You are on page 1of 3

Phân tích qua hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của
con người.

– Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại và phát huy
vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

– Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng:

+ Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.

+ Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể làm cho sự
phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.

2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập.

- Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn tại biệt lập với
nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ.

- Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:

+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.

+ Cái nghẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất
nhiên.

Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Còn tất cả những gì ta
thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là
những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên.

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.

– Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà
thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Tức là,
tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.

Ý nghĩa phương pháp luận:

– Trong học tập, nghiên cứu, ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu
nhiên. Vì cái tất nhiên vạch ra khuynh hướng, chi phối sự phát triển của sự vật.

Nhiệm vụ của nhân thức là nhận thức cái tất nhiên.

– Nhưng cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, nên không thể bỏ qua cái
ngẫu nhiên.

Vì cái tất nhiên không bao giờ tồn tại thuần túy mà luôn biểu lộ thông qua cái ngẫu nhiên, nên
muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái ngẫu nhiên. Ta chỉ có thể vạch ra được cái tất
nhiên bằng cách nghiên cứu qua nhiều cái ngẫu nhiên.
– Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy mà bao giờ cũng là hình thức trong đó ẩn nấp
cái tất nhiên, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ta phải chú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn
giấu đằng sau cái ngẫu nhiên.

– Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên và ngược lại,
nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để ngăn trở, hoặc để sự chuyển hóa đó
diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.

– Cần có các phương án dự phòng cho trường hợp các sự biến ngẫu nhiên bất ngờ xuất hiện
để tránh bị động.

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự phát triển nhận thức
tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích luỹ lại khi vượt quá giới hạn độ tới
điểm nút thì thì gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.
Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật hiện tượng. Lượng thì thường
xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định. Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì
mâu thuẫn với chất cũ. Khi chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất
cũ, mở ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những thay đổi  về
lượng dẫn đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà
sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về
lượng, ảnh hởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.
Nội dung duy luật này được phát biểu như sau
Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi
đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay
đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới
lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn
tại của sự vật tới điểm nút  thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động
qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự
vật, hiện tượng.

Điều cần chú ý  là:


-Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn toàn xác định, mối quan
hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể gán ghép một cách tuỳ tiện. đồng thời sự
chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.
-Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa tiến hoá và cách
mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần về lượng gọi là tiến hoá, còn sự thay đổi về
chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách mạng, tiến hoá chuẩn bị cho cách mạng. Trong giai đoạn
tiến hoá, chế độ xã hội chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còn cách mạng là kết quả của quá
trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn, chế độ xã hội
cũ bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế. Cách mạng xã hội là phương thức thay thế xã hội
này bằng xã hội khác, bạo lực là hình thức cơ bản của cách mạng.
Ý nghĩa phương pháp luận:

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại giúp chúng ta nhận thức được phương thức vận động và phát triển của sự vật. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

1. Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó.

Những nhận thức ban đầu về chất của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và sâu sắc hơn khi đạt
tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật đó.

Để nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức trong mối quan hệ tác động qua lại giữa sự vật đó
với những sự vật khác, cũng như giữa các mặt, thuộc tính của sự vật đó. Vì chỉ khi đó, mặt
lượng và mặt chất của sự vật mới bộc lộ ra.

2. Ta phải tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa
của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong sự phát triển xã hội.

Ta phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất, từ những
thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.

Để xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng, ta phải xem xét tiến hóa và cách mạng trong
mối quan hệ biện chứng của chúng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta có cái
nhìn nghiêm khắc với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa tả khuynh.

3. Ta phải kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện đời sống xã hội.

Nắm được quy luật lượng – chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, toàn diện và xác định
đúng phương pháp, lộ trình thực hiện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại
Việt Nam hiện nay.

You might also like