You are on page 1of 13

CÂU 1: THẾ NÀO LÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THEO CHIỀU

RỘNG ? NGUY CƠ CÓ THỂ XẢY RA NẾU KÉO DÀI MÔ HÌNH TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ THEO CHIỀU RỘNG?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả hoạt động đầu ra của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm ) so với kì gốc (năm gốc)

-Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế gồm có các nhân tố kinh tế và các
nhân tố phi kinh tế

+ Các nhân tố kinh tế bao gồm các nhân tố thuộc tổng cầu và các nhân tố thuộc
tổng cung

+Các nhân tố phi kinh tế như : thể chế chính trị- kinh tế- xã hội ,cơ cấu dân tộc,
tôn giáo ,đặc điểm văn hóa- xã hội

-Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa
vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất để gia tăng sản lượng của nền
kinh tế nhưng không chú trọng đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ về cơ
bản vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu năng suất thấp, năng lực canh năng lực cạnh
tranh yếu, cơ chế chính sách và các thể chế kinh tế chậm đổi mới

Với phương thức tăng trưởng này buộc nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
phải gia tăng khai thác tài nguyên và xuất khẩu dưới dạng thô, sử dụng nhiều lao
động và các đầu tư nhiều vốn

-Nguy cơ có thể xảy ra nếu kéo dài mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều
rộng

Do khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong thời gian dài nên có thể làm
lãng phí các nguồn lực nhất là nguy cơ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên làm
mất cân bằng sinh thái ,ô nhiễm môi trường ,thiên tai biến đổi khí hậu. Khi tài
nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt, quốc gia phải tốn nhiều chi phí hơn để mua
tài nguyên từ các quốc gia khác phục vụ cho sản xuất trong nước, có thể kìm
hãm tăng trưởng kinh tế.

Do trình độ khoa học và công nghệ và nguồn lao động có chất lượng thấp dẫn
đến năng lực cạnh tranh của quốc gia thấp. Khi năng lực cạnh tranh quốc gia,
năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm thấp và kéo dài sẽ
dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp có xu hướng thu
hẹp quy mô sản xuất, sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế giảm, hạn
chế tăng trưởng .Từ đó, làm giảm chất lượng cuộc sống dẫn cư, tệ nạn xã hội gia
tăng , nhất là việc khai thác trái phép, tràn lan, bừa bãi tài nguyên thiên nhiên.
CÂU 2: PHÂN TÍCH MQH GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ PTKT . VÌ SAO
NÓI TTKT CHỈ LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN CHỨ CHƯA PHẢI LÀ ĐIỀU
KIỆN ĐỦ ĐỂ PTKT?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả hoạt động đầu ra của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm ) so với kì gốc (năm gốc)

-Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế gồm có các nhân tố kinh tế và các
nhân tố phi kinh tế

+Các nhân tố kinh tế bao gồm các nhân tố thuộc tổng cầu và các nhân tố thuộc
tổng cung

+Các nhân tố phi kinh tế như : thể chế chính trị- kinh tế- xã hội ,cơ cấu dân tộc,
tôn giáo ,đặc điểm văn hóa- xã hội

- PTKT là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao
gồm sự thay đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã
hội của mỗi quốc gia

- ND PTKT:

+ TTKT trong ổn định và dài hạn

+Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ

+ là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng lực
khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực đất nước

+ Sự tiến bộ về mặt XH

- Mqh giữa TTKT và PTKT:

+ Tác động của tăng trưởng đến PTKT:

TTKT là nội dung cơ bản nhất, là điều kiện cần để có PTKT. Không có TTKT
thì quốc gia sẽ không thể có PTKT . Tiến bộ kinh tế là cơ sở, là điều kiện để đạt
được những tiến bộ về xã hội.

TTKT phản ánh sự gia tăng về lượng của nền kinh tế . Thông qua đó, nhà nước
có nguồn NSNN dồi dào, tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ giúp nhà nước để thực
hiện các mục tiêu PTKT.

Cụ thể:
Nhà nước có nguồn lực để nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế, nâng cao
trình độ khoa học công nghệ và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động. Từ
đó, thu hút các nguồn lực vào hoạt động kinh tế, tạo việc làm, là giảm tỉ lệ thất
nghiệp, thu nhập tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người

Nhà nước có nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng như đường xá, giao thông,
hệ thống viễn thông,… từ đó thúc đẩy các nghành khác phát triển, CCKT
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thúc đẩy PTKT

Nhà nước có nguồn lực để đầu tư giáo dục, y tế… thông qua xây dựng trường
học, bệnh viện, nâng cao các chương trình chăm sóc sức khỏe… góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống con người
Nhà nước có nguồn lực thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ
cho người nghèo có mức sống tối thiểu , thực hiện tốt vấn đề CBXH, từ đó giảm
tỉ lệ nghèo đói, giúp người nghèo hòa nhập tốt hơn với nền kinh tế.

+ Tác động của PTKT đến TTKT


Khi quốc gia có PTKT thì cơ cấu kinh tế- xã hội sẽ thay đổi theo hướng tiến
bộ, các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại hóa, các khu
đô thị ngày càng phát triển từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Khi quốc gia có PTKT thì năng lực nội sinh của nền kinh tế được nâng cao,
khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực ngày
càng được cải thiện, từ đó tạo động lực thúc đẩy TTKT
Khi quốc gia có PTKT sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận
dân cư, từ đó phát huy được năng lực của cá nhân, khơi dậy được động lực cho
TTKT, giúp quốc gia có TTKT cao, trong ổn định và dài hạn

- TTKT chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để PTKT vì:
TTKT chỉ phản ánh sự gia tăng về mặt lượng mà chưa phản ánh sự biến đổi về
mặt chất của nền kinh tế
TTKT có thể được thực hiện bởi những phương thức khác nhau và dẫn đến
những kết quả khác nhau . Nếu phương thức TTKT không gắn với sự thúc đẩy
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng mà thậm chí
lại làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế thì TTKT như vậy không tạo
ra PTKT
Nếu phương thức TTKT chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, vùng
này mà không đem lại hoặc đem lại lợi ích không đáng kể cho nhóm dân cư
khác, vùng khác thì TTKT như vậy sẽ khoét sâu bất bình đẳng xã hội . Những
phương thức TTKT như vậy cũng chỉ đem lại kết quả ngắn hạn, không thúc đẩy
được PTKT
Tăng trưởng có dẫn đến phát triên hay không còn phụ thuộc rất lớn ở chủ
trương chính sách của nhà nước trong sử dụng kết quả tăng trưởng , như trong
chính sách phân phối thu nhập , có hướng đầu tư cho phát triển hay không, hoặc
có đầu tư cho các nội dung của phát triển hay không
CÂU 3: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀ GÌ? ĐỂ NỀN KT PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG THÌ NHÀ NƯỚC CẦN GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

- Pt Bền vững là quá trình pt có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba
mặt của sự pt, đó là pt kte, pt xh và bảo vệ mtruong.

- Pt bền vững về kte thể hiện ở các mặt sau:

+ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng trưởng kte cao, trong
ổn định và dài hạn.

+ cơ cấu kte thay đổi theo hướng tiến bộ, hợp lí.

+ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền
kte nói chung.

- Ptrien bền vững về XH thể hiện ở các mặt sau:

+ giảm tỉ lệ thất nghiệp.

+ giảm tỉ lệ nghèo đói.

+ thực hiện tốt vde công bằng XH.

+ đăm bảo cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, duy trì và phát triển
các gtri truyền thống, văn hóa và tinh hoa dân tộc .

+ đảm bảo cho mn có cơ hội lựa chọn, có nặng lực lựa chọn tham gia vào quá
trình ptrien và cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển.

- Pt bền vững về mtr thể hiện ở các mặt sau:

+ đảm bảo cân bằng các hệ sinh thái.

+ xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường.

+ phòng chống chữa cháy và chặt phá rừng.

+ thai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Ở Việt nam, quan điểm phát triển bền vững càng ngày càng được Đảng và Nhà
nước coi trọng. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã khẳng đinh: “Phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường”; “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện
môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” (trích chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).
Định hướng chiến lược đã nhấn mạnh những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường cần ưu tiên nhằm
phát triển bền vững

CÂU 4: VÌ SAO TRONG ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH


TẾ Ở VN LẠI ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SỬ DỤNG NHIỀU
LAO ĐỘNG ? ĐỂ CÁC NGHÀNH ĐÓ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẦN
QUAN TÂM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

- Cơ cấu kte là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và môi tương
quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái
này snag trạng thái khác sao cho phù hợp với môi trường và dkien ptrien của
nền kinh tế.

- Các ngành kte trọng điểm mũi nhọn cần ưu tiên phát triển ở Việt Nam hiện
nay cần đảm bảo các yêu cẩu:

+ là những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mà sự phát
triển của ngành có khả năng chi phối đến sự phát triển của các ngành khác

+ là những ngành có vị trí quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng và nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH- HĐH và hội nhập kinh
tế quốc tế.

+ là những ngành có hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỉ trọng đáng kể trong GDP của
nền ktế.

+ là những ngành khai thác lợi thế về các nguồn lực, và khả năng chuyển từ lợi
thế tĩnh sang lợi thế động gắn với nân.g cao năng lực nội sinh của nền kte.

- Các ngành kte sử dụng nhiều lao động đang ưu tiên phát triển ở VN hiện
nay: Dệt may, da giày, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông, lâm,
thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển dịch vụ, gia công, lắp ráp linh kiện
điện tử…

- Giải thích vì sao lại ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động:

+ VN có lực lượng lao động đông và đang trong thời kỳ dân số vàng. Vì vậy,
giải quyết việc làm đang trở thành vấn đề bức xúc. Ưu tiên phát triển các ngành
sử dụng nhiều lao động sẽ có ý nghĩa quan trọng cả về KTvà XH.

+ Các ngành sử dụng nhiều lao động những ngành có khả năng phát triển rộng
khắp trên mọi miền đất nước với nhiều loại hình quy mô khác nhau nên tận dụng
tối đa các nguồn lực có sẵn về tài nguyên, vốn, lao động. Những nguồn lực đó ở
Việt Nam khá phong phú, các ngành sử dụng nhiều lao động có nhiều điều kiện
thuận lợi để pt.

+ đó là những ngành đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh,
rủi ro thấp so với các ngành công nghệ cao, phù hợp với trình độ lao động và
trình độ công nghệ của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

+ sản phẩm của các ngành sử dụng nhiều lao động đáp ứng nhu cầu đa dạng,
trong đó nhiều loại sản phẩn là nhu cầu thiết yếu cho người dân trong nước và
các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như hàng dệt may, da giày, chế biến nông
lâm thủy sản..

- Đánh giá khái quát thực trạng phát triển của các nghành sd nhiều lao động
ở VN hiện nay

+ Thành công: Phát triển các ngành sd nhiều lao động đã tạo việc làm cho người
lao động, huy động các nguồn lực có hiểu quả và quá trình phát triển kinh tế, đất
nước, cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng
thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư

+ Hạn chế

Chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển từng nghành phù hợp với tiềm năng
và lợi thế của đất nước cũng như từng vùng địa phương nên dẫn đến tình trạng
phát triển tự phát, không quan tâm đến nhu cầu thị trường

Chưa thật sự quan tâm đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ nên nhiều
nghành vẫn sd công nghệ truyền thông, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản
phẩm thấp

Chưa quan tâm đến công đào tạo và đào tạo lại lao động nên nhiều nghành lao
động qua đào tạo chiếm tỉ trọng thấp, chủ yếu là tự đào tạo

Chưa quan tâm đến đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản
phẩm cả thị trường trong nước và thế giới

Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với những nghành sử dụng nhiều lao động
chưa được xây dựng đồng bộ, thực chi còn nhiều khó khăn như chính sách cho
vay vốn, hỗ trợ đào tạo nhân lực, đổi mới và chuyển giao công nghệ, tìm kiếm
và mở rộng thị trường, nhất là thị trường ngoài nước

-Giải pháp đảm bảo cho các nghành sd nhiều lao động PTBV:

+ Tạo điều kiện cho những doanh nghiệp cho nghành này phát triển ưu đãi hoặc
miễn thuế, ưu đãi lãi suất cho vay, có chính sách hỗ trợ về đất đai để đảm bảo
tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác
của Nhà nước

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại. Để phát triển những
nghành sd nhiều lao động cần phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
kém, do đó VN cần đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy hoạt động xúc
tiến thương mại để tìm kiếm và kí kết nhiều hợp đồng , đưa sản phẩm hàng hóa
VN đến với thị trường của các quốc gia trên thế giới . Bên cạnh đó, VN cũng
cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, rà soát các chính sách để có
điều chỉnh, sửa đổi , bổ sung cho phù hợp

+ Hỗ trợ phát triển đô thị địa bàn có khu công nghiệp thông qua chính sách an
sinh XH dành cho người lao động làm việc ở khu công nghiệp, y tế, giáo dục,
nhà ở xã hội. Thực tế ở VN hiện nay cho thấy, số lượng nhà ở dành cho công
nhân khu công nghiệp vẫn còn rất ít so với nhu cầu. Đồng thời, các điều kiện về
giáo dục, y tế cho người công nhân cũng như con cái của học cũng chưa được
đảm bảo. Do đó, họ khó có thể yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Vì vậy, nhà nước cần có sự thống nhất các quy định pháp luật về quy hoạch bố
trí quỹ đất dự án xây dựng ở trường học, bệnh viện cho công nhân khu công
nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho công nhân vay vốn với lãi suất thấp để họ có điều
kiện mua nhà ở , ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc.

CÂU 5 : THẾ NÀO LÀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN


THIÊN NHIÊN THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ? ĐỂ
ĐẢM BẢO KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN
VIỆT NAM HIỆN NAY CẦN QUAN TAM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN
ĐỀ GÌ

Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những yếu tố tự nhiên mà con người có thể
khai thác và sử dụng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình

- Phân loại :

· Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên ,nguồn đất đai,nguồn nước,năng lượng ,khoáng
sản,,nguồn tài nguyên biển, khí hậu

· Căn cứ vào khả năng tái sinh , tài nguyên thiên nhiên ,hữu hạn và tài nguyên
thiên nhiên vô hạn . Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn gồm tài nguyên có thể tái
sinh và tài nguyên không thể tái sinh.

· Tài nguyên hữu hạn có thể tái sinh ,tài nguyên rừng các động vật trên cạn ,dưới
nước

· Tài nguyên hữu hạn không thể tái sinh ,các khoáng sản kim loại ,phi kim...
· Tài nguyên vô hạn :tài nguyên nước ,không khí ,gió ,mặt trời.

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý ,hài
hoà giữa 3 mặt của sự phát triển đó là phát triển bền vững về kinh tế, phát triển
bền vững về xã hội ,phát triển bền vững về môi trường .

Khai thác và sử dụng TNTN theo quan điểm PTBV là gì ?

· Là khai thác và sử dụng TNTN nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không
làm tổn hại đến thế hệ tương lai

· Là khai thác và sử dụng TNTN phải trên cơ sở chiến lược và quy hoạch một
cách có cơ sở khoa học phù hợp từng loại tài nguyên ở từng vùng miền khác
nhau của đất nước ,tránh được tình trạng khai thác và sử dụng bừa bãi dẫn đến
tàn phá tài nguyên như thời guan qua.

· Khai thác và sử dụng TNTN phải trên cơ sở đầu tư và hiện đại hoá công nghệ
khai thác và chế biến tài nguyên để tránh tình trạng xuất khẩu tài nguyên thô,gây
lãng phí và chóng bị cạn kiệt.

· Khai thác và sử dụng TNTN phải đi đôi với việc tăng cường công tác bảo vệ
TNTN và đầu tư tái tạo những nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh ,như tài
nguyên rừng,tài nguyên thuỷ hải sản.

· Khai thác và sử dụng TNTN phỉa đi đôi với tăng đầu tư nghiên cứu và sản xuất
ra các nguồn nguyên liệu và năng lượng mới thay thế những nguồn tài nguyên
có nguy cơ cạn kiệt.

Đánh giá khái quát về thực trạng khai thác và sử dụng TNTN ở Việt Nam
hiện nay

· Tình trạng khai thác và sử dụng TNTN thời gian qua ở VN chưa theo quan
điểm phát triển bền vững.

· Việc khai thác tài nguyên còn bừa bãi ,nhiều vùng còn có sự chồng chéo trong
khai thác tài nguyên,quản lý tài nguyên thiếu chặt chẽ dẫn đến tài nguyên bị khai
thác và sử dụng tràn lan,thiếu hiệu quả ,gây thất thoát.

· Khai thác và sử dụng chưa trên cơ sở chiến lược và quy hoạch, công nghệ khai
thác còn lạc hậu dẫn đến tình trạng xuất khẩu tài nguyên thô kéo dài ,chưa thật
sự quan tâm và đầu tư đồng bộ cho công tác bảo vệ tài nguyên và tái tạo các
nguyên tài nguyên có khả năng tái sinh,nhất là công tác trồng rừng.

· Việc nghiên cứu và sản xuất các nguồn năng lượng và nguyên liệu mới để thay
thế các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt hiệu quả còn thấp.
· Còn nhiều tiềm năng hiện nay chưa được quan tâm khai thác như cảnh quan
thiên nhiên ,năng kượng gió,năng lượng mặt trời.

Trong điều kiện VN hiện nay cần làm gì để đảm bảo khai thác và sử dụng
TNTN theo hướng bền vững ?

· Tiếp tục đầu tư cho công tác điều tra ,thăm dò ,đánh giá tài nguyên.Để có đủ
năng lực điều tra ,thăm dò,đánh giá tài nguyên cần quan tâm đầu tư phát triển
các nghành khoa học về tài nguyên ,môi trường,đầu tư trong thiết bị hiện đại có
đủ khả năng điều tra ,thăm dò ,và đsnh giá chính xác trữ lượng các loại tài
nguyên.

· Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên

- Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên phải căn cứ vào nguồn tài liệu điều
tra,thăm dò,và đánh giá tài nguyên ,căn cứ vào khả năng điều tra và nhu cầu thị
trường.

-Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên phải gắn với đầu tư xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng và hệ thống công nghiệp chế biến .

· Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường

- Tiếp tục hoàn thành,bổ sung các bộ luật có lien quan đến tài nguyên và môi
trường ,như luật đất đai, luật tài nguyên, luật môi trường,hoặc doanh nghiệp...

- Ban hành các văn bản quy phạm pháơ luật về quản lý khai thác ,sử dụng tài
nguyên.Để tăng cường vai trò quản lý nhà nước về TNMT ,việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung vào một số vấn đề sau

+ Quản lý việc điều tra khảo sát và đánh giá tài nguyên ,lập bản đồ tài
nguyên ,bản đồ hiện trạng khai thác ,sử dụng TN

+ Quản lý việc giao tài nguyên,cho thuê tài nguyên

+ Quản lý tài chính về tài nguyên

+ Quản lý và phát triển thị trường một số tài nguyên thiên nhiên,như thị trường
năng lượng,thị trường đất đai.

+ Thanh tra ,giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vào xử lý vi phạm pháp luật
về TNMT

+ Cần tăng cường đầu tư nghiên cứu để tạo ra nguồn nguyên liệu mới,vật liệu
mới,sử dụng năng lượng vô tận.
CÂU 6 :CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG LÀ GÌ ? TRONG ĐIỀU
KIỆN VN HIỆN NAY ,ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO
ĐỘNG CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ ?

Nguồn lao động là mọt bộ phận dân số trong độ tuổi quy định và có khả năng
lao động ,những người ngoài độ tuổi nhưng thực tế có tham gia lao động và
những người không có việc làm

Chất lượng nguồn lao động

· Chất lượng nguồn lao động đánh giá thông qua các yếu tố làm cho lao động có
hiệu quả hơn.Ở từng người lao động cụ thể ,chất lượng lao động được thể hiện
trên các khía cạnh như sức khoẻ ,trình độ học vấn,kiến thức ,trình độ kĩ thuật và
kinh nghiệm tích luỹ được ,ý thức ,thái độ và tác phong của người lao động.

· Ở tổng thể nguồn lao động ,chất lượng lao động không thể xem xét dưới góc
độ cá nhân từng người lao động ,mà còn thể hiện ở cơ cấu của nguồn lao động
xét theo ngành nghề và cơ cấu lao động trong từng ngành cụ thể ,cũng như cơ
cấu xét theo tính chất lành nghề của chất lượng chuyên môn và trình độ tổ chức
của lao động.

Những vấn đề cần quan tâm giải quyết để nâng cao chất lượng nguồn lao
động

· Việt Nam có số lượng lao động đông ,tăng nhanh ,tạo sức ép trong vấn đề giải
quyết việc làm.

· Về chất lượng lao động ,bên cạnh một số ưu điểm như cần cù ,chịu khó,có khả
năng sáng tạo thì nguồn lao động VN vẫn có nhiều hạn chế .Thế lực người lao
động còn hạn chế nên cường độ lao động chưa cao.Trình độ ,chuyên môn kĩ
thuật thấp.Ý thức ,tác phong của người lao động chưa cao.Trình độ tổ chức quản
lý người lao động còn thấp,chưa khuyến khích và bảo đảm cho người lao động
yên tâm làm việc ,bố trí công việc còn nhiều bất cập ,hạn chế khả năng của
người lao động .

· Cơ cấu lao động nước ta mất cân đối theo ngành ,theo vùng và theo cấp bậc
đào tạo .Xét về cơ cấu lao động theo ngành ,lao động chủ yếu tập trung trong
ngành nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp .Xét về cơ cấu lao động
theo vùng ,lao động chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn ,khu trung tâm ,vùng
đồng bằng .Ở nông thôn,miền núi ,vùng sâu,vùng xa ,lao động vừa thiếu về số
lượng ,vừa yếu về chất lượng .Xét về cấp bậc đào tạo ,có sự mất cân đối giữa
đào tạo đại học ,trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề.Hiện nay ,ở VN rất
nhiều đọi ngũ công nhân lành nghề ,đang có hiện tượng ,’thừa thầy,thiếu thợ’ .

Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động
- Giải quyết việc làm tốt hay không phụ thuộc rất lớn ở chất lượng nguồn lao
động .Để nâng cao chất lượng nguồn lao động VN cần quan tâm giải quyết vấn
đề sau

· Đổi mới công tác giáo dục -đào tạo

+ Đối với giáo dục phổ thông cần coi trọng tính thiết thực của giáo dục hướng
nghiệp từ xây dựng chương trình các môn học hướng nghiệp đến đào tạo giảng
viên và cơ sở thực nghiệm.

+ Cần quan tâm đào tạo đội ngũ giáo viên dạy các môn học hướng
nghiệp ,không để tình trạng giáo viên dạy các môn học hướng nghiệp nhưng
không có khả năng thực hành .Cùng với việc đổi mới chương trình và đào tạo
giáo viên cần quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở thực nghiệm phù hợp
yêucaauf giảng dạy các môn học đó

+ Đối với công tác đào tạo cần có chiến lược phù hợp với xu hướng chuyển đổi
nền kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,cơ cấu lao động và xu hướng chuyển
sang nền kinh tế tri thức .Muốn đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao cần
tắng cường đầu tư hiện đại hoá các cơ sở từ đại học ,cao đẳng đến trung học và
các trường dạy nghề ,bao gồm đầu tư đào tạo giáo viên ,xây dựng chương trình
và in ấn tài liệu ,giáo trình và các cơ sở nghiên cứu ,thí nghiệm .

+ Cơ cấu dầo tạo còn mất cân đối về ngành nghề và vùng lãnh thổ và cấp bậc
đào tạo .Vì vậy ,trong chiến lược đào tạo cần ưu tiên đầu tư cho đào tạo các
ngành ,các lĩnh vực đang thiếu và sắp bị hụt hẫng và đội ngũ kế cận

+ Trong đào tạo nguồn lao động cần đón đầu xu hướng chuyển đổi từ nền kinh
tế truyền thống sang nên kinhtess tri thức .

+ Kết hợp các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh theo mô hình
doanh nghiệp -nhà trường.

· Cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để nầg cao thể chất ,chăm sóc sức khoẻ
người lao động cũng như giáo dục ý thức ,thái độ ,tác phong cho người lao động
phù hợp với xu thế chuyển đổi nền kinh tế từ nước nông nghiệp lạc hậu thành
nước công nghiệp phát triển cũng như quan tâm thực hiện có hiệu quả các biện
pháp giảm tốc độ tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số.

CÂU 7: VÌ SAO BẤT CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU
NHẬP Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CÓ XU HƯỚNG GIA
TĂNG ? NHÀ NƯỚC CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ
GÌ ĐỂ GIẢM BẤT CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG THU NHẬP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ?

BÀI LÀM
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam , công bằng xã hội là phương thức đúng đắn
nhất để thỏa mãn một cách hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp xã hội ,các
nhóm xã hội và các cá nhân trong xã hội xuất phát từ khả năng hiện thực của
những điều kiện kinh tế ,xã hội nhất định .

- Nội dung cơ bản của công bằng xã hội là giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa
quyền lợi và nghĩa vụ ,giữa cống hiến và hưởng thụ của mỗi thành viên trong xã
hội trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định .

Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập :

- Các hình thức phân phối thu nhập :

Phân phối thu nhập lần đầu (phân phối thu nhập theo chức năng) là hình thức
phân phối thu nhập theo các yếu tố sản xuất đóng góp khác nhau

Phân phối lại thu nhập là hình thức phân phối thu nhập có liên quan đến sự can
thiệp của Nhà Nước đối với phân phối thu nhập lần đầu .

- Phương pháp đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập :

· Hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất . Sử
dụng hệ số này so sánh với những

năm trước đây cho ta biết xu hướng thay đổi mức độ chênh lệch trong phân phối
thu nhập .

· Đường cong lorenz . khoảng cách thu nhập lớn nhất giữa thu nhập bình quân
dâud người với đường cong lorenz phản ánh mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập . trong khoảng cách đó càng lớn thì mức độ bất bình đảng trong
phấn phối thu nhập giữa các nhóm dân cư càng lớn

· Hệ số GINI . hệ số này các lớn nghĩa là mức độ bất công bằng trong phấn phối
thu nhập càng cao

Nguyên nhân bất công băng xã hội trong phân phối thu nhập ở việt nam gia
tăng

· do khả năng mỗi người là khá nhau nên mức thu nhập của mỗi ng là khác nhau
. trong xã hội mỗi ng có năng lực , tài năng sự nỗ lực , khả năng nắm bắt cơ hội
của mỗi ng là khác nhau

· do nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
· do quá trình phân phối nguồn lực k bình đẳng ( cổ phần ,hóa cấp đất ) hay do
tác động của chính sách kinh tế nhà nước làm cho 1 bộ phân dân cư giàu lên
nhanh tróng và 1 bộ phận nghèo đi

· do sự chênh lệch về trình độ phát triển các vùng , có những vùng do đk tự


nhiên thuận lợi hoặc do chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước nên có cơ sở
hạ tầng hiện đại hơn , thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn , từ đó năng cao
thu nhập của dân cư trong vùng

· do tham nhũng, tiêu cực trong nên kinh tế

· do các biện pháp tái phân phối thu nhập kém phát triển

You might also like