You are on page 1of 16

1 MỤC LỤC

2
3 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................2
4 PHẦN 1 :NỘI DUNG..........................................................................................................................3
5 Những vấn đề lý luận của quy luật, từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
6 ngược lại...............................................................................................................................................3
7 1.1-Các khái niệm............................................................................................................................3
8 1.1.1-khái niệm về chất................................................................................................................3
9 1.1.2-Lượng của sự vật................................................................................................................3
10 1.1.3- Khái niệm về độ.................................................................................................................4
11 1.1.4-Điểm nút..............................................................................................................................4
12 1.1.5-Bước nhảy...........................................................................................................................4
13 1.2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
14 lạị - Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất.....................................5
15 1.2.1-Nội dung quy luật...............................................................................................................5
16 1.2.2- Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất...............................6
17 1.3, Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................................................................7
18 PHẦN 2 VẬN DỤNG CỦA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO NGÀNH TÀI CHÍNH-
19 NGÂN HÀNG......................................................................................................................................8
20 2.1- Qúa trình tích lũy về lượng dẫn tới biến dổi về chất trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. .8
21 2.2-Sự vận dụng của ý nghĩa phương pháp luận mối quan hệ lượng-chất vào lĩnh vực tài
22 chính-ngân hàng..............................................................................................................................9
23 PHẦN 3 KẾT LUẬN.........................................................................................................................13
24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................14
25
26

27

28

29

30

31

32

1 1
2
33 LỜI MỞ ĐẦU

34 Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ,

35 con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại
36 của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách
37 là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư
38 duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.
39 Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều
40 mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được
41 quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
42 Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
43 và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết
44 phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to
45 lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không
46 đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. “Tả
47 khuynh” có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về
48 lượng nhưng lại không tính đến việc tích lũy về chất. “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo
49 thủ, trì trệ, không dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích
50 lũy đủ về lượng.

51 Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động và phát triển không ngừng. Việc tích
52 lũy về lượng cũng chính là một trong những cách vận động của sự vật. Vì thế, dù
53 nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của sự vật cũng sẽ đến một
54 giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn bản. Đó được coi là ý nghĩa
55 khoa học căn bản của mối quan hệ lượng-chất.

56 Nắm bắt được giá trị cốt lõi của quy luật này sẽ giúp cho chúng ta nhận thức được ý
57 nghĩa của phương pháp luận đối với sự phát triển của từng lĩnh vực quan trọng của đất
58 nước.

59 Bài tiểu luận này xin được trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy
60 luật lượng-chất, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận
61 dụng quy luật này vào lĩnh vực tài chính nói chung và ngành học tài chính-ngân hàng
62 nói riêng.
3 2
4
63 PHẦN 1 :NỘI DUNG
64 Những vấn đề lý luận của quy luật, từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự
65 thay đổi về chất và ngược lại

66 Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngượclại là một
67 trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính
68 chất và cách thức của sự phát triển.
69 1.1-Các khái niệm
70 1.1.1-khái niệm về chất
71 Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thôngqua các thuộc
72 tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của sự vật, hiện
73 tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được thể hiện thông
74 qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy
75 định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơbản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn
76 thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính
77 không cơ bản mới nảy sinhvàcó những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của
78 sự vật khôngthay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác.Trong
79 sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng.
80 1.1.2-Lượng của sự vật
81 Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, tốc độ, trình độ
82 phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé,
83 tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp..v..v..đo bằng các đại lượng
84 cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng,thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời
85 kỳ này với thời kỳ khác.Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có
86 chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân..v..v

87 1.1.3- Khái niệm về độ


88 Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản về chất.
89 Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độthích hợp khi lượng
90 biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó. Trong phạm vi một độ nhất
91 định hai mặt chất và lượng tác động qua lạilẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự
92 thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải
93 những thay đổi vềlượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi

5 3
6
94 sự thayđổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật
95 chuyển thành sự vật khác.

96 1.1.4-Điểm nút
97 Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những điểm
98 nút gọi là đường nút.
99 1.1.5-Bước nhảy
100 Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước
101 nhảy.Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự
102 vật này sang chất của sự vật khác.
103 Bước nhảy đột biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản chất
104 của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh liệt.

105 Vd:Cách mạng tháng mười nga là một bước nhảy đột biến.
106
107 Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố,
108 những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ
109 thành chất mới.
110 Chẳng hạn quá trình chuyển hoá từ vượn thành người diễn ra rất lâu dài, hàng vạn
111 năm.Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên
112 chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần.Quá trình thực
113 hiện bước nhảy dần dần của sự vật là một quá trình phức tạp, trong đó có cả sự tuần tự
114 lẫn những bước nhảy diễn ra ở từng bộ phận của sự vật ấy.
115 Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu
116 thành sự vật.
117 Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ
118 của sự vật.

119 1.2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
120 chất và ngược lạị - Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay
121 đổi về chất.
122 1.2.1-Nội dung quy luật
123 Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự phát
124 triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích luỹ lại
125 khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì thì gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự
126 vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt
127 đối lập vốn có của sự vật hiện tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất
7 4
8
128 tương đối ổn định. Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với
129 chất cũ. Khi chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ,
130 mở ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những thay
131 đổi về lượng dẫn đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự
132 nhiên, xã hội và tư duy.Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi
133 về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng
134 gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hởng của chất mới đến
135 lượngt hể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.Nội dung duy luật này
136 được phát biểu như sau : “Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách
137 thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự
138 vật tớiđiểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự
139 vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác độngtrở lại
140 lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của
141 sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổivề chất, cứ như vậy sự tác
142 động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không
143 ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.”

144 *Điều cần chú ý là:

145 Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn toàn xác
146 định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể gán ghép một
147 cách tuỳ tiện. Đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào
148 những điều kiện nhất định.
149 Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa tiến hoá
150 và cách mạng.Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần về lượng gọi là tiến hoá,
151 còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách mạng, tiến hoá chuẩn bị
152 cho cách mạng. Trong giai đoạn tiến hoá, chếđộ xã hội chưa có sự thay đổi căn bản về
153 chất, còn cách mạng là kết quả củaquá trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở
154 ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn, chế độ xã hội cũ bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới
155 ra đời thay thế. Cách mạng xã hội là phương thức thay thế xã hội này bằng xã hội
156 khác, bạo lực là hình thức cơ bản của cách mạng.

9 5
10
157
158 1.2.2- Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất.
159 Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng.Chúng
160 tác động qua lại lẫn nhau.Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại nếu
161 không có tính quy định về chất và ngược lại.Sự thay đổi về lượng và về chất của sự
162 vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật.Nhưng sự thay đổi đó có
163 quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau.Sự thay đổi về lượng của sự vật có
164 ảnh hưởng sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật
165 tương ứng với thay đổi về lượng của nó.Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay
166 lập tức về chất của sự vật.
167 Mặt khác, có thể trong một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi , nhưng
168 chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở
169 trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí có thể lên tới hàng
170 ngàn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi
171 lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định gọi là độ, thì chất cũ sẽ
172 mất đi, chất mới sẽ thay thế chất cũ.Chất mới ấy tương ứng với lượng mới tích luỹ
173 được.

174

11 6
12
175 1.3, Ý nghĩa phương pháp luận
1761) Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng,
177 nếu không coi trọng quá trình này thì sẽ không có sự biến đổi về chất. Bất cứ sự
178 vật,hiện tượng nào cũng tồn tại hai mặt chất và lượng thống nhất với nhau, nên cả
179 trong nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả hai chỉ tiêu định tính và định lượng…
1802) Trong nhận thức và thực tiễn phải biết tích luỹ đủ về lượng để đạt được biến đổi về
181 chất; tránh chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ, trì trệ, thụ
182 động...Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ,quy
183 mô lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ,quy mô phát
184 triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại
1853) Phải có thái độ khách quan, khoa học, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì phải chủ
186 động và quyết tâm thực hiện bước nhảy, đó là yêu cầu khách quan của sự vận động
187 của phát triển, trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan, phải tránh thụ
188 động, ỷ lại...Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ
189 nhận tích luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là ngược lại
190 khi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thựchiện sự thay đổi căn bản
191 về chất.
192

193

194

195

13 7
14
196 PHẦN 2 VẬN DỤNG CỦA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO NGÀNH
197 TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
198 2.1- Qúa trình tích lũy về lượng dẫn tới biến dổi về chất trong lĩnh vực tài chính-
199 ngân hàng
200 Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng
201 về kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực dịch vụ tài chính
202 - ngân hàng. Sự phát triển của dịch vụ tài chính -ngân hàng là yêu cầu tất yếu của nền
203 kinh tế nói chung và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng. Không chỉ riêng nước ta,
204 dịch vụ tài chính -ngân hàng trên khắp thế giới đã trải qua những cuộc cải cách lớn để
205 ngày càng mở rộng , phát triển với sự hiện đại, tân tiến bậc nhất. Đi đôi với thị hiếu và
206 nhu cầu cao, nhiều bước nhảy được thực hiện hơn, từ đó tạo ra nhiều cột mốc to lớn
207 và sự chuyển mình sâu sắc giữa các giai đoạn lịch sử trong nước và địa cầu.Một minh
208 chứng điển hình đó là sự xuất hiện của Fintech đối với lĩnh vực tài chính thế giới-
209 công nghệ tài chính được phổ cập vào năm 2008.Xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài
210 chính thế giới diễn ra vào năm 2008, bằng cách kết hợp e-finance (1990), các công
211 nghệ internet, các dịch vụ mạng xã hội, truyền thông xã hội, trí tuệ nhân tạo và phân
212 tích dữ liệu lớn, FinTech đã và đang làm thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian
213 người tiêu dùng thực hiện thanh toán, cũng như tạo thuận lợi để người tiêu dùng có
214 thể tiếp cận tới nhiều loại hình dịch vụ tài chính. Đặc biệt, trên thế giới vẫn còn nhiều
215 nơi mà ở đó thiếu sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng, những nơi người dân vẫn còn gặp
216 khó khăn trong việc tiếp cận tới các dịch vụ tài chính, giờ đây có thể sở hữu tài chính
217 lưu động nhờ Fintech. Đi cùng với Fintech là những đổi mới trong lĩnh vực thanh toán
218 (thanh toán tiêu dùng, thanh toán công ty), điển hình như ví di động, thanh toán ngang
219 hàng, tiền kỹ thuật số; các loại hình mới như cho vay phi truyền thống, insurtech
220 (công nghệ bảo hiểm), regtech (công nghệ quản lý), ro-bo advisors (nhà tư vấn tự
221 động) …làm thay đổi bộ mặt của ngân hàng truyền thống.Fintech có đà phát triển rất
222 lớn trên toàn cầu, được áp dụng bởi hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc,
223 Singapore,..và còn đang được phổ cập mạnh mẽ vào các nước đang phát triển. Các
224 lĩnh vực hoạt động của FinTech tại Việt Nam gồm có: 1) Thanh toán với các công cụ
225 như Moca, Payoo, VinaPay, Momo… hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số
226 POS/mPOS4 như Hottab, SoftPay; 2) Gọi vốn, các công ty cung cấp nền tảng gọi vốn

15 8
16
227 như FundStart, Comicola, Betado hay FirstSetp…; 3) Cho vay trực tuyến như LoanVi,
228 Timal; 4) Quản lý tài chính cá nhân như BankGo, Moneylover, Mobivi; 5) Quản lý dữ
229 liệu như Trusting, Social, Circle Bii; 6) Chuyển tiền như Matchmovie, Cash2vn; 7)
230 Blockchain như Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin…Một số sự thay đổi tích cực khác
231 đó là sự ra đời của hàng loạt những mô hình tài chính tích hợp, quỹ, vốn như
232 MDB,FDL.. để lợi ích hóa cuộc sống con người,

233 Sự ra đời của Fintech và các dịch vụ tài chính chính là sự tích lũy về cả lượng và chất
234 trong một thời gian dài. Khi lượng đã được tích lũy đủ, bước nhảy được thực hiện,chất
235 cũ mất đi sinh ra chất mới.Một hệ thống vận hành mới hình thành ,dịch vụ được cải
236 tiến , mang lại nhiều giá trị hơn cho nền kinh tế và đời sống con người.

237 2.2-Sự vận dụng của ý nghĩa phương pháp luận mối quan hệ lượng-chất vào lĩnh
238 vực tài chính-ngân hàng
239 Quy luật ấy đã gắn liền với lịch sử tiền tệ nước ta từ công cuộc bảo vệ tổ quốc tới
240 thời kì phát triển, đổi mới đất nước, tiêu biểu là câu chuyện đằng sau sự ra đời của
241 ngân hành nhà nước đầu tiên của Việt nam:

242 “Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
243 Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền non trẻ
244 của giai cấp công nông đã phải ứng phó với những thách thức lớn: vừa giải quyết
245 những vấn đề cấp bách của đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường thực lực của
246 chính quyền, vừa phải chống lại hành động chống phá của thực dân Pháp và các thế
247 lực phản động. Tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn
248 khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đó một nửa là tiền
249 rách; Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôn tìm cách phá
250 hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu
251 của chính quyền…Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài
252 chính dưới các hình thức như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn
253 bị phát hành tiền.

254 Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn quốc bước vào cuộc
255 kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế
256 kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3 khu vực tiền tệ và cho phép phát hành các

17 9
18
257 đồng tiền khu vực. Nhiều biện pháp đã được áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách,
258 như: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công trái quốc gia… Ngày 3/2/1947, Nha tín
259 dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nước ta được thành lập với nhiệm vụ giúp
260 vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm hậu
261 thuẫn cho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập
262 thể.

263 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sách mới về
264 kinh tế-tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính
265 sách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền
266 tệ, cải tiến chế độ tín dụng. Thực hiện chủ trương đó, ngày 6/5/1951, tại hang Bòng
267 thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
268 ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ
269 chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho
270 bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản
271 lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền
272 tệ với địch.

273 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm Ngân hàng trung ương,
274 Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố. Trụ sở đầu tiên của Ngân hàng
275 Quốc gia đặt tại xã Đầm Hồng, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

276 Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày 6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử
277 trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam. Hoạt động của Ngân
278 hàng Quốc gia trong thời kỳ này đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ
279 độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực
280 lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.”

281 Ta thấy được để tạo ra được một thay đổi về chất cần một khoảng thời gian nhất định,
282 đủ để lượng được tích lũy. Xuyên suốt quá trình gần một thập kỉ của nước ta, xuất
283 phát từ những quỹ góp tài chính như “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” đến công phiếu,
284 công trái rồi nha tín dụng, tổ chức tín dụng, và cuối cùng là Ngân hàng Quốc gia Việt
285 Nam phát hành đồng bạc chung, ổn định tiền tệ ,tất cả đều bám sát theo quy trình tự
286 nhiên của quy luật lượng-chất,không nhanh không chậm mà đúng thời điểm, phù hợp

19 10
20
287 với thời đại, hoàn cảnh.Mỗi sự kiện xảy ra đều đóng vai trò là nhân tố,mắt xích, đều
288 có ý nghĩa nhất định.Chúng đóng vai trò là độ trong quá trình tích lũy và chuyển thành
289 chất mới theo triết học Mác-lênin.Mất đi bất cứ mắt xích nào cũng đều dẫn đến sự thất
290 bại .Điều đáng chú ý rằng Ngân hàng Nhà nước ta được thành lập vào năm 1951, khi
291 người dân bước vào tăng gia sản xuất, làm ăn tập thể, cần cuộc sống ổn định, kinh tế
292 cần được phát triển để phục vụ đời sống nhân dân. Ngân hàng không thể được thành
293 lập vào thời điểm kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt nhất vì lúc đó ta vẫn chưa có
294 đủ vốn cùng chiến lược duy trì và phát triển làm nó hoạt động. Vì vậy, đây là minh
295 chứng điển hình cho ý nghĩa phương pháp luận: “Trong nhận thức và thực tiễn phải
296 biết tích luỹ đủ về lượng để đạt được biến đổi về chất; tránh chủ quan nóng vội, đốt
297 cháy giai đoạn”.

298 Quy luật lượng – chất cũng xuất hiện trong thế giới chứng khoán. Thị trường chứng
299 khoán là nơi cạnh tranh vô cùng khốc liệt với sự biến động thất thường của những con
300 số, đòi hỏi những nhà đầu tư phải sở hữu cho mình một cái đầu lạnh và tâm lý thép để
301 đưa ra quyết định đứng đắn. Đầu tư chứng khoán là cả quá trình nghiên cứu sau đó ra
302 quyết định chọn loại chứng khoán nào, số lượng bao nhiêu, thời gian giao dịch khi
303 nào. Từ đó, nhà đầu tư dự đoán khoảng lợi nhuận hoặc trường hợp xấu nhất thì lỗ bao
304 nhiêu. Tất cả quá trình đều có tính toán mức độ hợp lý nhất định.Vấn đề thật sự của
305 các nhà đầu tư có lẽ là quyết định mua hay bán cổ phiếu, trái phiếu,.. khi nào. Họ
306 thường không thể dự đoán chính xác được thời điểm giá trị của chứng khoán được tích
307 lũy tuyệt đối. Vì thế nên họ sợ mắc sai lầm. Hậu quả có thể là bị giảm lợi nhuận, bị
308 thua lỗ. Họ hay do dự và không thể tự chủ trong suy nghĩ. Họ cảm thấy không chắc
309 chắn chỉ vì họ không biết rõ mình đang làm gì. Họ không có sẵn những kế hoạch,
310 nguyên tắc quy định để tự định hướng cho mình. Đa số các nhà đầu tư không chịu
311 quan sát diễn biến chứng khoán một cách khách quan. Họ luôn tự mình phân tích và
312 quyết định nhưng cũng có xu hướng dựa vào những ý kiến chủ quan trên thị trường.
313 Chính từ đó, sự do dự đã xuất hiện khiến nhà đầu tư rối trí không biết lựa chọn quyết
314 định nào. Và rồi khi quyết định được thì đã muộn, nhà đầu tư chịu thua lỗ do không
315 bán kịp cổ phiếu mất giá, hoặc bỏ qua cơ hội lợi nhuận khi không sớm mua những cổ
316 phiếu tăng trưởng.Một sai lầm nghiêm trọng nữa của nhà đầu tư có lẽ là họ thường
317 “cố” giữ lại những chứng khoán đang mất giá chừng nào họ cho rằng những tổn thất

21 11
22
318 mà họ đang gánh chịu còn chưa đáng kể và chấp nhận được. Lẽ ra, họ có lối thoát và
319 chỉ phải chịu chút ít thua lỗ nhưng ngược lại, họ lại để cho những tình cảm cá nhân chi
320 phối và tiếp tục chờ đợi với hy vọng mong manh là giá cổ phiếu sẽ lại lên và cuối
321 cùng, họ đành phải chấp nhận những khoản lỗ lớn hơn nhiều. Cũng như vậy đối với
322 nhiều nhà đầu tư thường nhanh chóng bán đi những cổ phiếu mới lên giá để thu về
323 những khoản lợi nhỏ mà họ cho là dễ kiếm mà không tính toán đến lợi nhuận dài hạn.
324 Cả hai cách này hoàn toàn ngược lại với quy trình đầu tư đúng đắn. Điều hài hước ở
325 đây là nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để kiếm lợi sớm trong khi họ không chịu bán để
326 giảm thua lỗ. Đó là hệ lụy của tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Quan trọng hơn nữa
327 là họ đã để cho những nhân tố ngoại lai như cảm xúc cá nhân hay lòng tham ảnh
328 hưởng , và chiếm phần kiểm soát khả năng quyết đoán của họ, khiến họ luôn trong thế
329 thụ động khi đưa ra quyết định, và đôi khi đưa ra những quyết định không phù hợp,
330 bất lợi cho họ. Trong trường hợp này, ngoài việc trau dồi thêm kiến thức về chứng
331 khoán, họ cần áp dụng ý nghĩa phương pháp luận thứ ba: “Phải có thái độ khách quan,
332 khoa học, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì phải chủ động và quyết tâm thực hiện
333 bước nhảy, đó là yêu cầu khách quan của sự vận động của phát triển, trong lĩnh vực xã
334 hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan, phải tránh thụ động, ỷ lại. ’’Có thể đúc kết ra
335 hai bài học đối với những nhà đầu tư chứng khoán là (i) Cần đưa ra quyết định ngay
336 khi biết được lợi nhuận đã được tích luỹ đủ (ii) Có chứng kiến riêng, không hoàn toàn
337 đi theo số đông, hành động dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân mình. Đầu tư là
338 một quá trình dài, người biết nhìn xa trông rộng và quyết đoán,khôn ngoan sẽ trở
339 thành người thành công. Nói cách khác , theo triết học Mác-lênin, là thái độ quyết tâm
340 thực hiện những bước nhảy để tạo nên chất mới.

341

342

343

344

345

346

23 12
24
347

25 13
26
348

349 PHẦN 3 KẾT LUẬN


350 Tóm lại, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng
351 bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của
352 mình, ông cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như “ tích tiểu thành đại”, “năng
353 nhặt chặt bị”, “góp gió thành bão”…. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ
354 cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp
355 này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng,” đốt cháy
356 giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.

357 Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính khách quan.Song quy luật của
358 tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thông
359 qua ý thức của con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để
360 tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những
361 thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hoá sang những thay đổi mang
362 tính chất cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ,
363 trì trệ,”hữu khuynh” thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi
364 đơn thuần về lượng.

365 Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức
366 của bước nhảy.Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tuỳ thuộc vào việc phân tích đúng đắn
367 những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cũng như sự hiểu biết sâu sắc
368 về quy luật này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ
369 cụ thể chúng ta lựa chọn hình thức bước nhảy phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu
370 quả hoạt động của mình. Song con người và đời sống xã hội của con người rất đa dạng
371 phong phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện bước nhảy toàn bộ, trước
372 hết, phải thực hiện những bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.

373

374

375

376

27 14
28
377 TÀI LIỆU THAM KHẢO
378 [1] Nhiều tác giả:, Trần Văn Phòng (chủ biên), 2006, Tìm hiểu môn học triết học Mác
379 – Lênin: Dưới dạng hỏi & đáp, Nxb. Lý luận Chính trị, H* Nội.

380 [2] Khoa Khoa học Xã hội v* nhân văn. Bộ môn Lý luận chính trị, 2020, Triết học
381 Mác – Lênin: Đề cương chi tiết, TP.HCM

382

383

384

385

386

387

388

389

390

391

392

393

394
395
396
397

29 15
30
398

31 16
32

You might also like