You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực
tiễn của bản thân.

Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hà


Mã lớp học phần: 22C1PHI51002331
Sinh viên: Phạm Thanh Tâm
Khoá – Lớp: 48 – KQ004
MSSV: 31221024545

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1


PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 2
1. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ
VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI ............................................. 2
1.1. Phạm trù “chất” ........................................................................................... 2
1.2. Phạm trù “lượng” ........................................................................................ 2
1.3. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại ...................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng - chất ................................. 4
1.4.1. Ý nghĩa trong nhận thức ......................................................................... 4
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 5
2. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ
TRÌNH TÍCH LUỸ KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN ............................ 5
2.1. Đối với hoạt động nhận thức ....................................................................... 5
2.2. Đối với hoạt động thực tiễn ........................................................................ 6
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU

Lời mở đầu
Sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng,
phong phú. Cách thức chung, phổ biến của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. Hay còn nói cách khác là tuân theo quy luật lượng
– chất, một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của
sự vận động, phát triển. Quy luật lượng – chất có ý nghĩa rất quan trọng không những
trong hoạt động nhận thức mà còn trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các
sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức sai lệch về quy luật này sẽ dễ dẫn đến tư tưởng nôn
nóng tả khuynh hoặc bảo thủ, trì trệ. Nhằm khắc phục những hạn chế, đồng thời vận
dụng đúng đắn quy luật lượng – chất vào hoạt động nhận thức, cũng như hoạt động thực
tiễn, nay tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật
về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị)
hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.”
Đối tượng nghiên cứu
Với bài tiểu luận này, tôi muốn nghiên cứu rõ về đối tượng chính là các khía cạnh của
quy luật lượng – chất như các phạm trù chất, lượng, nội dung, ý nghĩa phương pháp luận
của quy luật và sự vận dụng quy luật lượng – chất vào hoạt động nhận thức và thực tiễn
của bản thân, cụ thể là quá trình tích luỹ kiến thức của bản thân tôi.
Phạm vi nghiên cứu
Dựa theo đề tài tiểu luận chỉ giới hạn ở phạm vi quy luật lượng – chất và vận dụng vai
trò của quy luật này vào quá trình tích luỹ kiến thức của riêng cá nhân tôi.
Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện như sau: Bước đầu, hệ thống những kiến thức đã học kết
hợp cùng những nguồn tài liệu tham khảo uy tín để đưa ra sự phân tích chặt chẽ về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, cụ thể là quy luật
lượng – chất của phép biện chứng duy vật; tiếp theo, đưa ra ý nghĩa phương pháp luận
của quy luật lượng – chất trên cả hai phương diện nhận thức và thực tiễn; cuối cùng, vận
dụng quy luật lượng – chất vào quá trình tích luỹ kiến thức của bản thân trên hai phương
diện nhận thức và thực tiễn dựa vào cơ sở phân tích ở các bước đã nêu trước đó.

1
PHẦN NỘI DUNG
1. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT, HIỆN
TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI
1.1. Phạm trù “chất”
“Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác (trả lời cho câu
hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? Giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác).”
[1, tr.238]
Ví dụ: Nguyên tố nhôm có nguyên tử khối là 27 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 660,3oC,
nhiệt độ sôi là 2519oC v.v… Những thuộc tính này nói lên chất riêng của nhôm, phân
biệt nó với các kim loại khác.
Đặc điểm cơ bản của chất là nó mang tính ổn định tương đối.
Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật, hiện tượng mà không có chất
và không thể có chất nằm ngoài sự vật, hiện tượng. “Mỗi sự vật, hiện tượng không phải
có một chất mà có nhiều chất. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của
nó. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật. Tuy nhiên, sự phân chia
thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương
đối.” [2, tr.31]
1.2. Phạm trù “lượng”
“Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về
mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng
số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng. Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng
số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm
hay nhạt…” [1, tr.240]
Ví dụ: Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ hay trình độ phát triển
kinh tế của nước đó.
Đặc điểm cơ bản của lượng là nó mang tính khách quan, thường xuyên biến đổi,
bởi nó là dạng biểu hiện của vật chất, giữ vị trí nhất định trong không gian và tồn tại
trong thời gian nhất định.

2
Bàn về lượng, Ph. Ăng-ghen viết: “Mọi chất lượng đều có vô vàn những mức độ
khác nhau về số lượng, thí dụ sắc thái của màu sắc, độ cứng và độ mềm, độ bền…, và
mặc dù các mức độ ấy khác nhau về chất, nhưng chúng đều có thể đo được và nhận thức
được." [3]
“Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy
định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật,
hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và
phần nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được nhưng trong một số trường hợp của
xã hội và nhất là trong tư duy, lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận
biết được bằng năng lực trừu tượng.” [1, tr.240]
1.3. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất và ngược lại
“Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho
thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ những thay đổi về
lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát
triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với
sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có
những bước đột phá vượt bậc.” [1, tr.237]
“Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự vật, hiện
tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn
nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau
ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho
sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra
theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định mới dẫn đến
sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả
là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời.” [1, tr.241]
Các khái niệm như độ, điểm nút, bước nhảy [2, tr.31-32] đều xuất hiện trong quá
trình tác động lẫn nhau giữa chất và lượng:
✓ Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng

3
chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hoá thành
sự vật, hiện tượng khác.
✓ Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ,
làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà
tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
✓ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong
sự biến đổi về lượng. Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy
toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa
trên cơ chế của sự thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần.
Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện, và trong sự vật,
hiện tượng đó lại bao hàm một lượng mới tương ứng, đến điểm nút mới, lại xảy ra bước
nhảy mới. Cứ như vậy, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách tuần tự theo
chiều hướng sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ. Quy luật
lượng đổi – chất đổi còn thể hiện chiều ngược lại, tức nghĩa là khi chất mới ra đời, nó
lại bao hàm một lượng mới phù hợp để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
“Như vậy, quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng – chất là quan hệ biện chứng. Những
thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; chất là mặt tương đối
ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ
độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào
đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng
và chất tạo nên sự vận đông liên tục.” [1, tr.242]
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất
1.4.1. Ý nghĩa trong nhận thức
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt lượng – chất luôn vận động
và phát triển liên tục theo các chiều hướng khác nhau. Bởi lẽ đó, khi nhìn nhận hay xem
xét một sự vật, hiện tượng cụ thể cần chú ý đến cả hai mặt lượng – chất để có cái nhìn
khách quan, sâu sắc, đa chiều và phong phú hơn. Bằng cách xác định được độ, điểm nút,
bước nhảy, có thể hiểu và nắm rõ quy luật phát triển của từng sự vật, hiện tượng.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

4
Trong hoạt động muốn tạo ra bước nhảy cần phải kiên trì tích luỹ về lượng để có
sự biến đổi về chất, song phải tránh không được nôn nóng chủ quan cũng như không
được thụ động, bảo thủ, trì trệ. Bên cạnh đó bước nhảy là giai đoạn hết sức đa dạng,
nhiều chiều nên nó phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận và không nóng vội,
đảm bảo đủ các điều kiện cơ sở được phản ánh để tránh các hậu quả tiềm tàng như không
đạt được hiệu quả dẫn đến phải thực hiện quá trình tích luỹ về lượng lại từ đầu. Suy cho
cùng mọi sự vật, hiện tượng đều vận động và phát triển, nhưng cần thời gian và sự tác
động khách quan từ bên ngoài; qua đó, đảm bảo hiệu quả đối với quá trình tích luỹ và
tổng hợp trên thực tế. Đây cũng chính là ý nghĩa được xác định đối với hoạt động, nhu
cầu phát triển của con người.
2. VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH TÍCH LUỸ
KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN
2.1. Đối với hoạt động nhận thức
Là học sinh, sinh viên để đạt được một kết quả học tập tốt như mong muốn đòi hỏi
ta phải có sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức thông qua việc tiếp thu, nghiên cứu và tích
luỹ lượng kiến thức ấy. Để làm được điều đó thì không dễ dàng, đòi hỏi ta phải chủ
động, tích cực ôn luyện đều đặn và phù hợp bởi khi lượng đạt tới giới hạn điểm nút nhất
định thì mới được thực hiện bước nhảy, nó đảm bảo mang đến hiệu quả của cả một quá
trình. Song không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn vì mọi hành động nôn nóng hoặc
nửa vời sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp mà thay vào đó hãy kiên trì, nhẫn nại để nhận
lại kết quả tốt hơn. Chưa dừng lại, nếu bản thân chưa tích luỹ đủ về lượng đến giới hạn
điểm nút thì việc thực hiện bước nhảy không có cơ sở và khi cố thực hiện bước nhảy
một cách vô nghĩa sẽ đi ngược lại với quy luật lượng – chất dẫn đến hậu quả tất yếu ta
phải nhận lại là sự thất bại, điển hình như việc ta không chuẩn bị tốt về mặt kiến thức
nhưng vẫn tham gia vào các kỳ thi đánh giá thì hiển nhiên ta sẽ đạt kết quả không mong
muốn và thậm chí rớt dẫn đến thi lại. Tuy nhiên, khi đã tích luỹ đủ lượng kiến thức, có
thể nói đạt đến điểm nút nhưng ta vẫn không tham gia vào việc thi đánh giá, tức là không
thực hiện bước nhảy thì coi như kết quả quá trình học tập của ta sẽ không được công
nhận, lúc này quan niệm phát triển cũng chỉ đơn thuần là về lượng, không phải về chất.
Tóm lại, ta phải nhận thức rõ việc tích luỹ kiến thức phải theo tuần tự không được hấp
tấp, nóng vội và khi đã đạt đến một điểm giới hạn nhất định ta nên tiến hành tham gia

5
vào các bài thi định kỳ để xem xét, đánh giá lại kết quả học tập của ta, có thế mới thực
sự hiệu quả.
2.2. Đối với hoạt động thực tiễn
Bản thân tôi khi còn là một học sinh lớp 12 cuối cấp, để có thể bước vào cánh cửa
đại học – một bước ngoặt lớn của cuộc đời, tôi đã phải trải qua một giai đoạn hết sức
khốc liệt, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và không ngừng nổ lực. Với quyết tâm đạt được
nguyện vọng, tôi đã miệt mài học tập không ngừng nghỉ để tích luỹ và không bỏ sót kiến
thức bởi do lượng kiến thức của tất cả các môn thi rất lớn. Thời điểm ấy, tôi lúc nào
cũng cố gắng hết sức, ngoài việc học trên trường, tôi còn chủ động tìm kiếm những
nguồn tài liệu hay để dễ tiếp cận với kiến thức, tôi không bao giờ học một cách thụ động,
nửa vời vì tôi nhận thức được rằng mọi việc khi ta không thực sự dành hết tâm huyết để
làm sẽ dễ dẫn đến thất bại. Bước vào giai đoạn cuối khi càng đến gần ngày thi, tôi đã
tóm tắt các kiến thức cần thiết một cách khoa học và tích cực ôn luyện đề, bởi chỉ khi
nào ta thực hành thì việc nhớ kiến thức sẽ lâu hơn, đồng thời có thể khắc phục những lỗ
hỏng kiến thức kịp thời. Và “Có công mài sắt có ngày nên kim”, tôi đã thành công bước
qua kỳ thi tiến thẳng vào cánh cửa đại học với điểm số đáng mong đợi, cũng như chinh
phục được ước mơ của bản thân. Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tích luỹ kiến thức
của bản thân tôi là độ, kỳ thi đại học chính là điểm nút và việc vượt qua kỳ thi là thực
hiện bước nhảy để bước vào cánh cửa đại học, tức ở đây đã có sự biến đổi về chất, ngay
lúc này chất mới lại bao hàm một lượng mới tương ứng cụ thể là các môn học mới,
những kiến thức mới của môi trường đại học mà bản thân tôi sắp phải tiếp cận. Hơn thế
nữa, khi đã trở thành một sinh viên đại học, bản thân tôi sẽ vẫn không ngừng việc học
tập và tích luỹ kiến thức để có thể tạo ra những dấu ấn nổi bật và nhận lại nhiều kết quả
tốt đẹp. Đôi khi tôi sẽ gặp không ít khó khăn với những thứ mới mẻ và điển hình là
những kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này nhưng không có nghĩa là
tôi nản chí, bỏ cuộc hoặc thậm chí là dừng việc học để đi làm bởi vì tôi sẽ dễ dàng thất
bại về sau, thành công là cả một quá trình dài, đòi hỏi phải có sự kiên trì, nhẫn nại, không
nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn mà để hỏng tương lai của mình. Kiến thức là vô tận,
chúng ta nên tiếp thu và tích luỹ qua từng ngày để có thể vững vàng và phát triển hơn
trong cuộc sống, không có sự thành công nào mà không trải qua quá trình học tập tích
luỹ kiến thức.

6
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có hai mặt chất và lượng
thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện
tượng, không thể có chất và lượng thuần tuý tồn tại bên ngoài các sự vật và hiện tượng,
đồng thời cũng không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại. Hơn hết, quy luật
chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại chỉ
rõ cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; từ bản chất của quy luật có thể
giúp mỗi người chúng ta có cái nhìn nhận cụ thể, sâu sắc hơn về sự vật, hiện tượng và
định hướng cho mình những bước đi đúng đắn để tạo nên bước ngoặt và gặt hái được
những thành quả mong muốn. Suy cho cùng, nghiên cứu về cách thức vận động, phát
triển của sự vật và hiện tượng rất có ý nghĩa đối với hoạt động của chúng ta trong cuộc
sống.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB), Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn triết
học Mác-Lênin, TP.HCM.
[3]. C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Sđd, t.20, tr.722.

You might also like