You are on page 1of 10

A- QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại:
1. Khái niệm:

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, là
sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái
khác .(Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu
thành sự vật. Một sự vật có nhiều thuộc tính tham gia quy định và thể hiện chất của
sự vật.) => sự vật không những có một chất mà có vô vàn chất. “Không có chất
lượng tồn tại thuần túy ngoài sự vật mà chỉ có sự vật có chất lượng, hơn nữa, có vô
vàn chất lượng, mới tồn tại”.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, khối lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu ... của sự vận động phát triển
của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. (Lượng có thể đo đếm được như số
lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh
hay chậm, kích thước dài hay ngắn, nhưng cũng có lượng mang tính giá trị trừu
tượng không thể đo đếm được mà chỉ có thể nhận thức được bằng con đường trừu
tượng hoá, khái quát hoá.)

2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:


a. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:

Ph.Ăngghen khẳng định muốn có sự thay đổi về chất cần có sự thay đổi về
lượng, những sự biến đổi về chất chỉ có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng
vật chất hay vận động. (Khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự
vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, sự vật vẫn là nó chưa chuyển thành
sự vật khác gọi là độ).
Giới hạn mà ở đó sự tích lũy về lượng đủ để làm thay đổi về chất gọi là điểm
nút (Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất). Tại điểm nút, bất cứ một sự tăng thêm hay
giảm đi về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Tới điểm nút, bước nhảy được thực hiện để đưa đến sự chuyển hóa về chất của
sự vật. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về
chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

b. Sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:

Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ đưa tới sự thay đổi về chất thông qua
bước nhảy. Trong quá trình lượng thay đổi mà chất của sự vật chưa thay đổi thì
chất về cơ bản chưa tác động đến sự thay đổi về lượng. Nhưng khi chất mới ra đời
thì làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật.

* Các hình thức cơ bản của bước nhảy:

- Căn cứ vào nhịp điệu, có thể chia thành bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần
(Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong thời gian ngắn, làm thay
đổi chất của sự vật còn bước nhảy dần dần là bước nhảy từ từ từng bước, diễn ra
trong thời gian dài mới dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.)

- Căn cứ vào quy mô, có thể chia thành bước nhảy cục bộ và bước nhảy toàn bộ
(Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất ở mặt nào đó của sự vật còn
bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận,
các yếu tố cấu thành sự vật).

3. Ý nghĩa phương pháp luận:


Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất nên khi
nhận thức về sự vật phải nhận thức cả hai mặt chất và lượng, cần tránh sự tuyệt đối
hóa về lượng hoặc tuyệt đối hóa về chất của sự vật. Sự vận động, phát triển của sự
vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách từ những thay đổi về lượng đến một giới hạn
nhất định có sự chuyển hoá về chất. (Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh
hoạt các hình thức của bước nhảy để cải tạo, biến đổi sự vật tùy từng điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của từng sự vật.)

B – QUY LUẬT MÂU THUẪN

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

1. Khái niệm:
a. Các mặt đối lập:

(Sự vật hiện tượng bao giờ cũng được tạo thành từ những yếu tố khác nhau.)
Sự vật nào cũng là thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mặt đối lập là
những mặt, những yếu tố, những thuộc tính, những bộ phận có đặc điểm, hoặc có
khuynh hướng vận động, biến đổi trái ngược nhau tồn tại trong cùng một sự vật
hay hệ thống sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của
sự vật.

Đặc trưng của các mặt đối lập:

- Mặt đối lập là những mặt cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng xác định
của thế giới khách quan.
- Mặt đối lập vừa có điểm giống nhau nhưng vừa có sự khác biệt nên chúng
vừa liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, vừa bài trừ, phủ định lẫn nhau.
- Sự vật hiện tượng bao hàm nhiều mặt đối lập, (cứ hai mặt đối lập biện chứng
trong cùng một một bản chất xác định chúng liên hệ với nhau tạo thành một
mâu thuẫn biện chứng.)
- Trong những điều kiện nhất định, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn
nhau.

*Mâu thuẫn biện chứng: là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào
nhau, tác động qua lại với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau nhưng có khuynh
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.

b. Sự thống nhất của các mặt đối lập: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự
nương tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, không
có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại.
c. Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác
động qua lại, xâm nhập vào nhau theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau
giữa các mặt đó.( Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, tương
đối còn sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối)
d. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập: là những mâu thuẫn của sự vật đã được
giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời với những mặt đối lập và mâu
thuẫn biện chứng mới.
2. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

Trong quá trình vận động phát triển của sự vật, thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập không tách rời nhau. Sự thống nhất gắn liền với đứng im, với trạng thái
ổn định tương đối của sự vật. Còn sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự
vận động phát triển. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, còn sự đấu
tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối.

3. Phân loại mâu thuẫn:


a. Mâu thuẫn bên trong bên ngoài: (Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập)
- Mâu thuẫn bên trong: Là sự liên hệ, tác động qua lại của, các mặt đối lập ở
trong lòng bản thân sự vật, hiện tượng.(Đóng vai trò quyết định)
- Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuân giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Ví
dụ mâu thuẫn giữa cơ thể sinh vật với môi trường. (Đóng vai trò quan trọng)

(Xác định đúng mâu thuẫn bên trong và bên ngoài tạo ra động lực thúc đẩy
sự vật phát triển.)

b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: (Căn cứ vào vai trò và ý
nghĩa của mâu thuẫn đối với toàn bộ sự tồn tại và phát triển của sự vật):
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định quá
trình phát triển của sự vật, nó tồn tại từ khi sự vật mới ra đời cho tới khi kết
thúc. (đóng vai trò quyết định, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong cùng
giai đoạn).
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn do các mặt đối lập không cơ bản tạo
thành. Nó tác động, chi phối một phương diện nào đó trong quá trình hình
thành, phát triển của sự vật.
c. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu: (Căn cứ vào vai trò của mâu
thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong từng giai đoạn lịch sử):
- Là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong từng giai đoạn nhất định của quá trình
vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
- Mâu thuẫn thứ yếu: Là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định, nó có tác
động, ảnh hưởng đến sự phát triển của mâu thuẫn chủ yếu.
(Phân biệt mâu thuẫn chủ yếu, thứ yếu chỉ là tương đối, nó còn tuỳ từng mối
quan hệ xác định.)

d. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng: (Căn cứ vào tính chất của mối
quan hệ giữa các lợi ích):
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các khuynh hướng, các lực lượng xã
hội mà lợi ích căn bản là trái ngược nhau không để điều hoà được.( giải
quyết mâu thuẫn phải thông qua cuộc cách mạng xã hội.)
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các khuynh hướng, các lực
lượng xã hội về những lợi ích không căn bản. (giải quyết mâu thuẫn thường
thông qua những phương pháp như tổ chức, giáo dục, thuyết phục…)

4. Ý nghĩ phương pháp luận:

Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng
mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn để từ
đó có những biện pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật phát
triển. Về nguyên tắc, mâu thuẫn phải giải quyết thông qua con đường đấu tranh,
bởi vậy, để thúc đẩy sự vật phát triển chúng ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu
thuẫn, tránh điều hoà mâu thuẫn, đặc biệt đối với mâu thuẫn đối kháng giai cấp
trong xã hội có giai cấp.

5. Một số mâu thuẫn biện chứng trong xã hội hiện nay:

C – QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
*) Trong lịch sử triết học
Rút xô: XH vận động qua 3 giai đoạn: Trạng thái tự nhiên; trạng thái công
dân; trạng thái văn minh
Hêghen: Phủ định thứ nhất không kết thúc sự phát triển, mà nó cần được bổ
sung bằng sự phủ định thứ hai –phủ định của phủ định. Nếu phủ định lần thứ nhất
nói lên nảy sinh mâu thuẫn thì phủ định thứ 2 là sự lột bỏ mâu thuẫn, là sự giải
quyết mâu thuẫn.

4.1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng.


Theo cách hiểu thông thường: phủ định là nói không, bác bỏ.
Quan niệm siêu hình hiểu phủ định là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, sự phủ
định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của sự vật. Họ tìm
nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một lực lượng siêu nhiên nào
đó. Phủ định siêu hình là sự phủ định chấm dứt sự vận động và phát triển của sự
vật.
Phủ định biện chứng: Là sự phủ định gắn liền với sự phát triển, làm tiền đề, điều
kiện cho sự phát triển tiếp theo của sự vật. Phủ định biện chứng không phải đơn
giảnlà nói không hay phá hủy sự tồn tại của sự vật, mà là sự phủ định có kế thừa
chọn lọc, tạo điều kiện cho sự vật tiếp tục phát triển, là quá trình phủ định mà trong
phủ định lần một tạo điều kiện cơ sở cho phủ định lần hai.
Đặc trưng của phủ định biện chứng là mang tính khách quan và tính kế thừa.
Phủ định biện chứng mang tính khách quan, nghĩa là sự phủ định làvốn có
của bản thân sự vật, do nguyên nhân bên trong sự vật. Phủ định biện chứng là phủ
định tự thân, tự xoá bỏ, tự phủ định.
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa: Trong quá trình tự thân phủ định,
cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ,nó không xoá bỏ hoàn toàn cái cũ, không phủ
định sạch trơn cái cũmà chỉ loại bỏ các yếu tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, đồng
thờinó kế thừa các yếu tố tích cực của cái cũ, cải tạo chúng cho phù hợp với điều
kiện mới.Vì vậy,sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao
hơn.
4.2 – Phủ định của phủ định
Với tư cách là kết quả của “phủ định lần thứ nhất”, cái mới cũng chứa đựng trong
bản thân mình xu hướng dẫn tới những lần phủ định tiếp theo -phủ định của phủ
định. Chỉ có thông qua phủ định của phủ định mới dẫn tới việc ra đời một sự vật,
trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu, nhưng
trên cơ sở cao hơn.
Phủ định lần thứ nhất đẩy đối tượng đến chỗ đối lập với chính mình, song đồng
thời vẫn giữ lại tính quy định, vẫn cho phép quá trình phát triển tiếp tục diễn ra.
Cần lưu ý rằng số lần phủ định với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể có thể không
giống nhau, có chu kỳ chỉ qua hai lần phủ định. Nhưng cũng có chu kỳ số lần phủ
định hơn hai. Tuy nhiên, dù chu kỳ vận động phát triển của sự vật là hai hay hơn
hai thì khái quát lại vẫn chỉ có hai lần phủ định cơ bản. Lần thứ nhất làm cho sự vật
trở thành cái đối lập với chính nó, tức là chuyển sự vật sang cái phủ định. Lần thứ
2, sự vật mới ra đời, đối lập với cái đối lập nên sự vật dường như quay lại cái cũ.
nhưng trên cơ sở cao hơn vì nó kế thừa, tổng hợp được những nhân tố tích cực của
cái ban đầu và của cái phủ định lần thứ nhất.Kết quả của sự phủ định của phủ định
là điểm kết thúc một chu kỳ phát triển này, đồng thời lại là điểm khởi đầu cho một
chu kỳ mới tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng mình để phát triển,
luôn có sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật -xu
hướng phát triển nhưng sự phát triển đó không diễn ra theo đường thẳng mà theo
đường “xoáy ốc”.
Đường xoáy ốc biểu đạt rõ ràng các đặc trưng của quá trình phát triển của sự vật,
đó là sự phát triển có tính kế thừa, có tính lặp lại nhưng không quay trở lại, tính
tiến lên và tính vô tận. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể hiện một trình độ
cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp
lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển,
tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. Quy luật phủ định của phủ định nói lên
mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định. Do sự kế thừa đó, phủ
định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển
trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực
của các giai đoạn trước, lặp đi lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát,
nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không
phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
4.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra
đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế, trong hoạt động
của mình chúng ta phải biết phát hiện cái mới, tích cực và ủng hộ nó. Khi mới ra
đời cái mới luôn còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy, chúng ta phải ra sức bồi dưỡng, tạo điều
kiện cho nó phát triển.
Tránh thái độ phủ định sạch trơn cái cũ, phủ định hoàn toàn quá khứ, chúng ta phải
biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là
tiền đề của sự nảy sinh cái mới tiến bộ hơn, kế thừa những nhân tố tích cực của cái
cũ và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Ví dụ những giá trị đạo đức truyền
thống mà dân tộc ta đã bao thế hệ gây dựng nên thì những thế hệ đi sau phải biết
trân trọng, gìn giữ, kế thừa trong xã hội đương đại.
Bên cạnh đó, chúng ta phải tránh thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi
thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của lịch sử. Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt
trong công tác giáo dục tư tưởng nhằm loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị
đoan...

You might also like