You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT
----------

NHÓM 1

TÊN ĐỀ TÀI

GIA ĐÌNH VÀ LIÊN HỆ VỚI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI TẬP NHÓM MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TP. HCM, THÁNG 3 NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ LUẬT
----------

NHÓM 1

TÊN ĐỀ TÀI

GIA ĐÌNH VÀ LIÊN HỆ VỚI VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

BÀI TẬP NHÓM MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GVHD: NGUYỄN MINH TIẾN


Lớp danh nghĩa: 12DHTD07
TKB chính thức: Tiết 1-3, thứ 6
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Trần Cẩm Hương (NT) - 2038210222 – 12DHQTKS01
2. Nguyễn Kim Như – 2038210548 – 12DHQTKS01
3. Trương Hoài Nam – 2033210038 – 12DHBM1
4. Phạm Ngọc Lụa – 2039210274 – 12DHTQ2

5. Phạm Thị Anh Thư – 2039210282 – 12DHTQ2

6. Nguyễn Thị Ngọc Vy – 2038210352 – 12DHQTKS01


7. Võ Thị Ngọc Nguyên – 2039213000 – 12DHTQ7

8. Nguyễn Thành Trung – 2038210371 – 12DHQTKS01

9. Đặng Quang Minh Tuấn – 2039213086 – 12DHTQ7

10. Ngô Mạnh Duy – 2041210128 – 12DHQTTP01


TP. HCM, THÁNG 3 NĂM 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÓM

Đánh giá mức độ


STT Họ và tên - MSSV Công việc đảm nhận
đóng góp (%)

Trần Cẩm Hương (NT) Mục 1.2 và chỉnh sửa


1 100%
2038210222 word

2 Nguyễn Kim Như Mục 2.1 100%


2038210548

3 Trương Hoài Nam Mục 1.1 và mở đầu 100%


2033210038

4 Phạm Ngọc Lụa Mục 2.2 100%


2039210274

5 Phạm Thị Anh Thư Mục 2.2 100%


2039210282

6 Nguyễn Thị Ngọc Vy Mục 1.2 100%


2038210352

7 Võ Thị Ngọc Nguyên Mục 1.1 100%


2039213000

8 Nguyễn Thành Trung Mục 2.1 100%


2038210371

9 Đặng Quang Minh Tuấn Mục 3 100%


2039213086

10 Ngô Mạnh Duy Mục 3 và tổng hợp 100%


2041210128

Tất cả thành viên đều hoàn thành đúng hạn thời gian nộp bài là trước ngày
23/03

i
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận GIA ĐÌNH VÀ LIÊN HỆ VỚI VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY là do
nhóm em nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả của bài làm đề tài GIA ĐÌNH VÀ LIÊN HỆ VỚI VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY là trung thực
và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03, năm 2023


NHÓM THỰC HIỆN
Nhóm 01

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tiểu luận này, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vì đã tạo điều
kiện để chúng em được học tập và hoàn thành học phần này.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn “Chủ nghĩa xã hội khoa học” - Thầy Nguyễn
Minh Tiến đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng
chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, nhóm em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03, năm 2023
NHÓM THỰC HIỆN
Nhóm 01

iii
Mục Lục

Mở đầu..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUAN NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY............................................................................................................... 3
1.1 Khái niệm về gia đình..........................................................................................3
1.2 Cơ sở xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.......................................................3
1.2.1. Cơ sở kinh tế-xã hội.........................................................................................3
1.2.2 Cơ sở chính trị-xã hội.......................................................................................4
1.2.3. Cơ sở văn hóa..................................................................................................5
1.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bô .̣ ................................................................................6
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VIỆT
NAM HIỆN NAY...................................................................................................10
2.1. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay............................10
2.1.1. Vai trò giáo dục con cái.................................................................................10
2.1.2. Vai trò trong hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống kinh tế gia đình............10
2.1.2.1. Trong hoạt động kinh tế..............................................................................10
2.1.2.2. Trong tổ chức đời sống gia đình.................................................................11
2.1.3. Vai trò trong thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, tình cảm....................................11
2.1.4.Vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình........................................13
2.1.5.Vai trò điều hòa mối quan hệ trong gia đình...................................................14
2.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình về việc nội trợ....................................14
2.2.1 Việc nội trợ của người phụ nữ ngày xưa.........................................................16
2.2.2 “Người phụ nữ hiện đại không cần biết nội trợ” ?..........................................16
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ KẾT LUẬN...................................18
3.1. Quan điểm cá nhân...........................................................................................18
3.2. Kết luận............................................................................................................19

iv
Mở đầu

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đang thực hiện
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo nên
năng suất lao động xã hội cao. Cùng với quá trình đi lên của dân tộc, gia đình Việt
Nam có những bước quá độ chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại.
Trong bước quá độ này, gia đình Việt Nam đang vận động với sự hòa nhập vào xu
hướng hiện đại kết hợp duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại. Bên cạnh những bước phát triển mới, tiến
bộ, thuận lợi cũng phải đối diện với rất nhiều thách thức và bước đầu có những dấu
hiệu của sự khủng hoảng. Những định hướng về xây dựng giá trị, chuẩn mực gia
đình trong thời kỳ mới chưa rõ ràng và chưa trở thành học thuyết cho các gia đình
noi theo. Gia đình vừa là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, cầu nối giữa cá
nhân và xã hội, vừa là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời
là động lực phát triển của xã hội. Hoạt động của gia đình có tác động đến các hệ
thống, các quá trình và các quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sản
xuất tự nhiên và tái sản xuất xã hội.Vì vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng
những luận cứ khoa học cho việc củng cố và phát triển gia đình là một trong những
vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện
nay.
Mặc khác, mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh
vực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Mà người
phụ nữ trong gia đình cũng được ví như hạt nhân của tế bào đó đồng thời gia đình
cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Có
thể thấy những thay đổi về kinh tế -xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động
lên cả nam giới và phụ nữ . Nhưng những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con
người trong xã hội về vấn đề giới tính và vai trò vị trí của người phụ nữ dường như
còn mơ hồ, chưa rõ nét. Liệu vai trò của người phụ nữ tác động như thế nào đến gia
đình và có cái nhìn cũng như quan niệm mới cho phụ nữ thời nay.

1
Xuất phát từ những suy nghĩ muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đó, vậy nên chúng
em đã chọn đề tài “ Lý luận chung về gia đình và liên hệ với vai trò của người phụ
nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay ” để nghiên cứu và tìm hiểu về sự biến đổi
chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH và vai trò của người phụ nữ
trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Đề tài được chia thành 03 chương:
Chương 1: Một số quan niệm chung về gia đình Việt Nam hiện nay
Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay
Chương 3: Quan điểm cá nhân và kết luận
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03, năm 2023
NHÓM THỰC HIỆN
Nhóm 01

2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUAN NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH VIỆT
NAM HIỆN NAY

1.1 Khái niệm về gia đình


Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
và/hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá
trình phát triển lâu dài.
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm
sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành
viên trong gia đình. Khi so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của
động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật, các
chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội
học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong
gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ huyết thống là
quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân. Đây
là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia
đình với nhau.
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình.

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

1.2.1. Cơ sở kinh tế-xã hội


Ngày 21/7/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 15-
BTGTW về triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, trong đó, xác định rõ hoạt
động của gia đình là trọng tâm của các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại
3
hội XIII của Đảng. Có thể khẳng định, Chỉ thị 06 ra đời đúng thời điểm bắt đầu
triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó nhấn mạnh khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát triển con người toàn viện, xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, Chương trình nghị
sự 2030 vì sự phát triển bền vững, tầm nhìn đến năm 2030 được Liên hiệp quốc
thông qua ngày 25/9/2015, cũng đã nêu rõ cần đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản, tạo việc làm đầy đủ, hiệu quả, bền vững cho tất cả mọi
người. Trong giai đoạn 2021-2030, phát triển xã hội bền vững về xóa đói giảm
nghèo, bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người, đảm
bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo việc làm đầy đủ, đảm bảo công bằng, giảm
bất bình đẳng xã hội, đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn… là những mục
tiêu quan trọng Việt Nam xây dựng trong Kế hoạch thực hiện cụ thể để thực hiện
Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Quyết định số 622 của
Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5/2017. Hầu hết các mục tiêu đó đều đặt trọng tâm
vào phát triển con người, trong đó, vai trò của xây dựng và vun đắp giá trị gia đình
trong quá trình gia đình thụ hưởng, thực hiện và tác động đến các chính sách phát
triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, để đảm bảo công bằng và không ai bị bỏ lại đằng
sau trong quá trình phát triển, các nhóm xã hội, nhóm gia đinh đặc thù cũng cần
được quan tâm trong quá trình phát triển.
Kinh tế thị trường, hiện đại hóa và toàn cầu hóa ảnh hưởng đến giá trị gia đình,
vì nó tạo nên những chuyển biến về chất trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và
cá nhân, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa. Với tốc độ hiện đại hóa nhanh gần đây, xã
hội Việt Nam đã “cởi” bỏ được nhiều giá trị cũ lạc hậu và giải phóng tự do cá nhân
trong hôn nhân và gia đình. Thay đổi cấu trúc dân số, gia đình như già hóa, di cư,
kéo theo những thay đổi về quan hệ gia đình. Các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội và chính sách hôn nhân và gia đình góp phần định hình nhiều giá trị gia đình
mới qua việc ban hành các luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.2.2 Cơ sở chính trị-xã hội

4
Hội nhập quốc tế tạo nên những tiến bộ trong thực hiện bình đẳng giới và quyền
phụ nữ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, giúp người dân tiếp cận
và học hỏi những giá trị và quan điểm tiến bộ và hiện đại về bình đẳng giới. Ví dụ,
không phân biệt con trai và con gái, tôn trọng phụ nữ, nam giới tham gia việc nhà
và chăm sóc con... Hội nhập kinh tế góp phần đẩy mạnh nền kinh tế, qua đó, nâng
cao thu nhập và mức sống của người dân, giúp phụ nữ ngày càng có sự độc lập về
kinh tế và tự quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân.

1.2.3. Cơ sở văn hóa


Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và
giáo dục nếp sống cho con người; đồng thời, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đây cũng chính là mục tiêu
hướng đến trong xây dựng gia đình văn hóa và là nền tảng hình thành con người
văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước.
Hiện đang có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình (từ các góc độ của Luật
học, Kinh tế học, Văn hóa học, Xã hội học...). Những định nghĩa đó có khi rất khác
nhau. Chẳng hạn có một số định nghĩa sau:
“Gia đình là cộng đồng người cùng chung sống sinh hoạt chung dưới một mái
nhà, làm thành đơn vị nhỏ nhất của xã hội (còn được gọi là tế bào xã hội) gắn bó
với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu”; “Gia đình là một xã hội thu nhỏ bao
gồm một hay nhiều thế hệ khác nhau sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ
chức, nguyên tắc thành văn hay bất thành văn. Sự hòa thuận được đảm bảo bởi sự
ấm cúng, cảm giác an toàn và tình yêu thương”; “Gia đình là một nhóm xã hội được
hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia
đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính
hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ”. Ở các định nghĩa trên, khi nói về
gia đình người ta nhấn mạnh đến một nhóm xã hội, nhóm tâm lý – tình cảm đặc thù
với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành
viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và
chồng. Một số tác giả khi xem xét gia đình thì nhấn mạnh tới khía cạnh văn hóa.

5
Chẳng hạn, theo Ngô Đức Thịnh thì gia đình, gia tộc, dòng họ là các hình thức cộng
đồng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người.
Tương ứng với cộng đồng này từ lâu đã hình thành các dạng thức văn hóa đặc
thù, mà người xưa thường gọi là gia phong, tức là “nếp nhà”. Tùy theo mỗi địa
phương, mỗi tộc người, thậm chí tùy theo truyền thống của mỗi gia đình mà có
những sắc thái riêng về gia phong, thể hiện qua cách tổ chức gia đình (phụ hệ hay
mẫu hệ), nghề nghiệp, học vấn, quan hệ và chuẩn mực ứng xử, cách thức giáo dục.
Gia đình là một hiện tượng mang tính tổng thể, một cơ cấu đa diện mang tính sinh
học, kinh tế, xã hội và văn hóa. Do vậy, khi quan tâm tới gia đình về phương diện
văn hóa, gia phong, thì cũng không thể tách rời những đặc tính xã hội và kinh tế của
nó.

1.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bô ̣


 Hôn nhân tự nguyện
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục
thể chất, nhân cách đạo đức, là nơi giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp.
Với mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định sẽ có một chế độ hôn nhân gia đình
tương ứng. Ngày nay, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, con người ngày
càng có hiểu biết và văn minh hơn, cho nên thay vì chịu sự chi phối bởi ý kiến của
các bậc cha mẹ trong vấn đề hôn nhân, họ đang trở nên độc lập và được tự mình
quyết định. Đó là xu thế tất yếu của thời đại, khi hôn nhân được bảo đảm thực hiện
dựa trên nguyên tắc tự nguyện và tiến bộ.   
Hôn nhân tự nguyện theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai khía
cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn và sự tự nguyện, tự thỏa thuận
giữa vợ chồng trong thời kì hôn nhân về các vấn đề chung của gia đình cũng như
các vấn đề riêng của  mỗi bên. Xuất phát từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở của hôn
nhân cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là
việc của bản thân hai bên nam nữ. Mặt khác, khi tình yêu giữa hai bên nam nữ

6
không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn lại thực sự cần thiết vì
như vậy là giải phóng cho họ. 
Tại Việt Nam, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, qua việc tham gia kí kết
các Công ước quốc tế và kế thừa tinh thần của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự,…, Luật
HN&GĐ Việt Nam đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện là một trong những
nguyên tắc cơ bản, trên cơ sở này nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện
quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật
 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Ta thấy trong Luật Hôn nhân và gia đình đã đưa nguyên tắc hôn nhân một vợ,
một chồng làm một trong những nguyên tắc hàng đầu của chế độ hôn nhân và gia
đình. Vậy ta có thể nói rằng nguyên tắc một vợ, một chồng này quy định những cá
nhân đã kết hôn chỉ được phép có một vợ hoặc một chồng trong suối thời kì kết hôn
và không được kế thôn hay chung sống với người khác như vợ chồng.
Nguyên tăc hôn nhân một vợ, một chồng cũng là một trong những nguyên tắc
cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp, nó được xây dựng trên nền tảng hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ đa thê trong hôn nhân
phong kiến. Vì vậy, nó đã trở thàng nguyên tắc quan trọng được ghi nhận trong các
bản Hiến pháp của nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật điều
chỉnh về mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc một vợ, một chồng là
nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Về bản chất, nguyên tắc hôn nhân một
với một chồng là tư tưởng chỉ đạo trong việc xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp
trước pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này cấm người đang có vợ, có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như một vợ một chồng với người khác và ngược lại. Như
vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng bắt buộc với cả hai chủ thể tham gia
quan hệ.
Không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình
đẳng đầu tiên trong nội dung viết về quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ
giữa vợ và chồng bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân
quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình. Khác với quan hệ vợ chồng

7
trong các chế độ xã hội xưa, người vợ thường chấp nhận phục tùng người chồng, ít
khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng là thước
đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị mới nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu
chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan
hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn đã hàng trăm năm
nay luôn bị quan niệm là hậu phương, là “ngồi xó bếp”, là “lấy chồng phải theo
chồng”.
Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn
nhân như: cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những
nhu cầu cá nhân như: giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được
bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình
đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.         
Cho dù vậy, cũng rất khó xác định cách đảm bảo sự bình đẳng trong mọi hoạt
động giữa vợ và chồng vì không giống như những quy định trong xã hội có tiêu chí
đánh giá cụ thể, trong gia đình, hầu hết mọi hoạt động đều được phân công thực
hiện theo những chuẩn mực, cách thức có từ nhiều thế hệ và mỗi cá nhân đều chịu
những áp lực nhất định với vai trò của mình khi làm vợ/làm chồng. Do vậy, đôi khi
tồn tại xung đột giữa mong muốn của cặp vợ chồng với mong muốn từ phía những
thành viên khác (đặc biệt là cha mẹ), giữa những chuẩn mực ứng xử truyền thống và
hiện đại.
Đặc thù mối quan hệ giữa vợ chồng là xuất phát từ tình yêu, từ những cảm xúc,
mong muốn, quy ước riêng tư nên sự bình đẳng không phải được thực hiện một
cách cứng nhắc, cào bằng mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, dựa trên năng lực, sở
trường của vợ và chồng. Có như vậy bình đẳng mới được thực hiện một cách tự
giác và bền vững trong mỗi gia đình.
 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia
đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người,
xã hội không can thiệp nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là
đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội,

8
điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp
lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa nam
và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại. Đây cũng là
biệnpháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn đề
thảo mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia
đình. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn
và tựdo ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một
cách đầy đủ nhất.

9
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay

2.1.1. Vai trò giáo dục con cái


Việc giáo dục con cái trong gia đình người phụ nữ có vai trò quan trọng. Và ảnh
hưởng lớn nhất trong việc giáo dục của người phụ nữ trong gia đình là tấm gương
lao động của chính họ. Một mặt họ tham gia và thường làm chủ thể trong việc sản
xuất ra củ cải vật chất, góp phần quan trọng vào việc thỏa mãn các nhu cầu đời sống
vật chất, tinh thần của gia đình. Một mặt họ còn tham gia vào hoạt động tái sản xuất
ra sức lao động xét về con người Hoạt động này mang tính chất xã hội hóa rất cao
Thông qua lao động người phụ nữ nếu gương, truyền đạt, dạy dỗ các kinh nghiệm,
tri thức lao động cần thiết cho mỗi thành viên trong gia đình và cho thế hệ trẻ Người
phụ nữ mang nặng đẻ đau sinh ra đứa con yêu dấu của mình, và nuôi dưỡng bằng
bầu sữa mẹ ngọt ngào.Đến giai đoạn trưởng thành là giai đoạn mà hình thành nhân
cách của con trẻ chịu sự ảnh hưởng của người mẹ rất nhiều.

2.1.2. Vai trò trong hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống kinh tế gia đình

2.1.2.1. Trong hoạt động kinh tế


Kinh tế của gia đình là một trong những lĩnh vực rất quan trọng và ổn định gia
đình nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Lĩnh vực ấy quy định gia đình
không những là một đơn vị tiêu dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cái vật chất
để thỏa mãn nhu cầu cần các thành viên trong gia đình và góp phần làm giàu cho xã
hội, phục vụ đời sống với quy mô nhỏ, với nhiều ngành nghề và nhiều hình thức tổ
chức. Với tư cách là nguời tham gia và là chủ thế các hoạt động lao động sản xuất ra
của cải vật chất, người phụ nữ góp phần quan trong trong việc đảm bảo các nhu cầu
đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. Bằng hình thức này hay hình thức khác
phụ nữ trở thành lực lượng lao động cơ ban trong xã hội và của mỗi gia đình. Về
tính trực tiếp, phụ nữ trong cái đình tạo hiệu quả kinh tế cao không kém gì nam giới

10
các thành viên khác trong gia đình họ không chỉ tham gia vào các việc làm công ăn
lương như nam tới mà họ còn thức tiếp tạo ra kinh tế cho gia đình hay các sản phẩm
từ cung mở cấp và trao đối hành hòa với khối lượng đáng kể.
Trách nhiệm của người phu nữ, vai trò của họ không chỉ biểu hiện trong lao
động sản xuất tăng thu nhập trong gia đình và còn rất nhiều trọng trách nặng nề
khác trong việc sử dụng điều hòa ngân quỹ trình gia đình. Phụ nữ ngày nay. tham
gia vào các hoạt động sinh sống trong gia đình ngày càng nhiều, họ giữ vai trò chủ
chốt trong việc chi tiêu các khoản:ăn mặc, thuốc meo khi đau yếu, giỗ Tết, học hành
của con cái,… và ngày nay đối với công việc đô thị ngày cảnh quan trọng hơn trong
một gia đình hiện đại.

2.1.2.2. Trong tổ chức đời sống gia đình


Trong công cuộc đổi mới, mục tiêu của nước ta là dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh. Để đạt được mục tiêu ấy, Nhà nước đã có sự quan
tâm thích đáng cho sự phát triển gia đình đảm bảo ngay càng nâng các đời sống vật
chất, tinh thần, tình cảm của các thành viên nhằm tạo sự ổn định và cung có tính
phúc tra đình. Thực tế cho thấy gia đình nghèo đói, thu nhập thấp do thiếu việc làm
hoặc con em đến tuổi lao động nhưng không có việc làm thì việc thỏa mãn các nhu
cầu thiếu yếu gặp rất nhiều khó khăn, việc học hành của trẻ em trong nhiều gia đình
đều không thực hiện được. Đó là điều kiện nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng, tình trạng
con em hư hỏng phạm pháp.
Với sự nỗ lực của xã hội đời sống các gia đình đang từng bước được nâng lên.
Các chỉ tiêu về xã hội còn cho thấy sự cải thiện trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế,
giáo dục của các hộ gia đình cũng được đẩy mạnh hơn. Kinh tế- xã hội phát triển,
trình độ kiến thức của cha mẹ, con cái đều tăng lên. Các bậc cha mẹ quan tâm giáo
dục đời sống gia đình khi con cái còn nhỏ, thấy có ở nhà trường thông qua việc
giảng dạy văn học, đạo đức, pháp luật đã lồng ghép các phương pháp giáo dục gia
đình một cách khéo léo chuẩn bị cho các em ý thức đúng đến trong tình yêu và xây
dựng hạnh phúc gia đình.

2.1.3. Vai trò trong thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, tình cảm

11
Là người vợ, phụ nữ đối với chồng trước hết phải bằng trái tim của tình yêu,
lòng thủy chung son sắt, sự hiến dâng trọn vẹn của chính mình về mọi phương diện.
Đồng thời họ cũng muốn đón nhận tất cả tình yêu, sự tôn trọng. lòng nhân ái tinh
thần trách nhiệm, từ phía người chồng. Bởi thế từ ngày xưa. khi đề cập đến phụ nữ
người ta thường nghĩ ngay tới phẩm chất “công, dung, ngôn, hạnh", còn ngày nay
họ lại được mệnh danh là “giỏi việc nước, đảm việc nhà". Tình cảm của vợ đối với
chồng là tình cảm rất thiêng liêng, rất riêng tư và cũng rất đặc biệt. Tình cảm ấy
thường có sức mạnh thần kì nếu như tự nó tạo được sự hòa hợp về tâm lý và tình
cảm.
Là người mẹ, phụ nữ luôn dành tình cảm cho con mình bằng sức hấp dẫn lạ
thường. Sự cảm hóa của người mẹ đối với con cái bằng “tình mẫu tử", luôn chắp
cánh cho con cái vươn tới, bay xa vào sự tốt đẹp của cuộc đời. Họ vui sướng, hạnh
phúc khi con khỏe, con ngoan, con thành đạt. Và ngược lại họ cũng buồn phiền
không kém khi con đau ốm, sai phạm, thiếu sự giáo dục và lâm vào những bi kịch
của cuộc đời Người phụ nữ sống cho con, vì con hơn là đòi hỏi con vì họ “chỗ ướt
mẹ nằm, chỗ ráo nhường con". Vì thế những tình cảm ở người mẹ dành cho con
mình bao giờ cũng chân tình, lành mạnh, trong sáng và đậm đà tính nhân văn và
không bao giờ cạn kiệt.
Là người con, phụ nữ rất hiểu thảo với cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng mình,
đồng thời kính trọng, chăm lo nuôi dưỡng, có trách nhiệm với cha mẹ chồng. Hiện
tượng này dễ nhận thấy nhất là trong các gia đình ở nông thôn loại gia đình có nhiều
thế hệ cùng chung sống.
Là người chị gái, em gái, phụ nữ luôn ghi nhận tình cảm “chị ngã em nâng”,
đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi gánh vác công việc chung của gia đình, thương
yêu nhau, quan tâm đến nhau vì sự tiến bộ của các thành viên khác trong gia đình và
sự tiến bộ của chính mình. Xã hội Việt Nam có không ít những gia đình khi thiếu
vắng cha mẹ, chị em đã trở thành cứu cánh cho cả nhà và là chỗ dựa tình cảm cho
mọi người khác trong gia đình.
Như vậy, việc thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm trong gia đình đối với người
phụ nữ, nếu chỉ dừng lại ở sự thủy chung và trách nhiệm thì chưa đủ. Nó còn phải là

12
sự quan tâm chăm sóc thường xuyên, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chia
sẻ công việc; là sự hòa hợp đời sống vợ chồng, là sự thành đạt trong nghề nghiệp và
sự trưởng thành của con cái cũng như các thành viên khác trong gia đình.

2.1.4.Vai trò giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình
Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của
gia đình vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới góp phần
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng trong
việc xây dựng gia đình văn hóa.
Phụ nữ là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính dưới
nhường, kính lão đắc thọ, giáo dục hướng dẫn con cái theo các chuẩn mực đạo đức,
thực hiện những quy tắc ứng xử trong gia đình.
Phụ nữ lưu giữ sáng tạo những câu ca dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ, bài
hát... thông qua các câu hát ru, những điệu dân ca đã truyền cho con cháu về tình
yêu thương và những bài học về đạo lý làm người.
Phụ nữ cũng là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết,
ngày giỗ ông bà tổ tiên... thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.
Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình thể hiện ở việc không ngừng nâng cao năng lực trình độ công tác, đảm bảo
sự phân công hợp lý công việc trong gia đình, tham gia các quyết định, đối xử công
bằng với các con, tạo cho các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ các giá trị
vật chất, tinh thần không phân biệt con trai, con gái .
Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình,
phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình, xuất phát từ trách nhiệm, tình thương
yêu, sự hy sinh, sự cảm hóa của người vợ, người mẹ đã giữ gìn cho gia đình yên ấm
hạnh phúc, tránh được sự sa ngã của các tệ nạn và cạm bẫy của xã hội trong thời kỳ
kinh tế thị trường.
Người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và gia đình. Để phát
huy vai trò to lớn của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội và gia đình hạnh phúc,
cùng với sự nỗ lực của chính bản thân người phụ nữ, chị em rất cần sự ủng hộ từ gia

13
đình, xã hội giúp chị em phụ nữ vươn lên, luôn xứng đáng với phẩm chất cao quý:
“Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” để từng bước nâng cao vị thế của mình đóng
góp ngày càng nhiều cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.

2.1.5.Vai trò điều hòa mối quan hệ trong gia đình


Phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình. Để
điều hòa được các mối quan hệ gia đình, đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu
dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tế ở người phụ nữ. Trong quan hệ vợ
chồng sẽ có lúc nọ lúc kia nhưng quan trọng nhất người phụ nữ phải biết giữ hòa
khí gia đình “Chồng nóng thì vợ bớt lời - Cơm sôi nhỏ lửa muôn đời không khê”.
Người vợ ngoài việc chu tất công việc gia đình, phải thật sự thông cảm, khéo léo
động viên chồng và tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại niềm tin, thêm nghị
lực mà vượt qua sóng gió. Người nước ngoài đã có câu châm ngôn “Đằng sau sự
thành công của đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ” càng khẳng định được vị
trí vai trò của người phụ nữ đối với sự thành công của người chồng. Người phụ nữ
phải trau dồi tứ đức đã được rút ra, đó là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Phụ nữ còn
là người thầy đầu tiên của con người. Từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu ảnh
hưởng về những tư duy suy nghĩ của mẹ, niềm vui, nỗi buồn đều phản ánh của
người con: “Mẹ là người thầy giáo ban đầu, Con như trang giấy trắng phau bên
đèn”. Các cụ ta có câu “Phúc đức tại mẫu” hay “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ
đấy”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

2.2 Vai trò của người phụ nữ trong gia đình về việc nội trợ
Quan niệm của người Việt Nam thường đề cao vai trò của người phụ nữ trong
việc nội trợ, quản lý gia đình. Được coi như người giữ “tay hòm chìa khóa”, người
phụ nữ sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình theo hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của
các thành viên. Trong khi đó, xã hội thường coi người đàn ông “đo lọ nước mắm,
đếm củ dưa hành” là người hà tiện hoặc quá can thiệp vào việc của người phụ nữ.
Là người tổ chức cuộc sống vật chất trong gia đình, người phụ nữ không chỉ
quản lý, điều hành các công việc trong gia đình mà chính bản thân họ là người tham
gia chủ yếu, trực tiếp vào các công việc đó: Từ việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, phơi

14
phóng đến việc đi chợ, tổ chức các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe
cho các thành viên trong gia đình… Khi nói đến vai trò người phụ nữ, ông bà ta có
câu “nam ngoại nữ nội”, “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Thật
vậy, thực tế từ xưa đến nay dù ở giai đoạn lịch sử nào thì vai trò nội trợ của người
phụ nữ cũng được coi trọng và khẳng định.
Phụ nữ là người tay hòm chìa khóa, quyết định chi tiêu mọi việc trong gia đình,
từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm…. Đó là mảng
công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian nhưng không thể không có. Người
phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của
mình. Ngoài ra, phụ nữ có vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia
đình. So với phụ nữ, nam giới có nhiều điểm không thể sánh bằng. Bởi lẽ họ không
có những đức tính như người phụ nữ. Hàng ngày, sau một ngày làm việc tất bật, mệt
nhọc, nam giới cần có một không gian ấm cúng, một nơi để nghỉ ngơi, và gia đình
đóng vai trò quan trọng này. Bên cạnh những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ
cũng cần có những bữa cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn sạch và nhất là
người vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với
gia đình bên chồng sẽ làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả. Rõ ràng, tất cả
những công việc trên phụ thuộc vào tính cách của người phụ nữ. Để điều hòa được
các mối quan hệ gia đình, nó đòi hỏi những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông
cảm, chịu khó và sự tinh tế ở người phụ nữ.
Là người tổ chức cuộc sống vật chất trong gia đình, trước hết người phụ nữ phải
lo quản lý tốt các nguồn thu nhập thường xuyên và đột xuất của gia đình; lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi, tiết kiệm các nguồn thu nhập đó; sử dụng các
nguồn lực gia đình một cách triệt để; phân công lao động cho các thành viên một
cách hợp lý, vừa phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo, vừa đảm bảo sức khỏe của
các thành viên và đảm bảo bình đẳng giới trong phân công lao động; đồng thời biết
điều phối các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Ngày nay, mặc dù khoa học phát triển, đời đống vật chất tinh thần ngày càng
cao đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi công việc nội trợ gia đình để tham gia
hoạt động xã hội, tuy nhiên vai trò nội trợ của người phụ nữ không vì thế mà mờ

15
nhạt đi, ngược lại nó được quan tâm nhiều hơn, yêu cầu cao hơn nữa, đặc biệt người
phụ nữ cần có kế hoạch tổ chức cuộc sống gia đình thật vui vẻ, đầm ấm phù hợp với
sở thích của các thành viên trong gia đình với những bữa ăn ngon, trong bầu không
khí thân mật để các thành viên có đủ sức khỏe học tập, công tác.

2.2.1 Việc nội trợ của người phụ nữ ngày xưa


Các bạn cũng đã biết ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ .
Ngày nào cũng quanh đi quánh lại chỉ có mỗi việc nhà và chăm sóc con cái. Hâù
như công việc nội trợ đó luôn là người phụ nữ.
Tại nhiều nước, đặc biệt là khu vực Á Đông, quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn
bà xây tổ ấm” đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ, ám chỉ việc phân công vai
trò trong gia đình. Theo đó, đàn ông chịu trách nhiệm kiếm tiền, phụ nữ chăm lo
nhà cửa.“Công việc” áp lực, khó khăn.
Nấu ăn ngày 3 bữa, giặt giũ, ủi quần áo, chăm con, lau nhà, rửa bát, xếp chỗ nọ,
dọn chỗ kia… Hàng loạt công việc nhỏ nhặt, không tên, cũng không được trả công
luôn được mặc định dành cho người phụ nữ trong gia đình, lặp đi lặp lại với cường
độ cao.
Trong mắt người ngoài, công việc của một bà mẹ toàn thời gian không cần đối
mặt với áp lực nơi công sở, chẳng cần để ý sự soi mói của cấp trên, nhàn hạ ở trong
nhà “nắng không đến mặt, mưa chẳng đến đầu”.
Tuy nhiên, chỉ những bà nội trợ, nhất là từng nuôi con nhỏ mới hiểu rằng vừa
chăm con vừa làm việc nhà phức tạp và mệt mỏi như thế nào. Nó giống như một
công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, từ bảo mẫu, dọn dẹp, đến giáo viên, đầu bếp.
Không chỉ vậy, nội trợ còn là một “công việc” có rủi ro cao, giống như việc ký
hợp đồng giữa vợ và chồng.
Người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc bên ngoài, người phụ nữ làm việc trong nhà.
Tuy nhiên, phía nữ không được thống nhất về giờ giấc làm việc, tiền lương, bảo
hiểm phúc lợi... Khi phá vỡ hợp đồng, người đàn ông về cơ bản không bị ảnh hưởng
gì do có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, còn người phụ nữ chẳng thể nào quay lại
vị trí xuất phát.

16
2.2.2 “Người phụ nữ hiện đại không cần biết nội trợ” ?
Một vài bạn cho rằng người phụ nữ hiện đại không nhất thiết phải biết nội trợ
và quán xuyến công việc gia đình bởi vì xã hội ngày nay đã khác, ảnh hưởng từ các
nền văn hoá trong thời buổi hội nhập cho họ cái nhìn đổi mới về cuộc sống gia đình.
Đã qua rồi cái thời kỳ người phụ nữ với cái bếp, với công việc thường thấy là giặt
giũ thổi cơm quét nhà, ngày nay thay vì tốn thời giờ cho những công việc đó họ
thích được tự do hơn cho những công việc khác, sở thích khác. Điều này cũng đúng,
khi quyền bình đẳng được nâng cao và phụ nữ có quyền lựa chọn những gì họ làm.
Họ cũng đi làm, cũng bận rộn, rồi nhiều người cũng gánh vác những công việc
trọng trách nặng nề của xã hội với những áp lực lớn thì thực sự họ không có nhiều
thời gian dành cho gia đình. Tuy nhiên, yếu tố đi kèm lúc này là bên cạnh họ phải
có những người đàn ông thực sự hiểu, cảm thông và chia sẻ. Nhưng không phải lúc
nào họ cũng may mắn có được.
Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn.
Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia
vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia
đình, do đó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho người phụ nữ
nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác.

17
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ KẾT LUẬN

3.1. Quan điểm cá nhân.


Theo quan điểm cá nhân của nhóm em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình
ở Việt Nam hiện nay rất quan trọng và đa dạng. Người phụ nữ không chỉ đảm
nhiệm vai trò chăm sóc con cái và quản lý nhà cửa. Người phụ nữ có vai trò quan
trọng trong trông coi và giữ lửa cho gia đình, họ là thành viên, là một phần của
chúng ta, đôi khi là tất cả những gì chúng ta cần; là người hoà hợp những mối quan
hệ; là người lắng nghe sẻ chia những câu chuyện cùng ta. Ngoài ra, người phụ nữ
cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định và định hướng cho
xã hội. Họ đang có thể tham gia vào các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục,
khoa học và công nghệ và có thể đóng góp ý kiến của mình trong các quyết định
quan trọng. Họ là những người giữ vững và truyền lại những giá trị truyền thống
của gia đình, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn tồn tại một số bất công và phân biệt đối xử giữa
nam và nữ trong gia đình. Nhiều người phụ nữ vẫn bị áp đặt những quy định khắt
khe trong việc phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con cái và quản lý
gia đình, trong khi đó, các hoạt động kinh tế và xã hội vẫn được cho là trách nhiệm
của nam giới. Điều này khiến cho người phụ nữ bị hạn chế trong việc tham gia vào
các hoạt động xã hội và phát triển bản thân. Đó là những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác như sự gia tăng của tình trạng tệ nạn xã
hội, ly dị và bạo lực gia đình. Đây là những vấn đề đang gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống và sự phát triển của gia đình và xã hội. Vì vậy, cần có sự quan
tâm và giải quyết từ các cơ quan chức năng và cộng đồng để giải quyết những vấn
đề này.
Người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong gia đình ở Việt Nam hiện nay
và cần được tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi của mình. Người phụ nữ vẫn đang
phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong cuộc sống. Họ vẫn bị giới hạn
trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh các chương

18
trình giáo dục và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của người phụ nữ để xây
dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững.

3.2. Kết luận


Trong thời đại hiện đại, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng và đóng vai trò
không thể thay thế trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Trong gia đình, người
phụ nữ thường là người đảm nhận nhiều công việc và trách nhiệm như chăm sóc
con cái, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và hỗ trợ trong việc tài chính. Ngoài ra, họ cũng là
người đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền thống, giáo dục con cái
và xây dựng mối quan hệ gia đình mạnh mẽ.
Ngoài ra, người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và cộng
đồng. Họ có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc khởi nghiệp và quản lý doanh
nghiệp, và thường là những nhân viên giỏi và đáng tin cậy trong các ngành nghề
khác nhau. Họ cũng thường tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ các hoạt
động tình nguyện đến việc tham gia các tổ chức xã hội và chính trị.
Tuy nhiên, trong một số nước và vùng lãnh thổ, người phụ nữ vẫn đang đối mặt
với các thách thức về bình đẳng giới tính và quyền lợi. Nhiều người phụ nữ vẫn
chịu áp lực về vai trò truyền thống và các rào cản về giáo dục và việc làm. Điều này
làm giảm khả năng của họ trong việc phát triển bản thân và góp phần vào sự phát
triển của xã hội.
Vì vậy, cần phải có những nỗ lực hết sức để đẩy mạnh quyền lợi và bình đẳng
giới tính cho người phụ nữ, đồng thời tôn trọng và đánh giá cao vai trò của họ trong
xã hội. Chỉ khi chúng ta đạt được sự cân bằng giới tính và công bằng xã hội thì mới
đạt được sự phát triển bền vững và toàn diện.

19
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thị Thu Thoa (chủ biên). 2020. Góp phần tìm hiểu Chủ Nghĩa Xã Hội
Khoa Học. NXB Khoa Học Xã hội.
[2].Thanh Nguyễn. 2020. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện
nay. https://tai-lieu.com/tai-lieu/vai-tro-cua-nguoi-phu-nu-viet-nam-trong-gia-dinh-
hien-nay-25855/
[3]. Nguyễn Mạnh Thân. 2020. Vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia
đình hạnh phúc. https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/vai-tro-cua-
nguoi-phu-nu-trong-viec-xay-dung-gia-dinh-hanh-phuc.html
[4]. Phương Xuân. 2021. Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc.
https://svhtt.kiengiang.gov.vn/Trang/TinTuc/ChiTiet.aspx?
nid=3168&chuyenmuc=211
[5]. Thu Trà. 2022. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng. https://luatsux.vn/quy-dinh-hon-nhan-mot-vo-mot-chong/.
[6]. Bùi Ngân. 2022. Hôn nhân tự nguyện là gì?. https://luatsux.vn/hon-nhan-tu-
nguyen-la-gi/.
[7]. Phùng Thị Lý. 2021. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/vai-tro-cua-phu-nu-trong-xa-hoi-
hien-dai-371.

20
21

You might also like