You are on page 1of 133

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Giảng viên: Nguyễn Thị Duyên


098.729.2199 - nguyenduyen1901@gmail.com
CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
Sự ra đời các nước đang phát triển
Sự xuất hiện của các nước “thế giới thứ ba”
Sự phân chia các nước theo mức thu nhập
Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển con người
Sự phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế, các nước trên thế giới được
chia:
+ Các nước phát triển. Theo WB, GNI bình quân đầu người/năm từ 12.476$(PPP)
+ Các nước đang phát triển: GNI bình quân đầu người/năm dưới 12.476$(PPP)
• Các nước có thu nhập thấp: GNI bình quân đầu người/năm từ 1.025$(PPP) trở xuống
• Các nước có thu nhập trung bình thấp: GNI bình quân đầu người/năm từ 1.025 –
4.035$(PPP)
• Các nước có thu nhập trung bình cao: GNI bình quân đầu người/năm từ 4.036 -
12.476$(PPP)
Bản đồ các quốc gia đang phát triển trên thế giới
Những đặc trưng cơ bản của
các nước đang phát triển

Mức sống thấp

Tiêu dùng thấp


Năng suất thấp Tích lũy thấp

Trình độ kỹ
thuật thấp
Khác nhau giữa nước phát triển và nước đang phát triển

Các nước phát triển Các nước đang phát triển

r f r
f

Qf  Qr Qf  Qr

Mục tiêu: Qr Qf
Đối tượng, nhiệm vụ của Kinh tế phát triển
Đối tượng: Kinh tế phát triển nghiên cứu nguyên lý phát triển, các quy luật kinh
tế, khai thác và sử dụng các nguồn lực với mục tiêu chuyển một nền kinh tế từ
trình độ phát triển thấp lên trình độ phát triển cao hơn, có hiệu quả, các tiêu chí
xã hội ngày càng được cải thiện
Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu các nguyên lý phát triển, các quy luật kinh tế với mục tiêu phát triển
kinh tế
-Nghiên cứu các vấn đề tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế,
nghiên cứu các mô hình tăng trưởng kinh tế
- Nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
- Nghiên cứu khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế
- Nghiên cứu công bằng xã hội trong quá trình phát triển, chống nghèo khổ
Phương pháp nghiên cứu
Nhấn mạnh đến ý nghĩa và bản chất của tình trạng kém phát triển, và
nhiều biểu hiện của nó ở các nước đang phát triển

Định nghĩa sự tăng trưởng, phát triển và các mục tiêu của nó

Xem xét kinh nghiệm phát triển quá khứ của các nước phát triển hiện
nay và tìm hiểu về mức độ liên quan của các kinh nghiệm này đối với
các nước đang phát triển đương thời

Tìm hiểu các học thuyết và mô hình phát triển kinh tế khác nhau

Phân tích các nguồn lực, chính sách và các vấn đề của phát triển
(nghèo đói, bất bình đẳng…)
Nội dung môn học
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn
học
Chương 2: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chương 3: Các mô hình tăng trưởng kinh tế
Chương 4: Cơ cấu kinh tế với phát triển kinh tế
Chương 5: Các nguồn lực với phát triển kinh tế
Chương 6: Công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế
Chương 7: Ngoại thương với phát triển kinh tế
Chương 8: Dự báo phát triển kinh tế - xã hội
CHƯƠNG 2

TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Mục đích, yêu cầu
Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng và
phát triển kinh tế

Yêu cầu:
-Khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới tăng
trưởng kinh tế

- Phát triển kinh tế


- Phát triển bền vững
- Vai trò của Nhà nước với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Nội dung

1. Khái niệm, nội dung của tăng trưởng và phát triển kinh tế

2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế

4. Vai trò của Nhà nước trong tăng trưởng và phát triển kinh tế
5.Định hướng và giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế


2. Phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Khái niệm: Là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm) so với kỳ gốc
Đo lường tăng trưởng:
Mức độ:
∆GDP = GDPn – GDP0
Tốc độ:
g = ∆GDP/GDP0 × 100%
Giá sử dụng trong tính toán kết quả tăng trưởng kinh tế: Giá so sánh,
giá hiện hành, giá quy đổi, giá ngang giá sức mua
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2004-2014

Nguồn: Tổng cục thống kê 2014


Tăng trưởng kinh tế
So sánh GDP (PPP) giữa Việt Nam và các nước công nghiệp mới
qua các năm 1980-2014

Nguồn: IMF
Tăng trưởng kinh tế
Nguyên tắc 70: Nếu một nước hiện tại có GDP = Y và tăng trưởng với
tốc độ là: g%/năm thì Số năm để có GDP tăng gấp đôi là t = 70/g

VD:

Thảo luận:
Vì sao các nước giàu có tốc độ tăng trưởng chậm?
Các quốc gia nên quan tâm đến tốc độ tăng hay mức tăng?
Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế
Khái niệm: Là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của
nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình
hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của một quốc gia
Nội dung của phát triển kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế ổn Cơ cấu KT-XH chuyển


định và dài hạn dịch theo hướng tiến bộ

Tiến bộ xã hội
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững
Khái niệm:
1987: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những
nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai

2002: Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế,
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững về kinh tế
•Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo ra tăng trưởng kinh tế
ổn định, dài hạn
•Cơ cấu kinh tế hợp lý
•Năng lực cạnh tranh của nền tế tăng

Phát triển bền vững về xã hội


• Giải quyết các vấn đề xã hội: chống đói nghèo, thất nghiệp
và bất công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của dân cư…
Bảo vệ môi trường
•Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ và chống ô
nhiễm môi trường, tái sinh tài nguyên và môi trường
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững
MỤC TIÊU KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế cao và
ổn định

PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

MỤC TIÊU XÃ HỘI MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG


Cải thiện xã hội, Công bằng Cải thiện chất lượng, bảo vệ
xã hội môi trường, tài nguyên TN
Phát triển bền vững
Mối quan hệ giữa phát triển KT và phát triển XH

Phát triển
kinh tế

Phát triển
xã hội
Mối quan hệ giữa phát triển KT và phát triển XH
Phát triển kinh tế tác động tới phát triển xã hội:
• Kinh tế tăng trưởng ổn định, dài hạn → thu ngân sách NN tăng →
đầu tư công tăng →các vấn đề xã hội được giải quyết tốt hơn.
•Cơ cấu kinh tế hợp lý → hiệu quả kinh tế cao, khai thác đảm bảo phát
triển giữa các vùng, miền → nâng cao thu nhập dân cư và BBĐ giữa
các vùng miền giảm
•Năng lực cạnh tranh nền kinh tế tăng → mở rộng quy mô sản xuất →
tăng cơ hội tham gia hoạt động kinh tế cho mọi người, góp phần giảm
nghèo
•Tuy nhiên, nếu quá chú ý đến kinh tế có thể làm trầm trọng các vấn đề
xã hội: BBĐ tăng, các giá trị truyền thống bị mai một…
Mối quan hệ giữa phát triển KT và phát triển XH
Phát triển xã hội tác động tới phát triển kinh tế:
•Tạo ra sự đồng thuận xã hội, tránh được xung đột xã hội, tạo môi
trường ổn định → thu hút đầu tư → tăng trưởng kt
•Tỷ lệ nghèo giảm, thất nghiệp giảm → tăng khả năng huy động, sử
dụng nguồn lực (sức LĐ) → TTKT
• Giáo dục, y tế phát triển → chất lượng LĐ tăng → tăng NSLĐ
• BBĐ giảm → Tạo cơ hội phát huy các tiềm năng của các cá nhân
•Nếu quá chú ý đến các vấn đề xã hội sẽ làm giảm nguồn lực cho tăng
trưởng, giảm động lực phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững
Thảo luận:

 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường?

 Mối quan hệ giữa phát triển xã hội với bảo vệ môi trường?
Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng chỉ là một nội dung của phát triển cho dù là nội dung
cơ bản nhất. Không có tăng trưởng, TNBQ đầu người thấp thì không
thể có phát triển.
Phát triển bao gồm cả sự thay đổi về lượng cũng như về chất của
nền kinh tế. Một quốc gia TNBQ đầu người cao (giàu có) vẫn có thể
là nước phát triển thấp
Thảo luận:
Để vừa giàu có, vừa phát triển thì phải làm gì ???
Tại sao phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường?
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế

2. nhóm chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội

3. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển


Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế (GT)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi cơ cấu KT-XH (GT)

Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển xã hội

a) Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển con người

b) Các chỉ tiêu phản ánh nghèo, đói và bất bình đẳng
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chỉ số phát triển con người - HDI
HDI là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 3 khía cạnh: thu nhập bình quân
đầu người, trình độ học vấn và tuổi thọ bình quân.
Công thức:
HDI = 1/3(HDI1 + HDI2 + HDI3)
• HDI1: phản ánh thu nhập qua thu nhập BQ đầu người theo PPP
•HDI2: phản ánh trình độ học vấn qua hai khía cạnh: tỷ lệ biết chữ và
tỷ lệ nhập học
• HDI3: phản ánh tình trạng sức khỏe qua tuổi thọ BQ
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chỉ số phát triển con người - HDI
HDI càng cao thì trình độ phát triển con người càng cao:
• HDI ≥ 0,8: trình độ phát triển con người cao
• 0,51 ≤ HDI ≤ 0,79: trình độ phát triển trung bình
• HDI ≤ 0,5: trình độ phát triển con người thấp
HDI của Việt Nam qua các năm:
Năm 1985 1995 2004 2007 2011 2013
HDI 0,583 0,649 0,691 0,725 0,782 0,638
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế
Viet Nam’s human development index 2007
Life expectancy at Adult literacy rate Combined gross GDP per capita
HDI value
birth (years) (% ages 15 and above) enrolment ratio (%) (PPP US$)
1.Norway 1. Liechtenstein
1. Japan (82.7) 1. Georgia (100.0) 1. Australia (114.2)
(0.971) (85,382)
114. Guyana
52. Ecuador (75.0) 67. Bolivia (90.7) 124. Zambia (63.3) 127. Guyana (2,782)
(0.729)
115. Mongolia 125. Timor-Leste
53. Slovakia (74.6) 68. Suriname (90.4) 128. India (2,753)
(0.727) (63.2)
116. Viet Nam 126. Viet Nam
54. Viet Nam (74.3) 69. Viet Nam (90.3) 129. Viet Nam (2,600)
(0.725) (62.3)
117. Moldova 70. United Arab
55. Malaysia (74.1) 127. Vanuatu (62.3) 130. Nicaragua (2,570)
(0.720) Emirates (90.0)
56. Macedonia (the
118. Equatorial
Former Yugoslav 71. Brazil (90.0) 128. Uganda (62.3) 131. Moldova (2,551)
Guinea (0.719)
Rep. of) (74.1)
182. Niger 176. Afghanistan 177. Djibouti 181. Congo Democratic
151. Mali (26.2)
(0.340) (43.6) (25.5) Republic of the) (298)
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế
So sánh HDI của Việt Nam với một số nước năm 2013
GNI per
Life Expected Mean years of
expectancy years of capita
HDI value HDI rank at birth schooling schooling (PPP
US$)
Viet Nam 0.638 121 75.9 11.9 5.5 4,892

Thailand 0.722 89 74.4 13.1 7.3 13,364

Philippines 0.660 117 68.7 11.3 8.9 6,381

East Asia and


the Pacific 0.703 — 74.0 12.5 7.4 10,499
Medium HDI 0.614 — 67.9 11.7 5.5 5,960

Nguồn: Human Development Report 2014


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Nhóm các nhân tố kinh tế
2. Nhóm các nhân tố phi kinh tế
Nhóm các nhân tố kinh tế

PL - Qr
AS
Đầu vào
đầu ra - Un
(K,L,R,T)

E -
(Qf)
AD
- TMQT

Y
Mô hình AD-AS
Nhân tố kinh tế - Các nhân tố thuộc tổng cầu
Tổng cầu của nền kinh tế: GDP = C + I + G + X – M
1.Khi tổng cầu giảm, nền kinh tế sẽ hoạt động dưới mức sản lượng
tiềm năng, một bộ phận nguồn lực không được sử dụng triệt để

2. Khi tổng cầu tăng


• Nếu nền kinh tế chưa đạt mức sản lượng tiềm năng: ngược lại
•Nếu nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng, mọi sự gia tăng của
cầu chỉ làm tăng mức giá mà không làm tăng sản lượng của nền kinh tế
Nhân tố kinh tế - Các nhân tố thuộc tổng cầu
Kích cầu khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng
P
LAS

P2
AD2
P1

AD1

Y* Y
Nhân tố kinh tế - Các nhân tố thuộc tổng cung
Tổng cung AS: Y = F(K, L, R,T)
Các yếu tố sản xuất đóng góp vào tăng trưởng nhiều hay ít phụ thuộc
vào số lượng và chất lượng từng yếu tố cũng như sự kết hợp hợp lý giữa
các yếu tố đó với nhau
TFP (Total factor productivity) – năng suất các nhân tố tổng hợp: đo
lường ảnh hưởng của các nhân tố không thể lượng hóa (tiến bộ khoa học
và công nghệ, thể chế, tổ chức xã hội…) đến tăng trưởng kinh tế (Xác
định TFP: Đọc giáo trình)
Nhân tố kinh tế - Các nhân tố thuộc tổng cung

Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế 2012


Nhân tố kinh tế - Các nhân tố thuộc tổng cầu
So sánh tỷ trọng đóng góp của TFP (%) vào tăng trưởng GDP của Việt
Nam với một số nước Châu Á giai đoạn 2001-2010

Nguồn: Báo cáo Năng suất của Tổ chức Năng suất Châu Á - APO
Nhóm các nhân tố phi kinh tế

Nhóm nhân tố về thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế - xã
hội

Nhóm nhân tố về đặc điểm dân tộc

Nhóm nhân tố về đặc điểm tôn giáo

Nhóm nhân tố về đặc điểm văn hóa


VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Những điều kiện đảm bảo tăng trưởng và phát triển

2. Vai trò của Nhà nước với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Những điều kiện đảm bảo tăng trưởng
và phát triển kinh tế
Chính trị và xã hội ổn định
Đầu tư phát triển khoa học – công nghệ và khả năng ứng dụng công
nghệ tiên tiến của thế giới

Tăng trưởng kinh tế phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi thành
viên trong xã hội

Nâng cao trình độ văn hóa của Nhân dân và chất lượng đội ngũ lao
động
Vai trò của Nhà nước trong tăng trưởng
và phát triển kinh tế
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các đơn vị kinh tế thuộc tất
cả các thành phần

Định hướng phát triển nền kinh tế

Định chế các chính sách xã hội

Chủ thể sở hữu các cơ sở kinh tế thuộc sở hữu toàn dân


ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.Thực trạng phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong những
năm qua

2. Định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020
3.Giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
Chương 3

CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG


KINH TẾ
Mục đích, yêu cầu
Mục đích
- Nghiên cứu các mô hình tăng trưởng lý thuyết được sắp xếp theo thời
gian.
- Mô hình tăng trưởng thực tế ở một số khu vực và quốc gia, qua đó
thấy được cơ sở vận dụng vào Việt Nam trong quá trình đổi mới mô hình
tăng trưởng để phát triển bền vững.
Yêu cầu
- Nội dung cơ bản các mô hình tăng trưởng lý thuyết.
- Nội dung các mô hình tăng trưởng thực tế của một số quốc gia và khu
vực.
- Nội dung đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Nội dung

1. Các mô hình tăng trưởng

2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng của một số quốc gia và khu vực
CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Mô hình tăng trưởng cổ điển

2. Mô hình tăng trưởng của Marx

3. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển

4. Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes

5. Mô hình tăng trưởng hiện đại


Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế
David Ricardo (1772-1823)
Nhân tố tác động trực tiếp
đến tăng trưởng kinhtế
Y = F(K, L, R)
Các yếu tố sản xuất kết hợp
với nhau theo tỷ lệ cố định và
không có khả năng thay thế
Hệ số kết hợp có hiệu quả giữa
vốn và lao động
K K
σ = Đường đồng sản lượng có dạng chữ L
L L
Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế (tiếp)
Nhân tố quyết định tăng trưởng
- Tăng trưởng (g) là hàm của đầu tư (I): g = f(I)
- Đầu tư là hàm số của lợi nhuận (Pr): I = f(Pr)
- Lợi nhuận là hàm của tiền công của người lao động (W):Pr = f(W)
- Tiền công là hàm của giá cả nông sản (Pa): W = f(Pa)
-Giá cả nông sản là hàm số của số và chất lượng ruộng đất nông nghiệp
(R): Pa = f(R)

→ R đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế


Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế (tiếp)
R còn là giới hạn của tăng trưởng, do số lượng và chất lượng đất có
hạn
Q

A0
Q*(R0) Q = f(K,L,R)

K0,L0 K,L
Đường biểu diễn hàm sản xuất Ricardo
Khi mức vốn đến K0, huy động lao động đến L0, thì đạt điểm A0, quy
mô ruộng đất là R0 (điểm dừng) và sản lượng đạt mức Q* tối đa.
Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế (tiếp)

Quan điểm về phân phối thu nhập


Phân phối thu nhập dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất
Nhà tư bản → Lợi nhuận
Địa chủ → Địa tô
Người lao động → Tiền công
Thu nhập của xã hội = lợi nhuận + địa tô + tiền công
Nhà tư bản đóng vai trò quan trọng nhất và lợi nhuận để lại cho nhà tư
bản nhiều là hợp lý
Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế (tiếp)
Sự vận động của nền kinh
PL AS
tế
- Điểm cân bằng đạt được luôn ở mức
sản lượng tiềm năng (SLTN)
- Quan niệm “cung tạo nên cầu”: AS
quyết định mức sản lượng và việc
làm của nền kinh tế PL2
AD2
Vai trò của Nhà nước
PL1
- Các chính sách kinh tế ko có tác
AD1
động quan trọng đối với tăng trưởng
0
- Các chính sách đôi khi còn hạn chế Y* GDP
tăng trưởng và phát triển
AS luôn ở mức TN – xác định mức sản lượng
Mô hình tăng trưởng kinh tế của K.Marx
K. Marx (1818 – 1883): Bộ “Tư bản”
Các nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng
Y = f (K, L, R, T)
Yếu tố đóng vai trò quyết định
𝒎 𝒎/𝒗
𝐩= =
𝒗+𝒄 𝟏+𝒄
/𝒗
p tăng lên khi tăng m/v: - kéo dài thời gian lao động
- giảm tiền công
- nâng cao năng suất lao động bằng tiến bộ CN
→ Lao động là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế, công nghệ là
yếu tố bổ trợ
Mô hình tăng trưởng kinh tế của K.Marx (tiếp)

Quan điểm về phân phối thu nhập

- Đồng quan điểm với Ricardo:

Thu nhập của xã hội = lợi nhuận + địa tô + tiền công

- Khác Ricardo: Phân phối này là bất hợp lý;

Xã hội có 2 giai cấp: bóc lột và bị bóc lột


Mô hình tăng trưởng kinh tế của K.Marx (tiếp)
Sự vận động của nền kinh tế
- Bác bỏ lý thuyết “cung tạo nên cầu”
-Nền kinh tế hoạt động theo chu kỳ, trạng thái cân bằng của nền kinh tế
chỉ là tạm thời
Vai trò của Nhà nước
Chính phủ có vai trò quan trọng, quan trọng nhất là chính sách kích
cầu để thoát khỏi khủng hoảng thừa bằng 3 cách:
- giảm lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư
- giảm thuế để tăng chi tiêu
- tăng chi tiêu của chính phủ
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển
Afred Marshall (1824 – 1924):
“các nguyên lý của KTH”
Nhân tố tác động trực tiếp đến
tăng trưởng kinh tế:
Y = F(K, L, R, T)
Sản lượng có thể đạt được bằng
những cách kết hợp vốn và lao
động khác nhau.

Đường đồng sản lượng có dạng đường cong


Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (tiếp)
Nhân tố quyết định tăng trưởng
Tân cổ điển chia 4 yếu tố thành 2 nhóm:
- K, L, R: yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng
- T: yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu
Yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu quyết định tăng trưởng vì:
- Có tác động tới việc sử dụng các yếu tố khác
-Tạo nên yếu tố hiệu quả “số nhân”, là yếu tố dôi ra nhiều hơn các yếu
tố kia đóng góp (số dư Solow)
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (tiếp)
Định lượng đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:
Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Y = f(K, L, R, T) = T.K𝛼.L𝛽.R𝛾 (1)
- Trong đó: Y: tổng đầu ra
K, L, R: giá trị các biến số đầu vào
𝛼,𝛽,𝛾:hệ số biên của các yếu tố đầu vào lần lượt K, L, R
Với ràng buộc: 𝛼+ 𝛽+ 𝛾= 1
Lấy logarit 2 vế (1) và biến đổi, ta có: g = t + 𝛼k+ βl + 𝛾r
k, l, r: tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: phần dư còn lại, phản ánh tác động của công nghệ
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (tiếp)
VD: Tính tác động của yếu tố công nghệ trong mô hình tăng
trưởng sau: tốc độ tăng trưởng của GDP là 6%, vốn tăng 7%, lao động tăng 2%,
tài nguyên (đất đai) tăng 1%, vốn chiếm 30% GDP, lao động chiếm
60% GDP và tài nguyên chiếm 10% GDP.
Ta có:
g = 0,06 ; k = 0,07 ; l = 0,02 ; r = 0,01
𝛼= 0,3 ; 𝛽= 0,6 ; 𝛾= 0,1
Thay số liệu vào phương trình:
0,06 = t + (0,3*0,07) + (0,6*0,02) + (0,1*0,01)
→ t = 0,026
Như vậy trong 6% tăng GDP thì tác động của công nghệ là 2,6%
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (tiếp)
Sự vận động của nền kinh tế AS-LR AS-SR
-Nền kinh tế luôn tự điều chỉnh để đạt PL (tiềm năng) (thực tế)
được điểm cân bằng ở mức SLTN
-Dài hạn: AS quyết định mức sản lượng
cân bằng
-Ngắn hạn: AD quyết định mức sản PL0
lượng cân bằng
AD
Vai trò của Nhà nước
Vai trò mờ nhạt (giống quan điểm của
Ricardo) Y* GDP
Nền kinh tế luôn cân bằng ở mức SLTN
Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes
J.Maynard Keynes (1883-1946)
Nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
Y = f(K,L,R)
Cố định T. Loại T khỏi hàm sản xuất để nghiên cứu vai trò của đầu tư
Yếu tố đóng vai trò quyết định
- S là nguồn gốc của đầu tư (I)
- I là cơ sở tạo ΔK của thời kỳ sau
- ΔK trực tiếp tạo ΔY của kỳ đó
→ Tiết kiệm và đầu tư tạo vốn sản xuất gia tăng là yếu tố quyết định
đến tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes (tiếp)
Sự vận động của nền kinh tế AS-SR
AS-LR
- Nền kinh tế thường đạt cân bằng ở PL (tiềm năng) (thực tế)
dưới mức SLTN
-Thuyết trọng cầu: để Y tăng thì
AD tăng (kích cầu là giải pháp để
có tăng trưởng kinh tế) E0

Vai trò của Nhà nước PL0


AD’
CP có vai trò quan trọng nhằm khắc AD
phục mất cân đối của NKT ∆Y

- Chính sách tài khóa Y0 Y* GDP


- Chính sách tiền tệ Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức SLTN
Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar

Vai trò của vốn đến tăng trưởng:


- Hệ số gia tăng vốn - sản lượng (ICOR- Incremental Capital Output
Ratio):
ΔKt It−1
ΔYt = ΔYt
kt (ICOR) =
ICOR cho biết để có 1 đv thu nhập gia tăng cần đầu tư bao nhiêu đv
vốn → phản ánh năng lực của vốn đầu tư, giá cả của vốn đầu tư
- Hệ số ICOR phụ thuộc vào:
+ Tính chất công nghệ kỹ thuật của vốn SX, trình độ công nghệ
+ Mức độ khan hiếm nguồn lực vốn đầu tư
+ Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp)
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm:
gt = ΔYt / Yt-1
gt = (ΔKt /kt)/Yt-1 = ΔKt / (kt *Yt-1)
ΔKt = It-1 =St-1
gt = It-1 / (kt*Yt-1) = St-1 / (kt*Yt-1)
s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S: s = S/Y
Do đó chúng ta có: gt = st-1/kt
→ tăng trưởng kinh tế tăng lên khi tăng tỷ lệ tiết kiệm và hạ thấp
hệ số ICOR
Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (tiếp)
Hạn chế của mô hình:
- Sự đơn giản hoá khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại. Thực tế
có thể xảy ra những trường hợp:
+ Đầu tư thiếu hiệu quả không tạo nên tăng trưởng
+ Tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư
+ Đầu tư đến một mức độ nào đó sẽ bị quy luật lợi tức giảm dần chi
phối
- Những khó khăn của các nước đang phát triển trước hạn chế về
khả năng tích luỹ:
+ Tạo ra mất cân đối giữa tích luỹ - tiêu dùng
+ Tạo ra sự phụ thuộc bởi các nguồn vốn vay
+ Chính phủ trở thành con nợ lớn và nguy cơ phá sản cận kề.
Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại (Samuelson)
Samuelson (1915-2009)
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Y = f(K,L,R,T)
Thống nhất với phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas
Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất
- Công nghệ hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn là quan trọng nhất
- Thống nhất với mô hình Harrod - Domar về vai trò của vốn đầu tư đối với
tăng trưởng thông qua hệ số ICOR (kt)
Sự vận động của nền kinh tế
- Giống Keynes: điểm cân bằng thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng
- Khác: điểm cân bằng của nền kinh tế chịu sự tác động của cả 2 yếu tố AS
và AD
Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại (Samuelson)
Vai trò của Nhà nước

4 chức năng
• Thiết lập khuôn khổ pháp luật
• Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
• Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế
• Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập và
các chính sách, biện pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường
Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại (Samuelson)
Vai trò của Nhà nước

4 công cụ
• Luật và các văn bản dưới luật nhằm xây dựng hành lang pháp lý
• Hoạch định phát triển: Chiến lược, Kế hoạch, quy hoạch, chương
trình DA
• Hệ thống các chính sách điều tiết vĩ mô và chính sách định hướng
phát triển nhằm phân phối hợp lý nguồn lực, phân phối thu nhập
hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực
• Lực lượng kinh tế nhà nước: để thực hiện những việc tư nhân ko
làm hoặc ko muốn tư nhân làm
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

1. Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Thái Lan

2. Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Trung Quốc

3. Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của các nước Đông Bắc Á

4. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam


Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Thái Lan
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, Thái Lan xác định phải đối mặt với
7 nguy cơ, thách thức là:
Sự thay đổi của các quy tắc và luật lệ toàn cầu
Xu hướng tiến tới nền kinh tế toàn cầu trong một thế giới đa cực
Dân số già
Biến đổi khí hậu
An ninh lương thực và năng lượng
Theo kịp tiến bộ công nghệ
Đấu tranh chống khủng bố
Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Thái Lan

Thực hiện các kế hoạch tuân theo Triết lý của Nhà vua về “một nền
kinh tế vừa đủ”, nhằm tăng cường “sức chống chịu” của nền kinh tế.
Bên cạnh mô hình tăng trưởng thông thường, Thái Lan thực hiện kế
hoạch phát triển nhằm đạt mục tiêu “một xã hội hạnh phúc, công bằng,
bình đẳng và bền bỉ, đồng thời thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”.
Trong đó, ưu tiên thực hiện 6 chiến lược:
- Chiến lược 1. Xây dựng xã hội công bằng
- Chiến lược 2. Phát triển nguồn nhân lực để xây dựng một xã hội
không ngừng học hỏi
- Chiến lược 3. Cân bằng an ninh lương thực và năng lượng
Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Thái Lan

- Chiến lược 4. Xây dựng nền kinh tế tri thức và cải thiện môi trường
kinh tế
- Chiến lược 5. Tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế khu vực
- Chiến lược 6. Quản lý bền vững TNTN và môi trường
Thực hiện 6 chiến lược trên chính là mô hình tăng trưởng mới của
Thái lan dựa trên việc nâng cao tính cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện,
tăng trưởng xanh và quản trị trong nước tốt hơn.
Chú ý: Nội dung cụ thể những vấn đề trên có thể nghiên cứu theo
tài liệu.
Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Trung Quốc

Những hạn chế trong tăng trưởng kinh tế những năm qua của Trung
Quốc:
Là điển hình về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng
Hiệu quả quản lý đầu tư nhà nước thấp, gia tăng khoảng cách giầu
nghèo, bất ổn về xã hội ở nhiều địa phương
Ô nhiễm nghiêm trọng, thiên tai bất thường
Dân số già, nguy cơ thiếu lao động trầm trọng
Tham nhũng có chiều hướng gia tăng và với mức độ ngày càng lớn
Ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu hẹp thị trường
xuất khẩu
Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Trung Quốc (tiếp)

Với nhiều sức ép trên đây, buộc Trung Quốc phải chuyển đổi mô
hình tăng trưởng: Từ chiều rộng sang chiều sâu; từ dựa vào “xuất khẩu,
đầu tư, tiêu dùng” sang “tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu”; từ tăng trưởng
thô sang tăng trưởng tinh, tiết kiệm tài nguyên – năng lượng; chú trọng
cả thị trường trong nước và xuất khẩu, nhằm phát triển bền vững, phù
hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới.

Kế hoạch 383 (Đại hội Trung ương III khóa XVIII, tháng 11 năm
2013) là kế hoạch cải cách “lớn chưa từng có”, các điểm mấu chốt là:
Mô hình tăng trưởng kinh tế mới của Trung Quốc (tiếp)

Chính sách một con được nới lỏng


Bãi bỏ hệ thống trại cải tạo
Cải cách hệ thống an sinh xã hội
Nông dân có nhiều quyền hơn
Đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính
Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Chú ý: Nội dung cụ thể những vấn đề trên có thể nghiên cứu theo tài
liệu
Mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Bắc Á
Các quốc gia này đều đã áp dụng thành công mô hình kinh tế nhà nước
phát triển và đã trải qua 2-3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu thường
phát triển theo chiều rộng, dựa vào xuất khẩu để dần tích lũy nguồn lực
nhằm chuyển đổi sang chiều sâu.
Các quốc gia này thành công như hiện nay là nhờ vào:
- Có sự lựa chọn mô hình tăng trưởng đúng đắn, phát huy được nội
lực và phù hợp với các điều kiện bên ngoài.
- Thành công trong chuyển đổi mô mhình tăng trưởng vượt qua
ngưỡng phát triển.
Mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Bắc Á (tiếp)

Các quốc gia này đều có những nét tương đồng trong phát triển theo
chiều sâu, cụ thể là:
Một là, Tạo vốn nhân lực
Hai là, Thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
Ba là, Chính sách nhập khẩu công nghệ
Bốn là, Tăng trưởng nhanh và năng suất lao động nâng cao
Chú ý: Nội dung chi tiết các vấn đề trên có thể nghiên cứu theo tài
liệu.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam

Nguyên nhân phải chuyển


đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam Nội dung thay đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế
• Tác động của thế giới của Việt Nam
• Yếu tố trong nước
Nguyên nhân phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam (Tác động của thế giới)

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu để lại nhiều hệ lụy

Xu thế phát triển của thế giới thay đổi

Mô hình phát triển mới thay thế mô hình cũ, cùng đó


làm thay đổi cơ cấu kinh tế: cơ cấu sản phẩm, cơ cấu các
doanh nghiệp, cơ cấu nền kinh tế
Nguyên nhân phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam (Yếu tố trong nước)

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam cho thấy nhiều bất ổn
về mặt phát triển

Tăng trưởng theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế nhưng dễ


bị tổn thương và một số chính sách tăng trưởng tỏ ra
không tương thích với yêu cầu hội nhập

Mô hình tăng trưởng mới bền vững hướng tới mục tiêu
thân thiện với môi trường và vì con người. Phát triển con
người ở Việt Nam chưa tương ứng với quá trình tăng
trưởng kinh tế
Nội dung thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam
Mô hình tăng trưởng mới có sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và
chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo

Mô hình tăng trưởng mới hướng tới việc nâng cao chất lượng, chú
trọng đến năng suất, hiệu quả của tăng trưởng, kể cả hiệu quả của sự
tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu

Mô hình tăng trưởng mới hướng tới các mục tiêu dài hạn

Mô hình tăng trưởng mới bền vững hướng tới mục tiêu thân thiện với
môi trường và vì con người.
Chương 4

CƠ CẤU KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN


KINH TẾ
Mục đích, yêu cầu
Nắm được các khái niệm: CCKT, CD CCKT, CCKT ngành, CCKT
vùng, CCKT theo thành phần KT, CCKT hợp lý
Nắm được xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và các mô
hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Hiểu được ý ngĩa của việc phát huy lợi thế so sánh và vai trò của liên
kết trong chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế
Thấy rõ được tính tất yếu khách quan của việc tồn tại cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam
Nắm được các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở Việt Nam
Nội dung

1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Cơ cấu ngành kinh tế

3. Cơ cấu vùng kinh tế

4. Cơ cấu thành phần kinh tế

5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam


KHÁI NIỆM CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ

1. Cơ cấu kinh tế (CCKT)

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (chuyển dịch CCKT)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế
và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.

Một số dạng cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu thành phần


Cơ cấu vùng kinh tế kinh tế
• cơ cấu kinh tế • cơ cấu kinh tế mà • cơ cấu kinh tế mà
trong đó mỗi bộ mỗi bộ phận hợp mỗi bộ phận hợp
phận hợp thành là thành là một vùng thành là một thành
một ngành hay kinh tế lãnh thổ phần kinh tế
một nhóm ngành
kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp
hơn với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế

Chú ý:
- Trong quá trình thay đổi của CCKT thì con người giữ vai trò quyết
định

- Mục tiêu của quá trình chuyển dịch CCKT là hình thành CCKT hợp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế hợp lý

Khai thác được các


Đảm bảo hiệu quả
tiềm năng lợi thế Phù hợp với xu
KT cao gắn với
của đất nước cũng hướng hội nhập
hiệu quả XH và bảo
như của từng vùng, kinh tế quốc tế
vệ MT
từng địa phương
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT

Xã hội
Thị trường Tự nhiên

Vai trò của Nhóm Khoa học và


Nhà nước nhân tố công nghệ

Sự tác động của Sự phát triển của các ngành


hội nhập kinh có liên quan và hệ thống kết
tế quốc tế cấu hạ tầng KT-XH
Nhân tố thị trường
 Thị trường các yếu tố đầu vào
- Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất (tỷ trọng ngành)
- Ảnh hưởng đến cơ cấu ngành (số lượng ngành và tỷ trọng ngành)
 Thị trường tiêu thụ sản phẩm (TTSP)
- Thị trường TTSP mở rộng → Tăng quy mô sx → Tăng tỷ trọng ngành
- Nhu cầu thị trường phong phú → đa dạng hoá sản xuất → tăng số
lượng ngành
Thảo luận: Trong điều kiện nào thì các nhân tố trên có tác động tích
cực đến CDCCKT ở Việt Nam
Nhóm nhân tố Khoa học và công nghệ

Tác động:

Xuất hiện nhu cầu mới → tăng số lượng ngành

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực → tăng tỷ trọng ngành

Đa dạng hóa sản phẩm → tăng số lượng ngành


Nhân tố về sự tác động của hội nhập KTQT
Tác động:
Cơ hội, thuận lợi:
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Mở rộng thị trường
Thách thức, khó khăn:
- Cạnh tranh gay gắt
- Cơ sở hạ tầng lạc hậu và trình độ lao động thấp
Việt Nam phải làm gì?
- Chủ động lựa chọn các ngành nghề có lợi thế trong sxkd
- Chủ động lựa chọn ngành có lợi thế trên thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nhóm nhân tố về vai trò của nhà nước

Nhà nước xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH là cơ sở để
các ngành, các vùng KT xây dựng định hướng CD CCKT

Nhà nước đề ra và đảm bảo việc thực thi các chính sách KT và hệ
thống luật

Đầu tư trực tiếp của Nhà nước

Nhận xét về vai trò của Nhà nước tại Việt Nam?
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

1. Khái niệm

2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

3. Các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế


Cơ cấu ngành kinh tế
Khái niệm: Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ
phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.

Nội dung:
Nội dung
của CCKT ngành

Tỷ trọng của
Số lượng Vai trò, vị trí
mỗi ngành
các ngành của mỗi ngành
trong tổng thể
Cơ cấu ngành kinh tế
Phân ngành kinh tế
Ngành
kinh tế

Nông nghiệp Công nghiệp


lâm nghiệp và Dịch vụ
và thuỷ sản Xây dựng

SX và phân
Thương mại
Trồng trọt Chăn nuôi.. Khai khoáng Chế biến phối Điện, …
Du lịch
ga, khí đốt…
Cơ cấu ngành kinh tế

Phản ánh mặt chất của nền kinh tế trong quá trình
phát triển

Cơ cấu
ngành KT Phản ánh kết quả của quá trình CNH - HDH
phản ánh
điều gì?
Phản ánh hiệu quả của việc phân bổ các nguồn
lực trong nền kinh tế

Phản ánh sự phát triển của LLSX và phân công lao


động XH…
Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (giá hh)
ĐVT: %

Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012 2013


Ngành
Nông nghiệp 38,1 27,2 24,5 20,9 20,6 22,0 19,7 18,4

Công nghiệp 22,7 28,8 36,7 41,0 41,1 40,8 38,6 38,3
Dịch vụ 38,6 44,0 38,7 38,1 38,3 37,2 41,7 43,3
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng cục thống kê


Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát
triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương
tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với sự phát triển ngày càng
cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội

Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:


- Phát huy lợi thế so sánh của đất nước
- Tăng khả năng sản xuất
- Tạo việc làm, tăng thu nhập
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nển kinh tế
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Công nghiệp hóa –


hiện đại hóa

Nước đang phát triển: tỷ Nước phát triển: tỷ trọng


trọng ngành nông nghiệp ngành nông nghiệp và công
(GDP, lao động..) có xu nghiệp (GDP, lao động..) có xu
hướng giảm, tỷ trọng ngành hướng giảm, tỷ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ có dịch vụ có xu hướng tăng.
xu hướng tăng.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

“Quy luật tiêu dùng cá nhân” của E.Engel:

Tỷ lệ chi tiêu của


hộ gia đình cho Tỷ trọng ngành nông
lương thực, thực nghiệp giảm
phẩm giảm
TNBQ
đầu người
tăng Tỷ lệ chi tiêu của Tỷ trọng ngành công
hộ gia đình cho sản nghiệp và dịch vụ
phẩm công nghiệp tăng
và dịch vụ tăng
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Tiêu dùng Tiêu dùng Tiêu dùng

Thu nhập Thu nhập Thu nhập


Hàng hoá nông sản Hàng hoá công nghiệp Hàng hoá dịch vụ
(Hàng hóa thiết yếu) (Hàng hóa bền lâu) (Hàng hóa cao cấp)

Sự phát triển quy luật của E.Enghen


Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Quy luật của A.Fisher: “Quy luật tăng NSLĐ”

Nông nghiệp: Là ngành dễ có khả năng thay thế lao động


KHOA nhất + cầu về hàng hóa nông sản có xu hướng giảm → Tỷ
HỌC trọng lao động nông nghiệp giảm

Công nghiệp: Do tính phức tạp về công nghệ sản xuất khả
CÔNG năng thay thế lao động là khó hơn + cầu sản phẩm công
NGHỆ nghiệp tăng chậm →Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp
PHÁT
tăng
TRIỂN Dịch vụ: là ngành khó có khả năng thay thế lao động nhất +
cầu của sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng nhanh → Tỷ trọng
lao động ngành dịch vụ tăng
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Bảng: Cơ cấu KT một số nước năm 2007
STT GNI BQ đầu GNI BQ đầu CCKT tính theo GDP (ĐVT:%)
Tên nước người theo người theo Nông Công Dịch vụ
PPP USD nghiệp nghiệp
1 CH Trung Phi 740 394,2 56,15 15,51 28,34
2 Êtiopia 780 245,2 46,3 13,38 40,32
3 Việt Nam 2.550 833,5 20,34 41,48 38,18
4 Trung Quốc 5.370 2.484,9 11,66 48,13 40,21
5 Thái Lan 7.880 3.851,0 10,84 43,85 45,31
6 Singapor 48.520 35.162,7 0,08 31,1 68,81
7 Anh 34.370 44.693 0,93 24,09 74,98
8 CHLB Nga 14.400 9.115 4,76 38,57 56,67
9 Nhật 31.951 34.254,4 1,5 29,88 68,62
10 Hà Lan 39.500 46.041 2,25 24,55 73,19
11 Mỹ 45.850 45.850 1,19 22,84 75,97
Các mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1. Lý thuyết phân kỳ của W. Rostow

2. Mô hình hai khu vực của A.Lewis

3. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển.

4. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima


Lý thuyết phân kỳ của W. Rostow

Xã hội Nông nghiệp


truyền thống (NN)
Chuẩn bị
cất cánh NN– CN
Mô hình
Rostow
Cất cánh NN – CN - DV

Trưởng
CN-DV-NN
thành
Tiêu dùng DV- CN
cao
Lý thuyết phân kỳ của W. Rostow

XH truyền
XH công xã nguyên thủy
Chuẩn bị thống
Chuẩn bị
ccấấttccáánnhh Cuối phong kiến, đầu TBCN

60 năm
Cất cánh
Trưởng
thành
Tiêu dùng
cao
20-30 năm
100 năm
Lý thuyết phân kỳ của W. Rostow

Vận dụng:
- Quá trình phát triển là tuần tự
- Mỗi giai đoạn, cần lựa chọn cơ cấu ngành phù hợp
- Cần xem xét trật tự ưu tiên trong phát triển ngành
Hạn chế:
- Khó phân biệt từng giai đoạn
- Chỉ nhấn mạnh tăng trưởng
- Vai trò viện trợ, đầu tư nước ngoài đối với thế giới thứ ba
- Không chú ý quan hệ chính trị - kinh tế giữa nước phát triển – đang phát triển
- Thể chế và quan hệ quốc tế vượt khỏi kiểm soát của nước đang phát triển.
Mô hình hai khu vực của Lewis
Nền kinh tế chỉ tồn tại hai khi vực:Truyền thống và hiện đại

Khu vực truyền thống (NN): NSLĐ thấp, dư thừa lao động

hình hai
khu vực Khu vực hiện đại (CN): NSLĐ cao, có khả năng tự tích lũy
của
Lewis Chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ
không làm giảm sản lượng nông nghiệp

Tiền công của khu vực công nghiệp sẽ khôngthay đổi.


Tích lũy tăng → mở rộng sản xuất → tăng trưởng kinh tế
Mô hình hai khu vực của A.Lewis
Hạn chế
-Giả thiết là nền kinh tế toàn dụng nhân công, nhưng trên thực tế khu
vực thành thị các nước đang phát triển vẫn có dư thừa lao động.
-Giả thiết dư thừa lao động khu vực nông thôn sẽ không đúng với các
nước đang phát triển ở Châu Á và Mỹ La Tinh (dư thừa lao động mùa
vụ)
-Tiền lương CN không tăng (thực tế vấn tăng do tay nghề của lao động
và đấu tranh của công đoàn)
-Tăng vốn đầu tư trong khu vực CN chưa chắc đã tạo thêm việc làm
mới để thu hút lao động từ khu vực NN nếu như khu vực CN sử dụng
nhiều vốn.
Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển

KHCN là yếu tố
trực tiếp quyết định
đến tăng trưởng

-SP cận biên của LĐ giảm -Tiền công của LĐ NN


dần nhưng luôn dương khi chuyển sang khu vực
- Sự gia tăng LĐ dẫn đến CN tăng
tăng SL song mức tăng giảm -Đường cung lao động
dần NN cho CN có xu thế dốc
-Không có hiện tượng dư lên
thừa lao động
-Cầu về LĐ càng tăng thì
-đường cung LĐ có xu thế
dốc lên mức tiền công càng tăng
Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển

Quan điểm đầu tư: đầu tư đồng thời cho cả hai khu vực

Hạn chế: Các nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế nên việc đầu tư chiều

sâu đồng thời cho cả 2 khu vực là khó khả thi


Mô hình hai khu vực của H.Oshima

• Đầu tư cho nông nghiệp để giải quyết lao động dư thừa


Giai mùa vụ
đoạn 1

• Hướng tới việc làm đầy đủ (Phát triển NN và CN theo


Giai chiều rộng)
đoạn 2

Giai • Việc làm đầy đủ (Phát triển các ngành theo chiều sâu)
đoạn 3
CƠ CẤU VÙNG KINH TẾ

1. Khái niệm
2. Phát huy lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế
3. Liên kết phát triển vùng kinh tế
Khái niệm
Vùng kinh tế: là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế
quốc dân có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển
tổng hợp

Các loại vùng kinh tế


-Vùng kinh tế ngành: Là một vùng ở đó phân bố tập trung một ngành
sản xuất nhất định (Ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp ...).

-Vùng kinh tế tổng hợp: Là một vùng kinh tế đa ngành phát triển một
cách nhịp nhàng, cân đối
Khái niệm
Vùng kinh tế của Việt Nam:
Việt Nam hiện có 6 vùng KT (theo
NĐ 92/2006 CP):
1. Đồng bằng sông Hồng
2. Trung du miền núi phía bắc
3.Bắc trung bộ và duyên hải miền
trung
4. Tây nguyên
5. Đông Nam bộ
6. Đồng bằng sông Cửu Long
Khái niệm
Cơ cấu vùng kinh tế (cơ cấu lãnh thổ): là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ
phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ. Cơ cấu vùng kinh tế được
hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý
Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế: là sự chuyển dịch của các ngành
kinh tế xét theo từng vùng. Về thực chất, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh
tế cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chuyên môn
hoá, nhưng được xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế là phát huy vai trò của các
vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích lũy lớn; đồng
thời, tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế
mạnh của từng vùng, liên kết với các vùng trọng điểm.
Phát huy lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu
vùng kinh tế
Lợi thế so sánh: là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng,
mỗi vùng sẽ được lợi khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những
hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay
tương đối có hiệu quả hơn các vùng khác); ngược lại, mỗi vùng sẽ
được lợi nếu nhập khẩu những hàng hóa mà nếu sản xuất thì chi phí sẽ
tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các vùng khác).
Quan điểm chuyển dịch cơ cấu vùng là nhằm phát huy các lợi thế so
sánh và hạn chế các bất lợi thế so sánh của vùng
Phát huy lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu
vùng kinh tế
Những lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý
thuận lợi thực chất là lợi thế về chi phí sản xuất nhưng chúng không
tồn tại lâu dài.

Các lợi thế so sánh không chỉ là những nguồn lực hữu hình, có thể
lượng hóa được mà còn là những nguồn lực vô hình, khó đo đếm.

Các lợi thế so sánh của Việt Nam là: Nhân lực, tài nguyên thiên nhiên
và vị trí địa lý
Liên kết phát triển vùng kinh tế

Sự cần thiết phải thực hiện liên kết vùng kinh tế


-Liên kết vùng kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế

- Liên kết vùng kinh tế giúp bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực giữa các vùng
-Liên kết vùng kinh tế tạo điều kiện thu hút đầu tư (đặc biệt là đầu tư
nước ngoài) và nâng cao hiệu quả đầu tư

- Liên kết vùng kinh tế giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
Liên kết phát triển vùng kinh tế
Các hình thức liên kết vùng kinh tế
-Các hình thức liên kết tự nhiên của quá trình phát triển (Liên kết giữa
vùng trung tâm và vùng ngoại vi; liên kết giữa đô thị và nông thôn).

-Liên kết theo quan hệ phân cấp chính quyền giữa Trung ương và địa
phương (liên kết dọc)

- Liên kết giữa các vùng (các địa phương) với nhau (liên kết ngang)
CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ

1. Khái niệm

2. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam

3.Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt

Nam
Khái niệm

Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận

hợp thành là một thành phần kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng giá trị

sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế tạo ra trong

GDP.
Các thành phần kinh tế ở Việt Nam

Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) xác định: Nền kinh
tế Việt Nam tồn tại bốn thành phần kinh tế là:

Thành phần kinh tế nhà nước;

Thành phần kinh tế tập thể;


Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư
nhân)

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.


Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế
ĐVT: %
Năm 2005 2008 2010 2011 2012 2013

TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00


Kinh tế Nhà nước 37.62 35.07 33.46 32.68 32.57 32.20
Kinh tế ngoài Nhà nước 47.22 47.50 48.85 49.27 49.34 48.25
Kinh tế tập thể 6.65 5.91 5.32 5.16 5.00 5.05
Kinh tế tư nhân 8.51 10.23 10.76 10.91 11.13 10.93
Kinh tế cá thể 32.06 31.36 32.77 33.2 33.21 32.27
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 15.16 17.43 17.69 18.05 18.09 19.55
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần ở Việt Nam
Phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản
xuất ở nước ta hiện nay

Thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống
kinh tế - xã hội.
Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của
các thành phần kinh tế trong nước

Giúp khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Thành tựu Hạn chế

• Cơ cấu kinh tế đang • Tốc độ chuyển dịch cơ cấu


chuyển dịch theo hướng ngành kinh tế còn chậm và
công nghiệp hoá, hiện đại chất lượng chưa cao
hoá • Cơ cấu vùng kinh tế vẫn
• Cơ cấu nền kinh tế đã còn nhiều bất cập
chuyển dịch tích cực theo • Cơ cấu thành phần kinh tế
hướng mở cửa, hội còn nhiều bất hợp lý
nhập vào kinh tế toàn cầu
Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển

Xác định và tập trung phát triển các ngành trọng điểm, các
ngành cần ưu tiên phát triển theo vùng lãnh thổ và trên phạm
vi cả nước.

Tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường cho chuyển
dịch CCKT

Đổi mới cơ cấu và chính sách đầu tư

Đổi mới tư duy và cách tiếp cận quá trình xây dựng và chuyển
dịch CCKT theo hướng “chuỗi giá trị”

You might also like