You are on page 1of 3

BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG CÔNG VIỆC, THU NHẬP

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở phụ nữ là 76,8% cũng là tỷ lệ khá cao có thể bị hiểu nhầm là một chỉ báo
về mức độ bất bình đẳng giới tương đối thấp trong tham gia lực lượng lao động khi tỷ lệ này ở nam giới cũng
chỉ ở mức 81,9%. Thực tế vấn đề cấp thiết của sự bất bình đẳng ở đây là vị thế, thu nhập của công việc.

Các thực trạng được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:

Trong các vùng kinh tế, sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2019 ở nam và nữ cao nhất
là vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 66,1%, nam là 83,8%
(chênh lệch 17,7 điểm phần trăm.). Trung du và miền núi phía Bắc có mức chênh lệch thấp nhất cả nước là 3,5
điểm phần trăm khi các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 84,5% và 88%.

- Bất công trong vị thế việc làm:

+ Phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều bất bình đẳng có tính chất dai dẳng do vị thế việc làm có sự khác
biệt tương đối rõ ràng giữa nam và nữ và bất bình đẳng công việc không được trả công trong lao động gia đình.
Nếu xem xét riêng 2 nhóm của việc làm dễ bị tổn thương (lao động tự làm và lao động gia đình), chúng ta có
thể nhận thấy rằng lao động tự làm ở nam giới và nữ giới của Việt Nam là tương đương nhau. Tuy nhiên, phụ
nữ có nguy cơ trở thành lao động gia đình cao hơn gấp đôi so với nam giới. Năm 2019, 2/3 lao động gia đình ở
Việt Nam là phụ nữ (5 triệu lao động gia đình là nữ). Họ chiếm gần 1/4 việc làm của phụ nữ nông thôn (17,6
triệu lao động nữ nông thôn), so với chỉ 2,7 triệu lao động gia đình là nam giới, chiếm 13% của tổng số việc
làm của nam giới ở nông thôn (19,5 triệu).

+ Lao động gia đình không được trả công ở nam giới là 9,2%, con số này ở nữ giới cao gấp hơn 2 lần, 19,4%
trong năm 2019. Tỷ lệ nữ làm công ăn lương tăng từ 37,9% trong năm 2017 lên 43% trong năm 2019, số liệu
này cho thấy tính khả thi của mục tiêu đề ra tại chỉ tiêu 1, mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2021-2030 đề ra “tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và
khoảng 60% vào năm 2030”. Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đề ra
“Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống
dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030”. Hiện tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có
xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm đến 35,9% ở nữ giới và 33,2% ở nam giới trong năm 2019

- Vấn đề thăng tiến:


Theo báo cáo của Công ty Tư vấn McKinsey, phụ nữ da màu chỉ chiếm 4% các vị trí
lãnh đạo. Và theo một nghiên cứu của Harvard Busines Review vào năm 2019, không
có phụ nữ da đen nào đứng đầu một công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Trong 5 năm tới, sẽ có 1 triệu phụ nữ vẫn giữ các vai trò cấp thấp hoặc không tham gia
vai trò lãnh đạo ở bất cứ cấp nào trong khi các đồng nghiệp nam của họ được thăng
tiến trên con đường sự nghiệp đầy hứa hẹn hơn.
=>Sự thành công của các nữ lãnh đạo mới phụ thuộc rất nhiều vào các nhà quản lý cấp
trung và cấp cao (chủ yếu vẫn là nam giới) 
Điều đáng mừng ,Việt Nam đã cao hơn mức trung bình toàn cầu về phụ nữ nắm giữ vị
trí lãnh đạo, với tỉ lệ 39% (tăng 6% so với năm 2020) và xếp thứ 3 trên thế giới (trong số
29 quốc gia được khảo sát) - sau Philippines và Nam Phi - ngang bằng với Brazil và Ấn
Độ, và xếp thứ 2 ở Châu Á Thái Bình Dương sau Philippines 48%.
- Vấn đề giáo dục, đào tạo lao động:

4 lao động nam có việc làm thì có 1 người đã qua đào tạo (tỷ lệ 25%), ở nữ giới thì cứ 5 lao động có việc làm
thì mới có 1 người đã qua đào tạo (tỷ lệ 20%). Tỷ lệ này đặc biệt thấp với lao động nữ thuộc khu vực nông
thôn (chỉ đạt 12,3% năm 2019) chỉ bằng gần 1/3 tỷ lệ của khu vực thành thị (36,3%). Nhằm thúc đẩy việc thực
hiện được Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đề ra “Giảm tỷ trọng lao động nữ
làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và
dưới 25% vào năm 2030”. Các nguồn lực dành cho đào tạo, dạy nghề vẫn cần được ưu tiên nhiều hơn cho khu
vực nông thôn, đặc biệt là nữ tại khu vực nông thôn. Theo vùng kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lao
động nữ đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất là 11,9%, tiếp đến là Tây Nguyên 13,6%, Trung du và miền
núi phía Bắc 15,9%, Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung là 18,4%, Đông Nam Bộ 25,1% và cao nhất là
Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ 27,8%.

- Bất bình đẳng trong thu nhập:


Chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương so với
42% số nam giới. Mức lương trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương
đó của nam giới (FAO &UNDP 2002).
Các kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ chỉ được nhận 86% mức tiền lương cơ bản
của nam giới. Lao động nữ trong mọi loại hình doanh nghiệp đều có mức lương cơ bản
thấp hơn so với lao động nam khoảng 68% lương cơ bản của lao động nam. Lao động
nữ được hưởng các khoản trợ cấp theo các quy định của luật lao động, nhưng không
phải mọi người lao động nữ đều được nhận. Tính gộp cả tiền lương và các khoản trợ
cấp bằng tiền của lao động nữ thì tổng thu nhập của họ cũng chỉ tương đương với 87%
so với lao động nam.
 Những số liệu gần đây cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn còn tồn tại, phụ nữ
có thu nhập ít hơn nam giới trong mọi ngành nghề. Theo số liệu của điều tra VHLSS
năm 2002 cho thấy, thu nhập bình quân  hàng tháng của phụ nữ chiếm 85% thu
nhập của nam, tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công
nghiệp là 78%.
- Vấn đề gia đình,xã hội:

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/11/binh-dang-gioi-trong-lao-dong-va-tiep-can-
viec-lam-quan-ly-doanh-nghiep/

http://tapchimattran.vn/the-gioi/phu-nu-va-van-de-binh-dang-gioi-o-cac-vi-tri-lanh-dao-44732.html

https://luatminhkhue.vn/bat-binh-dang-gioi-ve-thu-nhap-cua-nguoi-lao-dong-o-viet-nam-va-mot-so-goi-y-
giai-phap-chinh-sach.aspx#:~:text=S%E1%BB%B1%20b%E1%BA%A5t%20b%C3%ACnh
%20%C4%91%E1%BA%B3ng%20gi%E1%BB%9Bi,c%C3%A1c%20c%E1%BB%99ng%20s%E1%BB
%B1%2C%202006).

You might also like