You are on page 1of 5

Phân định đô thị và nông thôn dựa trên đặc trưng sau( dưới về lĩnh vực sản xuất

Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp;
ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, v.v... Còn đối
với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn
phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công
nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

3.2. Thiết chế kinh tế nông thôn

Khi nói đến thiết chế kinh tế, người ta thường thấy rằng, hoạt động kinh tế ở
nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp. Việc cấy trồng phải tuân thủ thời vụ với
những cách thức tổ chức sản xuất đặc trưng.

Trong xã hội truyền thống, do trình độ sản xuất còn thấp kém, thô sơ nên hầu
hết các tổ chức làng xã được thành lập nhằm đảm bảo cho sự hoạt động kinh tế
của các thành viên của cộng đồng. Thiết chế kinh tế

quy định phần ruộng đất mà các thành viên được hưởng, tạo ra phương thức sản
xuất phân phối đặc thù: tự cung, tự cấp, tự sản, tự tiêu. Với mô hình tổ chức
làng xã tự quản, trong nông thôn có một thiết chế cộng đồng chi phối hoạt động
kinh tế của nó. Các hoạt động kinh tế của các thành viên trong làng đều gói
trong cộng đồng làng xã.

Hiện nay, thiết chế kinh tế đang dần thay đổi để phù hợp với những quy luật của
kinh tế thị trường. Các nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng vật chất
của người dân nông thôn đang chịu sự ảnh hưởng của thiết chế kinh tế. Biểu
hiện cụ thể đó là sự kiểm soát các phương thức trao đổi và và phân phối lưu
thông ở nông thôn. Thời kỳ mở cửa kinh tế nông thôn đang diễn ra quá trình
phân công lại lao động xã hội. Sự chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp
đang diễn ra theo xu hướng thích hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng hóa
kinh tế làng xã không còn là một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp. Định hướng mở
mang thêm ngành nghề phi nông nghiệp là một định hướng tiến bộ. Mức độ phi
nông nghiệp hóa là thước đo cho sự tiến bộ xã hội theo xu hướng chuyển đổi
sang kinh doanh hàng hóa và cơ chế kinh tế thị trường.

4.4. Việc làm ở đô thị

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “Việc làm là tình trạng trong đó có
sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật do đó có sự tham gia tích cực, có tính chất
cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”.

Chủ thể của việc làm là những cá nhân có khả năng lao động. Đối tượng của
việc làm là những chỗ làm việc. Việc làm là hoạt động cơ bản của cuộc sống, là
tài sản của lực lượng lao động đất nước, tạo ra nguồn lực cơ bản của nền kinh tế
không bị luật pháp cấm.

Một số vấn đề liên quan đến việc làm ở đô thị

Ở nước ta quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách
giải quyết việc làm. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột
phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững”.

Vấn đề lao động, việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng
tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp
phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt được những thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề lao động, việc làm ở nước ta hiện
nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh
tế, đặc biệt là từ sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Những tồn tại chủ yếu đó thể hiện như sau:

Cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn (cung lớn hơn cầu). Tỉ lệ thất
nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp. Số
doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao
động còn hạn chế. Tình trạng thiếu việc làm còn cao, chính sách tiền lương, thu
nhập chưa động viên được cán bộ công chức, người lao động gắn bó tận tâm với
công việc.

Quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của
Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn

chế; sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ, chưa
phát huy được vai trò của luật pháp trong giải quyết tranh chấp lao động; cải
cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội; cơ
cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

khu vực

Ngày nay việc làm trở thành vấn đề của toàn xã hội và môi người dân. Có thể
dựa vào các thành phần kinh tế để phân loại việc làm ở đô thị: việc làm trong
khu vực kinh tế nhà nước và việc làm trong kinh tế ngoài quốc doanh (doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, kinh tế hộ gia đình,...).

Nguồn lao động ở các đô thị đang ngày càng tiếp tục tăng. Do tốc độ dân số
tăng cao ở thời kỳ trước, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng
nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao
động. Trong số lao động này thì nhóm người ở độ tuổi 40-50 chiếm phần lớn.
Đặc điểm của nhóm lao động này là có số năm làm việc và số năm làm việc
trong cơ quan nhà nước tương đối dài. Do vậy, họ có lợi thế là có nhiều kinh
nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp cao, khoản trợ cấp lớn để ổn định cuộc
sống và tạo dựng việc làm. Song, ngược lại đó cũng là trở ngại lớn đối với họ
bởi vì tuổi cao, lại được bao cấp về việc làm nên kém năng động trong tìm công
việc mới, và tương đối khó hòa nhập trở lại thị trường lao động, khó cạnh tranh
với lao động trẻ, khỏe, có kỹ năng.

Có sự mất cân đối giữa nguồn cung và cầu lao động ở các thành phố. Trên phạm
vi toàn quốc, sự mất cân đối này được thể hiện rõ nhất là tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm còn cao, đồng thời nguồn lao động đã

không được sử dụng một cách có hiệu quả.

Sự chưa thích ứng của cung đối với cầu lao động còn thể hiện ở chỗ: số lượng
lao động rất lớn nhưng chất lượng lao động lại thấp. Nguồn lao động cung ứng
trên thị trường chủ yếu là lao động giản đơn,

lao động phổ thông, chưa được đào tạo vẽ tay nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật.
Mặt khác, vấn đề sử dụng lao động sau đào tạo chưa thực sự có hiệu quả. Trong
thực tế, sinh viên tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm
ngày càng đông, hoặc một số khác chấp nhận thất nghiệp, thậm chí làm trái
ngành nghề đào tạo để được ở lại thành phố, trong khi ở nhiều vùng, nhiều địa
phương rất thiếu lao động đã qua đào tạo. Như vậy, công tác sử dụng lao động
như hiện nay rõ ràng còn thiểu sự điều tiết vĩ mô và thiếu tính khoa học, tính
hiệu quả.

trạng

Sự chưa phù hợp giữa cung và cầu lao động còn thể hiện ở tình

thất nghiệp kết cấu. Hiện nay, ở một số vùng như miền núi, vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, vùng ven biển vẫn thiếu nhiều lao động, nhưng khả năng di dân
và di chuyển lao động đến những vùng đó còn rất hạn chế và khó khăn. Một số
ngành có tiềm năng phát triển, có khả năng thu hút được nhiều lao động, nhưng
chưa tạo ra được những điều kiện để biển khả năng thành hiện thực (về vốn, kỹ
thuật, công nghệ, thị trường...) như ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và
du lịch...

Tác động của quá trình đô thị hóa làm gia tăng và lớn lên hệ thống đô thị, hệ
quả lượng dân cư từ nông thôn ra đô thị ngày càng lớn gây ra tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm.

Đặc điểm của lực lượng lao động ở đô thị

Lực lượng lao động trẻ, nhất là người lao động không qua đào tạo không có
kinh nghiệm thực tế có tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm cao hơn so với
những người lao động có tuổi đời và tuổi nghề cao.

Tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm có hướng phát triển gia tăng do thu hẹp
phạm vi khối kinh tế Nhà nước.

Tâm lý người lao động không còn quan niệm nặng nề là phải làm việc trong các
cơ quan khối kinh tế nhà nước như trước đây.

Cùng với kinh tế thị trường sự mở rộng của các thành phần kinh tế, người dân
đô thị có rất nhiều cơ hội về việc làm. Chưa bao giờ ở thành

phố, sự đa dạng, phong phú về loại hình nghề nghiệp đến vậy. Từ các việc làm
trong cơ quan Nhà nước, các công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty tư
nhân,... cho đến tự tạo cho mình việc làm ngay tại gia đình. Trước đây quan
niệm của người dân là việc làm phải có chính danh, hiện nay người dân thành
thị không còn quan niệm như vậy. Có những người bằng cấp trình độ đầy đủ
nhưng họ sẵn sàng không làm việc cho bất kỳ một tổ chức cơ quan nào mà tự
mình đứng ra thành lập công ty, doanh nghiệp rồi thu hút lao động và tạo ra
được một số lượng việc làm đáng kể.

Một thực tế về việc làm ở đô thị nữa hiện nay là số lượng lao động làm việc
không đúng với chuyên môn đào tạo ngày càng nhiều. Khi còn đi học, ai cũng
mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ được làm công việc đúng ngành nghề được
học. Tuy nhiên, không phải ai cũng mắn có được thuận lợi đó. Hơn nữa, công
việc đúng ngành nghề đào tạo nhiều khi mức lương không được tương xứng. Vì
vậy, người lao động hiện nay có xu hướng tìm đến với những công việc “trái
ngành nghề”.

Thu Nhập
Sự phân tầng thu nhập và mức sống ở nông thôn
Phân tầng thu nhập là hiện tượng xã hội mang tính khách quan, nó tồn tại tất
yếu trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đến một trình

độ phát triển nhất định của xã hội loài người, sự phân tầng về thu nhập, về mức
sống vẫn đang còn tồn tại. Trong các xã hội nông nghiệp và nông thôn, sự phân
tầng đó cũng thể hiện sự cấp bách hơn bởi quy mô và tính chất nghiêm trọng
của nó.

Phân tầng xã hội về thu nhập và mức sống mà biểu hiện trực tiếp của nó là sự
phân hóa giàu nghèo ở nông thôn không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là vấn
đề xã hội lớn. Con số tỷ lệ phản ánh lượng người nghèo đói, con số biểu thị
khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo giúp chúng ta thấy được
sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Phân hóa thu nhập và kéo theo đó là phân hóa mức sống, thay đổi vị thế trong
hoạt động kinh tế, đời sống chính trị, sinh hoạt văn hóa giữa các nhóm, các tầng
lớp trong xã hội là hiện tượng mang tính quy luật trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường. Chính sự khác biệt về thể lực và năng khiếu bẩm sinh, về mức độ sở
hữu và sử dụng các nguồn lực, về trình độ học vấn, năng lực sản xuất - kinh
doanh, về những cơ may và rủi ro và nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, bên
trong và bên ngoài khác đã tác động tới khả năng của mỗi cá nhân, hộ gia đình
hoặc một tập thể tham gia hoạt động kinh tế và hưởng lợi hay chịu thiệt hại từ
đó. Ở nông thôn, cơ cấu xã hội biến đổi chậm chạp, tầng lớp trung lưu và nhóm
giàu phát triển chậm chạp.

You might also like