You are on page 1of 6

1.

Vì sao trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam lại ưu tiên
phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động? Để đảm bảo những ngành sử
dụng nhiều lao động phát triển bền vững cần quan tâm giải quyết những vấn
đề gì?
- Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối
tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát triển các ngành làm
thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian
để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội.

2. Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì sao nói tăng
trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để phát triển
kinh tế?
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền
kinh tế trong một thời kì nhất định ( thường là năm) so với kỳ gốc.
- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền
kinh tế, bao gồm sự thay đổi về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về
kinh tế và xã hội của môi quốc gia.

- *Mối quan hệ:


- TTKT là nội dung cơ bản nhất, là điều kiện cần để PTKT, không có TTKT
thì không có PTKT. Vì:
- Khi quốc gia có TTKT sẽ giúp gia tăng nguồn lực tài chính cho nhà nước,
giúp nhà nước có nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển, cụ thể:
+ Nhà nước có nguồn lực để đầu tư phát triển y tế, giáo dục thông qua việc
xây dựng trường học, bệnh viện;
+ Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao trình độ
dân trí, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống dân cư, giúp quốc gia đạt
được tiến bộ về xã hội.
+ Nhà nước có nguồn lực để phát triển hạ tầng cho nền kinh tế thông qua
xây dựng hệ thống giao thông, viễn thông, thủy lợi => giúp tăng năng lực
sản xuất của nền kinh tế, hỗ trợ các ngành trong nền kinh tế hoạt động hiệu
quả hơn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh các ngành, các vùng
kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và
hợp lý.
+ Nhà nước có nguồn lực để thực hiện các công trình an sinh xã hội, công
trình xóa đói giảm nghèo,công bằng xã hội và tiếp cận các dịch vụ cơ bản
của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
+ Nhà nước cũng có điều kiện để thực hiện các mục tiêu khác như: cung ứng
dịch vụ nước sạch, cải thiện chất lượng môi trường => chất lượng cuộc
sống dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao => quốc gia đạt được sự
tiến bộ về xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Khi quốc gia có TTKT cao trong dài hạn là cơ cở gia tăng năng lực nội sinh
của nền kinh tế giúp thu hút các năng lực trong nền kinh tế hoạt động có hiệu
quả. Do đó, người lao động có thể làm việc nâng cao thu nhập, cải thiện chất
lượng dân cư => thúc đẩy phát triển kinh tế.
� PTKT bao hàm cả sự phát triển về lượng và chất của nền kinh tế => tạo
nên mội trường thuận lợi, ổn định, đoàn kết để thu hút đầu tư, đạt tăng
trưởng kinh tế trong lâu dài, ổn định.
- ∀ TTKT không phải là điều kiện đủ để có PTKT:
� TTKT chỉ phản ánh sự gia tăng về lượng của nền kinh tế, chưa phản ánh
được sự gia tăng đó có tạo ra sự biến đổi về mặt chất của nền kinh tế hay
không. Nếu quốc gia có TTKT nhưng kết quả từ tăng trưởng không giúp
quốc gia đạt được sự tiến bộ về xã hội thì quốc gia đó không có PTKT,
để có PTKT phải có đầy đủ cả 3 nội dung.

3. Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam hiện nay? Chính
sách sử dụng lao động tác động đến nâng cao chất lượng lao động như thế
nào?
- Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có
tham gia lao động và những người không có việc làm, đang tích cực tìm kiếm
việc làm.
- Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động:
Đối với từng cá nhân cụ thể phụ thuộc vào thể lực, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, ý thức cần:
+ Đổi mới toàn diện công tác giáo dục - đào tạo: giáo dục và các môn học
hướng nghiệp, đào tạo đội ngũ giáo viên, cơ cấu và công tác đào tạo cần
phải có chiến lược phù hợp và chất lượng đào tạo tốt.
+ Cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để nâng cao thể chất, chăm sóc sức
khoẻ người lao động cũng như giáo dục ý thức, thái độ, tác phong cho
người lao động phù hợp với xu thế chuyển đổi nền kinh tế từ một nước
nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp phát triển cũng như quan
tâm thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm tốc độ tăng dân số và nâng
cao chất lượng dân số.
- Chính sách sử dụng lao động là vấn đề rộng lớn, phức tạp có liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau và có tác động rất lớn đến nâng cao chất lượng lao
động.
+ Trong đổi mới chính sách sử dụng lao động thì chính sách tuyển dụng có
vị trí đặc biệt quan trọng. Đổi mới chính sách tuyển dụng lao động cần
thực hiện đồng bộ cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
+ Chính sách đãi ngộ đối với người lao động, , như đổi mới chính sách tiền
lương, tiền thưởng theo hướng gắn với hiệu quả hoạt động của từng
người lao động, tôn trọng những người lao động giỏi, trọng dụng nhân
tài.
+ Việc đổi mới chính sách sử dụng lao động cần gắn liền với hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng lao động và xây dựng đồng bộ môi trường làm việc văn
minh, tạo cho người lao động có cơ hội thăng tiến và cống hiến bình
đẳng.
+ Chính sách sử dụng lao động có tác động trực tiếp và toàn diện đến nâng
cao chất lượng nguồn lao động của nền kinh tế nói chung và từng đơn vị
sử dụng lao động nói riêng.

4. Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội? Vì sao
nói tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để thực
hiện công bằng xã hội?
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền
kinh tế trong một thời kì nhất định ( thường là năm) so với kỳ gốc.
- CBXH là Phương thức đúng đắn nhất để thỏa mãn 1 cách hợp lý những nhu
cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân trong xã hội, xuất
phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.
- *TTKT tác động đến CBXH:
- Tích cực: TTKT cao là điều kiện, cơ sở để thực hiện CBXH, hay TTKT là
điều kiện cần để thực hiện CBXH vì:
+ Khi quốc gia có TTKT cao sản lượng hàng hóa gia tăng tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều việc làm => giảm tỷ
lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói => vấn đề CBXH được thực hiện tốt hơn
+ Khi quốc gia có TTKT cao và ổn định sẽ tạo cơ hội gia tăng nguồn thu cho
NSNN từ đó Nhà nước có nguồn lực để thực hiện tốt vấn đề CBXH cụ thể:
- • Thông qua hoạt động đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã
hội; Nhà nước đã tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ
cơ bản: giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch…bên cạnh đó người nghèo có thể
tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập

+ Khi quốc gia có TTKT Nhà nước có điều kiện để phát triển mọi mặt của
đời sống kinh tế, xã hộ như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao…vì vậy nâng
cao chất lượng cuộc sống con người và vấn đề CBXH được thực hiện tốt.-
Tiêu cực: nếu Nhà nước quá nhấn mạnh, quá chú trọng đến TTKT thì bất
bình đẳng sẽ ngàu càng gia tăng, có thể gây ra bất ổn về mặt xã hội
*CBXH tác động TTKT:
-Tích cực:
+ CBXH được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân đêu có cơ hội
công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã họi, từ đó nâng cao trình độ dân trí,
nâng cao chất lượng cuộc sống con người, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo
đói, tạo môi trường thuận lợi, ổn định, đoàn kết để thu hút đầu tư để thúc đẩy
TTKT
+ Khi quốc gia thực hiện tốt CBXH sẽ giúp phát huy tiềm năng của các cá
nhân và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ đó thúc đẩy TTKT
-Tiêu cực:Khi vấn đề CBXH không được đảm bảo, bất bình đẳng gia tăng có
thể kìm hãm TTKT của quốc gia cụ thể:
+ Đe dọa ổn định chính trị, tăng rủi ro trong đầu tư
+ Tăng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói khi các vấn đề này ngày càng
trầm trọng hơn Nhà nước sẽ phải giành nhiều nguồn lực để giải quyết. Từ đó
hạn chế nguồn lực do đầu tư, cản trở TTKT
+ Làm giảm chất lượng nguồn nhân lực, TNTN có thể bị khai thác cạn kiệt.
� TTKT là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ thực hiện CBXH bởi
vì:TTKT phản ánh thuần túy sự gia tăng về mặt lượng của nền kinh tế,
chưa phản ánh được quốc gia đó có gắn TTKT với CBXh hay không, các
quốc gia có thể đạt được TTKT bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong
đó, có những cách thức gắn TTKT với CBXH

5. Thế nào là khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm phát
triển bền vững? Để đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo
quan điểm phát triển bền vững, Nhà nước cần quan tâm vấn đề gì?
- Khai thác và sử dụng TNTN theo quan điểm PTBV là việc khai thác và sử
dụng TNTN phục vụ cho nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm tổn
thương đến thế hệ mai sau.
- Để đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo quan điểm phát
triển bền vững, Nhà nước cần quan tâm vấn đề:
+ Tiếp tục đầu tư cho công tác điều tra, thăm dò, đánh giá tài nguyên.
+ Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên.
+ Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường.
+ Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung các bộ luật có liên quan đến tài nguyên và
môi trường.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát.

6. Phát triển bền vững về kinh tế là gì?


- Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là phát triển bền vững về kinh tế, phát
triển bền vững về xã hội, phát triển bền vững về môi trường.
- Phát triển bền vững về kinh tế thể hiện ở các mặt sau:
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đảm bảo TTKT cao trong ổn
định và dài hạn.
+ Tăng NSLĐ.
+ Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
+ Giữ vững độc lập, tự chủ nền kinh tế.

7. Phát triển bền vững về xã hội là gì?


- Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là phát triển bền vững về kinh tế, phát
triển bền vững về xã hội, phát triển bền vững về môi trường.
- Phát triển bền vững về xã hội được thể hiện ở các mặt sau:
+ Chống được nghèo đói, thất nghiệp và bất công bằng xã hội.
+ Đảm bảo duy trì các truyền thống văn hóa và tinh hoa dân tộc
+ Cải thiện sâu rộng mọi khía cạnh của các tầng lớp dân cư

8. Phát triển bền vững về môi trường là gì?


- Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là phát triển bền vững về kinh tế, phát
triển bền vững về xã hội, phát triển bền vững về môi trường.
- Phát triển bền vững về môi trường được thể hiện ở các mặt sau:
+ Đảm bảo cân bằng các hệ sinh thái;
+ Xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện chất lượng
môi trường;
+ Phòng chống cháy và chặt phá rừng;
+ Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
� Giải thích tính chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa 3 nội dung của PTBV:
� + Tính chặt chẽ: để có PTBV đồng thời phải thực hiện 3 mặt PTBV về kinh
tế, xã hội, môi trường; hơn nữa 3 nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động qua lại, hỗ trợ .
� + Tính hợp lý, hài hòa: không phải nội dung nào cũng được coi trọng như
nhau, tùy vào từng giai đoạn phát triển, tùy từng trình độ phát triển của mỗi
quốc gia mà có thể lựa chọn mục tiêu nào ưu tiên hơn cho phù hợp nhưng
không thể thiếu các nội dung còn lại

You might also like