You are on page 1of 3

Liên hệ hiện tại

Trong những kỳ đại hội sau này, những quan điểm được trình bày trong đại hội 8 đã được bổ
sung và phát triển, điều chỉnh cho phù hợp vs hoàn cảnh đất nước cũng như sự tác động của hoàn
cảnh khách quan, nhưng có hai quan điểm vẫn được Đảng kế thừa và duy trì cho đến kỳ đại hội
gần đây.
Quan điểm 1: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững”.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đặc biệt tới gần đây
nhất là văn kiện Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã xác đinh giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục và đào tạo được coi
là con đường cơ bản để phát triển nguồn lực con người, tăng cường năng lực nội sinh để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.
Mặt khác, để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cùng với việc phát triển giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta rất quan tâm đến các vấn đề y tế,
chăm sóc sức khỏe, vấn đề dân số và nâng cao chất lượng dân số.... những năm qua đã đem lại
những kết quả thiết thực, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tầm vóc và thể lực của người Việt Nam so với các nước trong khu
vực vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người lao
động vẫn là vấn đề cấp thiết, vừa cơ bản, vừa lâu dài với hướng ưu tiên và quan tâm hàng đầu là
chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện người lao động, là sự
chuẩn bị cần thiết nguồn lực con người cho những bước phát triển tiếp theo. Ngoài ra, cần chú ý
các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn lực khác nhau, đầu tư cho công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, trong đó đầu tư của Nhà nước phải giữ vai trò chính....
Bên cạnh chính sách về y tế, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách dân số vì đây cũng đang là
vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Hiện tỷ lệ tăng dân số ở
Việt Nam còn khá cao, có thể dẫn đến làm triệt tiêu những thành quả đạt được trong phát triển
kinh tế - xã hội, làm gay gắt thêm những vấn đề xã hội và là vật cản đối với việc cải thiện chất
lượng dân số. Kinh nghiệm cho thấy, những người có mức sống khá và trình độ học vấn cao
trong xã hội thường không có nhu cầu sinh nhiều con mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng
sống. Vì vậy, trong chính sách dân số cần chú ý kết hợp việc hạn chế số dân với việc cải thiện,
nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, cần chú trọng đưa nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường
vào chương trình giáo dục quốc dân. Cùng với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng có
ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của con người về thể lực, chiều cao, trí tuệ, tâm sinh lý...
Do đó, cần quan tâm xây dựng một cơ chế mới bảo đảm thực hiện giải phóng người lao động về
mọi mặt để phát huy tối đa sức mạnh của trí tuệ, tài năng, phẩm giá con người. Cũng cần nhận
thức rõ rằng, sức khỏe của con người không chỉ là thể lực mà còn là sức khỏe tinh thần, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng
được một chiến lược tổng thể đảm bảo sự trong sạch của các loại môi trường để con người phát
triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó cho thấy, để phát triển nguồn lực con người,
toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành cần đặc biệt coi trọng các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của con người.

Bên cạnh đó, quan điểm “Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp CN
truyền thống và CN hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định” của
đại hội 8 cũng vẫn được kế thừa, phát triển.
Thực tiễn cho thấy, khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm KH&CN đóng góp
trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của KH&CN có tác động mang tính quyết định đối với tăng
trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng.
Cụ thể, KH&CN tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.
KH&CN phát triển với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công
nghệ nano, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông… đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực đầu vào. KH&CN làm tăng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, theo đó làm tăng thu
nhập và dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng dân cư và tăng đầu tư cho cả nền kinh tế.
KH&CN phát triển làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. Do vậy, trong thời đại ngày nay, phần
đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước từ KH&CN rất cao.
Sau gần 35 năm đổi mới, KH&CN nước ta đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu
trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. KH&CN gắn bó với sản xuất và đời sống,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của tất cả các ngành, lĩnh vực.
KH&CN đã thể hiện rõ vai trò là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Giai
đoạn 2015 - 2020, năng suất lao động được nâng lên thể hiện qua chỉ số năng suất các yếu tố
tổng hợp TFP (tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 44,46% giai đoạn 2016 - 2019), tỉ trọng
giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm
2020.
3 khu công nghệ cao quốc gia là Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thu hút hàng trăm dự
án đầu tư với số vốn hàng chục tỷ USD. Nguồn lực tài chính từ xã hội và doanh nghiệp cho
KH&CN tăng, thể hiện qua tỉ trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp là 52/48 so với tỉ lệ
70/30 của hơn 5 năm trước.
Vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo ngày càng trở
nên quan trọng. Thị trường công nghệ được thúc đẩy phát triển, cả nước có 15 sàn giao dịch
công nghệ, 50 vườn ươm công nghệ, 186 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và mạng lưới các
trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN trên toàn quốc.
Những đóng góp của KH&CN còn thể hiện qua chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục
tăng. Năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng 2 bậc, năm 2019 tăng tiếp 3 bậc, xếp thứ 42 trên
129 quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và
đứng thứ 3 ASEAN.
Bên cạnh đó, cơ chế quản lý KH&CN từng bước đổi mới phù hợp với thực tiễn. Trình độ nhận
thức và ứng dụng KH&CN của toàn xã hội ngày càng được nâng cao.
Chính vì vậy, Đảng và nhà nước cần phải tập trung đầu tư và có những chính sách để kích thích,
phát triển mạnh Khoa học – Công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay.

You might also like