You are on page 1of 7

1.

Các khái niệm

- Đối lập, mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những
đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại
một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy; chính những mặt đối lập này
nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.

-Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng:

+Mặt đối lập là các mặt có những đặc điểm, những thuộc tính những
quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại khách quan.

+ Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập

-Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện
chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định về: mọi sự vật hay hiện
tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu
thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn


*Thống nhất giữa các mặt đối lập
Dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, nương tựa vào nhau không tách rời nhau,
quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại
của mặt kia để làm tiền đề
• Thứ nhất các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, đòi hỏi có
nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia.
• Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự
đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn
• Thứ ba giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt
đối lập còn tồn tại yếu tố giống nhau
VD: Con người
+Trong quá trình đồng hoá và dị hoá (chuyển đổi vật chất và năng lượng),
QT đồng hoá là con người tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, hít khí O2; ngược
lại dị hoá là con người phân giải chất, giải phóng năng lượng, thải ra khí CO2
+Trong tư duy con người:2 mặt thiện và ác tồn tại song song luôn có khuynh
hướng bài trừ và phủ định nhau, con người luôn phải đấu tranh giữ 2 mặt đối lập
này -> “Nhân chi sơ tính bản thiện”

*Đấu tranh giữa các mặt đối lập


Chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau của
các mặt đối lập.
• Chuyển hóa từng phần, từng bộ phận của mặt đối lập
• Chuyển mặt đối lập này thành mặt đối lập kia
• Chuyển cả 2 mặt đối lập thành 2 mặt đối lập mới
VD: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ
-Giai cấp thống trị là chủ nô, quý tộc
-Giai cấp bị trị là nông nô, nô lệ
2 giai cấp đối lập với nhau trực tiếp về mặt quyền lợi: nông nô, nô lệ đấu tranh
chống lại chủ nô quý tộc.
-1 GC mới xuất hiện trong xã hội này là GC địa chủ đại diện cho LLSX tiến
bộ và là trung tâm của thời đại. Họ bắt đầu vận động những GC, tầng lớp có cùng
quyền lợi là nông dân tự do, đội ngữ tăng lữ tiến hành cách mạng lật đổ chế dộ
chiếm hữu nô lệ -> chế độ tiến bộ hơn: chế độ phong kiến. (chuyển từng phần)
-CDPK: nông nô>< địa chủ-> Vô sản>< Tư sản ->Đa số nhân dân lao
động><Bóc lột phản động (2 mặt đối lập mới)

3. Phân loại quy luật mâu thuẫn.

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả
các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính
phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt
đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống
(sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
*Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt
thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật.

VD: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu
thuẫn bên trong

- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra
trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.

VD: Mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu
thuẫn bên ngoài

*Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại
các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.

VD: Mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều là mâu thuẫn cơ bản
vì nó liên quan đến giá trị sống của bạn A. Khi Mâu thuẫn cơ bản này được giải
quyết (tức là kiếm được nhiều tiền để đi du lịch nhiều), cuộc sống mới nhiều hạnh
phúc của A thay thế cho cuộc sống cũ ít hạnh phúc. Như thế, sự vật đã thay đổi căn
bản về chất

- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh
hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.

VD: Phòng A và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh xuất
sắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B.

*Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của
sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải
quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển
sang giai đoạn phát triển mới.

VD: Ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam Đối với thực
dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu

- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai
đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu
thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng
bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

VD: Ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân

*Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn
trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn
người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau.

VD: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị
xâm lược với bọn đi xâm lược.

- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có
lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục
bộ, tạm thời.

VD: Mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với thợ
thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện nay

4. Tính chất

Mâu thuẫn là hai mặt đối lập thống nhất với nhau. Các tính chất chung của mâu
thuẫn bao gồm:

* Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là
bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng

VÍ DỤ:

-Tích cực và tiêu cực trong toán học

-Tích phân và vi phân


-Lực và phản lực trong cơ học

-Điện dương và âm trong vật lý

* Tính phổ biến: mâu thuẫn phản ánh chung trong khía cạnh nhìn nhận
của sự vật, hiện tượng

VÍ DỤ: Quan niệm về lối sống:

-Tâm linh và Vô thần

-Bài toán có đồng biến và nghịch biến

* Tính phong phú và đa dạng: mỗi một mâu thuẫn cũng phải bao gồm
hai mặt đối lập, hai mặt này vừa có sự thống nhất với nhau đồng thời giữa hai
mặt đó cũng có sự đầu tranh qua lại với nhau.

VÍ DỤ: -Mâu thuẫn giữa thực dân pháp và nhân dân ta -> nhân dân ta đấu tranh
(vận động)-> nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do (phát triển)

-Mâu thuẫn giữa cái xấu và tốt trong con người →> đầu tranh tư tưởng (vận động)
→ cái tốt thắng (phát triển).

5.Vai trò của mâu thuẫn biện chứng đối với sự vận động và phát triển

Mâu thuẫn biện chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận động và phát
triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò đó thể
hiện qua các khía cạnh sau:

*Mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi vận động và phát triển:

· Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại và phát triển do có mâu thuẫn bên trong. Mâu
thuẫn là động lực thúc đẩy sự thay đổi, chuyển hóa từ trạng thái cũ sang trạng thái
mới, từ thấp đến cao.

· Ví dụ: Mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng của con người với khả năng đáp
ứng hạn chế của tự nhiên thúc đẩy con người cải tiến kỹ thuật, phát triển khoa học,
sản xuất.

*Mâu thuẫn là động lực của mọi vận động và phát triển:
· Khi mâu thuẫn nảy sinh và phát triển, nó tác động đến các yếu tố cấu thành sự
vật, làm cho sự vật vận động, biến đổi.

· Mức độ gay gắt của mâu thuẫn quyết định tốc độ và mức độ phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn càng gay gắt, sự phát triển càng nhanh và mạnh mẽ.

· Ví dụ: Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến là động lực thúc đẩy
các cuộc cách mạng xã hội.

*Mâu thuẫn là cơ sở cho sự phát triển theo hướng tiến bộ:

· Mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập. Khi mâu thuẫn được giải quyết, mặt tích cực được phát huy, mặt tiêu cực bị
hạn chế, từ đó sự vật phát triển theo hướng tiến bộ.

· Qua quá trình giải quyết mâu thuẫn, những yếu tố cũ, lạc hậu bị loại bỏ, những
yếu tố mới, tiên tiến được hình thành và phát triển.

· Ví dụ: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai dẫn
đến sự ra đời của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, góp phần thúc đẩy hòa
bình và hợp tác quốc tế.

*Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự đa dạng, phong phú của thế giới:

· Mâu thuẫn dẫn đến sự phân hóa, biệt hóa, tạo ra sự đa dạng, phong phú của thế
giới.

· Ví dụ: Mâu thuẫn giữa các loài sinh vật trong tự nhiên dẫn đến sự đa dạng của
các loài sinh vật.

*Mâu thuẫn là tiêu chí để phân biệt đúng sai, tiến bộ hay lạc hậu:

· Mâu thuẫn giúp ta nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng, từ đó đánh giá
đúng sai, tiến bộ hay lạc hậu.

· Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị giúp ta nhận thức được
bản chất bất công của xã hội phong kiến.

Như vậy, mâu thuẫn biện chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận động
và phát triển của thế giới. Hiểu rõ vai trò của mâu thuẫn biện chứng giúp con người
chủ động giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển theo hướng tích cực.

You might also like