You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

Học phần: Phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp

GVBM: Th.S. Nguyễn Văn Cường

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3

Năm học: HK2 (2022-2023)

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 2 năm 2003


MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM .......................................................................................................
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.Đặt vấn đề .................................................................................................................1
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................2
NỘI DUNG......................................................................................................................2
2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và liên hệ Việt Nam ....................................2
2.1.1. Khái niệm sản xuất nông nghiệp ....................................................................2
2.1.2. Đặc Điểm sản xuất nông nghiệp Việt Nam ...................................................3
2.1.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam .....4
2.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam .............................................5
2.1.5 Thành tựu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ..............................................6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản trên thị trường ....................................7
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản trên thị trường.....................................10
2.4. Đặc điểm giá nông sản ........................................................................................12
2.4.1. Gía của dễ biến động trong thời gian ngắn ...................................................12
2.4.2.Cung cầu trên thị trường ................................................................................13
2.4.3.Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết ........................................................................13
2.4.4.Các yếu tố đầu vào .........................................................................................13
2.4.5.Nhu cầu tiêu thụ .............................................................................................13
2.4.6.Sản phẩm thay thế ..........................................................................................13
2.4.7.Chi phí giao dịch và vận chuyển cao .............................................................13
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................15
KẾT LUẬN ...................................................................................................................15
Tài liệu tham khảo: ........................................................................................................16
DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ TÊN MSSV ĐÓNG GÓP


1 Dương Thúy Hằng (NT) 19120048 100%
2 Nguyễn Thị Hòa 19120066 100%
3 Nguyễn Thị Ngọc Lan 19120094 100%
4 Nguyễn Thị Bích Nguyệt 19120134 100%
5 Phan Thị Xuân Biên 19120018 100%
6 Nguyễn Thị Thanh Hạnh 19120052 100%
7 Trương Văn Thanh 18155082 100%
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu
của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp.
Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế,
mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp
một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của
sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành
trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp,
khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc
vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm...

1
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG

2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và liên hệ Việt Nam
2.1.1. Khái niệm sản xuất nông nghiệp

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và
vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và
một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm
nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,
đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông
nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng
rất quan trọng:

- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh
nhai.

- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa
trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng
hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống
mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt
động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để

2
có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ
ngũ cốc hay vật nuôi...

2.1.2. Đặc Điểm sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp truyền thống Việt Nam là một nền nông nghiệp thâm canh lúa nước
và trồng màu, nay đã phân chia thành nhiều ngành sản xuất. Từ Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng: sản
xuất nông nghiệp trở nên phong phú và đa dạng, phát huy được tiềm năng của các vùng
tự nhiên đồng bằng, trung du, miền núi, bộ giống cây (nhất là lúa và giống cây lương
thực) và vật nuôi được cải biến; hệ thống thủy lợi phát triển; phân bón và thuốc trừ sâu
được cung cấp tương đối đầy đủ. Sản lượng và năng suất trồng trọt và chăn nuôi đều
tăng rõ rệt.

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế

Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không thể sản
xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ
thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm này đòi
hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ ph cho đất, phải sử dụng hợp
lí và tiết kiệm đất.

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh
trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự
nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một
đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ

Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời
gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau
và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn
thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù
3
hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết
phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối
vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật
nuôi. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ bản
của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các yếu tố này kết
hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế
nhau.

- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa

Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên
môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.

2.1.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp
22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 44,7%% lực lượng lao động.
Nông nghiệp nước ta tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài, đạt được những
thành tựu to lớn mặc dù thường gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai. Sau 30 năm đổi
mới (1986 - 2016), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc
biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực Việt Nam không những
đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương
thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008. Từ một nước thiếu lương
thực trong một thời gian dài Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới. Hiện nay, bốn cây lương thực chính của Việt Nam đó là lúa, ngô, sắn,
khoai. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, cung cấp
yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị, làm thị trường tiêu thụ của
công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu,…(Nguyễn Tuyết Anh,
2021)

4
2.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam

Tuy Việt Nam là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp
và 70% lãnh thổ là khu vực nông thôn nhưng cuộc sống người dân còn phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. SXNN hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên
các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao.

SXNN của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi thời tiết
thay đổi sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới SXNN, nhất là trồng trọt, làm giảm năng suất. Ngành
trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, có vị trí quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó sản xuất lương thực như lúa, ngô, rau màu
giữ vị trí then chốt trong ngành nông nghiệp. Việt Nam hiện đạt được an ninh lương
thực trên phạm vi toàn quốc gia. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở cấp
hộ gia đình trên phạm vi cả nước vẫn đang còn là một vấn đề lớn.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện đang phát triển mạnh. Năm 2018, sản
xuất nông nghiệp tăng trưởng 4,7%, trong đó bao gồm gạo và các loại hạt (đậu) khác,
rau và trái cây là đóng góp chính. Chính phủ đang đầu tư mạnh vào sản xuất nông nghiệp,
với nỗ lực hiện đại hóa ngành, tăng năng suất và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường.
Ngoài ra, chính phủ đang hỗ trợ phát triển các hoạt động nông nghiệp hữu cơ và bền
vững. Kết quả là Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường nông nghiệp
toàn cầu.

Những năm gần đây thì nên nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ bởi quy
mô sản lượng, chất lượng sản phẩm vượt trội nhờ cách áp dụng các ứng dụng công nghệ
cao, xây dựng nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả cạnh
tranh. Kết quả tích cực của sản xuất nông nghiệp cũng từng bước góp phần đảm bảo ổn
định kinh tế vĩ mô, đời sống dân cư và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Năng lực
sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của gần 100 triệu dân.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP là 3,36% toàn ngành nông nghiệp ,kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thủy sản đạt 53,2 tỷ USD. Trong đó, sản lượng lúa thu hoạch của Việt

5
Nam ước đạt 42,6 triệu tấn, ngoài phục vụ nhu cầu lương thực trong nước, vẫn xuất khẩu
7,17 triệu tấn , qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Sản phẩm chăn
nuôi tại Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với các năm trước, ước tính tổng sản lượng
thịt hơi các loại chính (trâu, bò, lợn, gia cầm) của Việt Nam năm 2022 đạt trên 7 triệu
tấn, tăng 5,26%. Sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 9 triệu tấn, tăng 2,7%. Những
sự kiện nổi bật như hàng loạt các văn bản ký kết mở cửa thị trường đưa nông sản Việt
Nam ra thế giới ( xuất khẩu xoài ,thịt gà sang Hàn Quốc ;bưởi ,chanh sang Newzealand;
mật ong sang EU;…), công bố lưu hành vacxin thương mại dịch tả lợn châu Phi, Tiếp
tục đứng top đầu thế giới cuộc thi gạo ngon Thế giới, thẻ vàng IUU,…

Bên cạnh những thuận lợi thì hiện này sản xuất nông nghiệp ở nước còn nhiều
khó khăn vất vả. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đã minh chứng rõ ràng và sinh
động cho thực tế, trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, giá phân bón, giá thức ăn chăn
nuôi, giá xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine) ,thời tiết cực đoan,
thiếu vốn đầu tư công nghệ cao, mô hình mới mẻ còn nhiều thiếu sót, tư duy sản xuất
theo hướng kinh tế nông nghiệp chưa được đẩy mạnh, các nguồn nhân lực đang thiếu
thốn do việc những người trẻ không mặn mà với việc sản xuất nông nghiệp kế thừa từ
cha ông, đồng thời nền công nghiệp lại phát triển tạo việc làm cho nhiều lao động vì
vậy tỷ lệ người nông dân bỏ làm nông chuyển sang làm công nhân ngày càng nhiều. Đời
sống người dân nông thôn ngày càng xích gần hơn với thành thị.

2.1.5 Thành tựu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam

Trong năm 2019, các mặt hàng như: gỗ, tôm, rau quả và hạt điều có kim ngạch
xuất khẩu trên 3 tỷ USD trong nhóm 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước.
Nhận thấy sự khó khăn của việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ các Bộ và doanh nghiệp địa
phương đã xây dựng chuỗi liên kết các mặt hàng chủ lực lại với nhau. Điển hình ở đồng
bằng sông Cửu Long đã xây dựng chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng
lúa. Ngoài việc đầu tư và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các tập đoàn hay
doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp công nghệ cao như Vinamilk, TH,
Lavifood, Ba Huân,…

6
Ngoài 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu
Giang được thành lập, hiện đang trình xét duyệt 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao ở Thái Nguyên, Quảng Ninh và Lâm Đồng. Bằng sự cố gắng không ngừng, học hỏi
và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
theo chuỗi, hiện nay cả nước có gần 3.000 mô hình cánh đồng mẫu lớn.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản trên thị trường
Khả năng cung tại chỗ và khả năng cung từ nơi khácđến. Đến lượt nó, khả năng
cung tại chỗ phụ thuộc vào hai nguồn chính: khả năng sản xuất của nông nghiệp; khả
năng dự trữ nông sản từ các vụ trước. Hai nguồn đó có sẵn sàng cung ứng hay không lại
tuỳ thuộc vào các nhân tố cụ thể của bản thân những người sản xuất và những người dự
trữ cũng như của thị trường. Khả năng sản xuất tại chỗ của những người sản xuất nông
nghiệp cũng như sự sẵn sàng bán sản phẩm của họ ra thị trường phụ thuộc vào một số
nhân tố cơ bản sau đây:

a) Gía cả của bản thân nông sản:

Trong dài hạn khi giá cao thì lượng cung sẽ tăng, còn khi giá thấp lượng cung sẽ giảm
→ Cung về một loại nông sản có quan hệ thuận với giá cả.
Công thức tính hệ số co giãn của cung theo giá:

𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑄𝑖


Ei =
𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑣ề 𝑔𝑖á 𝑃𝑖

Hệ số co giãn Ei cho biết khi giá một nông sản thay đổi 1% thì cung về nông sản đó
thay đổi bao nhiêu phần trăm (%)

7
Ví dụ: Sau dịch tả heo Châu Phi giá thịt heo tăng tác động đối với hộ chăn nuôi heo

b) Gía của sản phẩm cạnh tranh (sản phẩm thay thế):

Giá của sản phẩm thay thế j tăng có thể làm giảm cung sản phẩm i theo giá thị trường

Công thức tính hệ số co giãn cung theo giá hàng hóa thay thế:

𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑄𝑖


Eij=
𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑣ề 𝑔𝑖á 𝑐ủ𝑎 𝑛ô𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑘ℎá𝑐 𝑃𝑗

Ví dụ: Người tiêu dùng sử dụng thịt gà thay thế cho thịt heo, khi giá của thịt gà tăng
người sản xuất có xu hướng như thế nào?

8
c) Sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào:

Khi giá các yếu tố đầu vào tăng lên, chi phí cận biên tăng → khả năng cung nông sản sẽ
giảm và ngược lại.

Ví dụ: Khi giá cám lợn tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất thịt lợn làm giảm nguồn cung
thịt lợn trong thị trường.

d) Trình độ kĩ thuật trong sản suất: Trình độ kĩ thuật được cải tiến, năng suất sản
xuất tăng, sản lượng tăng → cung nông sản tăng

Ví dụ: khi nông dân sử dụng giống lúa mới nhằm hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất
lúa, làm tăng nguồn cung lúa gạo vào thị trường.

e) Các yếu tố môi trường tự nhiên: Các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, mất mùa… làm
ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi làm ảnh hưởng đến nguồn
cung nông sản trong thị trường.

Ví dụ: trong năm 2021 đã phải tiêu hủy hơn 230.000 con lợn do dịch tả lợn Châu Phi
lan rộng trên khắp cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thịt lợn trong thị
trường.

f) Các chính sách kinh tế của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước như có
ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản.
9
Ví dụ: các chính sách cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một yếu tố đầu vào nào đó, cung
cấp vốn ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân v.v...

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản trên thị trường
a) Giá cả của bản thân nông sản:
Khi giá cao thì lượng cầu sẽ giảm, còn khi giá thấp lượng cầu sẽ tăng→ Cầu về một
loại nông sản có quan hệ nghịch với giá cả.
Công thức tính hệ số co giãn cầu theo giá :
𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑄𝑖
Ei =
𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑔𝑖á 𝑃𝑖

Khi giá một nông sản thay đổi 1% thì cầu về nông sản đó thay đổi bao nhiêu phần trăm
(%).
Ví dụ: Biến cố sau dịch tả heo Châu Phi giá thịt heo tăng:

b) Gía của loại nông sản thay thế


Khi giá nông sản thay thế giảm sẽ làm thay đổi lượng cung về một số loại nông sản
khác.
Công thức tính hệ số co giãn chéo của cầu theo giá:
𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑃𝑖
Eij =
𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑑ổ𝑖 𝑔𝑖á 𝑃𝑗

Ví dụ: Người tiêu dùng sử dụng thịt gà thay thế cho thịt heo, khi giá của thịt gà tăng
người tiêu dùng có xu hướng như thế nào?

10
c) Tình hình phân phối thu nhập và mức thu nhập của các nhóm dân cư:
Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa
đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia
tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm
cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và
ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu
Công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập:
𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑄𝑖
Eim =
𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑟ă𝑚 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑀

+ Những hàng hoá mà khi thu nhập tăng, lượng cầu về hàng hoá tăng lên; khi thu nhập
giảm, lượng cầu về hàng hoá giảm xuống được gọi là hàng hoá thông thường.
+ Những hàng hoá khi thu nhập tăng, lượng cầu về hàng hoá giảm xuống; khi thu nhập
giảm xuống, lượng cầu về hàng hoá tăng lên được gọi là hàng hoá thứ cấp.
Ví dụ: Một sinh viên có trợ cấp từ gia đình thấp thì thường xuyên ăn mì tôm, đến khi
sinh viên đi làm thêm kiếm được nhiều tiền thì thay đổi quan điểm của mình và chú
trọng bữa ăn có dinh dưỡng hơn.

11
Thu nhập(đ)

d) Thị hiếu: Tâm lý thích hàng hóa rẻ, đẹp, ưa chuộng các loại hàng hóa nào đó
ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng, do vậy, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cầu.
Ví dụ: nhu cầu về gạo nếp tăng cao trong dịp tết
e) Dân số tăng làm cho quy mô tiêu dùng tăng: Nếu sức sản xuất thấp dân số
tăng cầu về nông sản rẻ tăng lên và ngược lại, khi sức sản xuất phát triển, mức sống
tăng, khi dân số tăng làm cho cầu về mọi loại nông sản tăng, kể cả nông sản chất lượng
cao.
f) Kỳ vọng của người mua: Đây là cầu dài hạn và là những gợi ý cho sản xuất trong
tương lai
Ví dụ: dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở Trung Quốc nên nhu cầu về thịt heo của người
tiêu dùng trong tương lai giảm.
2.4. Đặc điểm giá nông sản
2.4.1. Gía của dễ biến động trong thời gian ngắn
Gía của các nông sản có thể thay đổi đột ngột trong vòng một tuần và thậm chí một ngày.
Sự biến đổi giá nhanh chóng thường do các lý do sau:
- Sự phối hợp kém giữa cung và cầu, cung nhiều hơn cầu đẩy giá nông sản
xuống thấp và ngược lại cung nhỏ hơn cầu sẽ đẩy giá lên cao.
- Điều phối hàng hóa nông sản chưa hợp lý làm tác động mạng đến giá của các
mặt hàng dễ hỏng như hoa quả và rau,sắn và cá tươi. Những nông sản này
không thể bảo quản lâu và bán đi nhanh chóng. Do đó, giá của những nông
sản đó có xu hướng giảm nhiều vào cuối thời điểm buôn bán hoặc nếu có một
lượng hàng lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá cầu thị trường.
12
2.4.2.Cung cầu trên thị trường
Nhu cầu chính là yếu tố ảnh hưởng chính đến giá cả. Nếu nguồn cao nhưng nhu cầu tiêu
thụ lại ít thì giá nông sản chắc chắn sẽ giảm. ngược lại nếu nhu cầu tiêu thụ cao mà
nguồn cung lại hạn chế thì giá nông sản tăng.

2.4.3.Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết


Sự biến đổi về giá của các năm của các mặt hàng nông nghiệp cũng có thể thay đổi đáng
kể giữa các năm. Điều kiện tự nhiên như thời tiết mưa, bão, lũ lụt… là những nguyên
nhân chính của sự biến đổi giá này do sự tác động của chúng tới nguồn cung. Ví dụ,
thiên tai bão, lũ có thể ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự gia tăng về
giá . ngược lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể tác động tích cực tới mức độ sản xuất
và khiến cho hàng hóa nông sản tràn ngập thị trường.

2.4.4.Các yếu tố đầu vào


Giá các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch. Các yếu tố đặc
điểm đất đai, cung ứng đầu vào cho quá trình trồng trọt, thị trường và tính mùa vụ ảnh
hưởng rất lớn tới chuỗi giá trị thông qua giá bán. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về thương
mại như hoạt động xúc tiến thương hiệu, phân phối, đóng gói và bảo quản ít tác động
tới giá.

2.4.5.Nhu cầu tiêu thụ


Nhu cầu tiêu thụ nông sản ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi như nhân khẩu học, tăng
trưởng kinh tế thay đổi chế độ ăn uống và tiêu dùng. Khi dân số toàn cầu gia tăng đặc
biệt các nước đăng phát triển sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu thụ nông sản từ đó thúc
đẩy sản xuất nông sản.

2.4.6.Sản phẩm thay thế


Các loại sản phẩm có chức năng thay thế càng cao thì sự cạnh tranh về giá càng cao.

2.4.7.Chi phí giao dịch và vận chuyển cao


Giá của các loại nông sản khi đến tay người tiêu dùng thường rất cao, cao hơn rất nhiều
so với giá ban đầu của sản phẩm mà người sản xuất bán ra. Điều này là do chi phí
maketing, các rủi ro và chi phí vận chuyển quá cao. Những nguyên nhân đẩy giá nông
sản cao khi đến tay ngươi tiêu dùng:
- Thương lái tập hợp, thu mua các nông sản từ những nông dân ở vùng sâu, xa,
sản xuất nhỏ lẻ thường tốn nhiều chi phí.
13
- Các sản phẩm nông sản thường vận chuyển qua quãng đường dài, tốn chi phí
vận chuyển. Nếu bảo quản không tốt sẽ làm hư hỏng sản phẩm.
- Để tăng thời gian sử dụng và giữ được chất lượng của nông sản, các cơ sở sản
xuất, công ty tiến hành chế biến như phơi, sấy…đóng gói. Đây cũng là lý do
làm tăng giá nông sản
- Bảo quản và lưu kho cũng là một hoạt động làm tăng chi phí cho thương nhân
và chế biến.
- Cuối cùng, tất cả các trung gian thị trường này cần tiền công lao động và tạo
ra lợi nhuận từ hoạt động của họ.

14
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN

Giai đoạn phát triển rất thành công như vừa qua bộc rõ thế mạnh cũng như hạn chế của
ngành nông nghiệp. Chúng ta thấy rằng nếu các địa phương chỉ lo phát triển khu công
nghiệp hay các thành phố lớn thì việc di dân ồ ạt có thể tạo ra việc làm cho lao động về
kinh tế nhưng không thúc đẩy đô thị hóa về xã hội và môi trường. Trong tương lai không
xa, sẽ có hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp và cư dân nông
thôn chuyển thành thị dân. Mức độ thành công và vững bền của biến đổi vĩ đại này hoàn
toàn tùy thuộc vào quá trình "lột xác" của con người và tài nguyên nông thôn.

15
Tài liệu tham khảo

[1] Báo Nông Nghiệp Việt Nam. (nd). 10 sự kiện ngành công nghiệp năm 2022 .

[2] Anh, N. T. (2021, 11 juni). Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và vai trò của nông
nghiệp. Luanvan1080.

[3] D. (2023, 12 januari). Ngành nông nghiệp năm 2022: Những con số kỷ lục.
danviet.vn.

[4] Luận văn Thạc sĩ Môi trường và phát triển bền vững: Nghiên cứu tác động của một
số hiện tượng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

[5] Wikipedia contributors. (2022, 1 oktober). Nông nghiệp.

16

You might also like