You are on page 1of 8

QUY LUẬT MÂU THUẪN

(Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập)
NHÓM 1
2114113098 - Nguyễn Thị Hồng Ngọc
2114113117- Trịnh Hoàng Oanh
2114113033 - Nguyễn Thái Phương Hạnh
2114113047 Đỗ Thị Mai Hoa
2114113111 Phan Ngọc Thảo Nhi
2114113133- Vũ Trúc Quỳnh
2117118341 - Đàng Nữ Dương Du
2114113029 - Nguyễn Thị Ánh Giang
2114113124 - Nguyễn Hữu Phước
2114113160 - Nguyễn Đăng Hoài Trâm
2114113172 - Hoàng Phương Uyên
2114113131 - Trương Công Qúy
2114113128 - Huỳnh Thị Bích Phượng
2114113084 - Đặng Trà My
2114113138- Huỳnh Phúc Tín
2114113074- Lê Đỗ Phương Mai
2114113168 - Bùi Thị Thanh Trúc

I - Giới thiệu quy luật


- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của
phép biện chứng và là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến
của mọi quá trình vận động và tạo nên sự phát triển.
- Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá
trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự
vật hiện tượng.
- Nói cách khác, quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản
trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định
về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu
thuẫn bên trong.
II - Các khái niệm về mặt đối lập
- Mặt đối lập: Là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính
quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách
quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.
- Mâu thuẫn biện chứng: Là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng
có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại
một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong
mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện
thực, nguồn gốc phát triển nhận thức.
- Tính chất.
+ Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện
tượng, không phải đem từ bên ngoài vào.
Ví dụ: trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt
đối lập giữa nhân từ và độc ác, thông minh và ngu dốt, dũng cảm và hèn
nhát, trung thực và giả dối…
+ Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy
Ví dụ: mâu thuẫn cơ học: Mâu thuẫn giữa lực và phản lực trong sự tương
tác giữa các vật thể; mâu thuẫn vật lý: mâu thuẫn giữa lực đẩy và lực hút
giữa các hạt, các phân tử, các vật thể; mâu thuẫn sinh học: mâu thuẫn
giữa đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của
sinh vật,...
+ Tính đa dạng, phong phú: mâu thuẫn có nhiều dạng, nhiều loại khác nhau,
mỗi loại mâu thuẫn có những tính chất, vai trò khác nhau đối với sự vật.
Ví dụ: mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: Mâu thuẫn
giữa cá nhân đó với tự nhiên bên ngoài, mâu thuẫn giữa cá nhân đó với
các cá nhân khác trong gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm,
nhận thức, kinh tế, chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại của cá nhân có
các mâu thuẫn về phương diện tư duy, đạo đức và nhu cầu,...

III. Nội dung quy luật ( Quá trình vận động của mâu thuẫn )

Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, mặt đối lập,
từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu
tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn
tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập:


+ Là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các
mặt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề.
+ Sự thống nhất đó tạo lên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập.
Khi ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau.
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng có biểu hiện tác động ngang
nhau, đó chỉ là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.
+ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, có điều kiện và mang
tính tạm thời
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
+ Là sự tác động qua lại với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn
nhau giữa các mặt đó.
+ Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy
thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các
mặt đối lập, tính chất.
+ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
- Sự đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập mang tính tương quan. Tức là
trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất
của chúng. Đấu tranh và thống nhất có tác dụng ngang nhau.

Ví dụ: Trong hoạt động bài tiết thì con người có hai hoạt động đối lập nhau:
hoạt động ăn, hoạt động bài tiết. Mặc dù chúng đối lập nhau nhưng lại không
thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau, từ đó cho thấy hai hoạt động này có sự
thống nhất với nhau.
- Sự tác động qua lại dẫn đến sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một
quá trình. Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.
- Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động
khác nhau mặt đối lập

Trong đó, hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện
chứng bao gồm sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập.

Trong quá trình phát triển và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối
lập không tách rời nhau.

+ Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt
đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy nhiên
theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng
dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập.

Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn
nhau và từ đó mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà
thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật
cũ bị mất đi.

+ Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.


Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ có đấu tranh, đấu
tranh và thống nhất các mặt đối lập thì không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu
thuẫn biện chứng.

Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu
tranh và thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự
vật. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận


– Để nhận thức được bản chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp
cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật.

– Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay
quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức, hoạt động thực
tiễn. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu
thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển. Bởi mâu thuẫn là động lực và cùng là
nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan, phổ biến.

– Trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ
thể và phân tích đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn của các mâu thuẫn
trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định.

V. Vận dụng, liên hệ đối với sinh viên:

- Liên hệ bản thân sinh viên:


+ Phải biết tôn trọng mâu thuẫn.

Đối với sinh viên, tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học
của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai;
vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế
hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân.
+ Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.

Sinh viên cũng vậy, khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được,
cần phải tìm tòi trên các trang mạng, diễn đàn học vấn, hỏi và tiếp thu từ các
giảng viên, các đàn anh, đàn chị hay cả những bạn học. Sinh viên không được
ngại việc học lại, học bổ sung để củng cố kiến thức của mình. Bên cạnh đó, sinh
viên cũng cần phải biết chia sẻ kiến thức của mình cho những người cần chúng.
Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải đối với
sự học của một sinh viên.

+ Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong
tri thức:

Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ
không được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó. Điều đó giúp cho
sinh viên học được nhiều kiến thức và thêm phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích
cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng bởi vì thế mà qua mỗi năm, các
trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn sách để đổi mới kiến thức cho
các sinh viên.

+ Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách có hệ
thống.

Bởi vì, kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta phải nhìn nhận được sự tương tác,
tương hỗ giữa các kiến thức, của các ngành nghề khác nhau để bổ trợ cho sự
thiếu sót của nhau, đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.

Cũng như vậy, sinh viên cần tìm hiểu sự tương tác qua lại giữa các môn học,
ngành học, qua đó đánh giá và chọn lọc được một chỉnh thể những môn học phù
hợp với bản thân. Cần biết vận dụng khả năng tổng hợp, phân tích để tiếp thu và
ghi nhớ những kiến thức cần thiết.
=> Vậy, qua những điều đã nói ở trên, có thể thấy việc vận dụng nhuần nhuyễn
quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và việc học tập nói riêng là
cực kì cần thiết đối với sinh viên. Điều đó là nền tảng sự phát triển của bản thân
mỗi sinh viên, và cũng quyết định thành bại trong sự nghiệp sau này. Là sinh
viên, ta cần phải biết cách áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập vào học tập để hoàn thành mục tiêu của mình.

- Áp dụng quy luật mâu thuẫn vào phương pháp học nhóm của sinh viên:
+ Học nhóm sẽ giúp bạn phát huy được mặt mạnh và cải thiện mặt còn
chưa mạnh. Mỗi người sẽ giỏi một hoặc vài lĩnh vực, khi học nhóm mọi
thành viên cùng hỗ trợ nhau, đó là quy luật bù trừ, nhưng giúp nhóm học
tập làm việc tốt hơn
+ Rèn luyện tư duy phản biện: làm việc nhóm mang tính hợp tác hỗ trợ
nhưng cũng có những tranh luận, mâu thuẫn. Qua sự bất đồng ý kiến, các
thành viên trong nhóm sẽ lập luận, phân tích và thuyết phục các thành
viên khác tin vào ý kiến của mình. Việc thực hành như thế có thể rèn
luyện cho não khả năng tư duy nhanh hơn, kỹ năng lập luận phản biện và
sáng tạo.

- Trong việc học tập online/offline thực tế:


+ Vấn đề thường gặp:

Trục trặc kỹ thuật đường truyền, thi online thiếu sự trung thực,...

Thi offline gặp trục trặc trong quy trình thẻ sinh viên, thẻ dự thi, sinh viên
thiếu chuẩn bị,...

Khi đi học offline chưa quen cách học vì đã có một thời gian dài học
online.

+ Phương hướng giải quyết:


Sinh viên cần tìm tòi, học hỏi thêm từ các nguồn trên mạng, từ giảng
viên, từ bạn bè để nâng cao kiến thức về công nghệ; đọc và xem các
video hướng dẫn.

Yêu cầu sự hỗ trợ trong khả năng từ gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho
bản thân tham gia vào việc học và thi online, như việc nâng cấp gói băng
thông, mua thiết bị mới, v.v…

Nhà trường có thể tạo ra quy chế thi mới phù hợp hơn, hay hơn.

=> Kết luận: Mặc dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn tồn đọng trong chính bản thân
các sinh viên thuộc 2, nhưng ta cũng có thể thấy được, chính những mâu thuẫn
này cũng cho học viên cơ hội để phát triển, để thay đổi bản thân.

Cách để nắm lấy những cơ hội đó, không gì khác ngoài tìm ra phương hướng để
tự giải quyết vấn đề. Đó chính là những gì mà sinh viên cần rút ra được từ quy
luật mâu thuẫn, từ đó phát triển học thức và đổi mới bản thân, trở thành công
dân có ích cho xã hội.

You might also like