You are on page 1of 12

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ XOAY QUANH NỀN KINH TẾ VN

- Đánh giá NSLĐ của ngành, trình độ lao động, phân bố lao động ngành khu vực.
- Tỷ lệ thất nghiệp và nguyên nhân

I. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH, TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG, PHÂN BỐ
LAO ĐỘNG NGÀNH KHU VỰC.
1. Năng suất lao động của ngành.
Trong giai đoạn 2023-2030, mức độ tăng năng suất lao động của những vùng kinh tế
trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc Trung ương sẽ cao hơn tốc độ tăng năng suất lao
động trung bình của cả nước. Phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tăng
trưởng năng suất lao động vào năm 2030.
Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu không
sẽ đạt được mục tiêu xã hội là giảm tăng trưởng năng suất lao động trong năm thứ ba liên
tiếp. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm 2021 và 2022 lần lượt là 4,6% và 4,8%,
thấp hơn mục tiêu đặt ra là 5,5% thì tốc độ tăng trưởng dự kiến năm 2023 là 3,77%
lên ,4,0% và 76%.Như vậy, bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng từ 4,36 - 4,69%, thấp hơn
bình quân 3 năm 2016 - 2018 (6,26%).
Năm 2021, năng suất lao động tăng 4,6% so với năm 2020. Độ nghiêm trọng của dịch
Covid-19 đã làm GDP năm 2021 chỉ còn 2,56% khi người lao động dần trở lại làm việc
sau khi giãn cách xã hội.
Như vậy, có thể thấy những dấu hiệu tăng trưởng này đã phản ánh phần nào sự gia tăng
về năng suất lao động trong nền kinh tế Việt Nam.

Biểu đồ tốc độ năng suất lao động Nguồn: Vietnamnet.vn


Năng suất lao động kinh tế lại chỉ tăng 4,7% so với năm trước dù đã đạt độ tăng trưởng
cao vào năm 2022 (8,02%). Tăng trưởng năng suất lao động bình quân 2 năm 2021-2022
là 4,65%/năm, thấp hơn nhiều so với quy hoạch kinh tế - xã hội và mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội những năm 2021-2025. Tăng trưởng năng suất lao động bình
quân hàng năm giai đoạn 2021-2030 là hơn 6,5%.
Để đạt được mục tiêu giai đoạn 2021-2025, năng suất lao động cần phải được tăng
trưởng bình quân khoảng 7,8%/năm trong 3 năm 2023-2025.
Chính phủ đã thực hiện các biện pháp chính sách giúp năng suất lao động như đầu tư
vào giáo dục và đào tạo, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, và tăng
cường quản lý và giám sát.
Có thể thấy, mặc dù năng suất lao động đã được cải thiện trong những năm gần đây sau
sự giãn cách xã hội từ dịch Covid nhưng tốc độ tăng trưởng còn tương đối chậm và chưa
đạt được sự đột phá như mong đợi. Vẫn còn kém xa so với khu vực và thế giới.

2. Trình độ lao động người lao động Việt Nam:


Manpower Group gần đây đã công bố báo cáo “Chỉ số tổng nguồn nhân lực năm 2022”,
trong đó thể hiện tình trạng hiện tại nguồn lực lao động của Việt Nam. Có thể thấy chỉ số
nguồn nhân lực tổng thể của Việt Nam đứng cuối trong 11 nước trong khu vực châu Á và
đứng thứ 47/60 thị trường lao động toàn cầu.
Việt Nam hiện nay đang có nguồn cung lao động trẻ và dồi với khoảng 50,74 triệu
người đang trong độ tuổi lao động. Các thế hệ được gọi là gen Y và gen Z chiếm gần một
phần ba tổng lực lượng lao động của Việt Nam. Và đó cũng là một phần lý do khiến các
nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu “để ý” đến thị trường Việt Nam.

Cung lao động Việt Nam


Nguồn: Manpower.com.vn
Báo cáo của Manpower Group cũng lưu ý trình độ tay nghề là điểm mấu chốt mà người
lao động Việt Nam cần vượt qua nếu như muốn hội nhập với các thị trường khác. Tỷ lệ lao
động có trình độ chuyên môn chỉ chiếm khoảng 11,67%, gần như không thay đổi so với 3
năm trước mặc dù mức độ gia nhập giáo dục ngày càng tăng. Việt Nam có đủ trình độ
tiếng Anh để làm việc chỉ chiếm 5%, khá thấp so với các quốc gia như Indonesia (10%),
Malaysia (21%), cũng là những nước ngôn ngữ Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Trình độ lao động ở Việt Nam hiện tại đang có những cải thiện đáng kể nhờ vào sự đầu
tư vào giáo dục và đào tạo, nhưng vẫn còn những thách thức cần phải vượt qua để đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động đang ngày càng đa dạng và cạnh tranh.
3. Phân bố lao động các khu vực ngành:
Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về phân bố lao động theo ngành và khu vực ở Việt
Nam:
Quý III năm 2023, có sự phục hồi nhưng rất nhỏ về lượng lao động khu vực công
nghiệp và xây dựng sau khi bị suy giảm trong quý II năm 2023 do bị giảm các đơn hàng
các ngành công nghiệp dệt, may; chế biến gỗ và điện tử. Số lượng lao động trong những
khu vực này chiếm 17,1 triệu người, đã tăng 10 nghìn người so với quý trước.Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lao động là 13,8 triệu người, giảm 18,4 nghìn người.
Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 20,4 triệu người và đang có xu hướng tăng mạnh
nhất trong 3 khu vực (tăng 95,8 nghìn người).

Số người có việc làm phân theo khu vực kinh tế theo quý các năm 2022-2023 (đơn vị:
Triệu người)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Sau đợt giãn cách Covid, tỷ lệ lao động chuyển về nông thôn đồng thời chuyển hướng
sang lao động các ngành nghề nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng thì cho đến Quý IV năm
2022, môi trường lao động dần ổn định lại thì khu vực ngành dịch vụ càng tăng lên.
Cơ cấu kinh tế năm 2023, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 11,96%; công nghiệp và xây
dựng chiếm 37,12%; dịch vụ chiếm 42,54%.
Cơ cấu GDP các khu vực ngành năm 2023
Nguồn: Tổng cục thống kê

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới
nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng vẫn . Trước những tín hiệu từ nền kinh tế toàn
cầu và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những cơ hội vàng để điều chỉnh chiến
lược kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp cũng như xu hướng tiêu dùng.
Cơ cấu dân số vàng dự kiến kéo dài đến khoảng năm 2038 có những thuận lợi nhất
định, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế, bước ra khỏi nhóm nước có
thu nhập trung bình. Thu nhập khả dụng tăng sẽ kích thích tiêu dùng mạnh mẽ trong
những năm tới.
Năng suất lao động Việt Nam vẫn còn ở mức thấp mặc dù đã được cải thiện phần nào.
Trình độ lao động cũng đã được nâng cao nhưng so với những nước trong khu vực nói
riêng và trên thế giới nói chung thì vẫn còn thấp. Mức phân bố lao động vẫn đang có sự
chuyển dịch dần sang khu vực ngành dịch vụ.

II. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ NGUYÊN NHÂN

1. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP
Mặc dù có tỷ lệ thất nghiệp của nước ta thuộc hàng thấp nhất thế giới nhưng hiện trạng
thất nghiệp hơn 2 triệu người dân Việt Nam vẫn là tỷ lệ còn rất cao.
Fitch Solutions đã từng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào năm 2023 là khoảng
2,2%, sẽ có sự cải thiện so với năm 2022 là 2,3%. Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT: “Nhu
cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ ở Việt Nam vẫn rất nhiều và FPT có mục tiêu đến năm
2035 đào tạo 1 triệu kỹ sư công nghệ”. Có thể thấy, trong thời đại công nghệ hóa, nhiều
ngành nghề đang tích cực tuyển dụng các kỹ sư thiên về công nghệ, phần nào giảm thiểu
tình trạng thất nghiệp của nhiều lao động.
Năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, đã giảm 0,06
phần trăm so với năm trước. Có thể thấy, tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 của Việt Nam không
có nhiều khác biệt so với dự báo trước đó của Fitch Solutions.

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai đoạn 2019-2023
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chính phủ cũng đã triển khai nhiều biện pháp để giúp giảm tác động của thất nghiệp:
hỗ trợ người lao động mất việc làm, thúc đẩy khởi nghiệp và đào tạo nghề để nâng cao trình
độ và khả năng tiếp cận công việc của lao động.
Tổng quan lại, tình hình thất nghiệp ở Việt Nam có xu hướng ổn định và có những cải
thiện, nhưng vẫn còn những thách thức chưa được giải quyết, đặc biệt là trong bối cảnh
biến động của nền kinh tế toàn cầu và các yếu tố địa lý và xã hội.

NGUYÊN NHÂN:
 Tìm kiếm việc làm:
- Trong hành trình dài cuộc đời của mỗi người thì công việc ít nhiều sẽ có sự chuyển đổi,
bởi ta luôn muốn hướng tới nghề nghiệp phù hợp cũng như thỏa mãn nhu cầu sống. Theo tổng
cục lao động nghề nghiệp lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động
phát triển chưa bền vững khi tỷ lệ lao động không chính thức lên tới 55%. Họ phải vật vã với
công việc cực nhọc và tiền lương không xứng đáng với sức lao động bỏ ra.
- Nguyên nhân thứ hai là vì nền kinh tế luôn thay đổi do đó dạng thất nghiệp cơ cấu là
không thể tránh khỏi. Ngoài ra, chương trình trợ cấp thất nghiệp của chính phủ cũng làm tăng
lượng thất nghiệp. Sự khác biệt về tỉ lệ thất nghiệp ở các quốc gia phát triển và kém phát triển
rõ rệt. Ở những quốc gia phúc lợi xã hội kém, người dân khó tồn tại. khi mất việc làm. May
mắn thay, điều đó ngược lại đối với những quốc gia phát triển và chính sách cũng như phúc
lợi cho người dân tốt, khi có bảo hiểm lao động, khoản tiền đó giúp ích cho họ rất nhiều.
 Đại lạm phát toàn cầu và hệ quả từ đại dịch covid
Vì nền kinh tế nước mình hơn 1 nửa tỷ trọng xuất khẩu, vậy nên, nếu các nước khác ổn
định thì họ sẽ tiêu thụ hàng hóa nhiều và ngược lại, với tình hình đại dịch biến chuyển xấu,
nhu cầu mua hàng giảm, nước ta không thể xuất khẩu hàng hóa, hàng hóa bị ứ đọng. Những
năm đầu đại dịch covid, đế quốc Mỹ bắt đầu in tiền, bởi vì thế giới lấy đồng Dola làm tiêu
chuẩn và nước Mỹ có quyền in tiền.
Vậy nên, lạm phát xảy ra, bởi vì số tiền in ra rất nhiều nhưng hàng hóa thì không sản xuất
cân bằng lại. Mỹ có quyền in tiền, và là một đế quốc, xuất khẩu lạm phát đi khắp thế giới, tạo
ra đồng tiền mất giá.
Nền kinh tế Trung Quốc với đà tăng trưởng tụt giảm kết hợp việc đóng cửa thường xuyên
hơn do đại dịch covid 19. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng theo đó mà bị ảnh
hưởng không nhỏ.
 Luật tiền lương tối thiểu:
Một lý giải khác về tình trạng thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế xuất phát từ tính cứng
nhắc của tiền lương thực tế.
Nguyên nhân thứ nhất gây ra tính cứng nhắc của tiền lương là luật tiền tối thiểu. Chính phủ
ngăn không cho tiền lương giảm xuống bản bằng. Khi luật tiền lương tối thiểu buộc tiền lương
ở trên mức cung và mức cầu, làm tăng lượng cung và giảm lượng cầu về lao động so với mức
cân bằng. Vì vậy, chúng ta dư cung về lao động. Vì thế số công nhân muốn có việc làm sẽ
nhiều hơn số việc làm cung cấp cho lao động nên một số công nhân bị thất nghiệp.
Nhưng luật này chỉ lý giải tình trạng thất nghiệp cho các lao động có ít kỹ năng và kinh
nghiệm.

Thất nghiệp do tiền lương cao ở mức cân bằng


Nguồn: Giaodichtaichinh

 Công đoàn:
Công đoàn là một hiệp hội công nhân cố gắng duy trì lợi ích của mình về mặt tiền lương và
điều kiện lao động với những người thuê họ. Khi thương lượng với doanh nghiệp, công đoàn
sẽ đòi mức tiền lương cao hơn và điều kiện lao động tốt hơn mức doanh nghiệp muốn trả khi
không có công đoàn. Nếu công đoàn và doanh nghiệp không thỏa thuận được, công đoàn lúc
này sẽ đình công. Doanh nghiệp lúc này sẽ chấp nhận trả lương cao hơn vì đình công sẽ phần
nào ảnh hưởng đến họ. Khi công đoàn tăng tiền lương lên trên mức cân bằng, khi đó sẽ làm
tăng lượng cung và giảm lượng cầu về lao động, dẫn đến thất nghiệp.
 Tiền lương hiệu quả:
Doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu tiền lương cao hơn mức cân bằng. Do đó,
doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận nếu giữ tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình
trạng dư cung về lao động.
Tựu chung lại thì đều do tiền lương cao hơn cân bằng. Nhưng nó cũng có sự khác biệt quan
trọng.
Doanh nghiệp luôn phải cố gắng để trả mức lương cao cho lao động, vì các yếu tố:
- Sức khỏe người lao động:
Lý thuyết này không thật sự lý giải đối với lao động ở các nước phát triển nhưng sẽ lý giải
phần nào đối với lao động ở các nước kém phát triển. Nếu lao động có mức thù lao ổn định,
đầy đủ sẽ có thể chu cấp dinh dưỡng, sức khỏe bản thân một cách tốt nhất từ đó sẽ giúp tăng
năng suất lao động.
- Sự luân chuyển công nhân:
Việc lao động so sánh lợi ích của bản thân tại doanh nghiệp này với lợi ích của doanh
nghiệp khác sẽ ảnh hưởng đến việc suy nghĩ sẽ rời bỏ việc làm hiện tại. Tỷ lệ lao động bỏ việc
làm sẽ giảm nếu doanh nghiệp nâng mức tiền lương. Hơn nữa, công nhân mới chưa có năng
suất cao như những công nhân đã có kinh nghiệm sẽ phải tốn chi phí để đào tạo lại nhân sự.
- Nỗ lực của người lao động:
Nếu tiền lương ở mức cân bằng, công nhân sẽ ít có lý do để làm việc chăm chỉ vì nếu bị sa
thải công nhân dễ dàng kiếm được công việc khác. Doanh nghiệp tăng lương cao hơn mức cân
bằng để gây ra thất nghiệp và tạo động cơ cho công nhân không còn lơ là trách nhiệm của
mình trong công việc.
- Chất lượng người lao động:
Tiền lương hiệu quả nhấn mạnh mối quan hệ giữa tiền lương và chất lượng công nhân.
Bằng cách trả lương cao, doanh nghiệp khi đó sẽ thu hút nhiều lao động trình độ cao đến xin
việc.
 Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến cơ
hội nghề nghiệp cũng như sự ổn định việc làm của người dân ta.
- Mâu thuẫn địa chính trị, kinh tế giữa một số quốc gia then chốt, các quốc gia vùng vịnh và
các cường quốc trên thế giới.
Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine: Nga và Ukraine xảy ra chiến sự khiến biển đen
đóng băng, 1 số lượng lớn hàng hóa thế giới không thể lưu thông, 30-40% chuỗi hàng hóa lưu
thông qua Nga, nơi thì thiếu dầu, nơi thiếu thực phẩm, nơi thì ứ đọng hàng hóa.
Đứt gãy cung ứng, không thể lưu thông hàng hóa, sự đấu đá mâu thuẫn cản trở giao thương
giữa các nước, cấm vận, phe phái, không thể nhập khẩu cũng như xuất khẩu.

3 Châu lục chiếm hơn 97% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Nguồn: haiquanonline.com.vn

Cuối 2023, Israel và Hamas xảy ra chiến tranh. Một trận chiến ác liệt trong nhiều năm trở
lại đây. Cuộc chiến đã khiến eo biển đóng băng, không thể giao thương hàng hóa.
Các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi bùng phát mạnh mẽ: Ngày 26/7/2023, lực lượng
quân đội Niger đã thực hiện cuộc đảo chính với mục đích lật đổ chính quyền của Tổng thống
Mohamed Bazoum. Đây đã là cuộc đảo chính lần thứ 5 kể từ năm 1960 – năm giành được độc
lập.
Chính vì thế, đã tạo nên 1 bức tranh hỗn loạn về kinh tế và chính trị.
- Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu:
Sau khi xảy ra dịch covid nước ta không thể xuất khẩu được, khiến kinh tế bị đình trệ,
nhiều mặt hàng không xuất khẩu được, người dân bị mất vốn, đói kém.
- Nguồn cung cầu về người lao động cũng theo đó bị đứt gãy.
“Tháng 4-2020, khoảng trên 30 triệu người lao động Việt Nam (tương đương khoảng 50%
lực lượng lao động) bị ảnh hưởng trong đợt giãn cách cao điểm. Theo Bộ Lao động và
Thương binh xã hội, trong quý II-2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng 33%, thu nhập bình
quân của người lao động tính theo mức trung bình giảm 5%. Tháng 6-2021, tỷ lệ lao động
đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,4% so với tháng 5-2021 và giảm
1% so với cùng thời điểm năm 2020”. 1
- Đại án Vạn Thịnh Phát:
Theo thống kê bà Trương Mỹ lan và đồng bọn đã làm thiệt hại số tiền của chiếm 11% GDP

1
Nguồn: https://tapchicongsan.org.vn/en_US/web/guest/hoi-thao-quang-ninh/-/2018/826852/tac-dong-cua-dai-dich-
covid-19-den-nen-kinh-te-viet-nam-va-mot-so-giai-phap-ung-pho.aspx
của Việt Nam. Làm thâm hụt 1 trong những ngân hàng lớn của Việt Nam - Ngân hàng SCB –
Sài Gòn thương tín, số tiền khổng lồ lên tới 1,066,000 tỷ đồng. Giá trị tương đương với 1/10
toàn bộ hàng của của Việt Nam sản xuất ra trong năm 2022.

Số tiền Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt lớn hơn
tổng giá trị tài sản của 5 tỷ phú đô la ở Việt Nam cộng lại.
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt NAm (FDI) khi suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra,
nhà đầu tư vào không sinh lời. Từ đó, sẽ rút nguồn đầu tư, hoặc khi nền kinh tế biến động, các
nhà đầu tư rút vốn về dự trữ cho an toàn, nhu cầu ít, giảm sự đầu tư lại, hoặc chuyển qua
những nước ngoài phát triển khác.
- Sự gia tăng dân số, bối cảnh kinh tế hội nhập:
Thời đại 4.0 hiện nay, so với các nước đã phát triển, đứng đầu về công nghệ, nước ta còn
tụt hậu so với cac cường quốc rất nhiều, chính vì vậy đánh mất nhiều cơ hội cạnh tranh, phụ
thuộc vào các nước khác.
Với sự tăng trưởng dân số, cần phải có đủ cơ hội việc làm để hấp thụ lực lượng lao động
mới. Nếu không có đủ việc làm đủ đa dạng và phù hợp với nhu cầu của người lao động, sẽ dẫn
đến tăng tỷ lệ thất nghiệp.
References
Anh Minh. (2021, 12 9). Ngân sách đã chi hơn 56.000 tỷ đồng chống dịch và hỗ trợ người
gặp khó khăn. Retrieved from Báo chính phủ: https://s.net.vn/epb1
Anh Tuấn Vũ. (2023, 11 22). Bà Trương Mỹ Lan đã "RÚT RUỘT" 11% GDP của Việt Nam
như thế nào. Retrieved from Spiderum: https://s.net.vn/gkav
Anh, L. (2023, 10). Người Việt Nam làm việc ra sao so với thế giới. Retrieved from
https://vietnamnet.vn/nang-suat-lao-dong-viet-nam-ra-sao-so-voi-the-gioi-
2198991.html
Chính phủ vn. (2024, 3 13). ĐẠI ÁN VẠN THỊNH PHÁT: Tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ
Lan: cựu cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sá ngân hàng II cùng 83 đồng phạm.
Retrieved from Xây dựng chính sách chính phủ: https://s.net.vn/8lpe
Giang, T. (2023). Tốc độ tăng năng suất lao động 3 năm liên tiếp bị “hụt hơi”? Retrieved
from https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/toc-do-tang-nang-suat-lao-dong-3-nam-
lien-tiep-bi-hut-hoi-649540.html
KÊ, T. C. (2023). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2023.
Retrieved from https://www.gso.gov.vn/bai-top/2023/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-quy-iv-va-nam-2023/
Manpower. (2022). Tổng Chỉ Số Nguồn Nhân Lực Việt Nam 2022 – Thị trường lao động
cần nâng cao kỹ năng để thu hút đầu tư nước ngoài. Retrieved from
https://manpower.com.vn/vi/blog/2022/12/tong-chi-so-nguon-nhan-luc-viet-nam-
2022-thi-truong-lao-dong-can-nang-cao-ky-nang-de-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai?
source=google.com
Marketing, P. -T. (2024). Nền kinh tế toàn cầu 2024 phát tín hiệu gì cho doanh nghiệp?
Retrieved from https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/337264-Nen-kinh-
te-toan-cau-2024-phat-tin-hieu-gi-cho-doanh-nghiep
Minh, A. (2021). Ngân sách đã chi hơn 56.000 tỷ đồng chống dịch và hỗ trợ người gặp khó
khăn. Retrieved from Báo chính phủ.
PGS, T. P. (2022, 5 27). Tác động của đại dịch covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam và một số
giải pháp ứng phó. Retrieved from Tạp chí Cộng Sản: https://s.net.vn/uFaA
Quốc phòng toàn dân. (2024, 1 4). 10 sự kiếnj quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới
2023. Retrieved from Tạp chí Quốc phòng toàn dân: https://s.net.vn/E5LP
Thạch Phan. (2020, 3 13). Fed và ECB cấp tốc bơm tiền hỗ trợ kinh tế trước dịch Covid-19.
Retrieved from Báo Nhân Dân: https://s.net.vn/xwdd
Thuỷ, N. (2023). Xốc lại nguồn lực 2023. Retrieved from
https://www.brandsvietnam.com/23509-Xoc-lai-nguon-luc-2023
VOV.VN, T. N. (2023, 12 29). Việt Nam xuất siêu khoảng 28 tỷ USD năm 2023. Retrieved
from VOV.VN: https://s.net.vn/EfUI

You might also like