You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUI LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ


LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ CHUYỂN HÓA VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC
LẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
CỦA CÁ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
HIỆN NAY
MÃ MÔN HỌC: LLCT130105
THỰC HIỆN: Nhóm 09. Thứ 4 tiết 03, 04, 05
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Quyết

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021-2022

Nhóm số 09 (Lớp thứ 4, tiết 03, 04, 05)

Tên đề tài: Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hóa về chất và
ngược lại và ý nghĩa của nó đối với quá trình học tập của cá nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế
hiện nay.
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH TỈ LỆ % HOÀN
VIÊN THÀNH
1 Võ Lâm Tấn Hiếu 21151233 100%
2 Trần Minh Hoàng 21151236 100%
3 Lê Thạnh Phát 21151511 100%
4 Mai Hoàng Nhật Tiến 21151364 100%
5 Lương Thiện Tuấn 21151384 100%

Ghi chú:
− Tỷ lệ % = 100%
− Trưởng nhóm: Lương Thiện Tuấn

Nhận xét của giáo viên:


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày 12 tháng 1 năm 2022

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC

Chương 1. QUI LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ


LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1.1 Khái niệm về chất và khái niệm về lượng......................................................1
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất..................................................1
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................................2
Chương 2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUI LUẬT LƯỢNG
CHẤT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA CÁ NHÂN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm của sinh viên.....................................................................................3
2.2 Quá trình tích lũy kiến thức của sinh viên.....................................................6
2.3 Khắc phục một số tư tưởng sai lầm khi vận dụng qui luật...........................7
Tài liệu tham khảo...................................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: QUI LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ


LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI.

1.1 Khái niệm về chất và khái niệm về lượng

1.1.1 Khái niệm chất:

1.1.2 Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng. Đây là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính. Những đặc
điểm cấu thành sự vật, hiện tượng giúp nó phân biệt được với sự vật, hiện tượng
khác.

1.1.3 Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất riêng vốn có, tạo nên chính nó.
Chất mang tính khách quan. Cái vốn có của sự vật, hiện tượng đều do những yếu
tố, thuộc tính cấu thành quy định.

1.1.4 Thuộc tính bao gồm tính chất, trạng thái,… Đó là những cái sẵn có của sự
vật từ khi nó sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển.

1.1.2 Khái niệm Lượng:

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật. Trong đó
bao gồm về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát
triển cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng mang tính khách quan, thể hiện
cái vốn có của sự vật, quy định sự vật đó là nó.

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.

 “Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác
động lẫn nhau một cách biện chứng. Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng tất yếu
sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng.

1
Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thay đổi nào về “lượng” cũng dẫn đến sự thay
đổi căn bản về “chất” của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Ở một giới hạn nhất
định, sự thay đổi về “lượng” chưa đủ để làm thay đổi căn bản về “chất” giới hạn
đó là “độ”. Trong giới hạn của “độ”, sự thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng
chưa bị phá vỡ-sự thay đổi về “lượng” chưa đủ để làm thay đổi căn bản về “chất”
của sự vật, hiện tượng, khiến cho sự vật, hiện tượng vẫn là nó mà chưa chuyển hóa
thành sự vật, hiện tượng khác.
Sự thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng chỉ có thể xảy ra khi sự thay
đổi về lượng đã đạt tới “điểm nút”. Sự thay đổi về “lượng” khi đạt tới “điểm nút”,
với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của “chất” mới thông
qua “bước nhảy” căn bản về “chất” của sự vật, hiện tượng.

Như vậy: Mặc dù chất và lượng của sự vật, hiện tượng là hai mặt thống nhất hữu
cơ với nhau khiến cho bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng tất yếu dẫn đến sự
thay đổi nhất định nào đó về chất. Song, không phải bất cứ sự thay đổi nào về
lượng cũng dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng. Sự thay
đổi căn bản về chất chỉ có thể xảy ra khi sự thay đổi về lượng đã đạt đến điểm nút.
sự vật, hiện tượng chỉ thay đổi căn bản về chất sau khi đã thực hiện xong bước
nhảy về chất.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận.


Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về
lượng để có biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.
Bước nhảy làm cho chất mới ra đời, thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự
vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng; nhưng sự thay đổi về chất do thực
hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là đến
điểm nút, đến độ nên muốn tạo ra bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích luỹ
về lượng.
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách
quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng; tư tưởng nôn nóng thường biểu hiện
ở chỗ không chú ý thỏa đáng đến sự tích luỹ về lượng mà cho rằng, sự phát triển
2
của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục; ngược lại, tư tưởng bảo
thủ thường biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát triển chỉ
là những thay đổi về lượng. Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu hiện trên.
Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học
và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều có tính khách quan, nhưng quy luật xã
hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người; do vậy, khi thực hiện
bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan,
nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan. Nói cách khác, trong hoạt động
thực tiễn, không những cần xác định quy mô và nhịp điệu bước nhảy một cách
khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn, mà còn phải có quyết tâm và
nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chín muồi, chủ động nắm bắt
thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho phép, chuyển thay đổi
mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc
vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải
biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên
cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

Chương 2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUI LUẬT LƯỢNG


CHẤT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA CÁ NHÂN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY.
2.1 Đặc điểm của sinh viên.
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo
Mác là "tổng hòa của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những đặc điểm
riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về
nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.

Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo.
Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội,
đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.

3
Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên
quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng,
đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này
chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như SV. Hình thành
một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn,
viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế
sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi
trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường
sống, SV thường theo học tập trung tại các trường ĐH và CĐ (thường ở các đô
thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên
tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè
khá gần gũi.

Đối với SV nước ta, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình
phân hóa, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫn đến
khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ SV chênh lệch
lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương
đồng dưới đây.
Tính thực tế:

Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến
thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho
tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc đem lại
thu nhập cao, v. V.. Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất
rõ.

Tính năng động:

Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành
viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ
mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là SV), thể
4
hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Nhiều SV cùng một
lúc học hai trường.

Tính cụ thể của lý tưởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền
với sự định hướng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: SV hôm nay
sống có lý tưởng không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng của cá
nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không. Có thể khẳng định lŕ có, nhưng
đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối
cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn
những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích
cá nhân.
Tính liên kết - tính nhóm:

Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những
quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của hai nhà xã hội học người
Pháp về bản sắc xã hội dưới góc độ nhóm là Taspen và Turnez, đã đưa đến kết
luận: Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang
sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong SV trước xu hướng toàn cầu hóa
(cả mặt thuận lợi và hạn chế của xu hướng này) đang hướng mạnh đến tính cộng
đồng.

Tính cá nhân: Trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng
cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ
có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá
nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan
tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng
hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một
bộ phận SV.

Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên
cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau.
5
Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế.
Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa
có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.

2.2 Quá trình tích lũy kiến thức của sinh viên.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá của những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại, có thể rút ra một số kết luận có tầm quan
trọng về phương pháp luận từ việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong môi
trường Trường Đại học như sau:
* Tích lũy kiến thức từng bước chính xác, toàn diện:
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật luôn diễn ra tích lũy
dần về lượng đến một giới hạn nhất định, tạo nên bước chuyển biến nhảy vọt chất
lượng và học sinh. học tập cũng không ngoại lệ. Để có bằng đại học, chúng ta phải
tích lũy đủ số lượng tín chỉ của khóa học. Như vậy, học tập có thể được xem là
một quá trình tích lũy về lượng, ở đó điểm nút là kỳ thi, kỳ thi là bước nhảy và
điểm số quyết định việc tích lũy kiến thức có đủ dẫn đến chuyển hóa về chất hay
không. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và học tập của học sinh phải biết tích
lũy lượng (tri thức) để từng bước làm chuyển biến về chất (kết quả học tập) theo
quy luật. Cần phải học tập thường xuyên hàng ngày để cái chất ngấm sâu vào từng
sinh viên. Tránh nóng vội mỗi khi kỳ thi đến gần, vì đây được coi là sự thiếu kinh
nghiệm trong quá trình học. Tránh suy nghĩ chủ quan, nóng vội trong học tập và
trong hoạt động thực tiễn hàng ngày. Hàng ngày mỗi học sinh mới vẫn đến trường
để học tập, tiếp thu kiến thức mới và tăng lượng kiến thức, nhưng không thể ra
trường đi làm ngay vì kiến thức mà mỗi học sinh chưa tích lũy hết thì không đảm
bảo cho việc làm. Nhưng nếu trong năm qua mỗi sinh viên học tập, rèn luyện
chăm chỉ tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua các đợt thực
tập… (số lượng) và tốt nghiệp Đại học với kết quả cao. Đảm bảo chuyên môn cho
mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác, chất đã biến đổi và biến thành
chất mới.
* Sinh viên tự học, rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực.
Trong thực tế cuộc sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất thì phải có sự
6
tích lũy về lượng, sự tích lũy này là do mỗi chúng ta tự đấu tranh cho bản thân, đổi
lấy công việc của mình. , mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào khác. Để làm rõ ý
tưởng này, hãy xem câu chuyện ngụ ngôn sau: “Một người đàn ông tìm thấy kén
của một con bướm. Ông nhận thấy rằng cái kén này bắt đầu cắn, những con sâu
bướm bắt đầu bò. Nhìn hồi lâu, anh thấy con sâu róm hết sức chui vào lỗ nhưng
không được. Động lòng thương, anh lấy kéo cắt những vết rách của kén để sâu
bướm chui ra dễ dàng. Khi sâu bướm ra khỏi kén, cơ thể to ra nhưng đôi cánh lại
nhỏ đi. Người đàn ông chờ xem con bướm có còn phát triển được không? Tôi hy
vọng rằng những đôi cánh khác có thể mở rộng để chúng có thể cất cánh. Chao ôi!
Vô ích! Con bướm đã bị què cả đời, lê lết với đôi cánh nhỏ bé không thể bay được
”. Một người đàn ông vội vàng hủy hoại cuộc đời của con bướm vì lòng trắc ẩn.
anh không biết rằng quy luật tự nhiên bắt buộc con sâu bướm phải nỗ lực chui qua
lỗ nhỏ trên cái kén. Trong quá trình đấu tranh này, dòng máu sẽ chảy từ cơ thể
xuống đôi cánh và sau khi chui ra khỏi kén, con bướm sẽ có đủ sức để sải đôi cánh
lớn và bay.
Chúng ta hãy quay lại việc học tập và rèn luyện của học sinh. Trong một kỳ thi,
nếu một học sinh gian lận để đạt kết quả tốt thì không khác gì con sâu róm tội
nghiệp. Gian lận thì người ta có thể thi đậu, nhưng về bản chất là không có sự thay
đổi về chất, bởi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn, chắc chắn người ta sẽ
không thể tiếp thu, không đáp ứng được yêu cầu xin việc sau này, và nếu chúng ta
giúp đỡ chúng ta. những người bạn như anh chàng trong câu chuyện kia cũng vậy,
chẳng khác gì chúng ta làm tổn thương họ.

2.3 Khắc phục một số tư tưởng sai lầm khi vận dụng qui luật.
Trong học tập và nghiên cứu phải tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt
cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện sinh viên cần tránh những tư tưởng tả
khuynh, nghĩa là khi lượng chưa thay đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
Khi sinh viên tiếp thu đủ kiến thức cơ bản có sự thay đổi về chất thì mới tiếp thu
được những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học từ dễ đến khó là một phương pháp
học
7
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với
những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có
lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rèn luyện và
phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.

Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự
vật. Sự  tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm  thay đổi kết cấu quy mô,
trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta
được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải
tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành
những giáo viên, nhà quản lý văn hóa, họa sỹ...đóng góp cho xã hội, tránh tinh
thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.

             Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả
tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta
sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức
nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để
tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư
tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.

*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên

Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính
cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy
luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có
được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc
sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của
chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích
lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện
cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức
giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống cũng như trong quá
trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen

8
học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và
khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính
cách, giúp chúng ta  thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://hocluat.vn/quan-he-bien-chung-giua-luong-va-chat/
https://giaingo.info/su-khac-nhau-giua-chat-va-luong/
https://dembuon.vn/threads/dac-diem-cua-sinh-vien-hien-nay.34652/
http://m.dvtdt.edu.vn/default.aspx?
portalid=khoagddc&selectpageid=page.256&n_g_manager=897&newsdetail=417
8

HẾT

9
10

You might also like