You are on page 1of 62

BÀI 5: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

GIẢNG VIÊN: THS. VŨ MINH TUẤN


BỘ MÔN DÂN SỐ HỌC
Email: vuminhtuan@hmu.edu.vn
Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được khái niệm: phát triển, phát triển


kinh tế và phát triển bền vững.

2. Trình bày được một số thước đo phát triển.

3. Trình bày được tác động qua lại giữa dân số và


một số vấn đề phát triển: kinh tế, giáo dục, y tế,
môi trường.

w ww.y hdp.edu.vn
1. Khái niệm: Phát triển, phát triển
kinh tế và phát triển bền vững.

w ww.y hdp.edu.vn
1.1. Khái niệm phát triển:

 Quá trình dân số diễn ra trong khung cảnh kinh


tế-xã hội và môi trường nhất định;

 Kinh tế-xã hội và môi trường biến đổi qua các


thời kỳ;

 Để phân biệt, cần tiếp cận theo quan niệm phát


triển;

w ww.y hdp.edu.vn
1.1. Khái niệm phát triển:

 Phát triển đơn thuần chỉ là tăng trưởng kinh tế


(năm 50, 60);

 Thước đo trình độ phát triển là mức đạt về tổng


sản phẩm quốc dân (GNP);

 Năm 1986, Ngân hàng thế giới chia các nước


thành 3 nhóm: thu nhập thấp – thu nhập trung
bình – thu nhập cao;
w ww.y hdp.edu.vn
1.1. Khái niệm phát triển:

 Tuy kinh tế là cốt lõi của sự phát triển nhưng


thước đo GNP còn nhiều hạn chế;

 Khái niệm phát triển được hiểu là quá trình một


xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhu cầu mà
xã hội ấy cho là thiết yếu;

 Nhu cầu thiết yếu: dinh dưỡng, giáo dục tiểu


học, sức khỏe, vệ sinh, nước sạch và nhà ở;
w ww.y hdp.edu.vn
1.1. Khái niệm phát triển:

Ngân hàng thế giới khuyến nghị:

 Dinh dưỡng: lượng calo, chất đạm được cung


cấp bình quân đầu người. Tỷ lệ đạt được so với
yêu cầu;

 Giáo dục: Tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ học sinh tiểu học;

 Sức khỏe: tuổi thọ bình quân

w ww.y hdp.edu.vn
1.1. Khái niệm phát triển:

Ngân hàng thế giới khuyến nghị:

 Vệ sinh: tỷ lệ chết trẻ em, tỷ lệ dân số được sử


dụng các phương tiện vệ sinh;

 Nước sạch: tỷ lệ dân số được sử dụng nước


sạch;

 Nhà ở: đo bằng m2/người.

w ww.y hdp.edu.vn
1.1. Khái niệm phát triển:

 Mở rộng nhu cầu thiết yếu và chú ý nhiều đến


yếu tố xã hội;

 Phát triển đối lập với nghèo khổ;

 Là quá trình giảm dần, loại bỏ nạn đói, bệnh tật,


mù chữ, tình trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và
bất bình đẳng;

w ww.y hdp.edu.vn
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế:

• Phát triển kinh tế được hiểu một cách chung

nhất là sự tăng thu nhập bình quân đầu người;

• Là sự gia tăng thu nhập thực tế tăng khối lượng

hàng hoá và dịch vụ mà mỗi người có thể mua;

w ww.y hdp.edu.vn
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế:

• Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế kèm


theo những thay đổi phân phối về sản lượng và cơ
cấu kinh tế:
+ Tăng thu nhập cho dân nghèo,
+ Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp để tương ứng với
tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ trong GNP,
+ Tăng giáo dục và đào tạo,
+ Áp dụng tiến bộ khoa học trong nền kinh tế;
w ww.y hdp.edu.vn
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế:

• Phát triển kinh tế liên quan đến cả tăng thu


nhập và nâng cao đời sống của con người;

• Phát triển kinh tế xảy ra khi sản lượng bình


quân của mỗi người công nhân gia tăng, sản
lượng tăng sẽ dẫn đến thu nhập tăng;

• Phát triển coi vấn đề phúc lợi xã hội là rất quan


trọng của;
w ww.y hdp.edu.vn
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế:

• Phát triển không chỉ bao gồm tăng sản lượng,


tăng sức sản xuất mà nó còn bao hàm cả khả
năng tiêu thụ những sản phẩm cần thiết cho
việc nâng cao đời sống;

w ww.y hdp.edu.vn
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế:

• Phát triển kinh tế bao gồm những tiêu chí:


+ Tăng thu nhập,
+ Việc làm ổn định,
+ Phát triển giáo dục,
+ Có sức khoẻ tốt,
+ Tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn,
+ Ở trong những căn nhà đầy đủ tiện nghi,
+ Được đáp ứng những dịch vụ công cộng như nước
sạch, điện, giao thông, giải trí, phòng chống cháy nổ;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

 Năm 1987 ra đời khái niệm phát triển bền vững;

 Vừa đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại
mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai;

 Để lại cho thế hệ sau môi trường trong lành để


sống và tài nguyên để sử dụng;

w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

 Phát triển bền vững ngày càng được thế giới


quan tâm (hội nghị Riô 1992, Gioohannesburg
2000);

 Phát triển bền vững là khái niệm tổng hợp, đầu


tiên xuất hiện trong lĩnh vực môi trường. Sau đó
áp dụng cho những lĩnh vực kinh tế, xã hội,
chính trị;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

 Ở Việt Nam: “Phát triển bền vững bao trùm các


mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết
sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi
trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm
bảo quốc phòng, an ninh” Viện chiến lược phát
triển (2001);
w ww.y hdp.edu.vn
Sơ đồ: Các nhóm mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu kinh tế


Tăng trưởng cao
ổn định

Phát triển
bền vững

Mục tiêu xã hội Mục tiêu môi trường


Cải thiện xã hội Cải thiện chất lượng MT,
bảo vệ MT
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Bền vững kinh tế:


 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và
GDP bình quân đầu người cao;
 Cơ cấu GDP hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng
GDP ổn định.

“Từ thập kỷ 90 Thế kỷ 20 thay GDP cho GNP”


w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Bền vững về xã hội:


(1) Bảo đảm cho mọi người cùng được tham gia,
cùng được hưởng lợi từ sự phát triển (theo năng
lực, khả năng và đóng góp);
(2) Bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để
mọi người sử dụng và phát huy tốt nhất năng lực
của bản thân, đóng góp cho sự phát triển và thụ
hưởng kết quả của sự phát triển;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Bền vững về xã hội:

(3) Bảo đảm việc làm ở mức cần thiết và từng bước tiến
tới việc làm an toàn, hợp lý, hiệu quả và có lựa chọn
phù hợp cho mỗi thành viên trong xã hội;

(4) Bảo đảm công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng các
dịch vụ xã hội cơ bản ở mức trung bình quốc gia phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội cho mọi
người bất kể sống ở đâu, thuộc nhóm XH nào;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Bền vững về xã hội:

(5) Bảo đảm cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương có


được đầy đủ cơ hội và năng lực vươn lên thỏa mãn
nhu cầu DVXHCB của họ;

(6) Giảm bớt sự khác biệt xã hội giữa các nhóm dân cư,
dân tộc, vùng lãnh thổ và sự khác biệt giới;

(7) Bảo đảm cuộc sống tinh thần và quan hệ xã hội lành
mạnh thúc đẩy phát triển;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Bền vững về xã hội:

(8) Bảo đảm môi trường xã hội trật tự, an ninh,


an toàn;

(9) Bảo đảm sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả


của cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các
hoạt động quản lý xã hội;

(10) Bảo đảm môi trường sinh thái lành mạnh;


w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Dịch vụ xã hội cơ bản:

Là loại và mức dịch vụ xã hội tối thiểu cần thiết


cho sự phát triển của con người tương ứng với
trình độ phát triển KT-XH ở mỗi giai đoạn phát
triển

w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Theo Liên hợp quốc, Dịch vụ xã hội cơ bản:

(1) Giáo dục: mầm non, tiểu học, xóa mù chữ


cho người lớn;

(2) Y tế: Tất cả các hoạt động DVYT-CSSK ở


tuyến cơ sở gồm: các Trạm/Trung tâm y tế xã
phường; các phòng khám ĐK khu vực; các
BV/TTYT quận/huyện;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Theo Liên hợp quốc, Dịch vụ xã hội cơ bản:


(2) Y tế:
+ Chăm sóc sức khỏe ban đầu (tỉnh, quận/huyện)
+ Y tế dự phòng: phòng dịch cho TE, chăm sóc sau
sinh, giáo dục y tế;
+ Các chương trình y tế công cộng: sức khỏe BMTE,
phòng sốt rét, bệnh lao, bệnh phong, thuốc và
dược liệu cơ bản, Vệ sinh phòng dịch;
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Theo khái niệm quốc gia về DVXHCB:


+ Bao gồm các nội dung trên;
+ Mục dịch vụ xã hội thêm nội dung:
- Phúc lợi cho người nghèo;
- Trợ cấp ưu đãi người có công;
- Giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang;
- Trợ giúp cho người tàn tật;
- Các trung tâm cai nghiện ma túy và gái mại dâm.
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Theo Liên hợp quốc, Dịch vụ xã hội cơ bản:


(3) Chương trình quốc gia về dinh dưỡng;
(4) Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
(5) Các dịch vụ xã hội: cứu trợ thiên tai;
(6) Nước sạch và vệ sinh môi trường: dự án
nước sạch nông thôn, dự án nước và vệ sinh ở
khu vực ven đô.
w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội của


LHQ đã đưa ra khái niệm và quy định:

+ Chính phủ dành 20% ngân sách Nhà nước;

+ 20% ODA

 Cho phát triển Dịch vụ xã hội cơ bản

w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Giải pháp thực hiện công bằng xã hội:

Tạo khả năng tiếp cận và mức độ hưởng thụ


bình đẳng những phúc lợi công cộng - dịch vụ
XHCB đạt chuẩn quốc gia tương ứng với trình
độ phát triển KT-XH của đất nước ở mỗi giai
đoạn phát triển;

w ww.y hdp.edu.vn
1.3. Khái niệm phát triển bền vững:

Bền vững về môi trường:

(1)Không gian sinh tồn của con người (số lượng


và chất lượng);

(2)Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc


sống và hoạt động sản xuất của con người;

(3)Nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải của
con người.
w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

Phát triển được đo lường, phản ánh bằng


một hệ thống gồm các nhóm chỉ tiêu:
 Nhóm chỉ tiêu kinh tế;
 Nhóm chỉ tiêu DS-KHHGĐ;
 Nhóm chỉ tiêu y tế và sức khỏe;
 Nhóm chỉ tiêu về môi trường;
 ....
w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

UNDP (United Nations Development Programme-


Liên Hợp Quốc) đưa ra nhóm chỉ tiêu:

 Tuổi thọ;
 Môi trường nước;
 Môi trường biển;
 Môi trường xã hội;
 Chi phí cho hoạt động môi trường;
 ... w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

UNFPA (United Nations Population Fund – Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc)

và UNICEP (United Nations International Children's Emergency Fund –


Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc) giúp Việt Nam xây dựng

một số thước đo phát triển:

 Kinh tế; + Mức sống;


 Dân số; + Trật tự, an toàn xã hội và luật
 Kế hoạch hóa gia đình; pháp;
 Y tế và sức khỏe; + Đầu tư phát triển xã hội
 Giáo dục và đào tạo;
 Văn hóa;

w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

Đại hội đồng LHQ, 8 mục tiêu thiên niên kỷ:


(1) Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo
cùng cực) và thiếu ăn;
(2) Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
(3) Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực
của phụ nữ;
(4) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

Đại hội đồng LHQ, 8 mục tiêu thiên niên kỷ:


(5) Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
(6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh
dịch khác;
(7) Đảm bảo sự bền vững của môi trường;
(8) Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho
phát triển;
w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

Tại Việt Nam, Hệ thống chỉ tiêu DS-XH:


(1) Giáo dục và đào tạo;
(2) Y tế và sức khỏe;
(3) Dân số;
(4) Các vấn đề xã hội;
(5) Lao động – Việc làm;
(6) Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

Tại Việt Nam, Hệ thống chỉ tiêu DS-XH:

(7) Phát thanh truyền hình;

(8) Nghiên cứu khoa học;

(9) Môi trường;

w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

• Từ năm 1990, chương trình phát triển của Liên


hợp quốc đã đưa ra và không ngừng hoàn thiện
chỉ tiêu tổng hợp: Chỉ số phát triển con người;

• HDI: Human Development Index;

• Được tổng hợp từ các chỉ tiêu phản ánh thành


tựu về sức khỏe, giáo dục và mức sống;

w ww.y hdp.edu.vn
2. Hệ thống thước đo phát triển:

Liên hợp quốc đã tính HDI cho các nước:


• Nhóm 1: các nước phát triển rất cao, HDI từ 0,8
đến 1,0;
• Nhóm 2: các nước phát triển cao, HDI từ 0,7 đến
dưới 0,8;
• Nhóm 3: các nước phát triển trung bình, HDI từ 0,5
đến dưới 0,7;
• Nhóm 4: các nước phát triển thấp, HDI dưới 0,5.
w ww.y hdp.edu.vn
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam
Năm Tuổi thọ Số năm đi Số năm đi Thu nhập HDI
học bình học kỳ quốc dân
quân vọng bình quân
2001 72,51 4,57 11,11 1,799 0,513
2002 72,91 4,66 11,70 1,896 0,519
2003 73,26 4,75 11,73 2,006 0,526
2004 73,56 4,84 11,96 2,127 0,533
2005 73,83 4,93 12,52 2,274 0,540
2006 74,07 5,04 13,07 2,427 0,547
2007 74,29 5,15 13,63 2,578 0,554
2008 74,50 5,27 14,19 2,695 0,560
2009 74,70 5,38 14,19 2,838 0,566
2010 74,91 5,49 14,19 2,995 0,572
Nguồn: http://dhr.undp.org/en/media/HDI-trends-1980-2010.xlx
w ww.y hdp.edu.vn
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam
và một số quốc gia năm 2018

w ww.y hdp.edu.vn
3. Tác động qua lại giữa dân số
và một số vấn đề phát triển:
Kinh tế, Giáo dục,
Y tế, Môi trường

w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:

Dân số và nguồn lao động:

•Dân số trong độ tuổi lao động;

•Dân số trong độ tuổi phụ thuộc;

•Dân số hoạt động kinh tế;

•Dân số không hoạt động kinh tế;

w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:
Một số thước đo Dân số và nguồn lao động:
•Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô: là tỷ số giữa
dân số hoạt động kinh tế và tổng dân số;
•Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung: là tỷ số
giữa số người tham gia hoạt động kinh tế và số
người ở trên một độ tuổi nào đó;
•Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo
giới và tuổi;
w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:

• Đối với nhiều nước chậm phát triển, trong khi


mức bình quân GNP đầu người rất thấp thì tỷ lệ
gia tăng dân số lại cao;

• Ngược lại các nước phát triển có tỷ lệ tăng dân


số thấp, đặc biệt là tỷ lệ sinh song mức GNP
đầu người lại rất cao;

w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:
• Tỷ lệ gia tăng GNP/bình quân đầu người xấp xỉ
bằng Tỷ lệ gia tăng GNP – Tỷ lệ tăng dân số;

• Như vậy để tăng được chỉ tiêu GNP tính trên


đầu người thì tổng sản phẩm quốc dân phải
tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số;

• Việc hạ thấp tốc độ gia tăng dân số cũng làm


tăng GNP bình quân đầu người;
w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:

• Ở các nước phát triển tỷ lệ gia tăng dân số


thấp hơn nhiều so với các nước chậm phát
triển;

• Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện vật chất


để đẩy mạnh công tác giáo dục, y tế;

w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:

• Nâng cao nhận thức của người dân cũng như


hiểu biết về những kỹ thuật hạn chế sinh đẻ,
thấy được những lợi ích từ việc giảm sinh;

• Những chi phí về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục,


nuôi dưỡng cũng đòi hỏi những khoản chi
tương đối lớn, điều này cũng góp phần hạn chế
mức sinh của người dân;
w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:

• Kinh tế phát triển áp dụng công nghệ khoa học


kỹ thuật hiện đại, buộc người lao động phải có
trình độ;

• Khi đó cha mẹ sẽ phải chú ý đến việc nâng cao


trình độ hay mặt “chất lượng” của con cái hơn
là mặt “số lượng”;

w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:

• Ở các nước có nền kinh tế phát triển có chế độ


bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội khá tốt nên
cha mẹ thường không phải lo thiếu chỗ dựa khi
về già. Do vậy nhu cầu cần nhiều con, đặc biệt
là con trai, giảm thấp;

w ww.y hdp.edu.vn
3.1. Tác động qua lại giữa dân số
và phát triển kinh tế:
• Những ảnh hưởng của thu nhập thấp đến mức
sinh được thấy rõ hơn khi so sánh mức sinh ở
thành thị và nông thôn;
• Mặc dù người dân thành thị có mức thu nhập
cao hơn so với người dân nông thôn và cũng
có những điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn
nhưng mức sinh của họ vẫn thấp hơn mức sinh
ở nông thôn;
w ww.y hdp.edu.vn
3.2. Tác động qua lại giữa dân số
và giáo dục:
• Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con
người, là các hoạt động nhằm truyền đạt lại và lĩnh
hội được những giá trị và kinh nghiệm xã hội;

• Dân số và giáo dục có mối quan hệ tác động qua


lại lẫn nhau trong sự liên hệ và tác động qua lại
của nhiều yếu tố khác như kinh tế, truyền thống
văn hoá, tôn giáo, khoa học, địa lý...;

w ww.y hdp.edu.vn
3.2. Tác động qua lại giữa dân số
và giáo dục:

• Sự gia tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn đến


những hậu quả xấu cho sự phát triển giáo dục;

• Nền giáo dục phát triển sẽ là một yếu tố quan


trọng làm giảm quá trình gia tăng dân số;

w ww.y hdp.edu.vn
3.2. Tác động qua lại giữa dân số
và giáo dục:
• Tác động qua lại giữa dân số và giáo dục có kết
quả chậm, khó nhận biết được trong một thời gian
ngắn mà phải qua một quá trình nhất định;

• Đây là đặc điểm của sự tác động lẫn nhau giữa


các quá trình xã hội, trong đó chủ thể và khách thể
của chúng là con người;
• Sự chuyển biến nhận thức đến sự chuyển biến
hành vi con người đòi hỏi phải có thời gian;
w ww.y hdp.edu.vn
3.2. Tác động qua lại giữa dân số
và giáo dục:
Tác động của dân số đến giáo dục:

•Quy mô và cơ cấu dân số tác động đến hệ thống


giáo dục;

•Phân bố dân số tác động đến hệ thống giáo dục;

•Di cư tác động đến hệ thống giáo dục;

•Yếu tố dân số và vấn đề bình đẳng trong giáo dục;

w ww.y hdp.edu.vn
3.2. Tác động qua lại giữa dân số
và giáo dục:

Tác động của giáo dục đến dân số:

•Giáo dục tác động đến mức sinh;

•Giáo dục tác động đến mức tử vong;

•Giáo dục tác động đến di cư;

•Yếu tố dân số và vấn đề bình đẳng trong giáo


dục;

w ww.y hdp.edu.vn
3.3. Tác động qua lại giữa dân số
và y tế:
Tác động của dân số đến hệ thống y tế:

•Quy mô và cơ cấu dân số tác động đến hệ thống y


tế;
•Phân bố địa lý và dân số tác động đến hệ thống y
tế;
•Di cư tác động đến hệ thống y tế;
•Yếu tố dân số và vấn đề bình đẳng trong tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế;
w ww.y hdp.edu.vn
3.3. Tác động qua lại giữa dân số
và y tế:
Tác động của y tế đến dân số:

•Y tế tác động đến mức sinh;


•Y tế tác động đến mức tử vong;
•Y tế tác động đến di cư;
•Y tế tác động đến chất lượng dân số: sàng lọc
trước sinh, sàng lọc sơ sinh, khám sức khỏe tiền
hôn nhân...;
w ww.y hdp.edu.vn
3.4. Dân số với tài nguyên môi trường

Dân số tăng lên, tài nguyên cạn kiệt:

• Không tái tạo được (than, dầu mỏ);


• Tái tạo được (đất rừng, sinh vật);
• Vô hạn (nước, không khí).

w ww.y hdp.edu.vn
3.4. Dân số với tài nguyên môi trường

Ô nhiễm môi trường:

• Nhiễm bẩn đất;


• Nhiễm bẩn không khí;
• Nhiễm bẩn nước.

w ww.y hdp.edu.vn
Thank you for listening!

w ww.y hdp.edu.vn

You might also like