You are on page 1of 4

So sánh tình trạng thất nghiệp của Việt Nam và các

nước khác trên thế giới??


TÓM TẮT TỔNG QUAN
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã hồi phục và kỳ vọng ổn định
nhưng ở mức thấp:
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã tăng 3,6% năm 2017, sau khi duy
trì ở mức 3,2% trong 6 năm liên tục cho tới 2016.
Sự hồi phục này đạt được trên phạm vi rộng, do sự lớn mạnh ở các
nước đang phát triển và các nước phát triển.
- Tình trạng thất nghiệp toàn cầu tiếp tục gia tăng vượt mức 200
triệu người.
- Vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng trong kết quả thị trường lao
động
- Một số dân số già hóa sẽ tạo thêm áp lực đối với những thách thức
của thị trường lao động tương lai
- Việc làm dễ bị tổn thương ngày một tăng.
- Sự chênh lệch đáng kể trong kết quả việc làm tiếp tục tồn tại
giữa các khu vực và giữa các quốc gia.
+ Thế giới có những xu hướng đa dạng trong kết quả việc làm:
 Các nước đang phát triển được kỳ vọng tiếp tục năm thứ 6 liên
tiếp giảm tỷ lệ thất nghiệp, xuống mức 5,5% năm 2018, là tỷ lệ
thấp nhất kể từ năm 2007.
 Ngược lại, những nước mới phát triển đang chịu tỷ lệ thất
nghiệp tăng đáng kể trong giai đoạn 2014 – 2017, do suy thoái
kinh tế nghiêm trọng, một phần do giá hàng tiêu dùng sụt giảm
tại nhiều nền kinh tế lớn như Brazil và Liên bang Nga.
 Năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt do tỷ lệ thất nghiệp dự kiến
giảm còn 5,5% (từ 5,6% năm 2017), đồng nghĩa với việc việc
tăng số lượng người thất nghiệp ở các nước đang mới nổi ở mức
0,4 triệu người vào năm 2018 và 1,2 triệu người vào năm 2019.
 Số lượng người thất nghiệp ở các nước đang phát triển dự kiến
sẽ tăng nửa triệu người mỗi năm trong cả năm 2018 và 2019,
với tỷ lệ thất nghiệm duy trì ở mức 5,3%. Tuy nhiên, đối với
nhiều nước đang phát triển và các nước mới nổi, tình trạng việc
làm chất lượng thấp và người lao động nghèo có việc làm kéo
dài vẫn là những thách thức chính.
- Việt Nam là 1 trong số những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp:
 Theo kết quả TĐTDS&NO 2019, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ
15 tuổi trở lên của Việt Nam là 2,05%; trong đó theo giới tính
thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi trở lên là 2,00%,
còn ở nữ giới là 2,11%.
 Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về nhóm lao động có trình độ
cao đẳng (3,19%), tiếp đến là nhóm có trình độ đại học (2,61%).
Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn lại là những lao động trình
độ thấp hơn như trung cấp (1,83%), sơ cấp (1,3%) và không có
trình độ chuyên môn kỹ thuật (1,99%). Thấp nhất (chỉ 1.06%) là
trình độ trên đại học.
 Thất nghiệp là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của một
quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán
cân thanh toán có số dư). Giảm thiểu thất nghiệp, duy trì ổn
định và phát triển kinh tế đó cũng là một trong những mục tiêu
kinh tế mà chính phủ nước ta đề ra.
- Tuy nhiên hiện nay, Thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, xin
trợ cấp xảy ra trên toàn Thế Giới do hệ lụy của đại dịch Covid-
19, diễn biến của dịch cũng đã có những tác động tiêu cực đến
người lao động, ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động khiến
cho tình trạng thất nghiệp tăng cao hơn.

You might also like