You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN


MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG
THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LỚP L11--- NHÓM 20 --- HK 231
NGÀY NỘP 25/09/2023
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đặng Kiều Diễm

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Trần Duy Bảo 2112883
Nguyễn Hoàng Minh 2053225
Nguyễn Trung Quân 2114553
Dương Minh Sang 2114627
Lê Đăng Quí 2114565
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: L11 Tên nhóm: 20 HK 231 Năm học 2023-2024
Đề tài:
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC
TẾ

Mã số Nhiệm vụ được phân % Điểm Điểm


STT Họ Tên Ký tên
SV công BTL BTL
Phần mở đầu, phần kết
1 2114553 Nguyễn Trung Quân 100%
luận, chỉnh sửa word
2 2112883 Trần Duy Bảo Chương 1 100%
3 2114565 Lê Đăng Quí Chương 1 100%
4 2053225 Nguyễn Hoàng Minh Chương 2 100%
5 2114627 Dương Minh Sang Chương 2 100%

Họ và tên nhóm trưởng:......................................................, Số


ĐT:........................................... Email: ..................................................................
Nhận xét của
GV:........................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 6
Chương 1. VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI ..................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm gia đình ................................................................................... 6
1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội ............................................................... 7
1.3. Chức năng cơ bản của gia đình ............................................................... 9
Chương 2. BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ.............................................................................................................. 12
2.1. Khái quát gia đình Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế ....................... 12
2.2. Thực trạng biến đổi của hôn nhân và gia đình Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế hiện nay ....................................................................... 15
2.3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với gia đình Việt Nam dưới tác
động của hội nhập quốc tế................................................................................ 19
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 25
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia
đình. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan: phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về gia đình..., gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối toàn
diện, về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Ngược lại, sự
biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó gia đình còn có vai trò quyết định sự tồn tại, vận động và phát
triển của xã hội. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng
tế bào gia đình tốt. Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến
sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận
trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho
xã hội và ngược lại. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia
đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa.

Vì vậy, nhóm chọn đề tài “Vấn đề gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội và biến đổi gia đình việt nam trong thời kì hội nhập quốc tế” nhằm khái quát
được lý luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia đình và cơ sở xây
dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phân tích sự biến đổi của gia
đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay và liên hệ với
thực trạng, giải pháp xây dựng, phát triển gia đình ở Việt Nam từ đó liên hệ với bản
thân và gia đình.

2. Nhiệm vụ của đề tài


Làm rõ:
- Khái niệm gia đình

- Vị trí của gia đình trong xã hội

- Chức năng cơ bản của gia đình

- Khái quát gia đình Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế

- Thực trạng biến đổi của hôn nhân và gia đình Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay

- Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với gia đình Việt Nam dưới tác động
của hội nhập quốc tế
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự
ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản
thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan
hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.1

Cơ sở để hình thành một gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân
( chồng và vợ ) và quan hệ huyết thống ( cha mẹ và con cái ). Hai mối quan hệ này
tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền
lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.

Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác
trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình.

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy
sinh từ quan hệ hôn nhân.

Ngoài 2 mối quan hệ cơ bản còn có các mối quan hệ khác như quan hệ giữa
ông bà với cháu chắt, giữa các anh chị em với nhau,... Ngày nay, ở Việt Nam cũng
như trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi ( người đỡ đầu ) với con nuôi
( được công nhận bằng thủ tục pháp lý ) trong quan hệ gia đình.

Các mối quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.

1
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản năm 1995,
t.3, tr.41.
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình.

1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội


1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch
sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân
sự sản xuất đó có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần
áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sản
xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó
những con người là một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang
sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao
động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”.2

Việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người,
gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Không
có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “...nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.3

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản
chất của từng chế độ xã hội, vào đường lỗi, chính sách của giai cấp cầm quyền, và

2
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản năm 1995,
t.21, tr.44.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản năm 2011, t.12, tr.300.
phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình
trong lịch sử. Do đó, trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã
hội không hoàn toàn giống nhau. Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn
chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được yên
ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp
sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội,
quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa.

1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên.

Mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là môi trường tốt nhất
để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự
yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành,
phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong
môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động
lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.

1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Chỉ trong gia đình
mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ
và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế.

Tuy nhiên mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình
mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác ngoài các thành
viên trong gia đình.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến
cá nhân. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xam xét họ
trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình.

Vì thế, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu
cầu của mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình, nên đặc điểm của
gia đình ở mỗi chế độ xã hội khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nữa”.4 Cho nên quan
hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác về chất so với các chế độ xã hội
trước đó.

1.3. Chức năng cơ bản của gia đình


1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay
thế. Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người,
đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng về nhu cầu
sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.

Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình,
nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Vì thực hiện chức
năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và
quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội.

Vì vậy, tùy theo từng nơi phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này
được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp.

1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản năm 2011, t.12, tr.300.
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệm nuôi
dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Thực
hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân
cách, đạo đức và lối sống của mỗi người. Vì vậy, gia đình là một môi trường văn hóa,
giáo dục; trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những
giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn
hóa và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình.

Đây là chức năng hết sức quan trọng mặc dù trong cộng đồng có nhiều xã hội
khác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền,...) cũng thực hiện chức năng này, nhưng
không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình. Vì vậy giáo dục của gia đình gắn
liền với giáo dục của xã hội.

Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục đòi hỏi mỗi người làm cha, làm
mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn và đặc
biệt là phương pháp giáo dục.

1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Đặc thù của gia đình mà
các đơn vị kinh tế khác không có được là ở chỗ gia đình là đơn vị duy nhất tham gia
vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.

Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải
vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Đó là việc sử
dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo
đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc sử dụng quỹ thời gian
nhàn rỗi tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức
khỏe đồng thời để duy trì sở thích, sắc thái riêng của mỗi người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay
cả ở một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức
năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất
và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối.

Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu
vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Hiệu quả hoạt động kinh tế của
gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong
gia đình. Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về
vốn, về sức lao động, tay nghề của người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho
gia đình và xã hội.

1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm
cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa
về vật chất của con người.

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng
chính trị... Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ văn hóa của dân tộc cũng
như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được
thực hiện trong gia đình. Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và
thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội.

Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế (hương ước) của làng,
xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó. Gia đình là cầu nối
của mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
Chương 2. BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
2.1. Khái quát gia đình Việt Nam thời kì hội nhập quốc tế
Gia đình Việt Nam ngày nay sau hơn 37 năm đổi mới đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ. Những sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình hiện nay so với thời kì trước
đổi mới do sự tác động mạnh mẽ của công việc, cụ thể là dưới tác động của cơ chế thị
trường. Tuy vậy, gia đình vẫn được xây dựng dựa trên và kế tục các giá trị truyền
thống. Dưới đây là các biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.

Về quy mô, kết cấu của gia đình, tồn tại xu hướng gia đình thu nhỏ hơn, số
thành viên gia đình đã giảm đi đáng kể so với trước đây. Cụ thể, nếu gia đình truyền
thống sống tập thể với ba hoặc bốn thế hệ thì gia đình hiện đại thường chỉ có hai thế
hệ (cha mẹ - con cái) hoặc ba thế hệ (ông bà – cha mẹ - con cái). Cá biệt, do sự thu
hút nhân tài ở các thành phố lớn hoặc chủ nghĩa độc thân dẫn đến sự xuất hiện của gia
đình đơn thân. Đặc biệt, sự bình đẳng nam nữ và cuộc sống riêng tư đã được chú trọng
hơn, đặc biệt là khu vực thành phố lớn.

Về tái sản xuất ra con người, việc sinh đẻ đã được tiến hành một cách chủ động,
xác định thời điểm do sự tiến bộ của y học hiện đại. Điều này giúp cha mẹ có thể tạo
điều kiện một cách chủ động và tốt hơn so với ngày trước. Ngoài ra, việc kiểm soát
dân số của chính phủ được thực thi tốt nhờ vào các cuộc vận động, tuyên truyền. Nhu
cầu đông con và phải có con trai nối dõi đã có những thay đổi theo chiều hướng giảm
số con mong muốn và giảm nhu cầu con trai. Đồng thời, yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh
tế ngày càng quan trọng trong việc giữ tính bền vững hôn nhân.

Về kinh tế và tổ chức tiêu dùng, do nhiều yếu tố như sự bùng nổ các nhà máy
có vốn đầu tư nước ngoài cũng như điều kiện dân số đông, có sự chuyển dịch về nguồn
lao động đến các thành phố công nghiệp-dịch vụ như TP.HCM, Bình Dương hay Hà
Nội. Theo báo Lao Động, tính đến 2021, có khoảng 3,5 triệu người từ các tỉnh làm
việc tại các tỉnh thành miền Nam, đóng vai trò quan trọng đối với các nhà máy ở các
địa phương. Thậm chí, sự thiếu hụt nguồn nhân lực từ lao động nhập cư có thể gây ra
sự đứt gãy chuỗi cung ứng thị trường lao động, gây hệ lụy tiêu cực đến các chuỗi cung
ứng khác trong nền kinh tế. Ở một khía cạnh khác, sự chuyển dịch này đã và đang
thay đổi chức năng kinh tế của gia đình. Không còn là mỗi gia đình là một đơn vị kinh
tế như xã hội phong kiến

Về giáo dục (xã hội hóa), trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia
đình là nền tảng của giáo dục xã hội, nhưng giáo dục xã hội ngày nay bao hàm cả giáo
dục gia đình và xác định mục tiêu, yêu cầu của giáo dục xã hội. Điểm tương đồng
giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội mới là sự nhấn mạnh liên
tục đến sự hy sinh cá nhân cho cộng đồng. Giáo dục tại nhà hiện nay đang phát triển
theo xu hướng ngày càng gia tăng đầu tư tài chính của các gia đình vào việc học tập
của con cái. Nội dung giáo dục tại nhà hiện nay không chỉ chú trọng giáo dục đạo đức,
ứng xử mà còn truyền tải những kiến thức khoa học hiện đại và trang bị cho trẻ những
công cụ để hòa nhập với thế giới cũng hướng tới.

Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội và sự phát triển kinh
tế hiện nay, vai trò giáo dục của gia đình có xu hướng giảm sút. Kéo theo sự gia tăng
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như suy đồi đạo đức, sa đọa vào các tệ nạn xã
hội. Đặc biệt, sự tiêu cực trong việc đặt kỳ vọng quá mức của bậc cha mẹ cản trở sự
phát triển về cảm xúc, tinh thần, tư duy của trẻ, dẫn đến hàng loạt những trường hợp
tự sát ở các trường học. Những hiện tượng như con cái hư hỏng, bỏ học sớm, sống
lang thang, nghiện ma túy, mại dâm phần nào cho thấy sự kém cỏi của xã hội và sự
bất lực của một số gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con cái.

Về nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm, sự hòa hợp trong mối quan hệ trong
gia đình được đề cao hơn là sự ràng buộc về trách nghiệm, nghĩa vụ, hi sinh. Cụ thể
hơn, nhu cầu thỏa mãn về tâm lý, tình cảm ngày càng tăng cao khi gia đình có xu
hướng chuyển từ đơn vị chủ yếu là kinh tế sang đơn vị chủ yếu là tình cảm. Việc thực
hiện đặc điểm này là yếu tố rất quan trọng cho sự tồn tại và bền vững của hạnh phúc
hôn nhân và gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em và người già. Tuy nhiên,
do tỷ lệ sinh không cao, đời sống tâm lý, tình cảm của nhiều trẻ em và thậm chí cả
người lớn sẽ trở nên kém phong phú do thiếu tình yêu thương về anh chị em trong
cuộc sống gia đình.

Sự tác động của kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, gây ra sự
khó khăn trong việc thỏa mãn tâm sinh lý mối quan hệ trong gia đình. Ngoài ra, cần
phải thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò con trai, tạo khái niệm bình đẳng giữa
nam và nữ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và thờ cúng tổ tiên. Điều này đòi hỏi hình
thành những chuẩn mực mới, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các thành viên gia đình.

Về quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng – gia đình lỏng
lẻo, tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài
hôn nhân, chung sống không kết hôn. Xuất hiện nhiều bi kịch gia đình, người già trẻ
nhỏ cô đơn, bạo hành gia đình, xâm hại tình dục,… Từ đó, giá trị truyền thống bị xem
nhẹ, tệ hạn gia tăng. Mặt khác, mô hình phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình hoặc mô
hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình phổ biến hơn. Người chủ gia đình được
quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các
thành viên trong gia đình coi trọng.

Về quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình, trong hoàn
hiện tại, không chỉ những giá trị gia đình, chuẩn mực văn hóa mà mối quan hệ giữa
các thế hệ cũng không ngừng thay đổi. Trong các gia đình truyền thống, con cái được
sinh ra và lớn lên dưới sự hướng dẫn thường xuyên của ông bà, cha mẹ ngay từ khi
còn nhỏ. Trong các gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em phần lớn được giao cho
nhà trường, ông bà và cha mẹ không thường xuyên giảng dạy. Ngược lại, người lớn
tuổi phải đối mặt với cảm giác cô đơn và thiếu thốn tình cảm thay vì sống chung với
con cháu như xã hội cũ .

2.2. Thực trạng biến đổi của hôn nhân và gia đình Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế hiện nay
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội thay đổi. Đồng thời kéo theo sự biến đổi của hôn nhân và gia đình Việt
Nam.

Trong thời phong kiến: Trước đây gia đình chịu ảnh hưởng của thời kỳ Nho
giáo và đạo hiếu là nguyên tắc đặt ra trong mối quan hệ bố mẹ - con cái, tam tòng
được coi là trách nhiệm của người phụ nữ đối với chồng, những định kiến tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử đã đeo bám người phụ nữ thời phong kiến, kiến
cho họ rơi vào hoàn cảnh lệ thuộc và không có tiếng nói. Bởi vì khi người phụ nữ ở
nhà họ phải nghe theo cha, khi đi lấy chồng phải nghe theo chồng và đến khi chồng
chết phải nghe theo con trai. Đây là sự áp đặt của cha mẹ đối với con cái và cũng đồng
thời trở thành con dao vô hình khiến nhiều người phụ nữ không chịu đựng được nên
họ đành phải chấp nhận kết liễu cuộc đời của mình. Trong gia đình cha mẹ luôn là
nguồn lao động chính để nuôi các con, bổn phận của các con là chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ khi về già. Gia đình và hàng xóm láng giềng có mối quan hệ ràng buộc
về mặt tình cảm. Ngoài ra, người phụ nữ phải luôn rèn luyện bản thân mình phù hợp
với tiêu chuẩn tứ đức đó là phải biết khéo léo trong công việc, công, dung, ngôn, hạnh.
Trong công việc phải khéo léo, nhan sắc xinh đẹp, sắc nét, lời ăn tiếng nói đúng chuẩn
mực, thuỳ mị nết na.

Trước đây, mọi vấn đề liên quan đến việc lấy chồng sinh con người con gái
hoàn toàn không có quyền hành cũng như quyết định. “Gia đình đơn thân” là một cụm
từ thường không xuất hiện vì ngày xưa ông cha ta quan niệm rằng gái chưa chồng mà
có chửa sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, khỏi dòng họ và sẽ chịu sự dè bỉu cay nghiệt từ
xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mặc dù đã có sự bảo vệ từ bộ luật hình sự thời Lý, Lê,
Nguyễn nghiêm cấm các hành vi bạo hành, tội cưỡng dâm thì xử tội lưu đày hay tội
chết và phải nộp tiền hơn tiền tạ. Tuy nhiên, những định kiến về giới đã làm cho người
phụ nữ không dám đấu tranh đòi quyền cho chính mình cũng như không dám làm trái
những quy định luật làng, bởi vậy mà dân gian đã lưu truyền câu nói “Phép vua thua
lệ làng” điều này thật đúng với hiện tượng xã hội thời bấy giờ.

Hôn nhân và gia đình Việt Nam ngày nay: về quy mô và cơ cấu của gia đình
Việt đã có sự biến đổi tích cực biểu hiện là mỗi gia đình chỉ có bố mẹ và con cái.
Trong gia đình có sự bình đẳng giữa các thành viên với nhau, ít xuất hiện những hiện
tượng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mà họ sẽ cùng nhau chia sẻ những công việc,
suy nghĩ của bản thân cho cha mẹ. Do nếp sống thay đổi cho nên dường như cũng đã
giảm bớt phần nào sự áp đặt một phía đến từ phía cha mẹ với con cái hay của người
chồng đối với người vợ.

Theo khảo sát, gia đình Việt Nam hiện đại chỉ tồn tại hai thế hệ: cha mẹ và con
cái là chủ yếu, một số gia đình có thêm ông bà. Số con trong mỗi gia đình cũng không
còn nhiều như trước đây mà đã được Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách kế hoạch
hoá gia đình mỗi gia đình chỉ nên sinh đủ 2 con tức là từ 1-2 con. Một số ít là gia đình
đơn thân, họ có dự tính riêng cho chính bản thân mình, họ vẫn có khả năng sắp xếp
công việc như gia đình 1 vợ 1 chồng. Gia đình đơn thân cũng không bị phản đối gay
gắt như trước đây. Theo khảo sát thì kiểu gia đình này đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt
từ các nước phương Tây. Tại Anh, số gia đình đơn thân chiếm 21% số gia đình ở nước
này, trong đó khoảng từ 8 – 11% số gia đình này là bố đơn thân. Ở Mỹ theo số liệu
điều tra số gia đình đơn thân chiếm đến 12%, ở Úc con số lên đến 15,2%. Hàn Quốc
có tới 48% số hộ gia đình chỉ có một thành viên hoặc một bố hoặc mẹ và con5. Sự tồn

5
Đỗ Thị Bình, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Khiếu Linh (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học Xã hội.
tại phổ biến của gia đình đơn thân tại các quốc gia này do văn hóa đề cao cá nhân và
hiện tượng ly hôn hoặc không muốn kết hôn ngày càng nhiều. Bởi lẽ trong sự biến
đổi hôn nhân và gia đình ở thời kỳ hội nhập mỗi thành viên trong gia đình họ đều
hướng tới sự tự do có thể làm những điều bản thân thích và cũng không cần phải bận
tâm quá nhiều đến ánh nhìn của người khác mà sống. Họ cảm thấy nếu như suy trì
kiểu gia đình truyền thống sẽ hạn chế sự phát triển bản năng của người phụ nữ vì họ
không yếu đuối, có thể kiếm sống và nuôi gia đình như bản năng của một người đàn
ông.

Trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhiều gia đình đơn thân cũng được chấp nhận
và không còn bị lên án đay nghiệt như trước đây. Số lượng gia đình theo kiểu "single
mom" ngày càng nhiều. Theo kết quả điều tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành, tỷ lệ độc thân chiếm khoảng
2,5% dân số Việt Nam, trong đó chủ yếu là nữ giới với tỷ lệ 87,6% tổng số người độc
thân6. Như vậy, có thể thấy hình thái gia đình đơn thân bắt đầu trở thành một hiện
tượng khá phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Ngoài ra, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập về văn hoá, xã hội
còn dẫn đến sự xuất hiện của gia đình đồng giới, tỷ lệ người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam chiếm từ 9% đến 11% dân số nước ta. Cộng đồng người
đồng giới được kết hôn đã và đang được Nhà nước công nhận. Đặc biệt trong Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 đã sửa đổi và bỏ điều khoản “cấm kết hôn giữa những
người cùng giới tính” và thay bằng “không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính” ( tại khoản 2, Điều 8). Bởi vậy, chúng ta thấy rằng luật pháp Việt Nam
đã có cái nhìn cởi mở hơn về tổ chức đám cưới giữa những người đồng giới với nhau.

6
ThS. Nguyễn Thùy Dương, “Hiện tượng gia đình đơn thân trong xã hội Việt Nam ngày nay”, nguồn:
http://m.dvtdt.edu.vn/default.aspx?portalid=admin&selectpageid=page.259&n_g_manager=673&newsdetail=
6280, truy cập ngày 12/10/2023
Đây là một trong những điểm tiến bộ vượt bậc đối với hôn nhân đồng giới. Tính đến
năm 2023, hôn nhân đồng giới đã được hợp pháp hóa và công nhận ở 34 quốc gia,
chiếm khoảng 1,35 tỷ người, khoảng 17% dân số thế giới7. Luật kết hôn đồng giới
được hiện thực hoá sẽ giúp họ thực hiện được các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng với
bạn đời của chính mình. Hôn nhân đồng giới có tính bình đẳng tương đối cao vì hai
người ít có sự phân công lao động hay trách nhiệm theo giới. Đây cũng là một trong
các yếu tố giúp thúc đẩy sự bình đẳng giới trong hôn nhân truyền thống.

Hiện tại trong gia đình mọi thành viên đều có thể trở thành đơn vị sản xuất trực
tiếp và làm ra của cải vật chất chứ không riêng một người nào. Điều này được thể hiện
là thành viên đều có vai trò, vị trí ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội để phát
huy năng lực, được tham gia quyết định những vấn đề của bản thân và gia đình, hưởng
thụ những thành quả của mình làm ra hợp pháp, giúp nâng cao vị trí của mỗi cá nhân
thay đổi quan niệm xưa cũ. Do đó giúp cho các thành viên phát huy tối đa khả năng
của chính mình không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Bởi vậy mà nhiều bạn nhỏ chỉ mới 6
-7 tuổi đã trở thành ca sĩ nhí, mẫu ảnh xuất hiện trên nhiều các trang mạng truyền
thông lớn: Facebook, Tik Tok, Zalo, Instagram…Gia đình hiện đại không giới hạn vấn
đề thu nhập mà họ sẽ tự do thỏa sức sáng tạo nếu như có khả năng. Cùng với đó các
mối quan hệ xã hội hiện tại cũng phát triển rất mạnh, mỗi cá nhân cũng tiến gần hơn
với các hoạt động xã hội. Những mối quan hệ ràng buộc thân thiết cũng bị suy giảm
mà thay vào đó người lớn có mối quan hệ riêng tư đối với bạn bè, hội nhóm cùng sở
thích. Trẻ em tham gia hoạt động vui chơi giải trí nhiều hơn, không còn bắt buộc phải
ở nhà làm việc.

7
“Hôn nhân đồng giới cho phép nhưng không có sự ràng buộc về pháp lý”, nguồn: https://kenh14.vn/hon-
nhan-dong-gioi-cho-phep-nhung-khong-co-su-rang-buoc-ve-phap-ly-20230331111218943.chn, truy cập ngày
13/10/2023
Về độ tuổi kết hôn: nếu như trước đây quan niệm rằng cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy, không quy định độ tuổi kết hôn rõ ràng, cho nên dẫn đến nhiều tình trạng kết hôn
sớm, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống xảy ra rất nhiều ở các tỉnh miền núi. Cụ thể
theo kết quả khảo sát năm 2019, tình trạng tảo hôn ở người dân tộc thiểu số là 21,9%.
Tất cả 53 dân tộc thiểu số đều có tình trạng tảo hôn, trong đó, 5 dân tộc tỉ lệ tảo hôn
cao nhất gồm: dân tộc Mông (51,5%), Cờ Lao (47,8%), Mảng (47,2%), Xinh Mun
(44,8%), Mạ (39,2%)8. Đặc biệt tình trạng kết hôn cận huyết thống đã gây ra rất nhiều
hệ luỵ cho đời sống khi có 25% bị bệnh, 50% mang gen bệnh về tan máu bẩm sinh di
truyền và hiện bệnh này chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh. Việt Nam hiện có
hơn 5 triệu người mang gen bệnh về tan máu bẩm sinh được xếp vào khu vực có nguy
cơ cao. Tuy nhiên ngày nay, về độ tuổi kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình, Luật
Bình đẳng giới, Công ước CEDAW…và các văn bản pháp luật điều chỉnh, pháp luật
quy định rõ ràng nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng
lực hành vi dân sự, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn,
thì được tự nguyện quyết định trong việc kết hôn. Cho nên chúng ta thấy rằng, đứng
trước cơn lốc của toàn cầu hoá, bối cảnh hội nhập quốc tế nền văn hoá nói chung và
văn hoá gia đình nói riêng đã có nhiều những khởi sắc và biến đổi theo chiều hướng
tích cực. Chính sự biến đổi này đã tạo nên một xã hội văn minh, phát triển văn hoá
gia đình, làm đẹp đẽ và giúp cho mối quan hệ giữa con người với gia đình thêm bền
chặt hơn.

2.3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với gia đình Việt Nam dưới tác
động của hội nhập quốc tế
Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực nói trên thì thực trạng cũng cho thấy sự
biến đổi trong hôn nhân và gia đình đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức lớn:

8
Ngọc Lan, “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước”, Báo
Biên phòng, nguồn: https://www.bienphong.com.vn/tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-thong-anh-huong-tieu-
cuc-den-su-phat-trien-cua-dat-nuoc-post457154.html, truy cập ngày 10/10/2023
Thứ nhất, những quan niệm trong hôn nhân và gia đình hiện đại cũng được
đánh giá thông qua số liệu khảo sát thực trạng sống thử trước hôn nhân cho thấy có
28,4% số người muốn chung với nhau trước khi kết hôn, một số ít chiếm 13.3% không
có ý kết hôn và muốn sống độc thân. Nhiều gia đình do cha mẹ quá mải mê về công
việc nên không có thời gian chăm sóc con cái dẫn đến một số bộ phận thanh niên hiện
nay trở nên lười lao động, ỉ lại, ham hưởng thụ, thiếu tinh thần trách nhiệm. Họ cũng
trở nên vô cảm, thờ ơ trước hoàn cảnh khó khăn của người khác, bởi vậy mà tình trạng
phạm tội cướp của, giết người, nghiện các chất kích thích từ giới trẻ ngày càng gia
tăng. Theo Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc viết tắt (UNICEF) đã điều tra và đi tới
kết luận, thực trạng cho thấy có hơn 21,5% các ông bố và 6,8% các bà mẹ hoàn toàn
không dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc con cái9. Từ con số này cũng
đã dẫn đến nhiều hiện tượng vấn nạn xã hội như bạo lực học đường, tội phạm xảy ra
ở trẻ em, vị thành niên hiện nay.

Thứ hai, vấn đề ly hôn, ngoại tình, ly thân, quan hệ tình dục trước hôn nhân,
sống chung nhưng không kết hôn… cũng đang đứng trước tình trạng báo động. Nhiều
vụ án liên quan đến hôn nhân và gia đình đánh ghen, xâm hại tình dục, bắt cóc trẻ em,
cụ già, bạo hành gia đình ngày càng tăng. Cụ thể vấn đề nổi trội đó là con gái bị chính
cha đẻ cưỡng bức có thai. Những hệ luỵ của vấn đề này xảy ra dẫn đến việc thực hiện
gia đình truyền thống không còn tồn tại, bị phá vỡ và bị xem thường làm xuất hiện
thêm nhiều hiện tượng kết hôn đồng tính, gia tăng dân số đơn thân. Đặc biệt hệ luỵ
này sẽ trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội. Những nạn nhân sẽ luôn cảm thấy mặc
cảm, tự ti trước số phận họ không dám đấu tranh đòi quyền lợi cho chính mình vì sợ
dư luận lên án cho nên đa số những người là nạn nhân của vụ cưỡng bức đều tự tử

9
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị gia đình, hôn nhân đối với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Bộ Văn hoá,
nguồn: http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/cac-yeu-to-anh-huong-den-gia-tri-gia-dinh-hon-nhan-doi-voi-the-he-tre-
viet-nam-hien-nay/, truy cập ngày 24/09/2023
trước khi vụ án được điều tra. Bởi vậy mà có nhiều người họ cũng không còn tha thiết
với việc tìm cho mình một gia đình hạnh phúc cũng do nhiều sức ép trong xã hội.

Thứ ba, những gia đình kiểu truyền thống hiện nay vẫn còn tồn tại việc cho
rằng người chồng mới chính là trụ cột trong gia đình thế nên mọi quyền hành đều
thuộc về chính người chồng. Ngược lại người phụ nữ trở nên lệ thuộc không có quyền
hành trong các công việc lớn liên quan đến đất đai, nhà cửa hay cưới xin…Bởi người
đời thường quan niệm rằng người đàn ông có sức khoẻ, có nhiều đóng góp nhất trong
gia đình, họ thường xuyên ra ngoài kiếm tiền nên công việc nội trợ phải là phụ nữ
không được thay đổi.

Thứ tư, ngoài vấn đề liên quan giữa vợ và chồng thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đó là việc cha mẹ bắt con cái phụ
tùng những yêu cầu đặt ra, đặc biệt ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ với con cái
mà chỉ nhấn mạnh đến chữ Hiếu bổn phận của người làm con. Điều này cũng là hệ
lụy của những quan niệm xưa cũ đòi hỏi con cái phải luôn thành kính và phụng dưỡng
cha mẹ. Nhiều gia đình bắt các con phải lao động nặng nhọc ngay từ khi còn nhỏ, đây
không phải tạo điều kiện cho các con mà vô hình đã tạo nên nỗi sợ hãi trong lòng trẻ,
dẫn đến trẻ không còn muốn thiết tha với các hoạt động vui chơi giải trí. Trong nhà
trường cũng xuất hiện nhiều tình trạng chỉ dạy cho trẻ kiến thức sách vở mà thiếu đi
thực hành cho nên trẻ trở nên thụ động không xử lý được những tình huống gặp phải
khi thực tế diễn ra. Điều này cũng xuất phát do sự ảnh hưởng của nền văn hoá phương
Tây, sự khủng hoảng trong việc kiểm soát thiết chế gia đình, những ảnh hưởng tiêu
cực từ toàn cầu hoá.

Từ những nguy cơ trên, đứng trước những vấn đề đặt ra giải pháp đối với gia
đình Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế đó là:

Một là, để hạn chế các tình trạng sống thử, sống chung với người khác như vợ
chồng mà chưa đăng ký kết hôn. Điều này muốn hiệu quả trước hết cần có sự quan
tâm giáo dục từ phía gia đình đối với trẻ ngay từ khi còn nhỏ, gia đình là nơi nung nấu
và truyền tải cho con những tác hại của sống thử sẽ dẫn đến tình trạng nạo phá thai
xảy ra nhiều, nhiều cặp đôi đổ vỡ trước khi tiến hành hôn nhân. Gia đình nên động
viên và theo sát các em, kịp thời chia sẻ đối với những em không ổn định về mặt tinh
thần. Tuy nhiên, quan sát chứ không đồng nghĩa với việc cấm con em của mình tiếp
xúc với bạn bè xung quanh. Mà quan tâm ở đây là biểu hiện của sự quan tâm, thăm
hỏi, cùng đưa ra định hướng giải quyết cho con khi gặp khó khăn, đưa ra lời khuyên
để trẻ đi đúng hướng. Nhà trường nên khuyến khích các em tham gia nhiều hoạt động
ngoại khóa về tư vấn sống thử trước hôn nhân, đưa ra những hệ luỵ của vấn đề này
trong cuộc sống. Đối với bản thân mỗi bạn trẻ cần chia sẻ những vấn đề đang gặp phải
đối với gia đình mà không nên giấu kín tự tìm hướng đi riêng, tích cực tham gia tuyên
truyền tác hại của sống thử.

Hai là, về vấn đề bạo lực gia đình đây được coi là vấn nạn của xã hội, nó đã để
lại nhiều những hậu quả khó lường cho người phụ nữ, trẻ em, cả nam giới. Để giảm
thiểu tình trạng này cần: tuyên truyền, giáo dục, chú trọng công tác này đối với gia
đình, thực hiện nhiều tổ tư vấn hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá. Các cơ
quan tổ chức cũng đồng thời cần đưa ra các thông tin nội dung phê phán bạo lực gia
đình, phê bình cá nhân, tổ chức thực hiện hành động này. Nếu người dân phát hiện có
tình trạng bạo lực gia đình cần kịp thời và báo tin cho cơ quan công an gần nhất hoặc
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn…họ là những người đứng đầu và được dân tín
nhiệm bầu cử cho nên chức trách của họ là bảo vệ cuộc sống hạnh phúc, gia đình hoà
thuận của mỗi gia đình. Đồng thời cũng cần phải bảo vệ người đã báo tin bởi lẽ nhiều
trường hợp người báo tin này cũng đã bị bạo lực, cho nên nhiều người có tâm lý lo sợ,
e ngại nên không báo tin cho người khác.

Ba là, quan niệm người chồng là trụ cột chính và quyết định mọi vấn đề trong
gia đình cần được thay đổi. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được cùng nhau
thỏa thuận, bàn bạc, quyết định đưa ra các vấn đề lớn, nhỏ. Đồng thời người chồng
cùng nhau san sẻ công việc nội trợ với người vợ để gia đình thêm hạnh phúc. Thực
hiện mô hình hướng tới đó là người chủ không chỉ là người làm chủ tài chính mà cần
đòi hỏi một phẩm chất tốt, biết lắng nghe tiếp thu ý kiến của các thành viên, không
bảo thủ quan điểm của chính mình…Đây là một hình mẫu của người lãnh đạo đang
được hướng tới trong bối cảnh hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế thị trường hiện
nay.

Bốn là, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong bối cảnh hội nhập quốc
tế hiện nay cần phải cải cách dựa trên việc tiếp thu những nước phát triển tham khảo
về giá trị chuẩn mực đạo đức, kế thừa điều hay ý đẹp và phải tạo cho trẻ em một môi
trường đủ để bản thân trẻ phát triển nhân cách, năng lực, giúp các bé phải sống có
trách nhiệm với gia đình, xã hội. Bố mẹ cần nên tôn trọng quyền tự do của con trẻ,
quyền tự do cũng chính là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại của nước ta hiện
nay. Cha mẹ nên giải thích cho các con cần có ý thức tự giác quan tâm tới gia đình
chứ không ép buộc con, điều này diễn ra thông qua các hành động diễn ra hàng ngày.
Cha mẹ nên là người lắng nghe những tâm sự, chia sẻ với con những vấn đề đang gặp
phải, đưa cho con những gợi ý giúp con thực hiện ước mơ của chính mình.
KẾT LUẬN
Gia đình đóng một vai trỏ rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của xã hội, bên cạnh gia đình được xem như tế bào của xã hội, là tổ ấm, mang lại các
giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, ngoài ra gia
đình còn là cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Gia đình giúp tái sản xuất ra con người,
nuôi dưỡng, giáo dục, có chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng, và cuối cùng gia
đình có chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình. Trong các
xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong
quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình
đối với xã hội. Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới có
thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính
vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là
vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Những sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình hiện nay so với thời kì trước đổi
mới do sự tác động mạnh mẽ của công việc, cụ thể là dưới tác động của cơ chế thị
trường; những mặt tích cực cũng như nhiều nguy cơ và thách thức cùng với giải pháp
đối với các vấn đề đã đề cập. Và từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của bản thân
trong việc xây dựng, phát triển gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự
thật, xuất bản năm 1995, t.3, tr.41.
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự
thật, xuất bản năm 1995, t.21, tr.44.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất bản
năm 2011, t.12, tr.300.
5. Đỗ Thị Bình, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Khiếu Linh (2002), Gia đình Việt
Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, NXB Khoa học Xã hội.
6. ThS. Nguyễn Thùy Dương, “Hiện tượng gia đình đơn thân trong xã hội
Việt Nam ngày nay”, nguồn:
http://m.dvtdt.edu.vn/default.aspx?portalid=admin&selectpageid=page.25
9&n_g_manager=673&newsdetail=6280, truy cập ngày 12/10/2023.
7. “Hôn nhân đồng giới cho phép nhưng không có sự ràng buộc về pháp lý”,
nguồn: https://kenh14.vn/hon-nhan-dong-gioi-cho-phep-nhung-khong-co-
su-rang-buoc-ve-phap-ly-20230331111218943.chn, truy cập ngày
13/10/2023.
8. Ngọc Lan, “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển của đất nước”, Báo Biên phòng, nguồn:
https://www.bienphong.com.vn/tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-thong-
anh-huong-tieu-cuc-den-su-phat-trien-cua-dat-nuoc-post457154.html, truy
cập ngày 10/10/2023.
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị gia đình, hôn nhân đối với thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay, Bộ Văn hoá, nguồn: http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/cac-yeu-
to-anh-huong-den-gia-tri-gia-dinh-hon-nhan-doi-voi-the-he-tre-viet-nam-
hien-nay/, truy cập ngày 24/09/2023.

You might also like