You are on page 1of 31

TR

TRƢỜNG KINH TẾ - ĐẠI HỌC DUY TÂN


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ

“TÌM HIỂU VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC


LÀM Ở VIỆT NAM ”
Môn học :CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ-Mã môn học : ECO 152 Y
GVHD: T.S Đỗ Văn Tính

NHÓM 1 – SINH VIÊN THỰC HIỆN:


1) Lê Trần Thúy An
2) Nguyễn Thị Ngọc Bích
3) Trần Thành Đạt
4) Nguyễn Đức Anh
5) Lê Thành Chưa
6) Nguyễn Đăng Việt Anh
7) Trần Nguyệt Ánh
8) Trần Thị Mỹ Lan Anh

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ SĐT Gmail


Lời mở đầu ,
1 chương 3 ,
Lê Trần Thúy An 4089 0899356646 thuyanletran75@gmail.com
1 kết luận ,
sửa word
Trần
2 Thị Mỹ Lan Phần 3
8870 0904082320 lananh301004@gmail.com
2 Anh chương 2
3 Phần 4 anhnguyen21122004@gmail
Nguyễn Đức Anh 0337312755
3 3152 chương 2 .com
4 Phần 1
Lê Thành Chưa 1355 0327962762 thanhchua2004@gmail.com
4 chương 2
5 Phần 1 tranthanhdat24012004@gm
Trần Thành Đạt 0396 0789851234
5 chương 1 ail.com
6 Phần 2 trannguyetanh140920044@
Trần Nguyệt Ánh 3301 0816242559
6 chương 2 gmail.com
Nguyễn
7 Thị Ngọc Phần 5
4005 0336451181 nb11110k4@gmail.com
7 Bích chương 2
Nguyễn
8 Đăng Việt Phần 2 vietanhnguyen2345@gmail.
2849 0868916494
8 Anh chương 1 com
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM ......2

1 Một số khái niệm về thất nghiệp và việc làm..................................................2

2. Phân loại thất nghiệp và việc làm....................................................................3

CHƢƠNG 2: THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM .......................8

1. Sơ lƣợc về thực trạng thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam ........................8

1.1. Lực lượng lao động các quý 2020-2022 .......................................................... 8

1.2. Số người và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động các quý 2020-2021
...................................................................................................................................................... 10

1.3. Lao động có việc làm theo khu vực kinh tế ................................................ 11

2. Thực trạng thất nghiệp năm 2020-2021 .......................................................13

2.1. Tình trạng thất nghiệp năm 2020 ..................................................................... 13

2.2. Tình trạng thất nghiệp năm 2021 ..................................................................... 16

3. Tác động của thất nghiệp ...............................................................................17

3.1. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng và lạm phát .................................... 19

3.2. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động 20

3.3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội ..................................................... 20

4. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ..............................................................20

5. Giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp.........................................................22

CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM ....................................26

1. Tình hình lao động việc làm 2021 ...............................................................26

1.1 Số người có việc làm ................................................................................26

1.2. Thu nhập bình quân tháng của người lao động ………………….…….26
1.3. Lao động làm công việc tự sản tự tiêu .......................................................... 27

2. Tình hình lao động việc làm 2022 ................................................................27


2.1 Số người có việc làm ................................................................................27

2.2. Thu nhập bình quân tháng của người lao động………………...……... 27
2.3 Lao động làm công việc tự sản tự tiêu ....................................................................... 28

KẾT LUẬN .............................................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................30


LỜI MỞ ĐẦU

Hoà mình với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nước ta kể từ khi tham
gia thương mại quốc tế đang tạo ra cơ hội cũng như thách thức lớn đối với việc
làm. trong nền kinh tế luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực, đương nhiên nền
kinh tế cũng không ngoại lệ. Mặt tích cực của nền kinh tế là GDP tăng trưởng, thu
nhập bình quân đầu người cao hay là hội nhập quốc tế sâu rộng… Mặt còn lại, một
mặt đã gây ra không ít những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế có thể kể đến như là
thất nghiệp, lạm phát… Đặc biệt, trong tình dịch bệnh Covid – 19 kéo dài từ đầu
năm 2020 đến nay, tình trạng thất nghiệp trở nên vô cùng phổ biến và lan rộng ở
các nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, ở nước ta tại thời
điểm hiện tại, vấn đề thất nghiệp vẫn còn đang rất nhức nhối bởi dịch bệnh vẫn
còn diễn biến rất căng thẳng và số người lao động thất nghiệp do bị ảnh hưởng lại
ngày một tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động mà còn
ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia , vấn đề về
thất nghiệp và việc làm vẫn luôn là vấn đề cần giải quyết hàng đầu ở Việt Nam và
cả trên thế giới , Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn
và sự vận dụng có hiệu quả những vần đề nêu trên. Từ đó có thể nêu lên được cơ
sở lý luận để xây dựng mà hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Việc nhận thức và vận
dụng đúng đắn vấn đề này giúp ta giải quyết được những thực trạng này được là sự
giảm sút to lớn về mặt sản lượng và đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát cao. Đồng
thời nó còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Bởi vì thất nghiệp tăng số người
không có công ăn việc làm nhiều hơn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội
như: cờ bạc, trộm cắp…làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối
quan hệ truyền thống, gây tốn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người.

1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC
LÀM

1.Một số khái niệm về thất nghiệp và việc làm:

Thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao động, không
có việc làm, không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất sức lao động hay
các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích cực tìm kiếm công
việc.

Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt một vài khái
niệm sau:

– Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa là có
quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.

– Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc
chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.

– Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội.

– Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và
đang tìm việc làm.

– Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong
độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm:
người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, bệnh
tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau.

Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê va có thể khác nhau giữa các quốc
gia.

Việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là
dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công
nhận.

2
Việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:

– Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản
xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ
thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy người có việc làm thông thường
phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và
trong thời gian tương đối ổn định.

– Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khản năng tạo ra thu nhập.

– Hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái
pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm. Tùy theo điều
kiện kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự
quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được
coi là việc làm. Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lí của việc làm.

2. Phân loại thất nghiệp và việc làm

2.1 . Theo hình thức thất nghiệp


Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
2.2 Theo lý do thất nghiệp
Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất
kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan
của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp
không gian làm việc…
Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động,
nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.

3
Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn
quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
2.3. Phân loại theo tính chất thất nghiệp.
Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment)
Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)
2.4. Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp.
2.4.1. Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình
thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại
ngay khi thị trường lao động cân bằng.
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xuất hiện khi không có sự ăn
khớp về nhu cầu trong thị trường lao động; Chính sách công và thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Xuất hiện do sự dịch chuyển cơ
cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một
ngành.
Thất nghiệp mùa vụ (seasonal unemloyment): Xuất hiện do tính chất mùa vụ của
một số công việc như làm nông nghiệp, dạy học, công việc part time dịp hè, giải trí theo
mùa (trượt tuyết, công viên nước)…
2.4.2. Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là mức thất nghiệp tương ứng
với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra,là dạng
thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn.
Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế rơi vào
suy thoái.
Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế đang
ở trong trạng thái mở rộng(phát triển nóng).
Chú ý: vì thất nghiệp thường mang nghĩa tiêu cực nên khi người ta nói đến thất
nghiệp chu kỳ thường hàm ý nói về thất nghiệp chu kỳ cao.
Theo Keynes tình trạng thất nghiệp cao trong cuộc Đại khủng hoảng là do thiếu
cầu hay mức tổng cầu thấp trong điều kiện tiền lương cứng nhắc. Chính vì vậy thất

4
nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế rơi vào suy thoái còn gọi là thất nghiệp thiểu cầu hay thất
nghiệp kiểu Keynes.
2.4.3 Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định không
bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức tiền lương thực tế cân bằng của thị trường.
Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định
cao hơn mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quyết định.

Vậy tại sao mức lương tối thiểu lại cao hơn mức cân bằng của thị trường?
Do luật tiền lương tối thiểu quy định (minimum-wage law) (chính phủ): Theo Bộ
luật Lao động, lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định. Đó là số tiền trả
cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và
cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người
lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
Công đoàn và thương lượng tập thể (lao động)
Lý thuyết tiền lương hiệu quả (các hãng)
Lý thuyết tiền lương hiệu quả (theory of efficiency wage) (lý thuyết giải thích tại
sao các hãng trả tiền lương cao thì lại có lợi)
Sức khỏe công nhân
Sự luân chuyển công nhân
Nỗ lực của công nhân
Chất lượng công nhân
2.4.4 Mở rộng: Các trường hợp đặc biệt.

5
Công nhân tuyệt vọng (Discouraged workers): là những cá nhân gần như không
còn mong muốn tìm việc nữa nhưng sẵn sàng làm việc nếu có một công việc nào đó →
phải xếp vào loại không nằm trong LLLĐ.
Thất nghiệp trá hình (Underemployment): là những cá nhân tìm công việc làm
fulltime nhưng cuối cùng chỉ làm partime hoặc làm việc dưới khả năng của mình → phải
xếp vào thất nghiệp.
Thất nghiệp ảo (Phantom unemployed): là những cá nhân không còn mong muốn
làm việc nhưng “cố tình” ở lại đội ngũ những người thất nghiệp để giảm trợ cấp → phải
xếp vào loại không nằm trong LLLĐ.
Phân loại việc làm
- Việc phân loại việc làm cho phép các công ty trả công cho nhân viên theo nhiệm vụ, trách
nhiệm và độ khó vai trò của họ. Nó cũng quan trọng đối với kỷ luật nhân viên, quyền lợi và xây
dựng chính sách. Việc phân loại nhân viên phù hợp có thể thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa
người sử dụng lao động và nhân viên, và giúp các công ty tuân thủ luật lao động. Dưới đây là các
mẹo về cách phân loại nhân viên của bạn để đảm bảo lương thưởng công bằng và tránh các vấn đề
liên quan đến lương.Tạo phân loại việc làm tại nơi làm việc
Có ba cách phân loại nhân viên tại nơi làm việc. Bạn có thể phân loại nhân viên
của mình theo:

- Nhiệm vụ công việc : Điều này liên quan đến việc phân loại nhân viên thành các
loại được miễn và không được miễn. Nhân viên được miễn trừ có quyền tiếp cận hạn chế
với các lợi ích của chủ lao động trong khi nhân viên không được miễn đủ điều kiện nhận
thêm các kế hoạch lợi ích của công ty. Để tránh hiểu lầm, điều quan trọng là tất cả nhân
viên phải biết tình trạng hội đủ điều kiện của họ liên quan đến các chương trình phúc lợi
theo luật định và công ty cụ thể.- Số giờ làm việc theo lịch trình trong tuần : Người sử
dụng lao động sử dụng số này để phân loại nhân viên là bán thời gian hoặc toàn thời gian.
Nhân viên toàn thời gian có lịch làm việc thường xuyên là 40 giờ một tuần. Nhân viên
bán thời gian có lịch làm việc ít hơn 40 giờ mỗi tuần. Việc làm toàn thời gian mang lại
nhiều lợi ích hơn so với việc làm bán thời gian.

6
- Thời hạn công việc : Thời hạn của một công việc xác định một vị trí là vĩnh viễn,
tạm thời hoặc đặc biệt. Nhân viên cố định được thuê để làm việc trong một khoảng thời
gian không xác định trong khi nhân viên tạm thời làm việc có thời hạn.Các loại phân loại
việc làmDưới đây là danh sách các loại phân loại việc làm khác nhau:- Nhân viên toàn
thời gian- Nhân viên bán thời gian- Bán thời gian không bao gồm phúc lợi- Phân loại đặc
biệtNhân viên toàn thời gianDưới đây là các loại phân loại nhân viên toàn thời gian:-
Toàn thời gian thông thường: Nhân viên được sắp xếp làm việc trên cơ sở 40 giờ trong
một khoảng thời gian không xác định. Nhân viên chính thức thông thường có thể nhận
được tất cả các kế hoạch phúc lợi của chủ nhân nếu họ đủ điều kiện.- Toàn thời gian tạm
thời: Những nhân viên này có lịch trình làm việc thường xuyên ít nhất 40 giờ mỗi tuần
làm việc trong tối đa 90 ngày. Theo yêu cầu của người quản lý điều hành, nhân viên có
thể tiếp tục làm việc thêm tối đa 90 ngày. Vào cuối thời hạn 180 ngày, một nhân viên
toàn thời gian tạm thời sẽ được trả tự do hoặc có trạng thái toàn thời gian.

Nhân viên toàn thời gian tạm thời chỉ có thể tham gia vào các kế hoạch phúc lợi
do chủ lao động lựa chọn sau khi hoàn thành 1.000 giờ làm việc. Tuy nhiên, nhân viên
toàn thời gian tạm thời sẽ được trả lương ngày lễ và các khoản bồi thường khác dựa trên
tuần làm việc đã lên lịch của họ.

7
CHƢƠNG 2: THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM

1. Sơ lƣợc về thực trạng thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam

1.1. Lực lượng lao động các quý 2020-2022

- Trong những khu vực công nghiệp, thiết kế xây dựng và khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng tác động với 66,4 % và 27 %Dịch Covid-
19 bùng phát ở một số ít địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán năm nay đã
tác động ảnh hưởng đến tình hình lao động, việc làm của cả nước và tác động ảnh
hưởng đến đà Phục hồi việc làm trong quý 1 2021 Tổng cục Thống kê, số người thất
nghiệp trong độ tuổi lao động gần 1,1 triệu người, giảm 137. người so với quý trước

8
và tăng 12 người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
quý 1 năm nay là 2,42 %, tăng 0,08 điểm Xác Suất so với cùng kỳ năm trước.

Đơn vị tính: Triệu ngƣời

- Ngoài ra trong những khu vực công nghiệp, thiết kế xây dựng và khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng tác động với 66,4 % và 27 %Dịch Covid-
19 bùng phát ở một số ít địa phương vào những ngày giáp Tết Nguyên đán năm nay đã
tác động ảnh hưởng đến tình hình lao động, việc làm của cả nước và tác động ảnh hưởng
đến đà Phục hồi việc làm trong quý 1 2021 Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động gần 1,1 triệu người, giảm 137. người so với quý trước và tăng 12
người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm nay
là 2,42 %, tăng 0,08 điểm Xác Suất so với cùng kỳ năm trước.
- Chất lượng lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp Theo công bố Báo cáo thường
niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam năm 2021 của trường ĐH Thương Mại do
GS.TS Đinh Văn Sơn chủ biên vừa công bố vào tháng 6/2022, dịch Covid-19 diễn
biến kéo dài, hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể. Cụ thể, số người tham gia lực
lượng lao động tiếp tục xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2019 - 2021 do tác động
của đại dịch Covid-19. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu
người, giảm 791,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
năm 2021 là 67,7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước. Tuy nhiên, mặc dù
gặp khó khăn bởi đại dịch, chất lượng lao động vẫn có xu hướng được cải thiện, lao
động đã qua đào tạo từ trình độ "Sơ cấp" trở lên năm 2021 là 26,1%, tăng 0,8 điểm
phần trăm so với năm trước.

9
1.2. Số người và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động các quý 2020-2021

Xét về cơ cấu tham gia lực lượng lao động theo giới tính và theo khu vực, trong 5
năm gần đây, lao động nam vẫn có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ,
đặc biệt, trong năm 2021, tỷ lệ lao động nữ tham gia LLLĐ giảm sâu, tương ứng 46,5%.
Trong khi đó, lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên, theo xu hướng
giảm dần, đến năm 2021 đạt 63,2%.

Hơn 28,2 triệu người bị thất nghiệp, giảm thu nhập sau Covid-19G.

S.TS Đinh Văn Sơn cho biết, suy giảm kinh tế do ảnh hưởng đại dịch khiến cho số
lao động có việc làm tiếp tục xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2021. Lao động từ 15
tuổi trở lên có việc làm năm 2021 là 49,0 triệu người, tiếp tục giảm mạnh so với năm
2020. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam giới. Số lao động có việc
làm ở khu vực nông thôn là 31,2 triệu người, giảm 1,5 triệu người và ở nam giới là 26,2
triệu người, giảm 729,5 nghìn người so với năm trước.

- Trong năm 2021, tình hình dịch Covid-19 kéo dài và phức tạp hơn trong năm
2020 đã khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc
biệt là khu vực dịch vụ.

- Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm
33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người
10
(chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người so với năm trước.

- Vào giai đoạn phục hồi, trong năm 2021 số lao động có việc làm chính thức và
phi chính thức đều giảm. Số lao động có việc làm phi chính thức là 19,8 triệu người,
giảm 628,0 nghìn người, mức giảm này cao hơn so với mức giảm ở lao động có việc làm
chính thức; số lao động có việc làm chính thức là 15,4 triệu người, giảm 469,8 nghìn
người so với năm 2020. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp năm
2021 là 56,2%, tương đương so với năm trước. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn và ở nữ
giới tỷ lệ này có xu hướng tăng tương ứng lần lượt là 1,0 điểm phần trăm và 0,2 điểm
phần trăm so với năm trước.

1.3. Lao động có việc làm theo khu vực kinh tế -Xét theo quý, quý III năm 2021
ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đạt mức cao nhất trong số các quý trong
năm. Diễn biến phức tạp của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã làm số người tham gia
lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp
chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây, đồng thời đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
thiếu việc làm quý III tăng đột biến, ở mức 3,98% và 4,46% - là mức tăng cao nhất trong
vòng 10 năm trở lại đây. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2021 là hơn 1,4 triệu
người, tăng 370,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong
độ tuổi ước tính là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 3,33%; tỷ lệ
thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,96%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi là 3,10%, tăng 0,71 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ là 3,33%, cao hơn 0,37
điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

11
- Thu nhập bình quân của người lao động giảm 32 nghìn đồng Theo số liệu thống
kê Báo cáo thường niên năm 2021 của trường ĐH Thương Mại, năm 2021 thu nhập
bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng so với năm
2020. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,6 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần của
lao động nữ (4,7 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động khu vực công nghiệp và
xây dựng là 6,4 triệu đồng, giảm 201 nghìn đồng, tương ứng giảm 3,0% và lao động
trong khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân là 6,8 triệu đồng, giảm 27 nghìn đồng,
tương ứng giảm 0,4%. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương năm
2021 là 6,6 triệu đồng, giảm 45 nghìn đồng so với năm 2020. Lao động nam có mức
thu nhập bình quân cao hơn 1,15 lần mức thu nhập bình quân của lao động nữ (7,0 triệu
đồng so với 6,0 triệu đồng); lao động khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn
1,23 lần lao động khu vực nông thôn (7,3 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng).

-Điều chỉnh hoạt động đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động Theo đánh giá
mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng thị trường lao động do
đại dịch Covid-19 tạo ra còn lâu nữa mới kết thúc và tăng trưởng việc làm sẽ không đủ
để bù đắp cho những thiệt hại ít nhất là đến năm 2023. Do đó, để thích ứng với "trạng
thái bình thường mới", đảm bảo vừa sản xuất, phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch
bệnh và bảo vệ người lao động (NLĐ), nhóm yếu thế, cần thực hiện như tăng cường thực
hiện mục tiêu đảm bảo thu nhập cho NLĐ sau đại dịch. GS.TS Đinh Văn Sơn cho rằng,
12
thời kỳ khôi phục kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh, việc đảm bảo thu nhập cho
NLĐ cần được đặc biệt ưu tiên. Nhanh chóng đưa người lao động trở lại thị trường thông
qua tăng cường kết nối cung - cầu lao động.

2. Thực trạng thất nghiệp năm 2020-2021

2.1. Tình trạng thất nghiệp năm 2020

Hiện nay,theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2020 là
97,58 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh trong 3 thập kỷ
qua và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỷ lệ tử vong vẫn duy trì
ở mức thấp, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng do những thành tựu phát triển của y học
và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.

Tại Việt Nam Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp
chung ước tính là 2,26%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực
nông thôn là 1,59%.

Chỉ mới bùng phát được gần 3 tháng nhưng sức tàn phá của Covid-19 lên nền kinh
tế thật sự khủng khiếp. Trong tháng đầu tiên của năm 2020, mọi người chỉ mới thấy sự
ảnh hưởng của dịch bệnh đến với Trung Quốc – nơi khởi nguồn của virus. Tuy nhiên, vấn
đề trọng yếu ở đây Trung Quốc là công xưởng của thế giới, và nó đã gây ra những ảnh
hưởng tức thì đến các nước khác ngay từ những ngày đầu dịch bệnh.

13
Nguồn : Tổng Cục Thống Kê

Tính đến tháng 12.2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên có công
việc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Con số này bao gồm người bị mất việc,
phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, 69,2%
người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và
khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

https://vov.vn/xa-hoi/nam-2020-ty-le-that-nghiep-thieu-viec-lam-tang-cao-do-anh-
huong-cua-dich-covid-19-827124.vov

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48% (quý I là 2,22%; quý II là
2,73%; quý III là 2,5%; quý IV là 2,37%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là
3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm
2020 ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là
5,45%.

14
Hiện có 7,3% thanh niên trong độ tuổi 15-24 thất nghiệp. Điều đáng nói là trong
số đó có hàng trăm ngàn người có trình độ ĐH, CĐ trở lên không tìm được việc làm.
Hiện cả nước có 225.500 người có trình độ ĐH trở lên đang thất nghiệp, chiếm tới 20%
số lao động thất nghiệp. Số lượng cử nhân, thạc sĩ không có việc làm gia tăng đáng kể so
với con số 199.000 người của quý trước.

https://vov.vn/xa-hoi/nam-2020-ty-le-that-nghiep-thieu-viec-lam-tang-cao-do-anh-
huong-cua-dich-covid-19-827124.vov

Đó là chưa kể “tình trạng thất nghiệp dài hạn trên 12 tháng không có việc làm”
cũng trầm trọng hơn, tăng từ 22,7% ở quý trước lên 25% Đi liền với tỉ lệ thất nghiệp cao
là tình trạng có sự chênh lệch rất lớn ở một số nhóm ngành nghề. Bộ LĐ-TB&XH cho
biết kết quả khảo sát tình hình cung cầu lao động trên thị trường khu vực Hà Nội cho thấy
ngành/nghề hành chính - văn phòng có cung cao hơn cầu 12,6 lần.

2.2. Tình trạng thất nghiệp năm 2021

Theo nhiều dự báo, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những tác động nghiêm
trọng trên phạm vi toàn cầu và chỉ có thể loại trừ hoàn toàn sau 4 - 5 năm nữa, kéo theo
đó là những nguy cơ về thất nghiệp, thiếu hụt việc làm. Chính vì vậy, ổn định chính sách,
không tăng thuế là những định hướng cơ bản và dài hạn cần được duy trì để giảm bớt
gánh nặng và tạo niềm tin cho doanh nghiệp cũng như người lao động.

15
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào năm 2021 là 2.17% theo số liệu mới nhất từ
Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam giảm 0.22 điểm phần
trăm so với con số 2.39% trong năm 2020. ớc tính Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam năm
2022 là 1.97% nếu tình hình kinh tế xã hội vẫn như năm vừa rồi. Với giả định tình hình
kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới không có nhiều biến động.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng
203.700 người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng
0,54% so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%, tăng
0,52% so với năm trước.

Nguồn:Tổng Cục Thống Kê

Ngoài ra, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,7 triệu người, tăng
532,2 nghìn người so với quý trước và tăng 449,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 3/2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

0,54% so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 8,48%,
tăng 0,52% so với năm trước.

16
3 Tác động của thất nghiệp

Kinh tế Việt Nam năm 2012 chưa khởi sắc được như mong đợi. Tuy nhiên, nền
kinh tế có sự cải thiện tích cực, tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. So với
năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP giảm và thấp hơn so với kế hoạch (kế hoạch GDP
tăng từ 6% - 6,5% nhưng thực tế GDP chỉ đạt 5,03%). Do vậy bài viết này sẽ đánh giá tác
động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thất nghiệp và lượng hóa những tác động
nàyThất nghiệp và thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động
năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%
(Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông
thôn là 3,35% (Năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ
thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của
năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ
34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức
sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao
động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn
định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

Bảng : Tốc độ tăng trưởng GDP việc làm và tỷ lệ thất nghiệp

Tốc độ tăng Tốc độ tăng Tỷ lệ thất Độ co


GDP(%) trưởng việc nghiệp giản việc
làm(%) thành thị(%) làm theo
GDP
Bình quân giai đoạn 2000- 7,11 2,56 5,17 0,36
2011
Bình quân giai đoạn 2008- 6,07 2,75 4,29 0,45
2011
Kế hoạch được Quốc hội 6%-6,5% 3,1% <4%

17
thông qua đầu năm 2012
Thực tế đạt được trong 2012 5,03 2,70 3,25
Nguồn:Tổng cục thống kê và báo cáo của Chính phủ

Tác động của thất nghiệp tới thị trưởng chứng khóa như thế nào?

Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất 4,65%, năm này GDP giảm rất thấp,
thị trường cũng tạo đỉnh và bắt đầu xu hướng đi xuống mạnh. Năm 2009, tỷ lệ thất
nghiệp chỉ còn mức 2,9% nên đà giảm đã được kiềm lại . Tốc độ giảm chậm hơn và có sự
phục hồi vào năm 2010. Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất thị trường và thị
trường cũng tạo đáy ngắn hạn và sau đó bắt đầu có xu hướng tăng trở lại. Năm 2014 –
2015, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ trở lại nên chứng khoán có đà tăng chậm lại. Năm 2017 -
2018, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất gần đáy và thị trường chứng khoán cũng bắt đầu
tăng mạnh trở lại.

3.1. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát thất nghiệp tăng,
đồng nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất
kinh doanh tăng lên.Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến “bờ
vực” của lạm phát. Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế-thất nghiệp
và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường-Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng
trưởng (GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Mối quan hệ
này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố kính thích phát triển-xã hội.

3.2. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp sẽ dẫn đến mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân
người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo
lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến
trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể
nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã
hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc.
18
3.3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã
hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền
sống… tăng lên; người lao động mất việc sẽ khiến họ chán nản, sa ngã vào những thứ
tiêu cực xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; sự ủng hộ của người lao
động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm.Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội,
thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.

4 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Tính đến thời điểm 1/10/2012, dân số cả nước có 68,7 triệu người từ 15 tuổi trở
lên, trong đó có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động (bao gồm
52,1 triệu người có việc làm và gần 1 triệu người thất nghiệp). Lực lượng lao động của
khu vực nông thôn là chủ yếu và chiếm 69,4%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của
nông thôn cao hơn thành thị. Đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 984 nghìn người thất
nghiệp và 1369 nghìn người thiếu việc làm. Trong 9 tháng đầu năm 2012, số người thất
nghiệp từ15-24 tuổi chiếm gần một nửa (46,8%) trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng
này ở khu vực thành thị là 38,1% và ở khu vực nông thôn là 56,2%. Trong khi đó, số 1
người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 24,2% trong tổng số người thiếu việc làm và
không có sự khác biệt nhiều giữa thành thị và nông thôn

- Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam.

Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta những
nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, chúng ta có
những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đại hội VI đã
chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai thành phần, không coi trọng cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế, chưa quan tâm
đúng mức đến chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển những ngành
công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn chế khả năng

19
khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều điều kiện để người lao
động tự tạo việc làm cho mình và do người khác. Chức năng của Nhà nước trong việc tổ
chức lao động giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ.

5 Giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp

5.1.Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết:

• Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:

Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mưc lượng tốt hơn để tại mỗi mức lương
thu hút được nhiều lao động hơn.

Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị
trường lao động.

• Đối với loại thất nghiệp chu kì:

Cần áp dụng chính sách tài khóa, tiền tệ để làm giảm gia tăng tổng cầu nhằm kích
thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.

Thất nghiệp chu kì thường là một thảm hỏa đối với nền kinh tế vì nó xảy ra trên
quy mô lớn. Tổng cầu và sản lượng suy giảm, đời sống của người lao động bị thất nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Gánh nặng này thường dồn vào những người nghèo, bất cộng trong
xã hội cũng tăng lên. Các chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng nhằm tăng tổng cầu và sản
lượng sẽ dẫn đến khôi phục nền kinh tế tăng số việc làm thì mới giảm bớt tỷ lệ thất
nghiệp chu kỳ.

5.2.Việc đầu tƣ, kích cầu

Việc “ bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này
trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng
việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng được đánh giá là giải pháp tối ưu
hơn cả.

20
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện kích cầu các nghành thép, vật liệu
xây dựng , giấy, hóa chất,…; sản xuất hàng tiêu dung nội địa, ưu tiên hỗ trợ các ngành
sản xuất có lơi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nhiểu lao động.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu
công nghiệp phát triển kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công nhân.

Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.

Mở rộng và tích cực tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động. Cần đẩy mạnh
công tác nghiên cứu thị trường lao động trên thế giới để từ đó đưa ra các chính sách phù
hợp cho xuất khẩu lao động sang các nước.

5.3.Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc

Lao động bị mất việc cũng có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội

Tổng liên đoàn lao động các tỉnh thành phố giúp đỡ lao động tìm được việc làm
mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm.

Các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho
người lao dộng, hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc.
Bên cảnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp
kích cầu không kém phần quan trọng. Trong bối cảnh lực lượng lao dộng mất việc làm
tăng nhanh như hiện nay, hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu cho 1,2 triệu việc
làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị sức ép
giải quyết việc làm càng tăng trở nên nặng nề hơn.

Bổ sung nguồn vốn vay cho quỹ Quốc Gia giải quyết việc làm để hỗ trợ tạo việc
làm cho lao động bị mất việc làm và đẩy mạnh tạo việc làm trong khu vực phi chính thức.
Những người lao dộng mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thêm thu
nhập giải quyết khó khăn trước mắt. Ngoài ra, ở một số tỉnh, thành phố còn có thêm quỹ
trợ vốn cho lao động nghèo. Qũy này cũng cho người lao dộng mất việc làm vay vốn để

21
tạo công việc. Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn định
cuộc sống.

Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội:

5.4. Hƣớng nghiệp

Một là gia đình nên sớm có định hướng nghề nghiệp cho các em và quan tâm đến
việc chọn nghề của các em sau khi đã tốt nghiệp THPT

Hai là nhà trường nên có chương trình, kế hoạch và phân công giáo viên phụ trách
công tác hướng nghiệp.

5.5. Những biện pháp khác

Đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm
kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp.

Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng

Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh
nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được
tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc
gia.

Hạn chế tăng dân số.

CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM

1.Tình hình lao động việc làm 2021


1.1 số người có việc làm
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV năm 2021 là 49,1 triệu
người, tăng 1,82 triệu người so với quý trước và giảm 1,79 triệu người so với cùng kỳ

22
năm trước. Lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 17,9 triệu người, tăng 890,1
nghìn người so với quý trước và tăng 498,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; số có
việc làm ở nông thôn là 31,1 triệu người, tăng 934,5 triệu người so với quý trước và giảm
2,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
1.2. Thu nhập bình quân tháng của người lao động

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV năm 2021 là 5,3 triệu
đồng, tăng 139 nghìn đồng so với quý trước và giảm 624 nghìn đồng so với cùng kỳ năm
trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,4 lần thu nhập bình quân
của lao động nữ (6,2 triệu đồng so với 4,4 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động ở
khu vực thành thị cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,3 lần (6,3 triệu đồng so với
4,8 triệu đồng).

1.3 Lao động làm công việc tự sản tự tiêu

Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu[4] quý IV năm 2021 là 4,9 triệu người
(thấp hơn 0,3 triệu người so với quý trước nhưng vẫn cao hơn 1,8 triệu người so với cùng
kỳ năm trước), số lao động này chủ yếu biến động ở khu vực nông thôn. Gần hai phần ba
số người sản xuất sản phẩm tự sản tự tiêu quý IV năm 2021 là nữ giới (chiếm 63,6%) .
Trong tổng số 4,9 triệu người là lao động sản xuất tự sản tự tiêu, có đến hơn 3 triệu người
đang trong độ tuổi lao động (chiếm 55,5%). Hầu hết tất cả lao động sản xuất tự sản tự
tiêu đều không có bằng cấp, chứng chỉ. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đòi
hỏi, yêu cầu cao về tay nghề, kỹ năng cũng như dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới tình
hình lao động việc làm, cơ hội để nhóm lao động này có một công việc trên thị trường lao
động là rất khó khăn.

2. Tình hình lao động việc làm 2022

2.1. Số người có việc làm : năm 2021, tình hình dịch kéo dài và phức tạp hơn
trong năm 2020 đã khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp
tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng
là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực
23
dịch vụ là 18,6 triệu người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước;
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn
người so với năm trước.

2.2. Thu nhập bình quân tháng của người lao động

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương năm 2021 là 6,6 triệu
đồng, giảm 45 nghìn đồng so với năm 2020. Lao động nam có mức thu nhập bình quân
cao hơn 1,15 lần mức thu nhập bình quân của lao động nữ (7,0 triệu đồng so với 6,0 triệu
đồng); lao động khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn 1,23 lần lao động khu
vực nông thôn (7,3 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng).

Năm 2021 thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32
nghìn đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,6 triệu
đồng, cao hơn 1,40 lần của lao động nữ (4,7 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao
động khu vực thành thị là 7,0 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần mức thu nhập bình quân lao
động khu vực nông thôn (5,0 triệu đồng).

2.3. Lao động làm công việc tự sản tự tiêu

Số lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong năm 2021 là hơn 4,4 triệu người,
tăng khoảng 872,4 nghìn người so với năm trước. Số lao động này chủ yếu ở khu vực
nông thôn (chiếm 90,3%).

Gần 2/3 số lao động tự sản tự tiêu là nữ giới (chiếm 62,7%). Số lao động nữ giới
làm công việc tự sản tự tiêu năm 2021 tăng gần 584 nghìn người so với năm trước. Đây
là nhóm lao động yếu thế và chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-
19 lần thứ 4. Trong tổng số hơn 4,4 triệu người là lao động sản xuất tự sản tự tiêu, hơn
2,6 triệu người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 58%).

24
KẾT LUẬN

Trước hết. Nhận thức về việc làm, hiểu biết về việc làm và cách giải quyết việc
làm cũng như tâm lý về việc làm của người lao động, của xã hội đã được thay đổi tích
cực. Tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội không chỉ là trách nhiệm của Nhà
nước mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình bản thân
người lao động và của toàn xã hội. Quan điểm nhân dân tự tạo ra việc làm là chính. Nhà
nước tạo ra môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một phần nguồn lực đê
nhân dân tự tạo việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và trở thành nội lực thúc đẩy sự
nghiệp tạo và giải quyết việc làm. Những năm qua. Đảng và Nhà nước đã đề ra một loại
chính sách chương trình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có nhiều chính sách, chương
trình tác động trực tiếp đến việc tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội như: Nghị
quyết Vi của trung ương Đảng về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, lập quỹ
quốc gia về giải quyết việc làm, chương trình 327 phủ xanh đồi trống – đồi trọc, chương
trình 773 khai thác mặt nước trồng, bãi bồi. Chính sách giao đất, khoán rừng cho nông
dân ổn định; chính sách tín dụng với nông nghiệp nông thôn, phân bố lại lao động dân
cư…
Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm thời kỳ này, báo cáo của
ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “Nhà nước cùng toàn
dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế – xã hội.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành
nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do ngành nghề,
thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại
dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chất chiến
lược và kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao
động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn. (Tiểu
luận triết học Thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam).

25
Đất nước ta đang trông chờ vao thế hệ trẻ, đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế trong
tương lai, là một sinh viên khoa kinh tế tôi nhận thức được điều này. Phải luôn trau rồi
kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Đỗ Văn Tính, Giáo trình căn bản kinh tế vĩ mô


2) Tailieu , tiểu luận kinh tế vĩ mô thất nghiệp ở việt nam thực trạng nguyên
nhân và giải pháp
3) Thất nghiệp thiếu việc làm do covid 19 ở Việt Nam năm 2020
4) Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
5) số liệu thống kê thất nghiệp ở mỗi quý
6) tình trạng thất nghiệp ở năm 2021 và giải pháp
7) Studocu.com, Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thực trạng và giải pháp
8) dankinhte.vn: nguyên nhân của thất nghiệp, số liệu
9) Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ
số phát triển con người Việt Nam 2016-2020

26
27

You might also like