You are on page 1of 34

QLĐT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

QLĐT bền vững

Ngày nay trên thế giới, khái niệm” Phát triển bền vững” không còn xa lạ so với những thập kỷ
cuối của thế kỷ trước, nhất là trong những năm 70 khi mà phong trào bảo vệ môi trường thế giới
đã có những thành tựu to lớn. Và cho đến nay, cụm từ “Phát triển bền vững” (PTBV) còn được
sử dụng cho
nhiều loại hình bền vững khác nhau trong đời sống xã hội trên thế giới, trong đó có loại hình
phát triển đô thị và đô thị hoá “Phát triển đô thị bền vững” (PTĐTBV). Với xu thế đó, ở Việt
Nam trong công cuộc phát triển nói chung và phát triển đô thị, đô thị hoá nói riêng, khái
niệm “Phát triển đô thị bền vững” và quá trình đô thị hóa bền vững không còn mấy xa lạ, mặc
dù cho đến nay chưa có những khái niệm nào về phát triển đô thị bền vững thật sự được công
nhận là chuẩn mực. Để nghiên cứu về PTBV, nhất là coi PTBV như một chuyên ngành, rất cần
thiết xem xét một cách có hệ thống.
1. Khái niệm phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững:
1.1. Phát triển bền vững:
Lần đầu tiên, năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” tại Hội đồng thế giới về
môi trường và phát triển (WCED) do cựu thủ tướng Nauy, Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch
đã đưa ra ý tưởng và khái niệm về phát triển bền vững. Đó là “Những thế hệ hiện tại cần đáp
ứng các nhu cầu của mình, mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong
đáp ứng các nhu cầu của họ”..Tiếp theo sau đó, nhiều định nghĩa khác nhau lần lượt ra đời như:
“PTBV là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm vi
đáp ứng được của các hệ sinh thái” (Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc -
UNEP).
“PTBV chính là sự duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người về
mặt xã hội, kinh tế, môi trường trong giới hạn khả năng chịu tải của các hệ sinh thái dịch vụ và
cơ sở tài nguyên của môi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường” (Ngân
hàng Thế giới –WB).
“Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp, thoả hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự
nhiên và xã hội”, tức là PTBV phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa
với nhau (H.Barton, International Institute for environmental and development –IIED).
Và theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 của nước ta:“Phát triển bền vững là phát triển
đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, về bản chất, phát triển bền vững là một quá
trình biến đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu nhất về
tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người mà không làm tổn
hại đến hệ các sinh thái và môi trường hiện tại cũng như tương lai. Tổng quát hơn, phát triển bền
vững chính là một quá trình liên tục cân bằng và hoà nhập các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái. Nó đảm bảo sự trường tồn của nhân loại. Chính vì vậy, phát triển bền vững đã
trở thành mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, cho từng quốc gia, từng khu vực cũng như cho từng
đô thị.
Chính vì vậy, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, cho
từng quốc gia, cho từng khu vực, vùng đô thị, cũng như cho từng đô thị.
Theo kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, một đất nước đã rất thành công về quy hoạch,
phát triển và bảo vệ môi trường đô thị, điển hình trong số đó là thủ đô Paris. Mặt khác, về kinh tế
đô thị, Pháp cũng là một kinh nghiệm rất tốt về tính toán giá thành chi phí cho các giai đoạn
trong quá trình đô thị hóa. Các nhà quy hoạch Pháp cho rằng có hai giai đoạn tài chinh trong việc
đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch, chủ yếu như 2 sơ đồ sau:
1.2. Phát triển đô thị bền vững:
1.2.1. Khái niệm về phát triển đô thị bền vững:
Trên cơ sở khái niệm chung về Phát triển Bền vững (PTBV), phát triển đô thị bền vững
(PTĐTBV) là một đối tượng và vật thể quan trọng trong xã hội phát triển và PTBV. Đô thị phát
triển bền vững vẫn được dựa trên nguyên tắc: Kinh tế đô thị - Môi trường đô thị và Văn hoá xã
hội đô thị. Phát triển đô thị bền vững được dựa trên một hệ thống nhóm các tiêu chí (Criteria)
trong đó có rất nhiều tiểu tiêu chí (Sub - criteria) cụ thể khác.
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa các tiêu chí PTĐTBV là một thể thống nhất, chặt
chẽ, hữu cơ. Thiếu một trong các nhóm tiêu chí cũng như các tiểu tiêu chí trong các nhóm tiêu
chí, đều có thể dẫn tới đô thị sẽ không thể phát triển lành mạnh và càng không thể phát triển đô
thị bền vững.
Trên cơ sở nguyên lý Phát triển bền vững, với đặc thù của một đô thị, khái niệm về Phát
triển Đô thị Bền vững có thể được hiểu là “mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa các yếu tố cấu
thành đô thị” như :

1. Kinh tế đô thị:

2. Văn hóa xã hội đô thị;


3. Môi trường - Sinh thái đô thị;
4. Cơ sở hạ tầng đô thị;
5. Và Quản lý xây dựng đô thị.
Từ sơ đồ, mô hình trên, rất dễ nhận thấy các mối quan hệ rất mật thiết, hữu cơ giữa các
nội dung phát triển đô thị bền vững.
Đó là sự thống nhất chặt chẽ vừa là hình học, vừa là kinh tế - xã hội, vừa là các mối liên
hệ... trong các hoạt động của đô thị. Các hoạt động này là hoàn toàn chính xác, đã được kiểm
chứng qua rất nhiều thế kỷ, trên hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển được hình
thành cho đến nay, chỉ khác nhau ở trình độ cao hay thấp mà thôi.
Và từ sơ đồ trên, có thể dễ nhận thấy một cách dễ dàng về khái niệm PTĐTBV có thể
được thể hiện cho tất cả các cấp độ: Cấp độ đô thị, cấp độ vùng lãnh thổ và cấp độ hệ thống đô
thị quốc gia.
1.2.2. Xây dựng các tiêu chí PTĐTBV:
Theo Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam, tại Quyết định số
45/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, những yêu cầu của nội dung PTĐTBV trong quá
trình đô thị hóa gồm:
Một là, đô thị hoá bền vững phải xuất phát từ quan điểm tổng hòa phát triển bền vững
giữa kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, cân bằng các hệ sinh thái và bảo đảm cho một cấu trúc
liên kết hữu cơ về không gian các chức năng hoạt động của đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, mối quan hệ chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn.
Hai là, đô thị xét trên tổng thể phải là một cấu trúc chặt chẽ trong hệ thống phân bố dân
cư theo xu thế giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Đô thị xét về nội tại, phải phát
triển cân đối trên quan điểm cân bằng hệ sinh thái đô thị trong nội thành và hệ sinh thái vùng
ngoại thành. Đô thị phát triển bền vững về dân cư, sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và giữ gìn các hệ sinh thái tự nhiên và xã hội.
Ba là, phát triển đô thị làm cơ sở để lập kế hoạch toàn diện cho xóa đói giảm nghèo, xóa
nhà ổ chuột đô thị.
Đề xuất hệ thống tiêu chí PTĐTBV trong quá trình đô thị hóa (ĐTH):
Trong chuyên đề nghiên cứu về “Phân tích chính sách ĐTH trong quá trình ĐTH tác động đến
phát triển bền vững ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Thiên niên kỷ 21” do UNDP tài trợ, đã đề
xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa như bảng 1:
Bảng 1: TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
TT NHÓM TIÊU CHÍ CÁC TIÊU CHÍ
Quy hoạch Vùng và quy hoạch đô thị Có 4 tiêu chí: 1) 6 vùng địa lý; 2) Điều kiện tự nhiên tại 6
phù hợp với các vùng địa lý và điều vùng địa lý; 3) Các vùng sinh thái tự nhiên; 4) Đảm bảo
1
kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi điều kiện vệ sinh môi trường đất, nước, bờ biển, rừng,
trường. sông, hồ
Có 5 tiêu chí: 1) Tăng trưởng các ngành công nghiệp; 2)
Tăng trưởng ngành thương mại và dịch vụ; 3) Tăng
Kinh tế đô thị phát triển ổn định và trưởng thu nhập thuế thành phố; 4) Tạo sự cạnh tranh lành
bền vững tạo nhiều việc làm cho mọi mạnh cho các thành phần kinh tế; 5) Tạo nhiều việc làm
2
thành phần kinh tế và mọi người dân cho các thành phần kinh tế phi chính quy (informal
đô thị. sector).
Có 5 tiêu chí: 1) Trình độ đại học; 2) Trình độ Cao đẳng;
Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực
3 3) Trình độ Trung học và tương đương; 4) Trình độ Tiểu
phát triển đủ mạnh.
học; 5) Thất học.
Có 5 tiêu chí: 1) Có cán bộ, đủ trình độ đại học và trên đại
Trình độ quản lý quy hoạch và phát
4 học; 2) Trình độ Cao đẳng; 3) Trình độ Trung học và
triển đô thị bền vững.
tương đương; 4) Trình độ Tiểu học; 5) Thất học.
Có 6 tiêu chí: 1) Chăm sóc sức khỏe nhân dân đô thị; 2)
Giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu ; 3) Vui chơi giải trí
Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu phục thỏa mãn; 4) Hòa nhập công đồng đô thị tốt; 5) Thỏa mãn
5 nhu cầu, dịch vụ mua sắm; 6) Và các nhu cầu dịch vụ đặc
vụ đô thị ngày càng cao.
biệt khác.
Có 6 tiêu chí: 1) Nhà ở đô thị đủ, tiện nghi; 2) Không gian
xanh, mặt nước đô thị đầy đủ; 3) Có đủ các loại công trình
giáo dục, đào tạo; 4) Có đủ các loại công trình chăm sóc
Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đáp ứng sức khỏe; 5) Có đủ các loại công trình vui chơi giải trí; 6)
6
kịp thời và đầy đủ. Có đủ các loại công trình văn hóa, liên quan khác…
Có 7 tiêu chí: 1) Giao thông đối nội và đối ngoại đô thị;
2) Cấp nước thị; 3) Thoát nước đô thị có hai hệ thống
riêng; 4) Thu gom và quản lý CTR đúng quy đinh; 5) Sử
dụng năng lượng theo hướng khai thác năng lượng nhiều
hơn; 6) Thông tin truyền thông đô thị ngày càng hiện đại;
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng 7) Tiếp cận và khai thác kịp thời các công nghệ tiên tiến
7
kịp thời và đầy đủ. trong quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị.
Có 5 tiêu chí: 1) Tổ chức không gian xanh, mặt nước
vùng và đô thị; 2) Khai thác mặt nước tối đa có thể; 3)
Lồng ghép quy hoạch môi trường Giữ gìn tốt môi trường xã hội; 4) Bảo vệ môi trường, di
8 sản hiệu quả; 5) Thực hiện đầy đủ quy hoạch môi trường
trong quy hoạch xây dựng đô thị.
đô thị.
Có 5 tiêu chí: 1) Đóng góp ý kiến về quy hoạch đô thị; 2)
… về đầu tư phát triển đô thị; 3) … về công tác quản lý
Huy động cộng đồng tham gia công đô thị; 4) …. về công tác điều hành và quản lý đô thị; 5)
9 tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô … về vai trò phụ nữ trong công tác quản lý, đầu tư xây
thị. dựng đô thị.
Có 5 tiêu chí: 1) Hình thành ranh giới và quản lý không
gian vùng hợp lý; 2) Hình thành một cơ chế quản lý vùng
hiệu quả; 3) Đảm bảo lợi ích cho các đô thị trong vùng; 4)
Hợp tác trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển
Hợp tác, điều hành và quản lý xây
10 bền vững, 5) Đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và
dựng đô thị…
hệ sinh thái đô thị.
2. Vấn đề môi trường và tác động của nó đến PTĐTBV:
Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 và 2005 của Chương trình Môi
trường Liên hiệp quốc (UNEP) là sản phẩm nghiên cứu của hơn 850 tác giả trên khắp thế giới,
của trên 30 cơ quan môi trường và các tổ chức khác của Liên hợp quốc đã cùng phối hợp tham
gia biên soạn. Các báo cáo này đã phân tích 3 xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên
niên kỷ thứ ba:
Vấn đề thứ nhất:
Thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô
quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển KT-XH. Những thành quả về môi trường thu được
nhờ công nghệ và chính sách mới không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển
kinh tế tại khu vực đô thị cũng như cả quốc gia.Từ đó dẫn đến những vấn đề môi trường mang
tính toàn cầu. Đây chính là những thách thức lớn đối với loài người, với mỗi quốc gia:
a) Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai ngày càng gia tăng, trong đó có vấn đề
mực nước biển dâng làm ảnh hưởng đến một số lục địa trong đó có Việt Nam.
b) Sự suy giảm tầng ôzôn (O3).
c) Tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô ngày
càng rộng lớn.
d) Sự gia tăng dân số và dân số đô thị trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
Những nguy cơ và thách thức trong quá trình đô thị hoá.
e) Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất.
Trong những vấn đề môi trường chung nêu trên, “Những nguy cơ và thách thức trong
quá trình đô thị hóa”, có tác động rất mạnh mẽ và trực tiếp đến vấn đề PTĐTBV nói chung trên
thế giới, khu vực và nước ta.
Vấn đề thứ hai:
Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu
sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay
vẫn đang sống trong sự nghèo khó và dự báo sẽ có sự khác biệt ngày càng tăng giữa người nghèo
và người giàu, đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và vấn đề môi trường toàn cầu.
Rõ ràng rằng, phát triển đô thị trong quá trình đô thị hóa, một mặt rất tích cực, đóng góp
to lớn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên mặt tiêu cực khác là “sự khác biệt ngày càng tăng
giữa người nghèo và người giàu”, giữa đô thị và nông thôn. Đó là những nguy cơ làm mất cân
bằng và tổn hại đến việc hướng tới một khu vực đô thị theo hướng PTĐTBV.
Vấn đề thứ ba:
PTĐTBV trong quy hoạch xây dựng đô thị ở nước ta:
Như trên đã trình bày, quy hoạch đô thị hiện nay, trong quá trình lập nhiệm vụ quy
hoạch, cần nghiên cứu các tiêu chí về PTĐTBV. Tất nhiên, những tiêu chí trên chưa thể thực
hiện khi chưa được xem xét, ban hành như là một hệ thống quy chuẩn trong quy hoạch đô thị ở
nước ta. Vì thế, trước mắt để PTĐTBV nên xem xét ở các khía cạnh sau đây:
1. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên tại mỗi vùng phục vụ quá trình đô thị hóa
quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị:
Tài nguyên đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai;
Tài nguyên biển, ngoài khơi, ven bờ, đảo và quần đảo;
Tài nguyên nước, mặt nước, không gian xanh;
Tài nguyên rừng;
Tài nguyên văn hoá xã hội và nhân văn: Là tài nguyên phi vật thể như phong tục, tập
quán, trình độ phát triển…
2. Đảm bảo tính phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quốc gia, của vùng lãnh thổ, của đô thị; Quy
hoạch phát triển của các chuyên ngành khác, như quy hoạch các vùng chuyên canh; Quy hoạch
và kế hoạch đảm bảo an ninh quốc phòng.
3. Định hướng Quy hoạch Tổng thể đô thị Việt Nam thời kỳ 2000 – 2020:
Cho đến nay, Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/10/1998 của Thủ tướng Chính
phủ vẫn đã và đang được triển khai thực hiện. Một số chỉ tiêu chủ yếu theo quyết định này về đô
thị Việt Nam thời kỳ 2010 – 2020, tầm nhìn đến 2030 đã và đang được tiếp tục thực hiện.
Gần đây, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều ý kiến chỉ đạo
thực hiện công tác Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống đô thị Quốc gia, phát triển Thủ đô
Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đên 2030.
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần dự, đóng góp ý kiến và phê duyệt
quy hoạch các đô thị loại đặc biệt như Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội, Quy hoạch chung thành
phố Hồ Chí Minh, Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2020 – 2030 và vài thập kỷ tiếp
theo.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò của các khu vực
kinh tế tư nhân trong việc tham gia ý kiến về quy hoạch, đầu tư, xây dựng nhiều khu công
nghiệp, khu công nghệ cao góp phần đáng kể cho sự phát triển ổn định của nhiều khu công
nghiệp tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, Tây Nguyên, cần được chú ý lập quy hoạch để xây dựng
và phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn, vừa đảm bảo phát triển địa phương, vừa góp phần đảm
bảo an ninh, quốc phòng.
Trong các đô thị, quy hoạch, xây dựng, thiết kế kiến trúc phải phản ánh đầy đủ bản sắc dân
tộc, tính truyền thống, tính hiện đại… xứng tầm với một quốc gia Việt Nam ngày càng hùng
mạnh, có vị thế to lớn trong khu vực và trên toàn thế giới.
3.1. Thành phố Hà Nội
Đối với một trung tâm lớn, theo thông báo số 348/TB-VPCP ngày 19/11/2009 của Văn
phòng Chính phủ đã chỉ ra: “Trong giai đoạn trước mắt … nghiên cứu quy hoạch trụ sở các cơ
quan hành chính nhà nước tại khu vực Mỹ Đình, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành Trung ương
xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc, đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính”.
Về định hướng quy hoạch nhà ở và điều kiện sống, đề xuất nghiên cứu hợp lý hơn khu phố
cổ, cũ, nhất là đối với các khu tập thể là: “… không làm tăng thêm quy mô dân số; bổ sung, hoàn
thiện chức năng các khu ở; chuyển đổi một phần sang các mục đích công cộng và mạng lưới cơ
sở hạ tầng kỹ thuật…”.
Về định hướng quy hoạch các khu trung tâm đào tạo, đặc biệt, một số đề xuất về “Định
hướng quy hoạch trung tâm giáo dục đào tạo tại khu vực Hà Nội là phát triển các trung tâm
giáo dục ở các đô thị vệ tinh nhằm giảm quy mô đào tạo ở khu vực nội đô” là một đề xuất hợp lý,
đúng đắn cho trước mắt cũng như lâu dài trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về định hướng phát triển khu vực nông thôn
Một xu thế tất yếu để thực hiện mục tiêu cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trở
thành một nước công nghiệp, một thủ đô công nghiệp (tất nhiên công nghiệp với công nghệ cao)
vào năm 2020, theo xu thế tăng lao động khu vực II (Công nghiệp, xây dựng) và khu vực III
(Thương mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học) đồng thời giảm khu vực I (Nông, lâm, ngư nghiệp).
Đó là một cơ sở khoa học mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng phải trải qua. Mặt khác, chỉ
có như vậy, khu vực nông thôn mới có thể thực hiện được các vấn đề cần giải quyết như sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hóa và công nghệ cao, tăng khả năng cạnh tranh, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cải tạo môi trường, giảm mật độ xây dựng, khai thác du lịch tại các làng nghề, đáp
ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch cho người dân đô thị. Và như vậy mới có thể thực hiện
được chủ trương Tam Nông (Nông Nghiệp, Nông thôn, Nông dân) của Đảng và Nhà nước ta.
Mạng lưới điểm dân cư nông thôn, được xác định theo tầng bậc rõ ràng như: Trung tâm
tiểu vùng trong huyện là các thị tứ, thị trấn; Cụm điểm dân cư mới là điểm dân cư nông nghiệp
được hình thành theo hướng sản xuất hàng hóa với công nghệ cao; Trung tâm dịch vụ sản xuất
cụm: được hình thành trong các khu sản xuất nông nghiệp tập trung như rau, cây ăn quả chất
lượng cao, chăn nuôi, trồng lúa; Điểm dân cư trung tâm xã và điểm dân cư trung tâm xóm với
các loại hình sản xuất như lúa, chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả, trồng hoa, tiểu thủ công
nghiệp…
Và các loại hình điểm dân cư nông thôn: Điểm dân cư sản xuất lúa, chăn nuôi gia cầm,
nuôi trồng thủy sản; Điểm dân cư trồng rau an toàn; Điểm dân cư xã trồng cây ăn quả; Điểm dân
cư xã trồng hoa, cây cảnh; Điểm dân cư chăn nuôi bò sữa, bò thịt và Điểm dân cư làng nghề
truyền thống...
Về đề xuất phát triển công nghiệp
Định hướng chung cho các loại hình các khu công nghiệp trong khu vực nội thành cũ là
khá hợp lý: Di chuyển các khu cụm công nghiệp trong nội thành cũ, chuyển đổi chức năng sử
dụng đất hợp lý, tăng cường khai thác sử dụng công nghệ cao, sạch, trong sạch môi trường. Đồng
thời hình thành 3 khu công nghiệp có diện tích khoảng
8000 - 9000ha. Như vậy sẽ có khả năng liên kết về sản xuất, sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường…
Về chiến lược quy hoạch phát triển không gian xanh mặt nước:
Hành lang xanh được hình thành dựa trên ý tưởng không gian xanh sông Đáy, sông Tích,
dọc sông Hồng, sông Nhuệ, sông Cà Lồ… trong đó, vùng đệm xanh tập trung chủ yếu tại khu
vực phía Nam sông Hồng, giữa vành đai 3 và 4. Trong không gian xanh, tổ chức các công viên
vui chơi giải trí cấp quốc gia, cấp vùng với các loại hình công viên lịch sử, công viên văn hóa,
vui chơi giải trí, công viên cây xanh tự nhiên, công viên cây xanh chuyên đề… kết hợp với hồ
điều hòa, cây xanh bảo tồn thiên nhiên…
Khai thác loại hình sinh thái tự nhiên bằng việc tổ chức các đô thị sinh thái:
Một loại hình “sông sinh thái” với mục tiêu là “đảm bảo sự bền vững về môi trường”, gồm các
sông Đà, Tích, Đuống, Cà Lồ, Thiếp, Nhuệ và sông Đáy là một ý tưởng đẹp, khả thi, rất sinh thái
và rất thân thiện với môi trường. Việc khai thác đầy đủ hệ thống sông này, chắc chắn sẽ là một
giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ môi trường, cân bằng không những đối với các hệ sinh thái tự
nhiên mà cũng cho cả hệ sinh thái đô thị vùng thủ đô Hà Nội hiện nay và tương lai, lại được phân
bố trên một diện rất rộng với nhiều loại địa hình khác nhau: Đồng bằng, đồi núi, trung du, thậm
chí cả miền núi (4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình cũ), nhất là với quy mô dân số hàng chục triệu dân,
một trong số 20 thành phố lớn trên thế giới.
Rõ ràng rằng, Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 sẽ đáp ứng
hệ thống các tiêu chí của PTĐTBV về cơ bản. Tuy nhiên, khu vực mở rộng (thuộc tỉnh Hà Tây
và 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình cũ) vẫn còn khá nhiều thách thức không thể giải quyết một sớm một
chiều. Đó là việc chuyển hóa từ khu vực canh tác nông nghiệp sang khu vực có các chức năng đô
thị, là các điểm dân cư nông thôn theo mô hình dân cư mới, là đất đai canh tác nông nghiệp
chuyển sang không gian xanh, là khai thác hệ thống sông, ngòi vào không gian mặt nước… như
là một chức năng thư giãn, vui chơi, giải tri hàng ngày, cuối tuần cho mọi người dân trong đô thị.
Đây là những yếu tố thủ đô Hà Nội cần sớm nghiên cứu, cải tạo và xây dựng để thỏa mãn những
tiêu chí về PTĐTBV.
3.2. Thành phố Hồ Chí Minh:
TP.HCM là thành phố lớn nhất nước ta, được xếp vào “top 25” thành phố có quy mô dân
số trên 10 triệu dân trên thế giới. Với vai trò và vị trí là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
1570/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chung TP.HCM đến năm 2025 và Quyết Định số 589/QĐ-TTg ngày 20/05/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2050. Theo đó, một số nhiệm vụ chủ yếu của thành phố là:
Thực hiện nhanh nhất việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng có lợi hơn cho sự nghiệp CNH
- HĐH thành phố và vùng. Trong ranh giới hành chính hiện tại, TP.HCM có 24 đơn vị hành
chính, trong đó có 19 quận (13 quận cũ và 6 quận mới ), 5 huyện ngoại thành và 322 đơn vị xã
phường, thị trấn. Tổng diện tích thành phố là 209.554,47ha và tổng dân số là 6.424.519 người,
trong đó dân số đô thị (phường, thị trấn) là 5.463.478 người, có tỷ lệ đô thị hoá trên 80% cao
nhất nước, tính đến cuối năm 2006. Điều đáng lưu ý là số dân số KT3 và KT4 có khoảng 1,8
triệu người, chiếm đến 28,9%, gần 1/3 dân số thành phố. Đây là quy luật dịch cư của quá trình đô
thị hoá và phát triển các thành phố lớn trên thế giới. Nếu tính cả dân số vùng TP.HCM gồm 8
tỉnh thì dân số lên đến 15.686.205 người, chiếm tỷ lệ 18.64% dân số của cả nước. Tính đến năm
2006, cơ cấu lao động, khu vực II là 44,78% và khu vực III chiếm 50,08%. Như vậy chỉ có
5,14% lao động thuộc khu vực I. Cơ cấu này cũng đồng nghĩa với cơ cấu kinh tế theo hướng
ngày càng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp (KVII), thương mại, dịch vụ, du lịch... (KVIII)
trong nền kinh tế khu vực đô thị.
Đó là một cơ cấu phù hợp đối với TP. HCM, đồng thời cũng rất phù hợp với quá trình
CNH - HĐH, phù hợp với quy luật của quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị tại đây.
TP.HCM cũng là thành phố dẫn đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, về
các chỉ tiêu phát triển các ngành kinh tế chủ yếu như sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, sản xuất
nông lâm ngư nghiệp, có mức thu nhập bình quân cao nhất nước: 3.300USD/người, đóng góp
khoảng trên 1/3 ngân sách cả nước.
Phát triển thế mạnh của thành phố như một vai trò quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ
với cả vùng như bố trí các khu đô thị vệ tinh, các đô thị đối trọng, phát triển công nghiệp, không
gian xanh, mặt nước, cơ sở hạ tầng, khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang ...
Phát triển thêm nhiều hành lang phát triển phía Tây, Tây Nam và các hướng hành lang
quan trọng khác.
Phát triển thành phố không phụ thuộc ranh giới hành chính để tạo cơ hội cho việc hình
thành các khu chức năng có quy mô lớn và tính chất chuyên ngành hơn. Tuy nhiên, vấn đề ô
nhiễm môi trường và sự cân bằng các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái đô thị vẫn còn là những
thách thức không hề nhỏ .
Một vấn đề khác là các dòng dịch cư từ các địa phương trên cả nước nhập cư không
chính thức (informal sector) vào thành phố, tạo nên một sức tải cơ sở hạ tầng đô thị, thiếu công
ăn việc làm, tạo nên một sức ép không nhỏ lên các hoạt động trong đời sống đô thị. Đây vẫn là
một quy luật vốn có tại nhiều thành phố lớn trên thế giới và khu vực.
3.3. Thành phố Huế:
Thành phố Huế có nhiều loại hình vừa là không gian kiến trúc cổ, hiện đại, vừa
là cảnh quan đô thị, cây xanh, sông nước, lại được phân bố khác nhau theo các loại địa
hình: đồng bằng, ven biển, miền núi.
Thành phố Huế còn là nơi có rất nhiều di sản kiến trúc thế giới như khu vực “đại nội,
lăng tẩm cung đình”…, di sản phi vật thể “Nhã nhạc cung đình”, cảnh quan thiên nhiên thơ
mộng như sông Hương và núi Ngự, là điểm nhấn quan trọng để thành phố Huế nói riêng và cả
tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung mang đậm một nét đặc thù rất riêng: Duyên dáng, thơ mộng và
quyến rũ. Vì thế nơi này mang đậm một dấu ấn “Thành phố của một hệ sinh thái xã hội và nhân
văn”. Đây là những nét rất riêng, rất hấp dẫn của thành phố Huế.
Khác với thủ đô Hà Nội và TP.HCM, thành phố Huế có môi trường xã hội thật êm ả, con
người có giọng nói rất riêng, thật nhẹ nhàng, duyên dáng, cảnh quan sông nước thật thơ mộng và
kiến trúc cung đình là những nét nổi bật trong hầu hết các công trình cũ và cổ tại thành phố Huế.
Chức năng sản xuất thành phố Huế, nhất là các khu công nghiệp, hầu hết là các khu công
nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm môi trường và rất đặc thù, không ồn ào và rất hài hòa với các không gian
chức năng thành phố Huế.
Xét các tiêu chí về PTĐTBV, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng
có thể đáp ứng khá đầy đủ. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ phát triển kinh tế, nhất là các yếu tố phát
triển mang tính đột phá, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thật rõ nét, thuyết phục.
Tóm lại, công tác quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng đô thị nói chung và quy hoạch
xây dựng đô thị nói riêng hiện nay đã từng bước hướng tới các yêu cầu về PTĐTBV. Với chức
năng của mình, ngành xây dựng đã từng bước đáp ứng các yêu cầu cho mỗi loại hình quy hoạch
xây dựng theo Luật Xây dựng. Tuy nhiên, trong thời kỳ công tác quy hoạch xây dựng ngày càng
phát triển, vẫn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo hướng Phát triển Đô thị Bền vững.
Vì thế, việc thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị bền vững theo các nhóm tiêu chí nêu
trên là cần thiết. Tuy nhiên, rất cần thiết có một cơ sở pháp lý sau luật Quy hoạch để các nhóm
tiêu chí về Phát triển đô thị bền vững có thể áp dụng vào công tác quy hoạch và quản lý quy
hoạch xây dựng của cả nước một cách hiệu quả.
Các Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học
và Công nghệ và các địa phương trên cả nước... cần tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến để
công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị và nông thôn hiệu quả hơn, đóng góp vào công
cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung và quá trình đô thị hóa, phát triển và quản lý đô thị ngày
một tốt hơn.

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023”, diễn ra ngày 8/11, Bộ trưởng
Bộ Xây dựng cho biết trong Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát
triển đô thị bền vững, Bộ Chính trị đã tổng kết những thành tựu đạt được của quá trình phát triển
đô thị Việt Nam sau 35 năm đổi mới. Đó là không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả; chất
lượng sống của cư dân đô thị từng bước nâng cao; đô thị hoá và phát triển đô thị trở thành động
lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội... Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô
thị.

TỶ LỆ ĐÔ THỊ HÓA ĐẠT ĐƯỢC THẤP

Bên cạnh kết quả tích cực, Nghị quyết 06-NQ/TW cũng thẳng thắn nêu ra một số bất cập: tỷ lệ
đô thị hoá đạt được vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011 -
2020 và còn khoảng cách khá xa so tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. Không những thế,
chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đất
đai, mức độ tập trung kinh tế thấp. Kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển dân số lẫn kinh tế khu vực đô thị; chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch
bệnh quy mô lớn. Hơn nữa, ô nhiễm môi trường tại đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến
phức tạp, gây nhiều tác động tiêu cực. Ngoài ra, khả năng tiếp cận dịch vụ công, cùng phúc lợi
xã hội của người nghèo, lao động di cư tại đô thị nhiều bất cập; năng lực quản lý, quản trị đô thị
yếu, chậm đổi mới.

Đề cập đến vấn đề này, bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng,
chia sẻ thêm: thời gian qua, công tác quy hoạch còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn phát
triển đô thị hiện nay, từ đó chưa phát huy tốt vai trò định hướng phát triển không gian đô thị. Cụ
thể, một số quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan tới quy hoạch chưa bắt kịp xu hướng, nhu cầu và mô
hình phát triển mới.

Mặt khác, về phương pháp tiếp cận, việc quy hoạch hiện chưa liên kết chặt chẽ tới quản lý phát
triển đô thị, tới quá trình thực thi quy hoạch. Bao gồm việc thiếu lồng ghép những công cụ kiểm
soát triển khai quy hoạch, huy động nguồn lực cho phát triển đô thị. Các vấn đề xuyên suốt như
biến đổi khí hậu, giảm nghèo, nhà ở cho người thu nhập thấp…. chưa tích hợp đúng mức trong
công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Quy hoạch đô thị vẫn phải điều chỉnh khá thường xuyên,
chưa có sự tham gia xuyên suốt giữa các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư.

“Những tồn tại, hạn chế nêu trên đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục chung tay, tập trung nhận diện
vấn đề và giải quyết, để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước”,
chuyên gia nhấn mạnh.

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG ĐỒNG BỘ VỀ MẠNG LƯỚI

Trước thực trạng trên, ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng,
thông tin: nhằm cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu ở Nghị quyết
06-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Phát triển đô thị đã nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Bộ
Xây dựng xây dựng 5 chính sách trong quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Chính sách 1 về phân loại, quản lý phát triển hệ thống đô thị bền vững, đồng bộ về mạng lưới và
phù hợp vùng miền: Quy định các tiêu chuẩn chất lượng sống tại đô thị; phát triển hệ thống đô
thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền; bảo đảm đồng bộ,
thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị trực thuộc
Trung ương, đô thị trung tâm cấp quốc gia với đô thị vùng và khu vực nông thôn.

Chính sách 2 về quản lý phát triển mới, cải tạo chỉnh trang và tái phát triển đô thị hiện đại, xanh,
thông minh, hướng tới phát triển bền vững: Bảo đảm kết hợp đồng bộ, hài hoà giữa phát triển đô
thị mới với cải tạo, chỉnh trang, tái phát triển đô thị, phát triển đô thị có quy hoạch, kế hoạch,
định hướng hiện đại, đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên
tai dịch bệnh.

Chính sách 3 về quản lý phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, liên kết, thích ứng với biến
đổi khí hậu: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý phát triển và cung cấp dịch vụ hạ
tầng đô thị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo
đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ hạ tầng xã hội và phát triển đa dạng không gian
công cộng đô thị.

Chính sách 4 về quản lý phát triển không gian ngầm đô thị: Thúc đẩy phát triển, khai thác sử
dụng không gian ngầm đô thị hiệu quả, bền vững, góp phần đa dạng hóa không gian phát triển
của đô thị.

Chính sách 5 về tăng cường phân cấp, phân quyền và nâng cao năng lực quản lý phát triển đô thị:
Đẩy mạnh đổi mới, hiện đại hóa, thiết lập nền tảng để chuyển đổi sang mô hình quản lý phát
triển đô thị dựa trên kết quả, nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị, quy định chuẩn hóa
năng lực nghiệp vụ quản lý phát triển đô thị gắn với tăng cường phân cấp, phân quyền, đề cao
trách nhiệm chính quyền địa phương và vai trò của cộng đồng trong quản lý phát triển đô thị.

Đóng góp ý kiến cho diễn đàn, bà Hằng lưu ý để quy hoạch đô thị hướng tới phát triển đô thị bền
vững cần tập trung vào phương pháp tiếp cận và triển khai lập quy hoạch đô thị hiện tại Việt
Nam; những phương pháp, quan điểm tiếp cận quy hoạch mới như phương pháp tích hợp,
phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong quy hoạch đô thị phải được hiệu chỉnh và ứng dụng
cho phù hợp.

Theo ông Đỗ Hậu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, để
triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát
triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và khắc phục những tồn
tại, các giải pháp cần nghiên cứu một cách toàn diện và đồng bộ với sự tham gia của mọi tổ chức,
mọi thành phần trong xã hội.

Tập trung xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị bền vững

Để công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam, đáp ứng yêu
cầu đặt ra của Bộ Chính trị và thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 06-NQ/TW, Phó trưởng Ban
Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển đề nghị các diễn giả, chuyên gia và đại biểu trao đổi, làm
rõ 5 vấn đề.

Thứ nhất là tiếp tục đổi mới tư duy thống nhất nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền
vững theo tinh thần của Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị hơn nữa. Thứ hai là chọn khâu đột phá
quan trọng nhất để xây dựng và phát triển đô thị bền vững là đổi mới toàn diện về phương pháp,
quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị. Thứ ba là đẩy nhanh hoàn thiện đồng bộ thể
chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và
phát triển đô thị bền vững; trọng tâm là xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để quản lý
phát triển đô thị bền vững.

Thứ tư là thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị để việc
quản lý đô thị được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Thứ năm là quán triệt quan điểm phát huy
và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị để nuôi dưỡng và phát triển đô thị. Thứ sáu là cấu
trúc lại không gian phát triển kinh tế đô thị; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng mật độ kinh tế và
tính liên kết vùng, liên kết giữa các đô thị, liên kết giữa đô thị và nông thôn trong phát triển kinh
tế đô thị.
Đô thị hóa là tất yếu, là động lực của phát triển đô thị

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Diễn đàn đô thị Việt
Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh các đô thị Việt Nam bước vào năm đầu tiên triển khai Nghị
quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát
triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một Nghị quyết
chuyên đề riêng về lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị, qua đó khẳng định vai trò của hệ thống
đô thị Việt Nam, đồng thời định hướng chiến lược với những yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp rất
quan trọng cho phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn mới.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển đô thị Việt Nam sau 35 năm đổi mới, Nghị
quyết 06-NQ/TW cũng đã thẳng thắn nêu ra những bất cập trong phát triển đô thị như: Tỷ lệ đô
thị hóa đạt còn thấp; Chất lượng đô thị hóa chưa cao; Mức độ tập trung kinh tế còn thấp; Kết cấu,
chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị;
Chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh quy mô lớn...

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW. Chương trình xác định đến
năm 2030, Việt Nam sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền
vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu
vực và thế giới; Đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam sẽ thuộc nhóm trung bình cao của
khu vực ASEAN và châu Á, xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu
mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.

Bộ trưởng nhận định: Diễn đàn đô thị Việt Nam 2023 sẽ là cơ hội để các chính quyền đô thị, nhà
quản lý, chuyên gia, tổ chức và cộng đồng đối thoại, chia sẻ các tri thức, bài học, thực tiễn quan
trọng để cùng có những đề xuất, định hướng, cách làm hay để hiện thực hóa những nhiệm vụ
trọng tâm mà Nghị quyết 06-NQ/TW và Nghị quyết 148/NQ-CP.

Trên cơ sở này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã đưa ra một số đề nghị về định hướng thúc đẩy
phát triển đô thị Việt Nam. Trong đó, chính quyền đô thị tại các địa phương cần quan tâm, phát
huy tính chủ động, bố trí nguồn lực, vật lực và nhân lực cho sự nghiệp phát triển đô thị tại địa
phương, tập trung đầu tư nâng cấp, cải thiện chất lượng đô thị song song với quá trình đô thị hóa.

Cán bộ thực hiện công tác quản lý phát triển đô thị cần chủ động nâng cao trình độ chuyên môn,
nâng cao năng lực hợp tác và phối hợp trong quá trình thực hiện công tác quản lý phát triển đô
thị.

Các tổ chức, cộng đồng dân cư cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cộng đồng
đối với sự phát triển đô thị, chủ động đề xuất, tham vấn và đóng góp với các cơ quan tại địa
phương và Trung ương.

Bộ trưởng nhận định: Với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ở mức 42,6% như hiện nay, Việt Nam vẫn
còn rất nhiều dư địa để phát triển đô thị. Vì vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt nhất trong thời
gian tới, để đô thị thực sự phát huy vai trò mà Bộ Chính trị đã chỉ ra, góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng sống của cộng đồng và gia tăng những giá trị thặng dư mới cho phát triển kinh tế, xã
hội và môi trường.

Chủ trương ứng dụng GIS trong quản lý phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

GIS là từ viết tắt của Geographic Information System, được hiểu là Hệ thống thông tin địa lý.
Hiện nay, GIS được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu nhất vẫn
là các ứng dụng trong lĩnh vực liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, GIS ngày càng được quan tâm hơn và bắt đầu được nghiên cứu,
ứng dụng trong công tác khảo sát đo đạc, quản lý quy hoạch, cũng như quản lý hạ tầng kỹ thuật
(cây xanh, cấp nước,…)

Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của GIS trong ngành xây dựng nói chung và trong công
tác quản lý đô thị nói riêng, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành những chủ trương, văn bản
nhằm đưa ra chỉ đạo, định hướng về ứng dụng GIS trong công tác quản lý phát triển đô thị bền
vững. Một số văn bản, chỉ đạo cụ thể được đề cập đến trong:

 Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt
Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
 Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt
Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030.
 Công văn số 1247/BXD-PTĐT về việc Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống CSDL đô
thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh.

Cùng với chủ trương đó, nhiều địa phương trên cả nước đã từng bước ứng dụng GIS vào công
tác quản lý đô thị và đạt được kết quả đáng chú ý như TPHCM, Bình Dương, Thái Bình, Bắc
Ninh, Sơn La, Huế,… Tại nhiều khu vực, GIS đã được sử dụng để quản lý cơ sở dữ liệu về quy
hoạch xây dựng thông qua thể hiện một cách trực quan trên nền tảng Web GIS; kết hợp GIS với
công nghệ viễn thám được sử dụng trong giám sát môi trường, quản lý tài nguyên nước, rừng,…
cùng với nhiều ứng dụng khác.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, mặt khác việc ứng dụng GIS trong quản lý phát triển đô thị
vẫn gặp phải nhiều khó khăn từ vướng mắc chính sách cũng như quy định chưa có tính thống
nhất và đầy đủ. Không những vậy, nhiều địa phương vẫn chưa thật sự quan tâm và sẵn sàng về
chuyên môn để ứng dụng GIS.

Nhằm khắc phục và giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi ứng dụng GIS, ngày 14/04/2022,
Bộ Xây dựng đã ban hành công văn số 1247/BXD-PTĐT về hướng dẫn các tổ chức thiết lập hệ
thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS.

Thế mạnh của GIS trong quản lý phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Quản lý phát triển đô thị bền vững là một quá trình quản lý trong đó yếu tố bền vững là trọng
tâm cho sự phát triển. Sự phát triển đô thị bền vững được thể hiện qua 3 mặt, đó là kinh tế, xã hội
và môi trường.
Quản lý phát triển đô thị bền vững được thế hiện qua 3 mặt.

Công cụ quản lý, kỹ thuật hiện đại là những yếu tố không thể thiếu để có thể quản lý phát triển
đô thị bền vững. GIS được xem là một công cụ hiệu quả, chính xác cao với những thế mạnh như
mô hình hóa, phân tích không gian; cải thiện lưu trữ và tương tác dữ liệu; nâng cao khả năng truy
cập và chia sẻ. Cụ thể, các thế mạnh của GIS được ứng dụng trong quản lý phát triển đô thị bền
vững tại Việt Nam được thể hiện qua:

 GIS được sử dụng trong đánh giá và mô hình hóa đô thị bằng cách gắn các vấn đề, tiêu
chí cụ thể cùng với các yếu tố vị trí, không gian địa lý, cung cấp dữ liệu trực quan, chính
xác, đáng tin cậy.
 GIS giúp kiểm soát và đo lường các nguồn lực sẵn có, nhờ đó xác định được các ưu tiên
phát triển.

Ứng dụng GIS giúp hỗ trợ ra quyết định quản lý phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Để đánh giá khả năng ứng dụng GIS trong quản lý phát triển đô thị bền vững, cần xem xét đến
mối liên hệ cùng với các tiêu chí về phát triển bền vững của đô thị. Trong nghiên cứu “Phân tích
chính sách đô thị hóa trong quá trình đô thị hóa tác động đến phát triển bền vững đô thị ở Việt
Nam” đã đề xuất 10 nhóm tiêu chí, bao gồm:

 (1) Quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh
thái tự nhiên, bảo vệ môi trường;
 (2) Kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững tạo nhiều việc làm cho mọi thành phần
kinh tế và mọi người dân đô thị;
 (3) Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh;
 (4) Trình độ quản lý quy hoạch và phát triển đô thị bền vững;
 (5) Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu phục vụ đô thị ngày càng cao;
 (6) Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đáp ứng kịp thời và đầy đủ;
 (7) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng kịp thời và đầy đủ;
 (8) Lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị;
 (9) Huy động cộng đồng tham gia công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị;
 (10) Hợp tác, điều hành và quản lý xây dựng đô thị.

Dựa trên các nhóm tiêu chí trên, GIS có thể được ứng dụng trong hỗ trợ đưa quyết định về quản
lý phát triển đô thị bền vững, với các ứng dụng cụ thể bao gồm:

 Tổng hợp, phân tích dữ liệu về kinh tế và xã hội nhằm hỗ trợ quy hoạch, lên kế hoạch xây
dựng.
 Kiểm soát xung đột, lồng ghép yếu tố môi trường, đảm bảo tính bền vững.
 Huy động cộng đồng tham gia vào quy hoạch và quản lý thông qua thu thập ý kiến, giám
sát,…
 Kiểm soát tài nguyên, tình trạng môi trường, đánh giá tác động của môi trường.
 Giám sát các chỉ số phát triển, quản lý đô thị hóa, kiểm soát thời gian thực tình hình xây
dựng,…

Giải pháp thu thập và tích hợp GIS hỗ trợ quản lý phát triển đô thị đang được cung cấp tại Đất
Hợp

Có thể nhận thấy rằng, hệ thống thông tin địa lý GIS ngày nay đã góp phần quan trọng trong
công tác quản lý phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam. Đất Hợp hiện đang là một trong các
đơn vị hàng đầu về cung cấp trọn bộ thiết bị và phần mềm có thể đáp ứng được nhu cầu thu thập
và tích hợp GIS của quý khách hàng:

Nhóm thiết bị phần Trimble Catalyst DA2


cứng
Trimble SiteVision

 Trimble TerraFlex
 Trimble Terra Office
 Trimble Penmap for
Hãng Trimble
Android
 Trimble Connect
Phần mềm

 Global Mapper
Hãng Blue Marble  Global Mapper Pro
Geographics  Global Mapper Mobile

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam


Dữ liệu nhiệt độ gần đây của Việt Nam cho thấy xu hướng nóng lên ngày càng tăng trong những
thập kỷ gần đây, với giá trị trung bình ~0,2°C/thập kỷ trong 40 năm qua và mức tăng cao nhất
trong thập kỷ qua. Trong cùng thời gian, lượng mưa hàng năm tăng nhẹ trung bình 5,5%, nhưng
có xu hướng trái ngược nhau tùy theo khu vực. Ngoài ra, mực nước biển đang dâng cao với xu
hướng trung bình 3,6 mm/năm trong giai đoạn 1993–2018. Một bộ dữ liệu khí hậu mới đã được
xây dựng riêng cho báo cáo này nhằm đánh giá rõ hơn các xu hướng khí hậu gần đây trên cả
nước.

Hiện nay, tại thủ đô Hà Nội là nơi ô nhiễm nhằm trong top thế giới và đây cũng chính là ảnh
hưởng một phần nặng nề của biến đổi khí hậu do con người tạo nên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn
bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp, đô thị hoá, và môi trường biển.

Về nông nghiệp, biến đổi khí hậu đã gây ra thay đổi trong mùa mưa tại Việt Nam, dẫn đến sự
khó khăn trong việc quản lý nguồn nước cho cây trồng. Nhiệt độ cao gây ra hạn hán lâu dài làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và gia súc, gây ra sự mất mát trong sản lượng nông
sản. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới, hiện
là nơi sinh sống của 17 triệu người và cung cấp hơn một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam.
Khu vực này đang phải đối mặt với một số mối đe dọa: một số phát sinh từ biến đổi khí hậu đang
diễn ra và một số khác từ các hoạt động của con người ở vùng đồng bằng hoặc thượng nguồn

Về đô thị hoá, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, hoặc các vùng cao, vùng ven biển,
… hiện tượng mực nước biển dâng cao có thể gây ra nguy cơ ngập úng và sạt lở, sút lún đất đai.
Việc xây dựng không quản lý hợp lý và việc khai thác nước dưới đất làm gia tăng sự yếu đuối
của hạ tầng đô thị trước các hiểm hoạ này. Tầm nhìn trong ngắn hạn và trung hạn, một số khu
vực đồng bằng có thể tụt xuống dưới mực nước biển không phải do biến đổi khí hậu mà do các
hoạt động của con người ở đồng bằng. Đồng bằng thực sự đang mất đi độ cao, với tốc độ cao
hơn nhiều so với mực nước biển dâng toàn cầu. Việc khai thác quá mức nước ngầm đang gây ra
hiện tượng sụt lún, tức là sự hạ thấp dần bề mặt đất do trầm tích bị nén chặt. Tỷ lệ sụt lún có thể
đạt tới vài cm mỗi năm ở một số nơi. Ảnh hưởng của băng tan dẫn đến tốc độ nước biển dâng
hiện nay khoảng 3,6 mm/năm trong khi tốc độ sụt lún có thể lên tới 5 cm/năm.
Về dự báo khí hậu trong tương lai, vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ được dự báo sẽ tăng từ ~1,3°C
theo kịch bản phát thải toàn cầu khí nhà kính thấp (kịch bản RCP2.6) và lên ~4,2°C theo kịch
bản phát thải cao (kịch bản RCP8.5), với tốc độ tăng nhanh hơn ở miền Bắc so với miền Nam.
Lượng mưa hàng năm được dự báo cũng sẽ tăng ở hầu hết các khu vực, nhưng với sự phân bổ
theo mùa khác nhau.

Sự gia tăng nhiệt độ trong thời gian dài và kỷ lục đang ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái biển,
đặc biêt là rạn san hô và cáp đá, mà Việt Nam có một số lượng lớn. Rạn san hô bị ấm lên có thể
gây ra hiện tượng chết rạn, mất mát động thực vật biển, và ảnh hưởng dến nguồn cung cáp thực
phẩm và đặc biệt là về mặt kinh tế từ du lịch biển hay đánh bắt thuỷ hải sản.

Việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần sự hợp tác từ cả cộng đồng quốc tế và cấp chính phủ, địa
phương. Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà
kính, và phát triển nông nghiệp bền vững. Chúng ta cần chấp nhận thực tế rằng biến đổi khí hậu
đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và cần phải có kế hoạch dự phòng để giảm
thiểu tác động xấu.
Chính vì thế nên có những biện pháp làm thay đổi cục diện khí hậu của Việt Nam như khuyến
khích sử dụng năng lượng tái tạo chuyển từ năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hoá thạch sang
năng lượng tái tạo như điện gió, năng lượng mặt trời và thuỷ điện sẽ giúp giảm lượng khí nhà
kính thải ra môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu. Bảo vệ rừng và hệ sinh thái biển
đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 và duy trì sự cân bằng sinh thái

Lượng mưa ở Việt Nam năm 2023

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã đưa ra các dự báo cụ thể về lượng mưa từ
tháng 8 đến tháng 12/2023 ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể, khu vực Bắc Bộ, từ
tháng 8-9/2023, tổng lượng mưa tại khu vực vùng núi phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ
5-10%. Vùng trung du ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Khu vực đồng bằng và ven biển cao
hơn khoảng 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 10/2023 tổng lượng mưa
phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 11-12/2023, tổng lượng mưa phổ biến
cao hơn khoảng từ 10-25% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tại khu vực Trung Bộ, tháng 8/2023, tổng lượng mưa cao hơn khoảng 5-20% so với trung bình
nhiều năm cùng thời kỳ, tháng 9/2023 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 10/2023 thấp
hơn từ 10-25%. Riêng Nam Trung Bộ thấp hơn 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Tháng 11/2023, tổng lượng mưa tại khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình cao hơn từ 10-20% so
với trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại khu vực Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến thấp
hơn từ 10-20%. Tháng 12/2023, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế phổ biến cao hơn
từ 10-20%. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm
cùng thời kỳ.
Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tháng 8/2023, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn khoảng 5-
20%, tháng 9/2023 cao hơn khoảng 5-15%, riêng tháng 10 tổng lượng mưa ở mức thấp hơn
khoảng 5-10% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 11/2023 tổng lượng mưa ở mức
thấp hơn từ 5-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tháng 12/2023 phổ biến ít mưa
(tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ).
Do có thể gây thiếu hụt lượng mưa trong các tháng cuối năm 2023 và ít mưa trong những tháng
đầu năm 2024, các cấp chính quyền và người dân cần có những biện pháp sử dụng nguồn nước
tiết kiệm, hiệu quả, thay đổi những loại cây trồng có khả năng chịu hạn trong những tháng mùa
đông xuân năm 2023-2024, đặc biệt ở các khu vực phía Nam.
Nước biển dâng ở Việt Nam
Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, như: Ngân hàng Thế giới (WB),
Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR), Cơ quan Hàng không và Không gian
Mỹ (NASA),… Việt Nam là một trong 05 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do
nước biển dâng. Các số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển nước ta giai đoạn 1993 -
2010 cho thấy, mực nước trung bình ở Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm; trong đó, riêng Việt
Nam có mức tăng trung bình khoảng 2,8 mm/năm. Gần đây, các dự báo cũng đều khẳng định,
mực nước biển của nước ta có thể tăng thêm 33,3 cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và
khoảng 01 m vào năm 2100. Nếu kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền ven biển và vùng
đất trũng sẽ bị chìm trong nước; thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn. Ví dụ, nếu nước
biển dâng cao 01 m thì 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, 10% dân số bị ảnh hưởng trực
tiếp và tỷ lệ các khu vực bị ngập nặng theo thứ tự là, đồng bằng sông Hồng: 17,57%, các tỉnh
ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận): 1,47%, Thành phố Hồ Chí Minh: 17,84%
và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,79%. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực có nguy
cơ ngập cao nhất (khoảng 39,40% diện tích); trong đó, tỉnh Kiên Giang có thể ngập đến 75%
diện tích. Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là: Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc
Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do nước biển
dâng, đặc biệt là đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – có nền địa hình thấp so
với mực nước biển trung bình. Theo nghiên cứu của Minderhoud và cộng sự (2017), giai đoạn
1991-2016, ĐBSCL ở Việt Nam bị sụt lún trung bình ~ 18 cm do hậu quả của việc khai thác
nước ngầm, với tỷ lệ sụt lún cao nhất ước tính là 11 mm năm 2015 (Minderhoud và cộng sự,
2017) [8].

Ngoài những công bố về các dự tính sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên trong thông báo của
IPCC thì còn có nhiều kết quả dự tính của các nhà nghiên cứu độc lập, trong số đó có các nhà
khoa học của tổ chức Climate Central.

Kết quả dự tính nguy cơ ngập của Climate Central

Năm 2019, Scott A. Kulp và Benjamin H. Strauss thuộc Climate Central đã công bố một kết quả
nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications, trong đó đã đưa ra những nhận định về nguy cơ
ngập gây ra bởi nước biển dâng cho các khu vực trũng thấp ven biển trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Các tác giả nhận định nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến số lượng người cao hơn
gấp ba lần so với những dự báo trước đó, thậm chí là xóa sổ một số thành phố ven biển [7].

Cũng trong năm đó, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Viện
KHKTTV&BĐKH) đã có thông tin chia sẻ để có cái nhìn rõ hơn trong việc đánh giá nguy cơ
ngập đối với ĐBSCL nói chung và TPHCM nói riêng. Quan điểm của Viện KHKTTV&BĐKH
cho rằng: thông tin “vào năm 2050, TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL sẽ bị “xoá sổ”” là chưa đủ cơ sở
khoa học và mới chỉ dựa trên các giả định cực đoan.

Năm 2021, Climate Center tiếp tục công bố những cảnh báo mới về nguy cơ ngập đối với các
khu vực trũng thấp ven biển trên thế giới [10]. Trong thông báo mới, Climate Central cảnh báo 9
thành phố lớn ven biển, trong đó có TP. Hồ Chí Minh có thể bị ngập sớm hơn và số lượng người
dân chịu ảnh hưởng sẽ nhiều hơn so với dự tính trước đây. Điều đáng quan tâm là TP. Hồ Chí
Minh tiếp tục được cảnh báo có thể bị “nhấn chìm” trước năm 2030 (tức là chưa đầy 1 thập kỷ
tính từ bây giờ) đặc biệt là khu vực phía Đông thành phố có thể bị ngập trước.

Các nhận định này được đưa ra dựa trên kết quả tính toán bản đồ nguy cơ ngập mới nhất được
xây dựng của Climate Central. Số liệu phục vụ xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập dựa trên dự
tính nước biển dâng mới được IPCC công bố và bộ số liệu mô hình độ cao số ven bờ
(CoastalDEM). CoastalDEM (Kulp và Strauss, 2018) được phát triển dựa trên số liệu SRTM 3.0
từ radar vệ tinh của NASA vào năm 2000 [6]. SRTM có chứa lỗi ngẫu nhiên do các yếu tố như
cấu trúc liên kết, thảm thực vật, các tòa nhà và nhiễu. Climate Central đã sử dụng kỹ thuật học
máy (từ 51 triệu điểm khảo sát thực địa trên toàn thế giới) để ước tính sai số độ cao SRTM ở các
khu vực ven biển trong khoảng độ cao từ 1 đến 20 mét (3,3 và 65,6 feet) và là độ cao danh nghĩa.
Mỗi điểm ảnh (pixel) của dữ liệu CoastalDEM được tạo ra đại diện cho độ cao đã hiệu chỉnh tại
điểm đó, có tính đến bù trừ lỗi ước tính cho SRTM 3.0. Climate Central đã chuyển đổi dữ liệu độ
cao được tham chiếu trên mực triều cao trung bình của địa phương (tính toán từ số liệu độ cao bề
mặt biển đo bằng vệ tinh và sử dụng các mô hình thủy triều toàn cầu), và so sánh các độ cao này
với dự tính mực nước biển dâng theo Kopp và cộng sự (2014) [5] để tìm các khu vực có thể vĩnh
viễn nằm dưới mức triều cường trong những thập kỷ tới. Climate Central đã bổ sung vào số liệu
thống kê nguy cơ ngập lụt ở địa phương một mức xấp xỉ mực nước hồi kỳ một năm (Muis và
cộng sự, 2016), cho phép phân tích kết hợp mực nước của các đợt ngập lụt cùng với mực nước
biển dâng dự tính khi xác định khu vực có nguy cơ rủi ro cao [9]. Dưới đây là kết quả thể hiện
nguy cơ ngập ở khu vực Đông TP. Hồ Chí Minh (bao gồm Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức)
với các mực nước biển dâng là 0.2m và 1m, tương ứng với nước biển dâng theo kịch bản cao của
Việt Nam vào năm 2050 và 2100.

(a) (b)
Hình 1. Mức độ ngập khu vực TP. Hồ Chí Minh với mực nước dâng 0.2 m (a) và 1 m (b)

Như vậy, bản đồ nguy cơ ngập mới nhất của Climate Central chỉ có sự cập nhật số liệu
dự tính mực nước biển dâng của IPCC mà chủ yếu là nhận định mực nước biển dâng toàn cầu
vào cuối thế kỷ 21 cao hơn do sự đóng góp nhiều hơn của lượng băng tan ở Nam Cực.

Đối với TP. Hồ Chí Minh, nếu căn cứ vào các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong các công
bố quốc tế thì độ cao trung bình của thành phố hiện xấp xỉ mực nước biển trung bình. Những lúc
triều cường, mực nước biển sẽ cao hơn địa hình thành phố. Dù tốc độ tan băng được cho là xảy
ra nhanh hơn so với dự tính trước đây, nhưng mực nước biển dâng trung bình chỉ vào khoảng 2-4
mm/năm; nghĩa là từ nay đến năm 2030, mực nước biển tăng khoảng 2-4 cm, chỉ tương đương
mức độ sụt lún (2-4 cm/năm). Ngoài ra, thành phố còn nhiều khu vực có hệ thống đê bao, cống
ngăn triều, đường giao thông có mặt bằng cao hơn mực nước biển trung bình.

Vì vậy, việc cảnh báo TP Hồ Chí Minh có thể bị chìm dưới mực nước biển vào năm 2030
là lời cảnh báo đáng quan tâm nhưng không nên hiểu là nó sẽ xảy ra thực sự, gây bất an cho
người dân. Cũng cần lưu ý là kết quả dự tính mực nước biển dâng có tính bất định (không chắc
chắn) rất cao do các mô hình chưa mô tả được một cách đầy đủ và chính xác các quá trình nhiệt
động lực học băng (cả băng biển và băng lục địa).

Nguy cơ ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản biến đổi khí hậu

Để đánh giá nguy cơ ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản biến đổi khí hậu, Viện
KH KTTVBĐKH tiến hành nghiên cứu dựa trên các nguồn số liệu về: (1) dự tính mực nước biển
dâng; (2) Số liệu địa hình chi tiết, mới nhất của Bộ TNMT; (3) Kết quả đánh giá mức độ sụt lún;
(4) mức độ ngập do triều cường. Cụ thể như sau:

Về dự tính mực nước biển dâng:

Năm 2019, IPCC đã công bố Báo cáo đặc biệt về biến đổi khí hậu và băng quyển đại dương
(SROCC). Báo cáo đề cập đến kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy, mực nước biển
đang tăng nhanh do băng tan ở cả 2 khu vực Greenland và Nam Cực (độ tin cậy rất cao). Tan
băng ở Nam Cực trong giai đoạn 2007 – 2016 gấp ba lần so với giai đoạn 1997 – 2006. Đối với
Greenland, khối lượng băng tan gấp hai lần trong cùng giai đoạn. Việc băng tan nhanh ở Nam
Cực được quan sát thấy ở vùng biển Amundsen ở Tây Nam Cực và ở Wilkes Land, Đông Nam
Cực (độ tin cậy rất cao) dẫn đến mực nước biển trung bình toàn cầu dâng cao hơn so với dự tính
trước đây. Trong báo cáo này, kịch bản nước biển dâng đã có những thay đổi đáng kể do đã đánh
giá lại đóng góp của băng tan ở Nam Cực. Cụ thể, dự tính mực nước biển trung bình toàn cầu
vào năm 2100 theo kịch bản RCP8.5 trong SROCC là 84 cm cao hơn 10 cm so với số liệu trong
AR5.

Dự tính mực nước biển dâng toàn cầu thay đổi dẫn đến dự tính ở các khu vực khác nhau trên thế
giới cũng thay đổi. Vì vậy, kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam phiên bản 2020 đã được cập
nhật theo số liệu công bố mới nhất này (SROCC, 2019).

Kết quả dự tính mới nhất cho thấy mực nước biển dâng khu vực Biển Đông và ven biển Việt
Nam không có sự khác biệt đáng kể so với dự tính trước đây (kịch bản năm 2016, khi chưa tính
đến sự đóng góp nhiều hơn của băng tan ở Nam Cực).

Đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các dữ liệu sau phản ánh về xu thế nước biển dâng ở
khu vực [3]:

Số liệu đo mực nước tại trạm Vũng Tàu cập nhật đến năm 2018 cho thấy tốc độ tăng mực nước
là 2,9mm/năm. Theo số liệu đo từ vệ tinh thì mực nước có xu thế tăng chậm hơn ở các tỉnh từ
TP. Hồ Chí Minh đến Trà Vinh với mức tăng là 2,2÷2,5 mm/năm.

Như vậy, xu thế tăng mực nước khu vực TP. Hồ Chí Minh ước tính lớn nhất khoảng 3 mm/năm.
Nếu so với thời kỳ 1986 – 2005, đến năm 2030 (sau 25 năm) thì mực nước biển khu vực
TP. Hồ Chí Minh sẽ dâng khoảng 7,5 cm và đến 2050 (sau 45 năm) là 13,5 cm.

Kết quả dự tính mực nước biển dâng theo kịch bản cực đoan nhất (RCP 8.5) so với thời kỳ 1986-
2005 cho khu vực TP. Hồ Chí Minh cho thấy:

– Năm 2030: mực nước biển dâng 14 cm (7 cm – 18 cm), so với kết quả dự tính trong phiên bản
2016 là 12 cm (8 cm- 17 cm).

– Năm 2050: mực nước biển dâng 27 cm (14 cm – 37 cm), so với kết quả dự tính trong phiên bản
2016 là 25 cm (16 cm- 35 cm)
Có thể thấy những giá trị dự tính trong phiên bản 2020 không có sự khác biệt đáng kể so với dự
tính trong kịch bản 2016. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù mực nước biển dâng toàn cầu được dự
tính cao hơn và diễn ra nhanh hơn nhưng ảnh hưởng đến khu vực ven biển Việt Nam là
không lớn.

Về mức độ chi tiết của số liệu địa hình dựa trên Cơ sở dữ liệu địa lý khu vực thành phố Hồ Chí
Minh và lân cận mới nhất đến năm 2021 (DEM):

Hình 2. Sơ đồ bay chụp vùng quét Lidar hai phân khu thành phố Hồ Chí Minh 1 (c8a-19 và
c9a19) (Nguồn: Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam)
– Cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia ở tỷ lệ 1:2.000 khu vực nội thành gắn với mô hình số độ
cao độ chính xác 0,15m, tương đương với 429 mảnh.

– Cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia ở tỷ lệ 1:2.000 khu vực ngoại thành gắn với mô hình số độ
cao độ chính xác 0,30m, tương đương với 489 mảnh.

– Cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia ở tỷ lệ 1:2.000 khu vực thị trấn Cần Thạnh gắn với mô
hình số độ cao độ chính xác 0,30m, tương đương với 30 mảnh.

– Cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia ở tỷ lệ 1:5.000 khu vực phía Tây, Nam thành phố bao gồm
các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, một phần của quận Bình Tân và một phần huyện Nhà Bè gắn
với mô hình số độ cao độ chính xác 0,30m, tương đương với 31 mảnh.

– Cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia ở tỷ lệ 1:5.000 khu vực huyện Cần Giờ (trừ thị trấn Cần
Thạnh) gắn với mô hình số độ cao độ chính xác 0,80m, tương đương với 73 mảnh.

Về mức độ sụt lún:


Căn cứ các kết quả quan trắc mới Cục Đo đạc, Bản đồ và TTĐL Việt Nam: Đo kiểm tra
hệ thống mốc độ cao hạng I, II, III nhà nước khu vực TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu
Long; Cục Quản lý Tài nguyên nước: Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất,
tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL, định hướng
quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất có thể đưa ra một số nhận định về
mức độ sụt lún như sau [1, 2]:

Kết quả đo đạc cùng một giai đoạn với ước tính của Climate Central (2005-2016) và hiện trạng
sụt lún, triều cường năm 2021 cho thấy tốc độ sụt lún ở TP. Hồ Chí Minh là lớn nhất ở khu vực
trung tâm và có tốc độ sụt lún khoảng 10 cm chủ yếu tại khu vực phía Nam và 1 phần nhỏ tại
phía Đông, phía Tây theo phương thẳng đứng và có xu thế dịch chuyển chính về phía Đông Nam
thành phố theo phương nằm ngang, các khu vực ngoại thành có tốc độ thấp hơn (Đông TP. Hồ
Chí Minh). Dựa trên các số liệu dự tính về mực nước biển dâng, số liệu DEM lidar của thành
phố, bản đồ nguy cơ ngập cho khu vực TP. Hồ Chí Minh đã được xây dựng cho các mức nước
biển dâng gồm 13 cm vào năm 2030 (được xây dựng và công bố trong Kịch bản biến đổi khí
hậu) [3].

Hình 3. Sơ đồ phân vùng lún giai đoạn 2005-2015 tại TP. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, 2019)
Hình 4. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng 13cm
khu vực TP. Hồ Chí Minh
Hình 5. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng 13 cm khu vực Đông TP. Hồ Chí Minh (Nguồn:
IMHEN, 2021)

Đối với mực nước biển dâng 13 cm, diện tích ngập trên khu vực TP. Hồ Chí Minh chủ yếu xảy
ra ở phía Tây thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh với diện tích ngập khoảng
6.34%, còn ở TP. Thủ Đức chỉ có các điểm ngập cục bộ với diện tích ngập khoảng 10.34%.

Đánh giá về mức độ ngập do triều cường:

(a)
(b)
Hình 6. So sánh kịch bản ngập do triều cường cấp độ III với kịch bản ngập 100 cm
của Climate Central: (a) IMHEN, 2021; (b) Climate Central, 2021

Nghiên cứu diện tích ngập thông qua chỉ số độ mặn đại diện cho sự xâm nhập của nước biển khi
triều cường dâng cao vào trong thành phố. Kết quả cho thấy diện tích bị ngập do triều cường
trong thành phố cũng chủ yếu ở khu vực phía Tây thành phố, khu vực TP. Thủ Đức có tỷ lệ ngập
ít hơn. Xét trên toàn thành phố tỷ lệ diện tích bị ngập khi triều cường ít hơn nhiều so với kết quả
thể hiện trên bản đồ ngập của Climate Central.

Nhận xét

Có thể thấy các kết quả dự tính của Climate Central dựa trên số liệu quy mô toàn cầu và các kịch
bản cực đoan nên đã đưa ra các cảnh báo có mức độ trầm trọng hơn. Kết quả tính toán của các
nhà khoa học Việt Nam được dựa trên các nguồn số liệu chi tiết, chính xác và cập nhật hơn nên
có mức độ cảnh báo ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong tất cả các dự tính
đều có sự chưa chắc chắn do các mô hình chưa thể mô phỏng đầy đủ và chính xác các quá trình
nhiệt động lực học băng và nhiều nguyên nhân khác.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị công bố cập nhật kịch bản BĐKH phiên bản
năm 2021. Trong đó các bản đồ nguy cơ ngập đã được xây dựng dựa trên số liệu mô hình số độ
cao tỉ lệ 1:2.000 chi tiết và cập nhật đến năm 2020. Theo các dữ liệu dự tính của các nhà khoa
học Việt Nam thì khu vực ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh vẫn là khu vực có nguy cơ cao nhất chịu
tác động của nước biển dâng do BĐKH. Về mức độ và thời gian có thể chưa đến mức nguy cơ
báo động như thông báo của Climate Central. Tuy nhiên đây cũng là một thông điệp cần quan
tâm để có chiến lược, phương án quy hoạch hợp lý phòng chống tác động của nước biển dâng
đang hiện hữu và có thể nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Bão ở Việt Nam


Chính xác từ năm 1945, hơn 70 năm qua, số liệu về các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào
đất liền thuộc địa phận Việt Nam đã được ghi nhận khá đầy đủ bởi NOAA (Tổng cục Hải Dương
và Khí quyển Hoa Kỳ). Những ghi nhận này cho phép chúng ta nhìn lại các cơn bão từ quá khứ
tới hiện tại về thời điểm đổ bộ, tốc độ gió, mức độ cảnh báo, vị trí trung tâm bão, và những thông
tin thú vị khác. Nhóm nghiên cứu của P-GIS đã tiến hành phân tích 459 cơn bão đổ bộ vào đất
liền Việt Nam trong 70 năm qua. Những dữ liệu này được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu đường đi
của bão khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với hơn 227 nghìn cơn bão trong cùng thời gian.

Đường đi của các cơn bão đổ bộ vào Biển Đông và Việt Nam trong 70 năm qua
Tiêu chí và phạm vi đánh giá được P-GIS thống nhất như sau:
 Lựa chọn những cơn bão đổ bộ vào đất liền: Đường đi của bão phải đi qua địa phận đất
liền của Việt Nam. Những cơn bão chỉ đi vào vùng biển Việt Nam nhưng không vào đất
liền thì không được tính.
 Một cơn bão đi qua địa phận một tỉnh thì tỉnh đó được coi là có bão đi qua. Những tỉnh
lân cận tuy chịu ảnh hưởng của bão nhưng vẫn không được tính là có bão đi qua.
Với quy ước như trên, phân tích này có thể chưa thực sự phản ánh mức độ ảnh hưởng của bão
đối với các tỉnh cận kề đường đi của bão nhưng không được tính là có bão đi qua. Tuy nhiên,
nhìn vào các thống kê qua nhiều năm, chúng ta có thể thấy đất nước và con người Việt Nam đã
và đang trải qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Dưới đây là một số tiêu chí phân
tích do P-GIS tiến hành:
 Tỉnh nào có bão đi qua nhiều nhất
 Tỉnh nào có mức độ cảnh báo cao nhất
 Năm nào xuất hiện nhiều bão nhất
 Tháng nào bão vào nhiều nhất
 Tốc độ gió lốc phổ biến nhất
 Cái tên nào xứng danh đệ nhất bão
Tỉnh nào có bão đi qua nhiều nhất

Tỉnh Số lượng

Tp. Đà Nẵng 41

Khánh Hòa 32

Quảng Ninh 30

Hà Tĩnh 24

Thanh Hóa 23

Quảng Bình 22

Bình Định 18

Nghệ An 18

Gia Lai 17

Đắk Lắk 14
Trong 70 năm qua, Tp. Đà Nẵng và Khánh Hòa có số lượng các cơn bão đi qua lớn nhất. Số liệu
này chưa tính đến cường độ của bão mà chỉ phản ánh số lượng. Tính trung bình, ở hai tỉnh này,
mỗi năm có 1 cơn bão trực tiếp đi qua địa phận tỉnh.

Các tỉnh có số cơn bão đi qua nhiều nhất trong 70 năm

Tỉnh nào có mức độ cảnh báo cao nhất


Mức độ cảnh báo của một cơn bão được định nghĩa bởi thuật ngữ Advisory do Cơ quan Khí
tượng Thủy văn Quốc gia Hoa Kỳ khởi thảo. Trong thang điểm hiện tại, mức độ cảnh báo được
phân cấp từ 1-100, theo đó, bão mạnh thường có mức cảnh báo từ 45-50.

Bão Tỉnh Cảnh báo Năm

WAYNE Nghệ An 85 1986

WAYNE Thanh Hóa 84 1986

Tp. Hải
PARMA 68 2009
Phòng

ANGELA Tp. Đà Nẵng 66 1995

CARY Nghệ An 64 1987

CARY Hà Tĩnh 63 1987

KORYN Tuyên Quang 63 1993

KORYN Bắc Giang 62 1993


SARAH Gia Lai 59 1979

SARAH Phú Yên 58 1979

CARY Tp. Đà Nẵng 58 1987

ANGELA Kiên Giang 57 1992

COLLEEN Kon Tum 55 1992

COLLEEN Bình Định 54 1992

ED Nghệ An 54 1990

TERESA Đồng Nai 53 1994

SHARON Ninh Thuận 53 1991

04W Quảng Nam 53 1994

Bà Rịa-Vũng
TERESA 52 1994
Tàu

ED Hà Tĩnh 52 1990

Bà Rịa-Vũng
THELMA 51 1991
Tàu

IDA Hà Giang 51 1954

MAURY Khánh Hòa 51 1987

ANGELA Quảng Bình 51 1989

ED Quảng Bình 51 1990

IDA Bắc Cạn 50 1954


NANCY Hà Tĩnh 50 1954

MIKE Quảng Ninh 50 1990

Mức độ cảnh báo trong bảng trên thể hiện giá trị trung bình của tất cả các cơn bão đi qua địa
phận tỉnh trong 70 năm. Có thể thấy, ba tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An luôn phải hứng
chịu những cơn bão có mức độ cảnh báo rất cao.

Mức độ cảnh báo trung bình 70 năm của các tỉnh xếp đầu bảng
Trong công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các thông tin về mức độ cảnh báo
bão sẽ giúp các nhà hoạch định lựa chọn chính xác các nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện địa
phương hơn, đặc biệt khả năng chống chịu gió mạnh và mưa lớn.

Năm nào xuất hiện nhiều bão nhất


Số lượng các cơn bão chưa hẳn đã phản ánh mức độ tàn phá của thiên tai nhưng phần nào cũng
cho thấy mức độ khốc liệt mà người dân nơi bão đi qua phải hứng chịu. Đối với các cơn bão
nhiệt đới, mưa lớn kèm theo gió lốc luôn là các sản phẩm đi kèm của chúng. Vì vậy, khi một
quốc gia phải hứng chịu số lượng bão nhiều thì cũng đồng nghĩa với năm đó thiên tai gây ảnh
hưởng nặng không nhỏ.

Dưới đây là danh sách tốp 10 các năm có số lượng bão lớn nhất trong 70 năm qua.

Năm Số trận bão

1973 23

1972 18

1990 18
1964 15

2018 15

1952 14

1983 14

1994 14

1995 14

1974 13
Đây là con số thống kê trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua các năm. Có thể thấy, 1973 là năm
"đỉnh" của số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Cho dù cường độ của chúng có thể không
mạnh bằng những cơn bão năm 1989 hay 1994, chúng ta cũng có thể thấy kỷ lục này còn lâu mới
có thể bị phá vỡ.

Tốp 10 các năm có số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam nhiều nhất

Tháng nào bão vào nhiều nhất


Người dân Việt Nam hầu như ai cũng biết mùa mưa bão bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc tháng 11
hàng năm. Tuy nhiên, để có cái nhìn rõ hơn bằng con số thống kê, chúng ta hãy tham khảo bảng
số liệu dưới đây.

Tháng Số trận bão


1 4

3 4

4 4

5 9

6 28

7 50

8 66

9 94

10 97

11 82

12 21

Trong 70 năm qua, các tháng 9 và 10 dương lịch là hai tháng "vô địch" về số lượng các cơn bão
đổ bộ vào đất liền thuộc địa phận Việt Nam.
Số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam phân bố theo tháng trong 70 năm qua

Tốc độ gió lốc phổ biến nhất


Dẫu số lượng các cơn bão có nhiều nhưng tốc độ gió lốc mới là một trong những yếu tố xác định
mức độ tàn phá của chúng. Tốc độ gió lốc được đo bằng đơn vị mét/giây (m/s) tại nhiều thời
điểm dọc theo đường đi của các cơn bão. Theo thống kê của P-GIS, tốc độ gió lốc phổ biến nhất
trong vòng 70 năm qua ghi nhận từ số liệu của 618 cơn bão là 30 (m/s), kế tiếp là 25 (m/s) và 35
(m/s). Có thể thấy, tốc độ gió lốc trong các cơn bão vào Việt Nam dao động ở mức 25-40 (m/s)
là phổ biến nhất.
Thống kê tốc độ gió giật phổ biến nhất trong 70 năm qua
Theo thang sức gió Beaufort (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang_s%E1%BB%A9c_gi
%C3%B3_Beaufort), tốc độ gió lốc phổ biến trong các cơn bão vào Việt Nam từ cấp 6 đến cấp
9.
Cái tên nào xứng danh đệ nhất bão
Đệ nhất bão với mức độ cảnh báo cao nhất thuộc về cái tên "Wayne" xuất hiện năm 1986 đổ bộ
vào hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An trong tháng 9. Đây có thể được gọi là "siêu bão" như thuật
ngữ đang được sử dụng khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông hiện nay.

You might also like