You are on page 1of 11

A.

LỜI MỞ ĐẦU
Ở bất kì một hoạt động kinh tế nào, lao động cũng là yếu tố sản xuất cơ bản
và không thể thiếu cho sự phát triển. Trong bối cảnh bùng nổ của nền công nghiệp
lần thứ 4, các nước đang phải chạy đua để bắt kịp với xu hướng công nghệ 4.0
nhằm hướng đến hội nhập quốc tế và khu vực. Việc phát triển và đào tạo nguồn
nhân lực lại càng trở nên cấp thiết, và có vai trò quan trọng, lâu dài đối với sự phát
triển bền vững của nền kinh tế. Với tốc độ thay đổi chóng mặt của các công nghệ
mới, sự ra đời của máy móc tự động hóa dự đoán sẽ thay thế một lượng lớn người
lao động chất lượng thấp. Vì vậy, việc nhận thức được thực trạng của nguồn lao
động Việt Nam trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở phân tích
những điểm mạnh, tồn tại và thách thức của nguồn nhân lực tại Việt Nam trong
những năm gần đây, bài viết sẽ đề ra một số giải pháp khai thác và phát triển nhằm
nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận
Theo quan niệm về hàng hóa sức lao động của Mác-Lenin cho rằng Sức lao
động là toàn bộ những năng lực ( tâm lực, thể lực, trí lực) tồn tại trong một con
người và được người đó sử dụng trong sản xuất.
Để phát triển, một quốc gia cần dựa vào các yếu tố cơ bản bao gồm: nguồn
lao động, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực về khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kĩ
thuật… trong đó, cái đóng vai trò quyết định và tạo nên sự phồn thịnh của một
quốc gia là lực lượng lao động đảm bảo ba yếu tố tâm, trí, lực. Hiện nay nước ta
đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển theo hướng
mở cửa, hội nhập quốc tế. Để thực hiện tốt được quá trình trên thì cần chú trọng
vào yếu tố con người. Chính vì vai trò quan trọng của nó, đã rất nhiều công trình
nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Việt Nam được thực hiện và cho ra nhiều kết quả
thú vị. Số dân có tỷ lệ thuận với nguồn lao động, khi các yếu tố khác không đổi, số

1
dân tăng 1% thì nguồn lao động của các tỉnh tăng 1,0089 %. Tỷ suất sinh thô có tác
động trễ đến nguồn lao động, sau khoảng 15 năm kể từ khi sinh ra thì nguồn lao
động của các tỉnh mớ bị tác động. Tỷ suất di cư thuần và nguồn lao động có tỷ lệ
thuận. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ suất di cư thuần túy tăng 1 %, nguồn lao
động tăng 0.01% ( Đại, 2017). Đặc biệt, có sự khác biệt về chất lượng lao động
giữa nông thôn và thành thị. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị là 31,8%,
trong khi ở nông thôn chỉ có 10,3%. Sự chênh lệch quá lớn này tác động đến sự
phát triển kinh tế chung của đất nước ( Tuyết, 2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến
tình trạng thất nghiệp xếp theo tầm quan trọng dựa vào hệ số β như sau: Thứ nhất
là độ tuổi; thứ hai là trình độ chuyên môn kĩ thuật cao nhất; thứ ba là yếu tố vùng
kinh tế; thứ tư là yếu tố giới tính. (Hạnh, 2010) Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X (2006), Đảng ta đã đề ra chủ trương "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... chấn hưng nền giáo dục Việt Nam".
Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016), tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược nhằm
thực hiện thành công các mục tiêu của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020.
Các công trình nghiên cứu đã cho ra rất nhiều kết quả đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên các con số và những phân tích dữ liệu phản ánh cho thực trạng nguồn
lao động Việt Nam đã trở nên lỗi thời, một số thông tin không còn đúng với bối
cạnh nước ta hiện nay. Vì vậy bài nghiên cứu này sẽ cập nhật và cung cấp các
thông tin, dữ liệu mới nhất đến các cấp quản lí, từ đó có các chính sách, biện pháp
phát triển và phát huy những lợi thế của nguồn lao động.
Chương 2. Thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam
2.1. Việt Nam có thị trường lao động rộng lớn và tăng nhanh

2
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và đang ở
thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay.
Theo kết quả cuộc Tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục
Thống kê, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người, trong đó trung bình mỗi năm
nước ta có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế
cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 2.1. Cấu trúc tuổi của lực lượng lao động Việt Nam theo độ tuổi (đơn vị: %
trên tổng lực lượng lao động) từ 2017-2019

Năm Từ 15-24 tuổi Từ 25-49 tuổi Từ 50+


2017 13.9 59.4 26.7
2018 12.8 60.2 27
2019 12.8 61.5 25.7
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Bảng 1 cho thấy sức trẻ là đặc điểm nổi trội của nguồn lao động nước ta. Cơ
cấu dân số hoạt động kinh tế chia theo nhóm tuổi tập trung nhiều nhất ở nhóm 25 –
49 tuổi, chiếm 61.5% vào năm 2019. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có
khoảng 56,12 triệu người chiếm 76,6% dân số có độ tuổi trên 15. Những con số
này cho thấy nước ta đang sở hữu một lợi thế lớn trong bước đầu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Có một nguồn nhân lực trẻ là gắn với những điểm mạnh về
sức khỏe, sự năng động, khả năng tiếp thu những tri thức mới, khả năng sáng tạo
không ngừng. Nếu được đào tạo và có môi trường phát triển, có cơ hội tiếp xúc với
những ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, họ sẽ là nhân tố mang đất nước tiến xa
hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ này cũng đem lại nhiều thách thức cho nhà nước trong vấn đề giải quyết
việc làm và đào tạo nghề cho nguồn lao động. Nhà nước phải nhanh chóng nắm bắt
cơ hội về nguồn lực này bởi nhìn chung, tỷ lệ già hóa của nước ta đã và đang bắt
đầu tăng lên ( tỷ lệ dân số trên 65 tuổi là 7,7% năm 2019).
3
2.2. Lực lượng lao động nước ta phân bố không đồng đều
Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào tuy nhiên có sự phân bố không
đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.
Bảng 2.2: Lực lượng lao động nông thôn-thành thị, 2010-2018
Số lượng, triệu người Cơ cấu, %
Tổng Nông Thành Nông Thành Nam Nữ
thôn thị thôn thị
2010 50.84 36.61 14.23 72.01 27.99 51.39 48.61
2018 55.12 37.38 17.75 67.81 32.19 52.30 47.70
Tốc độ tăng/năm (%) 0.99 0.29 2.60 -0.69 1.60 0.17 -0.18
Nguồn: TCTK, Điều tra lao động việc làm qua các năm
Đầu tiên, xét về cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam
lại nhiều hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này
không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe,
những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi
sinh là thấp.
Có thể thấy, lao động nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn. Năm 2018, lao
động nông thôn chiếm 67,81% trong cơ cấu lao động chung của cả nước. Điều này
là do ở nông thôn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính nên cần một lực lượng
lao động lớn. Ngoài ra, đất ở nông thôn cũng chiếm diện tích lớn hơn. Tuy nhiên,
do năng suất lao động thấp, hơn nữa, vào thời gian chuyển giao giữa các mùa, lực
lượng lao động thiếu việc làm cao nên tỉ lệ lao động nông thôn giảm dần, góp phần
làm tăng tỉ lệ lao động thành thị. Bên cạnh đó, một lượng lớn di cư chủ yếu vì học
tập và lao động nên phần lớn người di cư có độ tuổi 15-39 tuổi, chiếm tỷ lệ 84% so
với tổng số người di cư. Những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi có tỷ lệ người
di cư đến rất cao, ví dụ: vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ người di cư đang làm việc cao
nhất nước (87,8%); đồng bằng sông Hồng (81%) (2020). Đây là các khu vực có
diện tích đất rộng, tập trung nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công

4
nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập
trung ở những khu vực này. Nó đã tạo áp lực lên một loạt các vấn đề về nhà ở,
công việc, các dịch vụ công,… Hiện nay, cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn
đang có xu hướng giảm 0.29%/ năm trong khi của thành thị tăng lên 1,6%/năm. Vì
vậy, chúng ta cần có thêm nhiều chính sách khai thác nguồn lực lượng lao động để
đảm bảo sự cân bằng giữa các khu vực trong cả nước.
2.3. Chất lượng nguồn lao động tác động đến việc làm
Đơn vị: triệu người

Biểu đồ 2.3: Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ


CMKT, 2018-2019
Tổng số 13.29
12.36

Đại học/ Trên đại học 6.39


5.43

Cao đẳng 2.18


2.05

Trung cấp 2.64


2.98

Sơ cấp nghề 2.08


1.91

0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2019 Năm 2018

Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý


Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua
đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên vào năm 2019 là 13,29 triệu người,
tăng 930 nghìn người (tương ứng 7,52% ) so với 2018. Trong đó, trình độ đại học
trở lên chiếm 11,39%; cao đẳng là 3,88%; trung cấp là 4,70%; và sơ cấp nghề là
3,71% trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Tổng cục Thống kê cũng
chỉ ra, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp phổ thông trung học
chiếm 39,1%, tăng 13,5 điểm phần trăm so với năm 2009; trong đó khu vực thành

5
thị cao gấp gần 2,5 lần khu vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh
lệch này là do chưa có đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và định hướng dạy nghề ở
các vùng nông thôn. Dù vậy, nhìn chung, xu hướng này là tiến bộ; tuy nhiên, mức
giảm của tỉ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn chậm, chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, thị trường việc
làm đòi hỏi một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao để không bị thay thế bởi
các máy móc hiện đại, trí tuệ nhân tạo AI,… Nó đã trở thành mục tiêu cấp thiết của
nước ta khi lao động giá rẻ và dồi dào đã không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh
tranh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2019, số lượng và tỷ lệ thất nghiệp
vẫn duy trì ở mức thấp. Cả nước có trên 1,06 triệu lao động trong độ tuổi lao động
thất nghiệp, tăng 1,4 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi là 2,15%, thấp hơn năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ cao
đẳng là 4,42%, của nhóm trình độ đại học là 3,2%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi là 1,24%, cao hơn 0,11 % so với cuối năm 2018. Trong đó, tỷ lệ
thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,67%, khu vực thành thị là 0,45%. Trong
tổng số người thiếu việc làm, có 87,4% lao động nông thôn; 80,3% làm việc trong
ngành Nông-Lâm-Thủy Sản. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp cho thấy đa số mọi
người đều có việc làm. Tuy nhiên, chất lượng việc làm vẫn còn nhiều hạn chế do
trình độ kĩ thuật chưa cao, khu vực kinh tế phi chính phủ lớn, năng suất lao động
thấp. Vậy nên, tỷ lệ thất nghiệp thấp không đồng nghĩa với việc thị trường lao động
Việt Nam phát triển tốt. Ngược lại, nước ta cần ý thức được áp lực về nâng cao
trình độ đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để đuổi kịp với tốc độ phát triển
của các quốc gia trên thế giới.
2.4. Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay

6
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này dẫn đến làm tăng tỉ
trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng
lao động trong nông nghiệp. Tỷ lệ này sớm đạt ngưỡng 70% như mục tiêu đề ra
trong Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng
xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2019 xét theo các khu vực

Cơ cấu kinh tế 2019

Dịch vụ
34%
42%
Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản


10% phẩm
14%
Công nghiệp và xây dựng

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam


Giai đoạn 2009-2019, tỷ trọng việc làm theo ngành có sự dịch chuyển rất
tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và
Thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp, Xây dựng và Dịch
vụ. Tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
giảm liên tục trong những năm qua, từ 53,9% năm 2009 xuống còn 46,3% năm
2014 và đạt 34% vào năm 2019. Lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực

7
Dịch vụ cao hơn số lao động làm việc trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy
sản vào năm 2019. Tuy vậy, có thể thấy rằng sự gia tăng tỉ lệ lao động trong nhóm
ngành công nghiệp – xây dựng vẫn còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặc dù lao động trong nhóm ngành nông –
lâm – thủy sản đã giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn.
Chương 3: Giải pháp để phát triển lực lượng lao động của Việt Nam trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Mặc dù Việt Nam đã đặt được nhiều thành quả trong vấn đề phát triển nguồn
nhân lực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức cần giải quyết.
Như đã phân tích ở trên, nước ta tuy có lực lượng lao động dồi dào, quy mô lớn
nhưng có sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực; tăng nhanh nhưng lại
không phù hợp với bối cảnh nền kinh tế tạo nên sức ép về vấn đề giải quyết việc
làm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ở
nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo
có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động
trong một số ngành công nghiệp mới. Đứng trước những thách thức này, có thể
đưa ra những giải pháp như sau:

3.1. Giải pháp phát triển từ phía Chính phủ


Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, trước mắt thị trường lao động Việt
Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Khuôn
khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động cần sớm được kiện toàn.
Chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và
lao động vùng biên; thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich vụ việc làm
và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như: Phòng Công nghiệp Thương mại
Việt Nam (VCCI), Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.

8
Ngoài ra, cần nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá
thực hiện dự án, trong đó: Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng
lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan
xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên
của trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư
và các đối tượng lao động đặc thù..
Cần đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật
cao để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Muốn vậy, cần phải nâng
cao chất lượng cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo trong tất cả các cấp, đổi mới
nội dung phương pháp đào tạo; gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt
động thực tiễn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; tăng cường thu hút nhân tài
trong và ngoài nước, phục vụ cho phát triển khoa học công nghệ.

3.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp


Việc thu hút và sử dụng nhân tài luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với tất
cả các doanh nghiệp và doanh nhân, bởi hơn bao giờ hết, sức mạnh cạnh tranh của
Doanh nghiệp chính là có được nguồn nhân lực tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh
tế hội nhập, có tính cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy hãy bắt đầu từ chiến lược nhân sự,
hãy bắt đầu từ con người, hãy bắt đầu từ nội bộ trong mỗi doanh nghiệp bằng các
giải pháp và hành động cụ thể như:
Hoạch định và triển khai tốt chiến lược nhân sự, mạnh dạn tuyển dụng lao
đông trẻ, thậm chí chưa có nghề để đào tạo họ. Hiểu và đánh giá sâu sắc vai trò của
con người (lực lượng lao động) trong doanh nghiệp; coi đó là yếu tố then chốt cần
quan tâm và đầu tư nhất;
Hiểu và đánh giá đúng về vai trò của những cán bộ làm công tác tổ chức
nhân sự của doanh nghiệp (vai trò đối với tổ chức, tính chất nghề nghiệp...) để qua

9
đó cũng tuyển và sử dụng được những cán bộ nhân sự vừa có năng lực chuyên môn
và phẩm chất tốt, có tâm và yêu nghề.
Có kế hoạch và có ngân sách cụ thể, rõ ràng trong công tác đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực. Cần có sự đầu tư thích đáng cho công tác này, đặc biệt cần
có sự chuẩn bị về nguồn lực và nhân sự kế cận, nhất là nhân sự làm công tác quản
lý; Cần ban hành và thực thi hệ thống đánh giá nhân sự, chế độ đãi ngộ cho cán bộ
nhân viên, chế độ thu hút và sử dụng nhân tài, bố trí cán bộ, đặc biệt cũng cần quan
tâm đến đời sống tinh thần, hoạt động cộng đồng xã hội của người lao động.
3.3. Giải pháp về phía cá nhân người lao động
Người lao động muốn tồn tại trước sự chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế
hiện nay trước hết phải tạo cho mình tác phong công nghiệp 4.0. Tức là, mỗi người
lao động luôn phải tự ý thức học tập và tiếp cận cái mới, luôn luôn suy nghĩ sáng
tạo, tập cách thích nghi nhanh với nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, người lao
động sẽ phải có tinh thần học tập suốt đời, không ngơi nghỉ. Đồng thời, phải có kỹ
năng sống và giao tiếp quốc tế, thông thạo những ngoại ngữ chính, hiểu biết cơ bản
về công nghệ thông tin. Nghiên cứu luật pháp cơ bản để bảo vệ quyền lợi của bản
thân.
C. KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng
đồng thời đặt ra nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao là bài toán khó của không chỉ riêng Việt Nam mà
còn là của các quốc gia trên thế giới. Để giải quyết được vấn đề cấp thiết này cần
có sự quan tâm và những hành động thực tiễn của các cấp, các ngành, cơ quan
chính phủ, của các doanh nghiệp và đặc biệt là bản thân người lao động phải tự tìm
vị trí cho bản thân. Để có vị thế tốt, Việt Nam cần xây dựng và thực hiện các chính
sách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ
năng, năng lực thực hành, đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, đổi mới giáo dục đại
10
học; đồng thời, cần có các chính sách gắn kết giữa đào tạo và nhà tuyển dụng;
trong đó quản lý nhà nước đóng vai trò trọng tâm trong thực thi chính sách kết nối
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PH Đại (2017), Nguồn lao động Việt Nam: Thực trạng và các nhân tố tác
động.
2. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Thất nghiệp ở khu vực thành thị của Việt Nam
thực trạng và giải pháp.
3. Nguyễn Thị Lan Hương (2018), Chuyển dịch lao động việc làm nông thôn
hiện nay: Thực trạng, định hướng và giải pháp xây dựng nông thôn mới
http://nongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2019-10/tHtRjdV0dEmQ7
4. Phạm Thị Bạch Tuyết (2014), Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thực
trạng và những vấn đề đặt ra đối với lao động ở Việt Nam hiện nay.
5. Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam 2019, Tổng cục thống kê Việt
Nam
https://molisa.gov.vn/Upload/ThiTruong/LMU-So24-Q42019-final.pdf
6. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục thống kê Việt
Nam
https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra-
dan-so-va-nha-o-nam-2019/
7. Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2012-2017, Tổ chức lao động quốc
tế
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-
hanoi/documents/publication/wcms_626103.pdf

11

You might also like