You are on page 1of 11

Câu 1. Phân tích cơ cấu xh- giai cấp ở Việt Nam.

- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang
tính đặc thù của xã hội Việt Nam
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cơ cấu xã hội - giai cấp cũng vận
động, biến đổi theo đúng qui luật: đó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp bị chi
phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế. Từ Đại hội VI (1986), dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Việt Nam chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phát triển kinh tế nhiều
thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế đã dẫn
đến những biến đổi trong cơ cấu xã hội - giai cấp với việc hình thành một cơ cấu xã
hội - giai cấp đa dạng thay thế cho cơ cấu xã hội đơn giản gồm giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức của thời kỳ trước đổi mới. Sự biến đổi phức tạp,
đa dạng của cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam diễn ra trong nội bộ từng giai cấp, tầng
lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp
xã hội, đồng thời xuất hiện những tầng lớp xã hội mới. Chính những biến đổi mới này
cũng là một trong những yếu tố có tác động trở lại làm cho nền kinh tế đất nước phát
triển trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào
sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là
do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất quyết định. Nước ta bước vào thời kỳ quá độ của chủ
nghĩa xã hội với một trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, phát triển không đồng
đều giữa các vùng, các ngành. Điều đó có nghĩa là tồn tại nhiều loại trình độ lực
lượng sản xuất khác nhau, do đó đòi hỏi phải có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế. Người có nhiều TLSX sẽ sản xuất, kinh doanh theo hình thức riêng,
người có học thức và người không có TLSX cũng sẽ tìm cho mình 1 hình thức kiếm
sống phù hợp. Tuy nhiên mọi thứ phải được vận hành theo khuôn khổ pháp luật và
thuần phong mỹ tục và đk kinh tế của đất nước ta.
ví dụ: một số hình thức kinh tế được cho phép kinh doanh ở nước ngoài nhưng VN thì
không: kinh doanh Casino ( người mang quốc tịch VN không được kinh doanh và đi
vào nơi này, kinh doanh vũ khí)
Phương hướng:
– Lấy việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện đời
sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh
tế.

– Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, đảm bảo cho kinh tế nhà
nước đóng được vai trò chủ đạo, làm cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền
tảng của nền kinh tế.

– Thực hiện nhiều hình thức phân phối , lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động là chủ
yếu . Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, không để diễn ra sự
chênh lệch quá đáng mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng
– Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, phát huy mặt tích cực ngăn ngừa và hạn
chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.

-Trong sự biến đổi của cơ cấu XH- GC, vị trí, vai trò của các GC, tầng lớp XH
ngày càng được khẳng định

Lý thuyết:

Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng
thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho phương thức sản xuất tiên
tiến(GCCN khác với nông dân đại diện cho PTSX phong kiến vô cùng lạc hậu, trí thức chưa
bao giờ đại diện cho ptsx nào, doanh nhân (hay là tư sản) ptsx tỏ ra lạc hậu(CMT10 Nga nổ
ra và dành thắng lợi dẫn đến ptsx bị bỏ qua chứng tỏ ptsx đó lạc hậu) ; giữ vị trí tiên phong
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
và là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức.

VD: Hiện nay ,tổng số lao động trong các doanh nghiệp đạt khoảng 16,5 triệu người,
chiếm 30% trong số 54,67 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Trong đó, cơ
cấu lao động tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, với 62% thuộc
doanh nghiệp tư nhân trong nước, 30% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) và chỉ 8% thuộc doanh nghiệp nhà nước%=>biến đổi nhanh về số lượng
và chất lượng. Ngay cả trong nông dân hiện nay cũng là một số người có bằng cấp ,
trình độ đại học , kỹ thuật chuyên môn cao, tiếp xúc kỹ thuật công nghệ cao ðnông dân
cũng là 1 phần trong giai cấp công nhân . Về trình độ chuyên môn, lực lượng lao động
đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37% (trong đó, lao động có trình độ
đại học trở lên chiếm 10,82 %; cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ
cấp chiếm 3,08% (số liệu Tổng cục Thống kê, quý II/ 2019)=>yêu cầu quá trình CNH-
HĐH buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật

Hạn chế:

-Tiền lương, thu nhập của đại bộ phận công nhân, người lao động nhìn chung còn ở mức
thấp, chưa tương xứng với đóng góp đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Những
năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ nhóm công nhân có mức sống khó khăn đang
có xu hướng tăng lên; nhóm công nhân có mức sống cao và trung bình có xu hướng giảm. Ở
nước ta, lương tối thiểu là cơ sở ban đầu để tính thu nhập cho người lao động và trên thực tế
thì không ai sống được bằng lương tối thiểu cả, phải làm thêm , nhận thưởng mới có thể đủ
sinh sống. những người lao động có trình độ cao lại có nhiều cơ hội để tạo ra thu nhập hơn so
với người lao động có trình độ thấp. Chẳng hạn, bác sĩ thì có thể mở phòng mạch tư (trong
lúc điều dưỡng, hộ lý… thì chỉ trông chờ vào đồng lương), hay tiến sĩ, thạc sĩ trong các
trường ĐH, CĐ thì có nhiều cơ hội để thỉnh giảng hơn so với các đối tượng khác.400 triệu
đồng tiền thưởng Tết/ người lao động của một doanh nghiệp ở TP.HCM so với mấy trăm
ngàn/ người lao động (thậm chí có doanh nghiệp không có thưởng Tết) =>Mức lương thưởng
cho thấy khoảng cách xa giữa công nhân trình độ cao và công nhân trình độ thấp
-Trong khi ở một số cơ quan, đơn vị thì sự đóng góp nhiều - ít đó chưa phân minh lại đòi hỏi
sự hưởng thụ theo thứ bậc cao - thấp. Và như vậy vô tình đã tạo nên sự phân hóa giàu nghèo
rõ nét: Người giàu lại càng sung túc và người nghèo thì nhìn mâm cỗ Tết của mình mà thấy
tủi thân.

=> Phân hóa giàu nghèo giai cấp công nhân

Phương hướng giải quyết:

-Mức lương thưởng công bằng giữa các giai cấp công nhân.Thực hiện theo các doanh nghiệp
thường căn cứ trên doanh thu, sản phẩm để thưởng Tết nhằm tạo sự công bằng bởi sự đóng
góp nhiều - ít của các đối tượng người lao động đã quá rõ ràng. Trong khi ở một số cơ quan,
đơn vị thì sự đóng góp nhiều - ít đó chưa phân minh lại đòi hỏi sự hưởng thụ theo thứ bậc cao
- thấp. Và như vậy vô tình đã tạo nên sự phân hóa giàu nghèo rõ nét: Người giàu lại càng
sung túc và người nghèo thì nhìn mâm cỗ Tết của mình mà thấy tủi thân.

VD:Nhiều nhân viên của một bệnh viện thuộc quân đội đóng ở TP.HCM khẳng định: Thu
nhập tăng thêm hàng tháng và các khoản thưởng của bệnh viện này đều như nhau. Có nghĩa
rằng, từ vị tướng cho đến anh binh nhì, từ tiến sĩ, bác sĩ… cho đến người quét rác đều được
thụ hưởng bình đẳng từ nguồn thu các loại hình dịch vụ mà bệnh viện này có được. Cách
tính phúc lợi của bệnh viện trên được hầu hết các nhân viên đồng tình bởi ranh giới giữa
những người đóng góp công sức nhiều và ít rất khó phân biệt. Hơn nữa, cũng đâu dễ nhận
diện trình độ cao thấp ở trong các khoản thu để đưa vào quỹ phúc lợi. Ví dụ tiền thu được từ
dịch vụ giữ xe, nhà thuốc, căng tin… thì đâu thể nói là người có trình độ cao làm nhiều hơn
so với người có trình độ thấp.

Lý thuyết

Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội
bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái; là chủ thể của quá trình phát triển, xây
dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
theo quy hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp….

Ví dụ:
Hiện nay, nông thôn là địa bàn sinh sống của 65,6% dân số cả nước với cộng đồng 54 dân
tộc, thống nhất trong đa dạng văn hóa; cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho đời sống con
người và phục vụ các ngành kinh tế quốc dân; là nơi sản sinh, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc => có vai trò quan trọng đối với an ninh, quốc phòng và giữ
gìn môi trường sinh thái, quyết định đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, mà còn quyết
định đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Hạn chế:
-Một số liệu khác có thể tham khảo là số liệu từ điều tra nông lâm thủy sản được thực hiện 5
năm một lần, lần đầu tiên vào năm 1994. Trong 20 năm, số hộ nông - lâm - thủy sản ở nông
thôn giảm từ 81% năm 2001 xuống còn 49% năm 2020.=> đã chỉ ra xu hướng suy giảm số
lượng nông dân của cả nước .Nông dân ngày càng được nâng cao về học vấn, trình độ sản
xuất, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp được
nâng lên không ngừng=> chuyển sang lao động trong các khu công nghiệp, hoặc dịch vụ có
tính chất công nghiệp và trở thành công nhân.
-Vấn đề quy hoạch treo, dự án treo, khiến cuộc sống người dân khổ sở. Các dự án thu hồi đất
của người dân với giá thấp, sau đó phân lô bán nền với giá cao mấy chục lần=>người dân bị
mất đất nhưng không nhận lại số tiền hợp lý, không bảo đảm cuộc sống =>nông dân đi làm
thuê . Một bộ phận hộ nông dân không có tích lũy. Theo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp,
nông thôn năm 2011, bình quân mỗi hộ ở nông thôn chỉ có 17 triệu đồng tích lũy, còn hộ
nông nghiệp chỉ có 12,5 triệu đồng tích lũy; con số này tăng lên 22 triệu đồng năm 2018.
Tích lũy thấp, nên nông dân khó đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và
hiệu quả sản xuất. Hơn 90% số hộ nghèo của cả nước hiện đang sống ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, thiếu cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, thiếu kiến thức sản xuất hàng
hóa và thị trường. => Phân hóa giàu nghèo

Phương hướng giải quyết:


-Thực hiện vai trò của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân qua xây dưng Chương trình
“Nông thôn mới”trong gần 10 năm qua đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính
trị và nhân dân(giai cấp công nhân) với tổng nguồn lực khoảng 2,2 triệu tỷ đồng, mỗi năm
bình quân khoảng 10 tỷ USD đầu tư cho “Nông thôn mới “ mang lại lợi ích thiết thực cho
nông dân( Công tác đào tạo nghề cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Đã
hình thành nhiều trang trại, hợp tác xã kiểu mới, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn với 14.800 hợp tác xã, 11.000 doanh nghiệp, 33.000 trang trại hoạt
động có hiệu quả).=> Nâng cao đời sống nông dân

Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là lực lượng trong khối liên
minh. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức
mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ
thống chính trị.

VD: Trong thời kì đổi mới, nhà nước luôn chú trọng việc đào tạo nhân lực như là gửi
sinh viên sang nước ngoài học tập. Từ đó đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Hiện
nay VN cũng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao.
=> Trong điều kiện khoa học – công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát
triển mạnh mẽ thì vai trò của đội ngũ trí thức càng trở nên quan trọng.
Đội ngũ doanh nhân là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng
thành một đội ngũ vững mạnh. Trong đội ngũ doanh nhân có các doanh nhân với tiềm
lực kinh tế lớn, có những doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau, đội ngũ này đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và tham gia giải quyết các
vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
VD: -Phạm Nhật Vượng là 1 doanh nhân dám nghĩ dám làm. Trong 2 năm đã xây
dựng được nhà máy oto không chỉ phục vụ cho người dân Việt Nam mà còn xuất khẩu
ra thị trường thế giới.
- Đoàn Nguyên Đức đã đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lào,
Campuchia,......
=>Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ
góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững
và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế…

Câu 2. Phân tích sự biến đổi của cơ cấu xh-gc bị quy định bởi cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu XH-GC biến đổi gắn liền & bị quy định bởi cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu ngành tập trung trong NN, CN chiếm tỷ trọng nhỏ sang cơ cấu kinh tế tăng tỷ
trọng CN, DV, giảm tỷ trọng NN.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ chưa định hình sang các vùng, trung tâm kinh tế lớn.
- Cơ cấu LLSX hiện đại không cân đối (trình độ thấp) sang LLSX trình độ công nghệ
cao.
→ Cơ cấu kinh tế biến đổi tất yếu cơ cấu XH-GC biến đổi (vị trí, vai trò của các GC, tầng lớp
trong XH thay đổi)

Câu 3. Xây dựng liên minh, tầng lớp trong thời kỳ quá độ ở VN như thế nào?

Lý thuyết (từ giáo trình) :

Thực hiện nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam

- Nội dung kinh tế : thực tế là sự hợp tác giữa giai cấp công - nông - trí thức đồng thời mở
rộng liên kiết hợp tác với các lực lượng khác

(xác định đúng tiềm lực và như cầu kinh tế và xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động
kinh tế hiệu quả; tổ chức giao lưu hợp tác giữa các ngành, thành phần, vùng kinh tế và giữa
trong nước và quốc tế; nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng thành tựu công nghệ vào quá
trình sản xuất -> tăng sự gắn kết giữa công-nông-trí thức cũng như các lực lượng khác).

- Nội dung chính trị : thể hiện ở việc giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp
công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

(Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ, quyền công dân, quyền làm chủ,
quyền con người của công nhân, nông dân, trí thức và của nhân dân lao động; phổ biến đường
lối đúng đắn, pháp luật và chính sách của nhà nước; Kiên quyết đấu tranh chống âm mưu
“diễn biến hòa bình”)
- Nội dung văn hóa xã hội: Tổ chức liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng
cùng nhau xây dựng nền văn hóa tiên tiến, bản sắc dân tộc, đông thời tiếp thu tinh hoa giá trị
văn hóa của nhân loại và thời đại

(Xây dựng nền văn hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ; nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện các chính sách xã hội đối với công dân, nông dân, trí
thức và các tầng lớp nhân dân; nâng cao chất lượng sống, thực hiện tốt an sinh xã hội )

Phương hướng

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh phát triển khoa học và
công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong
khối liên minh.

- Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng cường khối
liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Tìm hiểu :

(Dẫn chứng cho 3 mũi tên)

-C.Mác - Ph.Ăngghen sử dụng thuật ngữ: liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân, đây là 2 lực lượng xã hội đông nhất, cơ bản nhất lúc bấy giờ. Lúc này ở các nước tư bản
có nền công nghiệp phát triển thì công nhân chiếm đa số, tiếp đến là nông dân, chỉ có một bộ
phận trí thức được chủ nghĩa tư bản đào tạo nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư
bản.

-Chủ tịch HCM đã thể hiện rõ tư tưởng liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp ngay trong Văn
kiện chính thức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II : “Chính quyền dân chủ nhân dân dựa vào
mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh giải cấp công nhân với giai cấp nong dân và lao
động trí thức làm nền tảng, do giải cấp công nhân lãnh đạo”

-Cương lĩnh 1991: “Liên minh giải cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
do giai cấp công nhân lãnh đạo là nền tảng của Nhà nước của dân, do dân, vì dân”.

-Kế thừa truyền thống trọng nông, trọng trí của dân tộc Việt Nam.

-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển
đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh: giữa công nhân, nông dân, trí thức do
Đảng Cộng sản lãnh đạo”

-Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân là đường
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức do Đảng lãnh đạo”.

-> Xây dựng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

-> Luôn lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền
tảng của Nhà nước
-> Xác định liên minh giai cấp với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng để thực
hiện đại đoàn kết dân tộc

Vd/tình huống xây dựng liên minh, tầng … ở Việt Nam :

Lý thuyết suông:

- Nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò của khối liên minh công, nông, trí thức trong
việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp và từng bước nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của các bộ phận trong liên minh

+ Thực trạng: Thực tế thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đạt hiệu quả kinh tế khá. Theo ông Lê Văn Tám
– Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Sông Hồng (huyện Đông Anh), với diện
tích 1.500m², hợp tác xã phát triển 6 mô hình nhà phủ màng công nghệ cao của Israel,
chuyên sản xuất rau, củ, quả sạch theo hướng hữu cơ, chủ động nguồn cung nguyên
liệu từ rau, củ, quả để tạo ra loại ống hút thân thiện với môi trường, cung cấp cho các
cửa hàng kinh doanh đồ uống, quán cà phê và một số siêu thị của Hàn Quốc, Đức…,
doanh thu đạt 2-3 tỷ đồng/năm.

- Phát huy vai trò và khắc phục những hạn chế của mỗi giai cấp, tầng lớp trong quá trình ứng
dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại.

- Kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình liên kết, chuyển giao và ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có thể ảnh hưởng tới khối liên minh.

-> Đối với giai cấp công nhân, gắn đào tạo nghề với việc mở rộng và phát triển các ngành,
nghề, lĩnh vực phù hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-> Đối với giai cấp nông dân, hoàn thiện cơ chế liên kết kinh tế trong việc sản xuất, bảo quản,
chế biến, tiêu thụ hàng nông sản. Hỗ trợ nông dân học nghề, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ
khoa học- công nghệ tạo điều kiện để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ

->Đối với đội ngũ trí thức thực hiện chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ phù
hợp nhất là đội ngũ nghiên cứu, chuyên gia, kỹ thuật viện cao cấp, hình thành đội ngũ chuyên
gia đáp ứng yêu cầu cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ. Tôn trọng và phát huy tính
sáng tạo của họ trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá
đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến.

Giải pháp :

- Nền sản xuất công nghiệp hiện đại đòi hỏi giai cấp công nhân phải không ngừng nâng cao
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời tạo cơ chế
sàng lọc khắt nghiệt đối với giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân hiện đại phải là những
người thực sự có trình độ nếu không sẽ bị loại bỏ. (đây là lực lượng tiên phong nhất so với
các giai cấp và các tầng lớp khác của xã hội)

- Áp dụng chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, chủ trương đầu tư cơ giới hóa cho nông nghiệp nâng
cao năng suất, giảm thiểu sức lao động, nâng cao trình đồ về công nghệ.
Câu 4. Phân tích các nội dung xây dựng liên minh gc, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên CNXH? Chọn 1 nội dung.

Xét từ góc độ chính trị

Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết,
hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau… giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu
và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực hiện thắng
lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

1. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu về các phong trào công nhân ở Tây Âu giai
đoạn 1848 – 1852 và đi đến kết luận: Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
thất bại chủ yếu là do giai cấp công nhân “đơn độc” vì đã không liên minh với giai cấp
nông dân. Từ đây hai ông xây dựng nên lý luận về liên minh công nông => là vấn đề
mang tính nguyên tắc.

2. Trong đấu đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, GCCN phải liên minh
các giai cấp, tầng lớp lao động khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho thắng lợi của
CM.

Trong đấu tranh giành chính quyền thì

Giai cấp thống trị (tư sản) nắm quyền lực về nhà nước (quyền lực kinh tế - chính trị)
=> có sức mạnh để đàn áp các phong trào của công nhân, nhân dân lao động => các
phong trào đấu tranh sẽ tiến tới thất bại nếu chỉ đơn độc một bộ phận giai cấp đứng
lên đấu tranh.

Giai cấp công nhân – ĐCS liên minh, lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác => tạo nên
sức mạnh tổng hợp => lật đổ chế độ cũ xã hội (tư bản) => tạo nên xã hội chủ nghĩa

VD cho cả 2 ý trên:

Công xã Pari (1871) (cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản) công nhân, nhân
dân lao động đã lật đổ tư sản, giành được chính quyền trong vòng 72 ngày=> tư sản
sau đó chạy về nông thôn => được sự hỗ trợ => phục hồi => trở lại tấn công công xã,
giành lại được chính quyền.

Sau sự kiện, 2 ông chỉ ra nguyên nhân thất bại => công nhân chưa thực hiện được vấn
đề liên minh giai cấp: liên minh công nông, không tận dụng nguồn nhân lực lớn từ
nông dân. 1 mình giai cấp công nhân tấn công tư sản => không đủ lớn mạnh => thất
bại thảm hại => khẳng định vấn đề liên minh giai cấp là vấn đề mang tính nguyên tắc.
Cách mạng tháng 10 Nga (1917): Do rút kinh nghiệm từ Công xã Pari, biết tận dụng
liên minh giai cấp, và do thiên thời địa lợi nhân hoà mới có thể thành công, mở ra
hướng đi thứ 2 cho nhân loại là con đường xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân thắng lợi
của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn,
biết phát huy sức mạnh quần chúng. Ngoài ra, cuộc cách mạng nổ ra trong hoàn cảnh
quốc tế hết sức thuận lợi, khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới
thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga. (Công xã Pari thì tư sản lúc ấy
được sự hỗ trợ từ quân phiệt Phổ)

Giai cấp công nhân Nga đã có sự liên kết giữa các tầng lớp với nhau (liên kết với nông
dân – lực lượng lao động đông nhất) điều mà ở Công xã Pari đã không làm được.

3. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, công nhân, nông dân và các tầng lớp khác vừa là
lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị - xã hội to lớn => xây dựng nên
cơ sở kinh tế là mối liên hệ giữa các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
KHCN

Công nhân, nông dân và các tầng lớp khác còn là cơ sở xây dựng chế độ chính trị =>
nhấn mạnh yếu tố nhà nước => dựa trên sức mạnh liên minh giữa các giai cấp công
nhân, nông dân, và các tầng lớp khác (Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "1. Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức")
=> làm tốt khối liên minh này là cơ sở để thiết lập nên chế độ chính trị ngày càng
vững mạnh, bền vững

Câu 5. Phân tích các nội dung xây dựng liên minh GC, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở VN? Chọn 1 nội dung.

Sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Điều này có được một phần là nhờ sự liên minh giai cấp, tầng lớp
trên nhiều lĩnh vực. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc tổ chức liên minh
vững mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện những nội dung cơ bản của
liên minh.
Nội dung kinh tế:
- Sự hợp tác liên minh, mở rộng hợp tác với các lực lượng khác (đội ngũ doanh
nhân) XD nền kinh tế mới XHCN (đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức theo định hướng XHCN).
Phân Tích: nói về phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay thì:
-Hiện Nay nước ta đang xây dựng một một liên minh kinh tế 6 nhà (Nhà nước -
Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - nhà nông - Nhà ngân hàng - Nhà phân
phối) theo nguyên tắc liên kết giữa các yếu tố sản xuất đầu vào và các yếu tố
đầu ra của các “nhà” cùng với sự điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích
kinh tế của cả 6 “nhà” và phát huy tối đa nội lực của các “nhà” trong sản xuất
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người nông
dân. Chẵn hạn: Mô hình liên kết giữa Hợp tác xã Laba Phú Sơn (huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng) với các hộ dân mở rộng vùng nguyên liệu cho thị trường xuất
khẩu chuối Laba sang Nhật đã cho nông dân có thu nhập ổn định. (Theo báo
Dân tộc và Miền Núi. )
- Thành quả của việc hình thành liên minh kinh tế là: Năm 2020, mặc dù nền kinh
tế chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu nước ta vẫn có những
bước tăng trưởng đáng kể. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông
sản, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2020 ước đạt 3,72 tỷ
USD. Lũy kế tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng 2020 đạt 37,4 tỷ USD, tăng 2,3% so
với cùng kỳ năm 2019.
- Mặc dù rõ ràng là việc sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn gặp nhiều khó
khăn lớn khi mà:
● phần lớn các nông dân ở địa phương đa số sản xuất nông nghiệp theo
phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, còn phụ thuộc nhiều vào thời vụ.
Còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu chưa khoa học dẫn
đến nông sản không đạt chất lượng.
● Các chủ doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ thì
không có đủ vốn đầu tư để trang bị khoa học công nghệ nên khó tiếp
cận với thị trường nước ngoài và đặc biệt còn kém trong khâu kiểm tra
chất lượng nông sản.
● Đối với nhà nước thì sự hỗ trợ còn hạn chế vì chưa có cơ quan (hoặc
cơ quan còn kém) đề kiểm tra đánh giá nhu cầu thị trường, tình hình
sản xuất nông sản ở từng địa phương mà đề ra chính sách hợp lý.
- Tuy nhiên thì từ những chính thành công vừa qua thì có thể thấy được là nước
ta đã thực hiện điều tiết rất tốt công điều phối hỗ trợ lẫn nhau giữa 6 nhà trong
công cuộc sản xuất nông nghiệp
- Để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, đối
với phát triển nông nghiệp, để khắc phục những khó khăn vừa nêu, nước ta đã
phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau rất tốt giữa 6 nhà trong liên kết kinh tế:
Các ngân hàng cũng có những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp (Ngân hàng
Agribank dành 30000 tỷ đồng nhằm chung tay cùng toàn ngành ngân hàng hỗ
trợ các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, có
hiệu lực từ ngày 1/10/2020).

Từ năm 2016, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ngân
hàng nhà nước đã tổ chức “Diễn đàn Nông dân quốc gia”, trong đó năm 2020
với chủ đề “Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà”. Chương trình này nhằm
đảm bảo có thể phổ cập cho nông dân thêm kiến thức khoa học, đổi mới theo
phương thức canh tác hiện đại và biết được lợi ít khi tham gia liên kết với nhà
nước và doanh nghiệp trong sản xuất.

Còn rất nhiều chính sách khác mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cùng các liên
minh trong thời kỳ quá độ. Nhìn chung sự hợp tác điều phối của liên minh giai cấp,
tầng lớp đã đem lại lợi to lớn và có thể thấy rõ đối với sự phát triển ngành kinh tế chủ
đạo của nước ta là nông nghiệp nói riêng và sự phát triển của cả kinh tế đất nước nói
chung.

You might also like