You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: Triết học Mac – Lênin

11DHAV9-010110065124

ĐỀ TÀI 11: VẬN DỤNG QUI LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ
TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

NHÓM:DOREAMON_2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021

1
BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

-----o0o----

ĐỀ TÀI 11: VẬN DỤNG QUI LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ
TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm:DOREAMON_2

Giảng viên hướng dẫn:TS.Lại Quang Ngọc

Trưởng nhóm:Nguyễn Tấn Thạo

Thành viên:

1. Nguyễn Tấn Thạo -2001200514


2. Lưu Hoàng Thương- 2001200257
3. Lê Hữu Toàn- 2033202032
4. Lưu Hoàng Trí- 2001202277
5. Võ Thị Yến Trinh- 2039200057
6. Trần Long Vũ- 2001207371

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021

2
Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Vận dụng quy luật lượng - chất vào quá
trình học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay do nhóm DOREAMON_2 nghiên cứu
và thựchiện. Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài Vận dụng quy luật lượng - chất vào quá trình học tập của
sinh viên Việt Nam hiện nay là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của
nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................5

I.NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT.................................................................5

1.1Khái niệm............................................................................................................................................5

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.....................................................................................6

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận.................................................................................................................7

2. VẬN DỤNG QUI LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN................................................................................................................... 8

2.1.Sự khác nhau cơ bản trong môi trường trung học phổ thông và đại học..........................................8

2.1.1. Về ý thức và động cơ học tập..................................................................................................10

2.1.2. Về mục đích và phương pháp học tập.....................................................................................11

2.2. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập đại học..................................12

2.2.1. Những thuận lợi.......................................................................................................................12

2.2.2. Những khó khăn......................................................................................................................12

2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay.........13

3.1LẬP LUẬN.............................................................................................................13

3.2KẾT LUẬN............................................................................................................ 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15

4
PHẦN MỞ ĐẦU

Quy luật lượng chất trong triết học Mác –Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc
sống và đặc biệt việc học tập của sinh viên hiện nay là vô cùng quan trọng. Lượng
là số lượng kiến thức mà sinh viên tích lũy, và quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy
kiến thức là độ, các bài thi cuối kì chính là điểm mút, và sau khi vượt qua bài thi
cuối kì chính là bước nhảy để sang học kì mới, lúc đó có sự thay đổi về
chất .Nhưng khi các sinh viên mới bước chân vào môi trường đại học thì gặp phải
rất nhiều khó khăn trong vấn đề học tập.Vì các bạn đã quen với cách học ở môi
trường THPT, nhưng khi ở môi trường đại học cách học lại có nhiều sự khác biệt
như: Tự học, tín chỉ, lớp học đông và thời gian tự do hơn…Vì những nguyên nhân
đó nên hôm nay nhóm em chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu quy luật
lượng chất.Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp và vận dụng quy luật lượng chất vào
quá trình học của sinh viên một cách hiệu quả nhất.

PHẦN NỘI DUNG

I.NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT

Quy luật lượng - chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Quy luật lượng - chất tiếp tục làm rõ quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, nó
trả lời câu hỏi: cách thức của sự phát triển như thế nào?

5
1.1Khái niệm

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, làm cho nó là nó và phân
biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính
ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng. Trong hiện thực khách quan, chất và sự
vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.

Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Thuộc tính của sự vật
là những tính chất, những trạng thái, yếu tố cấu thành sự vật. Mỗi sự vật có rất
nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Thuộc tính của
sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tuy nhiên sự phân chia
này chỉ có tính tương đối.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật. Do đó, lượng của sự
vật cũng có tính khách quan như chất của sự vật.

Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô
lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,...Trong thế giới
hiện thực, lượng có hai dạng: Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên
trong của sự vật, có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật.

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy
định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại
biểu thị lượng của sự vật và ngược lại.

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Chất và lượng là hai mặt đối lập: Chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên

biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách
biện chứng. Sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật,
hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời.

Trong thế giới hiện thực, có những biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
tức thời. Lại có trường hợp sự biến đổi về lượng phải đến một giới hạn nhất định
nào đó mới xảy ra sự biến đổi về chất. Khoảng giới hạn mà ở đó sự biến đổi về
lượng chưa tạo ra sự thay đổi căn bản về chất gọi là độ. Độ là khái niệm dùng để

6
chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là giới hạn
tồn tại của sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng
khác. Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm
cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại
đó bắt đầu xảy ra bước nhảy, gọi là điểm nút.

Như vậy, độ được giới hạn bởi hai điểm nút. Sự thống nhất giữa lượng mới với
chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới.Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi
là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về
lượng, làm thay đổi chất. Không có bước nhảy tức là không có sự thay đổi về chất.
Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống
nhất giữa chất và lượng ở một độ nhất định, sự vật tồn tại trong sự thống nhất ấy,
cứ thế một quá trình tác động mới với quy mô độ mới lại bắt đầu. Như vậy, sự vận
động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy
vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng
sự vật, hiện tượng mới. Có thể nói, phát triển là sự “đứt đoạn” trong “liên tục”,
thông qua hình thức những bước nhảy, trạng thái liên hợp của các điểm nút, đó
chính là cách thức của sự vận động và phát triển của thế giới hiện thực khách quan.

Thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú, các bước nhảy cũng vậy. Căn
cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục
bộ. Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi chúng
đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng. Căn cứ vào thời gian của sự thay
đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và bước
nhảy dần dần. Tuy nhiên, dù với hình thức nào mỗi bước nhảy cũng tạo sự thay đổi
về chất.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, sự thay đổi về chất do bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay
đổi đến giới hạn, tức là đến điểm nút, đến độ nên muốn tạo ra bước nhảy thì phải
thực hiện quá trình tích luỹ về lượng. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn để đạt được kết quả mong muốn, ta phải từng bước thực hiện các
mặt các nội dung, các bước đi phù hợp, khắc phục và tránh thái độ nôn nóng bỏ
qua các bước, các giai đoạn tất yếu hoặc bảo thủ không dám thực hiện bước nhảy
khi giải quyết các vấn đề.

Thứ hai, quá trình vận động và phát triển là quá trình biện chứng thể hiện sự thống
nhất giữa chất và lượng. Do đó, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải

7
tránh tư tưởng nôn nóng, bảo thủ... không giám thực hiện bước nhảy hoặc xem sự
phát triển chỉ là những thay đổi về lượng. Để tạo ra cái mới không phải chỉ gia tăng
mở rộng quy mô, số lượng, chạy theo thành tích số lượng mà những thay đổi đó
phải dẫn đến có những sự thay đổi căn bản về bản chất toàn bộ.

Thứ ba, sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học
và quyết tâm thực hiện bước nhảy. Tuy quy luật lượng - chất có tính khách quan,
nhưng quá trình vận động trong xã hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức
của con người. Do vậy, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, trước hết
phải tuân theo điều kiện khách quan, đồng thời, cũng phải chú ý đến sự tác động
tích cực của nhân tố chủ quan. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc, giáo điều,
rập khuôn trong thực hiện bước nhảy mà phải có quyết tâm và nghị lực để thực
hiện bước nhảy khi điều kiện đã cho phép, từ những thay đổi mang tính tiến hóa
sang thay đổi mang tính cách mạng.

Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc
vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải
biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên
cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng. Phương pháp xử lý vấn đề của giới tự
nhiên phải khác với phương pháp xử lý vấn đề xã hội và tư duy

2. VẬN DỤNG QUI LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN

-Quy luật lượng và chất được áp dụng vào quá trình học tập của sinh viên có thể
hiểu là lượng là số lượng kiến thức mà sinh viên tích lũy, và quá trình học tập, rèn
luyện, tích lũy kiến thức là độ, các bài thi cuối kì chính là điểm mút, và sau khi
vượt qua bài thi cuối kì chính là bước nhảy để sang học kì mới, lúc đó có sự thay
đổi về chất .

2.1.Sự khác nhau cơ bản trong môi trường trung học phổ thông và đại học

- Tự học:

Khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự
học. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến
thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.Bởi vì ở đại
học giảng viên chỉ là người hướng dẫn còn phần lớn là việc tự học.Nếu muốn hiểu bài
và đạt kết quả tốt thì việc tự học cực kì quan trọng.

8
- Tự do hơn:

Thay vì ngày nào cũng phải đến trường thì các sinh viên sẽ được tự quyết định
ngày học, thời gian học thông qua việc đăng kí học phần, được nhà trường và các giáo
viên đưa ra qua đó ta dần học cách quản lý thời gian của bản thân để mang lại lợi ích
cho mình. Đồng thời ta có thể chọn học chung với nhóm bạn quen, có khả năng giúp
đỡ nhau trong việc học.

- Chọn ngành nghề:

Khác biệt lớn nhất của bậc đại học với phổ thông là được chọn lựa ngành, nghề mà
bản thân sẽ học. Không còn phải học những kiến thức ngoài lề mà sẽ tập trung vào
những kiến thức sẽ giúp cho ngành nghề ta sau này, nhưng đó cũng không là ta chỉ
học những kiến thức ngành đó mà co thể mở rộng ra những ngành nghề liên quan
nhằm nâng cao kiến thức. Việc chỉ tập trung vào 1 ngành nghề không làm giảm khối
lượng kiến thức mà mở rộng, khai thác sâu hơn vào kiến thức của ngành nghề đó làm
tăng lượng kiến thức ta được tiếp thu.

- Lớp học đông hơn:

Nếu như ở phổ thông mỗi lớp học chỉ dao động sĩ số khoảng 40 đến 50 người thì
đại học có sự khác biệt lớn. Mỗi lớp ở đại học sĩ số có thể lên đến hàng trăm người.
Điều này thường gây khó khăn hơn cho cả quá trình học của sinh viên và quá trình
dạy của giáo viên, nhưng đồng thời việc này mở ra cơ hội kết bạn, mở rộng các mối
quan hệ của cho sinh viên.

- Cường độ học tập:

Đi cùng với việc khối lượng kiến thức tăng lên, kiến thức đa dạng hơn thì chắc
chắn cường độ học tập của bạn cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo dài
hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời sinh
viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều loại kiến thức hơn.

- Sự khác biệt giữa 1 tiết học:

Lượng kiến thức tăng lên có nghĩa một tiết học cũng kéo dài hơn, thời gian của 1
môn học cũng tăng lên rất nhiều. Giảng viên giảng dạy với tốc độ cao, truyền đạt

9
nhanh. Một tiết học có rất nhiều lượng kiến thức cho nên sinh viên cũng phải tiếp thu
nhanh hơn, ghi chép những thứ cần thiết trọng tâm. Đồng thời bậc đại học đại học tập
trung các sinh viên làm việc nhóm, các sinh viên trong lớp sẽ được giảng viên chia
thành các nhóm nhằm tạo kĩ năng làm việc nhóm, tăng tốc độ làm việc của sinh viên,
tạo nên tính tự giác.

- Quan tâm điểm rèn luyên:

Khi lên đại học một mối quan tâm của sinh viên đó là điểm rèn luyện, điểm rèn
luyện được coi như xếp loại hạnh kiểm thời phổ thông, tuy nhiên khách quan và khoa
học hơn nhiều. Thông qua những việc bạn làm đóng góp, vi phạm mà từ đó công trừ
diểm rèn luyện. Điểm rèn luyện rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến lúc bạn xét học
bổng, khen thưởng,… quan trọng nhất là làm căn cứ để xét tốt nghiệp khi ra trường.

2.1.1. Về ý thức và động cơ học tập

- Trong quá trình học tập của sinh viên luôn nảy sinh rất nhiều vấn đề như việc
thay đổi hay thích nghi với môi trường môi mới, nhưng việc bước vào một trường
đại học là một niềm vui lớn, đây là nơi giúp ta đặt một viên gạch nền móng thực
hiện ước mơ bản thân. Cuộc sống của một sinh viên quá khác xa với học sinh khi
ta chăm sóc bản thân không có người thân bên cạnh, tự mình đi làm thêm công
việc để có một chút tiền chi tiêu trong những sinh hoạt hằng ngày. Do đó ta phải
đặt ra cho một phương pháp học tập phủ hợp, rèn luyện bản thân đồng thời phải
phù hợp với điều kiện sống. Đầu tiên chính là ý thức, là việc tự chịu trách nhiệm
những việc bản thân làm. Muốn thành công trước hết hãy học cách chịu trách
nhiệm với bản thân, không ngụy biện, không đừng đổ lỗi cho một ai cả. Ý thức cá
nhân của mỗi người được hình thành ngay từ bé rồi sẽ phát triển theo năm tháng,
nó cũng góp phần quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Ý thức giúp ta
tránh việc ỷ lại vào người khác, chủ quan, bị động trong việc học tập. Đã là sinh
viên trường đại học cần phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng, trở thành thành một
người lao động giúp ích cho xã hội. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường đại học
hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “học để làm gì?”, “tại sao ta lại phải học”,
“ý thức học tập của ta có tốt không?”. Với đất nước vẫn ngày càng phát triển, con
người ngày càng tiến bộ tiếp thu nhiều nguốn tri thức mới. Nếu không học ta sẽ bị

10
tụt lùi, trở nên lạc hậu với xã hội, học tập ngừng làm ta ngày một trưởng thành hơn
làm chủ tương lai của bản thân. Đừng vì những ham mê niềm trước mắt mà quên
mất nhiệm vụ hàng đầu là học. Tất cả sinh viên hiện nay luôn có một tình trạng
chung là học sao để không rớt môn, không đóng tiền học lại môn đó. Hậu quả để
lại của việc thiếu ý thức là rất lớn. Gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, xã hội, dễ
sa vào con đường tội lỗi. Phải tự nhận thức rõ tránh nhiệm bản thân, có ý thức hơn
trong học tập, có lập trường vững chắc, xác định được ước mơ, tạo cho mình động
lực học tập.

- Ngoài ý thức, thì động cơ học tập cũng rất quan trọng. Bởi động cơ là sự thể hiện
hứng thú, nhu cầu thỏa mãn bản thân. Động cơ nó còn phản ánh mức độ nỗ lực học
tập và nghiên cứu, được thể hiện qua việc dành nhiều thời gian và đầu tư cho học
tập của sinh viên. Đồng thời là yếu tố kích thích người học, thúc đẩy sự tích cực
cho sinh viên nhằm tạo nên sự hưng phấn, thích thú hơn trong việc tiếp thu kiến
thức. Không có động cơ học tập rất dễ chán nản, chán học, bỏ học giữa chừng.
Động cơ nó không có sẵn, mà được hình thành từ quá trình học tập của mỗi người.
Ta sẽ không thể học tập hiệu quả nếu không có một động cơ rõ ràng, hãy tự xác
định cho mình một động cơ đúng đắn. Học để phát triển toàn diện nhân cách, tri
thức bản thân, để có sự thành đạt cá nhân thăng tiến sau này. Vậy việc xác định
động cơ học tập là rất qua trọng đối với sinh viên nói chung và các sinh viên
trường đại học khác nói riêng.

2.1.2. Về mục đích và phương pháp học tập

- Để hoành thành được việc học ở trường đại học thì ta phải có mục đích và mục
tiêu. Mục đích đầu tiên khi bước chân vào trường đại học đó chính là ra trường với
một tấm bằng đại học bằng cách hoàn thành tất cả các chứng chỉ môn học trong
thời gian quy định học ở trường, tránh việc nợ quá nhiều dẫn đến không thể ra
trường. Để có thể đạt được mục đích trên thì phải có mục tiêu, bởi mục tiêu là
những bước cần thiết để đạt được mục đích. Mỗi người đều có những mục tiêu cho
riêng mình, không ai giống ai. Để hoàn thành mục tiêu những ngày học ở đại học
thì cần phải hoàn thành đúng thời hạn ra trường cũng đồng nghĩa với việc làm sao
để tích lũy đủ số điểm để được ra trường và đồng thơi xây dựng cho mình kế hoạch
học tập chu táo. Muốn hoàn thành chương trình học đúng thời hạn thì tuyệt đối
không được nợ môn, nếu có nợ hãy cố gắng sắp xếp để hoàn thành nó ở học kỳ
sau. Đăng ký đủ số lượng tín chỉ cho mỗi học kỳ theo chương trình khung mà nhà
trường đã để ra cho sinh viên. Đạt được kết quả hiệu quả hiệu quả, có thể điểm số
không quá cao nhưng buộc phải qua môn. Muốn tích lũy số điểm ra trường cao thì

11
đừng nên xem nhẹ bắt kỳ môn nào có những môn nhìn bề ngoài trông nó rất dễ khi
học thì mới biết nó khó cỡ nào. Dành thời gian để tìm hiểu, bổ sung kiến thức học
tại nhà hoặc tìm thêm tài liệu ở thư viện trường. Cố gắng hoàn thành đủ các bài
kiểm tra, báo cáo, tiểu luận, bài thi cuối kỳ và đã học thì phải đạt điểm cao. Một
quá trình học tập tốt thì phải có phương pháp học hiệu quả. Đầu tiên là phải đi học
đầy đủ giúp bạn không bị lỡi những kiến thức hay bị thiếu hụt kiến thức của giàng
viên trên lớp và những yêu cầu hay thông báo mà giảng viên giao cho bạn. Chủ
động hơn trong học tập, trước khi vào tiết học đọc trước giáo trình, tìm tài liệu liên
quan, nêu lên thắc mắc của bạn với giảng viên đừng đợi giảng viên đặt câu hỏi mới
trả lời. Lập cho mình một sơ đồ tư duy, nó là công cụ hệ thống kiến thức đã học
một cách nhanh nhất, tiết kiệm gấp đôi thời gian học. Đặc biệt là khi mùa thi đến
có quá nhiều kiến thức cần, nó giúp bạn nắm vững tất cả các kiến thức trọng tâm.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập đại học

2.2.1. Những thuận lợi

Kinh tế xã hội đang phát triển, điều kiện sống được cải thiện đáng kể, xã hội cũng 1
phần nào đó hỗ trợ cho sinh viên về việc học tập, cơ sở vật chất hiện đại, hổ trợ vốn,
học bổng, giúp sinh viên có điều kiện sống tốt hơn.

Với sự năng nổ nhiệt tình ham học hỏi nên sinh viên có khả năng hội nhập cũng như
thích nghỉ tốt nhất môi trường sống đại học. Tích cực tham gia các công tác xã hội,
giao lưu những câu lại bộ khiến họ nhanh chòng hòa đồng cùng bạn bè, thầy cô từ đó
dễ dàng trao đổi trong học tập, những vấn đề trong cuộc sống đời thường.

Về việc định hướng nghề nghiệp, trong đó sinh viên dễ dàng tiếp cận nhiều kên thông
tin. Bao gồm các buổi định hướng, tư vấn nghề nghiệp của các thầy có nhiều kinh
nghiệm, tập đoàn kinh tế, trung tâm hổ trợ sinh viên để có sự chuẩn bị tâm lí khi ra
trường.

Trong môi trường đại học sinh viên có thể tự đo, chủ động về mặt thời gian. Nhìn
chung thì thời sinh viên ta có khoản thời gian rảnh rất nhiều và có thể làm chủ được
thời gian, không cần giống như thời phổ thông bị bó buộc một cách chặc chẽ

2.2.2. Những khó khăn

So với chương trình học phổ thông thì khối lượng kiến thức đại học nhiều và rộng hơn
1 cách đáng kể.

12
Nếu chương trình học phổ thông việc học các môn kéo dài tròng vòng 1 năm, vì thế
kiến thức sẽ được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi đó đại
học 1 môn chỉ chủ yếu từ 8 đến 18 buổi. Ta có thể nói sự tăng lên đáng kể về kiến
thức sẽ khiến cho các bạn mới bước chân vào con đường đại học gập những khó khăn.
Nhưng không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức mà đại học và phổ thông còn có
sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Ở phổ thông hầu như học sinh ít tiếp xúc hoặc ít
được trang bị các kỹ năng mềm đến khi lên đại học sinh viên phải đối mặt với những
mối quan hệ mới có thể là rất phức tạp, cũng như phải tự lập tự lo cho mình từ a-z nên
sẽ có nhiều bở ngỡ khiến cho các bạn không thu được kết quả tốt trong học tập và
trong cuộc sống.

Hầu hết những bạn sống xa nhà, bắt đầu 1 cuộc sống cũng như trải nghiệm mới, xa gia
đình phải tự mình xoay xuể mọi thứ nên ở giao đoạn đầu các bạn gập rất nhiều khó
khăn. Cùng với đó là chi phí đắt đỏ đối với những bạn có gia cảnh khó khăn và rất
nhiều thứ khác.

Nhìn chung, đa phần sinh viên ở quá trình mới bắt đầu học đại học chưa hình thành
được sự tích cực hòa nhập được với mồi trường (thiếu sự năng động, tự tin, ít tham
gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể... ) chính vì thế khi ra trường ta gập
khó khăn trong việc xin cũng như vận hành trong công việc dẫn đến nhảy việc và đó
là những lý do mà doanh nghiệp thường hay ngại khi nhận các sinh viên mới ra
trường vào làm.

2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Việt Nam
hiện nay

Sinh viên cần phải:

* Từng bước tích lũy nhiều kiến thức mới một cách chính xác, đầy đủ.

* Sinh viên phải tiến hành từ bậc dễ đến khó, tránh nóng vội gấp gáp đốt cháy giai
đoạn.

*Không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh sự chủ quan.

*Rèn luyện ý chí và thức học tập của sinh viên.

13
*Sự phát triển bền vững của một tập thể lớn phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.

3.1LẬP LUẬN
Nắm được quy luật lượng – chất sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan, toàn
diện hơn và xác định được đúng phương pháp, quá trình thực hiện các công cuộc đổi
mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam ngày nay.
Theo tính chất, ý nghĩa cũng như phạm vi bao quát của nó, đổi mới là một quá trình
mang tính chất cách mạng. Ta cần phải thực hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh
vực riêng của đời sống xã hội để tạo ra bước nhảy về chất ở đó. Và với sự thành công
trên nhiều lĩnh vực, ta có cơ sở thực tế để đổi mới thành công toàn diện đất nước Việt
Nam. Đó là khi ta tạo được bước nhảy về chất của toàn bộ xã.
Những bước nhảy trong quá trình đổi mới ngày naycó thể là kết quả của qúa trình thay
đổi về lượng thích hợp. Vì vậy, bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan hay ảo tưởng nào đều có
thể gây ra những tổn thất lớn nhất cho đất nước.

Cuối cùng là về việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa
lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của chúng có vai trò to lớn như thế
nào trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong Đại học hiện nay. Lượng và
chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào mà lượng được tích lũy
tới một độ nhất định mới có thể làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận
thức, hoạt động học tập, sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết
thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện thích hợp để biến đổi về chất.
Những việc làm vĩ đại, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy
mỗi sinh viên chúng ta phải luôn tích cực học tập, rèn luyện chủ động trong công việc
học tập và rèn luyện của mình kể cả đức và tài, trở thành một con người hoàn thiện,
tránh chủ quan, nóng vội mà ỷ y không chịu tích lũy về kiến thức (lượng).

3.2KẾT LUẬN

Tóm lại là không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có sự chuyển đổi từ phổ
thông lên Đại học cũng giống như là quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì
vậy mà nhiều người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới của mình sao cho phù
hợp với hoàn cảnh của hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với bậc
Đại học. Chỉ khi đó sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá
rình học tập và nghiên cứu sau này của mình.

14
Như vậy, muốn tiếp thu được nhiều tri thức và đạt được kết quả ngày càng cao, thì
mỗi sinh viên chúng ta cần phải mỗi ngày nỗ lực học tập, học từ bậc thấp cho đến cao,
từ dễ cho đến khó để có sự biến đổi về chất. Khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học,
có một bộ phận không hề nhỏ trong sinh viên tự cao với những gì đã đạt được, không
chịu tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng và hoài bão. Nhưng
bên cạnh đó cũng có rất nhiều sinh viên có ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có
trình độ tri thức cao nhất.

Bên cạnh việc học nền tảng, sinh viên cần bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết
như giao tiếp ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm,… những kỹ năng này sẽ
giúp ích cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Hoạt động giải lao, giải trí
cũng quan trọng không kém so với học tập. Tham gian các hoạt động thể dục thể
thao, các phong trảo do Đoàn Viên tổ chức đem lại niềm vui trong học tập và đạt
được kết quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. GS.TS. Phạm Văn Đức ( Chủ biên),GS.TS.Trần Văn Phòng(Phó chủ biên)
(2019). Giáo trình trết học Mác - Lênin(tài liệu dùng tập huấn giảng dạy năm
2019).

15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

1.1. Thời gian:

1.2. Địa điểm:

16
1.3. Thành phần tham dự:

+ Chủ trì:

+ Tham dự:

+ Vắng:

2. Nội dung cuộc họp

2.1. Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên như sau:
Họ tên STT Nhiệm vụ Ghi
chú

Nguyễn Tấn Thạo 95 Đánh máy, phần mở đầu

Võ Thị Yến Trinh 112 3.1 & 3.2


110 2.1.1 & 2.1.2

Lưu Hoàng Trí


Lê Hữu Toàn 103 2.2
Lưu Hoàng 100 2.1
Thương
Trần Long Vũ 123 1.1 & 1.2 & 1.3

2.1.Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như
sau:
Họ tên STT Nhiệm vụ Đánh giá hoàn Ghi chú
thành

Nguyễn Tấn Thạo 95 Đánh máy, phần 100%


mở đầu
Võ Thị Yến Trinh 112 3.1 & 3.2 100%

Lưu Hoàng Trí 110 2.1.1 & 2.1.2 100%


Lê Hữu Toàn 103 2.2 100%
Lưu Hoàng Thương 100 2.1 100%
Trần Long Vũ 123 1.1 & 1.2 & 1.3 100%

2.2. Ý kiến của các thành viên:

17
2.3. Kết luận cuộc họp

Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc ....giờ.... phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì

18

You might also like