You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


_ _ _ _ _ _ _🞯🞯🞯_ _ _ _ _ _

BÀI THU HOẠCH


MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài:
VẤN ĐỀ 1
Nhóm thực hiện : Nhóm 2 – Anh 05 Kinh tế quốc tế
Thành viên nhóm :
- Vũ An Khang - Vũ Thị Thương
- Lê Nguyễn Diệu Ly - Nguyễn Kim Anh
- Lê Thanh Bình - Nguyễn Hồng Nhung
- Lê Văn Bảo Quốc - Nguyễn Phương Nga
- Phạm Kim Doanh - Trương Ngọc Hiệp
- Đường Thu Thủy
Lớp tín chỉ : TRI115(GD1+2-HKI-2223)K61.8
MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
NỘI DUNG..............................................................................................3
I. Thuộc tính của cà phê......................................................................3
1. Giá trị của cà phê............................................................................3
2. Giá trị sử dụng của cà phê..............................................................3
II. Tầm quan trọng của cà phê............................................................6
III. Trách nhiệm xã hội.......................................................................8
1. Khái niệm: Trách nhiệm xã hội là gì?............................................8
2. Trách nhiệm kinh tế:......................................................................8
3. Trách nhiệm pháp lý:......................................................................8
IV. Tác động của quy luật cạnh tranh................................................9
1. Khái niệm:......................................................................................9
2. Tác động tích cực của quy luật cạnh tranh:....................................9
3. Tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh:..................................11
V. Phương án duy trì..........................................................................12
KẾT LUẬN............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................15

1
LỜI MỞ ĐẦU
Cà phê là loại cây trồng đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu đời. Cây cà phê
được đưa vào trồng tại Việt Nam từ năm 1857, song mãi tới đầu thế kỉ XX trở đi
thì loại nông sản này mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn
điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng. Trải
qua hơn một thế kỉ với nhiều thăng trầm, đến nay cây cà phê đã có mặt ở hầu khắp
các khu vực trên đất nước, và trở thành một ngành sản xuất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của Việt Nam.

Cà phê không chỉ là thức uống mà còn là văn hóa, lối sống của người Việt.
Những sáng tạo độc đáo như cà phê trứng, cà phê muối... đã chinh phục nhiều tín
đồ ẩm thực thế giới. Sự xuất hiện của cà phê tại xứ sở hình chữ S đã hình thành nét
văn hóa cà phê của người Việt, đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với
người tiêu dùng. Hiểu được cà phê đã và đang đóng vai trò quan trọng như là một
nông sản thiết yếu của người Việt Nam, nhóm 2 lớp Anh 05 chuyên ngành Kinh tế
quốc tế chúng em đã quyết định chọn viết bài thu hoạch về vấn để 1 để có thể đặt
mình vào vai trò người sản xuất cà phê, tìm hiểu rõ hơn về loại hàng hóa này.

Bài thu hoạch của nhóm chúng em gồm 5 phần chính:


- Thuộc tính của cà phê.
- Tầm quan trọng của cà phê.
- Trách nhiệm xã hội.
- Cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh.
- Phương án để duy trì vị trí sản xuất trên thị trường.

Chúng em hi vọng bài thu hoạch của nhóm sẽ nhận được sự đánh giá và góp
ý của cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
NỘI DUNG
I. Thuộc tính của cà phê.
1. Giá trị của cà phê.
Cây cà phê là một trong số các loại mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho các
nước sản xuất cà phê. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê sau Brazil. Trước
đây, Brazil cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ
còn là 20%. Nửa đầu năm 2021, với 20,8 triệu bao được bán ra nước ngoài, đạt
doanh thu gần 2,8 tỷ USD.

Ở Việt Nam, đây là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 về
kim ngạch chỉ sau gạo.Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta
một lượng ngoại tệ lớn khoảng 500 triệu USD. Ngành cà phê góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế: giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch. Ngành cà phê còn
có đóng góp rất lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Giá trị mà cà phê đem
lại hằng năm cho nước ta từ 1 đến 1,2 tỷ USD/năm, chiếm 10% kim ngạch xuất
khẩu cả nước. Theo tính toán năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52
triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam là các
nước trong khối EU, chiếm 43% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu cả nước.

Trồng trọt cà phê giúp giải quyết vấn đề về công ăn việc làm, ngành cà phê
thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Việt Nam đang hướng đến đạt giá trị xuất khẩu cà phê 5-6 tỷ USD trong 10
năm tới và là thách thức rất lớn đối với ngành sản xuất cà phê nước ta.

2. Giá trị sử dụng của cà phê.


* Giá trị dinh dưỡng trên 100g cà phê nước gồm:

3
Nước: 99.5g nước Protein: 0.2g Chất béo: 0.1g Chất trơ: 0.1g

Chất béo: 3mg Phốt pho: 4mg Natri: 2mg Vitamin B2: 0.01 mg

Vitamin PP: 0.3mg Caffein: 0.9-1.3g …

* Với sức khỏe:

- Tăng cường chức năng của não bộ:

Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng caffeine có thể tăng cường chức
năng hoạt động của não trong thời gian ngắn. Điều này phần lớn là do nó ngăn
chặn adenosine liên kết với các thụ thể của nó.Bên cạnh đó, caffeine cũng kích
thích hệ thần kinh trung ương bằng cách thúc đẩy quá trình giải phóng các chất dẫn
truyền thần kinh khác như noradrenaline, dopamine, serotonin.

=> Điều chỉnh tâm trạng và tăng tốc độ phản ứng, tập trung của não, chống lại cảm
giác mệt mỏi.

Caffeine kích thích hoạt động ghi nhớ của não

=> Tăng khả năng ghi nhớ ngắn hạn

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ, ung thư:

Thói quen uống cà phê thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải
bệnh Alzheimer và những vấn đề liên quan đến trí nhớ đến 65% (thông tin từ
Healthline). Đã có nghiên cứu khoa học chứng minh việc uống cà phê với số lượng
vừa phải sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Hàm lượng caffeine có trong cà phê không chỉ có tác dụng kích thích hệ
thần kinh, điều tiết insulin mà còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Nếu mỗi ngày
uống 1-2 ly và cung cấp lượng caffeine phù hợp thì sẽ rất tốt với sức khỏe.

- Cải thiện các vấn đề sức khoẻ khác:

4
Tác dụng của cafe đối với sức khỏe là rất lớn do chứa nhiều dưỡng chất.
Trong cà phê chứa hàm lượng vitamin B2, B3, B5, magie, kali… Tuy hàm lượng
không nhiều nhưng cũng góp phần bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Hàm lượng caffeine có tác dụng đốt cháy chất béo, lượng mỡ dư thừa. Đây
là loại chất rất quan trọng trong việc thúc đẩy lipolysis, giúp chuyển hóa các axit
béo thành năng lượng. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra rằng lượng caffeine giúp
tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể từ 3 – 11%. Điều này sẽ hỗ trợ những người
bị béo phì giảm cân rất tốt.

* Với sản xuất:

Cà phê là một loại nông sản đặc trưng bởi vị đắng dịu, hương thơm quyến
rũ, hậu ngọt rất lôi cuốn đồng thời nó là một sản phẩm có rất nhiều lợi ích về mặt
sức khoẻ. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày một tăng cao và việc sản xuất
các sản phẩm từ cà phê cũng đang là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn,
mang đến nhiều lợi ích cho con người.

Các mặt hàng sản phẩm sản xuất từ cà phê có thể kể đến như:

- Sản phẩm đồ uống

Mặt hàng đồ uống hương cafe có sản phẩm rất đa dạng: cà phê đóng lon
uống liền Nestlé, cà phê uống liền Mr. Brown, cà phê sữa đá uống liền Highland,
cà phê uống liền Birdy, nước giải khát Coca cola vị cà phê, nước tăng lực vị cà phê
Wake up 247.

- Sản phẩm bánh kẹo

Bánh kẹo từ cà phê cũng rất đa dạng và nhiều chủng loại với những sản
phẩm nổi tiếng như kẹo cà phê Kopiko, bánh quy cà phê Roma, bánh trung thu
Givral nhân cà phê,…

5
- Dùng làm hương liệu

Mặc dù hương cafe là hương liệu được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới
nhưng mỗi nơi sẽ thể hiện nét văn hóa vùng miền khác nhau. Nếu người Mỹ yêu
thích hương cà phê nguyên chất, kết hợp với các loại sữa, kem thì người Ý ưa
chuộng hương cafe đậm đà và có cảm giác ngọt thanh nơi đầu lưỡi,

II. Tầm quan trọng của cà phê.


- Với xã hội:

+ Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều
công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp
hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng
600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể
lên tới 800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng
2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động
trên toàn nền kinh tế quốc dân.

+ Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta. Hiện nay ta đã xuất khẩu cà phê vào 53 quốc gia trên thế giới, điều
này giúp cho Việt Nam có được nhiều mối quan hệ hợp tác phát triển.

- Với kinh tế:

+ Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này góp phần đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn.

+ Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm
ngành cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch
xuất khẩu cả nước.

- Với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm lấy nguyên liệu là cà phê:

6
+ Có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng
và nâng cao sản xuất, khoảng 500 triệu USD.

+ Nâng cao được uy tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị
trường thế giới.

- Với người sản xuất cà phê:

+ Xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà
phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập.

+ Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp
người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Tại huyện
Hướng Hoá- Quảng Trị, Với 4.500 ha cà phê kinh doanh, niên vụ 2018 - 2019,
người trồng cà phê có doanh thu 324 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 121 tỷ đồng.

- Với người sử dụng:

+ Là thức uống phổ biến hiện nay với nhiều người: giúp tỉnh táo, tăng cường
trí nhớ

+ Sức khỏe: Bảo vệ gan, hỗ trợ đốt cháy chất béo: Các nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng caffeine làm tăng hiệu quả quá trình đốt cháy chất béo lên 10% ở những
người béo phì và 29% ở những người gầy.

+ Chất chống oxy hóa có lợi cho da và tóc như tẩy tế bào chết, điều trị mụn,
tăng lượng lưu thông máu và cân bằng độ pH. Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu:
Vitamin B2:11%; Vitamin B5:6%, Vitamin B3:2%

+ Gắn kết các mối quan hệ, chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng

+ ...

7
III. Trách nhiệm xã hội.
1. Khái niệm: Trách nhiệm xã hội là gì?
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho
việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công
bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.

2. Trách nhiệm kinh tế:


- Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh
nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư.

+ Phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Tìm nguồn cung ứng sản phẩm phù hợp


+ Phát hiện những nguồn tải nguyên mới

+ Phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ hợp lí

3. Trách nhiệm pháp lý:


- Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh
nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các
bên hữu quan.

+ Điều tiết cạnh tranh

+ Bảo vệ người tiêu dùng

+ Bảo vệ môi trường

8
+ An toàn bình đẳng

+ Phân loại, các thông tin chi tiết về sản phẩm

IV. Tác động của quy luật cạnh tranh.


1. Khái niệm:
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối
quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy
luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh
doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các chủ thể trong
nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc các ngành khác nhau.

2. Tác động tích cực của quy luật cạnh tranh:


* Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất:

Để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thể không ngừng tìm kiếm, nâng
cao những ứng dụng, tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất, nâng
cao tay nghề cho người lao động… từ đó tạo ra kết quả là thúc đẩy lực lượng xã
hội phát triển nhanh hơn.

VD: Tháng 9/ 2021 tại tỉnh Đắk Nông: Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết
kiệm tự động, bán tự động để tưới nước cho cây cà phê; quả cà phê được thu hái
khi chín trên 85%; sử dụng trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến chế
biến sau thu hoạch; môi trường sản xuất bảo đảm vệ sinh, an toàn sinh học, vỏ cà
phê…

=> Nhờ áp dụng công nghệ, năng suất cà phê bình quân cao hơn cà phê thông
thường từ 10-30%. Bên cạnh đó, hạt cà phê Thuận An được dán tem truy xuất

9
nguồn gốc, có đăng ký mã vùng trồng và đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa,
sản phẩm…được tái sử dụng…

* Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường:

Các chủ thể kinh doanh cà phê bên cạnh sự hợp tác họ luôn cạnh tranh với
nhau để giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi và luôn đổi mới sáng tạo.
Từ đó các chủ thể năng động hơn, nhạy bén hơn với thị trường. Các chính sách
kinh tế liên tục được cải thiện để phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị
trường. Thông qua đó thị trường cà phê được ổn định và không ngừng hoàn thiện.

* Phân bổ nguồn lực hợp lý:

Theo đó, các chủ thể sẽ phải cạnh tranh với nhau để tiếp cận nguồn nhân lực
như lao động, tài nguyên, công nghệ, vốn. Với việc cạnh tranh này sẽ giúp cho
nguồn nhân lực trên thị trường được phân bổ một cách linh hoạt hơn.

* Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội:

Muốn chiếm lĩnh thị trường và thu lại lợi nhuận thì bắt buộc các doanh
nghiệp phải cạnh tranh không ngừng để mở rộng thị phần. Vì vậy, các doanh
nghiệp phải tạo ra khối sản phẩm phong phú, chất lượng tốt, giá thành thấp thì mới
có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đông đảo của xã hội.

VD: Highlands Coffee

Sản phẩm: Có 3 nhóm thức uống chính và đồ ăn phục vụ nhu cầu


khách hàng. Ngoài ra, Highlands Coffee cũng có các dòng sản phẩm phụ
như sản phẩm đóng gói, sản phẩm đóng lon,... để có thể tiếp cận với các
khách hàng ở xa. Hơn nữa, thương hiệu này còn cho ra mắt các mẫu bình
nước và cốc thời trang để thu hút giới trẻ. Đồng thời, việc cho ra mắt các
dòng sản phẩm này cũng khuyến khích khách hàng mang cốc đựng nhằm
giảm thiểu rác thải ra môi trường.

10
Giá cả: Mặc dù là quốc gia xuất khẩu sản lượng cà phê đứng thứ 5 thế
giới nhưng mức thu nhập bình quân của Việt Nam còn thấp. Vì thế mà giá
cả Highlands Coffee chưa thực sự phù hợp. Để khắc phục điều đó, mang
thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, các sản phẩm của Highlands
Coffee được bán với khung giá khá rộng, dao động từ 30.000 tới 60.000
VND. Sự chênh lệch về giá được thể hiện rõ giữa các dòng sản phẩm, đây là
một phần trong chiến lược giá cạnh tranh của Highlands Coffee.

3. Tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh:


* Gây tổn hại đến môi trường kinh doanh :

Khi các chủ thể thực hiện biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí
dùng thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòn môi trường kinh doanh, xói
mòn đạo đức xã hội.

* Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội:

Để giành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực
mà không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không
đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ xã hội.

* Làm tổn hại phúc lợi xã hội:

Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho
phúc lợi xã hội bị tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội
lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp
cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội bị ảnh hưởng.

VD: Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị
quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh. Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba
chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với

11
sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản
phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

V. Phương án duy trì.


* Hiện nay, trong nền văn minh công nghệ như hiện nay, những người sản
xuất nông sản, cụ thể là cà phê phải đối diện với nhiều vấn đề:

- Về môi trường canh tác:

+ Diện tích cà phê đang trở nên già cỗi.

+ Nguồn cây giống không đảm bảo

+ Ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng

- Về xã hội:

+ Công tác dự báo còn hạn chế

+ Chăm sóc không đúng kỹ thuật.

+ Nguồn nhân lực hạn chế.

+ Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch
bệnh còn nhiều hạn chế.

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, xu hướng tăng trưởng thiếu


bền vững

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh thiếu liên kết, nghiên cứu, ứng dụng
khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn
chế.

+ Việc sản xuất cà phê còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ.

12
+ Chi phí sản xuất cao.

* Hiểu rõ những hạn chế ấy, với vai trò là một người sản xuất, tiêu thụ cà
phê, để duy trì vị trí sản xuất trên thị trường cần phải áp dụng những biện pháp
sau:

- Về kĩ thuật:

+ Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng
cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường.

+ Áp dụng quy trình sản xuất tiêu chuẩn, hoàn thiện năng lực chế biến
góp phần nâng cao giá trị cà phê.

+ Đầu tư công nghiệp chế biến cà phê (ứng dụng công nghệ sơ chế
ướt, phát triển lò sấy cà phê, tăng cường ứng dụng enzyme trong chế biến,
phân loại hạt…)

- Về nhân lực:

+ Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân canh tác theo
đúng quy trình, đạt các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, bền vững.

+ Tăng năng lực quản lý của hộ nông dân trong việc kiểm soát chất
lượng sản phẩm và chi phí sản xuất, góp phần khai thác hiệu quả các nguồn
lực.

- Về quy mô sản xuất:

+ Có chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý từ khâu sản
xuất, bảo quản đến khâu tiêu thụ sản phẩm cà phê.

+ Cần tập trung phát triển ổn định vùng cà phê hiện có, tái canh và
ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi, hiệu quả thấp; phát triển sản xuất cà
phê hàng hóa, quy mô lớn và phát triển ứng dụng công nghệ cao.

13
- Về thị trường:

+ Tăng cường hoạt động xuất khẩu cà phê gắn với tập trung tiêu thụ
nội địa, mở rộng thị trường truyền thống và đẩy mạnh tiêu thụ trên nền tảng
số.

+ Đối với thị trường xuất khẩu cần tổ chức nghiên cứu, phân tích và
dự báo về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường để xây
dựng chiến lược phát triển theo hướng tăng dần xuất khẩu cà phê hòa tan, cà
phê rang xay, giảm dần xuất khẩu cà phê nhân xô.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt là
cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu.

- Về giống cây trồng và cách trồng trọt:

+ Đưa vào khảo nghiệm, thử nghiệm một số giống cà phê năng suất,
chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù
hợp với điều kiện của địa phương cho năng suất, chất lượng tốt để thay thế
dần giống cà phê hiệu quả thấp.

+ Đa dạng chủng loại mặt hàng cà phê cho xuất khẩu.

+ Tìm hiểu cách bón phân cân đối, hợp lý, giảm lượng phân bón vô
cơ, tăng lượng phân bón hữu cơ và hạn chế dùng các loại hóa chất; thu hái
quả cà phê đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn (chỉ thu hái quả chín, không
hái quả xanh, tỷ lệ quả chín thu hái đạt trên 95%).

14
KẾT LUẬN
Với những thuộc tính đặc trưng của riêng mình, cùng tầm quan trọng không chỉ
đối với người sản xuất, người tiêu dùng, các doanh nghiệp mà còn tới nền kinh tế Việt
Nam, cà phê đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình như một loại nông sản
thiết yếu.

Qua đại dịch Covid-19 vừa qua, nền kinh tế của toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề
nhưng như cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng. Và Việt Nam cũng
không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu cũng tăng mạnh. Đây
chính là cơ hội to lớn để những người sản xuất cà phê tận dụng. Nhưng song song với
những cơ hội quý giá ấy cũng tồn tại rất nhiều thách thức, đó chính là nâng cao trách
nhiệm xã hội, đồng thời thích ứng tốt với những tác động của quy luật cạnh tranh, từ đó
nhận định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những giải pháp thích hợp để giữ vững vị trí
sản xuất của mình trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị) – Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Chính trị Quốc gia Sự
Thật

2. https://luanvanaz.com/vai-tro-cua-xuat-khau-ca-phe-doi-voi-kinh-te-viet-
nam.html?
fbclid=IwAR0uNlhRgw6LOpE0pUSOSV7Wlohdng3b3eE_QFX_PHMNO1D75S
1KI7Psaz4

15
3. https://foodworld.vn/vi-tri-cua-nganh-ca-phe-va-vai-tro-cua-xuat-khau-ca-phe/?
fbclid=IwAR0GWCN8NyxbYnTIiU6GFOmIezBTfWRpCtAvIBLhR_jjchR7u0d8
ptwRzsc

4.https://luathoangphi.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-la-gi/?
fbclid=IwAR0uNlhRgw6LOpE0pUSOSV7Wlohdng3b3eE_QFX_PHMNO1D75S
1KI7Psaz4#:~:text=Tr%C3%A1ch%20nhi%E1%BB%87m%20x%C3%A3%20h
%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%20doanh%20nghi%E1%BB%87p%20l
%C3%A0%20cam%20k%E1%BA%BFt,vi%C3%AAn%2C%20ph%C3%A1t
%20tri%E1%BB%83n%20c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng

5. https://vnce.vn/trach-nghiem-xa-hoi-la-gi?
fbclid=IwAR0tG7whgfWhmSMWVdfwGijFqQYaoiRCEQuTNmOKfPxekzpIb_H
qmgl1OK8

6. https://text.123docz.net/document/2428305-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-
nghiep-doi-voi-nguoi-tieu-dung.htm?
fbclid=IwAR2FTNO7oX_UatviGb4cdQMHz6-
LzZTv5nQlqInNlOyQcK5cQ3d1iNtnj6k

7. https://giacatloi.vn/2021-nam-phuc-hoi-cho-nganh-ca-phe-viet-nam/

8. https://nhandan.vn/ung-dung-khoa-hoc-ky-thuat-vao-san-xuat-ca-phe-
post346726.html

9. https://dantocmiennui.vn/ap-dung-tien-bo-ky-thuat-trong-cay-ca-phe/
120298.html

10. https://giacaphe.com/1471/nhung-han-che-cua-nganh-ca-phe-viet-nam-hien-
nay/

11. https://dnbvietnam.com/tu-van/phan-tich-doi-thu-canh-tranh-cua-quan-
cafe.html

16
12. http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=2129

13. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-cho-
nganh-ca-phe-viet-nam-72337.htm

17

You might also like