You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ : THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

I. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp


I.1. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm việc,
đang đi tìm việc làm.
Ở Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc
làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong tuổi
lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc
làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở
mức lương thịnh hành”.
Ở Việt nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển đổi nền kinh
tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Vì vậy, tuy chưa có văn bản
pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có
nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
 Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có
việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực
lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ, được biểu thị bằng phần
trăm.Do đặc trưng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta thường được tính cho
khu vực thành thị.
I.2. Phân loại thất nghiệp
Theo loại hình thất nghiệp
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam – nữ)
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi – nghề)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn…)
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc: Là những người tự ý xin thôi việc vì những lí do khác nhau
như lương thấp, không hợp nghề…
- Mất việc: Là những người bị các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi
việc vì một lý do nào đó.
- Nhập mới: Là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động,
nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn
quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời/thất nghiệp ma sát: Xảy ra khi có một số người lao
động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc
khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình (xảy ra ở 1 bộ phận
thị trường lao động).
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung
và cầu lao động về kỹ năng, nghành nghề, địa điểm… (xảy ra ở 1 bộ
phận thị trường lao động).
- Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Xảy ra khi mức cầu
chung về lao động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu
trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế (xảy ra
trên toàn bộ thị trường lao động).
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền lương được ấn
định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động (do
các yếu tố chính trị - xã hội tác động).
Theo tính chất
- Thất nghiệp tự nguyện
- Thất nghiệp không tự nguyện
II. Thực trạng thất nghiệp hiện nay
II.1. Thực trạng TN 2019-2020 (trước dịch Covid)
Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ
thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có
xu hướng tang
Theo Tổng cục Thống kê Dân số trung bình năm 2019 của cả nước ước tính 96,48
triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 34,7%; dân số nông thôn chiếm 65,3%; dân
số nam chiếm 49,8%; dân số nữ chiếm 50,2%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 là 55,8 triệu người, tăng 417,1 ngàn
người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 49,1 triệu người,
tăng 527,7 ngàn người. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2019 là 54,7 triệu
người, bao gồm 19 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản,
chiếm 34,7% tổng số (giảm 3 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và
xây dựng 16,1 triệu người, chiếm 29,4% (tăng 2,7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,6
triệu người, chiếm 35,9% (tăng 0,3 điểm phần trăm)
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý I là 2,00%; quý II là 1,98%;
quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là
2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2019 ước tính là 1,26% (quý
I/2019 là 1,21%; quý II và quý III cùng là 1,38%; quý IV ước tính là 1,07%), trong đó
khu vực thành thị là 0,67%; khu vực nông thôn là 1,57%.
II.2. Thực trạng TN 2021-2022 (hậu Covid)
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp trong 9 tháng là 2,67
Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước 9 tháng năm 2021 là 2,67%. Thông tin này được đưa ra
tại Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 do
Tổng cục Thống kê tổ chức sáng nay (29/9)
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý 3 ước tính là 49,2 triệu
người, giảm 1,9 triệu người so với quý trước và giảm 2,1 triệu người so với cùng kỳ năm
trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,4 triệu
người, giảm 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 9 tháng năm 2021 là 2,67%, trong đó khu vực thành
thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 2,15%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 9
tháng là 2,91%, trong đó khu vực thành thị là 3,78%; khu vực nông thôn là 2,39%. Tính
chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 3,04%,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 3,0%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông
thôn là 3,07%.
III. Nguyên nhân – hệ quả của thất nghiệp
III.1. Nguyên nhân thất nghiệp
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu. Tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu làm cho tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng gia tăng, làm cho nhiều quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn
toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu.
Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên
nhân chủ yếu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy
thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm
mà vật giá leo thang rất nhiều.
Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng
trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại
quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp
phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất
nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm nay.
III.2. Ảnh hưởng của thất nghiệp đối với cá nhân, xã hội, nền kinh tế
Thất nghiệp tác động và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát: Thất nghiệp
tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất
kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế-
xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng
thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân
sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất
nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của cá nhân và người lao động:
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống
bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự
đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn
khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y
tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc
sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội: Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội
không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền
sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ
bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng
bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về
chính trị.
IV. Chính sách của Nhà nước về thất nghiệp
IV.1. Về kinh tế
Hiện nay họ đã hành động theo mô hình khuyến khích gián tiếp các hoạt động và các
ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh đê thúc đẩy xuất khẩu. Mô hình này đã ủng hộ cho
việc Nhà nước từng bước rút khỏi câc hoạt động công nghiệp và cho vay tiền, một bước
xúc tiến các hoạt động trong khu vực tư nhân. Sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch nhà nước,
việc nhận thức rằng mức phúc lợi trong các nước cộng sản và xã hội chủ nghĩa trước đây
tụt hậu sau các nước khác, cộng với những tấm gương xuất sắc của một nhóm nước đang
phát triển đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục thông qua hệ thống lấy xuất khẩu làm đầu
đã góp phần to lớn làm thay đổi các quan điểm và chính sách.
Về mặt chính sách thương mại, sự thay đổi chiến lược đó bao hàm sự tham gia lớn
hơn vào hệ thống toàn cầu được minh hoạ bằng Tổ chức Thương mại Thế giới, và việc ký
kết các hiệp định thương mại ưu đãi nhằm mở cửa câc thị trường quan trọng ở nước
ngoài cho hàng hoá trong nước. Ngoài ra, sự thay đổi ấy còn dẫn tới việc chấp nhận quan
niệm rằng thuế nhập khẩu thấp và các biện pháp tự do hoá nhập khẩu không chỉ là “sự
cho đi đổi lại” để tiếp cận câc thị trường khác tốt hơn, mà bản thân nó còn có tác động
tích cực vì đã giới thiệu các nhà sản xuất trong nước với các nhà cạnh tranh nước ngoài,
do vậy bắt buộc họ phải thường xuyên đánh giá lại và cải tiến chiến lược kinh doanh của
mình.
IV.2. Về xã hội
Chính sách xã hội ở Việt Nam bao gồm chính sách an sinh xã hội và xóa đói, giảm
nghèo; chính sách về sức khỏe cộng đồng; chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
chính sách ưu tiên thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng
bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Nhà
nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
với nước; Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát
triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật,
người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác; Nhà nước có chính sách phát triển
nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

You might also like