You are on page 1of 14

Page |1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




TIỂU LUẬN

Đề tài: Chiến lược Marketing cho


Cà phê chế phin Trung Nguyên

Giảng viên hướng dẫn: Tiến Sĩ Khoa Học Ngô Công Thành
Sinh viên: no
Mã lớp hp: 21C1MAR50300104
Thành phố Hồ Chí Minh - 2021
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Bố cục tiểu luận................................................................................................1

B. NỘI DUNG..............................................................................................2

Chương I: Sơ lược về thị trường cà phê ở Việt Nam và cà phê Trung Nguyên

.............................................................................................................................. 2

1.1. Tổng quan về thị trường cà phê ở Việt Nam...................................................2

1.2. Sơ lượt về cà phê Trung Nguyên....................................................................2

Chương II: Phân tích thị trường và xây dựng kế hoạch Marketing cho sản
phẩm.....................................................................................................................4

Phần 1: Phân tích hoạt động thị trường............................................................4

1.1. Thị trường, phân khúc thị trường....................................................................4

1.2. Hành vi, tâm lý khách hàng............................................................................5

Phần 2: Phân tích SWOT...................................................................................5

2.1. Điểm mạnh – S ..............................................................................................5

2.2. Điểm yếu – W................................................................................................6

2.3. Cơ hội – O......................................................................................................6

2.4. Thánh thức – T...............................................................................................6

Phần 3: Kế hoạch Marketing cho cà phê phin Trung Nguyên.........................7

3. Chiến lược Marketing 4Ps.................................................................................7

3.1.. Chiến lược sản phẩm – Product.....................................................................7


3.2. Chiến lược giá – Price....................................................................................7

3.3. Chiến lược phân phối – Place.........................................................................7

3.4. Chiến lược xúc tiến - Promote........................................................................8

Chương III: Sự thành công của Cà phê phin Trung Nguyên..........................8

Chương IV: Nhận xét và đề xuất hoàn thiện chiến lược Marketing cho Cà phê
phin Trung Nguyên.............................................................................................9

1. Nhận xét............................................................................................................9
2. Định hướng hoàn thiện chiến lược................................................................... 9

C. KẾT LUẬN...........................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................10


M a r k e ti n g C ă n B ả n | 1

A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, trong môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt, mỗi
doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình một lối đi đúng đắn để có thể bắt kịp
được trào lưu cũng như là sự đổi mới của xã hội, để không ngừng nâng cao
cũng như khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Và khi nền kinh tế
đã chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì Marketing đã
trở nên hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Trong bối cảnh nên kinh tế thế giới hội nhập khi mà hàng loạt các loại sản
phẩm nông sản ngoại nhập vào Việt Nam, nông sản của Việt Nam đứng
trước những thử thách vô cùng khó khăn để cạnh tranh lại các đối thủ lớn
mạnh. Không chỉ các đổi thủ ngoài nước mà ngay cả trong nước cũng gay
gắt không kém.
Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước nổi tiếng về cà phê –
một loại nông sản không thể thiếu đối với nhiều người. Có 3 vùng trồng cà
phê ở Việt Nam và cũng có nhiều loại cà phê được trồng. Trong đó, cà phê
Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk được coi là “vựa” cà phê Robusta xuất khẩu
đứng đầu thế giới. Một trong những hãng cà phê của Việt Nam thì Tập đoàn
Cà phê Trung Nguyên là công ty xuất khẩu cà phê thuộc top đầu Việt Nam,
là nơi được chất lọc tinh túy nhất từ những hạt cà phê chọn lọc chất lượng từ
vùng đất đầy nắng gió Buôn Mê Thuột. Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh
sôi nổi của thị trường cũng như sự đòi hỏi khó khăn về hương vị của khách
hàng thì Cà phê Trung Nguyên cần tìm ra một chiến lược Marketing phù hợp
để có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như nước
ngoài.
2. Bố cục:
 Chương I: Sơ lược về thị trường cà phê ở Việt Nam và cà phê Trung Nguyên
 Chương II: Phân tích và xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm
 Chương III: Sự thành công của Cà phê phin Trung Nguyên
 Chương IV: Nhận xét và đề xuất hoàn thiện chiến lược Marketing cho Cà
phê phin Trung Nguyên
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 2

B. NỘI DUNG
Chương I: Sơ lược về thị trường cà phê ở Việt Nam và cà phê Trung Nguyên
1. Tổng quan về thị trường cà phê ở Việt Nam:
- Văn hoá cà phê Việt đã hình thành và phát triển với nét rất riêng. Vào những năm
1880, người Pháp mang cà phê đến Việt Nam. Nhưng từ lúc bắt đầu thì cà phê được
ươm trồng để phục vụ chỉ cho tầng lớp quý tộc. Đến những năm 1920 thì mới được
trồng đại trà ở Kon Tum và mở rộng ra các vùng địa lý phù hợp.
- Có thể thấy hương vị của cà phê đã không còn xa lạ trong nhịp sống hối hả ngày
nay của người Việt. Nét đẹp tinh tế của cà phê phin đã trở thành một phần văn hóa
và phong cách thưởng thức cà phê của mọi người.
- Ở mỗi quốc gia thì lại có cách thưởng thức cà phê riêng. Nếu như nhiều người ví
người Mỹ uống cà phê như thức uống nhanh để chống buồn ngủ thì người Việt hoàn
toàn người lạ. Văn hóa cà phê phin Việt Nam rất riêng. Họ không coi cà phê đơn
giản là một thức uống. Mà nó như là một thứ văn hóa để nhâm nhi và suy tưởng.
Mọi người thường vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê và vừa đọc báo hoặc trò chuyện với
bạn bè. Người Việt thường có gu thưởng thức cà phê rất riêng: vừa đậm, đắng và
thơm. Và do đó cà phê phin được coi là thứ thức uống được nhiều người ưa thích
nhất.

2. Sơ lượt về cà phê Trung Nguyên:

a) Tập đoàn Trung Nguyên:

- Thành lập vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

- Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối,
bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu
nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam, có hơn 1000 cửa hàng nội địa lớn nhỏ và đang có
mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.

b) Sản phẩm:

- Cà phê Trung Nguyên có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, những dòng sản
phẩm tiêu biểu được chia làm các nhóm gồm: Cà phê Trung Nguyên cao cấp, Cà
phê hòa tan G7, Cà phê rang xay, Cà phê hạt nguyên chất.

- Cùng với các dòng sản phẩm trước đã được nhiều người yêu thích, Trung Nguyên
tiếp tục cho ra đời sản phẩm Cà phê phin giấy, thuộc dòng cà phê rang xay, đem đến
cho người yêu cà phê trải nghiệm tự pha chế và thưởng thức ly cà phê rang xay đầy
năng lượng tuyệt ngon như một chuyên gia ở bất cứ nơi đâu. Đây là sự kết hợp đầy
sáng tạo giữa cách pha chế cà phê phin truyền thống Việt Nam và phong cách pha
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 3

chế drip coffee của châu Âu với 3 hương vị: Vietnamese Blend, Fusion Blend,
Americano.

- Cà phê phin là sản phẩm tầm trung phù hợp với tất cả mọi người. Có điểm đặc biệt
ở loại cà phê này là tự mình có thể mix với tất cả các loại cà phê khác của Trung
Nguyên để chế tạo ra những hương vị riêng biệt của mình. Trung Nguyên có 5 loại
cà phê chế phin:

1. Chế phin 1:

Được chế biến từ những hạt cà phê Culi Robusta


ngon nhất của vùng đất Buôn Ma Thuột. Sau khi pha
chế, cà phê có nước pha màu nâu đen, mùi thơm nhẹ,
vị đắng hơi gắt đặc trưng của giống cà phê Robusta.

2. Chế phin 2:

Chế phin 2 được chế biến từ những hạt cà phê


Robusta và Arabica, sau khi pha chế, màu cà phê
nâu cánh gián nhạt, mùi thơm dịu, vị đắng êm, đậm
đà.

3. Chế phin 3:

Cà phê chế phin 3 Trung Nguyên mang đặc tính riêng


biệt nhất của cà phê Việt Nam, sau khi pha chế, cà
phê có nước pha màu nâu cánh gián nhạt, vị đắng hơi
chua, đắng nhẹ, hương thơm nồng.

4. Chế phin 4:

Với sự kết hợp của của 4 loại cà phê Robusta,


Arabica, Catimor, Excelsa. Đặc tính nỗi bật: Hương
vị đặc trưng với mùi thơm bốc, vị êm nhẹ và có cảm
giác hơi chua.

5. Chế phin 5:
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 4

Sản phẩm cuối của Chế phin - Chế phin 5 được tạo ra từ những hạt cà phê
Culi Abrabica ngon nhất của vùng núi cao Lâm Đồng, sau khi pha cà phê có
màu nâu cánh gián đậm, mùi thơm đặc trưng, vị êm nhẹ và ít đắng, mùi
thơm.

Chương II. Phân tích và xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm:

Phần 1. Phân tích hoạt động thị trường:

1.1. Thị trường, phân khúc thị trường:

 Theo vị trí địa lý:

- Bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 kg cà phê mỗi năm. Số tiền
người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm.
Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh
lệch rất lớn giữa các vùng.

- Người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 kg/năm, nhiều gấp 2,72 lần so
với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi
sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn.
- Đa số Cà phê Trung Nguyên tập trung hệ thống cửa hàng ở các thành phố
lớn, dân cư đông như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… Hà Nội và TP.HCM là
2 thị trường chính mà Cà phê Trung Nguyên lấy làm trọng điểm.
- Sài Gòn thường uống cà phê bột pha phin ( nhiếu nhất khoảng 38% ).
Trong khi đó, người Hà Nội có sở thích uống cà phê hòa tan (67%).
 Theo độ tuổi:
- Có nghiên cứu về sự tiêu thụ cà phê ở 2 thành phố lớn là Hà Nội & Tp Hồ
Chí Minh. Cả hai thành phố là vùng có người hay uống cà phê đa số nằm
trong độ tuổi dưới 40. Qua đó cho thấy, thói quen uống cà phê theo độ tuổi ở
mỗi vùng miền khác nhau.
- Cà phê phin Trung Nguyên thường phù hợp với khách hàng từ 35 tuổi trở
lên, người lớn tuổi: họ thường có gu uống cà phê pha phin với vị đậm đà,
thích vị đắng, không thích vị chua, gu uống này còn được gọi là gu uống
truyền thống.

 Theo thu nhập:


- Việt Nam là nước đang phát triển, bình quân thu nhập đầu người so với các
nước khu vực và thế giới. Thế nên Trung Nguyên chú đến người có thu nhập
trung bình và thấp.
- Dòng cà phê phin Trung Nguyên là dòng phổ thông, có giá thành khá rẻ
nên phù hợp hầu hết với tất cả mọi người dù giàu hay không được khá giả.
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 5

Định vị sản phẩm: Theo Cà phê Trung Nguyên, những đoạn thị trường như
đã phân đoạn rất hấp dẫn. Cà phê Trung Nguyên luôn lấy đó làm mục tiêu
phục vụ. Trung Nguyên đã định vị cho sản phẩm cà phê phin ở một mức
tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh, chủ yếu là tiêu thụ trong các
quán nhượng quyền.

1.2. Hành vi, tâm lý khách hàng:


- Việt Nam và các châu Á có tập quán uống cà phê từ xưa. Trừ một số người đã có
thói quen uống cà phê theo phong cách của người Pháp trước đây thì uống cà phê là
một thói quen mới du nhập vào nước ta chưa lâu.
- Việt Nam cũng là nước đang phát triển từng bước và hội nhập. Nền kinh tế phát
triển cộng theo những lối sống, xu hướng mới được hình thành. Đặc biệt là giới trẻ
ngày nay rất thích cảm giác nhâm nhi một ly cà phê buổi sáng, cũng như tính chất
công việc mà họ xem cà phê như là thức uống giúp tăng sự tỉnh táo và giúp họ làm
việc hiệu quả hơn.
- Giá cả, các chương trình khuyến mãi cũng là lý do làm ảnh hưởng đến tâm lý mua
hàng của khách hàng.

Phần 2. Phân tích SWOT:

2.1. Điểm mạnh (S):

- Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, do đó Trung Nguyên được
lợi thế rất lớn về nguồn nguyên liệu sản xuất cà phê. Có nhà máy lớn đặt ngay tại
vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam đó là Buôn Ma Thuột, thuận lợi trong việc vân
chuyển nguyên liệu. Bên cạnh đó, Trung Nguyên còn đặt cả trang trại cà phê riêng
để cung cấp nguyên liệu. Do đó đảm bảo được mức giá vận chuyển và thu mua ở
mức giá thấp nhất.

- Trung Nguyên có mạng lưới phân phối hệ thống rộng rãi với hơn 1,000 cửa hàng
trên khắp cả nước. Thương hiệu Trung Nguyên cũng dễ bắt gặp trong các trung tâm
thương mại, tòa nhà, văn phòng nổi tiếng, độ nhận diện càng được tăng. 

- Trung Nguyên có rất nhiều tiềm năng để khai thác thị trường và xuất khẩu cà phê
ra thị trường nước ngoài. 

2.2. Điểm yếu (W):


M a r k e ti n g C ă n B ả n | 6

- Sự thay đổi liên tục về màu sắc, bao bì, kiểu dáng đã làm cho sự vận hành của hệ
thống ngày càng chậm chạp, lúng túng dẫn đến kết quả là xuất hiện nhiều hình thức
nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không biết đâu là Trung Nguyên chính
hãng, đâu là đạo nhái, đâu là nhượng quyền,…
- Tập đoàn Trung Nguyên còn thiếu kinh nghiệm trong việc hợp tác với nước ngoài.
Vì thế, các kênh phân phối có thể chưa được quản lý tốt.

- Hình ảnh bên ngoài sản phẩm bị lỗi thời so với những thương hiệu cà phê phin
hiện nay. Hương vị sản phẩm chưa có sự thay đổi mới một cách đột phá.

2.3. Cơ hội (O):

- Việt nam đã gia nhập WTO, nhờ vào đó mà Cà phê Trung Nguyên sẽ có thêm cơ
hội để nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả thị trường trên toàn thế giới.

- Bên cạnh đó còn là các chính sách kích cầu của chính phủ : Hỗ trợ doanh nghiệp
sàn xuất , phát dộng phong trào người Việt dùng hàng Việt.

- Cùng lợi thế về thương hiệu, Trung Nguyên có thể tăng khả năng có thể thu hút
được nhiều nguồn vốn, thúc đẩy hợp tác với các quốc gia trong khu vực châu Á. 

2.4. Thánh thức (T):

- Hiện nay trên thị trường, Thị trường cà phê ngày càng khốc liệt khi nhu cầu tiêu
dùng cà phê ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều thương hiệu cà phê phin cũng như
loại cà phê hòa tan xuất hiện cũng chính là một trong những thử thách mà Cà phê
pha phin Trung Nguyên phải đối mặt.

- Những thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay và cũng là đối thủ của cà phê phin
Trung Nguyên: BM, Art Coffee, Hiup Coffee – Thương hiệu Cà Phê Phin Giấy An
Thái, Cà Phê Phin Giấy Greenlands,…Hay các thương hiệu nước ngoài như
Starbucks – đây là thương hiệu có thể nói là rất nổi tiếng tại thời điểm hiện tại.

- Nền kinh tế Việt Nam khá không ổn định, thường đi chung với lạm phát. Do đó,
Trung Nguyên khó có thể có những phương án điều chỉnh giá, cũng như kiểm soát
nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất cà phê.

- Chấp nhận vươn ra thế giới cũng có nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt

- Sự đổi mới, phá cách để tạo ra các dòng sản phẩm cà phê phin nhằm đa dạng hóa
thị trường vẫn là thách thức đối với Trung Nguyên.

Phần 3. Kế hoạch Marketing cho cà phê phin Trung Nguyên:


3.1. Chiến lược Marketing 4Ps:
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 7

3.1.1. Chiến lược sản phẩm – Product:

- Với vị thế là tập đoàn cà phê số 1 Việt Nam, Trung Nguyên luôn đi đầu trong việc
sản xuất nhiều sản phẩm cà phê chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước và cả nước ngoài. Riêng đối với cà phê chế phin, các chuyên gia hàng
đầu của Trung Nguyên đã dày công nghiên cứu để tạo ra dòng sản phẩm cà phê
chuyên biệt dành để chế phin.

- Lựa chọn bao bì: Ngày nay, các doanh nghiệp rất chú trọng đến mẫu mã bao bì sản
phẩm, đó là một yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng. Trung Nguyên luôn
cố gắng sáng tạo ra những mẫu mã đẹp mắt, để thu hút được khách hàng.

- Các loại của dòng cà phê phin luôn được chăm chút để có thể làm ra những hương
vị mới, lạ mà ngon. 5 loại của cà phê phin Trung Nguyên, từng loại đều được chia
ra và được pha chế làm sao để có thể phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

3.1.2. Chiến lược giá – Price:

- Trung Nguyên định giá cho sản phẩm cà phê phin so với các hãng đối thủ khác
trên thị trương không có sự chênh lệch đáng kể, mộ sản phẩm giá Việt nhưng chất
lượng không kém quốc tế.

- Trung Nguyên cũng có những chính sách giá ưu đãi, phân biệt đối với từng nhóm
khách hàng. Đối với những khách hàng trung gian Trung Nguyên cũng có những
điều khoản về tài chính hợp lý, nhằm tạo sự ràng buộc giữa Trung Nguyên và
những khách hàng trung gian.

- Do muốn đánh tới thị trường tất cả mọi người nên giá cả sản phẩm cà phê phin
Trung Nguyên khá bình dân, hầu hết ai cũng có thể mua được.

3.1.3. Chiến lược phân phối – Place:

- Hiện tại với 10 công ty thành viên, Trung Nguyên có tham vọng trờ thành nhà
cung cấp, phân phối lớn của Việt Nam. Với mặt hàng chính là cà phê, Trung
Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để đạt
được kết quả lớn nhất.

- Các hệ được phân phối từ cửa hàng nhỏ lẻ, các siêu thị mini cho đến các trung
tâm, siêu thị lớn.

- Bên cạnh đó, với xã hội hiện đại bây giờ thì hình thức quảng bá bằng hình thức
cửa hàng online, rất phù hợp với hành vi tiêu dùng của giới trẻ ngày nay. Các kênh
thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki; hay các trang
nước ngoài: Taobao, Amazon,… là những trang mua bán đầy tiềm năng mà Cà phê
Trung Nguyên nên tập trung cũng như đẩy mạnh thực hiện.

3.1.4. Chiến lược chiêu thị - Promote:


M a r k e ti n g C ă n B ả n | 8

- Hoạt động quảng cáo của Trung Nguyên không được đẩy mạnh và chủ yếu hội tụ
vào PR. Trung Nguyên thổi hồn dân tộc vào logo và slogan của mình, đề cao tính tự
tôn dân tộc trong từng hàng hóa. Chính vì vậy, với kế hoạch thiết lập thương hiệu cà
phê Trung Nguyên, thương hiệu này dễ dàng chiếm được sự tin yêu của khách
hàng, trở thành love-mark của không ít người.

- Logo và slogan của Trung Nguyên chứa đựng tinh thần dân tộc đậm đà, đề cao
tính tự tôn dân tộc, nâng niu giá trị dân tộc. Vì điều đó, Trung Nguyên nhanh chóng
gây ấn tượng mạnh mẽ và chiếm được cảm tình với người Việt Nam, cũng như thu
hút được khách hàng nước ngoài.

Chương III. Sự thành công của Cà phê phin Trung Nguyên:

- Không chỉ riêng dòng cà phê phin mà tất cả các dòng cà phê khác của Trung
Nguyên đều đạt được những thành công cũng như chiếm được sự ưa chuộng của
khách hàng.

- Trong năm 2020, Cà phê Trung Nguyên tiếp tục chiếm vị trí Top 5 thương hiệu
nổi tiếng tại Việt Nam, thuộc trong Top 1000 thương hiệu cà phê được yêu thích
nhất thế giới được khảo sát bởi Campaign Asia và Nielsen.

- Cà phê Trung Nguyên luôn là sản phẩm đặc trưng mà được nhiều người chọn mua
để làm quà khi đến và rời Việt Nam. Các dòng cà phê của Trung Nguyên luôn được
coi như là mòn quà đại diện cho tinh thần và văn hóa Việt khi tặng cho các nguyên
thủ quốc gia.

Chương IV. Định hướng, đề xuất hoàn thiện chiến lược Marketing cho Cà phê
phin Trung Nguyên:
1. Nhận xét:

- Điểm mạnh của chiến lược:

+ Tạo dựng thương hiệu thành công và hút được tình cảm của người tiêu dùng nhờ
chiến lược xúc tiến (công tác quan hệ công chúng PR của công ty)

+ Trung Nguyên thu hút sự chú ý của giới báo chí đến Trung Nguyên, câu slogan
“khơi nguồn sáng tạo”, từ kinh nghiệm điều hành, quản lý của những người đứng
đầu đến công thức không thể tiết lộ của kỹ thuật rang xay cà phê... hiện tượng của
Trung Nguyên cũng chính là nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất dẫn đến sự quan
tâm của báo chí.

+ Sự thành công của thương hiệu cà phê phin Trung Nguyên, một thương hiệu mới.
Có giá cả phù hợp cho tất cả các khách hàng.

+ Những chiến lược Marketing cũng như việc xác định thị trường của Cà phê phin
Trung Nguyễn được thực hiện rất rõ ràng cũng như đã tạo ra được những hiệu quả
cao.
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 9

- Điểm yếu của chiến lược:

+ Giờ đây, sự quan tâm của báo chí đối với Trung Nguyên đang dần mờ nhạ đi, đơn
giản vì hai chữ “Trung Nguyên” đã trở nên quen thuộc. Và khi đã quen thuộc thì
cũng chẳng có gì lạ để có thể khai thác thêm về nó.

+ Trung Nguyên dần trở nên không thống nhất về nhiều mặt. Có thể thấy rõ sự khác
biệt về giá cả, chất lượng cà phê và ngay cả cách phục vụ tại chổ của các hệ thống
bàn quán. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch khá lớn.

+ Mục tiêu dài hạn của Trung Nguyên là vươn ra thị trường thế giới, nhưng ngoài
những thành công, bức phá mà Cà phê Trung Nguyên đã làm được trong quá khứ và
hiện tại thì cũng tồn tại những sai lầm cũng như thất bại trong hệ thống Marketing.

2. Định hướng hoàn thiện chiến lược:


- Trung Nguyên nên hoàn thiện phương thức quản lý trong hệ thống nhượng quyền,
quản lý chặt chẽ các hệ thống nhượng quyền để lấy lại thương hiệu vốn có.
- Tăng cường quảng bá thương hiệu rộng rãi, phủ sóng các trang mạng thông tin,
báo chí, truyền thông đại chúng,… Để thương hiệu không bị lãng quên theo thời
gian đối trong lòng khách hàng.
- Mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà vươn ra thế giới, đặc biết là các nước
phát triển và có dân cư đông như Trung Quốc, vì đây là nước đông dân nhất thế giới
và số lượng dân trẻ cao và rất năng động, có thể xem là thị trường cơ hội cho cà phê
Trung Nguyên.
- Tăng thêm các chính sách khuyến mãi, giảm giá từng đợt cho sản phẩm, tăng giá
trị lợi ích cho khách hàng. Tiếp thu và phản hồi những góp ý của khách hàng.
- Chú trọng vào việc sáng tạo hình ảnh, bao bì, logo, đặc biệt là chất lượng sản
phẩm luôn phải được coi trong, điều chế sao cho phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
- Việc quan tâm đến hình thức trồng cà phê cũng có ảnh hưởng khá lớn đến mùi vị,
chất lượng của hạt cà phê nên cũng cần xem xét và canh tác phù hợp. Việc này thì
Cà phê Trung Nguyên nên hợp tác, bàn bạc kĩ hơn với bộ phận nuôi trồng cà phê ở
Tây Nguyên.
- Bên cạnh đó cũng cần sự hỗ trợ từ Lãnh đạo Đảng và Chính phủ, cần đưa ra chủ
trương phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng dự án, với chính sách riêng cho “nền
kinh tế vùng sinh thái Đắk Lắk”.
- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo cơ hội có các doanh nghiệp lớn nhỏ có thể tham
gia cạnh tranh để tạo ra nguồn cung ứng hàng đến với người tiêu dùng với mức giá
hợp lý, có giá trị đối với khách hàng.

C. KẾT LUẬN
M a r k e ti n g C ă n B ả n | 10

Trên đây là những phân tích cũng như những chiến lược Marketing dành cho Cà
phê phin Trung Nguyên. Phải đối mặt với thị trường khốc liệt hiện nay thì chính là
thử thách của nhiều doanh nghiệp cụ thể là các thương hiệu cà phê. Chính vì thế với
Trung Nguyên, chiến lược Marketing nội địa cần phải sáng tạo hơn nữa, thuyết
phục hơn nữa. Để có thể trở thành vị thế hàng đầu trong lòng khách hàng thì phải
không ngừng tạo ra nhưng sản phẩm mới, hài lòng được “đầu lưỡi” của khách hàng,
kể các dòng cà phê phin nói riêng và các dòng khác nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://cafeconsoc.com.vn/thi-truong-ca-phe-viet-nam-phat-trien-nhu-the-nao

https://caphenguyenchat.vn/van-hoa-ca-phe-phin-viet
nam.html#Net_van_hoa_ca_phe_phin_Viet_Nam

https://huyenthoaiviet.vn/ca-phe-trung-nguyen-loai-nao-ngon-ca-phe-trung-nguyen-
co-bao-nhieu-loai-113d.html

https://thanhnien.vn/trung-nguyen-legend-hanh-trinh-khac-biet-dac-biet-den-duy-
nhat-post1078047.html

http://maneki.marketing/swot-analysis-trung-nguyen/

https://isaac.vn/thi-truong-ca-phe-trung-nguyen/

You might also like