You are on page 1of 3

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC

MẶT ĐỐI LẬP


Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại
của nhau.

Đối tượng mang các mặt đối lập của mâu thuẫn: bản chất, chỉnh thể hoặc sự vật.

Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mỗi liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá
giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau.

Các tính chất của “mâu thuẫn”:

 Tính khách quan: Mẫu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Tồn
tại không phụ thuộc vào ý thức của con người.
 Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn
tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu
thuẫn khác thay thế.
 Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuấn
khác nhau. Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác
nhau và có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật
đó.

Các loại mâu thuẫn:

 Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn, có 2 loại là: mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu.
 Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, có 2 loại là: mâu thuẫn bên trong
và mâu thuẫn bên ngoài.
 Căn cứ vào tính chất của lợi ích quan hệ giai cấp, có 2 loại là: mâu thuẫn đối
kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Nội dung của quy luật: trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa
đấu tranh với nhau.

-Thống nhất giữa các mặt đối lập:

 Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, không tách rời nhau, đòi hỏi
có nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề. Chỉ là tương đối,
tạm thời.
 Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn,
 Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.

-Đấu tranh giữa các mặt đối lập: sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động
qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau. Kết quả của đấu tranh là sự
chuyển hoá của các mặt đối lập – tức là sự biến đổi của chúng sang trạng thái khác.
Luôn là tuyệt đối, vĩnh viễn.

-Mối quan hệ giữa các khái niệm của quy luật chỉ ra rằng:

 Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân,
giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.
 Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự than.
 Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động
lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái
mới ra đời.

Ý nghĩa phương pháp luận:

 Mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến nên
phải tôn trọng mâu thuẫn.
 Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem
xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển
hoá giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc.
 Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.

LIÊN HỆ

Có thể thấy, trong quá trình làm việc với nhau, các thành viên trong nhóm có
không ít những điểm trái ngược nhau. Các thành viên trong nhóm khác bi ệt v ề gi ới
tính, tính cách, vùng miền. Tuy nhiên, chính sự trái ngược đó đã thúc đẩy các
thành viên trò chuyện nhiều hơn, hiểu nhau hơn và mở rộng thêm nhiều ki ến th ức
mới, qua đó gắn kết tình cảm với nhau hơn và đoàn kết hơn. Nhờ đó quá trình th ực
hiện dự án diễn ra rất thuận lợi.

Trong quá trình thực hiện dự án, các thành viên có nhiều ý kiến, phương pháp giải
quyết vấn đề khác nhau. Thay vì né tránh mâu thuẫn, nhóm đã chủ động trao đổi,
nói rõ ý kiến của mình để tìm ra phương pháp tốt nhất cho dự án.

Nhờ kiến thức Triết học, nhóm đã hiểu được mâu thuẫn biện chứng giữa sản xuất
và tiêu dùng. Cụ thể, sản xuất và tiêu dùng trong bản thân nó có những mặt những
thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau . Sự đấu tranh chuyển hoá
của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn . Mâu thuẫn là hiện
tượng khách quan và phổ biến của thế giới . Mâu thuẫn sản xuất được giải quyết
bởi nhu cầu tiêu dùng đúng, sự vật cũ mất đi ( sản phẩm), sự vật mới hình thành
( sản phẩm mới theo nhu cầu mới) . Sự vật mới lại làm nảy sinh các mặt đối lập và
mâu thuẫn mới ( đặc điểm sản phẩm mới khác biệt với sản phẩm cũ) . Các mặt đối
lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn.
Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng là đáp ứng hoặc không đáp ứng các nhu cầu
mới của tiêu dùng mà đối tượng sản xuất cần giải quyết. Vì vậy, nhóm đã chuẩn bị
kĩ về nguồn nguyên liệu, nhân lực để sản xuất sản phẩm cũng như sẵn sàng điều
chỉnh mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

You might also like