ đẩy
mạnh sản xuất, tự tin đầu tư trở lại.

- Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng hàng hóa bị ‘độn giá’.
Lý do là do dịch bệnh hoành hành, buôn bán khó khăn nên các sản
phẩm nông sản bị tồn đọng. Khi có các thương lái hỏi mua là vội bán
với giá rẻ mạt, thì tại các chợ dân sinh hoặc siêu thị, người tiêu
dùng phải mua với giá “cắt cổ”. Ví dụ như, “Giá ổi, thanh long, xoài,
chôm chôm và nhiều loại trái cây khác chỉ 3.000-15.000 đồng/kg,
nhưng giá bán sỉ vẫn 15.000-20.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ
hao hụt do sâu, hỏng, thất thoát trong vận chuyển, chúng tôi phải bán
gấp 2-3 lần mới có lãi” - chị Trần Thị Nhung, kinh doanh hoa quả tại
chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết. Chênh lệch giá
giữa nhà cung cấp và khi đến tay người tiêu dùng là khá lớn.

10
2.2. Nông sản xuất khẩu

- Ước tính đến nay, Việt Nam có hơn 7000 doanh nghiệp đầu
tư vào thị trường nông sản, trong đó có thể kể tên một số doanh
nghiệp lớn như:

+ Tổng Công ty Lương thực miền Nam - Vinafood II

+Công ty nông nghiệp Hoàng Anh Gia La

11
+ Tổng Công ty Chè Việt Nam

- Bước vào năm 2021, hoạt


động xuất khẩu đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách
thức gây ra bởi dịch Covid-19. Đặc biệt trong tháng 7 và
tháng 8, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh
ở nhiều địa phương đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng –
tiêu thụ và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất
khẩu cả nước. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021,
xuất khẩu nông sản Việt Nam (bao gồm 8 mặt hàng chủ
yếu là hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn
và sản phẩm sắn, cao su) vẫn tăng trưởng khá, nhiều mặt
hàng xuất khẩu nông sản tăng cả về lượng và giá trị xuất
khẩu.

- Trong 9 tháng đầu năm


2021, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu
tăng như: cà phê, cao su, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sản
phẩm chăn nuôi, sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm… Trong
đó, cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối
lượng lẫn giá trị xuất khẩu.
12
- Với ngành cao su, 9 tháng
đầu năm, lượng xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 2,17 tỉ
USD, tăng 17,1% về lượng và tăng 52,7% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2020. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho hay xuất
khẩu trong thời gian qua tăng trưởng cao là do thị trường
Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu, chiếm đến khoảng 70%
tổng sản lượng của Việt Nam. 

- Ngoài ra, Việt Nam hiện


là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Mỹ với 30.000
tấn, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Một lý do
không thể không nhắc đến là giá cao su xuất khẩu năm nay
khá cao, tăng 33% so với cùng kỳ, đạt mức 1.641 USD/tấn,
đã góp phần nâng cao giá trị cao su xuất khẩu của Việt
Nam.

- Dự báo mới nhất của Hiệp


hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho
thấy lượng cung toàn cầu ước đạt 13,86 triệu tấn, hụt
306.000 tấn so với nhu cầu. Trung Quốc có thể đẩy mạnh
nhập khẩu 1,7 triệu tấn để phục vụ nhu cầu các tháng cuối
năm 2021 và 2 triệu tấn cho các tháng nghỉ vụ (tháng 1 đến
tháng 4-2022) để bù lượng thiếu hụt trong nước.

- Ngành hồ tiêu đang kỳ


vọng quay lại "câu lạc bộ tỉ đô" khi xuất khẩu 9 tháng đầu
năm 2021 đạt 719 triệu USD, tăng 47% về giá trị dù sản
lượng giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ giá tăng
"nóng" (cùng kỳ năm ngoái, giá xuất khẩu hồ tiêu khoảng
2.100 USD/tấn, năm nay từ 3.800-4.000 USD/tấn, tức tăng
gần gấp đôi).

- Tuy vẫn đạt mức tăng trưởng khá trong 8 tháng


năm 2021, song xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Dự báo từ nay đến cuối
năm, dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động
giao thương, vận chuyển, hàng hóa và tác động trực tiếp
đến khu vực sản xuất cũng như chế biến nông sản xuất
khẩu. Thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải
13
tăng chi phí để thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”. Bên cạnh đó
là tình trạng khan hiếm container, cước vận chuyển hàng
xuất khẩu không ngừng tăng lên. Chi phí vận chuyển đến
các thị trường như Mỹ, châu Âu đã tăng từ 2 đến 3 lần
trong năm qua và đang tiếp tục tăng mạnh.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kinh nghiệm từ nước bạn

- Các nước bạn có khả năng sản xuất nông sản khá
lớn và chất lượng cao hơn Việt Nam ta rất nhiều. Kinh
nghiệm chúng ta cần học hỏi ở đây là việc phải giảm thiểu
lượng sử dụng chất hóa học tác động đến cây trồng, một số
nơi đã quá lạm dụng việc sử dụng thuốc trừ sâu, và can
thiệp đến sự phát triển của câu trồng nên làm chất lượng
của sản phẩm bị giảm đi khá nhiều.

- Chúng ta cần học hỏi từ các nước khác từ việc


chăm sóc đến nhân giống cây trồng nông sản để tạo ra được
những cây trồng giống mới có chất lượng và năng suất tốt
nhất. Áp dụng các trang thiết bị công nghiệp để tăng năng
suất, hiệu quả của từng giống cây. Hạn chế tối đa việc phun
thuốc trừ sâu và các loại sản phẩm phân bón hóa học để cây
trồng có chất lượng đảm bảo an toàn cho sức khỏe con
người.

3.2: Giải pháp


- Nông sản là một loại sản phẩm có khả năng mất giá rất
cao trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong những năm
bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giá các sản phẩm
nông sản bị trượt khá dài nhu cầu, và việc xuất nhập khẩu
đi bị tắc nghẽn nên các sản phẩm không được vận chuyển
đến nhiều thương lái và người tiêu dung. Vì vậy đã xảy ra
hiện tượng nông sản trong nước cần được giải cứu.

- Giải pháp ở đây chúng ta cần phải lới lỏng việc


trao đổi hàng hóa cho nông dân sản xuất, và việc giải cứu
nông sản từ các mạnh thường quâ, tạo điều kiện cho nông
sản được đến tay người tiêu dùng.
14
- Tình hình dịch bệnh đang rất căng thẳng, việc nông
sản đang cần được giải cứu là vô cùng lớn, nên cần có sự
tham gia, tạo điều kiện của các cơ quan chính quyền để
nông sản có thể được thông biên và xuất khẩu đi các nơi
khác. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu người dân sẽ bị
ảnh hưởng kinh tế vô cùng lớn.
- Nhà nước cũng cần có các biện pháp như điều chỉnh việc
giảm thuế, để tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân sản xuất
và các thương lái có thể trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Việc nghiên cứu và phát triển khoa học trong kĩ


thuật nuôi trồng nông nghiệp cũng hết sức là quan trọng.
Việc này có thể giúp cho năng suất và hiệu quả cây trồng
được cải thiện nhiều hơn, có thể tiếp cận đến tay cả người
tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế.

- Tăng cường việc đảm bảo chất lượng cho từng


giống cây, hạn chế tối đa việc can thiệp bằng các chất hóa
học có thể gây biến đổi gen cây trồng. Chất lượng và giá trị
của nông sản khi đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo các
yếu tố như: an toàn, chất lượng, không gây hại đến sức
khỏe…

3.3: Kiến nghị

- Việc này chúng ta cần có sự giúp đỡ từ các cơ quan


bộ máy nhà nước, các mạnh thường quân giúp đỡ giải cứu
nông sản tại những nơi đang bị tắc nghẽn vận chuyển, sản
phẩm không được bán ra. Nhà nước ta cần có các biện pháp
giúp đỡ người nông dân trong tình trạng khó khăn như hiện
tại.
- Việc giảm các loại thuế như vận chuyển, thuế hàng hóa
cũng là một việc quan trọng trong công cuộc giải cứu nông
sản, nên các thương lái và nông dân cần có những biện
pháp tác động đến cơ quan trức năng để được giúp đỡ một
các tốt nhất. Để việc buôn bán, giải cứu trở lên dễ dàng và
người nông dân không phải gặp quá nhiều khó khăn.

- Các cơ quan trức năng, đặc biệt là bộ trưởng bộ


nông nghiệp cần tham khảo các đề án, và phương pháp mà
15
người nông dân kiến nghị lên để tạo điều kiện và giúp đỡ
người nông dân hết mức có thể khi đang gặp phải các vấn
đề khó khăn như hiện tại. Cần quan tâm và sát sao hơn
trong việc quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản của
người dân. Để người nông dân có thể được hưởng những
lợi ích tốt nhất, giúp cho nền kinh tế nước ta không bị chậm
phát triển kể cả trong thời điểm đại dịch COVID-19 khó
khăn như thực trạng bây giờ.

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT

4.1. Tổng kết

- Thị trường nông sản vẫn phát triển đều đặn trong
thời kì khủng hoảng vì Covid-19. Đây là một cơ hội lớn
cho thị trường khi thị trường nông sản là một trong những
nghành mũi nhọn ở nước ta. Nhưng cũng là một thách thức
không nhỏ khi thị trường nông sản bắt buộc phải có một
hướng đi mới để có thể đối phó với đại dịch Covid-19, yêu
cầu sự phối hợp cao và chặt chẽ đối với người dân và
Chính phủ. Các nhà cung cấp phải không ngừng thay đổi
phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, để
thành công đưa hàng hóa Việt Nam ra tới thị trường nước
ngoài.

4.2. Tài liệu tham khảo

4.2.1. Học liệu bắt buộc

[1] Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công, Giáo trình


Kinh tế học, tập 1, NXB Chính trị quốc gia.

[2] N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinh tế


học, tập 1, bản dịch tiếng Việt của NXB Thống kê, Hà Nội,
năm 2003

3] N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinh tế học, tập


2, bản dịch tiếng Việt của NXB Thống kê, Hà Nội, năm
2003

4.2.2. Học liệu tham khảo


16
“100.000 Doanh Nghiệp và Mục Tiêu Hàng Đầu Thế Giới về Nông Sản”.
baodientu.chinhphu.vn. http://baochinhphu.vn/Kinh-te/100000-doanh-nghiep-
va-muc-tieu-hang-dau-the-gioi-ve-nong-san/371246.vgp (20 Tháng Chạp
2021).

“Nông Sản, Thực Phẩm Chế Biến Việt Nam Liên Tục ‘ghi Dấu’ Trên Bản Đồ Xuất Khẩu”.
baodientu.chinhphu.vn. http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Nong-san-thuc-pham-che-
bien-Viet-Nam-lien-tuc-ghi-dau-tren-ban-do-xuat-khau/455724.vgp (20 Tháng Chạp
2021).

17
18
19
20
21
22
23

You might also like