You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-----***-----

BÀI TIỂU LUẬN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI 6: Các giải pháp để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Phí Mạnh Phong

Sinh viên thực hiện: Đặng Đại Việt

Mã số sinh viên: 2021060075

Mã môn học: 7020302-02

Hà Nội, 2022

1
A. MỞ ĐẦU ........................................................................ 1
1. Tại sao cần nghiên cứu đề tài?.................................................................. 1

B. NỘI DUNG ..................................................................... 2

1: Một số lý luận về công nghiệp, hóa hiện đại hóa nông


nghiệp, nông thôn.................................................................. 2
1.1 Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ......... 2

1.2 Một số quan niệm của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ..... 3

1.3 Những nội dung cơ bản của CNH-HĐH nông nghiệp ở nông thôn ......... 5

2: Các giải pháp để thúc đẩy CNH-HĐN nông nghiệp ở


nông thôn hiện nay................................................................ 8
2.1. Các thành tựu và hạn chế của quá trình CNH-HĐH nông nghiệp ở
nông thôn thời gian vừa qua .............................................................................. 8

2.1.1 Các thành tựu ......................................................................................... 8

2.1.2 Các hạn chế .......................................................................................... 11

2.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 14

2.2.1 Dự báo xu hướnh toàn cầu tác động đến CNH-HĐH ........................ 14

2.2.2 Giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH bền vững ......................................... 16

C. KẾT LUẬN .................................................................. 18

2
A. MỞ ĐẦU
1. Tại sao cần nghiên cứu đề tài?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầm
quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
nâng cao đời sống của nông dân. Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối
với bất cứ nước nào, nhất là nước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, có hơn 60% nguồn lực lượng lao động trẻ sống ở nông thôn.

Nông nghiệp, nông thôn góp một phần quan trọng trong quá trình tích lũy vốn
cho CNH, HĐH; là khu vực kinh tế - xã hội có vị trí chiến lược cực kỳ quan
trọng, liên quan đến việc giải quyết những vấn đề đời sống cơ bản của đại đa
số dân cư, như tạo việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập
cho nông dân, tăng sức mua của thị trường nông thôn, tăng tỷ trọng trong
GDP và tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước. nông thôn là nguồn cung cấp
nhân lực chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển công
nghiệp, dịch vụ đồng thời cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông
nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng lao động công nghiệp,
dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối, còn lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối
và tương đối.

Thực tiễn thế giới cho thấy, đã có không ít nước đi lên bằng xuất khẩu nông
sản, như Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Ca-na-đa,... Đối với một số nước khác,
phát triển nông nghiệp là biện pháp chủ yếu để hình thành thị trường trong
nước; cũng có nước lấy phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn là

1
biện pháp cơ bản giải quyết phần tất yếu của đời sống kinh tế trong thời kỳ
đầu CNH.

Biết được vai trò, tầm quan trọng đó, cùng với xu hướng phát triển kinh tế hội
nhập thế giới, Đảng và Nhà nước ta coi “Các giải pháp để thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay” là
mục tiêu hàng đầu, là đề tài thiết thực để tìm hiểu và nghiên cứu.

Đối với em, đứng trước một đề tài lớn đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng
như đề này sẽ không tránh khởi những sai sót ngoài ý muốn. Em rất mong
được sự nhận xét phê bình của thầy để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

B. NỘI DUNG

1. Một số lý luận về công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông


nghiệp, nông thôn.

1.1 Quan niệm CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp
chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa
thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm
hàng hóa trên thị trường.

2
Công nghiệp hóa hiện đại, hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các
ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông
nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nông
thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở nông thôn”.

Nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nhiệm vụ CNH,
HĐH nông thôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoà quyện vào nhau, tác động
lẫn nhau trong quá trình phát triển.

Khái niệm trên càng khẳng định tầm quan trọng của CNH – HĐH nông
nghiệp, nông thôn – nó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ
nước nào, nhất là những nước có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp
kém phát triển, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại.

1.2 Một số quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp ở nông thôn.

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của
nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông
thôn là một chủ trương lớn của Đảng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải
quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước
ta tiến lên trình độ văn minh, hiện đại.

3
Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước phát triển
nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị
với nông thôn. Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của
Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước
và đã đạt những thành tựu rất quan trọng.
Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới phát triển
toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và
môi trường sống của người dân nông thôn.
Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, hỗ trợ làm giàu, đẩy mạnh xóa
đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã
hội ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân
khu vực nông thôn theo hướng bền vững. Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh
quan nông thôn.
Ngoài ra, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện
quan hệ sản xuất. Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản
xuất phù hợp, hiệu quả, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp nông nghiệp.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển các hình
thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ
thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt,
dẫn dắt.
Tiếp tục đầu tư phát triển nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn. Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng
bộ, gắn với phát triển đô thị và toàn nền kinh tế, đặc biệt là các công trình giao
thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông, công trình phòng, chống thiên tai,

4
công trình phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, hệ thống hạ tầng thương mại
ở nông thôn.

Tuy nhiên, nước ta là nước nông nghiệp, cơ sở nền tảng của nông nghiệp còn
yếu, công CNH, HĐH còn ở giai đoạn đầu. Vì vậy, việc thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng,
từng địa phương khác nhau để triển khai và có kế hoạch thống nhất trong cả
nước. Mục tiêu chính là thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp phát triển, gắn
với kinh tế thị trường, hòa nhập vào quốc tế, điều hòa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất trong nông nghiệp, tăng nhanh quá trình hiện đại hóa nông
nghiệp, tạo cho nông dân có thu nhập cao hơn và cuộc sống khá giả hơn.

1.3 Những nội dung cơ bản của CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Chúng ta thấy rằng giữa công CNH và HĐH có sự liên quan mật thiết với
nhau. Thực tế diễn ra trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng
nước ta đã chứng tỏ: Nông nghiệp không thể mở rộng quy mô sản xuất ở ngay
những vùng có tiềm năng nhưng thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu phương tiện và
công cụ sản xuất. Để mở mang các vùng kinh tế, xây dưng các vùng chuyên
canh có hiệu quả, nông nghiệp phải trông cậy vào công nghiệp, chỉ có công
nghiệp mới tạo ra và cung cấp cho nông nghiệp những phương tiện cần thiết
để tiến hành các quá trình sản xuất bằng những công nghệ đem lại hiệu quả
kinh tế cao, đặc biệt là khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng lao động ở nông
thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phải bảo
đảm những yêu cầu cơ bản: theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát triển
lực lượng sản xuất với củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn,
xây dựng nông thôn mới; đặt trong chiến lược CNH, HĐH nền kinh tế quốc
5
dân nói chung, bảo đảm lợi ích toàn diện của đất nước cả về kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng, môi trường sinh thái; đặt trong xu thế chung là quốc tế hóa
và khu vực hóa nền kinh tế nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất
nước; kết hợp hài hòa kinh nghiệm truyền thống với công nghệ, kỹ thuật hiện
đại, tiên tiến theo những bước đi phù hợp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn hiện nay phải củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nông
nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng: nông dân là chủ thể của quá trình
phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện,
hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

Mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, bảo đảm sự hài hòa giữa các
vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn, nông dân
được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với trình độ nông dân của các
nước tiên tiến trong khu vực, đủ bản lĩnh chính trị, năng lực làm chủ nông
thôn mới; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật và kinh tế - xã
hội để cải biến nền kinh tế nông nghiệp còn kém phát triển thành nền kinh tế
có cơ cấu ngày càng hợp lý trên cơ sở lao động sử dụng máy móc và kỹ thuật,
6
công nghệ ngày càng tiên tiến. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nền tảng, cơ
sở vật chất kỹ thuật cho việc xác lập, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất
mới xã hội chủ nghĩa và củng cố hệ thống chính trị, tăng cường an ninh quốc
phòng ở khu vực nông thôn...

Cần phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, xây dựng các vùng chuyên
canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của
thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước mắt tập trung một số ngành chủ lực
như: cây lương thực (lúa, ngô); cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, mía,
lạc); cây ăn quả, rau, hoa; chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản (bò, lợn, tôm,
cua).

• Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn bao
gồm: thuỷ lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; phát triển giao thông nông
thôn, phát triển thông tin liên lạc; phát triển giáo dục văn hóa, y tế, khoa
học công nghệ và ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học –
công nghệ vào sản xuất và đời sống.
• Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn như: Công
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp dệt may, giày dép,
thuỷ tinh sành sứ, cơ khí sủa chữa; các ngành nghề truyền thống tại các
địa phương.
• Phát triển các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn như:
dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung
ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm…
• Xây dựng nông thôn mới sạch về môi trường, giàu có, công bằng, dân
chủ, văn minh.

7
2. Các giải pháp để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay.

2.1 Các thành tựu và hạn chế của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam thời gian qua.

Công nghiệp hóa trước đổi mới diễn ra theo mô hình của Liên Xô, chỉ đến khi
khởi đầu là đổi mới tư duy kinh tế và nhất là từ Đại hội VIII (1996), công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta mới được xác định một cách đầy
đủ. Trong 35 năm đổi mới, đặc biệt sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011,
nhận thức của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có
những bước phát triển mới về cả nội dung và phương thức thực hiện. Chúng ta
đã đạt được những thành tựu to lớn, vững chắc cùng với đó là nhận biết, dần
khắc phục những hạn chế để đúc kết ra những bài học, kinh nghiệm quý báu
làm nền tảng cho những bước tiến, thành công trong tương lai.

2.1.1 Thành tựu.

Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình
thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của
người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên
trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

8
Một là, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa,
phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá.

Nhận định nói trên dựa vào các căn cứ sau đây:

• Nhìn tổng thể nông nghiệp nước ta không còn là nền nông nghiệp tự
cung, tự cấp, thiếu lương thực triền miên, mà đã là nền nông nghiệp có
tỷ suất hàng hóa ngày càng cao (lúa gạo 56%, cà phê 98%, cao su 85%,
chè 60%…); giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn (từ 2,5 tỷ USD
năm 1995 lên hơn 6,3 tỷ USD năm 2004), nhiều mặt hàng xuất khẩu có
thị phần lớn trong khu vực và trên thế giới (gạo, cà phê, hạt điều đứng
thứ 2 và hạt tiêu đứng thứ nhất trên thế giới; thuỷ sản đứng thứ hai ở thị
trường Nhật Bản và Mỹ…), từng vùng, từng địa phương đều có sản
phẩm đặc thù.
• Đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công
nghiệp chế biến: lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long; mía đường ở
miền Trung; chè ở Trung du, miền núi phía Bắc; cà phê ở Tây nguyên;
cao su ở đông Nam Bộ, cây ăn quả ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông
Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc; nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều
tỉnh ven biển và đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL); vùng nguyên liệu
giấy ở Trung du, miền núi …
• Tính chất sản xuất hàng hóa còn được thể hiện ở cơ cấu sản xuất ngày
càng phát triển đa dạng, chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
các ngành công nghiệp, dịch vụ; quy mô sản xuất ngày càng tập trung;
người sản xuất ngày càng quan tâm đến nhu cầu của thị trường.
• Nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân 5,2%/ năm.

9
Hai là, công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phát triển;
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng; môi trường
sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt.

• Hiện nay cả nước có: 27% số hộ nông dân vừa sản xuất nông nghiệp
vừa làm ngành nghề phi nông nghiệp; 13% số hộ chuyên kinh doanh
ngành nghề; có 40.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề ở nông
thôn, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,1% hợp tác xã 5,8%, tư
nhân 80,1%; hơn 1.200 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền
thống.
• Hiện có hàng trăm cơ sở công nghiệp được xây dựng trên địa bàn nông
thôn trong đó chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm 32,5%; sản xuất vật
liệu xây dựng 30,9%, các cơ sở công nghiệp nhẹ 15%; điện – cơ khí
12,8%…
• Nhiều loại hình dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh như dịch vụ
thương mại, tài chính, kỹ thuật nông nghiệp (giống, bảo vệ thực vật, thú
y, tưới, tiêu nước…), dịch vụ thông tin, văn hóa, giải trí…
• Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tăng cường góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn.
• Hệ thống thủy lợi đã đảm bảo cho 84,8% diện tích trồng lúa, hàng vạn
ha rau màu và cây công nghiệp; hệ thống đê điều ngày càng được củng
cố.

Ba là, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa: hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ
được phát huy tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn
được đảm bảo .

10
• Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ ở nông thôn được
phát huy tốt hơn, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;
môi trường sinh thái được cải thiện một bước.

Những thành tựu trên mặt trận nông nghiệp nông thôn đã góp phần rất quan
trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2.1.2 Hạn chế.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ
ngày càng phát triển cao, một số nước đang chuyển lên kinh tế tri thức thì
những nước đi sau, như Việt Nam, nếu cứ phát triển tuần tự, sẽ tụt hậu xa hơn
so với những nước đi trước. Hơn nữa, sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt cũng
buộc các nước phải ứng dụng công nghệ cao, mới có thể ứng phó kịp. Thí dụ:
Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng phải ứng dụng công nghệ sinh học để
chọn giống cây trồng phù hợp và phải ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt bằng
nước khử mặn. Hay là nhu cầu cao về chất lượng và vệ sinh, an toàn thực
phẩm đòi hỏi không được dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học mà phải dùng
thuốc bảo vệ thực vật theo công nghệ sinh học và dùng phân vi sinh hay phân
hữu cơ. Do đó, phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức. Chủ trương đúng đắn này đã được nhấn mạnh trong nhiều văn
kiện của Đảng và Nhà nước, nhưng tiến độ thực hiện rất chậm, hậu quả là
nông nghiệp nước ta đang có xu hướng chậm lại.

Vì sao vậy? có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do hai trở ngại chính sau:

Một là, chậm trễ trong việc chuyển kinh tế nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán lên sản
xuất hàng hóa lớn, tập trung.
11
Kinh tế nông hộ tự chủ đã trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nhưng
khi chuyển lên sản xuất hàng hóa lớn theo cơ chế thị trường thì kinh tế nông
hộ bộc lộ các nhược điểm của sản xuất hàng hóa nhỏ. Nhiều văn kiện của
Đảng và Nhà nước cũng đề ra chủ trương phát triển kinh tế trang trại và các
loại hình kinh tế hợp tác hay liên kết trong nông nghiệp, nhưng thực hiện quá
chậm.

Việc phát triển trang trại vẫn chủ yếu là các gia trại nhỏ; trang trại lớn gặp
nhiều khó khăn. Thí dụ: Luật Đất đai 2013, điều 129 mục 1 vẫn ghi: "Hạn
mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho
mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:a) Không quá
03 héc-ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc
khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; b) Không quá
02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác".
Điều 12, mục 5 nghiêm cấm "nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của luật này". Chấp
hành nghiêm điều luật trên thì không thể xây dựng được trang trại sản xuất.

Về hợp tác xã, GS.TS Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ rõ
tình hình yếu kém của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Tính đến tháng 10/2014 cả nước có 19.800 HTX trong đó 10.339 HTX nông
nghiệp, nhưng có tới 9.363 là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chiếm 92%. Tỷ
lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp khoảng 45%. Song phần lớn các
HTX nông nghiệp mới chỉ cung cấp được một số dịch vụ đầu vào cơ bản
(97% HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, 80% làm dịch vụ thủy
lợi, 53% cung cấp giống cây trồng, 30% cung cấp vật tư, phân bón…, chỉ có
9% số HTX làm dịch vụ tiêu thụ đầu ra). Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ,
12
công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu. Chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi
nhuận của HTX thấp; chỉ khoảng 10% số HTX nông nghiệp đạt hiệu quả tốt,
khoảng 60%-70% số HTX hoạt động cầm chừng, còn lại 20%-30% HTX đã
ngừng hoạt động. Đáng chú ý nhiều HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX
năm 2012, đến 31-12-2014 mới có 990/10.446 HTX nông nghiệp chuyển sang
hoạt động theo Luật HTX năm 2012 (chiếm 9,5%), nghĩa là phần lớn HTX
chưa hoạt động theo cơ chế thị trường. Thậm chí một số địa phương giữ lại
mô hình HTX kiểu cũ cốt để đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đó
là lý do chính khiến hơn 20% số HTX dù hiện nay đã ngừng hoạt động nhưng
chưa giải thể hoặc chuyển đổi.

Hai là, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào nông
nghiệp còn rất hạn chế, nên chậm trễ ứng phó với biến đổi khí hậu khắc
nghiệt.

Gần đây nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng theo hai triền sông chính là
sông Cổ Chiên và sông Hậu đến 60km, đe dọa gần 41.000 ha lúa đông xuân
2015 - 2016 ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng Nam Bộ, lại thêm ít mưa khiến
nhiều vùng ở Tây Nguyên cũng thiếu nước ngọt. Việc một số nhà máy thủy
điện của Trung Quốc và CHDCND Lào xả nước có làm dịu bớt tình trạng
thiếu nước ngọt và tạm thời có thể rửa mặn, nhưng theo dự báo về lâu dài sự
xâm nhập của nước mặn sẽ tái diễn. Nếu không nghiên cứu các giải pháp ứng
phó thích hợp với tình trạng trên thì sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.
Israel không có nguồn nước, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 500mm/năm
(so với Việt Nam: 1300mm/năm), nước sinh hoạt/ uống được lấy từ sông
Jordan và lọc từ biển.

Ngoài ra, CNH, HĐH cũng có một số tác động tiêu cực đến nông nghiệp, nông
thôn như: việc chuyển dịch lao động tự do sang công nghiệp và dịch vụ dẫn đến
13
thiếu lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; lao động chưa được đào
tạo để bắt kịp với yêu cầu CNH, HĐH, dẫn đến năng suất lao động còn thấp;
việc cơ giới hóa chưa đồng bộ từ sản xuất đến thị trường, nhiều tiêu chuẩn chưa
được áp dụng đồng bộ; môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng bị ô
nhiễm...

Bên cạnh đó, còn một số vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số phát triển sản xuất hàng hóa chậm, sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự
túc, cần phải tập trung chỉ đạo để chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa.

2.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn
ở Việt Nam hiện nay.

2.2.1 Dự báo một số xu hướng toàn cầu tác động đến CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Trước thực tiễn nêu trên, việc dự báo xu hướng chủ đạo của quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tương lai để có các giải pháp, chính sách
phù hợp với tình hình mới là rất quan trọng.

Một là, Xu hướng chuyển đổi số và sản xuất thông minh

Xu hướng chuyển đổi số: chuyển đổi số là thay đổi phương thức sản xuất, kinh
doanh và đời sống nhờ sử dụng dữ liệu và công nghệ số. Chuyển đổi số bao
gồm 3 lĩnh vực là “Chính phủ số”, “kinh tế số” và “xã hội số”. Cả 3 lĩnh vực
này đều sẽ có tác động rất lớn đến nông nghiệp, nông thôn. Đối với nông dân
và người dân nông thôn, hạn chế lớn nhất là thiếu thông tin trong các lĩnh vực
sản xuất và đời sống. Chính phủ số và xã hội số sẽ mang lại cơ hội tăng cường
khả năng kết nối cho họ với thông tin, xoá nhoà một phần khoảng cách về địa

14
lý, giảm bớt sự phức tạp của các thủ tục hành chính nhiều cấp hiện nay để
được sử dụng trực tiếp các dịch vụ công của Chính phủ. Vì vậy, người nông
dân sẽ là khách hàng mục tiêu của quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, nông
thôn.

Xu hướng sản xuất thông minh: sản xuất thông minh là ứng dụng chuyên sâu
công nghệ thông tin về dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp cho phép các hoạt động
sản xuất được thực hiện thông minh, hiệu quả và linh hoạt. Trong đó, trước
hết nông nghiệp cần thông minh với thị trường, sau đó là thông minh với điều
kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu và trình độ phát triển của đất nước (năng lực
đầu tư, công nghệ) cũng như dân trí của người dân.

Hai là, Xu hướng phát triển kinh tế xanh

Xu hướng tăng trưởng xanh: xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện nay không
chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế mà còn phải bảo vệ môi trường và tăng trưởng
xanh, sạch. Tăng trưởng xanh là quá trình sản xuất áp dụng đồng bộ các quy
trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, sử dụng hiệu quả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng xanh cũng cần dựa trên 3 trụ
cột là: tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng xã hội bền vững và bảo vệ môi
trường, tương tự như chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao, hiệu quả
kinh tế cao” sang “nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền
vững”.

Xu hướng nông nghiệp tuần hoàn: nông nghiệp tuần hoàn hay khái niệm về
tuần hoàn trong hệ thống nông nghiệp bắt nguồn từ sinh thái công nghiệp.
Mục tiêu là để hạn chế sử dụng tài nguyên và giảm phát thải nhà kính vào môi
trường bằng việc tổ chức sản xuất theo vòng tuần hoàn khép kín. Nông nghiệp

15
tuần hoàn cần hướng đến: tuần hoàn chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, nước, năng
lượng và vật liệu nhựa.

2.2.2 Giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững
giai đoạn 2021-2030.

Để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần thực hiện một số giải
pháp sau:

Một là, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp, nông thôn không chỉ là bệ đỡ mà
còn là động lực mới cho phát triển kinh tế và CNH, HĐH đất nước trong giai
đoạn đến năm 2045. Làm rõ mô hình tăng trưởng mới trong điều kiện hậu đại
dịch Covid-19, trong đó có vai trò của KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm
tăng năng suất lao động cũng như chất lượng tăng trưởng gắn với kinh tế nông
nghiệp và xã hội nông thôn, phát huy được lợi thế để CNH, HĐH.

Hai là, đổi mới quan điểm về vai trò công bằng của các thành phần kinh tế
trong quá trình CNH, HĐH, đặc biệt chú ý vai trò chủ thể của hộ nông dân
chuyên nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cộng đồng trong quá trình phát triển,
chú trọng vai trò của các hiệp hội ngành hàng.

Ba là, thúc đẩy phát triển nền kinh tế phi nông nghiệp, nông thôn (chế biến
nông sản, cụm làng nghề, du lịch nông thôn…) để giải quyết bằng được việc
rút lao động nông thôn ra khỏi sản xuất nông nghiệp và tạo công ăn việc làm
phi nông nghiệp trong nông thôn nhằm giảm bớt sức ép dân số lên các đô thị
lớn, thích ứng với điều kiện dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

Bốn là, tạo đột phá về tổ chức thể chế và đào tạo nghề theo hướng chuyên
nghiệp hóa nông dân, đẩy mạnh kinh tế hợp tác, phát triển chuỗi giá trị. Nới
lỏng chính sách hạn điền đất nông nghiệp, ưu tiên trực canh trong nông nghiệp

16
để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ hộ nông dân hình thành
các trang trại gia đình và các hợp tác xã nông nghiệp hiện đại như ở các nước
phát triển.

Năm là, tiếp tục tăng đầu tư công cho nông nghiệp, phân cấp quản lý đầu tư
công, các dịch vụ công, quản lý công trình, tài nguyên công cộng cho các tổ
chức cộng đồng; thử nghiệm hình thức quỹ phát triển nông thôn hỗ trợ cho các
cộng đồng dựa trên các dự án do cộng đồng đề xuất và làm chủ.

Sáu là, định hướng ổn định dài hạn về cam kết lâu dài thu hút đầu tư nước
ngoài vào hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền
vững, thúc đẩy nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và thực hiện Chương trình
không còn nạn đói ở các vùng khó khăn, dân tộc.

Bảy là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư công về kinh phí cho hệ thống các
đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt
Nam, ít nhất đạt mức tương đương với xu hướng các nước trong khu vực là
mức 0,84% GDP nông nghiệp để đảm bảo CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn thành công, không bị tụt hậu về KH&CN. Nhà nước cần nâng tỷ lệ chi
cho KH&CN từ ngân sách trong những năm tới lên mức 2,8-3% tổng chi ngân
sách nhà nước, tương ứng với tổng chi nghiên cứu và phát triển đạt mức 2%
GDP.

Tám là, xây dựng đề án chuyển đổi số, nền tảng số tập trung của ngành nông
nghiệp, nông thôn nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công cho nông
nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần
tham gia điều phối Chương trình Đổi mới sáng tạo quốc gia để hướng đến các
doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn nâng cao năng suất lao
động. Ưu tiên các lĩnh vực chuyển đổi nông nghiệp sinh thái, chế biến thực

17
phẩm, quản lý thất thoát sau thu hoạch, nông nghiệp tuần hoàn và chuyển đổi
số nông nghiệp, nông thôn.

C. KẾT LUẬN

Một trong những định hướng lớn để sớm đạt được mục tiêu nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là phát triển nông nghiệp và kinh
tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng đắn,
phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân
nông thôn, đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với đất nước Việt Nam
ta.

Có thể thấy, trong 35 năm qua, chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc, phần
lớn người nghèo sống ở nông thôn nhờ đó đã cải thiện đời sống, đưa Việt Nam
trở thành một trong những nước có tỷ lệ xóa đói, giảm nghèo với tốc độ cao
nhất trên thế giới. Thành quả này có được một phần nhờ vào quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với những bất lợi khó khăn luôn tồn tại, kìm hãm sự phát triển của đất
nước và sự hội nhập toàn cầu, ta cần tìm cac biện pháp khắc phục và thức đẩy
tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Việc dự báo xu
hướng chủ đạo của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tương
lai là bắt buộc để có các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình mới là
của đất nước và thế giới. Thêm vào đó, cần tận dụng những tiến bộ của thời
đại 4.0, nâng cao tri thức, nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng, tính tất
yếu của công cuộc CNH, HĐH.

18
Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy, cần phát triển nền kinh tế xanh, sạch, minh bạch,
trách nhiệm và bền vững. Phát huy được các đặc điểm về địa lý, con người,
chính sách, kinh tế và gìn giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

D. Tài liệu tham khảo:


1. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
(Dành cho bậc đại học hệ không chuyên Lý luận chính trị), Nxb. Chính trị
quốc gia sự thật.
2. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016.
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2011.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
6. https://siwrp.org.vn/tin-tuc/quan-triet-quan-diem-dai-hoi-xii-cua-
dang-ve-phat-trien-nong-nghiep-kinh-te-nong-thon-gan-voi-xay-dung-
nong-thon-moi-ben-vung_706.html
7. https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/nhung-tro-ngai-lam-cham-
cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-gan-voi-phat-trien-kinh-
te-tri-thuc-401081.html

19
8. http://vjst.vn/vn/tin-tuc/5638/dinh-huong--giai-phap-cong-nghiep-hoa-
-hien-dai-hoa--nong-nghiep--nong-thon-viet-nam-giai-doan-2021-
2030.aspx

20

You might also like