You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI

GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC THẤT NGHIỆP KỶ LỤC – VÌ ĐÂU NÊN


NỔI?

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THANH TRIỀU

LỚP HỌC PHẦN: 24D1ECO50100269

THÀNH VIÊN: LÝ THẢO VI – 31231022612

ĐẶNG QUANG THUẦN – 31231023557

ĐẶNG THU NGÂN – 31231023445

PHẠM TƯỜNG NHẬT – 31231027595

HÁN THỊ NGỌC HUYỀN – 31231025231

TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2024


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THẤT NGHIỆP .................................................

1.1. Một số khái niệm.................................................................................................................


1.2. Đo lường thất nghiệp..........................................................................................................
1.3. Phân loại thất nghiệp..........................................................................................................

1.3.1. Thấu nghiệp tự nhiên .....................................................................................................


1.3.2. Thất nghiệp chu kì .........................................................................................................
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ TRUNG
QUỐC

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ TRUNG
QUỐC HIỆN NAY ......................................................................................................................

CHƯƠNG 4: GỢI Ý GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ
TRUNG QUỐC HIỆN NAY
.......................................................................................................

1. Tìm cảm hứng từ các chính sách thành công ở các nước khác ...............................
2. Giải quyết sự chia rẻ giữa đô thị và nông thôn .............................................................
3. Giảm bớt gánh nặng tinh thần do thất nghiệp kéo dài ................................................
4. Hiểu rõ bản chất “ KHÔNG ỔN ĐỊNH” của nền kinh tế GIG ...................................
5. Tiếp cận đa hướng ...........................................................................................................

PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................


LỜI NÓI ĐẦU

Để hiểu lý do chọn đề tài thất nghiệp của giới trẻ Trung quốc,
chẳng có cách nào tốt hơn là khám phá một câu chuyện thực tế, một bức
tranh sống động về thực tế đau lòng của 1/5 lao động trẻ thất nghiệp ở
Trung Quốc được viết báo Vneconomy (Tuyên, 2023) [1]. Với bàn tay
cầm chặt tờ hợp đồng lao động và nụ cười mỉa mai trên khuôn mặt, Li,
một thanh niên Trung Quốc, bước ra khỏi cổng công ty với giấc mơ của
mình bị quật ngã. Hàng triệu câu chuyện tương tự của những người trẻ
đầy nhiệt huyết như Li đã tạo ra một hình ảnh đau lòng về tình trạng thất
nghiệp ở các nước phát triển. Thống kê 1/5 lao động trẻ ở Trung Quốc
chỉ là con số lạnh lẽo, nhưng nó thực sự là những câu chuyện cá nhân, là
những ước mơ bị hủy hoại và là biểu tượng của những khó khăn không
tưởng.

Tuy Trung Quốc là một nước đang trải qua quá trình phát triển
nhanh chóng, thì nhiều người trẻ ở Trung Quốc đang phải đối mặt với
thực tế khó khăn khi phải trả tiền cho gia đình để "làm việc" tại chính tổ
ấm của họ. Bức tranh của thất nghiệp trẻ ở Trung Quốc là một mình
chứng không thể chối cãi, không chỉ là sự kết hợp của các con số thống
kê. Đó là một sự pha trộn phức tạp giữa mong đợi xã hội, biến động kinh
tế và ước mơ cá nhân, mời gọi sự chú ý của chúng ta. Như Kennedy đã
nói : "Thất nghiệp tức là mất cơ hội, mất tự do và mất tương lai.", hậu
quả của thất nghiệp không chỉ là những con số, mà còn là sự mất mát về
cơ hội, tự do và tương lai. Việc khám phá rừng rậm này là một cố gắng
hiểu sâu về một vấn đề phức tạp, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên
toàn thế giới.

Tóm lại, chọn đề tài về thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc là để
khám phá một vấn đề tồn tại không chỉ là một vấn đề cục bộ mà nó còn
có tác động lớn và toàn cầu. Thông qua việc nắm bắt những diễn biến và
tác động, đồng thời khám phá những yếu tố độc đáo trong vấn đề này,
như sự thay đổi công nghệ và cấu trúc việc làm, tôi hy vọng luận điểm
của mình sẽ góp phần mở ra các giải pháp nhằm giảm thiểu thất nghiệp
và đảm bảo sự phát triển bền vững theo thời gian.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THẤT NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm

Đo lường thất nghiệp là một hoạt động quan trọng của Cục Thống kê Lao
động (Bureau of Labor Statistics - BLS) thuộc Bộ Lao động Hàng tháng. BLS có
nhiệm vụ thu thập và phân tích các số liệu liên quan đến thị trường lao động, bao
gồm cả tỷ lệ thất nghiệp và các chỉ số khác như loại việc làm, thời gian làm việc
trung bình và thời gian thất nghiệp.

Để thu thập dữ liệu, BLS tiến hành cuộc điều tra thường kỳ với khoảng
60.000 hộ gia đình trên toàn quốc. Cuộc điều tra này được gọi là "Cuộc Điều tra
Dân số Hiện hành" và được thực hiện hàng tháng. Tại mỗi hộ gia đình, người
trưởng thành từ 16 tuổi trở lên sẽ được xếp vào một trong ba nhóm dựa trên câu trả
lời của họ trong cuộc khảo sát.

 Có việc làm: Nhóm này bao gồm những cá nhân làm việc trong doanh
nghiệp gia đình, được trả lương hoặc tự kinh doanh. Các thành viên của
nhóm có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Ngoài ra, cũng có
những người trong nhóm có việc làm nhưng tạm thời vắng mặt do bệnh tật,
nghỉ mát hoặc do thời tiết xấu. [2]

 Thất nghiệp: Nhóm này bao gồm những cá nhân đã sẵn sàng làm việc, đã tìm
kiếm công việc nhưng không thành công và đang nỗ lực tìm kiếm việc làm
trong vòng bốn tuần trước đó. Nhóm cũng bao gồm những người đang chờ
được liên hệ lại để làm việc sau khi bị sa thải. [2]

 Không trong lực lượng lao động: Nhóm này bao gồm những cá nhân không
thuộc vào hai nhóm đã nêu trên, ví dụ như các sinh viên theo học toàn thời
gian, những người phụ trách công việc gia đình hoặc những người đã về hưu.
[2]

1.1. Đo lường thất nghiệp


Một khi đã phân loại tất cả cá nhân trong cuộc điều tra, BLS tính toán các
chỉ số thống kê khác nhau để tổng hợp tình trạng thị trường lao động. BLS định
nghĩa lực lượng lao độn là tổng số người có việc làm và người thất nghiệp[2].

Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp trong lực lượng lao động[2]:

Số người thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp = Lực lượng lao động ×100

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính bằng phần trăm lực lượng lao động
trong tổng dân số tuổi trưởng thành [2]:

Lực lượng lao động


Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Dânsố tuổi trưởng thành ×100

1.2. Các hình thức thất nghiệp phổ biến


1.2.1. Thất nghiệp tự nhiên

Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp thông thường của mọi nền kinh tế. Loại
thất nghiệp này sẽ không mất đi mà gần như luôn tồn tại trong xã hội, ngay cả khi thị
trường lao động bình ổn nó cũng không hề biến mất. Tỷ lệ thất nghiệp thông thường
mà tỷ lệ thất nghiệp thực tế có xu hướng biến động xoay quanh nó.

Ngay cả khi nền kinh tế đang tiến triển tốt, luôn luôn tồn tại nạn thất nghiệp,
bao gồm:

 Thất nghiệp tạm thời, còn được gọi là Thất nghiệp do ma sát (Frictional
unemployment) [3]: dạng thất nghiệp xuất hiện khi mọi người thay đổi việc làm
và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn từ lúc rời công việc làm này đến khi tìm
được công việc khác. Thông thường mọi người không tìm ngay được việc khác
ngay sau khi mất việc. Khoảng thời gian giữa hai công việc có thể kéo dài nhiều
ngày hoặc nhiều tuần. Nhiều loại thất nghiệp tạm thời mang tính thời vụ...
(Nguyễn, 2012)
 Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) [3]: dạng thất nghiệp dài hạn do
sự suy giảm của một số ngành hoặc do có những thay đổi trong quy trình sản
xuất gây ra. Nó phát sinh khi sự thay đổi của cơ cấu nhu cầu trong nền kinh tế,
dẫn tới sự thay đổi phương thức sản xuất hiện có và một phần lao động bị mất
việc làm. Hiện tượng dài hạn như vậy có thể buộc người lao động phải đi tìm
việc làm mới ở các ngành khác hoặc địa phương khác.

1.3.2. Thất nghiệp chu kì (Cyclical unemployment)

Thất nghiệp chu kì [3] (cyclical unemployment) là thất nghiệp xảy ra khi có sự
giảm sút của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn suy thoái hay đình trệ của chu kỳ
kinh doanh.

Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên và thường liên
quan đến dao động ngắn hạn của thất nghiệp xung quanh mức tự nhiên.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ TRUNG
QUỐC

Trong năm 2018, Trung Quốc đã công bố lần đầu tiên số liệu về tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên (độ tuổi 16-24), một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế và xã hội của đất nước. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung
Quốc, tỷ lệ thất nghiệp giới trẻ đã tăng đáng kể từ mức 11,2% vào tháng 1/2018 lên
đến mức kỷ lục 20,4% vào tháng 4/2023. Điều này đặt ra một tín hiệu cảnh báo về tình
hình thất nghiệp đang trở nên nghiêm trọng tại Trung Quốc, khi mà đồng nghĩa với
việc cứ “5 người trẻ thì có 1 người không có việc làm”(VTV, 2022). Tỷ lệ này cao
hơn đáng kể so với vài tháng trước, cũng như mức 13% được duy trì trong suốt năm
2019. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên tại Trung Quốc đang cao gấp 3 - 4 lần so với Mỹ,
Hàn Quốc, Nhật Bản (độ tuổi 15-24). Trong khi Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt đạt
6,5%; 6,5%; 4,7%, thì tại Trung Quốc con số này đang ở mức cao hơn nhiều. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của các thanh niên mà còn có thể gây ra
những tác động tiêu cực đến xã hội và nền kinh tế cũng như tạo áp lực lớn cho chính
phủ trong việc đưa ra các chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề này
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ ( tuổi 26- 24) Trung Quốc giai đoạn 6/2021 –
6/2023

Nguồn: vtv.vn

Cùng với đó, xu hướng thất nghiệp của giới trẻ dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 7
và tháng 8 tới, khi khoảng 11,6 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học và gia nhập lực
lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp cao của giới trẻ sẽ là vấn đề khiến các nhà hoạch
định chính sách đau đầu, đặt ra một thách thức lớn cho chính phủ và các nhà hoạch
định chính sách vì tình hình thất nghiệp có các tác động xã hội không thể xem thường,
không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn đe dọa đến sự ổn định xã hội.

Tuy nhiên, đến sáng ngày 15/08/2023, Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu định
kỳ hàng tháng về tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ trong độ tuổi 16-24, sau khi thống kê hồi
tháng 07/2023 cho thấy mức thất nghiệp cao kỷ lục, 21,3%, tương đương 11,6 triệu
người, ở nhóm người trẻ tuổi trong tháng 06 năm nay. Quyết định này đã gây ra sự
quan ngại và tranh cãi trong cộng đồng vì nó có thể tạo ra sự thiếu minh bạch và tin
cậy trong thông tin về tình hình thất nghiệp tại Trung Quốc. Phó Lăng Huy (Fu
Linghui), một phát ngôn viên của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, thông báo
rằng việc công bố tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ đã bị tạm ngưng do cần "điều chỉnh" các
số liệu về việc làm.
Một người dùng internet đã bình luận mỉa mai trên mạng xã hội Weibo rằng chỉ
cần Bắc Kinh ngưng công bố số liệu là "sẽ không còn nạn thất nghiệp và vấn đề như
vậy sẽ được giải quyết". Điều này đặt ra câu hỏi về tính chính xác và minh bạch của
thông tin thống kê tại Trung Quốc, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc có thông
tin chính xác và đáng tin cậy để đưa ra các quyết định chính sách hiệu quả. Theo AFP,
tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc chỉ được thống kê ở các khu vực thành thị, do đó chỉ
phản ánh được một phần tình trạng thất nghiệp trong cả nước. [4]

Tóm lại, tình hình thất nghiệp của giới trẻ tại Trung Quốc đang là một vấn đề
đáng quan ngại và cần sự quan tâm đặc biệt từ phía chính phủ và cộng đồng , không
chỉ là vấn đề kinh tế mà còn có tác động xã hội và chính trị không thể xem nhẹ. Việc
giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và
các tổ chức xã hội để tạo ra cơ hội việc làm cho người trẻ và tạo điều kiện cho họ phát
triển bản thân trong môi trường kinh doanh khó khăn hiện nay.

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA GIỚI TRẺ


TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Tình hình thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc đã trở thành một vấn đề nghiêm
trọng, và không phải là mới. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao từ đầu năm đến tháng 7 hàng
năm do sự xuất hiện của một loạt học sinh và sinh viên mới tốt nghiệp. Các chuyên gia
đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có sự kết hợp của các
yếu tố như sự suy giảm của nền kinh tế và các xu hướng cơ cấu dài hạn.

Thứ nhất, đại dịch COVID-19 kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Trung Quốc, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ. Điều này ảnh hưởng đến việc tìm kiếm
việc làm của người trẻ, đặc biệt là các sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghề. Tờ
Washington Post lý giải, những người trẻ thường tập trung làm việc trong ngành dịch
vụ, ví dụ như nhà hàng, bán lẻ. Đây là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại
dịch, khi Trung Quốc thực hiện các chính sách phong toả chống dịch nghiêm ngặt như
phong tỏa và cách ly trên toàn thành phố để hạn chế lây nhiễm Covid.

Thứ hai, việc Bắc Kinh mạnh tay chấn chỉnh nhiều lĩnh vực như công nghệ, dạy
thêm, tài chính, bất động sản, giải trí, trò chơi điện tử… thời gian qua cũng khiến
doanh nghiệp hay công ty khởi nghiệp buộc phải sa thải lao động.

Thứ ba, Trung Quốc hiện sở hữu lượng lao động tốt nghiệp đại học nhiều hơn
bất kỳ thời điểm nào từ trước tới nay, lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng đã
tăng đáng kể trong 20 năm qua, dẫn đến tình trạng "thừa thầy thiếu thợ". Bằng chứng
rõ ràng nhất là nhiều nhà máy vẫn thiếu lao động và không tuyển được người, trong
khi nhiều vùng nông thôn cũng thiếu nhân lực nhưng chẳng bạn trẻ nào chịu về quê
"làm ruộng". Điều này gây ra sự bất cân xứng giữa yêu cầu của người lao động và các
vị trí công việc sẵn có. Các chuyên gia cho rằng, hệ thống giáo dục Trung Quốc hiện
nay vượt xa nhu
cầu của nền kinh tế. Thay vì tập trung vào bằng cấp cao, người lao động cần được đào
tạo kỹ thuật và dạy nghề cho các công việc cụ thể. Truyền thông nhà nước Trung
Quốc đã kêu gọi các cử nhân thất nghiệp nên tạm dừng tham vọng nghề nghiệp của họ
và chuyển sang các công việc đòi hỏi kỹ năng thấp hơn. Tuy nhiên, điều này đã nhận
được sự phản đối từ một số người trẻ thất nghiệp.

Trong những năm gần đây, vấn đề thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc đã trở
thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn và gần như cái sâu sa
cốt lõi . Khi sức ép để "tồn tại" ở các thành phố lớn của người trẻ hiện đang quá sức
chịu đựng, và điều này đã tạo ra những khó khăn lớn đối với thế hệ trẻ Trung Quốc.
Đầu tiên, sự cạnh tranh công việc ngày càng cao, cơ hội việc làm giảm đi tại các thành
phố lớn của Trung Quốc, khiến cho việc tìm kiếm một công việc ổn định trở nên khó
khăn hơn bao giờ hết. Điều này đã tạo ra một tình trạng lo lắng và bất an lớn đối với
người trẻ, khi họ phải đối mặt với nỗi lo sợ về tương lai và sự ổn định nghề nghiệp.
Ngoài ra, giá bất động sản tăng cao ngất ngưởng trong nhiều năm cũng là một trong
những yếu tố góp phần làm gia tăng sức ép lên giới trẻ Trung Quốc. Việc mua nhà và
lập gia đình đã trở thành một ước mơ xa xỉ đối với nhiều người trẻ, khi giá nhà ngày
càng tăng cao và trở nên không thể nào đạt được. Thậm chí, giá thuê nhà cũng liên tục
thay đổi theo chiều hướng gia tăng, tạo thêm áp lực lớn lên người trẻ khi họ phải chi
trả một khoản chi phí không nhỏ để có thể sở hữu một không gian sống đủ đáng.

Trong bối cảnh tâm trạng u ám và bất an, thế hệ trẻ Trung Quốc cũng chỉ có ít
không gian để bày tỏ nỗi lòng. Chính phủ cũng đã siết chặt internet, hạn chế các thông
tin đi ngược lại lời kêu gọi "thanh niên phải cứng cỏi lên", khiến cho người trẻ gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm sự thoải mái và an ủi từ cộng đồng mạng. Điều này đã
khiến cho tâm lý của người trẻ Trung Quốc trở nên căng thẳng và bất an hơn. Kể từ
năm 2012, để trốn tránh các từ khóa nhạy cảm, các thanh niên vỡ mộng thường nói về
tangping (nằm bẹp) và bailan (để nó thối rữa) để chia sẻ các tâm sự. Dù không chính
thức, nhưng những từ ngữ này đồng nghĩa với việc "từ bỏ" và "thất vọng". Điều này
cho thấy rằng xu hướng ủ rũ và bất an đã lan rộng trong cộng đồng thanh niên Trung
Quốc. Tuy nhiên, vấn đề thất nghiệp của giới trẻ không chỉ xảy ra ở Trung Quốc mà
còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các khảo sát ở Mỹ cho thấy rằng 50% người
từ 18-34 tuổi thiếu niềm tin vào tương lai, hoặc im lặng bỏ cuộc. Điều này cho thấy
rằng vấn đề thất nghiệp của giới trẻ không chỉ là một vấn đề riêng biệt mà còn là một
vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người trẻ trên khắp thế giới.

Trung Quốc đã nhận thức được tốc độ gia tăng của sự già hóa dân số và chính
phủ đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người trẻ kết hôn, sinh con và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, các số liệu mới nhất và các khảo sát độc lập cho thấy rằng ngược
lại, người trẻ Trung Quốc không muốn theo đuổi những mục tiêu mà chính phủ đề ra.
Họ từ chối những áp lực và tham vọng tập thể để tập trung vào sở thích và nguyện
vọng cá nhân. Trong bối cảnh thế giới đang hướng đến sự cân bằng giữa cuộc sống cá
nhân và công việc, việc ép buộc người trẻ từ bỏ sở thích và mục tiêu cá nhân để phục
vụ lợi ích tập thể dường như không mang lại kết quả tích cực. Việc này có thể gây ra
tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của người trẻ, cũng như ảnh hưởng đến sự
phát triển của đất nước trong tương lai.

Ví dụ, ngành công nghệ luôn được xem là giấc mơ của các sinh viên Trung
Quốc khi mới ra trường. Tuy nhiên, các hạn chế ngày càng sâu sắc của Trung Quốc
đối với ngành này đang gây ra những tác động không nhỏ tới tâm lý thế hệ lao động
tương lai. Thay vì ép buộc giới trẻ đi theo các con đường được chính quyền Trung
Quốc vạch sẵn, các chuyên gia khuyên rằng nước này nên tạo điều kiện hoặc ít nhất là
tôn trọng các công việc mà họ lựa chọn, như nghệ sĩ âm nhạc, nhà thiết kế, influencer
hay nhà thiết kế game. Áp dụng những khuôn mẫu của quá khứ để bắt người trẻ "giác
ngộ" là điều không dễ để thành công. (Vì Sao Tỷ Lệ Thất Nghiệp Cao Kỷ Lục ở Giới
Trẻ Trung Quốc?, n.d.)\

CHƯƠNG 4: GỢI Ý GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA GIỚI
TRẺ TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, việc giải quyết vấn đề thất nghiệp
cho thanh niên luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia. Trung
Quốc, với quy mô dân số lớn và nền kinh tế phát triển, đặt ra một thách thức lớn trong
việc giải quyết vấn đề này.

1. Tìm cảm hứng từ các chính sách thành công ở các nước khác

Trong quá trình phát triển và áp dụng chính sách kinh tế và xã hội, Trung Quốc có
thể học hỏi từ những kinh nghiệm thành công của các quốc gia khác trên thế giới. Việc
tìm kiếm nguồn cảm hứng từ các sáng kiến chính sách ở các quốc gia khác sẽ giúp
Trung Quốc nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
xã hội của mình. Một trong những điểm mà Trung Quốc có thể học hỏi là “hệ thống
đào tạo nghề kép của Đức”(Hệ Thống Đào Tạo Nghề Kép ở Cộng Hòa Liên Bang
Đức, n.d.). Đức đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống đào tạo nghề kép
chất lượng cao, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận với kiến thức và kỹ năng
chuyên môn cao cấp. Ở Đức, việc đào tạo nghề không chỉ tập trung vào việc học lý
thuyết mà còn kết hợp với việc thực hành ngay từ khi còn là học sinh. Học sinh có thể
chọn học tại các trung tâm đào tạo nghề hoặc trường cao đẳng nghề, nơi họ được đào
tạo vừa lý thuyết vừa thực hành trong môi trường thực tế. Hệ thống này giúp đào tạo
ra những công nhân có kỹ năng chuyên môn cao và sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt
nghiệp.Việc áp dụng mô hình này vào thực tiễn của Trung Quốc sẽ giúp cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực, từ đó tạo ra sự cạnh tranh cao hơn cho nền kinh tế Trung Quốc
trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể học hỏi từ các quốc gia khác về việc quản lý tài
nguyên tự nhiên và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả
và bảo vệ môi trường bền vững sẽ giúp Trung Quốc giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường và tài nguyên tự nhiên, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho đất
nước. Việc học hỏi từ các quốc gia khác cũng giúp Trung Quốc nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế và giáo dục, từ đó cải thiện đời sống và sức khỏe của người dân.
Việc áp dụng những kinh nghiệm thành công từ các quốc gia khác sẽ giúp Trung Quốc
tiến bộ và phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

2. Giải quyết sự chia rẻ giữa đô thị và nông thôn

Ngoài ra, việc giải quyết sự chênh lệch giữa các khu vực thành thị và nông thôn
cũng là một vấn đề cấp bách mà Trung Quốc cần tập trung. Bằng việc cung cấp ưu đãi
tài chính và tài trợ đã trở thành một phương pháp hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng
việc làm ở các khu vực nông thôn tại Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp giảm bớt
áp lực về việc làm tại các thành phố lớn mà còn tạo ra cơ hội mới cho người lao động
ở các khu vực nông thôn. Đồng thời, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cũng
giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm tại các khu vực nông thôn, từ đó thúc
đẩy phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống cho người dân.

Tương tự, ở Úc và Hoa Kỳ, việc áp dụng các mô hình ưu đãi tài chính và hỗ trợ tài
trợ đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, việc thu hút nhân
viên y tế đến các khu vực ít dân cư hơn đã giúp cải thiện đáng kể dịch vụ y tế cho
cộng đồng. Nhờ vào việc hỗ trợ tài chính và các chính sách miễn thuế, các bác sĩ, y tá
và nhân viên y tế khác đã có cơ hội làm việc và phục vụ những khu vực có nhu cầu y
tế cao mà trước đây gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất từ việc cung cấp ưu đãi tài chính và hỗ
trợ tài trợ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng.
Chính phủ cần thiết lập các chính sách linh hoạt và có chiến lược để đảm bảo rằng ưu
đãi được áp dụng một cách công bằng và hiệu quả. Doanh nghiệp cần tích cực tham
gia vào việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho các khu vực nông thôn, đồng
thời xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút nhân viên. Cộng đồng cần
được thông tin đầy đủ về các ưu đãi và hỗ trợ có sẵn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động quyết định làm việc tại các khu vực nông thôn.

3. Giảm bớt gánh nặng tinh thần do thất nghiệp kéo dài

1
Trong bối cảnh thời gian thất nghiệp kéo dài, gánh nặng tinh thần đối với người trẻ
ngày càng trở nên nặng nề hơn. Vấn đề này càng trở nên tồi tệ khi thời gian tốt nghiệp
càng lâu, và sau đại dịch COVID-19, tình hình trở nên trầm trọng hơn. Theo báo cáo,
có tới 40% thanh niên Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ gặp phải các thách thức
về sức khỏe tâm thần. Điều này đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với cả xã hội và
nền kinh tế.

Trong bối cảnh này, Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm bớt gánh nặng tinh thần do thất nghiệp kéo dài đối với thanh niên. Các dịch vụ
này, như những dịch vụ có sẵn ở các quốc gia phát triển như Úc, được thiết kế riêng
cho thanh niên và có thể giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm
kiếm việc làm và xây dựng sự nghiệp.

 Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần có thể cung cấp hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho thanh
niên trong quá trình tìm kiếm việc làm.

 Các chương trình Sức khỏe Tâm thần cũng có thể giúp thanh niên xây dựng kỹ
năng sống và quản lý stress.

Trong bối cảnh hiện nay, chính phủ cũng như các tổ chức xã hội cần chú trọng đầu
tư vào Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần cho thanh niên. Việc phát triển các chương trình
hỗ trợ tinh thần và tư vấn cho thanh niên không chỉ giúp họ vượt qua khó khăn hiện tại
mà còn tạo ra những nguồn lực nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Chính phủ cũng
như các tổ chức xã hội cần chú trọng đầu tư vào việc phát triển và mở rộng các
chương trình Sức khỏe Tâm thần cho thanh niên, nhằm tạo ra một môi trường làm việc
và học tập tích cực và lành mạnh hơn cho tương lai.

4. Hiểu rõ bản chất “ KHÔNG ỔN ĐỊNH” của nền kinh tế GIG

Nền kinh tế Gig (Gig Economy), hay còn được gọi là nền kinh tế linh hoạt, đang trở
thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Trong một nền kinh tế Gig, mọi người
thường làm việc trong những vị trí tạm thời và linh hoạt, còn các công ty có xu hướng
thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian. Tuy
nhiên, mặc dù nền kinh tế Gig mang lại sự linh hoạt cho người lao động, nó cũng đặt
ra nhiều thách thức và ảnh hưởng đáng kể đối với họ.

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của nền kinh tế Gig là sự suy yếu của nền
kinh tế truyền thống của những người lao động toàn thời gian. Đồng thời, sự linh hoạt
của hợp đồng ngắn hạn trong nền kinh tế Gig cũng có thể phá vỡ cân bằng cuộc sống
công việc, giờ giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày. Tính linh hoạt này đồng nghĩa
với việc người lao động phải sẵn sàng bất cứ khi nào có hợp đồng tạm thời và luôn
phải săn lùng hợp đồng tiếp theo. Điều này có thể tạo ra áp lực lớn và ảnh hưởng đến
sức khỏe tinh thần của người lao động. Ngoài ra, nền kinh tế Gig cũng khiến cho sự an
toàn của một công việc có lương thưởng ổn định, các thói quen hàng ngày đặc trưng
cho công việc bị xóa bỏ. Người lao động phải gánh chịu nhiều hơn rủi ro thị trường
đối với những thăng trầm kinh tế, xu hướng thay đổi và sở thích của người tiêu dùng
hơn trước. Điều này có thể tạo ra lo lắng và không chắc chắn về tương lai của họ.

Từ đó, ta nhận ra bản chất “mong manh”, “lỏng lẻo” của nền kinh tế gig cũng có
thể làm tăng thêm vấn đề thất nghiệp. Trong bối cảnh này, các chính phủ Trung Quốc
cũng như các tổ chức xã hội cần phải có những chính sách và biện pháp hỗ trợ người
lao động trong nền kinh tế Gig. Ở một số quốc gia châu Âu như Pháp và Hà Lan đã
công nhận người lao động Gig là nhân viên và cung cấp cho họ các quyền lợi an sinh
xã hội. Việc áp dụng mô hình tương tự tại Trung Quốc có thể mang lại những lợi ích
như bảo hiểm sức khỏe và kế hoạch nghỉ hưu. Việc xây dựng môi trường làm việc
công bằng và an toàn, bảo vệ quyền lợi của người lao động tạm thời, cũng như tạo ra
cơ hội phát triển nghề nghiệp cho họ là rất quan trọng. Ngoài ra, việc xây dựng một hệ
thống an sinh xã hội linh hoạt và hiệu quả cũng là một yếu tố then chốt để giúp người
lao động Gig có cuộc sống ổn định hơn.

5. Tiếp cận đa hướng

Vấn đề thất nghiệp thanh niên là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế
giới. Đối với các quốc gia đang phát triển, vấn đề này càng trở nên nặng nề hơn khi
nguồn nhân lực trẻ tuổi không được tận dụng hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, cần
có một chiến lược toàn diện và đa chiều, vượt qua ranh giới quốc gia.

Trước hết, việc trao đổi kinh nghiệm và phương pháp hiệu quả trong việc tạo việc
làm là điều cực kỳ quan trọng. Các quốc gia cần tích cực học hỏi và áp dụng những
kinh nghiệm thành công từ các nền kinh tế phát triển, từ việc đào tạo nguồn nhân lực
đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Việc hợp tác trong các
sáng kiến toàn cầu cũng rất quan trọng, để tạo ra cơ hội việc làm cho thanh niên không
chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác.

Hợp tác cũng được coi là điểm mấu chốt trong việc phát triển một lực lượng lao
động trẻ mạnh mẽ và năng động trên phạm vi toàn cầu. Việc tạo ra cơ hội việc làm cho
thanh niên không chỉ giúp họ có thu nhập ổn định mà còn giúp họ phát triển kỹ năng
và kinh nghiệm, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ngoài ra, việc đầu tư vào nhóm tuổi trẻ không chỉ là một chiến lược khôn ngoan
mà còn là một nghĩa vụ đạo đức. Việc tạo ra cơ hội việc làm cho thanh niên không chỉ
giúp họ tự lập mà còn giúp gia đình và xã hội giảm bớt gánh nặng về kinh tế và xã hội.

1
Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn góp phần vào sự cân bằng
toàn cầu và sự thịnh vượng chung.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, thất nghiệp đối với giới trẻ Trung Quốc đang trở thành
một vấn đề đáng lo ngại, đòi hỏi sự quan tâm và giải quyết kịp thời từ các cơ quan
chức năng và xã hội.

Từ việc phân tích và đánh giá, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc là do sự thay đổi trong cơ cấu kinh
tế, sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường lao động và sự thiếu hụt kỹ năng nghề nghiệp.
Điều này đã tạo ra áp lực lớn đối với giới trẻ, khi họ phải đối mặt với khó khăn trong
việc tìm kiếm việc làm ổn định và phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, vấn đề giáo dục
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp của giới trẻ
Trung Quốc. Hệ thống giáo dục cần được cải thiện, tập trung vào việc phát triển kỹ
năng nghề nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể
nhập cuộc vào thị trường lao động một cách dễ dàng hơn.

Để giải quyết vấn đề thất nghiệp của giới trẻ Trung Quốc, chúng ta cần sự đồng
lòng từ cả xã hội. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động, đồng thời tăng cường đầu tư vào giáo dục và
đào tạo. Các tổ chức xã hội cũng cần có những hoạt động hỗ trợ, khuyến khích sự sáng
tạo và khởi nghiệp của giới trẻ. Từ đây, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có
thể học hỏi, đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình phát triển đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuyên N. (2023, July 31). Câu chuyện 1/5 lao động trẻ thất nghiệp ở Trung
Quốc. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. https://vneconomy.vn/cau-
chuyen-1-5-lao-dong-tre-that-nghiep-o-trung-quoc.htm
2. MANKIW, N. Gregory, et al. Nguyên lý Kinh tế học. 2003.
3. Nguyễn, V. N. (2012). Từ \djiển Kinh tế
họchttps://dlib.neu.edu.vn/handle/NEU/37531
4. VTV B. D. T. (2022, December 10). Cứ 5 thanh niên Trung Quốc thì có 1
người thất nghiệp. BAO DIEN TU VTV. https://vtv.vn/news-
20221210171233774.htm
5. Vì sao tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục ở giới trẻ Trung Quốc? (n.d.). Retrieved
March 2, 2024, from https://thanhnien.vn/vi-sao-ty-le-that-nghiep-cao-ky-luc-o-
gioi-tre-trung-quoc-1851479055.htm

You might also like