You are on page 1of 6

Chủ đề: Phân tích nội dung, ý nghĩa quy luật mâu thuẫn từ đó

vận dụng được vào thực tiễn cuộc sống


Trong triết học, mâu thuẫn được nghiên cứu với các mặt đối lập. Nhìn qua đều
thấy được sự đối lập tạo nên mâu thuẫn. Tuy nhiên, nếu phân tích và nghiên cứu,
lại thấy được sự thống nhất giữa các mặt đó. Mang đến tiền đề tồn tại và phản ánh
lẫn nhau. Các nghiên cứu giúp ta xác định được tính chất của mâu thuẫn. Cũng
đồng thời khai thác với các mặt đối lập đó. Mang đến hiệu quả của ứng dụng trong
thực tế. Và đó là giá trị được tìm thấy khi nghiên cứu và ứng dụng với các quan
điểm triết học.
1. Mâu thuẫn là gì?
– Trong phép biện chứng duy vật.
Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện
tượng. Hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Thông qua thống nhất và đấu
tranh, chuyển hóa. Từ các ý nghĩa dường như đối lập, nhưng lại thể hiện các mặt
khác nhau triển khai trên thực tế. Qua đó thấy được đặc điểm khi nhìn sự vật, hiện
tượng theo các khía cạnh khác nhau. Vừa mang đến sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện
về sự vật, hiện tượng đó.
– Theo quan niệm siêu hình:
Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, mang đến khuynh hướng vận động và phát
triển đối lập. Không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa
các mặt đối lập. Mang đến các hướng vận động cũng như cách thức không liên
quan đến nhau. Nhưng vẫn phản ánh chung trong khía cạnh nhìn nhận của sự vật,
hiện tượng. Từ đó, trở thành nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối
lập. Nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Cũng như xác định đối với các
tiếp cận về sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Trong mỗi con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn, hoạt động
bài tiết. Khi đó, thể hiện cho tính chất hấp thụ dinh dưỡng và loại bỏ chất thải
không được cơ thể hấp thụ. Mặc dù chúng đối lập nhau về cơ chế. Nhưng lại không
thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau. Là cần thiết đối với cơ thể trong duy trì
sự sống. Từ đó cho thấy hai hoạt động này có sự thống nhất với nhau. Hướng đến ý
nghĩa chung trong các hoạt động và chức năng của nó trong cơ thể sống.
2. Nội dung quy luật mâu thuẫn trong Triết học?
Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng
duy vật và biện chứng duy vật lịch sử. Thể hiện trong nghiên cứu và đánh giá với
các mặt vận động và phát triển. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Chỉ ra trong khác biệt về cơ chế, hoạt động
phản ánh. Nhưng trong tổng thể, lại đóng góp các ý nghĩa cho vận động, phát triển
chung. Cần thiết duy trì các mặt đối lập đó trên thực tế.
2.1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn
Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, mặt đối lập.
Phản ánh cho đặc điểm của vận động. Và phải có các hoạt động của mặt đối lập
mới có được sự phát triển. Từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng.
Và các mâu thuẫn cứ tồn tại, phát triển trong chức năng độc lập của nó. Và mang
đến nét riêng khi không thể thiếu chức năng này.
Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận
động, phát triển. Các tính chất cần thiết được duy trì và vận động. Mang đến giá trị
tốt đóng góp. Và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới. Chính là các giá trị vận
động thể hiện theo chiều hướng tích cực.
– Các khái niệm:
+ Mặt đối lập: Mang đến sự thể hiện của các khía cạnh khác nhau. Thể hiện với
những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái
ngược. Nhìn trên các mặt đó, ta thấy được cơ chế hoàn toàn đối lập nhau trong hoạt
động. Chúng tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội. Gắn với
các sự vật, hiện tượng cụ thể.
+ Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác
động qua lại với nhau. Trong đó có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực,
nguồn gốc phát triển nhận thức.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập:
Là điểm chung được xác định trong chức năng đối với sự vật, hiện tượng.
Chúng nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau. Với các mặt
khác nhau đảm bảo quan trọng, cần thiết. Mang đến ý nghĩa và chức năng không
thể thiếu để sự vật, hiện tượng có thể vận động và phát triển. Sự tồn tại đó phải lấy
sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Hướng đến tính thống nhất chung trong
chức năng.
Tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Và mang đến sự tác
động, gắn kết của ý nghĩa chung. Ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển
hóa cho nhau. Đảm bảo hướng đến chức năng không thể tách rời.
+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập
Là sự mâu thuẫn trong hoạt động, cơ chế thực hiện. Với các tác động qua lại
theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau. Các mặt chính là sự ngược lại trong
vận hành của mặt kia. Nó mang đến các đấu tranh trong chức năng, ý nghĩa thực
hiện. Và phủ định lẫn nhau về nguyên tắc vận hành hay hoạt động.
Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng. Gắn với
các mặt thực tế tồn tại trong sự vật, hiện tượng. Tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại
của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất. Xét với bản chất,
cách thức hay cơ chế của các mặt đó. Mang đến bản chất của chức năng và vận
hành trong sự vật, hiện tượng.
– Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển
+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác
nhau
Thống nhất mang đến cộng hưởng trong ý nghĩa chung. Nhưng đấu tranh lại
mang đến các thể hiện riêng biệt, triệt tiêu mặt còn lại. Qua đó, mang đến các vận
động đi lên để chứng minh của từng mặt. Cũng là tất yếu nếu không muốn bị loại
bỏ.
Sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau. Luôn phản ánh
đồng thời gắn với thời điểm cụ thể. Và với sự vật, hiện tượng trong vận động, phát
triển theo thời gian.
+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang
tác động, làm mâu thuẫn phát triển.
Mâu thuẫn ban đầu hình thành chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Phản ánh với
chức năng cần thiết phản ánh. Tuy nhiên ngày càng lớn lên và rộng trở thành đối
lập. Theo sự khẳng định theo thời gian của vận động với chiều hướng đi lên. Cũng
là sự cần thiết và bảo đảm để thể hiện chức năng của các mặt.
Dần dần, các mặt đối lập có xung đột gay gắt. Tự chuyển hóa lẫn nhau và mâu
thuận được giải quyết. Khi đến giai đoạn với tính chất nhất định, tiếng nói chung
được hình thành. Mang đến hiệu quả thể hiện đảm bảo cho các mặt trong ý nghĩa
của nó. Nhờ vậy, thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ. Tạo nên cách
thức mang đến thích ứng hiệu quả, tốt hơn. Hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị
mất đi. Làm sự vật, hiện tượng đi đến chuyển hóa, hình thành tính chất mới. Là ý
nghĩa tích cực triển khai với vận động và phát triển.
+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.
Các phát triển khiến tiếng nói chung không được tìm thấy. Dần hình thành sự
đối lập nghiêm trọng và khã biệt hơn. Các mặt đối lập tất yếu sẽ có đấu tranh.
Không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng. Song song với các
tính chất thể hiện của đấu tranh để bài trừ lẫn nhau. Cũng như các tác động qua lại
trong tác động lên sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.
– Phân loại mâu thuẫn
+ Dựa vào quan hệ của sự vật, hiện tượng được xem xét. Có mâu thuẫn bên
trong và mâu thuẫn bên ngoài.
+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật. Có mâu thuẫn cơ bản và
mâu thuẫn không cơ bản.
+ Dựa vào vai trò của mâu thuẫn ở 1 giai đoạn nhất định. Có mâu thuẫn chủ
yếu, mâu thuẫn thứ yếu.
+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích. Có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng.
2.2. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn
– Để nhận thức được bản chất của sự vật. Với các mặt khác nhau vận hành
trong nội tại của sự vật, hiện tượng đó. Giải thích cho các tồn tại của mâu thuẫn là
cần thiết, mang đến chức năng không thể thay thế.
– Hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên
cứu mâu thuẫn sự vật. Các nghiên cứu chỉ ra các mặt khác nhau đó. Tính chất mâu
thuẫn có thể nhìn thấy ở hoạt động, cơ chế tiến hành hay chức năng. Tuy nhiên, lại
đảm bảo đối với ý nghĩa tích cực đóng góp cho sự vật, hiện tượng. Hướng đến đảm
bảo cho các vận động. Từ đó đi đến phát triển đi nên của sự vật, hiện tượng đó.
– Các mặt đối lập mang đến mâu thuẫn nếu chỉ nhìn vào các mặt đó. Nhưng
nhìn rộng hơn lại thể hiện cho tính thống nhất. Việc nghiên cứu quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối
với nhận thực, hoạt động thực tiễn.
Gắn với nhận thức của con người về kết quả của nghiên cứu. Mang đến thông
tin, kiến thức chính xác. Cung cấp hiểu biết sâu rộng cho con người trong các lĩnh
vực khác nhau.
Gắn với thực tiễn là các ứng dụng có thể thực hiện. Qua các tác động đó để
hướng đến kích thích theo chiều hướng có lợi. Con người có thể thực hiện chủ
động với tác động lên sự vật hiện tượng. Từ đó tìm kiếm và nhận được kết quả của
sự vận động và phát triển.
Bởi mâu thuận là động lực và cũng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển.
Bản chất hay tính liên hệ giữa các mặt đó. Có tính khách quan phổ biến. Mang đến
tính tất yếu, cần thiết trong nội tại của sự vật, hiện tượng.
3. Vận dụng thực tiễn cuộc sống
Trong cuộc sống có rất nhiều thứ có sự hiển diện của quy luật mâu thuẫn. Vì
thế, nhóm xin phép nói qua về vận dụng thực tiễn của quy luật mâu thuẫn.
 Quá trình xây dựng nên kinh tế thị trường ở nước ta:
Kinh tế thị trường các bạn sẽ được học ở lịch sử đảng và kinh tế chính trị sau
này nên nhóm sẽ đưa qua khái niệm ngắn gọn là: Kinh tế thị trường là một kiểu
quan hệ kinh tế mà trong đó, sản xuất xã hội gắn chặt với thị trường và biểu hiện
có tính chất bề mặt của đời sống xã hội là quan hệ hàng hoá.
Phân tích quy luật mâu thuẫn:
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin thì kinh tế quyết định chính
trị: “chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Theo 5 hình thái kinh tế của
chủ nghĩa Mác, thì ở thời kì đầu là công xã nguyên thủy thì chưa phân giai cấp hay
sự xuất hiện nhà nước thì chưa có chính trị. Đến giai đoạn chủ nô chiếm hữu nộ lệ
thì chính trị bắt đầu hình thành. Quyền lực chính trị là công cụ mạnh mẽ nhất để
bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Sự thống trị về
chính trị về kinh tế. Đấu tranh giai cấp, về thực chất là đấu tranh vì lợi ích kinh tế,
được thực hiện thông qua đấu tranh chính trị. Ta nhận thấy kinh tế và chính trị
không tách rời nhau. Lập trường chính trị đúng hay sai sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế.
Khi đề ra đổi mới chính trị. Đảng ta luôn nhấn mạnh phải ổn định chính trị, giữ
vững và tăng cương sự lãnh đạo của Đảng. Điều này tưởng như một nghịch lý
nhưng hoàn toàn có lý và khoa học.
Ổn định về chính trị, nói một cách khái quát là giai cấp cầm quyền phải tăng
cường quyền lực chính trị của mình; Nhà nước của giai cấp đó phải mạnh và có
hiệu lực, luật pháp phải nghiêm minh; chế độ xã hội đã xác lập phải được giữ
vững. Đối với nước ta hiện nay, ổn định về chính trị thực chất là giữ vững và tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò của Nhà nước XHCH, bảo vệ
và xây dựng thành công CNXH. (Tiểu luận: Quy luật mâu thuẫn trong quá trình
xây dựng)
Ổn định về chính trị lại không thể tách rời đổi mới về chính trị. Nhưng đổi mới
chính trị không phải là đổi mới vô nguyên tắc, mà đổi mới là để giữ vững ổn định
về chính trị, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tổ chức
quản lý của Nhà nước XHCH. Đổi mới chính trị phải gắn liến với đổi mới về kinh
tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thì mới có thể tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng và vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước XHCN, và nhờ đó mới
giữ vững ổn định về chính trị. Song đổi mới về kinh tế cũng không phải đổi mới
một cách tuỳ tiện mà theo một định hướng nhất định. Đó là chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang “nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” hay nói
ngắn gọn là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Chuyển sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN là nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh”, và đó cũng là cơ sở để giữ vững ổn định về
chính trị.
Tóm lại: ổn định và đổi mới về chính trị là hai mặt đối lập nhưng thống nhất
biện chứng với nhau. Có ổn định thì mới đổi mới, và đổi mới điều kiện ổn định, hai
mặt đó tác động qua lại với nhau và gắn bó chặt chẽ với đổi mới kinh tế, trên nền
tảng của đổi mới kinh tế.
Ngoài ra, còn có các mấu thuẫn như sau trong nền kinh tế thị trường: Vì thời
gian không cho phép nên nhóm chỉ xin nêu ra như sau. Nếu các bạn muôn hiểu sâu
thì nên mạng hoặc đợi đến lúc học các môn sau này là được.
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ Mâu thuẫn giữa các hình thái sở hữu trước đây và trong kinh tế thị trường
+ Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người
XHCN

You might also like