You are on page 1of 7

MỤC LỤC

A. NỘI DUNG:.......................................................................................................1
1. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật...............................................1
1.1Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại.....................................................................................................1
1.2 Cơ sở thực tiễn..................................................................................................2
B. ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG SINH VIÊN:....................................................4
1. Thực trạng...........................................................................................................4
2. Biện pháp khắc phục...........................................................................................4
KẾT LUẬN............................................................................................................. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................5

0
A.NỘI DUNG
1. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
1.1Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại: - Khái niệm:
+ Chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với các khác.
+ Lượng: dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, khối lượng,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, cũng như các thuộc
tính của sự vật. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất hữu cơ của hai mặt chất và
lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi.
+ Độ: dùng để chỉ khoảng giới hạn nhất định, ở đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến
sự thay đổi căn bản về chất. Trong khoảng giới hạn của độ, hai mặt lượng và chất tác
động lẫn nhau, thống nhất với nhau làm cho sự vật vẫn còn là nó chứ chưa phải là sự
vật khác. Sự thay đổi về lượng đến một thời điểm nhất định sẽ tạo ra sự thay đổi về
chất.
+ Điểm nút: dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để dẫn đến thay
đổi về chất. Sự thay đổi về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó tạo ra gọi
là bước nhảy.
+ Bước nhảy: dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng
trước đó tạo ra, bước nhảy có nhiều hình thức: tuần tự và đột biến.
- Nội dung: mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất. Sự thay
đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về
chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của
lượng mới, quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi
và phát triển. Quy luật này đôi khi được gọi vắn tắt là quy luật lượng-chất, hoặc quy
luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại tiêu chí về phương diện
chất và lượng của sự vật
+ Phải khắc phục tư tưởng tả khuynh: hành động nôn nóng, bất chấp quy luật, chủ
quan duy ý chí, không tích lũy đủ về lượng chỉ chú ý thực hiện bước nhảy về chất.
+ Phải khắc phục tư tưởng hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước
nhảy mặc dù đã tích lũy tới điểm nút.
+ Bước nhảy có nhiều loại do đó phải sử dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy
cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực cụ thể.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
- Định nghĩa:
+ Mặt đối lập: là những mặt, khía cạnh có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. +
Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập bên trong của sự vật.
- Các tính chất chung của mâu thuẫn:
+ Tính khách quan: mâu thuẫn bắt nguồn từ chính bản thân sự vật, đó là do mặt đối lập
của chính sự vật tạo nên, không phụ thuộc vào ý thức con người.
+ Tính phổ biến: mẫu thuẫn có trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Tính phong phú đa dạng: sự vật, hiện tượng khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau. Nói
cách khác mâu thuẫn có nhiều loại.
- Quá trình vận động của mâu thuẫn:

1
+ Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
+ Thống nhất các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, rang buộc, không tách rời nhau,
quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại.
+ Đấu tranh các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ
định nhau của các mặt đối lập.
+ Thống nhất các mặt đối lập là tương đối, còn đấu tranh các mặt đối lập là tuyệt đối.

Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa
giữa chúng. Sự chuyển hóa các mặt đối lập là một quá trình- lúc mới xuất hiện, mâu
thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập
của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ
chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn
mới hình thành và quá trình tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập lại tiếp diễn,
làm cho sự vật, hiện tượng luôn được vận động và phát triển.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Để hiểu đúng bản chất sự vật và tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn
nhằm thúc đẩy sự vật phát triển, chúng ta phải phân tích mâu thuẫn của sự vật, tìm ra
những mặt đối lập và khuynh hướng tác động của chúng. Khi phân tích mâu thuẫn, ta
phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, tức là quán triệt quan điểm khách quan khi
xem xét mâu thuẫn.
+ Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của mâu thuẫn
và vị trí, vai trò cũng như xu hướng tác động của các mặt đối lập, tức là phải quán triệt
quan điểm lịch sử- cụ thể trong việc xem xét mâu thuẫn.
+ Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn
phù hợp với mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thể, không điều hòa mâu
thuẫn, đồng thời phải chống cả hai biểu hiện sai lầm, nóng vội, chủ quan duy ý chí và
trì trệ bảo thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Quy luật phủ định của phủ định:
- Khái niệm:
+ Phủ định: sự vật, hiện tượng này ra đời, tồn tại, phát triển rồi mất đi và được thay thế
bằng sự vật, hiện tượng khác được gọi là sự phủ định.
+ Phủ định biện chứng: dùng để chỉ sự phủ định tự thân vừa có kế thừa vừa có đổi
mới, phát triển, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn
cái cũ.
+ Phủ định của phủ định là dùng để chỉ một vòng khâu của sự phát triển, trong đó diễn
ra hai lần phủ định biện chứng, sự vật dường như quay lại cái cũ nhưng ở trên một
trình độ cao hơn.
- Nội dung:
+ Mọi sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển của mình đều phải trải
qua một chuỗi các phủ định biện chứng, phủ định của phủ định nói lên một chu kỳ của
sự phát triển, theo đó sự vật mới dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao
hơn về chất, sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”
14
+ Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ rang, đầy đủ các đặc trung của
quá trình phát triển biện chứng, đó là tính kế thừa, tính đổi mới, tính lặp lại, tính tiến

2
bộ. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp từ dưới
lên của các vòng trong đường xoáy ốc.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Giúp chúng ta nhận thức đúng về xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự
phát triển không bao giờ diễn ra theo đường thẳng, mà quanh co, phức tạp, phải trải
qua nhiều lần phủ định. Vì vậy ta cần tránh thái độ phiến diện, đơn giản trong nhận
thức đối tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội.
+ Trong quá trình phát triển luôn xuất hiện cái mới thay thế cho cái cũ, cái tiến bộ thay
thế cho cái lạc hậu, vì vậy phải có thái độ ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới,
cái tiến bộ ra đời.
+ Chúng ta không được phép có thái độ phủ định sạch trơn mà phải biết kế thừa có
chọn lọc những tinh hoa của cái cũ.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Triết học được coi là khoa học của mọi ngành khoa học khác. Cũng vì lí do đó mà
V.I.Lê-nin đã từng nói rằng phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng cho ta thấy ngày càng rõ vị trí cũng như vai trò
của bản thân mình trong quá trình tôi luyện, phát triển. Qua phần trình bày về nội dung
của hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và 3 quy luật ở trên, ta dường như có thể thấy rõ
tác động quan trọng của nội dụng của phép biện chứng lên con người mà từ đó trở
thành kim chỉ nam hướng mọi người tới con đường phù hợp để tự rèn luyện và phát
huy những thế mạnh vốn có của mình.
Đầu tiên, hai nguyên lý của phép biện chứng gồm nguyên lý phát triển và nguyên lý về
mối liên hệ, chúng ta đều có thể tìm ra tính ứng dụng của hai nguyên lý nêu trên vào
thực tiễn cuộc sống khiến triết học không còn trở thành một bộ môn trừu tượng, khô
khan mà có tính áp dụng mạnh mẽ vào trong đời sống của mỗi con người. Qua phần
phân tích nêu trên mục I của phần nguyên lý về mối liên hệ, ta có thể suy ra rằng
chúng ta không nên nhìn nhận một phía bởi mỗi đối tượng luôn luôn có nhiều khía
cạnh khác nhau, không thể suy từ bụng ta ra bụng người được. Ta cần phải quan sát rõ
ràng tránh có cái nhìn tổng thể, bao quát, phiến diện khiến những việc hiểu lầm không
đáng xảy ra. Không những vậy, mối liên hệ phổ biến còn giúp ta hiểu được rằng muốn
thực hiện tốt mục đích thì ta cần phải áp dụng nhiều phương pháp khác để khiến mối
liên hệ đó được thay đổi. Cũng như việc chúng ta bắt đầu vào học ở một môi trường
mới thì chúng ta phải bắt chuyện làm quen với những người bạn mới, ta phải tích cực
tham gia các hoạt động trong trường và đồng thời cũng phải cố gắng hoàn thành tốt
những bộ môn mà chúng ta chưa bao giờ được trải nghiệm. Từ đó ta sẽ thấy mình dần
hòa nhập vào với bạn bè cùng lớp cũng như môi trường học tập mới. Ngoài ra, mối
liên hệ phổ biến còn khiến chúng ta né tránh được cái nhìn một chiều, thuật chiết trung
mà học tập được quan điểm toàn diện. Ta có thể lấy ví dụ vào ngay trong hoàn cảnh
chúng ta bị điểm kém, bản thân chúng ta sẽ nghĩ rằng tại vì do chưa làm quen được với
môi trường học tập hay do bài quá khó nhưng thực chất mối liên hệ nằm ở chỗ bạn
chưa học bài, bạn lười làm bài dẫn đến việc không hiểu được những kiến thức mà thầy
cô đã dạy trên lớp. Ngoài nguyên lý về mối liên hệ nêu trên còn nguyên lý về sự phát
triển cũng không kém quan trọng. Khi nói đến phát triển bản thân, trước hết chúng ta
phải hiểu được chính bản thân mình có những ưu điểm và nhược điểm gì để từ đó có
thể phát huy thế mạng cũng như loại trừ, sửa đổi thế yếu của mình. Quá trình phát triển
bản thân là một quá trình trải dài sẽ có nhiều trở ngại khi ta phát hiện, tìm tòi ra những

3
gì mình có thể làm tốt. Ví dụ như những diễnviên nhí hiện nay, nhiều em nhỏ tuổi đã
tìm thấy được khả năng diễn xuất của mình và đóng được những bộ phim có tiếng như
diễn viên nhí Mai Cát Vy dù mới có 12 tuổi nhưng em đã tham gia vào khá nhiều
những bộ phim được nhiều khán giả ủng hộ như Song Lang (2018) hay Hai Phượng
(2019). Đồng thời, trong quá trình phát triển, mọi đối tượng đều dựa trên việc kế thừa
và phát huy những tinh hoa của đối tượng cũ vậy nên muốn bản thân được phát triển ta
phải không ngừng học hỏi, bổ sung, trau dồi kiến thức cũng như loại bỏ những gì tiêu
cực, ảnh hưởng tới quá trình chúng ta đi lên.
Nội dung của phép biện chứng không chỉ dừng lại ở hai nguyên lý mà còn bao gồm
các cặp phạm trù, Với cặp phạm trù đầu tiên: cái chung-cái riêng, ta có thể thấy được
tính ứng dụng vào trong cuộc sống rất mạnh mẽ đặc biết là đối với học sinh, sinh viên.
Mỗi con người đều tồn tại độc lập, đều có những đặc trưng, phong cách riêng biệt
nhưng đã đứng trong một tập thể lớp, chúng ta đều nên nhường nhịn, đoàn kết để có
thể mang đến lợi ích chung cho toàn tập thể lớp. Chúng ta nên biết cách hòa nhập chứ
không phải hòa tan, không phải việc đó ai ai cũng làm thì mình cũng phải làm theo
mọi người. Hãy làm khi điều đó khiến bạn thoải mái, phù hợp với chính bản thân
mình. Đất nước ta đang tiếp nhận khá nhiều luồng văn hóa khác nhau do đang trong
quá trình hội nhập thế giới nhưng không có nghĩa rằng trong chúng ta đã mất đi những
bản chất dân tộc, trong chúng ta đều có lòng tự tôn dân tộc mạnh mẽ, năm 2018, khi
đội tuyển Việt Nam ta đoạt giải Á quân U23 Châu Á, mọi người đều nô nức ra đường
hò reo, ăn mừng chiến thắng của đổi tuyển bóng đá, đó chính là cách mà chúng ta thể
hiện tinh thần dân tộc. Qua cặp phạm trù thứ hai: nguyên nhân-kết quả, ta hiểu được
rằng, mỗi kết quả được tạo ra là do mỗi hoạt động của con người, từ đó ta rút ra kết
luận rằng: phải xem xét chín chắn một quyết định nào đó. Ví dụ trong quá trình đầu tư
tiền ảo mà đồng tiền mình mua vào lại đang xuống giá, nói đơn giản là chúng ta phải
quyết định đúng đắn lúc nào thì nên giữ lại và đợi đồng tiền đó lên giá trở lại hay rút
và bán hết đi bởi việc suy nghĩ này ảnh hưởng đến việc bạn có lãi được đồng nào từ
việc đầu tư hay không.
Nói đến nội dụng của phép biện chứng, ta không thể không nhắc đến những quy luật
được nêu rõ ở phần trên. Đối với quy luật lượng-chất, muốn có sự biến đổi về chất
trước tiên phải biết cách thay đổi ở lượng. Ta cần bỏ ra thời gian cũng như công sức
nhất định thì mới có thể nhận được lại những gì mình dày công tâm huyết bỏ ra được.
Tác động đến việc thay đổi về chất, phải xác định được điểm nút; đồng thời cũng nên
nắm bắt những cơ hội để tạo cho mình những bước nhảy vọt. Ta nói quy luật này là
quy luật hai chiều bởi chất bị thay đổi thì lượng cũng vậy. Ở những môi trường học
mới, chúng ta cần phải học cách trau dồi vốn kiến thức nhiều hơn, đồng thời, cũng
phải tự hòa nhập để mình cảm thấy tương xứng với sự biến đổi về chất này. Ở quy luật
phủ định của phủ định, cái mới luôn luôn được sinh ra để thay thế cái cũ, cái lạc hậu sẽ
được thay thế bởi cái tiên tiến hơn ở trong quá trình phát triển nên chúng ta phải bắt
kịp xu hướng, có thái độ ủng hộ, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Từ những năm đầu của
thế kỉ XXI, thời kì thông tin số phải nói rằng phát triển liên tục đặc biệt là sự phát triển
của điện thoại, ngày xưa điện thoại Nokia mà bây giờ thường được gọi chung là điện
thoại “cục gạch” có thể nói là xa xỉ so với mọi người thì giờ đây khi ta so sánh với
điện thoại Iphone 13 của Apple với màn hình cảm ứng và vô số các tính năng hiện đại
khác, ta thấy được sự khác biệt hoàn toàn và đó cũng chính là điều tất yếu của việc
phát triển không ngừng nghỉ. Quy luật này song cũng không phải là phủ định hoàn

4
toàn sạch trơn mà vẫn có tính kế thừa, phát huy từ những cái cũ. Cũng như việc ta làm
nhiều bài tập từ đó ta sẽ biết vận dụng vào các bài tập tương tự hoặc nâng cao hơn
cũng như làm nhanh và có cái mẹo để làm bài chắc chắn, hiệu quả hơn.
B. ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG SINH VIÊN:
Qua phần trình bày nội dung của phép biện chứng nêu trên bao gồm hai nguyên lý, sáu
cặp phạm trù và ba quy luật, mỗi sinh viên phải tự suy ra cho mình những phần ứng
dụng vào trong quá trình học tập. Dưới đây sẽ là phần thực trạng của một vài mặt hạn
chế của tân sinh viên và cách khắc phục dựa trên nội dung của phép biện chứng duy
vật:
1. Thực trạng:
- Sinh viên chưa có kinh nghiệm: do mới tiếp xúc với môi trường học mới, không ít
sinh viên gặp phải tình trạng bỡ ngỡ, thiếu hiểu biết nên dễ bị lừa bởi những hoạt động
đa cấp, những lời mời từ những công ty không rõ tên tuổi. Không những mất thời gian,
công sức, tiền bạc,...mà còn dễ dàng mất niềm tin, kéo theo nhiều mặt hạn chế về sau.
- Sinh viên lười học hỏi: một số bộ phận tân sinh viên mới vào trường hiện nay vẫn
còn tâm lý của việc nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp nên không chú trọng vào học tập, còn
lơ là những kiến thức từ những bộ môn mới, không chịu học hỏi các kĩ năng mới cần
thiết để phục vụ cho các bộ môn sắp tới.
- Sinh viên chưa hòa nhập với môi trường đại học: vì cách học tập của trung học phổ
thông có thể nói là khác hoàn toàn so với bậc đại học nên một bộ phận sinh viên chưa
kịp thích ứng được. Đồng thời, vì dịch bệnh nên mọi hoạt động từ việc khai giảng đến
dạy học của trường đều áp dụng hình thức online nên việc giao lưu, kết bạn còn gặp
một vài khó khăn khiến sinh viên gặp khá nhiều trở ngại trong việc hòa nhập.
2. Các biện pháp khắc phục:
- Nâng cao ý thức trong học tập của sinh viên: một vài sinh viên lên đại học thường
không có mục tiêu, định hướng mà chỉ đơn giản là học rồi thi cho qua môn, chính vì
vậy mà ý thức và kết quả học tập của bộ phận sinh viên đó còn chưa tốt. Vậy làm thế
nào để nâng cao, khắc phục được điều đó? Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi “lên đại
học mình học cho ai và mình học được cái gì?” hay “việc học đại học đối với mình có
ý nghĩa gì?”. Hãy đề ra các phương hướng, mục tiêu lâu dài, không ngừng tìm tòi, phát
triển bản thân.
- Phương pháp học tập: Cách tư duy, làm việc, học hỏi ở bậc đại học đòi hỏi mỗi sinh
viên phải tự giác, biết cách chuẩn bị sao cho phù hợp với từng cá nhân. Bởi quá trình
này không chỉ là nghe giảng mà còn là quá trình chúng ta chuẩn bị trước bài như thế
nào. Bắt đầu bằng việc đọc trước giáo trình, đọc thêm các tài liệu liên quan đến môn
học để hiểu được cặn kẽ những vấn đề mà bộ môn đề cập đến. Nhờ sự chuẩn bị kĩ
càng đó, sinh viên càng học hỏi được nhiều hơn. Ngoài ra, cách tư duy của mỗi sinh
viên cũng cần được thay đổi, có thể ở cấp ba các bạn chưa được đưa ra những vấn đề
để tranh luận mà chỉ được nghe từ một phía thì ở đại học cách tư duy càng đa chiều,
sáng tạo, kết quả học tập càng tiến bộ ngày một rõ rệt. Nghe có vẻ xa rời với phép biện
chứng duy vật nhưng đây là một trong những tính ứng dụng của quy luật lượng-chất.
Chúng ta càng tìm hiểu nhiều hơn thì lượng kiến thức chúng ta có được càng lớn để từ
đó ta phát triển lên được những thứ bậc cao hơn.
- Tinh thần tập thể: ở môi trường đại học, quá trình làm việc nhóm sẽ được tiến hành
nhiều hơn đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ được va chạm, tương tác với mọi người với
tần suất nhiều hơn. Các hoạt động như vậy, ta nên tham gia với thái độ tích cực xây

5
dựng bài giảng để cải thiện những thiếu xót mình gặp phải đồng thời rèn luyện khả
năng làm việc nhóm của mình. C.Mác đã từng nói rằng: “Bản chất con người là tổng
hợp tất cả của những quan hệ xã hội” Để áp dụng vào đời sống sinh viên, ta cần có
tinh thần tập thể để cùng nhau phát triển, rèn luyện.

KẾT LUẬN
Triết học Mác-Lênin là bộ môn vô cùng cần thiết đối với tân sinh viên hỗ trợ người
học có thế giới quan, nhận thức luận đúng đắn trong việc nghiên cứu, học tập các bộ
môn khác, cung cấp lí luận sắc bén, kiến thức vững vàng cho việc phát triển tư duy
trong quá trình học tập. Nội dung của phép biện chứng bao gồm hai nguyên lý, sáu cặp
phạm trù và ba quy luật đã phần nào giúp sinh viên hiểu rõ hơn bộ môn Triết học
không còn là một bộ môn khô khan, tẻ nhạt mà còn hiểu thêm về tính cần thiết của bộ
môn Triết học này.
Phần nội dung của phép biện chứng đã nêu lên các kiến thức cơ bản, nội dung và
phương pháp luận của từng nguyên lý, cặp phạm trù và quy luật từ đó có tính ứng
dụng vào trong quá trình học tập. Phần vận dụng đã đề ra những mặt hạn chế còn gặp
phải ở một bộ phận tân sinh viên khi mới bước vào môi trường học tập mới. Dựa vào
phần cơ sở lý luận của nội dung phép biện chứng duy vật, tôi đã đề ra các biện pháp để
sinh viên có thể khắc phục các mặt hạn chế của bản thân. Từ đó có thể giúp ích trong
quá trình phát triển bản thân, có đủ lượng tạo nên các bước nhảy tiến lên chất mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


-Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác-Lênin Trường đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh

You might also like