You are on page 1of 2

Đô thị bền vững về mặt xã hội và môi trường

(Nông nghiệp đô thị)

Họ và tên: Vy Thu Ngân


Lớp: BD002
MSSV: 31191024435

Phát triển bền vững là gì? Theo Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường. Hiện nay, việc Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn với các
yếu tố nội tại đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của đô thị như: Một bộ phận lao động trong nông
nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về
đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm; vấn đề vệ sinh môi trường đô thị
cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh
khỏi… Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Vì vậy,
phát triển nông nghiệp đô thị được xem là một hướng đi tối ưu để giải quyết các bất cập liên quan
trong quá trình đô thị hóa.

Theo Hội sinh vật cảnh Việt Nam, nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong và ven đô thị, sản xuất,
chế biến và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật và thực vật
cảnh; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và
cơ hội thư giãn cho người dân đô thị. Theo báo cáo hằng năm của Tổ chức Nông lương Liên hiệp
quốc (FAO), năm 2008 “gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị trên thế giới là từ
nông nghiệp đô thị, 25 – 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị”

Vậy nông nghiệp đô thị có vai trò quan trọng trong việc phát triển một đô thị bền vững như thế nào?
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương
thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị; tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở
đô thị; dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị; góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô
nhiễm môi trường và góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Một nhà phát triển muốn phát triển một đô thị bền vững về nông nghiệp đô thị thì cần làm gì? Trước
tiên, việc quy hoạch đất phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật. Việc thiết kế thành phố nén
với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tích hợp và thông minh theo điều kiện khí hậu, địa hình và diện mạo
đặc trưng của đô thị, tận dụng quỹ đất hiệu quả với mục tiêu bảo vệ môi trường. Ngày nay hình thức
đô thị mật độ cao có vẻ như là mô hình hợp lý để đương đầu với những thách thức về môi trường
như khoảng cách ngắn, giao thông tích hợp, kiểm soát được nhu cầu năng lượng và khí thải. Tuân
theo nguyên tắc phòng ngừa, xây dựng kế hoạch quản lý toàn diện, quy hoạch không gian và dài
hạn, tiết kiệm tài nguyên, tăng cường tái chế, tái sử dụng và phát triển các ngành công nghiệp, năng
lượng sạch. Ngoài ra, có thể kết hợp giữa công trình và cảnh quan, tối ưu được diện tích sân thượng
của những tòa nhà để có không gian xanh và mát mẻ ngay tại nơi ở.

Tài liệu tham khảo

1. “Phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” - Sở Xây
Dựng -TP.HCM.
2. “Nông nghiệp đô thị - Hướng đi bền vững trong quá trình đô thị hoá ” - Hội sinh vật cảnh Việt
Nam .
3. Võ Hữu Hòa (2011), “Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị trong
tiến trình đô thị hoá” - Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. “Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển” - Cổng thông
tin điện tử Bộ Công Thương

You might also like